Jump to content

Advertisements




Kinh tế quan liêu triệt tiêu sáng tạo.


87 replies to this topic

#31 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 01/03/2016 - 22:40

Đi đâu mà vội...

Không việc gì mà Dung Quất hay PVN làm ầm ĩ cả. Đây là một dự án trọng điểm, một quyết định Chính trị mà các nhà lãnh đạo thời trước đã quyết.

Nếu có lỗ thì Nhà nước sẽ lấy nguồn thuế bù vào.

Cấp bách giải cứu lọc dầu Dung Quất


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#32 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 06:09

Ô dzời ... nại ný nuận "Đập chuột không nên để vỡ bình" các thým ạ.

=====

“Siêu lừa” 422 tỷ đồng tố ngược cán bộ điều tra


Ngô Thanh Long bị cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt 422 tỷ đồng của 4 ngân hàng. Trong phiên xử ngày 29/2, bị cáo khai tại tòa đã đưa cho một cán bộ điều tra 71 ngàn USD và tố cáo Nguyễn Hải An mới là chủ mưu trong vụ siêu lừa này.

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong phiên xử ngày 29/2, bị cáo Ngô Thanh Long khai tại tòa đã đưa cho một cán bộ điều tra 71 ngàn USD

Ngay sau đó, HĐXX hội ý và Chủ tọa phiên tòa tuyên hủy hồ sơ, đề nghị VKSND tối cao chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra Bộ Công an, điều tra làm rõ vụ án.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#33 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 08:22

Lãnh đạo định hướng toàn diện - thực tiễn nó chã nghe lời các thím ạ

=====

Thị phần hàng dệt may tại EU: Campuchia vượt Việt Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#34 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 09:08

Những nhà máy nghìn tỉ có nguy cơ thành sắt vụn


.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhà máy điện Cái Lân hoang tàn - Ảnh: Ngân Hiếu

Bộ GTVT đang 'cầu cứu' Bộ Công thương tìm đối tác trong ngành để chuyển nhượng hai nhà máy thép và điện với mức đầu tư gần 2.500 tỉ đồng từ thời Vinashin đã bỏ hoang nhiều năm qua

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



=====

Thép của Tàu rẻ bèo, sang đó mua về mà dùng chứ sản xuất làm giề, phải không các thým ...

Thanked by 2 Members:

#35 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 13:57

Đường 12 làn của Dubai mất 4 triệu USD/km, dùng 50 năm còn đường Việt Nam mất 20 triệu USD/km, dùng 2 năm

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



=====

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#36 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 20:35

Một km đường cao tốc tốn 28,2 triệu USD !

Theo Bộ Xây dựng, nếu quy đổi về mặt bằng giá trong quý 2/2012 thì suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc 4 làn xe ở khu vực miền núi, trung du phía bắc bình quân là 7,4 triệu USD/km; khu vực miền Trung và Nam Trung bộ khoảng 10,5 triệu USD/km; khu vực đồng bằng Bắc bộ là 10,6 triệu USD/km; khu vực đồng bằng Nam bộ là 17,2 triệu USD/km. Những tuyến đi qua vùng có địa hình, địa chất đặc biệt như tuyến Bến Lức - Long Thành thì suất đầu tư lên đến 28,2 triệu USD/km.

1.001 lý do tốn kém

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Văn Sơn lý giải cùng là điều kiện địa hình đồng bằng nhưng suất chi phí xây dựng bình quân cho 1 km đường phụ thuộc rất nhiều vào tỷ trọng chi phí cầu, hầm, xử lý nền đất yếu... Với điều kiện tự nhiên đặc thù như địa hình phức tạp, bị chia cắt với nhiều sông và kênh rạch, chế độ thủy văn phức tạp nên các tuyến đường cao tốc tại khu vực đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ phải xây dựng nhiều công trình cầu, cống; Chi phí xây dựng công trình cầu chiếm bình quân từ 20 - 25% tổng mức đầu tư; Cá biệt có những tuyến chiếm tới trên 50% tổng mức đầu tư như tuyến cao tốc TP.H.. - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành. Đồng thời do điều kiện địa chất phức tạp khi xây dựng đường cao tốc phải xử lý nền đất yếu, xử lý sụt trượt, kiên cố hóa công trình với khối lượng lớn. Việc xử lý nền đất yếu trên tuyến chiếm tới 60 - 80% chiều dài tuyến đường (chi phí chiếm từ 30 - 40% chi phí xây dựng nền, mặt đường). Nhiều đoạn phải sử dụng cầu để thay thế cho các giải pháp xử lý nền đất yếu thông thường, trong khi chi phí xây dựng cầu cao hơn từ 3 - 5 lần so với chi phí xây dựng đường làm cho suất đầu tư của tuyến đường tăng cao.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khác là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư cao, việc tổ chức thực hiện thường chậm trễ làm chậm tiến độ và tăng chi phí. Theo tính toán, thời gian xây dựng dự án thường bị kéo dài thêm từ 2 - 3 năm do chậm giải phóng mặt bằng, do thiếu vốn... khiến kinh phí đầu tư tăng so với tổng mức đầu tư ban đầu từ 1,5 - 2 lần. Điển hình như dự án đường cao tốc TP.H.. - Trung Lương, dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thời gian thực hiện kéo dài thêm hơn 3 năm, chi phí xây dựng tăng lên từ 50 - 60% do trượt giá.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


.
Không thuyết phục

Phản bác quan điểm chi phí đầu tư đường cao tốc ở VN hiện nay cao là do chi phí giải phóng mặt bằng cao, TS Phạm Xuân Mai, giảng viên Khoa Kỹ thuật giao thông Đại học Bách khoa TP.H.., cho rằng cần nhớ là đường cao tốc thường không đi qua khu vực đông dân cư, đô thị mà chủ yếu đi qua những vùng đất trống, như trường hợp đường cao tốc TP.H.. - Trung Lương.

TS Mai cũng không đồng ý với nhận định suất đầu tư đường cao tốc ở VN cao là do chi phí xây dựng cầu, cống… cao. Theo ông, ở các nước khác khi xây dựng đường bộ cao tốc cũng tốn những chi phí cầu, cống nhiều như ở VN. Thậm chí, ở Nhật Bản, Hồng Kông còn làm đường cao tốc trên biển, khắc nghiệt và tốn kém hơn nhiều. Vậy mà giá thành xây dựng đường bộ cao tốc ở VN cao hơn nhiều so với nhiều nước trên thế giới là vô lý. Có thể thấy rằng GDP của VN thấp hơn những nước phát triển từ 5 - 50 lần, giá nhân công, vật tư… của VN rẻ hơn nhưng giá thành lại cao hơn nhiều. TS Mai kết luận giải thích trên là không có cơ sở khoa học. Ông chỉ đồng ý với nhận định khâu quản lý các dự án đường cao tốc ở VN đang tồn tại nhiều bất cập. Đó là cách quản lý không theo thông lệ quốc tế, bộ máy cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm rà dẫn đến chi phí cao hơn.

TS Mai cũng cho rằng không loại trừ các chi phí không chính danh, tiêu cực trong việc thi công các dự án cao tốc ở VN mà ông ước tính lên đến khoảng 30% tổng chi phí. “Càng nghịch lý hơn là chi phí làm đường thì quá cao trong khi chất lượng đường cao tốc lại thấp, tuổi thọ kém hơn nhiều các nước. Chẳng hạn như cao tốc TP.H.. - Trung Lương mới đưa vào sử dụng đã xảy ra hàng loạt sự cố mà báo chí đã phản ánh thời gian qua. Đây là câu hỏi mà các nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước phải trả lời”, TS Mai nói.

Theo chuyên gia giao thông Phạm Sanh, VN chỉ mới bắt đầu làm một số tuyến đường cao tốc, kỹ thuật và chất lượng chưa phải thật sự theo tiêu chuẩn thế giới, thường đầu tư theo hình thức BOT. Trong tương lai, số lượng đường cao tốc lại tăng rất nhanh nên việc đưa ra suất đầu tư phải hết sức cẩn trọng vì thiếu số liệu thống kê dẫn đến sai số lớn, rất dễ bị các nhà đầu tư lợi dụng. Ông nhận định mới nhìn qua con số suất đầu tư đường cao tốc do Bộ Xây dựng báo cáo có thể thấy ngay sự bất cập trong tính toán suất đầu tư ở các vùng là chủ yếu chỉ dựa vào yếu tố địa lý. “Suất đầu tư đường cao tốc các nước trên thế giới thấp so với VN do các nước đã làm nhiều đường cao tốc, quản lý tốt từ cơ chế chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm soát dự án đến chất lượng thi công. Ngành giao thông VN chưa làm được các việc này, đặc biệt là vai trò quản lý nhà nước chuyên ngành. Cần nghiên cứu thật kỹ vấn đề này chứ không nên ban hành vội vã suất đầu tư khi chưa đủ số liệu để tính toán, chưa có đánh giá rút kinh nghiệm đầy đủ ở các công trình đã qua.

TS Mai đề xuất cần có cơ quan giám sát độc lập do Quốc hội lập ra, chứ không phải những đơn vị giám sát do chủ đầu tư lập ra hiện nay.

8 triệu USD/km là hợp lý

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fullbright, chi phí để xây 1 km đường cao tốc 4 làn xe bình quân ở 25 bang của Mỹ năm 2002 là 5,8 triệu USD/km, điều chỉnh theo chỉ số giá năm 2010 là 7 triệu USD/km. Ở Trung Quốc từ năm 2000 - 2006 dao động từ 3 - 4 triệu USD/km, hiện nay cũng chỉ khoảng 7 triệu USD/km.

Tại VN, đường cao tốc TP.H.. - Long Thành - Dầu Giây có tổng vốn đầu tư hơn 930 triệu USD cho 55 km gồm 4 làn xe. Như vậy, suất đầu tư là 18 triệu USD/km. Nếu loại trừ các chi phí xây cầu dẫn, đền bù giải phóng mặt bằng, suất đầu tư riêng cho việc xây đường đã là 13,5 triệu USD/km. Ông Nguyễn Xuân Thành nhận định, ở VN suất đầu tư cho 1 km đường cao tốc 4 làn xe mặt đất (không kể cầu, chi phí giải phóng mặt bằng) khoảng 8 triệu USD/km là hợp lý.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#37 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 04/03/2016 - 06:53

Nỗi sợ Dung Quất, món nợ lọc dầu


Nếu hạ thấp thuế nhập khẩu xăng dầu Việt Nam như lọc dầu Dung Quất mong muốn thì Nhà nước sẽ phải bù giá cho nhà máy lọc dầu này và Nghi Sơn trong tương lai lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng nếu không hạ thuế, dân thiệt, những công trình tỷ USD này có nguy cơ đóng cửa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



==========

Tài nguyên khoáng sản là tài sản của toàn dân !

Xăng dầu sản xuất trong nước đáng ra thuế xuất bằng không .

Thế nhưng đánh thuế nhập khẩu xăng trong nước đến 20%, dầu bằng 10 %. Trong khi nhập các nước khác thuế xuất xăng chỉ có 10% dầu 0% ASEAN và Hàn Quốc .

Vấn để ta sản xuất xăng dầu làm gì? Khi giá nhập khẩu thì rẻ hơn sản xuất trong nước.

Người dân được hưởng lợi gì? Kinh tế thị trường phải có định hướng, thì người dân còng lưng cõng thuế, phải kg các thím !?

Thanked by 2 Members:

#38 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 04/03/2016 - 09:21

Thủy điện ĐăkMi 4 thừa nhận ăn gian xả nước về sông Vu Gia trả cho Đà Nẵng!

Ông Đinh Hữu Tấn, Tổng Giám đốc Công ty Thủy điện ĐăkMi, thừa nhận nhà máy thủy điện ĐăkMi 4 đã ăn gian lượng nước phải xả về sông Vu Gia để trả cho Đà Nẵng ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất...
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Buổi làm việc do Bộ Công thương chủ trì với lãnh đạo TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam sáng 3/3 (Ảnh: HC)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



=================

Cái này là "chưa đánh đã khai", hay là lấy cái công khai (mà nếu không khai thì ai cũng biết) để che cái bí mật?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#39 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 04/03/2016 - 09:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocHoaVT, on 04/03/2016 - 09:21, said:

Thủy điện ĐăkMi 4 thừa nhận ăn gian xả nước về sông Vu Gia trả cho Đà Nẵng!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



=================

... lấy cái công khai (mà nếu không khai thì ai cũng biết) để che cái bí mật?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Xem xong, ... lòng tin rơi vực thẳm các thím ạ


Sửa bởi Le.Dung: 04/03/2016 - 09:40


Thanked by 2 Members:

#40 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 04/03/2016 - 22:06

Vạch trần những sai phạm nghìn tỷ của Petrolimex suốt hơn ba năm ròng.

Những sai phạm "âm thầm" của ông lớn dầu khí Petrolimex trong suốt hơn 3 năm trời với những con số thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng có thể khiến không ít người cảm thấy thực sự choáng váng.

"Khai khống" chi phí cao để "đội" giá bán


Vừa qua, cơ quan Thanh tra chính phủ vừa công bố báo cáo cho rằng Petrolimex đã tính chi phí bảo hiểm và chi phí vận tải trong cơ cấu giá xăng dầu của mình chênh lệch rất nhiều so với thực tế.

Cụ thể, từ quý 2/2010 đến tháng 6/2013, liên bộ Tài chính - Công thương trực tiếp điều hành giá bán lẻ xăng dầu, khi xây dựng giá cơ sở đã lấy yếu tố chi phí vận tải và phí bảo hiểm theo mức cố định như Petrolimex (xăng RON 92 là 2,5 USD/thùng, dầu diesel 0,05S là 2,5 USD/thùng, dầu hỏa là 3 USD/thùng...).

Nhưng kiểm tra thực tế thì chi phí vận tải và bảo hiểm xăng dầu nhập khẩu về đến cảng Việt Nam tính bình quân theo sản lượng và đơn giá thực tế của từng chuyến tàu với từng mặt hàng lại thấp hơn khá nhiều, cụ thể xăng RON 92 chỉ 1,79 USD/thùng, dầu diesel 0,05S là 1,56 USD/thùng còn dầu hỏa là 1,69 USD/thùng.

Chính vì vậy mà trong khoảng thời gian từ 1/2010 - 6/2013, khi xây dựng giá cơ sở của xăng Ron 92, dầu Diezel, dầu hỏa, dầu mazut để quyết định giá bán lẻ, Petrolimex và liên Bộ Tài chính - Công Thương đã đưa chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm vào giá cơ sở theo mức cố định chênh lệch cao hơn thực tế là 67,6 triệu USD.

Điều này khiến cho giá bán xăng dầu trong nước cũng bị "đội lên", mang lợi về cho thương nhân đầu mối nhưng gây thiệt hại khá nặng nề cho người tiêu dùng.

Trước đó, trong công bố báo cáo của đơn vị Kiểm toán Nhà nước năm 2012 cũng cho biết, Petrolimex đã áp dụng tỷ giá của ngân hàng Vietcombank để tính giá cơ sở mà không sử dụng tỷ giá bình quân của các ngân hàng thương mại được các thương nhân đầu mối sử dụng giao dịch theo quy định tại Nghị định 84.

Việc làm này đã giúp cho ông lớn dầu khí "đút túi" được một khoản chênh lệch giữa hai loại tỷ giá trên, xét về tình tuy không nhiều nhưng xét về lý vẫn là không đúng quy định của Nhà nước.

Xây dựng giá cơ sở xăng dầu không đúng quy định

Trong quý 1/2010, để quyết định giá bán lẻ xăng dầu, Petrolimex đã tự mua thông tin về giá xăng dầu thế giới trên tờ Platt’s Singapore để xây dựng giá cơ sở xăng dầu.

Trong khi đó, theo quy định của Nghị định 84/2009/NĐ-CP, các yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu phải bao gồm giá xăng dầu thế giới; phí bảo hiểm; cước vận tải về đến cảng Việt Nam; thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; chi phí kinh doanh định mức trước thuế; thuế giá trị gia tăng; phí xăng dầu; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

“Việc Petrolimex và Liên bộ Công Thương - Tài chính không xác định và công bố giá xăng dầu thế giới là không đúng với chức trách, nhiệm vụ theo Nghị định 84 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, dẫn đến khó kiểm soát việc xây dựng giá cơ sở và quyết định giá bán lẻ của các thương nhân đầu mối”, kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.

Đầu tư tài chính kém hiệu quả, rót vốn tràn lan

Thông tin trên báo Vneconomy cho biết, trong khoảng thời gian 6 tháng thanh tra (từ tháng 12/2013 – 6/2014) đã phát hiện Petrolimex vi phạm nhiều quy định trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản và cổ phần hóa doanh nghiệp; quản lý hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và các công ty thành viên, cũng như quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng đất trong suốt thời gian từ năm 2010 đến hết quý 2/2013.

Ông lớn xăng dầu đã rót hơn 2.255 tỷ đồng vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản. Trong đó có những khoản đầu tư giá trị lớn không đúng quy định như việc rót thêm vốn vào Ngân hàng PG Bank 400 tỷ đồng (chiếm 40% vốn điều lệ), Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex hơn 171 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ) và đầu tư 51 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần bất động sản Petrolimex, khi không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, kết luận của TTCP cũng chỉ ra hoạt động đầu tư tài chính của Petrolimex vào một số đơn vị từ năm 2010 đã có những khoản đầu tư kém hiệu quả. Petrolimex đầu tư vào Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex 76,5 tỷ đồng nhưng cổ tức thu được chỉ đạt trên 6,4 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận bình quân mỗi năm chỉ đạt 2,8%; đầu tư vào Công ty Cổ phần bất động sản Petrolimex 102 tỷ đồng, cổ tức chỉ thu được 6,12 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận bình quân mỗi năm chỉ đạt 2%”.

Đặc biệt, Petrolimex đã sử dụng sai nguồn vốn đầu tư trên 646,5 tỷ đồng để đầu tư ngoài ngành vào ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản trên 231,89 tỷ đồng; cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để xây dựng công trình, dự án trên 4141,66 tỷ đồng, điều này cho thấy Petrolimex chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ.

Trong việc quản lý đầu tư xây dựng của Petrolimex và một số đơn vị thành viên cũng luôn ì ạch, chậm tiến độ. Có 29 dự án đầu tư bị chậm tiến độ, nhiều dự án bị đội vốn đầu tư lớn. Tại Công ty Xăng dầu khu vực II, có 23 gói thầu phải đấu thầu nhưng Petrolimex lại phê duyệt chỉ định thầu trái quy định của Luật Đấu thầu.

Công ty con của Petrolimex vướng sai phạm

Một số thành viên của Tập đoàn Petrolimex cũng có nhiều khoản đầu tư tài chính lớn nhưng đã không đem lại hiệu quả kinh tế.

Cụ thể, Petrolimex góp 51% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco và ký hợp đồng thuê tàu. Qua so sánh đơn giá cước cho thấy việc thuê tàu định hạn với Vipco (chiếm 80% tổng chi phí vận tải) cao hơn thuê chuyến, làm tăng chi phí vận chuyển 379 tỷ đồng.


Theo Thanh tra Chính phủ, việc Tập đoàn này thuê tàu chở xăng dầu định hạn tuy đảm bảo sự chủ động trong vận chuyển nhưng đơn giá thuê định hạn cao hơn thuê chuyến, làm tăng chi phí vận chuyển khiến hiệu quả kinh doanh bị sụt giảm nghiêm trọng.

Phân vùng địa bàn và giá bán lẻ vùng 2 trái với quy định

Kết luận về đợt thanh Petrolimex gần đây, Thanh tra Chính Phủ (TTCP) cho biết: Tháng 9/2008, Bộ Công thương đã ban hành quyết định bãi bỏ việc phân vùng địa bàn và giá bán lẻ vùng 2 (các địa phương xa cảng quốc tế tiếp nhận xăng dầu chi phí cao, giá định hướng xăng dầu được tăng thêm tối đa 2% so với giá bán lẻ vùng 1).

Tuy nhiên, Petrolimex vi phạm khi ban hành quy định tiếp tục phân vùng và thực hiện giá bán lẻ vùng 2 cao hơn tối đa 2% so với giá bán lẻ nhà nước quy định. Điều này dẫn đến doanh thu vùng 2 tăng trên 2.796,8 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 2/2010 đến cuối tháng 6/2013.

Điều chỉnh giá bán ngược với yêu cầu của liên bộ

Theo TTCP, từ năm 2010 đến ngày 30/6/2013, tập đoàn Petrolimex đã nhiều lần điều chỉnh giá bán nội bộ với tổng lợi nhuận thu về khoảng 920 tỷ đồng.

Trong một vài đợt điều chỉnh giá bán nội bộ mặt hàng xăng RON 92 từ tháng 8/2011 đến tháng 12/2012, tập đoàn này nhiều lần tăng giảm trái ngược với yêu cầu của liên bộ Tài chính - Công Thương, dù số liệu tính toán xác định giá bán nội bộ của chính Petrolimex là không có cơ sở.

Cụ thể, ở đợt điều chỉnh từ ngày 26/8 đến 10/10/2011, liên bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh giá xăng RON 92 giảm 500 đồng/lít nhưng Petrolimex lại điều chỉnh tăng giá bán nội bộ thêm 102 đồng/lít.

Tương tự, từ ngày 31/10 đến 11/11/2012, trong khi liên bộ điều chỉnh tăng 650 đồng/lít thì Petrolimex giảm 100 đồng/lít và từ ngày 1 đến 14/12/2012, liên bộ điều chỉnh giảm 500 đồng/lít, Petrolimex lại tăng 200 đồng/lít.

Kết luận thanh tra còn cho thấy, trong giai đoạn thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tự quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, có thời điểm Petrolimex không điều chỉnh tăng, giảm giá xăng, dầu theo đúng nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Cụ thể là đợt điều chỉnh giá ngày 21/2/2010, Petrolimex không điều chỉnh giảm 52 đồng/lít đối với mặt hàng dầu hỏa với sản lượng bán lẻ trong kỳ là 1,99 triệu lít, giá trị phải giảm là 103,5 triệu đồng; Không điều chỉnh tăng 69 đồng/kg đối với mặt hàng dầu mazut với sản lượng tiêu thụ trong kỳ là 8.954.927 kg, giá trị được tăng là 617,8 triệu đồng.


Ngoài ra, định mức chi phí hao hụt xăng dầu do tập đoàn xây dựng ban hành luôn cao hơn con số thực tế từ 35 đến 48%. Điều này dẫn tới lượng xăng dầu thừa theo phương pháp quản lý trên tăng dần qua các năm, và công ty mẹ phải mua lại từ các thành viên với giá trị từ 36 đến hơn 126 tỷ đồng. Trong khi đó, các công ty thành viên sẽ nhận được phí hàng gửi từ công ty mẹ, khiến hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ giảm.

- See more at:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#41 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 05/03/2016 - 09:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocHoaVT, on 04/03/2016 - 09:21, said:

Thủy điện ĐăkMi 4 thừa nhận ăn gian xả nước về sông Vu Gia trả cho Đà Nẵng!

Ông Đinh Hữu Tấn, Tổng Giám đốc Công ty Thủy điện ĐăkMi, thừa nhận nhà máy thủy điện ĐăkMi 4 đã ăn gian lượng nước phải xả về sông Vu Gia để trả cho Đà Nẵng ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất...
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Buổi làm việc do Bộ Công thương chủ trì với lãnh đạo TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam sáng 3/3 (Ảnh: HC)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



=================

Cái này là "chưa đánh đã khai", hay là lấy cái công khai (mà nếu không khai thì ai cũng biết) để che cái bí mật?


Lật tẩy các thủy điện tránh né lắp đặt camera giám sát xả nước về hạ du!


Thủ tướng đã có quy định các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn phải lắp đặt camera giám sát việc xả nước về hạ du, nhưng tại cuộc họp ngày 3/3 do Bộ Công thương chủ trì ở Đà Nẵng đã hé lộ một số thủy điện đang tìm cách tránh né!
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT) Hoàng Văn Bẩy: "Cái camera chỉ khoảng 5 – 6 triệu, các hộ gia đình còn có thể đầu tư thì tại sao các nhà máy thủy điện lại không đầu tư được để đảm bảo công khai minh bạch thông tin?” (Ảnh: HC)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




=======================

Và đây là cái cách họ ăn gian, đồng nghĩa với tránh né quy định của Thủ tướng Chính phủ, trục lợi cho mình mà gây họa cho người dân Đà Nẵng, Quảng Nam!

Thanked by 3 Members:

#42 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 05/03/2016 - 19:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thanh.Huong, on 04/03/2016 - 22:06, said:


Vạch trần những sai phạm nghìn tỷ của Petrolimex suốt hơn ba năm ròng.

- See more at:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



"Không chịu được sức ép của truyền thông khi những thông tin về hàng loạt sai phạm của mình bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) khui ra được đăng tải dày đặc trên báo chí mấy ngày nay, hôm qua 4/3, “ông lớn ngành xăng dầu” Petrolimex đã phải lên tiếng “cầu cứu” Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông."


Bị phanh phui sai phạm, Petrolimex “cầu cứu” Ban Tuyên giáo Trung ương


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#43 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 06/03/2016 - 10:41

Chi sai 51.583 tỉ, TS Trần Du Lịch: “Tiền thuế dân không thể xài tùy tiện“


Trao đổi xung quanh dự thảo Luật Ngân sách (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp tới, TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng phải thiết lập lại kỷ cương của ngân sách. Ngân sách quốc gia không phải là tiền của gia đình, hễ muốn là lấy ra xài.
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mỗi khi đề cập đến dự thảo Luật Ngân sách (sửa đổi), ông thường nói: “không có nước nào xài tiền tùy tiện như Việt Nam”. Dự thảo luật có giải quyết được tình trạng này?

- TS Trần Du Lịch: Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có 2 vấn đề lớn cần giải quyết, đó là phân cấp, phân quyền (nhiệm vụ của chính quyền các cấp trên cơ sở phân bổ ngân sách đi theo) và sự lồng ghép giữa ngân sách trung ương và địa phương. Tính lồng ghép này tạo ra cơ chế không minh bạch giữa trung ương và địa phương.

Tuy nhiên, cả 2 vấn đề này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, còn lần sửa đổi này nhấn mạnh một số ý là thiết lập Luật Ngân sách một cách minh bạch và phải thiết lập kỷ cương trong sử dụng ngân sách.

Nói như vậy, lâu nay ngân sách bị chi dùng rất tùy tiện?

- Chúng ta đang làm theo kiểu “tiện đâu xài đó”. Ngân sách quốc gia không phải là tiền của gia đình, vợ chồng bàn nhau lấy ra xài là được. Đó là tiền thuế của dân nên phải do cơ quan đại diện của dân quyết định.

Lâu nay vẫn còn tư tưởng du di và... bổ sung sau. Chẳng hạn, trong mua sắm xe cộ, xây trụ sở, chúng ta thường du di. Hay như chi tiếp khách, cứ để một cục rồi muốn chi thế nào thì chi, sau đó tìm đủ cách hợp thức hóa. Ở các nước, không công chức nào dám đi mua hóa đơn để hợp lý hóa chi tiêu như ở ta.

Ông kể có lần đi công tác ở Pháp, ông không được mời cơm vì họ chưa dự trù kinh phí?

-Không chỉ Pháp mà nhiều nước khác đều như vậy, họ không chi nếu không dự trù kinh phí. Tôi nói câu chuyện này để thấy việc dự trù kinh phí của họ chặt chẽ như thế nào, khác với mình là ai muốn mời cơm cũng được, hay cứ có họp thì lấy tiền từ ngân sách ra chiêu đãi. Ngay một trường đại học công ở nước họ, tuyển một tài xế cũng phải có trong dự toán, còn mình dễ dãi quá.

Vậy lần sửa đổi này, quy định trong luật có khắc phục hết những bất cập như ông vừa nêu?

- Lần này, nguyên tắc của luật là cái gì không có trong dự toán là không được chi, kho bạc không được đưa tiền ra khỏi kho bạc nếu không có trong dự toán. Cái tốt là dự thảo luật đã cố gắng xử lý bất cập, điều này đóng góp rất quan trọng cho cải cách hành chính công.

Ngoài ra, dự luật lần này cũng quy trách nhiệm giám sát về thực thi ngân sách chặt chẽ hơn. Dù chưa thay đổi căn bản so với hiện trạng nhưng tinh thần là cố gắng để quản lý tốt hơn ngân sách. Quan điểm của tôi là phải thay đổi căn bản để xử lý gốc vấn đề, đó là minh bạch ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương mà hiện đang có sự lồng ghép.

Ở đây, lẽ ra, cái gì của địa phương thì Quốc hội không can thiệp, phải phân quyền rõ và HĐND phải chịu trách nhiệm trước dân. Còn cái gì quốc gia tài trợ cho địa phương thì Quốc hội phải giám sát, theo 3 chế độ: phân quyền, phân cấp và ủy quyền. Ví dụ, nhiệm vụ nào đáng lẽ trách nhiệm trung ương phải làm, nay giao cho địa phương thực thi thì trung ương bố trí nguồn lực và địa phương chỉ được dùng vào việc đó chứ không được dùng vào việc khác. Nếu không lập lại kỷ cương, sẽ không thể loại trừ cơ chế xin - cho ngân sách.

Nhưng lâu nay người dân lại không giám sát được việc chi tiêu từ ngân sách?

- Thực ra, tôi cũng có ý kiến về việc này, như báo cáo ngân sách thì không thể đóng dấu “mật”. Bởi lẽ, có khoản cần phải “mật” nhưng những khoản chung thì phải cho dân biết chứ không giấu đi được. Ngân sách là tiền thuế của dân thì phải minh bạch để người dân giám sát, theo dõi, biết tiền thuế dùng vào việc gì. Lúc này, người dân sẽ giám sát thông qua HĐND các cấp và muốn vậy, HĐND các cấp cũng phải minh bạch trong việc chi gì, tiêu gì để người dân theo dõi, giám sát.

Thái Phương/ Người lao động

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trình bày báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2014 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11-5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đưa ra nhiều khoản chi vượt, chi sai ngân sách nhà nước ( NSNN) rất đáng chú ý.

Theo ông Dũng, năm 2014, toàn ngành thanh tra đã triển khai 7.072 cuộc thanh tra hành chính và 233.811 cuộc thanh tra kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi về NSNN 51.583 tỉ đồng, xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 13.777 tỉ đồng; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 3.280,5 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước tiến hành 160 cuộc kiểm toán với tổng số tiền kiến nghị xử lý về tài chính 23.022 tỉ đồng.

Thế Dũng

Thanked by 2 Members:

#44 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 07/03/2016 - 09:35

Cuộc chiến chống cát cứ, cài cắm lợi ích

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo Thông tư 47 của Bộ Tài nguyên - Môi trường, nước thải chăn nuôi phải đáp ứng loại A - là mức tương đương với chất lượng nước mà con người có thể uống được, và cao hơn chục lần so với yêu cầu chất lượng nước thải của Nhật Bản, Thái Lan. Ảnh: MINH KHUÊ

Người được mệnh danh là ông “tuýt còi” Lê Hồng Sơn vẫn nhớ như in một kỷ niệm khi còn làm Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



====================

Quy định pháp luật và chủ trương, đường lối ... dzời ạ !

Thanked by 2 Members:

#45 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 07/03/2016 - 17:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocHoaVT, on 02/03/2016 - 13:57, said:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



“Tôi biết doanh nghiệp phải phí lót tay, chi ngoài... rất cao"


TS. Lê Đăng Doanh thẳng thắn bày tỏ quan điểm với Infonet xoay quanh chuyện chi phí lót tay, khoản chi ngoài mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tránh bị làm phiền, "khó dễ"...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi NgocHoaVT: 07/03/2016 - 17:36


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |