Jump to content

Advertisements




Kinh điển Phật giáo Đại Thừa phải chăng là nguỵ tạo và mê tín?


26 replies to this topic

#1 NBQ

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 21/04/2016 - 14:56

I. KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA PHẢI CHĂNG LÀ KINH NGUỴ TẠO

Kinh điển nguyên thuỷ, bộ Nikaya (Pali tạng) hay bộ A Hàm (Hán tạng) được xem là ghi lại chính xác lời dạy của Đức Phật trong suốt 45 năm hoằng pháp. Kinh này được tổng hợp lại trong các lần kết tập kinh điển sau khi Phật nhập diệt chủ yếu thông qua ngài A Nan, người thị giả và cũng là một trong mười đại đệ tử của Phật.

Trong khi đó, rất nhiều ý kiến cho rằng kinh điển Đại Thừa là “kinh nguỵ tạo”. Sự khẳng định căn cứ vào các lý do sau đây:
- Các bản kinh này không do chính Đức Phật nói ra. Thời điểm xuất hiện của kinh điển Đại Thừa khoảng 500 năm sau khi Phật nhập diệt. Các bản kinh này là không đảm bảo tính xác thực vì không thấy được nhắc đến trong các lần kết tập kinh điển.
- Kinh điển Đại Thừa là sự mạo nhận của các tác giả khác.
- Nội dung của kinh điển Đại Thừa mang tính chất hoang đường, siêu thực.

1. VỀ TÍNH XÁC THỰC CỦA CÁC BẢN KINH ĐẠI THỪA:
Các ý kiến cho rằng các bản kinh này không phải do Phật thuyết nên nó là kinh nguỵ tạo có lẽ là vì họ chưa đọc nhiều kinh điển Nguyên Thuỷ. Trong kinh điển Nguyên Thuỷ, có rất nhiều bài kinh là do các vị trưởng lão (Xá Lợi Phất, Ca Diếp…) thuyết nhưng cũng được xem là kinh Phật vì nó phù hợp với giáo lý của Đức Phật và được Phật xác quyết.
Vậy thì kinh điển Đại Thừa nếu phù hợp với giáo lý của Đức Phật thì cũng phải được xem là kinh Phật, mặc dù “có khả năng” kinh ấy không chính do kim khẩu của Đức Thế Tôn nói ra.

2. VỀ THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN CÁC BẢN KINH ĐẠI THỪA:
Các ý kiến cho rằng các bản kinh này không thấy nhắc đến trong các lần kết tập kinh điển và đều xuất hiện rất lâu (500-700 năm) sau khi Phật nhập diệt nên không phải kinh Phật.

Vậy cũng nên nói rõ là tam tạng kinh điển nguyên thuỷ (Kinh, Luật và Luận) cũng chỉ được hoàn thiện ở lần kết tập thứ 3, khoảng năm 225 TCN, tức là 318-320 năm sau ngày Đức Phật Nhập Diệt.

Điều đó cho thấy rằng các lần kết tập kinh điển thứ 1, thứ 2 là chưa đầy đủ. Vậy thì có thể là lần kết tập thứ 3…, thậm chí thứ 100 vẫn có khả năng là chưa đầy đủ. Và do vậy mãi đến 500-700 năm sau khi Phật nhập diệt thì kinh điển Đại Thừa được hiển bày thì cũng là do vấn đề cơ duyên.

Kinh điển Nguyên thuỷ được bảo chứng một phần vì nó được ghi lại theo lời kể của ngài A Nan, vị thị giả của Đức Thế Tôn và cũng là vị hành giả được xem là “Đệ Nhất Đa Văn” có trí nhớ siêu việt, nhưng nên nhớ rằng ngài A Nan chỉ tham gia kết tập kinh điển ở lần đầu tiên.

Do vậy việc dùng thời điểm xuất hiện kinh để làm thước đo tính xác thực của kinh là không hợp lý.

3. VỀ SỰ MẠO NHẬN KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA:
Nếu cho rằng các bản kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo. Như thế thì động cơ của việc nguỵ tạo ấy là gì???

Nếu là vì danh tiếng thì không đúng vì các bản kinh ấy vẫn được ghi là kinh Phật (Thích Ca Mâu Ni) chứ không ghi tác giả nào khác. Có ai tranh giành và tự nhận mình là tác giả của các bản kinh ấy đâu mà lấy danh cầu tiếng.

Nếu là vì lợi thì các vị tác giả ấy (nếu có) được lợi gì từ việc mọi người tu trì theo bài kinh đó và đạt được Giác Ngộ.

Hoặc nếu cho rằng các vị ấy muốn dẫn người tu đi vào con đường sai lạc thì cũng không đúng vì rằng càng đọc kỹ, suy ngẫm sâu thì càng thấy rằng những tư tưởng trong kinh điển Đại Thừa (gọi theo lối chung) có những điều VI DIỆU, THÂM SÂU. Có lẽ phải có duyên lành lớn mới cảm nhận được chút ít.

4. VỀ NỘI DUNG CỦA KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA:
Nhiều ý kiến cho rằng kinh điển Đại Thừa là mang tính hoang đường, thần thoại. Người nào đã đọc kinh Đại Thừa và thấy như vậy thì có thể thấy rằng người đó phước huệ còn mỏng nên chưa thể thấy được cái thâm diệu của kinh điển Đại Thừa.

Lần đầu đọc các bộ kinh Đại Thừa đa phần người đọc đều có tâm trạng như thế. Đặc biệt là những người có học vấn cao. Chính học vấn cao làm cho người ta dùng nhiều sự suy luận nặng tính thế tục, khoa học để luận giải các nội dung trong kinh điển. Và dĩ nhiên, những suy luận thế tục này không thể nào cảm thấu được những điều thâm diệu mang tính chất xuất thế. Nhưng nếu có duyên lành, tiếp tục đọc thêm nhiều lần sẽ cảm nhận được nhiều điều hơn từ kinh điển Đại Thừa.

5. SỰ THỐNG NHẤT VỀ MẶT NỘI DUNG:
Nếu có dịp đọc nhiều bản kinh Đại Thừa, thì có thể thấy rằng về mặt nội dung thì kinh điển Đại Thừa luôn có sự thống nhất: từ tên gọi các vị Phật, thời gian, sự kiện, nơi chốn… Không có bất kỳ một sự mâu thuẩn nào dẫu rằng số lượng kinh điển Đại Thừa là rất rất nhiều. Nếu là kinh nguỵ tạo thì quả thực các tác giả đã có một sự phối hợp quá nhịp nhàng, nhịp nhàng đến xuất sắc. Vì rằng các bộ kinh này xuất hiện cách xa nhau về thời gian và không gian nhưng lại không có bất kỳ một sự mâu thuẩn nào về mặt tình tiết nhân vật, không gian, thời gian, sự kiện.

Các kinh đều giảng thuyết như nhau về Tánh Không, về Phật Đạo, về Bồ Đề Tâm, về Bồ Tát, về Tứ Diệu Đế, Về Bát Chánh Đạo… Một sự thống nhất hoàn hảo.

Phải nói rằng kinh điển Đại Thừa đã diễn giải Phật Pháp và Phật Đạo ở một góc độ thâm sâu, vi diệu và quảng đại hơn mà “PHẢI CẦN CÓ CƠ DUYÊN” để lĩnh hội được chút ít.

6. VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG MANG TÍNH CHẤT SIÊU THỰC TRONG KINH
Không chỉ trong kinh điển Đại Thừa, mà cả trong kinh điển Nguyên Thuỷ chúng ta cũng thường bắt gặp những đoạn mô tả về cảnh giới chư thiên vô cùng tráng lệ, đẹp đẽ lạ kỳ, có những lâu đài vô cùng to lớn, làm bằng những chất liệu quý báu như vàng, pha lê, những ao nước, rừng cây bằng thất bảo…; về hình sắc, tuổi thọ của các vị chư thiên, Phạm Thiên, Đại Phạm Thiên có thể kéo dài đến hàng triệu, hàng tỷ năm; về tuổi thọ của loài người trong các thời Phật khác nhau có thể kéo dài đến hàng ngàn, hàng chục ngàn năm; hình sắc to lớn đến hằng trăm mét…; về sự tồn tại của các loại chúng sinh đặc biệt; về khả năng của các loại thần thông… Tất cả những điều này được mô tả trong kinh Nguyên Thuỷ và hoàn toàn có thể được cho là siêu thực, là hoang đường dưới cái nhìn hạn hẹp của khoa học hiện tại.

Do vậy, không nên vội vàng phán xét kinh điển Phật Giáo (cả Nguyên Thuỷ và Đại Thừa) ở những khía cạnh trên bằng “cái thấy” hạn hẹp của phàm phu mà phải dùng “cái thấy” từ năng lực thiền định thâm sâu.

Và hơn nữa cũng không cần phải phán xét hay lý luận làm gì vì những điều đó là không quan trọng và nó không giúp gì chúng ta trên con đường Phật Đạo và giải thoát.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


GHI CHÚ:
Hình ảnh minh hoạ của bài viết này là hình ảnh của một số thiên hà được chụp lại bởi kính viễn vọng không gian Hubble. Chúng có hình xoáy nước, hình bánh xe, hình hoa nở, hình Tu Di sơn, hình vòng nhẫn, hình xoay chuyển…
Chúng gần như trùng khớp với hình dạng của các thế giới được mô tả trong kinh Hoa Nghiêm, một bộ kinh đồ sộ của Phật Giáo Đại Thừa (Phẩm Thế Giới Thành Tựu, Phẩm Hoa Tạng Thế Giới).

II. PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA CÓ PHẢI LÀ SỰ MÊ TÍN
1. CHƯ PHẬT

Phật Giáo Nguyên Thuỷ cùng với pháp môn Thiền Minh Sát Tuệ đã mang lợi ích lớn lao cho nhiều Phật tử và những người hâm mộ Phật pháp nói chung. Pháp môn này rất được các thiền sinh, Phật tử phương Tây áp dụng, có lẽ là vì nó phù hợp với những người sống trong một thời đại có quá nhiều áp lực và căng thẳng như hiện nay. Pháp môn ấy đã giúp đạt được sự an lạc trong từng phút giây hiện tại, thường được gọi là “Hiện tại Lạc Trú”.

Dĩ nhiên lợi ích đó chỉ là phần nhỏ nhoi so với mục đích cuối cùng là sự giải thoát rốt ráo. Tuy nhiên, an trú vào sự bình yên, chánh niệm của từng phút giây hiện tại cũng là sự điều vô cùng quý giá.

Thời gian gần đây, dường như có phong trào tìm về Phật giáo Nguyên Thuỷ với những pháp môn nguyên thuỷ. Dĩ nhiên điều đó là vô cùng tốt đẹp, ngoại trừ một số người vì vô tình hoặc cố ý mà đã đi quá xa khi họ cho rằng kinh điển Đại thừa là sự mạo nhận; và rằng các vị Phật trong kinh điển Đại Thừa đều không có thật mà chỉ là sự tưởng tưởng của các tác giả kinh điển Đại Thừa.

Nếu đọc qua kinh điển Nguyên Thuỷ thì sẽ thấy có nhiều kinh đề cập đến các vị Phật như Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Bà, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm, Phật Ca Diếp. Đấy là các vị Phật được chính kim khẩu của Đức Thế Tôn nói đến.

Như thế cho thấy rằng ngoài Đức Thế Tôn là một vị Phật ở thời hiện tại thì còn có nhiều vị Phật khác nữa xuất hiện ở các thời khác nhau cả quá khứ và tương lai. Số lượng của các vị Phật này là vô cùng, vô tận không thể tính đếm nổi vì toàn bộ tiến trình thời gian là vô cùng vô tận và cũng không thể tính đếm được. Và do vậy, việc có những vị Thế Tôn khác tên là A Di Đà, Dược Sư, Nhiên Đăng… cũng không có gì khó hiểu. Chỉ cần suy luận đơn giản về toán học xác suất là có thể hiểu được.
(Nói đến sự vô cùng tận của cả tiến trình thời gian, trong kinh điển Nguyên Thuỷ, Đức Thế Tôn dùng rất nhiều ví dụ để thể hiện.)

2. CÁC VỊ BỒ TÁT
Tâm lý hoang mang, bối rối, thậm chí hoảng sợ khi đọc qua kinh điển Đại Thừa làm cho nhiều người có thái độ chối bỏ, bài bác kinh điển Đại Thừa. Cùng với thái độ bài Tàu thái quá làm cho họ nghĩ rằng: “các vị Bồ Tát Quán Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền, Địa Tạng đều là sản phẩm của người Tàu vì chỉ thấy các vị Bồ Tát này xuất hiện ở Trung Quốc mà không ở nơi nào khác”.

Nói năng như thế thì tuỳ tiện quá. Quán Thế Âm Bồ Tát được tôn thờ rất nhiều Tây Tạng. Thậm chí người Tây Tạng còn xem các vị Đạt Lai Lạt Ma tôn kính của họ chính là hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cả Bồ Tát Di Lặc cũng thế, được tôn thờ rất nhiều ở Tây Tạng và ở các quốc gia Phật giáo Nam Tông (Phật giáo Nguyên thuỷ) khác. Ở xứ đó, các vị ấy có tên khác vì ngôn ngữ khác: Quán Thế Âm Bồ Tát là Avalokiteshvara Bodhisattva, Bồ Tát Di Lặc là Maitreya hoặc Metteyya Bodhisattva.

Bồ Tát Di Lặc còn được chính kim khẩu của Đức Thế Tôn nói đến trong bản Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống (kinh số 26 của Trường Bộ Kinh, kinh điển Nguyên Thuỷ Pa Li tạng).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




3. VỀ SỰ MÊ TÍN TRONG CUỘC SỐNG CỦA MỘT SỐ PHẬT TỬ

Có lẽ khá nhiều người đến với Phật Pháp với mong cầu mình đạt được cái Danh hoặc cái Lợi nào đó chứ không phải là sự giải thoát rốt ráo, tiêu trừ mọi cấu uế nội tâm.

Điều này chẳng phải là hiếm và hoàn toàn dể hiểu. Chính bản thân tôi và khá nhiều bạn (có lẽ là thế) đến với Phật Pháp cũng là mong cho mình đạt được điều này điều nọ.

Ngay trong kinh điển Nguyên Thuỷ cũng ghi nhận trường hợp hoàng tử Nan Đà, em của Đức Thế Tôn, ban đầu đến với cuộc sống tu hành chỉ vì lời hứa hẹn được 500 cô thiên nữ có thiên sắc mỹ miều.

Hoặc có một số vị khác đến với giáo đoàn của Đức Thế Tôn với mục đích ban đầu là vì sự lợi dưỡng về vật thực, y áo, sàng toạ… vì thời kỳ này, giáo đoàn của Đức Thế Tôn được sự kính ngưỡng lớn lao từ dân chúng nên được cúng dường rất nhiều.

Chính vì cái Lợi, cái Danh này mà rất nhiều Phật tử biến cuộc sống và sự kính ngưỡng Phật Pháp của mình thành một lối sống mang đậm màu sắc Mê Tín thái quá thông qua các hành vi cúng bái, thờ phụng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là toàn bộ các hành động đó của các Phật tử theo truyền thống Đại Thừa là không đúng; và càng không được diễn giải là các truyền thống Đại Thừa là mê tín và hoang đường.

Việc thờ cúng, chiêm bái tự bản thân nó không mang lại khả năng giải thoát hoặc chứng đắc quả vị nhưng nó mang lại phước báo vô cùng to lớn và nó thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với Phật và các vị giới đức khác. Nó giúp hành giả, Phật tử có điều kiện để vững bước trên con đường Phật Đạo.

Chính vì vậy mà trong kinh Nguyên Thuỷ, Đức Thế Tôn có dạy về việc xây dựng tháp thờ các vị có giới đức để dân chúng có thể chiêm bái, cúng dường nhằm có được phước báo. Đức Thế Tôn thuyết rằng: tháp dựng cho chư Phật thì cao 13 tầng, cho Bích Chi Phật cao 11 tầng, cho A La Hán cao 4 tầng, cho Chuyển Luân Thánh Vương là 1 tầng (riêng số tầng của Chuyển Luân Thánh Vương thì tôi không nhớ rõ lắm).

Việc tôn thờ, chiêm bái, cúng dường Xá Lợi của Đức Thế Tôn và các vị Thánh Tăng cũng có ý nghĩa tương tự. Nhờ vậy mà đến ngày hôm nay chúng ta vẫn còn có thể chiêm ngưỡng những bảo vật Xá Lợi này.

Trong kinh điển Nguyên Thuỷ, Đức Thế Tôn dạy rằng: việc học theo Pháp và hành theo Pháp luôn mang lại phước báo to lớn hơn rất nhiều so với phước báo mà sự bố thí và cúng dường mang lại, dẫu cho sự bố thí và cúng dường ấy là vô cùng lớn lao. Mà điều này thì càng được nhắc nhiều hơn nữa trong kinh điển Đại Thừa.

Trong đó, Đức Phật thường dùng ví dụ bố thí của cải bằng cả Thế Giới Tam Thiên Đại Thiên (Thế Giới Ba Lần Ngàn) hoặc bằng cả vi trần Thế Giới Tam Thiên Đại Thiên cũng không nhiều phước báo bằng tụng đọc, thọ trì, giảng thuyết một bài kinh hoặc thậm chí một bài kệ nào đó. Chẳng hạn như trong kinh Kim Cang.

Như vậy, trong cả kinh điển Nguyên Thuỷ và Đại Thừa, Đức Thế Tôn đều dạy rằng việc học và hành theo Pháp là quan trọng và tốt đẹp hơn nhiều so với việc bố thí và cúng bái. Mặc dù vậy, một số người đã thể hiện “thái quá” lòng kính ngưỡng và mong cầu của mình trong các hành vi cúng bái và thờ phụng và thậm chí làm cho các hành vi ấy mang màu sắc mê tín.

Tuy nhiên, phải nhớ rằng, Đức Thế Tôn chỉ là người chỉ đường. Việc đi đúng hướng và về đến đích hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào người đi đường. Điều này thì cả kinh Nguyên Thuỷ và kinh Đại Thừa đều xác quyết hoàn toàn như nhau.

HÃY ĐẾN ĐỂ THẤY
Việc tìm hiểu, khuyến khích trở về lối tu tập theo truyền thống Nguyên Thuỷ mà Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh điển Nguyên Thuỷ là rất đáng hoan nghênh và vô cùng tốt đẹp.

Tuy nhiên, nếu vì thế mà bài bác và phê phán phương thức tu tập theo truyền thống Đại Thừa thì rất ấu trĩ, rất vô lý và TỘI NGHIỆP.

Chúng ta hãy nhớ lại lúc chưa có cơ duyên đến với Phật Pháp, chưa hiểu Phật Pháp, chưa nếm được Pháp vị, chúng ta “đã từng” cho rằng cuộc sống của các tu sĩ Phật Giáo là yếm thế, là vô vị, là không mang lại lợi ích gì.

Chắc chắn chúng ta “đã từng” tự hỏi hoặc hỏi người khác rằng ngồi thiền thì có lợi ích gì, nghiên cứu học tập kinh sách Phật Pháp thì có lợi ích gì, sống tiết chế thì có lợi ích gì. Tại sao tôi phải bố thí, phải san sẽ những của cải mà mình có cho người khác.

Tất cả những nghi vấn đó đã được giải toả khi chúng ta thực sự thực hành Phật Pháp. Mọi câu hỏi gần như đều được tự trả lời bới chính chúng ta.

Và như thế, chúng ta lại thấy rằng Phật Pháp là cái mà chúng ta phải tự mình “chứng nghiệm” lấy, là cái mà Đức Thế Tôn và các bậc Thánh Tăng vẫn thường dạy rằng: “HÃY ĐẾN ĐỂ THẤY”. Hiểu rộng ra là: “Hãy đến, hãy thực hành để thấy, để chứng nghiệm”. Hay nói dân dã hơn: “ngon hay dỡ, nóng hay lạnh, mùi vị thế nào…, hãy tự mình thưởng thức và cảm nhận”.

Do vậy, đối với những pháp môn tu tập như niệm Phật, trì chú… của truyền thống Đại Thừa, nếu thấy rằng không phù hợp thì không nhất thiết phải tu tập theo. Nhưng chớ có buông lời chê bai, phê phán. Vì như thế RẤT LÀ TỘI NGHIỆP.

Còn nếu có cơ duyên và căn lành, hãy thử thực hành một cách chuyên tâm và miên mật trong 6-12 tháng. Lúc đó mỗi người sẽ tự có câu trả lời cho riêng mình. Ấy là làm theo đúng lời Đức Thế Tôn đã dạy: “HÃY ĐẾN ĐỂ THẤY”.

III. TU TẬP THEO TỊNH ĐỘ TÔNG (PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA) VÀ PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ
1. PHƯƠNG THỨC TU TẬP
1.1 Quá trình tu hành theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ được ghi nhận ở các bản kinh PaLi Tạng thường gồm:

- Giữ GIỚI để đặt những bước chân đầu tiên vào Phật đạo.
- Hành thiền để đạt được Chánh ĐỊNH
- Trạng thái Chánh Định giúp hành giả triễn khai các đề mục thiền quán để khai mở trí TUỆ từ đó chứng đạt đạo quả (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán).

Quá trình này rất gian nan và vất vả mà đa phần đều được ghi nhận trong kinh điển nguyên thuỷ bằng việc xuất gia (đối với giới tu sĩ), từ bỏ mọi của cải và tất cả các liên hệ gia đình, xã hội; đi khất thực để duy trì mạng căn, cư trú nơi hoang liêu cô tịch, thậm chí không có một nơi cư trú nào cả (ở trong hang động, nhà hoang, gốc cây…). Và quan trọng là thực hiện chuyên cần Giới – Định – Tuệ như đã nói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



1.2 Khi tìm hiểu về pháp môn Tịnh Độ Tông của theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa thì thấy rằng việc tu tập rất là dể dàng. Theo đó, chỉ cần niệm Phật “Nhất Tâm Bất Loạn” trước khi lâm chung thì sẽ được vãng sanh về Thế Giới Tịnh Độ của Phật A Di Đà, hoặc của các vị Phật khác. Điều này làm nhiều người cảm thấy bất công và cho rằng đó là một sự phi lý trong tu tập theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy trong các bản kinh Nguyên Thuỷ, có rất nhiều trường hợp ghi nhận về một người bản tính vốn là ác nhưng vào lúc cuối đời phát tâm cúng dường, bố thí, giữ giới, hay chỉ cần có niềm tin vào Thế Tôn thì được quả báo tốt trong kiếp tái sanh tiếp theo hoặc thậm chí đạt được đạo quả.

Chẳng hạn trường hợp tên tướng cướp Ương Quật Ma La giết người hàng loạt và định giết cả Thế Tôn nhưng đến khi gặp Thế Tôn, được nghe một bài pháp ông đã chứng quả và gia nhập tăng đoàn. Và rất nhiều trường hợp các vị trưởng lão khác nữa đã chứng quả A La Hán sau khi nghe một bài pháp, mặc dù trước đó họ hành ác hoặc họ có tà kiến.

Như thế thì việc một người nào đó niệm Phật (nhất tâm bất loạn) khi lâm chung được tiếp dẫn về Thế giới Tịnh độ là việc không có gì khó hiểu.

Nó gần như tương tự với trường hợp của Đề Bà Đạt Đa, vốn là người cực ác, phá hoạt tăng đoàn, mưu toan giết hại Đức Thế Tôn, nên bị quả báo đất nứt ra và lọt vào đó, đoạ vào địa ngục A Tỳ.

Nhưng vì trước khi chết, ông có sanh tâm ân hận với tội lỗi của mình nên mở miệng niệm “Nam Mô Phật” nên sau khi hết bị đoạ ở địa ngục ông tái sanh vào cảnh giới chư thiên và cuối cùng chứng quả Độc Giác Phật. Trường hợp này cũng được ghi nhận trong kinh điển Nguyên Thuỷ.

Cũng nên nói thêm là Đề Bà Đạt Đa chỉ nói được “Nam Mô” chứ chưa nói đến chữ “Phật” thì đã bị chết. Thế mà quả báo còn tốt lành như thế thì huống gì một người khi sắp chết luôn niệm Phật đến độ “nhất tâm bất loạn” thì quả báo tái sanh ở một cõi tịnh độ an lạc cũng không có gì là lạ.

2. MỤC ĐÍCH TU TẬP

2.1 Tu tập theo truyền thống Nguyên Thuỷ mà Đức Thế Tôn đã hoằng pháp suốt 45 năm nhằm giúp hành giả đạt được mục đích cuối cùng (CỨU CÁNH) của cuộc sống phạm hạnh: “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong và không còn trở lại đời này nữa”, hay nói cách khác đó là trở thành một vị A La Hán được giải thoát rốt ráo ngay trong đời sống hiện tại. Điều này được nói rất nhiều trong kinh điển Nguyên Thuỷ.

Tu tập lối này (theo quan điểm cá nhân NBQ) dành cho người có căn cơ cao, đã từng tu tập qua nhiều đời nhiều kiếp, có nhân duyên lớn (gặp Phật, hoặc đệ tử lớn của Phật, hoặc bậc chân tu), có ý chí mạnh mẽ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



2.2 Còn tu tập theo pháp môn Tịnh độ thì việc vãng sanh về thế giới Tịnh Độ chỉ là phương tiện (xin nhấn mạnh chỉ là PHƯƠNG TIỆN).

Sau khi chấm dứt mạng căn (chết) và tái sanh ở thế giới Tịnh Độ, hành giả phải tiếp tục tu tập trong thời gian rất rất lâu nữa để đạt quả vị giải thoát rốt ráo. Dĩ nhiên, ở cõi tịnh độ này, các điều kiện tu tập tốt hơn rất rất nhiều so với đời sống ô trược ở cõi Ta Bà (cõi mà chúng ta đang sống).

Tu tập theo lối này (theo quan điểm cá nhân) phù hợp cho người có căn cơ chưa cao, có nhân duyên chưa lớn, và ý chí chưa được mạnh mẽ nên phải nhờ tha lực bên ngoài (Tha lực ở đây là sự gia hộ của chư Phật và Bồ Tát).
(Ngoài ra, việc hành giả chọn pháp môn tu nào đó còn tuỳ thuộc vào ý nguyện của hành giả đó, chứ không nhất thiết liên quan đến căn cơ hay năng lực.)

=================
Ghi chú: có nhiều Thế Giới Tịnh Độ khác nhau và quen thuộc nhất là Thế Giới Cực Lạc của Phật A Di Đà ở phương Tây, Thế Giới Lưu Ly của Phật Dược Sư ở phương Đông.
Thế Giới Ta Bà của Phật Thích Ca cũng là Thế Giới Tịnh Độ nhưng với các chúng sinh (trong đó có chúng ta) có tâm cáu bẩn thì vẫn “thấy” đó là thế giới ô trược.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi NBQ: 21/04/2016 - 15:05


#2 ThankAll

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 21/04/2016 - 17:58

Theo bạn, có thế giới Tây Phương Cực Lạc không?

Sửa bởi Hennessy: 21/04/2016 - 18:01


#3 NBQ

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 21/04/2016 - 20:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hennessy, on 21/04/2016 - 17:58, said:

Theo bạn, có thế giới Tây Phương Cực Lạc không?
Câu trả lời có trong bài viết đó bạn. Còn nếu bạn chưa đọc đến thì tôi xin nói là "CÓ".

Thanked by 1 Member:

#4 ThankAll

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 21/04/2016 - 20:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NBQ, on 21/04/2016 - 20:23, said:


Câu trả lời có trong bài viết đó bạn. Còn nếu bạn chưa đọc đến thì tôi xin nói là "CÓ".

Ở ĐÂU???

Hỏi chơi thôi, k trả lời cũng được.

#5 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 21/04/2016 - 21:27

Đừng hỏi những câu như Có hay Không, vì câu đó ngay cả các nhà khoa học vĩ đại như Einstein cũng không trả lời được.

Cũng không nên quá câu nệ kiệu Chân hay Giả, Tà hay Chính kiểu các học giả Nho học.

Mình chọn học cái gì hợp với mình, ở thời điểm này, mà cho cuộc sống tốt đẹp hơn tâm hồn tĩnh tại hơn thì học.

Đúng Sai đến cuối cùng thì không có Vĩ nhân nào dám xác quyết đâu.

Chân lý không bao giờ là 1 câu khẳng định.

#6 ThankAll

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 21/04/2016 - 22:15

Tôi không đi tìm chân lý, đúng sai, tà chính...

Tôi thích hỏi gì? hỏi ai? là quyền của tôi, còn trả lời hay không là quyền (không phải nghĩa vụ) của người được hỏi. =)))))


#7 Tonggiang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 81 thanks

Gửi vào 21/04/2016 - 22:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 21/04/2016 - 21:27, said:

Đừng hỏi những câu như Có hay Không, vì câu đó ngay cả các nhà khoa học vĩ đại như Einstein cũng không trả lời được.

Cũng không nên quá câu nệ kiệu Chân hay Giả, Tà hay Chính kiểu các học giả Nho học.

Mình chọn học cái gì hợp với mình, ở thời điểm này, mà cho cuộc sống tốt đẹp hơn tâm hồn tĩnh tại hơn thì học.

Đúng Sai đến cuối cùng thì không có Vĩ nhân nào dám xác quyết đâu.

Chân lý không bao giờ là 1 câu khẳng định.

Bạn nói đúng như Thu Giang Nguyễn Duy Cần:

"Cái gì có kết luận chẳng phải là chân lý "

Chúng ta sống từng giây từng phút với cái " Đang Trở Thành ", như kẻ uống nước ,lạnh - nóng tự ta hay .

Theo quan niệm nhà Phật " nhất thiết do Tâm tạo", lìa khỏi Tâm ta thì chẳng còn gì để nói !

Theo Nguyễn Lang :" Phật có nghĩa là hiểu biết nhưng cái hiểu biết ở đây không phải là những tri thức chất chứa do sự học hỏi , mà là cái biết của thật trí Bát Nhã giải phóng được tâm hồn người "!

Ôi,chém gió cho vui thôi chứ đụng vào Tôn Giáo với Chính Trị thì " vô hồi kì trận "!



#8 tauvequehuong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1875 Bài viết:
  • 2087 thanks
  • LocationHai Phong

Gửi vào 21/04/2016 - 23:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hennessy, on 21/04/2016 - 20:40, said:

Ở ĐÂU???

Hỏi chơi thôi, k trả lời cũng được.
Ở ĐÂU CÒN LÂU MỚI NÓI!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#9 Tonggiang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 81 thanks

Gửi vào 22/04/2016 - 09:13

THẾ NÀO LÀ TÔN GIÁO ? ,Cần có những điều kiện gì để nhận biết và khảo sát một tôn giáo ?

" Thông thường khi khảo sát một Tôn giáo và nhất là khảo sát đối chiếu nhiều Tôn giáo thì người ta phải đề ra những hạng mục sau đây :

1- Tên tôn giáo
2/Quốc gia sản sinh tôn giáo này
3/ Thời kỳ xuất hiện
4/ Biệt hiệu hay đạo hiệu của vị giáo chủ ( nếu có) khai sáng tôn giáo
5/ Tên vị giáo chủ
6/ Thành phần xuất thân của giáo chủ
7 Ngữ nguyên của tên tôn giáo này ( nguồn gốc của tên ; chẳng hạn gọi theo tên vị giáo chủ như Lão giáo ; theo tên quốc gia sản sinh như Ấn Độ giáo ; theo chủng tộc như Do Thái giáo )
8/Phân loại tôn giáo ( đa thần , độc thần ,lưỡng nguyên )
9/ Pháp môn tu hành
10/ Tên của đấng tối cao ( Phạm Thiên, Kami, Jehovah, Đạo, Thượng Đế, Thiên..,)
11/ Vấn đề kiếp sau
12/ HỆ THỐNG KINH ĐIỂN
13/ Các chi phái
14/ Có đặt nặng vấn đề truyền đạo hay không ?
15/ Các số liệu thống kê ( về sự phát triển ,số tín đồ , khu vực địa lý đông tín đồ hơn cả )
16/ Đối chiếu và tổng hợp.

Đó là 16 điều " tối thiểu " để tìm được nét đại cương của một tôn giáo !"

( LÊ ANH MINH )

Ở Topic này ,có lẽ chúng ta cần phải đi qua một số vấn đề " sơ lược " về PHẬT ,sau đó mới nói đến chuyện bàn bạc được !

-Phật THích Ca là ai ?

- Kinh điển Phật Giáo ?

- Tiểu Thừa và Đại Thừa khác nhau thế nào

- Học thuyết Nhân Duyên

-Trí huệ Bát Nhã

- Niết Bàn là gì ?

Chỉ bấy nhiêu thôi đã ngốn hết thời gian kiếm cơm của ta rồi !


Sửa bởi Tonggiang: 22/04/2016 - 09:38


#10 NBQ

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 22/04/2016 - 18:41

Chào bạn Henessy, thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà ở đâu, như thế nào, làm sao để vãng sanh về thê giới đó... được nói rất kỹ trong kinh A Di Đà, bạn có thể tìm đọc.

Thanked by 1 Member:

#11 ThankAll

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 22/04/2016 - 20:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NBQ, on 22/04/2016 - 18:41, said:

Chào bạn Henessy, thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà ở đâu, như thế nào, làm sao để vãng sanh về thê giới đó... được nói rất kỹ trong kinh A Di Đà, bạn có thể tìm đọc.

Chào bạn NBQ, ngay từ câu hỏi đầu tiên tôi đã không đồng quan điểm với bạn. Cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi rất ư là chảnh choẹ của tôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tauvequehuong, on 21/04/2016 - 23:09, said:

Ở ĐÂU CÒN LÂU MỚI NÓI!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tui hông cóa hỏi bác nhoa!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#12 tauvequehuong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1875 Bài viết:
  • 2087 thanks
  • LocationHai Phong

Gửi vào 23/04/2016 - 08:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hennessy, on 22/04/2016 - 20:48, said:

Tui hông cóa hỏi bác nhoa!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 nhatnguyen0978

    Hội viên

  • Banned
  • Pip
  • 372 Bài viết:
  • 98 thanks

Gửi vào 25/04/2016 - 19:13

Sao tôi thấy bạn Pháp Vân nói khác hẳn bạn. Pháp Tiểu thừa dành cho số ít người thượng căn thượng trí, pháp Đại thừa dành cho hạng độn căn nghiệp dày ngu si thời mạt pháp.
Rốt cuộc bạn đúng hay bạn kia đúng ? Cùng luyện tưởng một lò Bắc kinh tại sao có sự mâu thuẫn lớn ở đây ?
Cứ tạm cho bạn đúng. Như vậy thời đức Phật tại thế, thời kì chánh pháp hưng vượng, Phật Thích Ca và thánh chúng A la hán ba y một bát tu tập theo pháp Tiểu Thừa là thuộc hạng hạ căn độn trí phước mỏng ấu trĩ ??! Còn thời nay mạt pháp, pháp môn đại thừa huyền nghĩa sâu xa, thâm sâu vi diệu chỉ có tổ sư Trung Quốc cùng chúng đệ tử thượng căn thượng trí mới tu tập nổi??!

Các kinh đều giảng thuyết như nhau về Tánh Không, về Phật Đạo, về Bồ Đề Tâm, về Bồ Tát, về Tứ Diệu Đế, Về Bát Chánh Đạo… Một sự thống nhất hoàn hảo.
Bạn đọc những bản kinh nào ? Các bản đó có dạy bát chánh đạo, tứ diệu đế không ? Phương pháp để diệt dục, ái kiết sử, triền cái, vô minh không ?
A di đà quê quán ở đâu, cha mẹ tên gì, tu pháp gì thành Phật ? Thọ, tưởng, hành, thức...cái gì đi vãng sanh vậy ?

#14 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6839 Bài viết:
  • 5579 thanks

Gửi vào 26/04/2016 - 15:02

....................................................

#15 NBQ

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 26/04/2016 - 20:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhatnguyen0978, on 25/04/2016 - 19:13, said:

Sao tôi thấy bạn Pháp Vân nói khác hẳn bạn. Pháp Tiểu thừa dành cho số ít người thượng căn thượng trí, pháp Đại thừa dành cho hạng độn căn nghiệp dày ngu si thời mạt pháp.
Rốt cuộc bạn đúng hay bạn kia đúng ? Cùng luyện tưởng một lò Bắc kinh tại sao có sự mâu thuẫn lớn ở đây ?
Cứ tạm cho bạn đúng. Như vậy thời đức Phật tại thế, thời kì chánh pháp hưng vượng, Phật Thích Ca và thánh chúng A la hán ba y một bát tu tập theo pháp Tiểu Thừa là thuộc hạng hạ căn độn trí phước mỏng ấu trĩ ??! Còn thời nay mạt pháp, pháp môn đại thừa huyền nghĩa sâu xa, thâm sâu vi diệu chỉ có tổ sư Trung Quốc cùng chúng đệ tử thượng căn thượng trí mới tu tập nổi??!

Các kinh đều giảng thuyết như nhau về Tánh Không, về Phật Đạo, về Bồ Đề Tâm, về Bồ Tát, về Tứ Diệu Đế, Về Bát Chánh Đạo… Một sự thống nhất hoàn hảo.
Bạn đọc những bản kinh nào ? Các bản đó có dạy bát chánh đạo, tứ diệu đế không ? Phương pháp để diệt dục, ái kiết sử, triền cái, vô minh không ?
A di đà quê quán ở đâu, cha mẹ tên gì, tu pháp gì thành Phật ? Thọ, tưởng, hành, thức...cái gì đi vãng sanh vậy ?
1. Hehe... trước hết tôi muốn bạn nên dành chút thời gian, chắc tầm 30-45 phút để đọc nghiêm túc thông suốt bài viết chủ đề nhằm bài bác những luận điểm sai lệch của bài viết (nếu có). Như thế mới thực sự là bạn dấn thân vào công việc xiển dương Phật Pháp.

2. Tôi không biết bạn Pháp Vân là ai hết nên không biết bạn ấy đề cập đến cái gì.

3. Trong suốt toàn bộ bài viết của mình, tôi không bao giờ dùng đến từ "Tiểu Thừa" vì tôi thấy rằng như thế là một sự không tôn trọng đối với giáo pháp mà Đức Thế Tôn đã truyền dạy. Tôi gọi đó bằng từ "Nguyên Thuỷ".

4. Về pháp môn tu tập, tôi đã có thể hiện rõ trong bài viết của mình nhưng có lẽ bạn đã không đọc hoặc đọc không kỹ. Tiện đây, tôi xin nhắc lại:
**********
1. PHƯƠNG THỨC TU TẬP
1.1 Quá trình tu hành theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ được ghi nhận ở các bản kinh PaLi Tạng thường gồm:

- Giữ GIỚI để đặt những bước chân đầu tiên vào Phật đạo.
- Hành thiền để đạt được Chánh ĐỊNH
- Trạng thái Chánh Định giúp hành giả triễn khai các đề mục thiền quán để khai mở trí TUỆ từ đó chứng đạt đạo quả (Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán).

Quá trình này rất gian nan và vất vả mà đa phần đều được ghi nhận trong kinh điển nguyên thuỷ bằng việc xuất gia (đối với giới tu sĩ), từ bỏ mọi của cải và tất cả các liên hệ gia đình, xã hội; đi khất thực để duy trì mạng căn, cư trú nơi hoang liêu cô tịch, thậm chí không có một nơi cư trú nào cả (ở trong hang động, nhà hoang, gốc cây…). Và quan trọng là thực hiện chuyên cần Giới – Định – Tuệ như đã nói.

2. MỤC ĐÍCH TU TẬP

2.1 Tu tập theo truyền thống Nguyên Thuỷ mà Đức Thế Tôn đã hoằng pháp suốt 45 năm nhằm giúp hành giả đạt được mục đích cuối cùng (CỨU CÁNH) của cuộc sống phạm hạnh: “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong và không còn trở lại đời này nữa”, hay nói cách khác đó là trở thành một vị A La Hán được giải thoát rốt ráo ngay trong đời sống hiện tại. Điều này được nói rất nhiều trong kinh điển Nguyên Thuỷ.

Tu tập lối này (theo quan điểm cá nhân NBQ) dành cho người có căn cơ cao, đã từng tu tập qua nhiều đời nhiều kiếp, có nhân duyên lớn (gặp Phật, hoặc đệ tử lớn của Phật, hoặc bậc chân tu), có ý chí mạnh mẽ.

(Tôi xin chen ngang chổ này: cái câu “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm xong và không còn trở lại đời này nữa” là câu luôn được viết trong các bản kinh Pali tạng khi nói về một vị chứng đắc quả vị A La Hán, bạn nào muốn tìm hiểu có thể đọc thêm)

2.2 Còn tu tập theo pháp môn Tịnh độ thì việc vãng sanh về thế giới Tịnh Độ chỉ là phương tiện (xin nhấn mạnh chỉ là PHƯƠNG TIỆN).

Sau khi chấm dứt mạng căn (chết) và tái sanh ở thế giới Tịnh Độ, hành giả phải tiếp tục tu tập trong thời gian rất rất lâu nữa để đạt quả vị giải thoát rốt ráo. Dĩ nhiên, ở cõi tịnh độ này, các điều kiện tu tập tốt hơn rất rất nhiều so với đời sống ô trược ở cõi Ta Bà (cõi mà chúng ta đang sống).

Tu tập theo lối này (theo quan điểm cá nhân) phù hợp cho người có căn cơ chưa cao, có nhân duyên chưa lớn, và ý chí chưa được mạnh mẽ nên phải nhờ tha lực bên ngoài (Tha lực ở đây là sự gia hộ của chư Phật và Bồ Tát).
**********
Như vậy những điều bạn viết về pháp môn tu tập và căn cơ của hành giả xem ra có điều nhầm lẫn.

5. Về kinh điển Đại Thừa thì tôi có may mắn đọc gần như tất cả các bản kinh đăng trên site thuvienhoasen.org (phần kinh điển Bắc Tông), trừ một vài bản kinh nhỏ. Và nhân tiện nói thêm là tôi cũng không đọc kinh Pháp Bảo Đàn vì kinh này được thống nhất là do Lục tổ Huệ Năng, vị tổ thiền tông thứ 6 của TQ truyền lại. Tôi vẫn thích đọc kinh của Đức Thích Ca Mâu Ni hơn. Và tôi xin nhắc lại điều mình đã viết trong bài:
********
Các kinh đều giảng thuyết như nhau về Tánh Không, về Phật Đạo, về Bồ Đề Tâm, về Bồ Tát, về Tứ Diệu Đế, Về Bát Chánh Đạo… Một sự thống nhất hoàn hảo.

Phải nói rằng kinh điển Đại Thừa đã diễn giải Phật Pháp và Phật Đạo ở một góc độ thâm sâu, vi diệu và quảng đại hơn mà “PHẢI CẦN CÓ CƠ DUYÊN” để lĩnh hội được chút ít.
****************
6. Để tìm hiều về Phật A Di Đà, thế giới Tây Phương Cực Lạc.... bạn có thể tìm đọc kinh A Di Đà hoặc kinh Vô Lượng Thọ (dài hơn).
Cái đi vãng sanh là "Tâm thức" bạn à. Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu, bạn có thể tìm đọc tác phẩm "Tâm và Ta" của Thầy Thích Trí Siêu để hiểu hơn về "Tâm Thức". Thầy có kiến thức cao thâm về Phật Pháp và quan trọng là không chấp nhặt Đại Thừa hay Nguyên Thuỷ gì hết.
7. Cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của các đức Thế Tôn đa phần giống nhau. Bạn hâm mộ kinh điển Nguyên Thuỷ chắc cũng không lạ gì bản kinh Đại Bổn (kinh số 14 Trường Bộ Kinh, Pa Li tạng). Nếu chưa đọc thì bạn có thể tìm đọc để rõ hơn.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |