Jump to content

Advertisements




Hồi ức về những mùa xuân

Nguyễn Ngọc Chính Hồi Ức Một Đời Người

  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 24/06/2015 - 12:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






"Cuộc sống nói chung, chỉ có một quy luật: Tuổi trẻ là sự lầm lỗi, Tuổi thành nhân là cuộc đấu tranh, Tuổi già là niềm nuối tiếc” (*)
Benjamin Disraeli

Đối với tôi, niềm nuối tiếc lớn nhất là những mùa xuân đã qua đi. Không có gì để nuối tiếc quãng đời thanh xuân, có chăng là sự nuối tiếc về những ngày Tết đã qua của các thời kỳ ‘hỉ - nộ - ái - ố’

Ngày còn bé, ngày Tết là pháo. Người ta thường nói “Mua pháo mượn người đốt”, một câu nói quá đúng đối với trẻ con. Một chú bé chưa đủ ‘dũng cảm’ để châm ngòi cho pháo nổ nhưng được nhìn pháo nổ tung là một cảm giác mạnh mà chỉ ngày Tết mới có. Pháo Tết cũng để lại mùi khét lẹt khó quên của thuốc súng, nhất là vào đêm giao thừa ngập ngụa mùi pháo. Nhà nhà đốt pháo đón mừng năm mới, một trải nghiệm mang đủ những cảm xúc cả về âm thanh lẫn mùi vị…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuổi thơ & Pháo tết


Đêm giao thừa, sáng mồng một rồi đến ngày mồng ba hay mồng bốn hóa vàng các gia đình đều đốt những tràng pháo. Tôi còn nhớ, pháo Điện Quang là một trong những nhãn hiệu pháo nổi tiếng thời xưa. Nhà nào nghèo cũng cố đốt phong pháo hai tấc và những gia đình khá giả đốt những dây pháo dài 1 hoặc 2 thước. Nhiều khi người ta đốt những phong pháo dài chỉ vì muốn chơi trội hơn nhà hàng xóm, chẳng khác gì… những con gà tức nhau tiếng gáy!

Trong số những phong pháo được đốt thế nào cũng còn những viên pháo không nổ vì bị… tịt ngòi. Nhặt pháo xịt cũng là một cái thú của thời thơ ấu. Tìm trong đống xác pháo màu hồng thế nào cũng nhặt được những viên pháo chưa nổ, cái thì còn ngòi, cái thì mất tim. Gom những viên pháo còn sót lại giữa đống xác pháo bọn trẻ chúng tôi có thể đốt những viên pháo còn ngòi.

Pháo mất ngòi ư? Vẫn còn ‘chơi’ được. Cứ bóc hết lớp giấy bọc pháo sẽ có một lượng thuốc pháo chưa cháy, gom thuốc nổ, quấn vào một mảnh giấy báo, châm lửa rồi đốt. Loại pháo ‘home made’ này khi cháy sẽ không gây tiếng nổ nhưng thuốc súng sẽ bùng lên, nhất là vào buổi tối sẽ tạo một ‘hiệu ứng ánh sáng’ đặc biệt. Lại còn mùi ‘thuốc súng’ khét lẹt nhưng vẫn cố hít cho được mùi của Tết!

Bọn tôi còn chế ra kiểu đốt pháo ‘thăng thiên’ không khác gì… hỏa tiễn. Lấy ống bơ sữa bò, đục một lỗ giữa đáy rồi úp ngược lên một viên pháo. Cái lỗ là chỗ để ngòi pháo lộ ra ngoài. Châm lửa vào ngòi rồi nhanh chân chạy ra xa. Pháo nổ làm tung ống bơ lên trời. Đốt pháo kiểu này lại tạo thêm ‘visual effect’ nhìn khoái con mắt! Muốn đạt ‘hiệu ứng’ mạnh hơn chỉ cần tăng số lượng pháo, bảo đảm ống bơ sẽ tung cao hơn nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Pháo Điện Quang


Những ấn tượng về pháo thay đổi dần theo tôi từ thời thơ ấu sang tuổi thanh niên. Cột mốc đáng nhớ nhất là Tết năm 1968. Khi đó tôi và gia đình ‘tam đại đồng đường’ còn bôn ba trên Ban Mê Thuột. Đêm giao thừa năm đó có vẻ như thiên hạ đốt pháo nhiều hơn mọi năm. Tiếng pháo kéo dài… và không ai có thể ngờ đó là tiếng súng ngay giữ lòng thị trấn yên bình.

Đến lúc biết được đó là tiếng súng chen lẫn tiếng pháo đón giao thừa, bố tôi vội vàng lấy… tấm chiếu để che chắn những viên đạn vô tình, bảo vệ cho đứa cháu nội đích tôn chỉ mới tròn một tuổi. Đó là phản ứng tự nhiên của con người. Lúc đó tôi nghĩ, ông cảm thấy an tâm hơn với sự bảo vệ của chiếc chiếu ‘chắn đạn’.

Lần đầu trong đời, tôi được nhìn tận mắt ‘những người anh em phía bên kia chiến tuyến’ vào những ngày Tết Mậu Thân. Xác họ nằm rải rác trên đường phố Ban Mê Thuột trong khi chiến sự vẫn còn đang xảy ra. Những ‘người anh em’ chân mang dép râu, đầu đội mũ tai bèo. Những khuôn mặt còn rất trẻ của những người đã vượt Trường Sơn vào Nam. Nhìn những xác người trên đường phố mới thấy thấm thía câu Sinh Bắc, Tử Nam.

Gia đình tôi giữ truyền thống chúc Tết bố mẹ ngay sau đêm giao thừa chứ không đợi đến sáng mồng một Tết như một số nhà khác. Khi tôi lập gia đình và có đứa con đầu lòng tôi còn thay mặt con chúc Tết ông bà nội. Lần đầu được thay mặt con, khi đó mới 1 năm tuổi, chúc Tết ông bà là vào năm…con khỉ. Cái Tết Mậu Thân 1968 thật nhiều kỷ niệm.

Sau Tết năm đó, tôi lên đường nhập ngũ theo lệnh tổng động viên nhưng may mắn vẫn còn được mặc áo lính ngay tại Sài Gòn chứ không phiêu bạt giang hồ đi khắp 4 vùng chiến thuật.

Tết Sài Gòn bao giờ cũng vào mùa nắng ấm chứ không lạnh lẽo như ở Hà Nội. Ngày còn ở Hà Nội tôi còn quá bé để có những cảm nhận riêng tư. Hà Nội vào thập niên 50 cũng khác xa với Hà Nội của thời hiện đại. Lý do chính là ngày xưa người ta không di dân ồ ạt như bây giờ nên địa phương nào cũng còn giữ được truyền thống Tết của vùng đó.

Tôi vẫn còn nhớ, người Hà Thành ngày xưa nổi tiếng là thanh lịch nhất nước. Thế nhưng, danh hiệu đó ngày nay chắc chắn là không còn. Thay vào đó là nền văn hóa ‘hòa tan’ của các vùng khác đổ về thủ đô. Hòa tan bao giờ cũng có hai mặt xấu-tốt tác động trực tiếp đến xã hội và nếp sống. Di dân là hiện tượng tất yếu của một xã hội hãy còn nhiều chênh lệch giữa các địa phương về phương diện kinh tế và mức sống. Chỉ tiếc cho Hà Nội đã bị hòa tan ở mức độ thái quá nên không thể nào giữ được bản sắc thanh lịch của Hà Thành năm xưa.

Sài Gòn cũng chẳng khác gì. Bỏ qua vấn đề chính trị, Sài Gòn trước 1975 được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn đông’ nhưng Sài Gòn ngày nay không đủ sức và đủ lực để giữ vững danh hiệu đó.

Có lẽ chỉ trong mấy ngày Tết người ta mới cảm thấy thấm thía phần nào không khí Tết của Sài Gòn xưa. Số lượng người di dân kéo về quê ăn Tết tại miền Trung và miền Bắc đông vô kể. Họ bỏ lại sau lưng thành phố ồn ào, náo nhiệt và trả lại cho Sài Gòn đôi chút thư thả cho những người đã sinh ra và lớn lên tại đây.

Đường phố Sài Gòn vào dịp Tết vắng đi đến một nửa. Chạy xe giữ Sài Gòn vào dịp này người ta mới tìm lại được cảm giác được sống lại bầu không khí yên bình của những năm xưa. Chỉ vài ngày thôi rồi đâu lại vào đấy!

Đối với người Sài Gòn trong thời kỳ chiến tranh, Tết vẫn là… Tết. Người ta tạm quên đi cuộc chiến để đón mừng năm mới. Quân nhân thường chỉ bị ‘cấm trại’ 50%, một nửa ‘vui xuân’, một nửa ‘không quên nhiệm vụ’. Có những đơn vị dễ dãi, số quân ứng chiến nhiều khi chỉ còn 25%. Cũng vì thế mà Tết Mậu Thân 1968 toàn miền Nam đã bị bất ngờ. Kể từ đó, giới chức quân sự siết chặt chế độ cấm trại nhưng đến Tết năm 1972 lại bị một vố nữa!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tết Sài Gòn 1971

(158 Cống Quỳnh)


Đối với tôi, cái Tết thấm thía nhất là Tết đầu tiên trong trại cải tạo Trảng Lớn, Tây Ninh, năm 1976. Những tưởng chỉ đi học tập có 10 ngày nên chúng tôi rất ‘hồ hởi’, hăng hái lên đường để còn về làm lại cuộc đời mới. Ước vọng được ‘đổi đời’ trong vòng 10 ngày hóa ra là… ảo vọng.

Mười ngày ‘học tập’ qua đi nhanh chóng. Lại hy vọng đến ngày 2/9 và chẳng mấy chốc đã đến Tết. Chúng tôi bảo nhau: thôi thế là ‘được’ ăn Tết trong trại cải tạo, chắc là phải đợi đến… Tết Congo mới được về!

Trong trại cải tạo, khẩu phần ăn ngày Tết có thêm món thịt heo, chia bình quân mỗi người được hai miếng mỡ to bằng 2 đầu ngón tay nổi lềnh bềnh trên một đại dương nước hòa muối.

Những tưởng khẩu phần ngày Tết là một ân huệ. Không ai ngờ đó lại là… tai nạn! Số là những bao tử vốn đã quen với việc ăn uống thanh đạm nên món ‘thịt’ heo ngày Tết khi vào đến bao tử bị chống đối mãnh liệt. Nhiều người đã bị tiêu chảy vì bụng cương quyết nói 'không' với thịt mỡ, tàn dư của Mỹ Ngụy! Hóa ra cái miệng làm khổ cái thân. Kỷ niệm nhớ đời của thời cải tạo.

Lại đến những cái Tết của những năm tháng được ra trại. Tôi gọi đó là thời điêu linh vì phải vật lộn với cuộc sống mới. Vào thời này, người Sài Gòn mặc áo bỏ ngoài quần, chân đi dép lẹp kẹp, vai khoác túi nhỏ đựng hai loong Guigoz: một loong đựng cơm còn loong kia đựng mấy cọng rau muống. Chỉ còn thiếu một chiếc gậy ‘đả cẩu bổng’ sẽ trở thành cái bang!

Tôi xin được một chân ‘lao động phổ thông’ tại công trình xây dựng ở góc đường Nguyễn Du-Huyền Trân Công Chúa. Lao động phổ thông, danh xưng thật mỹ miều nhưng chỉ là tên sai vặt, còn thấp hơn anh phụ hồ.

Hồi đó, bạn bè lâu ngày gặp nhau giữa Sài Gòn, tay bắt mặt mừng trao đổi vài câu xã giao và hỏi thăm cuộc sống của nhau:

- Lâu nay ông làm gì?
- Làm thinh!

Ôi, tiếng Việt vừa thâm thúy nhưng cũng vừa khôi hài đến độ chua chát. Việc ‘làm thinh’ cũng được coi như một nghề để sống trong bối cảnh ‘đổi đời’. Người ‘làm thinh’ hỏi lại bạn, vốn là giáo sư trung học:

- Còn anh?
- Cũng làm thinh như anh.
- Bậy nào.
- Tôi trước đây có là nhà giáo nhưng giờ mất dậy rồi nên vô lương phải ra chợ trời để có đồng ra đồng vào nuôi vợ nuôi con!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tết thời điêu linh 1985

(Khánh Hội, Quận 4)


Đối với một số người Sài Gòn, những cái Tết trong thời điêu linh là cả một kho kỷ niệm khó quên. Riêng với tôi, Tết năm 1985 là một cuộc di dân… vĩ đại. Năm bố con tôi phải sang Khánh Hội ăn Tết với gia đình ông anh họ.

Trẻ con cần một không khí Tết nhưng tôi lại không đủ khả năng tài chính để tạo một cái Tết như chúng ao ước. Chi bằng để các cháu ăn Tết ‘ké’ với họ hàng.

Lá rách đùm lá nát. Quần áo Tết thì có bà cô bên Cống Quỳnh may bằng những khúc vải thừa. Bà chị họ bên Khánh Hội buôn bán trong chợ Bình Tây nên cũng có phần dễ thở. Nhà cũng có miếng mứt, giỏ hoa. Các cháu cũng nhận được tiền lì xì của họ hàng. Có điều nhận lì xì xong, gom lại cho mẹ để chi tiêu những ngày sau Tết. Các con tôi ‘hoan hỉ’ đưa tiền lì xì cho mẹ. Tôi nghĩ chúng cũng hãnh diện vì sự đóng góp mỗi năm chỉ có một lần…

Tết thời điêu linh của gia đình tôi là như thế đó.

***
(*): “For life in general, there is but one decree: Youth is a blunder, Manhood a struggle, Old age a regret”






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |