Jump to content

Advertisements




Ý NGHĨA CỦA VÒNG TRƯỜNG SINH


224 replies to this topic

#166 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 26/11/2015 - 05:43

Nếu vd a mà thân vượng thì bác ThichNguNgay đã khẳng định là thân vượng rồi còn gì, ở đây bác nói là thân không nhược thì nên hiểu rằng thân này vẫn "khỏe mạnh" dụng khí tiết để chống Sát ngặt nỗi Sát quá mạnh nên nhờ vận giúp sức. Khái niệm "thân không nhược" ông nên bổ sung vào học thuyết vượng suy của ông đi. Tui dẫn chứng thưc tế cho ông thấy khái niệm trên là có thực và đúng: Thổ Nhỉ Kỳ có phải là nước yếu không, tiềm lực kinh tế quân sự cũng mạnh lắm chứ (tức không nhược) nhưng so với Nga (Sát) thì chơi không lại phải nhờ (vận) NaTo chống lưng thôi.
Hẹn gặp lại ông nhé.

#167 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 26/11/2015 - 07:01

Bác ThichNguNgay đã viết: "Tứ trụ a thân không nhược".

Với Tử Bình thì Tứ Trụ chỉ có 2 trạng thái Thân vượng và Thân nhược (trừ Ngoại Cách). Vì nếu có Thân trung bình thì dụng thần sẽ xác định như thế nào ?

Mà rõ ràng ở đây bác ThichNguNgay đã nói rõ "Thân không nhược" tức Thân là vượng, một điều mà bất kỳ một đứa con nít nào cũng hiểu. Chỉ có những thằng có Tứ Trụ thuộc "Cách Cục Óc Lợn" mới không hiểu mà thôi.

Sửa bởi VULONG777: 26/11/2015 - 07:14


#168 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 26/11/2015 - 09:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG777, on 26/11/2015 - 07:01, said:

Bác ThichNguNgay đã viết: "Tứ trụ a thân không nhược".

Với Tử Bình thì Tứ Trụ chỉ có 2 trạng thái Thân vượng và Thân nhược (trừ Ngoại Cách). Vì nếu có Thân trung bình thì dụng thần sẽ xác định như thế nào ?

Mà rõ ràng ở đây bác ThichNguNgay đã nói rõ "Thân không nhược" tức Thân là vượng, một điều mà bất kỳ một đứa con nít nào cũng hiểu. Chỉ có những thằng có Tứ Trụ thuộc "Cách Cục Óc Lợn" mới không hiểu mà thôi.
-Không ai gọi là Thân trung bình đâu ông ạ, mà gọi là Thân trung hòa. Nguyên cục có Thân trung hòa thì dụng thần sẽ được xác định theo vận. Kiến thức vượng suy cơ bản vậy mà ông không biết thì thật hết biết.
-Bác ThichNguNgay chỉ nói Thân không nhược, còn ông thì suy diễn (trật lất) "tức là Thân vượng". Vậy mà còn cố cãi bừa.

#169 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 26/11/2015 - 11:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThichNguNgay, on 25/11/2015 - 23:31, said:

Thiệt ngại quá ngại quá , xin lỗi ngài VuLong trước vậy , tui gõ nhầm , ý là năm dần mão thìn tị thì năm dần cùng tị là tốt năm mão thìn kém hơn . Còn chuyện cường nhược tui cũng đã nói từ sớm , quan trọng bố cục cùng hành , thân nhược vị tất không gánh được tài , thân cường nhậm quan đâu chắc đã tốt ,

Ở đâu bác ThichNguNgay nói tới Thân trung hoà ? Nếu có khái niệm Thân trung hoà thì khác gì Thân trung bình ? Điều này quá đủ để khẳng định chỉ có những thằng có Tứ Trụ thuộc "Cách Cục Óc Lợn" mới nghĩ ra như vậy mà thôi.

cách của tôi và của ngài khác nhau , cũng có thể hiểu theo ý của ngài là cách của tui không chắc . Mỗi người chúng ta đều có cách luận mệnh khác nhau , có quan điểm nhìn về ngũ hành khác nhau , và nếu nói ra sẽ còn dài , và còn ngàn câu hỏi . Tui thừa nhận là cách của ngài VuLong theo quan điểm của tui , không phải là hoàn hảo nhưng là con đường ngắn nhất trong nhiều phương pháp xem tử bình . Ngài cũng thấy cách xem mệnh của tui rồi , cách luận không giống nhau nên con đường đi không giống nhau . Tui xin nghỉ .

Đúng là không sử dụng hết vòng trường sinh , cái này tui đã nói từ sớm , chỉ sử dụng vài vị trí chính và vài vị trí liên quan tới thế đứng của can .

Sửa bởi VULONG777: 26/11/2015 - 11:25


#170 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 26/11/2015 - 15:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG777, on 26/11/2015 - 11:24, said:

Cái ông VULONG này kỳ cục thật quả không phụ lòng người đã đặt cho ông có tứ trụ tên gọi "Kì cục Cách". Căn nguyên trên là từ ông mà ra chớ nào phải bác ThichNguNgay, ông chế ra Thân trung bình tui chỉnh lại là Thân trung hòa (mệnh trung hòa). Cả hai thoạt nghĩ ý nghĩa đều như nhau nhưng suy gẩm một chút thì khác nhau xa ông ơi. Đó mới là huyền học chứ.
P/S: Ông đã luận đoán ra trụ Nhâm thân xấu đẹp ở các năm dần mão thìn tị ngọ, vận mậu thân bằng thủ pháp cách cục chưa? Nếu không được thì hồi âm để tui một thấp thủ trong làng tử bình cách cục pháp xuất chiêu cho anh chị em xem chơi.

#171 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 27/11/2015 - 02:51

Bác ThichNguNgay đã viết:

"Tử bình truyền thống là :
1 : định nguyệt lệnh , các tổ hợp can chi xem hành nào cường nhược và suy đoán nhật can cường nhược .
2 : tìm điểm chế hoá tức dụng thần . Định cách , xác định hỉ dụng kị .
3 : lấy dụng thần phối bát tự cùng hành vận suy đoán từng đoạn đường đời .
4 : tìm cách hoá xấu phù tốt".


Qua câu "suy đoán nhật can cường nhược" đủ để kết luận rằng đây chính là "Vượng Suy Pháp", nghĩa là điều cốt tuỷ của phương pháp luận này phải xác định được Thân của Tứ Trụ là vượng hay nhược (trừ Ngoại Cách), (bởi vì nếu như câu này chỉ có ý nói đến can ngày cường hay nhược tại lệnh tháng thì nó vô lý quá). Nếu đúng như vậy thì bất kỳ phương pháp nào phải sử dụng tới Thân vượng hay nhược đều được gọi là "Phương Pháp lấy dụng thần thăng bằng" tức "Vượng Suy Pháp".

Cuốn "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa chính xác theo phương pháp này.
Bằng chứng là ông Thiệu đã:


1 - Mất khá nhiều công sức để “Phát Minh“ ra phương pháp xác định Thân vượng hay nhược qua đơn vị Độ.
2 - Có cả 1 chương nói về các Cách Cục Phổ Thông.
3 - Có cả 1 chương nói về Ngoại Cách.
4 - Có nhiều ví dụ mẫu để dạy cách phân tích mệnh cục và chọn dụng thần theo vượng suy của Thân (hành của can ngày) so với 4 hành còn lại xem nó là vượng hay nhược so với các hành kia chứ tuyệt nhiên không có chuyện xác định dụng thần theo cách cục.
5 – Tất cả các ví dụ mẫu trong sách mà ông Thiệu luận nếu có các từ cách cục thì từ cách cục này chỉ có nghĩa là các Cách Cục Phổ Thông mà thôi bởi vì dụng thần của các ví dụ này đều phải được xác định qua “Vượng Suy Pháp”.

Cho nên nếu 1 ai dùng một phương pháp luận nào mà không cần tới Thân vượng hay nhược thì mới được công nhận là không phải “Vượng Suy Pháp.

Theo định nghĩa này thì phương pháp luận của cuốn“Tích Thiên Tủy” hoàn toàn theo “Vượng Suy Pháp” (trừ Ngoại Cách).

Sau đây là ví dụ số 223 của cuốn “Trích Thiên Tủy”:

223 - Canh tuất - giáp thân - giáp tuất - ất sửu

Ất dậu/ bính tuất/ đinh hợi/ mậu tý/ kỷ sửu/ canh dần

Giáp mộc sanh vào mạnh thu, tài sinh sát vượng, tuy thiên can thấu ba giáp ất, mà địa chi không nâng đỡ, mộc tàn héo kim sắc cứng, dụng thổ tòng chi. Thành cách tòng sát. Tuất vận xuất thân võ trạng nguyên. Vận đinh hợi sanh mộc khắc kim, hình tang hao phá quá nhiều. Vận mậu tý, kỷ sửu, tài sinh sát vượng, làm quan đến chức phó tướng”.

Xin mời bác ThíchNguNgay cũng như maianha và các cao thủ khác hãy dùng các phương pháp luận của mình để luận Tứ Trụ này xem có gì khác với bài luận của tác giả này không ?

Sửa bởi VULONG777: 27/11/2015 - 03:13


#172 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 27/11/2015 - 03:07

Thôi ông VULONG à mình dĩ hòa vi quý đi nha! Nên dừng cuộc "đại chiến" ở đây nhé, bởi chẳng có ai thắng ai. Vượng suy pháp là vượng suy pháp - cách cục pháp là cách cục pháp, mỗi pháp có đặc dụng riêng của nó, Vượng suy pháp nhanh gọn lạnh lùng điểm đúng huyệt không rườm rà; cách cục pháp lãng mạn đầy cảm xúc hình tượng... tùy người thích thì dùng không thích thì không dùng đơn giản chỉ có vậy, hà tất phải tranh nhau thắng bại đúng sai cho hao tâm tổn trí. Tui với ông đã từng là bạn với nhau từ thuở diễn đàn cũ cùng với dinhman, TranTienNam,hieuthuyloi,thongphanthiet,cô bachtuyet...trao đổi tranh luận học thuật vui vẻ. Thắm thoát mà đã bao năm tuy vẫn cùng một diễn đàn nhưng mỗi người một phái song suy cùng mục đích vẫn là xiển dương học thuật tử bình. Chúc ông thanh thản bình an.

Thanked by 1 Member:

#173 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 27/11/2015 - 05:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

longkiet, on 27/11/2015 - 03:07, said:

Thôi ông VULONG à mình dĩ hòa vi quý đi nha! Nên dừng cuộc "đại chiến" ở đây nhé, bởi chẳng có ai thắng ai. Vượng suy pháp là vượng suy pháp - cách cục pháp là cách cục pháp, mỗi pháp có đặc dụng riêng của nó, Vượng suy pháp nhanh gọn lạnh lùng điểm đúng huyệt không rườm rà; cách cục pháp lãng mạn đầy cảm xúc hình tượng... tùy người thích thì dùng không thích thì không dùng đơn giản chỉ có vậy, hà tất phải tranh nhau thắng bại đúng sai cho hao tâm tổn trí. Tui với ông đã từng là bạn với nhau từ thuở diễn đàn cũ cùng với dinhman, TranTienNam,hieuthuyloi,thongphanthiet,cô bachtuyet...trao đổi tranh luận học thuật vui vẻ. Thắm thoát mà đã bao năm tuy vẫn cùng một diễn đàn nhưng mỗi người một phái song suy cùng mục đích vẫn là xiển dương học thuật tử bình. Chúc ông thanh thản bình an.

Ít nhiều ăn nói có văn hoá như vậy thì có phải là tốt hơn không ?

Ở đây không phải "đại chiến" mang tính chất cá nhân cho bất kỳ 1 ai ham thắng với thua mà nó mang tính chất đúng hay sai của Học Thuật. Có nghĩa là phải phân biệt được trường phái nào đúng còn trường phái nào sai hoặc chí ít cũng phải phân ra được trường phái nào ưu việt hơn.

Bởi vì qua lý thuyết và áp dụng nó vào trong thực tế tôi thấy "Vượng Suy Pháp" của ông Thiệu Vĩ Hoa hầu như luôn luôn là đúng còn "Cách Cục Pháp" của Hoàng Đại Lục lại luôn luôn sai.

Còn bây giờ thì hầu như không ai dám công khai nhận mình theo "Cách Cục Pháp" của Hoàng Đại Lục như cách đây vài năm nữa nhưng lại cho mình luận theo Cách Cục mà chỉ nói chung chung không có định nghĩa chính thức về nó thì làm sao biết được nó đúng hay sai ?

Chính vì không có định nghĩa về luận theo Cách cục này nên tôi đành phải lấy ví dụ trong các cuốn Kinh điển ra để hy vọng sẽ biết được phương pháp luận theo Cách cục của họ có hình thù mặt mũi ra sao để phán xét.


Ví dụ 223/T3 (Trích Thiên Tuỷ) này quả thực là một ví dụ đáng để mọi cao thủ Tử Bình thử sức mình về phương pháp luận như thử sức xác định Thân vượng hay nhược với ví dụ 50/T3 và 51/T3.

Sửa bởi VULONG777: 27/11/2015 - 05:33


#174 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 27/11/2015 - 15:39

@Bác ThichNguNgay: tui không hiểu vì sao trong tử bình truyền thống (cách cục pháp) phải suy đoán nhật can cường nhược khi định dụng thần cách cục. Bác giải thích rõ được không?

Sửa bởi longkiet: 27/11/2015 - 15:55


#175 ThamLang112015

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 289 Bài viết:
  • 182 thanks

Gửi vào 27/11/2015 - 22:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

longkiet, on 27/11/2015 - 15:39, said:

@Bác ThichNguNgay: tui không hiểu vì sao trong tử bình truyền thống (cách cục pháp) phải suy đoán nhật can cường nhược khi định dụng thần cách cục. Bác giải thích rõ được không?
Nhật chủ tối nghi kiện vượng, dụng thần bất khả tổn thương !

#176 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 01/12/2015 - 23:47


Tui không phải cao thủ gì cả nên xin miễn cho tui đi . Còn ai muốn là cao thủ hay tiền bối thì tiện qua mục coi tử bình cách đây mấy gang tay , xem dăm chục lá số trắng là rõ thôi . Còn mấy cái trong sách là do một người , không là tất cả , chỉ là trình bày theo ý hiểu , tốt có xấu có , phân tích lại ý tiền nhân , mà lời tiền nhân hàm ý sâu xa , họ làm không nổi , lực bất tòng tâm sai là chuyện thường .
Tui không hiểu sao ngài VuLong đại chiến với cách cục pháp hay đại chiến với Hoàng tiên sinh , vượng suy pháp cũng tốt , cách cục pháp cũng được , một người què 2 chân , một người dặt dẹo yếu đuối bẩm sinh không rõ thế nào mà đại chiến chóng vánh chục năm đã kết thúc .
Thân cường cũng được , thân nhược cũng chẳng sao , vượng cũng hay mà suy cũng tốt , dụng thần cũng tới vậy , cách cục đi ra đâu , chiến kiểu gì , chiến ra sao khi mà cả 2 đều là những tên thiếu thốn . Tôi không muốn phá vỡ giấc mộng của nhiều vị " TIỀN BỐI " cao cao tại thượng trong topic này , vẫn là nên để như cũ và ôm mộng Nam Kha thì tốt hơn . Có vẻ như ông chủ topic nhìn ra chỗ thiếu của vòng trường sinh và cách xem nên lập ra topic này , ngặt nỗi không ai nói .
Ngài ThienKhanh viết :" ... sợ họ dùng kiến thức quay lại trả mình ..."
Ngài TaoLao viết :" vượng suy pháp không phải hoản hảo nhất để xem , nhưng là phương pháp hoàn hảo trong mọi phương pháp ( chỗ này tôi nghĩ nên nói là phương pháp nhanh nhất để xem thì đúng hơn ) .... Nên những người ham chiêu thức cao siêu ... "
Còn ngài hieuthuyloi viết :" ... Chỉ viết một nửa ..."
Và ngài nhatquang1 viết :" ...mọi lẽ bắt nguồn từ kinh dịch... " ( đúng vậy luôn , biết rõ hết kinh dịch nên trực tiếp học đến cao cấp bỏ qua vỡ lòng , và giờ đây vượng suy pháp là đỉnh cao muôn trượng ) .
Còn quan điểm của chủ topic là ai hiểu kệ ai , cứ tranh luận thoải mái .
Còn quan điểm của tôi là chờ chục hoặc vài chục năm nữa có người gãy thang mới biết thứ mình đang loay hoay là một thứ què cẳng cụt tay mà không biết là vấn đề ở đâu vì cao siêu quá .
Ngài VuLong từng nói :" ... Đây là thời đại đồ đểu chứ không phải đồ đá ... " vậy nên mong ngài đừng lôi tui vô mấy chuyện xác định cách tiền nhân như này nữa . Tui sợ , nói cũng chết , không nói cũng kêu .
Ngài longkiet : cách chính giảng thanh cũng được , cách cục dùng dụng thần cũng tốt , cường nhược cũng được , không quan tâm cường nhược cũng tốt , tui nói " à uôm " như vậy vì thực tế nó là vậy .
Tui không phải keo kiệt không nói , tui trả lời ý của ngài longkiet cũng sẽ là câu trả lời cho ý trên kia , mà khi nói ra kể cả là vượng suy hay cách cục , nhiều vị tiền bối hay cao thủ dễ sốc , dễ tăng xông , lạc hướng , hoặc hận tui . Topic này tui thấy có ít nhất 2 người biết vấn đề vòng trường sinh và vượng suy nó ... Kể cả là cách cục .
Ngặt nỗi họ không nói , chắc có ý của họ , tui cũng không muốn chen chân .
Hi vọng đừng gọi tui vô nữa .
Thân ái !

Thanked by 1 Member:

#177 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 06/12/2015 - 15:08

Xin mượn toppic này để "cái gì của César trả lại cho César". (tặng VULONG).
1/
Càn tạo
Nhâm thân bính ngọ canh ngọ canh thìn
Cách cục "sát yêu Thực chế", vận mậu thìn gặp những năm dần mão tị ngọ tức thì biến cách "khí thực dụng ấn" (bỏ thực dùng ấn) nên vẫn đẹp, năm thìn kém hơn.
2/
Vd 223, càn tạo
Canh tuất giáp thân giáp tuất ất sửu
Canh kim thấu từ tháng thân là tụ đắc chân, tục gọi Sát cách, được địa chi thổ sinh (chi giờ sửu ướt điều hậu tuất táo thổ để tuất sinh được kim). Mộc vô gốc hư phù (tử mộc)Thân nhược phải tòng theo thế vượng thổ kim tức tòng Sát. Cách cục pháp gọi trường hợp này là "Khí mệnh tòng Sát". (Chương 47, Tạp cách. Tử bình chân thuyên).
3/
-Nhâm thân bính ngọ canh ngọ canh thìn
Cách cục "Sát yêu (mời) Thực chế" và "Thực thần chế Sát" là như nhau hay khác nhau xin mời các bạn tham khảo chương 8, Luận dụng thần (Tử bình chân thuyên).
-Sinh tháng Ngọ, nhật can thấu Bính (chú ý chữ ngọ không tàng bính) chính là "Dương nhận cách". Thấu Đinh là " lộc cách". Như vậy dù thấu Bính hay Đinh vẫn lập được cách, Cụ Thiệu Vĩ Hoa luận mệnh Tưởng Giới Thạch sinh tháng Tuất (không tàng Canh) 2 can thấu Canh chính là Thương quan cách.
-Thuận dụng và nghịch dụng (nghịch dụng thấn).
Dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh nếu dụng thần là ác thần (sát thương kiêu nhận) thì gọi là nghịch dụng. Nếu dụng thần là thiện thần (tài quan ấn thực) thì gọi là thuận dụng.
Can Nhâm trụ năm không xuất phát từ nguyệt lệnh nên không thể là dụng thần, càng không phải cái gọi là nghịch dụng thần.

#178 VULONG777

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 06/12/2015 - 18:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

longkiet, on 06/12/2015 - 15:08, said:

Xin mượn toppic này để "cái gì của César trả lại cho César". (tặng VULONG).
1/
Càn tạo
Nhâm - thân bính - ngọ canh - ngọ canh thìn
Cách cục "sát yêu Thực chế", vận mậu thìn gặp những năm dần mão tị ngọ tức thì biến cách "khí thực dụng ấn" (bỏ thực dùng ấn) nên vẫn đẹp, năm thìn kém hơn.

Xin hỏi ở đây longkiet luận có phải sử dụng đến Thân vượng hay nhược của Tứ Trụ này hay không ?

2/
Vd 223, càn tạo
Canh tuất - giáp thân - giáp tuất - ất sửu
Ất Dậu/ bính tuất/ đinh hợi/ mậu tý/ kỷ sửu/ canh dần
Canh kim thấu từ tháng thân là tụ đắc chân, tục gọi Sát cách, được địa chi thổ sinh (chi giờ sửu ướt điều hậu tuất táo thổ để tuất sinh được kim). Mộc vô gốc hư phù (tử mộc)Thân nhược phải tòng theo thế vượng thổ kim tức tòng Sát. Cách cục pháp gọi trường hợp này là "Khí mệnh tòng Sát". (Chương 47, Tạp cách. Tử bình chân thuyên).

Ở đây thì rõ ràng longkiet đã sử dụng đến Thân vượng hay nhược của Tứ Trụ này - tức vẫn phải luận theo “Vượng Suy Pháp“.

Rõ ràng longkiet đã đồng ý với cách luận của tác giả là Tứ Trụ này thuộc cách Tòng Sát.
Nếu là cách Tòng Sát thì longkiet thử luận xem nó có phù hợp với thực tế qua các vận của Tứ Trụ này hay không ?

3/
-Nhâm thân bính ngọ canh ngọ canh thìn
Cách cục "Sát yêu (mời) Thực chế" và "Thực thần chế Sát" là như nhau hay khác nhau xin mời các bạn tham khảo chương 8, Luận dụng thần (Tử bình chân thuyên).
-Sinh tháng Ngọ, nhật can thấu Bính (chú ý chữ ngọ không tàng bính) chính là "Dương nhận cách". Thấu Đinh là " lộc cách". Như vậy dù thấu Bính hay Đinh vẫn lập được cách, Cụ Thiệu Vĩ Hoa luận mệnh Tưởng Giới Thạch sinh tháng Tuất (không tàng Canh) 2 can thấu Canh chính là Thương quan cách.
-Thuận dụng và nghịch dụng (nghịch dụng thấn).
Dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh nếu dụng thần là ác thần (sát thương kiêu nhận) thì gọi là nghịch dụng. Nếu dụng thần là thiện thần (tài quan ấn thực) thì gọi là thuận dụng.
Can Nhâm trụ năm không xuất phát từ nguyệt lệnh nên không thể là dụng thần, càng không phải cái gọi là nghịch dụng thần.

Với “Vượng Suy Pháp“ mọi cái tên gọi về Cách Cục chỉ có giá trị không ngoài cái tên gọi thông thường mà cái quan trọng đáng quan tâm ở đây của "Vượng Suy Pháp" là luận sao cho nó đúng với thực tế và phù hợp với các vận trình đã qua của người có Tứ Trụ đó chứ không thể dựa vào cái tên Cách Cục đó để cố tình “Gọt Đẽo“ theo ý muốn chủ quan của người luận.

Vì vậy yêu cầu longkiet luận Tứ Trụ 51 này xem vì sao khác với ví dụ 50 ?


Sửa bởi VULONG777: 06/12/2015 - 18:32


#179 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 08/12/2015 - 05:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG777, on 06/12/2015 - 18:24, said:

Tui dùng cách cục pháp để luận mấy ví dụ trên theo yêu cầu của ông thôi, còn sau đó nó là cái gì tui không quan tâm. Suy ra cho cùng ở luận trình cao 2 phái đều ra chung một nghiệm. Trong võ học dù phái Thiếu Lâm bắc đẩu, Võ Đang, hay Nga Mi...khi đã đạt đến cảnh giới võ đạo thì không có phái nào hơn phái nào, các vị chỉ nhìn nhau mĩm cười, riêng các môn đồ thì cứ đánh nhau chí chóe rằng phái mình là số 1.
Đây là bài viết cuối cùng của tui cho ông, đường ai nấy đi từ đây. Thân chào ông.

#180 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 08/12/2015 - 06:15

<p>Xin lỗi chứ, các bác rảnh việc cãi nhau làm gì?<br />
Tôi là người ngoài, cũng chả để ý ai theo ý kiến gì. Nhưng, ai sai thì kệ họ, liên quan gì tới mình. Trên đời này, có bóng tối mới có ánh sáng.</p>
<p> </p>
<p>Giờ vất lá số tử bình ra, đoán đúng chuẩn căng 9/10 hạn quá khứ, thế là được. Kể cả có sai lý thuyết, đoán vẫn đúng, thế là đủ.</p>
<p> </p>
<p>Bên tử vi cũng thế thôi, gọt cách cục hay đến giời, đoán quá khứ mà sai thì vẫn là sai, phải chịu nhận.</p>
<div> </div>
<div>Thế gian cường giả vi tôn, mình mất thời gian làm gì. Dùng time đó để nghiên cứu, đọc sách thì hơn. </div>







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |