Jump to content

Advertisements




Góc thư giãn,


987 replies to this topic

#886 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 05/07/2018 - 04:35

Để Cuộc Đời Nhẹ Nhàng Và Hạnh Phúc ...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mỗi ngày con tập một chữ Buông.

Buông thương, buông ghét.

Buông buồn, buông vui.

Buông cho nó khỏe Người ơi!

Buông cho lòng dạ thảnh thơi, nhẹ nhàng

Trong một lần đọc một cuốn sách cũ, tôi đã học được bài học sâu sắc này. Tôi cảm thấy nó là cách rất tốt để mọi người có thể sống một cuộc đời ít phiền muộn. Chính vì vậy, hôm nay, tôi muốn chia sẻ điều mà tôi đã học được với mọi người.

1. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát hiện rằng nó là cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.

2. Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn
Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường nói : “Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân.

3. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn
Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.

4. Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ
Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình. Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Chính tôi cũng là người sẽ phải rèn luyện nhiều trong thời gian tới.

5. Thay thế đố kỵ bằng ngưỡng mộ
Còn đố kỵ thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn. Đố kỵ chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kỵ con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.

6. Nhân từ với tất thảy mọi người
Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với người cùng khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi vào những hoàn cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo; ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.

Nhân từ để yêu thương và đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác.

7. Tùy duyên
Bài học sâu sắc cuối cùng mà tôi đã học được chính là để mọi thứ tùy duyên. Như nhà sư đã nói, cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên.

Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng. Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.

Nhớ là hãy sống cho bản thân mình thật nhiều. Tôi đã làm được 5/7 điều rồi và thấy đời mình cũng thanh thản nhiều phần. Đặc biệt, tôi thích nhất là điều cuối cùng. Tôi cũng mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho bản thân mỗi bạn.

(ST)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 05/07/2018 - 04:36


#887 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/07/2018 - 20:51

KIỀU NGOẠI TRUYỆN (truyện 100 chữ) của NGUYỄN THỊ HẬU
* Thúc sinh
Ai đọc truyện Kiều cũng nhớ màn đòn ghen của Hoạn thư, thương xót cho nàng Kiều, ghê sợ Hoạn thư và trách Thúc sinh nhu nhược quá.
Chỉ có Thúc sinh hiểu, Hoạn thư ghen với nàng Kiều vì biết đó là tri kỷ của chồng, còn những “hoa lá” khác vợ chàng đâu có thèm ghen.
Kệ ai chê bai, chàng coi những đàn ông mà cả đời không có được một “nàng Kiều”, vợ lại ghen vì những kèo cột thì chẳng đáng được gọi là Thúc sinh.
* Thúy Vân
Chỉ có Vân là thực sự thương yêu Kiều. Khi nhận lời thay chị lấy chàng Kim, nàng biết lúc ấy trái tim chàng dành cho chị nàng, nhưng nàng nguyện mang lại hạnh phúc cho chàng như chị nàng có thể.
Không bao lâu Vân nhận ra Kim đã quên hẳn chị mình, chàng chỉ biết thỏa mãn với cuộc sống ấm êm và thành đạt.
Từ ấy, với nàng, chồng nàng thành người xa lạ!
* Kim Trọng
Mười lăm năm ấy có khi nào chàng tìm kiếm em ở đâu, tự hỏi em đang chịu đựng những gì? Có giây phút nào chàng nhớ đến em?
Thiên hạ kể rằng khi gặp lại Kiều đã hỏi chàng Kim như thế.
Sau một phút im lặng, Kim bình thản trả lời: Ta nhớ có lúc nàng đã “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”…
Kiều quay đi, nuốt hai giọt nước mắt vừa ứa ra, trong vắt.
* Thúy Kiều
Từ biệt tình đầu Kiều bán mình chuộc cha. Chàng Kim nàng ký thác lại cho Vân.
Đoạn trường tân thanh biết bao lần nàng chạnh lòng vì không một lời nhắn gửi tìm kiếm từ gia đình, từ người yêu. Đành coi như thân này đã bỏ. May mà nàng còn được vài người dưng thương xót.
Mười lăm năm qua… nghĩa tình đã nhạt, nếu nàng tái hợp liệu gia đình nàng có còn bình yên?
* Sở Khanh
Người đời sau dùng ta làm “biểu tượng” cho những gã đàn ông chuyên đi lừa gạt đàn bà. Nhưng người cùng thời ai cũng biết thói xấu của ta và ta cũng không giấu diếm điều đó.
Để nàng Kiều căm hận chấm dứt ngay ảo tưởng hay để nàng mãi nhớ về một Kim Trọng hào hoa một Thúc Sinh “tri kỷ”, rồi cuối cùng đều thất vọng như nhau, chẳng qua là sự lựa chọn của mỗi người đàn ông mà thôi!
(Với tôi, 5 nhân vật này là cả truyện Kiều)
Tiền Phong chủ nhật 8/7/2018


Thanked by 3 Members:

#888 YOYO

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 294 Bài viết:
  • 131 thanks

Gửi vào 02/08/2018 - 14:14

THẾ NÀY THÌ AI CÒN DÁM BẢO PHỤ NỮ CHỈ LÀ PHÁI YẾU NỮA NÀO

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




#889 Passado

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 34 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 02/08/2018 - 16:35

Hôm trước xem ảnh photoshop thấy xinh quá, hôm nay xem phim thấy bình thường.

#890 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 10/08/2018 - 04:52

Hồi ký của một người con gái đất Bắc tại Sài Gòn

Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng?…

Năm 1954 – 1960
Ngày ấy tôi còn bé lắm. Lênh đênh trên chuyến tàu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy người Pháp cũng đàng hoàng.. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Người hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Người Pháp trên tàu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. Tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa người di cư vào Nam. Nếu họ cứ mặc kệ thì không biết số dân Bắc có đến được miền Nam dễ dàng không…


Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tàu. Rồi xe đưa vào Sài Gòn. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội, mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu người là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.

Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo, đường Ngô Tùng Châu. Gia đình tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai Nam uýnh và xỏ xiên: “Bắc kỳ ăn cá rô cây”… Không rõ có đúng không, nhưng gia đình tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu. Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay vì gia đình tôi là nhà giáo? Tinh thần tôn sư trọng đạo đã ăn sâu trong giòng máu dân Việt? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều “thưa ông giáo”, hai điều “thưa bà giáo”…

Con đường đến trường tiểu học thật dễ thương. Ngày ấy chúng tôi đi bộ nhiều, chẳng vù vù xe máy như bây giờ. Đi bộ đến trường thật vui. Cứ tung tăng chân sáo, vừa đi vừa hái hoa bắt buớm. Ôi sao ngày đó Sài Gòn nhiều hoa bướm thế! Hai bên đường những hàng rào hoa dâm bụt đo đỏ xinh xinh. Nhìn vào trong, nhà nào cũng có vườn, cây cối xum xuê. Bướm bay la đà. Những con bướm đủ màu sắc, nhưng bướm vàng nhiều nhất. Nếu nhìn riêng thì bướm vàng không đẹp nhưng khi bay lượn giữa rừng lá xanh thì đàn bướm vàng thật duyên dáng. Chúng như một nét điểm xuyết cho bức họa hoa lá… Tôi thích nhìn bướm bay, tôi thích ngắm hoa nở. Trường học to vừa phải, lớp học đủ ánh sáng. Mỗi sáng thứ hai chào cờ, đứng nghiêm và hát quốc ca: Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi… Ừ thì thanh niên luôn được dạy dỗ là “đáp lời sông núi”.
Chúng tôi được học những bài công dân giáo dục đầu tiên và chúng đã ăn sâu mãi vào tiềm thức. Đủ biết các cụ nói uốn cây khi chúng còn non là đúng. Tuổi ngây thơ coi những lời thầy cô là khuôn vàng thước ngọc:
  • Không phá của công
  • Không xả rác ngoài đường
  • Phải nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai trên xe buýt
  • Phải dắt em bé hay cụ già qua đường
  • Phải ngả nón chào khi xe tang đi qua
  • Không gian lận. Nói dối là xấu xa…
[indent][indent]Chúng tôi đã được dậy như thế đó và chúng tôi đã làm theo như thế đó. Ôi Sài Gòn của tôi ơi, bây giờ tôi đi giữa phố phường mà lạc lõng vô cùng khi chỉ mình tôi ngả nón chào người chết hay chạy nép vào lề nhường cho xe cấp cứu đi qua![/indent][/indent]
Rồi những bài học thuộc lòng rất giản dị dễ nhớ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Hay:
Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông làng mạc ruộng đồng quê
Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng khắp trong giờ quốc sử…
Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã điểm
Đàn chim non hớn hở dắt tay về
Chín mươi ngày vui sướng ở đồng quê…


Cuộc sống sao êm đềm và thanh bình quá! Không có những cướp bóc lớn lao. Ăn cắp vặt cũng không ghê gớm. Tôi còn nhớ phơi quần áo trước nhà rất an toàn chẳng phải trông chừng…
Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng? Tôi nhớ nhiều về Lễ Quốc Khánh đầu tiên năm 1956 thì phải, đúng là lễ hội. Pháo hoa tưng bừng và người người ra đường trong hớn hở reo vui. Không chửi bới, không chà đạp, không giành đường xem lễ… Sài Gòn bấy giờ còn thênh thang lắm. Sài Gòn bấy giờ chưa đông đúc bon chen…


Ngày ấy các bà Bắc hay Trung đi chợ còn mặc áo dài. Lề thói xưa còn ăn trong nếp ấy. Ra đường là phải lịch sự. Khi lễ lạc thì phải mặc quần đen với áo dài chứ không được quần trắng vì như thế là thiếu lễ… Tôi còn nhớ một gia đình trung lưu là đã có thể thuê người làm. Đa phần người làm là các cô gái miền Trung. Đúng là quê hương em nghèo lắm ai ơi! Đất khô cằn sỏi đá đã khiến bao cô gái quê vào miền Nam giúp việc. Thuở ấy người miền Nam hay dùng từ “ở đợ”, còn người Bắc gọi là “người làm”. Các chị giúp việc thường rất trung thành và lễ phép với chủ nhà, các cô cậu con chủ nhà cũng được tôn trọng. Bà chủ thường ở nhà vì nhà nào cũng khá đông con. Ban đầu thì ba, bốn và sau thành sáu. Tôi còn nhớ lương giáo sư đệ nhị cấp tức dạy từ lớp đệ Thất đến đệ Nhất của cha tôi là 5.200 đồng, vợ được 1.200 đồng và mỗi con là 800 đồng (không hạn chế số con). Tô phở khá ngon là năm đồng. Coi như lương giáo sư là 1.040 tô phở. Lương người giúp việc là 300 đồng. Lương Bộ trưởng gấp 5 lần lương giáo sư, vào khoảng 25.000 đồng. Còn lương Đại úy thì bằng lương giáo sư. Nếu bây giờ 7.000 đồng tô phở bình dân thì lương của giáo viên cấp ba phải là 7.000.000 đ.

Hồi đó chúng tôi thi một năm hai kỳ gọi là đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt. Đề thi hoàn toàn do giáo viên (cấp tiểu học) hay giáo sư phụ trách ra đề. Hồi đó không có nạn các giáo sư hay giáo viên kéo trò về nhà dậy kèm hay bán đề thi. Đơn giản có lẽ vì đồng lương đã đủ sống nên họ không phải bán rẻ lương tâm. Cuối năm lớp Nhất thì chúng tôi phải thi bằng Tiểu Học. Sau đó thi vào đệ Thất các lớp trường công. Ai rớt thì học trường tư. Tất nhiên phải học giỏi mới thi vào được những trường công danh tiếng như Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, Chu Văn An. Những tháng ngày tiểu học với tôi là tung tăng chân sáo, là chơi nhiều hơn học, là hái hoa bắt bướm, là nhảy lò cò, là chơi giải ranh, chơi ô quan. Đúng ba tháng hè là chơi thoả thích… Ôi chơi chơi… sao mà thú vị thế! Nhớ đến tiểu học của con gái mình, tôi lại xót xa. Học quá nhiều để có thành tích cho thầy cô, cho trường lớp… và con gái tôi không bao giờ biết đến “chín mươi ngày vui sướng ở đồng quê”.

Năm 1960 – 1967
Đậu tiểu học xong tôi thi hai trường Marie Curie và Gia Long. Lẽ ra phải thi Trưng Vương mới đúng nhưng không biết sao cha tôi quyết định vậy. Những ngày đầu đi học Gia Long xúng xính đầm. Cha định cho tôi học Marie Curie nhưng phút chót lại chuyển sang Gia Long. Số tôi hên. Cô gái Bắc kỳ lạc lõng giữa rừng nữ sinh Nam kỳ mà không hề bị chia rẽ hay kỳ thị, hệt như ngày xưa, người dân Sài Gòn đã cưu mang gia đình tôi ở Cây Quéo. Từ thầy cô đến bạn bè, chẳng ai thắc mắc vì sao tôi mặc đầm.


Tôi học sinh ngữ Pháp văn. Trường có bảy lớp Anh và bảy lớp Pháp. Tôi học đệ Thất 14, lớp chót. Những năm đầu trung học tôi đi xe đưa rước của trường. Thế là hết những ngày chân sáo, hết những ngày đuổi bướm bắt hoa. Chỉ còn ngồi trong xe hiệu đoàn ngắm phố phường qua khung cửa sổ. Xe trường đưa các nữ sinh lớp sáng về nhà và trên đường đi rước các nữ sinh lớp chiều. Trong khi chờ đợi xe đến đón, tôi thường cột áo dài và trèo lên cây trứng cá trước nhà để hái trái nhâm nhi ăn chơi hay đem vào lớp cho bạn. Nghe tiếng còi xe ngoài đường thì tụt xuống xách cặp chạy ào ra. Nhà xa nên tôi bị đón sớm và về muộn. Bây giờ nhớ lại thuở cột áo leo cây thấy vui vui… khi vào trường cũng cột tà áo để nhảy lò cò. Trường Gia Long rất đẹp! Trường thật đồ sộ, bốn phía là bốn con đường. Ngày ấy chính phủ đặt tên đường có chủ đích rõ ràng. Đặt theo từng vùng các danh nhân văn võ, không đặt lộn xộn lung tung. Gia Long của tôi đã được bao quanh bởi các danh nhân văn chương như Bà Huyện Thanh Quan, Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm và Ngô Thời Nhiệm. Chính giữa trường là con đường tráng nhựa thật đẹp và chúng tôi hay gọi đùa là đường Bonard. Giờ ra chơi các nữ sinh dắt tay nhau thơ thẩn trên con đường ấy trông thật dễ thương. Rồi gia đình tôi chuyển sang Vạn Kiếp. Trước nhà có một bụi tre và đối diện là khoảng vườn mênh mông của chủ đất với những cây cau thẳng tắp .

Năm 1960 có nghe tin về “Mặt Trận Giải Phóng”… gì đó nhưng tôi chẳng quan tâm. Thứ nhất còn bé phải lo học, thứ hai mọi cái lúc bấy giờ đã được chính phủ đưa dần vào nền nếp và chiến tranh còn xa lắm. Đó là thời điểm cực thịnh của nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Ngày đó chưa có truyền hình, mới chỉ có truyền thanh. Chương trình khá phong phú. Tôi thích vừa làm toán vừa nghe nhạc. Cũng có chương trình “tuyển lựa ca sỹ” hàng tuần, nhưng phải nói đa số hát dở chứ không như các cuộc thi bây giờ, thí sinh hát khá vững.
Báo chí nở rộ, ai có tiền thì ra báo. Không cần phải là người của cơ quan chính quyền như bây giờ. Tôi mê xem báo. Tôi đói tin tức. Ngày đó có vụ thuê báo. Các em bán báo lẻ hay quầy bán báo nếu bán không hết thì cuối ngày trả lại toà soạn. Vì thế một số quầy báo có sáng kiến cho thuê báo. Người đọc thuê và trả tiền chỉ chừng phân nửa. Tất nhiên tiền đó chui vô túi chủ quầy báo và người bị thiệt hại là chủ nhân tờ báo. Gia đình tôi chỉ mua một tờ và trao đổi với nhà cậu tôi chứ không thuê. Coi như tốn tiền một mà được xem hai báo.


Báo thiếu nhi hơi ít. Báo chí đối lập được tự do hoạt động. Do đó có gì xấu xa của chế độ hay chính quyền thì những tờ báo đó vạch ra ngay. Còn những tờ thân chính phủ thì bị báo chí đối lập gọi là nâng bi. Sách thì rất nhiều, đủ các loại. Mỗi nhà xuất bản có nét đặc thù riêng. Như nói đến Lá Bối là biết ngay các loại sách về Thiền, Phật.

Văn thi sỹ nở rộ, tất nhiên cũng chia làm nhiều loại. Có những văn sỹ chuyên viết tiểu thuyết tâm lý xã hội và được các bà nội trợ bình dân hay các tiểu thương ái mộ như bà Tùng Long. Có những văn sỹ miền Bắc viết chuyện trong thời gian họ đi kháng chiến chống Pháp rất hay như Doãn Quốc Sỹ. Thời ấy thi sỹ cũng nhiều. Nào Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Hà Huyền Chi, Hoàng Anh Tuấn, Mường Mán…

Thơ văn Sài Gòn hồi ấy như trăm hoa đua nở. Đủ loại và tự do sáng tác theo cảm hứng, không phải viết theo một khuôn mẫu nào, do đó rất phong phú. Nhưng tôi lại thích đọc sách phóng tác hay dịch! (vì chưa đủ trình độ đọc nguyên tác) Mỗi lần hè về là tôi mê mẩn ngốn hàng tá truyện. Vật giá có lên nhưng chỉ chút đỉnh. Cũng chỉ mình cha đi làm còn mẹ ở nhà chăm lo con cái. Thuở tiểu học thì mẹ tôi kèm tất cả các môn. Lên Trung học thì bà không dạy được các môn khoa học nhưng Pháp văn thì vẫn tiếp tục cho đến tú tài vì ngày xưa mẹ tôi có bằng Certificat gì đó.

Cuộc sống vẫn êm đềm và khá thanh bình. Nhưng từ năm 61 thì không còn nữa. Đường đi thuờng xuyên bị đắp mô. Quốc lộ thì ít và tỉnh lộ thì nhiều hơn. Địa phương quân mỗi sáng sớm phải đi phá mô. Xong xuôi thì dân chúng mới dám đi lại. Đã có những mô nổ tung và cả chuyến xe đò tan tác. Rồi những năm sau là những lần nổ ở vũ truờng nơi quân Mỹ thường lui tới. Tất nhiên dân thường cũng vạ lây.

Tôi vẫn ngoan ngoãn với sách đèn. Chẳng hề giao du bạn trai vì cha mẹ cấm. Ngày ấy Gia Long và Trưng Vương là hai trường nữ nổi tiếng nhất. Hàng năm chỉ có một kỳ thi chọn học sinh giỏi là Trung Học Toàn Quốc. Lẽ dĩ nhiên số đậu rơi vào bốn trường lớn. Còn Lễ Hai Bà Trưng hàng năm được tổ chức khá lớn và hai nguời đẹp của Gia Long, Trưng Vương được đóng vai Hai Bà ngồi voi diễn hành.

Đề thi của mỗi môn cũng vẫn do Giáo sư môn đó phụ trách. Tôi thấy như vậy mà hay. Chẳng có gì lộn xộn xảy ra vì thời ấy không có nạn cha mẹ hối lộ Thầy cô. Mãi năm tôi học đệ nhất thì thi chung toàn khối và đã có rắc rối. Chẳng hạn đề thi triết đệ nhất lục cá nguyệt là của cô Lan dạy chúng tôi thì lớp chúng tôi làm được còn các lớp khác thì không. Hồi đó bậc Trung Học chúng tôi phải thi tổng cộng: Trung Học (hết lớp đệ tứ) Tú tài 1 (hết lớp đệ nhị) và Tú tài 2 (hết lớp đệ nhất). Nhiều bạn sau khi có bằng Trung Học thì đi làm. Có thể chọn nghề thư ký. Sau Tú tài một, rụng bớt một số bạn. Sau Tú hai rụng một số. Số học giỏi và có điều kiện thì tiếp tục con đường đại học.

Đề thi đại học do các trường tự phụ trách. Ngày thi lệch nhau. Trường nào cũng công bố danh sách thi đậu chính thức và dự bị. Do đó tôi cảm thấy rất trật tự nề nếp chứ không lộn xộn như bây giờ. Nếu gọi danh sách chính thức mà thiếu thì truờng gọi đến dự bị. Đơn giản vậy thôi. Nhưng có lẽ hồi đó vấn đề hối lộ, bán đề thi không kinh khủng để đến nỗi Bộ Giáo Dục phải xen vào ra đề chung như bây giờ. Lại cũng do vấn đề tiền lương. Khi đồng lương không đủ sống thì tư cách con người suy giảm.

Đường phố Sài Gòn của những năm 63 vẫn còn xe Mobylette và dễ thương ngộ nghĩnh là Velo solex. Chiếc xe xinh xắn nhưng có cái bầu to phía trước. Nữ sinh thường đi xe này. Khi chạy xe, tà áo dài phía sau phồng lên trông rất vui. Nhưng đa số học sinh vẫn đi xe đạp. Số xe máy rất ít. Và vì thế đường phố Sài Gòn vẫn khá thênh thang. Năm đệ tam thì tôi không đi xe đưa rước nữa mà chuyển qua xe đạp. Cũng khá xa mà sao hồi đó chúng tôi không thấy gì. Chả như bây giờ sân trường cứ tràn ngập xe máy mà lại còn xe phân khối lớn.

Năm tôi học đệ tứ thì xảy ra vụ Phật Giáo. Sau đó nền Đệ nhất Cộng Hoà sụp đổ. Tôi không ghét ông Diệm nhưng tôi ghét bà Nhu. Vì tính tình xấc xược của bà. Nhưng phải nói hồi đó với tôi, xã hội tương đối ổn định, trật tự nề nếp. Dù ông Nhu có lập Đảng Cần Lao nhưng không ép buộc lộ liễu. Họ cũng gợi ý nhưng không vào thì thôi. Cũng chẳng vì thế mà bị “đì” sói trán. Hay trong ngành giáo dục của cha tôi, người ta không trắng trợn? Tôi chỉ biết nếu học giỏi là được học bổng, không bị phân chia lý lịch gì cả.


Sau 63, các trường có Ban Đại diện. Ngày đó tôi không chú ý lắm các thành phần ứng cử. Nhưng sau này, các anh chị lớn nói rằng, học sinh sinh viên giỏi thường bù đầu với việc học, ít tham gia các hoạt động trên. Do đó phe miền Bắc cài người vào nằm vùng ở hầu hết Ban đại diện các trường. Họ được huấn luyện kỹ nên ăn nói hoạt bát. Còn học sinh giỏi thì không có thời gian luyện khoa ăn nói. Sài Gòn của tôi sau những ngày đấu tranh sôi nổi, sau những biểu tình, sau vụ tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức… lại êm ả trở lại. Nhưng không như xưa vì liên tiếp các đột biến về chính trị. Cuộc chỉnh lý của Tuớng Nguyễn Khánh rồi chẳng bao lâu đến phiên của Tướng Thiệu và Tướng Kỳ.

Tôi chỉ biết học và không chú ý đến những việc khác. Liên tiếp hai năm thi tú tài một và hai đã ngốn tất cả quỹ thời gian. Nhưng tôi chỉ nhớ Tú tài một, chuơng trình đã bị cắt giảm vì chiến tranh. Cũng từ năm 1965, quân Mỹ đổ vào đông và đã gây xáo trộn. Lính Mỹ lấy vợ Việt. Đa số là các cô gái nhảy, thời đó gọi là cave hay cả các cô xuất thân là người giúp việc. Me Mỹ là tên dân chúng gọi cho những cô này. Nội cái tên gọi đã nói lên sự khinh rẻ của dân chúng dành cho những cô gái ấy. Nghĩ cũng đáng thương. Nhưng cũng chính những đồng đô la mà các cô me Mỹ tiêu vô tội vạ đã làm vật giá Sài Gòn tăng cao. Người làm của chúng tôi lấy Mỹ và đổi đời.

Cuộc sống của giới trung lưu như giáo sư bắt đầu lao đao. Giáo sư nào dạy tư thêm thì còn đỡ. Gia đình tôi hạn chế mọi chi tiêu vì cha không dạy tư và yêu cầu mẹ phải ở nhà chăm sóc việc học của các con. Ai có thời gian để gửi thư tình tự, ai có lúc lang thang quán ăn hàng, còn tôi thì không, cắm đầu cắm cổ học, đi học xong là về nhà ngay. Ngày đó chúng tôi, gồm chị tôi và tôi đều học Gia Long nên không có vụ bạn trai nào dám đến nhà. Chúng tôi cũng chẳng học tư nhiều. Mà học tư vào những năm thi thì cũng né con trai tối đa. Lệnh cha mẹ phải chấp hành nghiêm chỉnh. Thậm chí sau này chị tôi học dược cũng vẫn không hề có một tên “masculin” nào dám đến nhà!

Tôi thích con gái đi học bằng xe đạp và nón lá nghiêng nghiêng. Từng vòng xe quay chầm chậm nhỏ bé. Áo dài ngày đó mặc rất kín đáo. Chúng tôi bắt buộc phải có áo lá bên trong. Và các bà giám thị luôn coi chừng nhắc nhở những nàng mặc áo quá chít eo, những nàng khua giày cao lộp cộp. Chúng tôi đi sandalh, rất dễ thương. Tôi không thích học trò quá điệu, áo thật eo hay guốc cao. Mà thật kỳ, đa số mấy cô điệu thường học kém và có bồ sớm. Các cô giỏi thì ngược lại. Nhưng cũng có cá biệt. Tôi còn nhớ ngày đó cô bạn ban B, Kim Dung rất xinh học giỏi được chọn làm Tây Thi trong vở kịch cuối năm chẳng điệu gì cả. Riêng lớp tôi thì chỉ có vài chị điệu và tất nhiên học dở, có bồ sớm.

Năm tôi thi tú tài, chỉ còn viết và bỏ vấn đáp. Chứ trước kia, một số môn phải thi viết và vấn đáp (còn gọi là oral).Tôi đậu tú tài cao và được trường thưởng hai chữ Gia Long quyện vào nhau bằng vàng 18. Những năm sau, trường đổi lại là hoa mai vàng. Đó cũng là phù hiệu của Gia Long. Tôi mê Y khoa và ghét duợc! Tôi thích là bác sỹ để chữa bịnh cho trẻ em và tự nhủ sẽ chữa miễn phí cho em nào mắc bệnh sài uốn ván. Tất cả chỉ vì tôi mất một đứa em trai vì bệnh này. Còn Dược khoa, chẳng hiểu sao tôi ghét nữa. Tôi nói rằng học dược, ra bán thuốc ngồi đếm từng đồng xu leng keng! Chính vì thế sau này có một dược sỹ đại uý theo, tôi đặt tên anh ta là “đại uý leng keng”! Nhưng nghề chọn người chứ người không chọn được nghề. Tôi thi rớt dù học giỏi. Năm đó đề thi y khoa bắt đầu có câu hỏi tổng quát, hỏi về những kiến thức xã hội chung quanh. Tôi học chăm quá nên vào phòng thi bị đuối sức, quỵ ngã .

Năm 1967 – 1971
Tôi ghi danh Khoa Học, Chứng chỉ Lý Hoá Vạn Vật tức SPCN (Science-Physique-Chimie-Natur el). Nơi đây quy tụ nhiều người đẹp nhất Khoa học vì sinh viên xuất thân ban A. Còn chứng chỉ MGB hay MGP thì ít con gái hơn…
Chương trình học khá nặng. Buổi sáng thực tập đủ năm môn và chiều học lý thuyết. Tôi thích thực tập thực vật hơn các môn kia. Cắt ngang hoa dâm bụt hay lá gì đó xem được cấu trúc của nó duới kinh hiển vi rất đẹp. Tôi không thích thực tập địa chất. Toàn những mẩu đá vô tri giác. Tôi cũng không thích lý với những bài dây điện loằng ngoằng.Thực tập động vật tuy sợ nhưng cũng thích. Mổ con vật ra và xem cơ thể bên trong rất thú vị. Chính ở đây là những mảnh tình trong sân trường đại học, vì có cơ hội tiếp xúc bạn trai. Chứ những ngày Gia Long hết đi xe hiệu đoàn đến xe đạp và mê học quá chừng đâu chú ý ai.


Năm đầu tiên đại học tôi chứng kiến vụ tết Mậu Thân. Sáng sớm nghe nổ mà ngỡ tiếng pháo. Khi nghe tin Sài Gòn bị tấn công, tôi bàng hoàng. Trời, thủ đô? Mấy ngày sau từ nhà nhìn về phía Gò Vấp thấy trực thăng thả rocket từng chùm. Lần đầu tiên cô bé nữ sinh chứng kiến tận mắt chiến tranh dù chỉ là một phần nhỏ. Thực ra trước đó có những lần các quán bar bị đặt mìn nổ, xác người tung toé. Sau những ngày kinh hoàng, Sài Gòn của tôi lại như cũ.

(ST)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 10/08/2018 - 04:55


#891 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/08/2018 - 20:55

Nếu bây giờ 7.000 đồng tô phở bình dân thì lương của giáo viên cấp ba phải là 7.000.000 đ.

-------------
bgio 1 tô phở là 30.000đ vậy lương giáo viên phải là 30.000.000đ thì may ra nền giáo dục sẽ khởi sắc?
Ngày trước, thầy dạy văn có nói: lương tôi trước 75 mua dc 1 cây vàng 1 tháng, vợ con tôi ở nhà nội trợ. Sau 75 tôi đi dạy lương chỉ đủ ăn sáng hút thuốc... nên vợ tôi phải bán hủ tíu để nuôi tôi và con!

Thanked by 5 Members:

#892 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/10/2018 - 20:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đức Bích Phạm, on 09/04/2018 - 14:02, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thời ấy, những năm đầu khởi chiến, mọi thứ còn hoang mộng. Cả thảy một tình yêu nước nồng nàn, toàn dân một tình cảm ngây thơ trước những mưu đồ chính trị. Sinh hoạt xã hội, ý thức hệ đối kháng, chưa từng cay nghiệt như tháng ngày nội chiến về sau. Thưở ấy, ảnh hưởng một nền văn hóa cũ hãy còn. Văn thơ, là Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo của Tự Lực văn đoàn, là Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính... âm nhạc với Thiên Thai, Suối Mơ, Giọt Mưa Thu, Trăng mờ bên suối, Trương Chi...

Cách sống văn hoa lãng mạn của một lối sống trí thức tiểu tư sản hãy còn in đậm. Những cụm từ ngày nay đã trở nên sáo mòn cũ rích, nhưng buổi ấy là những “thanh âm” gợi cảm, gây mê cho bao thanh niên nam nữ trên đường trường chinh, những “Chiều biên khu, trấn thủ lưu đồn, sương biên thùy, chinh phu, chiến bào, sơn khê…”

Thấp thoáng dưới ánh trăng thôn dã là những bản nhạc chép tay chuyền cho nhau, Dư âm, Nụ cười sơn cước. Tiếng hát Sông Lô. Cung Đàn Xưa, Làng Tôi…Những thơ, Tây Tiến, Đôi Bờ..Và, đã có Màu Tím Hoa Sim.

Quê tôi, nơi tôi chào đời, làng Văn An, những đồi nương thuở ấy hãy còn man mác rừng nối rừng sim. Hữu Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim, đã bồng bềnh hình bóng, đã vang động rất xa tình thơ trong tôi. Một sưởi ấm xanh lơ.

Bây giờ ông đang trước mặt. Với ly cà phê đen.bữa nay tôi có cái để mà Nhớ Lại, để được Ngắm Nhìn. Hữu Loan, Ông từ đâu tới!


***


Cùng một bàn. Những tách cà phê đã vơi. Sắp mời ông đi tiệc tùng buổi trưa đây. Nhưng cuộc trò chuyện càng lúc càng gần gũi hơn, dù ông chỉ lắng nghe, ít phát biểu. Ít cả nụ cười. Ông được đón tiếp nồng hậu. Bùi Giáng khinh bạc nhưng rất mực yêu mến những tài năng, từng rất mê đắm Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà. Lúc này, Bùi Giáng nhìn Hữu Loan một cái nhìn trôi nổi, một ánh mắt có thể gọi là thơ dại, trong ngần như ánh trăng.

Thường khi ngồi uống rượu hay cà phê cùng anh em Bùi Giáng chỉ ngồi một lúc rồi đứng dậy đi nghêu ngao, ra đường chặn xe cộ, đùa chơi. Có khi biến mất luôn chẳng chào chia tay một ai. Hôm nay, Sáu Giáng ngồi rất lâu. Bùi Trung Niên Thy Sỹ một thời trẻ chăn dê nơi núi đồi Quảng Nam, là rất đắm đuối với “Lá hoa cồn”, cùng “Đồi sim trái chin”.

Trò chuyện với Hữu Loan, mến ông là một người khá hiểu biết về văn chương, học thuật. Dễ là chốn tri âm, tương phùng. Có thể do ông là người có học hành tử tế, trưởng thành vào thời kỳ nước nhà còn lưu giữ những nền móng đạo lý, những thứ vốn văn hóa quý hiếm của giống nòi.

Gặp ông, ngoài những chia nhau nỗi oan giữa đời, còn là một điều khá thú vị, vì chúng tôi có một cái thói, rất “thoái trào” trong thời đại “cơm áo gạo tiền”, là lúc chung trà chén rượu cùng nhau, chỉ rặt bàn luận văn chương, triết học, âm nhạc nghệ thuật.



***


Một ngày gặp gỡ. Bữa trưa uống một trận bia. Chiều đưa ông thăm chơi đó đây. Buổi tối ghé một quán vườn, rất đông anh em. Sáng hôm sau ông ghé tôi. Chúng tôi cùng uống cà phê, ăn sáng. Nhà tôi ngay đường Nguyễn Huệ nên nhà hàng Givral cũng gần. Xem thực đơn, ông nói, “Tôi không biết gọi gì, anh gọi dùm”.

Tôi gọi cho ông ly cà phê sữa, bánh mì vuông, một đĩa thịt nguội, patê, xúc xích. Lúc này chúng tôi cũng đang túng thiếu, nhưng tiếp ống phải “bề thế” tí chút. Chẳng lẽ mấy mươi năm ông nhai củ mì ngoài Bắc, giờ này tôi mời ông mấy củ khoai lang trộn bo bo!

Tôi nhường ông ngồi ghế bên trong, nhìn ra đường, quang cảnh góc đại lộ Lê Lợi và Tự Do. “Sài-gòn nó to rộng thế đấy”. Bên kia là Continental khách sạn thuộc loại cổ nhất Sài-gòn, nhà Hát Tây [tòa nhà Hạ nghị viện thời Cộng Hòa], khách sạn Caravelle. Ông mãi nhìn cảnh đẹp bên ngoài, lại nhìn đĩa thịt nguội. Chừng không muốn ăn. Tôi giục ông ăn chút gì kẻo đói bụng. Ông nói:

“Anh cho tôi nhìn một hồi đã. Bao nhiêu năm tôi mới thấy cái món lạ lùng này”.

Ông ăn một cách khó khăn. Chừng từ lâu không quen với dao nĩa. Tôi gọi một đĩa tương tự rồi bốc mà ăn, ý hô hào ông cùng bốc mà ăn.

Nhìn ông, tôi lại nhớ nước mắt của ông buổi sáng hôm qua. Lúc trò chuyện, tôi nói nhỏ với Thúy V. “Em nên ngâm bài Màu Tím Hoa Sim của chính Hữu Loan để tặng ông”..

Trong quán có cây đàn ghi-ta. Vũ D. đệm đàn. Tô Kiều Ngân rút cây sáo trúc “nhà nghề”, dìu giọng người ngâm thơ. Giọng Thúy V. mượt mà, khá trử tình. Nghe ngâm thơ của mình, từ mấy mươi năm bị chế độ cấm hát trên đất Bắc, Hữu Loan ngậm ngùi. Bất ngờ ông bật tiếng khóc.

Khuôn mặt như một phiến đá chỗ lòng suối cạn. Khó lòng thấm nước. Nhưng những hạt trong vắt cứ trôi xuống má. Ông có vẻ sờ soạng. Một bàn tay thò vào túi. Không có gì.. Hai bàn tay thô tháp chỉ run run, ông kéo cái chéo áo ka-ki màu chàm, vải nhám, chừng cũng bẩn do mặc lâu ngày, đưa lên lau nước mắt.

Từ rất lâu, ông không có khăn tay. Nghe rằng lúc đẽo đá, những khi lao động cực nhọc, ông chỉ có một tấm áo cũ, rách không còn dùng được nữa, giờ dùng làm tấm khăn quàng vai, để lau “cái suối mồ hôi thân mình”.

Những giọt nước mắt hiếm hoi ấy, là của ai vậy?

Của một người yêu nước, từng tham gia cách mạng rât sớm. Mặt trận Bình dân 1936. Phong trào Việt Minh từ 1943. Là Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn, tháng 8-1945. Rồi, Ủy viên văn hóa tỉnh Thanh Hóa. Là, anh bộ đội trong Đại đoàn 304. Về Hà Nội 1954, đất nước tuy chia đôi, nhưng buổi ấy là thời ngưng tiếng súng đôi bên, Hữu Loan lại cầm but, tại báo Văn Nghệ.

Là ai khóc vậy? Là tác giả một bài thơ khá nổi tiếng. Ngay trên đất Bắc, nơi tác giả của nó đang dâng cả một đời mình cho đất nước, đang tận tụy phục vụ, thì bài thơ ấy bị cấm hát, cấm lưu hành dưới bất cứ hình thức nào. Lý do, một tác phẩm tiêu cực, ủy mị, thiếu tính chiến đấu, chẳng Hồng không Chuyên.

Lại lạ lùng, ngay tại Miền Nam Cộng Hòa, đất thù của phương Bắc, bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc qua nhiều tựa đề khác nhau, năm này tháng khác, đã hàng triệu người nghe. Dzũng Chinh [Những đồi hoa sim], Phạm Duy [Áo anh sứt chỉ đường tà], Anh Bằng [Chuyện hoa sim]. Duy Khánh - Song Ngọc [Màu tím hoa sim], Thu Hồ [Tím cả rừng chiều]…

Lịch sử, Người nước tôi, như tự sơ nguyên đã cài lắp những triền miên nội tình thù nghịch lẫn nhau, chẳng phép màu nào có thể hòa/hóa giải. Cho tới nay, vẫn là một chờ đợi khó khăn: “Giờ phán xét cuối cùng”.

Nhân văn – Giai phẩm. Nhà thơ Hữu Loan qua đời vào trung tuần tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 94 tuổi. Phùng Quán ra đi ngày 22 tháng 1 năm 1995. Trần Dần mất ngày 17 tháng 1 năm 1997. Cùng những ngày của mùa xuân. Phan Khôi, Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, và nhiều nữa...những thành phần trụ cột của Phong trào “Đi Tìm tự do tư tưởng, đòi hỏi nhân quyền”, là đỉnh cao của văn hóa, cội nguồn, nay đã ra người thiên cổ.

Thiên cổ, là Bên Kia của hiện thực bên này ư? Bên kia, ai có nhớ về. Hoài niệm, bảo tôi nghĩ và viết những dòng này.

Cung Tích Biền

=====================
Xin được chép lại bài thơ:

Màu tím Hoa sim - Hữu Loan

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...

(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh) - Nguyễn Hữu Loan


Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN,
tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"
Hữu Loan
++++++++
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.
Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới.Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.
Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ” Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chổ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..
Có lần tôi kể chuyện ” bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ… Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi …..Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì. Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:- Thầy có thích ăn sim không ?- Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ ...
Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.- Thầy ăn đi.Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:-Ngọt quá.Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế! Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì….tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo! Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó … Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …
Chín năm sau, tôi trở lại nhà…Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em , hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi. Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp….Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ” soạn kịch bản”.
Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ” yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”. Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.
Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn …
Dường như càng kềm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.
Đó là bài thơ Màu Tím Hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim… Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”
Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!
Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cạn. Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng….Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông …
Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là ph.... đ..... Tôi ph.... đ.... ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày. Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo. Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi, cho người hại tôi …
Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Lần đó tên công an mật nói thật với tôi là nó được giao lệnh giết tôi, nhưng nó sinh ở Yên Mô, thường đem bài Yên Mô của tôi nói về tỉnh Yên Bình quê nó ra đọc cho đỡ nhớ, vì vậy nó không nỡ giết tôi. Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956 , khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!
Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học , lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.
Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước. Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chổ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.
Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi .... Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách. Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta. Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói. Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa! Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.
Năm 1988, tôi ” tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự. Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan. Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán.
Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh blog.

Thanked by 2 Members:

#893 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 24/10/2018 - 07:03

Đừng hiểu lầm câu: ''Phật Tại Tâm''

Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh
hay tìm hiểu giáo lý. Thật sự thì đây chỉ là lí do cho sự lười tu chứ chả phải Phật
tại tâm nào ở đây cả !

- Câu "Phật tại tâm" không sai, bản thân câu này đã nói lên toàn bộ giáo lý kinh
điển của nhà Phật. Tâm chúng ta vốn dĩ đã có Phật rồi hay còn gọi là Phật tánh. Đức

Bổn SưThích Ca từng nói "ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành" để chỉ
cho việc mỗi người trong chúng ta đã là một vị Phật, chỉ cần tinh tấn tu hành rồi sẽ có
ngày đạt được Phật quả. Chính vì vậy nên thay vì đi tìm cầu một ông Phật bên ngoài thì
hãy quay trở lại cái tâm của mình.

Về mặt ý nghĩa thì là như vậy tuy nhiên chúng ta cũng cần nhớ rằng, tâm chúng ta
cũng là một cái túi rác khổng lồ huân tập bao nghiệp xấu ác tham, sân, si từ vô
lượng kiếp.
Rác nhiều đến mức che lấp luôn ông Phật trong tâm, ví như viên kim
cương rơi xuống
hầm phân thì dù kim cương có sáng đến đâu cũng bị phân che lấp.


Việc đi chùa, lễ bái, tụng kinh, tìm hiểu giáo pháp chính là để "dẹp rác, hốt phân".
Chỉ có sự tu tập mới tạo ra đủ sức mạnh giúp chúng ta tìm lại được ông Phật trong
tâm, còn bằng không thì câu nói "Phật tại tâm" cũng chỉ là lời ngụy biện cho những
người lười tu nhưng tưởng mình là Phật mà thôi.


(ST)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 24/10/2018 - 07:06


Thanked by 4 Members:

#894 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 05/11/2018 - 04:27

Trong cuộc đời này, người bạn suốt đời mắc nợ… chính là Mẹ

Ở 1 miền quê hẻo lánh, nơi đó có người phụ nữ sống 1 mình dù bụng mang dạ chửa.

Vào 1 đêm giông bão chị ta đau bụng dữ dội và hiểu mình sắp sanh. Cô ta quyết
định đi xuống thành phố ở khá xa. Để đến thành phố cô ta phải đi qua 1 chiếc cầu
nhỏ. Khi đi tới giữa cầu cô ấy đau đến mức không thể đi nữa. Và cô ấy quyết định
luồn xuống gầm cầu và cô ta hạ sinh con mình ở đó. Sáng hôm sau 1 người phụ
nữ khác đang chạy xe qua cầu thì xe bỗng dưng chết máy, khi xuống xe kiểm tra thì
cô nghe tiếng khóc nhỏ vang lên đâu đó. Cô ta xuống dưới chân cầu và phát hiện 1
đứa bé được quấn trong những lớp quần áo dày của người mẹ đã chết vì lạnh và
không có 1 mảnh áo che thân.


Người phụ nữ tốt bụng ấy đem đứa bé về nuôi. Sau này vào sinh nhật lần thứ 10
của nó, cô đã kể cho đứa bé câu chuyện đó. Những tưởng đứa bé sẽ khóc sướt
mướt nhưng không, đứa bé chỉ yêu cầu cô dẫn nó tới mộ người mẹ quá cố. Dù trời
đang vào mùa đông lạnh giá cô vẫn chở đứa bé đi.


Đến nơi đứa bé bảo cô để nó được ở bên mộ mẹ một mình. Cô liền đi ra xa nhưng
cô vẫn để mắt tới đứa bé. Đứa bé đứng trước mộ mẹ nó, lần lượt cởi từng lớp áo
khoác của mình ra. Cô nghĩ: “Chắc nó không cởi hết đâu trời đang lạnh thế này
mà”. Thế nhưng cậu bé cởi hết quần áo trên người ra đến khi không còn mặc gì
nữa. Cô hốt hoảng chạy đến ôm nó, đứa bé vùng ra bật khóc nức nở và ôm mộ mẹ
nó mà hỏi: “Mẹ ơi! Bây giờ con có lạnh như mẹ lúc đó không?”…


(ST)
[/indent]

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 05/11/2018 - 04:29


Thanked by 3 Members:

#895 kiemkhach13

    Chấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4881 Bài viết:
  • 16422 thanks

Gửi vào 11/11/2018 - 21:38

Nhận được thông tin có người định nhảy cầu tự tử anh cảnh sát đến rồi hỏi:
- Mày thua bóng nhưng còn con SH đó đem bán mẹ đi làm con lô đã , biết đâu gỡ lại, giờ mới 3h mà. Sau 6h30’ chưa biết ai giàu hơn ai đâu !
Hắn méo mó buông bớt 1 tay :
-Không phải thua tiền banh bóng anh ơi. Con bồ em đã quen 10 năm nay nó vừa lấy chồng hôm nay rồi
Cảnh sát :
- Đậu phộng mày ! Mày ngủ free với vợ thằng đấy 10 năm nay, lời mẹ nó rồi còn không đi ăn mừng sao còn đòi chết
.....
- Anh kéo em lên với! Chiều anh xong ca em mời nhậu nha.
ĐỜI... CHỈ KHÁC NHAU CÁCH NGHĨ
Thay đổi tư duy giúp mình yêu đời, yêu người, yêu công việc hơn. Và quan trọng... bất cứ việc gì xảy ra cũng có lí do của nó, quan trọng là cách mình nhìn nhận và thay đổi như thế nào???

Kiếm khách 13 ..

#896 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 06/12/2018 - 14:47

Ô ko bít ở đây có góc giãn mày giãn mặt, vô đây zui zẻ chút xíu hehe, mất công mở cái topic dở hơi quá.

Ông chồng từ office về nhà, nhìn thấy vợ nói : Nếu có ai gọi thì bảo anh ra ngoài rồi nhé!
một lát sau, chuông điện thoại reo. vợ cầm máy nghe và nói: Chồng em đang ở nhà.
Chồng nghe thấy tức điên: Đồ con lừa, đã bảo là tôi không có nhà???
Vợ che ống nghe lại nói với chồng: Điện thoại gọi cho tôi, không phải cho anh!!!!

Thanked by 1 Member:

#897 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 07/12/2018 - 07:38

CIA huấn luyện tuyển mộ nhân viên, sau quá trình thử thách, 3 nhân viên cuối cùng có năng lực xuất chúng như nhau được đưa vào để làm bài test cuối cùng trước khi giao nhiệm vụ. Bài test là đưa mỗi người một khẩu súng, vào một căn phòng kín có vợ mình ở đó và được lệnh giết vợ.
Người thứ nhât: từ chối nhiệm vụ
người thứ hai: Vào nhìn vợ rất thương, nói chuyện nửa tiếng rồi khóc quay ra trả súng cho CIA, nói tôi không thể giết nàng.
Người thứ 3: Vào, bên ngoài nghe tiếng khóc, gào thét, đập phá hồi lâu rồi lịm dần nhưng không nghe tiếng súng.
Lát sau người thứ 3 quay ra, chửi đám CIA: Mẹ chúng mày, tại sao đưa t*o khẩu súng không có đạn? làm t*o phải dùng ghế!!!
..... Deephorizon tôi qua câu truyện trên cá là 1/3 đàn ông trên thế gian này có ước muốn dùng "ghế"

Sửa bởi deephorizon: 07/12/2018 - 07:43


Thanked by 1 Member:

#898 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 07/12/2018 - 15:02

Một gã do thái sống dưới thời sô viết bị bắt đi lính. Vợ ở nhà viết thư cho chồng:
- anh ơi, anh đi vườn đất không ai cày hoang hóa hết rồi, lấy gì sống đây?
gã liền viêt thư cho vợ: Không được cày, ngoài vườn anh dấu súng và mìn rất nhiều.
Đám an ninh KGB luôn đọc trộm thư liền tới nhà mang cuốc xẻng máy dò minh đào tung vườn đất nhà anh ta lên, rốt cuộc không tìm thấy gì.
Vợ gã hoảng quá liền viết thư: anh ơi đám an ninh mang cuốc xẻng cày nát vườn nhà mình rồi, em phải làm sao?
Gã viết thư trả lời: Giờ thì trồng khoai tây đi!

Thanked by 2 Members:

#899 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 08/12/2018 - 14:48

Hai ngươi bạn trẻ nói chuyện với nhau:
A. Này cậu sẽ nói gì khi cậu gặp một người phụ nứ mà luôn luôn tha thứ cho cậu về mọi chuyện, có một trái tim nhân hậu, diu dàng và trên tất cả là nấu ăn rất ngon?
B. (Trả lời ko ngần ngại) : Hi Mom.

Sửa bởi deephorizon: 08/12/2018 - 14:50


#900 deephorizon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 400 Bài viết:
  • 504 thanks

Gửi vào 10/12/2018 - 08:50

Một người đàn ông đang chết vì bệnh cúm. Ngồi cạnh giường là bác sĩ.
Người đàn ông nói với bác sĩ: Tôi sẽ đưa bác sĩ 10 ngàn đô nếu bác sĩ viết vào giấy chứng tử là tôi chết vì bệnh AIDS.
Bác sĩ: Tại sao vậy?
người đàn ông: Là vì AIDS là căn bệnh thế kỷ, sẽ không có một người đàn ông nào dám động vào con điếm đó là vợ tôi, thứ nữa là thằng John, đứa đã ngủ với vợ tôi suốt năm năm qua, sẽ tự sát.
.......






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |