Jump to content

Advertisements




Nghiệm chứng Thái Ất qua Lịch Sử


12 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/01/2016 - 08:30

Thái Ất không hổ là với cái tên "thần kinh" (thần kinh: bộ kinh thần thánh, chứ không phải là "điên" đâu các mợ nhé), để hâm nóng forum xin đưa lên một vài minh họa.
************
SÁCH NÓI RẰNG:
  • Thủy kích cùng một cung với sao Thái ất thì gọi là ếm hay yểm.
Yểm là âm thịnh dương suy, binh chiến thì luận là bị đánh úp, hoặc có giặc ngoài xâm lăng, hoặc chết chôn. Tuế kể mà gặp thì ứng với kỷ cương nhà vua thối nát, vua yếu tôi mạnh, hung hoang, trộm cắp nổi lên, hạn nước lửa, ôn dịch.
Yểm có nghĩa là dương bị âm trù yểm, tượng cho bậc vua mà bị bày tôi vượt mặt; vua tôi không dùng kẻ trung lương, hoặc trên hiếp dưới như bầu trời bị mây che khuất. Đại loại ứng với các việc bao che, trên phụ thuộc dưới, có sự chém giết, có giặc ngoại xâm, có đánh úp, trộm cắp, bạo loạn...
--------------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



DỮ KIỆN LỊCH SỬ
Năm Quý Tị 208 trước công nguyên, vào đời Nhị Thế Tổ của nhà Tần: Trần Thắng và Ngô Quảng (2 người khởi binh đánh Tần vào năm 209 trước CN) bại binh chết, Lý Tư bị giết, Triệu Cao (hoạn quan, người nuôi Hồ Hợi con Tần Thủy Hoàng) lên làm thừa tướng nước Tần. Hạng Lương lập cháu của Sở Hoài Vương là Tâm lên làm Hoài Vương. Hạng Lương mất, Hạng võ nối nghiệp. Năm 207 (một năm sau) Hạng võ đánh bại quân Tần, Triệu Cao giết vua Tần.

Thanked by 5 Members:

#2 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 11/01/2016 - 14:49

Thấy bác danhkiem upload sách tam thức, Mông tôi cũng download về ngâm cứu như ai, sau 1 tuần dùi mài kinh sử đã có thể vào bình loạn:

Thái Ất thần kinh là: Thần Thái Ất kinh hành qua các cung - Đừng thần thánh hóa nó lên như thế.

Môn này thất truyền rồi, sách không đủ, đủ như "Thái Ất số thống tông đại toàn" vẫn thiếu, đã thiếu còn lại sai.

"Phải có thập ngọc khóa" mới mở được, người có thập ngọc khóa thì hiếm lắm, có khi có cũng không mở được.

Tóm lại: Xác định học cho vui, cho oai thôi.

Ai hỏi:

- Bạn biết tam thức không ?

Trả lời:

- Biết chứ, an sao lập quẻ ầm ầm - thế là biết rồi. Chỉ cần giỏi số học lớp 4, đại số lớp 7 là an sao không thể sai.

Quan trọng là dụng thế nào, quẻ có ứng không ?

- Ồh, Àh, Ừh hữ...

Thanked by 7 Members:

#3 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/01/2016 - 15:41

Nghiên cứu là một công việc khó và nghiêm túc, chúa cũng có nói "gõ cửa, cửa sẽ mở". Nếu thực hiện một việc ta có thể chưa thành công, nhưng không làm thì chắc chắn là đã thất bại. Lúc tôi mới nghiên cứu lục nhâm cũng có người nói đại ý như vậy, nhưng lại nghe có câu "người trước trồng cây, người sau hưởng bóng mát". Lúc rảnh rỗi đọc mấy cuốn sách cũng là việc nên làm phải không thầy Hmong.

#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 19/01/2016 - 16:44

Sách nói:
  • Đại Tiểu tướng chủ khách (bao gồm cả 4 tướng) cùng ở một cung thì gọi là chặn.
  • Khách đại tướng, Khách tham tướng ở cùng cung với Văn xương thì gọi là "khách chặn chủ".
  • Văn xương cùng cung với Thái ất thì gọi là "ngăn chặn?" (trong phần Văn xương gọi là "Tù").

Các sao trên khi đóng cùng cung với nhau thì có tượng là đề phòng, kìm hãm, gầm ghè nhau như hai cọp một chuồng, vì thế lâm vào cảnh phải phòng bị, thủ thế, phải kiêng kỵ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



LỊCH SỬ: ĐỜI VUA LÝ HÀM - ĐƯỜNG VĂN TÔNG
  • Năm Canh Tuất 830, Chủ/khách hai đại tướng, Văn xương đóng cùng Thái Ất tại Mão, toán số 11 tại cung Dương (trùng dương) không hòa.
  • Năm đó có loạn từ tháng 2, quân Nam Chiếu đánh gần vào tới kinh thành, thắng lên bại xuống tướng chết rất nhiều.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thời này hoạn quan chuyên quyền, vua muốn trừ mà không được, sau này bị hoạn quan hại chết (mấy năm sau). Câu nói nổi tiếng "Xưa kia các vua Noản vương đời Chu và Hiến Đế đời Hán bị cường thần bức hiếp, còn trẫm lại bị chính bọn nô lệ (tức hoạn quan) bức hiếp. Xét về điểm này thì trẫm cũng đã thua họ rồi"

Như vậy, Văn xương đóng cùng cung với Thái ất là vua bị tôi lũng loạn. Khách đại tướng đóng cùng cung Thái Ất nên quân nam chiếu đánh sát kinh thành.

Sửa bởi vietnamconcrete: 19/01/2016 - 16:48


Thanked by 3 Members:

#5 coluong70

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 381 Bài viết:
  • 665 thanks

Gửi vào 19/01/2016 - 18:08

Cụ HU có thập ngọc khóa. Hy vọng có truyền nhân.

Thanked by 2 Members:

#6 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 19/01/2016 - 18:38

gọi là "Tù" hay "Giam" tức là khi Thái Ất và các tướng Chủ đại tướng, Chủ tham tướng, Khách đại tướng, Khách tham tướng, Văn xương đóng cùng một cung, nếu ở vào cung Khí rời (Ly, Khảm), Khí tuyệt (Chấn, Đoài) thì rất hung.
  • Văn xương đóng cùng với Thái Ất là vừa Tù, vừa Quan. Tuế kể gặp cách này thì vua gặp nạn phải chạy, quân bại, có sự băng hoại, sụt lở đất, không thể cử binh trong thời bình.
  • Bốn tướng đóng cùng cung với Thái Ất thì vừa Tù, vừa Ép/Ếm/Yểm, là tượng có âm mưu, nếu toán số bằng nhau thì gọi là Quan, bất lợi cho chủ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Năm Kiến An thứ 19, tức năm Giáp Ngọ 214, Thái Ất vào cung Khảm năm đầu tiên (còn ở đó thêm 2 năm nữa), đóng cùng Văn Xương, Chủ đại tướng, Tham tướng là "Tù", ứng việc Tào Tháo giam cầm vua Hán Hiến Đế, giết Phục hoàng hậu...

LỊCH SỬ:
Vào tháng 11 năm Kiến An thứ 19 tức năm 214: Tào Tháo giết Phục Hậu, hoàn toàn nắm vua. Cùng năm, Tào Tháo ép Hiến Đế phong mình làm Ngụy Công, ban cho Cửu tích gồm: xe ngựa, y phục, nhà son, đội nhạc, nạp bệ, cung tên, hổ bôn, việt vàng. Tào Tháo cắt Ngụy quận và 9 quận khác ở Ký châu vào lãnh thổ nước Ngụy làm đất ăn lộc. Nước Ngụy của Tào Tháo với tư cách là một nước chư hầu nằm trong lãnh thổ nhà Hán bắt đầu hình thành.

Thanked by 2 Members:

#7 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 21/01/2016 - 17:37

Sách nói:
  • Toán chủ không quá 5 tức là Toán vô địa, dị tượng xảy ra

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đời Đường Huyền Tông, năm Quý Sửu 713, năm đó Lý Long Cơ vừa lên ngôi được 1 năm, đấu đá quyền lực với Thái Bình công chúa.

Tháng 8 năm 713, có người tố cáo Công chúa Thái Bình mưu phản. Cùng lúc đó, công chúa sai Thường Nguyên Giai đột nhập vào điện Vũ Đức, Tiêu Chí Trung và Đậu Hoài Trinh tiếp ứng. Huyền Tông cùng các thân vương Lý Kì, Lý Phạm, Lý Nghiệp và các đại thần Quách Nguyên Chấn, Vương Mao Trọng, Khương Kiểu, Lý Lệnh Vấn, Vương Thủ Nhất, Cao Lực Sĩ, Lý Thủ Đức... lập kế diệt trừ[14].
Mấy hôm sau, ngày 29 tháng 7 năm 713 Huyền Tông cùng các đại thần trung thành đưa quân từ Vũ Đức điện tiến vào Kiềm Hóa môn, giết Triệu Nguyên Giai và Lý Từ, bắt giam Giả Ưng Phúc, Tiêu Chí Trung, chém ở giữa triều. Đậu Hoài Trinh bỏ trốn và tự tử. Huyền Tông sai đổi họ của Hoài Trinh thành Độc và giết chết bè đảng của Hoài Trinh. Ông ra lệnh xá thiên hạ, trừ những đồng mưu của công chúa. Tiết Tắc bị bức tử trong ngục.

Ngày Ất Sửu (30 tháng 7), Thượng hoàng ra lệnh giao lại quyền hành trong triều cho Huyền Tông, chuyển sang sống ở điện Bách Phúc. Từ đó ông hoàn toàn nắm giữ quyền lực trong triều. Công chúa Thái Bình trốn vào một ngôi chùa, sau bị phát hiện và bị Huyền Tông ban chết ở nhà. Tuy nhiên, ông tha cho con trai công chúa là Tiết Sùng Giản, nhưng buộc đổi sang họ Lý. Toàn bộ tài sản của công chúa bị tịch thu.


  • Thái ất đối cung với Thái âm: ứng vào chuyện Vua đường đối kháng với Thái bình công chúa.
  • Văn xương đồng cung với Thái ất là thể cách tù, cùng Đại tướng, toán 2 ở cung âm là Trùng dương tức đại thần bất lợi, âm mưu không thành. Thái ất toán số 4 lớn hơn nên vua thắng mà đại thần bại, nhiều Đại thần chết, công chúa Thái bình bị bức tử.
  • Khách đại tướng, tiểu tướng ở Trung cung mậu kỷ thì tự trong nội bộ khởi binh đánh nhau. Năm đó Quý Sửu, Thủy kích ở Tuất là cung thổ nên Trung quốc tự xảy ra binh biến. Huyền Vũ (trực sự văn xương) đóng vào can Quý thì việc ứng với Thái bình công chúa nổi loạn trong cung.
  • Chiêu dao là thần ở cung Ly, nhập trung cung thì phía Nam (Việt nam) có Mai Hắc Đế xưng đế. Cửa Kinh tới cung Đoài, có Chủ đại tướng sách nói là có quân Nam xâm, quả nhiên ứng vào Mai Hắc Đế.
  • Đại du đóng cùng Tiểu du ở cung 8, sách nói là xảy ra binh đao, làm càn. Đại du đóng vào cung Khảm, đã vào năm thứ 35 là lý nhân, nhân sự xảy ra nhiều biến loạn.
</p>
----------------
TOÁN VÔ ĐỊA
Tháng 8 năm 712, trên bầu trời xuất hiện dị tượng (lúc này sao Thái ất đã vào cung Đoài năm thứ nhất là Lý Thiên, toán số 13 là vô địa) , sao Tuệ Tinh ra hướng tây, kinh Hiên viên nhập vào Thái vi là điềm sắp thay đổi triều đại. Công chúa Thái Bình do muốn muốn hại Long Cơ, bèn sai bọn thuật giả báo việc này và nói thái tử sẽ lên ngôi hoàng đế, mục đích để cho Duệ Tông giết chết Long Cơ trừ hậu hoạn. Nhưng Duệ Tông cho rằng nên nhân cơ hội này, truyền ngôi cho Long Cơ cũng có thể trừ được nạn. Công chúa Thái Bình cực lực phản đối, nhưng không có kết quả.
-------------------

Trước khi tai biến gì xảy ra, hình như trời đất lúc nào cũng có xảy ra dị tượng.

Sửa bởi vietnamconcrete: 21/01/2016 - 17:40


Thanked by 2 Members:

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/01/2016 - 21:26

THẢM HỌA POMPEII

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Pompeii là tàn tích một thành bang La Mã bị chôn vùi một phần gần Napoli Italia hiện nay trong vùng Campania, thuộc địa giới công xã Pompei. Cùng với Herculaneum, thành phố chị em của nó, Pompeii đã bị phá huỷ, và bị chôn vùi hoàn toàn, trong một vụ phun trào hai ngày của núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên.

Tới thế kỷ thứ nhất, Pompeii là một trong số các thị trấn nằm xung quanh chân Núi Vesuvius. Vùng có một dân số ổn định và đã trở nên thịnh vượng nhờ nông nghiệp ở nơi đất đai phì nhiêu nổi tiếng. Nhiều cộng đồng láng giềng của Pompeii, đáng chú ý nhất là Herculaneum, cũng bị thiệt hại hay phá huỷ trong vụ phun trào năm 79. Một sự trùng hợp nó chính là ngày sau Vulcanalia, lễ hội vị thần lửa của La Mã.

Pompeii và các thành phố khác bị ảnh hưởng bởi vụ phun trào Núi Vesuvius. Người dân và các ngôi nhà ở Pompeii được phủ bởi tới mười hai lớp đất khác nhau. Pliny Trẻ đã cung cấp miêu tả đầu tiên về vụ phun trào của Núi Vesuvius từ vị trí của ông phía bên kia Vịnh Naples tại Misenum, trong một bài tường thuật được viết 25 năm sau sự kiện. Trải nghiệm này phải khắc sâu trong tâm trí ông vì ảnh hưởng của nó, và ông đã mất đi người chú, Pliny Già, người ông có quan hệ rất thân mật. Chú ông đã mất mạng khi tìm cách cứu những nạn nhân đang bị kẹt lại. Với tư cách Đô đốc của hạm đội, ông đã ra lệnh cho những con tàu của Hải quân Đế quốc neo đậu tại Misenum vượt qua vịnh thực hiện những nỗ lực giải cứu. Những nhà núi lửa học đã công nhận tầm quan trọng của lời tường thuật của Pliny Trẻ về vụ phun trào và gọi những sự kiện tương tự là "Plinian".
Vụ phun trào đã được các nhà sử học đương thời ghi lại và nói chung được công nhận là đã bắt đầu ngày 24 tháng 8 năm 79, dựa trên một phiên bản bức thư của Pliny. Tuy nhiên, những khai quật khảo cổ tại Pompeii cho thấy nó đã bị chôn vùi 2 tháng sau đó;[12] điều này được cung cấp từ một phiên bản khác của bức thư.[13] Xác người bị chôn trong tro dường như mặc quần áo ấm chứ không phải đồ nhẹ mùa hè là thứ họ được cho là sẽ mặc vào tháng 8. Hoa quả và rau tươi trong những cửa hàng đều thuộc tháng 10, và ngược lại hoa quả mùa hè thường xuất hiện vào tháng 8 đã được bán ở dạng đồ khô, hay ở dạng được bảo quản. Các bình lên men rượu đã được đóng kín, và điều này có lẽ phải xảy ra khoảng cuối tháng 10. Các đồng xu tìm được trong ví của một phụ nữ bị chôn trong tro có cả một đồng xu kỷ niệm phải được đúc vào cuối tháng 9. Hơn nữa không có bằng chứng xác thực giải thích tại sao lại có một sự khác biệt rõ ràng như vậy.[14]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




BẢN ĐỒ (POMPEI THUỘC ITALY)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




NGHIỆM CHỨNG THÁI ẤT
Năm 79 trước Công Nguyên (tích tuế: 10,152,996), Thái Ất vào cục 52 nguyên Mậu Tý. Năm ấy tới năm thứ 77 của cảnh thứ 37 của hạn Bách Lục, trên bàn Thái Ất hội cùng Đại Du, đối cung bị Đại tướng "Đối", cung Mùi có Văn xương là "Kích". Toán Thái Ất được số đơn 4 - tức là toán Vô Thiên, lại cùng Đại Du đóng cùng cung nên hung hại cực điểm - Thái ất năm thứ nhất tại cung Ngọ là "Lý Thiên", nên hung hại xảy ra nơi Thiên tượng.
  • Tuy Thái Ất đóng dưới cửa Sinh, nhưng cửa Sinh tù khí vô dụng. Sao Nhiếp đề của vòng Quý thần đóng cùng Đại du ứng chuyện tai họa lửa nước, ngày 24 tháng 8 dương lịch núi lửa phun trào, tức là khoảng tháng 7 âm lịch; lúc này sao Nhiếp đề vượng khí, tai họa càng nặng.
  • Toán chủ 4, ứng âm Chủy, hành hỏa, hào phụ mẫu. Đóng cùng Đại du bị đối, Kích ứng với miếu đường bị phá hoại. Phụ mẫu ứng Thành trì (cả thành phố bị chôn vùi dưới tro bụi núi lửa).


Thanked by 2 Members:

#9 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 26/03/2016 - 21:03

Sách nói:
  • Thủy kích và Khách đại tướng, Khách tham tướng đóng ở đối cung với Thái ất là thể thức cách
Cách chủ biến đổi (cách mạng), cự mạng chính lệnh, trên dưới cách nhau, là khách cách chủ, ở đất rời/tuyệt (Chấn Đoài Ly Khảm) thì hung lắm. Nếu có thêm Quan/Chặn mà đánh nhau thì chủ thắng. Toán bên nào bất hòa thì bên đó bại.

------------
Ví dụ: năm 589 Đinh Dậu:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thái Ất đóng tại Mão bị Thái tuế, Khách Đại tướng, Chủ tham tướng tại Dậu chiếu về gọi là "Cách". Thái Ất tại Mão gặp Đại Du. Toán khách 26.
Chủ đại tướng tại cung Ngọ bị Thủy kích đóng tại Mùi, gọi là "Kích", toán chủ 12 hòa.
Thái Ất đóng cùng Đại du là hung, gặp Cách ứng với có cách mạng, toán số Thái ất 10 là cô dương (vô nhân).

LỊCH SỬ: Nhà Tùy (Tùy Văn Đế) tiến quân tiêu diệt nhà Trần (Trung Quốc).

Tùy Văn Đế (隋文帝; 541-604) tên thật là Dương Kiên (楊堅), tên thường gọi là Na La Diên (那羅延), Tây Ngụy Cung Đế ban cho họ Phổ Lục Như (普六茹), là Hoàng đế sáng lập triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 581 đến năm 604.
Mới 16 tuổi, Dương Kiên đã giữ chức Phiêu kị Đại tướng quân, thêm Khai phủ[1]. Thời Bắc Chu Vũ Đế (Vũ Văn Ung), được nối tước Tùy quốc công[1] của cha. Trước sau dã nắm giữ các chức trọng yếu: Thượng trụ quốc, Đại tư mã, Đại hậu thừa, Đại tiền nghi...
Tình hình chính sự nhà Bắc Chu bỗng nhiên có biến động, thay đổi rất nhanh khiến Dương Kiên có cơ hội nắm quyền bính. Nhân Chu Vũ Đế không may đột ngột lâm bệnh mất khi đang sung sức (578), Chu Tuyên Đế lên thay lại sa vào hưởng lạc, Dương Kiên bắt đầu nắm lấy quyền điều hành triều đình. Tuyên Đế truỵ lạc và lười nhác, mới 20 tuổi đã nhường ngôi cho con lên làm Thái thượng hoàng, phó mặc việc triều đình cho Dương Kiên để hưởng thụ. Bắc Chu Tĩnh Đế 6 tuổi lên ngôi, Dương Kiên vì là ông ngoại nên được nắm quyền phụ chính, đôn đốc tất cả chính sự trong triều đình. Không bao lâu, thượng hoàng chết yểu khi mới 21 tuổi (581), Dương Kiên nắm toàn quyền, giả mạo nghi thức làm Tả Đại thừa tướng, tước Tùy Vương các quan lại đều vâng theo.
Để mua chuộc lòng người, củng cố và phát triển địa vị bản thân, Dương Kiên đã cải cách các luật lệ quá hà khắc của thời Bắc Chu Tuyên Đế, pháp lệnh rõ ràng, rất tiết kiệm, nên rất được lòng các quan trong triều và nhân dân. Đồng thời cũng tiêu diệt các lực lượng đối kháng, diệt các chư hầu hoàng tộc Bắc Chu, cuối cùng vào tháng 2 năm 581 chính thức diễn ra màn kịch nhường ngôi, buộc Tĩnh Đế họ Vũ Văn thoái vị, lập ra nhà Tùy, đặt niên hiệu là Khai Hoàng.
Năm Khai Hoàng thứ 8 (588) phong cho con trai là Tấn vương Dương Quảng làm Thống soái, đem theo 50 vạn đại quân tiến xuống phía nam, chỉ trong thời gian 4 tháng (đầu năm 589) đã tiêu diệt nhà Nam Trần thối nát, bắt Trần Hậu Chủ Trần Thúc Bảo, lại một lần nữa thực hiện được việc thống nhất toàn cõi đất nước chia cắt kể từ năm 304

---------------
  • khi Văn xương và Chủ đại tướng, Chủ tham tướng ở đối cung với Thái ất thì gọi là đối.
Đối nghĩa là nội bộ xung đột, đại thần hai lòng, vua đuổi người trung lương. Gặp đối thì vua không lợi bất cứ điều gì, có gian thần, dễ gặp nạn nữ sắc. Gặp năm đối, năm cách thì vua nên trừ gian, dùng người hiền, yên dân bằng cải tổ đường lối cai trị thì có thể biến họa ra phúc.
--------------

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Như năm Bính Thân 2016, Chủ đại tướng tại cung Ly đối xung với Thái ất tại cung Khảm - điềm nội loạn. Triều chính các nước đều đấu đá kịch liệt.

Thanked by 2 Members:

#10 Người H'Mông

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 595 Bài viết:
  • 814 thanks

Gửi vào 26/03/2016 - 22:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 26/03/2016 - 21:03, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Như năm Bính Thân 2016, Chủ đại tướng tại cung Ly đối xung với Thái ất tại cung Khảm


Hình như năm Bính Thân 2016 được cục 333, nguyên 5 (Chứ không phải là cục 45 - Cục 45 nguyên 1 là của năm Mậu Thân):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#11 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 26/03/2016 - 22:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nguoiHmong, on 26/03/2016 - 22:16, said:

Hình như năm Bính Thân 2016 được cục 333, nguyên 5 (Chứ không phải là cục 45 - Cục 45 nguyên 1 là của năm Mậu Thân):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nếu không phải vì VN tui luyện tiểu chu thiên, mỗi khi bế tắc có thể bình tâm tĩnh khí lại thì đã nhiều lần muốn nổi xung đốt sách.

Cuốn TATK thật là muốn làm người ta phát điên.

Thôi thì thày Hmong cứ từ từ thể nghiệm vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 30/04/2017 - 23:37

PHÂN ĐỊNH CHỦ KHÁCH

Dùng bối cảnh cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ để ví dụ về sự biến chuyển trong việc phân định chủ khách - tham khảo bối cảnh:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



năm Bính Tuất 1406 đời vua Vĩnh Lạc nhà Minh, trong bối cảnh Năm 1406,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Minh Thành Tổ chính thức đáp lại các thỉnh cầu từ Trần Thiêm Bình - người xưng là dòng dõi nhà Trần đã bị nhà Hồ lật đổ năm 1400. Tuy nhiên khi trở về nước, Trần Thiêm Bình và tướng lĩnh, quân đội nhà Minh đi cùng đã bị quân nhà Hồ đánh bại và bủa vây. Tướng Hoàng Trung phải nhượng bộ xin giao nộp Trần Thiêm Bình cho nhà Hồ bắt giết để được mở đường rút quân về nước.
  • Xét quẻ Ất: Quân nhà Minh vào đất của Đại Ngu (tức Đại Việt) cho nên ứng với bên Khách, quân của Hồ Quý Ly ứng với bên Chủ. Quẻ Ất có Chủ Khách đại tướng đóng cùng cung với Thái ất là "quan" tức thế giằng co. Do Toán khách ngắn cho nên mau rút về.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Năm 1406 Đinh Hợi đời vua Vĩnh Lạc nhà Minh, bối cảnh:

Ngày 19/11/1406, Trương Phụ (và Mộc Thạnh) thống lĩnh gần 50 vạn quân, trong đó có trên 20 vạn quân chiến đấu tiến vào nước ta. Trước đó, triều Hồ đã chuẩn bị kháng chiến. Nhưng chiến lược của nhà Hồ là tăng cường số lượng quân thường trực, sắm sửa nhiều vũ khí tốt và xây dựng các tuyến phòng thủ, lấy đó để dàn trận đối đầu với địch. Hồ Quý Ly có ý định xây dựng một quân đội đến một triệu người, chắc chắn rằng ông chưa thực hiện được. Vũ khí của nhà Hồ có loại súng thần cơ do Hồ Nguyên Trừng chỉ huy chế tạo tốt hơn súng của nhà Minh. Hồ Quý Ly cũng cho sắm cọc gỗ, chăng xích sắt ở các cửa sông hiểm yếu. Một phòng tuyến quy mô lớn được xây dựng từ núi Tản Viên (Hà Tây) theo bờ Nam sông Đà, sông Hồng xuống Nam Định rồi lại theo sông Luộc, sông Thái Bình sang Bình Than trên sông Lục Đầu dài khoảng 400km. Thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây) được coi là cứ điểm then chốt của phòng tuyến.

Quân Minh nhanh chóng vượt qua các trận đánh chặn của quân Hồ, hội quân trước tuyến phòng thủ Đa Bang. Ngày 20/11/1406, thành Đa Bang bị hạ, tuyến phòng thủ tan vỡ, quân Hồ tổn thất nặng, rút về Thăng Long rồi lại rời Thăng Long về giữ vùng hạ lưu sông Hồng (Nam Định). Quân Minh vào Thăng Long rồi đuổi tiếp xuống phía Nam nhưng bị đánh lại quyết liệt, phải về đóng đô ở Hàm Tử.

Tháng 4/1407, quân Hồ tổ chức phản công lớn nhưng bị địch mai phục, tổn thất nặng phải rút chạy vào Thanh Hoá. Quân Minh thừa thắng truy kích gắt gao. Tháng 6/1407, Hồ Quý Ly cùng triều đình bị địch bắt ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
  • Xét quẻ Ất thì vào năm 1407 quân Minh đã vào thế Chủ còn quân của Hồ Quý Ly vào thế khách. Thái ất bị Bách bởi Văn xương và Thủy kích là tượng hai bên chiến tranh. Toán chủ dài,toán khách ngắn cho nên lợi chủ mà hại khách. Khách đại tướng đóng dưới cửa Thương sao Thiên xung là cửa không đủ, tướng không phát (tù bởi chủ tham tướng). Lại dùng thuật "Lôi công nhập thủy" để tính bên nào thắng bại: lấy Dần bỏ lên cung của Thái ất tại Chấn ta có Tị-Đại thần bay vào cung Ly: vậy Đại thần vượng chủ mà tử khách cho nên tướng của Hồ Quý Ly phải bại. Nơi đây lấy hai ví dụ trên để thấy trong một quẻ Ất cái lý chủ khách biến đổi vô thường, phải tùy cơ mà sử dụng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lời bàn: khi quân Minh đem quân qua giúp Trần Thiêm Bình thì qua đất lạ cho nên ứng với bên khách. Nhưng năm sau khi 20 vạn đại quân chiếm thành Thăng Long, thì đã đổi qua cái thế của Chủ. Trong trận chiến, Hồ Quý Ly đem quân phản công, ấy là tự đem mình vào thế Khách - xét theo quẻ Ất phải bại.

Thanked by 1 Member:

#13 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 01/05/2017 - 13:30

XÉT CHỦ KHÁCH QUẺ TUẾ KỂ - BỐI CẢNH DẸP LOẠN AN LỘC SƠN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Giao tranh ở Hà Bắc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tháng 11 năm 755, lúc đó Tử Nghi đã 59 tuổi, Tiết độ sứ Phạm Dương là An Lộc Sơn khởi binh chống lại nhà Đường, tự xưng là Yên Đế. Quân Yên khí thế mạnh mẽ, sang năm 756 nhanh chóng đánh chiếm nhiều vùng đất thuộc Hà Bắc và Hà Nam.
  • Xét quẻ Tuế kể thấy Thái tuế, Thủy kích xung Thái ất - ứng vào điềm An Lộc Sơn nổi dậy. An Lộc Sơn ứng bên Khách, Đường Huyền Tông ứng bên Chủ. Ta thấy toán khách dài hòa, tướng phát (cửa không đủ), toán chủ ngắn và bất hòa, cửa không đủ ứng với điềm khí thế quân Yên mạnh mẽ. Tuy văn xương trợ Chủ, nhưng bách trong Thái ất, toán chủ ngắn bất lợi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

</p>

Trước tình thế nguy cấp, Đường Huyền Tông bổ nhiệm Quách Tử Nghi làm Tiết độ sứ Sóc Phương[5], mang quân về phía đông dẹp loạn.
Tháng 4 năm 756, Quách Tử Nghi giành lại được 2 quận Vân Trung[6] và Mã Ấp[7]. Sau đó ông tiến quân đến Tỉnh Hình, phối hợp với Tiết độ sứ Hà Đông là Lý Quang Bật. Hai tướng cùng nhau đánh chiếm được 2 huyện Cửu Môn[8] và Cảo Thành do tướng của Yên là Sử Tư Minh cố thủ trên 40 ngày. Quân Đường chiếm được 9 huyện của quận Thường Sơn, đường rút lui của quân Yên bị uy hiếp.
Sử Tư Minh tuy thua nhưng có quân đông, khí thế còn mạnh. Khi Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật lui lại Thường Sơn để phòng thủ bèn mang quân đuổi theo. Quách Tử Nghi bèn sai 500 quân giương oai tiến lên phía bắc để đánh lừa Tư Minh. Tư Minh không biết là nghi binh, mang quân cấp tốc đuổi theo trong 3 ngày 3 đêm. Khi quân Yên đuổi tới huyện Hành Đường[9] thì người ngựa đã rất mệt mỏi, lúc đó mới phát hiện ra phía trước chỉ có 500 quân Đường, bèn quay trở lại sông Sa Hà[10] nghỉ ngơi. Quách Tử Nghi thừa lúc quân Yên mệt mỏi bèn mang quân đánh úp, giành thắng lợi lớn.
An Lộc Sơn nghe tin Tư Minh thua trận bèn sai Thái Hy Đức mang 2 vạn bộ binh và kỵ binh tới chi viện, lại sai Ngưu Đình Giới mang 1 vạn quân tới hỗ trợ Tư Minh. Tư Minh có 5 vạn quân trong tay[11].
Quách Tử Nghi không vội giao chiến, vẫn dùng chiến thuật trì hoãn khiến quân địch nản lòng. Ông mang quân lên phía bắc, dụ Tư Minh đuổi theo. Tư Minh được tăng viện, yên tâm mang quân đuổi. Tử Nghi đến đóng quân ở Hằng Dương[12], củng cố lại thành trì. Sử Tư Minh mang quân tới đánh thành không được. Hễ Tư Minh có ý định lui thì Quách Tử Nghi mang quân ra truy kích. Tư Minh quay trở lại đánh thì quân Đường lại rút vào thành cố thủ. Sử Tư Minh tiến lui đều không được, rất mệt mỏi. Lúc đó Quách Tử Nghi báo cho Lý Quang Bật tới trợ chiến, quân Đường có tổng cộng 10 vạn người, tổ chức tấn công quy mô vào quân Yên ở Gia Sơn, kết quả diệt hơn 4 vạn quân Yên, bắt sống 1000 người[13]. Sử Tư Minh thua to, bị ngã ngựa, may mắn trốn thoát, chạy về cố thủ ở Bác Lăng[14]. Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật mang quân vây hãm Bác Lăng.
Trận Gia Sơn đẩy quân Yên vào thế nguy khốn. An Lộc Sơn từ Lạc Dương mang quân đánh Tràng An bị Kha Thư Hàn án ngữ ở Đồng Quan không tiến lên được, phía sau thì Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật vây bọc. Nhiều tướng Yên đầu hàng nhà Đường, các trinh thám đi đưa thư cũng đều bị quân Đường bắt được. An Lộc Sơn chán nản định bàn cách bỏ Lạc Dương rút về căn cứ Phạm Dương và Bình Lư.
  • Xét quẻ Ất thấy Thiên ất đóng cùng Thái ất là điềm binh loạn, Dân cơ đóng với Địa ất thì dân chúng bị huy động. Toán Chủ ngắn, Thái ất bị tù và bị Thái tuế xung là điềm chiến tranh. Văn xương bị Quan thì quân Đường yếu thế hơn, Khách đại tiểu tướng bị bế lấp cho nên quân Yên bị vây và cũng ở thế bất lợi. Quẻ này cả chủ và khách đều gặp ác kể, thương vong đôi bên nặng nề.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Năm 756, An Lộc Sơn tự xưng là Yên Đế, đóng đô ở Lạc Dương, sai An Khánh Tự làm tiên phong cùng Thôi Càn Hựu mang quân đi đánh Đồng Quan - cửa ngõ kinh thành Trường An. Trong lúc các tướng nhà Đường là Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật đang chiếm ưu thế ở chiến trường Hà Bắc, khiến quân Yên bị động, thì An Khánh Tự và Thôi Càn Hựu mắc kẹt trước ải Đồng Quan vì Kha Thư Hàn kiên cường phòng thủ. Nhưng Đường Huyền Tông nóng lòng muốn thắng bèn ép tướng Kha Thư Hàn ra quân. Kết quả quân Đường bị quân Yên đánh bại. Quân Yên ồ ạt tiến vào Trường An. Đường Huyền Tông bỏ chạy vào Thục.
Ngày 5 tháng 2 năm 756, An Lộc Sơn xưng Hoàng đế Đại Yên, An Khánh Tự được phong làm Tấn vương (晉王).
An Lộc Sơn chiếm được hai kinh của nhà Đường tỏ ra mãn nguyện như mình đã chiếm được cả giang sơn nhà Đường. Nội bộ chính quyền Đại Yên xảy ra tranh giành quyền lợi[3]. Lộc Sơn lại bị bệnh ở mắt, gần như bị mù. Do bị khối u đau nhức nên tâm tính hung dữ, An Lộc Sơn hay đánh phạt thuộc hạ. Các tướng thân cận như Nghiêm Trang, Lý Trư Nhi cũng bị đòn.
Ngoài ra, Lộc Sơn còn yêu quý con nhỏ là An Khánh Ân do vợ thứ Đoàn thị sinh ra nên có ý định bỏ An Khánh Tự. An Khánh Tự biết tin bất bình, bèn bàn với Nghiêm Trang và Lý Trư Nhi mưu giết cha giành ngôi. Đầu năm 757, An Khánh Tự sai Nghiêm Trang và Lý Trư Nhi cầm dao vào cung cấm, chém mạnh vào bụng Lộc Sơn. Lộc Sơn vươn tay vớ con dao để dưới gối nhưng không được, ruột đổ ra đầy giường mà chết.
An Khánh Tự và các tướng truyền tin An Lộc Sơn ốm chết và xưng làm Đại Yên hoàng đế.

Rút về Linh Vũ
Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật kiến nghị Đường Huyền Tông cố thủ giữ chân An Lộc Sơn ở Đồng Quan, còn hai cánh quân Lý, Quách tấn công căn cứ Phạm Dương của Lộc Sơn. Nhưng Đường Huyền Tông không nghe theo, nóng lòng muốn thắng lợi, bèn ép Kha Thư Hàn xuất kích từ Đồng Quan ra đánh quân Yên. Thư Hàn không thể chống lệnh đành mang quân ra đánh, bị thảm bại. Quân yên thắng lớn thừa cơ tiến vào Trường An. Đường Huyền Tông phải bỏ chạy vào đất Thục.
Tình hình nhà Đường rất nghiêm trọng, cả hai kinh Lạc Dương và Trường An đều thất thủ, uy thế quân Yên lên cao, Đường Huyền Tông bị mất uy tín với tướng sĩ vì sủng ái Dương Quý phi và anh Dương Phi là Dương Quốc Trung. Tháng 7 năm 756, Thái tử Lý Hanh bèn lên ngôi ở Linh Vũ, tức là Đường Túc Tông. Lực lượng của Đường Túc Tông mới tập hợp khá nhỏ yếu, Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật đang chiếm ưu thế ở Hà Bắc, được lệnh về Linh Vũ hộ giá.
Qua một năm tập hợp và củng cố, quân Đường ở phương Bắc mạnh lên nhiều[15]. Trong khi đó nội bộ quân Yên lại chia rẽ. An Lộc Sơn bị con là An Khánh Tự giết chết để cướp ngôi, mãnh tướng Sử Tư Minh mang gần 10 vạn quân ly khai Yên không nghe lệnh Khánh Tự. Nhân thời cơ đó, Đường Túc Tông hạ lệnh phản công để thu hồi hai kinh (Lạc Dương, Trường An).
Thu hồi hai kinh[sửa | sửa mã nguồn]
Tháng 4 năm 757, Túc Tông phong con là Lý Bảo làm Nguyên soái, Quách Tử Nghi làm Phó nguyên soái, lãnh trách nhiệm thu hồi hai kinh. Lý Bảo là hoàng tử nắm quyền tối cao nhưng không có thực tài, chiến sự trông hết vào Quách Tử Nghi[15].
Tháng 5 năm 757, Quách Tử Nghi tiến từ Phượng Tường về phía đông chuẩn bị đánh Trường An. Đến Thanh Cừ thì quân Đường gặp quân Yên do Lý Quy Nhân, An Thủ Trung chỉ huy. Hai bên giữ nhau 7 ngày không giao chiến. Hai tướng Yên dùng mưu giả thua tháo lui. Quách Tử Nghi mắc mưu đuổi theo, hai tướng Yên dàn 9000 quân thành hình con rắn dài đón đánh. Tử Nghi đánh vào giữa, hai đầu "trường xà" kéo lại vây bọc, đánh quân Đường thua to. Tử Nghi phải lui quân về giữ Vũ Công.
Đường Túc Tông điều thêm quân tiếp viện cho Lý Bảo và Tử Nghi. Ông đề nghị mượn thêm quân nước Hồi Hột láng giềng để chống những đạo quân thiện chiến của Yên, được 4000 người dưới quyền tướng Bộc Cố Hoài Ân. Sang tháng 9 năm đó, Tử Nghi có 15 vạn quân, lại tấn công Tràng An lần thứ 2. Ngày 27 tháng 9, Tử Nghi kéo đến phía tây Trường An. An Thủ Trung và Lý Quy Nhân mang 10 vạn quân ra địch[16]. Quách Tử Nghi sai Lý Tự Nghiệp cầm tiền quân, tự mình đi trung quân, sai Vương Âu Lễ làm hậu quân. Lý Tự Nghiệp và Lý Quy Nhân giao tranh giằng co mấy trận không phân thắng bại.
An Thủ Trung điều một cánh quân sang phía đông đánh vây bọc quân Đường. Quách Tử Nghi phát hiện, bèn sai Bộc Cố Hoài Ân (người Thiết Lặc, Hồi Hột) dẫn 4000 quân Hồi Hột ra giao chiến, giết hơn nửa quân Yên. Cánh quân Yên đi tập kích bị đánh bại. Quách Tử Nghi lại sai Hoài Ân vòng ra phía sau đánh úp quân Yên, đồng thời thúc tiền quân và trung quân cùng lúc tấn công ồ ạt. Sau hơn nửa ngày giao chiến, quân Đường giết 6 vạn quân Yên[17]. Quân yên thua chạy vào thành Trường An. Lý Bảo chủ trương cho binh sĩ nghỉ ngơi nên dừng lại không truy kích. An Thủ Trung, Trương Thông Nho và Lý Quy Nhân hoảng sợ, nhân lúc đêm tối bỏ thành rút chạy.
Ba ngày sau, Lý Bảo và Quách Tử Nghi mới mang quân đuổi theo quân Yên. Nhưng quân Đường triển khai chậm nên quân Yên có thời gian chỉnh đốn lại. Vua Yên An Khánh Tự sai Nghiêm Trang mang quân từ Lạc Dương sang phía tây tiếp viện cho Trường An, gặp tàn quân Yên thua chạy về, tập hợp lại được 15 vạn người[17].
Ngày 15 tháng 10, Quách Tử Nghi đụng độ quân Yên ở Tân Điếm[18]. Quân yên dựa vào núi bày trận, Tử Nghi cho đại quân tấn công chính diện, còn Bộc Cố Hoài Ân mang quân Hồi Hột đánh úp phía sau. Thấy cánh quân chính diện yếu thế, Hoài Ân dẫn quân thần tốc tới Nam Sơn[19], đánh mạnh vào sườn quân Yên. Quân yên vốn sợ quân Hồi Hột, nên thấy quân Hồi Hột đến đều bỏ chạy. Quách Tử Nghi thừa cơ thúc 2 cánh quân chính diện tấn công ồ ạt. Quân yên thua to, Nghiêm Trang và các tướng dẫn tàn quân chạy về phía đông. Quách Tử Nghi dẫn quân truy sát.
An Khánh Tự được tin cánh quân chủ lực đi cứu Trường An bị đánh bại rất sợ hãi, dẫn 300 kỵ binh và 1000 bộ binh bỏ Lạc Dương chạy về Nghiệp Thành[20]. Ngày 18 tháng 10, quân Đường thừa thắng tiến vào Lạc Dương.
Đường Túc Tông nghe tin Quách Tử Nghi giành lại hai kinh, phong ông làm Đại quốc công (代国公). Thượng hoàng Đường Huyền Tông nghe tin cũng có lời khen ngợi.
  • Xét quẻ Ất: lúc này quân Yên đã chiếm được 2 kinh Lạc Dương và Tràng An cho nên ứng với bên Chủ, quân Đường do Quách Tử Nghi cầm đầu phải dành lại cho nên ứng với bên Khách. Thái ất bị Văn xương bách trong cho nên con của An lộc Sơn là An Khánh Tự mưu phản, do Thái ất bị Tuế xung cho nên An Lộc Sơn chết. Lại lấy Lã thân bỏ tới cung Ất tại Mão thì Đại thần bay vào Ly hỏa, làm vượng cho Khách đại tướng mà khắc chế Chủ đại tướng, cho nên quân bên chủ phải bại - đó là ứng vào việc quân của An Khánh Tự thua trận mất hai kinh Trường An và Lạc dương.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

</p>

---------
Nếu lập cả Nguyệt kể để minh họa thì rất rõ ràng, nhưng quá sức mất công

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |