Jump to content

Advertisements




Gia Định - Sài Gòn

Góc Sài Gòn thành Gia Định thành Phụng thành Bát quái thành Qui

136 replies to this topic

#91 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/12/2017 - 21:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết

24/12/2017



TTO - Kể từ khi bác sĩ Yersin tìm ra cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt trở thành tên gọi quen thuộc có sức hút mãnh liệt đối với du khách. Vùng đất này vẫn còn ẩn chứa nhiều điều không phải ai cũng biết.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Nguyễn Đức Hòa (phải) - Ảnh tư liệu
Xin giới thiệu với bạn đọc một số câu chuyện về Đà Lạt ít ai biết, hoặc đã biết nhưng chưa tỏ tường...
Kỳ 1: Lão bộc nhận lương bằng... vàng

Ngày 23-12-2017, bộ sưu tập "Báu vật triều Nguyễn tại Đà Lạt" với hơn 120 cổ vật quý giá được đưa ra trưng bày.
Bà Đoàn Thị Ngọ, phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, đã ghi nhận một cách trân trọng rằng ông Nguyễn Đức Hòa là người có công giữ gìn và bàn giao chúng nguyên vẹn cho chính quyền sau năm 1975.
Ông Hòa là ai mà được quyền lưu giữ, bảo quản những cổ vật quý giá được làm từ ngọc, bạc, vàng, đá quý, ngà voi và mã não...? Không nhiều thông tin về ông cho đến khi chúng tôi lục lại những tư liệu cũ liên quan đến dinh Bảo Đại tại Đà Lạt.


Dinh Bảo Đại là một công trình kiến trúc hài hòa giữa phong cách Á - Âu đầu tiên của triều Nguyễn được xây dựng trong bốn năm (1934-1938). Tên gốc của công trình này là Palais Impérial nằm trên đường Darles (nay là đường Triệu Việt Vương), bao quanh là rừng thông mang tên Bois d’amour (Rừng tình) rộng gần 10ha.
Sau năm 1975, có tên mới là Dinh 3. Trong biệt điện có một người quản gia tận tụy từ thời vua Bảo Đại qua chế độ Việt Nam cộng hòa cho đến sau ngày đất nước thống nhất. Đó là ông Nguyễn Đức Hòa (1926-2009).
Sinh thời, giới văn nghệ sĩ và người dân Đà Lạt gọi ông là "lão bộc qua các triều đại".
Theo vua từ thuở mười ba
Trước năm 1945, dinh thự Palais Impérial là nơi sinh hoạt của gia đình vị vua cuối cùng của vương triều Nguyễn. Khi trở thành quốc trưởng và khai sinh ra Hoàng triều cương thổ (năm 1950), vua Bảo Đại đã sử dụng biệt điện này để ở và tiếp khách.
Công trình kiến trúc này được xây dựng hai tầng, sắp xếp khéo léo từ trong ra ngoài.
Ông Nguyễn Đức Hòa sinh ra và lớn lên tại làng Dương Nỗ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Năm 13 tuổi, được một người bác họ làm ở đội kỵ mã đưa vào Đại nội giúp việc và được thái hậu Từ Cung (bà Hoàng Thị Cúc, mẹ vua Bảo Đại) tin cậy cho theo hầu Bảo Đại.
Ngày 28-4-1949, Bảo Đại được Pháp đưa về Việt Nam. Ngày 14-4-1950, Bảo Đại ra dụ số 6/QT/TG xác định Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều cương thổ và cao nguyên miền Nam. Ông Nguyễn Đức Hòa được theo vua lên Đà Lạt. Ông được vua Bảo Đại hết sức tin cậy.
Khi còn sinh hoạt trong dinh, vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu luôn giữ gìn nề nếp gia phong của hoàng tộc. Sau mỗi bữa tối, các hoàng tử, thái tử, công chúa đều được gọi lên phòng để hàn huyên và nghe vua, hoàng hậu giáo huấn, bảo ban.
Sau khi Bảo Đại không còn làm vua nữa, ông Hòa được Việt Nam cộng hòa giữ lại làm việc trong dinh. Đây cũng là điều đặc biệt, có lẽ nhờ bản tính điềm đạm, hiền lành, trung thực của ông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chậu ngọc bịt vàng cẩn đá qúy của vua Bảo Đại được ông Nguyễn Đức Hoà lưu giữ - Ảnh: Bảo tàng Lâm Đồng cung cấp
Gìn giữ báu vật hoàng gia
Trước khi ông Hòa mất, chúng tôi có gặp ông và đề nghị ghi âm cuộc trò chuyện, ông vui vẻ đồng ý. Khi hỏi đến tiền lương, ông nói:
- Ngày còn phục vụ vua Bảo Đại, mỗi tháng tôi được 4 lượng vàng.
- Vậy một năm được 48 lượng vàng, bác tiêu sao hết?
- Tuổi trẻ ham chơi, tiêu hết rồi...
- Trong thời gian làm việc với Bảo Đại, có bao giờ bác thấy vợ chồng Bảo Đại to tiếng với nhau không?
- Có chứ! Nhưng mỗi lần cãi nhau thì họ chuyển sang nói bằng tiếng Pháp. Mình chịu. Ông tiếp: Vua Bảo Đại hay dành thời gian nói chuyện với tôi khi đi xa. Ông cũng có nỗi niềm riêng ít ai biết được.
Rồi ông cho biết thêm: "Dưới thời ông Ngô Đình Diệm, tôi được trả lương hằng tháng tương đương 5 lượng vàng, thời ông NVT là 7 lượng vàng".
Sau ngày 3-4-1975, chính quyền quân quản cũng tiếp tục nhận ông làm nhân viên, lo các công việc trong dinh Bảo Đại và được hưởng lương theo quy định nhà nước cho đến khi qua đời.
Ông là lão bộc duy nhất được các chế độ khác nhau giữ lại làm quản gia ở dinh Bảo Đại, và là người được Từ Cung thái hậu tín cẩn giao giữ các két sắt có chứa tài sản (gồm tư trang và đồ dùng của gia đình).
Về sau, tài sản này đã được đơn vị T78 thuộc Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Lâm Đồng bảo quản, cất giữ.
Năm 2000, ông Hòa là người đặt ra một số câu hỏi đề nghị những người có trách nhiệm trong chính quyền địa phương trả lời về sự mất còn của số tài sản là ngọc ngà châu báu tại dinh Bảo Đại trước đây.
Ngày 17-2-2000, Văn phòng Chính phủ đã có công văn yêu cầu chủ tịch tỉnh Lâm Đồng làm rõ sự việc và báo cáo kết quả lên Thủ tướng.
Kết quả báo cáo như sau (trích):
"Nguồn gốc số tài sản này (gồm tư trang và đồ dùng gia đình) trước ở dinh III là tài sản của Từ Cung thái hậu (mẹ của vua Bảo Đại). Sau ngày 30-4-1975, đơn vị T78 thuộc Ban Tài chính quản trị Tỉnh ủy Lâm Đồng tiếp nhận, bảo quản, cất giữ (có biên bản bàn giao và niêm phong cẩn thận).
Đến cuối năm 1996, số tài sản đó được đưa sang Kho bạc Lâm Đồng tiếp nhận niêm phong cất giữ cho đến nay và bảo đảm còn nguyên trạng như khi tiếp nhận từ T78.
Sở dĩ tỉnh chưa có kế hoạch trưng bày các cổ vật này vì: Đây là những cổ vật quý, hiếm, có giá trị về lịch sử nên muốn trưng bày phải có chế độ bảo quản nghiêm ngặt. Ngoài ra, khi cho trưng bày thì phải đầu tư trang bị một số thiết bị chuyên dùng để phục vụ công tác bảo quản tránh hư hao xuống cấp đồ vật".
Cho đến khi mất, ông Hòa có hơn 60 năm gắn bó với dinh Bảo Đại, khu Rừng tình và những ký ức khó để nói tường tận về vua Bảo Đại.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bút ngọc của vua Bảo Đại được ông Nguyễn Đức Hòa lưu giữ cho đến khi bàn giao cho tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: Bảo tàng Lâm Đồng cung cấp
Trưng bày báu vật triều Nguyễn trong festival hoa
Trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt 2017 (từ ngày 23-12-2017 đến ngày 2-1-2018), Bảo tàng Lâm Đồng đã chọn cung Nam Phương Hoàng Hậu (số 4 Hùng Vương, Đà Lạt) làm nơi trưng bày giới thiệu bộ sưu tập "Báu vật triều Nguyễn tại Đà Lạt".
Đây cũng là lần đầu tiên bộ sưu tập hiện vật độc đáo này ra mắt công chúng một cách đầy đủ về số lượng và chuẩn xác về thông tin với trên 120 cổ vật.
Phần lớn các hiện vật này đều do Ngự xưởng triều Nguyễn chế tác từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, cá biệt có một ít hiện vật thuộc thế kỷ 18.
______________


MAI VINH - NGỌC TRÁC

Thanked by 1 Member:

#92 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/12/2017 - 22:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết - Kỳ 5: Trại gái C5

28/12/2017 13:57 GMT+7



TTO - Người Đà Lạt sinh trước năm 1975 và sống gắn bó ở vùng đất này ắt hẳn không lạ lẫm với cái tên "trại gái C5". Cái tên C5 đến giờ vẫn còn phổ biến nhưng từ "trại gái" đi liền phía trước hiện rất ít khi được nhắc đến.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



"Trại gái C5" xưa bây giờ là nơi tọa lạc chung cư C5 trên đường Nguyễn Trung Trực (Đà Lạt) - Ảnh: MAI VINH


Trại gái thời đó thực tình là một xóm vọng phu. Một xóm vọng phu với nhiều tâm tư như bao nhiêu xóm làng vọng phu khác thời chiến tranh trên toàn cõi đất nước này
Ông LÊ PHỈ
Trước năm 1975, nơi quen gọi là "trại gái" ở gần dinh Bảo Đại. Muốn đến đây, mọi người phải đi qua con đường Darlec (nay là Triệu Việt Vương), băng xuống một lối toàn đá sỏi và um tùm lau lách, hoa dã quỳ, thông rừng.
Nơi ấy bây giờ là thung lũng được bao bọc bởi cung đường Triệu Việt Vương.
Xóm vọng phu
Chúng tôi gặp ông Lê Phỉ, năm nay đã 90 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Ông Phỉ là một người rất am hiểu về sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt và gắn bó với mảnh đất này hơn 60 năm. Ông được giới trí thức xem là "nhà Đà Lạt học".


Ông Phỉ bảo hồi đó nhắc chữ "trại gái" người ta hiểu khác, giờ người ta hiểu khác. Cũng tội cho cái tên đó.
Theo ông Phỉ, "trại gái" là khu gia binh của chế độ cũ ở Đà Lạt. Lính ở trại phần lớn là người Đà Lạt và vùng lân cận. Những quân nhân chuyên nghiệp gồm lính và sĩ quan có gia đình nhưng còn khó khăn thì về khu gia binh này cất nhà ở.
Cũng như các trại gia binh khác ở Đà Lạt trước đây, như khu gia binh ở xóm Hồng Lạc dành riêng cho ngự lâm quân bảo vệ hoàng triều cương thổ được thành lập năm 1951 bởi cựu hoàng Bảo Đại, hay khu thiếu sinh quân ở Viện Đại học Đà Lạt, thì khu gia binh này được xây dựng bằng nhà cấp bốn, mái lợp tôn kẽm.
Ở khu gia binh ngày ấy có khoảng 300 căn nhà gỗ của gia đình binh lính trẻ. Những căn nhà chỉ để sống một giai đoạn ngắn, không mấy kiên cố nên lính còn gọi khu gia binh là trại gia binh. Chữ "trại" sau này lấy bỏ vào đầu chữ gái thành "trại gái".
Đời lính dù ở chiến tuyến nào cũng đều ra trận liên tục trong những năm chiến tranh. Từ Trường võ bị Đà Lạt, binh lính sau khi được huấn luyện đi khắp bốn vùng chiến thuật. Lính trẻ thì vắng nhà nhiều hơn. Những căn nhà ở khu gia binh chỉ còn lại phụ nữ và trẻ con.
Ông Phỉ nhấn mạnh gần như toàn bộ là những người vợ còn rất trẻ. Lính thời đó cũng quyền uy nên vợ không những trẻ mà còn đẹp. Mà những cô gái trẻ đẹp người ta gọi đúng nghĩa là gái. Chữ "gái" thực sự trong sáng, không như những ý nghĩa đã bị méo mó về sau.
"Ở khu gia binh toàn vợ lính, chị em quan tâm nhau rồi hiểu nhau, bầu bạn với nhau". Dân Đà Lạt thời đó thấy một khu gia binh toàn những người vợ trẻ xinh đẹp thì gọi "trại gái".
Theo ông Phỉ, "trại gái" thời đó thực tình là một xóm vọng phu. Một xóm vọng phu với nhiều tâm tư như bao nhiêu xóm làng vọng phu khác thời chiến tranh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đường vào "trại gái" hôm nay là khu dân cư với hơn 1.000 hộ dân - Ảnh: M.V.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Lê Phỉ - Ảnh: M.VINH
"Trại gái" giờ ở đâu?
Tháng 5-1975, tiểu đoàn đặc công nước của Quân khu 6 đã đưa năm đại đội về đóng quân trên các vị trí chiến lược của Đà Lạt. Ban chỉ huy tiểu đoàn đã sử dụng biệt thự số 5B đường Trần Hưng Đạo của ông Đỗ Kiến Nhiễu, nguyên đô trưởng đô thành Sài Gòn, làm trụ sở của tiểu đoàn.
Ngoài những đại đội được bố trí bảo vệ ở lò nghiên cứu hạt nhân, nhà vòm (vốn là nơi đóng quân của lính Mỹ) nằm góc đường Thủ Khoa Huân - Phan Như Thạch, họ còn tiếp quản khu gia binh - "trại gái". Đại đội © 5 tiếp quản khu gia binh này nên được gọi là C5.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, trước đây là lính tiểu đoàn đặc công nước, đưa chúng tôi đi thăm các chiến hữu của ông - những người trực tiếp có mặt trong đội hình C5 ngày nào.
Ông Khanh nói: "Khi nhận lệnh tiếp quản, nghe chữ "trại gái" chúng tôi tủm tỉm cười nhưng chỉ huy căn dặn rất kỹ, đây là nơi "nhạy cảm" vì toàn phụ nữ và trẻ em là gia quyến của lính Sài Gòn. Nhưng khi chúng tôi đến thì trại gia binh này chỉ còn "vườn không, nhà trống", mọi người đã bỏ đi từ lúc nào".
Về sau, trại gia binh này được giải tỏa và xây dựng thành chung cư cho cán bộ, công nhân viên chức một số ban ngành trong tỉnh Lâm Đồng. Do trước đây có đại đội C5 về đây tiếp quản nên người dân quen gọi C5.
Ông Khanh lý giải: "Người đến Đà Lạt sau năm 1975 thì gọi tên khu gia binh theo tên đại đội đặc công tiếp quản là C5, người ở trước 1975 thì nhất định không bỏ cái tên quen thuộc là "trại gái", còn những người trung hòa thì gọi thành chung thành cặp là "trại gái C5".
Bây giờ về lại khu "trại gái C5", hỏi lai lịch cái tên nhạy cảm ấy phần lớn đều nhận được cái lắc đầu. Có người cười tinh quái rồi đáp, "trại gái C5 ở đây". Sau này chúng tôi gặp được bà Đỗ Kim Hồng, 70 tuổi, một người từng sống trong khu gia binh "trại gái" xưa.
Hỏi thực hư về giai thoại những phụ nữ ở trại gia binh xưa chỉ biết bài bạc trong lúc chồng vắng nhà, bà không giận mà giải thích: "Mấy trăm người vợ trẻ ôm con nhỏ với nỗi lo và tâm tư khi chồng đi lính xa thì còn lòng dạ nào để mà bài bạc.
Ngày ngày, chúng tôi ở "trại gái" mang rau ra phố bán rồi trở về chăm con cái. Có chút tâm tư bất thường thì chị em đã nhắc khéo nhau rồi. ".


Hồ Ông Phỉ và địa danh Quảng Thừa
Năm 1954, ông Lê Phỉ lên Đà Lạt mở trường dạy học.
"Năm 1960, chúng tôi gồm năm người, trong đó có tôi, thầy Thích Minh Trạch, ông Võ Đình Giáp... đứng ra vận động mỗi gia đình đóng góp 60 đồng mua một xe máy ủi, một xe jeep để khai khẩn một vùng đất rộng, ngăn suối thành hồ nước lớn để có nguồn nước tưới tiêu, nuôi cá.
Hồ này đến nay nhiều người dân vẫn gọi trân trọng là hồ Ông Phỉ, tức tên tôi - ông Phỉ kể tiếp - Chúng tôi lập ấp mới và lấy tên là Quảng Thừa. Quảng Thừa là tên ghép của bà con ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên.
Trước đây, nơi này là khu rừng rậm. Về sau, nhiều gia đình sĩ quan, binh lính giải ngũ trở về địa phương và một số gia đình ở khu gia binh (trại gái) cũng vào đây khai khẩn đất rừng, làm nhà, làm vườn sinh sống".
NGỌC TRÁC - MAI VINH

#93 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/12/2017 - 22:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện Đà Lạt không phải ai cũng biết - Kỳ 6: Thung lũng hoa đào

30/12/2017 07:35 GMT+7



TTO - Với người Đà Lạt, thung lũng Mười Lời có lẽ không lạ. Thung lũng ấy ngầm là một niềm tự hào của người dân xứ hoa. Vì nhắc đến Đà Lạt là người ta nghĩ ngay đến hoa đào.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nghệ nhân Mười Lời - Ảnh tư liệu


Chúng tôi không nỡ nhìn những căn nhà mọc lên san sát dưới thung lũng xóa luôn cái tên thung lũng hoa đào Mười Lời mà cha tôi dành cả đời lập dựng
Anh BÙI VĂN SANG
Thung lũng Mười Lời nằm ở cuối một con hẻm nhỏ trên đường Lê Hồng Phong. Nhắc đến nghệ nhân Mười Lời có lẽ không thể không nhắc đến một người mà lúc sinh thời ông Mười tự xem mình là truyền nhân, đó là ông Nguyễn Thái Hiến.
Câu chuyện hoa đào ở Đà Lạt là một câu chuyện nối dài từ ông Hiến đến ông Mười Lời.
Đào rừng ra phố
Ông Nguyễn Thái Hiến làm giám thị lục lộ và phụ trồng hoa trong khuôn viên công sứ đầu những năm 1920. Ngay từ năm 1927, tranh thủ những ngày nghỉ trong tuần, ông Hiến lặn lội vào rừng đưa cây hoa đào bản địa về trồng ở Đà Lạt.


Nói đến cây mai anh đào được trồng ở Đà Lạt, ông Nguyễn Thái Hai, con trai ông Hiến, cho chúng tôi biết: "Trong thời gian làm giám thị lục lộ ở thành phố Đà Lạt, ông Nguyễn Thái Hiến được giao phó trồng một số cây cảnh xung quanh hồ Xuân Hương, trong công viên, khuôn viên các dinh thự và dọc một số con đường.
Nhiều loại cây được đưa từ Pháp qua còn non và nhỏ. Những cây này được cấp trên chỉ định trồng. Khoảng cách giữa mỗi cây cũng được ấn định cho tương ứng kích thước từng loại sau khi lớn. Các công nhân phải chăm sóc tưới nước, có người Pháp theo dõi hằng ngày...".
Qua sự hướng dẫn của cấp trên, ông học hỏi được cách trồng cây cảnh hai bên đường. Nhận thấy những cây mai rừng có bông đẹp nên ông đề nghị cho trồng rải rác dọc các lề đường. Với loài cây địa phương này, ông được tự ý trồng đâu tùy ý.
Năm 1935, chợ Hòa Bình được xây lại. Khi thấy việc trồng mai có kết quả tốt, ông Hiến lựa chọn những cây tương đối vừa cỡ và cho trồng toàn cây mai dọc con đường dốc từ cầu Ông Đạo lên khu chợ Hòa Bình và dọc đường rạp chiếu phim Eden (sau này là rạp Ngọc Lan).
Cây mai thường vươn cao nên ông cho cắt bớt nhánh để cây phát triển bề ngang. Từ đó mai trở thành một đặc sản của thành phố Đà Lạt...
Hằng năm, vào dịp cuối năm khi trời chớm lạnh, hoa trổ thành chùm nhỏ màu hồng pha tím, cánh mỏng, nhụy nhỏ. Cánh hoa mỏng manh rơi rụng bay lả tả theo gió nói lên cái đẹp thơ mộng đặc biệt và duy nhất của Đà Lạt.
Ông Nguyễn Thái Hiến đặt tên cây mai Đà Lạt là mai anh đào vì dựa trên hình dáng bên ngoài của cây và hoa có màu hồng nhạt như hoa đào ngoài Bắc.
Chính ông Hiến đã tạo nền tảng để có một thung lũng hoa đào Mười Lời sau này. Ông Mười Lời khi còn sống trân trọng nói đến ông Hiến như con nói về cha dù không huyết thống.
Với ông Mười, không có cây mai anh đào vốn là mai rừng Đà Lạt mà ông Hiến dày công thuần hóa thì không có một thung lũng hoa đào Mười Lời nức tiếng xa gần ngày nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Anh Bùi Văn Sang, người kế nghiệp nghệ nhân Mười Lời, với cây đào thất thốn nở hoa ngay tại Đà Lạt khi tết đến - Ảnh: MAI VINH
Thắp đèn ghép đào
Ông Mười Lời nổi tiếng với thung lũng đào Nhật Tân (Hà Nội) ngay trong lòng Đà Lạt, nhưng đào của ông Mười Lời có sự khác. Đó là giống đào ghép giữa mai anh đào Đà Lạt và cây đào Nhật Tân.
Chính sự khéo ghép mà ông Mười Lời đã làm được việc mà trước ông chưa ai làm được, khiến đào Nhật Tân nở hoa trên đất lạnh Đà Lạt.
Với ông Mười, giống hoa đào lai ghép giữa đào Nhật Tân và mai anh đào Đà Lạt là cầu nối văn hóa cho hai vùng đất cách xa mấy nghìn cây số.
Câu chuyện ông Bùi Văn Lời, tên thường gọi là Mười Lời, có một thung lũng hoa đào Nhật Tân nằm trong lòng thành phố Đà Lạt vẫn tồn tại gần 30 năm qua là dấu ấn khó phai mờ.
Khi còn sống, ông là một nông dân thứ thiệt, cần cù, nhiệt tình và cởi mở. Ông là dân Quảng Nam, đến sống tại Đà Lạt từ năm 1958 cho đến cuối đời, chỉ chăm chỉ một thứ: trồng hoa và rau.
Ông Mười Lời biết nhiều người đã cố mang đào Nhật Tân vào Nam trồng nhưng thất bại. Sự thất bại ấy khiến ông nảy ý mang một cây đào Nhật Tân được cho là khỏe nhất về Đà Lạt.
Máy bay hạ cánh tại Nha Trang, ông đón ngay xe về Đà Lạt. Đến nơi trời sập tối, nơi ông ở bấy giờ chưa có điện nên ông phải thắp đèn cầy ghép ngay trong đêm để mầm hoa còn sống sau nhiều ngày di chuyển.
Tết năm 1998, hoa đào ghép đã nở rộ trong thung lũng Mười Lời với ba màu sắc hồng đào, liễu đào và bích đào với cánh dày, hoa kép.
Câu chuyện những gốc mai anh đào nở ra đào Nhật Tân ngay tại Đà Lạt, nơi khí hậu không tương đồng với đất Bắc, đã được truyền đi khiến thung lũng Mười Lời trở nên nổi tiếng. Giới chơi hoa vinh danh ông Mười khi gắn thêm hai chữ "hoa đào" vào địa danh thung lũng Mười Lời.
Sau khi ông Mười Lời mất (năm 2009) được một năm, thung lũng hoa đào Mười Lời xác lập kỷ lục: "Thung lũng hoa đào đầu tiên tại miền Nam".
Anh Bùi Văn Sang dù học đại học chuyên ngành công nghệ viễn thông nhưng quyết nối nghiệp cha. Cũng tại thung lũng mà cha đã dày công lập dựng, anh đã khiến bạch đào, đào thất thốn nở đúng khi xuân về tết đến.
Giữa cơn bão của giá đất tại Đà Lạt, anh Sang vẫn quyết giữ thung lũng hoa đào Mười Lời dù giá đất với giá đào khác nhau rất xa, nhất là thung lũng ấy nằm ngay khu nội đô thành phố.
Nói về chuyện này, anh Sang cười: "Chúng tôi không nỡ nhìn những căn nhà mọc lên san sát dưới thung lũng xóa luôn cái tên thung lũng hoa đào Mười Lời mà cha tôi dành cả đời lập dựng".
Người Đà Lạt quý mến thung lũng hoa đào Mười Lời với cảm xúc giống như khi tiễn biệt ông về cõi riêng gần 10 năm về trước. Nhờ vậy, cái tên thung lũng hoa đào Mười Lời sau 30 năm vẫn còn được nhắc đến.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những cây đào ghép giữa mai anh đào Đà Lạt và đào Nhật Tân (Hà Nội) trong thung lũng Mười Lời - Ảnh: MAI VINH


Công nhận
Năm 2000, ông Mười Lời mang mai anh đào ghép đào Nhật Tân dự hội chợ Tuần lễ xanh quốc tế Việt Nam tổ chức tại dinh Thống Nhất TP.H.C.M, được ban tổ chức tặng "Cúp vàng vì sự nghiệp xanh" cho ông.
Giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng công nhận công lao của nghệ nhân Mười Lời như sau: "Nghệ nhân Bùi Văn Lời chiết ghép nhân vô tính loài hoa đào Hà Nội trên cây đào Đà Lạt thành công, tạo thành một màu hoa đào mới nối thủ đô Hà Nội với thành phố hoa Đà Lạt, đến nay đã được bảy mùa hoa nở".
MAI VINH - NGỌC TRÁC

#94 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/12/2017 - 21:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Buổi đầu trồng rau

30/12/2017



TTO - Tính từ năm 1893, thời điểm bác sĩ Alexandre John Emile Yersin tìm ra Đà Lạt, mảnh đất này đã có hơn 120 năm nhọc nhằn để trở thành vương quốc nông sản rau và hoa.

Hoa Hà Nội trên đất Đà Lạt
Lịch sử xứ hoa đã ghi nhận những di dân đến Đà Lạt lập làng Hà Đông (P.8, Đà Lạt) từ sáu làng hoa nổi tiếng quanh Hồ Tây (Hà Nội) là những người đầu tiên hình thành nghề trồng rau hoa sau này tại Đà Lạt.
Lúc sinh thời, ông Ngô Văn Ngôn, một trong những người đầu tiên rời Hà Nội vào Đà Lạt, đã kể chúng tôi nghe câu chuyện người xưa đã trồng hoa trong giá tuyết và bốn bề tiếng thú dữ gầm gừ.
Ông Ngôn dắt chúng tôi vào nhà truyền thống làng hoa Hà Đông, kể về một ông quan triều Nguyễn cùng ông quản đạo Đà Lạt đưa dân Hà Đông vào Đà Lạt lập nghiệp. Bài vị của ông này được thờ trân trọng ở ấp Hà Đông.


Đó là tổng đốc Hà Đông kiêm chủ tịch Ủy ban Tương tế xã hội trung ương Bắc Kỳ - Hoàng Trọng Phu.
Các cứ liệu tại làng hoa Hà Đông ghi nhận mục đích của việc thành lập là giúp thành phố, đặc biệt là quân đội Pháp, có rau tươi để ăn, giúp cho những người biết nghề trồng rau có dịp phát triển khả năng để nâng cao mức sống của họ.
Ngoài ra, một ý khác của ông Hoàng Trọng Phu là giải quyết một phần cư dân ngày càng đông ở tỉnh Hà Đông.
Ông Trần Văn Lý là người đầu tiên đảm nhận chức danh quản đạo Đà Lạt, nhậm chức năm 1936. Nhận thấy đây là một vùng đất có khí hậu mát mẻ, ôn hòa lại là vùng đất còn hoang sơ rất thuận tiện cho việc trồng rau hoa, ông Trần Văn Lý đã đề nghị ông Hoàng Trọng Phu đưa dân vào lập ấp ở Đà Lạt.
Ông Phu nhận lời và giao cho ông Lê Văn Định đang giữ chức thương tá canh nông tỉnh Hà Đông xây dựng kế hoạch và chuẩn bị thực hiện việc di dân.
Ngày 29-5-1938, 35 người gốc Hà Đông sống ở các làng Ngọc Hà, Nghi Tàm, Tây Tựu, Quảng Bá, Xuân Tảo, Vạn Phúc lên tàu hỏa vào Đà Lạt. Họ là những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh có kinh nghiệm trồng rau hoa theo phương pháp châu Âu ở quê nhà.
Theo lời kể của ông Ngô Văn Ngôn, quá trình tuyển lựa người vào Đà Lạt kéo dài gần một năm. Nhà cầm quyền không chỉ coi tay nghề người được tuyển mà còn tra kỹ nhân dạng, sức khỏe nhằm hạn chế thấp nhất những bất trắc cho họ khi đến Đà Lạt, một xứ lạnh hoang vu.
Trên chuyến tàu đầu tiên đến Đà Lạt có nguyên một toa giống các loại rau có nguồn gốc châu Âu do người Pháp mang đến Hà Nội như khoai tây, xúp lơ, tỏi tây, đậu Hà Lan, dâu tây, bắp cải..., và các loại hoa như hồng, cúc, trà my, lài, sói...
Những nông dân đến từ miền Bắc sớm thích nghi với môi trường khí hậu mới, ra sức lao động và gầy dựng được làng rau hoa của Hà Đông trên cao nguyên Lang Biang.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những người dân làng rau Nghệ Tĩnh, làng rau đầu tiên của Đà Lạt - Ảnh tư liệu
Thương điếm nông sản và làng rau xứ Nghệ
Năm 1940, ấp Nghệ Tĩnh ra đời. Ban đầu ấp Nghệ Tĩnh có khoảng 36ha đất cấp cho 70 hộ. Thật ra, ngay từ những năm 1927, người có công đưa bà con Nghệ An - Hà Tĩnh lên Đà Lạt lập nghiệp là ông Nguyễn Thái Hiến.
Ông tích cực nhập nhiều giống rau hoa của Pháp về sản xuất và tổ chức kinh doanh hiệu quả.
Ông Nguyễn Thái Hiến, còn có tên là Doãn, thường gọi là Xu Hiến (Xu là chức danh tiếng Việt của chữ Surveillant). Ông tốt nghiệp Trường Canh nông Tuyên Quang - nơi đào tạo những nhà nông học đầu tiên của nước ta.
Năm 1924, ông được bổ dụng làm kiểm lâm ở Phan Thiết, sau chuyển lên phụ trách việc trồng hoa cây cảnh cho thành phố Đà Lạt (1927).
Ông Hiến có công lao hết sức to lớn trên nhiều lĩnh vực. Trước hết, ông đã tích cực đưa nhiều giống rau hoa từ nước ngoài vào Đà Lạt để sản xuất và kinh doanh.
Từ các giống rau hoa Pháp đưa sang Việt Nam trồng thí nghiệm và sử dụng cho nhu cầu của quan chức Pháp ở Đà Lạt, ông đã đưa chúng về cho bà con người Việt trồng, trong đó có bà con của ấp Nghệ Tĩnh.
Người Đà Lạt bắt đầu biết đến tên gọi của nhiều loài hoa mới nhập từ nước ngoài về, biết đến các các loại xà lách, cà chua, hành poarô (poireau), cần tây, ớt tây, măng tây...; biết đến nhiều loại cây ăn trái như dâu tây, bơ, táo tây, cây atisô... đều do công lao của ông Hiến.
Khi làng hoa Hà Đông và làng rau Nghệ Tĩnh phát triển, lượng nông sản vượt mức tiêu thụ tại địa phương, ông Nguyễn Thái Hiến đã nghĩ ngay đến việc thành lập một thương điếm để tiêu thụ nông sản phẩm cho bà con nông dân, mở rộng giao lưu buôn bán với các tỉnh bạn và vươn ra các nước láng giềng.
Ông kết hợp với ông Tôn Gia Huồng - một công chức làm việc ở Phan Thiết, từng học trường Pratique (Trường thực hành) Huế và bạn bè góp vốn mở Nouveautés Hanoi - một tiệm bách hóa lớn thời bấy giờ ở Đà Lạt (nay là nhà sách Phương Nam, Đà Lạt).
Tiệm đã hoạt động rất mạnh và thành công, bằng cách hỗ trợ bà con ứng trước gạo, thực phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu..., đến mùa bà con trả bằng sản phẩm. Tiệm còn mở rộng hoạt động về vận chuyển sản phẩm đến địa phương khác để tiêu thụ...
Tên cửa hiệu Nouveautés Hanoi có nghĩa là những mặt hàng mới của Hà Nội.
Thuở ban đầu ấp Nghệ Tĩnh chỉ có 36ha nằm dưới một thung lũng trọc, sình lầy và nhiều cỏ dại, cây rừng rất ít và được phân chia thành từng lô bằng nhau. Người dân ở ấp chủ yếu trồng rau.
Muốn trở thành cư dân của ấp Nghệ Tĩnh, yêu cầu phải sống tại Đà Lạt hơn một năm và chưa đứng tên một lô đất nào.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vua Bảo Đại gắn huy chương cho 16 nông dân trồng hoa Hà Đông ở Đà Lạt năm 1945 - Ảnh tư liệu


Làng, ấp có tự bao giờ ở Đà Lạt?
Ngoài các buôn làng nằm rải rác dưới chân núi Lang Biang, Dankia, Suối Vàng và hai bên con suối (về sau ngăn đập thành hồ Xuân Hương) là bà con dân tộc bản địa..., Đà Lạt đã hình thành thêm làng, thêm ấp khi người Kinh từ miền xuôi lên.
Dấu tích việc "lập ấp, đẻ làng" ở Đà Lạt là ngôi đình Đa Lạc, xây dựng năm 1920. "Đa Lạc đình" thuộc làng Đa Lạc nằm ở hữu ngạn suối Cam Ly. Làng Đa Lạc có nhiều dốc, trong đó một con dốc gọi là dốc Nhà Làng (nay là đường Nguyễn Biểu) dẫn đến Nhà làng - nơi hội họp của nhân dân trong làng.
Đa số cư dân Đa Lạc là người miền Trung, sống bằng nghề buôn bán, xây dựng nhà cửa, cưa xẻ gỗ, trồng rau, sản xuất gạch, làm công trong các công sở, nhà hàng, khách sạn của người Pháp.

NGỌC TRÁC - MAI VINH

Thanked by 1 Member:

#95 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/01/2018 - 12:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đà Lạt lạc đâu mất rồi?

10:33 AM - 07/01/2018 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nét yên bình hiếm hoi ở Đà Lạt
Ảnh: Phương Nguyễn
Đà Lạt với tôi không chỉ là một định nghĩa sáo rỗng kiểu thành phố hoa, thành phố sương mù.
Có lần một anh bạn từ Sài Gòn lên Đà Lạt chơi, khi ấy tôi còn đang là người Đà Lạt, than thở trong suốt bữa sáng rằng tiếng xe máy rú ga trên con đường quanh Đồi Cù đêm qua đã cướp đi của anh ấy cái tĩnh mịch vô giá mà anh cất công từ Sài Gòn lên để tận hưởng.
Những con đường quanh co
Tôi im lặng đón nhận sự càm ràm của người bạn và nhận ra rằng, Đà Lạt đã vĩnh viễn không còn cơ hội để cứu lấy cái giá trị yên tĩnh có một không hai của thành phố cao nguyên này nữa rồi. Những con dốc nhỏ quanh co uốn khúc duyên dáng gợi tình đã bị nắn gọt không thương tiếc để thành những con lộ lớn ngang phè phè. Và thế là xe cộ cứ vù vù rú ga để thỏa mãn chút thuận tiện cho người cầm tay lái, thản nhiên thả vào không gian Đà Lạt thứ tiếng ồn động cơ như thể nó là một phần tất yếu của đường phố.
Nhưng Đà Lạt đã từng có nhiều năm tháng, dưới tầm nhìn quy hoạch và kiến trúc tinh tế đặc sắc của người Pháp, giữ được những con phố không nhiều tiếng ồn của xe cộ.
Một phần của cách thức ấy là những con đường quanh co uốn lượn, đủ gợi cảm với kẻ bộ hành, đủ nguy hiểm để hãm tốc độ của người cầm lái, và nhờ thế mà giữ được sự yên tĩnh tuyệt vời cho những con phố.
Nhưng Đà Lạt đã đánh rơi cái tầm nhìn ấy tự lâu rồi. Đà Lạt bỗng dưng xuất hiện những con phố thõng thượt, tuênh huênh, như thể một cô gái hở hang. Như thể Đà Lạt trượt ra khỏi chiếc túi nhỏ tẩm hương quyến rũ đến huyễn hoặc trên bờ vai thiếu nữ để rớt xuống cái giỏ đựng hàng xoàng xĩnh của phiên chợ giao thông. Sự thuận tiện là thứ thuốc độc cấp tính hãm hại nét quyến rũ của Đà Lạt. Có lẽ, với phố phường Đà Lạt, không có gì thô tục hơn sự vội vã.
Nỗi lòng sắc màu Đà Lạt
Chuyện về anh bạn tôi vừa kể là chuyện khá lâu rồi. Nhưng nó trở về trong trí óc tôi ngay lập tức khi tôi lạc mắt vào mớ màu sắc sặc sỡ trong chuyến trở về Đà Lạt mới đây. Những biển hiệu xanh đỏ vàng thi nhau phô diễn ở nhiều con phố trung tâm, như cố bon chen để nổi bật lên trong tầm mắt của khách đi đường. Thì là bon chen mà, một sự vội vã thường thấy trong xã hội mua bán. Màu sắc vì thế cũng phải vội vã bon chen.
Tôi cố nhớ lại những lý lẽ mà người ta đã dựa vào để tặng cho Đà Lạt cái tên đặc ân “Little Paris”. Là những gì nhỉ? Là cảnh quan, là kiến trúc, là khí hậu, là sự yên tĩnh. Và chắc chắn, là có cả sắc màu. Những tông màu nền nã, đậm phong cách châu Âu giữa phố núi là một phần của sự t*o nhã mà Đà Lạt đã có, và phải có.
Ôi đâu rồi sự t*o nhã của những sắc màu mà tôi và nhiều thế hệ từng biết Đà Lạt đã được cảm nhận một cách đằm thắm trong ký ức sống! Sao phải là những biển hiệu lòe loẹt trưng ra sự thoái hóa rõ ràng về mỹ cảm không nên có giữa phố phường Đà Lạt?
Tôi rời Đà Lạt trong một sự ấm ức vô duyên nhưng không vô cớ. Người bạn đời của tôi cũng chỉ thở dài rồi bình luận đơn giản: “Hình như Đà Lạt đã lạc đâu đó rồi anh à!”.
Câu bình luận khiến tôi muốn bật khóc, tiếc câu thơ sinh viên bạn tôi đã viết ngày chia xa Đà Lạt. “Tạm biệt nhé, Đà Lạt ơi, những mùa hoa thương nhớ. Cơn mưa chiều qua phố. Ta mang niềm thương đi. Ôi màu hoa mimosa vấn vương điều gì? Vàng lên con đường quen thuộc”. Lạc đâu mất rồi Đà Lạt ơi, những niềm thương nhớ cũ?
Một cậu học trò cũ cố tìm cách kéo tôi đến một shop hoa nhỏ khởi nghiệp của cậu ấy trên con dốc đường 3 Tháng 2 trước giờ ra sân bay. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi nhìn tấm biển hiệu giản dị và lối bài trí trang nhã trong shop hoa bé nhỏ của cậu học trò.
Tôi không rõ cậu ấy có mua may bán đắt hay không, nhưng với tôi thì cậu ấy có thể là một trong những người lưu giữ một Đà Lạt nền nã trong cái mớ màu sắc đang giăng khắp phố phường.
Với tôi, và chắc là với rất nhiều người nữa, Đà Lạt chưa bao giờ là một định nghĩa sáo rỗng kiểu thành phố hoa, thành phố sương mù. Sự tĩnh mặc của không gian và thời gian, những con phố quanh co dắt về ký ức, những sắc màu nền nã là điều t*o nhã vô giá mà những người yêu Đà Lạt luôn tìm kiếm, luôn thương nhớ để quay về.
Rồi Đà Lạt có còn giữ được những niềm thương nhớ đó hay không, giữa những đám sắc màu lòe loẹt?

Huỳnh Văn Thông



Thanked by 1 Member:

#96 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/02/2018 - 21:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thảo cầm viên Sài Gòn - những chuyện 'thâm cung': Vào chuồng đàn cho sư tử nghe

22/02/2018

Thảo cầm viên Sài Gòn là vườn thú có tuổi thọ đứng thứ 8 thế giới với hơn 150 năm tồn tại, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách tham quan. Tuy nhiên, có những chuyện 'thâm cung' của vườn thú này có lẽ nhiều người chưa biết.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sư tử trong Thảo cầm viên Sài Gòn
Ảnh: Phan Việt Lâm

Vuốt râu hùm

Thảo cầm viên (TCV) Sài Gòn hiện được xem là một trong những nơi nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ các loài thú bài bản. Nhưng trong quá khứ đã từng xảy ra những sự cố hy hữu ít ai biết.
Cách đây hơn 20 năm, vào một buổi trưa đẹp trời, khung cảnh vắng lặng, bỗng dưng xuất hiện một chàng thanh niên ăn mặc chỉnh tề cầm đàn ghi ta leo qua hàng rào sắt cao hơn 5 m, vào ngồi gảy tưng tưng giữa... chuồng sư tử. Điều kỳ lạ là chú sư tử vốn rất dữ dằn lại ngồi im cách chàng thanh niên vài mét, mắt lim dim chăm chú lắng nghe tiếng đàn. Khi nhân viên TCV phát hiện ra sự việc động trời này, không ai dám động đậy. Vì họ nghĩ, nếu làm chú sư tử tỉnh cơn mê âm nhạc hoặc anh chàng nọ ngừng đàn mà có những động tác lạ thì nguy to. May sao, nhân viên chăm sóc thú đã nhanh trí kéo cửa chuồng ép và dụ được chú sư tử chui vào trong rồi đóng cửa lại. Lát sau, nhân viên vườn thú vào đến nơi thì thấy “đàn sĩ” có vấn đề này đột nhiên lăn ra bất tỉnh. Cũng may là sau đó anh chàng hồi tỉnh lại.
Vào tháng 9.2000, khi các nhân viên TCV đi ăn trưa, du khách cũng vắng. Lợi dụng lúc này, một người đàn ông đã trèo qua hàng rào bảo vệ phía sân chơi của chuồng cọp, chui vào nằm sát bên song sắt rồi thò tay... vuốt râu hùm và bị ông hùm cắn vào cánh tay phải bê bết máu. Tiến sĩ Phan Việt Lâm, nguyên Giám đốc TCV, kể lại, nghe nói ông này là bệnh nhân tâm thần. Trước đây, ông này cũng từng lén vào nằm mọp bên hàng rào mấy lần rồi. Ông ta tự xưng là bậc sư phụ hổ, có thể vuốt ve và thuần phục chúa sơn lâm... Nghe đâu có lần chú hổ cũng nằm im cho ông ta xoa lưng. Bảo vệ TCV đã nhiều lần kéo “sư phụ hổ” này ra, nhưng ông ta vẫn lén vào và rồi lãnh hậu quả. Dù sao cũng may là “sư phụ” chưa bị “đệ tử” xơi tái.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Từng có người xưng là sư phụ hổ lẻn vào chuồng hổ này vuốt râu hùm
Ảnh: Quang Viên


Thú dữ sổng chuồng
Sự cố xảy ra vào đêm 11.9.2006. Lúc đó thời tiết bất thường, mưa giông lớn làm bật gốc cây sọ khỉ lớn trong TCV, thân cây đổ đè lên mái nhà của bệnh xá thú y nằm ngay bên cạnh. Điều gây thót tim từ lãnh đạo cho đến nhân viên là ngăn chuồng nhốt 2 báo gấm, mỗi con nặng khoảng 30 kg bị phá hỏng, sập mái. Cơ hội “trời cho” này đã giúp chúng lẻn ra ngoài. Rất may nhân viên TCV đã kịp thời phong tỏa và khống chế nên 2 chú báo gấm chưa vượt qua tường rào sát bên để ra ngoài đường mà vẫn còn luẩn quẩn trong khu bệnh xá thú y. Tuy nhiên, báo gấm là loài thú nguy hiểm lại phải truy bắt chúng trong đêm tối, mất điện nên cực kỳ khó khăn. Các cán bộ thú y, nhân viên TCV phải dò dẫm trong đêm với ánh đèn pin và len lỏi giữa đống đổ nát của tòa nhà để tìm kiếm 2 chú báo. Cuối cùng thì mọi việc cũng êm xuôi, khi 2 chú được phát hiện thì các bác sĩ thú y “tặng” ngay cho 2 liều thuốc mê làm cho chúng “phê” tại trận, sau đó đưa về vị trí an toàn.

Xa hơn, vào mùa hè năm 1986, tại TCV, con hổ Đông Dương tên Long đã nhảy ra ngoài, báo hại cả vườn thú náo loạn. Nguyên nhân là trong một lần sơ ý, nhân viên quét dọn làm vệ sinh chuồng xong, sập cửa xuống nhưng quên cài chốt ngang mà cứ để vậy sang làm các ngăn kế bên. Có du khách táy máy kéo sợi dây cửa lên và Long thong dong tót ra ngoài. May sao, sau khi đi dạo gần chuồng mấy vòng, chàng hổ tên Long này thấy không đâu bằng nhà mình nên quay lại vào chuồng. Được biết đây là chú hổ mà năm 1979 một đơn vị bộ đội bắt được khi còn nhỏ rồi đem tặng cho TCV. Lúc đó, các nhân viên TCV đã cho bú và nuôi bộ (nuôi không có sữa mẹ) nên Long rất thân thiện với người nuôi và khá hiền lành. Có lẽ vì thế nên hổ tên Long không “quậy” khi ra được bên ngoài chăng?
Chuyện sổng chuồng còn xảy ra với mèo gấm. Vào một buổi sáng, công nhân nuôi thú phát hiện ô lưới ngăn chuồng mèo gấm bị thủng một miếng rất lớn và chàng mèo gấm đực số hiệu 1749 biến mất. Gần ba tuần tìm kiếm mà chú vẫn biệt vô âm tín. Rồi cũng vào một buổi sáng, nhân viên vườn thú mừng rỡ khi phát hiện chú mèo gấm ung dung nằm tận hưởng bầu trời tự do trên đảo vượn, cách chuồng cũ của nó khoảng 100 m. Điều lạ lùng là không biết làm sao mà chú mèo lại có thể vượt qua mương nước rộng hơn 5 m bao quanh chuồng vượn để leo lên cây. Sau đó thì chỉ cần một liều thuốc mê, nhân viên vườn thú đã đưa chú mèo trở về chuồng. Được biết, đây là chú mèo gấm duy nhất cho đến nay tại TCV.
Theo tiến sĩ Phan Việt Lâm: “Việc sổng chuồng là điều phải tính đến để có phương án đối phó. Chẳng ai đảm bảo điều đó không xảy ra dù chuồng trại có hiện đại mấy đi nữa”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đã có biển cảnh báo nhưng đôi khi du khách cũng tiến lại gần chọc phá những con thú to lớn này
Ảnh: Quang Viên




Thú bị khủng bố
Không chỉ thú gây tai nạn cho người, mà chính con người cũng gây tai nạn cho thú ở TCV. “Làm việc ở TCV đôi khi cũng rất căng thẳng do phải chú ý nhiều thứ, phải đề phòng cả những hành vi chọc phá hay bất bình thường từ một số du khách để đảm bảo an toàn cho chính vật nuôi”, TS Lâm chia sẻ. TCV vào những dịp đông khách, nhất là lễ tết, nhân viên ở đây phải bở hơi tai để dọn dẹp hàng giỏ cần xé đá, gạch, cành cây ở trong chuồng thú. Dĩ nhiên, với kiểu “khủng bố” như vậy sẽ khiến một số loài thú khó chịu, bất an, thậm chí bị thương tích. Một chú sư tử cái ở TCV từng bị tai nạn nghiêm trọng do du khách gây nên. Chuyện là thế này: chú sư tử đang khỏe mạnh bỗng dưng bỏ ăn. Rồi hôm sau chú cứ lấy chân cào lên mặt, máu từ miệng rỉ xuống, nhìn chú rất khó chịu khi cứ đi quần quần trong chuồng... Thấy biểu hiện quá bất thường, cán bộ thú y tiến hành gây mê để tiếp cận khám. Trong lúc kiểm tra “răng, hàm, mặt” cho chú thì mới tá hỏa là có một đoạn tre dài hơn 15 cm mắc ngang miệng sư tử, gài cứng giữa hai bên má phía trên lưỡi. Sau này truy tìm “thủ phạm” thì được biết một nhóm học sinh đã dùng cành tre bẻ gần chuồng chọc sư tử khiến chú bực mình cắn luôn cành tre, không ngờ lại lãnh hậu quả nặng nề.
QUANG VIÊN

BÌNH LUẬN:

Lão quái
TP H.C.M - 22/02/2018
Hồi xửa hồi xưa, kế bên chuồng cọp có một bót cảnh sát nhỏ. Thứ nhất, để răn đe kẻ gian tà, móc túi... Thứ hai, nếu cọp beo có nhảy khỏi chuồng dạo chơi thì có súng bắn thuốc mê mời mấy anh (chị) này về chỗ cũ cho an lành người vào xem. Mà hổi xửa hồi xưa vào Sở thú cũng không mất tiền.
447 thích

#97 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/02/2018 - 13:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thảo cầm viên Sài Gòn - những chuyện 'thâm cung': Ly kỳ chuyện cứu hộ

25/02/2018
Những năm gần đây, Thảo cầm viên là đơn vị đã tham gia cứu hộ nhiều loài động vật hoang dã. Có nhiều chuyện thú vị mà không mấy người biết.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chăm sóc sư tử trắng mới sinh
Ảnh: Thảo cầm viên Cung cấp
Vừa cứu hộ vừa làm “vú em” cho voọc
Theo anh Mai Khắc Trung Trực, Giám đốc Xí nghiệp động vật thuộc Thảo cầm viên (TCV), cứu hộ những loại thú quý hiếm, thuộc nhóm nguy cấp là “cực trần thân”. Điển hình, vào tháng 3.2016, tổ cứu hộ động vật hoang dã TCV nhận được yêu cầu cứu hộ voọc chà vá chân nâu từ Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng.
Ngay trong đêm, anh Trực và một cán bộ kỹ thuật tức tốc lên xe chuyên dụng trực chỉ Đà Nẵng. Đến nơi, anh Trực vừa mừng vừa “run” vì con voọc chân nâu còn quá nhỏ lại đang sa sút sức khỏe nghiêm trọng. Để đảm bảo tính mạng cho voọc non trên đường vận chuyển về đến TP.H.C.M không phải chuyện đơn giản. Trong xe nóng hầm hập, nhưng ưu tiên số 1 là chú voọc nên phải tắt máy lạnh. Khi qua đêm tại khách sạn, anh Trực cắt găng tay làm áo ấm, “đóng thế” mẹ voọc xoa đầu, xoa lưng cho voọc con ngủ. Dọc đường, anh phải thủ thỉ trò chuyện để trấn an tinh thần chú voọc. Ngoài ra, còn làm “vú em”, dỗ dành voọc ngoan uống từng chút sữa, hoặc dừng xe vào rừng tìm cây non phù hợp cho voọc con ăn.
Được biết, năm 2010 Chi cục Kiểm lâm TP.Đà Nẵng cũng đã nhờ TCV cứu hộ một voọc con trong tình trạng sức khỏe suy kiệt. Sau 7 năm sinh sống tại đây, từ một chú voọc ốm yếu và nhát gan, bây giờ đã là một “anh chàng” trưởng thành, dạn dĩ và tinh nghịch. Đặc biệt, khi các nhân viên chăm sóc theo dõi hằng ngày phát hiện ra chú voọc đang cần tìm kiếm bạn tình, thì TCV đã cho người liên hệ các vườn thú để đến “coi mắt” voọc cái. Cuối cùng thì chú đã “kết duyên” với một voọc cái của Vườn quốc gia Cúc Phương.

Chú voọc chân xám Chư Mom Ray (Kon Tum) và voọc chân xám Phú Yên cũng để lại cho anh Trực nhiều kỷ niệm. Tiếp nhận con voọc ở Kon Tum trong tình trạng mất thịt cổ chân do bẫy siết khiến các bác sĩ thú y và nhân viên TCV mất nhiều tháng trời chữa trị, tập cho voọc đi đứng, “làm quen”.
Trong khi đó, voọc Phú Yên thì đã gầy trơ xương lại bị stress nặng nên nhân viên TCV bị “hành lên hành xuống” nhiều ngày mới có thể phục hồi sức khỏe và ổn định tinh thần cho chú.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chăm sóc voọc như chăm con
Ảnh: Thảo cầm viên Cung cấp


Hỏa tốc giải cứu voi rừng
Vào một ngày cuối tuần tháng 5.2013, anh Trực đang vi vu cùng vợ con trong chuyến du lịch miền Tây, bỗng nhận được điện thoại từ tiến sĩ Phan Việt Lâm, Giám đốc TCV lúc đó. Tiến sĩ Lâm lệnh cho anh Trực phải về ngay TP.H.C.M và lên Buôn Ma Thuột luôn trong đêm để kịp cứu hộ con voi rừng bị dính bẫy. “Trong tình huống này thì không thể viện lý do “nhưng nhị” gì hết, nhiệm vụ là làm sao có mặt sớm nhất cùng với sếp tham gia cứu hộ chú voi”, anh Trực tâm sự.
Con voi rừng này bị dính bẫy tại tiểu khu 453 thuộc sự quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn. Vòi voi bị dính chặt bẫy kẹp, chân và nhiều bộ phận trên cơ thể voi bị các vết thương rất nặng, bắt đầu hoại tử, sức khỏe có biểu hiện rất yếu. Ban Quản lý rừng phòng hộ Buôn Đôn đã điều động nhiều voi nhà, các nài voi có kinh nghiệm cùng bác sĩ thú y vào tìm cách tiếp cận cứu hộ voi theo phương pháp thủ công... nhưng vẫn bất lực do voi liên tục di chuyển, tránh né người. Hai thầy trò tiến sĩ Phan Việt Lâm đến nơi, đã nhanh chóng quyết định giải pháp tốt nhất là dùng súng bắn thuốc gây mê để tiếp cận voi, cứu chữa vết thương, phục hồi sức khỏe cho voi và sau đó trả về môi trường tự nhiên. Mặc dù cứu hộ voi mắc bẫy là một ca khó, nhưng với những chuyên gia nhiều kinh nghiệm của TCV thì mọi việc đều diễn ra suôn sẻ.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hai chú voọc chân nâu cực kỳ quý hiếm được thảo cầm viên cứu hộ
Ảnh: Thảo cầm viên Cung cấp




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thảo cầm viên từng tham gia cứu hộ voi rừng
Ảnh: Quang Viên


Cực trần thân vì cứu hộ đa chủng loài
Anh Trung Trực tâm sự: “Một số trung tâm cứu hộ ở VN chỉ cứu hộ một loài. Ví dụ như Trung tâm cứu hộ gấu ở Vườn quốc gia Tam Đảo hoặc Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp (EPRC) Cúc Phương. Còn TCV là nơi cứu hộ đa chủng loài nên từ khâu cứu hộ đến chăm sóc đủ loài thú hoang dã nên quá vất vả”.
Mới đây, vào đêm 27.10.2017, Cơ quan điều tra Công an H.Lộc Ninh, Bình Phước đã bắt một đối tượng tàng trữ động vật hoang dã nên yêu cầu TCV cứu hộ trong khi chờ cơ quan điều tra thực hiện các thủ tục pháp lý, xử lý vụ việc. Đó là một “lô hàng” động vật hoang dã rất khủng gồm 52 chú khỉ, 16 rắn hổ mang chúa, 11 tê tê Java. Trong đó, hổ mang chúa và tê tê Java được xác định thuộc nhóm nguy cấp quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Việc cứu hộ cùng lúc 3 chủng loài với số lượng lớn đòi hỏi phải chuẩn bị chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc riêng. Từ Lộc Ninh, các cán bộ cứu hộ phải làm việc suốt đêm để đảm bảo việc cứu hộ diễn ra kịp thời, thuận lợi. Trong khi đó, ở TP.H.C.M, các bác sĩ ở tổ chăn nuôi ở TCV cũng cấp tốc chuẩn bị chuồng trại, khẩu phần ăn cho rắn, tê tê và khỉ. “Khổ nỗi hổ mang chúa chỉ ăn rắn, còn tê tê Java thì ăn trứng kiến mỗi ngày hơn 2 kg nên chỉ riêng việc tìm thức ăn cho chúng cũng cực trần thân lắm rồi”, anh Trực than thở. Còn đàn khỉ do đối tượng tàng trữ động vật trái phép thu gom khắp nơi, khỉ không chung một đàn nên khi về nhốt chung trong chuồng tại TCV thì bọn nó đâu chịu “đội trời chung” nên “quậy” tưng bừng và đánh nhau chí chóe. Vì thế, TCV phải tìm cách nhanh chóng xây dựng chuồng, tách đàn để vãn hồi trật tự.
Chuyện làm “vú em” cho đàn rái cá 7 con mới lọt lòng do Công an Q.Gò Vấp bàn giao tháng 12.2017 cũng thú vị không kém. 4 nhân viên nuôi bộ thú non phải chia ca nhau trắng đêm để cho chúng bú. Đến giai đoạn tập ăn thì phải đút từng con cá... “Cứu hộ động vật hoang dã là công việc gian nan vất vả mà nếu ai không yêu nghề thì không bao giờ làm được, và phải xác định tư tưởng là đâu cần mình cũng có, đâu khó mình cũng đi”, anh Trung Trực chia sẻ.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#98 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/03/2018 - 13:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tìm lại vết tích 'đảo Sài Gòn' ở Singapore

04/03/2018


TTO - Ở Singapore có một địa danh tên Đảo Sài Gòn. Tuổi Trẻ Online đã thử tiếp cận các nguồn tư liệu để tìm hiểu về điểm đặc biệt này...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cầu đảo Sài Gòn xây dựng năm 1997 bắc qua nhánh sông Singapore, bên phải là vùng đất từng là Đảo Sài Gòn - Ảnh: LÊ NAM
Biết tôi thích cà phê, ông bạn người Singapore đã hẹn đến một quán cà phê trên đường Martin nằm ở quận 9 thuộc khu trung tâm Singapore, kèm theo lời nhắn "sẽ có ngạc nhiên dành cho ông".
Cà phê ở đây ngon hơn hẳn so với các tiệm franchise nổi tiếng có hàng loạt ở Singapore. Và điều làm tôi ngạc nhiên đó là quán cà phê này nằm trên phần đất từng là một hòn đảo tự nhiên ở giữa sông Singapore có gắn liên quan đến thành phố nơi tôi và cả gia đình sinh sống: Đảo Sài Gòn.
Cây cầu mà tôi vừa đi bộ qua, theo ông bạn tôi giới thiệu mang tên "cầu Đảo Sài Gòn" (Palau Saigon bridge).
Hòn đảo đã mất


Tài liệu ở cơ quan lưu trữ quốc gia của Singapore mà sau này khi tôi tìm hiểu thêm đều thấy ghi nơi này thuộc vùng đất của Đảo Sài Gòn, tiếng Anh là Palau Saigon island (palau tiếng Bahasa có nghĩa là đảo), tiếng Hoa là 浮罗西贡 (fú luó xī gòng) và tiếng Indonesia gọi là Pulo Saigon.
Khi quay về tôi chọn cách đi bộ một đoạn để tận hưởng rõ hơn cảm giác có chút hương vị quê nhà: bước trên cây cầu mang tên Đảo Sài Gòn (Palau Saigon bridge) dài hơn 40 mét có năm làn xe và lối đi dành cho khách bộ hành làm bằng đá hoa cương.
Cầu nối liền đường Saiboo và Havelock, nó vẫn được giữ lại tên ban đầu dù đã được đập đi và xây dựng mới vào năm 1997, nhằm giảm thời gian di chuyển giữa đường Orchard nổi tiếng đông đúc vì có nhiều trung tâm mua sắm lớn, sang trọng bậc nhất Singapore và đường Havelock.
Nơi từng là Đảo Sài Gòn giờ dày đặc các căn hộ cao cấp (condominium) đẹp đẽ sang trọng được nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Singapore lựa chọn vì gần trung tâm. Đường phố nhỏ, cây xanh che phủ gần như toàn bộ.
Giờ làm việc thì vắng vẻ nhẹ nhàng, giờ tan tầm thì xe cộ đi lại đông đúc, hàng quán nhộp nhịp, nhạc xập xình thoát ra từ mấy cái loa bắc ngay bên ngoài vỉa hè.
Phương tiện công cộng ở Singapore khá nhiều và gần như có thể tiếp cận ở mọi nơi nhưng lại không có tuyến xe buýt nào chạy qua cây cầu đảo Sài Gòn để vào bên trong khu dân hiện hữu.
Tôi hỏi han thêm nhiều người, chẳng thấy ai biết rằng nơi này từng là một hòn đảo có hoạt động kinh doanh, thương mại nhộn nhịp trong thời kỳ thuộc địa Anh.
Tài liệu của cơ quan lưu trữ quốc gia của Singapore cho biết "cầu Đảo Sài Gòn" vào năm 1890 từng được gọi là "cầu đồ tể" vì gần chân cầy có một lò mổ súc vật khá lớn, thời đó còn có một đường sắt chạy ngang qua khu vực này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tấm bảng gắn ở cầu ghi "đảo Sài Gòn" xây dựng năm 1997 bắc qua nhánh sông Singapore - Ảnh: LÊ NAM
Một thời hoành tráng
Nghe tôi hỏi "Tại sao nó lại được gọi là đảo Sài Gòn? Tên gọi đó có từ khi nào?", ông Alan John - cựu phó tổng biên tập nhật báo Straits Times lớn nhất Singapore, nói với tôi rằng cũng có vài người bạn của ông cũng từng rất hào hứng tìm câu hỏi tương tự.
Nhưng dường như đây là một bí mật lớn vì rất nhiều người dân Singapore biết đây là "đảo Sài Gòn" nhưng chẳng ai để ý và thực tế cũng không có nhiều thông tin liên quan đến việc vì sao hòn đảo này được đặt tên "Sài Gòn".
Tôi truy tìm thêm trong cuốn danh bạ tên đường ở Singapore (in vào năm 1970) cũng chỉ thấy có tên đường Đảo Sài Gòn (Palau Saigon road) đã từng ở khu vực này.
Tài liệu cũ hơn cho thấy tên Palau Saigon đã từng xuất hiện trên bản đồ in năm 1839 thể hiện cho một hòn đảo toàn đầm lầy cây đước.
Đến năm 1878 nó được ghi trên bản đồ là Kampong Saigon (làng Sài Gòn theo tiếng Malaysia).
Các di chỉ khảo cổ được tìm thấy ở vùng đất này cho thấy khoảng năm 1888, người Anh tiến hành các dự án mở rộng và khơi luồng sông Singapore để có thể dễ dàng tiếp cận các nhà kho hiện hữu thời điểm đó trên đảo Sài Gòn.
Họ tiến hành xây dựng và tiến hành các hoạt động thương mại sôi động trên đảo, xây dựng các lò giết mổ gia súc, chế biến gia cầm và cả dự án đốt rác trên hòn đảo này. Đảo Sài Gòn biến mất và sát nhập vào bờ trong khoảng thời gian năm 1972 khi nhánh sông Singapore phía Tây bị cạn.
Đến năm 1988 nhà kho cuối cùng trên đảo Sài Gòn bị phá vì quá cũ và xập xệ. Năm 1991, nhánh sông Singapore phía Đông cũng cạn và hòn đảo nối liền vào đất liền ở đoạn đường Magazine. Cũng từ năm này tên Palau Saigon biến mất trên bản đồ hiện của Singapore.
Một số tài liệu khác cũng chỉ ghi nhận tên "Đảo Sài Gòn" mà không có một lý giải vì sao có tên "Sài Gòn".
Trong hai trang 84-85 cuốn sách mang tên Toponymics a study of Singapore street names (tạm hiểu là Thuộc địa danh học: một nghiên cứu về tên đường ở Singapore) do Tiến sĩ Victor R Savage thuộc trường Đại học kỹ thuật Nanyang (NTU) viết ông cũng chỉ đề cập đến tên của hòn đảo và cây cầu này chứ cũng không có giải thích nào vì sao nó là được đặt tên đó dù trong cuốn sách ông đã giải thích cặn kẽ xuất xứ các tên đường ở Singapore.
Trong cuốn sách Singapore & the silk road of the sea 1800-2002 (tạm dịch Singapore và con đường tơ lụa trên biển 1800-2002) do John N. Miksic viết, ở trang 420 cho biết đảo Sài Gòn đã từng được chọn là một trong ba địa điểm khảo cổ nhằm tìm hiểu cuộc sống người Singapore thời thuộc địa.
Trong hai tháng 2 và 3-2016, nghệ sĩ Debbie Ding đã tổ chức một triển lãm về những hiện vật khảo cổ học trên hòn đảo này tại thư viện khảo cổ học trong khuôn viên trường Đại học quốc gia Singapore (NUS).
Vào thế kỷ 19 nơi này từng được biết đến do gắn liền với các nhà kho, địa điểm cho các hoạt động buôn lậu và kể cả hỏa táng.
Tác giả John N. Miksic cũng cho biết "đảo Sài Gòn", từng là hòn đảo khá nhộn nhịp với các hoạt động thương mại, công nghiệp ở trên sông Singapore ngày xưa và bị xóa sổ do chính phủ tiến hành xây dựng giao lộ: đường cao tốc trung tâm, đường Merchant và Clemenceau.
Theo Ủy ban di sản Singapore (National Heritage Board) đã từng có hai cây cầu cùng mang tên Đảo Sài Gòn - Palau Saigon được xây từ năm 1891 và cùng bị phá hủy năm 1986 vì cũ kỹ và cản trở sự phát triển của khu đường cao tốc trung tâm.
Một trong hai cây cầu bị gỡ bỏ trong quá trình nắn dòng sông Singapore vào những năm cuối thế kỷ 20 để phục vụ xây dựng và phát triển của quốc đảo này. Cây cầu hiện nay được xây và đưa vào sử dụng từ tháng 6-1997 gần vị trí cây cầu cũ.
Những tài liệu cũ ở Việt Nam từng cho rằng tên "Sài Gòn" đã xuất hiện trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776 như sau: "năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ lũy Sài Gòn"…
Phải chăng do giao thương của những người Hoa một thời qua lại khu vực Đông Nam Á đã mang cả tên gọi của một vùng đất tiềm năng mà họ yêu mến để đặt cho nhau?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cầu đảo Sài Gòn xây dựng năm 1997 bắc qua nhánh sông Singapore, bên phải là vùng đất từng là Đảo Sài Gòn - Ảnh: LÊ NAM


Theo từ điển mở Wikipedia, Singapore có tổng cộng hơn 60 hòn đảo trong đó 10 đảo nhân tạo.
Đảo Sài Gòn là một trong ba đảo từng tồn tại và biến mất do quá trình mở rộng và phát triển của đất nước Sư tử.
Hai đảo còn lại đã mất vết là đảo Giáng Sinh và đảo Terumbu Retan Laut mà giờ đã trở thành kho container Pasir Panjang.
LÊ NAM

'Sình-gà-pò đẹp lắm, Sình-gà-po, Sình-gà-po...'

16/02/2018 20:34 GMT+7



TTO - Tháng 8-1965, nhạc sĩ Y Vân phát hành nhạc phẩm: Sài Gòn. Ngay lập tức, nó vang khắp hang cùng ngõ hẻm miền Nam, ra nước ngoài. Ở Singapore, nó được đổi lời, hút hồn thính giả...





Saigon đẹp lắm-Từ Tiểu Phụng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Bìa bản thu âm ca khúc Singapore đẹp lắm! do nữ ca sĩ Trương Tiểu Anh hát

Ca sĩ đầu tiên hát và thu băng nhạc phẩm này là Carol Kim, với tên gọi Sài Gòn. Giai điệu chachacha rộn rã, dễ nhớ, nhất là điệp khúc "Sài Gòn đẹp lắm" đơn giản và dễ nghe, dễ thuộc khiến lâu nay ai cũng tưởng nhạc phẩm tên "Sài Gòn đẹp lắm".
Năm 1971, giai điệu này được giữ nguyên và đổi lời khi sang Singapore và nữ ca sĩ Singapore Trương Tiểu Anh (Zhang Xiao Ying) đã hút hồn thính giả Singapore lúc ấy, qua giọng ca trong trẻo, rất nũng nịu, dễ thương của mình.
Trương Tiểu Anh là ca sĩ nổi tiếng ở Singapore thập niên 1970, với nhiều bài hát khiến khán thính giả Singapore thổn thức: Tình xưa nghĩa cũ, Ngôi sao lạnh (Hàn Tinh), Bài thơ tình yêu, Yêu anh một vạn lần, Lặng lẽ tương tư, Chuyện cũ chỉ còn dư vị…
Cũng nhân dịp này, mời các bạn nghe lại bản thu băng đầu tiên của Sài Gòn qua giọng ca của nữ ca sĩ Carol Kim.





Bản thu âm đầu tiên của Sài Gòn qua giọng ca của nữ ca sĩ Carol Kim

M.C

Thanked by 2 Members:

#99 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/03/2018 - 13:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kho báu trong phố cổ


TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG


Đi thăm phố cổ Hội An nhiều lần, tôi đã có dịp quen biết với gia đình nhà nhiếp ảnh Thái Tế Thông và nhà sưu tập Diệp Gia Tùng ở số 80 Nguyễn Thái Học.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh chụp trước cổng Tòa công sứ, nay là khách sạn Hội An
Ảnh: Vĩnh Tân
Trong ngôi nhà hai ông thừa tự từ các cụ tổ, không chỉ là một bảo tàng về hình ảnh, mà còn hơn thế nữa, như một kho báu chưa được khám phá trong phố cổ!
Những bức ảnh quý
Ngày nay, các cơ quan nghiên cứu và nhiều nhà sưu tập còn giữ được hàng ngàn bức ảnh cũ, kể cả phim âm bản thực hiện từ những năm đầu thế kỷ 20 ở Hội An. Đó là tác phẩm của các hiệu ảnh Thiên Chơn Các (thành lập từ năm 1912), Tiêu Nhiên (1920), rồi sau đó là Lệ Ảnh, Huỳnh Sau, Huỳnh Sỏ, Hứa Văn Bân, Trương Trừng... được lưu giữ khá tốt.
Những bức ảnh về các cuộc đấu xảo trong thời kỳ Pháp thuộc, cảnh những công chức Việt - Pháp trước cổng tòa công sứ, nay là khách sạn Hội An, về cuộc tuần du của Bảo Đại đến Hội An năm 1933, ảnh chân dung của hàng trăm người Hội An đương thời mặc áo dài, nón lá hay những bộ sườn xám của các thiếu nữ Minh Hương; những cụ ông áo dài khăn đóng hoặc mặc âu phục tân thời; những con đường, bến sông, chùa chiền, cảnh họp chợ, cả những người nông dân cày bừa trên ruộng, những gánh hàng rong; những khu phố chìm trong lũ lụt và nhiều di tích…



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh chụp vua Bảo Đại đến Hội An năm 1933
Ảnh: Vĩnh Tân


Sau gần một thế kỷ cầm máy, cụ Vĩnh Tân và con ông là Thái Tế Thông đã lưu giữ một kho tàng vô giá gồm hàng ngàn bức ảnh quý. Sau này, nhờ kỹ thuật số ông Tế Thông đã ứng dụng và bảo vệ được nhiều ảnh quý từ phim cũ; trong đó có những tấm về cảnh ngập lụt năm 1964 mà ông kể là từng bán cho các báo ở Sài Gòn hồi đó với giá 1 lượng vàng mỗi tấm.
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà có tuổi đến hơn 200 năm ở số 80 Nguyễn Thái Học, ông Thái Tế Thông kể: “Năm 1920, cụ Vĩnh Tân, do mê bộ môn nghệ thuật này, đã mở cửa hiệu Tiêu Nhiên. Cũng như cái tên hiệu ảnh, ông chủ của nó đã ngao du khắp nơi săn tìm phong cảnh, ghi lại những sinh hoạt, nhân vật có tiếng tăm hoặc các lễ hội, đình chùa ở Hội An…”.
Ông Tế Thông sinh năm 1933, theo cha đi chụp ảnh từ năm 12 tuổi và 5 năm sau chính thức cầm máy. Ngoài các tác phẩm nghệ thuật in thành carte postale (bưu thiếp) bán cho người Pháp, cha con ông Vĩnh Tân trong nhiều năm đã được tòa công sứ và chính quyền đương thời mời chụp ảnh làm giấy thông hành cho hàng vạn người dân quê vùng Hội An. “Từ năm 1950 đến 1975, có đến hơn 80% nữ sinh ở Hội An đã ngồi trước ống kính của tôi để chụp ảnh thẻ hoặc ảnh nghệ thuật. Một số ít những tấm ảnh chân dung thời đó mà tôi lưu giữ đã được các nhà sưu tầm người Đức đến Hội An xin về trưng bày và in thành sách tại Berlin năm 1999, cũng góp phần quảng bá cho đô thị cổ”, ông Thái Tế Thông kể.
Ngôi nhà 80 Nguyễn Thái Học hiện là một kho tàng quý. Có nhiều ảnh là chân dung các bang trưởng, các cụ tổ người Hoa chụp từ thế kỷ 19. Nhiều bức ảnh gắn với lịch sử Hội An và cả nước như ảnh Bảo Đại kinh lý Hội An, Điện Bàn, Cách mạng Tháng 8 và nhân dân Hội An cướp chính quyền năm 1945, hàng trăm bức ảnh về Cửa Đại, sông Hoài những năm 1940 thời Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ đến diễn kịch và sáng tác...
Ông Thái Tế Thông còn giữ lại những bức ảnh Bảo Đại đến thăm Vĩnh Điện, La Qua, ngồi trên salon gỗ do gia đình ông chở lên cho mượn; một tấm ảnh khác chụp Nam Phương hoàng hậu đang bồng con, ảnh của cụ tổ vốn là nhà thơ Diệp Ngộ Xuân từ cuối thế kỷ 19… Ông Thông cho biết: “Nhiều ảnh chân dung của các nhân vật nổi tiếng khác đã bị hư hại vì lụt lội hằng năm và cách bảo quản lạc hậu, tôi rất đau buồn. Tuy vậy những gì đã qua, đã mất tôi không nhắc lại, chỉ mong giữ được thật tốt những gì còn lại”.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Diệp Gia Tùng bên những cổ vật quý
Ảnh: T.Đ.T


Bộ sưu tập của nhiều thế hệ
Nhà sưu tập đồ cổ Diệp Gia Tùng là anh em cô cậu ở chung nhà với ông Thái Tế Thông. Ông Tùng năm nay đã 75 tuổi nhưng trí nhớ còn minh mẫn. Trong ngôi nhà này không chỉ là hình ảnh, mà còn có những đồ cổ quý giá của mấy đời ông bà, con cháu sưu tập. Sách cổ Hán Văn, sách thuốc gia truyền, đồ thờ cúng, đồ gốm, đồ tre cổ được lưu giữ. Những tủ kính trưng bày đồ gốm sứ Trung Hoa, Đại Việt, Chăm Pa nhiều đời…
Hiệu buôn thuốc bắc Diệp Đồng Xuân do cụ tổ Diệp Ngộ Xuân lập ra sau khi đến Hội An vào năm 1856. Đến đời cháu nội là cụ tổ Diệp Khải Minh đổi tên thành Diệp Đồng Nguyên năm 1900 và buôn bán bách hóa, thuốc bắc, các loại sách tân thư, truyện nhập về từ Đài Loan, Hồng Kông và Thượng Hải… Ông Diệp Gia Tùng kể: “Hội An thời đó, các tiệm thuốc bắc kiêm luôn bán sách báo và nhiều loại tân thư chở về Hội An từ những chiếc thuyền buôn lớn, nên luôn thu hút các nhà trí thức ở Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. Chữ Quốc ngữ trên bảng hiệu các cụ tôi cũng đã nhờ nhiều vị tân học hồi đó soạn giúp rồi đi thuê thợ khắc. Còn nhiều bảng nữa, nhưng lũ lụt đã cuốn đi hết”.

Thời gian cứ lặng trôi. Hai vị hậu duệ của gia đình họ Diệp: nhà nhiếp ảnh Thái Tế Thông và nhà sưu tập Diệp Gia Tùng nay đã cao tuổi. Mơ ước của họ thì nhiều mà sức lực đã cạn dần, không biết rồi cái kho báu quý hiếm này sẽ đi về đâu nếu không được sự hỗ trợ và giúp đỡ của ngành bảo tàng, của thành phố di sản Hội An?



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hiệu buôn thuốc bắc Diệp Đồng Nguyên đầu thế kỷ 20
Ảnh: Vĩnh Tân



Thanked by 1 Member:

#100 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/03/2018 - 21:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Điện Hải cổ thành - chuyện chưa kể: Kiệt tác thành quân sự triều Nguyễn


Tròn 160 năm kể từ ngày liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng (năm 1858), thành Điện Hải - dấu tích cuộc chiến oai hùng - đã được công nhận Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến thành cổ, hé lộ những câu chuyện thú vị chưa từng được nhắc đến.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sự tiếp biến phong cách Vauban trong thành cổ Điện Hải, theo các chuyên gia nằm ở 4 góc thành
Ảnh: Hoàng Sơn
“Con đẻ” của vua Gia Long
Nhiều tài liệu ghi lại thành Điện Hải, trước là đồn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, xây dựng từ năm Gia Long thứ 12 (1813) gần phía biển để kiểm soát tàu thuyền và trấn giữ Đà Nẵng.
Thời bấy giờ, đồn được xây dựng trên một gò đất cao cách chỗ cũ 150 trượng (637,5 m). Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), đồn được đổi là thành. Đến năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), thành Điện Hải được xây bằng gạch có chu vi 139 trượng (556 m). Cũng vì kiểu thức, lối kiến trúc hình vuông, 4 góc cửa biển nên đã bị hư hại. Sau 10 năm (1823), đồn được dời vào phía trong (chỗ lồi theo dạng hình thoi mà nhiều tài liệu về sau đều cho rằng thành được xây dựng theo phong cách Vauban - tên một kỹ sư quân sự, thống chế người Pháp) dưới sự giúp sức của Oliver de Puymanel. Tuy nhiên, tại hội thảo về thành Điện Hải vừa tổ chức hồi cuối năm 2017, các nhà sử học đã bác bỏ điều này.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế - Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, cho biết kiểu thành quân sự Vauban có từ thế kỷ 17 và theo chân đội quân xâm lược người châu Âu “lan rộng” ra ngoài. Ông Hải cho rằng có một thời gian dài, các nhà nghiên cứu ở VN thiếu nguồn tư liệu lại dựa theo tư liệu của người Pháp, nên nhận định rằng kiểu thành quân sự đầu thế kỷ 19 là do vua Gia Long cho xây dựng với sự cố vấn của người Pháp. “Tuy nhiên, khi thẩm tra lại tư liệu thì không phải như thế”, ông Hải nói và cho biết, năm 2016 bà Thụy Khuê (nhà báo VN sống ở Pháp) đã viết và giới thiệu cuốn sách, trong đó đề cập thành Điện Hải là do vua Gia Long sáng tạo.
Ông Hải cho biết: “Thực tế, các thành trì VN vào đầu thế kỷ 19 đều do người VN xây nên. Trong các sách quan trọng về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đều ghi rõ việc này. Một trong những người đóng vai trò quan trọng là vua Gia Long”. Vua Gia Long là người cực kỳ am hiểu, được linh mục Bá Đa Lộc giúp đỡ ngay từ những buổi đầu nên tiếp cận người Pháp rất sớm. “Từ mẫu đóng thuyền đến thành trì, vua đều tự mày mò thiết kế. Do đó, các mẫu thành trì lúc đó là của vua Gia Long”, ông Hải nhận định.
Kiểu thức độc đáo
Phân tích thêm về kiểu kiến trúc thành Điện Hải, ông Phan Thanh Hải cho hay kiểu thành của VN vào thế kỷ 19 “chỉ ảnh hưởng” phong cách Vauban. Cấu trúc thành Vauban ít nhất phải có 5 cạnh trở lên, còn hầu hết thành trì của VN là kiểu thành tứ giác. Ảnh hưởng của Vauban là cho các pháo đài vào 4 góc thành.
“Ví dụ, kinh thành Huế gần như là hình chữ nhật, cái Vauban là việc gắn vào 24 pháo đài cho 4 cạnh, làm lồi ra lõm vào. Nhìn bên ngoài thì rất giống kiểu thành Vauban, nhưng không phải. Đó chính là việc tăng cường tính chất quân sự kiểu Vauban vào kiểu thành phương Đông. Các thành trì thời Nguyễn đều mang phong cách này. Đây là ý chí của vua Gia Long mà ông đã học hỏi để áp dụng vào thành trì của VN chứ không phải sao chép”, ông Hải nhấn mạnh.

Bác bỏ sự giúp đỡ của người Pháp trong việc giúp nhà Nguyễn xây dựng thành Điện Hải, theo ông Hải, đơn cử người được cho là kiến trúc sư thành nhà Nguyễn (Oliver de Puymanel) lại... không có chuyên môn về thiết kế. “Trong thời gian Puymanel giúp vua Gia Long, ông chỉ giúp hậu cần chứ không giúp những việc nòng cốt trong triều đình. Điều này phủ nhận vai trò của Puymanel trong xây dựng thành Điện Hải. Puymanel cũng giúp vua Gia Long khi chưa lên ngôi chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Nói Puymanel cố vấn giúp Gia Long xây dựng kinh đô Huế vào năm 1805 là điều vô lý, vì ông đã chết trước đó 6 năm, vào năm 1799", ông Hải nhấn mạnh. Vị “cố vấn” đó thậm chí chết trước cả khi Nguyễn Ánh lên ngôi vào năm 1802 và lấy niên hiệu Gia Long.
Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến (Trường ĐH Khoa học Huế) khẳng định, lịch sử ghi nhận Puymanel không phải người được đào tạo gì về kiến trúc. Giám đốc Sở VH-TT Đà Nẵng, ông Huỳnh Văn Hùng, cũng ủng hộ quan điểm thành Điện Hải có sự tiếp thu phong cách thành Vauban, chứ không phải sao chép nguyên mẫu.
HOÀNG SƠN

Thanked by 1 Member:

#101 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/03/2018 - 20:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Điện Hải cổ thành - Chuyện chưa kể: Trận thắng vẻ vang nhất thời nhà Nguyễn

HOÀNG SƠN

Ít ai biết rằng, trong 87 năm chống thực dân, trận chiến đầu tiên nhằm ngăn bước chân đổ bộ của liên quân Pháp - Tây Ban Nha vào năm 1858 - 1860 cũng chính là trận thắng oanh liệt nhất, vẻ vang nhất của triều Nguyễn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình ảnh mô phỏng liên quân Pháp - Tây Ban Nha đổ bộ vào thành Điện Hải
Ảnh: Hoàng Sơn chụp lại tư liệu
“Lá chắn” của Kinh Đô Huế
PGS-TS Ngô Văn Minh, Ủy viên BCH Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, đã có những phân tích sâu sắc về thành Điện Hải khi đề cập hệ thống phòng thủ ven biển Đà Nẵng thời triều Nguyễn. Theo ông Minh, thành giữ vai trò là cơ sở phòng thủ kiên cố nhất với các đồn, đài... được xây dựng liên hoàn. Dù có sự phòng bị tốt như vậy, nhưng khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược vào ngày 1.9.1858, mặt trận Đà Nẵng nhanh chóng bị vỡ. Chỉ đến khi Nguyễn Tri Phương được vua Tự Đức sung chức Tổng thống quân thứ Quảng Nam, trực tiếp vào điều khiển chiến trường, tình hình mới có sự chuyển biến. “Với tư duy quân sự thực tiễn, ông đã cho đắp một lũy cát từ ngoài biển, vòng vào bao quanh các đồn Phước Ninh, Thạc Gián... đến sát thành Điện Hải. Ông lại chia vùng chiến sự ra làm các khu đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, Liên Trì đưa quân đến đóng…”, PGS Minh phân tích.
Nhà nghiên cứu Hồ Trung Tú trong bộ phim tài liệu Sóng cửa Hàn (dài 30 phút do Giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng Huỳnh Văn Hùng đạo diễn) có nhắc lại chuyện ngày 15.9.1859 quân Pháp tịch thu tấm bản đồ của một vị quan tại Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Tấm bản đồ này mô tả rất kỹ cảnh chiến sự giữa Pháp và VN vào năm 1858. “Phòng tuyến của VN giăng khắp nơi, quân VN cũng thả những lồng tre chứa đá để cản tàu Pháp vào. Quân triều Nguyễn cũng làm nhiều hàng chông tre tại cửa sông và dày đặc phòng tuyến khắp Đà Nẵng. Trong suốt 18 tháng, cuộc chiến đấu diễn ra giằng co. Nhiều lần quân Pháp đã chọc thủng phòng tuyến nhưng cuối cùng phải rút về vì nơi nơi đều giăng đầy lũy”, ông Tú nói.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến (Trường ĐH Khoa học Huế), bộ binh Pháp khi vào được đất liền cũng vấp phải những lũy phòng ngự hàng hàng lớp lớp của triều Nguyễn. “Vì phong thổ không phù hợp dẫn đến bị tiêu hao lực lượng, nên tháng 3.1860 thực dân Pháp phải chấp nhận thất bại và rút khỏi Đà Nẵng”, ông Tiến dẫn sử liệu và phân tích thêm: Quân số của tướng Nguyễn Tri Phương có tại Đà Nẵng không nhiều hơn quân Pháp, nên nhà Nguyễn tìm cách chế ngự sở trường của quân Pháp và buộc phía địch phải dùng sở đoản.
Thắng lợi vang dội về chiến lược
Tại hội thảo về thành Điện Hải diễn ra cuối năm 2017, nhiều nhà sử học đã khẳng định đây là trận đầu chiến thắng vẻ vang nhất của triều Nguyễn trong lịch sử kháng Pháp. “Có thể nói những chiến lũy trong cuộc chiến xuất phát từ chiến thuật lấy phòng thủ để tiến công mà Nguyễn Tri Phương trực tiếp chỉ đạo tại mặt trận Đà Nẵng lúc bấy giờ”, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng, đánh giá.
Cuộc chiến tại Đà Nẵng diễn ra trên “diện rộng”, từ cửa sông đến đất liền nhưng tập trung nhất vẫn là khu vực trong và ngoài thành Điện Hải. Ý nghĩa cuộc chiến, theo ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng, vì thế cũng rất đặc biệt: “Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là trận thắng đầu tiên kể từ khi Pháp nổ súng đến lúc VN giành độc lập vào năm 1945. Trong quá trình này, chúng ta liên tục khởi nghĩa, hết sĩ phu này đến sĩ phu khác nổi dậy chống Pháp nhưng bị thất bại, nhiều lãnh tụ đã hy sinh, cũng có những trận thắng nhưng mang tính nhỏ lẻ”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, về tầm chiến dịch, trận thắng ở Đà Nẵng oai hùng nhất bởi Pháp đánh 18 tháng nhưng không chiếm được, buộc phải rút quân đánh ở phía bắc và phía nam. “Pháp cũng không bao giờ trở lại Đà Nẵng bằng giải pháp quân sự. Khi ký được hòa ước năm 1884, Pháp trở lại bình định mà thôi. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đây là trận thắng về mặt chiến lược duy nhất trong thời kỳ Pháp thuộc và là câu chuyện rất ít người biết”, ông Hùng phân tích thêm. Câu chuyện Pháp tấn công Đà Nẵng và thành Điện Hải cũng đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử VN từ cổ - trung đại sang cận hiện đại với dấu mốc 1858. “Khi làm hồ sơ xin công nhận thành Điện Hải là di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, chúng tôi đã đưa ra quan điểm này và nhanh chóng thuyết phục được Bộ VH-TT-DL”, ông Hùng tiết lộ.
Tiếc rằng, đây là thắng lợi đầu tiên và... duy nhất của nhà Nguyễn, bởi sau này quân Pháp tiến quân vào miền Nam hay đưa quân ra miền Bắc đều đánh thắng rất nhanh, buộc vua Tự Đức phải ký hòa ước.

Thanked by 2 Members:

#102 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/03/2018 - 20:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Điện Hải cổ thành - Chuyện chưa kể: Bi kịch của vua Tự Đức

Sử liệu ghi nhận vua Tự Đức có công lao to lớn trong buổi đầu kháng Pháp, thế nhưng ông cũng là vị vua mang nhiều bi kịch khi buộc phải ký hòa ước với thực dân và mang tiếng 'bán nước'.
Tổng tư lệnh cuộc chiến thành Điện Hải
Giám đốc Sở VH-TT TP.Đà Nẵng Huỳnh Văn Hùng khi xúc tiến thực hiện bộ phim tài liệu Sóng cửa Hàn đã đặt vấn đề “bi kịch” của vua Tự Đức trong cuộc chiến Mậu Ngọ 1858, nhưng cũng nhấn mạnh đến tư duy chiến lược của vị vua này. Bộ phim muốn đưa ra cái nhìn khách quan hơn về vai trò của vua Tự Đức và triều đình nhà Nguyễn.
“Lâu nay, có những đánh giá về vai trò vua Tự Đức tôi cho là chưa thật sự khách quan. Nhiều người nói triều đình nhà Nguyễn bán nước, vua Tự Đức nhu nhược… Nhận xét như vậy là thiếu công bằng. Tại cuộc chiến kéo dài 18 tháng ròng rã tại Đà Nẵng, thực dân Pháp đã không thắng được bằng giải pháp quân sự”, ông Hùng nói. Theo ông Hùng, lịch sử ghi nhận vua Tự Đức đã điều binh khiển tướng đến Đà Nẵng, trong đó có tướng Nguyễn Tri Phương. Vua Tự Đức cũng có nhiều chỉ dụ như “ai có công sẽ được thưởng, ai thấy giặc mà chạy thì xử phạt, có khi là chém trước tâu sau”...
Theo Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP.Đà Nẵng Lưu Anh Rô, sau khi Nguyễn Tri Phương đưa ra phương lược “lấy thủ làm lợi”, vua Tự Đức đã dụ “phải tùy việc khuyên răn” khi cho rằng giữ thế thủ như thế có “6 điều hại”. Tháng 12 cùng năm, quân triều Nguyễn đã có những chiến công đầu tiên từ phương pháp phục kích. Đến tháng 3.1860, quân Pháp đốt phá Sơn Trà, Điện Hải rồi kéo thuyền quân đi; kế hoạch đánh chiếm Đà Nẵng để mở đường ra kinh đô Huế thất bại. Và như vậy, trong suốt thời gian giằng co, thành Điện Hải là điểm quyết chiến chiến lược của đôi bên và trở thành biểu tượng của dân tộc trong buổi đầu chống Pháp tại Đà Nẵng. Nhà nghiên cứu Hà Phước Mai, nguyên Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cũng đánh giá: “Nhiều chỉ dụ anh minh của vua Tự Đức, đặc biệt là với chiến lũy Nguyễn Tri Phương, đã tạo bước ngoặt trên chiến trường đánh Pháp. Có thể nói đây là nét son trong nghệ thuật quân sự đầy mưu trí của cha ông ta thời bấy giờ”.
Giới nghiên cứu lịch sử ghi nhận trong toàn bộ cuộc chiến dưới chân thành Điện Hải, vua Tự Đức là tổng tư lệnh tối cao. Chính vua là người trực tiếp điều binh khiển tướng. Và việc cử Đỗ Thúc Tịnh, một người Đà Nẵng, vào Nam kỳ lục tỉnh và tin tưởng giao nhiều quyền hạn (để tổ chức lực lượng kháng chiến tại chỗ sau khi Vĩnh Long thất thủ), càng chứng tỏ vua Tự Đức có quyết tâm chống xâm lược, ít ra là trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Cần nhìn nhận công bằng hơn
Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, lịch sử từ năm 1945 đến nay đã có một độ lùi rất xa đủ để nhìn nhận lại, nhất là đối với triều Nguyễn - một triều đại mà hiện VN đang kế thừa trực tiếp di sản của họ. “Vua Tự Đức chính là ông vua bi kịch nhất. Thời ông làm vua cũng chính là thời kỳ phương Tây xâm lược VN. Thành Điện Hải lại là nơi chứng kiến cuộc va đập đầu tiên với liên quân Pháp. Phải nói rõ rằng vua Tự Đức từ năm 1858 đến khi ông mất (năm 1883) vẫn trăn trở bảo vệ đất nước, lấy lại cơ nghiệp của tổ tiên”, ông Hải nói.

Ông Hải khẳng định luận điểm cho rằng Tự Đức là ông vua bán nước sẽ “không bao giờ đúng”. “Chuyện thắng hay thua người Pháp là do thực tế. Lúc đó, gần như các nước châu Á đều thất bại, kể cả Trung Quốc cũng bị liên quân 8 nước giành hết chủ quyền”, ông Hải phân tích, “Nguyễn Tri Phương chỉ là ông tướng dưới quyền, còn vua Tự Đức mới là tổng chỉ huy với quan điểm cương quyết đánh Pháp. Sau này, khi thất bại thì vua mới ký hòa ước. Đó là giải pháp để Pháp tạm thời dừng lại vì đánh chỗ nào chúng ta thua chỗ đó. Đó cũng là bi kịch lớn nhất của vua Tự Đức và đã được ông ghi rõ trên Khiêm cung ký trên lăng mộ ông”. Từ quan điểm này, ông Hải cho rằng cần phải đánh giá lại một cách công bằng về Tự Đức, vị vua tài giỏi về thơ văn, hết lòng làm việc vì quốc gia và yêu nước theo cách của ông.
Một số nhà nghiên cứu khác, trong đó có ông Bùi Văn Tiếng, cũng gợi ý TP.Đà Nẵng nên đặt tên đường Tự Đức nhân kỷ niệm 160 năm ngày Đà Nẵng cùng cả nước đánh Pháp trận đầu (1858 - 2018), nhằm thể hiện cái nhìn công bằng của hậu thế đối với vị tổng tư lệnh trong cuộc chiến đấu bi tráng này.
Hoàng Sơn

Thanked by 2 Members:

#103 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/04/2018 - 12:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gợi cảm vải nilông một thời vừa khoe, vừa che

15/04/2018 12:13 GMT+7


TTO - Thời đó quần áo may bằng vải nilông là mốt. Những đứa con gái, con trai mới lớn con nhà nghèo nghe nói đến cái quần, cái áo may bằng vải nilông thì thèm thắt ruột.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhiều phụ nữ Sài Gòn thập niên 1960 ưa chuộng vải nilông - Ảnh tư liệu
Đọc quyển Một thời để mất của nhà văn Bùi Ngọc Tấn có một đoạn rất lý thú: “Trong những thời gian kháng chiến (chống Pháp) khốc liệt và vui tươi đó, Xuân Diệu về trường chúng tôi. Anh nói chuyện thời sự. Anh nói về xã hội thối nát của Pháp và Mỹ.
Xuân Diệu trợn tròn mắt: "Các đồng chí biết bên ấy chúng nó mặc áo bằng gì không? Bằng nilông? Bằng nilông! Quần áo nilông!"...Chúng tôi ào lên. Thật không thể nào hiểu được cái bọn người kh*n n*n ấy lại có thể lấy nilông làm quần áo, thứ vải mưa màu cánh gián trong suốt mà chúng tôi mới được biết đến khi các anh tôi vùng địch hậu ra, có mang theo vài mảnh, vừa dùng để đi mưa vừa dùng gói quần áo, lấy dây túm chặt làm thành một thứ phao bơi khi vượt sông ra vùng tự do.
Thật là một lũ điên loạn, trụy lạc. (Mãi mấy chục năm sau khi may chiếc áo nilông đầu tiên trong đời mà Nguyên Hồng gọi là pha lon, tôi mới thấy loại vải ấy thật tuyệt biết bao)”.
Đọc đoạn này tôi thấy nhà văn Bùi Ngọc Tấn và nhà thơ Xuân Diệu đã hiểu lầm về vải nilông. Nilông mà các ông đang nói đến đó là nilông loại dùng làm bao hay áo đi mưa, chứ không phải là áo quần bằng vải nilông (polyester).


“Ai đang đi trên cầu Bông...”
Khoảng thập niên 1950, loại vải Ấn có chất nilông được đưa vào Sài Gòn và chẳng bao lâu sau nilông trở thành một loại vải thời trang thịnh hành. Thời nhỏ của tụi tui, đứa nào chẳng biết hát hay nghe bạn bè hát “Ai đang đi trên cầu Bông, té xuống sông ướt cái quần nilông. Vô đây em chờ quần khô anh sẽ đưa em về...” dựa theo âm điệu lời một bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết.
Và trong khoảng thời gian 1965-1970, ban đêm máy bay quân đội Mỹ thường thả hỏa châu để soi sáng những vùng đồng bằng hòng tìm kiếm dấu vết “Việt Cộng”. Vì vậy, thỉnh thoảng có những trái dù sáng (theo cách gọi của chúng tôi) sau khi hoàn thành nhiệm vụ theo gió thổi trôi dạt về tứ xứ.
Những cái dù này làm bằng chất nilông nên không thấm nước, được lính du kích nhặt làm chiến lợi phẩm như may áo choàng cho ấm, may võng, làm bồng...
Thỉnh thoảng con nít chúng tôi cũng lượm được nếu cái dù đi ngược gió về phía Chợ Lớn. Một cái dù nilông đó rất to nên tụi tôi chia nhau và chủ yếu là may áo với làm võng. Tôi còn nhớ các bà trong xóm tôi thích lắm vì cái dù đó màu đỏ chạch.
“Diện quần áo nilông”
Tất nhiên, nilông của cái dù hỏa châu này làm sao bằng được nilông thứ thiệt mà các cô nhà giàu thường may quần áo. Thời đó quần áo may bằng vải nilông là mốt. Những đứa con gái, con trai mới lớn con nhà nghèo nghe nói đến cái quần, cái áo may bằng vải nilông thì thèm thắt ruột.
Với phụ nữ thì vẫn là áo dài, áo bà ba nhưng phải được may bằng vải nilông chứ không thèm popelin, nilfrance hay vải tám.
Tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong năm 1956 (Sài Gòn) đã làm ba trang báo trào phúng để châm biếm phụ nữ ham thích mặc áo bằng vải nilông: “Hoan hô vải nilông/Tuy có mà như không/ Mỗi khi trời mưa lớn/ làm sáng mắt đàn ông/Hoan hô vải nilông/ Làm nổi bật đường cong/giúp cho bao thiếu nữ/kiếm được một chút chồng/...” (Nilông đức tụng).
Các cô gái thì mơ mộng: “Sáng nay trời đẹp quá/ Em liền xin phép mợ/ Diện quần áo nilông/ Để rồi đi bát phố/ Uốn éo trước tấm gương/ Em thấy đẹp phi thường/ Bao nét cong tuyệt mỹ/ Nổi hơn sóng đại dương...”.
Thấy cái nguy hại của sự gợi cảm "vừa che vừa khoe" của vải nilông nên các nhà đạo đức, các nhà Khổng học, báo chí và dư luận nhìn những người phụ nữ mặc áo nilông không mấy thiện cảm.
Một bài báo nhận xét về những nữ ca sĩ dùng nilông thay thế cho lời ca giọng hát như sau: “Thành thực nhận xét giọng ca của cô Ninh Loong chưa được điêu luyện, nhưng cô đã biết bổ khuyết vào chỗ thiếu sót đó bằng cách phục sức hoàn toàn nilông, mỏng manh và hấp dẫn khác thường vì theo ý kiến của cô, phần đông đi xem hát chứ không phải đi nghe hát...".
Thời nay, nếu đấng phụ nữ nào mặc áo nilông ra đường để đọ cùng áo hai dây, quần ba chỉa thì... mắc cười quá. Chỉ tội cho vải nilông một thời bị lên án. Thế mới biết thời đại này là thời đại “cởi mở” của chị em... Nilông thì chỉ ỡm ờ cho một thời xuân thì đã qua!

LÊ VĂN NGHĨA

#104 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/05/2018 - 18:30

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài Gòn chỉ hơn 300 năm tuổi một chút mà đã mất đi quá nhiều

13/05/2018 15:32 GMT+7



TTO - Một buổi chiều đẹp trời không mưa giăng giăng ngập đường, ngập cống, ta thử lang thang chợ Sài Gòn. Hầu hết những nơi này đang ồn ào náo nhiệt, kẹt xe liên tục.

Tìm cái chốn có cốt cách

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, hãy tìm ở đâu có những ngôi nhà cổ rêu phong còn sót lại...
Viết đến đây tôi chợt nhớ tiền bối Bình Nguyên Lộc 50 năm về trước, khi nhà văn rảo bước ngắm nhìn thành phố ông đang gửi mình trong cuộc mưu sinh.


So với Hà Nội, Sài Gòn còn quá trẻ để có những công trình kiến trúc gắn liền với văn hóa và lịch sử nhiều tuổi cổ. Nhưng Sài Gòn đã và đang được nhớ, được yêu, được định hình từ một số ít công trình kiến trúc tạo nên nét duyên dáng rất đặc biệt của “Paris phương Đông”
L.V.NGHĨA
Những "gương mặt lịch sử"
Khi nhìn mái ngói rêu phong của năm bảy ngôi nhà trong khu cư xá riêng của họ Hui Bon Hoa góc Phó Đức Chính và Nguyễn Văn Sâm, bỗng dưng ông nhớ đến câu thơ Kiều: "Xập xòe én liệng lầu không", để rồi cảm nhận: "Đường Nguyễn Văn Sâm, cư xá họ Hui Bon Hoa có khả năng làm sống dậy quá khứ trăm năm.


Là thành phố mới Sài Gòn cũng có được vài xó kẹt nên thơ để an ủi những kẻ đứng đường thường phải thất vọng với những nhà hộp, những ngã tư đường thẳng góc.
Một đoạn ngắn của một con phố Sài Gòn giúp ta khám phá thêm được một câu thơ hay. Và chính câu thơ hay đó lại giúp ta khám phá được một xó nên thơ của một thành phố tưởng là không có gì đáng chú ý" (Én liệng lầu không, tạp chí Văn. Xuân Đinh Mùi 1-67).
Chiều nhạt nắng, từ nhà chú Hỏa nhìn về phía chợ Bến Thành dập dềnh những tấm bửng che chắn công viên Quách Thị Trang. Cuộc sống hiện đại của TP.H.C.M tương lai sẽ dần dần xóa đi những công trình cũ - mà mỗi công trình đều gắn với những yếu tố lịch sử và văn hóa kiến trúc.
Công viên Quách Thị Trang, thương xá Tax, Passage Eden... ngày xưa từng là tinh hoa văn hóa, kiến trúc, là gương mặt lịch sử của Sài Gòn. Những hàng cây cao của Sài Gòn cũng từng là nguồn cảm hứng cho âm nhạc thi ca.
Một thành phố có hơn 300 năm tuổi, số tuổi được tính bằng xương máu của bao thế hệ người yêu nước để giữ cho thành phố những gương mặt kiến trúc đầy hồn cốt Sài Gòn.
Thành phố này bây giờ có còn những cảnh cũ người xưa, mái ngói rêu phong để những bậc thức giả đi ngang rồi chợt nhớ những câu thơ xưa? "Cây da chợ Dũi, trốc gốc mất tàn. Tình xưa còn đó. Ngỡ ngàng phồn hoa - Tình đây, không riêng gì tình yêu mà là tình mến thương cảnh vật Sài Gòn cũ" (Bình Nguyên Lộc).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hình ảnh dinh Thượng Thơ xưa
"Trăm năm còn lại những gì?..."
Đi ngang thành phố, giờ còn lại góc phố nào cho câu thơ ký ức? Vùng quá khứ kiến trúc - định hình một gương mặt, một linh hồn của thành phố còn lại những gì?
Chỉ hơn 300 năm tuổi một chút mà đã mất đi quá nhiều.
Từ thành Quy(1) đã bị vua Minh Mạng hủy bỏ để xây dựng chỉ thành Phụng(2). Thực dân Pháp chiếm Sài Gòn phá tanh bành thành Phụng, xây dựng thành phố mới từ khoảng năm 1860 để định hình một sự bình trị lâu dài.
Tuy vậy, người Pháp vẫn còn giữ lại xưởng Chu Sư - tức Thủy trại (nhà Nguyễn xây dựng năm 1775) và đầu tư công nghệ châu Âu để thành xưởng Ba Son hay Arsenal (1860). Khu Ba Son bây giờ đã mất tiêu.
Chỉ còn chăng là bài thơ ngắn của Vũ Mộng Long - một người viết văn thiếu nhi. Ông ít làm thơ, nếu có thì chỉ viết về thơ tình chứ nào thèm viết thơ về những nhà máy, còi tàu.
Thế mà một ngày đẹp trời nào đó đưa người đẹp đi dọc đường Cường Để - có Nhà Giám tỉnh số 4 khu đất Đường Thành do Nguyễn Trường Tộ vẽ kiến trúc và xây dựng - là công trình xây dựng đầu tiên của thành phố vào năm 1862 rồi khi đi về phía bờ sông Sài Gòn ngắm cảnh, ông chợt nhớ câu ca dao đời thợ đóng tàu: "Gặp nhau chưa kịp trao lời / Kiểng Ba Son vội đổ, rã rời đôi ta".
Thế là ông nổi hứng viết về nhà máy Ba Son. "Sáng sớm ra bờ sông / Nhìn về phía Ba Son / Thấy khói tuôn mù mịt / Bỗng yêu dấu Sài Gòn / Biết tại sao anh thích / Những ống khói đen sì / Những hồi còi rền rĩ / Những chuyến tàu đến đi / Tương lai con mình đấy / Em ơi! đất nước nầy / Sắt thép và Nhà máy / Cuộc đời sẽ đổi thay" (Giấc mơ kỹ nghệ hóa, tạp chí Ngàn Khơi 11-1963). Đây có lẽ là bài thơ đầu tiên nhưng lại là cuối cùng viết về một khu đóng tàu lịch sử về độ xưa và độ lớn của vùng Đông Nam Á.
Của xưa còn lại chút này. Vậy mà những ngôi nhà rêu phong dáng gạch, màu sắc xây đắp bằng lứa tuổi thời gian xưa cổ đáng lẽ được trân trọng và gìn giữ như ký ức hồn văn hóa của một thành phố dần dần mất đi, để thay thế bằng những căn nhà khối cao chen chúc.
Những hàng cây xanh đường Tôn Đức Thắng giờ trụi lủi gốc để trả lời câu thơ của Mường Mán mấy chục năm về trước: "Sài Gòn bao giờ cũng mưa mau / Nên là không phai kịp hết màu / Còn chút màu xanh nào không nhỉ? / Sài Gòn giờ đổi áo thay bâu" (Hỏi thăm Sài Gòn - Trình Bày - 71).
Những góc phố mất dần đi vẻ cổ kính bởi những căn nhà hiện đại, cao tầng, che ngang mất những mái ngói rêu phong ngọt ngào đầy hương vị của mưa và nắng.
Tìm đâu ra mái nhà rêu phong cũ để cho ta nhớ những câu thơ: "Sài Gòn kinh kỷ phong cương / Quán quân đô hội cầu đường lịch xinh..." (Nguyễn Liên Phương - Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca - 1906).
Rồi mai này còn công trình, kiến trúc nào làm sống dậy quá khứ trăm năm? Bây giờ chỉ biết đọc câu thơ: "Trăm năm còn lại những gì?..." để tiếc cho những ngôi nhà, dinh thự cổ bỗng dưng trong một ngày xấu trời không ai mong đợi lệnh trên ban xuống "không còn lý do để tồn tại". Ấy thật là trăm năm còn lại những gì!?
________
(1), (2): Thành Quy hay còn gọi là thành Bát Quái được nhà Nguyễn xây dựng từ năm 1790. Sau cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng đã triệt phá thành Quy xây thành Phụng tức thành Gia Định mới vào năm 1836.
LÊ VĂN NGHĨA

Thanked by 1 Member:

#105 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7312 Bài viết:
  • 16861 thanks

Gửi vào 13/05/2018 - 20:33

Có ai có thê cứu nổi ngôi nhà 130 tuồi nầy không ?






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |