Jump to content

Advertisements




VU LAN THÁNG 7


4 replies to this topic

#1 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/08/2015 - 21:28

Hôm qua, đọc được bài này, mà ray rứt mãi, thôi thì đưa lên đây, ko biết đúng chủ đề ko? Nếu ko đúng thì mong ad xóa dùm, cám ơn ad nhiều!





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các bạn đi qua 314 đường láng thì ghé vào ủng hộ bà chai nước, cái bánh. Bà năm nay 78 tuổi rồi, già cả r còn bị bệnh ,ở quê đứa con dâu thì cứ kiểu nói qua nói lại nên bà đành phải lên Hn bán hàng sống qua ngày. Mỗi đêm ngủ mất 14k, ăn uống cũng có dám ăn cơm đâu, toàn ăn cháo mà cũng chả có tiền mua thịt gì. Toàn ăn cháo đậu. Bà bảo bữa nào có thì mua hơn chục nghìn tiền xương nấu ăn 3 bữa. Có ngày cả vốn lẫn lời chỉ đc 20k thì k hiểu bà sống tn,ăn j và ngủ ở đâu bà bán từ 8-12h tối thôi vì ban ngày ngta k cho bán. Cũng không đáng bao nhiêu, các bạn qua thì ghé quán mua ủng hộ bà có tiền ít ra là có chỗ ngủ, ít ra là có cơm có thịt, không phải bữa nào cũng cháo đậu như vậy đã quý lắm rồi. Cảm ơn các bạn nhiều
Ai đọc xog có lòng thì chia sẻ cho m.n biết để cùng giúp đỡ cụ nhé. Lần nữa cảm ơn các bạn !

Thanked by 4 Members:

#2 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/01/2016 - 21:45

Sưu tầm trên FB, thấy và đăng lại:

NHỮNG NGƯỜI MẸ



"Cách đây 3 năm con gặp cụ, vào một ngày rét buốt da buốt thịt! Cụ mặc đúng một tấm áo mỏng dính, ngồi co ro trước cửa nhà. Con chạy lên nhà tìm áo khoác để cụ mặc tạm cho ấm mà xuống tới nơi thì cụ đã đi đâu rồi! Chạy xe lòng vòng quanh mấy đường gần nhà mà k tìm thấy cụ đâu để gửi cụ áo khoác
Hôm nay con lại gặp đc cụ! Cũng vẫn dáng ngồi co ro vì trời lạnh!
78 tuổi, đáng lẽ cụ phải được sum vầy ấm cúng bên con cháu, thì cụ ngồi đây, bán từng tệp lì xì kiếm chút tiền để trang trải cs. Cụ bảo cụ ko còn con cháu, cụ thuê nhà trọ giá rẻ ở đường láng??? Cụ ngồi bán cạnh cửa hàng SJC Thái Thịnh, 101-102 A49 Thái Thịnh. Cụ nói sẽ ngồi đây bán từ giờ tới 30 tết, từ 12 h trưa tới tầm 9h tối.
Thế nên tớ viết stt này, chỉ mong bạn nào quanh khu vực Thái Hà, Thái Thịnh hay bạn nào tiện đường đi qua đây thì ghé vào mua giúp cụ tệp lì xì. Sắp tết rồi, cùng góp chút ít ỏi để cụ có một cái tết ấm áp hơn

Nguồn: từ 1 bạn tốt bụng trên Fb.
Nhìn bà mà mình cảm giác như thấy bà mình đang ngồi đó vậy. Lạnh như thế tấm lưng còng sao chịu nổi ở tuổi này




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#3 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/07/2016 - 21:41

Tình cờ đọc dc... cũng sắp tới tháng 7-mùa Vulan báo hiếu rồi...

Bà cụ bán nước ở HỒ GƯƠM với đôi mắt mù lòa ( đối diện VP Bank _ Bảo Khánh )
Nếu bạn nào qua đây hãy mua giúp bà 1 chai nước hay phong kẹo cao su để cuộc sống mưu sinh của cụ (phải nuôi đứa con tật nguyền) bớt 1 phần vất vả lam lũ khi cụ đã hơn 90 tuổi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/12/2016 - 22:13

GÓA PHỤ GẦN 30 NĂM LÀM CÔNG VIỆC CỦA ĐÀN ÔNG
(PL&XH) - “Người khác cần tay chân luôn sạch sẽ, còn với tôi thì cầu cho được nhớp nhúa, đen thui. Có vậy mới có “bát cơm” cho hai bà cháu tồn tại qua ngày”, bà Trần Thị Ngọc Anh (phường 4, quận 4, TP ....) đã tâm sự như vậy sau gần 30 bám níu nghề bơm vá xe mưu sinh giữa Sài Gòn
Góc phố Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Hàm Nghi (phường Bến Nghé, quận 1, TP ....) gần 30 năm nay trở thành “đại bản doanh” – tiệm bơm sửa xe vỉa hè - của người phụ nữ đơn thân 59 tuổi, Trần Thị Ngọc Anh (phường 4, quận 4, TP ....).
“Cô ơi! Cô có biết chỗ nào vá xe không ạ”. Cậu thanh niên vẻ mặt mệt lử sau quãng đường dắt bộ chiếc xe máy bị thủng lốp lọ mọ tìm chỗ vá thở hổn hển hỏi. Người phụ nữ mừng nói: “Đây, chỗ này, tôi vá xe”. Có vẻ chưa tin, chàng trai hỏi tiếp: “Vá xe sao cháu không thấy biển… Ờ, ờ thì ra là vậy.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thời này, người ta dùng bơm hơi, riêng chỉ duy có bà Anh dùng bơm tay hết sức giản đơn.

Thế rồi, miệng nói tay phụ dắt chiếc xe máy lên lề đường và vào việc. Bà kẹp chiếc đèn pin vào cổ, hai tay khéo léo tách ruột xe ra khỏi lốp; rồi dùng hết sức đôi tay bơm căng tròn ruột xe; tiếp đó, dùng cổ rọi đèn pin dịch chuyển theo một vòng tròn bánh xe “bắt” bệnh.
Sau một hồi, bà Anh mặt dính nham nhở màu đen của xe ngước mắt nhìn chàng trai nói: “Ruột xe đã thủng nhiều lỗ, nát bét rồi. Cô khuyên nên thay ruột mới. Nếu con không đủ tiền thì cô vẫn vá cho nhưng chắc đi dăm hôm là hở lớp vá lại...”
Cậu thanh niên mỉm cười đồng ý thay chiếc ruột xe máy loại “xịn” với giá 90.000 đồng. Nói xong, bà gửi chàng trai này trông hộp đồ nghề đạp xe đạp đi mua ruột thay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bà Anh kể: Nhiều khi bơm vá xe xong có người thấy thương cho thêm… Ảnh: Bình Nghi

Khi được hỏi: “Vì sao không mua nhiều để dành thay cho tiện?”. Bà Anh đáp: “Tiền đâu đủ mà mua. Ăn bữa nào xào bữa đó. Mua đây là nợ người ta hôm sau lại gửi. Cứ thế mua gối đầu...”
Trung bình mỗi đêm làm cực nhọc họa may lắm mới kiếm được 150.000 đồng, còn thông thường khoảng từ 80.000-100.000 đồng. Xe nào bơm chỉ lấy 2.000-3.000 đồng, vá là từ 10.000-15.000 đồng, còn thay ruột là từ 60.000-90.000 đồng.
Nói là lấy tiền chớ nhiều người nghèo, sinh viên và lao động bình dân bà Anh hiếm khi lấy tiền. Tâm tính là vậy nên nhiều vị khách đi đường xe bị xẹp lốp hay thủng ruột đều được một tay bà Anh “khám”.
Hành trình một ngày mưu sinh của bà Anh bắt đầu từ 17g hôm trước và kết thúc sang 1g sáng hôm sau. Góc phố ngã 4 đường Hàm Nghi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa được bà Anh chọn làm nơi mưu sinh 29 năm qua.
Là nghề bất kể trời mưa hay khô ráo nên ngày nào ở Sài Gòn với bà cũng như nhau. Đặc biệt, trong đêm Giao thừa như mồng 1, mồng 2, mồng 3 Tết hay các ngày lễ khác bà vẫn ra góc phố này mưu sinh.
29 năm vẫn thế! Bà gượng dậy với đời bằng niềm vui với nghề. “Giờ quán sửa xe mọc nhiều, hiện đại. Có hôm ngồi từ 18-24g vẫn không bơm vá được chiếc xe nào. Biết vậy vẫn cố ngồi, mong sao ai còn cần”-bà Anh trăn trở.
Đôi khi bơm vá xong khách đi đường không mang theo tiền hay không đủ bà cũng chấp nhận chờ hôm sau họ lại mang đến gửi. Hầu hết họ đều giữ đúng lời hứa là dăm hôm lại ghé trả.
“Gia sản” quý giá nhất của bà là 2 cái bơm tay cũ kĩ, 1 túi xách hoen úa đựng đồ nghề, đôi dép lào mòn vẹt, chiếc xe đạp đậm màu thời gian và bộ đồ không mấy tươm tất là tất cả “gia sản” cần có cho đêm mưu sinh của người phụ nữ này. Khi “bắt bệnh” xe, bà Anh rất đa năng: Cổ kẹp đèn pin, tay tháo và “khám bệnh” ruột xe có bị thủng hay không, tay còn lại hì hục bơm và bơm…
“Với ai đó luôn cần đôi tay sạch nhưng nghề này có dơ, có nhớp mới có tiền. Có tiền mới lo được cuộc sống… Và khi đã làm thì mình làm phải luôn có tâm. Họ yêu cần bơm thì bơm, yêu cầu vá thì vá, còn nếu không thì thôi. Biết bỏ ruột lời lãi nhiều hơn nhưng làm vậy không đành. Dù sao mình cũng nghèo nên mình hiểu”, bà Anh tâm sự.
Hỏi về cuộc đời mình, duyên nghiệp đến với nghề bơm vá xe đêm, bà Anh tâm sự: “Cha mẹ tôi người miền Bắc di cư vào Sài Gòn từ sau năm 1954, tôi được sinh ra tại đây... Rồi lớn lên có chồng và 3 đứa con (2 gái, 1 trai). Vợ chồng cùng mưu sinh nghề này.
Cho đến một ngày kia, người bạn tâm giao cùng bà cũng về với ông bà, bỏ lại bà với sự cô đơn, trống rỗng nỗi niềm. Cứ thế thời gian, nghề này nuôi ước mơ bao đời cho cả nhà. Lần lượt những đứa con lớn lên, rồi trưởng thành trong cảnh khốn khó tột cùng.
Hiện bà sống chung cùng đứa cháu ngoại 9 tuổi trong một căn nhà nhỏ chưa đến 15m2 ở xóm nghèo phường 4 (quận 4). Cứ thế, sáng bà chắt bóp cho cháu ngoại 20.000 đồng làm bữa trưa, còn sáng thì bữa nào có cơm nguội ăn đỡ, không thì nhịn đói. Nay phố Sài Gòn mọc nên nhiều tiệm bơm sửa xe hiện đại, nghề bơm vá thủ công của bà Anh vắng dần. Hầu như giờ bà Anh chỉ sửa lác đác khách quen và vài người nhỡ đường. Tuy vậy, bà Anh luôn lấy đó làm niềm vui…
Tuổi nay đã gần 60, tóc bạc trắng nhưng bà Anh chưa bao giờ đầu hàng trước số phận. Ở bà, ai đó sẽ tìm thấy niềm tin, sức sống và nghị lực mạnh mẽ của người phụ nữ quyết tâm bám nghiệp mưu sinh.
Trời càng về khuya, dòng người qua phố cũng hối hả và thưa dần. Ánh đèn phố mỗi lúc thêm rõ, phố vắng đến lạ, ấy vậy mà bà Anh vẫn đó, ngồi đấy, tay chống cằm nhìn phố hiu hắt.
Bình Nghi
19/08/2016

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 09/12/2016 - 22:16


#5 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/12/2016 - 21:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Cụ bà 90 tuổi bán ổi trên vỉa hè Hà Nội và hành động cực bất ngờ khi khách không lấy lại tiền thừa
In

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau khi được một người dùng Facebook chia sẻ, câu chuyện cụ bà 90 tuổi bán ổi đã thu hút sự chú ý và đồng cảm của cộng đồng mạng.
Cụ bà bán ổi trong câu chuyện năm nay đã 90 tuổi trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cụ hiện đang sống một mình, con cái cụ đều đã ra ở riêng. Cụ thường ngồi trên vỉa hè ngoài Tràng Tiền Plaza để bán ổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mỗi ngày, cụ đều dậy sớm đi xe buýt từ nhà lên Tràng Tiền và ngồi bán ổi cả ngày. Hai chậu ổi nhìn không được tươi ngon, đẹp mã như ổi trong chợ hay siêu thị, vị lại hơi chua và nhũn, nhưng đây đều là ổi trồng trong vườn nhà cụ, đảm bảo an toàn, không lo ổi bị phun hay ủ thuốc. Ổi của cụ bán cũng rất rẻ, chỉ 15.000 đồng/cân. Theo chủ nhân Facebook đăng tải câu chuyện của cụ, khi cô trả 50.000 đồng cho 2 cân ổi và bảo cụ không cần trả lại tiền thừa, cụ đã ngay lập tức bốc thêm ổi vào túi cho cô gái.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hàng ngày ngồi bán ổi ở đây, bữa trưa của cụ chỉ là chiếc bánh mì ăn cùng đường. Có những ngày hàng bánh mì chưa đi qua hoặc đi qua muộn, cụ cũng chỉ ngồi chờ hoặc chịu đói.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau khi câu chuyện được đăng tải, nhiều người dùng Facebook đã bày tỏ sự thương cảm dành cho cụ bà, đồng thời, cũng cảm phục hành động của cô gái trong câu chuyện.
Theo feedy






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |