Jump to content

Advertisements




DỊCH HỌC - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


5 replies to this topic

#1 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 02/09/2016 - 22:51

PHẦN I : HOÀNG ĐẾ - NGƯỜI XÂY DỰNG NỀN TẢNG CỦA DỊCH HỌC

Trong tiến trình phát triển của Dịch Học , Hoàng ĐẾ - Công Tôn Hiên Viên có vai trò rất lớn . Ông chính là người chủ trương kết hợp 2 hệ thống lí luận lớn thời bấy . Đó chính là sự kết hợp giữa lí luận về Ngũ Vận của THẦN NÔNG THỊ và lí luận về Lục Khí của bộ tộc THIỂU ĐIỂN , thành hệ thống lí lụận NGŨ VẬN LỤC KHÍ . Hệ thống lí luận này không những PHẢN ÁNH CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TỰ NHIÊN mà còn cho chúng ta thấy được QUAN ĐIỂM CỦA CỔ NHÂN VỀ CẤU TẠO CƠ BẢN VÀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI .
Điều này , không được sách vở nào nhắc đến MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG. Tuy nhiên , nếu căn cứ vào chính nội dung của học thuyết NGŨ VẬN LỤC KHÍ và GIAI THOẠI VỀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA HOÀNG ĐẾ VỚI XUY VƯU hay một vài TIẾT LỘ của các học giả trong quá trình nghiên cứu , thì hoàn toàn có thể thấy được điều này .

1.TỘC THIỂU ĐIỂN VÀ LÍ LUẬN LỤC KHÍ
Trong ĐỊA LÍ TOÀN THƯ của Lưu Bá Ôn , khi bàn về THIÊN CAN HÓA HỢP , có nhắc đến lời nói của Trương Cửu Nghi như sau :" TRONG BUỔI TẾ LỄ Ở KHÂU VIÊN . TRỜI GIÁNG THẬP CAN , HOÀNG ĐẾ CHO CHẾ RA THẬP NHỊ CHI ĐỂ ỨNG THEO " . Câu nói này đã cho thấy 2 vấn đề sau :
- Thứ nhất là : Lí luận về THẬP CAN không phải là sự sáng tạo của HOÀNG ĐẾ VÀ BỘ TỘC THIỂU ĐIỂN . Mà là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ .
- Thứ hai là : Lí luận về THẬP NHỊ CHI cũng không phải là sự sáng tạo riêng của HOÀNG ĐẾ mà là hệ thống tri thức được khái quát từ bao đời trước đó của tộc THIỂU ĐIỂN .

* Lấy gì chứng minh rằng lí luận THẬP NHỊ CHI là của tộc THIỂU ĐIỂN ?
-Để khẳng định điều này trước hết phải đặt ra một vấn đề : Tại sao khi kết hợp THẬP CAN người ta không chế ra THẬP CHI hay NHỊ THẬP CHI, ... mà là chế ra THẬP NHI CHI . Ai cũng thấy được rằng nếu người ta chỉ chế ra THẬP CHI để kết hợp với THẬP CAN thì nó rất dễ vì bản thân nó có sự thống nhất mà không có số dư . Ấy vậy mà họ lị chế ra THẬP NHỊ CHI để kết hợp với THẬP CAN . Điều này cho thấy lí luận về thập nhị chi đã có sẵn từ trước , vốn là tri thức về tự nhiên của bộ tộc THIỂU ĐIỂN được sử dụng để kết hợp với hệ thống lí luận mới mà thôi .
-Hơn nữa , nội dung của thuyết LỤC KHÍ cũng chỉ ra điều đó . Lục khí mà hiện nay chúng ta biết đến bao gồm : Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thái âm thấp thổ , Thiếu dương tướng hỏa , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy .
+ Nếu gạt bỏ thuộc tính ngũ hành của lục khí thì các khí sẽ có tên như sau : Quyết âm , Thiếu âm ,Thái âm , thiếu dương , dương minh , thái dương .
+ Như vậy , có thể thấy lục khí được phân chia thành 2 loại khí cơ bản là ÂM và DƯƠNG . Mỗi khí đều vận động theo quy luật từ ít đến nhiều : khí âm từ Quyết âm đến Thiếu âm rồi đên Thái âm . Khí dương từ Thiếu duơng đến Dương minh rồi đến Thái dương . Quả là sự thống nhất và logic cao .
+ Tuy nhiên , khi đặt thêm thuộc tính ngũ hành cho lục khí , sự thống nhất ở trên đã bị phá vỡ . Biểu hiện ở chỗ trong lục khí lại CÓ 2 KHÍ HỎA . Đây chính là dấu vết của sự kết hợp giữa hệ thống THẬP CAN VỚI THẬP NHỊ CHI .
*QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÍ LUẬN LỤC KHÍ CỦA TỘC THIỂU ĐIỂN DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?
-Thật khó để minh chứng điều này . Bởi thời kì đó chữ viết chưa được hình thành , cũng không có nhiều giai thoại nhắc về nó . Hiện nay , ai cũng biết lí luận lục khí phản ánh quá trình vận hành của trái đất trên quỹ đạo của nó . Tất nhiên người xưa thì cho rằng đó là quỹ đạo của bầu trời . Ở thời điểm này , khi con người chưa có các cộng cụ nghiên cứu hiện đại , nên cách tốt nhất là quan sát bằng mắt thường . Bộ tộc THIỂU ĐIỂN cũng làm như thế . Họ lấy sự vận động của mặt trăng làm cơ sở xác định sự vận động của bầu trời trong năm . Nghĩa là gọi một chu kì vận động của mặt trăng là 1 tháng , coi 12 tháng là một năm . Tuy nhiên , họ cũng phát hiện ra một năm của họ không trùng khớp với một chu kì vận động của bầu trời . Vì vậy mà có năm có 12 tháng và có năm có 13 tháng . Khi thống kê số ngày trong những năm có 12 tháng và những năm có 13 tháng chúng ta có số liệu sau :
+ Số ngày của những năm có 12 tháng là : 353-354-355
+Số ngày của những năm có 13 tháng là : 383-384-385
Đây chính là cơ sở hình thành quan điểm lục khí theo nghĩa ban đầu là lấy số ngày của những năm có 12 tháng để khái quát khí tam âm , lấy số ngày của những năm có 13 tháng để khái quát khí tam dương . Sau đó , lấy tư tưởng về khí tam âm , tam dương để chia 1 năm thành 6 bước khí .
* VÌ SAO TỘC THIỂU ĐIỂN PHÁT HIỆN RA 12 THÁNG KHÔNG THỐNG NHẤT VỚI 1 CHU KÌ CỦA KHÍ
-Khi sử dụng chu kì vận động của mặt trăng để đo chu kì vận động của khí , cũng như các bộ tộc khác họ coi sự ứng nghiệm về khí trong thực tế làm cơ sở xác minh . Thông qua việc đặt tên tháng ứng với các loại khí kiểu như : THÁNG HOA ĐÀO , THÁNG HOA SEN ,... Vậy thì , nếu chưa đến tháng HOA ĐÀO mà đào đã nở , thì họ biết rằng năm trước là năm có 13 tháng , nếu đã qua tháng HOA SEN mà hoa sen chưa có thì họ biết rằng năm đó có 12 tháng .
-Đây cũng là thực tế cơ bản để con người có ý thức hình thành các quan niêm về THẦN SÁT .

*LẤY GÌ CHỨNG MINH LÍ LUẬN THẬP CAN LÀ CỦA THẦN NÔNG THỊ ?
ĐỘN GIÁP KÌ MÔN , HOÀNG ĐẾ NỘI KINH là 2 bộ sách xuất hiện ở thời kì của HOÀNG ĐẾ . Tất nhiên , nói vậy không thật chính xác ở chỗ thời này chưa có chữ viết . Tuy nhiên tư tưởng của nó được hình thành từ thời kì này và nội dung thì chưa thể phong phú và đầy đủ như ĐỘN GIÁP KÌ MÔN hay HOÀNG ĐẾ NỘI KINH mà chúng ta đang có .
Đặc biệt trong ĐỘN GIÁP TÔNG TỰ có nói : " Trộm thấy khi Hoàng Đế đánh nhau với Xuy Vưu ở Trác Lộc , mộng được thần trời trao cho bùa phép , bèn sai Phong Hậu diễn ra kì môn , Độn Giáp có từ đó. ". Như vậy có thể tháy như sau :
- Tư tưởng về KÌ MÔN ĐỘN GIÁP và HOÀNG ĐẾ NỘI KINH không thể hình thành nếu thiếu đi lí luận về ngũ hành trong THẬP CAN .
- ĐỘN GIÁP được hình thành sau khi cuộc chiến với Xuy Vưu là một tướng của THẦN NÔNG THỊ . Cho nên bùa phép mà được nhắc đến ở đây chính là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ trong THẬP CAN .

2.SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VŨ TRỤ


Thanked by 2 Members:

#2 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 03/09/2016 - 07:51

2.SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VŨ TRỤ
Độn Giáp Kì Môn không những là môn thuật số đầu tiên của con người , mà trong đó còn phản ánh rất rõ tư tưởng của con người về cấu tạo của vũ trụ và sự vận động của vũ trụ đó . Trong đó Vũ trụ được phân chia rất đơn giản , gồm 2 bộ phận là THIÊN VÀ ĐỊA .
- THIÊN : Tức là bầu trời gồm có mặt trăng , mặt trời và các loại tinh tú ( Nhật - Nguyệt -Tinh ) .
- ĐỊA : Tức mặt đất là nơi sinh ra khí TAM ÂM - TAM DƯƠNG .
Khi kết hợp với THẬP CAN của THẦN NÔNG THỊ . Người ta lấy 6 can là : MẬU - KỈ - CANH- TÂN- NHÂM - QUÝ làm phù đầu , kí hiệu của Lục Khí của ĐỊA .Lấy 3 can là ẤT - BÍNH -ĐINH làm đại diện cho NHẬT -NGUYỆT - TINH của THIÊN . Độn Giáp gọi các khí của ĐỊA là LỤC NGHI , gọi các yếu tố của THIÊN là TAM KÌ .
Như vậy , sự vận động của LỤC NGHI , TAM KÌ chính là sự vận động của vũ trụ trong tư tưởng của con người thời kì này .
Điều này hết sức đúng đắn và hợp lí . Bởi nếu coi , địa là mặt đất , thiên là bầu trời thì rõ ràng chúng vận động theo hướng trái ngược nhau đúng như lí luận về sự vận động thuận nghịch của LỤC NGHI , TAM KÌ TRONG ĐỘN GIÁP .

Tóm lại , Hoàng đế - Công Tôn Hiên Viên có công rất lớn khi đã đưa ra chủ trương thống nhất THẬP CAN VỚI THẬP NHỊ CHI .

PHẦN II : ẢNH HƯỞNG CỦA NGHIÊU THUẪN VỚI DỊCH HỌC

Thanked by 2 Members:

#3 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 08/09/2016 - 16:17

PHẦN II : ẢNH HƯỞNG CỦA NGHIÊU THUẪN VỚI DỊCH HỌC

1.Đặc điểm kinh tế xã hội
- Đây là thời kì mà cơ cấu xã hội theo kiểu THỊ TỘC - BỘ LẠC không còn phù hợp nữa , mà chuyển dần sang xã hội có sự tồn tại của NHÀ NƯỚC .
- Vì sao lại như vậy ?
Đó là vì ở thời kì này NÔNG NGHIỆP đã thực sự khẳng định được vai trò của nó trong đời sống xã hội . Kinh nghiệm sản xuất ngày càng nhiều , năng suất lao động ngày càng cao đã tạo ra xu hướng định cư tại một vùng cố định của các THỊ TỘC . Đây là một sự tiến bộ lớn lao trong lịch sử loài người . Nó làm cho quá trình du canh , du cư chấm dứt . Đồng thời cũng chấm dứt luôn một thời kì lịch sử mà CÁC BỘ TỘC THAY NHAU XƯNG ĐẾ . Tuy vậy , khi nền sản xuất phát triển đến mức trong xã hội có của cải dư thừa , con người không còn du cach , du cư nữa mà định cư tại một vùng cố định thì đồng nghĩa với việc xã hội sẽ gặp phải thách thức mới . Đó là sự phân hóa giai cấp . Đây cũng chính là nguyên nhân của quá trình hình thành NHÀ NƯỚC ở thời kì này .

2.Nghiêu-Thuẫn và bản đồ tinh tú
- Trong lịch sử TRUNG HOA , thời kì này gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của THIÊN VĂN HỌC . Điển hình là sự xuất hiện các vị quan chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu thiên văn như : HI - HÒA . Có truyền thuyết nói rằng : Vua Nghiêu đã cử 4 người đi về 4 chính phương của đất nước , ghi lại thời điểm xuất hiện của các tinh tú vào những ngày giao tiết chính trong năm .
- Với ý thức sâu sắc về ảnh hưởng của TỰ NHIÊN đối với SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP . Nên trong thời kì này con người đã nhanh chóng lập ra BẢN ĐỒ HỆ THỐNG CÁC NGÔI SAO CỐ ĐỊNH . Bản đồ hệ thống sao cố định này , là một công cụ nghiên cứu mới cho phép con người tính toán tương đối chính xác sự vận động của các thiên thể . Chính vì vậy mà trong ĐỊA LÍ TOÀN THƯ của Lưu Bá Ôn có nhắc đến lời của TRƯƠNG CỬU NGHI như sau :
" Tìm ngược về Trung tinh là cách nói khởi đầu từ " Nghiêu Điển " , dùng 47 tinh tú để đo lường sự xoay vòng của THIÊN THỂ , nên mới định ra lịch pháp , minh xác quý tiết làm pháp quy cho đời sau " .
- Trong sách này còn viết :
+Khảo định trung tinh của mùa Xuân thì Nghiêu Điển viết :
" Bình trật tinh tại phương Đông , nhật là Trung , tinh tú là Chu Điểu tinh ."
+Nghiêu Điển khảo định trung tinh của mùa Hạ thì viết :
" Bình Trật tinh tại phương Nam , ngày dài , tinh tú là Hỏa" .
+ Nghiêu Điển lại viết :
" Bình Trật tinh tại phương Tây , tiêu là trung , tinh tú là Hư tinh"
+Nghiêu Điển lại viết :
" Bình Trật tinh tại phương Bắc , ngày ngắn , tinh tú là Ngang Tinh " .

3.Nghiêu Thuẫn và sự phát triển của Dịch Học
- Sự khác biệt lớn nhất mà thời kì NGHIÊU THUẪN đem lại cho Dịch Học là ở chỗ nó khắc phục được hạn chế của Dịch Học thời HOÀNG ĐẾ .
+ Ở thời kì của Hoàng Đế con người vốn biết rằng sự vận động của THIÊN THỂ ( sự vận động của bầu trời - chu kì 1 năm ) không thống nhất với 12 chu kì của mặt trăng . Nên có năm có 12 tháng và cũng có năm 13 tháng . Tuy nhiên , việc xác định năm nào có 12 tháng và năm nào có 13 tháng thì lại phải dựa vào những biến đổi của khí tiết trong thực tế . Giống như ở phần trước đã nói . Nếu đến THÁNG HOA ĐÀO rồi mà Hoa đào chưa nở thì biết rằng năm trước là năm có 13 tháng , nếu THÁNG HOA SEN đã đến mà Hoa Sen chưa nở thì biết năm đó có 12 tháng . Nghĩa là với cách tính này , người ta chỉ có thể xác định được năm có 12 tháng hay năm có 13 tháng theo từng năm mà không thể xác định được 3 hay 5 năm sau sẽ là năm 12 tháng hay năm có 13 tháng . Nguyên nhân cơ bản của hạn chế này là ở chỗ không xác định được chính xác một chu kì vận động của THIÊN THỂ LÀ BAO NHIÊU NGÀY .
+ Nhờ xác lập được BẢN ĐỒ HỆ THỐNG CÁC SAO CỐ ĐỊNH . Có thể khẳng định thời kì NGHIÊU THUẪN con người đã biết rằng một chu kì vận động của THIÊN THỂ LÀ 365 NGÀY ( Có quan điểm khác cho rằng thời kì này con người đã xác định được một năn có 365.24 ngày ) . Đây là cơ sở quan trọng để xác định được số tháng của các năm tiếp theo sẽ là năm có 12 tháng hay 13 tháng .
+ Việc xác định tương đối chính xác chu kì vận động của THIÊN THỂ cũng có nghĩa là giới hạn ảnh hưởng của các THẦN SÁT cũng được xác định vậy .
- Tóm lại , đối với Dịch Học chu kì vận động của THẦN SÁT là yếu tố tối quan trọng . Việc xác định được chu kì của nó cũng đồng nhất với việc xác định được giới hạn , phạm vi ảnh hưởng . Đây là cơ sở quan trọng để con người có thể vận dụng THẦN SÁT làm lợi cho mình .

Thanked by 2 Members:

#4 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 13/09/2016 - 09:52

PHẦN III : LIÊN SƠN DỊCH - QUY TÀNG DỊCH
* Sự tương đồng và khác biệt
* Cuộc tranh luận đầu tiên của DỊCH HỌC

1. NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ LIÊN SƠN DỊCH - QUY TÀNG DỊCH.
Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch mà mọi người biết đến từ ghi chép của quan THÁI SỬ nhà CHU . Theo ghi chép này thì đến thời NHÀ CHU đã tồn tại 3 bộ dịch là LIÊN SƠN , QUY TÀNG và CHU DỊCH . Tuy nhiên hiện nay có nhiều quan điểm bất đồng về vấn đề này .
- Quan điểm phổ biến và được đông đảo người thừa nhận nhất cho rằng , LIÊN SƠN DỊCH - QUY TÀNG DỊCH đã thất truyền . Hiện nay không ai biết về nó . Theo quan điểm này LIÊN SƠN DỊCH LẤY QUÁI CẤN LÀM ĐẦU , QUY TÀNG DỊCH LẤY QUÁI KHÔN LÀM ĐẦU , CHU DỊCH LẤY QUÁI KHÔN LÀM ĐẦU .
- Quan điểm thứ hai cho rằng ;Dịch Liên Sơn và Dịch Quy tàng không mất đi mà còn được lưu truyền trong dân gian , hoặc cố tình được chính phủ TRUNG HOA dấu đi vì tính màu nhiệm của nó . Một khi 2 loại Dịch BỊ TIẾT LỘ THF THIÊN HẠ ĐẠI LOẠN ( đây là lời của hội viên lethanhnghi trên diễn đàn ).
- Quan điểm thứ 3 cho rằng ; LIÊN SƠN DỊCH - QUY TÀNG DỊCH vốn chỉ là truyền thuyết không hề tồn tại thực . Quan điểm này được NGUYỄN HIẾN LÊ bàn đến trong tác phẩm KINH DỊCH - ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ . Quan điểm này được đưa ra chủ yếu dựa trên sự phân tích về câu chữ . Nghĩa là nếu thời nhà CHU gọi dịch của mình là CHU DỊCH , thì THỜI HẠ NGƯỜI TA PHẢI GỌI LÀ HẠ DỊCH CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ LIÊN SƠN SỊCH , THỜI THƯƠNG NGƯỜI TA PHẢI GỌI LÀ THƯƠNG DỊCH CHỨ KHÔNG THỂ GỌI LÀ QUY TÀNG DỊCH .

2. VÌ SAO KHẲNG ĐỊNH SỰ TỒN TẠI CỦA DỊCH LIÊN SƠN VÀ DỊCH QUY TÀNG LÀ CÓ THẬT .
- Đa số mọi người đều không để ý đến một chi tiết nhỏ là CÁI TÊN DỊCH LIÊN SƠN - DỊCH QUY TÀNG vốn chỉ xuất hiện vào thời nhà CHU . Trước đó con người chỉ sử dụng DỊCH trong BỐC - PHỆ . Nghĩa là , cái tên gọi này do các học giả nhà Chu đặt tên cho nó dựa vào quan điểm của THỜI NHÀ HẠ VÀ THỜI NHÀ THƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CHU KÌ THẦN SÁT CỦA KHÍ TRONG NĂM .
- Dựa vào những thành tựu của thời NGHIÊU THUẪN người ta đã biết rằng chu kì THẦN SÁT TRONG NĂM LÀ 365 NGÀY VÀ TƯƠNG ỨNG VỚI CHU KÌ NÀY LÀ ẢNH HƯỞNG TUẦN TỰ CỦA 12 THẦN SÁT LÀ CÁC THẦN TƯƠNG ỨNG VỚI TÊN 12 ĐỊA CHI ( Cần lưu ý tên của các chi được sử dụng không đơn thuần là tên của tháng - chu kì mặt trăng nữa mà được dùng để chỉ các cung tiết khí - 12 cung hoàng đạo ngày nay ). LẤY HƯỚNG CHỈ CỦA ĐUÔI CHÒM SAO BẮC ĐẨU LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA THẦN SÁT . NGHĨA LÀ KHI CÁN CHÒM SAO BẮC ĐẨU CHỈ ĐẾN VỊ TRÍ CỦA THẦN SÁT NÀO THÌ LÚC ĐÓ THẦN ẤY CÓ UY LỰC .
+ Thời nhà Hạ người ta cho rằng DẦN LÀ THẦN SÁT ĐẦU TIÊN CỦA NĂM . Vị trí của DẦN TRONG HẬU THIÊN BÁT QUÁI NẰM Ở CUNG CẤN . MÀ CUNG CẤN TƯỢNG TRƯNG CHO NÚI NÊN VIỆC VẬN DỤNG THẦN SÁT Ở THỜI KÌ NÀY được các học giả nhà CHU gọi là LIÊN SƠN DỊCH .
+ Thời nhà THƯƠNG người ta lại cho rằng TÝ LÀ THẦN SÁT ĐẦU TIÊN TRONG NĂM . VỊ TRÍ CỦA TÝ NẰM Ở CUNG KHÔN TRONG TIÊN THIÊN BÁT QUÁI .NƠI KẾT THÚC MỘT CHU KÌ THẦN SÁT THEO NỘI DUNG CỦA TIÊN THIÊN BÁT QUÁI . Cho nên học giả thời CHU GỌI NÓ LÀ QUY TÀNG DỊCH .

- Có thể nói một cách đơn giản là . DỊCH LIÊN SƠN LẤY DẦN LÀM ĐẦU LỊCH - DỊCH QUY TÀNG LẤY TÝ LÀM ĐẦU LỊCH còn được gọi là KIẾN DẦN hay KIẾN TÝ . nguồn gốc của sự thay đổi này nằm ở HỎA LỊCH THỜI NGHIÊU THUẪN .
- Tóm lại , sự tồn tại của dịch Liên Sơn và Dịch Quy Tàng là có thật . Xong sự kì diệu của 2 loại dịch này theo quan điểm của một số hội viên là không đúng . Vì nếu điều đó là thực thì Văn Vương sẽ không tạo ra CHU DỊCH để làm gì .

3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DỊCH LIÊN SƠN VÀ DỊCH QUY TÀNG
( Cuộc tranh luận đầu tiên trong lịch sử DỊCH HỌC và hướng giải quyết của thế hệ sau )

Thanked by 2 Members:

#5 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 16/09/2016 - 09:05

3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DỊCH LIÊN SƠN VÀ DỊCH QUY TÀNG
(Cuộc tranh luận đầu tiên trong lịch sử phát triển của DỊCH HỌC và hướng giải quyết của thế hệ sau )

Như phần trước đã trình bày , sự khác biệt lớn nhất giữa Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch là ở chỗ quan niệm về thần sát đầu tiên của 1 chu kì Thần Sát ( Điểm khởi đầu của một năm ). Thực chất của điểm khác biệt này là cuộc tranh luận về thời điểm bắt đầu của ÂM KHÍ VÀ DƯƠNG KHÍ trong một chu kì ÂN DƯƠNG VẬN ĐỘNG . Theo đó :
- Liên Sơn Sịch cho rằng : KHÍ DƯƠNG BẮT ĐẦU TỪ CUNG CẤN CỦA HẬU THIÊN VÀ KẾT THÚC Ở CUNG LY CỦA HẬU THIÊN . ÂM KHÍ BẮT ĐẦU TỪ CUNG KHÔN CỦA HẬU THIÊN VÀ KẾT THÚC Ở CUNG KHẢM CỦA HẬU THIÊN . Quan điểm này đến nay vẫn tồn tại trong TỬ VI , LỤC NHÂM .
- Quy Tàng Dịch cho rằng : KHÍ DƯƠNG BẮT ĐẦU TỪ CUNG KHẢM CỦA HẬU THIÊN MÀ KẾT THÚC Ở TỐN CỦA HẬU THIÊN . ÂM KHÍ BẮT ĐẦU TỪ CUNG LY CỦA HẬU THIÊN MÀ KẾT THÚC Ở CUNG CÀN CỦA HẬU THIÊN . Lí luận này phổ biến trong Độn Giáp , Lí luận Phong Thủy .
Cuộc tranh luận này dẫn đến sự khác biệt trong thực tế vận THẦN SÁT CỦA DỊCH HỌC .
* Đặc điểm của Liên Sơn Dịch
- Liên Sơn Dịch cho rằng có 12 thần sát trong năm ảnh hưởng đến tự nhiên , con người và xã hội . Các thần sát có tên theo thứ tự địa chi là TÝ - SỬU - DẦN - MÃO - THÌN - TỴ - NGỌ - MÙI - THÂN - DẬU - TUẤT - HỢI . thần sát đầu tiên của năm là DẦN .
- Mỗi thần sát có ảnh hưởng trong vòng 30 ngày . Tương ứng với 1 chu kì vận động của mặt trăng . Do vậy , lấy sự biến đổi của mặt trăng ( nguyệt )trong tháng để biểu thị cho sự vương suy của thần sát trong tháng ấy .( nguồn gốc của tục quan sát mặt trăng ngày rằm )
- Như vậy , UY LỰC CỦA THẦN SÁT BẮT ĐẦU TỪ NGÀY 1 HÀNG THÁNG CHO ĐẾN HẾT NGÀY 29 HOẶC 30 CỦA THÁNG .
- Hệ quả của việc lấy tháng làm thước đo ảnh hưởng của thần sát dẫn đến hình thành quan niệm về NGUYỆT THẦN .
*Đặc điểm của Quy Tàng Dịch
- Quy Tàng Dịch PHÂN CHIA CHU KÌ THẦN SÁT TRONG 1 NĂM THÀNH 24 THẦN SÁT . TÊN CỦA CÁC THẦN SÁT TƯƠNG ỨNG VỚI TÊN CỦA CÁC TIẾT KHÍ . TRONG ĐÓ ĐÔNG CHÍ LÀ THẦN SÁT ĐẦU TIÊN CỦA NĂM .
- Lấy THẬP CAN : Giáp - Ất - Bính - Đinh - Mậu - Kỉ - Canh - Tân - Nhâm - Quý làm TUẦN để xác định lực ảnh hưởng của thần sát .
- Như vậy , UY LỰC CỦA THẦN SÁT LUÔN BẮT ĐẦU TỪ NGÀY GIÁP HOẶC NGÀY KỈ MÀ KẾT THƯC Ở NGÀY MẬU HOẶC NGÀY QUÝ .
- Hệ quả của việc lấy ngày làm thước đo ảnh hưởng của thần sát là hình thành quan niệm về NHẬT THẦN .

Cuộc tranh luận này có ảnh hưởng rất quan trọng đối với tiến trình phát triển của Dịch Học . Đây là cơ sở , là điều kiện hình thành ra hàn loạt các trường phái mới trong Dịch Học mà tiêu biểu nhất là phái KIẾN TRỪ . Từ đó hình thành rất nhiều các loại thần sát khác . Tuy nhiên về cơ bản các phái sau này đều dựa vào cho rằng Khí dương của năm bắt đầu từ cung Dần ( Theo liên Sơn ) và khí dương của ngày bắt đầu từ giờ Tý ( Theo quy tàng ). Bên cạnh đó cuộc tranh luận này còn là một trong những tiền đề để Văn Vương sáng tạo ra Chu Dịch .

PHẦN IV : VĂN VƯƠNG VÀ CHU DỊCH

Thanked by 2 Members:

#6 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 18/09/2016 - 17:36

PHẦN IV : VĂN VƯƠNG VÀ CHU DỊCH
*Quá trình thống nhất Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch thành một hệ thống duy nhất

1.NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA CHU DỊCH
a. Sự bất đồng giữa Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch.
Như đã trình bày ở phần trước sự khác biệt giữa Liên Sơn Dịch và Quy tàng Dịch nằm ở 2 vấn đề :
-Quan điểm về THẦN SÁT KHỞI ĐẦU CỦA MỖI CHU KÌ . Cũng có thể nói là sự khác nhâu về điểm khởi đầu của ÂM DƯƠNG TRONG CHU KÌ VẬN ĐỘNG CỦA NÓ .
-Sự khác biệt thứ 2 là SỐ LƯỢNG THẦN SÁT TRONG NĂM . Ở Liên Sơn có 12 thần sát . Ở Quy Tàng có 24 thần sát .

b. Sự biến đổi về quan niệm phương hóa khí của thần sát .
Đây là một quá trình diễn ra liên tục phản ánh sự tiến bộ của con người trong quá trình khám phá tự nhiên . Nếu như ở các giai đoạn trước quá trình này diễn ra chậm chạp , thì ở giai đoạn này lại diễn ra vô cùng mạnh mẽ . Có thể thống kê như sau :
- Thời kì các bộ tộc sản xuất nông nghiệp đầu tiên trong lịch sử - THẦN NÔNG THỊ . Họ cho chia phương hóa khí thành 5 hướng . Trong đó , phương đông là nơi MỘC KHÍ HÓA , phương tây là nơi KIM HÓA KHÍ , phương nam là nơi HỎA HÓA KHÍ , phương bắc là nơi THỦY HÓA KHÍ , phương chính giữa là nơi THỔ HÓA KHÍ . ( Hà đồ , Lạc thư ).
- Phục Hy Thị tiếp nhận tri thức đó tạo ra TIÊN THIÊN BÁT QUÁI RỒI , ................tạo ra ......phương hóa khí .
- Thời Hoàng Đế Hiên Viên , chia 12 thần sát thành 12 phương hóa khí . Quan điểm này tồn tại ở thời Nghiêu Thuẫn và Thời Hạ .
- Thời Nhà Thương người ta chia 24 thần sát thành 24 phương hóa khí .
Về cơ bản mỗi khi mở rộng quan niệm về các thần sát và phương hóa khí đều có quan niệm mật thiết với sự thay đổi về quan niệm về phương vị của NGŨ HÀNH . Cho nên :
- Thời THẦN NÔNG THỊ .........
- THỜI PHỤC HI THỊ ngũ hành không được vận dụng vào trong hướng hóa khí vì họ phát hiện nhược điểm cơ bản của HÀ ĐỒ LẠC THƯ là ........Nên không dụng phương chính giữa .
- THỜI HOÀNG ĐẾ - NGHIÊU THUẪN - NHÀ HẠ . Con người không dùng ngũ hành để xét phương hóa khí :" La kinh của Tiên thiên có 12 chi , sau đó lại dùng chúng với Duy của Hậu Thiên , Bát Can , Tứ Duy phò tá chi . Phụ mẫu , tử tôn từ đây mà có ." ( Thanh nang tự - Địa lí toàn thư của Lưu Bá Ôn )
- THỜI NHÀ HẠ . Việc mở rộng thần sát thành 24, bắt nguồn từ việc các nhà Dịch Học kết hợp chu kì thần sát của Dịch Liên Sơn với Tiên Thiên Bát Quái của Phục Hy .
* Đặc điểm của quá trình kết hợp giữa Liên Sơn Dịch với Tiên Thiên Bát Quái

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |