Jump to content

Advertisements




Kinh nghiệm khám chữa bệnh và bệnh tật trong tử vi


1 reply to this topic

#1 phuctinh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1498 Bài viết:
  • 2105 thanks

Gửi vào 10/01/2016 - 21:22

Một năm hai lần "xông pha" tại bệnh viện, thấy cảnh bệnh tật không thể không sợ. Nay lập topic này để mọi người ai có kinh nghiệm gì khi khám chữa bệnh thì chia sẻ. Nếu có thể thì xin chia sẻ cả thông tin ngày tháng năm giờ sinh cho mục đích sưu tầm lá số về các loại bệnh tật.

Bài số 1: Kinh nghiệm khám chữa bệnh tại BV Hữu Nghị Việt Đức (Hà Nội) - những ngày hè 2015
(Việt Đức là bệnh viện chuyên về các loại bệnh mà liên quan đến mổ xẻ, phẫu thuật (nội khoa). Cho nên những ai bị ốm kiểu như sốt, ho (ngoại khoa) ... thì không nên qua đó khám vì họ cũng không nhận khám các TH này)

Đó là những ngày hè 2015. Tại BV đa khoa của tỉnh ở quê nhà, người ta chuẩn đoán mẹ tôi bị sỏi đường tiết niệu và đưa ra biện pháp ... mổ phanh. Vì ở đó người ta không đủ trình độ KT để thực hiện các biện pháp khác. Do một số lý do tế nhị mà bố mẹ tôi đã quyết định hoãn mổ để cân nhắc lại. Khi mẹ tôi đau và quyết định xuống Hà Nội khám theo lời khuyên của các con thì các y tá ở đó cho mẹ tôi một liều morphin để có thể chịu được trong quá trình di chuyển.

Cụ bắt taxi thẳng vào BV Việt Đức, nhập viện theo dạng cấp cứu. Sau khi thực hiện các xét nghiệm và chiếu chụp, người ta kết luận cụ bị sỏi ống dẫn niệu hơn 9 ly. Biện pháp đưa ra là chỉ cần tán sỏi chứ không phải mổ. Thật là may thay! Đến nay SK của cụ đã ổn, đi khám lại thì không còn sỏi, thận cũng hoạt động bình thường.

Vậy bài học rút ra là gì?
1. Nếu thấy bệnh tình không ổn cho lắm thì tốt nhất là kiếm ngay cái bệnh viện chuyên khoa mà đi khám luôn (đừng trông chờ gì ở cái bảo hiểm cả, đợi được BH thì toi xừ nó rùi. Bảo hiểm trái tuyến thì người ta vẫn chi trả, chẳng qua là tỷ lệ thấp hơn thôi.). Chứ chần chừ, ngại đi xa, tin tưởng ở BV như mẹ PT là bị chậm mất cả tuần ở cái bệnh viện tỉnh mà chả giải quyết được gì, tốn tiền, bệnh nặng thêm.

2. Hàng ngày bệnh viện Việt Đức tiếp nhận rất là nhiều bệnh nhân. Để được sắp xếp lịch mổ thì cũng còn phải đợi ... dài dài . Ai chả muốn mình được phẫu thuật sớm cơ chứ. Nếu có người quen hay người nhà thì không nói làm gì. Kinh nghiệm dưới đây là dành cho ai thân cô thế cô: Cái này hỏi người nhà các bệnh nhân bên cạnh mà nhiều khi họ cũng chả thèm chia sẻ (chả hỉu). Nhưng đừng nản, hãy chịu khó tìm hiểu từ người thân của những bệnh nhân cùng tầng (lúc mà ngồi tập trung ở sảnh ý) sẽ thu được thông tin hữu ích!
- BV có mổ dịch vụ, đóng tiền vài triệu/ca thì được xếp lịch mổ sớm (tùy từng bệnh).
- Trong khu ký túc cho bệnh nhân ở đó, hãy hỏi bảo vệ, họ sẽ chỉ cho nên làm thế nào. (cho người ta một vài trăm K cảm ơn là được).
- Còn xếp hàng làm thủ tục giấy tờ: có thời gian thì đứng xếp hàng cũng được, còn không thì có cả dịch vụ xếp hàng đấy (cũng hỏi lun bảo vệ)

Còn một vài kinh nghiệm nữa nhưng vì lý do tế nhị không thể nêu trực tiếp tại đây.

3. Trong các biện phẫu thuật thì:
- Mổ phanh: gây ảnh hưởng đến SK nhất
- Mổ nội soi: biện pháp này an toàn và hiệu quả.
- Tán ngoài cơ thể: ít ảnh hưởng đến Sk nhất. (Nếu mẹ tôi mà mổ phanh tại BV tỉnh thì giờ này chắc chả còn khỏe được như hiện tại, thời gian phục hồi cũng lâu).

4. Về ăn uống:
Được cái ngoài cổng có rất nhiều quán ăn, cơm cháo đủ cả. Ngoài ra còn có các đợt phát cháo của các đội tình nguyện.

5. Mua thuốc: theo tôi tốt nhất cứ theo đơn mà mua thuốc trong viện.

Thanked by 2 Members:

#2 phuctinh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1498 Bài viết:
  • 2105 thanks

Gửi vào 10/01/2016 - 22:30

Bài số 2: Sốt xuất huyết - BV Nhiệt đới TW (Hà Nội) - những ngày đông 2015

1. Triệu chứng: sốt cao đột ngột không dứt trong 2 ngày đầu. Đến ngày thứ 3 trở đi vẫn sốt cao, cảm giác gai gai trong người, buồn nôn, bụng nóng cồn cào, có cảm giác rét ... Bệnh nhân sẽ sốt cao liên tục trong khoảng 1 tuần. Sau đó sẽ phát ban, rất ngứa, rồi khỏi. Nên đến ngay BV để khám, không nên tự ý uống thuốc cảm như cảm xuyên hương, nghe nói nếu bị sốt xuất huyết mà dùng loại thuốc cảm này là đi lun.

2. Nhập viện: không phải cứ đến khám là được nhập viện. Chỉ khi BN bị giảm lượng hồng hay tiểu cầu gì đó, và máu có nguy cơ cô đặc (nói chung nặng một chút) bác sỹ mới cho nhập viện. Tuy nhiên bệnh nhân thì đông, phải nằm cả ở khu hành lang. Tuy lý thuyết thì là kín nhưng thực ra vẫn có gió lùa, lạnh lẽo, nhất là những ngày đông. Thử hỏi BN làm sao chịu nổi? Nếu còn giường dịch vụ thì tốt nhất là vô đó.

Lúc đầu tôi không biết có thang máy dành cho BN và người nhà, cho nên đi bộ từ cầu thang từ tầng 5 xuống, thấy nhiều bệnh nhân và người nhà còn phải nằm ra cả khu vực cầu thang, trông rất tội!

3. Điều trị: không có thuốc đặc trị, chủ yếu là nhờ vào chế độ ăn uống và thuốc bổ trợ. Hạn chế tắm, lau qua bằng nước nóng là được rùi. Sạch quá mí chết chứ bẩn tý không chết được. Để hạ sốt thì dùng khăn nhúng nước hơi nóng một chút, vắt kiệt nước đắp trán, lau các vùng tuyến mồ hôi như nách, bàn tay, bàn chân (chú ý là phải giữ khăn ấm, nếu thấy hơi lạnh là phải thay ngay... Tuyệt đối không dùng nước lạnh kẻo gây sốc nhiệt càng sốt cao hơn. Chỉ khi nào sốt cao (38.5 độ C trở lên) và đau đầu quá mới uống thuốc hạ sốt giảm đau vì nó rất có hại cho gan thận, nên hạn chế, mà tích cực chườm là tốt nhất.

4. Ăn uống: BN có thể có nhu cầu ăn liên tục rất nhiều bữa, mỗi lần ăn rất ít. Chỉ được ăn các đồ mềm như cháo, tuyệt đối không ăn cơm kẻo dễ bị xuất huyết dạ dày. Ngay cả sau khi khỏi thì cũng nên ăn cháo hoặc đồ mềm khoảng 5 ngày nữa. (Người thật việc thật là đã có người chết vì sau khi khỏi đã ăn cơm luôn dẫn đến xuất huyết dạ dày mà chết). Kiêng thịt mỡ, đồ tanh. Cháo thì có thể nấu cháo thịt nạc say, thịt bò, thịt gà ... Nhưng mà theo tôi thì thịt gà ngon chứ thịt bò nồng quá khó ăn.

Ngoài việc truyền nước và uống thuốc theo hướng dẫn thì nên ăn thêm các loại hoa quả như cam, nước dừa ...

5. Ngứa phát ban: Khi BN chuyển sang giai đoạn ngứa rồi phát ban thì cố gắng chịu đựng, tuyệt đối không gãi. Kẻo gãi rồi lại càng ngứa thêm. Thuốc giảm ngứa cũng chỉ được uống 1 viên/ngày mà hiệu quả chả bao nhiêu. Nên ăn nhiều cam để giảm ngứa.

Ps: Ở BV nhiệt đới tuy có căng tin nhưng mà không bán cháo. Còn cháo bên mua bên ngoài thì thật sự nồng đến nỗi người khỏe còn chả nuốt nổi chứ đừng nói đến người ốm. Mà bệnh này ăn uống chiếm một phần vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tôi cũng không thấy có đội tình nguyện nào phát cháo ở BV này. Được cái tôi có biện pháp giải quyết được vđ này.

Ở đây tôi cũng gặp TH bệnh nhân bị sốt tới 10 ngày nằm ở BV Đông Anh mà không khỏi. Sau phải bỏ viện đó mà vào đây.
Còn TH khác là 2 vợ chồng bị chó cắn. Chồng thì tiêm tiêm phòng, còn vợ chủ quan không tiêm. Kết quả sau 2 tháng người vợ phát bệnh khi tuổi đời mới chỉ 33.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |