Jump to content

Advertisements




Lại nói về "Triệt không"; và bài về ngũ can hợp hóa


130 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/11/2015 - 13:15

Do hậm hực ấm ức bấy lâu nay nên VN tôi vẫn thường suy nghĩ về triệt không, càng nghĩ càng thấy nó mờ mờ ảo ảo. Suy nghĩ mấy ngày hôm nay, rồi lên mạng search gu gồ đọc bài của Minh Giác và thầy Bội mới khiến tôi vẽ biểu đồ ra mới hiểu được rõ. Nay lập topic này trước là trả bài thầy Bội, hai là có lời cám ơn Minh Giác (viết bài từ năm 2013 lận) về Triệt lộ không vong. Ngoài ra khuyến mãi thêm bài về ngũ can hợp hóa - theo Hiệp kỷ biện phương thư và Trích thiên tủy.
--------------------
Trước tiên, câu hỏi tại sao Triệt không an tại cung Tuất/Hợi được đưa ra -> lý do bởi sự xoay vòng các can tháng trong năm xảy ra liền mạch và liên tục trong 60 năm; trong khi đó, mỗi năm có 12 tháng nhưng chỉ có 10 can để kết hợp với 12 tháng mà thôi; hơn nữa, có sự thay đổi trong lịch kiến Tý qua lịch kiến Dần - thành ra nhìn bằng mắt (cảm quang của thị giác) thì khó nhận biết được vấn đề này. Nay giả sử đổi năm âm lịch từ lịch kiến Dần qua lịch kiến Tý thì ta sẽ được bảng sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



ta biết rằng trong một bảng hoa giáp có 60 năm, mà mỗi tuần giáp thì có 12 địa chi trong khi chỉ có 10 can, như vậy sự vận chuyển của tuần giáp trong 60 năm có 5 lần (60 : 12 = 5), thực ra là có 6 lần, nhưng lần thứ 6 trùng lắp với lần thứ 1 thành ra có 5 lần thôi. Triệt lộ không vong đánh dấu sự kết thúc của tuần giáp theo tháng - nhưng nếu để nguyên bảng lịch kiến Dần cho mỗi năm thì dễ thấy nhầm lẫn, vậy ta thử chuyển thành lịch kiến Tý thì sẽ thấy rõ ngay.

Giả sử chuyển thành lịch kiến Tý thì:
  • Vòng thứ 1: áp dụng cho năm Giáp Kỷ, ta sẽ thấy vòng một này kết thúc tại Nhâm Thân, Quý Dậu nên đặt triệt tại đây. Nói cách khác, nó báo hiệu kết thúc của mười can tại vòng 1 để mười can của vòng 2 bắt đầu (nên trong bảng đề là "triệt của vòng 1").
  • Vòng thứ hai: áp dụng cho năm Ất Canh, ta sẽ thấy vòng hai bắt đầu từ Bính Tý, thành ra sẽ kết thúc tại Nhâm Ngọ, Quý Mùi nên đặt "triệt" ở đây. Nói cách khác, nó báo hiệu kết thúc của mưới can tại vòng 2 để mười can của vòng 3 bắt đầu (nên trong bảng đề là "triệt của vòng 2").
  • Vòng thứ 3: áp dụng cho năm Bính Tân, ta sẽ thấy vòng 3 bắt đầu từ năm từ Mậu Tý, thành ra kết thúc tại Nhâm Thìn, Quý Tị nên đặt "triệt" ở đây. Nói cách khác, nó báo hiệu kết thúc của mười can tại vòng 3 để mười can của vòng 4 bắt đầu (nên trong bảng đề là "triệt của vòng 3").
  • Vòng 4: áp dụng cho năm Đinh Nhâm, ta sẽ thấy vòng 4 bắt đầu từ Canh Tý, thành ra kết thúc tại Nhâm Dần/Quý Mão nên đặt "triệt" ở đây. Nói cách khác, nó báo hiệu sự kết thúc của mười can tại vòng 4 để cho chu kỳ mười can tại vòng 5 bắt đầu (nên trong bảng đề là "triệt của vòng 4").
  • Vòng 5: áp dụng cho các năm Mậu Quý, ta sẽ thấy vòng 5 bắt đầu từ Nhâm Tý, Quý Sửu - nhưng can Giáp/Ất của vòng 5 lại đóng tại cung Dần/Mão. Khi quy đổi ra lịch kiến Dần, ta sẽ tự nhiên thấy năm đó khởi đầu bằng Giáp Dần mà hai tháng cuối của năm Mậu Quý là Giáp Tý Ất Sửu chứ không phải Nhâm Tý Quý Sửu nữa.
Nói tóm lại, việc "triệt" không đóng tại hai cung Tuất Hợi là rất đơn giản và dễ hiểu nếu ta thể hiện nó trên biểu đồ 12 cung như trên - khi con mắt thị giác không nắm được toàn bộ quy luật tự nhiên vận hành của 12 chi và 12 can trong 60 năm thì người ta dễ suy diễn chủ quan đủ loại về vị trí của "triệt". Còn như "triệt" có ý nghĩa gì trong môn tử vi, vẫn còn phải xin các vị cao nhân chỉ giáo.
--------------------------------


NGŨ CAN HỢP HÓA<p>
Giáp với Kỷ hợp hóa thổ; Ất với Canh hợp hóa Kim; Bính với Tân hợp hóa Thủy; Đinh với Nhâm hợp hóa Mộc; Mậu với Quý hợp hóa hỏa. Khảo nguyên nói rằng: ngũ hợp này tức là ngũ vị tương đắc mà đều hữu hợp, theo Hà đồ thì các cặp số:
  • 1 & 6: thiên nhất sinh thủy, địa lục thành chi
  • 2 & 7: địa nhị sinh hỏa, thiên thất thành chi
  • 3 & 8: thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi
  • 4 & 9: địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi
  • 5 & 10: thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi
là các cặp số tương hợp, bởi vì được 5 (Mậu) ở giữa khiến cho tương hợp. Nếu ta đánh số can Giáp là 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5, Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9, Quý 10 rồi dựa vào hình Hà đồ là có thể thấy rõ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


</p><p>
Lại lấy quy luật ngũ tý của lục giáp để:
  • lấy năm khởi tháng (ví dụ năm Giáp thì khởi đầu tháng Giáp tý)
  • lấy ngày khởi giờ (ví dụ ngày Giáp thì khởi đầu giờ Giáp Tý)
thì cứ vượt qua 5 (ngày hoặc năm) thì hết chu kỳ hoa giáp mà quay trở lại ban đầu (ví dụ năm nay Ất Mùi thì khởi tháng Bính Tý, qua 5 năm sau tới năm Giáp Tý lại khởi tháng Bính Tý lần nữa) cho nên gọi là ngũ hợp, chữ ngũ hợp cũng chỉ 5 cặp can hợp hóa với nhau.

CỤ THỂ HỢP HÓA TRONG 6 CON GIÁP
việc hợp hóa được thuyết "ngũ vận, lục khí" miêu tả chi tiết. Cái gọi là ngũ vận bao gồm:
  • năm Giáp Kỷ: thổ vận
  • năm Ất Canh: kim vận
  • năm Bính Tân: thủy vận
  • năm Đinh Nhâm: mộc vận
  • năm Mậu Quý: hỏa vận
Cái gọi là lục khí bao gồm:
  • năm Giáp Kỷ: là khí Kim thiên (trời vàng)
  • năm Ất Canh: là khí Tố thiên (trời nắng)
  • năm Bính Tân: là khí Huyền thiên (trời huyền)
  • năm Đinh Nhâm: là khí Thương thiên (trời xanh thẫm)
  • Năm Mậu Quý: là khí Đan thiên (trời đỏ)
</p>

Sửa bởi huygen: 10/11/2015 - 18:58
đính chính


#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/11/2015 - 14:56

Trong môn Lục nhâm, phần tất pháp tập có câu: "hỷ cụ không vong nãi diệu cơ" - nghĩa là không vong có cái đáng sợ, có cái đáng mừng, qua đó có thể thấy sự kỳ diệu của cơ trời. Lại có lời phụ rằng:
  • Cường địch nghi lạc không vong (Địch quân mạnh thì nên rơi vào quẻ tuần không)
Giải thích: Hỷ cụ không vong nãi diệu cơ: gặp quẻ không vong thì có khi đáng mừng có khi đáng lo, bởi vì không vong chủ làm cho tiêu tan sức của quẻ. Đó chính là máy trời huyền diệu.

Thực ra vạn pháp quy tông, môn nào cũng phải dùng tới hệ can chi cả, mà đã dùng tới hệ can chi tất sẽ phải hiểu vấn đề không vong. Trong môn Lục nhâm thì phân ra chủ khách (tức quan hệ nội ngoại, chính phụ), còn trong môn tử vi chưa thấy ai nói tới vấn đề này. Tôi nghi là trong môn cũng phải chia ra cái nào làm chủ, cái nào làm khách có khi học mới dễ dàng. Ví dụ như sau:
  • Nạp âm năm là mệnh, nên nó đóng vai trò làm chủ
  • Cung mệnh, hay cục số, là thời cuộc nên nó đóng vai trò làm khách. Vì thế mệnh đi qua các đại vận, cũng như đi qua các ngã rẽ của con đường.
  • Sao trong cung mệnh: đóng vai trò của người đại diện, cỗ xe hoặc người lái xe.
Ngoài ra, sau khi nghiên cứu về thuyết "ngũ vận, lục khí" (chú ý hai chữ "vận" và "khí") thì mỗi năm lại có một khách vận (như một con đường). Ví dụ: năm Giáp Kỷ thì vận thổ. Liệu học thuyết này có ăn nhậu gì được trong môn Tử vi hay không?

Nay đưa lên đây để mọi người cùng tham khảo.

Sửa bởi vietnamconcrete: 10/11/2015 - 15:04


#3 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1942 Bài viết:
  • 5358 thanks

Gửi vào 10/11/2015 - 15:01

kiến thức thì bao la, lòng người thì vô tận! biển kia sâu thế còn dò được sâu, lòng người mấy thước mà ai đo lường!
có lẽ hình như trước anh vietnam có hay hiềm khích với tôi (minhgiac) thì pải! tôi thấy anh hay theo tôi kích dấu trừ hahaha, rồi khi trước tôi nói đến can hợp hóa bằng số hà đồ lạc thư thì anh cũng kích trừ, rồi tỏ anh ra bất mãn khi tôi phản bác anh với cách mà anh giải thích bính hỏa nung tân kim nên hợp nhau và = ( hóa) nước( thủy)...vv....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tôi nói vui thôi nhé, không có hàm ý gì!
thật đáng mừng giờ anh đã hiểu được sâu như vậy! chúc anh ngày càng thăng tiến trong cuộc sống cũng như lý học!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/11/2015 - 15:16

@ minh giác: thực ra tôi không ghét cậu, bởi tôi biết cậu là ai đâu mà ghét? Nhưng thú thực là tôi không thích cái lối hành văn rườm rà của cậu, quá nhiều thán từ và hay bị lỗi chính tả! Nhưng phải công nhận cậu là người viết nhiều bài mang tính trọng tâm, dĩ nhiên trong việc học thì chuyện đúng sai là thường, sai rồi sửa để mọi người cùng tiến bộ.

Thanked by 6 Members:

#5 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/11/2015 - 16:48

Có nghe rằng:
  • Kim phùng không thời minh; Hỏa phùng không thời phát; Thổ phùng không thời thoát; Mộc phùng không thời nát.
  • Và câu: "Mão Dậu nhị không, thông minh phát phúc", và
  • Triệt đáo kim cung, Tuần lâm hỏa địa
Có điều VN chưa hiểu được cái gì phùng không:
  • Cung phùng không? nếu đã là cung phùng không, thì kim/mộc/thủy/hỏa/thổ ở đây là ngũ hành nạp âm hay ngũ hành đơn?
  • Bản mệnh phùng không?
  • Sao/Tinh/Diệu phùng không?
Thử lập ra bảng ngũ hành nạp âm của từng tuần giáp ra như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lưu ý: hai cột tuần Nhâm và tuần Quý có chứa các cung an "Triệt không", tuy nhiên trong bản đồ an sao tử vi của các năm Mậu Quý thì cung Tý và cung Sửu là Giáp Tý và Giáp Sửu thay cho chữ Nhâm/Quý - nhưng về bản chất tuần hoàn của bảng hoa giáp thì hai cung này mang hành Mộc chứ không phải hành kim.


Như vậy ta có thể dùng bảng trên để so sánh và suy ngẫm các câu phú đã nói trên.

Thanked by 3 Members:

#6 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 10/11/2015 - 16:55

Giả sử các câu phú trên đều nói về cung mệnh (loại trừ yếu tố về ngũ hành của Sao và Bản mệnh), thì:
  • nếu dùng ngũ hành kép (nạp âm) thì chỉ có người tuổi:
    - Giáp Kỷ mạng ở cung Thân Dậu
    - Đinh Nhâm mạng ở cung Dần Mão
    thỏa mãn được điều kiện "triệt đáo kim cung".
  • đồng thời dùng ngũ hành nạp âm thì các tuổi Giáp Kỷ Đinh Nhâm mạng đóng tại Mão Dậu có khả năng ứng câu phú "Mão Dậu nhị không, thông minh phát phúc"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#7 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18595 thanks

Gửi vào 10/11/2015 - 19:11

Liệu học thuyết này có ăn nhậu gì được trong môn Tử vi hay không?

----------------------------------------------------------------------------------------------

Các cụ ngày xưa thanh bạch nên dùng câu "có nên cơm cháo gì không ?"

Một họ Đổ / Đỗ tạm thời ra đi, giờ đây có 1 Đỗ khác tiến bộ rõ nét về tâm .

Sửa bởi Hoa Cái: 10/11/2015 - 19:14


Thanked by 4 Members:

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/11/2015 - 12:36

Trích trương "thuyết khách khí" của sách "vận khí bí điển" - Hãi Thượng Lãn Ông:
----------------
Theo cấu tạo và biến hóa của âm dương thì:
  • Thiên can chủ về vận, thiên can thành ngũ vận
  • Địa chi chủ về khí, địa chi thành lục khí
Cho nên thiên khí bắt đầu từ Giáp, địa khí bắt đầu từ Tý; lấy hai dương kết hợp lại với nhau thành Giáp Tý đứng đầu can chi; thiên khí cuối cùng ở Quý, địa khí cuối cùng ở Hợi, lấy hai âm kết hợp lại với nhau thành Quý Hợi là cuối cùng của can chi. Âm dương xen kẽ nhau, cứng mềm giúp đỡ nhau, cho nên sau Giáp Tý là Ất Sửu; hai âm nối tiếp rồi đến Bính Dần là hai dương, rồi qua Đinh Mão là hai âm... cho tới Quý Dậu là hai âm. Người xưa phân thời gian:
  • 10 từ Giáp đến Quý như vậy gọi là 1 kỷ
  • 60 năm là một chu kỳ, gọi là 1 thế
  • 12 thế là một vận
  • 12 vận thành một hội
  • 12 hội thành một nguyên
lại lấy sự thịnh suy của thế vận mà nói: chẵn một thế thì trời đất có biến đổi nhỏ, chẵn một vận thì trời đất có biến đổi lớn; chẵn một hội thì trời đất có biến đổi rất lớn; chẵn ba nguyên thì dương khí không giáng, âm khí không thăng, trời đất hỗn hợp lại thành ra khí vô cực. Vì thế vận trị hay loạn, nhân sự thuần hậu hay phù bạc, cho đến sự thọ yểu, tật bệnh, dịch tề... không có cái gì là không do sự biến đổi nhỏ/lớn của trời đất. Con người cũng bẩm thụ theo sự biến đổi ấy...
----------------
Như vậy, "Tuần không" đánh dấu sự kết thúc 1 kỷ của năm; "Triệt không" đánh dấu sự kết thúc của một kỷ theo tháng. Mỗi khi kết thúc là có sự biến chuyển, thay đổi - phải chăng đó là ý nghĩa thực sự của Tuần/Triệt?

Thanked by 5 Members:

#9 IE3.0

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 445 Bài viết:
  • 311 thanks

Gửi vào 11/11/2015 - 16:57

Đọc khá nhiều lý thuyết về tuần triệt nhưng cháu xin hỏi từ những lý thuyết trên: Tuần triệt mang tính chất tinh đẩu hay không?

Tuần triệt thấy các bác các chú các anh các chị thành lập lý luận đều thành lập theo thiên can và địa chi => Theo cháu
Tuần Triệt không hẳn là sao, giống nhau bởi bản chất không vong khác nhau Tuần mang nghĩa Thiên thời – Triệt là địa lợi
Cung nào có tuần triệt đóng cung đó gặp: Biến cố về Thiên thời hoặc Địa lợi.
Biến cố có thể là chắc chắn: Tốt – xấu
Biến cố có thể ngẫu nhiên: Là dây trói, là cái chắn…
Biến cố xảy ra là tốt hay xấu tùy thuộc vào mệnh phúc thân hạn, tác động ngoại cảnh thực tế mà người luận giải phải nhạy bém từ đó luận khi nào Tuần là cái thắng phanh, cái dây trói hay …

Thanked by 1 Member:

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/11/2015 - 17:24

Theo tôi thấy trong môn tử vi chỉ có 14 chính tinh có khả năng cao là tinh đẩu. Còn các thần sát khác còn lại toàn là giả tinh (?). Giả sử coi Thái tuế là một sao, thì Triệt đương nhiên cũng phải là một sao - nhưng trong thực tế Thái tuế chỉ là tên của vị trí năm hiện hành, vì vậy nó không phải một sao; nếu nhìn theo cách ấy thì Triệt/Tuần cũng không phải là sao.

Thanked by 2 Members:

#11 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1399 Bài viết:
  • 1895 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 11/11/2015 - 20:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 11/11/2015 - 12:36, said:

  • 10 từ Giáp đến Quý như vậy gọi là 1 kỷ
  • 60 năm là một chu kỳ, gọi là 1 thế
  • 12 thế là một vận
  • 12 vận thành một hội
  • 12 hội thành một nguyên
----------------
Như vậy, "Tuần không" đánh dấu sự kết thúc 1 kỷ của năm; "Triệt không" đánh dấu sự kết thúc của một kỷ theo tháng. Mỗi khi kết thúc là có sự biến chuyển, thay đổi - phải chăng đó là ý nghĩa thực sự của Tuần/Triệt?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo truyện ở trên đây và theo trí nhớ của tôi khi đọc Liêu Trai Chí Dị trong SGK ngữ văn, 1 kỷ = 12 năm

#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/11/2015 - 22:47

Thời gian phân chia theo "Hoàng cực kinh thế" cũng khác với sách "Vận khí bí điển". Nay cũng trích đoạn để mọi người tham khảo:
--------------
Theo Thiệu Khang Tiết thì thời gian của vũ trụ này phân ra thành:
  • Nguyên: là khoảng thời gian bao gồm cả bốn giai đoạn Thành - Thịnh - Suy - Huỷ của vũ trụ này. Cũng tương tự như một năm vũ trụ, bao gồm 12 hội
  • Hội: cũng tương tự như một tháng vũ trụ, bao gồm 30 vận
  • Vận: cũng tương tự như một ngày vũ trụ, bao gồm 12 thế
  • Thế: cũng tương tự như một giờ vũ trụ, bao gồm 30 năm của trái đất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đồ hình sau của Thiệu Khang Tiết miêu tả một "nguyên" của vũ trụ, tức là khoảng thời gian vũ trụ ra đời tới khi vũ trụ hoại diệt:
  • Trời đất mở ra ở hội Tý,
  • Đất thành ra ở hội Sửu
  • Người sinh ra ở hội Dần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo lịch sử Trung Hoa và theo Minh Thiện đời Minh thì vào năm thứ 8 sau khi vua Hạ Võ lên ngôi là năm Giáp Tý bắt đầu vào Hội Ngọ, quy qua Tây Lịch là năm 2,196 trước Công Nguyên.



ĐƠN VỊ THỜI GIAN CỦA MỘT NĂM
Thời gian trong một năm được tính bởi các đơn vị: Năm, Mùa, Tháng, Tiết khí, Hầu, Ngày, Giờ theo bảng sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Một năm chia ra làm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi một mùa có 6 tiết khí tức là một năm có: 6 x 4 : 24 tiết khí. Vậy một mùa thì có 3 tháng : 6 tiết. Một tháng có 2 tiết khí, một tiết khí có 3 hầu, một hầu có 5 ngày, một ngày có 12 giờ. 1 tiết phân ra có 3 hầu, tức là tam khí, nghĩa là:
  • Lúc tiết mới thanh tức là Thượng nguyên.
  • Lúc tiết mới thịnh tức là Trung nguyên.
  • Lúc tiết suy tức là Hạ nguyên.
1 tiết là 3 hầu hay là 15 ngày : 180 giờ.


THỜI GIAN PHÂN THÀNH CỤC

Trong độn giáp có:
  • Dương cục: 540 cục
  • Âm cục: 540 cục
Tất cả thời gian gộp lại thành 1,080 cục. Các cục này được phân theo quy tắc của bảng Lạc thư nói trên: phần dương được tính từ cung Khảm tới cung Tốn (Khảm, Cấn, Chấn, Tốn) là phần dương trưởng âm tiêu: nhìn ở bảng trên ta đếm phần tiết khí từ cùng Khảm tới cung Tốn cả thảy là 12 tiết khí. Tương tự như vậy, từ cung Ly tới cung Càn của bảng Lạc Thư (Ly - Khôn - Đoài - Càn) là phần Âm trưởng Dương tiêu, cũng bao gồm 12 tiết khí hay 36 hầu.

Như nói trên, mỗi tiết khí có 3 hầu:
  • hầu 1 là thượng nguyên (tiết khí thanh)
  • hầu 2 là trung nguyên (tiết khí thịnh)
  • hầu 3 là hạ nguyên (tiết khí suy)
Từ các đơn vị Tiết khí - Hầu - Ngày: lấy số tiết khí nhân với số hầu thành ra số cục, lấy số cục nhân với số ngày ra số công thức dương độn và âm độn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tóm lại:
  • Số cục dương = 36 (12 tiết khí x 3 khí thượng - trung - hạ) từ cung Khảm tới cung Tốn
    - Số công thức dương độn cho một tiết khí = 45 (36 cục x 15 ngày)
    - Tổng số công thức dương độn (bao gồm 12 tiết khí từ cung Khảm tới cung Tốn) = 540 (45 công thức x 12 tiết khí)
  • Số cục âm = 36 (12 tiết khí x 3 khí thượng - trung - hạ) từ cung Ly tới cung Càn
    - Số công thức dương độn cho một tiết khí = 45 (36 cục x 15 ngày)
    - Tổng số công thức âm độn (bao gồm 12 tiết khí từ cung Ly tới cung Càn) = 540 (45 công thức x 12 tiết khí)
  • Tổng số công thức Âm độn + Dương độn = 1,080 (540 công thức dương + 540 công thức âm)
Tức là theo đúng với con số 1080 phân ra số độn của Phong Hậu đời xưa. Xem bảng dưới đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



--------------------
tuy hơi dài, nhưng vì nó liên quan với vấn đề đơn vị thời gian giữa các môn học có cùng uyên nguyên với nhau, nên không ngại copy ra đây. Đoạn này làm ra từ sách Độn Giáp của ông Nguyễn Mạnh Bảo (làm lâu rồi, nhớ mang máng là thế).

Sửa bởi vietnamconcrete: 11/11/2015 - 23:01


Thanked by 3 Members:

#13 Atula07

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 477 Bài viết:
  • 639 thanks

Gửi vào 11/11/2015 - 23:14

Ông có gen của Leohard Euler - hoàng đế toán học
Euler mệnh thiên phủ

Nhưng toàn số với số
Có vẻ hơi cứng và khô

Nhưng nhìn chung thì toẹt vời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#14 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 11/11/2015 - 23:21

Không phải tôi thích số, mà là đọc mấy cuốn sách rất khó ngấm vào, đành tự mình vừa đọc vừa vẽ vời ra như thế mới nhớ được. Tôi đã phải soạn lại cả 2 cuốn lục nhâm mới hiểu được nó nói gì, và tìm ra những chỗ mà mấy tay viết sách cố ý làm sai. Thực ra nhiều lúc chỉ một câu nói cũng chứa đựng nhiều ý nghĩa, phải vẽ nó ra mới hiểu được - ví dụ như Triệt lộ không vong chẳng hạn - tại sao lại là "lộ" (con đường), mà đường nào mới được? Vẽ ra rồi mới biết hóa ra là con đường của một tuần giáp.

Sửa bởi vietnamconcrete: 11/11/2015 - 23:22


Thanked by 3 Members:

#15 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 12/11/2015 - 09:49

Có ý kiến rằng: trong môn tử vi:
  • Tuần ảnh hưởng suốt đời
  • Triệt chỉ ảnh hưởng trước 30 tuổi
Ý kiến này có thể có lý, nhưng chưa chắc đã chính xác 100% mà chỉ áp dụng vào tùy trường hợp. Bởi Triệt chỉ ra sự kết thúc của một tuần giáp trong năm khai sinh của đương số - được thể hiện trên số tử vi là 12 đại vận, còn Tuần thì chỉ ra sự kết thúc của tuần giáp trong cả một Kỷ (10 năm) - tương đương 120 đại vận. Có thể ý nghĩa của Tuần và Triệt chỉ sự giao thời (có lớn có nhỏ khác biệt nhau). Như vậy:
  • Triệt ngắn hạn
  • Tuần dài hạn
Sự ảnh hưởng của Tuần, Triệt chắc hẳn khác nhau đối với các đối tượng khác nhau, bởi vì tùy thuộc vào số cục, nam nữ âm dương khác biệt mà vận hành đại vận theo chiều thuận nghịch khác nhau. Vậy sự ảnh hưởng của Tuần và Triệt trong sự vận hành các đại vận trong lá số như thế nào?

Môn Tử vi nhìn nhận thế nào về Tuần triệt thì tôi không biết, nhưng trong môn Lục nhâm thì:
  • Tiến tới thấy Tuần/Triệt tiên quyết là bất lợi
  • Tuần triệt sau lưng mà trong lục xứ không bị "đóng" vào các cung đó, cũng không ngại.
  • Khí quẻ lùi (liên châu khóa - thoái liên như), mà toàn bộ quẻ rơi vào không vong, thì dụng cái không mà tiến tới (đạp cước toàn không, tấn dụng không)
  • Khí quẻ tiến (liên châu khóa - tấn liên như) mà toàn bộ quẻ rơi vào không vong, thì nên lùi lại, đừng có mong cầu tiến lên nữa (tấn nhự toàn không, nghi thoái bộ).
  • Giả sử gặp không vong, cái không vong này không phải là vĩnh viễn, mà qua tuần giáp khác thì việc tốt/xấu trong cung bị không vong đóng mới ứng hiện.
  • Quẻ gặp không vong, còn gọi là "cô quả khóa", tượng là ở một mình, không thân thích, hoặc bị cô lập.
Post lên đây để mọi người tham khảo.

Sửa bởi vietnamconcrete: 12/11/2015 - 10:09


Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |