Jump to content

Advertisements




Góc thư giãn,


987 replies to this topic

#826 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/11/2017 - 20:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thưởng thức - chia sẻ
Ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống...

26/11/2017 Thanh Niên

Hãy chọn một môn học hay công việc mà bạn thật sự yêu thích, đừng làm theo trào lưu, hay vì mong muốn của ai khác mà lãng phí thời gian, tâm huyết để rồi thất bại, mỏi mệt mới nhận ra những thứ ấy không phù hợp với khả năng, nguyện vọng của mình.

Nếu định gắn kết đời mình với ai đó, hãy lắng nghe tiếng nói của trái tim hoặc lý trí và tự chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình cũng như tự giải quyết những vấn đề khi mọi thứ không được như ý. Những lời khuyên hay ý kiến từ người khác có thể đúng hoặc sai, nhưng yêu một người có phù hợp với mình hay không chỉ bạn mới có thể cảm nhận được.
Hãy mua một chiếc áo khiến bạn thấy thoải mái, tự tin khi mặc. Đừng vì chế độ khuyến mãi của người bán, hoặc lời khen của người bạn đi cùng hay vì chiếc áo ấy khiến bạn quyến rũ hơn trong mắt người đối điện.
Hãy nuôi dưỡng một sở thích nào đó: hội họa, viết lách, âm nhạc, thể thao… nếu những thứ ấy khiến bạn hứng thú chứ không phải để giống một ai khác mà bạn ngưỡng mộ. Chỉ có đam mê thật sự mới khiến cuộc sống của ta ý nghĩa hơn. Bạn sẽ không hối tiếc vì một cuộc sống quá tẻ nhạt khi quỹ thời gian luôn tỷ lệ nghịch với tuổi tác của bạn.
Hạnh phúc của mình, vui hay buồn là do mình cảm nhận, chính ta chứ không ai khác phải nhận lãnh trách nhiệm với những việc ta làm, cớ gì phải sống theo ý kiến của người khác, sống chết với những lựa chọn do họ định đoạt? Hãy sẵn sàng đương đầu và chấp nhận dẫu kết quả dịu ngọt hay đắng cay, đừng cố làm hài lòng tất cả, đừng cố gò mình theo khuôn khổ của một ai khác để không hoài tiếc khi nhận ra ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống, nhưng lại để người khác sống thay ta mất rồi.
Lê Thị Ngọc Vi

#827 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 28/11/2017 - 19:57

Một bức thư xúc động và tâm huyết!
Một tinh thần giáo dục mới dành cho các em học sinh dưới góc nhìn của một chuyên gia quản lý giáo dục phương Tây! Thư gửi học sinh nhân dịp năm học mới của ông Marcel van Miert, Chủ tịch Điều hành Hệ thống Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) – người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trên lĩnh vực quản lý giáo dục, đã nhận được sự đồng tình, chia sẻ của đông đảo học sinh và phụ huynh trên các mạng xã hội trong những ngày qua.

Trong thư, ông kêu gọi thế hệ trẻ dù đang ở lứa tuổi nào cũng phải cân nhắc đến sự dũng cảm, khác biệt và trên hết là dám ước mơ, dám làm chủ cuộc đời ! Hành trình khám phá bản thân, trưởng thành và chạm đến những ước mơ không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Chỉ có sự trau dồi, rèn luyện và bản lĩnh mới giúp các em vững chãi trên mọi con đường và hiện thực hóa ước mơ của mình.

Chúng tôi xin được đăng tải nguyên văn bức thư đầy tâm huyết của ông Marcel van Miert với hy vọng các bạn trẻ sẽ được tiếp thêm “lửa”, cảm hứng học tập và đam mê trong năm học mới!

“Các em học sinh VAS yêu quý!

Tôi rất vui mừng chào đón các em đến với năm học mới 2017-2018. Tôi hy vọng tất cả các em đều có một mùa hè tuyệt vời với gia đình và thật vui khi gặp lại bạn bè, thầy cô. Tôi cũng mong các em học sinh mới tại VAS nhận được sự chào đón nồng nhiệt và nhanh chóng kết bạn. Năm học này sẽ có nhiều cột mốc thú vị trong hành trình mới của học sinh VAS và tôi mong đó còn sẽ là thành tựu của tất cả các em.

Khi tôi là một cậu bé, có một sự kiện đã khiến tôi suy nghĩ khá nhiều. Tôi nhìn thấy một vài bức vẽ tại triển lãm tranh trong trường. Cách đây hơn 40 năm, nhiều nơi trên thế giới liên tục diễn ra những cuộc tranh đấu về bình quyền, giai cấp, sắc tộc, nạn bắt nạt… và những vấn đề này vẫn tồn tại đến ngày nay. Do đó, các bạn học của tôi đã đưa ý nghĩa về sự hòa hợp, bình đẳng và cả tình yêu đối với nhân loại lên những trang vẽ ngây ngô, đơn giản khiến tôi cũng nhận ra rằng chẳng còn sớm để một cậu bé như tôi phải làm điều gì đấy bắt đầu từ bản thân mình!

Một cuộc thi vẽ sẽ được tổ chức năm nay. Tôi tin rằng nhiều học sinh VAS sẽ tham gia thi thố, thể hiện tài năng và dùng các tác phẩm để nói lên chính kiến của bản thân về nhiều vấn đề của xã hội.

Thể hiện bản thân, AS Có những việc của tương lai nghe có vẻ mơ hồ và thực sự tôi đã rất mông lung. Tôi chỉ biết chia sẻ nhiều hơn với cha mẹ và cô giáo những gì tôi đang suy nghĩ, mong muốn một cách chân thành nhất và ghi nhận những lời khuyên từ họ. Dù đó có khi đi ngược lại với ý kiến của tôi nhưng lại giúp tôi dần sáng tỏ nhiều điều và định hình được niềm tin của mình. Mọi thứ của tôi đều bắt đầu từ những lựa chọn dựa trên niềm tin cá nhân và định hướng của người thân.

Trên chặng đường các em sẽ đi qua, có những trạm dừng chân để các em nhìn lại và quyết định hướng đi phía trước. Sẽ có nhiều lựa chọn có sẵn trong suy nghĩ của các em hoặc từ lời khuyên của người khác nhưng tôi hy vọng học sinh VAS dù đang ở lứa tuổi nào đều sẽ cân nhắc đến:

Chọn sự dũng cảm! Dũng cảm để cất lên chính kiến của bản thân, để đối mặt với thử thách, để vượt qua thất bại, để tỉnh táo nếu thành công và để thương yêu gia đình dù ở bên cạnh hay xa cách.

Chọn sự khác biệt! Khác biệt không phải để trở nên hoàn hảo mà là để trân trọng chính mình và những người xung quanh. Từ đó các em sẽ tôn trọng và tìm kiếm vẻ đẹp bên trong của từng sự vật, sự việc và biết cách hòa nhập với nhiều sự khác biệt khi bước ra thế giới.

Chọn làm chủ cuộc đời! Làm chủ suy nghĩ, thái độ và hành động ngay lúc này để không hối tiếc mỗi khi các em nhìn lại sau 1 tháng, 1 năm, 10 năm, hay 50 năm cuộc đời mình.

Hãy đưa ra quyết định thật sáng suốt, làm gì và làm như thế nào để bản thân, gia đình cảm thấy tự hào về các em. Và hãy luôn nỗ lực cũng như tận hưởng niềm vui trong học tập các em nhé!

Hãy cùng nhau mơ ước! Cũng từng như các em, tôi vốn mộng mơ chẳng ít, và chẳng có gì sai khi chúng ta mơ ước những chuyện có vẻ điên rồ trong mắt người lớn, đúng không? Ước mơ của chúng ta cũng sẽ thay đổi khá nhiều trên hành trình làm chủ cuộc đời. Và chỉ có trau dồi, rèn luyện bản thân thành người bản lĩnh mới giúp chúng ta bước vững chãi trên con đường phía trước và hiện thực hóa những ước mơ của mình.

Tôi chúc các em có một khởi đầu thật tuyệt trong năm học này. Chúc các em có đủ dũng cảm để trưởng thành, trở thành người mà các em thật sự ước muốn. Tôi chúc các em luôn tự tin để không lấp đầy sự khác biệt của bản thân vì mỗi người trong các em là độc nhất. Tôi chắc rằng các em sẽ lắng nghe, đồng lòng với sự ủng hộ từ gia đình và thầy cô để đạt được những nguyện vọng của bản thân.

Mong ước của tôi chính là các em có một tuổi thơ đầy ấp yêu thương, sẽ có một tuổi trẻ thật nhiều trải nghiệm và màu sắc. Và tôi cảm thấy rất may mắn khi được góp phần xây dựng phát triển thêm cho một nơi mà các em có thể nhớ về với nhiều kỷ niệm khó quên!

Hãy thật vui, cùng nhau học tập và trưởng thành tại VAS các em nhé!”

Thân mến.
Marcel van Miert
Chủ tịch Điều hành – Hệ thống Trường Quốc tế Việt Úc

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 28/11/2017 - 20:00


Thanked by 2 Members:

#828 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 02/12/2017 - 05:06

Xin gửi đến mọi người : MỘT CHÚT VUI VẺ CUỐI TUẦN

1.Tuyệt chiêu xác định con dâu của bà mẹ

John hào hứng khoe với mẹ rằng anh ấy đã có người yêu và dự định sẽ kết hôn vào cuối năm. John nói:
- Ngày mai con sẽ đưa cô ấy về ra mắt mẹ, nhưng nếu như thế thì thường quá. Con sẽ đưa ba cô gái đến, mẹ đoán thử xem ai là người yêu con nhé.
Mẹ John đồng ý với con trai. Ngày hôm sau, John dẫn về ba cô gái thật. Sau khi tiễn mọi người về, John hớn hở hỏi mẹ:
- Sao nào? Mẹ có đoán được cô nào là bạn gái của con không?
Mẹ John hững hờ đáp:
- Con bé mặc váy xanh phải không?
John kinh ngạc:
- Đúng rồi đấy, sao mẹ đoán hay vậy?
Mẹ John nhún vai:
- Đơn giản là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thấy ghét con bé đó nhất trong ba đứa.

- !!!


2.Tuyệt chiêu xác định đường về của bợm nhậu

Nửa đêm, khi Tom đang rảo bước về nhà sau bữa tiệc công ty thì tình cờ nhìn thấy một cô gái

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khướt đâm sầm vào mình.

Cô gái xinh đẹp lảo đảo xin lỗi rồi ngước lên nhìn Tom hỏi:
- Này anh, anh thấy trên trán tôi có mấy cục u rồi?
Tom nhíu mày đếm rồi nói:
- 3 cục, cô đụng vào đâu mà lắm thế?
Cô gái dường như không để ý đến câu hỏi của Tom, vừa đi vừa lẩm nhẩm:
- 3 cục, vậy còn 4 cây cột điện nữa là về tới nhà rồi !


3. Phương pháp giảm cân của Mẹ
Cậu con trai đi xa lâu ngày mới trở vè nhà, cậu ta rất ngạc nhiên khi thấy ở mặt sau cánh cửa dán tấm poster cắt từ tạp chí có hình một cô gái có thân hình tuyệt mỹ. Khi hỏi thì mẹ cậu cho biết mục đích của bức ảnh để trong tủ lạnh là để khi mẹ cậu mở tủ ra định lấy đồ ăn thì nhìn thấy cô gái có thân hình thon thả, mẹ sẽ tự quyết tâm phải ăn kiêng để có được thân hình như cô gái đó.
Đây có phải là cách làm hữu hiệu để giảm cân không? Cùng đọc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dưới đây để học thêm được cách giảm cân mới nhé:


Đi xa nhà lâu ngày trở về, cậu con trai mở tủ lạnh và nhìn thấy ở mặt sau cánh cửa dán tấm poster cắt từ tạp chí có ảnh một cô gái với thân hình tuyệt mỹ.
Cậu ta bèn hỏi mẹ:

- Mẹ ơi! Tại sao lại phải dán bức ảnh này trong tủ?

Người mẹ trả lời :

- Con trai ơi! Ấy là để mẹ nhìn vào thì sẽ tự biết tiết chế. Cứ mở tủ ra, nhìn thấy thân hình cân đối tuyệt đẹp của cô ấy là mẹ tự nhủ nên ăn uống kiêng để được như cô ta!
- Thế có hiệu quả gì không hả mẹ?
- Cũng có mà cũng không.
- Là sao hả mẹ?
- Mẹ thì giảm được 5 cân, nhưng bố con thì tăng thêm 20 cân.

(Sưu tầm)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 02/12/2017 - 05:14


Thanked by 3 Members:

#829 kiemkhach13

    Chấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4881 Bài viết:
  • 16422 thanks

Gửi vào 22/12/2017 - 21:33

TAI SAO GIÁNG SINH KO CÓ BÀ GIÀ NOEL !

Ngày xưa thật xưa ấy, chắc cũng đã lâu lắm rồi, mỗi dịp Giáng sinh về mọi người đều thấy có vợ chồng ông già, bà già Noel đến từng nhà để ban lời chúc phúc và gửi sự yêu thương.

Lâu dần, mọi người cảm thấy không còn mặn mà chào đón vợ chồng ông già, bà già Noel nữa vì họ không nhận được quà. Sau này vì cũng nhận ra điều đó nên hai vợ chồng phải hội ý.

Cuối cùng bà già Noel quyết định một mình ra hành tinh khác làm việc

Kể từ ngày đó, cứ đến mùa Giáng sinh chỉ còn lại một mình ông già Noel với xe tuần lộc và một núi quà đi đến từng nhà để trao quà nhưng lại thiếu đi lời chúc phúc và sự yêu thương.

Cho đến hôm nay, chỉ đến khi nào mọi người đều không muốn nhận quà và cùng viết thư tha thiết yêu cầu bà già Noel trở lại thì lúc ấy lời chúc phúc và sự yêu thương mới thật sự trở về.

PS : Còn hai ngày nữa thôi là Giáng sinh rồi, tiện thể thớt này tôi chúc các bạn trong group Bựa Bốn Phương được hưởng mùa Giáng sinh 2017 An lành & Hạnh phúc, hehe... <3

Sửa bởi kiemkhach13: 22/12/2017 - 21:40


Thanked by 4 Members:

#830 Vitconmongmanh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 37 thanks

Gửi vào 22/12/2017 - 21:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

kiemkhach13, on 22/12/2017 - 21:33, said:

TAI SAO GIÁNG SINH KO CÓ BÀ GIÀ NOEL !

Ngày xưa thật xưa ấy, chắc cũng đã lâu lắm rồi, mỗi dịp Giáng sinh về mọi người đều thấy có vợ chồng ông già, bà già Noel đến từng nhà để ban lời chúc phúc và gửi sự yêu thương.

Lâu dần, mọi người cảm thấy không còn mặn mà chào đón vợ chồng ông già, bà già Noel nữa vì họ không nhận được quà. Sau này vì cũng nhận ra điều đó nên hai vợ chồng phải hội ý.

Cuối cùng bà già Noel quyết định một mình ra hành tinh khác làm việc

Kể từ ngày đó, cứ đến mùa Giáng sinh chỉ còn lại một mình ông già Noel với xe tuần lộc và một núi quà đi đến từng nhà để trao quà nhưng lại thiếu đi lời chúc phúc và sự yêu thương.

Cho đến hôm nay, chỉ đến khi nào mọi người đều không muốn nhận quà và cùng viết thư tha thiết yêu cầu bà già Noel trở lại thì lúc ấy lời chúc phúc và sự yêu thương mới thật sự trở về.

PS : Còn hai ngày nữa thôi là Giáng sinh rồi, tiện thể thớt này tôi chúc các bạn trong group Bựa Bốn Phương được hưởng mùa Giáng sinh 2017 An lành &amp; Hạnh phúc, hehe... <3

Bác Kiếm làm ông già nô ên. Xem giúp con quẻ, khi nào thoát kiếm forever alone. Có người nắm tay tung teng vào nô ên đi Bác!?

#831 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 23/12/2017 - 04:08

Trái dừa có một chút mặn của mồ hôi, một chút cay cay của nước mắt...

Một cô gái hỏi: " Bao nhiêu tiền 1 trái dừa vậy ông?


Ông già bán dừa trả lời cô ta, " Thưa cô 10 ngàn 1 trái! "


Cô gái nói, " Bán cho tôi 2 trái 15 ngàn được chứ ? Không được, tôi đi chỗ khác! "

Người bán hàng trả lời: " Cô lấy đi, 15 ngàn 2 trái. Tôi nghĩ như vậy cũng tốt rồi bởi vì cả ngày nay tôi chưa bán được cho ai cả! "

Cô gái lấy 2 trái dừa và bỏ đi với cảm giác của một người chiến thắng. Cô ấy bước vào xe hơi và đi đón cô bạn, cả 2 cùng tới một quán ăn sang trọng...

2 cô gái ngồi xuống bàn và gọi những thứ họ thích. Họ chỉ ăn một ít và để lại rất nhiều thứ mà họ gọi ra.
Sau đó cô ta thanh toán hóa đơn. Hóa đơn là 850k, cô gái đưa 900 k và nói với ông chủ quán: " Khỏi thối! "

_____

Sự việc này có vẻ rất bình thường đối với ông chủ quán giàu có. Nhưng nó rất đau đớn cho người bán dừa tội nghiệp.

Tại sao chúng ta thể hiện sự tính toán chi li khi chúng ta mua hàng của những người nghèo khổ tội nghiệp? Và tại sao chúng ta lại quá hào phóng với những người không cần sự hào phóng của chúng ta?

Mỗi lần một đứa trẻ nghèo đến với tôi để bán một cái gì đó đơn giản, tôi lại nhớ về ba tôi. Ba tôi thường mua những món đồ lặt vặt từ những người nghèo khó với giá cao, mặc dù ông không thực sự cần đến chúng. Có lần tôi thắc mắc hỏi ba về hành động “kỳ quặc” đó thì ba tôi nói:" Đó chính là chân giá trị của cái gọi là từ thin! "



======================


Noel cũng gần đến rồi và ngoài trời càng lạnh hơn. Xin gửi đến lời chúc sức khỏe-an lành cho những ai còn mãi lang thang ngoài kia giữa trời đông đầy gió và lạnh để kiếm sống. Mong là vào đêm Noel sẽ có ông già Noel thời hiện đại đến tặng quà cùng lời chúc phúc yêu thương cho họ.

Chúc mọi người ở diễn đàn TVLS một Giáng sinh vui vẻ, hạnh phúc.

PĐB

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 23/12/2017 - 04:24


Thanked by 3 Members:

#832 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/12/2017 - 21:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


'Chú trả tiền lại cho con!'

23/12/2017



TTO - Từ hình ảnh một người chạy xe ôm không lấy tiền xe của một bà lão khi chở bà từ bệnh viện về nhà trọ, bạn đọc Phạm Minh Hiền nhớ lại cách đây 20 năm, anh cũng có 1 chuyến xe như thế: một nỗi mất mát lớn nhưng ấm áp sự san sẻ tình người.

Một người đàn ông chạy xe ôm, không lấy tiền xe của một bà lão khi chở bà từ bệnh viện về nhà trọ.
Tôi thấy chú ân cần gỡ cái cài nón bảo hiểm, xách cho bà cái túi đồ, dìu bà vào tận nhà, thoáng nghe chú ấy nói: "Thôi... con không lấy tiền của bà, bà cất đó để dành mua thuốc... "!
Bà khép lại cánh cửa, xóm trọ nghèo ở khu công nhân vốn ồn ào mỗi ngày, có một bà lão hằng ngày âm thầm ra vào cơm nước cho đứa con của mình sau giờ tan ca ở khu chế xuất.
Hôm nay, tiết trời se lạnh của Sài Gòn, hình ảnh người đàn ông lái xe ôm và một bà lão, tôi đứng ngẫm nhìn xóm trọ, lòng bình yên những ngày cuối năm.


Câu chuyện chú xe ôm không lấy tiền, làm tôi nhớ câu chuyện của chính mình cách đây hơn 20 năm, ngày tôi còn là một đứa trẻ ở tỉnh.
Nhà tôi ở huyện, mẹ gửi tôi lên thị xã để đi học. Ở nhà người quen, học một buổi, một buổi còn lại phụ giúp việc buôn bán để được cho tiền đi học. Tôi thường không sử dụng tiền đó mà để dành, cuối tuần dùng để đi xe ôm về nhà thăm mẹ.
Khúc đường gần tới nhà, đó là khúc đường đất. Trời nắng, đường đẹp dẫn lối cho người ta đi, hai bên mọc toàn dừa nước, lâu lâu ở dưới kênh có chiếc ghe bán hàng "bách hóa tổng hợp" chạy ngang qua để lại điệu Nam Ai nghe mà da diết.
Con bìm bịp kêu, tiếng máy cule chạy, một đoạn cải lương... đó là thứ âm thanh không thể thiếu ở miền quê, cũng không thể nào quên trong một đời người. Những ngày trời mưa thì thôi rồi, bùn lầy dính đến gối chân, đi còn khó huống chi chạy xe. Đó những ngày bình yêu khi tôi còn mẹ.
Lần ấy tôi vội vàng về nhà giữa tuần. Tôi đếm vội những tờ tiền lẻ mệnh giá khác nhau, góp lại cho đủ một cuốc xe ôm về nhà.
Tôi đưa hết luôn cho chú xe ôm, nói: "Chú chở con về nhà thiệt lẹ đi chú... !".
Xấp tiền lẻ mà tôi đưa cho chú ngày ấy đủ để chú mua một lít xăng đổ vô xe, đủ mua một lít gạo đổ vào nồi, một lít dầu hôi để nấu nướng cho một ngày...
Chú chở tôi được một đoạn, vì trông chờ cho nhanh tới nhà không thể nén nổi lòng mình, tôi khóc. Gió thổi ngược nước mắt, mắt cay xè, lâu lâu tôi nấc thành tiếng. Thấy không ổn, chú dừng xe lại, hỏi lớn:
- Ai làm gì mày mà mày khóc? (Chắc chú sợ chở con nít mà nó khóc, không may người ta nghĩ bắt cóc).
- Dạ không, chú chở con về nhà lẹ đi - Tôi lau vội nước mắt nhưng còn tiếng nấc của trẻ con...
- Nhưng bị cái gì, nói chú nghe coi?
- Dạ... mẹ con chết rồi, người ta đưa mẹ con về nhà từ lúc trưa rồi.
Câu trả lời của tôi lúc ấy giống như một cái 'giấy phép' cho người ta được phép vỡ òa...
Tôi đoán chú có phép thuật, chú nách tôi một cái, bay từ yên sau phóng vào cái bara trước, ngồi lọt thỏm trong lòng chú. Chú rồ ga, chạy đi. Hôm ấy tự dưng trời mưa, tôi không còn nghe con bìm bịp kêu, hay tiếng máy cule chạy dưới kênh.
Tôi nghe những giọt nước mưa nặng hạt rớt lã chã lên hai cánh tay, lên vai người đàn ông lạ hoắc. Tôi nghe tiếng pô xe 67 rồ từng cơn trong mưa khi cố vượt qua chỗ lầy, hai chân rắn rỏi chống hai bên cho chiếc xe lướt qua đoạn đường đất lầy lội. Tôi thấy chú quên luôn cả mình...
Về tới nhà, cảnh tang thương, người trong xóm mặc áo mưa, người đội nón lá, họ đang đứng rất đông phía trước nhà. Trước cảnh đau khổ, chia ly, lòng người ta thường rối bời bởi cái tình của cuộc sống chỉ đơn giản qua cái nhìn xót xa, trĩu nặng tình người.
Chú xe ôm níu tôi lại, dúi vào tay tôi nói gọn bâng: "Chú trả tiền lại cho con!". Tôi còn nhớ khuôn mặt ấy, ánh mắt ấy của chú cũng đỏ hoe. Có một điều đặc biệt, giữa tôi và chú xe ôm, không hề quen biết.
Trong những lúc khốn khó nhất, mất mát nhất thì vẫn còn len lỏi đâu đó sự san sẻ, tử tế để bám víu cho nhau những niềm tin mà cố vươn mình đứng dậy.
Và đôi khi một hình ảnh nào đó đi ngang qua làm người ta phải dừng lại để thấy mình trong quá khứ, có như vậy thì những câu chuyện đẹp vẫn tồn tại mãi trong xã hội này.
PHẠM MINH HIỀN

Thanked by 3 Members:

#833 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/12/2017 - 21:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chiếc ba gác húc vào xe hơi bạc tỉ và cái kết bất ngờ

01/12/2017 15:02 GMT+7



TTO - Giữa những hối hả, bộn bề của Sài Gòn, có những chuyện khiến bạn cảm thấy ấm lòng. Chuyện mắt thấy tai nghe của bạn đọc Phạm Minh Hiền kể lại dưới đây là một minh chứng sống động nhất.


Một người đàn ông trung niên chạy chiếc xe ba gác máy. Đến đoạn ôm cua, xe mất lái, mất thắng..., ông ủi vô phía sau một chiếc xe hơi. Và người lái xe ba gác bị hất mạnh về phía sau, ngã lăn xuống đường...
Lỗi rõ ràng do xe ba gác máy mất thắng. Vì xe hơi vẫn chạy bình thường chứ không dừng đột ngột.
Tôi dừng lại giúp đỡ người chạy ba gác dậy và giật mình khi nhìn thấy đèn của chiếc xe hơi trị giá hơn 4 tỉ đồng đã vỡ. Tôi bắt đầu lo cho người chạy ba gác.


Nhưng rồi tôi tạm gác lại chuyện đó khi thấy máu từ trên cánh tay của người lái xe ba gác bắt đầu chảy. Có vật gì đó cắt vào nên máu từ cánh tay anh chảy rất nhiều.
Tôi loay hoay tìm trong túi xách có ít khăn giấy khô để quấn lại cầm máu cho anh. Tự dưng thấy mình bao đồng, nhưng trong hoàn cảnh này, tự mình an ủi mình... giúp người mà!
Thế rồi, một người đàn ông từ trên xe hơi mở cửa bước xuống. Tôi hồi hộp chưa đoán được chuyện gì sẽ xảy ra lúc này.
Tôi nghĩ với thu nhập của một người lái xe ba gác máy thì bóng đèn xe hơi kia chắc phải mất tiền của cả tháng trời dành dụm. Tôi bắt đầu hồi hộp và đã xót xa cho anh!
Người đàn ông tiến lại gần, bắt đầu ngồi xuống chỗ tôi và người lái xe ba gác đang loay hoay. Ông ta hỏi:
- Anh có bị làm sao không, có cần đi bệnh viện không? Sao anh bất cẩn vậy? Đưa tay tui xem nào! - người đàn ông cầm cánh tay của kẻ bị thương và dùng luôn cái khăn trong túi áo ông ấy để quấn lại.
- Dạ tui... tui... không sao, tui cám ơn anh - vẻ khổ sở và sợ sệt của anh lái xe ba gác đáp lời.
Tôi chưa hết hồi hộp thì tài xế của người đàn ông sang trọng bước xuống xe, nói to:
- Chú Hai, bóng đèn xe bị bể rồi chú Hai!
- Bể thì sửa, chút đem về trung tâm cho nó làm lại!
Ông ta không quan tâm đến cái bóng đèn xe của mình đang bị bể, mà vẫn cố buộc lại vết thương cho anh lái xe ba gác.
Tui thấy anh ấy nhét vào trong túi áo của anh lái xe ba gác ít tiền gì đó rồi nói: "Làm ăn cẩn thận chú ạ. May là gặp tui, không là công toi rồi. Chút về coi ghé trạm xá nào đó cho nó băng bó vết thương. Bảo trọng nghen...".
Nói xong ông lên xe rời đi với chiếc xe bị bể mất một bóng đèn. Tôi tần ngần nhìn theo chỉ kịp thấy chiếc xe mang biển số Sài Gòn.
Cảm giác của tôi lẫn lộn. Tôi vẫn chưa hết sợ. Và tôi vẫn chưa tin vào mắt mình. Trong tôi vẫn còn một chút của cái tưởng tượng ích kỷ thoáng qua lúc người đàn ông kia bước từ trên xe hơi xuống.
Tôi tự trách mình bởi đã tưởng tượng ra khung cảnh hầu hết của các vụ va quẹt mà tôi từng chứng kiến. Thế mà hôm nay, chuyện cổ tích lại xuất hiện trước mắt mình.
Người ta có cả trăm, cả nghìn cách ứng xử với nhau, nhưng chỉ có một thứ để hiểu nhau, đó là tình người.
Tôi đứng giữa quan sát vai vế, địa vị của hai người đàn ông. Và tôi đã không còn nhìn thấy sự phân biệt giàu nghèo. Lúc đó chỉ có tình yêu thương.
Tự dưng tôi thấy hôm nay ở đâu cũng đẹp, những con người đẹp, nắng đẹp, và một Sài Gòn rất đẹp!
Mình cũng đẹp nữa!
PHẠM MINH HIỀN

#834 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/12/2017 - 22:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#835 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 25/12/2017 - 16:12

TẠI SAO THỊT KHO TÀU MÀ CHỮ “TÀU” KHÔNG CÓ VIẾT HOA?

Khoảng 9,10 năm trước, trong một buổi sinh hoạt với đồng hương để chuẩn bị cho một buổi picnic. Tham dự buổi sinh hoạt đa số là quý đồng hương lớn tuổi. Tôi có đưa ra một câu hỏi là: “Tại sao chúng ta gọi là thịt kho tàu, trong khi đó, món thịt kho này là món ăn thuần túy của người Việt, và cũng là một trong những món ăn truyền thống của chúng ta?”

Hơn 30 người đều xì xào nhưng không có ai trả lời được. Cuối cùng có một bà thím giơ tay lên và trả lời rất hóm hỉnh. Bà thím đã nói như sau:

“Thịt kho tàu thì miếng thịt phải cắt to, vì vậy khi kho nó nổi lên trong nồi như những chiếc tàu, nên ông bà mình đặt tên là thịt kho tàu.”

Mọi người cười vang thích thú. Tôi bèn hỏi: “Ở đây có ai ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long không?” Nhiều người giơ tay, tôi nói thêm: “Ở miền tây có sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ, ở Cần Giờ có sông Lòng Tàu. Vậy riêng chữ “Tàu” ở đây có nghĩa là gì?”

Mọi người im lặng. Tôi nói tiếp: “Theo nhà văn Nguyễn Đức Lập, cũng như theo nhà văn mà cũng lànhà nghiên cứu nổi tiếng Bình Nguyên Lộc, thì chữ “Tàu” nói theo ngôn ngữ miền tây có nghĩa là“mặn ngọt lờ lợ”. Những dòng sông có nước lờ lợ như sông Cái ở phía trên thì dân Nam Bộ mình gọi là sông Cái Tàu Thượng, sông Cái ở phía dưới thì gọi là sông Cái Tàu Hạ, sông Lòng ở Cần Giờ thì gọi là sông Lòng Tàu vì những sông này có nước lờ lợ.

Bà thím khi nảy góp vui vào:

“Như vậy mấy thằng chệt mà mình gọi là ba tàu là mấy thằng chệt nửa mặn nửa ngọt hả thầy?"

Tất cả cười vang. Tôi đáp:

“Cái này lại là chuyện khác, nghe đâu khi bọn chệt đến Việt Nam, chúng nó đi trên 3 chiếc tàu và đậu ngoài biển, bà con mình thấy vậy nên đặt cho lũ chệt là Ba Tàu vì chúng đến Việt Nam trên 3 chiếc tàu.”

Bà thím nói theo:

“Tới tuổi này mà bây giờ tui mới biết thịt kho tàu là món ăn chính cống của người Việt mình. Chữ “Tàu” có nghĩa là ngọt mặn lờ lợ. Thịt kho tàu là thịt kho ngòn ngọt, mằn mặn…ăn với cải chua dưa giá thì khỏi chê.”

Tất cả lai cười ồn ào, rồi tôi nói tiếp: “Vì vậy, các cô chú bác nhớ rằng và cũng nên nói lại cho người mình quen biết rằng thịt kho tàu là món ăn chính gốc của người Việt Nam mình, chớ không có liên quan gì đến Ba Tàu, Made in China cả.”

Sưu tầm


Thanked by 5 Members:

#836 V.E.DAY

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1183 Bài viết:
  • 2949 thanks

Gửi vào 25/12/2017 - 18:36

Các món ăn của người miền Nam thiên về vị ngọt hơn vị mặn. Không chỉ món thịt kho tàu có vị ngòn ngọt mặn mặn, mà món nào cũng có vị ngọt, riêng món thịt kho tàu phải là vị ngọt và thơm của đường thốt nốt và kho chung với hột vịt nữa mới đúng bài.

Thanked by 2 Members:

#837 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 12/01/2018 - 04:49

Xin gửi đến mọi người một tin vui:

Tạp chí Bách Khoa được 'số hóa' toàn bộ

Thời trước 1975 ở miền Nam báo chí tư nhân rất phong phú, nhất là từ sau năm 1963 thì nhật báo và các tạp chí xuất hiện rất nhiều. Nhưng những ai theo dõi tình hình

báo chí cả hai thời kỳ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa thì đều thấy tờ báo tồn tại lâu dài nhất của miền Nam Việt Nam chính là tờ bán nguyệt san BÁCH KHOA :số1 ra đời
vào ngày15 tháng 01 năm 1957, số cuối cùng 426 ra ngày 19 tháng 4 năm 1975.

Hôm nay chúng tôi xin loan báo một tin vui, là sau nhiều năm cố gắng, một nhóm bạn bè của báo mạng Diễn Đàn Thế Kỷ đã sưu tầm đầy đủ toàn bộ báo Bách Khoa, chỉnh đốn lại để thành một bộ báo số hóa có thể phổ biến cho mọi người. Chúng ta đều biết sau biến cố năm 1975, tất cả sách vở báo chí của miền Nam đều là mục tiêu thiêu hủy...
Việc chúng tôi nghĩ nên làm ngay sau khi hoàn tất việc sưu tầm là đến thăm ông Huỳnh Văn Lang, Chủ Nhiệm Sáng Lập tạp chí Bách Khoa để kính tặng ông đĩa DVD chứa đựng toàn bộ 426 số báo đã được điện tử hóa. Chiều ngày 16 tháng 10, 2017 vừa qua anh Trần Huy Bích và tôi đã tới thăm ông Huỳnh Văn Lang tại nhà ông trong thành phố Westminster Nam California, rất mừng thấy ông tuy đã ở tuổi 96, vẫn tương đối mạnh khỏe, nhất là tinh thần còn rất sáng suốt.
Ông đã rất vui và cảm động nhận đĩa DVD chứa toàn bộ báo Bách Khoa do chúng tôi tặng, và nói : “Với công trình tìm tòi và lưu giữ như thế này, tạp chí Bách Khoa sẽ an toàn tồn tại nhiều trăm năm về sau”. Và chúng tôi đã được vị sáng lập tờ Bách Khoa kể lại không biết bao nhiêu là “chuyện xưa tích cũ”, thời gian từ Mỹ mới về nước để giúp ông Ngô Đình Diệm xây dựng chính quyền, những ngày đám chuyên viên trẻ tuổi còn “ngủ ghế bố” trong dinh Gia Long cho đến khi Thủ Tướng dời vào dinh Độc Lập. Mỗi câu chuyện như thế đối với tôi là một mảng lịch sử, qua giọng kể Nam Kỳ hấp dẫn và chân thành của ông. Thú vị nhất là ý tưởng lập hệ thống các trường Bách Khoa Bình Dân, rồi hội Văn Hóa Bình Dân để sau cùng là tạp chí Bách Khoa chào đời.

Ông Huỳnh Văn Lang (bên phải), với DVD Bách Khoa trên tay, đang trò chuyện với Phạm Phú Minh. (Ảnh: Trần Huy Bích)
Ông Huỳnh Văn Lang là người sáng lập, là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút của Bách Khoa từ số ra mắt cho đến cuộc đảo chánh 1963 chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hòa. Ông nói : “Ngay khi quyết định ra báo, 30 thành viên của hội Nghiên cứu Kinh tế Tài chánh mà tôi đứng đầu mỗi người góp 1000 đồng (trừ một vị chỉ góp 500) để làm vốn. Hồi đó 30,000 đồng là một số tiền lớn, nhưng khi bắt tay làm báo thì tiền in nó ngốn mau lắm, tôi phải xoay xở liên tục cho đến khi tờ báo ổn định....”
Qua buổi gặp gỡ và trò chuyện với ông Huỳnh Văn Lang, tôi hình dung ra hoạt động của một nhóm trí thức trẻ cách đây 60 năm, đồng lòng xắn tay áo lao vào những công việc cụ thể, trong buổi bình minh của một vận hội mới mẻ cho vùng phía Nam của đất nước.
***
Cho tới nay, Bách Khoa là tờ báo tư nhân sống lâu nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam. Tờ sống lâu thứ nhì là tạp chí Nam Phong của học giả Phạm Quỳnh, ra đời vào tháng Bảy năm 1917, đình bản ở số 210, ngày 10 tháng Mười Hai năm 1934. Trên Nam Phong số cuối này có dòng chữ Năm thứ mười tám, nhưng đó là chỉ mới bước vào năm thứ 18 thôi, trong thực tế Nam Phong thọ 17 năm 5 tháng. Trong khi đó báo Bách Khoa xuất bản từ tháng 1 năm 1957, tính tới tháng 1 năm 1975 là đủ 18 tuổi, tới hết tháng 4-1975 nó được 18 năm 3 tháng. Đó là chưa kể số lượng các số báo, Bách Khoa xuất bản 426 số; Nam Phong tổng cộng 210 số, chỉ bằng một nửa. Dễ hiểu, Nam Phong là nguyệt san (mỗi tháng ra một số), Bách Khoa là bán nguyệt san (mỗi tháng ra hai số).
Do đời sống lâu dài của nó suốt gần 20 năm cộng với nội dung mà nó mang lại, Bách Khoa có thể coi là cái xương sống tinh thần của miền Nam từ khi đất nước chia cắt 1954 cho đến 1975. Cho đến nay, các bài viết về báo Bách Khoa trong và ngoài Việt Nam đã khá nhiều, từ các hồi ức của những người trực tiếp góp phần xây dựng tờ báo đến những nhà nghiên cứu về sau, chúng tôi chỉ xin tóm tắt một ít điểm chính để giới thiệu một cách tổng quát Bách Khoa với độc giả..
Bách Khoa do ai sáng lập? Dưới đây là hình bìa trước và bìa sau của số đầu tiên. Ở bìa sau chúng ta thấy danh tính những người tạo ra nó:

Chủ nhiệm sáng lập là Huỳnh Văn Lang, “hợp tác cùng các bạn” gồm ba mươi người liệt kê ngay bên dưới. Tập thể này là những chuyên viên của Hội Kinh tế/ Tài chánh thành lập từ 1955, đứng đầu là ông Huỳnh Văn Lang. Họ là những người hầu hết còn trẻ tuổi vào thời điểm đó, một số du học ngoại quốc mới về nước, tham gia chính quyền miền Nam với lý tưởng xây dựng một quốc gia Việt Nam tự do và phú cường. Sinh hoạt của Hội là họp mỗi hai tuần một lần, thảo luận về những vấn đề kinh tế tài chánh Việt Nam đang phải giải quyết. Sau một thời gian hoạt động nhóm chuyên viên này nhận thấy cần phổ biến rộng rãi các nghiên cứu của họ, nên đã quyết định tổ chức một tờ báo như là một “diễn đàn chung của tất cả những người tha thiết đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”: tờ BÁCH KHOA ra đời.
Số đầu tiên ra mắt ngày 15 tháng 01 năm 1957 và những số kế tiếp các bài nòng cốt là của các cây bút “cơ hữu” như Huỳnh Văn Lang, Phạm Ngọc Thảo, Hoàng Minh Tuynh, Nguiễn-Ngu-Í... Các cây bút có tên tuổi dần dần tham gia ngày một đông : Nguyễn Hiến Lê xuất hiện vào số 4, Mặc Thu, Vi Huyền Đắc số 5, Võ Phiến số 7, Bùi Giáng số 8...

Trong cuốn Hồi Ký của mình xuất bản sau 1975, học giả Nguyễn Hiến Lê, người bắt đầu viết cho Bách Khoa từ cuối tháng 2 năm 1957 và “dính” luôn với Bách Khoa cho đến số cuối ra ngày 19 tháng 4 năm 1975, đã viết:
Trong lịch sử báo chí nước nhà, tờ Bách Khoa có địa vị đặc biệt. Không nhận trợ cấp của chính quyền mà sống được mười tám năm từ 1957 đến 1975, bằng tờ Nam Phong, có uy tín, tập hợp được nhiều cây bút giá trị như Nam Phong, trước sau các cộng tác viên được khoảng một trăm.”
Nhà văn Võ Phiến, người cũng đã gắn bó với Bách Khoa suốt 18 năm, với các sáng tác truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tạp luận, ngoài ra ngày càng viết nhiều mục với các bút hiệu khác nhau như Tràng Thiên, Thu Thủy. Ông tuy không phải là người làm việc trực tiếp trong tòa soạn Bách Khoa nhưng có thể coi như là người quan trọng tạo nên linh hồn của tờ báo. Ông kể :
“Thoạt tiên là tờ báo của hai nhân vật trong chính quyền: các ông Huỳnh Văn Lang và Hoàng Minh Tuynh. Về sau các ông này rút lui ra khỏi chính quyền, rồi tờ Bách Khoa cũng dần dần chuyển về ông Lê Ngộ Châu.
Các ông Huỳnh và Hoàng là những chuyên viên trong giới ngân hàng, rồi ngay ông Lê cũng không phải là một văn gia, ấy vậy mà Bách Khoa phải kể là một trong những tờ báo thành công nhất ở miền Nam trong ngót hai mươi năm. Đó là chỗ lý thú trong tình hình sinh hoạt của thời kỳ văn học này.”
(Văn Học Miền Nam - tổng quan, Võ Phiến, trang 238)
Đoạn này nhà văn Võ Phiến hình như cố tình viết không rõ về hai sự kiện ông Huỳnh Văn Lang và Hoàng Minh Tuynh “rút lui ra khỏi chính quyền” và việc “tờ Bách Khoa cũng dần dần chuyển về ông Lê Ngộ Châu”. Xem lại quyển Ký Ức Huỳnh Văn Lang (tập 1) do tác giả xuất bản năm 2011, có đoạn viết :
Sau 6 tháng hoạt động, 30 thành viên toàn là chuyên môn quyết định, mỗi người bỏ ra 1000 đồng (trừ ra một GS chỉ chịu hùn 500 đồng thôi, vì xem như là bố thí), để phổ biến những nghiên cứu của Hội trên một tạp chí.
Và Bách Khoa Tạp chí đã ra đời. Số 1 phát hành ngày 15 tháng 1 năm 1957, người viết kiêm chủ nhiệm và chủ bút cho đến năm 1963 phải giao cho anh thư ký tòa soạn Lê Ngộ Châu, vì bị chế độ ‘người lính cai trị’ bắt đi bắt lại ba bốn lần giam giữ sau trước gần ba năm.”
(Ký Ức Huỳnh Văn Lang tập 1, trang 624)

Sự kiện người Thư ký Toà soạn Lê Ngộ Châu được giao toàn quyền điều hành tiếp tục tờ Bách Khoa trong một biến cố bất ngờ như thế đã cho chúng ta hiểu rằng vị Thư ký Tòa soạn này đã thực sự đóng một vai trò rất tích cực đối với tờ báo từ nhiều năm tháng trước đó. Về tài làm báo cùng kiến thức, tính tình của ông Lê Ngộ Châu, xem lại hồi ức của nhiều nhà văn cộng tác, thấy ai cũng yêu mến và kính phục ông.
Ý kiến của Nguyễn Hiến Lê, người cộng tác với Bách Khoa từ 1957 đến 1975:
“Ông Châu làm việc rất siêng, đọc hết mọi bài nhận được, đăng hay không ông đều báo cho tác giả biết. (...) Tôi mến ông vì ông có tinh thần trách nhiệm, làm việc đàng hoàng, biết cương quyết giữ vững chủ trương cả khi báo suy, biết xét người, xét văn và có tình với người cộng tác: ai gặp nạn gì ông lại nhà thăm, tìm mọi cách giúp đỡ; nhất là sau vụ Mậu Thân, ông rất băn khoăn lo lắng về các anh em bị kẹt trong vòng máu lửa.”
(Trích từ “Đời viết văn của tôi” của Nguyễn Hiến Lê)
Nhà phê bình văn học Đặng Tiến, trong bài viết tưởng niệm khi nghe tin ông Lê Ngộ Châu qua đời (vào ngày 24 tháng 9 năm 2006), có đoạn đánh giá Lê Châu -như cách gọi của anh em văn nghệ- như sau:
“Nhờ đức tính kín đáo, hòa nhã, Lê Châu đã tập hợp không những trên mặt báo nhiều khuôn mặt khác biệt, thậm chí trái ngược về hoàn cảnh, tính tình lẫn chính kiến, mà còn quy nạp được nhiều bè bạn đến từ những chân trời khác nhau, trong đời sống cụ thể hằng ngày. Chưa kể những tác giả sinh sống ở ngoài nước thường xuyên gửi bài về cộng tác.
Lê Châu kiến thức rộng, thường xuyên giao tiếp với quan chức hay các nhà văn hóa danh vọng, nhưng luôn luôn từ tốn, trong cách ứng xử hàng ngày, với những người viết trẻ tuổi. Ông đặc biệt lưu tâm đến những người viết mới, viết từ các tỉnh nhỏ, đặc biệt là từ Miền Trung. Bách Khoa là một tờ báo phổ thông, chủ tâm vào những đề tài chính trị, quốc tế, kinh tế, khoa học, chỉ dành một phần cho văn học nghệ thuật, nhưng về lâu về dài đã có những đóng góp lớn lao cho bộ môn văn nghệ. Về sau, phần văn nghệ này lại là khối tài liệu quý giá.
Lê Châu còn là gương sáng về đức khiêm tốn trí thức. Hai chữ Bách Khoa bình thường được dịch ra tiếng Pháp là Encyclopédie theo nghĩa từ điển bách khoa, hoặc tư trào Bách Khoa trong văn học Pháp thế kỷ XVIII ; nhưng Lê Châu không nhận từ này, cho rằng quá to tát so với tờ báo. Ông dịch Bách Khoa là Variétés, sát nghĩa là « tạp chí ». (...)
“Lê Châu là kẻ sĩ theo truyền thống, luôn luôn mực thước, trong nếp trung dung của cửa Khổng sân Trình và theo nếp mực thước, juste mesure của bực trí thức tân học. Trong đời sống, ông là người bảo thủ ; trên cương vị chủ báo, ngược lại, ông khuyến khích văn chương trẻ và tư tưởng mới, nhưng chừng mực thôi.”
(Tạp văn: Lê Ngộ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- Đặng Tiến)
Trong cuốn Văn Học Miền Nam tổng quan, nhà văn Võ Phiến đã ghi lại một nhận xét của nhà văn Nguyễn Hiến Lê mà chắc ông cũng đồng ý: “Tuy vậy kể là cây bút chủ yếu của Bách Khoa từ trước đến sau vẫn là hai người : Võ Phiến và Nguyễn Hiến Lê (xem Hồi ký Đời viết văn của tôi của Nguyễn Hiến Lê)”.

Ảnh-Học giả Nguyễn Hiến Lê (1912 - 22.12.1984).
Thế nào là cây bút chủ yếu của một tờ báo? Có cần đó là Chủ bút hay Chủ nhiệm không? Có cần là Thư ký toà soạn không? Không cần, vì những chức vụ ấy có những trách nhiệm khác phải lo, không đương nhiên phải viết lách gì cả ngoài những lá thư nhắc nhở nọ kia về việc điều hành, đường lối. Vậy có phải là người viết thường xuyên trong một thời gian dài cho tờ báo ấy? Có thể đó cũng là một điều kiện, nhưng số lượng các bài viết cũng không đương nhiên khiến cho một tác giả trở nên một cây bút chủ yếu, vì không ai đếm số bài để định giá mức độ ảnh hưởng của một cây bút.
Theo chúng tôi, một cây bút gọi là chủ yếu của một tờ báo là một người thường xuyên, qua bài vở của mình, đem đến cho độc giả một ích lợi và ảnh hưởng tinh thần nhất định, được đa số độc giả biết giá trị và ham thích đón nhận. Hai vị Nguyễn Hiến Lê và Võ Phiến quả thật là những người như thế, có thể nói những đóng góp dài lâu của họ đã góp phần quan trọng tạo nên linh hồn của tờ báo.
Thứ nhất, về phương diện bài vở, hai vị là những người đóng góp dài hơi nhất. Như trên đã nói, Nguyễn Hiến Lê gửi bài đầu tiên cho Bách Khoa ở số 4, ra ngày 1 tháng 3 năm 1957; Võ Phiến số 7, ra ngày 15 tháng 4, 1957. Từ thời điểm ban đầu đó, hai vị liên tục tham dự xây dựng nội dung tờ báo cho đến số cuối cùng, ra ngày 19 tháng 4, 1975. Về số lượng bài vở đã đăng trên Bách Khoa trong suốt 18 năm thì chắc chắn hai ông chia nhau ngôi thứ một/hai, có thể Võ Phiến nhiều hơn Nguyễn Hiến Lê, vì không những đóng góp phần sáng tác phong phú gồm truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tạp bút..., ông còn viết các mục khác (Thời sự Văn nghệ, Thời sự Chính trị...) và dịch các tác giả Tây phương, dưới các bút danh Tràng Thiên, Thu Thủy.
Báo Bách Khoa tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

càng về các năm sau càng biến thành một địa chỉ thân mật cho mọi người cộng tác, với tình thân như gia đình. Theo lời kể của bà Võ Phiến (vào tháng 10, 2017), năm 1960 khi Võ Phiến từ Qui Nhơn dời vào Sài Gòn để làm việc với bộ Thông Tin, chính Lê Ngộ Châu là người lo đi tìm nhà để thuê cho bạn, yểm trợ ngay các nhu cầu cần thiết cho một gia đình từ tỉnh mới về nơi đô thị. Các văn thi sĩ cộng tác đều coi báo quán là nơi gần gũi, tin cậy; những người đóng góp bài vở từ khắp mọi miền đất nước, khi có dịp về Sài Gòn đều ghé thăm Bách Khoa, như về một loại “nhà tinh thần” của mình.
Chính trong loại tình thân và tin cậy có tính chất đại gia đình ấy, những người như Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, với uy tín và năng lực của mình, đã biến thành những “cây bút chủ yếu” của tạp chí Bách Khoa. Trước sau họ vẫn chỉ là người “cộng tác” thôi, không bao giờ giữ một chức vụ nào của tổ chức tòa báo. Nhưng họ vẫn là những “cây bút chủ yếu” đúng nghĩa.

Ảnh-Lê Ngộ Châu (trái) gặp lại Võ Phiến trong chuyến đi Mỹ năm 1994.
***
Trong số những người tham gia vào Bách Khoa sớm nhất, phải kể đến Nguiễn-Ngu-Í (1921-1979, tên thật Nguyễn Hữu Ngư, còn có các bút hiệu Trần Hồng Hừng, Tân-Fong-Hiệb, Ngê-Bá-Lí v.v...). Ông là người đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với giới viết lách, từ những nhà văn lớp trước như Nhất Linh, Đông Hồ, Lê Văn Trương, Đỗ Đức Thu, Nguyễn Vỹ... đến lớp sau như Bình Nguyên Lộc, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Võ Phiến, Nguyễn Văn Trung... Nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã viết : “Ngu Í chuyên nghề phỏng vấn, từng trải, có nhiều nhiệt tâm, văn có duyên”. Các đề tài phỏng vấn của ông và câu trả lời của giới cầm bút thời ấy vẫn còn giá trị cho người nghiên cứu văn học ngày nay lẫn mai sau.

Ảnh-Nhà báo Nguiễn-Ngu-Í.
Ngoài tài phỏng vấn, Nguiễn-Ngu-Í cũng viết nhiều bài báo có giá trị, ví dụ bài Nhớ và Nghĩ về bài Quốc Ca Việt là một bài nghiên cứu tường tận về tác giả, trường hợp sáng tác, vai trò của bài hát đó trong xã hội từ năm 1942 trở về sau: đã được những ai đặt bao nhiêu nhan đề và lời ca, những ai đã sử dụng nó, với mục đích gì v.v... Thiết tưởng cộng đồng người Việt lưu vong vẫn dùng bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa trong bao nhiêu lễ lạc, biến cố của mình, cần hiểu biết rõ hơn về tiếng hát Này công dân ơi ! ấy qua bài nghiên cứu này.

Sau cùng, nên nói đến một vấn đề tế nhị liên quan đến tờ báo Bách Khoa, là tên gọi của nó qua những năm tháng thăng trầm. Chúng ta vẫn gọi chung tờ báo là Bách Khoa từ số đầu đến số cuối, nhưng cũng nên biết rằng để giữ được hai tiếng Bách Khoa vững chắc và thân yêu ấy, nó phải theo thời mà có những biệt danh đi kèm. Đây là những cái mốc cho những biến thiên ấy:
1. BÁCH KHOA : Số 1 (ngày 15-1-1957) đến số 193-194 (15-1-1965)
2. BÁCH KHOA THỜI ĐẠI : số 195 (15-2-1965) đến số 312 (1-1-1970)
3. trở lại tên BÁCH KHOA : số 313-314 (Xuân Canh Tuất) (15/1 và 1/2/1970) đến số 377 (15-9-1972)
4. ĐẶC SAN BÁCH KHOA : số 378 (1-10-1972) - đến số 379 (15-10-1972)
5. GIAI PHẨM BÁCH KHOA : số 380 (1-11-1972) đến số chót 426 (19-4-1975)
Tất cả những việc vẽ vời “làm cho khác” tên gọi như thế thì hoặc là vì lý do chính trị (cho khác với tên gọi từ “chế độ cũ”), hoặc để thích ứng với chế độ kiểm duyệt hoặc luật báo chí về sau. Thời gian qua, những cái đó được hiểu chỉ là những thủ thuật né tránh để sống còn, và sống còn luôn luôn với cái tên khai sanh của nó: Bách Khoa. Vậy chúng ta trước sau chỉ nên gọi nó là BÁCH KHOA.

22 tháng Mười, 2017.
Phạm Phú Minh

===============================================================

TB: Tiếc là một số ảnh của các nhà báo tiền bối và CD số hóa toàn bộ Tạp chí Bách Khoa của không chép lên được.

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 12/01/2018 - 05:18


Thanked by 2 Members:

#838 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 12/01/2018 - 07:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

V.E.DAY, on 25/12/2017 - 18:36, said:

Các món ăn của người miền Nam thiên về vị ngọt hơn vị mặn. Không chỉ món thịt kho tàu có vị ngòn ngọt mặn mặn, mà món nào cũng có vị ngọt, riêng món thịt kho tàu phải là vị ngọt và thơm của đường thốt nốt và kho chung với hột vịt nữa mới đúng bài.

Người miền Nam hảo ngọt nhưng thời bây giờ chắc phải nhường cho miền Bắc. Tui thấy miền Bắc xài bột ngọt mà sợ luôn.
Lão V biết kho thịt hôm nào kho cách cảm một nồi ăn tết đi.

Đố lão V tại sao miền Nam hảo ngọt.

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 12/01/2018 - 08:07


#839 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/01/2018 - 20:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đi để về với... nỗi quê

14/01/2018 Thanh Niên
Không chỉ đi nhiều ngày đàng, không chỉ học một sàng khôn, mà Lệ Dân học được cách cúi xuống ngay dưới chân mình, quý trọng từng lá cây ngọn cỏ quê hương khi trở về, sau những ngày làm thuê ở xứ người.
Từng có những ngày kiếm không đủ ăn, mà còn ốm đau bệnh tật, một mình nằm co ro nhìn tuyết trắng. Khi bên cạnh không có ai thân thích, rồi vẫn gắng gỏi vượt qua. Mơ ước kiếm đủ tiền vé máy bay, làm thủ tục trở về, nằm lòng câu nói của mẹ “còn người thì còn của”, câu nói hắt lên an ủi chị trên đường bay gần sáu tiếng đồng hồ ngược gió.
Thế rồi về vườn nhà, ngủ ở nhà, ngủ vùi cả tuần mới vươn vai đi lại. Hai tháng sau mới ra vườn trồng cam không hạt với mẹ. Ngày vun đất, tỉa cành, tưới cây. Tối về ăn cơm cá kho tương với dưa muối, mẹ vẫn để riềng lát dưới lớp thịt ba chỉ, kho niêu đất, miếng thịt thôi mỡ thấm vào cá ngon không thể tả.
Chập tối đi ngủ, nằm mãi, nhớ những ngày đi làm thuê ở vùng Tottori. Mới đầu làm đầu bếp ở gần một nhà hàng ven biển. Đôi chân lạnh đứng bếp lâu ngày đã dồn máu xuống bàn chân tím tái và bệnh viêm khớp tái phát khiến Lệ Dân phải nhận tin báo thôi việc vì không thể đứng bếp lâu.
Mãi hai tuần sau, gặp bạn Mobashi (người Nhật - vốn là khách chuyên tắm Osen truyền thống, hay dùng món súp cá ưa thích mà Dân nấu), bạn biết chuyện và giới thiệu cho Dân đến làm ở vườn lê của người quen. Những vườn lê quả xanh thì bọc giấy bạc, quả chín bọc giấy ngả vàng cho chim không thể đụng đến. Khi hái lê đóng thùng cho nhà hàng cũng phải dùng sức, chỉ có những ngày tỉa cành quét vườn là được hưởng không khí trong lành. Dành dụm được ít tiền gửi về cho mẹ, còn bản thân Lệ Dân chỉ đi mua hàng giảm giá dùng qua năm. Mùa đông ở nước Nhật cũng đầy tuyết như bên châu Âu, đói rét mà nghe điện của mẹ gọi sang, chị luôn dập máy gọi lại, trấn tĩnh mình vài giây, giọng đầy lạc quan nói con không có chuyện gì, làm ăn vẫn tốt.

Nếu có sức khỏe thì lao động ở bên Nhật kiếm ăn cũng khá, nhưng hiềm nỗi người VN quen sống giờ giấc “cao su” đi muộn về sớm, không hợp với tác phong làm việc của người Nhật. Số ít đã dính kỷ luật và bị sa thải. Có người sống vài năm ở Nhật mới hiểu ra văn hóa của mỗi nước thật khác biệt. Nếu không trang bị kiến thức văn hóa, họ sẽ vấp. Họ vỡ vạc ra sau những trả giá sinh hoạt, va đập thường ngày.
Khi làm ở vườn lê, Lệ Dân cũng từng thấy đoàn khách du lịch VN đến thăm. Họ ăn lê thả sức, họ hái rõ nhiều và ăn dở rất lãng phí. Bữa ăn buffet cũng vậy, lấy thừa mứa, không ăn hết bỏ đó, và người Nhật lặng lẽ thu dọn. Có lần, người chủ vườn lê than thở với chị, nói người Việt sao không tiết kiệm, một sọt lê mà có tới dăm quả ăn dở, cắn nham nhở bỏ đi… Tuy vậy, cách ứng xử của người Tottori rất đáng nể, va đập với đủ màu da, với nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng họ giao tiếp rất dễ chịu, họ nhẫn nhịn quan sát, dọn dẹp và luôn nở nụ cười, cảm ơn khách.
Bao năm đi làm thuê xứ người, khi san tuyết ở sân trượt tuyết, khi chạy bàn, khi dọn vườn lê… trở về quê nhà, tự nhiên mà Lệ Dân thuộc được bài học: nhìn dưới chân mình để biết trân quý đến từng... nỗi niềm quê.

Hoàng Việt Hằng



Thanked by 2 Members:

#840 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 16/01/2018 - 04:46

Sự lương thiện không cần qua sát hạch

Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Walter Salles vào thành phố làm việc, ông đi ngang một cậu bé đánh giày khoảng mười mấy tuổi ở quảng trường nhà ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi ông: “Thưa ông, xin hỏi ông có cần đánh giày không ạ?”

Walter cúi đầu nhìn đôi giày chưa quá bẩn của mình, ông lắc đầu từ chối. Khi Walter chuẩn bị đổi tàu thì cậu bé lúng túng, ngượng ngùng, đôi mắt ánh lên sự cầu xin: “Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa ăn gì rồi, xin ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần sau cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.

Walter nhìn cậu bé trước mặt mặc bộ quần áo rách rưới, cả người gầy gò, thế là ông móc túi đưa cho cậu bé vài đồng xu. Cậu bé vô cùng cảm kích nói lời cảm ơn ông rồi chạy đi như bay.
Khi đó, Walter nghĩ thầm: “Lại là một thằng nhóc lừa đảo…” và rồi ông đã quên bẵng đi…

Cho đến vài tuần sau, Walter lại đi ngang qua trạm xe lửa, đột nhiên ông nghe thấy giọng nói từ xa vọng lại: “Thưa ông, xin ông đợi một lát!”. Khi đó, ông nhìn thấy một cậu bé gầy gò chạy đến đưa cho ông mấy đồng xu, lúc này Walter mới nhận ra cậu bé này chính là đứa bé đánh giày đã mượn ông tiền.
Cậu bé vừa thở hổn hển vừa nói: “Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng đã trả được tiền cho ông”.

Walter cầm trong tay những đồng xu còn ướt đẫm mồ hôi của cậu bé, đột nhiên ông cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt. Thế nên bỗng nhiên ông có một suy nghĩ, ông thấy cậu bé này rất phù hợp với hình tượng nam chính trong kịch bản mới của mình.
Hóa ra Walter là một đạo diễn và khi đó ông đang chuẩn bị phần tiền kỳ cho bộ phim, ông đã quan sát các sinh viên của trường diễn xuất không dưới một trăm lần, nhưng đều không vừa ý.

Lúc này, ông nhận ra rằng cậu bé này có thể là nam chính trong bộ phim của ông. Và rồi ông lấy vài đồng xu ra và nói với cậu bé rằng: “Số tiền này là chính tôi muốn cho cháu, không cần trả lại. Ngày mai cháu hãy đến văn phòng đạo diễn ở công ty điện ảnh trong thành phố tìm tôi, tôi sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ lớn hơn”. Nói xong, Walter rời đi, trong lòng cảm thấy rất ấm áp và bắt đầu hy vọng vào cậu bé này.

Hôm sau, bảo vệ công ty điện ảnh nói với Walter rằng trước cửa có một nhóm trẻ con mặc quần áo rách rưới đến. Walter vô cùng ngạc nhiên, ông đi ra cửa thì thấy cậu bé ngày hôm qua chạy đến, vui vẻ nói: “Thưa ông, họ đều cũng là trẻ mồ côi lưu lạc không có cha mẹ giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”

Walter không thể nào ngờ được một cậu bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Nhưng sau khi quan sát, ông nhận ra quả thật là có vài đứa trẻ khác trong số đó phù hợp với vai nam chính trong kịch bản của ông hơn. Dù vậy cuối cùng Walter đã quyết định chọn cậu bé đánh giày này và ông viết trong hợp đồng lý do mà ông chọn cậu bé là: “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.

Cậu bé này chính là Vinícius de Oliveira người Brazil, cậu chủ nhỏ trong bộ phim “Central Station” (hay “Central do Brasil”) nổi tiếng của đạo diễn Walter Salles, bộ phim này đã nhận được hơn 50 giải thưởng, chiến thắng giải “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” tại Quả Cầu Vàng 1999 và còn nhận được 2 đề cử Oscar năm đó.

Vài năm sau, Vinícius de Oliveira cũng mở một công ty điện ảnh và làm chủ tịch, anh còn viết một quyển tự truyện có tên là “Cuộc đời diễn viên của tôi”.

Trên trang bìa trong của quyển sách có dòng chữ viết tay của ông Walter: “Sự lương thiện không qua sát hạch” và đánh giá của ông về Vinícius de Oliveira: “Vì lòng lương thiện, cậu từng đem cơ hội nhường cho người khác; cũng vì sự lương thiện ấy, cơ hội trong cuộc đời chưa từng bỏ qua cậu”.

(ST theo Phú Diệp)

Thanked by 5 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |