Jump to content

Advertisements




Hình (Another side of Vietnam)

hình ảnh mọi miền

37 replies to this topic

#16 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/03/2016 - 21:25

Người nghệ sĩ nhìn giống Thanh Nga quá?

Thanked by 1 Member:

#17 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 01:52

Cảnh sát tới, chạy lẹ tụi bây ơi ..............

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

:Cái vụ tắm này,tôi nghĩ phần đông con nít học sinh ai cũng từng tắm qua..hì..hì..mà mấy anh cảnh sát này cũng ác, họ tới là chỉ tịch thu quần áo, tui cũng từng đứng chung một bầy ở truồng dòng dõng,2 tay bụm ,miệng mếu máo trong vườn t*o Đàn (vì gần nhà), ai chạy xe ngang cũng nín cười...tởn tới già.

...trưa nắng chang chang ...tắm mát mà cũng hổng cho ....

Phú Nguyễn đối diện nhà có cái công viên cũng có cái hồ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) tuổi thơ nhìn bọn đồng trang lứa lội vô vọc nước chạy giỡn trong đó còn mình chỉ biết nhìn giờ nhớ lại chỉ tiếc là tại sao mình không có mặt trong 1 phần ký ức đẹp đẽ hồn nhiên đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Muốn biết tại sao hồi xưa kêu cái bồn phun nước này là Bồn Kèn ... xem hình dưới đây sẽ biết hehehe
Thấy được trong Forum có chú thích như vầy nè :

".... bồn kèn.......ngày xưa chủ nhật dàn kèn Pháp lên đây thổi cho người ta nghe..."
Còn anh Dang Nguyen (FB) của Ròm thì đã từng được Ba của ảnh dẩn đi nghe xem qua ...
<a href="https://www.facebook.com/notes/nam-r%C3%B2m/c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-t%E1%BB%9Bi-ch%E1%BA%A1y-l%E1%BA%B9-t%E1%BB%A5i-b%C3%A2y-%C6%A1i-/385440734983269?pnref=lhc#" role="button" style="text-decoration: none; color: rgb(0, 153, 204);">Dang Nguyen : Ờ quên nói Ròm ,tui từng được Ba chở ra Bồn Kèn xem các anh lính Pháp chơi nhạc giúp vui ,miễn phí mỗi sáng Chúa Nhựt lúc 8:30.Ban nhạc Hải Quân Pháp nghe Ba gọi "Bạch Lô"
Còm đính chính nhận được :
Anh Năm Ròm sửa lại "Mach Lô" không phải "Bạch Lô"
Mạch lô là gì?
Mạch lô là một từ cũ, có nghĩa là thủy thủ, do gốc Pháp là matelot:
Đám mạch lô trở nên hoảng loạn. (Ngô Tự Lập, 2008:60)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

OK

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,có thể tôi nghe nhầm ,lâu quá có thể quên .Từ Pháp Matelot đúng đó .Cám ơn Bạn gì đó ..)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


..và dưới đây là những hình ảnh về cái Bồn Kèn tại ngả tư Nguyễn Huệ / Lê Lợi Sài Gòn trước 75 ... với sự góp sức của anh FB

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cùng với Ròm khiêng về từ mọi nơi trên mạng Net . Các bạn có thể xem thêm những comment bên FB về bài post này ==>

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

với tấm hình Cảnh Sát tới ... . chôm của trang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


++++++
Bài post này chỉ riêng về cái bồn phun nước vì vậy Ròm hổng có đem thời gian của năm nào cũng như chú thích hay nguồn hình về ...nói chung , chỉ xem hình để nhớ về một thời .


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình xưa ngả tư Nguyễn Huệ / Lê Lợi , cái Bồn Kèn Sài Gòn trước 75

Thanked by 3 Members:

#18 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 02:07

"hòn gạch Viễn Đông"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bên hông khách sạn Continental năm 1967.
Photo by Ken

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tượng nữ sinh Quách Thị Trang tại bùng binh chợ Bến Thành năm 1965. Tượng được dựng vào tháng 8 năm 1964, đúng 1 năm ngày mất của cô tại đây.

Lúc này chưa có tượng Trần Nguyên Hãn vì khoảng năm 1967-1968 chính phủ dân sự (đệ nhị VNCH) mới cho quân đội xây các tượng đài làm biểu tượng cho các binh chủng của mình.

Ảnh: manhhai


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cafe Restaurant De Marseille trên đường Quai de Commerce (bến Bạch Đằng ngày nay, đoạn giữa Nguyễn Huệ và Đồng Khởi)

Saigon 1882 - Émile Gsell


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Lê Lợi chụp từ cầu dành cho khách bộ hành đi từ chợ Bến Thành, rất thông thoáng và sạch sẽ.

Ảnh: Bill Orkoskey - Saigon khoảng đầu thập niên 70.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Saigon 1962 - ngã tư Tự Do (Đồng Khởi) và Nguyễn Văn Thinh (Mạc Thị Bưởi)

Góc đối diện trong hình là tiệm thực phẩm Thái Thạch Alimentation lớn nhất Sài Gòn, chuyên bán thực phẩm nhập cảng từ Pháp, rượu vang bánh kẹo đồ hộp phô-mai jambon, nói chung đồ ăn Tây cái gì cũng có ... Hiện nay vị trí này là caffé Bene.
Source: BarryM's Gallery

Thanked by 3 Members:

#19 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 14:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


CHOLON 1955 - La Rue des Marins - Đường Đồng Khánh.

Vị trí cô gái mặc sườn xám đang đi là trước chùa bà Hải Nam (hội quán Quỳnh Phủ). Đây là hội quán của những người Hoa đến từ đảo Hải Nam, nay tọa lạc tại số 276 Trần Hưng Đạo B, quận 5. Một số căn nhà ở phía sau bức hình nay vẫn còn nguyên, nằm ở ngã 3 Trần Hưng Đạo - Trần Hòa.

Đây là bức hình của Raymond Cauchetier nằm trong cuốn sách Pagodes Chinoises et Annamites de Cholon (1931) của tác giả Jean-Michel de Kermadec.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường Đồng Khánh (Trần Hưng Đạo B, quận 5) ngay góc ngã tư với Tổng Đốc Phương (Châu Văn Liêm). Điều đáng mừng là dãy nhà này hiện tại vẫn còn nguyên và trong tình trạng rất tốt.

Ảnh: SAIGON 1974 by Gerd Nielsen

Thái Thành Sơn Lần nào quẹo từ Đại lộ Đông Tây vào Châu Văn Liêm dừng chờ đèn đỏ ở góc Nguyễn Trãi này, tôi luôn ngắm dãy nhà này ko rời mắt. Hầu như ko thay đổi gì cả so với tấm hình này. Quả thật là nét kiến trúc Đông Tây kết hợp ở khu Chợ Lớn rất độc đáo!

Alex Nguyen Gần vòng xoay thương xá Đồng Khánh có quán chè Châu Giang hơi bị đông khách luôn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dãy nhà sách trên đường Lê Lợi năm 1965. Lớn nhất vẫn là nhà sách Khai Trí của ông Nguyễn Hùng Trương thành lập năm 1952 tại số 62 Lê Lợi.

Sau 1975 thì nhà sách Khai Trí không còn của tư nhân mà thuộc Fahasa và đổi tên thành nhà sách Sài Gòn.

Warren G. Reed Collection


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bức hình nhà sách Xuân Thu trên đường Tự Do nằm trong loạt hình về quang cảnh đường phố Saigon được tác giả chụp ngay trong thời gian đảo chánh năm 1963.

Douglas Pike Photograph


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bệnh viện Hải Quân Mỹ trên đường Trần Hưng Đạo năm 1965.

Nay là bệnh viện Răng Hàm Mặt, kiến trúc vẫn không có gì thay đổi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Hàm Nghi năm khoảng 1968-1970. Bên phải là Ngân hàng Việt Nam Thương Tín đang được xây dựng tại góc Tôn Thất Đạm. Ngày nay là trụ sở của VietinBank.

Đường Hàm Nghi từ trước 1975 có thể được xem là "phố tài chính" vì đây là nơi tập trung nhiều ngân hàng cũng như các cơ quan thuế.

Ảnh: Charles F. Rauch, Jr. Collection


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đây là bức hình về 1 cảnh kẹt xe khác, lần này ở đường Võ Tánh (Nguyễn Trãi đoạn quận 1) năm 1967 của tác giả Bill Mullin. Nhìn hình này thì có thể đoán có sự ùn tắc tại ngã sáu Sài Gòn (ngã sáu Phù Đổng). Vị trí chụp là từ phòng khách sạn ông Mullin đang trú ngụ tại đầu đường Võ Tánh.

Ông Bill Mullin là 1 nhân viên của chính phủ Mỹ. Bức hình này nằm trong loạt hình về Saigon trong đợt công tác ngắn hạn của ông tai đây từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9. Loạt hình này bao gồm 88 tấm về Saigon được ông chọn lọc trong hơn 500 tấm. Ngoài ra còn có 24 tấm hình ông chụp trên đường rời Saigon về lại Mỹ bao gồm Phnom Penh, Hong Kong và Hawaii.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kẹt xe.

Saigon 1967 - Photo by Weston Wishart

đang tự hỏi sao kẹt toàn xe hơi k ta?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài thơ này HNVĐ từng đăng nhiều lần trên page nhưng đây là lần đầu tiên có người chụp lại từ sách giáo khoa xưa. Một bài thơ học thuộc lòng mà không người nào sống trước 75 mà không biết.

Ảnh: Le Phuoc (group Dan Saigon xua)

Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông
Nằm bên hữu ngạn con sông Sài Gòn
Đường thẳng tắp hiệu buôn san sát
Hàng cây cao bóng mát bên lề
Suốt ngày xe chạy nối xe
Còi kêu máy nổ tứ bề đinh tai
Đây dinh thự lâu đài lộng lẫy
Nọ buynh đinh cao bảy tám tầng
Ban đêm đèn điện sáng trưng
Cao lâu hí viện tưng bừng cuộc vui
Tàu ngoại quốc đậu dài suốt bến
Ngoài phi trường khách đến khách đi
Đô thành hòn ngọc kém chi
Thủ đô nước Việt kinh kỳ nước ta .


Thanh Giang Mai Tên bài thơ này là gì hở Dung My?
Dung My bài học thuộc lòng lớp nhì trước 75 ,kg nhớ tựa có thể tựa là Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông .
An Túc Nguyễn Bài SG trên của Bảo Vân trong sách Việt văn toàn thư lớp 4 của Bùi Văn Bảo, Nhật tảo xuất bản. Còn bài SD này trong sách Việt văn Tân tập lớp nhì của Đặng Duy Chiểu.

Sửa bởi Luciferlady: 24/03/2016 - 14:13


Thanked by 3 Members:

#20 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 18:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bà Maha Thiri Thudhamma Khin Kyi - phu nhân của cố thủ tướng Aung San và là thân mẫu của bà Aung San Suu Kyi nổi tiếng ở Miến Điện ngày nay - xuất hiện trong buổi lễ tại Tòa Đô Chánh, Sài Gòn nhân ngày phụ nữ Việt Nam năm 1960. Đứng bên cạnh bà Khin Kyi là bà Trần Lệ Xuân.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Saigon 1953 - Garage Charner số 131 đại lộ Charner (Nguyễn Huệ), phân phối độc quyền cho các hãng xe Renault, Austin, Chevrolet.

Cả 2 tòa nhà hiện nay đều thuộc về khách sạn Kim Đô., cạnh thương xá Tax.

Ảnh: manhhai.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh năm 1968. Phía xa bên trái là lối vào rạp Eden.

Các biểu ngữ tiếng Hoa và tiếng Anh cho thấy mối quan hệ thân thiết của 2 nước Việt Nam và Đài Loan.

Ảnh: William Ruzin

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cuối đường Nguyễn Văn Thinh (Mạc Thị Bưởi) năm 1966, đoạn giao với Nguyễn Huệ.

Ta thấy góc bên trái lúc này đang là 1 tòa nhà cũ kiểu Pháp. Đến năm 1968 thì khách sạn Palace mới bắt đầu được xây dựng trên vị trí này và tồn tại đến ngày hôm nay.

Ảnh: Darryl Henley Collection.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


La Rue des Marins - Trước 1975 là Đồng Khánh - Nay là Trần Hưng Đạo, quận 5

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


HỎI ĐÁP VỀ SAIGON

Oz Nguyen: Xin hỏi có đa đề nào trong forum biết tại sao có tên đường Vĩnh Viễn không?

HNVĐ: (trích Đường phố TPHCM - Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Đình Tư)

"Vĩnh Viễn là tên một địa danh cũ của đất Gia Định xưa.

Theo sự chỉ định trong địa bạ lập năm Minh Mạng thứ 17 (1836), thôn Tòng Chánh đông giáp thôn Nhơn Giang và thôn Tân Kiểng, tây giáp thôn Tân Thành, nam giáp hai thôn Tân Lộc, Tân Phước, bắc giáp thôn Tân Miên.

Căn cứ vào vị trí hai đường Tân Thành và Tân Phước hiện nay, thôn Tòng Chánh ở vào vị trí mà đường Vĩnh Viễn chạy qua. Vĩnh Viễn là một xóm của thôn Tòng Chánh xưa, nên được dùng đặt tên đường để ghi lại một địa danh có từ trước"

HNVĐ: Căn cứ vào thông tin trên đây thì các tên đường Vĩnh Viễn, Tân Thành, Tân Phước có nguồn gốc từ các thôn, xóm thuộc tỉnh Gia Định xưa.

Ảnh: Panoramio.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ở tấm hình trước (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) HNVĐ có hỏi mọi người vị trí chụp từ đâu. Và đây là câu trả lời: người chup đứng chụp từ trên chiếc cầu đi bộ này nên ta có góc chụp từ trên cao xuống đường Hàm Nghi.

Thời gian này tồn tại 2 chiếc cầu đi bộ: chiếc thứ 1 bắc từ chợ Bến Thành qua bùng binh và chiếc thứ 2 từ bùng binh qua trạm xe buýt (Công quản). Vì mất mỹ quan đô thị nên 2 chiếc cầu này chỉ tồn tại một thời gian ngắn rồi bị tháo dỡ.

Sẵn đây HNVĐ xin hỏi các bác từng sống ở Saigon giai đoạn này, không biết chính xác là 2 chiếc cầu này tồn tại từ năm mấy tới năm mấy? Nếu ai biết vui lòng bổ sung để chúng ta có thông tin đầy đủ grin emoticon

Ảnh: SAIGON 1967-68 by John Beck - Cầu vượt bộ hành (đang sơn chống rỉ)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường Hàm Nghi khoảng năm 1967 - 68. Có ai đoán được góc chụp từ đâu không? grin emoticon

Ảnh: John Beck

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Saigon 1973 - Bến xe lam đường Phan Văn Hùm, nay là đường Nguyễn Thị Nghĩa cạnh khách sạn New Word. Sau 1975 thì đường Nguyễn Thái Học thông ra tới ngã sáu Sài Gòn và bến xe lam này không còn nữa.

Bùng binh Hồ Con Rùa

Posted on January 30, 2013 by

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

in

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bùng binh Hồ Con Rùa



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hồ Con Rùa từ đường Trần Cao Vân nhìn qua đường Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần)

VỊ TRÍ
Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Về sau vua Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, nhà vua đã cho phá thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.
LỊCH SỬ: HỒ CON RÙA TRƯỚC ĐÂY TỪNG LÀ THÁP NƯỚC, SAU ĐÓ LÀ CÔNG TRƯỜNG CHIẾN SĨ TRẬN VONG RỒI MỚI TRỞ THÀNH HỒ CON RÙA NHƯ BÂY GIỜ
Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngày nay để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng gọi là Công trường Tháp Nước (Place de Château d’eau). Tháp xây kiên cố, khá cao, có thang hình xoắn ốc dẫn lên tới đỉnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tháp nước tại vị trí bùng binh Hồ Con Rùa năm 1878

Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa. Vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard – nay là đường Võ Văn Tần – và đường Larclauze – nay là đường Trần Cao Vân).
Ngày 11/11/1927, người Pháp đã cho xây dựng tại vị trí này một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ để tưởng niệm lính Pháp và lính Đông Dương chết trong thế chiến thứ nhất. Trong cuộc chiến tranh này, khoảng 9 vạn người Đông Dương – mà phần đông là người Việt Nam – bị Pháp bắt đưa sang châu Âu để đánh nhau với Đức hoặc làm việc trong các cơ xưởng quân sự. Công trình này được gọi là công trường Chiến sĩ trận vong hay công trường Ba Hình.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công trường chiến sĩ trận vong với tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng và một hồ nước nhỏ được xây dựng năm 1927 để tưởng niệm lính Pháp và lính Đông Dương chết trong thế chiến thứ nhất

Sau đó, công trường này mang tên Thống chế Joffre (1852-1931), người từng cầm quân xâm lược nước ta ở Bắc Kỳ. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956, sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, thì tượng này cũng bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tượng đài ba binh sĩ Pháp để tưởng niệm lính Pháp và lính Đông Dương chết trong thế chiến thứ nhất bị dở bỏ vào năm 1956 trong thời VNCH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công trường Chiến Sĩ (1964), lúc này tượng đài ba binh sĩ Pháp đã bị dở bỏ chỉ còn lại tháp nước nhỏ

Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967. Người thiết kế Hồ con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Mẫu thiết kế của ông được chọn trong cuộc thi tìm quy hoạch mới cho địa danh này (Nguyễn Kỳ nay sống tại Sydney, Australia).
VỀ CÔNG TRÌNH VÒNG XOAY HỒ CON RÙA
Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng như một bông hoa nhiều cánh, trên đỉnh là 1 hình tròn to tượng trưng cho đồng xu được hứng bởi những cánh hoa đó, hình ảnh này biểu tượng cho bàn tay xoè ra đón nhận viện trợ. Con rùa được làm bằng lá đồng mỏng, ốp trên khung sườn bằng thép góc và thép lá. Vì vậy không tốn kém mấy về vật liệu và dễ thực hiện. Bia trên lưng rùa một mặt thì khắc câu tri ân các quốc gia đã viện trợ, một mặt khắc tên tất cả các quốc gia này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình ảnh con rùa bằng đồng với tấm bia trên lưng tại bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn trước 1975

Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm. Vì vậy công trình xây dựng tại vòng xoay hồ con rùa chính là Đài kỷ niệm Viện trợ Quốc tế cho Việt Nam Cộng Hòa tức miền Nam VN trước năm 1975, khi VN còn chia cắt làm 2 phần nam bắc VN.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hồ Con Rùa năm 1972 với hình con rùa bằng đồng cõng tấm bia tri ân các quốc gia viện trợ cho chính quyền miền Nam Việt Nam trước năm 1975

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công trình này còn bao gồm một vòng xoay giao thông và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


vòng xoay giao thông với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm.

Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế hay bùng binh Hồ Con Rùa vì dứơi chân có một con rùa đội bia.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đài Viện Trợ Quốc Tế – Hồ Con Rùa 1972

Sau năm 1975, các dòng chữ trên tấm bia bị chính quyền mới sơn phủ lên che đi. Đường Duy Tân bị thay tên thành đường Phạm Ngọc Thạch còn đường Trần Quý Cáp đổi thành đường Võ Văn Tần. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.
Khu vực vòng xoay hồ con rùa bao quanh bởi các quán cà phê, là nơi tấp nập về đêm và là một trong những vòng xoay có nhiều cây xanh nhất thành phố H. #.. #....
VỀ GIAI THỌAI HỒ CON RÙA
Theo lời thuật lại của nhà báo ngành Công an Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) trong cuốn sách “Vụ án Hồ Con Rùa” (NXB Tuổi Trẻ 1982) thì có các giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng[3]. Cũng theo lời thuật trên thì con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền, vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Cũng vì thế, mà theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng, và khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương.
Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa. Một số người lại đưa giải thích là sở dĩ làm hình con rùa, vì trong dân gian, con rùa mới đội bia (trên lưng rùa lúc đó -xây dựng khoảng năm 1972- có một bia đá ghi công (Xem hình: 1 và2), và nơi đây được thiết kế như một đài tưởng niệm) và ngụ ý “mang ơn”. Nhưng tất cả cũng chỉ là giả thuyết hay là giai thoại thêu dệt thêm.
HNVĐ tổng hợp

Sửa bởi Luciferlady: 24/03/2016 - 18:45


Thanked by 5 Members:

#21 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 22:42

GIỖ LẦN THỨ 90 CỦA NHÀ YÊU NƯỚC PHAN CHÂU TRINH (24-3-1926 - 24-3-2016)
2 bài diễn thuyết và 1 đám tang rung chuyển Sài Gòn
TTO - Hai bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh năm 1925 so sánh quân chủ với dân chủ như hai quả bom nổ tung giữa thành phố Sài Gòn lúc đó để tỉnh thức bao tấm lòng yêu nước thời bấy giờ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chân dung cụ Phan Châu Trinh - Ảnh tư liệu
​Phan Châu Trinh, hiệu là Phan Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872 tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình võ quan triều Nguyễn. Năm 1900, Phan Châu Trinh đỗ cử nhân, năm sau đỗ phó bảng. Năm 1902, Phan Châu Trinh vào học Trường Hậu bổ, sau ra làm Thừa biện Bộ Lễ. Ít lâu sau ông từ quan, dấn thân vào các hoạt động yêu nước.

Năm 1905 và năm 1911, Phan Châu Trinh sang Nhật Bản rồi sang Pháp để học hỏi, tìm con đường thoát khỏi ách cai trị của người Pháp. Sau đó, các năm 1906, 1919 và 1920, Phan Châu Trinh ba lần gửi một bức thư yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải chính sách cai trị ở Việt Nam và Đông Dương.

Năm 1907, Phan Châu Trinh từng vào Nam Trung bộ, rồi ra Hà Nội giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục và diễn thuyết nhiều lần về con đường cứu nước. Năm 1917, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành thành lập Hội người Việt Nam yêu nước tại Pháp.

Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt tại Hà Nội và bị đày đi Côn Đảo. Năm 1910, Phan Châu Trinh được ân xá, bị quản thúc ở Mỹ Tho. Năm 1914, tại Pháp, Phan Châu Trinh lại bị bắt giam vào ngục Santé.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phan Châu Trinh cùng con trai Phan Châu Dật năm 1917 - Ảnh tư liệu
Phan Châu Trinh diễn thuyết ở Sài Gòn

Năm 1925, Phan Châu Trinh từ Pháp về Sài Gòn, ngụ tại khách sạn Chiêu Nam Lầu (nay là số 49 đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.H..), đã hai lần diễn thuyết cho dân Sài Gòn về “Đạo đức và luân lý đông tây” (dài 10.878 từ, diễn thuyết ngày 19-11-1925) và “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa” (dài 8.432 từ).

Qua hai bài diễn thuyết, Phan Châu Trinh muốn giải thích cho mọi người hiểu rõ thế nào là chủ nghĩa quân chủ và chủ nghĩa dân chủ, cũng như lợi hại của mỗi chủ nghĩa, phân tích những sự hủ bại của hệ thống quan lại và đưa ra những yêu cầu cải cách hệ thống quan lại và những quan hệ chính trị của chế độ quân chủ vẫn còn tồn tại lúc đương thời tại Việt Nam.

Phan Châu Trinh đã nói cho người dân Sài Gòn thấy rằng “Ai nắm việc thương mại thì nắm được thế giới” (Qui tient le commerce tient le monde).

Do đó, ông chủ trương phát triển kinh doanh, lập các hiệu buôn, mở mang thương nghiệp, dạy cho dân có nghề nghiệp sinh nhai, lập các hội khai hoang, mở mang đồn điền cho hết địa lợi... Phan Châu Trinh quan niệm dân có giàu, nước mới mạnh, từ đó mới mong giành lại độc lập.

Xã hội Việt Nam những năm 1925 vẫn còn chìm trong lý tưởng cũ của Á Đông là “dân chi phụ mẫu”, nghĩa là vua được muôn dân kính trọng như cha như mẹ, trách nhiệm lớn lao là phải mưu sự hạnh phúc cho dân, như cha mẹ đối với con vậy. Chính vì thế mà muôn dân luôn phải giữ đạo trung quân, dù cho đất nước đã bị đảo điên.

Vì thế, hai bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh so sánh quân chủ với dân chủ như hai quả bom nổ tung giữa thành phố Sài Gòn lúc đó để tỉnh thức bao tấm lòng yêu nước thời bấy giờ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà trưng bày Phan Châu Trinh ở số 9 Phan Thúc Duyện, P.4, Tân Bình, TP.H..
Tấm lòng người Sài Gòn với nhà yêu nước Phan Châu Trinh

Đầu năm 1926, Phan Châu Trinh bệnh nặng và mất lúc 21g30 ngày 24-3-1926 tại khách sạn Chiêu Nam Lầu ở Sài Gòn.

Linh cữu được quàn tại Bá Huê Lầu của nhà yêu nước Huỳnh Đình Điển, ở số 54 đường Pellerin (nay là đường Pasteur, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.H..).

Tang lễ được đại diện thân hào nhân sĩ Sài Gòn tổ chức cử hành như nghi thức quốc tang. Hai người con gái đã có mặt bên linh cữu của cha.

Ngày 4-4-1926, linh cửu của Phan Châu Trinh được đưa đến nghĩa trang. Từ tờ mờ sáng, người người từ khắp thành phố và vùng phụ cận đổ về đường Pellerin để đưa tang.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đám tang cụ Phan Châu Trinh năm 1926 - Ảnh tư liệu
Đám tang đi theo lộ trình: 54 Pallerin (nay là đường Pasteur), qua đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn), đường Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng). Đám tang đã đi đến cuối đường Hai Bà Trưng ngày nay mà các đoàn quần chúng còn đứng lại ở khu vực nay là đường Lê Duẩn.

Từ đường Paul Blanchy, đoàn đi thẳng xuống Phú Nhuận (nay là đường Phan Đình Phùng) đến nghĩa trang Gò Công tương tế ở Tân Sơn Nhất, nay thuộc Q.Tân Bình, TP.H...

Lễ tang Phan Châu Trinh cho đến lúc ấy được ghi nhận là lớn chưa từng có ở Sài Gòn, toàn dân Sài gòn, với hơn 6 vạn người, không phân biệt chính trị, đảng phái, tôn giáo tham dự, đã đưa linh cữu cụ Phan Chu Trinh đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Khu lưu niệm Phan Châu Trinh ở TP.H..

Năm 1930, Hội Trung ký ái hữu và gia đình đã xây dựng đền thờ Phan Châu Trinh đã được xây dựng năm 1930 tại đường Gallimard (nay là số 23 đường Nguyễn Huy Tự, thuộc P.Đa Kao, Q.1).

Năm 1993, đền này được dở bỏ, xây lại đền mới, nằm cạnh mộ phần của cụ Phan Châu Trinh nằm ở số 9 đường Phan Thúc Duyện, P.4, Q.Tân Bình, gần sân bay Tân Sơn Nhất.

Toàn khu vực “Nhà lưu niệm mộ Phan Châu Trinh”, gồm đền thờ, mộ phần và nhà lưu niệm về Phan Châu Trinh. Khuôn viên của cụm di tích rộng 2.500m2, có tường rào bao bọc. Từ ngoài vào, thấy tượng bán thân lớn của Phan Châu Trinh màu trắng, đặt trong hồ nước hình tròn, xung quanh là những luống hoa đủ loại, những tán cây xum xuê tỏa mát.

Phía sau bức tượng là đền thờ Phan Châu Trinh. Đền thờ xây dựng mô phỏng theo kiến trúc đền cũ ở Đa Kao, với nền hình bát giác, mái ba tầng kiểu cổ điển. Nội thất của đền thờ trên cao là bức hoành phi ghi bốn đại tự “Phan Tiên Sinh Từ”, nghĩa là đền thờ Phan tiên sinh.

Chính giữa nhà là bàn thờ Phan Châu Trinh, phía sau có bức đại tự ghi “Cách Mạng Tiên Khu”, nghĩa là người làm cách mạng gian nan đầu tiên. Bên trái bàn thờ là nơi thờ phu nhân và các con của Phan Châu Trinh, bên phải là bia ghi công đức của Phan Châu Trinh và tủ trưng bày các tác phẩm nghiên cứu về cụ Phan.

Từ ngôi đền và bức tượng có trải một con đường nhỏ dẫn đến phần mộ, nằm bên tay phải đền thờ.

Mộ phần cụ Phan có ở đây từ năm 1926, sau khi cụ mất. Ban đầu là ngôi mộ nhỏ, nay đã được tu bổ theo kiểu một ngôi nhà mồ, rộng rãi, có mái ngói che nắng, có kê ghế đá để nghỉ ngơi, thuận tiện cho khách thăm viếng.

Mộ phần của cụ Phan nằm giữa, hình chữ nhật, trên có tấm bia khắc chữ Hán, dịch ra là “Mộ của nhà chính trị cách mạng Việt Nam Phan Châu Trinh, quốc dân cùng kính tặng”. Sau mộ là tấm bia đá bằng cẩm thạch cao 3,6m, rộng 3m, có bài nói về thân thế sự nghiệp của cụ Phan do Huỳnh Thúc Kháng soạn ngày 2-8-1926. Phía trước mộ có một đỉnh hương bằng ximăng màu trắng.

Nhà lưu niệm nằm ở bên trái đền thờ, là nơi bày những di vật, di bút, trước tác của cụ và những tư liệu, hiện vật về hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh, cạnh đó cũng có những tư liệu về các phong trào yêu nước vào thời của cụ.

Khu lưu niệm cụ Phan Châu Trinh Khu lưu niệm Phan Châu Trinh đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử ngày 12-12-1994.

Hằng năm, vào ngày 24-3, kỷ niệm ngày mất của cụ Phan, gia đình luôn tổ chức lễ giỗ nhà yêu nước Phan Châu Trinh, với sự tham gia của thân bằng quyến thuộc và những người Việt Nam kính trọng một người cả đời đấu tranh cho công cuộc đổi mới dân tộc, đổi mới đất nước...

Phan Châu Trinh hay Phan Chu Trinh?

Bên cạnh việc đặt tên cho ba người con là: Phan Châu Dật, Phan Thị Châu Liên và Phan Thị Châu Lan, Phan Châu Trinh đã khẳng định tên của mình là Phan CHÂU Trinh, chứ không phải là Phan Chu Trinh, khi ký đầy đủ tên họ và chữ lót của mình dưới bài thơ Đập đá Côn Lôn hiện có bản thảo trưng bày tại khu lưu niệm của ông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bút tích của Phan Châu Trinh ghi dưới bài thơ Đập đá Côn Lôn trưng bày ờ Nhà lưu niệm Phan Châu Trinh (9 Phan Thúc Duyện, P.4, Tân Bình, TP.H..) - Ảnh: HỒ TƯỜNG CHỤP LẠI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tượng và đền thờ Phan Châu Trinh ở số 9 Phan Thúc Duyện (P.4, Q.Tân Bình, TP.H..) - Ảnh: HỒ TƯỜNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mộ phần Phan Châu Trinh ở số 9 Phan Thúc Duyện (P.4, Q.Tân Bình, TP.H..) - Ảnh: HỒ TƯỜNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bàn thờ Phan Châu Trinh bên trong đến thờ Ở số 9 Phan Thúc Duyện (P.4, Q.Tân Bình, TP.H..) - Ảnh: HỒ TƯỜNG
HỒ TƯỜNG

Thanked by 3 Members:

#22 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 22:58

Saigon Đâu Cần Nhập Tịch !

“Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xoà đón nhận.

Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn t*o, thì t*o đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên.
Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hoà… Cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít : “t*o về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…” Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.

Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sài Gòn mà thấy mình vẫn không phải dân Sài Gòn. Vậy ai là dân Sài Gòn chính hiệu đây ? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của ?

Sài Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây. Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tuỳ lúc. To nhất khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận Biên Hoà. Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70km2, có 11 quận, từ số 1 – 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức… còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000km2.

Sài Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận văn minh Tây phương sớm. Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân khai phá, hành trang không có bờ rào luỹ tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán. Sài Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng đãi nhau. Sài Gòn có mua bán chém chặt ? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa. Không cứ khách tỉnh, dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ như thường.

Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như Sài Gòn. Có máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn chẳng kỳ thị ai. Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được.

Dân Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sài Gòn”. Trời đất ! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Sài Gòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.
Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ ? Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, mười tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản Kiếp nghèo và khá giả từ đó.

Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước. Chợ hoa là một chút văn hoá của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.
Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn ? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối. Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi : “Sài Gòn còn mưa không ?” – “Đang mưa”. Đầu phone bên kia thở dài : “t*o nhớ Sài Gòn chết… mẹ !” Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.

Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài Kiếp nghèo vọng ra từ quán cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly càphê. Giọng Thanh Thuý sao da diết quá: “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…” Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy Hai đọc báo…” Hai tiếng “thầy Hai” nghe quen quen… Tự nhiên tôi thấy Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.”

#SGGD

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#23 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 23:11

Đường Hồ Tùng Mậu
Posted on October 14, 2014 by Saigonnais in Đường phố



Từ đường Chương Dương đến Tôn Thất Thiệp, dài 426m, lộ giới 20m.
Vị trí: đường Hồ Tùng Mậu nằm trên địa bàn phường Bến Nghé quận I khởi đầu từ đường Chương Dương đến đường Tôn Thất Hiệp, qua ngã ba Nguyễn Công Trứ bên trái, ngã tư Hàm Nghi và các ngã ba Hải Triều, Ngô Đức Kế bên phải; ngã tư Huỳnh Thúc Kháng. Đường lưu thông một chiều theo hướng cầu Khánh Hội vào đường Tôn Thất Thiệp.
Lịch sử: đường này thuộc loại xưa nhất vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc lúc đầu mang tên đường Adran. Từ ngày 26-4-1955 chính quyền Sài Gòn đổi tên là Võ Di Nguy. Ngày 4-4-1985, UBND thành phố đổi là đường Hồ Tùng Mậu như hiện nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rue d’Adran năm 1910

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rue d’Adran

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Rue d’Adran, phía sau Chợ cũ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quân Nhật vào Sài Gòn từ đầu đường Rue d’Adran, từ phía Cầu Quay năm 1941

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tiệm chạp phô góc Hàm Nghi và Võ Di Nguy năm 1965

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường Võ Di Nguy năm 1965, vẫn còn các kios bán đồ dùng học tập cho học sinh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ năm 1956 đổi tên là Võ Di Nguy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tòa đại sứ Mỹ năm 1965, góc Hàm Nghi và Võ Di Nguy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Góc đường Võ Di Nguy và Hàm Nghi, nay là bánh mì Như Lan


Thanked by 3 Members:

#24 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 23:25

Thợ Hớt Tóc Ở Việt Nam: Số 1 Thế Giới !

Tôi vẫn nghĩ là thợ hớt tóc ở Việt Nam là số 1 trên thế giới. Xin nói cho rõ là tôi nói về hớt tóc nam và hớt tóc nghiêm chỉnh, chứ không phải hớt tóc có nhiều nữ ăn mặc “mát mẻ” . Thời đại này ở Sài Gòn tìm được tiệm hớt tóc nghiêm chỉnh là điều không dễ dàng. Đi lơ tơ mơ là lạc vào mấy tiệm hớt-tóc-mà-không-hớt-tóc thì ân hận cả tháng trời!

Đi hớt tóc ở Việt Nam, tôi được người thợ chăm sóc từng chi tiết, hớt một cách tròn trịa (tôi hơi bảo thủ), và giá phải chăng. Ở Úc tôi phải trả 15 đến 20 đôla (tức 300 ngàn đến 400 ngàn đồng) cho một lần hớt tóc, còn ở đây tôi chỉ trả 45 ngàn đồng. Nhưng điều quan trọng hơn tiền bạc là phẩm chất. Thợ hớt tóc Việt Nam hớt tóc rất tuyệt vời, còn thợ bên Úc thì ôi thôi tồi tệ và ẩu tả không tưởng được. Chưa một lần nào tôi hài lòng với thợ hớt tóc bên Úc. Hớt tóc ở Việt Nam tôi được xem là một khách hàng đàng hoàng như một người hay một cá nhân tổng thể, còn hớt tóc bên Úc tôi thấy mình được xem như là một cái đối tượng vì họ chỉ thấy hay quan tâm đến tóc mà không thấy gì khác. Thợ hớt tóc Việt Nam có thể phân tích khuôn mặt cá nhân thế này thì cần có mái tóc thế kia, phía trước như thế thì phía sau phải thế nọ. Họ không chỉ là chuyên gia lành nghề (vì ai cũng phải tôi luyện qua nhiều năm) mà còn biết đưa ra lời khuyên hợp lí cho từng cá nhân. Tôi gọi đó là personalized service.21-4fe94

Mỗi lần hớt tóc ở Việt Nam tốn khoảng 30-40 phút. Còn mỗi lần hớt tóc bên Úc chỉ tốn khoảng 10 phút. Kinh hoàng nhất là các cô gái Việt Nam mới học nghề hớt tóc bên Úc, vì họ không biết hớt mà chỉ biết sởn tóc. Tôi dùng chữ “sởn” là hoàn toàn chính xác, vì họ chỉ đẩy cái tondeur điện rè rè, chứ không hề biết chăm sóc mái tóc. Họ làm cho xong việc chứ chẳng hề biết phục vụ khách. Vài tháng trước tôi đi hớt tóc ở vùng Rosemead (Nam California), ông thợ hớt tóc người Việt, độ 50 tuổi, làm mái tóc tôi như mái tóc lính Mĩ, nên tôi nổi nóng đòi kiện ông ta ra toà. Dĩ nhiên, tôi chỉ nói thế thôi, chứ có ai kiện thợ hớt tóc ra toà. Tại sao cũng là người Việt Nam, mà thợ hớt tóc bên Sydney và Mĩ ẩu tả và dở như thế, trong khi thợ hớt tóc Việt Nam thì quá tài nghệ. Tôi không thể nào giải thích được.

Vì thế, lần nào về Việt Nam tôi cũng tranh thủ đi hớt tóc. Hai tiệm hớt tóc tâm đắc của tôi là ở đường Võ Văn Tần (Q3) và Võ Thị Sáu (Q1). Hôm nay, sau khi xong lớp học, tôi ghé tiệm Đ trên đường Võ Thị Sáu để gặp người thợ hớt tóc tôi mến mộ. Ngồi vào ghế, anh ta đã biết kiểu tóc tôi và ý muốn của tôi. Anh ta “phán” rằng chắc kì rồi tôi không đến đây hớt tóc, nên tóc tôi có phần khác. Khâm phục sự tinh tế của anh chàng này. Anh ta phân tích rằng tóc tôi là loại “rễ tre” nên rất khó điều chỉnh; chỉ có thể hớt tóc khi khô chứ tuyệt đối không dùng nước. Tôi rất chịu cái nhìn và phân tích của anh.

Hớt tóc ở Việt Nam, khách hàng có thể ra về và đi làm việc ngay. Thợ hớt tóc cẩn thận dùng khăn và một mếng giấy mỏng để tóc không dính vào khách hàng. Ở bên Úc, hớt tóc về là phải đi tắm chứ không thể đi làm được, vì tóc dính đầy đầu và tai, thậm chí bám trong cổ áo rất khó chịu. Nếu có thì giờ thì thêm dịch vụ gội đầu (giá cũng độ 40 ngàn đồng), nhưng tôi ít sử dụng dịch vụ này vì mất thêm 30-40 phút. Ngoài gội đầu còn có dịch vụ ráy tai. Hồi xưa tôi thích dịch vụ này lắm, nhưng bây giờ thì thú thật tôi hơi ngại vì chưa biết khâu khử trùng và vệ sinh ra sao. Nói vậy chứ thỉnh thoảng tôi cũng “nhắm mắt xuôi tay” thử dịch vụ ráy tai, và chưa có vấn đề gì xảy ra. Hớt tóc ở Việt Nam (chỉ ở miền Nam) quả là một dịch vụ trọn gói và hoàn chỉnh.

Ngày xưa ở dưới quê, tôi thường được Ba Má dẫn đi hớt tóc với chú Sáu Bang. Chú Sáu đã qua đời lâu rồi, nhưng kỉ niệm của tôi với Chú thì không thể phai nhoà. Lần nào dẫn tôi đến tiệm, Ba tôi chỉ nói một câu: hớt cua. Chú Sáu nói đùa: đi hớt tóc cưới vợ hả mậy? Nên nhớ là “mậy” chứ không phải “mầy”. Tôi đau khổ vì câu nói này. Tôi còn đau khổ vì cái tondeur của Chú. Thời đó đâu có tondeur điện, chỉ có tondeur cơ khí thôi. Sợ nhất là lúc cái tondeur nó kéo tóc mình đau điếng. Càng ngán hơn khi tiếng kéo cứ “chen chét” làm tôi lo lắng. Lo lắng nhưng không dám nói, phải ngồi yên. Lâu lâu, chú Sáu vặn đầu bên này bên kia, nên tôi thấy mỗi lần đi hớt tóc là mỗi cực hình. Nhưng sau này tôi mới biết là người có khả năng dùng tondeur cơ khí mới là thợ thứ thiệt, chứ tondeur điện thì tuy tiện lợi nhưng không hay bằng loại thủ công.

Cái hay của thợ hớt tóc Việt Nam là họ có thể điều chỉnh tóc sao cho vài tuần thì tóc mình trở nên bình thường. Tôi nghĩ để có khả năng điều chỉnh, họ phải có cặp mắt nghệ nhân cộng với kĩ năng chuyên môn. Hớt tóc ở Việt Nam còn được cạo râu, còn bên Úc thì họ chỉ làm qua loa (có nơi không có dịch vụ cạo râu hay cạo mặt). Thú vị nhất là trước khi xong, họ làm vài động tác đấm bóp làm cho khách thư giãn (động tác này thì hoàn toàn không có bên Úc). Bởi vậy, tôi nghĩ thợ hớt tóc Việt Nam là số 1 trên thế giới.

#SGGD

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#25 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 23:36

Chuyện về bia (La De) Con Cọp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quảng cáo các sản phẩm bia BGI
Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại hãng BGI, Sàigòn, tức là hãng Brasseries, Glacières d’Indochine, công ty chủ nhà máy nấu La De ở Chợ Lớn, cạnh sân vận động Cộng Hòa (sân vận động Thống Nhất ngày nay – HNVĐ), đều yêu cầu tôi phải viết về La De, kể những giai thoại về La De.
Câu chuyện thường được mọi người nhớ về La De, thường hỏi tôi, là chuyện chai La De lớn đặc biệt gọi là La De Trái Thơm. Theo lời đồn, trong mỗi thùng 6 chai chỉ có một chai Trái Thơm, giá đặc biệt và cũng là quà tặng đặc biệt mỗi khi có khách quý. Ai đã được uống La De Trái Thơm đều khen là ngon đặc biệt, và khen ngon hơn chai La De thường. Thiệt tình mà nói là La De Trái Thơm, La De thường, La De Quân tiếp Vụ cũng là một thứ, vô chai có hình trái thơm thì nó Trái Thơm, vô chai thường thì nó là La De thường, gặp chai Quân tiếp Vụ thì nó biến thành La De Quân tiếp Vụ. Hãng BGI lúc ấy chỉ có nấu hai loại La De thôi :
1) La De thường: vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp vì chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhãn hiệu Bière Larue.
2) La De 33: nấu thơm hơn, độ rượu nhiều hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia Băm Ba, nhãn hiệu là Bière 33 Export.
Vậy mà có người khen chê cho La De Trái thơm là ngon nhứt, xong đến La De Con Cọp và hạng chót là La De Quân tiếp Vụ. QTV dỡ nhứt vì là cho Quân đội uống. Chẳng qua là cái mã ở ngoài cả. Thế mới biết ở đời chỉ trọng cái bề ngoài. Quý vị nghĩ coi nấu 2 loại Bia đã tóe phở, học xì dầu hơi đâu, BGI đâu có quởn nấu ba bốn loại còn vô chai vô cộ, đổi kíp đổi người. Phức tạp lắm. Nội cách đổi vỏ chai cho hạp với rượu cũng đủ hao tiền. Nhưng cắt nghĩa hổng ai tin. Ông Cụ Bà Cụ tui, hễ khi tui đến nhà chơi, chẳng may lấy La De Quân Tiếp Vụ uống, vì ổng có hàng QTV do mấy chú em tui đem về, thì bà bảo : “Nhà hết La De để mẹ đưa tiền chú Thanh, chú Thanh là anh tài xế phục vụ ông cụ đi mua La De về cho con uống chứ uống chi đồ QTV dở lắm, để các em của con lính tráng nó uống, nó quen rồi.”. Tôi có trả lời cắt nghĩa cho bà hiểu là chỉ có một thứ bả không tin. Thiệt “Bụt nhà hổng thiên” !.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bia La De 33, La De Con Cọp, La De Quân Tiếp Vụ
CÂU CHUYỆN LADE TRÁI THƠM
Lúc ấy là năm 1973, tôi làm chánh sở Tiếp thị (Chef du Service Marketing), coi luôn phần quảng cáo. Để hà tiện tiền làm nhãn ở Pháp, tôi sử dụng văn phòng quảng cáo của hãng, tôi nghĩ anh họa sĩ văn phòng quảng cáo (chuyên vẽ những fond cho các xe của hãng rồi các anh thợ sơn đồ chép lại) đủ tài nghệ chép lại cái nhãn đặt ở Pháp. Và tôi nhờ anh họa sĩ vẽ lại cái nhãn. Trên nhãn cái đầu con cọp vàng ở giữa hai bên có hai tràng hoa houblons, là loại hoa dùng để thêm cái vị nhẫn đắng vào bia. Nấu bia ngon dỡ là do cái tài thêm ít hoa houblon, cũng như gia vị ngũ vị hương trong nghề bếp núc Việt Nam ta vậy.
Nhãn vẽ xong đại khái cũng tạm ổn, vì anh họa sĩ nhà chưa bao giờ nhìn thấy hoa houblon, nên đinh ninh thấy hoa houblon giống trái thơm, cho là Trái thơm, và vẽ giống trái thơm. Các ông giám đốc Tây cũng ba chớp ba nháng, kể cả anh chánh sở trách nhiệm là tui, cũng thế.
Vì thiệt tình mà nói thì có ông nội nào thấy hoa houblon tươi đâu? Biết là houblon nhưng chỉ nhìn thấy hoa dưới dạng khô. Còn các anh kỹ sư nhà máy, các anh nấu rượu (brasseurs – đây là một cái nghề riêng) dân La De thiệt, thì ở nhà máy. Bọn quyết định là dân Văn phòng, dân làm Marketing quyết định mọi việc, bổn phận các anh kỹ sư là sản xuất, chỉ sao làm đúng vậy thôi. Quý vị thấy không, không phải chỉ có trong quân đội mới có cảnh lính văn phòng và lính chiến trường. Nhãn ô kê, gởi đi làm décalques đưa qua Công ty Thủy tinh Việt Nam (Khánh Hội) dán vào chai : 100 ngàn chai mới.
Khi đưa vào nhà máy Chợ Lớn, các lão kỹ sư cười vỡ bụng, “hoa houblon sao giống trái thơm thế nầy”. Nhưng đã nói các quan văn phóng là chánh mà, nên quyết định, cứ trộn chai mới vào với đám chai cũ, lẫn lộn chả ai biết gì đâu, người ta uống La De có ai thèm nhìn nhãn đâu. Chẳng lẽ vất bỏ 100 ngàn chai hay sao ? Vài ông giám đốc còn thày lay dạy đời “Dân Việt Nam không biết uống bia, uống quá lạnh, nhiều khi còn để đông đặc lại (bia đặc), còn thêm nước đá, ngon lành gì, vì vậy trái thơm hay hoa houblon có ai biết chi mô mà ngại ngùng, a – lê ta cứ thế mà làm”. Chàng chánh sở biết thân, im miệng thinh thích, ngậm miệng ăn tiền, phải bảo vệ danh dự anh họa sĩ nhà và danh phong Marketing, dù sao cũng… quê rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhãn bia La De trái thơm
Nhưng không ai lường được cái tài doanh nhơn của người Hoa, của con buôn. Các chú Chệt nhà mình ở hãng (rất nhiều nhơn viên người Việt gốc Hoa, buôn bán ở Sàigòn phải biết “cỏn Tung Hỏa”, chẳng những biết nói “Quảng Đông Ngữ” mà cũng phải vài tiếng “Tiều châu ngữ” nữa cũng phải “Kít tèo” hay “Mai xín xắn bù chằn ếch” cho giống người ta, nói tóm lại con buôn giới thương mại phần đông là người gốc Hoa nếu không nói là một số rất đông. Thế là tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn gần, hãng La De vừa sản xuất được một thứ La De hảo hạng, La De trái thơm, một thùng chỉ một chai, để tặng các bạn hàng thứ thiệt, thứ ngon lành, thứ chịu chơi.
Cái luật may rủi, tình cờ, thì khi ra chai và vào thùng thì bao giờ Trái thơm cũng có mặt ở mỗi ngày sản xuất, mấy tay cao thủ bán hàng của hãng cứ thế mà sắp cho mỗi thùng một chai, rất là điệu nghệ, và tuyên truyền nguyên tắc của hãng mỗi thùng một chai. Nhưng khi đi giao hàng (bán sỉ) quý vị ấy tự nhiên đề nghị với các bạn hàng biết điệu nghệ thì có thể thêm 2 hoặc 3, thậm chí cả thùng toàn La De trái thơm tùy theo nét điệu nghệ và chịu chơi của thân chủ, “phép vua thua lệ làng” mà lỵ, phép hãng đấy, nhưng thua nghề của chàng. Và cứ thế giòng sông thương mại trôi theo giòng điệu nghệ, ăn nhậu.
Các bars, các quán nhậu cũng tùy điệu nghệ với các ông Thầy, ông Xếp, đàn anh… mà điệu nghệ giành chai La De Trái thơm cho người mình muốn nâng bi, ca tụng hay ca bài con cá. Cá nhơn tui đây, dân La De thứ thiệt, thế mà khi đi nhậu vẫn được bạn hàng và nhiều khi cả nhơn viên (cho biết khi cái dỏm trở thành huyền thoại thì cái dỏm trở thành cái thiệt) thương tình tặng một chai Trái Thơm. Nhưng mình cũng phải ngậm miệng khen ngon và cám ơn các cảm tình giành riêng ấy, và vì huyền thoại đã đến hồi quyết liệt, làm vỡ “mộng ban đầu”, e có thể “lãnh thẹo”.
Huyền thoại vẫn dai dẳng đến sau 30 tháng Tư, dân bộ đội, hay người “Hà Lội” cũng bị huyền thoại Trái Thơm. Nhiều tay nón cối dép râu, cũng chạy vào văn phòng ông giám Đốc, (sau Tết 1975, tôi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Thương mại) làm quen, và xin ông GĐ đặc biệt “tặng không” vài chai Trái Thơm, hoặc thưởng thức Bia Trái thơm “cho biết”. Tội nghiệp, rất nhiều tay vượt Trường Sơn chỉ muốn uống Coca Cola “cho biết” (Tiếng Tây có thành ngữ “pour ne pas mourir idiot” – để khỏi chết ngu đần). Vì ta là quân chiến thắng nên chỉ xin thôi, và chỉ nhận quà cáp, của tặng, chứ không có mua bán gì cả.
XUẤT XỨ CỦA HÃNG BGI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà máy bia BGI

BGI viết tắt của Brasseries (hãng nấu bia) Glacières (hãng nước đá) d’Indochine (Đông Dương) tức là Hãng bia và nước đá Đông Dương. Khởi đầu, BGI thâm nhập miền Nam chỉ với mục đích sản xuất nước đá để tiêu thụ tại một xứ nhiệt đới, do một anh kỹ sư Công Nghiệp (Arts et Métiers – Paris) sĩ quan hàng hải, Victor Larue, giải ngũ tại Sài Gòn thành lập năm 1875. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, BGI bắt đầu chuyển sản xuất bia và nước giải khát. Nhà máy BGI nổi tiếng nhất và lâu đời nhất là Nhà máy bia Chợ Lớn và Usine Belgique được xây dựng từ năm 1952.
Văn phòng BGI nằm trên đường Hai Bà Trưng cạnh hãng Nước Đá. Đấy là tên cúng cơm. Sau năm 1954, sau khi hết Indochine (Đông Dương), BGI bèn biến chữ I thành Internationales (Quốc tế). Mà Công ty Brasseries Glacières Internationales thiệt sự internationales thứ thiệt. Một ông cựu Tổng Giám đốc, ông Grandjean, con một cựu quan chức thuộc địa ở Hà Nội, còn cá nhơn ông lại là một cựu luật sư thuộc Luật sư đoàn Hà Nội, đã tả BGI bằng một câu xanh dờn, ví BGI như đế quốc của Đại đế Charle Quint thời Phục Hưng ở Âu Châu “Mặt Trời không bao giờ lặn trên đất của hãng BGI”. Mà thiệt vậy, BGI có nhà máy nấu La De từ Tân Đảo (Nouvelle Calédonie) đến Guayane nằm cạnh Brazil, thì không đi vòng thế giới sao ? Chưa kể ở Phi Châu, Đông Dương và thậm chí có mặt ở một nước Hồi giáo, Indonésia, nhà máy do tôi thương thuyết thành lập ở thành phố Médan trên đảo Sumatra (đây là một tự hào của cá nhơn tôi, thành tích bán rượu cho dân Hồi giáo).
Ngoài Bia 33, BGI còn sản xuất các loại bia mang nhãn hiệu Bière Royale, Bière Hommel (bia nhẹ) và Tiger Beer (người ta thường gọi là “bia con cọp” vì có nhãn hiệu hình con cọp).
Năm 1975, BGI cũng vừa đủ 100 tuổi. Sau khi Sài Gòn đổi tên, chính quyền tịch thu tài sản của chủ Pháp và Nhà máy bia Chợ Lớn trở thành Bia Sài GònUsine Belgique cũng đổi thành Chương Dương, nhưng vẫn là các nhà máy sản xuất nuớc giải khát.
VỀ BIA 33
Về sau BGI cũng từ từ rút các cơ sở nhà máy, bán dần dần và nay không còn gì cả. Chỉ còn có mỗi Bia 33, chai nhỏ 33 phân khối. Tên bia 33 khai sanh tại Hà Nội năm 1949.
Ngày hôm nay Bia 33 cũng tỵ nạn tại Đan Mạch (do Hãng Carlsberg – Đan Mạch sản xuất). Bia 33 vì sanh ở Hà Nội nên dân Sài Gòn vẫn gọi “Bia 33” (gọi theo dung tích), hay vắn tắt “Băm Ba”. Còn chai bia lớn gọi La De Con Cọp, hay La De lớn (vì dung tích 66 phân khối).
Còn bia 333 bây giờ, nếu nhìn kỹ cái nhãn của 333 và 33 hồi xưa thì chỉ thêm số 3 thôi, cái người tác giả của 333 đó là anh Chương lúc bấy giờ ảnh làm trong hãng Marketing với tui (cũng là người vẽ nhãn cho bia LADE trái thơm), ảnh vẽ quẹt thêm số 3 nữa.
BGI đã tự hào là “Một loại bia 5 châu lục” thông qua việc xuất cảng Bia 33 ra khắp thế giới. Trong mẫu quảng cáo dưới đây ta thấy chữ “Bia” được hiển thị qua nhiều ngôn ngữ: Bière (tiếng Pháp), Beer (tiếng Anh), Bier (tiếng Đức), Bir (tiếng Indonesia), Birra (tiếng Ý)…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhãn bia La De 33
Nói thì La De, nhưng viết LA VE, cũng vì một anh Tây ở hãng đã viết và cho in trên cuốn lịch phát hằng năm, màu vàng với con cọp nằm ngang màu đen và viết LA VE LARUE. Dân Tây hồi đó khi mới đến Sài Gòn khi vào những quán ăn gặp cái lịch ấy thường đặt câu hỏi cái hãng nào mà “Rửa Đường, rửa Phố” như vậy, vì học đọc Lave (động từ Laver, rửa, to clean, to wash) la rue (rue là đường phố – street). Để tránh cái ngộ nhận ấy, cá nhơn tôi trưởng Marketing bèn đề nghị thay đổi cách gọi trên tấm lịch ấy. Cũng vì trong cùng thời gian ấy, đang có một chương trình sản xuất một loại Bia Màu, Bia màu Nâu (Bière Brune), nên tôi thưòng dùng chữ Bia hơn chữ La De, gọi Bia Đen, Bia Nâu, Bia Màu nó dễ nghe hơn, cho nên Tết năm 1975, cái lịch cố hữu màu vàng, con cọp đen được in lại với chữ BIA LARUE. Năm ấy, mất luôn chữ La De hay LA VE, ôi thôi đó cũng là cái điềm. Có một cái an ủi, là có những bạn hàng không bằng lòng chữ Bia nói là ở dưới quê (guê) người hổng biết bia là gì nên phải giữ chữ La De. Tôi có cho in thêm 5000 tấm La Ve Larue. Ôi thương làm sao cái tình “miệt Dườn” của “quê hương mình”.
Năm 1976, tôi không ra lịch ra liết gì cả. Chế độ phân phối mà làm gì có marketing.
Tên Anh Victor Larue cha đẻ hãng BGI chỉ có ở Chai La De lớn thôi, phần còn lại không ai nói tới. Mà cũng nực cười. Ổng đẻ ra hãng Nước đá, nhưng tên ổng lại đặt cho La De.
Ngày nay với kỹ thuật mới, bia hơi bán trong thùng sắt có thể giữ được 6 tháng. Còn bia chai giữ được một năm. Chả bù vào những năm 1970 ở Sàigòn chúng tôi chỉ bán Bia Hơi cho những quán nào bảo đảm bán hết thùng bia trong 24 giờ. Sau đó đổi thùng mới, súc hệ thống hơi và vòi, mà phải để nhơn viên BGI làm, mới bảo đảm, vì chúng tôi, hãng BGI bảo đảm an toàn, vệ sanh, và dĩ nhiên hương vị của bia. Vì thế ở Sài Gòn lúc bấy giờ rất ít quán có Bia hơi.
Quý bạn chắc còn nhớ quán bán Bia Bock ở Chợ cũ đường Hàm Nghi cạnh Ty Ngân Khố không ? Chiều chiều ra đấy làm vài ly Bock, ăn một hai hột vịt lộn, hay Bò Bía hết xẩy.
Đó là vài mẫu chuyện của Hãng La De, Nuớc Ngọt, Nước Đá thời của mình. Nay tình cờ có một bài báo viết về La De hay Bia tôi xin phỏng dịch và viết lại hầu quý độc giả, gọi là quà tặng khi vào Mùa Hè.
Bài do HNVĐ sưu tầm và biên tập
Nguồn:
Tác giả Phạm Văn Song-Blogger Nguyễn Ngọc Chính

Sửa bởi Luciferlady: 24/03/2016 - 23:38


Thanked by 2 Members:

#26 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/03/2016 - 23:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đền Kỷ Niệm trong Thảo Cầm Viên năm 1966.

Năm 1926, nhà cầm quyền Pháp cho xây dựng cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đối diện với Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố H. #.. #...), một ngôi đền mang tên Đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir) để tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất.

Sau năm 1954, đền được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương, và thờ thêm một số nhân vật lịch sử khác, như: Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo...

Năm 1975, đền đổi tên là Đền Hùng Vương, và giao cho Bảo tàng lịch sử Việt Nam – Thành phố H. #.. #... quản lý cho đến nay.

Thông tin: Wikipedia
Hình ảnh: Douglas Ross

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trường trung học đô thị Hùng Vương trên đường Hồng Bàng, Chợ Lớn năm 1967.

Hiện nay là trường THPT Hùng Vương. Trường được thành lập vào năm 1934 và từng mang những tên như: Trường sơ cấp tiểu học Chợ Lớn và Trường tiểu học Đỗ Hữu Phương.

Photo by Ken.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường Nguyễn Văn Thinh (Mạc Thị Bưởi) năm 1966. Xích lô chạy về hướng đường Nguyễn Huệ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại lộ Nguyễn Huệ những năm 1960.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công trường Lam Sơn nhìn từ khách sạn Continental. Thời gian của bức hình được chú thích trong Flickr Manhhai là năm 1966 hoặc 1967.

Nhưng nếu thời điểm bức hình là năm 1966 thì tòa nhà trong hình (nhà hát thành phố bây giờ) là Quốc hội, còn nếu sau hiến pháp mới (tháng 4/1967) thì chức năng của nó là Hạ Nghị Viện. Vì Quốc hội lúc này theo mô hình Lưỡng viện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Tự Do rợp bóng cây, nhìn từ khách sạn Caravelle.

Saigon 1965 - Lawrence V. Smith Collection

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chung cư Catinat góc Tự Do (Đồng Khởi) và Gia Long (Lý Tự Trọng) năm 1966.

Giống như nhiều tòa nhà được xây dựng vào thập niên 1920s, chung cư Catinat chịu sự ảnh hưởng kiến trúc Á Đông. Trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa của cụ Vương Hồng Sển có đoạn:

"Năm 1926, khi thợ đào móng cất nhà chọc trời góc đường Tự Do và Gia Long (building Catinat), thì gặp dưới đất cát lối năm thước sáu tấc tây bề sâu (5m60) một mớ đá ong lục lăng, định chắc đó là chưn cũ vách Thành Sài Gòn đời Gia Long xây năm 1790"

Theo sơ đồ thành Bát Quái tương ứng với vị trí ngày nay thì chung cư Catinat nằm sát ở vị trí mặt trong của cổng thành Càn Nguyên. Đoạn Đồng Khởi từ Lý Tự Trọng đến Lê Thánh Tôn là đoạn đường từ bên trong ra bên ngoài (nằm bên trong 2 bức tường thành).

Chỗ vị trí TOAN CO CTY tại góc tòa nhà như trong hình hiện nay là Chu Bar.

Ảnh: manhhai.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1969-70. Tòa nhà ở bìa phải là khách sạn Palace. Dãy nhà cao tầng trong hình hiện nay vẫn còn nguyên.

Photo by Don Fenno

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khung cảnh trong 1 quán bar ở Saigon năm 1963.

Photo by Pete Komada

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Saigon 1966 - Ngã tư Hai Bà Trưng và Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai). Tòa nhà màu vàng nay là cafe Trung Nguyên.

Ảnh: manhhai.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu) năm 1968-69, nhưng không rõ là đoạn nào.

Nhìn căn nhà số 54 phía tay phải thì có lẽ là đoạn nằm giữa Ngô Đức Kế và Đỗ Hữu Vị (Huỳnh Thúc Kháng). Nếu vậy thì đi lên mấy căn nữa là hãng đĩa Việt Nam của cô Sáu Liên ở số 82?

Có bác nào khi xưa quen thuộc chỗ này xác nhận giùm không?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Công trường Lam Sơn năm 1963 - 1964.


Ảnh: John P. Fanning.Collection - Vietnam Center and Archive

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ga xe lửa mặt bên đường Lê Lai, nay là công viên 23/9.

Đường rầy đi ra khỏi khu vực nhà ga thì rẽ 1 hướng đi về phía đường Lương Hữu Khánh rồi qua Nguyễn Thượng Hiền và Nguyễn Phúc Nguyên (trước 75 thì 2 đường này là đường rầy xe lửa) để đi về các tỉnh miền Đông và miền Trung. Một đường rầy thứ 2 rẽ về hướng đường Phạm Viết Chánh rồi dọc theo Hùng Vương đi về Mỹ Tho. Đường xe lửa về Mỹ Tho đã ngưng hoạt động từ năm 1958, nhưng nếu các bạn đi trên đường Hùng Vương sẽ bắt gặp vết tích của đường rầy khi xưa.


Saigon 1964-65 by Fred Mucciardi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngã tư Trần Hưng Đạo và Nguyễn Thái Học. Phía xa là trường nam tiểu học Nguyễn Thái Học vẫn không có gì thay đổi, phía đối diện là trường nữ tiểu học Tôn Thọ Tường (nay là trường trung học Ernst Thalman)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ngã ba Nguyễn Huệ và Nguyễn Thiệp năm 1953. Tòa nhà này hiện nay là quán cafe Ciao.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đại lộ Lê Lợi năm 1966.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Saigon 1966 - Những cửa hàng trên đương Tự Do (Đồng Khởi), cạnh khách sạn Continental. Khu vực này giờ là 1 phần của tòa nhà Saigontourist.


Ảnh: manhhai.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Saigon sau cơn mưa chiều, năm 1966.


Ảnh: manhhai.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Rạp hát của người Việt tại khu vực Chợ Lớn. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp thì theo trong Niên Giám Đông Dương năm 1908, nhà hát này (Théatre Annammite) có tên là Phuoc-thang của bà Lê Thị Thiên, rạp ở đường Palikao (Bát Lý Kiều) tức là đường Ngô Nhân Tịnh ngày nay.

Hướng nhìn về phía kênh Tàu Hủ, gần góc Ngô Nhân Tịnh - Tháp Mười ngày nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Saigon 1951 - Đưa các máy bay Grumman F8F "Bearcat" do Mỹ chi viện cho Pháp từ bến Bạch Đằng về sân bay Tân Sơn Nhứt.

Vị trí là trên đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng). Phía bên phải là lãnh sứ quán Pháp ngày nay.Trong hình có thể thấy đường ray của tuyến xe điện (tramway) từ Sài Gòn đi Gò Vấp.

Ảnh: manhhai flickr.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một người bán báo đang ngủ thiếp trên sạp báo của mình.

Saigon 1948 by Jack Birns

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



SAIGON 1970-71 - Ngã tư Tự Do (Đồng Khởi) và Ngô Đức Kế, hướng nhìn về phía sông Sài Gòn. Góc chụp có lẽ từ khách sạn Grand?

Photo by Steve (MACV Advisory Team 280)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ở tấm hình trước (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) nhiều người đã nói đúng vị trí: thánh đường Hồi Giáo Jamia Al-Musulman ở số 66 Thái Lập Thành (nay là Đông Du).

Q: Đây là một đền thờ Ấn Giáo cũng ở khu vực trung tâm Saigon. Có ai biết nó nằm ở đường nào không? grin emoticon

A: Đền Mariamman tại 45D Trương Định, quận 1.

Ảnh: Saigon 1972 by **** Leonhardt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Q: Đền thờ Hồi Giáo ngay tại trung tâm Sài Gòn, nhưng có lẽ không nhiều người biết đến sự hiện diện của nó. Có ai biết đền thờ này nằm ở vị trí nào không? grin emoticon

A: thánh đường Hồi Giáo Jamia Al-Musulman ở số 66 Thái Lập Thành, nay là Đông Du.

Ảnh: Saigon 1971 by Douglas Elgin.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Photo Studio số 136 rue Catinat (Đồng Khởi) của nhiếp ảnh gia Crespin, cạnh khách sạn Continental đầu thập niên 1920.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Một góc chợ Bình Tây năm 1967.

Photo by Bill Mullin.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dãy nhà trên đường Thái Lập Thành (Đông Du) năm 1963.

Photo by Pete Komada

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đại lộ Nguyễn Huệ năm 1967.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tượng Hai Bà Trưng tại công trường Mê Linh năm 1960, theo đồ án của KTS Ngô Viết Thụ.

Sau khi đảo chính (tháng 11/1963) thì tượng 2 bà bị giật xuống và đến năm 1967, tượng đức Trần Hưng Đạo được thay thế để làm biểu tượng cho binh chủng Hải quân VNCH.

Ảnh: manhhai.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tượng và quảng trường Francis Garnier trước nhà hát thành phố năm 1905 (nay là công trường Lam Sơn). Trong hình có thể thấy đại lộ Bonnard (Lê Lợi) thời gian này vẫn chưa có nhà cửa nhiều.

Viên đại úy người Pháp Francis Garnier là người ra lệnh hạ thành Hà Nội và các tỉnh ở Trung Châu vào năm 1873. Cũng vào cuối năm này thì ông bị quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc giết ở khu vực Cầu Giấy, Hà Nội.

Ảnh: Việt Nam Hình Ảnh Xưa' blogspot

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Một tấm hình khá hiếm cho góc nhìn đầy đủ về 1 "ngã tư Bồn Kèn". Trong Sài Gòn Năm Xưa, cụ Vương Hồng Sển miêu tả như sau:

"Tại chỗ bồn nước ngay ngã tư này, hồi đó có xây một cái bệ cao hình bát giác, vào khoảng 1920 tôi lên học Sài Gòn còn thấy tận mắt. Mỗi chiều thứ bảy, tại bệ này có mấy chú lính san đá trỗi nhạc Tây cho đồng bào ta thưởng thức. Ngày nay, nhạc Pháp, nhạc Mỹ nghe nhàm tai, các rạp chớp bóng, máy hát và máy radiô “dọn ăn” đến chán bứ ê chề, chớ thuở ấy, làm gì mà được nghe nhạc ngoại quốc cho đã con ráy. Họa chăng tụi nào dám lết lại gần nhà hàng “Continental” dành cho “khách Tây” ăn (đường Đồng Khởi), nhà hàng Pancrazi trên đường Bonard (Lê Lợi), và chỗ ngã tư Bồn Kèn này mới được thưởng thức".

Ảnh: Việt Nam Hình Ảnh Xưa' blogspot.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Những chiếc ghe chở lu sành đang đậu tại Bến Vân Đồn (Quai de la Marne) gần cầu Ông Lãnh. Trong hình là nhà máy của hãng thuốc lá Bastos.

Ảnh: manhhai.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Saigon 1969 - Đường vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Đường nằm ngang là đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ). Góc dưới bên trái là Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH (nay là Quân Khu 7), góc dưới bên phải là công viên Hoàng Văn Thụ ngày nay.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một nơi quen thuộc mà không người Sài Gòn nào không biết
Khanh Truong Bảo sanh viện Từ Dũ phiá đường Hồng Thập Tự



grin emoticon

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#27 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 08/05/2016 - 08:16

note: chiều về nhớ add hình vô đây to pleasure myself

#28 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7335 Bài viết:
  • 16918 thanks

Gửi vào 08/05/2016 - 09:56

Ở Huế cũng có một bồn kèn như thế nầy . Chiều thứ bảy có lính kèn Pháp ra trổi nhạc . Tôi cũng có dự một buổi trước năm 1945 .

Thanked by 1 Member:

#29 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 08/05/2016 - 16:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 08/05/2016 - 09:56, said:

Ở Huế cũng có một bồn kèn như thế nầy . Chiều thứ bảy có lính kèn Pháp ra trổi nhạc . Tôi cũng có dự một buổi trước năm 1945 .
Huế thương của bác Tân làm gì mà có cái bồn kèn giống y như SG của con được chớ. Mà bác Tân cũng k có tâm hồn nghệ thực như con để đi nghe mấy anh pháp chơi nhạc đâu. Bác Tân nghe nhạc pháp không. Có 1 thằng pháp mới gửi con bài nhạc pháp mà con thì k hiểu gì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)). Mà năm 1945 thì ông nội con mới có 25t à. Nhờ bác Tân con mới biết con với ông con cùng 1 tuổi cách nhau chừng 6o năm à.
Bác Tân con nói bác Tân nghe nè, con mới đọc 1 bài câu:"Những giai thoại trên chứng tỏ rằng ở một giai đoạn lịch sử đã qua, các vị thầy bói đã có ảnh hưởng thật lớn, nếu không nói là đã đóng những vai trò quan trọng trên chính trường." Bác thấy câu này đúng không? nhớ hôm trc bác Hoa Cái nói là đến cái ông thầy bói cho Chu Vĩnh Khang còn bị bắt khi trên đường bỏ trốn mà???

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thầy bói Sài Gòn xưa


Mỗi năm, hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Trên phố đông người qua

Năm nay đào lại nở

Chẳng thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ !

Hai đoạn thơ giản dị của Vũ Đình Liên không ngờ ở lại với đời lâu đến thế. Lâu đến nỗi, hầu như mỗi lần Tết đến, có dịp viết bài về xuân, là mỗi lần ‘các nhà văn’ lại nhớ đến hoa đào nở với ông đồ già như biểu tượng một cài gì đẹp đẽ nhất đã đi qua, và không bao giờ trở lại.

Ngày Tết, nhớ ông đồ già. Nhớ những ông đồ già, những cụ đồ già với mực tàu giấy bản, với ngọn bút lông. Đó là các cụ xưa kia đã ngồi bên lề đường để viết câu đối bán cho khách mang về treo trong ba ngày Tết. Nhưng không phải chỉ có thế. Hình ảnh ấy còn gợi cho ta nhớ đến các ông thầy, thầy đoán mạng, thầy coi số, coi tướng, gọi chung là thầy bói, đã hàng chục năm hành nghề ở quê hương xưa, đã từng tạo nên một phong trào vô cùng phát đạt, đặc biệt tại Sàigòn.

Ngày Xuân đi lễ Lăng Ông là một hình ảnh đẹp làm sống lại cảnh phồn vinh đã thực sự có một thời tại miền Nam thân yêu. Ghi lại đầy đủ, càng đầy đủ càng hay, về các vị thầy bói đã một thời tạo nên một phong trào phát đạt như đã nói trên, cũng là một đóng góp đáng kể vào ‘công cuộc bảo tôn văn hóa’ vậy.

1/- Các Thầy tại Lăng ông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lăng Ông là lăng đức Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định, còn gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Lăng không phải chỉ là một nấm mộ được xây thành chung quanh, mà là cả một dinh cơ rộng lớn, kiểu như lăng các vua nhà Nguyễn ngoài Huế vậy : lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức…Tại đây có rất nhiều thầy bói hành nghề. Có những người đi lại ngay trong lăng, giữa lúc thiện nam tín nữ nhân ngày xuân đi lễ đình chùa, và nhất là đến Lăng để xin xăm, gieo quẻ, cầu nguyện hôn nhân. Thường các thầy bói trong Lăng ngồi rải rác khắp nơi và tự động di chuyển. Trải ra một chiếc chiếu hoa và đặt ‘đồ lề’ lên trên. Có khi bày ra một chiếc bàn nhỏ với vài chiếc ghế nhẹ.

Phần đông các thầy bói đều thuộc lớp các cụ xưa, mặc áo dài đen và đội khăn đóng. Nhưng cũng có người muốn tỏ ra thuộc giới có tân học, mặc đồ tây và đeo kính ‘trí thức’. Cũng có người mặc bộ bà ba bình dân cho thoải mái và có vẻ ‘bất cần đời’. Tuy ăn mặc khác nhau, nhưng đã gọi là thầy bói thì vị nào cũng bày ra chỗ hành nghề các thứ giống nhau: một bộ bài tây, ít quyển sách chữ Hán, những xâu chân gà luộc phơi khô, cái mu rùa để bốc. Ngoài ra còn có đèn nhang, giấy màu đỏ và bút lông, mực xạ.

Các ông thầy này đón khách ngay cửa vào Lăng, trong khi các vị thầy khác đều có chỗ ngồi nhất định. Những chỗ ngồi này đều có đóng thuế môn bài hàng năm khoảng chừng một ngàn đồng cho chính phủ, và vì vậy họ có kê được bàn ghế đàng hoàng, có tấm ‘tăng’ để che mưa nắng, có khi còn có mái lợp như một phòng nhỏ, trên bãi cỏ. Bên hông trái Lăng Ông, trên một phía lề đường Trịnh Hoài Đức là nơi họ tập trung, chừng 20 vị. Thường là họ đoán vận mạng, tình duyên cho khách theo thẻ xăm rút được.

Lăng Ông nổi tiếng với vụ này đến nỗi trong một bài hát của ban hợp ca AVT có đoạn rất tếu :

Năm mới đừng để vợ la / Đừng chơi cờ bạc đừng ra bót nằm / Chi bằng đi lễ Lăng Ông / Đầu Xuân năm mới xin xăm cầu tài / Mồng một đi lễ Lăng Ông / Cầu anh đắc lộc bằng trăm ngày thường

2/- Các Thầy Bói Người Tàu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tại một số khách sạn sang trọng ở Chợ Lớn xưa kia như Bát Đạt, Phượng Hoàng, Đồng Khánh, có một số các ông thầy người Trung Hoa nổi tiếng đặt trụ sở hành nghề và cũng thu hút khách người Việt thuộc giới ‘tư sản mại bản’ ! Họ có những cái tên nghe thật quyến rũ (về phương diện huyền bí) như : Sơn Đầu Bạch Vân Đại Sư, Đại Lục Tiên, Hà Thiết Ngôn Đại Sư…

Các vị bốc sư người Trung Hoa này thường tự xưng là bốc sư đại tài từ Hồng Kông sang và tự tạo cho mình một vẻ tiên phong đạo cốt đặc biệt. Tuy vậy, một khi họ đã đặt trụ sở hành nghề thì điều trước tiên để đến với….các tiên ông vẫn là tiền! Các thầy này không biết nói tiếng việt nên tất nhiên phải có thông dịch viên nếu không phải là người Tàu. Ngoài ra, còn có mấy vị nữa cũng mang những đại danh rất là kiếm hiệp như : Sơn Đầu Mã Ngọc Long, Mã Cơ Sanh !

Vào khoảng năm 1971, 1972 quý vị thầy này chỉ coi tay tài lộc trong hai năm cũng đòi năm ngàn, chọn ngày làm ăn buôn bán thì mười ngàn, lấy số tử vi thì ba chục ngàn. Họ xưng danh đại sư từ bên ‘đại quốc’ qua, và dù chỉ một lần, họ cũng hấp dẫn được khách hiếu kỳ hay hữu sự tìm đến họ. Họ sống một cuộc đời sung túc, vương giả, bay từ nước nọ qua nước kia, suốt đời ở khách sạn, ăn cao lương mỹ vị tại các đại tửu lầu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thật ra các vị thầy Tàu này đến Việt Nam hay các nước vùng Đông Nam Á thì có thể bịp được, chứ riêng dân Trung Hoa ở Chợ Lớn thì không tin. Họ cho rằng đó chỉ là những tên vô tài bất tướng, không có nghề nghiệp gì để sống bên chính quốc nên mới phải đi tha phương cầu thực như vậy.

3/- Thầy bói của các nhân vật chính trị

Vào khoảng năm 65-67 tại Sàigon, hễ dở những tờ báo ở trang quảng cáo ra, ai cũng phải để ý đến những dòng bốc thơm các vị thầy bói. Nào là ‘giáo sư thần học’, ‘chiêm tinh gia’, ‘maitre’, ‘quỷ cốc đại sư’…Họ làm ăn phát đạt, có uy thế mạnh mẽ, được trọng vọng nể vì bởi chính các nhân vật hàng đầu của quốc gia.

Không ai không biết chuyện đầu năm Nhâm Tý, đại tá Trần Văn Lâm giám đốc Việt Tấn Xã đã long trọng mời ba ông thầy Huỳnh Liên, Minh Nguyệt và Khánh Sơn lên đài truyền hình nói trước dân chúng về vận mạng quốc gia. Cũng không ai quên (nếu đã được biết) thầy Vũ Hùng ở đường Nguyễn Trãi Sàigòn đã treo tại phòng khách của thầy một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp, có khắc hàng chữ :’Ông Nguyễn Bá Lương, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện, kính tặng nhà tướng số Vũ Hùng’

Người ta cũng được nghe nhiều giai thoại về những cuộc tiếp đón các nhân vật lớn của chính quyền miền Nam của một ông thầy nổi tiếng ở Cao Nguyên. Ông thầy Chiêm còn trẻ và không mặc áo dài, đội khăn xếp như ai. Ông mặc Âu Phục đúng mốt nhưng kiểu trẻ và luôn luôn diện kính ‘mát’, trông rất ‘bô trai’ .Nếu không biết ông từ trước thì khó ai trông thấy ông đi bát phố (khu Hòa Bình) mà lại ngờ được đó là một ông thầy bói! ông tỏ ra là một người khôn ngoan lanh lợi. Tuy vậy, với tư cách thầy bói, ông đã xử sự như người đời xưa, như trong chuyện Tàu. Người ta đồn rằng chính ông đã được hân hạnh đón tiếp các nhân vật lừng danh : Cụ Phan, ông Nguyễn, ông Hà… và đã làm một cử chỉ rất điệu là là sụp xuống lạy và nói : ‘Ngài quả là có chân mạng đế vương !’ Người ta cũng ghi nhận rằng do lời tiên đoán và sự xuất khấu đầu đảnh lễ của ông thầy, trong một năm nào đó , tại miền Nam, đã có tới 11 vị có chân mạng đế vương ra tranh chức tổng thống! chừng đó, đủ chứng tỏ uy tín của ông thầy Chiêm lớn lao như thế nào.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cũng không phải chỉ riêng ở nước ta, mà hình như ở đâu thì chính khách cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề bói toán. ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.’ Không tin hẳn, nhưng nếu cứ bói thử thì vẫn còn hơn là tự quyết định vận mệnh quốc gia. Có lẽ ở quốc gia nào, dù Tây phương hay Đông phương, thì mỗi chính khách đều có riêng một ông thầy, cũng như một ông bác sĩ tư, một bà bí thư riêng nữa vậy!

Với các chính khách, các thầy không những bấm độn, coi tướng, mà còn đưa ra những lời khuyên để thay đổi tướng mạo cho được ông thành danh toại hơn. Ví dụ, một vị tướng có một khuôn mặt quá ngắn và lưỡng quyền cao, thì được ông thầy cho hay như vậy phúc đức sẽ từ lưỡng quyền trôi tuốt luốt hết. Muốn cho công danh phát triển được lâu bền thì phải làm cho khuôn mặt dài ra, bằng cách để một chòm râu thòng xuống. Quả nhiên khi để râu dài như vậy, khuôn mặt tướng quân thon hơn, tướng mạo đổi khác nhiều lắm. Cũng có trường hợp một chính khách đầu đã bạc phải nhuộm, nhưng ông thầy cho biết nếu nhuộm tóc sẽ ảnh hưởng xấu đến cái tướng đang phát rất tốt đẹp. Vì vậy nhà chính khách đành buộc lòng để nguyên đầu tóc bạc phơ, trong lòng buồn vô hạn !

Những anh em, phần lớn là văn nghệ sĩ, nhà báo, hay ngồi ở quán Givral ngày xưa còn nhớ chuyện người ta kháo nhau rằng đáng lẽ cuộc đảo chánh hay ‘cách mạng’ năm 1963 phát động sớm hơn, nhưng vì các thầy đã bấm độn thấy là không được, nên đã phải dời qua ngày 1/11/63 đấy !

Cũng có vị chính khách được thầy bói khuyên là nên luôn luôn thắt cà vạt màu xám có sọc màu hồng, và ông đã âm thầm làm như vậy trong bao nhiêu năm trời. Những giai thoại trên chứng tỏ rằng ở một giai đoạn lịch sử đã qua, các vị thầy bói đã có ảnh hưởng thật lớn, nếu không nói là đã đóng những vai tro quan trọng trên chính trường.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ

Nguồn: Vi Khuê (cafevannghe)


Thanked by 2 Members:

#30 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 08/05/2016 - 17:27

chắc phải ra đốt nhang cho ông Địa quá, nhớ tuần trc thấy có 1 bộ hình rất hay, nói là để post lên tvls, giờ quởn lại k tìm ra






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |