Jump to content

Advertisements





2 replies to this topic

#1 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 14/07/2015 - 08:30

Bài giảng của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và các Tiên về cát hung ngày giờ thiện ác trong Tú Diệu Kinh
(quyển thượng)


Khai Phủ Nghi đồng Tam Ti đặc tiến thí Hồng Lư Khanh túc quốc công thực ấp tam thiên hộ tứ tử tặng Tư Không thụy Đại Giám.

Chính hiệu Đại Quảng Trí Đại Hưng Thiện Tự Tam Tạng Sa Môn Bất Không phụng chiếu dịch (từ tiếng Phạn sang tiếng Hán).
Đệ tử Thượng Đô Thảo Trạch Dương Cảnh Phong tu sửa chú thích.

Hòa Thượng lấy Càn Nguyên năm thứ 2 để phát hành bản này, Tư Mã Sử Dao ở Đoan Châu được giao trông coi việc biên soạn sách thì lại không đủ sức phân biệt tốt xấu thứ tự khiến cho câu văn nhiễu tạp rắc rối. E rằng học giả đời sau khó dùng, ngay sau đó liền có đệ tử tục gia là Dương Cảnh Phong được đích thân Hòa Thượng hướng dẫn, đã chỉnh sửa và chú thích thêm, hiệu đính xong thì phàm là các học trò môn khách đều được tặng cho mỗi người giữ một bản. Xong đúng vào thời Tuế Thứ Huyền Hiêu nhà Đại Đường niên hiệu Quảng Đức năm thứ 2 vậy.

QuachNgocBoi dịch (tiếng Hán sang tiếng Việt).



Tú Diệu Lịch Kinh -
mở đầu sự phân định Tú trực (chòm sao- có tính chất thẳng đứng, dọc...)
phẩm thứ nhất.


Trời Đất thuở mới thành lập, lấy tinh hoa của nóng với lạnh mà tạo thành Nhật Nguyệt. Ô Thố (tức ám chỉ Mặt Trời - Kim Ô, và Mặt Trăng - Ngọc Thố) đối kháng sinh thành vạn vật. Phân chia các Tú (chòm sao) thiết lập cung quản ghi chép thứ hạng của chúng. Nhật quản lý dương vị, theo tinh tú đi thuận, lấy 13 Tú như Trương, Dực, Chẩn, Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, cho đến phân nửa của tú Hư vừa khớp với chính giữa địa phận của Tý, phân chia thành 6 cung vậy.
Nhưng Nhật Nguyệt thiên tử đều lấy Ngũ Tinh làm bề tôi phụ tá. Ánh sáng của Nhật (Mặt Trời) chiếu sáng nóng bức dữ dội, vật loại tương cảm nên lấy con thú thuộc dương là Sư Tử làm thần của cung vậy. Ánh sáng của Nguyệt (Mặt Trăng) thì mát lành thanh lương, vật loại tương cảm nên lấy loài trùng thuộc âm là Cự Giải (con cua lớn) để làm thần của cung vậy. Đồng thời Nhật tính thì cương nghĩa, Nguyệt tính thì nhu huệ, Nghĩa thì lấy giúp đỡ bên dưới, Huệ lấy cùng chung tôi thần mà Nhật Nguyệt cũng đều dùng các cung thần ban chia đều đặn.

Ngũ Tinh thì lấy nhanh cho đến chậm, chính là Thần Tinh (sao Thủy), Thái Bạch (sao Kim), Huỳnh Hoặc (sao Hỏa), Tuế (tinh - sao Mộc), Trấn (tinh - sao Thổ). Sắp xếp thành thứ tự, hành độ đi nhanh chậm rõ ràng. Phàm 12 cung, tức là triền thứ của Thất Diệu, mỗi khi trải qua đều bày tỏ họa phúc theo tai họa hay cát tường của Kinh với Vĩ (QNB chú: Kinh là ám chỉ Kinh độ tính theo chiều dọc căn cứ vào các Hằng Tinh - chính là 28 Tú hoặc 27 Tú, còn Vĩ là ám chỉ Vĩ độ tính theo chiều ngang căn cứ vào các Hành Tinh - chính là 5 sao Thủy Kim Hỏa Mộc Thổ mà được gọi là Ngũ Tinh) cho nên các cung mới có hình dạng của Thần, dùng làm tượng của cung vậy. Đồng thời mỗi một cung lại phối quản nhóm các chòm sao "9 bước" (liệt tú cửu túc - 列宿九足), mà tất cả các thứ loại tương cảm với nhau.

Phạm vi của Nguyệt là 50 căn cứ vào Tuần, được gắn liền với Mệnh mà làm trung tâm cát hung, đại thể thuộc vào Nhật Nguyệt (ngày tháng).
Phạm vi của Nhật là 51 căn cứ vào Tuần (QNB chú: Tuần có nghĩa là 10 ngày).
Phạm vi của Phong tinh Thái Bạch là 10 căn cứ vào Tuần.
Phạm vi của Không tinh Tuế tinh là 9 căn cứ vào Tuần.
Phạm vi của Nguyệt tinh Thần tú là 8 căn cứ vào Tuần.
Phạm vi của Hỏa tinh Huỳnh Hoặc là 7 căn cứ vào Tuần.
Phạm vi của Nhật tinh Thổ Tinh là 6 căn cứ vào Tuần.

Những phạm vi của các Tinh Tú ấy đều có nơi chỗ ở. Nhật cung bên dưới có cái quý của pha lê, có chất của lửa vậy, nóng ấm soi chiếu vạn vật. Nguyệt cung bên dưới có cái quý của lưu ly, mát lành soi chiếu vạn vật.
Nhật Nguyệt và chư Diệu, chúng sinh có nghiệp được sắp đặt ở không trung, cưỡi gió mà dừng, hướng về nửa của Tu-Di, leo lên trên Kiện-Đà-La. Vận hành ở 27 Tú và 12 cung. Sự phân chia Cung Tú nay giải thích, thêm cả Đồ Thư mà thôi.

Thứ nhất sao Tinh 4 bước, Trương 4 bước, Dực 1 bước, chỗ khí dương to lớn (QNB chú: Đại Dương, có lẽ ám chỉ Mặt Trời). Thần của nó như Sư Tử, cho nên tên là cung Sư Tử (QNB chú: tương ứng với cung Ngọ), chủ sự thăng quan tiến chức, được tài lộc. Nếu người ta sinh ra thuộc cung này, noi theo pháp hợp đạt được tinh thần phú quý hiếu thuận, được nắm giữ đảm nhiệm quân đội vậy.

Thứ hai sao Dực 3 bước, Chẩn 4 bước, Giác 2 bước, chỗ Thần Tinh (sao Thủy, Mercury). Thần của nó như cô gái, nên tên là cung Nữ (QNB chú: Xử Nữ, Thất Nữ, tương ứng với cung Tị), chủ thê thiếp và các việc của người đàn bà. Nếu người nào sinh ra thuộc cung này, theo pháp hợp khó mà có được tâm phúc thân tín, nhiều con cái, đủ tiền tài, chức cao cho nên hợp với việc đảm nhiệm quản lý các cung các phòng.

Thứ ba sao Giác 2 bước, Cang 4 bước, Đê 3 bước, chỗ sao Thái Bạch (sao Kim, Venus). Thần của nó như cái cân, nên tên là cung Xứng (QNB chú: Thiên Xứng, Thiên Bình, tương ứng với cung Thìn), chủ những việc liên quan tới của báu và kho tàng quý. Nếu người nào sinh ra thuộc cung này, theo pháp được tâm thẳng thắn, công bình, tín nghĩa, tôn trọng, lắm tài, hợp với việc đảm nhiệm quản lý kho tàng.

Thứ tư sao Đê 1 bước, Phòng 4 bước, Tâm 4 bước, chỗ sao Huỳnh Hoặc (sao Hỏa, Mars). Thần của nó như con Bọ Cạp, nên tên là Bọ Cạp cung (QNB chú: Thiên Hạt cung, tương ứng với cung Mão), chủ những việc thuộc các phần thân thể, bệnh tật, tấn công, ngăn cấm. Nếu người nào sinh ra thuộc cung này, theo pháp hợp nhiều bệnh, bạc tướng ác tâm, đố kị, cho nên hợp với đảm nhiệm việc quản lý bệnh tật hoạn nạn.

Thứ năm sao Vĩ 4 bước, Cơ 4 bước, Đẩu 1 bước, chỗ Tuế Tinh (sao Mộc, Jupiter). Thần của nó như cái cung, nên tên là cung Cung (QNB chú: Nhân Mã, Cung Thủ, tương ứng với cung Dần), chủ những việc mừng vui đắc tài lộc. Nếu người nào sinh ra thuộc những cung này theo pháp hợp nhiều kế sách lắm mưu kế, hợp đảm nhiệm việc làm tướng, quân sư.

Thứ sáu sao Đẩu 3 bước, Nữ 4 bước, Hư 2 bước, chỗ Trấn Tinh (sao Thổ, Saturn). Thần của nó như cái cối xay cho nên gọi là cung Ma Kết (QNB chú: còn gọi là Nam Dương, tương ứng với cung Sửu), chủ về những việc đấu tranh. Nếu người nào sinh ra thuộc cung này, theo pháp thì tâm thô khí nghịch, không coi trọng vợ con, hợp đảm nhiệm nắm quyền hình sát.

Bên trên là 6 vị tổng thuộc phần Thái Dương.
Bên dưới là 6 vị tổng thuộc phần Thái Âm.

Thứ bảy sao Hư 2 bước, Nguy 4 bước, Thất 3 bước, chỗ của Trấn Tinh (sao Thổ, Saturn). Thần của nó như cái lọ bình, cho nên tên là cung Bình (QNB chú: Bảo Bình, tương ứng cung Tý), chủ những việc thắng lợi, mạnh mẽ. Nếu người nào sinh ra thuộc cung này, theo pháp hợp nhiều học vấn, trung thực, tín nghĩa, hợp đảm nhiệm nắm giữ học quán.

Thứ tám sao Thất 1 bước, Bích 4 bước, Khuê 4 bước, chỗ của Tuế Tinh (sao Mộc, Jupiter). Thần của nó như con cá, cho nên tên gọi là cung Ngư (QNB chú: Song Ngư, tương ứng cung Hợi), chủ về những việc thăng quan tiến chức. Nếu người nào sinh ra thuộc cung này, hợp làm tướng không sai khác, có học vấn, phú quý, trung trực, hợp đảm nhiệm nắm giữ quan tướng.

Thứ chín sao Lâu 4 bước, Vị 4 bước, Mão 1 bước, chỗ của sao Huỳnh Hoặc (sao Hỏa, Mars). Thần của nó như con Dê, cho nên tên gọi là cung Dương (QNB chú: Dương Cưu, tương ứng với cung Tuất), chủ những việc hoàn cảnh đi lại nghề nghiệp. Nếu người nào sinh ra thuộc cung này, theo pháp hợp được nhiều phúc đức, trường thọ, lại hay chịu đựng nhẫn nhục, hợp đảm nhiệm quản lý việc ăn uống thưởng ngoạn.

Thứ mười sao Mão 3 bước, Tất 4 bước, Tư (Chủy) 2 bước, chỗ của sao Thái Bạch (sao Kim, Venus). Thần của nó như trâu bò, cho nên tên gọi là cung Ngưu (QNB chú: Kim Ngưu, tương ứng với cung Dậu), chủ những việc về các súc vật bốn chân. Nếu người nào sinh ra thuộc cung này, theo pháp có phúc đủ bạn bè thân hữu, được trường thọ, được người yêu quý kình trọng, hợp đảm nhiệm quản lý chuồng trại.

Thứ mười một sao Tư (Chủy) 2 bước, Tham (Sâm) 4 bước, Tỉnh 3 bước, chỗ của Thần Tinh (sao Thủy, Mercury). Thần của nó như vợ chồng, cho nên tên gọi là cung Dâm (QNB chú: cũng gọi là Song Tử, tương ứng với cung Thân), chủ những việc về thai sản con cháu. Nếu người nào sinh ra thuộc cung này, theo pháp hợp lắm thê thiếp, được người yêu mến kính trọng, hợp đảm nhiệm quản lý chìa khóa nhà cửa hộ tịch.

Thứ mười hai sao Tỉnh 1 bước, Quỷ 4 bước, Liễu 4 bước, chỗ của Thái Âm (Mặt Trăng). Thần của nó như con cua, cho nên tên gọi là cung Giải (QNB chú: Cự Giải, tương ứng với cung Mùi), chủ những việc quan phủ khẩu thiệt thị phi. Nếu người nào sinh ra thuộc cung này, theo pháp có ác tính, lường gạt dối trá, thông minh nhưng đoản mệnh, hợp đảm nhiệm quản lý hình ngục kiện tụng.

Thời thượng cổ phân chia tách bạch ngày Sóc Xuân Phân tháng Hai lúc tại triền xá của diệu chỗ tú Lâu. Nói rằng tình huống ngày chính (chính nhật) của các Trung Khí phân đều bằng nhau, để mà dần dần được tươi tốt hết thảy đều tăng trưởng.
Phạm Thiên (QNB chú: Brahma, Đấng sáng tạo của đạo Bà La Môn, chữ Phạm đó cũng đọc là Phạn - chỉ Ấn Độ hay những thứ thuộc về Ấn Độ thuộc về Phật giáo) vui vẻ lệnh đặt cho làm Tuế Nguyên
[Cảnh Phong viết: Đại Đường lấy Kiến Dần làm Tuế Sơ khởi đầu năm. Thiên Trúc lấy Kiến Mão làm Tuế Thủ đứng đầu năm. Như vậy quy tắc Nguyệt Lệnh của Đại Đường đều lấy Chính Nguyệt (tháng Giêng), Hai, Ba, Tư, cho đến Mười Hai. Quy tắc của Thiên Trúc toàn là căn cứ theo ngày 15 "tháng trắng" (QNB chú: một tháng 30 ngày âm lịch thì theo họ chia này nửa trắng 15 ngày gọi là Bạch Nguyệt, còn nửa 15 ngày kia gọi là Hắc Nguyệt, hai phần Trắng-Đen này đều dựa vào sự Sáng-Tối của chu kỳ Trăng), khi Thái Âm ở chỗ chòm sao nào mà lấy làm tên tháng cho nên gọi Kiến Mão là Giác Nguyệt (QNB chú: tháng Giác, tháng mà Mặt Trăng tròn ở chỗ chòm sao Giác), gọi Kiến Thìn là Đê Nguyệt (QNB chú: tháng Đê, tháng mà Mặt Trăng tròn ở chỗ tú Đê). Tức là chỉ gọi tháng theo Giác, Đê, Tâm, Cơ,... chứ không luận về Kiến Mão hay Kiến Thìn với Giêng Hai Ba Tư gì cả, cho nên hai cái đó là Đông với Tây khác nghĩa nhau (QNB chú: hai chữ Đông - Tây này là ông Cảnh Phong ám chỉ nước Đường ở Đông và nước Thiên Trúc ở phương Tây). Học giả trước tiên cần phải hiểu rõ điều này để sau còn rõ ràng những phần giải thích nữa].

QNB chú thêm: Đối với thuật ngữ "Bạch Nguyệt" và "Hắc Nguyệt" cần phải lưu ý độc giả thêm rằng, ở trong Lịch Thời Luân của Tây Tạng, vào thời đại tương ứng triều Đường thì người ta gọi 15 ngày từ ngày Không Trăng đến ngày Trăng Tròn gọi là Hắc Nguyệt, còn 15 ngày từ ngày Trăng Tròn đến ngày Không Trăng thì gọi là Bạch Nguyệt. Nhưng đến thời gian tương ứng với triều Nguyên thì họ lại đổi ngược lại nửa Trắng trước còn nửa Đen sau. Tuy vậy nhiều khi những Chùa chiền Thiền viện ở Tây Tạng vẫn căn cứ vào quy tắc "Đen trước Trắng sau" để ghi chép ngày tháng và các hoạt động tâm linh. Điều này độc giả cần phải biết để khi đọc các tài liệu có nguồn gốc Mật Tông Tây Tạng hay Ấn Độ còn biết đường mà suy lường cho rõ thời điểm.

#2 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 15/07/2015 - 07:14

Giác Nguyệt (tháng Giác) [Cảnh Phong viết: Tháng Hai của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Mão vậy (Đẩu kiến Mão vị chi Thần)]
Đê Nguyệt (tháng Đê) [Cảnh Phong viết: Tháng Ba của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Thìn vậy]
Tâm Nguyệt (tháng Tâm) [Cảnh Phong viết: Tháng Tư của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Tị vậy]
Cơ Nguyệt (tháng Cơ) [Cảnh Phong viết: Tháng Năm của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Ngọ vậy]
Nữ Nguyệt (tháng Nữ) [Cảnh Phong viết: Tháng Sáu của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Mùi vậy]
Thất Nguyệt (Tháng Thất) [Cảnh Phong viết: Tháng Bảy của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Thân vậy]
Lâu Nguyệt (Tháng Lâu) [Cảnh Phong viết: Tháng Tám của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Dậu vậy]
Mão Nguyệt (Tháng Mão) [Cảnh Phong viết: Tháng Chín của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí của Tuất vậy]
Chủy Nguyệt (Tháng Chủy) [Cảnh Phong viết: Tháng Mười của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Hợi vậy]
Quỷ Nguyệt (Tháng Quỷ) [Cảnh Phong viết: Tháng (mười) Một của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Tý vậy]
Tinh Nguyệt (Tháng Tinh) [Cảnh Phong viết: Tháng Chạp (mười hai) của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Sửu vậy]
Dực Nguyệt (Tháng Dực) [Cảnh Phong viết: Tháng Giêng của nhà Đường thì đuôi chòm Bắc Đẩu chỉ vào vị trí Thần của Dần vậy]

[Tân diễn giải như bên dưới.
Cảnh Phong viết: Lấy bản gốc tiếng Phạn mà phiên dịch, học theo cách nói ẩn mật (QNB chú: ám chỉ Mật Tông), sự mê muội của nhà Đường không hiểu được nguyên do, bởi vì không quen thuộc lâu dài với gây ra những khó khăn trong việc tiếp cận. Nay sẽ dùng phép mới để biểu diễn cái cũ. Áp dụng nhóm Lịch Nhật Nguyệt lập thành có sẵn, thêm vào đồ hình Nguyệt Kiến 12 Thần của Đại Đường, tham khảo thêm tên gọi của cung, hội với các Thứ (trạm, chỗ) của các Tú (chòm sao), như thế thì hiểu được cái nội dung chẳng ẩn dấu nữa, để mà các bực tài cao ngày nay biết cái ý nghĩa đó vậy:

Đồ hình Nguyệt Kiến của Đại Đường, số ngày từng tháng trong 12 tháng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tiên nhân dạy rằng:
Phàm thiên đạo Nhị Thập Thất Tú có rộng có hẹp, đều dùng 4 bước mà phân chia đều nhau, Nguyệt (mặt Trăng) đi hoặc ở thì trước sau trong kết quả dự tính giữa tự nhiên và lý thuyết có sai lệch bất đồng. Phải định Tú trực như thế nào cho phù hợp.
Bồ Tát nói:
Phàm Nguyệt tú có 3 loại Hợp pháp, loại thứ nhất Tiền Hợp, loại thứ hai Tùy Hợp, loại thứ ba Tịnh Hợp. Biết ba loại ấy thì có thể biết được Tú trực vậy.
Nói thế nào về Tiền Hợp. Sáu tú là Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, chính là Tiền Hợp vậy.
Nói thế nào về Tịnh Hợp. Mười hai tú là Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, Giác, Cang, Đê, Phòng, chính là Tịnh Hợp.
Nói thế nào về Tùy Hợp. Chín tú là Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, chính là Tùy Hợp.

Phàm, Tú (chòm sao) ở chỗ trước Nguyệt còn Nguyệt ở sau Tú thì chính là Tiền Hợp.
Nguyệt ở chỗ trước Tú còn Tú ở chỗ sau Nguyệt, như nghé con theo mẹ chính là Tùy Hợp.
Tú với Nguyệt cùng đi thì chính là Tịnh Hợp.
[Cảnh Phong viết: Hễ là phép của Thiên tượng, thì phía Tây là trước (tiền) còn phía Đông là sau (hậu), như Nguyệt ở phía Đông của Tú còn Tú ở phía Tây của Nguyệt thì tức là Tú ở chỗ trước Nguyệt còn Nguyệt ở chỗ sau Tú. Ngoài ra cứ phỏng theo đó].

Ca tụng viết:

Lục Tú vị đáo danh Tiền Hợp
Thập Nhị Tú Nguyệt tả hữu Hợp
Cửu Tú như độc tùy tùng mẫu
Khuê Tú trực ứng đương tri nhĩ.

(Sáu chòm sao mà chưa đến nơi thì tên gọi là Tiền Hợp
Mười Hai chòm sao là Hợp ở hai bên trái phải
Chín chòm sao như nghé đi theo trâu mẹ
Tú Khuê trực ứng với việc biết chỗ bắt đầu).

#3 BRIGHT

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 20 thanks

Gửi vào 23/12/2015 - 20:40

Chào Quachngocboi,

Bảng dữ liệu trên bạn chép từ nguồn nào

Mình scan NTBT trong cuốn sách "Tinh bàn mật tông"

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |