Jump to content

Advertisements




THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA-Chương 4 Chương 4 Những phương pháp khảo sát Thiên văn

Nguyễn Văn Thọ

  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 30/05/2015 - 13:41

Chương 4

Những phương pháp khảo sát Thiên văn của Trung Hoa


I.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


II.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


III.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


IV.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


V.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


VI.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


VII.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


VIII.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nói đến các dụng cụ thiên văn tức là đã nói đến những phương pháp khảo sát dùng trong thiên văn Trung Hoa. Cho nên dưới đây chỉ nói sơ phác về phương pháp xem sao và ghi độ số sao.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trên nguyên tắc, người ta có thể quan sát được tinh tượng, tiên tượng:

- Sáng sớm, lúc mặt trời mọc (giờ Mão).

- Trưa, lúc mặt trời chính ngọ (giờ Ngọ).

- Hoàng hôn, lúc mặt trời lặn (giờ Dậu).

- Nửa đêm (giờ Tí).


Sáng, chiều, tối xem sao, đã dĩ nhiên; trưa không xem được sao, nhưng đo được bóng nêu. Cái đó cũng quan hệ như ta đã thấy.

Đó chính là phương pháp vua Nghiêu đã áp dụng. Gustave Schlegel, bình thiên Nghiêu điển của Thư Kinh, đã cho thấy:

Vua Nghiêu sai các thiên văn gia đi bốn phương để quan sát tinh tượng, thiên tượng.

- Thiên văn gia đi về phía Đông, trong mùa Xuân, phải quan sát tinh tượng sáng sớm, khi mặt trời mọc.

- Thiên văn gia đi về phía Nam, trong mùa Hạ, phải quan sát thiên tượng, ban ngày, lúc chính ngọ.

- Thiên văn gia đi về phía Tây, trong mùa Thu, phải quan sát tinh tượng, lúc buổi chiều, khi mặt trời lặn.

- Thiên văn gia đi về phía Bắc, trong mùa Đông, phải quan sát tinh tượng lúc nửa đêm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Và ông kết luận:

- Xem sao mọc sáng sớm để định mùa Xuân.

- Xem sao lặn buổi chiều cùng với mặt trời để định mùa Thu.

- Xem sao qua đỉnh đầu nửa đêm để định mùa Đông.

- Xem sao qua kinh tuyến phía dưới buổi trưa (trên lý thuyết) để định mùa Hạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Linh mục Du Halde, tác giả tập kỷ yếu về đời nhà Thanh, đã viết:

«Quanh năm, ngày cũng như đêm, luôn có 5 thiên văn gia túc trực nơi thiên văn đài để quan sát tinh tượng, để biết rõ tất cả các hiện tượng xảy ra:

- Một người quan sát giữa trời.

- Một người quan sát phía Đông.

- Một người quan sát phía Tây.

- Một người quan sát phía Nam.

- Một người quan sát phía Bắc.

“Họ phải báo cáo chính xác lên quan thái sử lệnh, để vị này làm phúc trình lên nhà vua. Các điều đã quan sát được phải ghi chú rõ ràng với đầy đủ hình ảnh kèm theo ấn ký của tác giả và ngày giờ.»

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Để giản dị hoá vấn đề, chúng ta chỉ cần xem sao buổi sáng sớm và buổi chập tối, vì lúc ấy chúng ta có thể dùng được mặt trời và mặt trăng như là hai cứ điểm chính để xem sao.

Chúng ta có thể:

1- Xem sao mọc và lặn cũng với mặt trời tức là xem những sao cùng mọc với mặt trời buổi sáng, cùng lặn với mặt trời buổi chiều (lever et coucher héliaque des étoiles). Xem sáng hay tối cũng đủ, vì vẫn là một chòm sao.

2- Xem sao mọc cùng với mặt trăng ngày hôm rằm ở phía trời Đông (lever acronyque des étoiles, en opposition solaire).

3- Xem sao qua đỉnh đầu buổi chiều tối, hoặc nửa đêm (culmination des étoiles, passage au méridien des étoiles).

Nói như thế, tức là người Trung Hoa đã không theo một tiêu chuẩn nhất định để xem sao; lúc thì dùng mặt trời; lúc thì dùng mặt trăng.

1- Mùa Xuân và mùa Thu thì xem sao mọc cùng với trăng hôm rằm, ở phía trời Đông (lever acronyque des étoiles, en opposition solaire).

2- Mùa Hạ và mùa Đông thì xem sao mọc và lặn cùng với mặt trời (lever et coucher héliaque des étoiles en conjonction solaire).

Những vì sao nói đây dĩ nhiên là những vì sao trong Nhị thập bát tú.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhị Thập Bát Tú

Người Trung Hoa cho rằng:

- Mùa Xuân sẽ thấy các sao Giác 角, Cang 亢, Đê 氐, Phòng 房, Tâm 心, Vĩ 尾, Cơ 箕 lần lượt hiện ra ở phía trời Đông cùng với trăng rằm.

- Mùa Hạ sẽ cho thấy các sao Tỉnh 井, Quỉ 鬼, Liễu 柳, Tinh 星, Trương 張, Dực 翼, Chẩn 軫 mọc lặn cùng với mặt trời.

- Mùa Thu, sẽ thấy các sao Khuê 奎, Lâu 婁, Vị 胃, Mão 昴, Tất 畢, Chủy 觜, Sâm 參 hiện ra ở phía trời Đông cùng với trăng rằm.

- Mùa Đông, sẽ thấy các sao Đẩu 斗, Ngưu 牛, Nữ 女, Hư 虛, Nguy 危, Thất 室, Bích 璧 mọc lặn cùng với mặt trời.

(Xem hình vẽ trên và xét vị trí của Nhị thập bát tú theo 4 phương hướng, vào lúc sáng sớm, ban ngày, chiều, tối.)

Còn như ta muốn biết mùa nào, mặt trời ở chòm sao nào trong Nhị thập bát tú ta sẽ thấy:

- Mùa Xuân, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.

- Mùa Hạ, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

- Mùa Thu, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.

- Mùa Đông, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.


Nói cách khác, tùy theo mùa, những chòm sao nói trên sẽ lần lượt mọc và lặn với mặt trời.


So sánh hình trong cuốn sách Traitéde Médecine chinoise Tập 5, tr. 56) và hình Nhị thập bát tú trong cuốn Trung Quốc Ngũ Thiên Niên Sử (q. I, tr. 49), ta thấy mùa Hạ và mùa Đông thì các sao giống nhau. Giống nhau vì trong cả hai trường hợp ta đều xem sao mọc và lặn cùng với mặt trời.

Mùa Xuân và mùa Thu thì các sao ngược nhau. Ngược nhau, vì một đàng ta xem sao lặn và mọc với mặt trời; một đàng ta xem sao mọc cùng với trăng rằm ở phía Đông, ngược với vị trí mặt trời 180o.

Chamfrault và Léopold de Saussure đã giải thích tường tận vấn đề này. Léopold de Saussure viết: «Vậy, sao Giác, sao Cang (sừng rồng) là tượng trưng cho ngày Lập Xuân Trung Hoa. Thế nhưng vào kỳ ấy, mặt trời không ở trong chòm sao Giác, mà lại ở cung đối với chòm sao Giác, tức là ở trong chòm sao Khuê. Nhưng khi mặt trời ở chòm sao Khuê, thì trăng rằm lại mọc cùng với chòm sao Giác.»

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Như vậy, người Trung Hoa đã dùng cả hai tiêu chuẩn mặt trời và mặt trăng để xem sao.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xem sao Bắc Đẩu buổi chiều khoảng 18 giờ sẽ biết dưới trần gian đang ở vào mùa nào. Thí dụ:

- Tháng 11 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Tí.

- Tháng 12 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Sửu.

- Tháng 1 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Dần.

- Tháng 2 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão, v.v.

Như vậy, sao Bắc Đẩu chính là đồng hồ để chỉ mùa, chỉ tháng quanh năm.


Sao Bắc Đẩu còn quay một vòng trong một ngày, như chiếc kim đồng hồ. Thí dụ: Lúc 18 giờ buổi chiều nào đó, ta thấy chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão, thì 6 giờ sau tức vào nửa đêm, ta sẽ thấy nó chỉ hướng Ngọ. Sáu giờ sau nữa (tức 6 giờ sáng ngày hôm sau), nó sẽ chỉ hướng Dậu. Suy ra thì 12 giờ trưa hôm sau nó sẽ chỉ hướng Tí, để rồi 18 giờ chiều lại chỉ hướng Mão, v.v.

Lê Quí Đôn viết trong Vân Đài Loại Ngữ như sau:

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão (tháng 2), chính là tiết Xuân Phân, cho đến tiết Lập Hạ giữa tháng Tị (tháng 4) là lúc Thiếu Dương quân hỏa làm chủ khí, tiết trời lúc ấy sáng sủa, là đức của vua chúa.

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Tị (tháng 4), chính là tiết Tiểu Mãn, cho đến tiết Tiểu Thử vào giữa tháng Mùi (tháng 6) là lúc Thiếu Âm tướng hỏa làm chủ khí, tiết trời lúc ấy nóng dữ, là lúc tướng hỏa làm việc.

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mùi (tháng 6), chính là tiết Đại Thử, cho đến tiết Bạch Lộ vào giữa tháng Dậu (tháng 8), là Thái Âm thấp thổ làm chủ khí, tiết trời lúc ấy mây mưa nhiều, khí ẩm thấp bốc lên.

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Dậu (tháng 8), chính là tiết Thu Phân, cho đến tiết Lập Đông vào giữa tháng Hợi (tháng 10), là lúc Dương minh táo kim làm chủ khí, tiết trời đến lúc ấy thì vạn vật đều khô ráo.

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Hợi (tháng 10), chính là tiết Tiểu Tuyết, cho đến Đại Tuyết (vào giữa tháng 12) là Thái Dương hàn thủy làm chủ khí, lúc ấy tiết trời rét quá.

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Sửu (tháng 12), chính là tiết Đại Hàn, cho đến tiết Kinh Trập (vào giữa tháng 2) là lúc Quyết Âm phong mộc làm chủ khí, tiết trời lúc ấy gió nhiều. Ấy là mỗi tiết khí ở trong khoảng hơn 60 ngày, quanh khắp vòng trời, hết rồi lại quay lại.»

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lê Quí Đôn tuy bàn về tiết khí nhưng chính cũng đã gián tiếp cho ta thấy chuôi sao Bắc Đẩu có thể dùng để chỉ các tháng trong năm.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ta cũng có thể xem sao qua đỉnh đầu lúc ban chiều vào khoảng 18 giờ. Ta sẽ quay mặt về hướng Nam và có thể cắm xuống một cây nêu dài để xem lúc ấy có ngôi sao nào qua đỉnh đầu.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xuân Thu Tả Truyện viết: «Năm thứ 5 đời Hi Công (654), mùa Xuân, mồng 1 tháng giêng, ngày Tân Hợi, mặt trời tới cực Nam. Hi Công truyền báo cáo ngày sóc; sau đó vua lên đài để xem [bóng nêu] và [các thiên văn gia] ghi [độ dài của bóng] như thường lệ. Các ngày Đông Chí, Hạ Chí cũng như các ngày Xuân Thu Phân, và các ngày đầu mùa Xuân, Hạ (khải), đầu mùa Thu, Đông (bế) đều ghi chú các hiện tượng mây để dự phòng và liệu biện.»


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trước kia người ta tưởng sao Bắc Thần là một sao cố định ở giữa Bắc Cực. Sau này người ta mới biết thực ra sao Bắc Thần cũng xoay quanh Bắc Cựcvà theo đà thời gian đã có nhiều sao khác nhau giữ địa vị của sao Bắc Thần. Thí dụ:

- Tả Khu và Hữu Khu (khoảng năm 3000 tcn Bắc Cực đã ở giữa hai sao này).

- Thiên Ất (3067i Draconis) và Thái Ất (42 hay 184 Draconis)

(Hai sao này ở gần sao Hữu Khu và có lẽ đã được coi là Bắc Thần. Thái Ất là Bắc Thần khoảng năm 2000 và 1500 tcn; Thiên Ất là Bắc Thần khoảng năm 1500, 1000 tcn.)

- Thiên Đế tinh (b Ursae Minoris, Kochad) là Bắc Thần khoảng năm 1000 tcn.

- Thiên Trụ hay Nữu Tinh (4339 Camelopardi) có lẽ đóng vai sao Bắc Thần đời Hán.

- Thiên Hoàng đại đế (a Ursae Minoris) đóng vai sao Bắc Thần hiện nay.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trầm Quát (1030-1094) ― mộ Trầm Quát tại Hàng Châu, lập năm 1963


Trầm Quát, thiên văn gia đời Tống, đã viết:

«Trước đời Hán, người ta tưởng rằng sao Bắc Thần ở trung tâm điểm trời, vì thế gọi là Cực tinh. Tổ Hằng Chi (430-501) dùng ống vọng đồng đã nhận ra rằng điểm cố định trên trời cách sao Bắc Thần chừng 1o. Đời vua Thần Tông (1068-1077), tôi được lệnh vua coi thiên văn đài. Tôi liền cố dùng ống vọng đồng để xác định Bắc Cực. Ngay tối đầu tiên, tôi nhận thấy sao Bắc Thần dần dần chuyển dịch ra khỏi ống vọng đồng. Tôi biết là lòng ống vọng đồng còn quá nhỏ, nên tôi tăng dần lỗ ống cho to hơn. Sau ba tháng trời điều chỉnh, tôi mới nhìn thấy sao Bắc Thần quay trong lòng ống, không chếch ra ngoài nữa. Và tôi thấy sao Bắc Thần cách Bắc Cực khoảng 3o

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngũ tinh hay ngũ vĩ, ngũ bộ là 5 hành tinh chính của mặt trời. Ngũ tinh là:

(1) Kim Tinh (Thái Bạch, Khải Minh, sao Mai), chu kỳ 1 năm.

(2) Mộc Tinh (Mộc Đức, Tuế Tinh, Kỷ Tinh), chu kỳ 12 năm.

(3) Thủy Tinh (Thủy Diệu, Thần Tinh, Tiểu Chính), chu kỳ 1 năm.

(4) Hỏa Tinh (Vân Hán, Huỳnh Hoặc), chu kỳ 2 năm.

(5) Thổ Tinh (Thổ Tú, Trấn Tinh), chu kỳ 28 năm.

Ngũ tinh là những hành tinh lưu động trên vòng Hoàng Đạo, qua 28 cung sao (Nhị thập bát tú).

Ngũ tinh thường không lấp lánh như các sao khác, trừ khi bầu khí quyển bị chấn động.


Thủy Tinh rất gần mặt trời, nên thường rất khó thấy.

Kim Tinh vì gần mặt trời nên mọc và lặn xấp xỉ như mặt trời. Sáng mọc phía Đông gọi là Sao Mai, Tối lặn phía Tây gọi là Sao Hôm. Kim Tinh là một ngôi sao sáng nhất trên trời.

Mộc Tinh cũng là sao rất sáng, màu sáng bạc.

Hỏa Tinh thì màu sáng đỏ.

Thổ Tinh màu trắng nhợt.

Mộc Tinh (chu kỳ 12 năm), Thổ Tinh (chu kỳ 28 năm) ở mỗi cung sao rất lâu.

Nhận được sao rồi, phải xét xem nó vận chuyển nhanh chậm, nghịch thuận ra sao.


Sách Khải Nguyên Chiêm Kinh đã đề ra những thuật ngữ sau đây:

. Thuận hành: Đông tiến

. Nghịch hành: Tây tiến

. Xuất: mọc

. Tiến: tiến lên

. Phản, Thoái: đổi chiều, lùi lại

. Nhập: lặn

. Xúc: lui chậm, lui tạm thời

. Doanh, Tật, Tốc hành: tiến nhanh

. Cư, Lưu: dừng lại

. Thủ, Phạm: dừng lại quá 20 ngày

. Thủ: dừng lại gần một cung sao


Sau đây là đại khái đường vận chuyển kỳ dị của các hành tinh Mộc, Thổ; các hành tinh Kim, Thủy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Các hành tinh Mộc và Thổ Các hành tinh Kim và Thủy


Rồi lại phải xét xem ánh sáng nó ra sao, động tĩnh ra sao. Có các thuật ngữ sau đây:

. Phong: chiếu sáng

. Mang: chiếu tia sáng 4 phía

. Giác: chiếu tia sáng dài 4 phía

. Động: giao động, mờ tỏ không chừng

. Hoàn nhiễu: vòng vo vặn vẹo

. Hoàn: quay đủ vòng

. Nhiễu: quay không đủ vòng

. Câu kỷ: có hình cong

. Biến sắc: thay đổi màu sắc

. Hội: từ 3 đến 5 hành tinh gặp nhau ở cùng một cung sao


Tóm lại, ngày nay theo hệ thống của Copernic, thì các hành tinh đều quay quanh mặt trời theo những quỹ đạo hình bầu dục. Còn ngày xưa, người Trung Hoa cũng như người Âu Châu quan sát tinh tượng từ trái đất và bằng mắt trần, nên thấy các hành tinh có những đường lối hết sức phức tạp, lắt léo, lúc tiến, lúc lui, lúc đi lúc đứng, lúc ẩn, lúc hiện, lúc cấp, lúc trì, ánh sáng cũng tùy thời tiết, tùy theo các lớp mây, lớp mù mà biến sắc, do đó họ cho là các vì sao biết giận, biết vui như con người; tiến thì hay, thoái thì dở.

Họ cho rằng Thổ Tinh là phúc tinh, ứng vào nước nào thì nước ấy được phúc khánh. Mộc Tinh hay Tuế Tinh cũng là phúc tinh. Còn Hỏa Tinh là sao đem đến loạn lạc, giặc giã. Kim Tinh hay Thái Bạch chủ quân bình, nên tướng soái phải tùy Thái Bạch cao thấp, nhanh, chậm, tĩnh, táo, ẩn, hiện mà bắt chước điều binh. Thủy Tinh chỉ tứ thời: sắc vàng thì được mùa, đen thì hồng thủy, v.v.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngoài ra còn phải biết:

+ Phân châu, phân dã để xem miền nào trên trời ứng với miền nào dưới đất.

+ Phải biết thế nào là:

. Tử Vi viên,

. Thái Vi viên,

. Thiền Thị viên

+ Phải biết thế nào là:

. Tường vân,

. Yêu khí,

. Yêu tinh, v.v.

Những vấn đề này sẽ được lần lượt trình bày trong các chương sau.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Định độ vị của một vì sao, cũng như định độ vị của một điểm trong toán học, cần phải có hai trục tung và hoành.


A. Tung tuyến


Trong khoa thiên văn ngày nay, người ta đã chấp nhận 4 loại kinh tuyến:

1- Lấy kinh tuyến g làm gốc (đó là kinh tuyến qua khởi điểm của cung Bạch Dương, tức là giao điểm của vòng Hoàng Đạo và vòng Xích Đạo ngày Xuân Phân). Nếu tính từ đó sang phía Tây cho tới phương vị của sao, ta sẽ có:

* Góc giờ sao theo kinh tuyến g (sidereal hour angle, SHA)

Nếu tính sang phía Đông cho tới phương vị sao, ta sẽ có:

* Độ xích kinh của sao (right ascension, RA, ascension droite)

2- Lấy kinh tuyến qua Greenwich làm gốc. Nếu tính từ đó sang phía Tây cho tới phương vị của sao, ta sẽ có: Góc giờ sao theo kinh tuyến Greenwich (local hour angle, GHA).

3- Lấy kinh tuyến qua đỉnh đầu làm gốc. Nếu tính sang phía Tây cho tới phương vị của sao, ta sẽ có: Góc giờ sao theo kinh tuyến mỗi nơi (local hour angle, LHA).

4- Lấy kinh tuyến qua Bắc Cực Ngân Hà và giao điểm của đường Xích Đạo Ngân Hà và đường Xích Đạo trời làm gốc (cách kinh tuyến g 80o). Nếu tính sang phía Đông cho tới phương vị của sao, ta sẽ có: Kinh độ Ngân hà của sao (galactic longitude).


B. Hoành tuyến


1- Lấy Xích Đạo trời làm vĩ tuyến gốc. Lúc ấy độ Xích vĩ được gọi là déclinaison.

2- Lấy Hoàng Đạo trời làm vĩ tuyến gốc. Lúc ấy vĩ độ của sao được gọi là celestial latitude (céleate).

3- Lấy mặt phẳng qua nhãn giới làm vĩ tuyến gốc (horizon). Lúc ấy độ vĩ độ của sao được gọi là altitude.

4- Lấy Xích Đạo Ngân Hà làm vĩ tuyến gốc (horizon). Lúc ấy độ vĩ độ của sao được gọi là galactic latitude (latitude galactique).


Người Hi Lạp xưa dùng 2 tiêu chuẩn: (1) Vòng Hoàng Đạo trời; (2) Kinh tuyến qua giao điểm Xuân Phân g (giao điểm của Xích Đạo và Hoàng Đạo ngày Xuân Phân). Lúc ấy, Kinh độ của sao gọi là longitude céleste; Vĩ độ của sao gọi là latitude céleste.

Người Ả Rập xưa dùng 2 tiêu chuẩn: (1) Đường nhãn giới (horizon); (2) Kinh tuyến đỉnh đầu (local celestial meridian; méridien céleste local). Lúc ấy, Kinh độ của sao gọi là azimuth (độ phương vị); Vĩ độ của sao gọi là altitude (độ cao).

Người Trung Hoa xưa và thiên văn học nay dùng 2 tiêu chuẩn: (1) Vòng Xích Đạo trời; (2) Kinh tuyến đỉnh đầu. Lúc ấy, Kinh độ của sao gọi là ascension droite (độ xích kinh); Vĩ độ của sao gọi là déclinaison (độ xích vĩ).


Để mã độ cao, người Trung Hoa dùng những thuật ngữ sau đây:

- Độ

- Nhược: 1/8 độ (kém hơn độ đã cho)

- Bán: 1/2 độ

- Thiếu: 1/4 độ

- Cường: 1/8 độ

- Thiếu cường: 5/16 độ

- Bán nhược: 3/8 độ

- Thái: 3/4 độ

- Thiếu nhược: 3/16 độ

- Bán cường: 5/8 độ


Nhờ những qui ước ấy, người Trung Hoa xưa đã lập được những bản đồ sao, và những hồn tượng tức là những bầu trời nhân tạo với các vì sao.

Khoảng thế kỷ 4 trước Công nguyên, Thạch Thân, Cam Đức, và Vu Hàm là những người đã vẽ những bản đồ sao đầu tiên.

Sau này, Trần Trác (thế kỷ 4 cn) cũng bắt chước học mà lập bản đồ sao.

Tiền Lạc Chi (khoảng 424-453) cũng đã làm những bản đồ sao trên giấy phẳng.


Sau này, Hoắc Vân Tất Đạt (715) trong quyển Khai Nguyên Chiêm Kinh cũng phỏng theo các tài liệu cũ mà vẽ lại các bản đồ sao. Ngày nay, quyển sách này cũng như quyển Tinh Kinh hãy còn.

Tùy Thư - Thiên Văn Chí viết:

«Trần Trác, một thiên văn gia nước Ngô (thời Tam Quốc) là người đầu tiên đã làm một bản đồ sao (khoảng năm 310) theo đường lối 3 thiên văn gia xưa (Cam Đức, Thạch Thân, Vu Hàm).

«Tất cả có 254 chòm sao; 1283 sao; 28 tú (Nhị thập bát tú), và phụ thêm 182 sao nữa. Vị chi tất cả có 283 chòm sao và 1565 vì sao.

«Tiền Lạc Chi đời Tống Văn Đế (424-453) đã đúc một hình thiên cầu dùng 3 màu đỏ, đen, trắng để phân biệt sao của 3 phái (Cam Đức, Thạch Thân, Vu Hàm) và cũng theo bảng sao của Trần Trác.

«Đầu đời Tùy, Cao Đế đánh được nước Trần, bắt được Chu Phần và chiếm được các dụng cụ thiên văn lưu truyền từ xưa cho đến đời Nam Tống (Lưu Tống). Vua liền truyền cho Dữu Quí Tài và nhiều người khác kiểm điểm lại các bản đồ sao cũ, công cũng như tư, thuộc các đời Chu, Tề, Lương, Trần mà trước kia Tổ Hằng Chi và Tôn Tằng Hóa giữ. Mục đích là để đúc một cái đồ 蓋 圖, tức là một bán thiên cầu với các sao của 3 môn phái thiên văn xưa.»

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ta thấy nền thiên văn học Trung Hoa với những dụng cụ và phương pháp kể trên đã thực sự bước vào con đường của khoa học thực nghiệm. Nó tiến tới một mức độ nào rồi ngừng, vì không tìm được thiên lý kính.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quan tượng đài Bắc Kinh vào đời Thanh, Khang Hi sơ niên (1662)


Đến đời nhà Thanh, khoảng thế kỷ 17, các linh mục dòng Tên đã du nhập thiên lý kính vào Trung Hoa , và từ đấy nền thiên văn học Trung Hoa mất dần dần cái phong thái cổ kính và độc đáo của nó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


CHÚ THÍCH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gustave Schlegel, Uranographie chinoise, Tome I, p. 16.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ibid., p. 23.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

J.B. Du Halde, Description géographique, historique, chronologique, politique et physique de l’empire de la Chine et de la Tartarie chinoise, p.344.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ainsi, par exemple, les Cornes du Dragon (situées dans les sieou Kio et Kang) sont, dans l’uranographie chinoise, le signe du Li-tch’ouen, le repère du commencement de l’année. Or à cette époque de l’année le soleil se trouve à l’opposé de Kio, en Kouei; mais lorsque le soleil est en Kouei, la pleine lune se produit en Kio et se lève avec le Dragon.

Léopold de Saussure, Les Origines de l’Astronomie chinoise, p. 280-281

… Le Palais du Printemps commence au moment òu s’élève à l’horizon de l’Est la pleine lune acronyque (c’est à dire au moment même où le soleil se couche à l’Ouest) ayant à sa droite étoile Arturus… Le Palais de l’Été correspond dans le ciel au moment òu en regardant à l’horizon de l‘Ouest on voit le soleil se coucher entouré de la constellation de l’hydre… Le Palais de l’Automne est cette région de la voute céleste qui s’elève en regardant à l’horizon de l’Est alors que la lune est pleine et qu’en même temps se couche le soleil à l’Ouest… Le Palais de l’Hiver etant en conjonction solaire, c’est à nouveau du côté de l’horizon de l‘Ouest qu’il faudra porter nos regards.

Chamfrault, Traité de Médecine chinoise, p. 45-46.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lê Quí Đôn, Vân Đài Loại Ngữ, tr. 62.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol III, p. 262.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tùy Thư, chương 19, tr. 2a,b. Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol III, p. 264.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nguồn tư liệu sử dụng để viết chương này:

- Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol III.

- Henri Michel, Méthodes astronomiques des hautes époques chinoises.

- Léopold de Sausure, Les Origines de l’Astronomie chinoise.

- Chramfrault, Traité de Médecine chinoise.

- Tấn Thư - Thiên Văn Chí.

- Hán Thư - Thiên Văn Chí.

- Tùy Thư - Thiên Văn Chí.

- Chu Bễ Toán Kinh.

- Lê Quí Đôn, Vân Đài Loại Ngữ, nxb Văn Hóa.

- Phan Khoang, Trung Quốc sử cương.



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |