Jump to content

Advertisements




Sự thật về 'Đông trùng Hạ thảo' - Một vụ đại lừa đảo?


54 replies to this topic

#1 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 06/05/2016 - 10:27

Sự thật về 'Đông trùng Hạ thảo' - Một vụ đại lừa đảo?



Đông trùng Hạ thảo” rốt cục là thực phẩm, dược phẩm hay thực phẩm chức năng bổ dưỡng? “Đông trùng Hạ thảo” được tâng bốc lên mây có đúng là hàm chứa những thành phần có hiệu quả như lời đồn hay không ? Kết luận cuối cùng: Chỉ là một vụ đại lừa đảo mà thôi.
Từ xưa đến nay, ở Trung Quốc và một số nước châu Á, “Đông trùng Hạ thảo” được coi là vị thuốc quý của Đông y, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch; thậm chí được đẩy lên thành “thần dược” với giá đắt hơn vàng. Mỗi kilogam giá mấy trăm ngàn tệ (NDT),
Ngày 12/4 vừa qua, báo điện tử Sina.com đã đăng bài “Lật tẩy “Đông trùng Hạ thảo” – Đầu đuôi một vụ đại lừa đảo kiểu Trung Quốc” gây xôn xao dư luận.

Thảo dược bình thường

“Đông trùng Hạ thảo” trong dược học truyền thống Trung Quốc và đối với tuyệt đại đa số các học giả Trung Quốc chỉ loại dược liệu là thể phức hợp giữa một loài nấm có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng (bướm) thuộc chi Thitarodes.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm này vào cơ thể sâu hiện giờ vẫn chưa rõ. Mùa Đông, nấm ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Đến mùa hè ấm áp, nấm mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ, vươn lên thành dạng cây, vì vậy mà có tên là “Đông trùng Hạ thảo” (sâu mùa Đông, cỏ (nấm) mùa Hè).
“Đông trùng Hạ thảo” có nhiều ở các vùng đồng cỏ trên các cao nguyên có độ cao 4000-5000m so với mặt biển ở Tứ Xuyên, Thanh Hải, Tây Tạng, Vân Nam. Ngoài ra, còn có tới hơn 500 loài trùng thảo khác cũng có cơ chế tương tự, tức là loại nấm khác không phải Ophiocordyceps sinensis phát triển trên cơ thể loại ấu trùng khác không phải Thitarodes.
Văn bản cổ nhất ghi chép về “Đông trùng Hạ thảo” là “Bản thảo tùng tân” của Ngô Nghi đời Thanh viết năm 1757 mô tả: “Mùa Đông nằm dưới đất, thân như con tằm, có lông, chuyển động được; Hè tới thì ngoi lên khỏi mặt đất, cả thân hóa thành thảo, nếu không thu lấy đến mùa Đông lại hóa thành sâu (trùng)”.
Sau đó, nhiều loại sách Trung y đều có ghi chép về “Đông trùng Hạ thảo”. Sách “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Dược điển” năm 1990 đã đưa “Đông trùng Hạ thảo” vào, nhưng BS Ngô Hải Vân - Chủ nhiệm khoa Nội Tổng y viện quân đội Trung Quốc- không coi trọng điều đó. Ông nói, trong y tịch cổ Trung Quốc hầu như thứ gì cũng đều được coi là thuốc; ngay móng tay, tro bếp, phân…cũng đều là thuốc, đều tìm thấy “công hiệu” nhất định trong thư tịch cổ.
Trong y học truyền thống Tây Tạng, lương y nổi tiếng (Tạng dược sư) Thanh Mai Nhiên Đinh ở châu Ngọc Thụ - vùng nổi tiếng về “Đông trùng Hạ thảo” - khi trả lời phóng viên THX đã nói: “Trùng Thảo thường chỉ có tác dụng dẫn thuốc thôi”. Trong số hàng trăm bài thuốc phức phương (nhiều vị) được sử dụng ở Viện Tạng y tỉnh Thanh Hải, chỉ có duy nhất một phương thuốc dạng tễ (nước) dùng để chữa bệnh phụ khoa có sử dụng “Đông trùng Hạ thảo”.
Trong cuốn dược điển Tạng y có tên “Cam lộ bản thảo minh kính” cũng chỉ ghi duy nhất một câu về công hiệu của Trùng Thảo: “Cường thân, bổ thận, dùng trị liệu các bệnh về gan, mật”. Ông Trương Quý Quân - Chủ nhiệm khoa Trung dược sinh dược thuộc Đại học Trung y dược Bắc Kinh - cũng nói: Các phương thuốc Trung dược truyền thống rất ít sử dụng Trùng Thảo.
“Trùng thảo toan” (Cordycepic acid) được coi là thành phần công hiệu, có tính biểu trưng của “Đông trùng Hạ thảo”, thực ra chính là Mannitol – một sản phẩm hóa công nghiệp rất phổ biến và rẻ tiền, được dùng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm, giá vài chục tệ/kg.
Năm 1951, nhà khoa học Đức Cunningham khi quan sát thấy tổ chức của ấu trùng Ascomycota bị nấm ký sinh nhưng không bị rữa nát đã nghiên cứu, phân ly được một chất hoạt tính, đặt tên là “ Trùng thảo tố” (cordycepin); năm 1960 đã điều chế được bằng hóa chất nhưng “Trùng thảo tố” hóa học hợp thành này không được sản xuất quy mô hóa nên trên thị trường hiện nay, “Trùng thảo tố” chủ yếu có được do nuôi Trùng thảo nhân tạo (Cordyceps militaris).
Chính loại hoạt chất này là một loại kháng sinh được các thương gia “tung hô” như là một thành phần hoạt tính độc đáo của “Đông trùng Hạ thảo”.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy “Đông trùng Hạ thảo” không hàm chứa “Trùng thảo tố” (cordycepin). Ông Đổng Thái Hồng- nghiên cứu viên Phòng thực nghiệm trọng điểm quốc gia, Sở Vi sinh vật trực thuộc Viện Khoa học Trung Quốc - khi được phỏng vấn đã nói:
Qua nghiên cứu, phân tích, kiểm nghiệm các loại “Đông trùng Hạ thảo” thu hái từ các nơi khác nhau trên cao nguyên Thanh Tạng, chúng tôi không tìm thấy, hay nói cách khác, hàm lượng “Trùng thảo tố” (cordycepin) về cơ bản không có trong “Đông trùng Hạ thảo”.
Còn theo The Paper thì ngay từ năm 2011, ông Vương Thành Thụ - nghiên cứu viên Phòng Nghiên cứu Sinh thái thực vật Viện khoa học Thượng Hải/ Viện Khoa học Trung Quốc - đã công bố kết quả nghiên cứu về tổ chức gene của Trùng thảo, cho thấy: nhóm gene của “Đông trùng Hạ thảo” không hợp thành được “Trùng thảo tố” (cordycepin), chỉ có loại nấm Cordyceps mới tạo ra được.
Từ những năm 1970 trở về trước, “Đông trùng Hạ thảo” ít được biết tới. So với Nhân sâm và Lộc nhung, nó là thứ dược liệu tầm thường nhất, xếp hạng cuối trong “Trung dược tam bảo”. Vào những năm 1960, tại Tây Tạng, 1kg “Đông trùng Hạ thảo” chỉ đổi được 2 gói thuốc lá giá 3 hào. Đến thập niên 1970, tại Thanh Hải, Tây Tạng, giá thu mua “Đông trùng Hạ thảo” của nhà nước là 21 tệ/kg. Năm 1974, tại châu Quả Lạc, Thanh Hải bất cứ “Đông trùng Hạ thảo” phẩm chất ra sao, giá cũng chỉ 28 tệ/kg.
Giá cả tăng đột biến
Trong môi trường hoang dã, tỷ lệ ấu trùng bướm bị nấm thâm nhập rồi trở thành “Đông trùng Hạ thảo” rất thấp, vì vậy “Đông trùng Hạ thảo” trong thiên nhiên rất hiếm, nuôi nhân tạo cũng không thành công, mỗi năm tổng sản lượng toàn Trung Quốc chỉ từ 80 đến 150 tấn. Do nhu cầu ngày càng tăng, giá cả “Đông trùng Hạ thảo” xuất hiện xu thế gia tăng.
Năm 1983, giá “Đông trùng Hạ thảo” loại nhất có giá 300 tệ/kg, trong khi giá Nhân sâm vùng Trường Bạch sơn chỉ 60-80 tệ/kg; ngang bằng tiền lương tháng của một công nhân bình thường. Khoảng 1990, giá “Đông trùng Hạ thảo” tăng lên 1000 tệ/kg, trong khi giá Nhân sâm tụt xuống còn 50 tệ/kg.
“Đông trùng Hạ thảo” lần đầu tiên tăng giá trị trước công chúng đi kèm với vụ lừa đảo “Mã gia quân” – đội tuyển chạy cự ly trung bình và dài của huấn luyện viên Mã Tuấn Nhân- lập nhiều kỷ lục quốc gia và quốc tế. Bị quốc tế nghi ngờ sử dụng doping, Mã gia quân đưa Trung thảo dược, sản phẩm bổ dưỡng ra để chống đỡ.
Ngoài “tinh chất Ba ba Trung Hoa”, họ nói còn sử dụng “Đông trùng Hạ thảo”. Chính vì vậy, đến giữa những năm 1990, giá bán lẻ Trùng Thảo vọt lên 2000 tệ/kg, loại hạng nhất giá còn cao hơn. Về sau, tác giả Triệu Dụ trong phóng sự “Điều tra về Mã gia quân” đã chứng minh, Mã gia quân quả thực đã sử dụng chất doping, thành tích của các vận động viên này chả liên quan gì đến “Đông trùng Hạ thảo” cả.
Năm 2003, khi dịch SARS hoành hành ở Trung Quốc, lan truyền tin đồn uống “Đông trùng Hạ thảo” có thể giúp tăng cường miễn dịch, trị được bách bệnh, chỉ sau một đêm “Đông trùng Hạ thảo” bỗng thành “thần dược”, gây nên cơn với giá tăng đột biến, loại tốt nhất vọt lên 160 ngàn tệ/kg.
Kể từ đó, “Đông trùng Hạ thảo” chính thức lọt vào hàng “sản phẩm bảo kiện xa xỉ”. Các năm 2005, 2006, giá cả “Đông trùng Hạ thảo” tiếp tục tăng, đến 2007 thì đạt tới đỉnh cao, loại lớn (2000con/kg) giá tới 200 ngàn tệ/kg (700 triệu VND).
Năm 2008, do khủng hoảng tài chính, lượng tiêu thụ “Đông trùng Hạ thảo” giảm nghiêm trọng, giá cũng giảm 40%. Đến năm 2010, 2011, do ảnh hưởng bởi môi trường sinh thái và động đất, nhiều khu vực có “Đông trùng Hạ thảo” giảm sản lượng, có vùng giảm tới 40%, lượng cung ít khiến giá lại tăng. Tháng 7/2011, giá vượt quá cả kỷ lục năm 2007.
Tại Tây Tạng, giá loại 2200con/kg có giá 182 ngàn tệ/kg; loại 1.800 con/kg giá 210 ngàn tệ/kg. Từ đó về sau giá “Đông trùng Hạ thảo” tiếp tục tăng ổn định một cách từ từ. Theo “Nam Phương nhật báo”, ngoài sản lượng giảm, những người trong giới tiết lộ, việc đầu cơ găm hàng cũng là nguyên nhân quan trọng khiến giá “Đông trùng Hạ thảo” tăng lên.
Từ 2015 sang 2016, Trung Quốc xảy ra nhiều chuyện, giá “Đông trùng Hạ thảo” liên tục giảm: Trùng thảo Thanh Hải loại 2000 con/kg giảm từ 218 ngàn tệ/kg (tháng 4/2015) xuống 186 ngàn/kg hiện nay; trên thị trường Tây Tạng giá cũng từ 210 ngàn tệ/kg giảm còn 160 ngàn tệ/kg.
Mặc dù vậy, trong 40 năm qua, giá “Đông trùng Hạ thảo” cũng đã tăng cả vạn lần; giá loại “cực phẩm” có tên “Cực thảo 5X” còn kinh khủng hơn. Trên trang web chính thức, một lọ “Cực thảo 5X” nguyên chất bán tới 16.900 tệ, một lọ 45 viên, mỗi viên 0,35g, tính ra mỗi kg loại này được bán tới 1 triệu tệ (tức 3,5 tỷ VND)…
Theo PLO


Thanked by 3 Members:

#2 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 06/05/2016 - 10:31

hồi xưa hay ốm tôi ăn con này rồi
hấp cơm ăn

nhờ nó mà tôi béo ị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#3 Mon

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 29 Bài viết:
  • 20 thanks

Gửi vào 06/05/2016 - 16:43

Không biết loại DTHT thật như thế nào, nhưng mà mình từng đi chợ DTHT ở Tây Tạng, người ta bán cả thúng to thúng to, đa số là hàng giả. Tiếc là không có thời gian nhiều, chứ nếu không thì bạn mình bảo, có thời gian thì sẽ dẫn đi xem người ta "gắn cây vào đầu sâu"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 07/05/2016 - 05:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

T.AO, on 06/05/2016 - 10:31, said:

hồi xưa hay ốm tôi ăn con này rồi
hấp cơm ăn

nhờ nó mà tôi béo ị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo y học cổ thì nó làm tăng lượng chất béo (lipid) trong máu . T.AO có đi đo lượng béo phì trong máu chưa ?

#5 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 07/05/2016 - 09:54

Khi sừng tê giác Châu Á lên đến mức ~2 tỷ đồng / 1 kg, sừng tê giác Châu Phi thì rẻ hơn một chút, và loài tê giác có nguy cơ tuyệt chủng thì người ta nói sừng tê giác có cấu tạo và thành phần như móng chân móng tay người. OK, nói thế để cho loài tê giác đỡ tuyệt chủng.

Tết rồi ĐTHT bán ở thị trường Hà Nội có giá 2,1-2,4 tỷ đồng / 1kg khô, Mông tôi đoán là sắp có bài báo về ĐTHT chỉ như con ngài tằm, nay đã có, bài này Mông cũng đã đọc các nay 3-5 hôm.

Thực chứng là quan trọng. Chả biết ông anh họ ở quê nhặt được ở đâu nửa kg khô hàng Tây Tạng, tống hết vào bình ngâm rượu. Mỗi lần Mông về quê thì đều say tít mù, điện thoại liên tục reo gọi rủ nhậu, hết nhà này đến nhà kia, từ đầu bản đến cuối bản, từ sáng sớm tinh mơ đến nửa đêm. Ông anh họ cứ đợi nửa đêm mới gọi, đến nhà rót cho vài chén rượu ngâm ĐTHT, uống vào cảm giác giã rượu và tỉnh táo nó lan truyền từ miệng ra khắp cơ thể, từ đầu đến chân. Uống xong khoảng 2-3 chén thì tỉnh táo hoàn toàn, anh em chuyển sang pha trà hút thuốc đàm đạo lý số, sáng hôm sau ngủ dậy thì thấy súng ống như thời 18 đôi mươi.

Ở Việt Nam nhiều cơ sở nuôi trồng rồi, nghe nói bằng 70% chất lượng so với hàng thật, Mông cũng hay được mọi người cho loại này, uống cũng thấy có chút tác dụng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Còn đây là rượu ĐTHT ngâm với thang hoàng đế, ngày nào Mông cũng làm vài ly, kính mời bác Vô Danh Thiên Địa:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#6 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 07/05/2016 - 14:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 07/05/2016 - 05:02, said:

Theo y học cổ thì nó làm tăng lượng chất béo (lipid) trong máu . T.AO có đi đo lượng béo phì trong máu chưa ?

đo rồi , số đẹp lắm
nói chung hồi xưa nóng trong ko hấp thụ mấy dặt dẹo hay ốm lắm nhất là hay bị dị ứng , thế là kê thuốc bắc + hấp đông trùng ăn từ đó người mát lạnh hấp thụ tốt cực kỳ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


hồi ấy ăn cùng nấm vân chi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 07/05/2016 - 14:28


Thanked by 1 Member:

#7 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 08/05/2016 - 08:00

mới search tăng lipid máu và hệ quả. Con phải share cái này cho mấy đứa đang dùng vì qua lời quẳng cáo của Nguyễn Cao K Duyên mới đc.
Anh mông, ngày xưa ông nội em (người bắc), có dùng sừng tê mài ra nước uống. Là người duy nhất em trực tiếp thấy, ở trong nam em chưa thấy ai ngồi mài cái sừng đó uống hết. Thậm chí sau khi ông nội mất cái sừng đó cũng k thấy ai mang ra mài uống. Như vậy có thể hiểu là việc tuyên truyền về hiệu quả của cái sừng tê ở trong SG rất thấp (?)
K ngờ sừng tê mắc vậy. Em phải về nhà tìm lại mang đi bán mới được hahaha

Thanked by 1 Member:

#8 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 08/05/2016 - 12:09

Tôi biết có một số người từng về VN và khi trở lại Mỹ bị vô số bịnh lạ mà bác sỹ Mỹ phải bó tay khi thấy vi khuẩn đã vào trong não bộ, ngũ tạng vì nhiều lý do khác nhau nhưng tưụ chung vẩn là từ môi trường bên ngoài vào như ăn uống, giao hợp, khám răng, làm thẩm mỹ ...

Thanked by 1 Member:

#9 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 08/05/2016 - 12:51

có nhiều bệnh lạ mà , vd nuôi ngải bị nó ăn cụt cả tứ chi
đi bác sĩ tưởng bị hủi mà ko phải

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#10 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 09/05/2016 - 03:56

Cây ăn thịt hay ngải thì đâu có gì lạ , đưa cho mấy ông bên này phân chất là họ biết ngay .

#11 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 09/05/2016 - 12:02

nhưng vđ ở chỗ cây ăn thịt thì thịt phải đứng gần
còn ngải thì ko cần gần
hoạt động khác nhau cây ăn thịt là thịt luôn chết ngay tức khắc , còn ngải thì phải chết dần dần mòn cũng phải vài tháng kiểu tự dưng

trc xem discovery họ nói về cây ăn thịt , cây ăn chuột ăn kiến ăn dơi tóm lại là phải bò gần nó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#12 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 10/05/2016 - 02:02

Không cần gần thì cũng phải có khoãng cách là bao xa thì ngãi mới co thể ảnh hưởng qua không khí hít thở hay thấm qua da chứ T.AO . Còn không lệ thuộc khoãng cách thì nó là bùa rồi không phải ngãi (hoá chất) nửa .

#13 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 14/05/2016 - 14:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 08/05/2016 - 12:09, said:

Tôi biết có một số người từng về VN và khi trở lại Mỹ bị vô số bịnh lạ mà bác sỹ Mỹ phải bó tay khi thấy vi khuẩn đã vào trong não bộ, ngũ tạng vì nhiều lý do khác nhau nhưng tưụ chung vẩn là từ môi trường bên ngoài vào như ăn uống, giao hợp, khám răng, làm thẩm mỹ ...

Về bệnh truyền nhiễm thường do 3 loại gây ra:

1. Virus: Cấu tạo không đầy đủ thành tế bào, di truyền là 1 sợi ARN
2. Vi khuẩn: Đơn bào, di truyền là 1 cặp ADN
3. Ký sinh trùng: Cấu tạo đa bào, như giun sán.

Nếu não nhiễm virus, vi khuẩn thì thường gây viêm não - màng não, diễn tiến cấp tính có thể nhanh chóng tử vong, qua được thì để lại di chứng nặng nề.

1 trong các trường hợp bác nói thì theo cháu là có thể bị nhiễm ký sinh trùng trong não bộ nên còn thời gian thong thả để trở lại Huê Kỳ được.

Người quen của người quen cháu vừa rồi lên cơn động kinh liên tục, vào viện chụp CT-Scan và MRI thì phát hiện trong não có 7 ổ sán gây tổn thương nhu mô não. Thuốc khó tới, phẫu thuật cũng không được, bác sĩ tiên lượng là khó qua khỏi. Người này có thói quen ăn cả rổ rau diếp cá mỗi bữa, lại hay ăn tiết canh.

Dân ta ở các vùng quê bây giờ dân trí đã cao rồi, tivi đài báo xuất ngày khuyến cáo không nên ăn rau sống, tiết canh, mọi người ai cũng biết nhưng vì thói quen nhiều đời nên vẫn ăn. Bà con tư duy là nhiều người vẫn ăn có sao đâu, sợ gì mà không ăn, phải nói là dân ta rất dũng mãnh, không sợ chết.

Các vùng duyên hải có thói quen ăn gỏi cá, chế biến từ thịt cá sống vùng nước ngọt, rất nhiều sán lá gan. Tỷ lệ áp xe gan do sán, a míp ở vùng dọc ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đến Ninh Bình là rất cao.

Một số vùng như ở Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh hóa người ta còn tục làm nem thính, nem chua từ thịt lợn sống, ai đảm bảo là không có giun sán trong đó.

Còn ăn tiết canh thì khắp miền bắc luôn, trong nam thế nào cháu không biết.

Việt kiều mang rau muống sang bển trồng mà bị nước sở tại bắt nhổ bỏ, cấm di thực vì trong rau muống có ký sinh trùng, dân ta cũng hay ăn rau muống sống chẻ dọc...

Sửa bởi nguoiHmong: 14/05/2016 - 14:52


Thanked by 2 Members:

#14 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 14/05/2016 - 17:20

đọc shock quá, sao ngãi có thể ăn tay chân của mình được vậy? Nhưng tìm k thấy, chỉ đọc được 2 bài này thôi
Cách thức luyện Ngải ​
Cây Ngãi này họ nhà Ngải Hổ​




Thân cao độ ngang đầu gối của người lớn , thường được những vị thầy trồng 2 bên cửa lớn ra vào , có công năng trị kẻ trộm , hay kêu gọi nó giử nhà còn có một cách là kêu người bỏ đi trở về , khi đi trị tà ma thì kêu binh ngãi theo phụ , có đôi lúc lấy hoa ngải hổvà củ ngãi xắc thành lát để cho khách hàng dùng và để nói chuyện cho người khác nghe .Ngải so với Bùathì mạnh bạo, nhạy bén hơn nhưng về độ bền thì không như bùa. Những chuyện gì cần giải quyết cấp tốc, hiển hiện trước mắt, tạo tín tâm cho thân chủ nể phục thì các thầy hay dùng Ngải !
Nói như vậy không có nghĩa là ngải mạnh hơnbùa , vì nếu người không họcbùathì không thể luyện Ngải được. Bởi vì cần có Bùa chú để triệu Ngải về, mời Ngải ăn (cúng Ngải) tom Ngải lại không cho đi bậy và người khác không phá được, sai khiến Ngải nhứt nhứt đều phải qua Phù chú của chư vị tổ sư...!

Các pháp sư luyện ngải qua 2 cách sau đây:
Ngải chậu và Ngải khô:

1) Ngải chậu là cây Ngải tươi hay bụi Ngải tươi được bứng từ rừng về hoặc được gây giống ra mà trồng ở trong chậu để luyện.

2) Ngải khô là củ Ngải đã đào lên từ bụi Ngải trong rừng, trên núi hay trong chậu trồng của thầy mà đem phơi sương, nắng cho thọ khí âm dương sau 3 ngày thì đem vô nhà cúng và luyện.Luyện Ngải chậu cách hay nhất là kiếm 7 cái đầuÔng Táo(miếng trên của cái lò đất) bỏ hoang nơi Chùa, Miểu, Đình thần v.v... đem về bầm nhuyễn trộn với đất thiên nhiên, tuyệt đối không dùng phân (bất cứ phân gì) sau đó lấy 1 miếng chì vẽ khắc chữ Bùa tom (cột) để dưới đít chậu, lấy 1 cái hột gà sống dùng mực đỏ vẽ thêm chữbùachủ dụng mà mình muốn luyện cho chậu ngải đó, ví dụ như : Ngải thương, Ngải ăn nói ngoại giao, Ngải cầu tài, Ngải quan tư tất thắng (ra toà thưa kiện) v.v...

Lễ vật để cúng khởi đầu cuộc luyện rất đơn giản chỉ gồm: 3 cái hột gà sống (3 quả trứng gà sống), 1 đĩa gạo muối, 1 ly nước lạnh, 3 chung rượu trắng, 1 đĩa nổ bằng gạo nếp cái Hoa Vàng , đốt 2 cây đèn cầy bên cạnh. Còn lại 3 cây nhang đốt thì cắm vô chậu Ngải.
Khởi sự luyện luôn luôn vào lúc chiều chạng vạng ( giờ dậu). Đầu tiên pháp sư niệm chú hội Ngải 3 lần, Chú thỉnh 36 mẹ Tổ ngải 3 lần rồi chú nguyện, van vái tên họ tuổi của mình (ngưòi luyện) ngày, giờ, năm, tháng này v.v....tôi muốn luyện chậu này gồm loại Ngải gì... nói ra (có thể luyện 2, 3 thứ chung 1 chậu cũng được) sau khi tác bạch xong thì định thần, bắt ấn niệm chú sên (đọc thổi) vô chậu ngải.
Thông thường luyện khoảng 15 phút là được, với cây Ngải đã cao lối 2 tấc , tinh luyện khoảng 21 ngày liên tục thì Ngải đã biết chào thầy. Chào là khi thầy niệm 1 câu chú hỏi thăm lá Ngải sẽ đong đưa qua lại về hướng Thầy mặc dù lúc ấy trời không có gió... và cứ thế tiếp tục luyện cho đến khi thấy như có bóng trắng thoáng ẩn hiện là Ngải đã có thần.
Trong thời gian luyện Ngải, ông Thầy tuyệt đối không được ăn tỏi sống, vì Ngải là loại mang khí rất thanh, khác với Tỏi nặng về trược, được nhà Phật liệt vào ngũ vị tân (tỏi, hành, hẹ, nén, kiệu) mà các vị xuất gia đều phải kiêng cữ... Cứ tiếp tục luyện đều đặn như vậy, càng lâu thì Ngải càng mạnh, và mỗi tháng cúng Ngải 2 lần vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch như bên Bùa cúng Binh, Tướng vậy.
Đến 1 thời gian nào đó đã đủ thì Pháp sư chọn ngày thâu Ngải, cũng nhang, đèn, trứng, nổ v.v... khấn vái đợi khi tàn nhang thì đào gốc lấy củ đem vô nhà, việc đầu tiên sau khi rửa sạch là Pháp sư phải cắn 1 củ nhai nuốt liền, vì theo Thầy truyền là có như vậy Ngải nó mới mến và phục tùng Thầy lâu dài...!

Sau khi để lên dĩa đặt ngay bàn thờ Binh, Tướng đối diện bàn Tổ, (bàn Binh thấp dưới rún, bàn Tổ phải cao trên ngực) Pháp sư bắt đầu đọc chú kêu Ngải ở với mình, các loài Ngải thực là linh lắm, tính ý họ như các cô gái e dè, dịu dàng nhưng dấu kín những phong ba, khi luyện các Thầy phải dổ ngọt, vuốt ve, thủ thỉ... nói chuyện với Ngải như nói chuyện với cô tình nhân. Thế cho nên từ trước đến nay các Ngải sư cao tay, vang tiếng đều là cô độc không vợ không con, vì nếu các nàng Ngải biết Thầy lấy vợ là hè nhau vật hoặc phá vợ Thầy đau bệnh nặng hay rề rề không hết, khó làm ăn lắm. Các loại Ngải ở Việt Nam ta và Miên, Thái, Lào hay dùng đều cùng loại nhưng khác thổ âm địa phương đôi chút thôi, người mình hay gọi : nàng Thâm, nàng Mun, nàng Xoài, nàng Gù, nàng Trắng, nàng Hồng v.v... đều là tiêu biểu cho phái đẹp.
Nói về pháp lực thì Ngải rất mạnh và nhạy, chắc ít nhiều trong chúng ta có nghe qua những mẫu chuyện ngày trước ở Việt Nam đại khái như: Cô nọ xách giỏ đi chợ tự nhiên có 1 bà xa lạ đến nói vài câu cô bỗng đờ đẫn lột tháo dây chuyền, bông tay, chiếc lắc... cho bà xa lạ đó, chừng 10, 15 phút sau mới hoàn hồn thì bả đã đi mất tiêu rồi ! Đó chính là công năng của Ngải, Bùa thì không thể làm con người mất cả hồn vía lập tức như vậy.Còn về mặt lý tính thì nuôi Ngải đơn giản như ta nuôi con chó, con mèo vậy thôi, cho nó ăn đều vỗ về vài câu mỗi ngày là sai nó làm gì nó làm đó, không hề phân biệt thiện, ác trước khi làm. Do đó nhữngPhù thủycó tà tâm thường hay luyện Ngải để trục lợi.
Còn luyện Ngải khô là khi Thầy Ngải khám phá ra những bụi hay đám Ngải hoang trong rừng mà củ đã già, tốt hoặc Ngải thầy trồng sau vườn lấy giống mà chưa luyện trong chậu kịp thì được lấy củ, rửa sạch và cũng để lên dĩa để trên bàn Binh, Tướng. Nhưng thầy phải chiều chiều cúng vái niệm chú, sên vô dĩa Ngải đó như cách luyện Ngải chậu vậy ! Thời gian có thể là 360 ngày, 100 ngày 72, hoặc 36 ngày hay ít nhứt là 21 ngày mới đủ linh nghiệm.
”Án thầy rừng đại tướng, thầy rừng phi tà án bộ, hỡi chúng quỷ tà tinh, âm binh rừng núi, ở đâu sao ta chưa thấy tới ? ớ... ma ru ma ru ven rừng (3 chú), thời thừa chi quy tu lục, phất tức phất xạ lu cha tha. năm tơ-rây hào đây huê kiểng ràng ràng thâm thâm ắ rặc. ớ... ma ru ma ru... (3 lần)
Nam mô tam vị thánh tổ, 36 mẹ tổ ngải, 12 nàng ngải, 12 mụ ngải, mẹ lục mẹ lèo, chú cậu các đẳng nhang vàng, thần ngải lộc ngải, ma ngải ma lai ngải, thiên linh ngải, thâm thanh, hồng hạnh, hùm hổ, nhâm sư chúa tướng, đuôi mọi rợ đợ gồng hổ cảm ứng chứng minh cho......... tên họ tuổi........ cầu việc gì nói ra............ (bình an giải nạn, kiện tụng đắc thắng, thương mãiđại lợi, giao tế viên mãn v.v...) (3 lần)”
Ngải khi đã luyện khô rồi được sử dụng các cách như sau:
Khi có thân chủ lại nhờ việc gì đó, ông thầy đầu tiên hỏi tên họ tuổi đương sự, sau đó nhang đèn triệu thỉnh rồi cắt vài lát ngải khô hoặc cho nguyên cả củ nhỏ gói trong giấy cấp cho thân chủ, cũng có khi tuỳ việc mà sên thêm 1 vài lát cho ngậm vào miệng khi đi ăn nói như lúc ra toà, đi đòi nợ hoặc mượn tiền.
Còn có thân chủ làm những nghề như buôn bán địa ốc, bán bar hay là chị em ta cần sự thương mến, chiếu cố của khách hàng thì thầy bảo mang đến 1 chai dầu thơm, bỏ ngải vào đó, chú nguyện tên tuổi, mục đích cầu gì v.v... kêu ngải theo trợ giúp người này... đương sự sau đó khi dùng chỉ cần mỗi ngày khấn 36 mẹ tổ ngải và xức dầu đó xung quanh miệng, nói người ta nghe, xức 2 chân mày nhìn người ta mến và xoa vào 2 tay bắt tay, vổ vai, vuốt ve đụng chạm thì người thương chuyện khó hoá dễ !
Thực ra khi mình xài Ngải cũng như Bùa, là không có chuyện phải chuộc, phải thỉnh để xài hoài, nếu không sẽ bị điên khùng như nhiều người nghĩ. Đó chỉ là lòng vụ lợi của mấy ông thầy, muốn thân chủ trở lại hoài để cúng tiền, trả công cho ông mà thôi, nên nếu lâu người đó mà không đến thì ông thầy làm phép trục (kêu đến) người đó không an trong dạ, xui khiến chuyện này chuyện kia mà lại phải đến Thầy mới trở lại bình thường, xét ra là vịThầynhư vậy vốn không đủ tư cách với thiên chức Pháp sư của ông ta và cũng không thấu đáo về Luật nhân quảvậy !
Nói đi thì cũng nói lại, có nhiều thân chủ cũng bạt mạng, vì mục đích cá nhân mà bất chấp hay dở , gạt cả ông Thầy xính vính như chơi. Ví dụ có cô là dân giang hồ mưu việc đoạt chồng người mà khi đến Thầy bảo là chồng mình theo vợ bé. Có người mượn tiền người khác mà lại nói là người đó thiếu tiền mình v.v...
Có nhiều người thắc mắc rằng: "à....tại sao làm Thầy mà không biết lại để cho họ qua mặt v.v...". Thực ra ông ta chỉ là thầy Bùa chớ đâu phải thầy bói, có nhiều ông còn không biết thiên Can, địa Chi, Ngũ hành nạp âm là gì (mấy thầy ở quê), nếu có người luyện cao thì có Thiên linh mách bảo hoặc Ngải mách, Ma xó v.v... còn nhiều thầy chỉ là nghề tổ phụ truyền lại tam sao thất bản, biết bao nhiêu hành bấy nhiêu, mà đa số là có óc tự mãn, cái tôi lớn đại, xem mình là cái rốn của vũ trụ, không chịu khó học hỏi trau dồi thêm kiến thức , hoặc là biết mình kém về mặt đó nhưng vì sĩ diện, tự ái hão nên cũng không chịu hạ mình bổ khuyết... Nói vậy không có nghĩa là mấy Thầy đó làm không linh ứng, khi mà thần chú hoặc Ngải nghệ đúng tần số sử dụng, đúng chiêu bài thì nó sẽ phát huy công năng ghê gớm lắm chứ chẳng chơi !
Chú trục : (lấy tấm hình người đó đọc chú thổi vô dằn ông táo 3 bữa về hoặc đến). Cái này thì Trung Quốc và Thái Lan hay sử dụng, linh nghiệm ko thì không biết, nhưng xem phim HongKong hay Thái Lan thì thấy cũng có phần kinh dị.
“Pháp sư thọ đáo Lỗ Ban chân truyền, triệu ngủ động âm binh, linh thần sở tại, thâu tam hồn sanh nhơn (tên họ tuổi...) lai đáo hồi gia sát nhập Lỗ Ban cấp cấp như luật lịnh (3 lần)”
Có nhiều ông thầy luyện Ngải, trồng Ngải kín cả sau vườn, xem như không còn tính theo chậu nữa mà tính theo bao nhiêu mét vuông . Ví dụ đằng đó là 3 métTai tượng ngải, nơi này là 2 thước Mẹ nàng Thâm v.v...Mỗi khi chạng vạng tối, ở từ các vườn lân cận gần bên, nhìn vào vườn Ngải nhang cắm đỏ rực theo hình bát giác bao xung quanh vườn càng tăng thêm màu sắc huyền bí, ma quái khiến cho những kẻ dù bạo gan cách mấy cũng cảm giác như lành lạnh, rờn rợn nơi tóc gáy.
Khi Ngải đã trổ thành vườn dày đặc như vậy, thì khi cúng cho ăn hột gà và nổ phải nhiều hơn nhiều lắm, khi các loại Ngải lá đã cao tới hơn rốn thì thẩy hột Gà vô lẫn trong vườn Ngải. Hôm sau ra chỉ còn lại vỏ không (có thực 100%) có nhiều Thầy nuôi Ngải tà : Huyết nhân Ngải, Thiên linh Ngải, Khô lâu Ngải v.v... còn cho ăn cả gà sống nguyên con. Mỗi lần đọc kinh, túc thần chú cho ăn là cả vườn Ngải xoay vần, chuyển động như gió mạnh đè trên những đám lúa, bờ cỏ ngoài bờ đê, dưới ruộng. quăng con Gà vào gà kêu quác quác vài ngày sau cũng chỉ còn thấy lông và xương.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


***



Sự thật về ngải ăn thịt: Huyền thoại từ ngôi đền cổ Đế Thiên

Không chỉ riêng Tư Ẩn, hầu hết giới pháp sư Việt đều săn lùng loại Huyết ngải độc thần tướng được cho là chúa tể trong thế giới ngải. Tuy nhiên, giới kiểm lâm khẳng định rằng, ở Việt Nam loại ngải này đã tuyệt chủng từ lâu. Giới tà thuật không đồng ý điều đó. Họ cho rằng, loại ngải đó vẫn tồn tại đâu đó trong vườn nhà một cao thủ tà thuật hoặc ẩn náu nơi nào đó trong rừng sâu, núi thẳm. Có nhiều lý do để giới tà thuật tin điều đó. Lý do cơ bản nhất là căn cứ vào… giai thoại.
Nuôi ngải như nuôi con so

Theo nhiều bậc kỳ lão, ngày xưa ở vùng rừng Bảy Núi (An Giang) và vùng Tây Nguyên, loại ngải chúa này mọc hoang rất nhiều. Khi còn mọc hoang, ngải chỉ là cây cỏ bình thường. Pháp sư dùng bùa chú "rước" ngải về vườn nhà "nuôi" rồi "luyện" để ngải có linh hồn. Khi được một pháp sư cao tay ấn "nuôi" và "luyện", ngải sẽ có linh hồn bất diệt. Linh hồn ngải sẽ bám theo pháp sư để bảo vệ như vệ sĩ vô hình.

Khi pháp sư chết đi, "linh hồn" loại ngải chúa tể ấy sẽ bỏ đi lang thang vào trong rừng sâu trú ẩn mặc dù thân xác tàn lụi. Nó chờ đợi gặp một pháp sư "có duyên" trục về.

Chỉ cần nuôi được một cây "huyết ngải" là pháp sư đã chứng minh mình thuộc đẳng cấp siêu hạng trong giới tà thuật. Bởi theo lời đồn, người "yếu cơ" sẽ không "trục" được ngải về nhà khiến nó sẽ chết.

Các tài liệu "bí kíp" chép tay lưu truyền và lời kể của các pháp sư đang "hành nghề" cho biết, phép "trục" huyết ngải rất nhiêu khê. Khi phát hiện một "ông" ở rừng, pháp sư phải chờ đến đúng 0 giờ mới tiến hành bứng ngải.

Đầu tiên, pháp sư phải đốt nhang rồi vái lạy 4 phương trời, 10 phương Phật rồi tay bắt ấn quyết trừ vong để các vong hồn ma quỉ không nhập vào thân ngải. Cùng lúc đó, pháp sư phải đọc câu thần chú thỉnh ngải "Ohm bok chau bon thum xa…".

Xong thủ tục lễ, pháp sư dùng máu của mình rưới lên hoa để ngải "no bụng". Chờ ngải "ăn" xong, pháp sư dùng 1 củ ngải đen (đã ếm chú, thổi bùa yêu từ hàng tháng trước) phất xung quanh cây huyết ngải để nó bị mùi hương mê hoặc.

Chờ cho huyết ngải bị "lú lẫn" vì bùa yêu, pháp sư mới dùng tay bới nhẹ nhàng xung quanh gốc. Lúc này, pháp sư phải liên tục đọc nhiều bài thần chú cao cấp để ngải hôn mê. Suốt thời gian "trục ngải" pháp sư không được để trong người bất cứ món đồ kim loại nào. Nếu không "mộc khắc kim" sẽ làm ngải chết.

Bứng xong, pháp sư cho cây ngải vào chậu chứa sẵn một loại đất. Để có loại đất này, pháp sư phải dùng đất sét nặn thành ông táo bếp nấu cơm. Sau khi ông táo đã hoàn thành nhiệm vụ nấu cơm suốt 3 tháng, pháp sư giã nhuyễn thành đất mịn cho vào chậu đất nung để trồng ngải.

Khi về đến nhà, pháp sư để nguyên chậu tiếp tục nuôi hoặc chuyển ngải vào vườn nhà. Đất trồng ngải phải là loại đất giã nhuyễn từ ông táo nấu cơm trộn với cát, tuyệt đối không để trộn lẫn rác, phân.


Anh Luong và tác giả.
Trong 7 ngày đầu, cách 1 giờ, pháp sư phải đọc thần chú cho ngải nghe. Kết thúc ngày thứ 7, lúc 0 giờ, pháp sư bắt đầu cho ngải ăn bữa đầu tiên bằng máu gà có pha máu người "nuôi".

Đến 0 giờ ngày thứ 99, nếu ngải vẫn còn sống thì xem như cuộc "trục" ngải thành công. Nếu ngải chết sau ngày thứ 99, linh hồn ngải vẫn bám theo pháp sư để bảo vệ hoặc tấn công người khác theo lệnh. Tuy nhiên, "công lực" của loại ngải "chết non" ấy không "mạnh". Ngải từ 3 năm tuổi trở lên mới đủ trí khôn luyện thành những cao thủ vô hình.

Ngải càng lớn tuổi, sức học càng mạnh, công lực càng cao. Tuổi của ngải trở thành thước đo công lực phép thuật của người nuôi ngải. Người yếu phép thuật, ngải chỉ sống đến 1 năm. Pháp sư bậc trung nuôi ngải được 3 năm. Pháp sư cao cường sẽ nuôi ngải sống trường thọ bằng tuổi mình.

Đem được về vườn nhà trồng là một chuyện, nuôi dưỡng để "huyết ngải" tươi tốt là chuyện khác và luyện để ngải có linh hồn lại là chuyện khác nữa.

Bí truyền luyện ngải

Giới tà thuật cho rằng, ngải được "nuôi" sẽ có linh hồn như con người. Ngải dưới 3 tuổi có tính tình giống một đứa trẻ, cũng giận, hờn, đùa giỡn, hay phá phách và không biết vâng lời.

Để ngải vâng lời, pháp sư phải dạy dỗ bằng những phương thuật ếm, chú gọi là "luyện ngải". Với các loại ngải khác, họ dùng củ để luyện nhưng với huyết ngải, họ dùng hoa.

Mỗi đài hoa huyết ngải luôn có những giọt nước như giọt sương gọi là "thủy tử". Pháp sư chờ ngày trăng tròn, dùng 1 cái lọ thủy tinh hớt từng giọt thủy tử. Lọ thủy tinh chứa thủy tử được đặt trên bàn thờ tổ dưới 1 ngọn lửa nến. Hàng ngày pháp sư phải niệm chú vào lọ thủy tử.

Đến ngày thứ 49, thủy tử trở thành một loại nước đặc sệt dưới đáy lọ thủy tinh. Lúc này, pháp sư lại dùng lọ thủy tử "bẻ răng" rết 49 lần và rắn 49 lần. "Bẻ răng" là cách gọi của việc chiết nọc độc từ 2 con vật này. Lọ thủy tử có chứa nọc rết và rắn lại được để lên bàn thờ tổ hong nến và nghe niệm chú 49 ngày nữa cho cô đặc như hắc ín. Pháp sư se chất độc đó thành một viên thuốc tễ gọi là Khalamay.

Mỗi khi có đám ma, thầy Ba Cao Lãnh xin vào cúng rồi lén nhét Khalamay vào tay tử thi để ngải hút sinh khí người chết. Sau 5 lần hút sinh khí, Khalamay sẽ được nhét vào miệng con rắn độc. Sau khi rắn chết, thầy Ba Cao Lãnh mổ bụng rắn lấy nguyên dạ dày có chứa Khalamay ra phơi thật khô rồi tán nhuyễn thành bột cất vào lọ thủy tinh nhỏ hoặc đổ vào chai dầu gió.

Để thử công năng của ngải, pháp sư "thư ếm" một con chó. Nếu chó lăn ra chết hoặc không hề hấn gì thì ngải đã bị luyện sai, phải đào hố chôn. Ngải luyện đúng bài nạn nhân không được chết ngay mà phải chết dần mòn.

Muốn “thư ếm” ai, pháp sư chỉ cần nhúng móng tay út vào bột Khalamay rồi bắt ấn quyết, miệng niệm thần chú. Thủ pháp bắt ấn có nhiều động tác búng ngón tay út về phía đối thủ nghe tí tách. Hồn ngải nghe tiếng tí tách này nhập vào đối thủ. Người bị thư ếm không chết ngay mà những ngày sau sẽ bị thổ huyết, tay chân lở loét, bụng trướng, nói lảm nhảm như ma nhập, bệnh nặng dần rồi chết. Người bị "trúng" Huyết ngải độc thần tướng phải đến pháp sư xin tội, cúng lễ "trục" ngải.

Để "trục ngải", pháp sư phải dùng một loại ngải khác vẽ bùa trên giấy rồi đốt thành tro hòa nước lã cho bệnh nhân uống.

Rất nhiều bậc kỳ lão sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã từng tận mắt chứng kiến nạn nhân bị trúng huyết ngải và cả pháp sư trục ngải. Họ khẳng định, người bị thư ếm, chỉ cần uống bùa của pháp sư cao tay ấn là tỉnh táo ngay. Đó là lý do tà thuật tồn tại đến ngày nay.

Liệu những huyền thuật về loại ngải độc này có thật?--PageBreak--

Lời nguyền huyết ngải ở chùa Đế Thiên, Campuchia

Để tìm sự thật về những chuyện huyễn hoặc của loại Huyết ngải độc thần tướng, chúng tôi đã tìm gặp rất nhiều pháp sư ẩn cư ở khu vực phía Nam. Chúng tôi cũng từng theo chân họ đến các vùng núi hẻo lánh ở Campuchia để tìm gặp những vị "tà sroc" (tạm dịch nghĩa là thánh sống ở một cụm dân cư hoặc pháp sư).

Chúng tôi may mắn gặp được Tà Voong - một pháp sư 89 tuổi, sinh sống gần chùa Phước Long Tự ở Votleap, xã Chomka Somrong, thành phố Battambang, Campuchia. Tà Voong vẫn còn lưu giữ một tài liệu chép tay của sư phụ về nguồn gốc Huyết ngải độc thần tướng.

Sư phụ ông Voong dịch và chép lại từ một thư tịch cổ của một nhà sư ở ngôi chùa Angkor Vat mà người Việt gọi là chùa Đế Thiên. Tài liệu này kể rằng, vào đầu thế kỷ XIX có một con cọp trắng đã tu luyện thành tinh thường xuyên vào làng chùa Đế Thiên bắt người ăn thịt. Sư cả mời các thợ săn giỏi nhất về đánh bẫy nhưng tất cả đều bị cọp vồ chết.

Vào một đêm năm 1812, sư cả chùa Đế Thiên nằm mộng gặp một vị thần. Vị thần cho biết, ở một địa danh có tên T'ruong Cua Lo ở phía đông bắc, một tiều phu bị cọp vồ ăn thịt nhưng chừa lại trái tim. Dân làng chôn trái tim người xấu số nơi cửa làng.

Một thời gian sau nơi ngôi mộ trái tim mọc lên một cây chỉ có hoa màu máu chuyên ăn thịt người. Vị thần trong mơ gọi cây hoa đó là Neap Pen và bảo vị sư cả hãy đi tìm cây đó về luyện thành thuốc độc để diệt trừ cọp dữ, kể cả những thế lực khác gây họa cho dân làng. Vị thần trong mơ còn hướng dẫn phép thuật để di dời cây đó về chùa.

Lúc này vị sư cả đã 97 tuổi, sức khỏe không đủ để đi truy tìm giống cây Neap Pen nên truyền phép cho Chanh Tha - một chàng trai mồ côi cha mẹ do cọp trắng vồ. Chanh Tha mang trong tim lời nguyền giết cọp trả thù cho cha mẹ nên nhận lời.


Rừng cây ăn thịt trên núi Koh Pov, Campuchia.
Sau một thời gian dài học hết các phép thuật "trục" cây, Chanh Tha vượt rừng băng suối tìm đến một địa danh có tên là Bor Trak thì gặp dân làng. Dân làng chỉ cho anh tìm đến ngôi mộ có cây hoa máu.

Anh đem cây Neap Pen về chùa Đế Thiên cho sư phụ luyện thuốc độc trị cọp. Vị thuốc độc này có tên gọi là Khalamay.

Để giết cọp, Chanh Tha đứng trên chảng 3 cây trước đầu gió dụ cọp. Khi con cọp đánh hơi người tiến tới, Chanh Tha dùng móng tay búng chất bột xuống mặt cọp. Vừa búng bột, Chanh Tha vừa thét to những lời nguyền rủa con cọp (Lời nguyền rủa ấy trở thành một phần câu chú độc sát của các pháp sư hiện nay khi sử dụng Khalamay).

Cọp bị say thuốc chạy quáng quàng vào rừng cắn nát nhiều gốc cây to rồi chết. Chanh Tha cũng bị trúng độc nhưng nhờ sư phụ dùng một loại củ giải độc. Tiếc công đi truy tìm, Chanh Tha không đốt chết cây mà lén đem về một vùng núi sâu ở Campuchia trồng.

Tà Voong cho biết, Bor Trak là một địa danh thuộc miền Trung Việt Nam. Chúng tôi vạch bản đồ cho cụ xem. Cụ chỉ ngón tay vào một điểm. Đó là… Bố Trạch, Quảng Bình.

Theo sự hướng dẫn của cụ Voong, chúng tôi tìm gặp cháu cụ là anh Luong - một sĩ quan quân cảnh Hoàng gia Campuchia đã từng làm cảnh sát kiểm lâm ở Koh Pov để nhờ đưa đi núi Koh Pov. Anh Luong khẳng định, huyết ngải Neap Pen chính là cây ăn thịt có tên khoa học là Nepenthes.

Sự thật về huyết ngải

Theo anh Luong, cách nay hơn 10 năm, khu rừng trên ngọn Koh Pov vẫn còn rất nhiều cây Neap Pen - huyết ngải. Khi bứng cây, anh không cần dùng phép thuật gì cả, chỉ việc dùng xẻng đào bới xung quanh gốc rồi cho vào chậu đất pha cát. Những nhà giàu ở Campuchia xem huyết ngải là loại cây kiểng đem lại sự may mắn, thường trồng làm cảnh trong vườn nhà.

Luong cho biết, huyết ngải chỉ sống trong môi trường ẩm ướt và đất bạc màu. Để có dưỡng chất nuôi thân, hoa của chúng tiết giọt sương tạo mùi. Khi chạm vào, chúng sẽ có cơ chế cử động giống như lá của cây mắc cỡ để "ôm" lấy con mồi rồi tiết những "giọt sương" có chứa vi khuẩn và thành phần hóa học phân hủy chất hữu cơ tạo thành dưỡng chất nuôi cây.

Những cây non dưới 3 năm tuổi chỉ có thể bẫy côn trùng nhỏ như ruồi, gián. Cây trên 3 năm tuổi thường cao khoảng 0,5 mét, thân cành chằng chịt rối rắm thành một bụi lùm có thể bắt chim chóc, chuột sóc. Những cây trên 5 năm tuổi tạo thành một bụi lùm bằng cái bàn ăn cơm sẽ bắt được những động vật lớn hơn như gà, chồn.

Khi hỏi về chuyện khả năng ăn thịt người của cây Neap Pen, anh Luong bật cười: "Nếu con người chui vào bụi nằm im nửa ngày, cây mới đủ thời gian giết chết. Cây tóm được gà là do những cành chằng chịt tạo thành một tấm lưới quấn cuộn. Sức gà không đủ sức thoát ra. Nếu muốn bắt con người thì cây phải to bằng cái nhà và cành cây phải to bằng cổ tay mới tóm nổi.

Tuy nhiên, khi bứng cây phải cẩn thận với những giọt sương của nó. Khi chạm vào da, những giọt axít ấy không đủ làm phỏng ngay nhưng qua ngày sau phần da sẽ bị đỏ ửng. Khi bị dính sương cây Neap Pen chỉ cần dùng cồn y tế xoa vào để diệt khuẩn rồi dội nước để rửa sạch chất a xít là không hề hấn gì". Bản thân anh Luong đã bứng hàng trăm cây Neap Pen nhưng không hề hấn gì

Nông Huyền Sơn

#15 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 15/05/2016 - 04:45

Quăng con gà vào vài ngày sau chỉ còn xương chắc là thầy ngải đớp hết thịt chừa xương gà lại . hihi






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |