Jump to content

Advertisements




TÌM HIỂU VỀ THIÊN VĂN & LỊCH PHÁP

kiến thức hỗ trợ

4 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/06/2015 - 18:32

Để bổ xung thêm kiến thức về phong thủy, sau đây là những kiến thức rút tỉa từ sách "THIÊN VĂN LỊCH PHÁP" của tác giả Trần Văn Tam:

PHẦN 1: KIẾN THỨC THIÊN VĂN HIỆN ĐẠI

I. QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ
II. THIÊN HÀ
III. CÁC CHÒM SAO CỦA CƠ SỞ LỊCH PHÁP
a. CHÒM SAO ĐẠI HÙNG
b. CHÒM SAO TIỂU HÙNG
c. CHÒM SAO THIÊN LONG, THIÊN HẬU, THIÊN NGA, THIÊN CẦM, VŨ TIÊN
IV. HỆ MẶT TRỜI
V. MƯỜI HAI CHÒM SAO HOÀNG ĐẠO
VI. HỆ NHỊ THẬP BÁT TÚ
VII. MÔ HÌNH VŨ TRỤ
a. MÔ HÌNH VŨ TRỤ BAN ĐÊM
b. MÔ HÌNH VŨ TRỤ BAN NGÀY
c. MÔ HÌNH VŨ TRỤ - MÔ HÌNH NHẬT TÂM



PHẦN 2: CÁC KIẾN THỨC LỊCH PHÁP HIỆN ĐẠI

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LỊCH
a. NGÀY
b. GIỜ
c. THÁNG
d. NĂM
II. LỊCH PHÁP
a. NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐỂ XÁC ĐỊNH LỊCH ÂM DƯƠNG LÀ CHÍNH XÁC
b. NHỮNG BIỂU HIỆN CHÍNH XÁC CỦA LỊCH ÂM DƯƠNG

I. QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ
Vũ trụ mới chỉ là quan niệm, chưa có một quan niệm nào được chứng minh để xác định, vì thế chúng ta sẽ không đi sâu vào nguồn gốc của vũ trụ. Cấu tạo của vũ trụ thì xưa và nay đều thấy nó là một không gian rộng vô biên, trong đó có các thiên thể chuyển động theo các qui luận khác nhau. Các thiên thể đó được phân biệt:
  • Các định tinh: là các thiên thể/sao đang đứng yên tương đối so với điểm quan sát từ trái đất, nhưng chúng vẫn đang vận chuyển trong vũ trụ.
  • Các hành tinh: là các thiên thể vận động theo quy luật riêng trên các quỹ đạo khác nhau. Ví dụ các hành tinh trong hệ mặt trời đều xoay quanh mặt trời theo các chu kỳ khác nhau và trên các quỹ đạo khác nhau.
  • Các vệ tinh: là các thiên thể xoay xung quanh các hành tinh. Ví dụ như mặt trăng quay xung quanh trái đất, sao mộc có 16 vệ tinh, sao thổ có 18 vệ tinh bay quanh.
Vũ trụ bao gồm vô số các thiên hà, mỗi thiên hà lại bao gồm các định tinh, hành tinh, vệ tinh

II. THIÊN HÀ
Thiên hà của chúng ta có dạng cái bánh dầy nhưng không có biên giới rõ ràng, trong ngân hà chứa hệ mặt trời, có ngôi sao Bắc Cực là ngôi sao trung tâm để làm định hướng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngân Hà, còn gọi là sông Ngân, Thiên Hà, là một thiên hà (galaxy) mà hệ Mặt Trời nằm trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng trắng kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam. Dải Ngân Hà sáng hơn về phía chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) là chỗ trung tâm của dải Ngân Hà. Một dữ kiện thực tế là dải Ngân Hà chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau chứng tỏ hệ Mặt Trời nằm rất gần với mặt phẳng của thiên hà này.

Các tên gọi Ngân Hà, sông Ngân và Thiên Hà trong tiếng Việt bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào những đêm trời quang nhìn lên bầu trời ta có thể thấy một dải màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành. Nó được người Trung Quốc hình tượng hoá thành hình ảnh một dòng sông chảy trên trời và gọi nó là Ngân Hà (Hán văn: 銀河) hoặc Ngân Hán (銀漢), Thiên Hà (天河), Thiên Hán (天漢), Vân Hán (雲漢), Tinh Hà (星河). Thiên hà và Ngân hà vốn là hai tên gọi đồng nghĩa, tuy nhiên trong tiếng Việt hiện đại trong nhiều trường hợp lại có sự khác biệt do nhầm lẫn về ngữ nghĩa. Thiên hà theo cách hiểu thường thấy trong sách báo tiếng Việt hiện nay được người Trung Quốc gọi là tinh hệ (星系).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn









III. CÁC CHÒM SAO CỦA CƠ SỞ LỊCH PHÁP
a. CHÒM SAO ĐẠI HÙNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


chòm sao Đại hùng có chứa chòm sao Gầu lớn mà người xưa gọi là "chòm Bắc Đẩu" (có chứa 7 ngôi sao Tham lang, Liêm trinh, Vũ khúc, Văn khúc, Lộc tồn, Cự môn, Phá quân. Ngoài ra còn có hai ngôi sao bên cạnh sao Liêm trinh gọi là sao Tả phù, Hữu bật). Nếu ta "kẻ" một đường thẳng nối liền sao Tham lang và Cự môn, ta sẽ thấy đường thẳng nối tới sao Bắc cực (Polaris). Sao Vũ khúc và sao Phá quân nối nhau thành chuôi sao Bắc Đẩu, chuôi này bao giờ cũng hướng về sao Tâm. Chòm sao Bắc đẩu quay quanh sao Bắc cực đúng một năm thời tiết hết một vòng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ta có vòng Hoàng đạo nằm bao quanh, và khi chuôi sao Bắc đẩu chỉ vào cung nào của chòm hoàng đạo thì đó gọi là "kiến".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn












b. CHÒM SAO TIỂU HÙNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong chòm sao GÀu nhỏ (tiểu Hùng tinh) có ngôi sao cực kỳ quan trọng, đó là ngôi sao Bắc cực, sao này có các đặc điểm sau:
  • Được coi như là tâm điểm của vũ trụ
  • là ngôi sao đứng yên một chỗ trong bầu trời
  • sao Bắc cực nằm trên đường kéo dài của trục quay trái đất
Trong vũ trụ vốn không có phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Các nhà thiên văn dùng sao Bắc cực để quy định đó là hướng Bắc, ngược chiều với hướng Bắc là hướng Nam. Nhìn về sao Bắc cực thì tay phải là hướng Đông, tay trái là hướng Tây (nhưng trong các bản đồ chiêm tinh thì tay trái là hướng Đông, tay phải là hướng Tây, có lẽ quan niệm là người xem đứng từ cương vị của sao Bắc cực).
Sao Bắc cực còn dùng làm hướng Bắc cho tất cả các hành tinh (sao chuyển động so với trái đất) trong hệ mặt trời, vì sao Bắc cực ở cách xa chúng ta cả chục ngàn năm ánh sáng (một năm ánh sáng = 9.4 tỷ km), trong khi hành tinh xa trái đất nhất là sao Diêm vương có khoảng cách 5.4 tỷ km.
Ta có thể hình dung một tam giác một đỉnh là sao Bắc cực, một đỉnh là sao Diêm vương, một đỉnh là Trái đất. Nếu cạnh nối giữa Diêm vương và Trái đất là 1m thì cạnh nối trái đất với sao Bắc cực sẽ là 1.753.200m. Một tam giác có đáy 1 mét mà chiều cao tới 1.7 triệu m thì thực tế đáy đó bằng không. Vì thế ta có quyền coi đường thẳng nối sao Diêm vương với sao Bắc cực và đường thẳng nối Trái đất là song song với nhau. Do đó, người ta coi đường thẳng nối trục trái đất với sao Bắc cực là "Thiên trục", sao Bắc cực nằm trên "Thiên đỉnh".

Đứng trên trái đất quan sát thì không có phương đông hay phương tây cố định, mà phải lấy một thời điểm và địa điểm cụ thể. Ví dụ: cùng một thời điểm có hai người đứng trên kinh tuyến cách nhau 180 độ như Hà nội và Washington, nếu người ở Hà nội thấy mặt trời ở phương Đông thì người ở Washington thấy mặt trời ở phương Tây.

Thực ra, đường thiên trục không phải bao giờ cũng đi qua sao Bắc cực hiện nay, mà mỗi năm nó "ngoay" (ngoay nghĩa là một đường thẳng một đầu đứng im, một đầu kia quay và vẽ một đường tròn) đi 50.256 giây khỏi sao Bắc cực ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ trái đất, và vẽ lên một hình chóp mà đỉnh là trái đất, đáy là vòng tròn đi qua các chòm sao Thiên vương.
Trong khi thiên trục ngoay như vậy độ nghiêng của thiên trục so với vòng hoàng đạo vẫn là 23.5 độ không thay đổi nhưng hướng nghiêng của thiên trục quay 360 độ, làm cho chu kỳ thời tiết trên trái đất không thay đổi, nhưng thời điểm của chu kỳ sẽ thay đổi từ từ. Qua 26 ngàn năm thì độ ngoay này trở lại từ đầu (nghĩa là sao đóng chỗ của Bắc cực lại là sao cũ). Thí dụ: hiện nay sao Tâm đang ở phương Đông sẽ chuyển dần qua phương Bắc, rồi phương Tây, rồi phương Nam, sau 26 ngàn năm nữa sao Tâm lại trở về phương Đông. Hiện tượng "ngoay" của Thiên trục làm thay đổi chu kỳ của thời tiết là cơ sở giải thích hiện tượng "Tuế sai" sẽ trình bày sau này.

c. CHÒM SAO THIÊN LONG, THIÊN HẬU, THIÊN NGA, THIÊN CẦM, VŨ TIÊN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



CHÒM SAO THIÊN LONG
là một chòm sao nối dài thành hình tựa con rồng, phần đuôi rồng gần giống nửa vòng tròn ôm lấy sao Tiểu hùng (gàu nhỏ) và như bức tường ngăn chòm gàu nhỏ và gàu lớn. Ngôi sao thứ 3 kể từ đuôi rồng đã là sao Bắc cực cách đây 3000 năm, khi xây dựng kim tự tháp người ta đã lấy sao đó làm Bắc cực, rồi tới năm 23 ngàn sao đó lại sẽ là sao Bắc cực lần nữa. Điều này có nghĩa là sau một khoảng thời gian, chúng ta sẽ phải chỉnh lý và "update" lại giữa cung hoàng đạo (phương tây) với các địa chi (phương đông) như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





CHÒM SAO THIÊN VƯƠNG(Cepheus), THIÊN HẬU (Cassiopela)
Theo truyền thuyết Hy lạp, Thiên vương là chồng của Thiên hậu. Chòm sao Thiên hậu là chòm sao cấu tạo thành hình chữ W, chòm sao này rất sáng trong dải ngân hà. Ngôi sao cuối cùng của chòm Thiên hậu luôn đối xứng với góc gắn chuôi với gầu của sao Gầu lớn qua sao Bắc cực.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi vietnamconcrete: 22/06/2015 - 18:33


#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/06/2015 - 18:46

IV. HỆ MẶT TRỜI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hệ mặt trời nằm trong ngân hà của chúng ta, hệ này gồm có mặt trời (định tinh - đứng yên ở trung tâm) và chín hành tinh quay quanh mặt trời - trong đó có 6 hành tinh có vệ tinh, có hàng ngàn thiên thể không được gọi là hành tinh vì quá nhỏ (từ 1km tới 800km) cũng bay quanh mặt trời.

Tất cả các hành tinh đều quay xung quanh mặt trời trên một quỹ đạo của riêng mình. Mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh gần như đều trùng với mặt phẳng quỹ đạo trái đất. Các hành tinh có đường kính khác nhau, có khoảng cách khác nhau so với mặt trời.

Đứng từ trái đất thấy 12 chòm sao hoàng đạo tạo thành một vòng quanh trái đất, gọi là "Vòng hoàng đạo". Các hành tinh đều quay trên vành hoàng đạo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tất cả các hành tinh đều quay xung quanh mặt trời như trái đất - theo chiều từ Tây qua Đông. Trên các hành tinh gần mặt trời hơn trái đất thì thời gian cùng đo với trái đất sẽ ngắn hơn, ngược lại thời gian sẽ dài hơn đối với các hành tinh xa mặt trời hơn trái đất.

MẶT TRỜI (SUN)
Là một thiên thể đứng yên một chỗ trong thiên hà, nó là tâm quay cho các hành tinh và các vệ tinh. Mặt trời có dạng hình cầu, có đường kính là 1.390.000km, nhiệt độ trên bề mặt nóng tới 6 ngàn độ.

SAO THỦY (MERCURE)
Là một hành tinh nhỏ, ở gần mặt trời nhất, đường kính của nó bằng 4.770km, nhiệt độ khoảng 400 độ C, cách xa mặt trời 58 triệu km. Sao thủy quay xung quanh mặt trời một vòng, mất một khoảng thời gian nhỏ hơn một năm trên trái đất.

SAO KIM (VENUS)
Sao kim là hành tinh gần mặt trời thứ hai, đường kính 12.110 km, gần bằng đường kính của trái đất, nhiệt độ của sao Kim khoảng 500 độ C, cách xa mặt trời 108 triệu km. Sao kim quay quanh mặt trời một vòng mất khoảng thời gian nhỏ hơn 1 năm trên trái đất. Khi sao kim cùng trái đất ở cùng một phía của mặt trời thì hai hành tinh này gần nhau nhất khoảng 42 triệu km. Ta thấy sao kim sáng nhất, người ta thường gọi sao kim là sao hôm và sao mai vì chập tối thấy ở phía Đông còn sáng ra thấy ở phía Tây. Sao kim có màu trắng - màu hành kim (người xưa dựa vào màu sắc để gán ngũ hành cho cửu tinh).

SAO HỎA (MARS)
Sao hỏa cách mặt trời thứ tư, sau trái đất (thứ ba), đường kính bằng 6.740 triệu km, lớn bằng già nửa trái đất, nhiệt độ của nó là âm 40 độ C, cách mặt trời 278 triệu km. Sao hỏa quay một vòng quanh mặt trời mất một khoảng thời gian lớn hơn 1 năm trên trái đất (một năm trên sao hỏa hết 22 tháng trên trái đất), sao này có màu đỏ nên được gán là hành hỏa. Nó có hai vệ tinh.

SAO MỘC (JUPITER)
Là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, đường kính 142.500 km, lớn hơn trái đất gấp 10 lần, cách xa mặt trời 778 triệu km, nhiệt độ trên sao mộc là âm 150 độ C, một năm của sao Mộc dài bằng 12 năm trên trái đất. theo số liệu năm 1990 sao này có 16 vệ tinh.

SAO THỔ (SATURNE)
là hành tinh lớn thứ 2 trong các hành tinh của hệ mặt trời, có đường kính 115.500 km, cách xa mặt trời 1.426 km, nhiệt độ bề mặt âm 170 độ C. Sao này quay quanh mặt trời một vòng hết 29 năm của trái đất, vì có màu vàng nên được gán hành thổ. Theo số liệu năm 1990 nó có 18 vệ tinh.

SAO THIÊN VƯƠNG (URANUS)
Là hành tinh lớn gấp 4 lần trái đất, đường kính 48.000 km, cách xa mặt trời 2.869 km, nhiệt độ bề mặt âm 200 độ C. Thiên vương tinh do Châu Âu tìm thấy nên không được nằm trong "Thất chính" của Trung hoa.

SAO HẢI VƯƠNG (NEPTUNE)
Là hành tinh thứ 8, lớn gấp 3,6 lần trái đất, đường kính 45.500 km, cách xa mặt trời 4.496 triệu km, xa hơn trái đất 30 lần, nhiệt độ bề mặt âm 200 độ C. Sao này mới được Verrier (người pháp) tìm thấy năm 1840 nên không nằm trong hệ thống thất tinh của Trung hoa cổ.

SAO DIÊM VƯƠNG (PLUTON)
là hành tinh thứ 9 quay xung quanh mặt trời, đường kính 5.900 km, chưa bằng 1/2 trái đất, cách mặt trời 5.905 triệu km, nhiệt độ bề mặt là âm 230 độ C. Sao này cũng mới được phát hiện năm 1930 và không nằm trong hệ thống thất chính của Trung hoa cổ.

TRÁI ĐẤT (EARTH)
Là một hành tinh có sự sống, người xưa không biết nó là một hành tinh (tưởng nó đứng yên) vì tầm nhìn con người quá bé nhỏ so với khoảng cách trái đất nên tưởng nó đứng yên, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao chuyển động quay quanh trái đất.
Trái đất có đường kính 12.756 km, cách xa mặt trời 150 triệu km, nó chuyển động quanh mặt trời trên một quỹ đạo hìn elipe, mà mặt trời là trung tâm của hình elipe đó. Trái đất quay xung quanh mặt trời hết một vòng từ điểm Xuân phân lại trở về điểm Xuân phân là 365,2422 ngày - gọi là 1 năm thời tiết.
Trái đất tự quay xung quanh mình mất một ngày đêm, người ta tìm cách chia nhỏ thời gian một ngày ra làm 24 giờ (hay 12 canh giờ theo Trung hoa cổ). Ngày đêm là một khoảng thời gian cố định tự nhiên đã có hàng tỷ năm, và khoảng thời gian đó không thay đổi xuyên suốt thời gian và không gian. Còn giờ là thời gian do con người quy ước. Vậy 1 ngày đêm là khoảng thời gian không đổi, nhưng 24 giờ chỉ gần đúng, không bao giờ chính xác tuyệt đối.
Quỹ đạo của Trái đất xung quanh mặt trời là có thật, nhưng lại không xác định được nó ở đâu mà chỉ hình dung thấy một năm quay được 1 vòng, vòng đó gọi là vòng Hoàng đạo, vòng hoàng đạo được đánh dấu bằng 12 chòm sao gọi là 12 chòm sao hoàng đạo, hoặc được đánh dấu bằng 28 chòm sao (nhị thập bát tú).

Ta nhìn thấy mặt trời hình như quay quanh trái đất một ngày đêm hết một vòng, vòng đó gọi là "Vĩ tuyến trời". Trong ngày Xuân phân và Thu phân thì mặt trời quay xung quanh trái đất được một vòng lớn nhất - vòng đó gọi là "Vòng xích đạo trời". Xích đạo trời đi qua hai chòm sao Song ngư (cung Hợi) và Thất nữ (cung Tị) của vòng Hoàng đạo. Các vĩ tuyến này có mặt phẳng song song với nhau, song song với mặt phẳng xích đạo trời và thẳng góc với Thiên trục. Các vĩ tuyến trời di chuyển về phía Bắc và phía Nam của đường Xích đạo mỗi phía là 23,5 độ (gọi là Chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam):
  • chí tuyến Bắc: là quỹ đạo mặt trời quay xung quanh trái đất vào ngày Hạ chí
  • chí tuyến Nam: là quỹ đạo mặt trời quay xung quanh trái đất vào ngày Đông chí

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trái đất có một trục quay vô hình, nó là một đường thẳng xuyên qua tâm trái đất kéo dài tới sao Bắc cực. Trục này tạo với mặt phẳng hoàng đạo một góc 66.5 độ - và nghiêng so với quỹ đạo của trái đất là 23.5 độ. Chính do độ nghiêng này tạo ra các mùa thời tiết khác nhau, gọi là các đới nhiệt độ khác nhau (do độ tròn của Trái đất gây nên).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

</p>



Trái đất quay xung quanh mặt trời, tự quay xung quanh tâm của mình, có độ nghiêng với vòng hoàng đạo là những yếu tố cơ bản để làm ra lịch pháp.

MẶT TRĂNG (MOON)
là một vệ tinh của trái đất, có đường kính bằng 3.473 km, khoảng cách trung bình so với trái đất là 384.000 km, khi xa nhất là 406.800 km, khi gần nhất là 356.500 km.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mặt trăng quay xung quanh trái đất và quỹ đạo của nó gọi là "Vòng bạch đạo" - là một đường hình elipe, mặt phẳng của vòng bạch đạo có độ nghiêng không quá 5 độ so với mặt phẳng của vòng hoàng đạo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mặt trăng quay xung quanh trái đất từ Tây qua Đông, mặt trăng quay hết một vòng Bạch đạo mất 27,321661 ngày. Do trái đất tự quay quanh nó nên từ trái đất thấy mặt trăng hàng ngày đi trên thiên cầu theo một quỹ đạo mà mặt phẳng của nó song song với mặt phẳng xích đạo từ Tây qua Đông, trong khi chiều chuyển động của mặt trăng hàng tháng là từ Đông qua Tây. Chính vì hiện tượng chuyển động ngược chiều đó mà mặt trăng mọc muộn hơn ngày hôm trước 50 phút và cũng lặn muộn hơn như thế, hiện tượng này dẫn tới sự thay đổi vị trí của mặt trăng so với mặt trời theo một chu kỳ cố định là 29,530500 ngày (trung bình) lại trở lại vị trí tương ứng ban đầu. Chu kỳ này gọi là một tuần trăng/tháng trung bình.

Hiện tượng mặt trăng quay xung quanh trái đất, đồng thời quay xung quanh mặt trời tạo nên tháng âm lịch và tạo nên hiện tượng nhật thực, nguyệt thực

V. MƯỜI HAI CHÒM SAO HOÀNG ĐẠO

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


CHÒM SAO BẠCH DƯƠNG (ARIES - CUNG TUẤT)
chòm sao Bạch dương nằm trong vòng Hoàng đạo, giữa chùm sao Song ngư và chùm sao Kim ngưu, nằm trong cung 28 tới 90 độ. Lấy mặt trời làm trung tâm, khi trái đất di chuyển tới cung của ba chòm Kim ngưu, Bạch dương, Song ngư là thời tiết đang vào Đông chí.

CHÒM SAO KIM NGƯU (TAURUS - CUNG DẬU)
Chòm sao Kim ngưu là chòm sao lớn trong giải ngân hà, nằm giữa chòm Bạch dương và Song tử, chiếm một cung từ 56 tới 85 độ. Ngôi sao lớn nhất trong chòm sao này lớn hơn đường kính mặt trời khoảng 36 lần, sáng gấp 100 lần mặt trời, ở cách xa chúng ta 55 năm ánh sáng. Quan sát chòm Kim ngưu tốt nhất từ tháng 10 tới tháng 3 dương lịch.

CHÒM SAO SONG NỮ (GEMINI - CUNG THÂN)
chòm sao Song tử (song nữ) chiếm một cung từ 92 tới 116 độ. Nó ở giữa chòm sao Kim ngưu và sao Cự giải. Muốn tìm chòm Song tử ta kéo dài đường chéo của sao Gấu lớn/Đại hùng từ chỗ nối chuôi với gầu. Chòm song tử chỉ quan sát được vào những đêm trời trong, vì ngôi sao ở cung Thân, chòm sao nhỏ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





CHÒM SAO CỰ GIẢI (CANCER - CUNG MÙI)
Chòm Cự giải là chòm sao mờ nhất trong các chòm sao trong vòng hoàng đạo. Nó ở giữa chòm sao Song tử và chòm sao Sư tử, nó chiếm một cung từ 121 tới 134 độ. Chòm sao Cự giải chỉ nhìn thấy được vào những đêm không trăng.

CHÒM SAO SƯ TỬ (LEO - CUNG NGỌ)
gọi là chòm sao Sư tử vì nó trông giống như con Sư tử. Nó chiếm một cung từ 140 tới 178 độ. Muốn tìm chòm sao Sư tử ta bắt đầu từ chòm sao gầu nhỏ qua gầu lớn đến Sư tử. Ngôi sao sáng nhất trong chòm Sử tử là bàn chân trái trước của con sư tử, nó sáng gấp đôi sao Bắc cực, nó cách chúng ta khoảng 80 năm ánh sáng và sáng gấp 100 mặt trời (nhưng thực tế nhìn nhỏ hơn mặt trời vì quá xa). Ngôi sao sáng nhất (bàn chân trái) của chòm sư tử là một căn cứ để xác định vòng hoàng đạo. Mặt trăng theo chu kỳ giao nhau với đường hoàng đạo, đi qua trước ngôi sao đó và che khuất nó. Chòm sao sư tử quan sát thấy ở phương Nam vào các tháng 2, 3, 5, 6 dương lịch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






CHÒM SAO THẤT NỮ (ViRGO - CUNG TỴ)
Thất nữ là chòm sao lớn cấu tạo bởi nhiều sao mờ nhỏ, đầu chòm sao Thất nữ sát với đuôi chòm sao Sư tử. Nó nằm ở giữa chòm Sư tử và chòm Thiên bình, chiếm một cung hoàng đạo từ 176 tới 220 độ. Ngôi sao sáng nhất chòm Thất nữ lớn gấp 5 lần đường kính mặt trời, có độ sáng 1 ngàn lần hơn mặt trời, cách xa chúng ta 190 năm ánh sáng.

CHÒM SAO THIÊN BÌNH (LIBRA - CUNG THÌN)
Trong chòm sao Thiên bình không có ngôi sao nào sáng trội hơn các ngôi sao khác, ngôi sao bên phải phía dưới chòm Thiên bình có màu xanh. Chòm này nằm giữa Thất nữ và Thần nông, chiếm một cung hoàng đạo từ 224 tới 254 độ.

CHÒM SAO THẦN NÔNG (SCORPIUS - CUNG MÃO)
Thần nông là chòm sao đẹp tuyệt vời, nhưng đáng tiếc nó chỉ xuất hiện toàn vẹn ở các vĩ tuyến Nam bán cầu. Ngôi sao sáng nhất trong chòm Thần nông là Antares - tức sao Tâm trong 28 tú (Antares nghĩa là đối thủ của sao Hỏa: anti là chống lại, Ares là sao Hỏa). Antares là ngôi sao cực lớn, màu đỏ giống sao Hỏa, đường kính khoảng 300 lần hơn mặt trời, sáng gấp 2000 lần hơn mặt trời, cách xa chúng ta 230 năm ánh sáng. Chòm Thần nông chiếm một cung từ 239 tới 267 độ trên vòng hoàng đạo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






CHÒM SAO NHÂN MÃ (SAGITTARIUS - CUNG DẦN)
Nhân mã là chòm sao có một phần nằm trong giải Ngân hà, nó nằm giữa chòm Thần nông và chòm Ma kết, chiếm một cung từ 271 tới 289 độ.

CHÒM SAO MA KẾT (CAPRISCORIUS - CUNG SỬU)
Ma kết là chòm sao sáng yếu, khó nhìn thấy, chỉ thấy chòm sao này khi bầu trời thật trong vì nó ở phía Nam của bầu trời và không khi nào lên quá cao khỏi chân trời, chỉ thấy được từ tháng 7 tới tháng 10 dương lịch.

CHÒM SAO BẢO BÌNH (AQUARIUS - CUNG TÝ)
Bảo bình là chòm sao tập hợp bởi nhiều sao mờ nhỏ. Chòm Bảo bình trông giống như một người vừa chạy vừa bưng bình nước có hai dòng nước chảy ra. Muốn thấy cả chòm sao Bảo bình phải nhìn vào đêm thật trong và tối trời từ tháng 8 tới tháng 11 dương lịch. Chòm Bảo bình chiếm một cung từ 296 tới 352 độ trên cung hoàng đạo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



CHÒM SAO SONG NGƯ (PICES - CUNG HỢI)
Chòm sao Song ngư lớn nhưng mờ, người ta đánh dấu điểm Xuân phân, tức là điểm nhìn thấy mặt trời vào ngày Xuân phân (21/3). Chòm Song ngư chiếm một cung từ 327 tới 20 độ (qua kinh tuyến 0 độ) và xuất hiện ở phương Nam từ tháng 9 tới tháng 12 dương lịch.

Thanked by 2 Members:

#3 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/06/2015 - 19:35

VI. HỆ NHỊ THẬP BÁT TÚ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trên mặt phẳng hoàng đạo của hệ mặt trời vốn không có Bắc hay Nam, để phân biệt phương hướng người ta chiếu trục vũ trụ (lấy sao Bắc cực làm đỉnh) xuống vòng hoàng đạo thì được đường Bắc Nam trên vòng hoàng đạo, đường Bắc Nam này đi qua hai chòm sao Nhân Mã và Song tử (trục Dần Thân). Đối với trái đất thì các sao Hoàng đạo không có phương hướng nhất định (tùy vào vị trí và thời gian), ví dụ:
  • cùng vào tháng 3 âm lịch, chuôi sao Bắc đẩu chỉ vào cung Thìn, người đứng ở vĩ tuyến 30 độ Bắc nhìn thấy sao Thất nữ ở chính Nam, trong khi đó người ở vĩ tuyến 30 độ Nam lại nhìn thấy Thất nữ ở chính Bắc.
  • cùng vào tháng 12 âm lịch, chuôi sao Bắc đẩu chí vào cung Sửu, lúc hoàng hôn người đứng ở vĩ tuyến 30 độ Bắc nhìn thấy sao Song tử hoặc sao Tinh ở chính Nam, trong khi đó người đứng ở vĩ tuyến 30 độ Nam lại nhìn thấy sao Song tử hoặc sao Tinh ở chính Bắc.
Sau đây, khi nói tới thời gian xuất hiện của các chòm sao trong hệ 28 tú thì độc giả nên biết là đang dùng thời gian dương lịch:

SAO GIÁC
là chòm sao gồm hai ngôi sao sáng trên lưng của chòm sao Thất Nữ, kinh độ 198 tới 202 độ. Sao Giác xuất hiện ở chính Nam vào các ngày giờ như sau:
  • 21h ngày 15/6 dương lịch
  • 22h ngày 1/6
  • 23h ngày 15/5
  • nửa đêm ngày 1/5
  • 2h ngày 1/4
  • 1h ngày 1/4
  • 1h ngày 15/4

SAO CANG
là chòm sao gồm 4 ngôi sao trong chòm sao Thất nữ, nằm trong kinh độ từ 203 tới 214 độ, xuất hiện ở chính Nam vào các ngày giờ sau:
  • 21h ngày 1/7 dương lịch
  • 22h ngày 15/6
  • 23h ngày 1/6
  • nửa đêm ngày 15/5
  • 1h ngày 1/5
  • 2h ngày 15/4

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



SAO ĐÊ
là chòm sao nằm trong chùm sao Thiên bình trong hệ thống sao hoàng đạo, nằm từ kinh độ 226 tới 235 độ, xuất hiện ở chính Nam vào các ngày giờ sau:
  • 21h ngày 15/7 dương lịch
  • 22h ngày 1/7
  • 23h ngày 15/6
  • nửa đêm ngày 1/6
  • 1h ngày 15/5
  • 2h ngày 1/5

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


SAO PHÒNG
là chòm sao nằm ở đầu chòm sao Thần nông, từ kinh độ 239 tới 243 độ, xuất hiện ở chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 1/8 dương lịch
  • 22h ngày 15/7
  • 22h ngày 1/7
  • nửa đêm ngày 15/6
  • 1h ngày 1/6
  • 2h ngày 15/5
</p>
SAO TÂM
Là chòm sao nằm trong chòm sao Thần nông, trong đó ngôi sao sáng nhất của chòm này là Antares ở giữa. Chòm sao Tâm nằm từ kinh độ 224 tới 250 độ, chòm này được gọi là chòm sao "Thời trung" - khi sao Tâm ở chính Nam vào lúc hoàng hôn thì ngày đó là ngày Hạ chí. Sao Tâm xuất hiện ở phương Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 1/8 dương lịch
  • 22h ngày 15/7
  • 23h ngày 1/7
  • nửa đêm ngày 15/6
  • 1h ngày 1/6
  • 2h ngày 15/5

SAO VĨ
là chòm sao gồm 8 ngôi sao ở đuôi sao Thần nông, nằm từ kinh độ 252 đến 268 độ, xuất hiện ở bầu trời phương Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 15/8 dương lịch
  • 22h ngày 1/8
  • 23h ngày 15/7
  • nửa đêm ngày 1/7
  • 1h ngày 15/6
  • 2h ngày 1/6

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





SAO CƠ
là chòm sao nằm bên phải của chòm sao Nhân mã, nằm từ kinh độ 271 tới 277 độ, xuất hiện ở chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 1/9 dương lịch
  • 22h ngày 15/8
  • 23h ngày 1/8
  • nửa đêm ngày 15/7
  • 1h ngày 1/7
  • 2h ngày 15/6

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAO ĐẨU
là chòm sao nằm trong chòm Nhân mã, nằm từ kinh độ 274 tới 287 độ, xuất hiện ở chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 1/9 dương lịch
  • 22h ngày 15/8
  • 23h ngày 1/8
  • nửa đêm ngày 15/7
  • 1h ngày 1/7
  • 2h ngày 15/6



SAO NGƯU
là chòm sao nằm trong chòm sao Ma kết, từ kinh độ 304 tới 321 độ, xuất hiện ở chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 15/10 dương lịch
  • 22h ngày 1/10
  • 21h ngày 15/9
  • 22h ngày 1/9
  • nửa đêm ngày 15/8
  • 1h ngày 1/8
  • 2h ngày 15/7

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






SAO NỮ
là chòm sao nằm trong chòm sao Bảo bình và tạo thành 2 chân của người giữ bình, từ kinh độ 304 tới 320 độ, xuất hiện ở chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 15/10 dương lịch
  • 22h ngày 1/10
  • 23h ngày 15/9
  • nửa đêm 1/9
  • 1h ngày 15/8
  • 2h ngày 1/7

SAO HƯ
là chòm sao nằm trong chòm sao Bảo bình, gồm 2 ngôi sao tạo nên cánh tay của người giữ bình, từ kinh độ 340 tới 344 độ. Khi sao Hư xuất hiện vào chính Nam lúc hoàng hôn là ngày Đông chí. Sao Hư xuất hiện vào thời gian:
  • 21h ngày 1/11 dương lịch
  • 22h ngày 15/10
  • 23h ngày 1/10
  • nửa đêm ngày 15/9
  • 1h ngày 1/9
  • 2h ngày 15/8

SAO NGUY
là chòm sao trong chòm sao Bảo bình, ở cái bình, từ kinh độ 341 tới 349 độ, xuất hiện vào thời gian:
  • 21h ngày 1/11 dương lịch
  • 22h ngày 15/10
  • 23h ngày 1/10
  • nửa đêm ngày 15/9
  • 1h ngày 1/9
  • 2h ngày 15/8

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







SAO THẤT
là chòm sao nằm trong chòm sao Phi mã và tạo thành một cạnh của chòm sao Hình vuông, ngôi sao hình vuông này nằm giữa chòm sao hình vuông vào chòm sao Tiên nữ, từ kinh độ 345 tới 346 độ, xuất hiện tại chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 15/11 dương lịch
  • 22h ngày 1/11
  • 23h ngày 15/10
  • nửa đêm ngày 1/10
  • 1h ngày 15/9
  • 2h ngày 1/9

SAO BÍCH
là chòm sao gồm 2 ngôi sao, một ngôi là đầu sao Vũ tiên đồng thời là một góc của chòm sao Hình vuông. Hai ngôi sao này tạo thành một cạnh của chòm sao Hình vuông, đối diện với cạnh kia là chòm sao Thất. Nằm từ kinh độ 2 tới 4 độ, xuất hiện vào chính Nam trong thời gian:
  • 21h ngày 1/12 dương lịch
  • 22h ngày 15/11
  • 23h ngày 1/11
  • nửa đêm 15/10
  • 1h ngày 1/10
  • 2h ngày 15/9

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





SAO KHUÊ
là chòm sao bao gồm nhiều sao sáng trong chòm sao Tiên nữ và một ngôi sao sáng ở đầu chòm "Con cá nhỏ" trong chòm sao Song ngư, nằm từ kinh độ 12 tới 18 độ, xuất hiện ở chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 1/12 dương lịch
  • 22h ngày 15/11
  • 23h ngày 1/11
  • nửa đêm ngày 15/10
  • 1h ngày 1/10
  • 2h ngày 15/9

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







SAO LÂU
là chòm sao nằm trong chòm sao Bạch dương, gồm 2 ngôi sao tạo thành hàm của "con dê trắng", từ kinh độ 28 tới 33 độ, xuất hiện ở chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 1/1 dương lịch
  • 22h ngày 15/15
  • 23h ngày 1/12
  • nửa đêm ngày 15/11
  • 1h ngày 1/11
  • 2h ngày 15/10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

SAO VỊ
là chòm sao nằm trong chòm sao Bạch dương và ở phần sau của chòm sao Bạch dương, từ kinh độ 42 tới 49 độ, xuất hiện vào chính Nam trong thời gian:
  • 21h ngày 1/1 dương lịch
  • 22h ngày 15/12
  • 23h ngày 1/12
  • nửa đêm 15/11
  • 1h ngày 1/11
  • 2h ngày 15/10

SAO MÃO
là chòm sao gồm 7 ngôi sao nằm ở đầu "sừng" của chòm sao Kim ngưu, từ kinh độ 50 tới 60 độ, xuất hiện ở chính Nam vào lúc hoàng hôn là ngày Thu phân. Sao Mão xuất hiện vào thời gian:
  • 21h ngày 15/1 dương lịch
  • 22h ngày 1/1
  • 23h ngày 15/12
  • nửa đêm ngày 1/12
  • 1h ngày 15/11
  • 2h ngày 1/11
Sao Mão là một trong bốn ngôi sao "thời trung", nó xuất hiện vào chính Nam trong ngày Đông chí, khi đó chuôi sao Bắc đẩu chỉ vào xá Tý.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



SAO TẤT
là chòm sao nằm trong chòm sao Kim ngưu, tạo thành "quai hàm" và "ức" của "trâu vàng", từ kinh độ 60 tới 71 độ, xuất hiện vào chính Nam trong thời gian:
  • 21h ngày 1/2 dương lịch
  • 22h ngày 15/1
  • 23h ngày 1/1
  • nửa đêm ngày 15/12
  • 1h ngày 1/12
  • 2h ngày 15/12



SAO CHỦY
là chòm sao nằm trong hai chòm sao Kim ngưu và lạp lộ (Orion = người đi săn), tạo nên "bàn chân" của "trâu vàng" kết hợp với hai ngôi sao ở "cánh cung" trái của Lạp lộ. Chòm này nằm từ kinh độ 69 tới 72 độ thuộc xá Dậu, xuất hiện tại chính Nam vào các ngày giờ:
  • 21h ngày 1/2 dương lịch
  • 22h ngày 15/1
  • 23h ngày 1/1
  • nửa đêm ngày 15/12
  • 1h ngày 1/12
  • 2h ngày 15/12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





SAO SÂM
là chòm sao nằm trong chòm sao Lạp lộ, từ kinh độ 78 tới 89 độ thuộc xá Dậu, xuất hiện vào các ngày giờ
  • 21h ngày 15/2
  • 22h ngày 1/2
  • 23h ngày 15/1
  • nửa đêm ngày 1/1
  • 1h ngày 15/12
  • 2h ngày 1/12



SAO TỈNH
là chòm sao nằm trong chòm sao Song tử, từ kinh độ 94 tới 116 độ thuộc xá Thân, xuất hiện vào thời gian:
  • 21h ngày 1/3 dương lịch
  • 22h ngày 15/3
  • 23h ngày 1/2
  • nửa đêm ngày 15/2
  • 1h ngày 1/1
  • 2h ngày 15/12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





SAO QUỶ
là chòm sao nằm trong chòm sao Cự Giải, từ kinh độ 121 tới 134 độ thuộc xá Mùi, xuất hiện ở chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 1/4 dương lịch
  • 22h ngày 15/3
  • 23h ngày 1/3
  • nửa đêm ngày 15/2
  • 1h ngày 1/2
  • 2h ngày 15/1

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





SAO LIỄU
là chòm sao nằm trong chòm sao Trường xà (rắn dài), gồm 7 ngôi sao tạo thành đầu "con rắn", từ kinh độ 128 tới 145 độ, xuất hiện tại chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 1/4 dương lịch
  • 22h ngày 15/3
  • 23h ngày 1/3
  • nửa đêm ngày 15/2
  • 1h ngày 1/2
  • 2h ngày 15/1

SAO TINH
là chòm sao nằm trong chòm sao Trường xà, chúng tạo thành thân của "con rắn", nằm từ kinh độ 142 tới 172 độ, đây là chòm sao "thời trung" vì khi nó xuất hiện ở chính Nam vào lúc Hoàng hôn là ngày Xuân phân. Tinh xuất hiện ở chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 15/4
  • 22h ngày 1/4
  • 23h ngày 15/3
  • nửa đêm ngày 1/3
  • 1h ngày 15/2

SAO TRƯƠNG
theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì chòm sao này nằm dưới bụng của chòm sao Trường xà, nhưng trong thực tế dưới bụng của chòm Trường xà không có chòm sao này. Theo cấu tạo hình chữ U ngược trong sách cổ Trung Quốc thì sao Trương chỉ có thể là bốn ngôi sao tạo thành 2 chân sau của chòm Sư tử. Chúng nằm từ kinh độ 159 tới 171 độ, xuất hiện tại chính Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 15/5 dương lịch
  • 22h ngày 1/5
  • 23h ngày 15/4
  • nửa đêm ngày 1/4
  • 1h ngày 15/3
  • 2h ngày 1/3

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



SAO DỰC
Theo cấu tạo mà sách Trung Quốc cổ miêu tả thì không thấy trên bầu trời. Theo giáo sư Trần Xuân Hãn thì nó là "cái cốc" úp ngược trên lưng của chòm sao Trường xà (ở đây vẽ theo miêu tả của giáo sư Trần Xuân Hãn), nằm từ kinh độ 170 tới 179 độ, xuất hiện tại phương Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 15/5
  • 22h ngày 1/5
  • 23h ngày 15/4
  • nửa đêm ngày 1/4
  • 1h ngày 15/3
  • 2h ngày 1/3

SAO CHẨN
Là chòm sao nằm trong chòm sao "con quạ", từ kinh độ 181 tới 188 độ, xuất hiện ở phương Nam vào thời gian:
  • 21h ngày 1/6
  • 22h ngày 15/5
  • 23h ngày 1/5
  • nửa đêm ngày 15/4
  • 1h ngày 1/4

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/06/2015 - 19:47

VII. MÔ HÌNH VŨ TRỤ
Vũ trụ rộng vô biên mà tầm nhìn của con người có giới hạn (kể cả có trang bị máy móc hiện đại). Qua một không gian khí quyển và không trung dày hàng trăm năm ánh sáng, người ta liên tưởng tới vũ trụ như một hình cầu có màu xanh nhạt (gọi là Thiên cầu), vì đứng trên trái đất nên chỉ thấy nửa hình cầu úp lên một cái đĩa phẳng rộng vô biên của mặt đất. Thiên cầu khi úp lên đĩa đất tạo thành một giao tuyến vòng tròn cũng rộng vô biên gọi là "Đường chân trời", trên thiên cầu người ta liên tưởng rằng các vì sao được "treo" lơ lửng, và cả thiên cầu cùng các vì sao, mặt trời, mặt trăng cùng quay xung quanh người quan sát, mọc lên từ phương Đông, lặn đi ở phương Tây rồi lại chui lộn lại ở dưới gầm cái "đĩa" để rồi sáng ngày hôm sau lại mọc ở phương Đông - cứ thế tuần hoàn mà tạo thành ngày đêm. Từ cái nhìn như vậy người ta xây dựng một mô hình vũ trụ biểu kiến như sau:


a. MÔ HÌNH VŨ TRỤ BAN ĐÊM
"Mô hình biểu kiến" có nghĩa là nhìn như thế nhưng thực chất không phải vậy. Vì nơi quan sát ở trên mặt đất, người quan sát thường lấy mặt đất làm trung tâm nên gọi là "Mô hình địa tâm". Như hình vẽ dưới đây thể hiện một người đứng ở vĩ tuyến 40 độ của trái đất, dưới chân là một mặt phẳng nằm ngang góc với chiều đứng từ chân lên đầu và thẳng góc với đường kính của trái đất tại điểm quan sát, từ điểm đứng đó người quan sát thấy bầu trời xanh như một nửa quả cầu úp lên mặt đất - đó là bán thiên cầu:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

  • Vòng tròn mà người quan sát thấy (do bán thiên cầu úp lên mặt đất tạo thành) gọi là "đường chân trời" - nó chia thiên cầu ra làm hai nửa cho nên gọi là hai bán thiên cầu.
  • Đường thẳng nối từ sao Bắc cực tới chân người quan sát tới sao Nam cực gọi là "Thiên trục" (thực ra đường thẳng nối từ sao Bắc cực qua tâm trái đất mới đúng là thiên trục)
  • Khoảng cách từ mỗi ngôi sao đến mặt phẳng đường chân trời theo chiều thẳng đứng (của người quan sát) gọi là độ cao của mỗi ngôi sao
  • Đường thẳng đứng từ chân người quan sát lên tới thiên cầu gọi "Thiên đỉnh"
  • Đường nửa vòng tròn đi từ cực Bắc của đường chân trời tới cực Nam của đường chân trời gọi là "Kinh tuyến trời" - đường Bắc Nam trên mặt phẳng chân trời này là hình chiếu của Thiên trục xuống mặt phẳng chân trời.

Cùng một thời điểm thì mỗi người đứng ở mỗi điểm khác nhau trên trái đất sẽ nhìn thấy mỗi thiên cầu khác nhau; những người đứng trên cùng một kinh tuyến nhưng ở khác vĩ tuyến sẽ thấy cùng các tinh tú nhưng với độ cao khác nhau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

</p>




b. MÔ HÌNH VŨ TRỤ BAN NGÀY
Ban ngày do ánh sáng mặt trời làm lóa mắt nên không nhìn thấy các vì sao, hành tinh. Ta chỉ nhìn thấy mặt trời và mặt trăng vào buổi sáng hay buổi chiều tối khi ánh sáng mặt trời đã yếu. Nếu đứng ở đỉnh cực Bắc của trái đất để quan sát thì:
  • Thiên đỉnh trùng với cực Bắc và sao Bắc cực
  • Mặt phẳng chân trời trùng với mặt phẳng xích đạo trời - vì mặt phẳng chân trời này song song với mặt phẳng xích đạo đất
  • Từ cực Bắc quan sát, mặt trời không lặn từ Xuân phân tới Thu phân, 186 ngày là ban ngày; riêng ngày Thu phân quan sát thấy mặt trời đi vòng một vòng quanh đường chân trời; từ Thu phân đến trước Xuân phân của năm tới sẽ không nhìn thấy mặt trời (179 đêm).
  • Từ ngày Xuân phân tới ngày Hạ chí mặt trời "vẽ" được 93 vòng tròn hình lò xo từ Xích đạo đến vĩ tuyến 23,5 độ Bắc (chí tuyến Bắc); rồi từ Hạ chí tới Thu phân mặt trời lại vẽ được 93 vòng tròn từ vĩ tuyến 23,5 Bắc về Xích đạo

Từ ngày Thu phân tới ngày Đông chí, rồi từ ngày Đông chí tới ngày Xuân phân mặt trời vẽ 179 vòng tròn hình lò xo tạo thành nửa "hình tang trống" ở phía Nam - đối xứng với hình tang trống tại phía Bắc. Khi đứng quan sát ở phía Bắc thì phương Bắc chính là đỉnh đầu, còn các phía của đường tròn đều là phía Nam, không nhìn thấy các sao ở Thiên cầu phương Nam. Ngược lại, khi quan sát từ cực Nam trái đất thì đỉnh đầu là phương Nam, các phía của đường tròn là phía Bắc, không nhìn thấy các sao ở bán thiên cầu phía Bắc.
</p>


c. MÔ HÌNH VŨ TRỤ - MÔ HÌNH NHẬT TÂM
Mô hình vũ trụ thu nhỏ, mô hình nhật tâm, mô tả sự vận động của Trái đất và các hành tinh xugn quanh mặt trời trong Thiên cầu; mô tả hiện tượng quay của trái đất xung quanh trục của nó, tức là trục vũ trụ - đây là nguyên nhân tạo ra các mô hình nói trên - mô hình này mô tả sự vận động thật của vũ trụ, mô tả các chòm sao cố định (định tinh) làm mốc cho các chuyển động của Trái đất và các hành tinh.
Từ năm 1543 đổ về trước, cả thế giới Đông Tây đều coi trái đất đứng yên, còn cả vũ trụ quay quanh trái đất. Năm 1543 Copernic (nhà thiên văn người Ba lan) xuất bản cuốn sách "De Revolutionbus ar bium caclestium" (bị giáo hội cấm năm 1616) - nội dung sách này chứng minh rằng các hành tinh và trái đất quay quanh mặt trời, còn mặt trời đứng im một chỗ - từ đó thuyết nhật tâm ra đời.

Tuy thuyết nhật tâm ra đời, nhưng cả đông lẫn tây vẫn dùng thuyết địa tâm để lập mô hình quan sát thiên thể và tính toán lịch pháp. Trong mô hình vũ trụ thu nhỏ có các điểm cần biết sau:
  • Trục vũ trụ: qua sao Bắc cực tới sao chữ Thập Nam
  • Vành hoàng đạo và đường hoàng đạo
  • Các chòm sao trên vành hoàng đạo
  • Trục thẳng góc với mặt phẳng hoàng đạo và góc nghiêng của vũ trụ
  • Quỹ đạo của trái đất và các hành tinh
  • Đường kinh tuyến gốc 0 giờ và 12 giờ, và các kinh tuyến
  • Trục của trái đất
  • Điểm Xuân phân và điểm Thu phân
  • Điểm Đông chí và điểm Hạ chí

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

</p>




TRỤC VŨ TRỤ
là một đường thẳng tưởng tượng đi từ sao Bắc cực qua tâm mặt trời đến sao chữ Thập Nam, này tất cả các hành tinh quay quan trục này. Nhưng thực ra tất cả các sao đều đứng yên một chỗ, chỉ có các hành tinh quay xung quanh trục vũ trụ/mặt trời.

Nguyên nhân làm người ta tưởng mọi thiên thể đều quay quanh trái đất là do trái đất quay quanh trục của chính nó, nhưng vì tầm nhìn của con người quá nhỏ so với trái đất nên không nhận ra được.

TRỤC QUAY CỦA TRÁI ĐẤT
trục quay của trái đất là một trục tưởng tượng xuyên qua trái đất từ sao Bắc cực đến Nam cực. Tại sao ở trên nói là trục vũ trụ đi xuyên qua mặt trời, trong khi mặt trời ở xa trái đất tới 150 km, mà lại nói ở đây là trục trái đất cùng trục với trục vũ trụ? Bởi khoảng cách 150 triệu giữa trái đất và mặt trời quá ngắn so với khoảng cách với sao Bắc cực - ví như 1 tam giác có cạnh đáy là 1mm và có chiều cao 63.072 m nên đáy đó được coi bằng 0 - nên người ta coi chúng cùng trục.

ĐƯỜNG HOÀNG ĐẠO VÀ VÀNH HOÀNG ĐẠO (HOÀNG ĐỚI)
cả trong mô hình địa tâm lẫn mô hình nhật tâm, người quan sát đứng trên trái đất thấy - trong một năm - mặt trời đi trên một vòng tròn trên bầu trời và người ta gọi vòng tròn đó là đường hoàng đạo. Đường hoàng đạo trong tiếng Hy lạp là Eclipsis nghĩa là xâm thực, vì khi mặt trời và mặt trăng được trông thấy cùng lúc trên đường hoàng đạo thì đó là lúc nhật thực hay nguyệt thực.
Trên vành hoàng đạo có 12 chòm sao (bắt đầu từ cung Bạch dương ngược chiều kim đồng hồ tới cung kim ngưu, song tử vvv..) đánh dấu 12 khoảng thời gian (12 tháng) trong một năm, dải có chứa 12 chòm sao này gọi là vành hoàng đạo/đới. Cách đây vài ngàn năm trước, người ta đã quy ước về vòng hoàng đạo, với cung Bạch dương là điểm khởi đầu vì nó là điểm Xuân phân trên vòng hoàng đạo.

Mặt trời đi trên vòng hoàng đạo từ Đông sang Tây - tức là từ cung Bạch dương qua cung Kim ngưu - Do hiện tượng tuế sai (đã trình bày ở phần sao Bắc cực), điểm Xuân phân dịch từ Đông sang Tây 50,256 giây từ cung Bạch dương qua cung Song ngư, cho nên hiện nay điểm xuân phân nằm ở cung Song ngư.

Vào thời vua Vạn Lịch triều Minh ở Trung quốc, 12 cung hoàng đạo được nhập từ Tây phương vào Trung quốc. Trước đó ở TQ chia vòng hoàng đạo ra 12 xá (với các tên địa chi như Tý, Sửu, Dần vvv). Ngày nay, ở phương Tây coi 4 chòm sao đánh dấu thời gian (thời trung):
  • ngày Đông chí: mặt trời ở chòm sao Nhân mã
  • ngày Xuân phân: mặt trời ở chòm sao Song ngư
  • ngày Hạ chí: mặt trời ở chòm sao Song tử
  • ngày Thu phân: mặt trời ở chòm sao Thất nữ

Khoảng 2000 năm trước, bốn chòm sao thời trung có khác biệt (do hiện tượng tuế sai):
  • ngày Đông chí: mặt trời ở chòm sao Ma kết
  • ngày Xuân phân: mặt trời ở chòm sao Bạch dương
  • ngày Hạ chí: thấy mặt trời ở chòm sao Cự giải
  • ngày Thu phân: thấy mặt trời ở chòm sao Thiên bình

Ở Trung quốc hơn 3000 năm trước, coi 4 chòm sao sau là sao thời trung:
  • ngày Xuân phân: thấy mặt trời ở chòm sao Mão (cung Dậu)
  • ngày Hạ chí: thấy mặt trời ở chòm sao Tinh (cung Ngọ)
  • ngày Thu phân: thấy mặt trời ở chòm sao Tâm (cung Mão)
  • ngày Đông chí: thấy mặt trời ở chòm sao Hư (cung Tý)
Tuy đến nay đã thay đổi cung vị, nhưng chia có tài liệu nào sắp xếp lại.
</p></p>
Ở phương Tây cách đây 3000 năm, các nhà Thiên văn chia vòng hoàng đạo ra làm 12 cung, lấy tên các chòm sao đặt tên cho các cung, và cung với sao cùng tên thì trùng nhau. Nhưng do hiện tượng tuế sai, điểm Xuân phân đã dịch chuyển, làm cho các cung cũng dịch chuyển trên vòng hoàng đạo, nhưng các chòm sao (định tinh) lại không dịch chuyển, nên các cung dịch chuyển từ chòm sao này qua chòm sao khác. Trung bình cứ 2179 năm thì điểm xuân phân sẽ dịch chuyển thay đổi từ chòm sao này qua chòm sao khác theo chiều kim đồng hồ. Cho nên hiện nay điểm xuân phân đang nằm ở chòm Song ngư, chòm Song ngư nằm ở cung Bạch dương hay cung Tuất.


ĐỘ NGHIÊNG CỦA TRỤC VŨ TRỤ
tức độ nghiêng giữa trục vũ trụ và đường thẳng góc với mặt phẳng hoàng đạo (ta lấy mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng nằm ngang thì đường thẳng góc với hoàng đạo là đường thẳng đứng). Độ nghiêng của trục vũ trụ là 23 độ 31'58'', làm sao để biết được? Từ hiện tượng ngày đêm lúc dài lúc ngắn khác nhau, thời tiết chuyển mùa, từ việc quan sát quỹ đạo mặt trời trong một ngày so với một năm người ta tính ra được.
Người ta dùng các chòm sao đứng im (định tinh) để đánh dấu quỹ đạo mặt trời di chuyển một ngày, rồi đánh dấu quỹ đạo mặt trời di chuyển một năm, người ta nhận ra rằng mặt phẳng của hai quỹ đạo này nghiêng với nhau một góc. Từ việc phát hiện góc nghiêng này, người ta lập ra mô hình vũ trụ và giải thích hiện tượng nóng lạnh dài ngắn nói trên.
  • Xích đạo trời: là quỹ đạo mặt trời đi một vòng trong ngày Xuân phân hoặc trong ngày Thu phân.
  • Vòng hoàng đạo: là quỹ đạo mặt trời đi một vòng trong một năm.
Để đo độ nghiêng giữa mặt phẳng xích đạo trời và mặt phẳng vòng hoàng đạo, người ta đo độ cao của mặt trời lúc trưa ngày Xuân phân và trưa ngày Hạ chí. Độ chênh lệch giữa hai độ cao này chính là góc lệch giữa mặt phẳng xích đạo trời và mặt phẳng vòng hoàng đạo.




ĐIỂM XUÂN PHÂN, THU PHÂN, HẠ CHÍ, ĐÔNG CHÍ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vì hai mặt phẳng hoàng đạo và xích đạo trời nghiêng nhau một góc, nên chúng cắt nhau theo một giao tuyến đi qua tâm của hai đường XĐT và HĐ. Hai vòng tròn đồng tâm đó (tâm là mặt trời) cắt nhau ở hai điểm, đó là điểm thu phân và điểm xuân phân
  • Điểm xuân phân: vào ngày 21/3 (xuân phân) đứng trên trái đất thấy mặt trời nằm trên vòng hoàng đạo. Hơn 2000 năm trước, điểm xuân phân nằm ở chòm sao Bạch dương của vòng hoàng đạo, nhưng hiện nay điểm xuân phân đang nằm ở chòm sao Song ngư của vòng hoàng đạo.
  • Điểm thu phân: vào ngày 23/9 (thu phân) đứng trên trái đất thấy mặt trời nằm trên vòng hoàng đạo. Hơn 2000 năm trước, điểm thu phân nằm ở chòm sao Thiên bình, nhưng hiện nay điểm thu phân đang nằm ở chòm sao Thất nữ trên hoàng đạo.

Người ta dùng điểm Xuân phân để đánh dấu điểm bắt đầu của một năm thời tiết - mặt trời đi một vòng trên đường hoàng đạo từ điểm xuân phân trở lại điểm xuân phân mất 365,2425 ngày. Người ta chia vòng hoàng đạo ra làm 365,25 "độ thiên văn" - mỗi độ là một ngày đêm mặt trời di chuyển, tức bằng 0,999336 độ của vòng hoàng đạo (vòng tròn có 360 độ).

Vì trái đất quay quanh mặt trời thành một quỹ đạo hình elipe, cho nên khoảng cách giữa trái đất và mặt trời vào thời gian khác nhau cũng thay đổi:
  • Điểm Hạ chí: là lúc mặt trời gần trái đất nhất, vào ngày Hạ chí (22/6) đứng trên trái đất thấy mặt trời nằm ở chỗ nào của vòng hoàng đạo thì đó gọi là "điểm hạ chí".
  • Điểm đông chí: là lúc mặt trời xa trái đất nhất, vào ngày Đông chí (22/12), đứng trên trái đất thấy mặt trời nằm chỗ nào của vòng hoàng đạo thì gọi đó là "điểm đông chí".

Người xưa lấy điểm Đông chí làm điểm bắt đầu tính lịch hàng năm. Điểm đông chí là điểm tốc độ mặt trời đi nhanh nhất (thực ra trái đất lúc đó quay nhanh nhất). Điểm Hạ chí là điểm tốc độ mặt trời đi chậm nhất.

QUỸ ĐẠO CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HÀNH TINH
Quỹ đạo của trái đất là một hình ellipe có tiêu điểm là mặt trời, mặt phẳng của quỹ đạo trái đất trùng với mặt phẳng hoàng đạo. Các hành tinh khác có mặt phẳng quỹ đạo coi như trùng với mặt phẳng quỹ đạo trái đất vì chúng đều quay trên vòng hoàng đạo (quỹ đạo sao Kim ngiêng 9 độ so với mặt phẳng hoàng đạo, quỹ đạo sao Diêm vương nghiêng 17 độ so với mặt phẳng hoàng đạo...). Quỹ đạo của mặt trăng quay quanh trái đất, gọi là đường Bạch đạo, có đường kính 728.000 km, nhưng ta cũng thấy mặt trăng như đang di chuyển trên vòng hoàng đạo (bởi vì vòng hoàng đạo lớn quá không đo được độ nghiêng).



ĐƯỜNG KINH TUYẾN
có hai loại đường kinh tuyến:
  • Kinh tuyến trời: là một nửa vòng tròn tưởng tượng, bắt đầu từ đường chân trời đi qua sao Bắc cực - có vô số kinh tuyến trời tạo thành một bán thiên cầu.
  • Kinh tuyến đất: là một nửa vòng tròn tưởng tượng do kinh tuyến trời cắt qua cực Bắc và cực Nam của trái đất.
</p></p></p>
Vì có vô số kinh tuyến trời nên năm 1884 hội nghị Quốc tế tại Washington họp (cũng như sau đó) phân chia trái đất ra làm 24 múi giờ khác nhau, tức là có 24 kinh tuyến cách đều nhau 15 độ làm mốc - mặt trời vượt qua một mốc là đúng 1 giờ. Do không có kinh tuyến tự nhiên nào làm gốc, người ta lấy kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô London làm kinh tuyến gốc (số 0).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#5 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 22/06/2015 - 19:59

PHẦN 2: CÁC KIẾN THỨC LỊCH PHÁP HIỆN ĐẠI





I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LỊCH
Từ thời cổ con người đã nhận thấy thời gian ngày đêm, tuần trăng, bốn mùa đều lặp lại theo những chu kỳ tuần hoàn. Và người ta nhận ra tất cả các thay đổi nói trên liên quan tới hai thiên thể mặt trời và mặt trăng. Những hiện tượng thiên nhiên này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống (nông nghiệp, ăn ở vv), do đó con người ghi ché lại các thay đổi đó thành hệ thống - gọi là lịch. Có ba yếu tố cơ bản tạo nên lịch: Năm - Tháng - Ngày.



a. NGÀY
TÊN GỌI CỦA NGÀY
Tùy theo thời điểm và địa phương có nhiều cách sắp xếp tên gọi khác nhau. Ví dụ như lịch Can Chi thì ghép 10 can với 12 chi với nhau để gọi 1 ngày - lịch này chỉ tính được 60 ngày nên xưa kia muốn tính lâu hơn nữa phải ghép với tháng và năm (xưa kia còn phải ghép cả niên đại vua triều nào) ví dụ: Trần Hưng Đạo mất ngày Quý Hợi tháng 8 năm Canh Tuất, niên hiệu vua Hưng Long thứ 13 (Trần Anh Tông). Còn ở phương Tây người ta dùng số thứ tự, lấy gốc là điểm chúa Jesus ra đời, ví dụ: Trần Hưng Đạo mất ngày 12/9/1300 - rất tiện lợi.



b. GIỜ
Giờ là đơn vị thời gian nhân tạo (do con người tạo ra) trong khi ngày là đơn vị thời gian thiên tạo (chính xác không thay đổi). Do nhân tạo nên giờ chỉ mang tính quy ước và chính xác một cách tương đối. Ở phương Tây người ta chia ngày ra làm 24h, còn người Trung quốc cổ chia ngày ra làm 12 canh giờ (Tý, Sửu...). Việc xác định ngày bắt đầu từ giờ nào, đúng hay không đúng đều không mang tính khoa học thiên văn, mà chỉ mang tính quy ước.


c. THÁNG

THÁNG ÂM LỊCH
Người xưa quan sát trăng tròn, trăng khuyết, khi có khi không theo một chu trình tuần hoàn mãi - chu kỳ này kéo dài gần 30 ngày. Từ đó, người ta gọi Tuần trăng là khoảng thời gian giữa hai lần trăng tròn liên tiếp (nói cách khác là khoảng thời gian giữa hai đêm không có trăng liên tiếp).
Từ thời nhà Thương bên Trung Quốc người ta đã tính được một tuần trăng kéo dài khoảng 29,53 ngày, nhà Chu tính được 29,53086 ngày, hiện đại tính được 29,530588 ngày. Với số liệu hiện đại chính xác này, cho phép tính nhật thực, nguyệt thực hàng trăm năm vẫn chính xác.
Vài ngàn năm trước các nước Đông Tây đều lấy số ngày xấp xỉ Tuần trăng gọi là một tháng, nhưng tuần trăng có số lẻ nên có tháng 29 ngày, có tháng 30 ngày để bù đi bù lại cho mỗi tháng đều trung bình khoảng 29,53 ngày. Nhưng ngày nay đã có dương lịch nên việc đặt tháng không quan hệ tới Tuần trăng nữa, theo dương lịch thì trăng tròn vào bất kỳ ngày nào trong tháng.

Cũng như mặt trời và các vì sao, mặt trăng mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây. Nhưng mặt trăng chuyền động vòng quanh trái đất từ Tây qua Đông, từ đó ta thấy mặt trăng chuyển động chậm hơn mặt trời và các vì sao, thời điểm trăng "mọc" ở đường chân trời phương Đông trong một tháng mỗi ngày mỗi khác nhau - ngày sau chậm hơn ngày trước khoảng 50 phút.

Hàng ngày mặt trăng mọc chậm như thế dẫn đến mặt trăng luôn thay đổi vị trí so với mặt trời, vị trí của mặt trăng trên bầu trời cũng thay đổi hàng ngày khác nhau, nhưng sau 29,53588 ngày thì lặp lại như cũ.
Khi mặt trăng ở giữa trái đất và mặt trời, vả cả 3 thiên thể (đất, trăng, trời) cùng ở trên một mặt phẳng góc với mặt phẳng hoàng đạo, thì đó là hiện tượng "hội diện". Ngày hội diện này gọi là ngày mùng một hay ngày "Sóc", đêm mùng một không có trăng.

Chập tối ngày hôm sau ngày hội diện thì trăng có hình lưỡi liềm, ở gần chân trời phương Tây, những ngày sau trăng lưỡi liềm đầy dần đến 7 ngày sau thì trăng có hình nửa đường tròn - gọi là hình "bán nguyệt", lúc chập tối thì trăng ở trên kinh tuyến địa phương tức kinh tuyến qua đỉnh đầu, đường kính ở phía Đông; cho tới đêm trăng đi về phía Tây và đường kính ngửa lên gọi là "Thượng huyền" (thượng huyền là dây cung, chỉ đường kính của trăng bán nguyệt ở phía trên).

Những ngày tiếp theo thì trăng đầy dần, đến ngày rằm thì trăng tròn. Ngày rằm là ngày mà mặt trời và mặt trăng ở phía đối diện nhau ở hai cực Đông Tây của đường chân trời, khi mặt trời lặn thì trăng mọc, khiến mặt trăng chiếu sáng suốt đêm hôm rằm - ngày rằm gọi là ngày "Vọng". Từ ngày 2 tới ngày 14 của Tuần trăng được gọi là "Thượng tuần".

Sau ngày Vọng, trăng khuyết dần phía dưới, sau 7 ngày thì trăng khuyết một nửa - gọi là ngày "Hối". Từ ngày 16 tới cuối tháng thì gọi là "Hạ tuần". Riêng hai ngày 8 và 21 thì trăng có nửa vòng tròn gọi là trăng thượng huyền và trăng hạ huyền.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



THÁNG DƯƠNG LỊCH
Dương lịch mà người ta gọi là Công lịch có nguồn gốc từ lịch Roma - lịch Roma có từ năm 750 trước Công nguyên, lúc đầu lịch có cả tuần trăng, rồi dần dần bỏ cả tuần trăng. Ban đầu lịch Roma chỉ có 10 tháng, trong đó có sáu tháng 30 ngày và bốn tháng 31 ngày, năm có 304 ngày. Đến thời Numa có sự cải cách thành 12 tháng, trong đó 7 tháng có 29 ngày và 4 tháng 31 ngày, và 1 tháng 28 ngày (năm chỉ có 355 ngày, vì vậy cứ 2 năm lại nhuận 22 ngày). Vậy tháng của Dương lịch chỉ mang tính quy ước, không mang theo cơ sở Thiên văn, mà theo chủ quan tính toán sao cho đảm bảo một năm thời tiết đủ 365,2425 ngày.

THÁNG ÂM LỊCH CỦA Ả RẬP
Lịch Ả rập tính mỗi năm chỉ có 12 tháng, mỗi tháng lần lượt có 29 và 30 ngày, trung bình mỗi tháng có 29,5 ngày. Tháng âm lịch này chỉ tính tới tuần trăng mà không tính tới vận chuyển của mặt trời, nên mùa của các năm luân chuyển theo thời tiết, mỗi năm có 354 ngày. 29,530588 - 29,5 = 0,030588 ngày, và cứ 30 năm ngắn mất 11.011 ngày.

THÁNG CỦA LỊCH ÂM DƯƠNG
Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì lịch này bao gồm các lịch Chaldee, lịch Do thái, lịch Ai cập và lịch Hy lạp. Qua nhiều lần cải biến, các lịch đều cố gắng để tháng phù hợp với tuần trăng, và năm thì phù hợp với năm thời tiết.

Đến năm 433 trước Công nguyên, nhà thiên văn Hy lạp Meton phát minh ra chu trình mang tên ông (chu trình Meton):
  • Mỗi năm trung bình có 365,25 ngày
  • 19 năm có 235 tuần trăng, tức là 19 năm sẽ có 7 năm nhuận.
  • Mỗi năm Nhuận có 13 tháng
Mỗi tháng trung bình của chu trình Meton là:
</p>

19 x 365,25 : 235 = 29,530581 ngày/tuần trăng


so với số liệu hiện đại mỗi năm 365,2425 ngày, tuần trăng có 29,530588 thì chu trình Meton thật kỳ diệu!

Ở Trung Quốc chu kỳ 19 năm có 235 tháng, có 7 tháng nhuận đã được phát minh từ trước năm 1066 trước Công nguyên, vào thời nhà Chu, sớm hơn Meton của Hy lạp 400 năm - gọi là 1 chương. Vậy "chương" với chu trình Meton là bằng nhau, nhưng khác ở số ngày của một năm. Từ thời nhà Hán trong lịch Càn tượng, Lưu Hồng đã định năm thời tiết bằng 365,2462 ngày; cho đến năm 1582 mới đổi thành 365,2425 ngày.

THÁNG LỊCH ÂM DƯƠNG Á ĐÔNG
Ngay từ thời thượng cổ, lịch Á Đông (nhất là ở Trung Quốc) luôn luôn được tính theo hai quy luật vận chuyển của mặt trời và mặt trăng. Phần tháng tính theo quy luật vận chuyển của mặt trăng gọi là âm lịch, phần năm tính theo quy luật vận chuyển của mặt trời gọi là dương lịch. Muốn theo đồng thời cả hai quy luật này người ta đặt ra tháng nhuận.

Lịch âm dương Á đông tính một năm có 12 hoặc 13 tháng. Năm thường có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng. Tháng tính theo số tự nhiên từ 1 tới 12, tháng nhuận được mang tên tháng trước với chữ nhuận ở đầu (ví dụ: tháng 5 nhuận, tháng 9 nhuận...).
Từ thời nhà Thương ở Trung quốc đã tính tháng trung bình là 29,53 ngày; thời nhà Chu tính tháng trung bình là 29,53068 ngày; thời nhà Thanh tính tháng trung bình là 29,530591 ngày. Nhưng tháng không thể có ngày lẻ nên tính tháng là 29 hoặc 30 ngày tùy theo cách tính ngày Sóc. Còn năm thời tiết là 365,2425 ngày.
Để tính năm, người ta tính từ ngày Đông chí, để tính tháng người ta tính từ ngày không có trăng, tức là đêm mà mặt trời vừa lặn thì mặt trăng cũng lặn theo (đó là ngày Sóc).
  • Thời Hoàng đế tính tháng đầu năm là tháng Tý có chứa ngày Đông chí (gọi là lịch Kiến Tý).
  • Thời nhà Hạ tính tháng đầu năm là tháng Dần (gọi là lịch Kiến Dần)
  • Thời nhà Chu lại kiến Tý
  • Thời nhà Tần và đầu nhà Hán kiến Hợi, tức tháng đầu năm là tháng Hợi. Đến năm 103 trước công nguyên nhà Hán lại đội thành kiến Dần như nhà Hạ cho tới ngày nay.
KIẾN LÀ THẾ NÀO
Người ta chia vòng hoàng đạo ra làm 12 cung, đánh thứ tự từ Tý tới Hợi, gọi là 12 xá, ngược chiều kim đồng hồ. Chòm sao Bắc đẩu quay xung quanh sao Bắc cực hết một năm là hết một vòng. Hướng của chuôi sao Bắc đẩu chỉ mỗi tháng hết một cung.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






d. NĂM
Về khái niệm năm, chúng ta có:
  • năm thời tiết
  • năm dương lịch
  • năm âm lịch

NĂM THỜI TIẾT
Năm thời tiết là khoảng thời gian mà các hiện tượng thời tiết lặp lại theo các chu kỳ nhất định. Theo thiên văn thì năm thời tiết là khoảng thời gian mà mặt trời chuyển động hết một vòng trên hoàng đạo, bắt đầu từ điểm Xuân phân rồi lại trở lại điểm Xuân phân (điểm xuân phân là giao điểm của đường hoàng đạo với đường xích đạo trời). Ban đầu lịch thường lấy năm thời tiết bằng 365,25 ngày. Hiện nay các lịch như Dương lịch, lịch Âm dương Á đông đều lấy một năm thời tiết bằng 365,2422 ngày.

NĂM DƯƠNG LỊCH
Theo chữ Hán thì "dương" là mặt trời, "âm" là mặt trăng. Dương lịch là loại lịch tính toán theo quy luật vận chuyển của mặt trời. Có hai loại dương lịch là Công lịch (thuần dương lịch) và loại Dương lịch được dùng song song với âm dương lịch (như lịch Do thái, lịch cổ Hy lạp, lịch Ai cập, lịch Á đông với các nước Nhật, Trung, Việt, Triều tiên). Trong lịch âm dương chia ra dùng dương lịch để tính 24 tiết khí trong một năm, phân âm lịch để tính tháng phù hợp với tuần trăng và số tháng (có tháng thuận) để trung bình của nhiều năm cũng bằng 365,2425 ngày.

Dương lịch xuất phát từ lịch Cơ đốc giáo, loại lịch này vừa chính xác, ổn định về ngày tháng và tiện lợi trong sử dụng nên được nhiều nước sử dụng.

NĂM ÂM LỊCH
năm âm lịch là năm không tính theo thời tiết, mà tính theo tuần trăng. Lịch này lấy một tháng bằng một tuần trăng trên bạch đạo xung quanh trái đất. Tuần trăng là khoảng thời gian đi trên bạch đạo từ ngày "hội diện" này tới ngày "hội diện" khác.

II. LỊCH PHÁP
Có 3 loại lịch là:
  • Dương lịch
  • Âm lịch
  • Âm dương lịch
Lịch pháp của dương lịch (công lịch) đơn giản và đã ổn định từ năm 1582 do Gregeire đề xuất. Lịch âm cũng đơn giản, chỉ cần quan trắc được tuần trăng một cách chính xác là tính được. Còn lịch âm dương do phải phối hợp dương lịch và âm lịch sao cho hài hòa, là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp, kể từ nhiều ngàn năm nay nhân loại đã tốn rất nhiều công sức chỉnh lý.




a. NHỮNG TIÊU CHUẨN ĐỂ XÁC ĐỊNH LỊCH ÂM DƯƠNG LÀ CHÍNH XÁC

Lịch âm dương được coi là chính xác khi đạt các tiêu chuẩn sau đây:
  • Một năm thời tiết trung bình phải bằng 365,2422 ngày.
  • Một tuần trăng hay một tháng âm lịch phải bằng 29,530588 ngày
  • Tất cả các ngày "Sóc" - tức ngày mùng 1 hàng tháng - phải chứa một khoảng thời gian hội diện của 3 thiên thể là trái đất, mặt trời, mặt trăng; hoặc chứa một khoảng thời gian nhật thực. Hội diện là khi mặt trăng ở giữa trái đất và cả ba hành tinh đều có phần nằm trên đường thẳng nối mặt trời với trái đất. Nhật thực là một trường hợp đặc biệt của "hội diện", đó là khi mặt trăng che khuất mặt trời.



b. NHỮNG BIỂU HIỆN CHÍNH XÁC CỦA LỊCH ÂM DƯƠNG
Lịch âm dương chính xác có những biểu hiện sau:
  • Đảm bảo chu kỳ 19 năm có 235 tháng: 19 năm gọi là 1 chương, mỗi chương có 12 năm 12 tháng và 7 năm 13 tháng (năm nhuận). (19 x 12 + 7 = 235). Tính ra ngày thì chương có số lẻ: 235 x 29,530588 = 6939,68818 ngày
  • Đảm bảo chu trình Sarot: chu trình Sarot = 223 tháng âm lịch, tức 6585,321124 ngày. Chu kỳ Sarot dùng để tính nhật thực và nguyệt thực. Nhưng ngày nhật thực luôn là ngày Sóc nên ngày Sóc phải phù hợp với chu trình Sarot. Ngày Sóc đúng là ngày sóc phù hợp với chu trình Sarot.
  • Quan hệ giữa chu trình Meton và chu trình Sarot: vì chu trình Meton đảm bảo 1 năm trung bình bằng năm thời tiết, còn chu trình Sarot đảm bảo ngày Sóc là ngày chứa thời gian Hội diện của mặt trời, mặt trăng, trái đất. Vậy phải đảm bảo được cả 2 chu trình cùng lúc.
  • Đảm bảo tháng âm lịch trung bình bằng 29,530588 ngày: vì số ngày trong tháng phải tính chẵn (hoặc là 30 hoặc 29 ngày)







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |