Jump to content

Advertisements




Góc thư giãn,


987 replies to this topic

#871 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 07/04/2018 - 13:58

NGHỀ GIÁO THỜI BAO CẤP

Cách đây nhiều năm, cô giáo Kiều sau khi đi họp ở sở về khoe:
- Họp suốt ngày vậy chứ chỉ nhớ được một câu. Mà câu này học từ đồng nghiệp lúc ngồi tán dóc...
Mọi người háo hức:
- Học được gì dzậy?
Cô Kiều thong thả:
- Nghề giáo có 5 cái lờ đờ .


Thứ nhất: Sáng dậy là lật đật. Các ngành nghề khác 7 giờ, thậm chí 8 giờ mới làm việc. Vào cơ quan tà tà uống cà phê, có khi 9 giờ rưỡi mới động tay động chưn.
Thưa hai: Nghề giáo 6g45 đã phải có mặt ở trường, từ 7 giờ đã lục đục (chửi rủa, la hét, khuyên bảo, giảng dạy và... bó tay) với học trò tới trưa, có lúc lấn qua buổi chiều với những môn chính.
Thứ ba:Buổi nào, dù chính khóa hay thêm giờ ra khỏi lớp, thầy cô lảo đảo vì vừa mệt, vừa đói.
Thứ tư: Vậy mà Tết đến, thầy cô lại lao đao với tiền thưởng Tết chỉ đủ ăn 2 tô phở VIP (25.000đ/tô),
Thứ năm: để rồi những ngày Tết, “vắt chân lên... trán” khóc thầm cho số kiếp mình sao quá lận đận...

Cả nhóm giáo viên nghe xong vỗ tay bôm bốp, nhưng rồi khi tan hàng, ai về nhà nấy, tất cả những nhà giáo chân chính nhớ lại và thấy lòng mình... chùng xuống!!!

(ST)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 07/04/2018 - 14:05


Thanked by 3 Members:

#872 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/04/2018 - 20:04

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tiến sĩ Mỹ tiết lộ ‘công thức vàng’ để tính tuổi thọ: Hãy tính xem bạn có thể sống bao lâu?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



GD&TĐ - Làm thế nào để biết chúng ta có thể sống được bao lâu? Theo nghiên cứu của tiến sĩ Mỹ, có 6 yếu tố quyết định phần lớn tuổi thọ của bạn. Hãy thử xem công thức để biết tuổi của bạn.



Theo chuyên gia Tâm lý, tiến sĩ Diana S Woodruff – Pak, khoa Thần kinh, Đại học Temple ở Philadelphia (Mỹ), sau hàng chục năm nghiên cứu về người già và tuổi thọ đã tổng hợp ra công thức tính tuổi thọ của mỗi người dựa trên những thói quen và đặc điểm của họ.
Bài trắc nghiệm này giống như một chiếc máy tính có công thức, bạn muốn thử tính tuổi thọ của mình thì nên dùng giấy bút ghi chép cẩn thận theo hướng dẫn chi tiết sau đây.
Xin lưu ý rằng khi mỗi câu hỏi được trả lời, số điểm sẽ được cộng hoặc trừ đi cho phù hợp và kết quả cuối cùng chính là câu trả lời. Đừng quên sử dụng số tuổi ban đầu của bạn để tính, nếu mục nào không liên quan, thì bỏ qua.
Hãy bắt đầu với bước thứ nhất:
Hãy bỏ ra 5 giây để tìm ra “tuổi thọ cơ bản” của bạn (tuổi thọ này là cơ bản, chưa bao gồm các yếu tố thói quen sinh hoạt cũng như chất lượng chăm sóc sức khỏe cao hay thấp của bạn).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bước thứ hai:
Sau khi bạn xem bảng tính tuổi thọ trung bình cơ bản ở trên, lấy ra con số tuổi thọ của mình làm chuẩn. Ví dụ bạn là nam giới, bạn đang trong độ tuổi 30-39, thì số tuổi chuẩn của bạn là 74.
Tiếp theo, bạn bắt đầu tính tuổi của mình dựa trên thói quen và đặc điểm riêng của cá nhân theo các câu hỏi ở 6 hạng mục dưới đây, bao gồm: Thói quen sinh hoạt, trạng thái tâm lý tinh thần, tình trạng hôn nhân, tình hình công việc, điều kiện môi trường sống và yếu tố di truyền.
Hãy tính thật chuẩn dựa trên việc trả lời câu hỏi một cách nghiêm túc.
1. Thói quen sinh hoạt
Tập thể dục 3 lần một tuần: Cộng 3 tuổi
Thích ăn trái cây và rau của quả thường xuyên: Cộng 2 tuổi
Nuôi thú cưng, con vật trong nhà: Cộng 1 tuổi
Hút thuốc nhiều hơn 2 gói/ngày: Trừ 12 tuổi
Hút thuốc 1 ~ 2 gói/ngày: Trừ 7 tuổi
Hút thuốc 20 điếu hoặc ít hơn mỗi ngày: Trừ 2 tuổi
Ngủ quá 10 tiếng hoặc ít hơn 5 tiếng/ngày: Trừ 2 tuổi
Béo phì: Trừ 2 tuổi
Tư thế đứng/ngồi sai cách: Trừ 2 tuổi
Đã có bệnh mãn tính hoặc thường xuyên mắc các bệnh nhẹ: Trừ 5 tuổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tập thể dục 3 lần một tuần: Cộng 3 tuổi (Ảnh minh họa)
2. Trạng thái tinh thần, tâm lý
Hầu hết thời gian đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng: Cộng 2 tuổi
Lạc quan: Cộng 1 đến 3 tuổi
Có những người bạn để chia sẻ khó khăn, vui buồn: Cộng 1 tuổi
Theo đuổi tín ngưỡng một cách kiên định: Cộng 7 tuổi
Tự ti: Trừ 4 tuổi
Cố chấp: Trừ 2 tuổi
Ưa mạo hiểm (chẳng hạn như đi xe phân khối lớn): Trừ 2 tuổi
Trầm cảm: Trừ 1-3 tuổi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hầu hết thời gian đều cảm thấy hạnh phúc và hài lòng: Cộng 2 tuổi (Ảnh minh họa)
3. Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn: Cộng 1 tuổi
Nam giới đã ly hôn và sống một mình: Trừ 9 tuổi
Phụ nữ đã ly hôn và sống một mình: Trừ 5 tuổi
Phụ nữ không sinh con hoặc không có con sau tuổi 40: Trừ 0,5 tuổi.
4. Tình trạng nghề nghiệp
Nhà nghiên cứu chuyên nghiệp: Cộng 1,5 tuổi
60 tuổi vẫn đang làm việc: Cộng 2 tuổi
65 tuổi vẫn đang làm việc: Cộng 3 tuổi
Làm việc ở thành phố lớn (hoặc dành phần lớn thời gian sống của cuộc đời sống ở thành phố lớn): Trừ 1 tuổi
Làm việc ở các thị trấn ngoại thành, nông thôn (hoặc dành phần lớn thời gian sống ở đây): Cộng 1 tuổi
5. Môi trường, điều kiện sống
Sống ở khu vực thoáng đãng, có tầm nhìn rộng mở, không khí trong lành: Cộng 2 tuổi
Sống ở nơi ồn ào trong thời gian dài: Trừ 1 tuổi
6. Yếu tố di truyền
Mẹ đẻ sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 4 tuổi
Cha đẻ sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 2 tuổi
Ông bà nội ngoại sống thọ 80 tuổi trở lên: Cộng 1 tuổi
Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh tim trước 50 tuổi: Trừ 3 tuổi
Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh ung thư dạ dày: Trừ 2 tuổi
Có thành viên trong gia đình chết vì bệnh ung thư vú: Trừ 2 tuổi
Có thành viên trong gia đình chết trước 60 tuổi vì tự tử hoặc có bệnh bất kỳ: Trừ 1 tuổi
Đã xong, bạn đã tính được sơ bộ tuổi thọ của mình hay chưa?
Mặc dù công thức này không thể sử dụng làm cơ sở duy nhất để tính chính xác tuổi thọ của từng cá nhân, nhưng nó vẫn rất có giá trị. Hãy tham khảo những thông tin trong câu hỏi, câu nào được cộng điểm, bạn nên áp dụng, câu nào bị trừ điểm, bạn nên loại bỏ hoặc hạn chế hay phòng tránh.
Đó là những gợi ý tuyệt vời để bạn biết cách chăm sóc sức khỏe của mình một cách cụ thể hơn. Hãy bắt đầu quan tâm đến sức khỏe của bạn ngay bây giờ.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
6/4/2018

Thanked by 3 Members:

#873 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/04/2018 - 19:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trái tim mù quáng, 10 năm vợ gánh nợ cờ bạc cho chồng

Cô bạn kể với tôi, 10 năm kết hôn là 10 năm cô ấy phải gánh nợ cờ bạc cho chồng.
Đến nay chỉ còn căn chung cư, nơi cả mấy mẹ con cùng mẹ chồng sống chung, vì bản thân bà cũng xắn đất bán dần, đến lúc không còn gì để bán, phải bỏ quê lên ở cùng con dâu.
Cô hỏi tôi: "Em nên bán nhà hay bỏ chồng?". Tôi hỏi: "Con em cần nhà hay cần cha? Thiếu cái nào nó chết?". Cô im.
Mẹ chồng thì cứ năn nỉ con dâu: "Con ơi hãy cứu nó, nó chỉ có tật bài bạc chứ không lăng nhăng bậy bạ, nó thương vợ thương con...". Vâng, hẳn là thương vợ thương con thương mẹ, cả nhà chửi không bao giờ cãi tiếng nào, thỉnh thoảng giang hồ đến nhà đòi chém thôi mà, sống khổ quá đi nên phải thương bù chứ! Nếu ai đọc các bài phỏng vấn mẹ tử tù đều nghe có đúng một câu "nó ngoan lắm!". Câu này làm lòng tôi đau đớn mỗi khi đọc các bài báo đó, tôi không dám lên án các bà mẹ, vì họ đã bước đến tận cùng của sự khổ đau, nhưng tôi hiểu trái tim mù quáng.

Tôi nói với bạn mình: "Em không sinh ra chồng em nên em không cần có trách nhiệm với cuộc đời anh ấy! Người em cần có trách nhiệm là con em!".
Bởi vậy, phụ nữ thường kỳ vọng vào sự thay đổi của đàn ông, họ hoang tưởng rằng yêu thương và nhân ái sẽ đủ để cảm hóa. Thật ra, đàn ông đã vướng vào tứ đổ tường mà không cương quyết thì sẽ dung dưỡng cho họ suốt đời. Tôi cũng nói với em, em đã sai từ đầu, đúng ra em phải cương quyết từ chối những đồng tiền thắng bạc, thì đến ngày hôm nay, em không phải đau khổ thế này! Còn nếu những đồng tiền thắng bạc cũng chả đến được tay em, thì phân vân làm gì, sóng của biển thì trả về cho biển đi em!
KHÁNH VÂN

Thanked by 2 Members:

#874 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 09/04/2018 - 14:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thời ấy, những năm đầu khởi chiến, mọi thứ còn hoang mộng. Cả thảy một tình yêu nước nồng nàn, toàn dân một tình cảm ngây thơ trước những mưu đồ chính trị. Sinh hoạt xã hội, ý thức hệ đối kháng, chưa từng cay nghiệt như tháng ngày nội chiến về sau. Thưở ấy, ảnh hưởng một nền văn hóa cũ hãy còn. Văn thơ, là Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo của Tự Lực văn đoàn, là Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính... âm nhạc với Thiên Thai, Suối Mơ, Giọt Mưa Thu, Trăng mờ bên suối, Trương Chi...

Cách sống văn hoa lãng mạn của một lối sống trí thức tiểu tư sản hãy còn in đậm. Những cụm từ ngày nay đã trở nên sáo mòn cũ rích, nhưng buổi ấy là những “thanh âm” gợi cảm, gây mê cho bao thanh niên nam nữ trên đường trường chinh, những “Chiều biên khu, trấn thủ lưu đồn, sương biên thùy, chinh phu, chiến bào, sơn khê…”

Thấp thoáng dưới ánh trăng thôn dã là những bản nhạc chép tay chuyền cho nhau, Dư âm, Nụ cười sơn cước. Tiếng hát Sông Lô. Cung Đàn Xưa, Làng Tôi…Những thơ, Tây Tiến, Đôi Bờ..Và, đã có Màu Tím Hoa Sim.

Quê tôi, nơi tôi chào đời, làng Văn An, những đồi nương thuở ấy hãy còn man mác rừng nối rừng sim. Hữu Loan, tác giả Màu Tím Hoa Sim, đã bồng bềnh hình bóng, đã vang động rất xa tình thơ trong tôi. Một sưởi ấm xanh lơ.

Bây giờ ông đang trước mặt. Với ly cà phê đen.bữa nay tôi có cái để mà Nhớ Lại, để được Ngắm Nhìn. Hữu Loan, Ông từ đâu tới!


***


Cùng một bàn. Những tách cà phê đã vơi. Sắp mời ông đi tiệc tùng buổi trưa đây. Nhưng cuộc trò chuyện càng lúc càng gần gũi hơn, dù ông chỉ lắng nghe, ít phát biểu. Ít cả nụ cười. Ông được đón tiếp nồng hậu. Bùi Giáng khinh bạc nhưng rất mực yêu mến những tài năng, từng rất mê đắm Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà. Lúc này, Bùi Giáng nhìn Hữu Loan một cái nhìn trôi nổi, một ánh mắt có thể gọi là thơ dại, trong ngần như ánh trăng.

Thường khi ngồi uống rượu hay cà phê cùng anh em Bùi Giáng chỉ ngồi một lúc rồi đứng dậy đi nghêu ngao, ra đường chặn xe cộ, đùa chơi. Có khi biến mất luôn chẳng chào chia tay một ai. Hôm nay, Sáu Giáng ngồi rất lâu. Bùi Trung Niên Thy Sỹ một thời trẻ chăn dê nơi núi đồi Quảng Nam, là rất đắm đuối với “Lá hoa cồn”, cùng “Đồi sim trái chin”.

Trò chuyện với Hữu Loan, mến ông là một người khá hiểu biết về văn chương, học thuật. Dễ là chốn tri âm, tương phùng. Có thể do ông là người có học hành tử tế, trưởng thành vào thời kỳ nước nhà còn lưu giữ những nền móng đạo lý, những thứ vốn văn hóa quý hiếm của giống nòi.

Gặp ông, ngoài những chia nhau nỗi oan giữa đời, còn là một điều khá thú vị, vì chúng tôi có một cái thói, rất “thoái trào” trong thời đại “cơm áo gạo tiền”, là lúc chung trà chén rượu cùng nhau, chỉ rặt bàn luận văn chương, triết học, âm nhạc nghệ thuật.


***


Một ngày gặp gỡ. Bữa trưa uống một trận bia. Chiều đưa ông thăm chơi đó đây. Buổi tối ghé một quán vườn, rất đông anh em. Sáng hôm sau ông ghé tôi. Chúng tôi cùng uống cà phê, ăn sáng. Nhà tôi ngay đường Nguyễn Huệ nên nhà hàng Givral cũng gần. Xem thực đơn, ông nói, “Tôi không biết gọi gì, anh gọi dùm”.

Tôi gọi cho ông ly cà phê sữa, bánh mì vuông, một đĩa thịt nguội, patê, xúc xích. Lúc này chúng tôi cũng đang túng thiếu, nhưng tiếp ống phải “bề thế” tí chút. Chẳng lẽ mấy mươi năm ông nhai củ mì ngoài Bắc, giờ này tôi mời ông mấy củ khoai lang trộn bo bo!

Tôi nhường ông ngồi ghế bên trong, nhìn ra đường, quang cảnh góc đại lộ Lê Lợi và Tự Do. “Sài-gòn nó to rộng thế đấy”. Bên kia là Continental khách sạn thuộc loại cổ nhất Sài-gòn, nhà Hát Tây [tòa nhà Hạ nghị viện thời Cộng Hòa], khách sạn Caravelle. Ông mãi nhìn cảnh đẹp bên ngoài, lại nhìn đĩa thịt nguội. Chừng không muốn ăn. Tôi giục ông ăn chút gì kẻo đói bụng. Ông nói:

“Anh cho tôi nhìn một hồi đã. Bao nhiêu năm tôi mới thấy cái món lạ lùng này”.

Ông ăn một cách khó khăn. Chừng từ lâu không quen với dao nĩa. Tôi gọi một đĩa tương tự rồi bốc mà ăn, ý hô hào ông cùng bốc mà ăn.

Nhìn ông, tôi lại nhớ nước mắt của ông buổi sáng hôm qua. Lúc trò chuyện, tôi nói nhỏ với Thúy V. “Em nên ngâm bài Màu Tím Hoa Sim của chính Hữu Loan để tặng ông”..

Trong quán có cây đàn ghi-ta. Vũ D. đệm đàn. Tô Kiều Ngân rút cây sáo trúc “nhà nghề”, dìu giọng người ngâm thơ. Giọng Thúy V. mượt mà, khá trử tình. Nghe ngâm thơ của mình, từ mấy mươi năm bị chế độ cấm hát trên đất Bắc, Hữu Loan ngậm ngùi. Bất ngờ ông bật tiếng khóc.

Khuôn mặt như một phiến đá chỗ lòng suối cạn. Khó lòng thấm nước. Nhưng những hạt trong vắt cứ trôi xuống má. Ông có vẻ sờ soạng. Một bàn tay thò vào túi. Không có gì.. Hai bàn tay thô tháp chỉ run run, ông kéo cái chéo áo ka-ki màu chàm, vải nhám, chừng cũng bẩn do mặc lâu ngày, đưa lên lau nước mắt.

Từ rất lâu, ông không có khăn tay. Nghe rằng lúc đẽo đá, những khi lao động cực nhọc, ông chỉ có một tấm áo cũ, rách không còn dùng được nữa, giờ dùng làm tấm khăn quàng vai, để lau “cái suối mồ hôi thân mình”.

Những giọt nước mắt hiếm hoi ấy, là của ai vậy?

Của một người yêu nước, từng tham gia cách mạng rât sớm. Mặt trận Bình dân 1936. Phong trào Việt Minh từ 1943. Là Phó Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn, tháng 8-1945. Rồi, Ủy viên văn hóa tỉnh Thanh Hóa. Là, anh bộ đội trong Đại đoàn 304. Về Hà Nội 1954, đất nước tuy chia đôi, nhưng buổi ấy là thời ngưng tiếng súng đôi bên, Hữu Loan lại cầm but, tại báo Văn Nghệ.

Là ai khóc vậy? Là tác giả một bài thơ khá nổi tiếng. Ngay trên đất Bắc, nơi tác giả của nó đang dâng cả một đời mình cho đất nước, đang tận tụy phục vụ, thì bài thơ ấy bị cấm hát, cấm lưu hành dưới bất cứ hình thức nào. Lý do, một tác phẩm tiêu cực, ủy mị, thiếu tính chiến đấu, chẳng Hồng không Chuyên.

Lại lạ lùng, ngay tại Miền Nam Cộng Hòa, đất thù của phương Bắc, bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc qua nhiều tựa đề khác nhau, năm này tháng khác, đã hàng triệu người nghe. Dzũng Chinh [Những đồi hoa sim], Phạm Duy [Áo anh sứt chỉ đường tà], Anh Bằng [Chuyện hoa sim]. Duy Khánh - Song Ngọc [Màu tím hoa sim], Thu Hồ [Tím cả rừng chiều]…

Lịch sử, Người nước tôi, như tự sơ nguyên đã cài lắp những triền miên nội tình thù nghịch lẫn nhau, chẳng phép màu nào có thể hòa/hóa giải. Cho tới nay, vẫn là một chờ đợi khó khăn: “Giờ phán xét cuối cùng”.

Nhân văn – Giai phẩm. Nhà thơ Hữu Loan qua đời vào trung tuần tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 94 tuổi. Phùng Quán ra đi ngày 22 tháng 1 năm 1995. Trần Dần mất ngày 17 tháng 1 năm 1997. Cùng những ngày của mùa xuân. Phan Khôi, Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, và nhiều nữa...những thành phần trụ cột của Phong trào “Đi Tìm tự do tư tưởng, đòi hỏi nhân quyền”, là đỉnh cao của văn hóa, cội nguồn, nay đã ra người thiên cổ.

Thiên cổ, là Bên Kia của hiện thực bên này ư? Bên kia, ai có nhớ về. Hoài niệm, bảo tôi nghĩ và viết những dòng này.

Cung Tích Biền

=====================
Xin được chép lại bài thơ:

Màu tím Hoa sim - Hữu Loan

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...

(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh) - Nguyễn Hữu Loan

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 09/04/2018 - 14:09


Thanked by 4 Members:

#875 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 12/04/2018 - 05:14

Chuyện ít người biết về nhà thơ nữ :

BÀ HUYỆN THANH QUAN

Bà huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở làng Nghi Tàm, Thăng Long. Cha bà là Nguyễn Lý, đỗ thủ khoa thi Hương năm 1783 đời vua Lê Hiển Tông.
Lúc nhỏ bà được cha cho theo học danh sĩ Phạm Quý Thích nên thông thạo kinh sách lễ nghi, làm thơ rất giỏi. Khi trưởng thành, bà được gả cho ông Lưu Nguyên Ôn, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì. Lưu Nguyên Ôn hiệu là Ái Lan, đỗ cử nhân năm 1821 dưới thời vua Minh Mạng. Do ông từng được bổ nhiệm làm tri huyện huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình nên người ta quen gọi bà là Bà huyện Thanh Quan.
Khi Lưu Nguyên Ôn được bổ nhiệm Tri huyện Thanh Quan, bà Hinh theo chồng về sống ở Thái Bình. Tại đây, bà huyện với tài thơ và sự hóm hỉnh, thông tuệ của mình đã để lại cho làng văn Việt Nam những giai thoại khó quên.
Tương truyền, một ông trong huyện thi đỗ Hương cống, ông hớn hở làm đơn xin được mổ trâu để khao làng, nhưng vác đơn lên đến công đường thì chẳng may ông huyện có việc đi vắng. Không muốn để ông cống đang cơn hớn hở mất hứng, bà huyện cầm đơn phê vào hai câu thơ:

Người ta thì chẳng được đâu,


Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm!


Lần khác quan huyện đi công cán vài ngày, có một thiếu phụ tên là Nguyễn Thị Đào đệ đơn lên trình bày việc bị chồng ruồng bỏ, xin được li hôn để lấy chồng khác. Thông cảm với cô, bà huyện thay chồng phê luôn vào đơn rằng:

Phó cho con Nguyễn Thị Đào,


Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?


Chữ rằng Xuân bất tái lai,


Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!


Cô Đào cứ theo phê chuẩn về bỏ chồng đi lấy chồng khác, chồng cô Đào đem việc kiện lên quan trên. Ông huyện mất chức. Không biết có phải Lưu Nguyên Ôn bị mất chức vì chuyện đó hay không nhưng quả là ông có mất chức. Nhưng rồi ông lại được bổ làm Thư lại ở bộ Hình, rồi được cất nhắc lên Viên ngoại lang bộ Hình – một chức quan nhỏ trong triều. Bà Huyện theo chồng vào sống ở kinh đô Huế.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bà huyện Thanh Quan
Ở Huế, được biết về tài học của bà, triều đình lại đang cần nữ quan, bà được vua Minh Mạng triệu vào cung phong cho chức Giáo tập trong cung, chuyên giảng dạy lễ nghi văn chương cho các công chúa, phi tần. Biết bà giỏi làm thơ quốc âm, có lần vua Minh Mạng, đặt làm đồ sứ ký kiểu ở Trung Quốc đã sai bà đề thơ vào bộ đồ trà vẽ sơn thủy, bà đề hai câu thơ Nôm: “Như in thảo mộc trời Nam lại. Đem cả sơn hà đất Bắc sang”. Vua rất khen ngợi.
Năm 1847, ông Lưu Nguyên Ôn bị bệnh qua đời, bà không muốn tiếp tục ở lại kinh đô Huế nữa, định xin trở về Thăng Long – Hà Nội song vua Tự Đức muốn bà lưu lại. Đến năm 1857 niên hiệu Tự Đức năm thứ 19, bà kiên quyết xin miễn chức đưa các con về sống tại Nghi Tàm làm nghề dạy học cho đến cuối đời.
Ngọc phả làng Nghi Tàm cho biết, vào niên hiệu Tự Đức năm thứ 23 (1780), Bà huyện Thanh Quan từng giúp dân viết đơn trình lên vua Tự Đức, xin cho làng Nghi Tàm miễn lệ tiến sâm cầm. Từ cổ xưa, ở kinh đô Thăng Long, đây đã là loại đặc sản tiến vua. Thời Nguyễn vẫn y lệ nhà Lê, bắt dân làng Nghi Tàm tiến chim sâm cầm khiến dân làng rất khốn khổ. Lý trưởng làng Nghi Tàm từng bị đánh trăm roi vì làng không bắt đủ chim cung tiến.
Là người nghĩa khí, thương dân, ông nhờ Bà huyện Thanh Quan viết đơn dâng lên vua Tự Đức xin cho bỏ lệ tiến cống. Bà huyện cảm động trước sự can đảm của ông Lý, lại thương dân làng từ đời nọ sang đời kia cực khổ vì lệ vô lý này nên đã viết đơn cùng một lá thư nhờ bà phi quen biết trong cung đang được vua sủng ái lựa lời nói hộ. Ông Lý lặn lội vào kinh, việc thành công, làng Nghi Tàm ăn mừng ba ngày liền rồi họp bàn đồng lòng ghi công Bà huyện Thanh Quan vào ngọc phả của làng.
Về phương diện sáng tác, Bà huyện Thanh Quan là nữ thi sĩ tên tuổi trên thi đàn Việt Nam. Tác phẩm của bà hiện còn chỉ gồm 4 bài thơ nôm đường luật là: Qua đèo ngang, Thăng Long hoài cổ, Cảnh chiều hôm và Chiều hôm nhớ nhà.
Mỗi bài thơ đều như một bức tranh thủy mặc với vẻ đẹp cổ điển làm xao xuyến lòng người. Chỉ với 4 bài thơ còn lưu lại nhưng Bà huyện Thanh Quan đã thể hiện tài thơ lỗi lạc và để lại danh tiếng bất hủ trên thi đàn Việt Nam.

(Phụ nữ Việt Nam trong lịch sử)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 12/04/2018 - 05:17


Thanked by 3 Members:

#876 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 14/04/2018 - 05:10

Một cách tu rất thực tế
của Tỳ kheo THICH THIEN TAM

Một ông Tỳ Kheo rất khác thường

ROSEMEAD, California (NV) – Lúc đầu định đi vào các nhà tù cho biết, vậy mà suốt bốn năm qua, ròng rã hằng tuần, ông vào những nơi này để giúp cho các tù nhân. Từ lúc chỉ đi hai, ba nhà tù, đến nay ông đã đi bảy nơi ở Nam California. Dù đoạn đường từ nơi ông ở đến các nhà tù phần lớn đều trên 200 dặm, nhưng cứ mỗi lần rong ruổi, ông thầm cảm ơn Đức Phật đã đưa đường chỉ lối cho ông.
Không như những người xuất gia khác, Tỳ Kheo Thích Thiện Tâm dù xuất gia nhưng không tu tập tại chùa nào. Ông từng nghĩ sẽ lập chùa, làm trụ trì, giảng pháp, hướng dẫn chúng tăng, độ đệ tử bên ngoài, nhưng trong nhiều chuyến thăm tù, ông quyết định cuộc đời này ông sẽ đem giáo pháp của Đức Phật vào các nơi tối tăm để giúp người – những thành phần bất hảo nhất của xã hội.

Thông thạo tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Việt, có bằng tiến sĩ Phật học, ngoài tâm nguyện mang ánh sáng Phật pháp đến những nơi khó khăn, cần sự giúp đỡ, xem các trại tù như những ngôi chùa và đạo tràng để tự tu, hướng dẫn người, ông còn dạy môn Tâm Lý Học Phật Giáo tại đại học University of The West, Rosemead.
Làm bạn với tù nhân


Ông kể: “Hồi năm 2013 khi đang học chương trình tiến sĩ Phật học và sắp viết xong luận án thì giáo sư của tôi là Lewis Lancaster, một học giả Phật học nổi tiếng quốc tế – khoa trưởng Khoa Phật Học (Buddhist Studies) thuộc đại học UC Berkeley, muốn lập nhóm vào dạy về Phật học và thiền ở các trại tù. Mới đầu tôi định đi cho biết, bởi vì thứ nhất là rảnh, thứ hai muốn trả ơn cho cuộc đời này, thứ ba theo đạo Phật là trả ơn Tam Bảo. Nhưng khi vào rồi mới chưng hửng là không ngờ trong tù có nhiều người Việt Nam mình quá.”
“Lần đầu tiên tôi vào trại ở gần tiểu bang Arizona. Trại này chia làm bốn khu, ở khu chỉ có 12 người nhưng tôi thấy có tám người Á Đông, trong đó là sáu người Việt Nam. Lúc đầu tôi nghĩ có thể đây là sự ngẫu nhiên. Nhưng càng đi nhiều, tôi càng thấy nhiều người Việt mình đến học giáo lý căn bản của Phật, và thiền tập. Trại nào cũng có ít nhất 5-10 người Việt Nam mình,” ông kể thêm.
Ông cho hay, ngoài lịch dạy tại đại học University of The West thì thời gian còn lại ông đều dành cho việc đến nhà tù.
Cứ vào Thứ Tư tuần thứ nhất, ông đi nhà tù Pleasant Valley State Prison, Coalinga, Fresno County. Vì trại này cách nhà 220 dặmnên từ tối hôm trước ông phải lái xe lên ở khách sạn gần đó, để sáng Thứ Tư có mặt ở trại từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều mới kịp.
“Nếu không lên sớm thì 3 giờ sáng cùng ngày phải đi, nhưng đi như vậy thì tới nơi rất mệt, khó làm tốt công việc,” ông nói.
Đến hôm sau, Thứ Năm, ông lái xe từ khách sạn này khoảng một giờ để qua nhà tù Corcoran State Prison, Corcoran, Kings County, cũng ở từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều.


Sau khi rời nhà tù này, ông trở về nhà ở Rosemead, để sáng Thứ Sáu đi nhà tù Desert View Modified Community Correctional Facility,Adelanto, San Bernardino County, một nơi do tư nhân quản trị, cách nhà khoảng 90 dặm.
Đến Thứ Ba tuần thứ hai và tuần thứ ba thì đi nhà tù Lancaster State Prison, Lancaster, Los Angeles County, cách nhà khoảng gần 90 dặm, 7 giờ sáng lái xe đi, tới nơi khoảng 8 giờ 30 phút. Ông ở nhà tù từ 9 giờ sáng đến 3 giờ 45 phút chiều thì về.
Cuối tuần thứ ba thì ông đi hai nhà tù.
Sáng Thứ Bảy đi nhà tù Ironwood State Prison, Blythe, Riverside County. Vì cách nhà gần 200 dặm nên sau khi đi xong thì ông ở lại khách sạn để hôm sau Chủ Nhật đi nhà tù kế bên là Chuckawalla Valley State Prison.
“Từ Tháng Tám, 2016, tôi bắt đầu đi nhà tù nữ California Institution for Women, Corona, San Bernardino County, vào chiều Thứ Hai từ 5 giờ 45 phút đến 7 giờ 45 phút tối. Từ nhà đến nhà tù khoảng một giờ lái xe nhưng phải tới trước hai tiếng vì thời điểm đó kẹt xe rất dữ. Tới nơi thì tôi ngồi trong xe đợi đến giờ được vào nhà tù,” ông cho hay.


“Lúc đầu tôi chỉ đi các nhà tù nam. Tuy nhiên, khi đọc tin tức trên báo thì biết nhà tù nữ mỗi năm có khoảng hơn 20 người tự tử.Cũng may khi tôi xin vào nhà tù này thì ngay lúc đó người hướng dẫn thiền của nhà tù nghỉ, nên vừa xin thì họ cho liền. Nơi này có 5, 6 người Việt và vài người Hoa. Một cô người Việt tâm sự rằng, án cô là án nhẹ, chỉ ở sáu tháng nhưng với cô như một địa ngục. Cô kể, cô ở Mỹ chỉ có một mình, vào đây vì chồng gạt ký chi phiếu khống,” ông kể.

“Thời gian dạy Phật pháp và thiền tập không nhiều thời gian nên tôi và các tù nhân ít có cơ hội tâm sự với nhau. Hầu hết mọi người đều ít nói về mình, chỉ chia sẻ những niềm vui mà họ đạt được khi ngồi thiền. Ở nhà tù nam, một cậu 35 tuổi ở tù cũng hơn 10 năm kể, năm 13 tuổi cậu sang Mỹ rồi đi học nhưng thường xuyên bị bạn đánh. Vì sợ cha mẹ buồn nên cậu không dám kể. Cứ thế mà uất ức và lòng căm thù dồn nén trong người. Sau đó cậu theo băng đảng và tìm đánh những người từng đánh cậu. Cậu không đánh người ta chết, chỉ đánh trả thù. Khi tốt nghiệp trung học thì cậu theo băng đảng luôn. Kết cục, cậu bị án chung thân dù không phải là hung thủ nhưng vì có mặt tại hiện trường, lúc đó khoảng 21, 22 tuổi. Giờ thì cậu hối hận lắm, và hy vọng sẽ được thả ra trong 10 năm tới, vì mới đây tiểu bang sửa luật là phạm tội khi dưới 23 tuổi thì án sẽ được xét lại,” ông kể thêm.

Giúp tù nhân được đối xử như con người

Ông cho hay, tiểu bang California chỉ chấp nhận năm tôn giáo là Kitô Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Do Thái, và tôn giáo của người thổ dân.Đạo Phật không được coi là tôn giáo nên trong tù không có một ai làm tuyên úy của Phật Giáo, vì vậy những người muốn theo Phật Giáo không có người để khuyên răn, hướng dẫn.
Do vậy, mục đích chính của ông khi vào trại tù là dạy những giáo lý căn bản của Phật, song song đó là dạy những pháp môn thiền, nhất là thiền chánh niệm để giúp tù nhân áp dụng trong cuộc sống của họ trong tù.
“Điều động viên tôi nhất là họ thưa, hay viết thư cảm ơn, bởi vì nhờ phương pháp thiền chánh niệm mà họ đối trị được với môi trường đang ở, với những thử thách trong tù. Cái họ cần nhất là được đối xử như là con người. Bởi vì khi họ vào tù thì quyền công dân bị tước hết, bị cai tù nạt nộ, đối xử không được đàng hoàng. Tôi từng chứng kiến hai người tù vừa đánh nhau, biên bản viết một câu là ‘No human involved’ với ý nói hai tù nhân này không phải là người,” ông nói.
“Khi học được thiền chánh niệm, tâm trạng họ rất thoải mái. Trong tù ít nhất 20% tù nhân bị bệnh tâm thần, 20% tù nhân nghiện ngập, nên suốt ngày những tù nhân bình thường phải sống trong sợ hãi, náo loạn, điên cuồng. Trong tù, từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm, không có một giây phút yên tĩnh, trừ lúc ngủ. Vì vậy, trong tù mà được nửa ngày yên tĩnh thì cũng như là được trúng số độc đắc,” ông nói thêm.
Chính vì vậy, ông luôn nhắc nhở, khích lệ các tù nhân rằng, họ cũng là con người, nên nhớ như vậy để khi hành xử, đối xử với nhau như con người, để cai tù không khinh. Hầu như lần nào gặp nhau ông cũng phải nhấn mạnh như vậy, vì trong một tháng chỉ gặp được một đến hai lần, nên ông phải nhắc lại để họ nhớ.
Khi dạy thiền tập, ông cho họ ngồi trong vòng tròn để không tạo sự phân biệt, và khuyên họ ráng tu tập, đừng phạm tội trong tù. Bởi vì dù đang mang án, nhưng khi phạm thêm tội trong tù thì án sẽ tăng. Cùng với những cái bắt tay, hay ôm tù nhân, ông thấy được nụ cười hoan hỷ trong ánh mắt của họ.
Ông cho biết, đa số mỗi nhà tù đều chia ra bốn khu. Mỗi khu ông có trung bình khoảng 90 phút. Do đó, 10 phút đầu ông dành để giảng, 20 phút kế ngồi thiền và đây chính là những giây phút rất quan trọng với tù nhân, là thời gian yên tĩnh họ có được trong ngày. Kế tiếp là 30 phút để họ chia sẻ về những khó khăn, cũng như kết quả do thiền mang lại.
Thời gian còn lại ông đưa bài cho tù nhân đọc, và viết bài theo những gì ông soạn ra. Cách học của ông là nghiên cứu Phật học chứ không phải niệm Phật, không phải tụng kinh.
“Học theo chương trình này họ sẽ được cấp chứng chỉ của tổ chức Engaged Buddhist Alliance (EBA, tạm dịch: Liên Minh Phật Giáo Dấn Thân). Khi nhận chứng chỉ này họ gửi lại cho nhà tù để nhà tù đưa vào hồ sơ của họ. Khi gặp những đợt xét cho ra tù thì cơ hội của họ sẽ lớn hơn,” ông nói.
Ông nói thêm: “Đa số tôi không biết họ mắc tội gì, và cũng không nên hỏi. Nhưng trong một số bài viết của họ, có một số người cũng tiết lộ rằng họ bị tổn thương nặng do gia đình và xã hội mang lại, nên có người mang tội trộm cắp, có người giết người… Nhưng sau khi ở tù 20-30 năm thì họ thay đổi hoàn toàn, rất là trầm. Vì vậy, tôi cố gắng mang lại sự bình an cho một nơi đau đớn, đau khổ và dễ tổn thương nơi họ.”


Ngoài việc đi bảy nhà tù, ông còn thư từ, gửi sách vở cho tù nhân ở 18 trong số 34 nhà tù tại California.
“Tôi còn gửi bài học cho một trại ở Arizona, một trại ở Mississippi. Hai trại này tôi có 20 tù nhân muốn học về Phật pháp. Hai năm nay có một em ở trại thuộc tiểu bang Minnesota cũng liên lạc với tôi để nhận bài vở. Sở dĩ có những tù nhân ở xa muốn nghiên cứu đạo Phật là vì họ bị chuyển trại đến đó. Tiểu bang California đã gửi gần 6,000 tù nhân đi hai tiểu bang Arizona, và Mississippi. Không chỉ vậy, cả Hawaii cũng gửi tù nhân qua tiểu bang Arizona. Khi gửi thư cho tôi, họ sẽ gửi về địa chỉ đại học University of The Westnơi tôi giảng dạy, chứ không được gửi về nhà riêng,” ông cho biết.


Bỏ việc làm để xuất gia

Con đường xuất gia của ông Hồng Đệ, thế danh của Tỳ Kheo Thích Thiện Tâm, là một ngã rẽ bất ngờ mà gia đình ông luôn tìm mọi cách để ngăn cản...

(Trích bài của Quốc Dũng)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 14/04/2018 - 05:23


Thanked by 3 Members:

#877 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/04/2018 - 20:40

LỜ MỜ
Để giúp Bình sửa tập phát âm "L" sai thành "N". Cô giáo bắt cậu tập đọc và thuộc lòng câu: "Cụ Lý lên chợ làng mua lòng lợn luộc".
Một tuần sau, cô kiểm tra và khen Bình:
-Giỏi lắm. Em phát âm đúng rồi đấy. Có khó khăn gì đâu.
-Thưa cô, câu lày đọc mãi cũng quen, chứ những câu nạ, nắm núc ló cứ nàm sao ấy!

Thanked by 2 Members:

#878 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 22/04/2018 - 04:24


Học người Nhật cứ nhìn thấy rác là nhặt



Hiểu được hành vi vứt rác không đúng nơi quy định thể hiện ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, gây ảnh hưởng không tốt đến mĩ quan đô thị và những người xung quanh, thế nhưng, không hiểu sao, nhiều người vẫn giữ cho mình thói quen tiện đâu vứt đấy. Ở Nhật lại khác, hình ảnh người Nhật dọn rác ở khán đài sân bóng, điểm chờ xe, nơi cắm trại… dù rác đó không phải do họ vứt ra là việc làm bình thường.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người Nhật giáo dục trẻ có thói quen dọn vệ sinh sạch sẽ



Trước đây, Nhật Bản cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi tình trạng tồn đọng rác thải, thu gom rác thải gặp khó khăn nhưng bây giờ tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây đã được cải thiện rất nhiều.

Khi đến với xứ sở mặt trời mọc, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp người dân Nhật cho rác thải vào túi xách của mình sau đó đem đến vứt rác vào thùng tại các cửa hàng tiện lợi hoặc bỏ vào thùng tại các trạm tàu điện ngầm. Thậm chí, họ còn mang rác về nhà nếu như không tìm được thùng rác. Vì thế, hầu như tình trạng tắc cống do các loại rác thải hầu như không bao giờ xảy ra tại đất nước này, chính phủ Nhật Bản cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho công tác vệ sinh môi trường. Đây cũng là nguyên nhân tại sao Nhật đặt rất ít thùng rác công cộng mà vẫn không xảy ra tình trạng rác thải đầy đường, đi đến đâu cũng gặp phải rác hay có những bãi rác tự phát ven đường như tại nhiều nước khác.

Không chỉ không vứt rác bừa bãi, người Nhật còn đổ rác rất đúng nơi quy định, mỗi buổi sáng họ đều đem rác đến nơi đổ rác và phân loại rác thải trước khi bỏ vào thùng. Nếu như thùng rác đã đầy họ có thể sẵn sàng đi đẩy một thùng rác từ xa đến.

Trên thực tế, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của người Nhật đã ăn vào máu ngay từ nhỏ. Người Nhật dạy trẻ giữ gìn vệ sinh từ rất sớm. Các trường học không hề có nhân viên dọn dẹp, mà học sinh Nhật thường tự quét, lau dọn phòng học, cửa kính, cầu thang… khoảng 30 phút mỗi ngày.

Ý thức quyết định hành động, vì người Nhật Bản có ý thức bảo vệ môi trường nên trong từng hành động của họ thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường và coi trọng việc BVMT.

(Theo Nhật Minh)



Thanked by 2 Members:

#879 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 25/04/2018 - 05:13

Thứ tài sản quý giá nhất của đời người chính là phẩm hạnh...

Biết bao điều kỳ diệu liên tục xảy ra khi cô bé nghèo trả lại chiếc cặp mà chủ của nó đánh rơi

Nhận quả là có thật trên đời, nó xảy ra không chỉ ở kiếp sau mà ngay ở kiếp này. Một cô bé nghèo trả lại tỷ phú chiếc cặp nhặt được, 20 năm sau, biết bao điều kỳ diệu liên tục xảy ra. Câu chuyện khiến cho mỗi chúng ta đều phải suy nghĩ.

Sự thật thì bạn đang nghĩ đến lý do gì nào? Đừng vội đoán mò, bởi nguyên nhân sâu xa của câu chuyện vị tỷ phú già nhận nuôi cô bé nghèo xinh đẹp dưới đây chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người phải bất ngờ đấy!

Vào buổi tối cách đây 20 năm về trước, một vị phu nhân ở Chiết Giang, Trung Quốc đã đánh rơi chiếc túi đựng tài sản trị giá lên tới 100.000 tệ (tương đương 330 triệu đồng) cùng một tập tài liệu nghiên cứu thị trường tuyệt mật của chồng mình – một thương nhân có tiếng – ở trong bệnh viện.

Bất chấp đêm hôm khuya khoắt, vị thương nhân vội vàng lao đến bệnh viện tìm kiếm trong vô vọng. Khi ông vừa tới nơi đã bị thu hút bởi một bé gái gầy yếu đang đứng dựa vào bức tường trắng toát giữa hành lang sâu hun hút.

Có lẽ bức tường ấy rất lạnh, nên toàn thân cô bé không ngừng run rẩy, tay ôm chặt một chiếc túi không buông, và trùng hợp thay, đó lại chính là chiếc túi mà vợ của vị thương nhân nọ mới đánh rơi.

Vị thương nhân nhanh chóng tìm hiểu và biết được cô bé tên là Hà Vũ Đình, theo bố vào bệnh viện chữa trị một căn bệnh hiểm nghèo. Gia đình họ rất nghèo, phải bán hết đồ đạc để có tiền lo cho người bố, thế nhưng hiện tại, họ thậm chí còn chẳng đủ tiền chi trả cho 1 đêm nằm viện. Nếu như hôm nay vẫn không chạy vạy được tiền, thì sáng mai họ sẽ bị đuổi ra khỏi nơi này.

Buổi tối hôm ấy, cô bé Hà Vũ Đình buồn bã đi lại dọc hành lang. Đứa trẻ ngây thơ lo sợ ngày mai bác sĩ sẽ đuổi bố mình ra khỏi phòng bệnh nên đã dập đầu quỳ lạy những người đi ngang qua để cầu xin sự trợ giúp.

Đột nhiên, cô bé nhìn thấy một người phụ nữ đang đi từ trên gác xuống đánh rơi chiếc túi kẹp dưới cánh tay. Bởi vì còn rất nhiều đồ đạc nên người phụ nữ này dường như không phát hiện ra mình vừa làm rơi đồ.

Khi đó, ở hành lang không còn ai ngoài Hà Vũ Đình. Cô bé nhanh nhẹn chạy tới nhặt chiếc túi rồi đuổi theo người phụ nữ giàu có ra đến tận cửa. Tuy nhiên, một chiếc xe con bóng loáng đã chở bà ấy đi rất xa rồi.

Trước tình cảnh này, Hà Vũ Đình đành mang chiếc túi trở về phòng bệnh của bố. Cả gia đình họ đã bị sốc khi mở chiếc túi đựng đầy đồ giá trị ấy ra xem. Cô bé Hà Vũ Đình hiểu rằng, số tiền đó chắc chắn đủ cho bố mình chữa bệnh.

Tuy nhiên, ông Hà lại không cho phép con gái làm như vậy. Ông yêu cầu con cầm chiếc túi ra hành lang đứng đợi chủ nhân của nó quay lại tìm. Ông nói: “Người bị mất túi chắc hẳn đang rất lo lắng. Trong cuộc đời này, việc nên làm nhất là giúp đỡ người khác, biết nghĩ cho người khác; việc không nên làm nhất là tham lam tiền của, sống vô ơn bạc nghĩa.”
Vị thương nhân vô cùng xúc động khi nhận lại chiếc túi giá trị từ tay Hà Vũ Đình. Việc này không chỉ giúp ông lấy lại được một khoản tiền lớn, mà còn bảo vệ được tập tài liệu bí mật và cũng nhờ đó, không bao lâu sau ông đã vươn lên thành một tỷ phú.

Để trả nghĩa, ông liền đứng ra lo tiền viện phí cho bố của cô bé tốt bụng. Đáng tiếc, sau đó bố mẹ của Hà Vũ Đình đều rời bỏ em đi tới một nơi rất xa, không bao giờ quay trở lại được nữa.

Hà Vũ Đình được vị thương nhân giàu có nhận làm con gái và nuôi cô khôn lớn, trưởng thành. Sau khi học hết Đại học, Hà Vũ Đình rất tích cực giúp bố nuôi xử lý công việc.

Tuy rằng không có một chức vụ cụ thể, nhưng cô đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh quý báu và dần trở thành một nhân tài trên thương trường khốc liệt. Thậm chí, cho đến cuối đời, bố nuôi vẫn thường xuyên tham khảo ý kiến của Hà Vũ Đình trong những quyết định quan trọng.

Đến lúc phải rời xa thế giới này, vị tỷ phú nhân ái đã để lại một bức di chúc, trong đó viết:

“Trước khi gặp bố con Hà Vũ Đình, tôi đã là một thương nhân giàu có. Thế nhưng, khi nhận lại món tài sản lớn những tưởng chẳng bao giờ tìm thấy được từ tay một gia đình bệnh nhân nghèo, tôi chợt nhận ra họ mới là những người giàu có nhất. Bởi vì họ luôn giữ vững được nhân phẩm và nguyên tắc sống cao thượng của mình, đây cũng chính là điều mà một thương nhân như tôi luôn bị thiếu hụt. Trong khi đó, tiền của tôi đa phần đều do tranh đấu, giành giật mới có được. Họ đã khiến tôi hiểu ra rằng, thứ tài sản quý giá nhất của đời người chính là phẩm hạnh.

Tôi nhận nuôi Hà Vũ Đình không phải là để đền ơn hay vì thương cảm, mà tôi muốn con bé trở thành một tấm gương cho mình. Có con bé ở bên cạnh, vào những thời khắc quyết định trong kinh doanh, tôi luôn nhắc nhở bản thân những điều nên làm và không nên làm, những đồng tiền nào nên kiếm và đồng nào nên bỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu đã giúp tôi ngày càng thành công và trở thành một tỷ phú như hiện nay.

Sau khi tôi chết, toàn bộ tài sản của tôi sẽ do Hà Vũ Đình thừa kế. Đây không phải một món quà, mà là vì tôi mong muốn sự nghiệp của mình sẽ phát triển huy hoàng hơn nữa. Tôi tin rằng đứa con trai thông minh của mình cũng sẽ hiểu được dụng ý sâu xa của người làm bố này.”

Con trai của vị tỷ phú từ nước ngoài trở về đã xem bản di chúc một cách tỉ mỉ rồi nhanh chóng hạ bút ký tên: “Tôi đồng ý để Hà Vũ Đình thừa kế toàn bộ tài sản do bố mình để lại, và mong rằng cô ấy có thể trở thành vợ của tôi.”

Cô gái xinh đẹp Hà Vũ Đình suy nghĩ một lúc rồi cũng ký tên: “Tôi chấp nhận thừa kế toàn bộ tài sản do bố nuôi để lại, bao gồm cả con trai của ông.”

(ST)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 25/04/2018 - 05:17


Thanked by 2 Members:

#880 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 01/05/2018 - 14:03

Siêu tầm trên mạng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




CÔNG BẰNG
Vua Hùng thách cưới toàn sản vật núi rừng “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Trong cuộc chiến giành nàng Mỵ Nương, Sơn tinh không thắng mà Thuỷ Tinh cũng không thua, vì cơ hội trổ tài của hai người không công bằng. Sự thiên vị của Vua Hùng đã để lại hậu quả là một mối thù dai dẳng.
Thế mà “dư luận” thì luôn bênh vực Sơn tinh và lên án Thuỷ tinh. Xem ra việc “phò thịnh, hạ suy” cũng đã có từ xưa rồi nhỉ?!

(truyện 100 chữ)





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn









Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chung quy cũng tại Vua Hùng

Thanked by 1 Member:

#881 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/05/2018 - 21:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chạy đua hạ tầng World Cup 2018, một phụ nữ rơi vào tình huống “cười ra nước mắt“

15/05.2018
Hiểm họa của việc nước Nga hối hả nâng cấp các thành phố chủ nhà để kịp tổ chức World Cup 2018 vừa được phơi bày qua trường hợp một người phụ nữ rơi vào cảnh 'cười ra nước mắt' do bị giam ngay trong ngôi nhà của mình.
Theo AFP, câu chuyện với tình tiết xứng đáng đưa vào tác phẩm của Edgar Allan Poe bắt đầu từ tuần trước, khi các công nhân xây dựng cầu đường thi công lát lại vỉa hè một con đường trung tâm ở Nizhny Novgorod. Thành phố công nghiệp nằm bên bờ sông Volga này là một trong 11 thành phố được chọn làm thành phố chủ nhà cho vòng chung kết World Cup 2018 diễn ra từ ngày 14.6 đến 15.7.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thành phố Nizhny Novgorod không còn yên ả khi không khí ngày hội bóng đá đang đến gần CHỤP MÀN HÌNH


Đó cũng là một trong số nhiều thành phố vẫn ngủ yên bấy lâu nay ở Nga, rất cần được đánh thức và tô điểm lại nhằm đón chào lượng du khách đông đảo sẽ lần đầu tiên đổ về. Sự cố ở Nizhny Novgorod là do nhóm công nhân xây dựng cầu đường đó quá nôn nóng hoàn thành công việc lát lại vỉa hè đã dẫn đến việc họ chặn luôn lối ra vào ngôi nhà của bà Anna Chemodanov.
Đoạn phim của đài truyền hình OTR của Nga cho thấy cánh cửa sắt của ngôi nhà ọp ẹp đã bị phần vỉa hè mới cố định cứng ngắc. Ông Ivan, chồng của bà Anna, thì đứng ở ngoài đường trong tâm trạng vừa bực bội vừa thất vọng. Khi các công nhân thi công đến khu vực trước nhà họ, thì ông Ivan đang đi làm, còn bà Anna ở bên nhà, bận rộn với công việc dọn dẹp thường ngày.

Ông Ivan bất mãn hỏi nhóm phóng viên của OTR: “Các anh có hình dung được mức độ ngu xuẩn của thành phố này không? Họ chỉ cốt làm cho thật nhanh, sao cho xong công việc, để được trả tiền bất chấp việc nhốt người nào đó trong nhà”.
Khi các phóng viên của OTR đến thì bà Anna đang đứng phía trong sân. Ông Ivan xem xét hàng rào sắt rồi yêu cầu vợ lui lại bên trong và đứng qua một bên. Rồi ông ném một túi thực phẩm vào trong sân nhà để vợ mình khỏi bị chết đói. Theo OTR, người phụ nữ bị kẹt ở trong nhà “đã được nhiều ngày”. Chính quyền thành phố giải thích với ông Ivan rằng có vẻ công việc được tiến hành vào chiều muộn, khi trời đã tối. Vẫn chưa rõ tại sao cánh cửa sắt bị kẹt mãi vẫn chưa được mở ra sau đó, dù rằng chỉ cẩn đập bỏ phần lề đường ngay trước cổng nhà.
Theo AFP, Nga chi hơn 13 tỉ USD cho kỳ World Cup tốn kém nhất từ trước đến nay. Phần lớn trong số tiền này được đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm giúp các thành phố của nước Nga trở nên hiện đại hơn. Trưởng ban Tổ chức địa phương Alexei Sorokin cho biết mọi chuyện đang diễn ra đúng theo kế hoạch. Ông phát biểu trên nhật báo Izvestia hồi đầu tuần: “Chúng tôi không thấy có chuyện gì phải lo lắng cả”.
TÂY NGUYÊN

Thanked by 1 Member:

#882 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/06/2018 - 21:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Đạo đức
Thỏ chạy khắp khu rừng, gặp con thú nào nó cũng nói: đừng hút chích ma túy, đừng chơi bời mà bị HIV rất nguy hiểm…
Gặp Sư tử chưa kịp nói gì Thỏ đã bị một cái tát choáng váng. Sư tử quát: con điên này ngày nào cũng phê thuốc chạy lung tung nói lảm nhảm, bực mình quá!
Kết luận (tùy chọn):
1. Đừng nghe mấy người hay rao giảng về đạo đức.
2. Đừng giảng đạo đức cho kẻ mạnh.
3. Loại thỏ phê thuốc ngày càng nhiều. Sư tử phải bỏ đi.

(truyện 100 chữ)





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#883 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/06/2018 - 20:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

·
CUỐC và KÉT
Đêm hè ngoài đồng cuốc kêu ra rả... Người cứ theo tiếng kêu mà tìm đến bắt mang về. Két thấy vậy mắng *ai bảo nhà ngươi cứ đau lòng kêu gào cuốc cuốc làm chi để bị bắt? Cứ như ta đây người nói gì ta nhái y vậy, có phải được ăn sung ở sướng trong lồng hay không?*
Nhiều năm sau xứ ấy tiệt hẳn giống Cuốc mà ngày càng nhiều Két.
(truyện 100 chữ)

Thanked by 1 Member:

#884 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/07/2018 - 20:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trí tượng tưởng của con nít thành hiện thực phũ phàng ra sao?

03/07/2018 15:59 GMT+7



TTO - Những nét vẽ với trí tượng tưởng thơ ngây của con nít đã biến thành bức tranh 'kinh dị' trong mắt của người lớn.

Tom, một người cha của 2 cậu nhóc Dom và Al đã quyết định "hiện thực hóa" những nét vẽ của con mình và những "họa sĩ nhí" khác thành những bức tranh vừa hài hước vừa...đáng sợ.
1. Con voi đây sao?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2. Gấu Paddington trong phim Paddington 2

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


3. Con sư tử thơ ngây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




4. Con gà vui tính

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


5. Tổng thống Donald Trump biến thành nhân vật trong phim kinh dị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


6. Ngôi sao truyền hình thực tế Kylie Gillies đây sao?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


7. Con thỏ hiền lành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


8. Chân dung người cha thật hài hước

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


9. Chân dung bố mẹ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


10. Xe gì đây?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


11. Con mèo dễ thương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


12. Cá mập mà hiền vậy sao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


13. Có phải là nàng Mona Lisa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


14. Ông già Noel là đây

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


15. Con voi kỳ lạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


16. Con sư tử đến từ Châu Phi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


17. Xe cẩu lạ lùng nhất thế giới

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


18. Con rùa ..đột biến gen?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


19. Một con chim đang bắt côn trùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


20. Con thỏ tai dài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


T.H (Theo Brightside)

#885 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/07/2018 - 20:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


May mà có tranh đường phố còn dễ thương

11/06/2018 11:43 GMT+7



TTO - Tom Bob, một họa sĩ người Mỹ đã đi khắp thế giới để biến bình cứu hỏa, ống nước, nắp cống..., lộ thiên xấu xí trên đường phố thành những tác phẩm vui mắt, đầy sống động.

Anh không chỉ làm cho những góc phố, những con đường ở New York trở nên màu sắc hơn, hài hước hơn mà anh còn đến Đài Loan, Dubai để làm đẹp... cho đường.
1. Ai mua đồng hồ không? (Trên đường phố California, Mỹ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2. Ông nước thành...chim hồng hạc (Massachusetts, Mỹ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


3. Cậu bé thổi kèn Saxophone (Miami, Mỹ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




4. "Rắn tình yêu" (Đài Loan)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


5. Bẹp dí là đây (Dubai)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


6. Thời gian ăn trưa (New York)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


7. Chú ếch xanh (Đài Loan)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



8. Đôi mắt của con chim (Dubai)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


9. Em tập lái ôtô (Đài Loan)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


10. "Tôi là ai" (Long Beach, Mỹ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


T.H. (Theo Boredpanda)

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |