Jump to content

Advertisements




Góc thư giãn,


987 replies to this topic

#811 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 10/10/2017 - 22:26

8 điều cần tu dưỡng để trở thành người có hậu phúc khi về già


Trên đường đời của bất kỳ một ai cũng đều không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Ai cũng có lúc phải đối mặt với những thời điểm thất bại và suy sụp trong cuộc đời. Nhưng cho dù có chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn cần đối diện với vấn đề và nhìn nhận lại bản thân thì mới làm chủ được cuộc đời của mình.

Khi còn trẻ, người thông minh hiểu rằng, không nên sống buông thả, phó mặc để cuộc đời giống như “nước chảy bèo trôi”, đến khi tuổi trẻ qua đi rồi, người ta sẽ thấy hối tiếc vô cùng. Hãy tu dưỡng 8 điều dưới đây để tuổi già có được hậu phúc.

1. Người bạn tri kỷ

Trong gia đình, ngoài xã hội hay bạn bè, ai cũng có nhiều ngưởi ở xung quanh mình, người tốt và người xấu luôn đồng thời tồn tại. Nhưng dường như chỉ khi gặp nguy nan, người ta mới nhận được rõ đâu là tri kỷ.
Có nhiều người bạn tốt giống như bản thân có nhiều chiếc áo ấm giữa mùa đông giá lạnh. Tính cách và nhân phẩm của một người quyết định việc người ấy có bao nhiêu người bạn thật sự tốt ở xung quanh. Khi đã bước vào tuổi trung niên, một người cần biết trân quý điều ấy.
Nếu ở hiện tại, khi một người viết tên những người bạn thân thiết của mình ra một tờ giấy và phát hiện ra rằng chỉ có một vài người thôi. Vậy thì người ấy nên đặt tâm vào việc này nhiều hơn một chút. Điều đó cũng có nghĩa là người ấy sẽ phải trở nên rộng mở hơn, tấm lòng thoáng đãng, lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn nữa.

2. Tâm thái bình tĩnh

Một người khi đã đến tuổi trung niên rồi thì không cho phép người ấy lại thiếu bình tĩnh trong cách hành xử giống như con trẻ nữa.
Ai cũng đã từng trải qua rất nhiều sự tình trong cuộc sống, và đã nhìn thấy quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một sự việc. Nếu không rút ra được bài học kinh nghiệm nào cho bản thân mình thì có lẽ chúng ta chưa thực sự trưởng thành.
Gặp sự tình không như ý, không nên than trách trời đất, oán trách người khác. Đó chính là bởi vì tính khí thiếu bình tĩnh của bản thân mà tự khiến mình cảm thấy ngột ngạt, không phải do một ai khác đâu.

3. Gieo hạt lương thiện

Trong cuộc sống, hãy dành ra những khoảng thời gian để nhìn lại xung quanh mình. Khi ấy, người ta sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng, còn rất nhiều hoàn cảnh éo le, khổ sở hơn mình.
Cho dù mình khổ đến đâu thì vẫn có người tội nghiệp hơn mình, đáng thương hơn mình. Vì thế, hãy giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để họ cảm nhận được sự ấm áp của lòng tốt, tình yêu thương và giúp họ có động lực tin vào cuộc sống.
Bất kỳ ai đều nên làm những việc thiện nhiều hơn. Theo quá trình gieo hạt đó mà ươm trồng những bông hoa xinh đẹp nhất cho nhân loại và cho chính tương lai của bản thân mình.

4. Đam mê, sở thích

Mỗi người đều nên chọn cho mình ít nhất một sở thích “trí tuệ” trong cầm, kỳ, thi, họa và học tập trau dồi nó. Chúng sẽ khiến cho cuộc sống của con người ta thêm phần lãng mạn, khiến tâm hồn thư thái, tăng cường trí nhớ và kích thích trí tưởng tượng.
Khi làm thơ, ca hát, đánh đàn hay vẽ tranh, chúng ta sẽ cảm nhận được sự tĩnh lặng mà bản thân không ngờ tới. Ngoài ra những sở thích tích cực khác như chụp ảnh, sưu tầm… cũng đều là những thứ gia vị làm cho cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa.

5. Hãy để “được mất tùy duyên”

Người ta nói, ở nơi thế gian này có 2 nỗi khổ lớn, một là nỗi khổ về được và mất, hai là nỗi khổ về tình. Con người thường cố gắng bằng mọi cách để được sở hữu những thứ mình muốn. Nhưng, suy cho cùng nó lại giống như đang đánh bạc vậy. Khi thắng thì cảm thấy vui vẻ, còn khi thua thì lại cảm thấy buồn khổ. Trong tình yêu, được thì hạnh phúc, mất thì than trách số phận, oán hận người khác.
Nơi thế gian, khổ nhất là tình, cho nên mỗi người cần học cách “thuận theo tự nhiên”, vạn sự hãy để tùy duyên. Chỉ có sống thuận theo tự nhiên, được mất tùy duyên, thì người ta mới thấy lòng nhẹ nhàng, tự do tự tại. Đây chính là một loại phúc.

6. Bằng lòng và chấp nhận

Mỗi lần gặp chuyện khiến bản thân cảm thấy đau lòng chính là một lần rèn luyện sự chịu đựng thống khổ, lặng lẽ chấp nhận cuộc sống không hoàn mỹ như mình mong ước.
Một lần trải qua trong tình huống như thế là một lần khiến bản thân trở nên lý trí hơn, can đảm và mạnh mẽ hơn. Để rồi mỗi khi gặp đau khổ và phiền não, chúng ta vẫn có thể vững vàng vượt qua một mình. Mỗi lần gặp chuyện như vậy, hãy xem nó như cơ hội hay chính là “liều thuốc bổ” tăng thêm nghị lực cho bản thân.
Cổ nhân thường giảng, phúc họa của đời người thay đổi khó lường. Vì vậy, được phúc cũng đừng quá vui mừng, gặp họa cũng không nên quá u buồn mà tự khiến bản thân bị đau khổ. Chấp nhận là một cách đối diện của người nghị lực và có tu dưỡng.

7. Luôn cảm ơn

Cổ nhân dạy rằng, nhận được một ơn huệ nhỏ như giọt nước cũng phải báo đáp như một dòng suối. Biết cảm ơn sẽ khiến trong lòng người tràn đầy tình yêu thương.
Con người phải luôn mang trong mình lòng biết ơn, mỗi người đều phải học được lòng biết ơn, biết ơn trời đất, biết ơn cha mẹ, anh chị em, bạn bè… biết ơn vạn vật trong thế gian thì mới cảm nhận được sự tươi đẹp của cuộc đời
Biết ơn là một cách ngợi ca cuộc đời. Trong cuộc sống, lời cảm ơn đúng lúc, kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn, gần gũi và hiểu nhau hơn. Người có thể cảm ơn cả kẻ thù, đối thủ của mình là một người có chí khí, khoan dung và rộng lượng hơn người.

8. Đọc sách thánh hiền

Đọc sách chính là việc học văn hóa, tăng thêm tri thức. Đọc sách là một quá trình học tập suốt đời. Thông qua đọc sách, chúng ta có thể thu hoạch được tri thức, kết giao bạn bè, mở rộng tầm nhìn và còn có thể nâng cao bản thân.
Đọc sách cũng là phương thức nhanh chóng và tốt nhất để học hỏi văn hóa mấy ngàn năm từ cổ chí kim, thu nạp được lượng tri thức rộng lớn và trở thành người có trí tuệ.
Đọc sách giúp con người có thêm cái nhìn đúng đắn về thế giới quan, giá trị quan và nhân sinh quan. Nhờ đọc sách chúng ta có thể thông hiểu lời răn dạy của các bậc hiền triết thời xưa. Nhờ đọc sách, chúng ta có thể rút ra những bài học từ vô số các câu chuyện kim cổ, mở mang kiến thức, hấp thụ tinh hoa, hình thành những quan niệm đúng đắn cho bản thân. Từ đó, người ta sẽ biết rõ thiện ác, tốt xấu, không dễ phạm phải việc ác, tích lũy được phúc đức cho bản thân mình.

An Hòa (dịch và t/h)

#812 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 17/10/2017 - 05:41

Xin gửi đến mọi người một chuyên ngắn đầy ý nghĩa

NẤM NGỌC HƯƠNG THIỀN

Huyền Lam


Miền Tây bắc Hoa Kỳ núi rừng hùng vĩ, nơi đây mưa nhiều do gần Thái Bình Dương. Cũng chính vì yếu tố thiên nhiên này, rừng núi ở đây có vô số loài nấm mọc, trong đó có loài cực kỳ quý hiếm. Là thành viên của Hiệp hội Nấm rừng, người viết thường có những chuyến đi khảo sát.

Trong một lần dừng chân tại thị trấn nhỏ dưới rặng núi Cascade, khi tiếp xúc người dân địa phương để tìm hiểu đặc chủng nấm trong vùng, người viết được kể cho nghe về câu chuyện một thiền sư sống đơn độc giữa núi rừng. Người viết xin ghi lại câu chuyện đầy xúc cảm này như một món quà xuân dành tặng quý độc giả .

Thị trấn Ran nhỏ bé, khoảng vài trăm cư dân, nằm giữa rừng già đại ngàn, không xa lắm là dãy núi Cascade hùng vĩ mùa đông phủ tuyết. Mười năm trước, dân nơi đây bàn tán về người đàn ông tuổi ngoài 70 nhưng dáng dấp khỏe mạnh, nhân cách nhẹ nhàng vi diệu như một ông tiên. Cứ mỗi độ hoa lê rừng nở trắng xóa trên triền núi, người dân lại thấy ông lái chiếc xe pickup cũ từ đường mòn trên núi cao vào trung tâm thị trấn rồi dừng tại nhà dưỡng lão dành cho người nghèo.

Mỗi tuần ông đến đây hai lần, từ sáng sớm cho đến chiều. Ông nấu cho người già ăn, đánh dương cầm cho người già nghe, chỉ cho họ cách đi, cách ngồi, cách thở. Mà lạ thay, ông làm việc gì cũng chậm rãi nhưng đầy năng lượng tươi vui. Mỗi lần có ông, nhà dưỡng lão bừng lên sức sống, được thay luồng khí mới. Các cụ già ánh mắt rạng ngời, nụ cười rạng rỡ như những đóa hoa vừa được tưới tẩm tình thương.

Khi lá rừng chuyển sang màu vàng cũng là lúc người dân thị trấn không còn thấy ông nữa. Các cụ già cố gắng làm theo lời ông chỉ dẫn để cuộc sống an lạc, tâm linh hơn. Nhưng không có ông, nhà dưỡng lão như mất đi lò sưởi ấm mùa đông, trở nên trầm buồn lạnh lẽo. Các cụ già từng ngày nhìn ra khung cửa sổ giữa màu tuyết trắng mênh mông lại mỏi mắt trông chờ những cánh hoa lê rừng nở trắng.

***
Ông Ken từng thọ giáo, học thiền, học Phật nhiều năm từ Đức Dalai Lama, Thiền sư Suzuki. Ông vốn là nhà khoa học nghiên cứu về tác động môi trường từ chất thải hóa học do con người tạo ra. Một hôm đọc tập san chuyên ngành Khoa học Môi trường, trong đó có bài nói về triết lý Phật giáo nhấn mạnh đến mối tương quan, tương tức của vạn vật đã làm ông ngạc nhiên về tính khoa học của một tôn giáo mà trước đây ông cho là quá cổ xưa lạc hậu.

Ông không ngờ từ ngàn xưa tôn giáo ấy đã biết quý trọng cây cỏ mọi loài sinh linh và chỉ ra mối liên hệ mật thiết cần bảo vệ. Từ đó ông tìm hiểu về Phật giáo nhiều hơn. Ông đã trải qua từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi nghiên cứu kho tàng kinh điển bao la của đạo Phật. Ông quyết định trở thành người con Phật sau chuyến du hành sang Dharamshala - Ấn Độ dự khóa tu do ngài Dalai Lama giảng dạy.

Trước khi về hưu, ông tìm mua khu đất rừng rộng mấy mươi ha trên triền núi dãy Cascade miền Tây bắc Hoa Kỳ. Ông cho dựng căn nhà nhỏ làm bằng cây rừng thô ghép lại (cabin). Đây là ước mơ bao năm của ông có được nơi yên tĩnh, hoang dã để tu tập và viết những bài nghiên cứu cho các tạp chí Phật giáo bằng Anh ngữ. Dù đã về hưu nhưng ông rất tinh tấn, năm giờ sáng ông thức dậy pha trà, đốt nén hương ngồi thiền. Sau buổi ăn sáng, ông thiền hành, thả bộ theo con suối bên hông nhà xuống cánh rừng sồi phía dưới.

Trong một buổi thiền hành cuối thu, ngồi nghỉ chân bên bờ suối ngắm nhìn cánh rừng ngợp lá vàng bay trước mặt, ông thấy mấy chú sóc từ trên cây leo xuống, vừa đi chậm rãi vừa đánh hơi thảm lá vàng dưới đất. Chợt chúng dừng chân, moi lên dưới thảm lá mục những viên củ rừng to bằng trứng chim cút, có viên to bằng quả chanh rồi đem về tổ trên cây cao cất giấu.

Tò mò, ông tới nơi chúng đào, dùng nhánh cây rừng khơi xung quanh, vài viên củ rừng trăng trắng hiện ra. Ông đưa lên mũi, thoang thoảng mùi hương nhẹ phảng phất. Như không tin vào thính giác mình, ông đem xuống bờ suối dùng hòn đá có góc cạnh bén cắt đôi, hương thơm theo vết cắt lan tỏa đậm đà, một thứ hương không nồng, không nặng, rất nhẹ nhàng tinh tế dễ chịu. Ông Ken thầm thốt lên: - Nấm truffle.

Ông không ngờ cánh rừng do mình làm chủ có loại nấm vô cùng quý hiếm này, mỗi ký được bán lên tới cả 5-10 ngàn USD. Đây là loài thực phẩm mắc nhất thế giới. Ông quay lại chỗ sóc đào, lượm thêm một viên nấm rồi tiếp tục thiền hành trở về nhà. Sau khi rửa sạch, ông thành kính bỏ viên nấm vào dĩa dâng lên bàn thờ Phật như dâng lên viên ngọc quý báu ban tặng từ đất trời.

Suốt ngày đó, ông vẫn làm những công việc bình thường, mỗi khi ý niệm truffle phấn khích nổi lên, ông theo dõi hơi thở, điều tâm thanh tịnh trở lại. Hôm sau, thay vì thắp nhang lễ Phật trước khi ngồi thiền như thường lệ, ông cắt một phần viên nấm thành những lát mỏng thay thế mùi nhang. Trong thiền phòng giữa không gian yên tĩnh núi rừng trùng điệp, mùi hương nấm nhẹ nhàng lan tỏa. Khi hơi thở đã rất nhẹ rất sâu, tâm đã lắng đọng trong sáng, ông Ken bắt đầu suy nghĩ phải làm gì với kho báu giữa rừng già?

Ông đã bỏ tất cả để tìm đến chốn này, tiền hưu trí hàng tháng ông dùng chỉ một phần rất nhỏ, hầu hết gởi tặng các tu viện, cơ sở thiện nguyện. Không khéo cánh rừng này sẽ đốt tan công phu tu tập của ông, trở thành nơi tranh chấp gây tạo ác nghiệp.

***
Mùa thu khi lá phong, lá sồi chuyển sang màu vàng cam rực rỡ cũng là lúc ông Ken bắt đầu thu hoạch truffle. Đối với người chuyên môn tìm loại nấm quý này, họ luôn sử dụng chó hoặc heo để phát hiện những viên nấm được giấu kín dưới lớp thảm mục rừng. Riêng ông Ken cách tìm nấm cũng không khác chi hành thiền.

Mỗi ngày ông thiền hành đến cánh rừng, chọn một chỗ khác hôm qua, ngồi xuống hít thở khí trời, nghe tiếng chim hót líu lo, nhìn những chú sóc nhỏ chạy tung tăng tìm nấm. Ông chờ chúng lấy xong, tới chỗ chúng đào lấy những viên nấm còn sót lại xung quanh. Loài sóc đã quen hình dáng ông bao năm qua nên không hề có chút sợ hãi. Từ ngày thấy ông “mót” nấm mà không tranh giành với chúng, loài sóc hiểu được. Chúng thương ông, đào nhiều nơi nhưng lấy đi rất ít, như làm dấu giúp ông thu hoạch tốt hơn.

Mùa nấm truffle kéo dài 2 tháng, bắt đầu từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 11. Mỗi tuần ông Ken thu hoạch được vài ký, ông bán hết cho nhà thu mua, chỉ giữ lại một ít thay nhang cúng Phật mỗi sáng ngồi thiền. Ông gởi trọn số tiền bán nấm thông qua trương mục vô danh cho viện dưỡng lão dưới chân núi nơi ông thường làm việc thiện nguyện.
Mùa xuân năm ấy, khi hoa lê rừng nở trắng trên triền núi, các cụ già trong viện dưỡng lão lại háo hức chờ đón ông Ken. Một tuần qua, hai tuần qua, hoa lê đã rụng tàn, màu xanh lá rừng đã trỗi dậy nhưng ông Ken vẫn không xuất hiện. Người dân thị trấn Ran xôn xao bàn tán không biết chuyện gì đã xảy ra trên núi cao. Họ vận động chính quyền địa phương cùng cư dân dành một ngày cuối tuần lên núi tìm hiểu sự tình.

Sáng sớm, đoàn xe vài chục chiếc chậm rãi theo con đường mòn gồ ghề đầy sỏi đá tiến vào dãy núi Cascade. Trên con đường độc đạo hoang vu, giữa lưng chừng núi, căn nhà gỗ đơn sơ đậm nét dưới ánh mặt trời. Viên cảnh sát thị trấn (Sheriff) dẫn đầu cho xe dừng lại, đi bộ đến căn nhà có nhiều cỏ dại mọc cao như báo hiệu đã lâu không ai chăm sóc. Viên cảnh sát gõ nhẹ cửa nhiều lần nhưng không tiếng trả lời. Bỗng người dân đi theo hốt hoảng la lên bên cánh cửa sổ hông nhà:

- Coi kìa! Có phải ông Ken?

Phía sau khung kiếng bụi mờ, một thân thể bất động da nhăn khô đang ngồi trước tượng Phật cổ xưa. Viên cảnh sát phá vội ổ khóa cánh cửa ra vào: Mùi hương thơm từ trong nhà thoát ra làm mấy chục cư dân thị trấn Ran ngạc nhiên trầm trồ. Bước vào trong, bên cạnh thân thể khô cứng đang nhập định còn có nhiều khay đựng đầy nấm truffle thái mỏng đã khô nhưng vẫn tỏa mùi hương ngào ngạt.

Người ta tìm thấy tờ di chúc để lại trên bàn Phật, ông hiến tặng toàn bộ đất đai tài sản cho viện dưỡng lão, đồng thời tiết lộ điều bí mật được giữ kín lâu nay về cánh rừng có nấm truffle. Ông cẩn thận ghi chép điều kiện bắt buộc để nhận tài sản là phải có một ủy ban giám sát khai thác nấm truffle theo cách ông làm: Tôn trọng và bảo vệ loài sóc trước khi thu hoạch cho loài người vì chúng là chủ nhân đầu tiên kho báu này.

Mọi người không ngờ chính ông là nhà hảo tâm vô danh đóng góp tài chánh duy trì viện dưỡng lão nhiều năm qua! Ngày làm lễ hỏa thiêu rải tro bên bờ suối theo lời ông dặn trong di chúc, thị trấn Ran hầu như tham dự không thiếu một người. Từ cậu bé nhà nghèo bỏ báo buổi sớm mai cho đến cụ già trong viện dưỡng lão đều được giúp đỡ phương tiện lên núi. Lần đầu tiên cư dân thị trấn Ran gắn bó chăm sóc lẫn nhau như đại gia đình.

Đoàn xe hơn trăm chiếc chậm chạp trên con đường gồ ghề tiễn ông đi. Cư dân khóc sướt mướt, thương mến cảm phục một nhân cách vi diệu sống trọn đời không những cho tha nhân mà ngay cả muôn loài.

(Tác giả:Huyền Lam)

#813 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 24/10/2017 - 15:32

Xin gửi đến mọi người câu chuyện ít được người biết

Những Người Đông Dương Trên Đất Pháp - Hồn Ở Đâu Bây Giờ?

Trước khi Đệ II Thế chiến khai diễn, Nhà nước thực dân Pháp ban hành lệnh cưỡng bách trưng dụng người dân xứ thuộc địa đưa về chánh quốc làm việc như công nhân không chuyên môn (ONS = Ouvrier Non Spécialisé) và không lương tại các xưởng kỹ nghệ chiến tranh. Việt Nam bị nhà cầm quyền thực dân bắt 20.000 thanh niên đưa khẩn cấp qua Pháp để thay thế lính pháp phải đi đánh giặc.
Sau khi Pháp thất trận, những người Việt Nam này bị nhận lầm là lính nên bị quân Đức và những người Pháp hợp tác với Đức sử dụng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Họ phải sống lưu đày cơ cực dưới thời Đức chiếm đóng. Một số người này là những người đầu tiên trồng lúa theo kiểu Việt Nam ở Camargue.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ở Pháp, họ bị nhà cầm quyền Pháp bắt làm nô lệ. Về xứ, họ bị Hà Nội kết tội là những người phản quốc.
45 ngày tới Pháp
Nhắc lại chính xác ngày 29 tháng 8 năm 1939, Công Báo Đông Dương phổ biến một Nghị định theo đó nhà cầm quyền thực dân pháp tuyển dụng cưỡng bách 20 000 thanh niên Việt Nam đưa qua Pháp, không phải đi lính, mà làm những công việc không chuyên môn.
Mỗi gia đình nào trong làng có 2 con trai tuổi từ 18 tới 45, phải nạp một người nhưng tránh cho con trai trưởng để ở nhà lo việc thờ cúng gia tiên. Nếu nhà nào có con mà không đưa con đi thì người cha phải chịu ở tù. Chánh quyền thuộc địa được lệnh phải kết thúc chiến dịch tuyển người trong vòng 6 tháng. Có nhiều người bị bắt đi không kịp từ giã vợ con.
Nói là 20.000, nhưng con số tới Pháp là 19.550 người trong đó có 6.900 người ở Bắc, 10.850 người ở Trung, tức xứ Annam, và 1.800 người ở xứ Nam kỳ thuộc địa.
Họ xuống tàu ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. Và cuộc hải hành của họ thường phải mất 45 ngày. Dĩ nhiên họ bị nhốt trong hầm chở hàng hóa, bị cấm lên boong vì nơi đây có người pháp và sĩ quan. Họ ngủ cứ 5/6 người trên một sạp gỗ, không nệm, chiều dài 1, 50m. Vì hầm tàu là nơi chở hàng nên không được trang bị các điều kiện vệ sinh nên mùi hôi bốc lên nồng nặc. Ăn uống, cứ 10 người nhận 1 cái thau thức ăn chia nhau.
Tới Marseille, 75 Đội được đưa tới Baumettes thuộc Quận IX của Marseille ngày nay ở tạm chờ phân phối đi các nơi làm việc. Lúc đó chỗ ở Baumettes vừa mới xây xong, sau này là khám đường của Marseille còn tồn tại tới ngày nay. Ở nhiều trại, công nhân ăn không đủ no vì bị tham nhũng ở khâu cung cấp lương thực. Mỗi người phải tự xoay sở lấy giải quyết cái đói. Mèo, chó lúc đó quí giá vô cùng, ngon hơn thỏ và cừu, cho nên trong phạm vi vài cây số chung quanh, người ta không còn nghe được tiếng mèo ngao, tiếng chó sủa ma nữa.
Nhà nước bảo hộ hay nhà tù?
Tháng 6/1940, Pháp thua trận. Vài ngàn trong số công nhân này được hồi hương. Nhưng từ năm 1941, đường biển Âu châu và Viễn đông bị cắt bởi Hải quân Anh, 14.000 công nhân này bị kẹt lại ở Pháp. Bộ Lao động Chánh phủ quyết định đem bán những công nhân này cho các xí nghiệp tư như xưởng dệt, nhà máy luyện thép, xưởng cưa, nông trường, hay cho chánh quyền địa phương để đào cống rãnh, lấp đầm lầy, đốn cây… với giá nhân công rẻ mạt.
Khi mướn công nhân, người chủ chỉ làm giao kèo với Bộ Lao động, đúng hơn, với Sở nhân công bản xứ (M.O.I = Service de la Main d'Oeuvre Indigène), trả tiền làm việc thẳng cho M.O.I, tức Cai thầu. Suốt nhiều năm dài, Cai thầu thực dân thu tiền bán nhân công nhưng lại không trả lại cho công nhân một đồng xu lớn, đồng xu nhỏ nào hết. Họ làm việc không lương, chỉ nhận được một số tiền phụ cấp bằng 1/10 lương của công nhân Pháp lúc đó. Họ còn bị bữa đói, bữa no, ngược đãi, chỗ ở tồi tệ, không nước nóng, không sưởi vào mùa lạnh, không được đi lại tự do.
Những công nhân ở lại, không về xứ được do chiến tranh, tập trung ở Miền nam Pháp, trong những Trại lớn ở rải rác từ Marseille qua Bordeaux.
Nước Pháp được Đồng minh giải phóng khỏi sự đô hộ của Đức quốc xã nhưng tình trạng của những công nhân lao động cưỡng bách Việt Nam lại không thay đổi.
Những đợt hồi hương đầu tiên chỉ được tổ chức vào năm 1948. Và những công nhân sau cùng về xứ năm 1952, sau 12 năm bị cưỡng bách biệt xứ. Có khoảng một ngàn người lấy quyết định ở lại Pháp sanh sống.
Từ đó, 20.000 công nhân Việt Nam bị cưỡng bách tới Pháp trước Thế chiến để giúp làm chiến tranh giài phóng Nhà nước Bảo hộ tại bổn quốc hoàn toàn bị lịch sử Pháp bỏ quên. Như những người này chưa bao giờ hiện hữu trên đất Pháp. Cũng may, năm 1986, một nữ sinh viên ở Đại học Nanterre làm một Tiểu luận Cao học về thân phận của những người bị bỏ quên này. Qua năm 1996, Ông Lê Hữu Thọ, nguyên Giám thị-Thông ngôn ( Surveillant-Interprète) của Đội 35 cho Nhà L'Harmattan, Paris V, ấn hành những kỷ niệm của ông dưới nhan đề "Lộ trình của một quan lại nhỏ" (Itinéraire d'un petit mandarin).
Tiếp theo, nhà báo Pierre Daum, như bị thu hút mãnh liệt bởi hoàn cảnh nghiệt ngã của những người nghèo khổ ở tận Đông dương bị Nhà nước Pháp bỏ quên, bèn lao mình vào cuộc tìm tòi thông tin, nhân chứng suốt bốn năm liền. Sau cùng, ông cho ra đời được "Những người di cư bị cưỡng bách, những người lao động Đông Dương trên đất Pháp (1939-1952)", do nhà Actes-Sud xuất bản . Tác phẩm của ông đưa ra ánh sáng trang sử thuộc địa đen tối của Pháp.
Với sự khuyến khích thêm của Ông Lê Hữu Thọ, Ông Pierre Daum vận động Thị trưởng Thành phố Arles tổ chức triển lãm và nói chuyện về những người phục vụ nước Pháp bị Chánh phủ Pháp bỏ quên suốt 70 năm dài.
Chọn Thành phố Arles để khơi dậy ký ức của nước Pháp vì chính nơi đây, 70 năm trước, có 1.500 ngưòi Việt Nam được gởi tới làm ruộng muối và ruộng lúa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Họ đã thành công ngoài sự hi vọng với cách làm ruộng như ở Việt Nam. Bởi họ vốn gốc nông dân bỗng bị bốc khỏi đồng ruộng đem qua đây. Ruộng lúa Camargue do họ khởi công cày cấy từ những năm 1941- 1945 đã đem lại cho vùng này sự phồn thịnh. Ngày nay, không riêng người dân Camargue ăn gạo cấy gặt từ đây, mà trên thị trường xứ Pháp, gạo Camargue cũng được bày bán rộng rãi. Với nhiều thứ như gạo lứt, gạo trắng, gạo hột tròn, gạo hột dài, gạo thơm, gạo đỏ, gạo đen, … Cỏ May từ lâu nay ăn gạo Camargue, gạo lứt, gạo đỏ, thay thế gạo trắng Thái Lan.
Pierre Daum, hồi tháng 12 năm 2009, tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn những người Việt Nam đã khó nhọc giai đoạn đầu cày cấy ruộng lúa Camargue nhờ đó mà ngày nay có gạo Camargue. Mà đó lại là điều mọi người không ai biết tới chớ đừng nói nhắc tới.
Trong buổi lễ, trước sự hiện diện đông đảo của dân chúng địa phương và, đặc biệt hơn hết, của mươi tác nhân và chứng nhân, tức trong số 20 000 người trước kia nay còn sống sót được, ông Thị trưởng đã chánh thức thừa nhận nước Cộng Hòa Pháp đã có trang sử đen tối đó trong thời làm thực dân.

Gạo Camargue
Trước chiến tranh, năm 1938, Pháp nhập cảng mỗi năm 600.000 tấn gạo từ Á châu mà hết 80% của Việt Nam. Pháp thất trận, Đế quốc thực dân cũng bị sụp đổ theo luôn. Chánh phủ Vichy, năm 1941, có sáng kiến sử dụng nhân công Việt Nam những người gốc nông dân chuyên nghiệp để thử trồng lúa ở vùng ngập nước Camargue không khác những điều kiện nước, đất như ở Việt Nam. Thế là 225 công nhân không chuyên môn Việt Nam gốc nông dân được gởi tới Camargue. Lúa giống, mua ở Ý.


Những người Việt Nam này bắt tay làm ruộng theo cách thức đã từng làm ở Việt Nam từ bao nhiêu đời. Năm 1942, vụ gặt đầu tiên trúng mùa: 182 tấn lúa thu hoạch trên 50 mẫu đất canh tác. Qua năm sau, thu được 600 tấn lúa trên 230 mẫu đất. Năm 1944, 2200 tấn lúa thu được trên 800 mẫu đất.
Đà sản xuất này kéo dài tới năm 1960. Lúc bấy giờ, người ta làm được 3 mùa. Gạo đạt phẩm chất tuyệt hảo.
Người dân Camargue còn nhớ dưới thời bị Đức chiếm đóng, gạo là vàng. 1kg gạo đổi được 50kg xi-măng nên có nhiều người dân Camargue đã trở thành điền chủ giàu nhờ vài mẫu ruộng.

Và một sự khám phá kỳ thú về gạo Camargue do nông dân Việt Nam, những người bị lưu đày biệt xứ, khai sanh ra tại đây. Một hôm, nhà báo Pierre Daum vào xem nhà máy chà gạo Lustucru ở Arles nhìn thấy những bức hình nông dân Việt Nam, ông bèn tìm hiểu tới và đã khám phá ra lịch sử gạo Camargue ngày nay đang lưu hành trên thị trường..
Trong buổi lễ tưởng niệm và tri ơn những công nhân Việt Nam tới đây trước thế chiến và ở lại đây, đem lại cho Camargue, một vùng ruộng lúa phí nhiêu ngày nay, ông Thị trưởng Arles tuyên bố sẽ làm bia tưởng niệm những người bạn cao quí Việt Nam và đặt tấm bia ấy tại một địa điểm xứng đáng trong Thành phố.


(Tác giả:Nguyễn Thị Cỏ May)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 24/10/2017 - 15:34


#814 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 29/10/2017 - 03:54

Người Trung Hoa viết về đất nước con người dân tộc mình ngày nay.
Những con lợn xổng chuồng
Saturday, January 24, 2015 2:18:58 PM
(Bùi Bảo Trúc)

Thực ra những con lợn này không phải lúc nào cũng tệ lậu như thế. Chúng đã từng có một lịch sử cổ xưa, một nếp sống văn hóa, văn minh lâu dài, từng đi được những bước dài đầu tiên cho nhân loại.
Ðọc Nhân Sinh Ðích Nghệ Thuật (Một Quan Niệm Sống Ðẹp do Nguyễn Hiến Lê dịch) và Ngã Quốc Dữ Ngã Dân (Nước Tôi Dân Tôi) của Lâm Ngữ Ðường, người ta thấy ngay những điều ấy. Dân tộc Trung Hoa đã có lúc là đàn anh thiên hạ, coi các nước khác từ Âu sang Á là man di, mọi rợ, cỏ rác hết.

Nhưng từ khoảng một thế kỷ nay, Trung Hoa đã trải qua rất nhiều đổi thay, cả về đất nước lẫn con người khiến cho những nét đẹp của nó đã mất đi rất nhiều. Tác giả Bá Dương sinh ra tại Hoa lục, lớn lên ở Ðài Loan là người có đủ thẩm quyền để đưa ra nhận định đó. Ông từng sống ở cả trong lục địa lẫn Ðài Loan, những chuyến xuất ngoại càng làm cho ông thấy rõ hơn những nét tiêu cực để viết lại trong cuốn Xú Lậu Ðích Trung Quốc Nhân (Người Trung Quốc Xấu Xí do Nguyễn Hồi Thủ dịch sang Việt ngữ), cuốn sách bầy ra tất cả những điều xấu xa của người Hoa ngày nay mà chính Ðặng Tiểu Bình cũng đọc rồi không nói được gì để phản bác lại tác giả Bá Dương. Ông Bá Dương coi nước Trung Hoa của ông là một cái vại tương hôi thối xấu xa, người dân mang tất cả những điều xấu xa tệ lậu nhất ở trên đời này, tranh nhau để sống bằng những trò giành giật ác độc bất nhân nhất.

Gần đây, một người viết phụ nữ ở tuổi rất trẻ, khoảng dưới 30, Echo Wang có viết một cuốn sách, về mặt văn chương không có bao nhiêu, nhưng những ghi chép qua kinh nghiệm của cô đã phản ảnh được rất nhiều về những người cùng gốc gác với cô. Echo Wang không ra đời hay lớn lên ở Hoa Lục. Cô là người gốc Hoa sinh trưởng tại một nước trong vùng Ðông Nam Á, làm việc cho một công ty ngoại quốc, đã từng thăm viếng hơn 40 nước vì việc làm của cô. Trong những chuyến đi đó, cô có dịp quan sát những toán du khách người Hoa từ Trung Quốc. Những điều cô chứng kiến đã làm cho cô kinh hoàng không ít. Những toán du khách này, qua các hành động của họ, đã trở thành những chuyện kinh hoàng cho dân chúng bản xứ vì sự thiếu văn minh và văn hóa của họ mà họ mang theo từ những vùng làng quê Trung Quốc nơi họ sống cả một đời làm lụng vất vả, kiếm được ít tiền rồi rủ nhau đi du lịch để xem thế giới bên ngoài như thế nào. Và nạn nhân của họ là những người sống kề cận với họ ở những nước “núi liền núi, sông liền sông” với họ. Ðó có thể là Thái Lan, Việt Nam... Xa hơn một chút là Malaysia, Singapore, Indonesia... Ðâu đâu người dân của những nước này cũng rất ghê sợ nhóm du khách từ Hoa lục này. Thị trấn Chiang Mai ở Bắc Thái Lan rất cần tiền của du khách nhưng lại rất ghét các du khách người Hoa. Tại một số nước Âu châu, du khách người Hoa cũng bị ghét không ít. Một số khách sạn không tiếp du khách Trung Quốc nêu lý do rất rõ là những trò khạc nhổ, ăn nói ồn ào, không chịu xếp hàng, đánh nhau ngoài đường, ăn cắp... khiến các khách sạn này không muốn tiếp họ.

Mới nhất là khách sạn rất sang trọng Zadig & Voltaire trên đại lộ Grenelle ở tả ngạn sông Seine thủ đô Paris, vừa khai trương năm 2014 đã nói rõ là không cho các du khách từ Hoa lục thuê phòng.
Một số ý kiến cho rằng những nét tốt đẹp của văn hóa Trung Quốc đã bị xóa sạch trong hơn một chục năm cách mạng văn hóa của Mao Trạch Ðông. Du khách từ Hoa lục, mà đa số, căn bản chỉ là những nông dân thất học có ít tiền bầy đặt ra nước ngoài du lịch. Echo Wang gọi những thứ ngợm này là một lũ lợn xổng chuồng thì không một cách mô tả nào chính xác hơn.

Trên một vài chuyến bay của hàng không Việt Nam mới đây phi hành đoàn nhiều lần đã bắt được mấy du khách Trung Quốc trộm tiền bạc của các hành khách Việt Nam ngay trên máy bay. Ðọc những bản tin như thế, nhiều người có thể nghĩ đó chỉ là những trường hợp đơn lẻ, quít Hoài Nam có quả chua, quả ngọt. Nhưng rồi những vụ đánh nhau, hành hung các nữ tiếp viên hàng không Thái trên máy bay, mở cửa máy bay cho... mát đã khiến người ta thấy quả thực những con lợn xổng chuồng này có vấn đề. Du khách Trung Quốc còn cho trẻ con phóng uế ngay trong điện Versailles, Paris, tiểu tiện hồn nhiên trên ghế máy bay, vẽ bậy trên một pho tượng cổ Ai Cập, ném ly nước nóng vào mặt tiếp viên hàng không trên phi cơ...

Và mới đây, chính nhà cầm quyền Bắc Kinh đã phải nhắc nhở các công dân khi ra nước ngoài phải cư xử cho lịch sự tử tế để gìn giữ những hình ảnh tốt đẹp của nước Trung Hoa.
Nhưng lời kêu gọi đó được đưa ra thì đã quá muộn. Những con lợn đã xổng chuồng đang giở những trò kh*n n*n nhất cho thế giới thưởng thức rồi còn gì nữa.


(T/g: Bùi Bảo Trúc)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 29/10/2017 - 03:56


Thanked by 2 Members:

#815 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 06/11/2017 - 05:25

MỘT CHÚT HÀI HƯỚC, HÓM HỈNH CỦA DANH NHÂN

♥ Trước khi ông Franklin D. Roosevelt trở thành Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, nhà ông bị trộm, bạn

bè viết thư an ủi. Ông Roosevelt trả lời thư rằng:

“Cảm ơn thư của các bạn, bây giờ tôi rất bình tĩnh, bởi vì:

Thứ nhất, trộm chỉ lấy đi tài sản của tôi chứ không đe dọa tính mạng tôi.

Thứ hai, trộm chỉ lấy đi một phần chứ không phải tất cả.

Thứ ba, điều đáng mừng nhất đó là: kẻ trộm là anh ta chứ không phải là tôi !”.



♥ Khi vừa nhậm chức không lâu, cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan có một lần bị ám sát, trúng đạn, viên đạn xuyên vào ngực ông. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, ông lại nói với người vợ vừa chạy vội đến bên mình rằng: “Em yêu à, anh quên mất phải tránh đi !”.



♥ Trong một buổi diễn thuyết của cựu Thủ tướng Anh Harold Wilson, giữa chừng đột nhiên có một người gây rối lớn tiếng ngắt lời ông: “Rác rưởi!”. Tuy bị ngắt lời, nhưng ông Wilson lại nhanh trí bình tĩnh nói: “Anh gì đó, mong anh kiên nhẫn cho, tôi sắp nói đến vấn đề bảo vệ môi trường mà anh đề ra rồi !”, khiến cả hội trường đều vỗ tay khen ngợi phản ứng nhanh nhạy của ông.



♥ Trong một buổi diễn thuyết công khai của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill, bên dưới khán đài có người ném lên một tờ giấy có viết hai chữ “Ngu ngốc!” . Ông Churchill biết rằng bên dưới có người phản đối ông đang đợi nhìn thấy ông bị bối rối, ông bèn ung dung nói với mọi người rằng: “Vừa rồi tôi nhận được một lá thư, tiếc là người viết chỉ nhớ ký tên mà quên viết nội dung !”.



♥ Trong một lần tướng Dwight D. Eisenhower tham dự một buổi tiệc có sắp xếp phần diễn thuyết, tổng cộng mời 5 vị khách quý đến góp lời, ông Eisenhower là vị cuối cùng lên sân khấu. Bốn vị trước đó mỗi người nói rất nhiều, đến lượt ông thì đã gần 10 giờ rồi.

Bên dưới khán đài đã không còn hứng thú nữa. Khi lên sân khấu, ông Eisenhower bèn nói: “Bất cứ một buổi diễn thuyết nào cũng đều có câu kết thúc, tối nay để tôi làm câu kết thúc của buổi diễn thuyết này là được” rồi cúi chào lui xuống. Bên dưới khán giả cười.


(sưu tầm)


Thanked by 6 Members:

#816 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 10/11/2017 - 05:08

LẠI THÊM MỘT CHÚT HÀI HƯỚC

1. Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn rất thoải mái, tự do tự tại, hài hước thú vị khi giao tiếp với mọi người. Có một Phóng viên hỏi Ngài rằng: “Phật giáo có cách nói không ăn quá giờ Ngọ đúng không?”
Ngài nói: “Đúng vậy!”
Phóng viên lại hỏi: “Vậy đói bụng thì phải làm thế nào ạ?”.
Ngài trả lời: “Thì xuống bếp ăn vụng thôi!”.

2. Có một lần, nhà Soạn kịch George Bernard Shaw - người Anh gốc Ireland đang đi dạo trên phố bị một chiếc xe đụng phải ngã xuống đất, may là không có gì đáng ngại. Người gây tai nạn vội vàng đỡ ông dậy và liên tục xin lỗi.. Ông phủi bụi và nói: “Anh bạn không may rồi, nếu anh đụng chết tôi thì có thể nổi tiếng khắp thế giới rồi đấy !”.

3. Nhà văn nổi tiếng Mỹ Mark Twain có một lần do không đồng tình với phương cách nào đó được Quốc hội thông qua nên đã đăng một bài viết trên báo rằng: “Nhân viên Quốc hội có một nửa là đồ khốn !”. Sau khi tờ báo được bán ra, rất nhiều cuộc điện thoại phản đối gọi đến, các nhân viên Quốc hội cho rằng: Những lời này là không đúng, họ liên tục yêu cầu ông Mark Twain đính chính. Thế nên Mark Twain lại đăng một bài đính chính như sau: “Tôi sai rồi, các nhân viên Quốc hội có một nửa không phải là đồ khốn !”.

4. Thiên tài phim câm Charlie Chaplin từng đụng độ một tên cướp có súng. Chaplin biết mình ở thế yếu nên không hề chống cự vô ích, mà ngoan ngoãn giao nộp ví tiền.
Thế nhưng ông đề nghị với tên cướp rằng: “Số tiền này không phải là của tôi mà là của ông chủ tôi, bây giờ bị anh lấy đi rồi, ông chủ nhất định sẽ cho rằng tôi ăn chặn tiền công. Anh này, tôi và anh thương lượng thế này đi, nhờ anh bắn 2 phát lên nón của tôi để chứng minh là tôi bị cướp !”.
Tên cướp đã nổ súng bắn hai phát lên trên nón của Chaplin. Chaplin lại xin hắn ta: “Anh gì ơi, anh có thể bắn thêm 2 viên đạn lên áo và 2 viên đạn lên quần được không để ông chủ tôi tin tôi hơn ?”.

5. Lâm Ngữ Đường từng dạy tiếng Anh tại một trường Đại học. Ngày đầu tiên lên lớp, ông xách một chiếc cặp da lớn đi vào lớp, học sinh đều nghĩ là sách. Khi ông mở ra thì chỉ toàn là hạt đậu phộng, rồi ông dạy cách ăn đậu phộng bằng tiếng Anh.
Ông nói: “Ăn đậu phộng phải ăn loại có vỏ, tất cả mùi vị đều nằm ở việc bóc vỏ, vỏ càng khó bóc thì càng ngon !”.
Ông nói thêm: “Đậu phộng còn có tên là quả trường sinh, ngày đầu lên lớp tôi mời các vị ăn quả trường sinh, chúc các vị trường sinh bất lão, sau này tôi không điểm danh, nhưng mong mọi người ăn quả trường sinh rồi mạng sống cũng kéo dài hơn, đừng trốn học !”.

6. Lúc Mahatma Gandhi theo học ngành Luật tại Đại học London, có một Giáo sư da trắng tên là Peter cực kỳ ghét ông. Một ngày nọ, giáo sư Peter đang ăn cơm ở nhà ăn, Gandhi đã bưng khay của mình ngồi xuống cùng bàn với Giáo sư đó.
Vị Giáo sư nói: “Anh Gandhi này, anh không biết rằng ‘một con lợn sẽ không ngồi ăn cùng một con chim’ ư?”
Gandhi nhìn giáo sư nọ rồi bình tĩnh trả lời: “Thầy không cần bực dọc ạ, tôi sẽ bay đi ngay !”, rồi ông sang bàn khác ngồi. Ông Peter tức giận đỏ mặt, quyết định trả thù.
Ngày hôm sau, ông hỏi trong giờ thi: “Anh Gandhi, nếu trong lúc đi trên phố anh phát hiện một cái bưu kiện, bên trong có một túi trí tuệ, và một túi tiền thì anh sẽ lấy cái túi nào?”
Gandhi không hề do dự đáp rằng: “Đương nhiên là lấy túi tiền rồi ạ !”.
Giáo sư Peter cười cợt nói: “Nếu là tôi thì tôi sẽ lấy cái túi trí tuệ !”.
Gandhi nhún vai đáp: “Mỗi người đều nên lấy thứ mà họ không có!”
Giáo sư Peter hoàn toàn không thể đáp trả lại được nữa, trong cơn thịnh nộ, ông ấy viết hai chữ “ngu ngốc” lên bài thi của Gandhi rồi trả về.
Vài phút sau, Gandhi đi về phía Giáo sư và nói rất lịch sự: “Thưa thầy Peter, thầy ký tên lên bài thi của tôi, nhưng lại không chấm điểm cho tôi ?”.

(sưu tầm)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 10/11/2017 - 05:14


#817 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 12/11/2017 - 04:19

Xin gửi đến mọi người món quà cuối tuần :

4 QUY TẮC TÂM LINH CỦA NGƯỜI ẤN

GIÚP HỌ TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC HƠN

Trên những đoạn khúc khuỷu của đường đời, chúng ta thường dễ trượt ngã và oán trách số phận: “Sao đời lại bất công như thế?”. Nhưng với người Ấn Độ, họ luôn dùng kim chỉ nam là 4 quy tắc tâm linh đầy sâu sắc dưới đây để đi qua những cơn sóng của niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.

1/. “Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp”
Không ai ngẫu nhiên bước vào cuộc đời bạn mà không mang một ý nghĩa nào đó. Tất cả những người chúng ta gặp trên đường đời đều là những người “thầy” vô giá. Dù họ yêu thương bạn, bỏ rơi bạn, giúp đỡ bạn hay tranh đấu với bạn, tất cả chỉ để dạy bạn cách sống, cách yêu thương, cách bao dung và nhẫn nhường. Số phận luôn sắp đặt đúng người vào đúng thời điểm để tôi luyện ý chí và phẩm cách con người bạn, để bạn nhận ra đâu là giá trị cuộc sống và giá trị của bản thân mình.
Vậy nên, nếu bạn chỉ biết ơn những người trao cho bạn cơ hội mới, những người tặng bạn những khoảnh khắc ngọt ngào, và thù ghét những người để lại vết thương lòng trong bạn thì bạn mới chỉ hiểu một nửa thông điệp của tạo hóa.

2/. “Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra”
Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi kẹt cứng trên một tuyến đường vì phương tiện giao thông quá tải, trong khi có một cuộc phỏng vấn đang chờ. Bạn cũng sẽ thấy dằn vặt, đau thương và tiếc nuối ra sao khi mất mát đi một người thương yêu mình. Nhưng bạn có thể không ngờ rằng, nếu bạn đi nhanh hơn thì một chiếc ô tô lao vun vút trên con đường khác có thể cướp đi mạng sống của bạn, và một nửa đích thực của bạn sẽ không có cơ hội được tìm thấy nếu bạn cứ ôm giữ hình bóng của quá khứ.
Không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi và đừng tốn thời gian để hối tiếc về những chuyện đã qua. Mỗi chuyện xảy ra đều là một mảnh ghép hoàn hảo trong một bức tranh to lớn của cuộc đời.

3/. “Chuyện gì đến, nó sẽ đến”
Chúng ta không thể ngăn chặn những điều mình không thể đoán trước xảy ra. Việc lo sợ vào một ngày chuyện tồi tệ ập đến sẽ khiến bạn quên đi những giây phút đáng quý của hiện tại. Dù là niềm vui hay nỗi buồn, hãy học cách dũng cảm đón nhận nó. Bạn không thể kiểm soát thế giới xung quanh. Chuyện gì phải đến cũng sẽ đến vì sống trên đời không phải để thỏa mãn tất cả những nhu cầu của bản thân, mà để học cách bình thản đối diện với những chuyện bất ngờ xảy ra.
Đôi khi, chúng ta phải chờ đợi rất lâu và trải qua rất nhiều những “chuyện sẽ đến” chỉ để hiểu hết ý nghĩa của thời điểm. Thời điểm luôn là món quà mà Thượng Đế trao cho những ai biết nhẫn nại, kiên trì và quyết tâm.

4/. “Những gì đã qua, hãy cho qua”
Quy tắc này rất đơn giản: Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã đi hết nhiệm vụ của mình. Mối duyên phận của chúng ta với điều đó đã chấm dứt, để nhường một mối nhân duyên khác hội tụ. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình mà không nên ôm mãi những phiền muộn hay ký ức của quá khứ.
Với người Ấn Độ, để có được một cuộc đời thanh thản, bình yên và vững chắc, mỗi người đều nên biết sống tùy duyên và thuận theo tự nhiên. Nhà sư Thích Thánh Tuệ cũng từng nói :

“Ta thường gọi nhân duyên tốt là thuận duyên, và nhân duyên xấu là nghịch duyên, tức là những điều kiện có lợi và bất lợi cho ta. Bản chất của nhân duyên thì không có thuận nghịch, tốt xấu. Nó chỉ hội tụ hay tan rã theo sự thích ứng giữa các tần số năng lượng phát ra từ mọi cá thể mà thôi. Ấy vậy mà thói quen của hầu hết chúng ta khi đón nhận thuận duyên thì luôn cảm thấy sung sướng và rất muốn duy trì mãi nhân duyên ấy, còn khi gặp phải nghịch duyên thì luôn cảm thấy khó chịu và tìm cách tránh né hay loại trừ.
Nhưng chưa hẳn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu đuối. Và nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến thành nghịch duyên sau này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận duyên trong tương lai. Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta”.

Hãy cứ sống như người Ấn Độ, để sinh mệnh mình trôi theo dòng chảy của vũ trụ, hòa cùng với những quy luật, đặc tính thiêng liêng và những mối nhân duyên đầy ý nghĩa. Bạn sẽ nhận ra rằng mỗi phút giây trên cuộc đời đều thật đáng quý tuyệt vời.

(Sưu tầm)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 12/11/2017 - 04:29


#818 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2389 Bài viết:
  • 4684 thanks

Gửi vào 13/11/2017 - 10:48

Con trai của Ba / Your son,

English version is below.
Gửi Ba,
2:30 chiều ở Hawaii. Một ngày học bình thường. Vẫn là 1 ngày thứ 6 quả là bình thường với con. Con nhận được tin nhắn. Khi anh Khiêm nhắn con đặt vé về Việt Nam gấp, con nghĩ rằng, có lẽ bà nội mất rồi sao? Không. "Ba mất rồi". Con chững lại.
Cuộc sống mong manh quá. Ranh giới giữa sống và chết hóa ra lại nhỏ vậy. Con không biết.
Con từng ghét Ba. Con đã từng hỏi, con làm gì để Ba không quan tâm tới con và Mẹ như vậy. Con từng hỏi Mẹ đã làm gì Ba để Ba đánh mẹ, làm những việc mà Mẹ không đáng bị đối xử như vậy.
Con từng ghét Ba. Ba ở đâu khi con cần Ba dạy chơi bóng đá? Con chơi bóng đá kém.
Con từng ghét Ba. Ba đã ở đâu khi con cần Ba dạy chơi bóng rổ? Khi mà con bị khinh miệt bởi đồng đội, bởi những khi con ném, rê bóng hay chuyền dở tệ?
Con từng ghét Ba. Ba đã ở đâu khi con cần Ba dạy học, dạy đời, dạy những thứ mà con còn quá trẻ và ngu ngốc để hiểu?
Ba đã ở đâu khi con cần Ba để dạy con những điều mà con đáng được biết? Ba đã ở đâu khi một thằng con trai cần bố của nó để cứng cỏi hơn? Đúng, con từng ghét Ba. Con đã từng hỏi câu "Tại sao Ba làm vậy" rất nhiều. Con đã từng sống, chỉ với mục đích là để chứng minh rằng Ba đã sai khi làm những điều tồi tệ với Mẹ và con.
Nhưng!
Càng lớn lên, con vẫn tôn trọng Ba với tư cách là một người đàn ông, và một phần là người con.
Ba dám làm dám chịu. Ba chăm chỉ làm việc, học hành. Ba giỏi rất nhiều thứ. Ba có nhiều điểm tốt mà con có lẽ sẽ không bao giờ học được.
Cuối cùng, gia đình quan trọng nhất. Gia đình là nơi con có thể quay về, được tha thứ, được chào đón vô điều kiện. Ba vẫn là Ba của con.
Ba đã làm nhiều thứ tồi tệ. Nhưng con vẫn nể phục, tôn trọng Ba. Ba đã cho con món quà quý nhất: cuộc sống của con. Con là một phần của Ba, và con mãi sẽ con của Ba.
Con cảm ơn Ba.
Con trai của Ba,
Khánh "Kai"



Dear Papa,
It was 2:30 pm in Hawaii. It was a normal day. It was just a normal day to me. Until a message arrived. When brother Khiem said that I needed to go back to Vietnam asap, I had only 1 thought: Grandma passed away. No. "Pa has passed away." I was shocked.
Life was a fragile thing. Yes it is, but I never knew it was this fragile. I did not know how quick death could approach a man.
I used to hate you. I used to ask myself, what did I do to you when you left me and Mama. I used to ask myself, what did Mama do to you when you beat her up and do things that no woman should be treated so.
I used to hate you. Where were you when I needed you to teach me to play soccer? I sucked at it so bad.
I used to hate you. Where were you when I needed you to teach me to play basketball? When I was despised by my teammates because of the bad shot, dribble and pass I made?
I used to hate you. Where were you when I needed you to teach me the life lessons that I was too young and too stupid to understand?
Where were you when I needed you to teach me things that I deserved to know about? Where were you when I needed you to teach me to stop crying and to be tough as a man? Yes I used to hate you, so much. I used to ask "Why did you do it?" many times. I used to live my life, just to prove that you were so wrong when you left me and Mama.
But!
As I grew older, I respected and admired you more, as a man and also, somehow, as your son.
You had a sense of responsibility. You were hard-working. You were so good at so many things, that I think I would never be able to be that good.
In the end, family comes first. Family matters. Family is where I can come back at the of the day, forgiven, welcomed, loved unconditionally. You are, eventually, my Papa.
You did many bad things. But I still respect you so much. You gave me the best gift ever: my life. Your blood flows in my veins, and I, am your son.
Thank you Papa. I appreciate everything that you've done and contributed.
Your son,
Khanh "Kai"



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(nguồn: một người bạn của TA gửi)

Sửa bởi ThienAm: 13/11/2017 - 10:52


Thanked by 1 Member:

#819 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 14/11/2017 - 04:13

Xin gửi đến mọi người một chút về Sài-gòn :

“Little Sè Goòng”, tại sao không?

Câu chuyện bắt đầu từ một mẩu chuyện phiếm, tác giả nêu rõ sự gắn bó thân thiết của địa danh Sài Gòn (không phải cái tên “mới” sau năm 1975) với người dân miền Nam hiền hòa, chơn chất, dẫn chứng bằng mẩu đối thoại ngắn, đại khái:
Tài xế taxi hỏi:
- Thưa cô đi đâu?
- Saigon.
Cháu hỏi Bà:
- Ngoại đi đâu đó?
- Vô Saigon.
Bạn bè hỏi nhau:
- Mày đi đâu đây?
- Ra Saigon.
Đọc tới chỗ này, ông chủ báo nói với tôi:
- Người viết chỉ phịa ra thôi. Ngoài đời chẳng ai nói “Saigon” cái kiểu không có dấu tiếng Việt như thế cả.
Tôi thắc mắc:
- Vậy thì nói thế nào?


Nói “Sài gòn”, chứ không nói “Saigon”. Phải là hai âm với hai cái dấu huyền. Khi hỏi “Ngoại đi đâu đó?” thì bà ngoại sẽ trả lời là “t*o dzô Sè goòng”, chứ không phải “Vô Saigon”.
Tất nhiên là tôi không thể nào đồng ý hơn, vì ông này vốn là dân Sài Gòn thứ thiệt, sống lang bạt ở Sài Gòn bao nhiêu năm mãi cho đến ngày thành phố này thay tên đổi chủ. Ông còn cho biết, mỗi khi đọc bài vở, ông cứ phải sửa đi sửa lại những chữ Saigon, Hanoi, Dalat… thành Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt trước khi cho đăng báo. Ông giải thích:
- Cái tên Sài Gòn của người mình đã có hơn 300 năm, đến khi người Pháp đô hộ nước mình thì họ viết và gọi tên này theo lối của họ. Nay mình đã giành độc lập từ khuya rồi mà vẫn cứ “Saigon” thì vẫn còn đầu óc nô lệ.
“Hanoi” cũng thế, ông nói phải viết tách rời ra hai chữ “Hà Nội” và có dấu mũ, dấu huyền, dấu nặng tử tế, chứ không thể viết liền nhau và đọc lơ lớ địa danh này với âm “h câm” (h muet) theo kiểu Tây.
Liệu ông chủ báo này có khó tính lắm không? Liệu có bao nhiêu người cũng “dị ứng” như ông với lối viết mà ông gọi là “học lóm của Tây” ấy?
Tôi ngẫm nghĩ thấy ông nói cũng có lý. Vì sao khi nói thì rõ ràng là “Sài gòn”, “Hà nội”, “Đà lạt”… mà khi viết thì lại… “Saigon”, “Hanoi”, “Dalat”? Theo tôi có thể là, thoạt đầu một số người bắt chước lối viết của người nước ngoài (trong sách, báo, bản đồ…) cho có vẻ văn minh lịch sự kiểu… Tây, rồi sau đó nhiều người cũng viết theo như vậy. Dần dà thành ra thói quen, chứ cũng chẳng ai nghĩ ngợi gì xa xôi.

Chuyện ngược đời là, trong lúc chúng ta tìm cách Việt hóa tên các địa danh của nước ngoài (Hoa Thịnh Đốn, Mạc Tư Khoa, Nữu Ước, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thượng Hải…) thì lại đi Tây hóa, Mỹ hóa tên các địa danh của… nước mình.Liệu chúng ta có cần phải viết theo lối viết của người nước ngoài một cái tên riêng về địa lý, lịch sử của đất nước mình? Đâu đến nỗi như thế! Họ viết thế nào thì mặc họ chứ, chúng ta cứ viết đúng dạng chữ của “tiếng nước tôi”. Cách viết các tên riêng gồm hai chữ hoặc ba chữ dính liền nhau và không có dấu ấy chắc chắn không phải là cách viết tiếng Việt của người Việt. Không ai dạy chúng ta lối viết như thế cả, và chúng ta cũng không hề dạy cho các em nhỏ lối viết “tiếng Việt” như thế..Tiếng Việt là của người Việt, tốt hơn hết là nói sao thì viết vậy. Nói “Sài gòn” thì không việc gì phải viết “Saigon”; nói “Hà nội” thì cứ viết là “Hà Nội”; nói “Đà lạt” thì cứ viết là “Đà Lạt”, đâu phải viết “Dalat” thì Tây hơn và “sang” hơn. Người Pháp, người Mỹ viết “Saigon” là vì họ không viết được tiếng Việt. Nếu anh chàng Tây hay Mỹ nào chịu khó học tiếng Việt, tôi tin là anh ta sẽ vui lắm khi được khen là viết đúng những cái tên Sài Gòn, Đà Lạt, và lấy làm tự hào rằng trình độ tiếng Việt của mình không thua kém gì người bản xứ.Thế nhưng, viết như thế nào mới gọi là viết đúng chính tả những địa danh này của người Việt? Khổ nỗi là có những cách viết khác nhau, và đến nay hầu như vẫn chưa có được sự thống nhất cách viết nào gọi là “chuẩn”.

Thử kể ra:
Sài gòn, Sài Gòn, Sàigòn, SàiGòn, Saigon, SaiGon, Sai Gon, có khi là Saïgon
- Nói “Sài gòn”, chứ không nói “Saigon”. Phải là hai âm với hai cái dấu huyền. Khi hỏi “Ngoại đi đâu đó?” thì bà ngoại sẽ trả lời là “t*o dzô Sè goòng”, chứ không phải “Vô Saigon”.
Tất nhiên là tôi không thể nào đồng ý hơn, vì ông này vốn là dân Sài Gòn thứ thiệt, sống lang bạt ở Sài Gòn bao nhiêu năm mãi cho đến ngày thành phố này thay tên đổi chủ. Ông còn cho biết, mỗi khi đọc bài vở, ông cứ phải sửa đi sửa lại những chữ Saigon, Hanoi, Dalat… thành Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt trước khi cho đăng báo. Ông giải thích:
Cái tên Sài Gòn của người mình đã có hơn 300 năm, đến khi người Pháp đô hộ nước mình thì họ viết và gọi tên này theo lối của họ. Nay mình đã giành độc lập từ khuya rồi mà vẫn cứ “Saigon” thì vẫn còn đầu óc nô lệ.[/size]“Hanoi” cũng thế, ông nói phải viết tách rời ra hai chữ “Hà Nội” và có dấu mũ, dấu huyền, dấu nặng tử tế, chứ không thể viết liền nhau và đọc lơ lớ địa danh này với âm “h câm” (h muet) theo kiểu Tây Liệu ông chủ báo này có khó tính lắm không? Liệu có bao nhiêu người cũng “dị ứng” như ông với lối viết mà ông gọi là “học lóm của Tây” ấy?Tôi ngẫm nghĩ thấy ông nói cũng có lý. Vì sao khi nói thì rõ ràng là “Sài gòn”, “Hà nội”, “Đà lạt”… mà khi viết thì lại… “Saigon”, “Hanoi”, “Dalat”? Theo tôi có thể là, thoạt đầu một số người bắt chước lối viết của người nước ngoài (trong sách, báo, bản đồ…) cho có vẻ văn minh lịch sự kiểu… Tây, rồi sau đó nhiều người cũng viết theo như vậy. Dần dà thành ra thói quen, chứ cũng chẳng ai nghĩ ngợi gì xa xôi. Chuyện ngược đời là, trong lúc chúng ta tìm cách Việt hóa tên các địa danh của nước ngoài (Hoa Thịnh Đốn, Mạc Tư Khoa, Nữu Ước, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thượng Hải…) thì lại đi Tây hóa, Mỹ hóa tên các địa danh của… nước mình.
Liệu chúng ta có cần phải viết theo lối viết của người nước ngoài một cái tên riêng về địa lý, lịch sử của đất nước mình? Đâu đến nỗi như thế! Họ viết thế nào thì mặc họ chứ, chúng ta cứ viết đúng dạng chữ của “tiếng nước tôi”. Cách viết các tên riêng gồm hai chữ hoặc ba chữ dính liền nhau và không có dấu ấy chắc chắn không phải là cách viết tiếng Việt của người Việt. Không ai dạy chúng ta lối viết như thế cả, và chúng ta cũng không hề dạy cho các em nhỏ lối viết “tiếng Việt” như thế..

Tiếng Việt là của người Việt, tốt hơn hết là nói sao thì viết vậy. Nói “Sài gòn” thì không việc gì phải viết “Saigon”; nói “Hà nội” thì cứ viết là “Hà Nội”; nói “Đà lạt” thì cứ viết là “Đà Lạt”, đâu phải viết “Dalat” thì Tây hơn và “sang” hơn. Người Pháp, người Mỹ viết “Saigon” là vì họ không viết được tiếng Việt. Nếu anh chàng Tây hay Mỹ nào chịu khó học tiếng Việt, tôi tin là anh ta sẽ vui lắm khi được khen là viết đúng những cái tên Sài Gòn, Đà Lạt, và lấy làm tự hào rằng trình độ tiếng Việt của mình không thua kém gì người bản xứ.Thế nhưng, viết như thế nào mới gọi là viết đúng chính tả những địa danh này của người Việt? Khổ nỗi là có những cách viết khác nhau, và đến nay hầu như vẫn chưa có được sự thống nhất cách viết nào gọi là “chuẩn”. Thử kể ra: [size=3]Sài gòn, Sài Gòn, Sàigòn, SàiGòn, Saigon, SaiGon, Sai Gon, có khi là Saïgon (chữ “i” có hai dấu chấm), chưa kể Sài-Gòn, Sài-gòn, Sai-gon (có gạch nối giữa hai chữ).

Trong số ấy, những cách viết phổ biến là: Sài Gòn, Sài gòn và Saigon, và những cách này cũng rất tùy nghi, ai thích viết kiểu nào thì viết. Người miền Nam, từ trước năm 1975, lắm lúc cũng tùy tiện, khi viết thế này khi viết thế khác. Một bài nhạc khá phổ biến về Sài Gòn của nhạc sĩ Y Vân có cái tựa là SAIGON, trong lúc một bài nhạc khác của nhạc sĩ Phạm Đình Chương có tựa là MƯA SÀIGÒN MƯA HÀNỘI.. Có khi là Saigon mới, tên tờ nhật báo bán chạy nhất ở miền Nam một thời. Có khi là Saigon năm xưa SàiGòn tạp pín lù, tên các tựa sách cùng một tác giả, cụ Vương Hồng Sển. Một tác phẩm của Tô Kiều Ngân có tựa ghi ngoài bìa sách là Mặc khách Sài Gòn[/size]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Riêng tôi vẫn chuộng cách viết thuần Việt là “Sài Gòn” hoặc “Sài gòn”. Viết “Sài Gòn” gợi cho tôi nhiều cảm xúc về thành phố đầy ắp kỷ niệm hơn bất cứ cách viết nào khác không phải dạng chữ tiếng Việt. Cách viết này cũng thuận tiện cho con em chúng ta khi học Việt ngữ và khi phát âm bằng tiếng Việt hai chữ “Sài Gòn”.
Những câu hát như đánh thức cả “một trời kỷ niệm” về một nơi chốn thân quen. Sài Gòn trong những câu ca dao bên dưới không thể nào viết là “Saigon” được:
- Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu…
- Trầu Sài Gòn xé ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi…
- Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú
Cột cờ Thủ Ngữ cao thiệt là cao…
- Muốn làm kiểng, lấy gái Sài Gòn

Muốn ăn mắm cái, lấy gái đen giòn Bạc Liêu. Và “Sài-gòn” trong bài Học Thuộc Lòng SÀI-GÒN của cụ Bảo Vân Bùi Văn Bảo:
Sài-gòn có bến Chương-dương
Có dinh Độc-lập , có đường Tự-do
Phường Chợ-quán, khóm Cầu-kho
Bến xe Lục-tỉnh, con đò Thủ-thiêm…

Đấy là nói về những cách viết, còn về cách đọc, cách nói (phát âm) thì “sài-gòn” vẫn là phổ biến nhất. Ngay cả khi viết “Saigon”, ta vẫn phát âm “sài-gòn”.
Trong các tự điển của nước ngoài như Anh, Pháp, từ ngữ “Saigon” hầu hết đều phiên âm là [saɪˈgɒn]. Các tự điển phát âm cũng đọc là “sài-gòn” (chứ không phải “sái-gân” sái khớp chi cả).

Người nước ngoài viết “Miss Saigon”, “The Fall of Saigon”, “The Last Day of Saigon”… nhưng khi nói thì vẫn “Việt hóa” theo lối phát âm của người Việt là “Miss sài-gòn”. (Tôi nhớ, từng được nghe không ít người Việt phát âm chữ “Paris” trong “Paris by Night” theo lối Mỹ hóa [ˈpærɪs] hay [ˈpærəs], cho có vẻ văn minh lịch sự kiểu… Mỹ).

Cách dùng chữ “Saigon” ở trong nước cũng khá tùy tiện, chẳng hạn đặt tên cho một thương hiệu thức uống là Bia Saigon (chữ trước, “bia”, thì Việt hóa; chữ sau, “Saigon”, thì lại Tây hóa).[Ngoài cách gọi thông thường “Sài Gòn”, ta còn gặp những cách viết, cách gọi ngồ ngộ, vui vui như “Sè Goòng”, “Sè Ghềnh”, “Thầy Gòn”… Sè Goòng là cách viết nhại theo lối phát âm của người Sài Gòn, cũng tựa như Hà Lội, nhại theo lối phát âm của người Hà Nội. Vài cách nói khá phổ biến:

- Em gái Sè Goòng, anh giai Hà Lội.
- Ô mai Hà Lội, xí muội Sè Goòng.
- Nói đâu xa, tui mới là dân Sè-Goòng chánh cống nè

Dân Sài Gòn chánh hiệu “con nai dzàng” đời nào chịu thay tên đổi họ Sài Gòn bằng bất cứ tên nào khác:- Gọi Sè Goòng từ hồi nảo hồi nào tới giờ, mắc mớ gì kêu là Thành phố Hồ Chấy Minh lạ hoắc lạ huơ. Hổng thích à nhen!Tại California và các tiểu bang có đông người Mỹ gốc Việt sinh sống, người ta đọc thấy khá nhiều bảng tên có dòng chữ “Little Saigon”, từ “Welcome to Little Saigon” đến những tấm biển chỉ đường nơi các trục lộ giao thông, đến nhiều bảng hiệu lớn nhỏ trên đường phố và trong khu thương mại của người Việt.. Hiếm thấy có bảng tên nào ghi là “Little Sài Gòn” hoặc tên Saigon có dấu tiếng Việt, hầu hết đều là “Little Saigon”

Chúng ta viết “Little Saigon”, nhưng nói “Little Sài Gòn”, “Sài Gòn Nhỏ” hoặc “Tiểu Sài Gòn”. Thế thì vì sao không viết “Little Sài Gòn” luôn cho “tiện việc sổ sách”, nghĩa là thuận tiện cho cả nghe, nói, đọc, viết. Hãy để cho người nước ngoài có cơ hội làm quen và quen mắt với cái tên “Sài Gòn”, viết đúng theo lối viết của người Việt mình là viết rời hai chữ, với hai cái dấu huyền đặt trên hai nguyên âm “a” và “o”.
Người Sài Gòn vốn quen lối sống phóng khoáng, thoải mái và giản dị. “Little Sài Gòn”, “Sè Goòng Nhỏ”, “Little Sè Goòng” đều là những cách viết, cách nói thoải mái, nghe gần gũi, thân thiết, mang đậm dấu ấn và phong cách Sài Gòn.Viết “Little Sài Gòn”; nói “Little Sè Goòng”. Được quá đi chứ, sao không?[/size]

Tác giả: Lê Hữu

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 14/11/2017 - 04:42


Thanked by 4 Members:

#820 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/11/2017 - 21:59

Dạ, đúng rồi, dân Xì Gòn!

#821 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 15/11/2017 - 06:05

Chuyện vui: TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

Công ty nước ngoài n đăng báo tuyn nhân s, có 3 người Vit Nam, Lào và Thái Lan đến d tuyn.. Sau khi qua các phn thi v chuyên môn c ba đu đt c...

Đ
ến lúc bàn v vn đ tế nh nht là chuyn lương bng.
Người trưở
ng phòng tuyn dng hi thng Lào trước:


- Anh đ ngh mc lương ca mình là bao nhiêu?

Nghĩ mình thân ph
n bt bèo, bng cp loi gii nhưng nhà nghèo li đang cn vic làm đ mưu sinh, thng Lào đ ngh mc lương mà nó cho rng chc chn 2 thng kia s không th chp nhn được:


- Em ch xin 500 USD mi tháng thôi.

Đ
ến lượt thng Thái Lan. Nghĩ mình dù sao cũng đi du hc Mo v, bng cp treo kín người khi phi mc qun áo, tiếng Anh nói như Tây...Vì vy, mc lương phi tương ng vi khnăng mt chút, phi gp đôi thng Lào:


- Tôi đ ngh cho tôi hưởng mc lương 1.000 USD mi tháng.

Đ
ến lượt thng VN vào phòng.. Hi v mc lương thng Vit Nam không ngn ngi phang luôn:


- Bác c cho em 1.500 USD mt tháng đi.

Người tr
ưởng phòng tuyn dng mt li ra:


- Anh ch có vài năm kinh nghim làm vic, bng cp không có, Tiếng Anh thì "pht pht" chưa thông, anh nghĩ sao mà li đòi mc lương cao nht trong 3 người?

- Dạ
thưa anh, em tính thế này: Nếu được hưởng mc lương 1.500 USD mi tháng, em ch ly 500 thôi, 500 gi anh "ung nước", còn 500 em s thuê thng Lào nó làm.


(Sưu Tầm)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 15/11/2017 - 06:08


Thanked by 3 Members:

#822 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1404 Bài viết:
  • 1902 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 15/11/2017 - 10:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đức Bích Phạm, on 15/11/2017 - 06:05, said:

Chuyện vui: TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ

Công ty nước ngoài n đăng báo tuyn nhân s, có 3 người Vit Nam, Lào và Thái Lan đến d tuyn.. Sau khi qua các phn thi v chuyên môn c ba đu đt c...

Đ
ến lúc bàn v vn đ tế nh nht là chuyn lương bng.
Người trưở
ng phòng tuyn dng hi thng Lào trước:


- Anh đ ngh mc lương ca mình là bao nhiêu?

Nghĩ mình thân ph
n bt bèo, bng cp loi gii nhưng nhà nghèo li đang cn vic làm đ mưu sinh, thng Lào đ ngh mc lương mà nó cho rng chc chn 2 thng kia s không th chp nhn được:


- Em ch xin 500 USD mi tháng thôi.

Đ
ến lượt thng Thái Lan. Nghĩ mình dù sao cũng đi du hc Mo v, bng cp treo kín người khi phi mc qun áo, tiếng Anh nói như Tây...Vì vy, mc lương phi tương ng vi khnăng mt chút, phi gp đôi thng Lào:


- Tôi đ ngh cho tôi hưởng mc lương 1.000 USD mi tháng.

Đ
ến lượt thng VN vào phòng.. Hi v mc lương thng Vit Nam không ngn ngi phang luôn:


- Bác c cho em 1.500 USD mt tháng đi.

Người tr
ưởng phòng tuyn dng mt li ra:


- Anh ch có vài năm kinh nghim làm vic, bng cp không có, Tiếng Anh thì "pht pht" chưa thông, anh nghĩ sao mà li đòi mc lương cao nht trong 3 người?

- Dạ
thưa anh, em tính thế này: Nếu được hưởng mc lương 1.500 USD mi tháng, em ch ly 500 thôi, 500 gi anh "ung nước", còn 500 em s thuê thng Lào nó làm.


(Sưu Tầm)

Đúng là Diệt Nam, vì vậy mà sẽ mất an ninh kinh tế và an ninh chính trị, cuối cùng mất hết.

#823 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 17/11/2017 - 03:18

Vận Mệnh Nằm Trong Tay Mình

Một người không rõ về vận mệnh, đem thắc mắc của mình đi bái kiến một vị thiền sư :
- Thầy nói xem trên đời này có vận mệnh không ?
- Có .
- Nhưng , vận mệnh của con ở đâu ?
Vị thiền sư kêu anh ta xoè tay trái ra , chỉ anh ta xem và nói :
- Con thấy rõ chưa ? Đường này là đường tình cảm ,
đường này gọi là đường sự nghiệp , còn đường kia là đường sinh mệnh.


Sau đó , vị thiền sư kêu anh ta từ từ nắm tay lại , nắm thật chặt.
Thiền sư hỏi : - Con nói xem , những đường đó nằm ở đâu rồi
Anh ta mơ hồ bảo :
- Trong tay con này .
- Con hiểu vận mệnh của con ở đâu rồi chứ ?
Anh ta mỉm cười nhận ra ,
thì ra vận mệnh nằm trong tay mình .

SUY NGHIỆM : Không tu thì cứ sống theo số phận đã định sẵn, nhân quả bao đời
đã có do nghiệp chúng ta tạo nên. Có tu thì dừng nghiệp và chuyển nghiệp,
nghiệp thay đổi thì số phận cũng thay đổi, số phận tốt hay xấu là do
cách chuyển nghiệp của chúng ta vậy.


(Bodhgaya Monk)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 17/11/2017 - 03:19


#824 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 21/11/2017 - 04:55

Hai Mặt

SỰ THẬT có 6 chữ
GIẢ DỐI cũng 6 luôn
Mặt trái và mặt phải
Trắng đen ôi khó lường!

TÌNH YÊU có 7 chữ
PHẢN BỘI cũng thế thôi
Chúng là hình với bóng
Rất dễ dàng đổi ngôi.

Chữ YÊU là 3 chữ
HẬN là ba, giống nhau.
Người say men Hạnh phúc
Kẻ thành Lý Mạc Sầu.

BẠN BÈ có 5 chữ
KẺ THÙ đếm cũng năm
Hôm nao lời ngọt mật
Hôm nay chìa.. dao găm.

Từ VUI có 3 chữ
Tiếng SẦU cũng đồng như.
Quá vui thường mất trí,
Mất trí đời đổ hư.

Chữ KHÓC có 4 chữ
CƯỜI cũng vậy, giống in
Ai '' giòn cười, tươi khóc ''
Ấy cảm thọ nhận chìm.

Cuộc sống là hai mặt
Giới tuyến một đường tơ .
Chấp nhận mà không vướng
Nhẹ bước qua hai bờ .


(Thích Tánh Tuệ)

Thanked by 3 Members:

#825 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 25/11/2017 - 04:54

Cuộc sống thật giản dị !

Sống lâu và sống đẹp thì ai cũng thích, nhưng làm thế nào để có được cuộc sống ấy?
Muốn sống lâu và sống đẹp, ta cần thực tập hết lòng một trong những điều sau đây:

– Giữ tâm bình thản, trước những biến động của cuộc sống.

– Đừng khởi tâm sân hận đối với những gì bất như ý xảy ra với mình.

– Đừng khởi tâm tham đắm đối với những gì của mình và không phải của mình.

– Đừng khởi tâm não hại người và vật.

– Sống hết lòng và chân thật, mặc chuyện đời dối trá.

– Sống tỉnh táo, không đua đòi, mặc chuyện đời chen lấn say mê.

– Ăn uống có tiết độ, nhai nhuyễn và nhất là đừng sử dụng những thực phẩm có hóa chất và đua đòi theo cảm giác.

– Thực tập mỉm cuời với những bông hoa và trẻ thơ mỗi ngày.

– Đừng nghe và nói những câu chuyện vô ích.

– Hãy nỗ lực làm với những gì mà mình nghĩ là đúng nhất, để tránh tâm ân hận và giữ tâm thoải mái trong khi làm.

– Thực tập mỉm cười với những gì vui buồn của quá khứ, khi chúng hiện về trong tâm ta hay trong khi ta ngồi một mình tĩnh lặng.

– Đừng so sánh mình với người hay gia đình mình với gia đình người hay quốc gia nầy với quốc gia khác, vì sao? Vì giữa đời nầy không ai giống ai, không gia đình nào giống gia đình nào, không xứ sở nào giống xứ ở nào, nên ta không cần phải so sánh, khiến tâm ta sinh ra mặc cảm hay đua đòi mệt mỏi, mà chỉ cần nghĩ tới những gì tốt đẹp và nỗ lực thực hiện để cái đẹp do ta nghĩ đó, trở thành hiện thực trong đời sống của ta, dưới nhiều hình thức sống động khác nhau..

– Đừng để ý đến chuyện xấu của người khác, vì người ấy không phải là mình, nhưng khi nghĩ đến điều xấu của người khác, thì điều xấu trong tâm mình có cơ hội khởi lên, làm cho tâm mình vẩn đục và làm cho nét mặt của mình mất đi thánh thiện tươi vui.

– Ta phải biết thực tập lắng nghe và học hỏi. Học hỏi từ cuộc sống và lắng nghe những biến đổi từ các cảm thọ và từ những chủng tử vận hành trong tâm thức, trong từng nhịp thở có ý thức của mình, để có khả năng biết rằng, những gì ta không muốn người khác làm cho mình, thì mình cũng đừng bao giờ làm cho người khác.

– Đời người không phải là một trăm năm, mà chỉ tồn tại trong từng hơi thở, nên ta phải sống đẹp, sống hết lòng và thảnh thơi trong từng hơi thở của ta, để mỗi hơi thở của ta đều có khả năng đưa ta đi đến đời sống cao thượng. Một đời người được xem là lãng phí, là vì họ lãng phí ngay trong từng hơi thở của chính họ.

– Ta phải biết nuôi dưỡng ý thức sống cùng và sống với, nếu không có ý thức nầy, ta sẽ bị cảm giác cô đơn đánh lừa và ta sẽ bị chết đói ở trong cảm giác ấy.

– Ta đừng khởi tâm tranh giành với bất cứ ai ở trên cõi đời nầy, vì ở trên đời nầy không có ai là số một cả và chẳng có ai là quan trọng cả. Số một và quan trọng chỉ là những ảo giác do ngã tưởng biến hiện.

– Ta phải biết ở giữa đời không có ai xấu và tốt một cách quá đáng, vì mọi sự xấu tốt ở trên đời đều tự thay đổi khi có cơ duyên, khiến cho đời sống của ta không rơi vào cạm bẫy của sự hy vọng hay thất vọng quá đáng.

– Ta thực tập để tự biết khả năng và giới hạn của mình trong lúc tiếp xử với mọi người và muôn vật, để khỏi rơi vào những lầm lỗi đáng tiếc, khiến về sau dẫn sinh tâm ân hận.

– Ta phải thực tập hạnh đầu tư những gì tốt đẹp vào tâm thức ta và vào trong cuộc sống của ta, đó là hạnh đầu tư có ý nghĩa và lâu dài nhất.

– Ta phải biết đầu tư và kinh doanh những gì tốt đẹp trong tâm thức ta, khiến nguồn vốn ấy phát triển lớn mạnh ra trong đời sống của ta, trước khi ta bắt tay kinh doanh bất cứ lãnh vực lợi nhuận nào trong xã hội.

– Ta hãy thực tập nghĩ đến những gì tốt đẹp mỗi ngày khi mặt trời lên và sau khi mặt trời xuống núi.

– Mỗi ngày ta phải biết dành một giờ để thực tập làm những việc khó làm, nhằm nuôi dưỡng những ý chí và nghị lực trong ta. Chính ý chí và nghị lực giúp ta vượt qua những khó khăn và thành công trong cuộc sống.

– Đừng tự phong thánh cho bản thân mình và cũng đừng để ai phong thánh mình, mà phải biết tạo điều kiện cho những hạt giống thánh trong tâm mình biểu hiện, ngay trong hành động của chính mình mỗi ngày đối với cuộc sống và hãy giúp cho những hạt giống thánh nơi người khác cùng sinh khởi.

– Đừng nói nhiều về đạo đức hay từ bi, mà hãy sống từ bi và đạo đức ngay trong những hành động của chính mình đối với mọi người và muôn vật.

– Cuộc sống lâu dài và đẹp nhất là cuộc sống được nuôi dưỡng bởi tình yêu giản dị.

(Như Thị)

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 25/11/2017 - 04:55


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |