Jump to content

Advertisements




Hỏi về THẦN-CHÚ (Phạn ngữ : Mantra)


51 replies to this topic

#1 ego

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 44 Bài viết:
  • 33 thanks
  • Location"真 忍 活"

Gửi vào 17/09/2015 - 01:13

Nhờ Khách-qua-đường để lại vài lời để tôi đây được sáng tỏ.
Xin cám ơn.
  • THẦN-CHÚ : Tự lĩnh hội hay Cần chỉ dẫn ?
  • THẦN-CHÚ : Nghe hay Niệm hay Đọc ?
  • THẦN-CHÚ : Có cần cắt nghĩa không ?
  • THẦN-CHÚ : Sức mạnh có thay đổi qua các ngôn ngữ ?

Ý Nghĩa Câu Chú: OM MANI PADME HUM (Diễn đàn Mỏ-Cày) | said:

- Thưa cụ câu thần chú Um mani padme hum có nghĩa là gì?
- Thần chú không có nghĩa!

- Tại sao thế?
- "Nghĩa" thuộc phạm trù khái niệm, tức là sản phẩm của tâm trí. Trong khi thần chú lại thuộc về cái tối thượng vô giới hạn, nên phi khái niệm.

- Thế, sao có nhiều sách giải thích nghĩa của một số thần chú. Cụ thể nếu tôi nhớ không lầm có lần cụ cũng giải thích nghĩa của thần chú Um mani Padme hum rồi. Nhưng tôi vì quên nên nay mới hỏi lại?
- Ta chỉ giải thích nghĩa của câu chữ Um mani padme hum, chứ không phải thần chú Um mani padme hum. . .!. . .

- Thưa cụ, có gì khác biệt giữa hai việc ấy vì cùng là một câu ấy cả?
- Có chứ!. . . Câu chữ và cụ thể là âm thanh của nó chỉ là cái mắc áo. Và sức thần linh diệu bên trong cái ấy mới là cái áo!. . . . .

- Vậy cách hành trì thần chú như thế nào mới có hiệu lực?
- Mô phật!. . .Không cần hành trì gì, thần chú vẫn đang hiệu lực.

- Tại sao thế?
- Nếu là thần chú thì thuộc về cái tối thượng. Nên muôn đời nó "vẫn đang là" chưa bao giờ ngừng nghỉ, chẳng có bắt đầu và cũng chẳng có kết thúc!. . . .Nếu phải đọc lên mới có hiệu lực thì nó thuộc về thế gian pháp chẳng phải "thần" nữa.

- Thế tại sao trong kinh sách chư Bồ Tát lại dạy người ta niệm thần chú?
- Mô Phật!. . .Người ta ở đây ám chỉ "con người thật" chứ không phải niệm bằng cái miệng máu thịt với cái tâm ham pháp thuật thần thông.

- Mô Phật!. . .Đã là con người thật thì tại sao còn phải niệm?
- Vâng tại sao lại phải niệm?

- Cụ chẳng thấy mình đang mâu thuẫn sao?
- Chẳng phải mâu thuẫn. Vì nếu niệm thần chú bằng cái miệng máu thịt với cái tâm ham pháp thì cái được chỉ là : "cái mắc áo". Nghĩa là: Khả năng đọc tiếng Phạn rất hay và cái vẻ bề ngoài trang nghiêm đạo mạo. . . .

Còn khi hành thiền hội nhập với con người thật của mình rồi, thì âm thanh của Um mani padme hum, sẽ là cái duyên để "Con người thật" hiển thị âm nhạc của cõi lặng yên với vũ điệu của tình yêu tối thượng!
. . .


#2 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 06:43

Ego có từng cầu nguyện chưa ? Ví dụ như cầu cho người thân được bình an ....

Thanked by 1 Member:
ego

#3 tieudaocuclac

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 435 Bài viết:
  • 553 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 12:14

sức mạnh dĩ nhiên sẽ không thay đổi thay đổi qua ngôn ngữ.

thần chú như một mật mã để vươn đến những gì được định sẵn.

hằng ngày bạn gọi :"mẹ ơi"
đó là một câu thần chú. mẹ bạn sẽ đáp trả hoặc đi đến bên bạn. hoặc thờ ơ. lúc đấy ta có linh nghiệm và không linh nghiệm.

nếu như mẹ bạn và bạn thần giao cách cảm thì bạn không cần gọi ra tiếng nữa. chỉ nghĩ " mẹ ơi" thì bà sẽ đến

từ đó suy ra cần có chỉ dẫn. giữa người ban thần chú "mẹ" và người tụng thần chú " con"...

lúc bé bạn dạy con mềnh gọi "mẹ" "cha"
chính là truyền thụ bí kíp kíp rồi đó.

sau này mẹ cha khuất núi thì chúng ta vẫn đứng trước bàn thờ hay mộ đất... niệm chú "mẹ" "cha" để gọi về tâm sự..


thật cảm khái

Thanked by 4 Members:

#4 ConLuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 275 Bài viết:
  • 415 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 15:09

Đừng có nói nhảm về thần chú như vậy !

Thần chú không linh ứng khi phiên dịch qua ngôn ngữ.

Khi luyện thần chú phải đọc đúng thần chú nguyên gốc với tâm thần mãnh liệt theo đúng phương pháp.

Thanked by 3 Members:

#5 tieudaocuclac

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 435 Bài viết:
  • 553 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 15:33

hahaha.. ai pảo thần chú không linh ứng khi phiên dịch qua ngôn ngữ khác?

nếu như bạn đọc và tác ý như ý nghĩa của nó cùng lời cầu thì dù bạn đọc một dòng vô nghĩa nó cũng có công năng như câu gốc.

điều căn bản là ở trái tim bạn. một trái tim chân thành.

vì người ban sự linh ứng cho câu chú có thể là vị sáng tạo ra câu chú đó. cũng có thể không phải vị sáng tạo ra câu chú đó.

bạn ngồi nơi đây cầu một câu chú về sức khỏe hay gì đó.
người giúp đỡ bạn có thể là vị hộ trì câu chú đó. cũng có thể là người hộ trì chỗ bạn ở. hoặc một vị nào thấy được sự chân thành của bạn.

điều bạn truyền đi có thể là câu chú gốc cũng có thể là ý niệm (mong muốn)

và xử lí sự cầu nguyện của bạn bằng mức độ niềm tin bạn đặt vào.

thần chú rất đơn giản. đó là lời hứa.
ví dụ tôi nói với một cháu bé: " lúc nào cháu cần giúp đỡ hãy gọi bác ".
và lúc bị té, cháu khóc gọi tên tôi. tôi nghe và chạy đến.

và cấp độ đó là cấp độ bình thường. còn những cấp độ vip hơn đòi hỏi bạn phải có những điều kiện đủ để hình thành một chìa khóa mở được cánh cửa giúp đỡ.

ví dụ cháu bé cũng bị ngã nhưng vẫn đủ sức đứng dậy dù gọi tôi, tôi vẫn để cháu tự đứng dậy, hoặc cháu gọi giỡn tôi, cháu gọi nhưng chưa thiết tha, tôi vẫn để cháu tự xoay xở.

những mức cao hơn, chúng ta lại cần sự quán tưởng để câu chú linh ứng.
ví dụ như mật tông...

#6 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3810 Bài viết:
  • 24187 thanks

Gửi vào 18/09/2015 - 05:04

Khổng tử nói
Tâm động quỉ thần tri .

#7 NguaQuaDoc

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2860 Bài viết:
  • 4070 thanks

Gửi vào 18/09/2015 - 21:57

mọi thứ muốn tương tác với nhau đều phải qua một thứ trung gian. mình thì hay dùng cách quán tưởng

Thanked by 1 Member:
ego

#8 name

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 146 Bài viết:
  • 132 thanks

Gửi vào 18/09/2015 - 23:13

Nghe hay Niệm hay Đọc ?
theo DT được biết nghe, niệm đều có tác dụng, đọc (nhìn bằng mắt) thì không rõ, nhưng theo như suy bừa thì DT nghĩ con người có 6 căn, vậy khi đối diện với một pháp thế gian thì chắc cũng sẽ có các cách sử dụng 1 trong các căn trên để thâm nhập vào pháp. Giả sử như người câm không niệm được thì nghe, dùng tay chân (bắt ấn),...

Thanked by 1 Member:
ego

#9 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2353 Bài viết:
  • 2504 thanks

Gửi vào 18/09/2015 - 23:40

thần chú là ngôn ngữ của các vị thần phật, ngày xưa khi con ng còn lành họ kết nối dc và nghe được, nhìn dc các động tác trao đổi của thần phật, rồi sao chép truyền bá lại, dựa trên những gì họ nghe dc và phát âm lại như thế , hiểu nghĩa hay ko hiểu nghĩa của câu thần chú thì cũng khó ai xác minh được trừ những người thực sự có khả năng tâm linh. khi niệm chú thì đòi hỏi thân phải sạch, tâm phải thanh tịnh, phải thành tâm niệm, nhất niệm, niệm cho tới khi trong đầu ko còn tạp niệm, lời phát ra chú âm thanh diệt trừ tà ác, tà ác nghe thấy sợ hãi. tuỳ người niệm có đồng nhất với thần chú không, khi có đức tin, đồng nhất thì âm thanh phát ra có tác dụng. mấy bài được phổ nhạc nghe rất hay như như lai thần chú, thần chú kim cương, ohm ma ni pad me hum nghe rất hay, nhiều lúc mình niệm theo kiểu hát theo giai điệu, chẳng biết có tác dụng gì nhưng tâm thanh thản hơn thôi.
còn thần phật họ muốn thì đều nghe hiểu được hết con ng, chỉ có điều họ ko nghe thôi.

Thanked by 2 Members:

#10 ego

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 44 Bài viết:
  • 33 thanks
  • Location"真 忍 活"

Gửi vào 19/09/2015 - 00:12

ego xin dẫn ra đây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ego đọc được trên diễn đàn Lý Số.

Dẫn said:

Theo tôi biết thì Chú là một loại văn bản đặc biệt, đọc bằng tiếng Phạn, ý nghĩa rất khó dịch. Các nhà sư Tây Tạng khi đọc chú phải luyện 1 loại giọng - được phát ra từ đan điền. (giọng đọc chú của các vị sư Tây tạng về mặt âm nhạc được thế coi là 1 loại ngôn ngữ âm nhạc đăc biệt - tần số tác động đến thần kinh người đọc và người nghe).

Cụ Hà-Uyên said:

Tôi xác nhận về điều mà bạn đã nêu.

Thực tiễn khi có điều kiện đứng tham quan trong Chùa ở Ân độ, âm thanh nghe một lúc thì rất muốn ngủ. Tôi cũng chưa thể giải thích được nguyên nhân này, mặc dù tự cho mình là người thần kinh vững, có tập luyện và được tôi luyện vậy.

Hà Uyên

ego tu học ít ỏi, nên không có bình luận gì.
Nếu bài đăng có gì chưa đúng hoặc phạm quy, mong BQT nhắc nhở.

Sửa bởi ego: 19/09/2015 - 00:40


#11 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 19/09/2015 - 01:39

Thần chú từ chư Phật bất khả tư nghì, có thể cảm từ âm thanh, từ động tác, từ tâm niệm, ...không phải giớí hạn trong cỏi sắc hay vô sắc .

Thanked by 1 Member:
ego

#12 TieuDu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 85 Bài viết:
  • 39 thanks

Gửi vào 19/09/2015 - 01:46

Nói về thần chú mà không nói về bùa - phù thì hơi thiếu vì người ta hay nói bùa chú, phù chú.

Bí truyền vạn pháp quy tông viết rằng, 1 tiều phu lên núi đốn củi, thấy con chim gõ kiến mẹ tha sâu về tổ nuôi con.

Tiều phu táy máy lấy cái đinh thuyền đóng xuyên ngang cửa tổ chim và lấp vào bụi rậm theo dõi xem lần tới con chim mẹ tha sâu về thì thế nào?

Con chim mẹ quay về không vào được tổ, nó bay lượn vài vòng rồi sà xuống gốc cây, nó lấy mỏ vạch trên mặt đất thành một hình phức tạp và trừu tượng, sau đó bay lên đậu gần cửa tổ, nó lại lấy mỏ gõ vào cửa tổ gần cái đinh thuyền, kỳ lạ thay, cái đinh thuyền đóng chèn ngang cửa tổ đó từ từ đùn ngược ra như được nhổ ra theo nhịp gõ của mỏ chim và rơi xuống đất, chim mẹ lại chui được vào tổ.

Đó là 1 truyền thuyết về nguồn gốc sự ra đời của bùa.

Sức mạnh của âm thanh và hình ảnh là có thật.

Vì vậy, khi ta nói những lời tốt lành cho người khác nghe thì ta đã gieo được thiện căn, thiện căn này phản hồi lại, ta cũng được hưởng những điều tốt lành.

Ngược lại, làm người khác khó chịu thì ta sẽ được hưởng cái căn ác đó do chính ta đã gieo. Hiển nhiên thôi, vì những người ghét ta khi nhớ - nhắc - nghĩ đến ta thì họ sẽ chửi rủa trong lòng hoặc nói ra mồm, căn này vô cùng xấu xa.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 ego

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 44 Bài viết:
  • 33 thanks
  • Location"真 忍 活"

Gửi vào 19/09/2015 - 01:57

Mạn phép đính chính

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TieuDu, on 19/09/2015 - 01:46, said:

Tiều phu táy máy lấy cái đinh thuyền đóng xuyên ngang cửa tổ chim và lấp vào bụi rậm theo dõi xem lần tới con chim mẹ tha sâu về thì thế nào?

thành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TieuDu, on 19/09/2015 - 01:46, said:

Tiều phu táy máy lấy cái đinh thuyền đóng xuyên ngang cửa tổ chim và nấp vào bụi rậm theo dõi xem lần tới con chim mẹ tha sâu về thì thế nào?


Thanked by 2 Members:

#14 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 19/09/2015 - 04:06

Khi Trí Huệ khai mở nhập cùng cảnh giới của chư Phật thì tự nhiên sẽ hiểu đuợc. Như con chim có bản năng cảm được tần số ba động cộng huởng của nhịp gõ mà gõ bật cây đinh , trí con người chưa đạt tớí Trí Huệ của chư Phật để thấu hiểu thì mọi giải thích Thần Chú chỉ là lớp võ bên ngoài.
Người có đạo lực để tạo nên bùa chú chẳng bao nhiêu mà bọn thầy pháp giả danh thì nhiều, chẳng nên quan tâm làm gì thế giớí bùa chú.

Thanked by 3 Members:

#15 Vongkiep

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 Bài viết:
  • 738 thanks

Gửi vào 19/09/2015 - 09:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongThanh, on 18/09/2015 - 23:13, said:

Nghe hay Niệm hay Đọc ?
theo DT được biết nghe, niệm đều có tác dụng, đọc (nhìn bằng mắt) thì không rõ, nhưng theo như suy bừa thì DT nghĩ con người có 6 căn, vậy khi đối diện với một pháp thế gian thì chắc cũng sẽ có các cách sử dụng 1 trong các căn trên để thâm nhập vào pháp. Giả sử như người câm không niệm được thì nghe, dùng tay chân (bắt ấn),...

Nghe,Niệm hay Đọc ?

Chẳng ai gọi là nghe Thần Chú đâu bạn,chỉ còn lại là NIỆM hay ĐỌC đúng không?

Thông thường,người ta đọc nhỏ,người khác không thể nghe rõ từng câu từng chữ là gì (Để giữ bí mật của môn phái ).

Đọc có một điều dở là khi việc gấp,cần điều động năng lượng khẩn cấp thì đọc quá chậm,người ta sẽ Niệm.

Khi Niệm Thần Chú là mượn sự trợ lực từ (Do môn phái quy ước và được thực tập thường xuyên ) .Chúng ta cứ hiểu nôm na là mượn sự trợ giúp tưf năng lượng của SiÊU NHIÊN.

Bạn nào tập qua môn Thất Sơn Thần Quyền thì sẽ hiểu tường tận.Nếu không chỉ là bàn xuông mà thôi!

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |