Jump to content

Advertisements




Nạp Âm - Ngũ hành của Âm Thanh


18 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/11/2015 - 09:52

Con người có 5 giác quan để cảm thụ thế giới qua: :
  • Thị giác (sắc màu): phân biệt thế giới dựa trên 5 màu (xanh hành mộc, trắng hành kim, đỏ hành hỏa, đen hành thủy, vàng hành thổ)
  • Thính giác (âm thanh): phân biệt thế giới dựa trên 5 âm (cung hành thổ, thương hành kim, giốc hành mộc, chủy hành hỏa, vũ hành thủy)
  • Vị giác (vị): phân biệt thế giới dựa trên 5 vị ( mặn hành thủy, chua hành mộc, đắng hành hỏa, cay hành kim, ngọt hành thổ).
  • Khứu giác (hương): ???
  • Xúc giác (cảm giác): ????

Như vậy, nạp âm miêu tả vũ trụ bằng âm thanh....
*************************************************************************

Nói về Âm Thanh, theo định nghĩa được chia ra là:
  • Âm: có ngũ âm bao gồm Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ (tức 5 âm Đô Rê Pha Son La... tui không rành âm nhạc

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    )
  • Thanh: tức 12 cung bậc biến của 5 âm nói trên
Quá trình nạp âm cho 10 can, 12 chi là dựa vào việc số hóa "hành" của âm thanh và số hóa can chi theo số tiên thiên của Hà Đồ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau đó dùng số Đại Diễn (50 - 1 = 49) mà trừ đi tổng số của 2 cặp can chi, thừa trừ 10 sao cho có số dư, số dư đó tương ứng với cặp số nào trong Hà Đồ thì lấy ngũ hành nạp âm theo đó.....


SỐ THÁI HUYỀN CỦA 10 CAN VÀ 12 CHI
Để có bảng nạp âm, chúng ta sẽ cần 2 thành phần:
  • 10 can
  • 12 chi
Kết hợp lần lượt can với chi tạo thành bảng hoa giáp 60 đơn vị. Và theo số Thái huyền thì chúng ta có bảng số tiên thiên của 10 can và 12 chi như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tại sao lại chỉ có số từ 4 tới 9? Bởi số 1, 2, 3 là số của Thiên, Địa, Nhân là đại số không dùng. Trong khi số tự nhiên chỉ có cùng cực là 9 số (tới số 10 = 1). Giải thích cho số của 10 can là:
  • Giáp Kỷ hóa thổ, thổ tính bền vững, từ xưa tới giờ chưa từng bị hủy nên số 9 (cửu, trường cửu).
  • Ất Canh hóa kim, tính kim kiên cố là vua của vạn vật, cho nên số 8.
  • Bính Tân hóa thủy, thủy tuy không kiên cố như kim nhưng do nhu nhược cũng rất lâu bền, cho nên số của nó là 7.
  • Đinh Nhâm hóa mộc, mộc thì mỗi năm có chu kỳ khô héo rồi tốt tươi (tức không thường hằng như 3 hành kia) cho nên số của nó là 6.
  • Mậu Quý hóa hỏa, là hành hóa sinh cuối cùng nên số nó là 5.
Còn như số của 12 chi thì: dựa vào thứ tự của tiên thiên bát quái, lấy:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ta thấy ở đồ hình trên thì:
  • Tý Ngọ nạp Càn/Chấn
  • Sửu Mùi nạp Khôn/Tốn
  • Dần Thân nạp Khảm
  • Mão Dậu nạp Ly
  • Thìn Tuất nạp Cấn
  • Tị Hợi nạp Đoài

Theo thứ tự gia đình bao gồm cha mẹ, con trai trưởng, con gái trưởng, con trai giữa, con gái giữa, con trai út, con gái út như sau:
  • Ngọ nạp Càn là cực dương của cha nên số 9, Mùi nạp Tốn là trưởng nữ thống quản cho mẹ nên số 8, kế tới Thân nạp Khảm là trai giữa nên số 7, Dậu nạp Ly là con gái giữa nên số 6, Tuất nạp Cấn con trai út nên số 5, Hợi nạp Đoài con gái út nên số 4
  • Tý nạp Chấn là con trai trưởng (thay mặt cho Càn) nên số 9, Sửu nạp Khôn là mẹ - cực âm nên số 8, 'Dần nạp Khảm là con trai giữa nên số 7, Mão nạp Ly là con gái giữa nên số 6, Thìn nạp Cấn con trai út nên số 5, Tị nạp Đoài con gái út nên số 4.
</p>
KHỞI SỐ NẠP ÂM NGŨ HÀNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Theo số của hà đồ, ta có các cặp số sau:
  • 1 & 6: là cặp số của hành thủy
  • 3 & 8: là cặp số của hành mộc
  • 2 & 7: là cặp số của hành hỏa
  • 4 & 9: là cặp số của hành kim
  • 5 & 10: là cặp số của hành thổ

"Thụy Quế Đường Hạ Lục" luận là "60 Giáp Tý nạp âm có thể dùng kim mộc thủy hỏa thổ - tức ngũ âm - gia thêm vào để nói cho rõ nghĩa ra". Ví dụ như ta có cặp Giáp Tý/Ất Sửu và Bính Dần/Đinh Mão, thử đánh số tiên thiên của chúng sẽ được:
  • Giáp (9) + Tý (9) + Ất (8) + Sửu (8) = 34, lấy số đại diễn 49 - 34 còn dư 15, bỏ số 10 không dùng còn dư 5 là hành thổ, lấy thổ sinh kim nên Giáp Tý/Ất Sửu là hành kim
  • Bính (7) + Dần (7) + Đinh (6) + Mão (6) = 26, lấy số đại diễn 49 - 26 = 23, bỏ số 10 không dùng còn dư 3 là hành mộc, lấy mộc sinh hỏa nên Bính Dần, Ất Sửu là hành hỏa...
Cộng dồn tổng số từng cặp đôi Âm Dương của Can-Chi, lấy số Đại Diễn là 49 trừ đi, số thu được lớn hơn 10 thì cứ thừa trừ cho 10 để lấy số đơn vị - rồi theo các cặp số của hà đồ nói trên để biết nạp âm hành gì. Cứ như vậy, ta có bảng sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

</p>

LUẬT CỦA KHÍ VÀ ÂM THANH
Luật của âm thanh thì có 5 âm, 12 cung bậc:
  • Ngũ âm bao gồm: Cung (thổ), Thương (kim), Giốc (mộc), Chủy (hỏa), Vũ (thủy).
  • 12 cung bậc bao gồm: Hoàng chung, Đại lữ, Thái thốc, Giáp chung, Cô tẩy, Trọng lữ, Nhuy tân, Lâm chung, Di tắc, Nam lữ, Vô dịch, Ứng chung. Mỗi tên của mỗi cung đều có ý nghĩa nguồn gốc sâu xa, ứng với 12 tháng thời gian.
Mỗi một trong 5 âm sẽ trải qua 12 cung bậc, như vậy ta có 5 âm x 12 cung = 60 nạp âm (âm thanh nạp vào can/chi) và đây cũng chính là bảng hoa giáp.

Thẩm Quát nói rằng: Khí bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm (tức âm thanh) thì khởi từ phương Tây mà đi về bên trái:
  • Khí bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải: bốn mùa bắt đầu từ mùa Xuân (phương Đông hành mộc), tiếp tới là mùa Hạ, mùa Thu, mùa Đông. Vận hành thuận chiều qua tay phải.
  • Âm thanh khởi từ phương Tây: ngũ âm bắt đầu ở kim, chuyển xoay qua trái là hỏa, tiếp tới là Mộc, cuối cùng là thủy.
Ở bảng dưới đây mô tả 12 cung bậc của âm thanh, đồng thời mô tả thứ tự phát sinh trước sau của các âm Thương, Giốc, Chủy, Vũ, Cung (từ phải qua trái) như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tại sao quy tắc của nạp âm lại đi nghịch từ Kim qua Hỏa tới Mộc, tới Thủy rồi mới tới Thổ? Câu trả lời là:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo đồ hình tiên thiên thì Càn/Đoài đóng đầu thuộc kim, kế tới là Ly hỏa, tiếp nữa là Chấn/Tốn mộc, cuối cùng là Khôn/Cấn thổ - đây là ý nghĩa "bắt đầu ở Càn mà hoàn thành ở Khôn; kim dùng cương của thiên, thổ dùng nhu của địa, hỏa phụ vào cho thiên, thủy phụ vào cho địa, mà mộc lấy sinh khí ở giữa - đó là gốc của việc nạp âm dựa vào tiên thiên đồ.

Đồ hình hậu thiên cũng lấy Càn/Đoài kim vượng ở phương Tây làm đầu, nghịch chuyển tới Ly hỏa vượng ở phương Nam; lại chuyển tới Chấn/Tốn mộc vượng ở phương Đông; tiếp tới lại chuyển tới Khảm thủy vượng ở phương Bắc, mà thổ vượng ở tứ quý vì vậy lui về Cấn/Khôn là chỗ đóng cuối cùng - như thế là gốc của nạp âm ở thứ tự hậu thiên.


NGUYÊN TẮC NẠP ÂM
  • Nạp Âm đồng loại Thú Thê : Cách bát sinh Tử, Luật Lữ tương sinh chi pháp dã.

Dịch thơ Việt:

Lấy Vợ cùng Hành. Cách 8 sinh Con .

Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ, mỗi một vòng 3 đôi.



Hai câu thơ trên miêu tả ngắn gọn quá trình nạp âm của bảng 60 đơn vị hoa giáp. Từ Giáp Tý khởi hành kim, vợ của nó là Ất Sửu tính số 1, đếm tới 8 sẽ được Nhâm Thân (kim), vợ của Nhâm Thân là Quý Dậu tính số 1, đếm tới 8 ta được Canh Thìn hành kim (xem bảng dưới đây).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tóm lại ta có:
  • Giáp Tý là trọng kim (âm thương của luật Hoàng chung)
  • Nhâm Thân là Mạnh kim (âm thương của luật Di tắc)
  • Canh Dần là Quý kim (âm thương của luật Cô tẩy)
Thứ tự trong nạp âm lần lượt là Trọng - Mạnh - Quý. Trong đó Giáp Tý/Ất Sửu là cha mẹ, cách 8 bước sinh ra Nhâm Thân/Quý Dậu là con cái, cách 8 bước nữa sinh ra Canh Thìn/Tân Tị là cháu.

sau 3 đời cha mẹ, con cái, cháu chắt của nhà kim, ta sẽ tiếp tục tính tới nhà hỏa (vì âm thanh phát từ kim, tới hỏa, tới mộc, tới thủy rồi mới tới thổ như trên đã giải thích).

Lúc này, Canh Thìn là chồng, Tân Tị là vợ sẽ đếm 1, lần lượt tới 8 sẽ sinh con là Mậu Tý hành hỏa VÀ khai tử hành kim, vợ nó là Kỷ Sửu đếm là 1, tới 8 được Bính Thân hành hỏa; vợ của Bính Thân đếm là 1, tới 8 gặp Giáp Thìn cũng hành Hỏa. Tóm lại:
  • Mậu Tý là trọng hỏa (cha)
  • Bính Thân là mạnh hỏa (con)
  • Giáp Thìn là quý hỏa. (cháu)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cứ như thế tuần hoàn thành bảng nạp âm...



THƯỢNG NGUYÊN, TRUNG NGUYÊN, HẠ NGUYÊN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đồ hình ở trên lấy:
  • Giáp Tý/Ất Sửu làm thượng nguyên, Nhâm Thân/Quý Dậu làm trung nguyên; Canh Thìn/Tân Tị làm hạ nguyên. Hết tam nguyên hành kim sẽ chuyển qua tam nguyên hành hỏa.
  • Mậu Tý/Kỷ Sửu làm thượng nguyên, Bính Thân/Đinh Dậu làm trung nguyên, Giáp Thìn/Ất Tị làm hạ nguyên. Qua tam nguyên hành hỏa sẽ chuyển tiếp tới tam nguyên hành mộc...

Cuối cùng ở Đinh Tị là nạp âm tiểu thành, sau đó lại bắt đầu từ Giáp Ngọ/Ất Mùi là kim thượng nguyên khởi tương tự như trên, đến cuối cùng ở Đinh Hợi là nạp âm đại thành. Theo 10 can, 12 chi thành 60 nạp âm; mà 5 âm x 12 luật cũng bằng 60 nạp âm. Theo phương pháp cách bát sinh con, mỗi lần đi qua 3 nguyên mà chuyển qua hành khác. Cũng giống như mùa Xuân trải qua 3 tháng mạnh trọng quý mà chuyển qua mùa Hạ vậy:
  • từ Giáp Tý tới Đinh Tị là tam nguyên của ngũ hành được một vòng. Giống như Dịch đi 3 vạch là tiểu thành.
  • từ Giáp Ngọ tới Đinh Hợi là tam nguyên của ngũ hành được thêm vòng nữa, giống như Dịch thành quẻ 6 vạch là đại thành.
Cách lập phép đó đều tương ứng với Luật Lữ.


NGŨ HÀNH NGŨ ÂM

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chu Hy nói về phép nạp âm như sau: "chỗ nói là nạp âm, tức là lấy Can/Chi phân ra phối với ngũ âm là: Cung - Thương - Giác - Chủy - Vũ; ngũ hành chỗ sinh của bản âm chính là chỗ âm được nạp của can chi đó". Ví dụ lấy:
  • Cung thổ: sinh ra Giáp Tý kim
  • Thương kim: sinh ra Bính Tý thủy
  • Giác là mộc: sinh ra Mậu Tý hỏa
  • Chủy hỏa: sinh ra Canh Tý thổ
  • Vũ thủy: sinh ra Nhâm Tý mộc

theo tính chất của một cặp theo nhau thì sẽ tính ra cung Sửu (ví dụ: Giáp Tý là kim thì kế tới Ất Sửu cũng là kim). Cũng như vậy, lần lượt dùng ngũ âm cung, thương, giác, chủy, vũ mà tính cho ngũ Dần...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



----------------
Lời bàn: hóa ra vũ trụ là bản hòa ca bất tận, mà sinh mạng người/vật là một nốt nhạc nhỏ bé...

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/11/2015 - 10:18

Đạo Đức Kinh - chương 41 nói:
  • Đại phương vô ngung; đại khí vãn thành; đại âm hi thanh; đại tượng vô hình. Đạo ẩn vô danh. Phù duy Đạo thiện thải thả thành.
  • Hình vuông lớn không góc. Đồ dùng lớn lâu thành. Tiếng lớn nghe không thấy. Tượng lớn, không có hình. Đạo ẩn, không tên. Chỉ có Đạo, hay cho lại tác thành (muôn vật).
Túm lại, cái gì lớn đều khó thấy - để thấy được phải bỏ tư tâm nhỏ bé mà hòa đồng vào đại ngã. (Lại lẩn thẩn đạo điếc linh tinh đây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)


Thanked by 1 Member:

#3 AuDuongTuanKiet

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 58 Bài viết:
  • 256 thanks

Gửi vào 23/11/2015 - 10:31

Bài viết hay quá.
Xin hỏi anh vietnamconcrete:
- vì sao lại biết âm Cung thuộc Thổ, âm Thương thuộc Kim,...?
- vì sao lại phải đem âm thanh để nạp vào mà tính ra nhna. Mục đích tính ngũ hành nạp âm để làm gì?
- nạp âm có trước hay số thái huyền có trước? Không cần số thái huyền thì có tính được nạp âm hay không?

Bài viết hay quá.
Xin hỏi anh vietnamconcrete:
- vì sao lại biết âm Cung thuộc Thổ, âm Thương thuộc Kim,...?
- vì sao lại phải đem âm thanh để nạp vào mà tính ra nhna. Mục đích tính ngũ hành nạp âm để làm gì?
- nạp âm có trước hay số thái huyền có trước? Không cần quan tâm đến số thái huyền thì có tính được nạp âm không?

Thanked by 1 Member:

#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/11/2015 - 10:41

Xin chào anh ADTK, tôi cũng là loại gà mờ vừa mới nghiên cứu nạp âm hôm qua thôi - dựa vào Hiệp Kỷ Biện Phương Thư để khảo cứu. Để trả lời câu hỏi "sao biết hành của các âm Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ?" thì thú thực tôi chưa nghiên cứu tới. Chắc chắn vấn đề này bộ môn âm luật cổ phải có giải thích, mà tôi thì đâu có biết môn đó?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo sự hiểu còi cọc của tôi về nạp âm, thì ngũ hành đơn của Can Chi được xử dụng vào những môn như Lục nhâm, Bát tự; Còn ngũ hành nạp âm được tính ra (có lẽ) là dùng vào mục đích khác, ví dụ như môn Tử vi, Nhạc lý, Y học (?)... Nói cách khác thì ngũ hành đơn là nguyên lý ngũ hành cơ bản nhất, nguyên thủy nhất. Nhưng chỉ có 5 hành để diễn giải vạn vật thì có lẽ không đủ. Mà thế giới thì trùng trùng duyên khởi, vạn vật giao thoa nhau sinh hóa, cũng như các âm thanh/màu sắc/mùi vị trộn lẫn nhau để phát sinh biến hóa (mới) - do đó có nạp âm.

Về việc giải thích nạp âm theo số, là cách tôi thấy dễ hiểu/dễ chấp nhận (trên tư cách cá nhân). Một sự việc có thể được nhìn trên nhiều lăng kính khác nhau, được miêu tả bằng nhiều cách khác nhau. Tôi cho rằng không cần dùng số Thái huyền vẫn có thể tính ra bảng nạp âm được - việc này còn mong các bậc cao nhân chỉ giáo cho.

Thanked by 1 Member:

#5 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 23/11/2015 - 12:19

Theo như bác/nick Lý Trần Lê thì:
  • Đồng loại nạp âm với nhau, nhưng khởi ở cùng bộ tam hợp (cùng ở Thân-Tý-Thìn hoặc cùng ở Dần-Ngọ-Tuất) với nhau thì hợp. Còn tuy cùng ngũ hành nạp âm mà khởi khác tam hợp thì không lợi.
Ví dụ: mệnh Giáp Tý là hành kim gặp Nhâm Thân cũng là hành kim khởi trong tam hợp Thân - Tý - Thìn thì hợp nhau. Còn ngược lại gặp hành kim khởi từ tam hợp đối xung là Dần-Ngọ-Tuất, ví dụ như Giáp Tý gặp Nhâm Dần chẳng hạn, thì hại nhau. Nguyên nhân là do xung khắc của tam hợp.

Thanked by 2 Members:

#6 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/11/2015 - 11:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AuDuongTuanKiet, on 23/11/2015 - 10:31, said:

Xin hỏi anh vietnamconcrete:
- vì sao lại biết âm Cung thuộc Thổ, âm Thương thuộc Kim,...?

Hôm nay đọc sách vận khí bí điển thấy đồ hình này có khả năng giải thích câu hỏi trên của anh ADTK: ta biết được âm Cung là Thổ, bởi âm Cung sinh ra từ sự hợp hóa của hai can Giáp (thái cung) và Kỷ (thiếu cung)... các âm khác tương tự, xem đồ hình sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#7 annhien6183

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 60 Bài viết:
  • 74 thanks

Gửi vào 24/11/2015 - 22:46

Hà Đồ phía trên của Bác vẽ bị biến thể thì phải?

Thanked by 1 Member:

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 24/11/2015 - 23:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

annhien6183, on 24/11/2015 - 22:46, said:

Hà Đồ phía trên của Bác vẽ bị biến thể thì phải?

Bảng đó trình bày số của Hà đồ trong 9 ô, gọi là Cửu cung hà đồ.

#9 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29120 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 25/11/2015 - 01:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 24/11/2015 - 23:05, said:

Bảng đó trình bày số của Hà đồ trong 9 ô, gọi là Cửu cung hà đồ.

Gọi là Cửu cung Hà Đồ, nhưng sao lại dán hình Cửu cung Lạc Thư. <--- ý của ông annhien muốn nói vậy.

Thanked by 2 Members:

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 25/11/2015 - 01:08

hehe, chết cha tui copy trên mạng không coi kỹ, hình đúng nó như vầy:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



xọ ri, xọ ri.

#11 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6736 Bài viết:
  • 5561 thanks

Gửi vào 25/11/2015 - 12:14

Trích dẫn

Canh Dần là Quý kim (âm thương của luật Cô tẩy)


Canh Dần nạp âm MỘC. Muốn là kim thì phải Nhâm Dần.

Thanked by 1 Member:

#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 25/11/2015 - 12:58

Cám on anh, dung phai la Canh Thin

#13 Le.Dung

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1026 Bài viết:
  • 2634 thanks

Gửi vào 25/11/2015 - 14:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 23/11/2015 - 09:52, said:

SỐ THÁI HUYỀN CỦA 10 CAN VÀ 12 CHI
Để có bảng nạp âm, chúng ta sẽ cần 2 thành phần:
  • 10 can
  • 12 chi
Kết hợp lần lượt can với chi tạo thành bảng hoa giáp 60 đơn vị. Và theo số Thái huyền thì chúng ta có bảng số tiên thiên của 10 can và 12 chi như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tại sao lại chỉ có số từ 4 tới 9? Bởi số 1, 2, 3 là số của Thiên, Địa, Nhân là đại số không dùng. Trong khi số tự nhiên chỉ có cùng cực là 9 số (tới số 10 = 1). Giải thích cho số của 10 can là:
  • Giáp Kỷ hóa thổ, thổ tính bền vững, từ xưa tới giờ chưa từng bị hủy nên số 9 (cửu, trường cửu).
  • Ất Canh hóa kim, tính kim kiên cố là vua của vạn vật, cho nên số 8.
  • Bính Tân hóa thủy, thủy tuy không kiên cố như kim nhưng do nhu nhược cũng rất lâu bền, cho nên số của nó là 7.
  • Đinh Nhâm hóa mộc, mộc thì mỗi năm có chu kỳ khô héo rồi tốt tươi (tức không thường hằng như 3 hành kia) cho nên số của nó là 6.
  • Mậu Quý hóa hỏa, là hành hóa sinh cuối cùng nên số nó là 5.


Anh vietnamconcrete tham khảo thêm người xưa nói về chủ đề này



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThanhHuongVD, on 23/11/2015 - 20:34, said:

"Thái Huyền Kinh Bản Chỉ" viết

"Tý một Dương sinh Ngọ một Âm sinh, Khí sinh một phần thì Số hư một phần, nên số Tý Ngọ hư 1 mà dừng 9.

Sửu hai dương sinh, Mùi hai âm sinh, mà số Sửu Mùi hư 2 mà dừng 8.

Cứ tiếp tục như thế cho tới tháng sáu dương sáu âm ... "



#14 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 25/11/2015 - 15:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 23/11/2015 - 09:52, said:

Con người có 5 giác quan để cảm thụ thế giới qua: :
  • Thị giác (sắc màu): phân biệt thế giới dựa trên 5 màu (xanh hành mộc, trắng hành kim, đỏ hành hỏa, đen hành thủy, vàng hành thổ)
  • Thính giác (âm thanh): phân biệt thế giới dựa trên 5 âm (cung hành thổ, thương hành kim, giốc hành mộc, chủy hành hỏa, vũ hành thủy)
  • Vị giác (vị): phân biệt thế giới dựa trên 5 vị ( mặn hành thủy, chua hành mộc, đắng hành hỏa, cay hành kim, ngọt hành thổ).
  • Khứu giác (hương): ???
  • Xúc giác (cảm giác): ????


Anh vietnamconcrete tham khảo thêm định lệ thanh âm của Địa (chi) [ chưa phối với thanh âm của Thiên]

- Ngày Tý Ngọ thuộc âm Cung - Thổ
- Ngày Thìn Tuất thuộc âm Thương - Kim
- Ngày Tị Hợi thuộc âm Giốc - Mộc
- Ngày Dần Thân Sửu Mùi thuộc âm Chủy - Hỏa
- Ngày Mão Dậu thuộc âm - Thủy


Nguồn:

- Lục Nhâm đại toàn - Văn Uyên Các - Tứ khố toàn thư
- Mông Khê Bút đàm - Thẩm Quát - thời triều Tống
- Đại Lục Nhâm Tâm Kính - Hứa Đạo Phù - thời nhà Đường

- ... v.v...

#15 Tra.My

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 333 Bài viết:
  • 1259 thanks

Gửi vào 25/11/2015 - 17:56

Thanh Hương tăng tải thêm định lệ thanh âm của Thiên can,

Để tiện bề đối chiếu, và biết thêm về Trời muốn nói gì ? Đất trả lời như thế nào ?






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |