Jump to content

Advertisements




Sách mới: Kinh Dịch hoàn toàn khoa học tập 1


39 replies to this topic

#1 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 27/07/2011 - 22:26

Với sự cho phép của ban quản trị, tôi xin để link một quyển sách mà tôi vừa phát hành qua hệ thống sách in nhanh của CreateSpace.com (một bộ phận của Amazon.com)

Tên sách: Kinh Dịch hoàn toàn khoa học tập 1: Thuyết Âm Dương và ý nghĩa 64 quẻ
Soạn giả: Đằng Sơn
Thời gian thực hiện: 2002
Thủ tục mua sách Kinh Dịch hoàn toàn khoa học qua mạng CreateSpace.com:
  • Vào website

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    của CreateSpace.com sẽ thấy hình bìa, lời giới thiệu tác phẩm, tác giả v.v…
  • Bấm nút “Add to cart” (bỏ vào xe đẩy) ở dưới hình bìa để mua sách.
  • (Trong màn ảnh mới) Nếu bạn muốn mua 2 tập trở lên đổi “quantity” (số lượng) thành số mong muốn rồi “update quantities” (cập nhật số lượng). Nếu bạn chỉ muốn mua 1 tập thì sang thằng bước 4 kế tiếp.
  • Bấm nút “check out” (trả tiền).
  • (Trong màn ảnh mới, “Shipping”) điền “shipping profile” (địa chỉ gửi hàng). Tất cả các chỗ trống có dấu sao (*) đều phải được điền vào. Sau khi điền xong, ấn nút “Save & Continue” (lưu giữ & tiếp tục).
  • (Trong màn ảnh “Shipping”) hoặc bấm “Save & Continue” để chấp nhận cách gửi đã định sẵn (nên chọn cách này vì rẻ nhất), hoặc chọn một cách gửi khác, rồi bấm nút “Save & Continue”.
  • (Trong màn ảnh mới “Billing”, tính tiền, tính phí) điền dữ liệu thẻ tín dụng (nhận Visa, Mastercard, American Express, Discover). Chú ý: Không cần điền “company” (nơi làm việc) và “phone” (số điện thoại).
  • Bấm nút “Create profile” (tạo hồ sơ tín dụng).
  • Điền mật mã ở sau lưng thẻ tín dụng (phía trước nếu là American Express) rồi bấm nút “Save & Continue”.
  • (Trong màn ảnh mới “Review” – soát lại) Soát lại đơn đặt hàng của bạn, kể cả lệ phí gửi hàng và thuế, nếu có) rồi bấm nút “Confirm Order” (xác nhận đơn đặt hàng).
Đơn đặt hàng của bạn được ghi nhận khi bạn thấy “order number” (số đơn đặt hàng) trên màn ảnh.

Sau đây là lời giới thiệu sách và tác giả ở bìa sau:

KINH DỊCH HOÀN TOÀN KHOA HỌC TẬP 1

“Thuyết âm dương và ý nghĩa 64 quẻ”

Xét từ cấu trúc âm dương mà đoán thì Kinh Dịch có lẽ đã được đặt nền tảng trên một loại luận lý nhị nguyên; và xét từ những gì còn sót lại của Kinh Dịch thì luận lý này có lẽ đã bị thất truyền hàng mấy nghìn năm trước đây.
Trong sách này tiến sĩ Đằng Sơn thiết lập một mô hình thời không cho thuyết âm dương rồi dùng mô hình đó tái lập ý nghĩa của 64 quẻ trong Kinh Dịch. Khi ông so sánh những ý nghĩa tái lập này với ý nghĩa được ghi lại trong Kinh Dịch, kết quả trùng hợp khít khao đến mức khó lòng tưởng tượng.
Vậy phải chăng tiến sĩ Đằng Sơn đã tình cờ tái khám phá ra cái bí mật nghìn năm của Kinh Dịch? Phần kết luận xin dành cho độc giả.

VÀI DÒNG VỀ SOẠN GIẢ

Tiến sĩ Đằng Sơn sinh năm 1953, du học Hoa Kỳ năm 1972, tốt nghiệp kỹ sư hóa học năm 1976 (University of Southern California) và tiến sĩ kỹ sư hóa học năm 1981 (University of Minnesota). Ý tưởng thiết lập một mô hình khoa học để nghiên cứu thuyết âm dương và Kinh Dịch đến với ông trong một chuyến công tác đặc biệt ở Á Châu kéo dài từ giữa năm 1995 đến cuối năm 2001.

Sửa bởi VDTT: 27/07/2011 - 22:28


Thanked by 3 Members:

#2 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 29/07/2011 - 22:27

Anh VDTT, tôi vào website thấy chủ đề tên sách là tiếng Việt nhưng ở mục liệt kê ngôn ngữ thì lại là tiếng Anh (Language: English) nên khong biết sách này in ngông ngư~ nào ?
Tôi muốn biết sơ qua về nội dung của sách (ít nhất cũng là mục lục của các phần trong sách) nhưng không thấy thông tin nên khó quyết định có nên mua để đọc hay không. Có thể nào xem vài phần trong các đê` mục của sách ?

Sửa bởi daicoviet: 29/07/2011 - 22:29


#3 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 29/07/2011 - 22:31

Anh VDTT, tôi vào website thấy chủ dề tên sách tiếng Việt nhưng ở mục liệt kê thì lại là tiếng Anh nên không biết sách này in ngôn ngữ nào ?
Tôi muốn biết sơ qua về nội dung của sách (ít nhất cũng là mục lục của các phần trong sách) nhưng không thấy thông tin nên khó quyết định có nên mua để đọc hay khộng Có thể nào xem vài phần trong các đê` mục của sách ?

Sửa bởi daicoviet: 29/07/2011 - 22:31


#4 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 30/07/2011 - 04:54

@Đại Cồ Việt: Sách này tiếng Việt (có bản tiếng Anh, nhưng số thứ tự khác). Lời giới thiệu phải ghi bằng tiếng Anh vì ghi bằng tiếng Việt thì nhu liệu của CreateSpace không nhận ra, bắt ghi lại.

Xin xem mục lục khá chi tiết dưới đây:

MỤC LỤC
Tập 1: Thuyết âm dương và 64 quẻ Dịch
PHẦN I: THUYẾT ÂM DƯƠNG và KINH DỊCH


Chương 1: Kinh dịch có khoa học không? 5
Kinh Dịch và thuyết âm dương – Tại sao kinh Dịch có thể là khoa học – Đề nghị một hệ thôáng tên mới cho bát quái – Sáu mươi tư quẻ và 384 hào – Những vấn đề của thuyết âm dương và kinh Dịch.

Chương 2: Cơ sở vật lý của thuyết âm dương 12
Sự khiếm khuyết của khoa học hiện đại – Thuyết vật lý bốn chiều của Einstein – Sự khiếm khuyết của thuyết thời không của Einstein – Tính hỗ tương của không gian và thời gian – Âm dương là một thuyết phức giản – Tính tạm thời của âm và dương – Vấn nạn thời gian trong sự hiện hữu của tổng thể – Biểu tượng toán học của âm và dương – Âm dương là thước đo của mọi đổi thay và hiện hữu – Âm dương là cái lý của cuộc đời – Sự phù hợp tự nhiên giữa đời sống và thuyết âm dương.

Chương 3: Bát quái I – Tứ tượng, tứ nguyên tố, và bát quái 22
Lý âm dương của thời gian và diễn trình tứ tượng – Áp dụng của tứ tượng trên các hiện tượng toàn cầu – Lý âm dương của không gian và hệ thôáng tứ nguyên tố – Lý âm dương tổng hợp của bát quái – Tính hoàn bị của bát quái – Phần đọc thêm: Giải quyết cuộc tranh luận thiếu dương thiếu âm.

Chương 4: Bát quái II – Giải quyết vấn nạn tiên hậu thiên bát quái 30
Tiên thiên và hậu thiên bát quái – Ba nhị nguyên của bát quái – Cường độ âm dương trong bát quái – Hai tính chất đầu tiên của bát quái – Giải đáp vấn nạn tiên hậu thiên bát quái – Đặc tính 1 (tiên thiên) là nhị nguyên căn tính – Đặc tính 2 (hậu thiên) là nhị nguyên bản tính – Luật thiểu số làm chủ của nhị nguyên bản tính (âm dương) – Ứng dụng thực tế của nhị nguyên bản tính – Ứng dụng thực tế của nhị nguyên căn tính – Phần đọc thêm 1: Đặc tính thứ nhất của bát quái - Phần đọc thêm 2: Đặc tính thứ hai của bát quái.

Chương 5: Bát quái III – Đặc tính thứ ba của bát quái 49
Quy ước về tên bát quái – Năng tính (nhị nguyên) trung ngoại của bát quái – Uy lực và giới hạn của thuyết âm dương – Liên hệ giữa tên gọi bát quái và đặc tính (nhị nguyên) của chúng – Bàn thêm về nhị nguyên căn tính của bát quái (tiên thiên tính) – Bàn thêm về nhị nguyên bản tính (hậu thiên tính) – Bàn thêm về nghị nguyên năng tính – Vài cảm nghĩ cá nhân về ba đặc tính của bát quái – Phần đọc thêm: Đặc tính thứ ba của bát quái.

Chương 6: Tượng của bát quái (quái tượng) 62
Tượng của bát quái – Các tượng truyền thống: Nhóm tượng thiên nhiên, nhóm tượng “Gia Đình” (tượng Văn Vương) – Các tượng mới: Nhóm tượng “vương quốc huyền bí”, nhóm tượng “đời sống mới”, nhóm tượng “sở làm”, nhóm tượng “tình cảm”.

Chương 7: Âm dương và chuyển tính của bát quái 74
Liên hệ giữa phái tính và bản tính âm dương – Thuyết âm dương và luật nam nữ bình đẳng – Thuyết âm dương và sự khác biệt nam nữ – Sự chuyển tính âm dương – Sự chuyển tính khách quan – Lý âm dương của các týp tâm lý – Một thí dụ về sự chuyển tính âm dương – Hiện tượng chuyển quái – Sự chuyển quái chủ quan – Chủ quan tính và thuyết âm dương – Lý âm dương của “trung đạo” – Trung đạo và kinh Dịch -

Chương 8: Sáu mươi bốn quẻ Dịch I 89
Chủ quan tính và sự bất bình đẳng của âm dương
Bí mật ba ngàn năm của kinh Dịch – Sự kết hợp của bát quái – Sự kết hợp của bát quái là mô hình toán học của hiện tượng – Kinh Dịch là một thuyết phức giản – Lý luận nền tảng dẫn đến ý nghĩa 64 quẻ dịch – Yếu tố thời gian và hai vai trò chính phụ – Ý nghĩa chủ quan của 64 quẻ dịch – Luật âm dương bất bình đẳng của kinh Dịch.

Chương 9: Sáu mươi bốn quẻ Dịch II 95
Nền tảng khoa học của 64 quẻ Dịch
Khái lược ý nghĩa các quẻ – Vai trò của bản tính âm dương trong ý nghĩa các quẻ – Sự quan trọng của hào chính – Lẽ cùng tắc biến của Trưởng Âm Tốn và Trung Dương Khảm – Trướng hợp 1: Tốn làm chủ (8 quẻ) – Trường hợp 2: Các quẻ đôi (7 quẻ, vì không kể thuần Tốn) – Trường hợp 3: Chủ và khách cùng thuộc nhóm trung (12 quẻ) – Trường hợp 4: Chủ và khách cùng thuộc nhóm ngoại (9 quẻ) – Trường hợp 5: Quái trung làm chủ, quái ngoại làm khách (16 quẻ) – Trường hợp 6: Quái ngoại làm chủ quái trung làm khách (12 quẻ) – Khoa học và ý nghĩa 64 quẻ.

Chương 10: Sáu mươi bốn quẻ Dịch III 115
Hiểu thuyết âm dương và 64 quẻ trong 7 ngày
Nắm vững thuyết âm dương và 64 quẻ trong 7 ngày – Từ âm dương đến bát quái – Tên gọi bát quái – Ba quái tính – Ảnh hưởng của cái nhìn chủ quan trên năng tính – Sáu mươi bốn quẻ dịch – Ý nghĩa của quẻ – Luật âm dương bất bình đẳng và ý nghĩa của quẻ – Luật cùng tắc biến của Trưởng Âm Tốn và Trung Dương Khảm – Ý nghĩa 64 quẻ dịch – Nắm vững ý nghĩa 64 quẻ – Nắm vững tên và ý nghĩa 64 quẻ – Phụ lục: Lý luận giản lược ý nghĩa 64 quẻ.

PHẦN II: Ý NGHĨA CHI TIẾT CỦA 64 QUẺ 137
{Chú: Phần này ghi ý nghĩa chi tiết 64 quẻ, mỗi quẻ gồm 1) Lý luận âm dương theo sách này 2) Ý nghĩa truyền thống gồm a- Ý nghĩa của quẻ (bản dịch chữ Hán và lời bình chú của soạn giả b- Thoán từ (bản dịch chữ Hán và lời bình chú của soạn giả) c-Tượng viết (bản dịch chữ Hán và lời bình chú của soạn giả.}

Phụ lục I: Phê bình hai hệ khoa học hiện hành 270
Phụ lục II: Tính thiếu sót của thuyết không gian bốn chiều 272
Phụ lục III: Sự nối kết giữa không gian và thời gian 272
Phụ lục IV: Định lý giới hạn trung tâm và sự hiện hữu của các tổng thể 275



Sửa bởi VDTT: 30/07/2011 - 05:06


Thanked by 1 Member:

#5 yakblack

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 36 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 30/07/2011 - 18:01

Bác VDTT cho cháu hỏi:
- Sách khoa học huyền bí có được ship về VN ko ạ? Hải quan có thông wa ko ạ?
- Bác có ship dạng gift để miễn thuế hải quan được ko ạ?
Thân.

#6 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 30/07/2011 - 21:59

@yakblack:
Tôi mù tịt về hoàn cảnh hải quan VN, chẳng biết họ có cho sách KDHTKH vào VN không, và cách nào gửi hàng về để miễn thuế. Nếu bạn nào ở Mỹ rành rọt thủ tục này có thể lên đây chỉ lối thì hay lắm.

Tôi chỉ biết là trên lý thuyết CreateSpace có bán sách và gửi sách sang VN, vì VN là một trong những nước được quyền lựa khi đề địa chỉ gửi sách.

#7 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 31/07/2011 - 03:40

Cám ơn anh VDTT, tôi đã đặt mua và phải gần 2 tuần mới nhận sách . Trong khi chơ` đợi tôi hơi hiếu kỳ không biết ý của anh khi phân biệt "Đặc tính 1 (tiên thiên) là nhị nguyên căn tính – Đặc tính 2 (hậu thiên) là nhị nguyên bản tính –" có thể hiểu căn tính như là Thể và bản tính như là Dụng không?

#8 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 31/07/2011 - 05:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

daicoviet, on 31/07/2011 - 03:40, said:

Cám ơn anh VDTT, tôi đã đặt mua và phải gần 2 tuần mới nhận sách . Trong khi chơ` đợi tôi hơi hiếu kỳ không biết ý của anh khi phân biệt "Đặc tính 1 (tiên thiên) là nhị nguyên căn tính – Đặc tính 2 (hậu thiên) là nhị nguyên bản tính –" có thể hiểu căn tính như là Thể và bản tính như là Dụng không?
Cám ơn anh đã mua ủng hộ.

Thể dụng là hai dạng thường được dùng trong các sách âm dương truyền thống để chỉ tiên thiên và hậu thiên bát quái. Nhưng trong sách này tôi trở lại từ đầu, thiết lập mô hình của âm dương trước, rồi suy diễn dần đến bát quái (như kiểu lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái). Từ mô hình âm dương, suy ra được là mỗi quái có 3 tính chất phân thành âm dương. So sánh với quan điểm tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái trong các sách truyền thống, tôi khám phá ra rằng:

1) Phân ra tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái như các sách truyền thống là một sự lầm lẫn (có lẽ do tính thiếu chính xác của Hán tự mà sinh ra). Sự thật là không hề có hai loại bát quái (là tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái), mà đúng ra phải nói là mỗi quái có ba tính chất, và "tiên thiên" "hậu thiên" chỉ là hai trong ba tính chất đó.

TIÊN THIÊN
Sách truyền thống: Tiên thiên bát quái dương gồm 4 quái Càn Đoài Li Chấn, âm gồm 4 quái Khôn Cấn Khảm Tốn
Sách này: Xét tính tiên thiên (khi mới chỉ có hào 1 xuất hiện đã biết) thì Càn Đoài Li Chấn thuộc dương, Khôn Cấn Khảm Tốn thuộc âm. Tôi gọi tính tiên thiên là "căn tính". Căn tính phân âm dương là tĩnh (âm) và động (dương). Căn tính hoàn toàn dựa trên hào 1, hào 1 dương thì quái có tính "động", hào 1 âm thì quái có tính "tĩnh".
Không có gì ngạc nhiên là tính tiên thiên hoàn toàn phù hợp với cách phân tiên thiên bát quái của Phục Hi (Càn Đoài Li Chấn Khôn Cấn Khảm Tốn).

HẬU THIÊN
Sách truyền thống: Hậu thiên bát quái dương gồm 4 quái Càn Khảm Cấn Chấn, âm gồm 4 quái Tốn Li Khôn Đoài.
Sách này: Xét tính hậu thiên (phải cả ba hào xuất hiện rồi mới biết) thì Càn Khảm Cấn Chấn thuộc dương, Tốn Li Khôn Đoài thuộc âm. Tôi gọi tính hậu thiên là "bản tính". Bản tính phân âm dương để giản dị chỉ gọi là âm dương, nhưng ứng trong tập thể loài người thì là nữ và nam.
Không có gì ngạc nhiên là tính hậu thiên hoàn toàn phù hợp với cách phân hậu thiên bát quái của Văn Vương (Càn Khảm Cấn Chấn ứng nam, Tốn Li Khôn Đoài ứng nữ).

2) Ngoài hai đặc tính trên còn đặc tính thứ ba mà tôi gọi là "năng tính," các sách truyền thống không thấy nói tới. Năng tính dựa trên tính đối xứng hoặc thiếu đối xứng. Đối xứng (gọi là "trung") thì khả năng thành tựu cao, thiếu đối xứng (gọi là "ngoại") thì khả năng thành tựu thấp.

Thí dụ 1: Khảm theo sách truyền thống được coi là một quái âm của tiên thiên, dương của hậu thiên. Theo sách này Khảm có ba đặc tính là: tĩnh (tiên thiên âm), dương hoặc nam (hậu thiên dương), và trung (khả năng thành tựu cao).

Thí dụ 2: Đoài theo sách truyền thống là một quái dương của tiên thiên, âm của hậu thiên. Theo sách này Đoài có ba đặc tính là động (tiên thiên dương), âm hoặc nữ (hậu thiên âm), và ngoại (khả năng thành tựu thấp).

Các quái khác có thể suy ra tương tự.

Sửa bởi VDTT: 31/07/2011 - 05:40


#9 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 31/07/2011 - 13:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 31/07/2011 - 05:31, said:

Cám ơn anh đã mua ủng hộ.

Thể dụng là hai dạng thường được dùng trong các sách âm dương truyền thống để chỉ tiên thiên và hậu thiên bát quái. Nhưng trong sách này tôi trở lại từ đầu, thiết lập mô hình của âm dương trước, rồi suy diễn dần đến bát quái (như kiểu lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái). Từ mô hình âm dương, suy ra được là mỗi quái có 3 tính chất phân thành âm dương. So sánh với quan điểm tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái trong các sách truyền thống, tôi khám phá ra rằng:

1) Phân ra tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái như các sách truyền thống là một sự lầm lẫn (có lẽ do tính thiếu chính xác của Hán tự mà sinh ra). Sự thật là không hề có hai loại bát quái (là tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái), mà đúng ra phải nói là mỗi quái có ba tính chất, và "tiên thiên" "hậu thiên" chỉ là hai trong ba tính chất đó.

Cám ơn anh đã không chấp tính hiếu kỳ của tôi mà giải thích cặn kẻ . Tôi nghĩ là do người đời sau này chấp vào tiên hậu nên mới hiểu lầm mà phân ra 2 loại bát quái như trên. Trình Di ngày xưa có viết rõ là "Thể dụng nhất nguyên, hiển vi vô gián" nếu hiêu? ý của ông ta thì Tiên Hậu là một vậy . Về Năng tính thì ngươ`i xưa cũng có nói đến qua hình thức khác như phân vị hào Trung , Chính , Thượng, Thừa, Tị, Ứng, ...
Về cách phân chia hệ thống bát quái của anh thì sau khi nhận được sách đọc sẽ góp ý thêm cùng anh.

#10 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 31/07/2011 - 21:49

@Đại Cồ Việt:
Thí dụ ông Trình Di mà anh đưa ra củng cố thêm giả sử của tôi, rằng cái học của người xưa chính vì bị đời sau diễn giải sai mà thành thất truyền, và sở dĩ diễn giải sai là vì Hán tự không đủ tính chính xác để truyền đạt học thuật có tính khoa học (scientific). Kinh Dịch lẽ ra có tính khoa học, nhưng vì truyền đạt bằng Hán tự, đời sau mỗi mỗi xa dần gốc. Chuyện phân thành tiên hậu thiện bát quái như bây giờ chỉ là một trong những thí dụ đó.

Sách này không phải là khám phá, cũng không phải là nói người xưa sai, mà là dùng phương pháp khoa học để tránh né những cái sai do những nhà hậu học hiểu lầm kinh Dịch tạo thành, hầu tái lập cái ý nguyên thủy của người xưa. Người xưa đây là Văn Vương vì sách này chỉ luận ý nghĩa 64 quẻ, mà chưa luận tới 384 hào.

Giới hậu học nghiên cứu Kinh Dịch hiểu sai ý người xưa như thế còn đỡ. Xem khoa Tử Vi mới thấy là mù trời, mỗi câu phú có đến mấy cách hiểu. Có khi một chữ có mấy cách hiểu, mới thành ra cảnh vạn phái như bây giờ.

T.B. "Năng tính" mà tôi nói tới là của quái (tổng thể của ba hào) mà không phải của hào. Các sách truyền thống rất chú trọng đến "năng tính" của hào, nhưng không phân quái theo "năng tính".

Sửa bởi VDTT: 31/07/2011 - 22:19


Thanked by 1 Member:

#11 Địa Kỳ Tài

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 226 Bài viết:
  • 1498 thanks

Gửi vào 04/08/2011 - 05:20

Đại Cồ VIệt Viết:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 31/07/2011 - 05:31, said:

Cám ơn anh đã mua ủng hộ.

Thể dụng là hai dạng thường được dùng trong các sách âm dương truyền thống để chỉ tiên thiên và hậu thiên bát quái. Nhưng trong sách này tôi trở lại từ đầu, thiết lập mô hình của âm dương trước, rồi suy diễn dần đến bát quái (như kiểu lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái). Từ mô hình âm dương, suy ra được là mỗi quái có 3 tính chất phân thành âm dương. So sánh với quan điểm tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái trong các sách truyền thống, tôi khám phá ra rằng:

1) Phân ra tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái như các sách truyền thống là một sự lầm lẫn (có lẽ do tính thiếu chính xác của Hán tự mà sinh ra). Sự thật là không hề có hai loại bát quái (là tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái), mà đúng ra phải nói là mỗi quái có ba tính chất, và "tiên thiên" "hậu thiên" chỉ là hai trong ba tính chất đó.

Cám ơn anh đã không chấp tính hiếu kỳ của tôi mà giải thích cặn kẻ . Tôi nghĩ là do người đời sau này chấp vào tiên hậu nên mới hiểu lầm mà phân ra 2 loại bát quái như trên. Trình Di ngày xưa có viết rõ là "Thể dụng nhất nguyên, hiển vi vô gián" nếu hiêu? ý của ông ta thì Tiên Hậu là một vậy . Về Năng tính thì ngươ`i xưa cũng có nói đến qua hình thức khác như phân vị hào Trung , Chính , Thượng, Thừa, Tị, Ứng, ...
Về cách phân chia hệ thống bát quái của anh thì sau khi nhận được sách đọc sẽ góp ý thêm cùng anh.


Anh Đại Cồ Việt Thân:

Nên cẩn thận, chớ vội "nghĩ" như những câu tôi tô đậm nét trong lời anh viết ở trên - Người đời sau này, theo anh viết thì có nghĩa là những người từ sau thời Trinh Di ...??? Góp ý với anh, Tiên Thiên và Hậu Thiên là hai biểu đồ có trước thời Trinh Di - Do đó, Trinh Di mới có ý và giải thích "Thể Dụng nhất nguyên, hiển vi vô gián" để nói về Tiên Thiên và Hâu Thiên - Nhất nguyên, là sự đồng nhất (từ nguyên lý) và chẳng thể tách rời ...chẳng thể phân gián giữa Thể và Dụng - Có Thể mới có Dụng, và Dụng của Thể mới thể hiện được cái ý lý của Thể ấy ...Vì Thế, Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái phải có để làm biểu tượng trong sự giải lý cho Thể và Dụng vậy !!!

Vì anh có trích lời ông Vdtt viết, những dòng chữ màu xanh tôi tô mầu ở trên, để anh biểu lộ cảm tưởng và "nghĩ" ....cho nên tôi dựa vào những lời trích dẫn đó để chia sẻ sự nhận định của tôi với anh và cũng là một sự nhận định của một người đọc giả về những dòng chữ đã được viết ra, nhất là để "mồi" cho một "tác phẩm" với mục đích phổ biến ...

ông Vddt viết:

".....So sánh với quan điểm tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái trong các sách truyền thống, tôi khám phá ra rằng:

1) Phân ra tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái như các sách truyền thống là một sự lầm lẫn (có lẽ do tính thiếu chính xác của Hán tự mà sinh ra). Sự thật là không hề có hai loại bát quái (là tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái), mà đúng ra phải nói là mỗi quái có ba tính chất, và "tiên thiên" "hậu thiên" chỉ là hai trong ba tính chất đó.

Không hiểu "các sách truyền thống" là những sách nào mà ông Vdtt đọc được và cho là "một sự lầm lẫn" ??? - Thì trong những điều viết này của ông Vdtt có thể phân tích thành những vấn đề như sau,

Thì, điểm thứ nhất: Khi Vdtt viết "các sách truyền thống là một sự lầm lẫn" (tôi hiểu là tất cả các sách từ trước đến nay mà có viết về, hoặc nói đến Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái đều là "sai lầm" ... cho nên với sự "khám phá" mới của ông Vdtt sẽ được dẫn chứng tại sao lại "sai lầm" như thế trong "sách" của ông...

Thứ Hai: Thì Hoặc là ông Vdtt tự cho là "Sai lầm" của những sách "truyền thống" để mà dùng vào việc "thúc đẩy tính tò mò" của đọc giả, hoặc là nói như vậy để "tô bóng" cho cuốn sách của ông với sự "khám phá" mới của riêng ông để đạp đổ "truyền thống" ...trường hợp này, có thể có nếu không có sự dẫn chứng trong sách của ông và sự giải thích "tại sao sai lầm" từ "các sách truyền thống" ...

Điểm thứ ba: Chính ông Vdtt đã hoàn toàn "sai lầm" trong sự "khám phá" mới của ông mà không biết, cho nên tưởng rằng "các sách truyền thống" đều lầm lẫn !!!!

Cũng trong những dòng chữ mầu xanh trên, của ông Vdtt viết, thì tiếp theo, ông Vdtt viết:

" ...Sự thật là không hề có hai loại bát quái (là tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái), mà đúng ra phải nói là mỗi quái có ba tính chất, và "tiên thiên" "hậu thiên" chỉ là hai trong ba tính chất đó."

Thì điều trên, ông Vdtt đã viết Sái "Sự Thật", hoặc không tôn trọng "sự thật" trong tinh thần khoa học...Khi viết (sách) với mục đích áp đặt "khoa học" vào một tiêu đề ...thì trước nhất, với "tinh thần" khoa học, luôn luôn cần phải tôn trọng "Sự Thật" .... và dựa vào sự chứng thực (facts) trong mọi việc dẫn chứng đó ....chứ không thể trong kiểu cách bày vẽ trong lối giải thích "lập lửng"- Thì "Sự Thật" ở đây, là sự hiện hữu của hai đồ hình, Tiên Thiên Bát Quái, và Hậu Thiên Bát Quái đã có, và đã được lưu truyền từ cả ngàn năm trước và còn được sử dụng trong thời đại này, cho nên viết rằng "Sự Thật" không hề có hai loại Bát Quái là Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái ...là "Sai Sự Thật" hoặc "bẻ cong" sự thật để có sự phản biện trong biện luận - thì đó chẳng thể được coi là nghiêm túc trong "tinh thần khoa học" ...!!! Với tinh thần "khoa học", thì trước nhất phải chấp nhận sự thật, sự hiện hữu của một vấn đề, rồi từ đó "khai phá" hoặc để đả phá, hoặc để thêm thắt làm sáng tỏ vấn đề đó,...chứ chẳng thể chối bỏ "sự thật" hiện hữu của một vấn đề ....Trong trường hợp này, nếu muốn phản biện về những sự diễn giải từ trước đến nay trong "các sách truyền thống" về hai đồ hình "Bát Quái" là sai lầm ...rồi đưa ra những lập luận mới trong sự khai phá - thì tạm chấp nhận được, nhưng vẫn phải dựa vào "sự thật" (facts) đó là sự hiện hữu của Tiên Thiên Bát Quái và Hâu Thiên Bát Quái !!! chứ chẳng thể nói là "Sự Thật không hề có hai loại Bát Quái này ....Đó mới là "khoa học tính" thể hiện trong tình thần "khoa học" trong việc dẫn giải....

Tiếp theo, ông Vdtt lại viết:

"mà đúng ra phải nói là mỗi quái có ba tính chất, và "tiên thiên" "hậu thiên" chỉ là hai trong ba tính chất đó."

Thì, ở đây tôi chưa muốn bàn về học thuật vội, hoặc nhận xét của riêng tôi về cá nhân cùng "sở học" của ông Vdtt, tôi chỉ chia sẻ với anh Đại Cồ Việt cùng với quý đọc giả "mua vui" tìm những mục đề đọc trong trong diễn đàn này thì, quả thật điều viết trên thiếu căn bản của học thuyết này !!! Vì Bát Quái, nói chung, bao gồm 8 quái tượng, được đã được sắp xếp theo 2 đồ hình, thì 2 đồ hình này gọi là Tiên Thiên và Hậu Thiên - Mỗi một "Quái" là một thành phần của một đồ hình - Vì có 8 Quái Tượng trong mỗi đồ hình cho nên gọi là Bát Quái ...từ đó các học giả trước cũng như sau dùng để giải thích cho nên sự giải thích có nhiều điều "khác biệt" ... tùy quan niệm của mỗi một cá nhân - Tóm lại, vấn đề chính trong mục này, mỗi một Quái có ý nghĩa riêng, và kết hợp lại thành bộ, đủ nghĩa, gồm 8 Quái để thành hình Bát Quái - Cho nên, ông Vdtt khi viết "mỗi quái có bà tính chất và tiên thiên và hậu thiên chỉ là hai trong ba tính chất đó ...", thì thật là Sai Lầm !!!

Hơn nữa, mỗi một Quái tượng đều thể hiện sự "bao gồm và có đủ" để giải thích 3 tính căn bản của nguên lý này, Thiên Địa Nhân, biểu tượng bằng 3 vạch (Đứt, hoặc Liền, Vạch Đứt tượng trưng cho Âm, Liền tượng trưng cho Dương) - Thì tất cả "các sách truyền thống" đều có viết - Và tùy theo, môi trường, trường hợp khác nhau mà ứng dụng trong việc giải thích về nguyên lý cùng Quái Tượng qua 3 tính này ...thí dụ như về Võ Học có Tinh Khí Thần, về tôn giáo Phật Học có Phật Pháp Tăng, về Thiên Chúa Giáo có Chúa Ba Ngôi - Cha, Con và Thánh Thần, về Xã Hội, có Quân Sư Phụ, Tam Dân Chủ Nghĩa ...về nhân sinh thì có Thiên Tính, Bản Tính, Năng Tính ...v.v. . Tùy theo sở học mà được giải thích theo lối nhìn cùng quan niệm sống của mỗi người và sự hội nhập từ lý thuyết này ..Hoặc có người không chấp nhận, hoặc không "tin" vào lý thuyết này thì cho đó (3 tính chất) là sự trùng hợp ngẫu nhiền.... Nếu chỉ là ý riêng về các quái tượng trọng sự "giải nghĩa" theo quan niệm riêng của tác giả thì chẳng có gì phải nhận xét - Tuy nhiên vì tác giả cho rằng 3 tính chất của mỗi Quái là điều Khai Phá Mới của tác giả thì ....Tùy vào các đọc giả nhận định !!! và người viết cho rằng Hậu Thiên, Tiên Thiên Bát Quái với sự thật là không hề có ... thì cũng do quý đọc giả nhận định !!! Còn riêng tôi, thì với sự công tâm để nhận định theo những tác giả viết đều là sai lầm và thiếu căn bản hoặc đã viết sai "sự thật" trong tinh thần "khoa học" - vì thế, những gì ông Vdtt viết theo sự nhận định của riêng tôi, những điều viết trên của ông Vdtt chỉ là sự biện luận, lý luận theo quan niệm riêng của ông Vdtt chứ không phải là sự "khai phá" mới có tính chất "khoa học" và trong tinh thần "khoa học" trong những điều viết trên- Trong sự tôn trọng, ông Vdtt có quyền viết những gì ông nghĩ và cho là hợp lý đối với riêng ông trong mục đích phổ biến ...!!!! Thì ngược lại, người đọc có quyền nhận xét và nêu ra những "sai lầm" từ những bài viết đó ....Mong tất cả hiểu cho là như thế !!!

Để thêm rõ nghĩa,trong vấn đề trên, tôi trích thêm phần ông Vdtt viết về "Hai Tính Chất" của Tiên và Hậu Thiên Bát Quái (từ một quái ...???), như sau:

"...mà đúng ra phải nói là mỗi quái có ba tính chất, và "tiên thiên" "hậu thiên" chỉ là hai trong ba tính chất đó.

TIÊN THIÊN

Sách truyền thống: Tiên thiên bát quái dương gồm 4 quái Càn Đoài Li Chấn, âm gồm 4 quái Khôn Cấn Khảm Tốn

Sách này: Xét tính tiên thiên (khi mới chỉ có hào 1 xuất hiện đã biết) thì Càn Đoài Li Chấn thuộc dương, Khôn Cấn Khảm Tốn thuộc âm. Tôi gọi tính tiên thiên là "căn tính". Căn tính phân âm dương là tĩnh (âm) và động (dương). Căn tính hoàn toàn dựa trên hào 1, hào 1 dương thì quái có tính "động", hào 1 âm thì quái có tính "tĩnh".
Không có gì ngạc nhiên là tính tiên thiên hoàn toàn phù hợp với cách phân tiên thiên bát quái của Phục Hi (Càn Đoài Li Chấn Khôn Cấn Khảm Tốn).


HẬU THIÊN

Sách truyền thống: Hậu thiên bát quái dương gồm 4 quái Càn Khảm Cấn Chấn, âm gồm 4 quái Tốn Li Khôn Đoài.
Sách này: Xét tính hậu thiên (phải cả ba hào xuất hiện rồi mới biết) thì Càn Khảm Cấn Chấn thuộc dương, Tốn Li Khôn Đoài thuộc âm. Tôi gọi tính hậu thiên là "bản tính". Bản tính phân âm dương để giản dị chỉ gọi là âm dương, nhưng ứng trong tập thể loài người thì là nữ và nam.
Không có gì ngạc nhiên là tính hậu thiên hoàn toàn phù hợp với cách phân hậu thiên bát quái của Văn Vương (Càn Khảm Cấn Chấn ứng nam, Tốn Li Khôn Đoài ứng nữ).

2) Ngoài hai đặc tính trên còn đặc tính thứ ba mà tôi gọi là "năng tính," các sách truyền thống không thấy nói tới. Năng tính dựa trên tính đối xứng hoặc thiếu đối xứng. Đối xứng (gọi là "trung") thì khả năng thành tựu cao, thiếu đối xứng (gọi là "ngoại") thì khả năng thành tựu thấp.

Lại nữa, không hiểu "các sách" truyền thống mà ông Vdtt đọc được là những sách nào ...??? mà "vơ vào" là "truyền thống để mà quyết đoán như trên...Riêng tôi, tôi chưa thấy một sách nào viết về Tiên Thiên có 4 Quái Dương là Càn Đoài Ly Chấn 4 Quái Âm là Tốn Khảm Cấn Khôn cả ...??? và ông viết
không có gì ngạc nhiên là "tính" tiên thiên phù hợp với cách phân Tiên Thiên Bát Quái của Phục Hi ... thì có nghĩa là ông đã chấp nhận tính Âm, Dương của các quái - Và cũng là điệu có thể chỉ là sự "vô tình" ông đã chấp nhận "Tiên Thiên Bát Quái" là có thực ... chứ không phải là "Sự thật không hề có ...(Tiên và Hậu Thiên Bát Quái)" ...Trái ngược lại như ông đã viết phần trên ... Và chỉ có (Bát Quái) dùng để giải thích một trong 3 "Tính" của Một Quái ..??? Nếu quả thật ông chấp nhận theo lối trên, Càn Đoài Ly Chấn là 4 Quái Dương - Tốn Khảm Cấn Khôn là 4 Quái Âm - thì quả thật, tôi nói thẳng trong câu viết ấy là thiếu căn bản, và thiếu sự hiểu biết về căn bản của sự hình thành cũng như ý nghĩa về hai biểu đồ: Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái !!! Vì tính chất hạn hẹp như thế, và sự phân định Âm Dương cho mỗi Quái như trên ...thì sự phân định này đã không đông nhất và mâu thuẫn giữa các Quái Tượng từ Tiên Thiên và Hậu Thiên - Thì, tôi lại phải "mượn" câu nói của ông Thiên Sứ - "Khoa Học cần phải có tính Nhất Quán" ...!!!

Cũng như trên, ông Vdtt viết Hậu Thiên cũng thế, ... và "Tính" thứ 3 của ông viết, là Năng Tính mà "các sách truyền thống" không nói tới ...sự dựa trên tính đối xứng hoặc thiếu đối xứng .... thì sự thật cũng không biết "các sách truyền thống" mà ông Vdtt đề cập đến là sách nào ...??? Hay chỉ là một sự tạo dựng, để mà có lý do trong sự biện chứng về "khám phá mới" rất "khoa học" của ông Vdtt ...Hay là, ông đã đọc được vài ba cuốn, có lẽ hơn nhiều nữa là "vài ba chục cuốn" ... từ các sách của một vài tác giả người "Tàu" viết..mà ông đã từng cho là "trăm hoa đua nở" ...rồi ông mới có nhận định như trên ...??? Nếu quả thật có những cuốn sách "truyền thống" của "một vài" người Tàu viết mà ông đà đọc được ...thì tôi cho rằng ... đúng như ông nói "trăm hoa đua nở" ...nhưng theo kiểu "hàng mã bán chợ trời" ...!!!

Trở lại với Anh Đại Cồ Việt:

Như anh nghĩ và viết theo lời trích trên thì Tiên và Hậu Thiên là "sự thật không hề có" như lời tác giả ...Vậy, nếu không hề có thì sẽ không có sự sắp xếp 64 quẻ theo tiến trình mà Thiệu Ung, và Thiệu Khang Tiết dùng để "lập trình" theo ý, lý, thành lập phương pháp để giải đoán qua "Mai Hoa Dịch Số" - Không có Tiên Thiên để có Hậu Thiên, từ Thể đến Dụng, thì sẽ không có Dịch Bốc Phệ, không có Dụng của Thể, tức không có Hậu Thiên thì các phương pháp như Loan Đầu, Du Niên Trạch, Huyền Không Phi Tinh trong khoa Đia. Lý đều vứt đi ...Hơn nữa không có Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái hình thành bởi các Quái Tượng, thì khoa "Tử VI" của Trần Đoàn cũng ..."đi tuốt" ..vì chẳng thể dựa vào đó mà có phép tính Nạp Âm ra hành cục từ Mệnh Hành, đến Cục Hành của Mệnh Cung tác động để có chu kỳ đại vận .v.v. ... Và cũng chẳng thể dựa vào đó, vì "Sự Thật" không hề có Tiên Thiên và Hậu Thiên, thì chẳng thể tính được Lục Thập Hoa Giáp ....

Bới thế, tôi muốn chia sẻ với anh vài điều ...trong sự "cẩn thận" trước khi "nhận định" cho một vấn đề khi anh chỉ là "nghĩ" ...nhưng cẩn thận vì sự thành thật của anh khi anh viết ra điều anh nghĩ ...thì tác giả lại cho đó là sự "đồng thuận" và chấp nhận của anh để viết:

..."@Đại Cồ Việt:

Thí dụ ông Trình Di mà anh đưa ra củng cố thêm giả sử của tôi, rằng cái học của người xưa chính vì bị đời sau diễn giải sai mà thành thất truyền, và sở dĩ diễn giải sai là vì Hán tự không đủ tính chính xác để truyền đạt học thuật có tính khoa học (scientific). Kinh Dịch lẽ ra có tính khoa học, nhưng vì truyền đạt bằng Hán tự, đời sau mỗi mỗi xa dần gốc. Chuyện phân thành tiên hậu thiện bát quái như bây giờ chỉ là một trong những thí dụ đó..."

Anh Đại Cồ Việt: Như trên, thì Đó là một trong những lý do mà tôi muốn góp ý với anh trong mục đề này, trong lúc "ngồi buồn" và tìm vui để viết về một sự nhận định trong vấn đề này, một bài viết dài ...lòng thòng ... chắc có nhiều dấu lỗi chính tả hoặc không rõ ý - Mong anh châm chước cho - Và cũng mong có dịp để "tham khảo" với anh nhiều hơn !!!

Riêng nhắn với ông Vdtt:

Những lời nhận định trên của tôi, không phải dùng để phản biện, nhận định hoặc phê bình về cuốn "sách" của ông, và cũng chẳng phải để phán đoán về cá nhân hoặc tài học trong vấn đề này của ông ...To6i viết chỉ là sự phát biểu cung góp ý trong sự nhận xét qua những lời, chữ, câu ông viết trong mục đề này với sự công tâm về một vấn đề được viết trong diễn đàn này ...!!!

Ông có viết một câu bên mục Tử Vi trong sự tranh luận với anh TuViNut, mà tôi rất đồng ý, chia sẻ sự đồng thuận trọng việc "nhận định" với câu nói đó của ông là:

""Không cần" có nghĩa là xem cách truyền thống đã ra kết quả rồi, chẳng nên ép cách mới vào làm gì (Một quy luật của khoa học là muốn thêm cái mới thì phải có lý do thêm cái mới. Cái cũ còn xài được thì có lý do gì để đưa cái mới vào cho rắc rối đời ra?)

Chúc mừng ông đã hoàn tất công khó và phát hành được những cuốn sách ông viết !!!

Sửa bởi DiakyTai: 04/08/2011 - 06:17


Thanked by 1 Member:

#12 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 04/08/2011 - 10:42

Vấn đề Kinh Dịch dĩ nhiên luôn luôn sôi bỏng vì cùng một sách, thậm chí một câu, thậm chí một chữ mỗi người diễn giải một cách khác nhau. Tôi đã đoán trước nên không ngạc nhiên khi đọc những gì ông ĐiaKyTai viết.

Cũng vì thế mà theo thư tịch thì số sách viết về Kinh Dịch bằng tiếng Tàu không thôi đã có đến mấy ngàn quyển, cãi nhau loạn xạ. (Có cả sách chủ trương chồng càng nhiều quái lên nhau càng tốt). Cả Tử Vi lẫn Tử Bình cộng lại, ngay cả sau thời trăm hoa đua nở, e cũng không bằng.

Nhưng chính vì vậy mà tôi bỏ công nghiên cứu rồi viết Kinh Dịch hoàn toàn khoa học. Viết bằng ngôn ngữ khoa học thì đời sau sẽ hoặc thấy sai hoặc thấy đúng, mà không vì mỗi người hiểu một cách khác nhau mà tranh luận sai đúng với nhau.

#13 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 04/08/2011 - 13:41

Anh Địa thân,
Cám ơn anh góp ý và tôi hiêu? ý anh muốn nói . Ở đây tôi hiểu câu "...Sự thật là không hề có hai loại bát quái (là tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái)" theo ý nghĩa khác với sự phân tích câu văn hay nói rõ hơn tôi không chú trọng đến ý nghĩa của câu trên theo tính cách phân tách câu văn như anh đã dẩn giải ra vì nhu8~ng điều anh dẩn giải ra qu'a hiển nhiên để hiểu ý của ngươ`i viết theo nghĩa đó . Hảy xem những gì tôi viết trên chỉ là sư trao đổi có tính cách mỡ đầu để hiểu ý của tác giả với tính cách riêng tư giữa tôi và tác giả.

#14 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1869 thanks

Gửi vào 05/08/2011 - 06:50

Quý vị nào ở bắc Cali giờ có thể mua Kinh Dịch hoàn toàn khoa học trực tiếp ở tòa soạn Thời Báo số 84 S. 10th St, SJ 95112 (downtown) hoặc nhà sách Tự Do trong Lion Plaza đường Tully.

Quý vị nào ở nam Cali cuối tuần sau có thể mua trực tiếp ở nhà sách Tự Lực.

Tôi không biết các nhà sách VN ở tiểu bang khác. Nếu ai biết chỉ dẫn thì tôi sẽ liên lạc với họ.

#15 22111999

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 07/08/2011 - 12:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 30/07/2011 - 04:54, said:

@Đại Cồ Việt: Sách này tiếng Việt (có bản tiếng Anh, nhưng số thứ tự khác). Lời giới thiệu phải ghi bằng tiếng Anh vì ghi bằng tiếng Việt thì nhu liệu của CreateSpace không nhận ra, bắt ghi lại.

Xin xem mục lục khá chi tiết dưới đây:

MỤC LỤC
Tập 1: Thuyết âm dương và 64 quẻ Dịch
PHẦN I: THUYẾT ÂM DƯƠNG và KINH DỊCH


Chương 1: Kinh dịch có khoa học không? 5
Kinh Dịch và thuyết âm dương – Tại sao kinh Dịch có thể là khoa học – Đề nghị một hệ thôáng tên mới cho bát quái – Sáu mươi tư quẻ và 384 hào – Những vấn đề của thuyết âm dương và kinh Dịch.


Thân chào anh VDTT!
Tôi muốn hỏi anh một yếu tố nhỏ, đó là vấn đề "đề nghị một hệ thống tên mới cho bát quái", anh có thể nêu cụ thể một chút nội dung đó ở đây không ?

Thân mến.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |