Jump to content

Advertisements




Con số 15 bí ẩn trong Lạc Thư

Kinhn Dịch

98 replies to this topic

#1 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 08:16

Kính thưa các thân hữu:
Trong 12 địa chi có thế của Tam hợp , Nhị hợp chúng luôn hợp thành con số 15 huyền bí. Thế tam hợp như Thân , Tý , Thìn hay Dần , Ngọ , Tuất hay các thế tam hợp khác . Thí dụ nếu tính Thân , Tý , Thìn thì Thân là cung thứ 1 đến cung thứ 5 là Tý và đến cung thứ 9 là Thìn , tổng hợp lại (1+5+9)= 15.
Trong các thế nhị hợp của địa chi như Dần 3 hợp Hợi 12 là 15. Mão 4 hợp Tuất 11 là 15. Thìn 5 hợp Dậu 10 là 15. Tỵ 6 hợp Thân 9 là 15 . Ngọ 7 hợp Mùi 8 là 15. Riêng Tý 1 hợp Sửu 2 là 3 số 3 là số thiên địa , âm dương ( Nhất sinh Thiên , Nhị sinh Địa)
Trời Kiền 3 vạch dương mang số 9
Đất Khôn 3 vạch âm mang số 6
Cộng 15.
Vậy 15 là số tổng hợp Kiền Khôn. Âm dương.
Trong Lạc Thư có 8 hàng dọc ngang , chéo cộng lại 15.
Trường hợp này khi xem Tử Vi rất cần thiết ,vì Tử Vi có vòng trường sinh cũng theo lối này và nhất là Tam Hợp Mệnh. Mong các thân hữu cho ý kiến về sự bí ấn này.

Sửa bởi Danhnguyen: 13/02/2016 - 08:22


Thanked by 4 Members:

#2 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 08:44

Chủ đề hay quá.

Những con số mà bạn Danhnguyen nêu ra, tính chất của những con số này là gì ?


- là số "Sách" ?
- hay là số "Sinh" ?
- hay là số "thành liệt" ?
- hay là số Thái huyền ?

... v.v....

Tôi có đôi chút thắc mắc như vậy, nếu bạn thấy kg phù hợp với nọi dung thì bỏ qua nhé

Thanked by 2 Members:

#3 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 11:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocHoaVT, on 13/02/2016 - 08:44, said:

Chủ đề hay quá.

Những con số mà bạn Danhnguyen nêu ra, tính chất của những con số này là gì ?


- là số "Sách" ?
- hay là số "Sinh" ?
- hay là số "thành liệt" ?
- hay là số Thái huyền ?

... v.v....

Tôi có đôi chút thắc mắc như vậy, nếu bạn thấy kg phù hợp với nọi dung thì bỏ qua nhé
Các con số đó dựa theo số thứ tự của địa chi bắt nguồn từ câu “ Nhất sinh Thiên , nhì sinh Địa , tam sinh Vạn Vật “ của Dịch Thuyết. Còn số của Tam Hợp dựa theo số cung của Sinh .Vượng , Mộ mà con số này cũng biểu thị được số “ Tham thiên , lưỡng địa “ của Hà Đồ. Nói thí dụ : số của thủy là 1-6 , số Hỏa là 2-7 thì số âm dương Trường sinh của Thủy được biểu diễn như sau:
Thủy cục Trường sinh ở cung Thân ( Thân Khôn mang số 2) Mộc dục ở Dậu (cung Đoài mang số 7).
Quan Đới – Lâm Quan ở Tuất Hợi ( cung Càn mang số 6). Đế Vượng ở Tý ( cung Khảm mang số 1).
Suy- Bệnh ở Sửu Dần ( cung Cấn mang số 8) Tử ở Mão (cung Chấn mang số 3)
Mộ ở Thìn ( cung Tốn mang số 4)
Cộng các cung lại : 2+7+6+1+8+3+4= 31 Dương Thủy thuộc số của Trời 3 và 1 là số Nhất sinh Thủy.
Thủy cục Âm trường sinh và Mộc Dục đi nghịch khởi Thân-Mùi (cung Khôn mang số 2).
Quan Đới ở Ngọ ( cung Ly mang số 9). Lâm Quan –Đế Vượng ở Tỵ- Thìn (cung Tốn mang số 4).
Suy ở Mão (cung Chấn mang số 3) Bệnh Tử ở Dần –Sửu ( cung Cấn mang số 8)
Dịch Thuyết cho rằng Dương là sự sống nên chỉ đến Mộ rồi lại tiếp tục ch chu kỳ sau. Âm là sự chết nên đến Tử. Do đó mới dương đại diện cho sự sống , âm đại diện cho sự chết.
Cộng các cung của Âm trường sinh lại: 2+9+4+3+8= 26 Âm Thủy thuộc số của đất 2 số Thành là 6.
Thủy 1.6 sinh ở Bắc
Cám ơn bạn đã quan tâm chủ đề này. Thân.

Thanked by 3 Members:

#4 NgocHoaVT

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 683 Bài viết:
  • 1832 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 11:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Danhnguyen, on 13/02/2016 - 11:17, said:

Các con số đó dựa theo số thứ tự của địa chi bắt nguồn từ câu “ Nhất sinh Thiên , nhì sinh Địa , tam sinh Vạn Vật “ của Dịch Thuyết.

Câu này thì hình như ... hình như không phải của Dịch Kinh hay Dịch Truyện

Dịch Thuyết không biết tác giả là dịch gia nào? thời nào ?

Cảm ơn bạn nhiều

#5 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 13:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocHoaVT, on 13/02/2016 - 11:29, said:

Câu này thì hình như ... hình như không phải của Dịch Kinh hay Dịch Truyện

Dịch Thuyết không biết tác giả là dịch gia nào? thời nào ?

Cảm ơn bạn nhiều
Dịch thuyết chẳng qua cũng chỉ là thuyết của Dịch mà thuyết của Dịch thì sách nào nói về Dịch cũng nói đến "Thiên sinh ư Tý , địa sinh ư Sửu, Nhân sinh ư Dần" Mời bạn tham khảo " Kinh Dịch với Vũ trụ quan đông Phương " Của TG Nguyễn hữu Lương hoặc Kinh Dịch của Ngô Tất Tố.
Tôi mở topic này nhằm hỏi ý kiến các bạn về số 15 trong Lạc Thư. Nếu bạn có ý kiến gì hay xin chia sẻ. Cám ơn bạn.
Thân chào.

#6 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 14/02/2016 - 19:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Danhnguyen, on 13/02/2016 - 08:16, said:

Kính thưa các thân hữu:
Trong 12 địa chi có thế của Tam hợp , Nhị hợp chúng luôn hợp thành con số 15 huyền bí. Thế tam hợp như Thân , Tý , Thìn hay Dần , Ngọ , Tuất hay các thế tam hợp khác . Thí dụ nếu tính Thân , Tý , Thìn thì Thân là cung thứ 1 đến cung thứ 5 là Tý và đến cung thứ 9 là Thìn , tổng hợp lại (1+5+9)= 15.
Trong các thế nhị hợp của địa chi như Dần 3 hợp Hợi 12 là 15. Mão 4 hợp Tuất 11 là 15. Thìn 5 hợp Dậu 10 là 15. Tỵ 6 hợp Thân 9 là 15 . Ngọ 7 hợp Mùi 8 là 15. Riêng Tý 1 hợp Sửu 2 là 3 số 3 là số thiên địa , âm dương ( Nhất sinh Thiên , Nhị sinh Địa)
Trời Kiền 3 vạch dương mang số 9
Đất Khôn 3 vạch âm mang số 6
Cộng 15.
Vậy 15 là số tổng hợp Kiền Khôn. Âm dương.
Trong Lạc Thư có 8 hàng dọc ngang , chéo cộng lại 15.
Trường hợp này khi xem Tử Vi rất cần thiết ,vì Tử Vi có vòng trường sinh cũng theo lối này và nhất là Tam Hợp Mệnh. Mong các thân hữu cho ý kiến về sự bí ấn này.

Xin hỏi anh Danhnguyen,

Có phải Anh muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa Lạc thư và hình đồ 12 địa chi không hay chỉ "nhằm hỏi ý kiến các bạn về số 15 trong Lạc thư" thôi ?

Cám ơn Anh !

Sửa bởi PhapVan: 14/02/2016 - 19:10


Thanked by 1 Member:

#7 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 07:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 14/02/2016 - 19:01, said:

Xin hỏi anh Danhnguyen,

Có phải Anh muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa Lạc thư và hình đồ 12 địa chi không hay chỉ "nhằm hỏi ý kiến các bạn về số 15 trong Lạc thư" thôi ?

Cám ơn Anh !
Bạn PhapVan thân mến:
Đúng như bạn hỏi , bởi vì mỗi người có 1 góc suy luận khác nhau nhưng cùng một mục đích là tìm kiếm Tinh Hoa trong Dịch học. Bởi vì tất cả Thiên can , Địa chi hay những công thức mà người xưa áp dụng riêng cho môn của mình đều không rời âm , dương , nước lửa , trời đất...và các con số trong Hà Đồ ,, Lạc Thư, thí dụ như theo thiển ý của tôi như sau:
Thập thiên can phối cùng 12 địa chi cũng là kết hợp giữa âm và dương , chúng chưa từng rời nhau. Âm dương luôn luôn đối đãi nhau, khắc phá nhau thí dụ như hể Giáp Tý thì luôn có Canh Ngọ đối cung vì Canh phá Giáp nhưng địa chi cũng đối luôn là Tý thủy xung Ngọ hỏa . Hể có Nhâm ở Dân thì nhất định có Bính ở Thân nước lửa ở thế giao nhau giống như trong đồ hình của Hà Đồ , Lạc Thư. Giữa Canh và Giáp như giữa Kim Đoài và Mộc Chấn , giữa Nhâm và Binh như giữa Khảm và Ly. Tuy nhiên lối đối cung như vậy trong Lạc Thư tạo thành con số 10 như 1-9 , 3-7, 2-8, 4-6 và số 5 nằm cô độc 1 mình để điều hòa các hành khác. Từ góc độ này lại suy diễn ra một lý luận khác như các Thiên can giữa Canh và Giáp ( kim và mộc) Nhâm và Bính ( nước và lửa) chữ Mậu nàm cô độc 1 mình bởi vì trước mặt của Mậu là Tuần Trung Không Vong , Đó là cái câu nhân gian thường gọi là Canh Cô , Mồ (mậu) quả.
Đây là phần quan trọng biết nó sẽ hiểu tất cả sự biến hóa của hào , hốt của quẻ , quái. Kinh Dịch khời đầu 2 quẻ Kiền Khôn chấm dứt bằng hai quẻ Ký Tế ( nước lửa) và Vị Tế ( lửa nước) Trần Đoàn cũng áp dụng như thế trong cách lập cục của mình lấy dương Thủy phối với số 2 âm hỏa mà thành Thủy Nhị Cục , lấy số dương hỏa phối với âm thủy mà thành Hỏa Lục Cục. Từ nguyên lý âm dương tương tác, nước lửa của mặt trời , mặt trăng ngày đêm qua lại giao nhau mà vạn vật biến đổi theo tự nhiên. Từ đó chữ Tử có nghĩa là Đỏ của lửa giao đen của nước ra màu Tía mà Trần Đoàn đặt tên cho môn lý số của mình là Tử Vi.
Trong Lục Thập Hoa Giáp cũng áp dụng theo nguyên lý của Kinh Dịch vô cùng kinh ngạc mà người học Dịch cũng phải thán phục sự thông thái của các ông Thánh trải qua nhiều ngàn năm để hoàn chỉnh bộ Kinh Dịch bất hủ này. Khi người ta lấy quẻ Kiền 6 hào làm chuẩn mực đầu tiên cho 64 quẻ thì ở Lục Thập Hoa Giáp người ta an 6 hào trong quẻ Kiền là Lục Giáp hào 1: Giáp Tý, hào 2 Giáp Tuất , hào 3 Giáp Thân , hào 4 Giáp Ngọ, hào 5 Giáp Thìn và hào 6 Giáp Dần. Khi an Lục Giáp xong tức thì hào 1-3-5 Là Tý , Thân , Thìn Thủy cục và 2-4-6 Tuất , Ngọ ,Dần là Hỏa cục chúng hợp thành quẻ Vị Tế ( chưa xong) vì thế mà vạn vật cứ phát triển đến vô tận.
Đây là ý riêng của tôi viết ra đây để bạn thấy rằng mục đích của tôi là tìm hiểu , học hỏi thêm các ý kiến quí báu khác của các bạn trên diễn đàn.
Thân chào bạn.

Thanked by 4 Members:

#8 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 07:48

Cám ơn bạn Danhnguyen đã có những kiến giải riêng bổ sung thêm cách nhìn ở những góc độ khác nhau !

Theo bạn nếu liên hệ số 2 quái Khôn (hậu thiên) với Thủy nhị cục và số 6 quái Càn (hậu thiên) với Hỏa lục cục có mối quan hệ có thể hợp lý chăng ?

Sửa bởi PhapVan: 15/02/2016 - 07:52


Thanked by 1 Member:

#9 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 08:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 15/02/2016 - 07:48, said:

Cám ơn bạn Danhnguyen đã có những kiến giải riêng bổ sung thêm cách nhìn ở những góc độ khác nhau !

Theo bạn nếu liên hệ số 2 quái Khôn (hậu thiên) với Thủy nhị cục và số 6 quái Càn (hậu thiên) với Hỏa lục cục có mối quan hệ có thể hợp lý chăng ?
Hà đồ thủy mang số 1.6 nhưng lại dùng Nhị cục là lấy số 2 số âm của Hỏa để dùng. Trong khi Hỏa số 2 .7 lại lấy số 6 của âm thủy để dùng cho Hỏa cục. Các hành khác Trần đoàn để nguyên số của nó như Mộc tam cục , kim tứ cục và thổ ngũ cục. Rõ ràng ở đây chỉ có sự phối hợp giữa Thủy và Hỏa. Về sau khi khởi tháng giềng của vòng giáp Tý người ta tính tháng giêng là tháng Bình Dần và đối với Nhâm Thân cũng là trục Thủy và Hỏa. Về mặt lý thuyết thì chỉ có những cái chưa xong thì phải làm cho xong -Vị Tế những cái đã xong - Ký tế thì công việc đã hoàn thành, đó là cái mấu chốt quan trọng của 64 quẻ trong Kinh Dịch.
Xin góp 1 chút thiển ý với bạn. Chào thân ái.

Thanked by 2 Members:

#10 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 08:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Danhnguyen, on 15/02/2016 - 08:13, said:

Hà đồ thủy mang số 1.6 nhưng lại dùng Nhị cục là lấy số 2 số âm của Hỏa để dùng. Trong khi Hỏa số 2 .7 lại lấy số 6 của âm thủy để dùng cho Hỏa cục. Các hành khác Trần đoàn để nguyên số của nó như Mộc tam cục , kim tứ cục và thổ ngũ cục. Rõ ràng ở đây chỉ có sự phối hợp giữa Thủy và Hỏa. Về sau khi khởi tháng giềng của vòng giáp Tý người ta tính tháng giêng là tháng Bình Dần và đối với Nhâm Thân cũng là trục Thủy và Hỏa. Về mặt lý thuyết thì chỉ có những cái chưa xong thì phải làm cho xong -Vị Tế những cái đã xong - Ký tế thì công việc đã hoàn thành, đó là cái mấu chốt quan trọng của 64 quẻ trong Kinh Dịch.
Xin góp 1 chút thiển ý với bạn. Chào thân ái.

Bạn giải thích theo Vị Tế cũng có lý.

Vậy thì Thủy Nhị cục và Hỏa Lục cục trong trường hợp dùng số Thành bạn có nghĩ đến ?

Cám ơn Bạn !

#11 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 09:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 15/02/2016 - 08:39, said:

Bạn giải thích theo Vị Tế cũng có lý.

Vậy thì Thủy Nhị cục và Hỏa Lục cục trong trường hợp dùng số Thành bạn có nghĩ đến ?

Cám ơn Bạn !
Điều mà bạn nói hỏi cũng là câu hỏi của tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Dịch, từ đó nó lại gây cảm hứng cho tôi suy diễn theo một góc nhìn thú vị khác như sau:
Lấy tất cả số Sinh , thành 1 nhóm cộng lại : 1+2+3+4+5= 15.
Lấy số Thành có 2 nhóm: 7+8=15 và 6+9=15
Như vậy số Sinh( 1 nhóm) thuộc dương mang số của Kiền.
Số Thành ( 2 nhóm) thuộc âm mang số của Khôn.
Còn theo sự suy diễn của bạn như thế nào tôi rất mong được lĩnh hội.
Thân

Thanked by 1 Member:

#12 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 12:17

Dựa trên vấn đề bạn nêu ra,

I- Tam hợp của hình đồ 12 địa chi

1. Thân Tý Thìn : 1 + 5 + 9 = 15
2. Dần Ngọ Tuất : 1 + 5 + 9 = 15
3. Tị Dậu Sửu : 1 + 5 + 9 = 15
4. Hợi Mão Mùi : 1 + 5 + 9 = 15
Cộng : 60

Tôi liện hệ số 60 này với số 60 của Lục thập hoa giáp và 60 cung phi.

II- Hà Đồ, Lạc Thư

Bạn nhóm số Sinh, số Thành cộng lại dưa trên số của Hà đồ nhưng Tôi thấy lại thiếu đi số Thành 10, nên thấy chưa hợp lý

Vài dòng suy diễn

Thanked by 1 Member:

#13 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 13:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 15/02/2016 - 12:17, said:

Dựa trên vấn đề bạn nêu ra,

I- Tam hợp của hình đồ 12 địa chi

1. Thân Tý Thìn : 1 + 5 + 9 = 15
2. Dần Ngọ Tuất : 1 + 5 + 9 = 15
3. Tị Dậu Sửu : 1 + 5 + 9 = 15
4. Hợi Mão Mùi : 1 + 5 + 9 = 15
Cộng : 60

Tôi liện hệ số 60 này với số 60 của Lục thập hoa giáp và 60 cung phi.

II- Hà Đồ, Lạc Thư

Bạn nhóm số Sinh, số Thành cộng lại dưa trên số của Hà đồ nhưng Tôi thấy lại thiếu đi số Thành 10, nên thấy chưa hợp lý

Vài dòng suy diễn
Bạn nói đúng, tôi đã đưa ra 2 nhóm , nhóm số sinh thuộc Kiền , nhóm số thành thuộc Khôn. Đó là hai quẻ đứng đầu trong 64 quẻ Kinh Dịch. Con số 10 là số Hoàn Thành thuộc quẻ Ký Tế ( việc đã Thành) quẻ thứ 63 của Kinh Dịch.
Chu Văn Vương đã tiếp nối quẻ thứ 64 để hoàn tất công cuộc của trời đất đã rút con số 10 ra khỏi Lạc Thư mà đồ hình của Lạc Thư bạn đã thấy Ly (hỏa) ở trên và Khảm ( thủy) ở dưới để làm quẻ cuối cùng thứ 64 là quẻ Hỏa Thủy Vị Tế ( chưa thành) Chính vì thế mà vạn vật tiếp tục phát triển và trường tồn.
Thân.

Sửa bởi Danhnguyen: 15/02/2016 - 13:29


Thanked by 1 Member:

#14 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 16:38

Hà đồ, Lạc thư số biểu thị tự nhiên của trời đất

1. Theo Hệ từ thì Hà đồ năm ngôi tương đắc mỗi số đều có phối hợp, thành tựu sự biến hóa.

2. Lạc thư không phân số trời số đất, số lẻ ở bốn phương chính và trung cung, số chẵn ở bốn phương phụ. Số 10 ẩn đi.

Lạc thư có số tự nhiên như vậy, Chu Văn Vương không "rút con số 10 ra khỏi Lạc Thư".

Việc liên hệ từ 12 cung Địa chi có số Tam hợp là 15 với số 15 Lạc thư, rồi tiếp tục suy diễn sang Hà đồ và Lạc thư mong muốn thống nhất hai là một và một là hai - Tôi thấy như Lý giữa Số và Tượng dường như chưa được tự nhiên

Vài dòng suy diễn
Cám ơn bạn

Thanked by 1 Member:

#15 Danhnguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 27 thanks

Gửi vào 15/02/2016 - 20:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 15/02/2016 - 16:38, said:

Hà đồ, Lạc thư số biểu thị tự nhiên của trời đất

1. Theo Hệ từ thì Hà đồ năm ngôi tương đắc mỗi số đều có phối hợp, thành tựu sự biến hóa.

2. Lạc thư không phân số trời số đất, số lẻ ở bốn phương chính và trung cung, số chẵn ở bốn phương phụ. Số 10 ẩn đi.

Lạc thư có số tự nhiên như vậy, Chu Văn Vương không "rút con số 10 ra khỏi Lạc Thư".

Việc liên hệ từ 12 cung Địa chi có số Tam hợp là 15 với số 15 Lạc thư, rồi tiếp tục suy diễn sang Hà đồ và Lạc thư mong muốn thống nhất hai là một và một là hai - Tôi thấy như Lý giữa Số và Tượng dường như chưa được tự nhiên

Vài dòng suy diễn
Cám ơn bạn
Mời bạn xem lại phần nói về Dương -âm trường sinh mà tôi cố gắng trình bày hợp nhất giữa Hà đồ và Lạc Thư.
Lạc thư không dùng số 10. Lạc thư chỉ có 9 cung, các số 1-6 có Khảm và Càn đại diện, 3-8 có Chấn và Cấn đại diện , có 2-7 Khôn đoài đại diện, 4-9 có Tốn Ly đại diện. Số 5 chủ biến hóa ở trung ương. Duy nhất Văn Vương đổi vị trí giữa 2-7 Hỏa và 4-9 Kim. Bạn có biết tại sao Văn Vương đổi vị trí của Hỏa và Kim không? Theo bạn sự hoán đổi vị trí Hỏa và Kim nhằm vào vấn đề gì? Xin bạn cho ý kiến của bạn..
Thân.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |