Jump to content

Advertisements




Thế Cờ năm Bính Thân


71 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 15:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Hôm nay, VN thử lấy một vùng lục địa bao gồm các quốc gia:
  • Phía Đông: Hàn quốc, Triều Tiên, Nhật Bản
  • Phía Nam có Ấn Độ, Pakistan. Đông Nam Á gồm Việt Nam, Lào, Cam bốt, Thái, Mã Lai, Philipine
  • Phía Tây: các nước Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria
  • Phía Bắc: nước Nga rộng lớn, Đông Bắc là vùng Châu Âu...
Theo nguyên tắc là trong một vùng lục địa, nước nào lớn và ở giữa là trung tâm, lấy đó phân dã theo trục Đông Tây Nam Bắc...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Sau đó, sẽ góp nhặt các sự kiện xảy ra để thử kiểm chứng môn Thái Ất...

Thanked by 3 Members:

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 16:54

Sách nói "năm Bính Đinh, Thủy Kích ở phương Tây ứng phía Tây khởi binh, vàng bạc đắt quý"... nay thấy:
  • Thủy Kích đóng cung Kim ứng với quân nổi dậy Syria, cung Kim vượng tại các tháng mùa Thu, Tù tại Lập Xuân, Tử tại Thanh Minh, Cốc Vũ. Đoán rằng quân nổi dậy Seria sẽ bại trong khoảng từ nay tới tiết Thanh Minh.
----------------------------------------
Quân đội Syria chuẩn bị bao vây Aleppo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phe nổi dậy tại Syria bị quân đội Syria và Kurdistan-Syria tấn công từ hai mặt trong khi Daech trấn giữ ở phía đông . Được không quân Nga yểm trợ không ngừng, lực lượng chính phủ từ phía nam tiếp tục tiến về Aleppo và chỉ cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ có 20 cây số. Trong 24 giờ qua, phe nổi dậy phải bỏ ba vị trí phòng thủ.
Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh tường thuật :
" Được máy bay Nga oanh kích yểm trợ, quân đội Syria và Hezbollah-Liban tiến nhanh chỉ còn cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ có 20 km, khoảng cách mà chưa bao giờ họ đạt được từ năm 2013. Ngày hôm qua, lực lượng Damas đã chiếm lại được hai ngôi làng và chỉ còn cách Tall Rifaat, một trong ba căn cứ cuối cùng của phe nổi dậy ở phía bắc Alep là Aazaz và Mareh.
Bị thiệt hại nặng về nhân mạng và rối loạn hàng ngũ do tốc độ tiến quân của lực lượng chính phủ, phe nổi dậy không tổ chức phản công được. Theo các nguồn tin từ đối lập Syria, Mặt Trận Al Nostra, cánh tay nối dài của Al Qaida tại Syria, một trong những thành phần cột trụ của các nhóm võ trang, dường như bị thiệt hại nặng, với 300 chiến binh tử thương riêng trong trận Retian hồi cuối tuần.
Họa vô đơn chí, phe nổi dậy còn phải đương đầu với mối đe dọa khác từ hướng tây. Các chiến binh Kurdistan-Syria, từ thành trì của họ ở Efrin, tây bắc Aleppo, tiến về phía đông. Bị hai mặt giáp công, phe nổi dậy chỉ còn con đường rút về Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Syria cũng đang tiến về Lattaquié và đã đến cửa ngõ Kansabba, vị trí phòng thủ cuối cùng của phe nổi dậy tại thành phố duyên hải này. Cách nay ba tháng, 20% lãnh thổ Lattaquié còn nằm trong tay đối lập. "

Syria : Báo cáo Liên Hiệp Quốc tố cáo chính sách thảm sát tù nhân của Damas

Theo AFP, hôm nay, 09/02/2016, một ủy ban điều tra Liên Hiệp Quốc ra báo cáo lên án chính sách thảm sát tù nhân có hệ thống của chính quyền Syria, và một số nhóm nổi dậy, như Mặt Trận Al-Nostra.

Theo chủ tịch Ủy Ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc về Syria, các vụ hành quyết và tử vong được mô tả trong báo cáo này cho thấy các điều kiện giam giữ tù nhân của chính quyền Syria có mục đích làm cho tù nhân chết nhiều nhất và đây là một hành động « có tính toán ». Số lượng các vụ hành quyết rất lớn, tại nhiều nơi và xẩy ra trong một thời gian dài.

Bốn thành viên của Ủy Ban nói trên không được chính quyền cho phép vào Syria, công việc của họ dựa trên hàng nghìn nhân chứng, tài liệu và ảnh vệ tinh. Các nhà điều tra đã phỏng vấn tổng cộng 621 người, trong đó 200 người là nhân chứng trực tiếp về cái chết của bạn tù. Ủy Ban Liên Hiệp Quốc nhận định : với các hành động nói trên, chính quyền Syria có thể nói đã « phạm tội ác chống nhân loại ».


Nghe nói sao Quý Nhân có thể trấn áp được phi phù, nếu vậy, tới tháng Dậu... Hợi cuộc chiến tại Seria có thể chấm dứt?

Sửa bởi vietnamconcrete: 10/02/2016 - 17:08


Thanked by 3 Members:

#3 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 17:04

Sau bàn Thủy Kích đến nhà, 28 tú chia ra thế nào?
....Thất tổn lúa, người gian mưu; Bích văn chương, lửa, đói, kiêu, giặc tàn...

Năm Bính thủy kích ở cung Kim ứng với phía Tây khởi binh, vàng bạc đắt quý, bày tôi quan trọng (đại thần) bị giết.

Thanked by 4 Members:

#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 17:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đức lên án Nga vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc về Syria

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bom đạn Nga tại miền bắc Syria buộc hàng chục nghìn thường dân đổ về vùng biên giới, với hy vọng sang được Thổ Nhĩ Kỳ. Trong chuyến công du Ankara hôm qua, 08/02/2016, thủ tướng Đức lên án Matxcơva vi phạm nghị quyết 2254 của Hội Đồng Bảo An, mà chính Nga đã ủng hộ.


Theo Reuters, thủ tướng Angela Merkel cho biết bà cảm thấy « đau lòng » « bị sốc » trước các nỗi khổ của thường dân Syria tại thành phố Alep, bị Nga không kích. Theo người đứng đầu chính phủ Đức, « một lần nữa chúng ta phải trở lại với nghị quyết 2254 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ngày 18/12/2015, được Nga hậu thuẫn ».

Thủ tướng Đức nhấn mạnh : « Trong nghị quyết này, Hội Đồng Bảo An đã yêu cầu tất cả các bên ngừng ngay lập tức các cuộc tấn công nhắm vào thường dân, và vào các mục tiêu dân sự, và đặc biệt là chấm dứt sử dụng các vũ khí sát thương hàng loạt, như oanh kích từ trên không. Điều này đã được ghi rất rõ ràng trong nghị quyết ».

Về tình hình tại chỗ ở tỉnh Aleppo, miền bắc Syria, nơi quân đội Damas đang mở cuộc tấn công lớn từ một tuần nay với sự hỗ trợ của Nga, trợ lý tổng thư ký về điều phối hỗ trợ khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc, ông Stephen O’Brien, bày tỏ « nỗi lo ngại sâu sắc », và kêu gọi các bên tham chiến không nhắm vào các mục tiêu dân sự, và cho phép thường dân di chuyển đến các nơi an toàn.

Người phụ trách của Liên Hiệp Quốc Stephen O’Brien báo động tình trạng nhiều cơ sở y tế bị bắn phá. Theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 31.000 người đã chạy khỏi Alep và vùng lân cận trong những ngày gần đây, khi quân chính phủ siết chặt vòng vây các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát.

-------------
Thày nào biết Thái Ất, xin phân tích tình hình chủ khách thế nào để cho hậu học được học hỏi... vạn tạ!

Thanked by 4 Members:

#5 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 17:37

Sách nói: "Thái Âm Hắc Kỳ" chủ về sự rối ren, nạn đói. 36 năm đi hết một chu thiên, 3 chu thiên một hạn nhỏ, 9 chu thiên một hạn lớn, 12 chu thiên là cực số. Năm Bính Thân, Hắc Kỳ tới cung Tý, đủ 324 năm - nước Nga e rằng sẽ gặp bão tuyết hay lũ lụt gây nạn đói lớn.

Chứng khoán Nga và đồng ruble giảm mạnh do giá dầu "lao đốc"

Trong phiên giao dịch ngày 18/1, đồng nội tệ ruble và thị trường chứng khoán Nga đều giảm giá mạnh do tác động của giá dầu mỏ tiếp tục lao dốc, xuống dưới 28 USD/thùng.

Tại thị trường chứng khoán Moskva, tỷ giá ruble so với USD còn 78,75 ruble/USD so với mức 77,60 ruble/USD khi thị trường đóng cửa hôm 17/1. Tỷ giá này đã cận kề với mức đáy 80 ruble/USD hồi tháng 12/2014. Tỷ giá với đồng euro cũng giảm còn 86,71 rubbe/euro so với mức 85,68 ruble/euro của ngày hôm trước

Cũng ngay sau khi mở cửa phiên giao dịch, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Moskva đã giảm 1,1% so với ngày 17/1.

Nguyên nhân của sự lao dốc này hiện được giới quan sát đánh giá là do tác động của giá dầu đã giảm thấp còn 27,96 USD/thùng tại London trong sáng 18/1, sau khi một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ là Iran được Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ biện pháp trừng phạt kinh tế liên quan đến xuất khẩu dầu mỏ.

Giá dầu giảm mạnh kéo dài và các biện pháp trừng phạt kinh tế là hai yếu tố tác động mạnh đến nền kinh tế Nga trong cả năm 2015 và đầu năm 2016 do thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn một nửa thu ngân sách Nga.

Giá dầu giảm khiến Chính phủ Nga phải cắt giảm chi tiêu công và thậm chí điều chỉnh lại dự báo vĩ mô cho năm 2016. Hiện ngân sách 2016 của Nga lấy giá dầu là 50 USD/thùng, tới đây có thể sẽ điều chỉnh còn 40 USD. Ngân hàng trung ương Nga vẫn duy trì một kịch bản tiêu cực khi giá dầu còn 35 USD/thùng, thậm chí thấp hơn.

Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết trong bối cảnh hiện nay, Nga sẵn sàng cắt giảm chi tiêu ngân sách, kể cả chi tiêu quân sự./.
---------------
Ngờ rằng giá dầu mỏ trên thế giới không phải tự nhiên vô cớ sụt giảm, có thể đó là đòn trừng phạt Mỹ và Châu Âu hướng vào Nga và các nước Hồi Giáo (không bán được dầu thì lấy gì mua vũ khí mà khủng bố?). Nga là một nước cường quốc về vũ khí, đây có thể là khởi đầu của hạn dương cửu.

Thanked by 4 Members:

#6 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 17:49

Với một viễn cảnh Trung Đông rối ren, Trung Quốc - một nước nổi tiếng với nghệ thuật đục nước béo cò - sẽ ra tay thanh lý hết khu vực Đông Nam Á không?

Khi chiến sự Irac xảy ra, TQ đã nhanh tay thôn tính Tây Tạng... một bài học mới đây!

Thanked by 4 Members:

#7 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 18:22

Phân dã khu vực Mỹ, Canada:
  • Phía bờ Đông (Đông Nam: Florida, Washington) có Đại Du, Tiểu Du, Thiên Ất, Địa Ất đóng.
Hãy quan sát và chiêm nghiệm...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 19:33

Tại Sy ria hiện nay đại loại chia ra làm 2 phe:
  • Phe thân Nga: quân chính phủ Syria, quân đội Hezbollah của Liban
  • Phe thân Châu Âu/Mỹ: phe quân nổi dậy?
Đây là bàn cờ chiến lược phân chia quyền lực giữa 3 phe: Nga, các nước Hồi Giáo và Mỹ/Châu Âu. Nếu phe Hồi Giáo ủng hộ Nga, cục diện có khả năng ngày càng xấu đi. Trong khi đó thằng Mập Trung Quốc đang dọn chén dĩa chuẩn bị làm thịt Đông Nam Á, bắt đầu bằng nước sốt biển Đông.
-----------
Cuộc chiến Syria xoay chiều


Bên cạnh sự kiện châu Âu ngày càng theo xu hướng dân túy, một chủ đề thời sự đập mắt khác hôm nay 09/02/2016 trên trang nhất báo Pháp là tình hình chiến sự Syria có vẻ đang xoay chiều. Quân đội Damas, được không quân Nga yểm trợ, tiếp tục tiến quân nhằm tái chiếm Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria hiện đang ở trong tay phe nổi dậy.


Báo Le Monde nhận định trong hàng tựa đầu : « Aleppo, trận đánh quyết định đối với chế độ Assad ». Tờ báo Pháp nhận thấy Aleppo, được gọi là thành trì của phe nổi dậy, sắp bị bao vây, và cuộc tiến quân của lực lượng chính phủ Damas từ đầu tháng này với sự yểm trợ của không quân Nga, là một bước ngoặt trong cuộc nội chiến Syria.

Le Monde đã vạch mặt chỉ tên Nga là phía đã chọn lá bài tấn công quân sự, và nhấn mạnh trong hàng tít lớn trang trong : « Chiến dịch tấn công Aleppo làm ngành ngoại giao chết đứng ». Tờ báo cũng khéo léo quy trách nhiệm : Thiếu sự hỗ trợ của Mỹ, phe nổi dậy Syria và các đồng minh của họ đã không thể đối phó với chiến dịch tấn công của Nga.

Không chỉ thế, phe nổi dậy chống chế độ Damas còn vấp phải nạn đào ngũ. Các trận oanh kích ồ ạt của Nga nhắm vào lực lượng Quân Đội Syria Tự Do đã làm cho các chiến binh mất tinh thần. Họ cũng không thấy triển vọng sáng sủa gì, cho nên hàng trăm người đã rời bỏ chiến trường, chạy đi tị nạn, chạy sang Đức, như một người đã kể lại với tờ báo. Trong tình hình đó, phe nổi dậy Syria đã phải chiêu mộ ngày càng nhiều thanh niên không có kinh nghiệm chiến đấu.

Báo Le Figaro cũng dành một tựa đập mắt trang nhất, nhưng nêu góc độ khác : « Trận đánh Aleppo làm quan hệ căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nghiêm trọng thêm », vì chiến sự không chỉ đẩy hàng ngàn người chạy lánh nạn về biên giới Thổ, mà cả phe nổi dây cũng đã phải tháo lui rút về đấy.




Le Figaro còn dành hai trang trong mục Sự kiện cho đề tài Syria, và cũng nhận định trong hàng tít chạy dài cả hai trang : « Aleppo bước ngoặt của cuộc nội chiến Syria». Cuộc tiến công của quân đội Damas với các cuộc oanh kích của Nga đã làm thay đổi ván cờ quân sự và ngoại giao. Tiến trình hòa bình đàm phán ở Vienna và Genève kể như đang thoi thóp.

Theo quan sát của tờ báo, ông Putin đã áp dụng chiến lược từng thực hiện ở Grosny để loại trừ phe nổi dậy Tchetchenia : Diệt trừ đối thủ dưới thảm bom, buộc thường dân phải di tản, và đồng thời gạt bỏ những thành phần có thể ngồi vào bàn đàm phán cho một giải pháp chính trị. Ở Aleppo, một người thuộc phe nổi dậy trả lời tờ báo qua điện thoại, mô tả cảnh có khi có đến 10 chiếc máy bay nã tên lửa cùng một lúc. Trong tình hình hiện nay, Le Figaro e ngại phương Tây có nguy cơ không còn « đòn bẩy » ở Syria, mất đi ảnh hưởng chiến lược ở Trung Đông.

Aleppo : Uy tín phương Tây bị sứt mẻ

Libération cũng cùng nhận định trong bài phân tích đề tựa : « Aleppo, một thách thức cho uy tín của phương Tây ». Trận đánh Aleppo phơi bày một thực tế mà Washington và các thủ đô phương Tây khác không muốn nhìn nhận, khi dấn thân vào cuộc chiến với ưu tiên là chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Tờ báo chỉ trích thái độ thận trọng, e dè nhất là từ phía tổng thống Mỹ, và cho là nếu Aleppo thất thủ, đó sẽ là một thảm kịch không chỉ đối với người dân tại đấy, với lực lượng nổi dậy, mà cả đối với uy tín của phương Tây.

Libération cho là tình hình rất khẩn cấp, phải tìm cách trợ giúp phe nổi dậy, kể cả về mặt quân sự. Nếu không phương Tây sẽ bị xem thường về thái độ yếu đuối, hèn nhát của mình.

Đồng yuan Trung Quốc làm kinh tế thế giới đứng ngồi không yên

Mới đầu năm mà chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã khiến cả thế giới bồn chồn. Ngay trên trang nhất của mình, trong một hàng tựa nhỏ, báo Le Monde đề ngày hôm nay, 09/02/2016 đã đặt câu hỏi « Tại sao đồng yuan – tức đồng nhân dân tệ - lại làm thế giới run rẩy». Ở trang nhất phụ trang kinh tế, tờ báo giải thích là « chính sách tiền tệ mập mờ của Trung Quốc đang tạo ra bất ổn trên thị trường và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng lên một cuộc chiến tranh tiền tệ ».

Đối với Le Monde, năm 2016 đã bắt đầu một cách gian nan cho Trung Quốc với một loạt sự kiện không hay, từ việc thị trường chứng khoán sụp đổ, vốn nước ngoài ồ ạt tháo chạy, cho đến môt tiến trình chuyển đổi kinh tế tế nhị. Theo số liệu của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc công bố hôm Chủ nhật 07/02, dự trữ ngoại hối của nước này đã bị mất đến 99,5 tỷ đô la riêng trong tháng Giêng, làm cho kho tiền khổng lồ này chỉ còn là 3.230 tỷ đô la, mức thấp nhất kể từ năm 2012.

Nếu tính từ tháng 6 năm 2014, khi kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục là 4.000 tỷ đô la, thì tổng số ngoại tệ mà Trung Quốc phải tung ra để mua lại đồng nhân dân tệ lên đến 770 tỷ đô la. Sở dĩ Bắc Kinh đã phải tiêu tốn cả trăm tỷ đô la như vậy, theo Le Monde, đó là để hỗ trợ đồng yuan của mình trong cơn điêu đứng.

Nhận định của tờ báo Pháp rất rõ ràng : Nếu vài tháng trước đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn làm cho mọi người tin tưởng, thì vào lúc này, nó đang trở thành nguyên nhân gây lo ngại. Tình trạng tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc, kèm theo mối hoài nghi về khả năng chính quyền nước này kiểm soát được tình hình đã thường xuyên làm rung chuyển các thị trường chứng khoán thế giới.

Điểm tệ hại hơn nữa, theo Le Monde, là các thông tin mâu thuẫn mà Bắc Kinh nhỏ giọt ra về vấn đề này lại càng làm cho mọi người thêm lo. Tờ báo Pháp đã nêu bật một ví dụ điển hình :

Trong những tuần lễ gần đây, Trung Quốc đã phá giá mạnh đồng tiền của mình so với đồng đô la Mỹ, với tỷ lệ âm 1,3% riêng trong tháng Giêng, sau khi đã hạ giá đồng yuan khoảng 4,5% vào năm 2015. Thế nhưng bên cạnh đó, Bắc Kinh lại khoe khoang tính chất ổn định của đồng tiền Trung Quốc so với rổ tiền tệ bao gồm 13 ngoại tệ chủ chốt được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế áp dụng kể từ tháng 12 năm ngoái. Đối với Le Monde, chiến lược tiền tệ của Trung Quốc quả là mù mờ khó lường.

Trừng phạt Bình Nhưỡng: Đồng thuận quốc tế chỉ là bề ngoài

Về châu Á hôm nay, Bắc Triều Tiên tiếp tục thu hút chú ý. Le Monde trên trang nhất ghi nhận: « Quốc tế lớn tiếng phản đối sau vụ bắn tên lửa ». Tờ báo nhắc lại là trong một cuộc họp khẩn cấp, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 07/02 đã đồng thanh lên án Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên tờ báo cũng mỉa mai cho là sự đồng thuận được phô trương chỉ là bề ngoài mà thôi, và nhắc lại rằng Nga và Trung Quốc, tuy bất bình, nhưng vẫn tỏ ra thận trọng, không muốn một nghị quyết trừng phạt cứng rắn. Le Monde đặt vụ bắn hỏa tiễn ngày 07/02 trong bối cảnh kinh tế khó khăn ở Bắc Triều Tiên, và mục tiêu của Bình Nhưỡng là đánh lạc hướng dư luận trong nước và động viên họ. Tờ báo cũng nhắc đến bối cảnh Đại Hội lần thứ VII của Đảng Lao Động Bắc Triều Tiên mà theo tờ báo, sẽ tiến hành vào đầu tháng 5 này.

Libération trong một bài phân tích cũng mỉa mai : « Quả thực là Bắc Kinh vẫn thuận thảo với Bình Nhưỡng ». Dĩ nhiên là Trung Quốc đã đi theo những tuyên bố vô hại của Hội Đồng Bảo An, lên án những vụ vi phạm của Bình Nhưỡng, nhưng Bắc Kinh cũng không cho thấy rõ là sẽ gây sức ép lên đồng minh của mình. Tờ báo trích lời chuyên gia Valérie Niquet, cho là dù Bình Nhưỡng có sai trái, nhưng Bắc Kinh cần một trái độn chiến lược.

Báo Les Echos cũng tiếp tục chú ý đến vụ bắn tên lửa vừa qua của Bình Nhưỡng và đề nghị của Mỹ đặt lá chắn chống tên lửa Thaad ở Hàn Quốc. Tờ báo nêu câu hỏi Bắc Triều Tiên sẽ còn khiêu khích các cường quốc đến bao giờ nữa ? Và nhất là Trung Quốc sẽ bao che, không lên án người láng giềng bé nhỏ của mình trong bao lâu nữa? Lần này thì Hoa Kỳ đã đơn phương bước một bước lớn, đó là đề nghị đặt lá chắn chống tên lửa ở Hàn Quốc, cho dù có làm Bắc Kinh bất bình hay không.

Đối với Les Echos, đề nghị hỗ trợ nêu trên là hành động tối thiểu mà Washington có thể làm, trong lúc mà Kim Jong Un liên tục khiêu khích. Tờ báo cũng nhận định là có lẽ Bắc Triều Tiên chưa thật sự nắm được công nghệ hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa, nhưng chắc chắn họ đủ khả năng đánh vào các láng giềng Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Ý ngày càng thưa dân

Trên bình diện Xã hội Libération hôm nay có một bài đáng chú ý, liên quan đến dân số nước Ý với hàng tựa : « Ý, nước trên đà giảm dân số ». Tờ báo liệt kê : Tỷ lệ sinh đẻ tuột giảm, số tử vong tăng cao, cư dân bỏ ra nước ngoài, người Ý cũng như người nhập cư. Hệ quả là dân số giảm thiểu, điều chưa từng thấy từ chiến tranh Thế Chiến Thứ Nhất.

Libération trích số liệu vừa được công bố : Dân số Ý giảm đi 150.000 người trong năm qua, tương đương với số dân của thành phố Rimini chẳng hạn. Tính như thế là cứ mỗi ngày dân số Ý giảm đi 400 người. Một thảm kịch đối với một quốc gia mà gia đình từng nổi tiếng là đông con. Giờ đây thì phần đông gia đình dừng lại ở một con. Khó khăn kinh tế, nhà cửa đắt đỏ, nếu chỉ có một đầu lương thì phải hạn chế vấn đề com cái.

Dân số Ý cũng già đi nhanh chóng : Số người trên 65 tuổi chiếm hơn 21,4%, khiến nước Ý trở nên nước già nhất châu Âu ! Trong điều kiện kinh tế Ý suy sụp, ngày càng có nhiều người Ý đi ra ngoài sinh sống : Năm 2013, có 95.000 người. Người lao động nhập cư cũng bỏ đi : Năm 2014, số người bỏ đi là trên 250.000 người. Người Ý đi qua các nước Bắc Âu tìm công việc làm và lương bổng tốt hơn. Kết quả là số người ở Ý hiện này ngang bằng với dân số năm 1919.


Thanked by 4 Members:

#9 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 20:22

Đính chính 1 điểm rất quan trọng:
  • Quẻ Thái Ất trên, do nhìn gà hóa quốc, đã an nhầm sao Ngũ Phúc vào cung Cấn. Nay xin sửa lại là Ngũ Phúc đang đóng ở cung CÀN được 38 năm, còn 7 năm nữa rồi mới bay qua cung Cấn.
Đặc điểm của Ngũ phúc là ban phúc giảm tai cho vùng nó đóng. Thành ra Châu Âu còn yên ổn thêm 7 năm nữa, xong rồi Nga sẽ nổi lên...

Tội nhất là vùng Đông Nam Á, Đại du đóng ở đó được 26 năm rồi, còn 10 năm nữa mới chịu đi.

Thanked by 5 Members:

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/02/2016 - 20:38

Triều Tiên xử tử Tổng tham mưu trưởng quân đội?


Xem thêm bài viết:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Báo chí Hàn Quốc ngày 10.2 đã lan truyền thông tin cho rằng vào hồi đầu tháng 2, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA), tướng Ri Yong-gil đã bị xử tử về tội tham nhũng


Đài truyền hình KBS và các phương tiện truyền thông khác đều dẫn “nguồn tin thông thạo về tình hình Triều Tiên” khi nói về sự kiện này.
Năm 2012, ông Ri Yong-Gil được bổ nhiệm làm chỉ huy tập đoàn quân thứ năm của phương diện quân Trung ương, từ năm 2013 là người đứng đầu Cục tác chiến và sau đó là Tổng tham mưu trưởng của KPA.

Hồi tháng 8.2015, báo chí Hàn Quốc đưa tin về sự biến mất đáng ngờ của Ri Yong Gil khi ông không xuất hiện trong buổi lễ kỷ niệm 70 năm Triều Tiên được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Nhật Bản. Sự việc này gây nhiều suy đoán về những biến động bất thường trong giới lãnh đạo Triều Tiên.

Tuy nhiên hãng tin RIA (Nga) ngày 10.2 thì nói rằng nhìn chung, việc thanh trừng tướng lĩnh và các quan chức cao cấp xảy ra khá thường xuyên ở Triều Tiên nhưng chủ yếu ở mức cách chức, giáng chức, cải tạo lao động cưỡng bức (một số nhân vật sau đó được phục chức), còn việc xử tử cũng hiếm khi xảy ra.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



thật hâm mộ anh Ủn, thích giết ai là giết người đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#11 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/02/2016 - 11:48

Nga và Syria đã gần tới chiến thắng


Trái ngược với những tuyên bố của giới chính trị gia phương Tây, Nga không bị kéo vào "vũng lầy Syria" mà ngược lại, đang dần tiến đến chiến thắng ở đất nước Hồi giáo này.
Nhận định trên do nhà ngoại giao, chuyên gia về Trung Đông, đồng thời là cựu điệp viên Cơ quan Tình báo Anh MI-6 Alastair Crooke đưa ra trong bài viết phân tích gửi tạp chí Huffington Post.

Theo Alastair Crooke, dưới sự yểm trợ của lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga (VKS), các lực lượng Quân đội Chính phủ Syria đang giành nhiều thắng lợi quan trọng và đang tiến dần đến chiến thắng.
Đầu tháng 2/2016, Quân đội Syria đã kiểm soát hầu hết các tuyến tiếp tế chủ chốt từ Thổ Nhĩ Kỳ cho lực lượng phiến quân ở phía Bắc thành phố Aleppo. Tiếp tục tấn công, Quân đội của Tổng thống al-Assad sẽ nhanh chóng bao vây được các lực lượng IS ở Aleppo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nga không bị kéo vào "vũng lầy Syria" mà ngược lại


Nếu lực lượng này tiếp tục tấn công lên phía Bắc, kết hợp với lực lượng người Kurd thì khi đó, hầu như tất cả các lực lượng của IS và Dzebhat an-Nusra sẽ bị đẩy vào "nồi hơi".
Hiện lực lượng IS chỉ kiểm soát duy nhất một hành lang ở khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, lực lượng người Kurd đang đóng ở khu vực phía Đông sông Evfrat hoàn toàn có thể sẽ kiểm soát được hành lang này.
Mặc dù Ankara nhiều lần tuyên bố rằng sẽ không để lực lượng người Kurd tiến sang bờ Tây sông Evfrat nhưng rõ ràng bản thân các lực lượng người Kurd đang tính đến khả năng này.
Trong khi đó, Moscow cũng không hề giấu giếm ý định sẽ ngăn chặn toàn bộ các con kênh nối Syria với Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang do các lực lượng khủng bố kiểm soát.
Bộ Quốc phòng Nga mới đây cũng đưa ra tuyên bố về việc họ có đầy đủ các bằng chứng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang có ý định can thiệp quân sự vào Syria.
Theo Alastair Crooke, những tuyên bố này của Moscow có thể coi là lời cảnh báo của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bất chấp tất cả để bắt đầu các hành động quân sự ở Syria thì đây sẽ là thảm họa với Thổ Nhĩ Kỳ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Edorgan (Trái)


Nguyên nhân là do NATO sẽ chỉ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ "bằng mồm" mà không có hành động cụ thể nào, còn Nga sẽ có những phản ứng mạnh mẽ và xét về lực lượng, VKS của Nga sẽ có ưu thế hơn hẳn so với lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nếu như nói một cách thẳng thắn, tình hình ở Syria rõ ràng đang phát triển không phải theo hướng "vũng lầy" như tuyên bố của nhiều chính trị gia phương Tây mà lại tiến triển theo hướng chiến thắng cho Nga và Quân chính phủ Syria.
Bàn đàm phán không phải ở Geneva mà là ở các chiến trường Idlib và Aleppo"- Alastair Crooke bình luận.
Tình hình Syria hoàn toàn có thể diễn biến theo kịch bản: Nhà nước Hồi giáo Syria sẽ được khôi phục, lấy lại được vị thế là quốc gia hùng mạnh trong khu vực, Nga và Iran khi đó sẽ có được nhiều lợi thế ở Syria và Trung Đông.
Các nước phương Tây sẽ rất khó khăn để có thể chấp nhận thực tế này.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới.
---------------
Báo Mỹ: Syria là "sự xấu hổ của Mỹ và chiến thắng của Putin"
Tờ New York Times nhận định, những gì đang diễn ra ở Syria chứng tỏ thành công của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như hiển hiện sự bất lực của chính quyền Obama.
Tạp chí Mỹ nhận định, những gì Washington thể hiện chỉ là "hoạt động bề nổi" và không đạt được nhiều tác dụng tại Syria. Tác giả bài viết Roger Cohen cho rằng tất cả những tuyên bố của Hoa Kỳ chỉ là "nói suông","dàn đại hòa tấu đang chơi ở Syria theo sự điều khiển của nhạc trưởng Vladimir Putin".
Cũng theo tác giả bài viết, Syria là "sự xấu hổ" của Mỹ dưới thời chính quyền Obama: "Syria đã trở thành nghĩa trang đẫm máu của niềm tin Mỹ",tác giả Cohen nhận xét. Ông cũng cho rằng đây chính là nguồn cơn dẫn tới những cuộc tấn công khủng bố ở Paris và San Bernardino, cuộc khủng hoảng người tị nạn ở Châu Âu và những lục đục trong thời gian gần đây tại lục địa già.
"Những sự kiện đó đã phá tan niềm tin vào những phát ngôn từ nước Mỹ, khơi lên cơn cuồng nộ của các quốc gia Sunni đồng minh từ vùng Vịnh Ba Tư, củng cố vị thế của Assad và dọn chỗ cho Tổng thống Nga Vladimir Putin định đoạt số phận của Syria" - Tác giả kết luận.
------------------
Thổ Nhĩ Kỳ tố Mỹ tạo ra "biển máu" trong khu vực
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 10-2 đã lên tiếng chỉ trích Mỹ về việc nước này ủng hộ phiến quân người Kurd ở Syria.
Ông cũng cho rằng động thái của Washington biến khu vực này thành“biển máu”.

Phát biểu tại thủ đô Ankara, Tổng thống Erdogan nói rằng: "Mỹ đang đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ hay phía tổ chức khủng bố Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) tại Syria và Đảng Công nhân người Kurd (PKK)".


Lãnh đạo này tỏ ra không hài lòng khi đề cập đến việc Washington ủng hộ các tay súng người Kurd chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria cũng như không xem nhóm phiến quân này là tổ chức khủng bố.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters


Thổ Nhĩ Kỳ đến nay vẫn xem PYD là một tổ chức khủng bố với lý do nhóm này có liên hệ với PKK, tổ chức đã tiến hành các vụ nổi dậy bạo lực trong 3 thập kỷ qua giành quyền tự trị cho người Kurd ở phía Đông Nam nước này. Căng thẳng giữa hai nước đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang có dấu hiệu gia tăng trước việc Mỹ ủng hộ chiến binh người Kurd chống IS tại Syria. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại có quan điểm hoàn toàn khác.

Trước đó một ngày, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã triệu tập đại sứ Mỹ ở Ankara để phản đối sau khi phát ngôn viênBộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói rằng Washington không xem PYD là một tổ chức khủng bố và sẽ tiếp tục ủng hộ hoạt động của nhóm này ở Syria.

------------------
Thế cờ Nga - Mỹ và Nato - Các nước Hồi Giáo có lẽ sắp chuyển qua một giai đoạn mới. 7 năm sau, khi Ngũ Phúc dời qua cung Cấn thì Nga sẽ rất mạnh, và Châu Âu sẽ không còn bình an bởi 10 năm sau Đại Du chuyển qua đóng ở cung Càn...

Sửa bởi vietnamconcrete: 11/02/2016 - 11:49


Thanked by 2 Members:

#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/02/2016 - 11:56

Cả thế giới xúc động vì bộ ảnh cưới giữa "thành phố chết"
Ngày 5/2 vừa qua, Nada Merhi, 18 tuổi cùng Hassan Youssef, 27 tuổi, đã tới chụp ảnh cưới tại Homs - nơi từng là đô thị đông dân thứ ba ở Syria, nay đã trở thành một "thành phố chết".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#13 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/02/2016 - 12:50

Trung Quốc tăng cường phi đạn, máy bay chiến đấu ra Biển Đông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



10.02.2016



Truyền thông nhà nước Trung Quốc đồng loạt đưa tin Bắc Kinh sẽ đưa thêm phi đạn và máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa sau vụ tàu khu trục Mỹ thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực hồi cuối tháng rồi.
Sau khi phái tàu chiến USS Lassen áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Trường Sa hồi tháng 10, Mỹ hôm 30/1 tiếp tục cho tàu khu trục USS Curtis Wilbur đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, khiến Trung Quốc tức giận.
Khác với những lời chỉ trích gay gắt lần trước, Trung Quốc lần này phản ứng có phần ‘nhẹ giọng’ hơn.
Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đang chứng tỏ những chỉ dấu cho thấy sẽ đẩy mạnh kế hoạch gầy dựng quân sự ở Biển Đông.
Tờ Hoàn cầu Thời báo mới đây đăng bài viết của đại tá Lương Phương thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi khẩn trương triển khai quân sự trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa càng sớm càng tốt bằng cách xây dựng các cảng nước sâu và các đường băng.
Một bài viết khác trên báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gần đây tiết lộ các kế hoạch điều phi cơ tác chiến luân phiên ra Biển Đông cùng với các phi đạn chống tàu và phi đạn phòng không tối tân.
Bài báo còn trích dẫn lời Tư lệnh hải quân Trung Quốc, Ngô Thắng Lợi, cho hay số lượng các phương tiện quốc phòng được triển khai hoàn toàn được quyết định bởi mức độ đe dọa mà Bắc Kinh đối mặt ở Biển Đông.
Theo Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, các hình ảnh ghi nhận cho thấy Trung Quốc rõ ràng quân sự hóa Đá Chữ Thập ở Trường Sa. Đô đốc Harry Harris còn cảnh báo rằng tới năm 2020, Trung Quốc có thể sẽ kiểm soát Biển Đông trước mọi lực lượng quân sự ngoài đó ngoại trừ lực lượng Hoa Kỳ.
Các hoạt động ráo riết của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa khiến các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông quan ngại và tăng cường đầu tư cho khả năng quốc phòng, trong đó có Việt Nam, đối tác của Mỹ, và Philippines, một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ.
Theo TruNews, Atimes, Freebeacon


Bắc Kinh sẽ đưa tiêm kích và tên lửa đến Trường Sa Hoàng Sa ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau khi bị bất ngờ trước việc chiến hạm Mỹ vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, Trung Quốc đã để lộ dấu hiệu muốn tăng cường lực lượng quân sự tại cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Một bài viết trên báo mạng Asia Times ở Hồng Kông ngày 08/02/2016 đã trích dẫn báo chí Trung Quốc cho là rất có khả năng Bắc Kinh triển khai chiến đấu cơ và tên lửa tại Biển Đông.

Theo Asia Times, liên tiếp trong hai ngày 26/01 và 02/02, quân đội Trung Quốc đã tiết lộ trên báo chí chính thức của đảng Cộng Sản « kế hoạch » tăng cường lực lượng tại Biển Đông.

Trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một đại tá thuộc Đại Học Quốc Phòng Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi tăng tốc độ « triển khai quân sự » tại cả hai vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa «càng sớm càng tốt » bằng cách xây cảng cảng nước sâu và sân bay.

Theo viên sĩ quan này, quân đội Trung Quốc cần phải dùng lực lượng hải quân và không quân để đuổi tàu Mỹ tàu ra khỏi khu vực, và nếu cần thì « đâm vào và bắn cảnh cáo » chiến hạm Mỹ.

Một bài báo riêng biệt tiết lộ các kế hoạch của quân đội Trung Quốc liên quan đến việc triển khai chiến đấu cơ trên cơ sở luân phiên, cũng như các loại tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến và tên lửa phòng không có thể đe doạ cả tàu chiến lẫn phi cơ Mỹ.




Bài báo cho biết thêm là ngoài tên lửa chống hạm và phòng không, các thiết bị được triển khai tại Biển Đông còn bao gồm các phương tiện thông tin liên lạc quân sự và do thám. Đối với Hải quân Mỹ, thì vũ khí nguy hiểm nhất có thể được triển khai là các loại tên lửa chống hạm YJ-8 với tầm bắn 65 hải lý và YJ-62, bắn trúng mục tiêu cách xa 120 hải lý.

Còn về phòng không, đó là các loại tên lửa HQ-7, HQ-9, HQ-12, hoặc HQ-16 và súng phòng không tự hành 35 mm. Tên lửa S-300 do Nga chế tạo cũng có thể được triển khai trên một số hòn đảo lớn. Về tàu chiến, do việc các đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không thể tiếp nhận tàu chiến cỡ lớn, hải quân Trung Quốc sẽ dùng đến các loại tàu vừa và nhỏ để tuần tra thường xuyên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#14 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/02/2016 - 20:37

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ liều lĩnh tiếp tục bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga?

Nga sẽ không chỉ tác chiến ở Syria và về nước một cách đơn giản vì sợ Thổ Nhĩ Kỳ bởi Tổng thống Nga Putin cũng không phải loại chính trị gia chỉ biết cam chịu áp lực.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngày 8/2/2016 vừa qua, trên trang RBTH của Nga, tác giả Georgy Bovt đã có một báo cáo nhận định về những leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời lý giải câu hỏi liệu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có liều lĩnh, tiếp tục gây căng thẳng, thậm chí cho quân đội bắn rơi máy bay của Nga dưới cáo buộc máy bay Nga vi phạm không phận nước này hay không.
Theo nhà báo Georgy Bovt, căng thẳng giữa Nga và Thổ đang ngày càng gia tăng khi Nga ngày càng không nể sợ còn Thổ Nhĩ Kỳ không có dấu hiệu nào cho thấy nước này sẽ từ bỏ các lợi ích chiến lược liên quan đến tình hình Syria.
Vậy, quan hệ Nga - Thổ có thể lâm vào một cuộc đụng độ hay chiến tranh quân sự hay không?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Biếm họa: Nguy cơ leo thang, đụng độ quân sự Nga - Thổ (ảnh RBTH).


Cuối tháng 1 vừa qua, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng cáo buộc máy bay chiến đấu ném bom Su-34 của Không quân Nga đã vi phạm không phận nước này gần biên giới Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ sau đó cũng đã cảnh báo Nga rằng Moscow có thể sẽ gánh chịu hậu quả nếu không chấm dứt các hành động xâm phạm như Ankara cáo buộc.
Quân đội Thổ Nhì Kỹ cũng đã chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu ở cấp độ Vàng, tức là đã sẵn sàng cho một cuộc đụng độ quân sự với nước ngoài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.


Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được phép bắn hạ máy bay chiến đấu của nước ngoài nếu phát hiện xâm phạm không phận mà không cần đợi lệnh của thượng cấp.
Tác giả Georgy Bovt cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là chính trị gia thích chơi với những tình huống leo thang căng thẳng, đặc biệt khi đó là một tình thế khó khăn.
Tình thế càng hiểm học, ông Erdogan sẽ "đặt cược càng cao", sự tự tin và độc lập của Erdogan đôi khi lại trở thành điều khó chịu, dễ khiến cho Washington nổi cáu.
Vậy, nếu sự kiềm chế của Erdogan không được thể hiện thì liệu quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ có bắn hạ máy bay quân sự của Nga như hồi tháng 11 vừa qua trên tinh thần "chống lại sự xâm phạm của Nga" hay không?
Câu trả lời có thể là có nhưng để làm được điều này sẽ khó hơn hồi tháng 11 năm 2015 khi Thổ Nhĩ Kỳ cho máy bay F-16 bắn rơi 1 chiếc Su-24 của Không quân Nga.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


vTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.


Hiện Nga đã đưa và triển khai trực chiến đối với các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 ở Syria.
Một vùng cấm bay đã được quân đội Moscow thiết lập ở phía Bắc Syria mà không cần thông báo.
Đương nhiên, các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ cũng biết được rằng chúng sẽ không thể hoạt động tự do như trước khi có tên lửa S-400 hiện diện ở miền Bắc Syria.
Bất cứ máy bay nào "không được mời" khi bay vào không phận của Syria ở miền Bắc đều bị theo dõi và có thể bị bắn hạ vào bất cứ lúc nào, một khi muốn bắn máy bay Nga, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ còn nước liều chết để tấn công.
Lợi ích của Ankara ở Syria
Tình hình ở khu vực trở nên phức tạp hơn khi Ankara thể hiện các dấu hiệu cho thấy nước này đã quyết định tham gia vào cuộc xung đột ở Syria bằng các chiến dịch trên bộ.
Georgy Bovt cho rằng mục đích của sự hiện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria không phải để tiêu diệt khủng bố IS mà chính yếu vẫn là ngăn chặn sự thành công của người Kurd đang chiến đấu chống IS ở miền Bắc Syria.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khó có thể triển khai các chiến dịch ở trên bộ tại miền Bắc Syria, đặc biệt là trong khu vực cấm bay mà Moscow đã thiết lập.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phi công Nga kiểm tra máy bay chiến đấu ném bom Su-34 trước khi xuất kích.


Tính cho đến nay, Moscow mới chỉ thiếp lập chế độ hợp tác trên không với các máy bay chiến đấu của Mỹ trên không phận của Syria, trong khi đó, với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã đình chỉ tất cả các mối liên lạc quân sự sau vụ bắn rơi chiếc Su-24 của Không quân Nga hồi tháng 11/2015.
Chính vì vậy, một khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện diện trong, trên khu vực này, nguy cơ đối đầu quân sự với Nga sẽ tăng lên nhiều lần.
Khi xác định sẽ đối đầu với Nga, đương nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bám vào sự đoàn kết của NATO, tuy nhiên, cũng giống như nhận định của nhiều chuyên gia khác, không phải tất cả các thành viên của NATO đều hứng khởi với trò chơi nguy hiểm, biến họ thành các con tin của chính quyền Ankara như ông Erdogan mong muốn.
Một điều đáng lưu tâm khác là lợi cích của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria không đồng nhất với lợi ích của Mỹ và các đồng minh phương Tây, đặc biệt là trong vấn đề chống khủng bố và đánh giá vai trò của người Kurd trong cuộc chiến chống IS.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ankara cũng đã công khai "tống tiền EU" bằng việc đe dọa các nước châu Âu sẽ phải gánh chịu hàng trăm ngàn người Syria di cư nếu không hợp tác theo ý đồ của Thổ Nhĩ Kỳ dù hơn 3,4 tỷ USD cho Ankara để giải quyết vấn đề người tị nạn Syria như hứa hẹ của EU cũng không đủ với chính quyền của ông Erdogan.
Nói trên RBTH, ông Georgy Bovt nhắc lại rằng gần đây, một báo cáo giấu tên của tình báo Nga cũng đã chỉ ra các dấu hiệu cho thấy chiếc máy bay Nga bị đánh bom ở Ai Cập có bàn tay của tổ chức Sói Xám, có liên hệ mật thiết với Thổ Nhĩ Kỳ nhúng vào.
Cuối cùng, nhà báo Georgy Bovt cho rằng tất cả những lý do nói trên có thể cũng không ngăn chặn được ông Erdogan liều lĩnh thực hiện các chiến dịch quân sự ở Syria trong tư thế đối đầu với Nga.
Tuy nhiên, quân đội Nga sẽ không chỉ tác chiến ở Syria và về nước một cách đơn giản vì sợ Thổ Nhĩ Kỳ bởi Tổng thống Nga Putin cũng không phải loại chính trị gia chỉ biết cam chịu áp lực.
Hòa Bình
-------------------------


Kịch bản có thể xảy ra:
  • Thổ Nhĩ Kỳ quay giáo quy hàng Nga, các nước hồi giáo liên minh với Nga để uýnh Châu Âu. Hoặc là:
  • Các nước Châu Âu và Mỹ, trước mối lo Hồi Giáo, sẽ tận lực đổ tài nguyên vào cuộc chiến Syria với mong muốn lật lại tình hình.
Cho dù ở kịch bản nào, anh Ba Tàu TQ bụng đầy mỡ cũng đang mài dao, nấu nước để nấu nồi lẩu biển đông. Đợi mấy con đại bàng mải xâu xé lẫn nhau rồi thì sẽ chạy qua túm cổ mấy con gà Đông Nam Á, cắt tiến vặt lông làm thịt...
-----------------

Thảo nào vừa rồi thấy Anh Quốc quá sức thân thiện với Trung Quốc, lại còn đòi ra khỏi liên minh Châu Âu?!?

Sửa bởi vietnamconcrete: 11/02/2016 - 20:39


Thanked by 3 Members:

#15 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 12/02/2016 - 09:02

Thượng đỉnh Phanxicô và Kirill: Đại kết tôn giáo… hay là chính trị ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Ngày 12/02/2016 diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử giữa đức giáo hoàng Phanxicô và thượng phụ Chính Thống Giáo Kirill tại Cuba. Cuộc gặp này được tổ chức sau hai năm dài đàm phán căng thẳng. Cả hai giáo chủ sẽ cùng ký kết một tài liệu mà từng lời từng chữ được xem xét kỹ lưỡng. Đối với nhiều nhà quan sát, tổng thống Nga Putin có lẽ sẽ hưởng được lợi từ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai giáo chủ lần này.

Vào trưa ngày 05/02/2016, Roma và Matxcơva cùng đưa ra thông báo cuộc gặp thượng đỉnh. Tuy nhiên đề nghị gặp đức giáo hoàng của Giáo Hội Chính Thống Giáo đã được đề xuất cách đây hai năm. Chính xác là vào ngày 12/11/2013, đích thân giáo chủ Hilarion, giám đốc đối ngoại của thượng phụ tại Matxcơva đã chuyển ước nguyện của thượng phụ tổ chức buổi gặp đến tay đức giáo hoàng.

Một Thượng đỉnh lịch sử được ấp ủ từ lâu

Cuộc gặp dự kiến chỉ kéo dài hai giờ, được kết thúc bằng việc ký kết một tuyên bố chung và trao đổi quà lưu niệm. Tuy nhiên, theo tường thuật của thông tín viên Huê Đăng tại Roma, đây cũng không phải là lần đầu tiên cả hai giáo hội có ý định tổ chức cuộc gặp giữa hai lãnh tụ tinh thần. Một ý tưởng không ngừng được ấp ủ cho đến tận ngày nay nhưng luôn bị gác lại.

Huê Đăng: « Ngày 05/02 vừa qua Tòa Thánh Vatican và Giáo Hội Chính Thống Giáo đã tuyên bố là ngày thứ Sáu 12/02 này giáo hoàng Phanxicô và thượng phụ Kirill sẽ có một buổi gặp gỡ tại phi trường quốc tế José Martí ở La Habana, Cuba.

Vào thời điểm ấy đức giáo hoàng Phanxicô đang trên đường công du đến Mêhicô và đức thượng phụ Kirill thì đang viếng thăm chính thức Cuba. Trong lịch sử thì đây là lần đầu tiên giáo chủ của Giáo Hội Roma gặp gỡ thượng phụ của Giáo hội Chính Thống Giáo Nga. Các bên đã phải mất đến hai năm trời để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ lịch sử này.

Theo chương trình hoạt động thì hai bên sẽ có một buổi đàm đạo riêng hai tiếng đồng hồ, và sau đó hai bên sẽ ra một bản tuyên bố chung. Sau buổi đàm đạo nói trên chủ tịch Cuba, Raul Castro, sẽ đến chào hai giáo chủ. Tuyên bố từ phía văn phòng đối ngoại của Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga cho biết là hai bên cũng sẽ nói đến những chính sách bức hại đối với người Công Giáo ở Trung Đông và ở một số khu vực ở châu Phi.

Theo một số thông tin thì ngay từ thời của đức giáo hoàng Giovanni Phaolo II, Tòa Thánh Vatican cũng đã tỏ ý muốn tổ chức cuộc gặp gỡ giữa hai giáo chủ của hai Giáo Hội, nhưng có lẽ thời điểm lúc đó chưa chín mùi, và đặc biệt là vì đức giáo hoàng lúc đó là người Ba Lan, mà trong lịch sử quan hệ giữa Nga và Ba Lan cũng có nhiều vấn đề. Trong khi đức giáo hoàng Phanxicô hiện nay là người thuộc châu Mỹ Latinh, do đó được xem như là một nhân vật ‘trung lập’ ».

Còn theo nhận định của của nhật báo Công Giáo La Croix, số ra ngày 08/02/2016, ngoài việc bàn về số phận người Cơ Đốc Giáo tại Trung Đông và châu Phi, « Đại kết tôn giáo » phải được đề cập đến trong tuyên bố chung mà hai giáo chủ sẽ ký kết trong ngày 12/02 này.

Bí mật tuyệt đối đến giờ chót

La Croix cũng lưu ý là trong suốt hai năm qua, công tác biên soạn văn bản dài 6 trang này do đích thân đức hồng y Kurt Koch, người Thụy Sĩ và giáo chủ Hilarion đảm trách. Từng từ từng chữ được cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá và thay thế cho đến khi nào hai bên đạt được một đồng thuận, ngay cả trong khâu cuối cùng là biên soạn một thông cáo báo chí chung.

Việc thương thảo này, đích thân ngài hồng y phải báo cáo trực tiếp với đức giáo hoàng mà không thông qua bất kỳ một nhân vật thứ ba nào và được giữ bí mật tuyệt đối. Phía Nga từ chối trao đổi qua thư điện tử, vì nghi ngờ độ tin cậy. Đích thân đức hồng y phải thực hiện các chuyến đi về giữa Roma và Matxcơva với một ổ USB trong tay.

Giải thích vì sao lời đề nghị gặp mặt đưa ra cách nay hai năm giờ mới được chấp nhận, nhật báo Công Giáo La Croix cho biết đó là do hai yếu tố ngoại cảnh. Một mặt là do truyền thống bắt buộc. Đầu tiên hết, giáo hoàng mới phải gặp thượng phụ Chính Thống Giáo Đông phương đại kết thành Constantinopolis (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ).

Phía Nga cũng hiểu được là phải để cho bước này thực hiện xong. Do đó, trong năm 2014, đức giáo hoàng Phanxicô và thương phụ Chính Thống Giáo Phương Đông, Ngài Batôlômêo I đã lần lượt gặp nhau tại Jerusalem, Roma và Istanbul.

Một yếu tố ngoại cảnh khác cũng làm cản trở cuộc gặp đôi bên. Cuộc chiến tại Ukraina xảy ra, dẫn đến việc đối đầu giữa các tín đồ theo Chính Thống Giáo Nga với các tín đồ Công Giáo Hy Lạp theo Roma. Tòa Thánh Vatican luôn có quan điểm chừng mực trong cách nhìn về cuộc xung đột. Một lập trường được tổng thống Nga, người đã hai lần được đón tiếp tại Vatican, đánh giá cao. Nhưng các tín đồ Ukraina theo công giáo Hy Lạp, ủng hộ chế độ Kiev thì tỏ ra bất bình trước động thái này.

Cuba: Một quần đảo cộng sản ngoan đạo

Một điểm đặc biệt đáng chú ý trong cuộc gặp thượng đỉnh « lịch sử » lần này là việc chọn địa điểm. Vì sao lại chọn một nơi xa châu Âu, ở tận bên kia bờ Đại Tây Dương, trong khi thánh địa của hai giáo hội lớn này nằm tại châu Âu. La Croix nhắc lại trong chuyến công du La Habana ngày 19/09/2015, ngay khi đặt chân đến sân bay, đức giáo hoàng có một lời tuyên bố như sau:

« Cuba là một quần đảo có một tầm quan trọng đặc biệt, giống như là một điểm giao thoa giữa đông và tây, giữa bắc và nam, mà ở đó người ta có thể nhìn ra mọi phía. Thiên hướng tự nhiên của quốc gia này chính là điểm gặp gỡ cho tất cả các dân tộc tụ về trong tình bằng hữu ».

Lời tuyên bố lúc bấy giờ chẳng mấy ai hiểu được ngầm ý của ngài muốn ám chỉ đến cuộc gặp lần này. Câu hỏi đặt ra vì sao lại chọn Cuba làm điểm gặp gỡ ? Thông tín viên Huê Đăng trích dẫn phân tích các chuyên gia cho rằng Cuba là hiện thân cho sự năng động của ngành ngoại giao Vatican.

« Trong cuộc phỏng vấn trên tờ New York Times, nhà lịch sử học Alberto Melloni, một chuyên gia về lịch sử Công Giáo, đã nhận định rằng quyết định chọn lựa Cuba làm nơi tổ chức cuộc gặp gỡ lịch sử nói trên chắc chắn có tiềm ẩn những ý nghĩa mang tính địa chính trị. Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga hiện nay có vị trí liên kết với chính quyền Nga, và chắc chắn là quyết định của thương phụ Kirill gặp gỡ đức giáo hoàng Phanxicô cũng đã được sự đồng tình của Vladimir Putin.

Thêm vào đó, sau thành công ngoại giao rực rỡ vừa qua của Tòa Thánh Vatican trong quá trình tổ chức các cuộc hòa đàm bí mật giữa Mỹ và Cuba để tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương, và nhất là chuyến công du hoành tráng của đức giáo hoàng ở La Habana hồi tháng 9/2015, Cuba đã trở thành biểu tượng của đường lối ngoại giao năng động của Tòa Thánh Vatican, do đó việc chọn Cuba làm nơi gặp gỡ lịch sử của hai giáo chủ cũng là điều hiển nhiên.

Cũng cần chú ý là những thành quả ngoại giao ở Cuba trong thời gian gần đây đã cho thấy rõ hơn chính sách đường lối của Tòa Thánh hiện nay dưới giáo triều của Phanxicô: đó là đường lối tương tác linh động giữa thần học và ngoại giao. »

Bên cạnh đó, cũng cần phải nói thêm là việc chọn một địa điểm xa châu Âu còn nhằm trấn an các tín đồ Chính Thống Giáo, những người bảo thủ nhất luôn cho rằng châu Âu giờ là biểu tượng của một sự suy đồi niềm tin, một châu Âu thế tục. Đối với các giáo chủ Matxcơva, châu Mỹ Latinh còn tín ngưỡng hơn cả châu Âu. Và nhìn từ quan điểm Liên Xô cũ, Cuba gợi nhắc lại chút gì đó sân nhà mình.

Đại kết tôn giáo ...hay là chính trị?

Thế nhưng, theo quan sát của nhiều chuyên gia, ngoài ý nghĩa « đại kết tôn giáo », cái bắt tay giữa đức giáo hoàng Phanxico và thương phụ Chính Thống Giáo Kirill còn phục vụ cho lợi ích ngoại giao của Matxcơva. Thông tín viên Huê Đăng giải thích tiếp:

« Cuộc gặp gỡ lịch sử nói trên chắc chắn là một cơ hội ngoại giao to lớn, không phải chỉ cho hai giáo hội, mà cho cả nhà cầm quyền Matxcơva. Về phía hai giáo hội thì đây là cơ hội để đôi bên có thể tiến đến việc « hóa giải » những mối bất đồng trong quá khứ đã kéo dài hàng mấy thế kỷ.

Về phương diện lịch sử có thể nói rằng cái bắt tay vào ngày 12/02 giữa đức giáo hoàng Phanxicô và đức thương phụ Kirill sẽ là cầu nối lại một quan hệ đã bị cắt đứt từ năm 1054, năm đã xẩy ra sự phân ly lớn giữa các giáo hội Đông và Tây mà cả hai bên đều đi đến quyết định rút phép thông công lẫn nhau.

Năm 1964, đức giáo hoàng Phaolo VI và đức thương phụ Athenagoras cũng đã vượt qua được các rào cản giữa những người Công Giáo và Chính Thống Giáo để khởi xướng đối thoại giữa Roma và Constantinople (Giáo Hội Chính thống Giáo Phương Đông tại Thổ Nhĩ Kỳ) và từ đó các hoạt động tìm cách phát triển đối thoại vẫn tiếp tục cho đến kết quả hôm nay.

Dĩ nhiên nhà cầm quyền Matxcơva sẽ rất chú tâm đến sự kiện hai đức giáo chủ gặp gỡ nhau. Theo nhận xét của nhà sử học Alberto Melloni thì buổi gặp nói trên cũng sẽ rất quan trọng đối với Putin trong quá trình đi tìm cách tháo gỡ những chính sách của cộng đồng quốc tế nhầm cô lập Nga kể từ sau vụ việc Ukraina. Một tương lai trong đó quan hệ giữa hai giáo hội được nối lại chắc chắn sẽ là một kênh ngoại giao cực kỳ quý giá đối với Nga ».

« Một mũi tên, hai con nhạn »

Ở đây cũng xin nói rõ thêm mục tiêu của từng bên. Đối với đức giáo hoàng, « chủ trương giáo hội thế giới là một ưu tiên » như Ngài đã từng tuyên bố khi trả lời phỏng vấn tờ La Stampa, dù vẫn nhận thức được rằng « có lẽ thời gian vẫn còn chưa chín muồi cho sự đại kết ».

Theo nhận định của La Croix, cuộc gặp thượng đỉnh 12/02/2016 có một tầm quan trọng rất lớn đối với Nga. Nếu như chương trình gặp này do đích thân đức giáo hoàng tự xúc tiến lấy, phía Nga phải dựa vào hai tác nhân: tổng thống Vladimir Putin và thương phụ Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga đầy quyền lực Kirill de Smolenks.

Putin cũng như Kirill đều xuất thân từ cựu bộ máy Xô Viết, nhưng mỗi bên theo đuổi những mục tiêu phù hợp nhau. Người thứ nhất muốn khôi phục lại sức mạnh của cựu đế chế Xô Viết. Còn người thứ hai thì hoàn thiện sự quay trở lại mạnh mẽ, trong cũng như ngoài nước, một giáo hội từ lâu bị truy bức.

Bị tác động nặng nề do cuộc khủng hoảng( kinh tế và các lện trừng phạt của Liên Hiệp Châu Âu do sự can hệ trong cuộc xung đột Ukraina, Nga càng ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, hình ảnh cái bắt tay « lịch sử » giữa hai vị giáo chủ phát trên các màn ảnh trên toàn thế giới sẽ hoàn toàn có lợi cho ông Vladimir Putin, theo như quan điểm của La Croix.

Bởi vì một cử chỉ như vậy có lẽ sẽ hợp pháp hóa được vai trò của tổng thống Nga trên hai mặt trận: Bảo vệ các tín đồ Cơ Đốc Giáo Phương Đông (vai trò mà Thổ Nhĩ Kỳ đã từng thừa nhận với các sa hoàng từ thời nữ hoàng Catherina II) và bảo vệ các « giá trị truyền thống » đang bị một phương Tây thế tục làm cho mai một. Một phương Tây chính bản thân nó cũng đang bị suy yếu về mặt chính trị và bị sự trỗi dậy của Hồi Giáo đe dọa về mặt văn hóa.

Về phần Kirill, triển vọng trở thành người đầu tiên gặp đức giáo hoàng, trước thềm Hội Nghị Giám Mục Toàn Chính Thống Giáo sẽ củng cố hơn nữa khát khao trở thành nhân vật số một của Chính Thống Giáo toàn cầu. Với hơn 150 triệu tín đồ và một sức lan tỏa mạnh, thượng phụ Kirill trên thực tế đang tranh giành với thượng phụ thành Constantinopolis vai trò lãnh đạo hàng đầu thế giới Chính Thống Giáo.

Mặt khác, uy tín có được từ cái bắt tay « lịch sử » này tại Cuba sẽ giúp thượng phụ Kirill đánh bóng lại hình ảnh của mình đối với điện Kremli do việc đã có một thái độ ủng hộ không mấy mặn nồng trong cuộc xung đột tại Ukraina.

Cho đến lúc này, thượng phụ vẫn phải rất cẩn trọng đối với nhánh cực hữu và cực kỳ bảo thủ ngay trong lòng Giáo Hội. Câu hỏi đặt ra liệu thượng phụ có thể vượt lên trên cả sự phân ly ngay trong chính Giáo Hội của mình khi chấp nhận gặp đức giáo hoàng ?

La Croix trích dẫn phân tích của một chuyên gia rất am tường về thế giới Chính Thống Giáo, cho rằng : « Việc tăng gấp ba số giám mục và tiến hành cải cách cơ cấu sâu rộng đã biến ông thành chủ nhân của thánh địa ». Một sự nhượng bộ khác đáng chú ý là Ngài đã chấp nhận phong thánh cho tổng giám mục Seraphin de Boguchany (1881-1950). Đối với tờ báo công giáo, đây là một sự nhượng bộ mang tính biểu tượng cao, do việc vị tổng giám mục này nổi tiếng chống lại Giáo Hội Công Giáo.

Cuối cùng, La Croix lưu ý mối nguy thật sự làm tan rã Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga chủ yếu đến từ Ukraina. Một phần trong số 14 triệu tín đồ tại đây đã mạnh mẽ phản đối Kirill và chính sách của điện Kremli.


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |