Jump to content

Advertisements




Đất Quê Ta


31 replies to this topic

#31 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 20/09/2015 - 09:04

Đất quê ta có dịp tiếp đón một cư sĩ tại gia,ngài Long.
- Thưa ngài xin cho biết pháp tu của ngài là gì?
@Long: Tôi tu tổng hợp, chẳng Thiền, chẳng Tịnh, chẳng Mật
- Ngài có thể cho biết cụ thể hơn không?
@Long: Tôi luôn làm việc, luôn vận động, khi tôi vận động và làm việc thì tự Thiền - Mật - Tịnh đã ở trong đó rồi, hãy tinh tấn.
- Ngày nay trên mạng nhiêù vị hay bàn đến Mật, Thiền quá, các vị ấy chắc là các cao tăng.
@ Long: Không nên chấp theo cảnh, các Pháp đều vô thường, Hãy làm theo lời Phật dậy, đó là con đường đúng nhất.
- Ngày nay có nhiều vị đi tu nhưng lời nói và hành động không theo đạo lý của nhà Phật, làm xói mòn lòng tin nơi cửa Phật của nhiều người, ngài nghĩ sao?
@Long: Chớ nên nhìn người, đừng chấp nơi hình tướng, hãy tịnh tâm theo lời Phật dậy mà thực hành.
-Thời Mạt quả khó thay, ngày nay người ta bố thí cho ai cái gì đều như muốn mặc cả sẽ nhận được một cái khác, ngài nghĩ sao?
@Long: Bố thí và thực hành bố thí là đức hạnh cao quý, từ trên thiên giới Đức Phật hạ phàm xuống cõi trược, tay cầm bình bát đi xin ăn, ấy là ngài đang hóa độ chúng sinh, ấy là ngài xót đời u trọc mà phát thệ Tận độ, giả sử ngài nói -Ta là Phật đây, hãy cho ta cái này cái nọ-Liệu có ai tin không? ngài có đói ăn để đi ăn xin không? không. đó chỉ là pháp phương tiện, nhưng những ai thực tâm bố thí cho tăng ni thì chính người đó sẽ nhận được quả bảo tốt đẹp nhất, kinh sách có kể nhiều chuyện về bố thí.
- Có nhiều người tính toán toán đủ đường nhưng làm ăn thường hay thất bại, trong khi một số thì làm chơi ăn thật, xin ngài cho nhận xét về vấn đề này.
@Long: Âm đức hay Phúc đức chính là gốc, những việc khác là ngọn, hãy tìm hiểu, quan tâm về dòng họ mình, hãy tự biết nghiệp lực của mình cùng nghiệp lực của dòng họ, từ đó cải nghiệp bằng tích đức, hành thiện, hãy luôn tinh tấn chăm lo cho Gốc, gốc rễ cứng cáp, ngọn sẽ xanh tốt.
- Xin ngài cho lời khuyên?
@Long: Hỏi tức đã có câu trả lời rồi, Hãy hiểu 2 chữ TU HÀNH, hãy thực hành nhiều hợn nói, chúc an lạc.

Xin cám ơn ngài, chúc ngài sớm tu thành chính quả !

Đất quê ta có dịp tiếp đón một cư sĩ tại gia,ngài Long.
- Thưa ngài xin cho biết pháp tu của ngài là gì?
@Long: Tôi tu tổng hợp, chẳng Thiền, chẳng Tịnh, chẳng Mật
- Ngài có thể cho biết cụ thể hơn không?
@Long: Tôi luôn làm việc, luôn vận động, khi tôi vận động và làm việc thì tự Thiền - Mật - Tịnh đã ở trong đó rồi, hãy tinh tấn.
- Ngày nay trên mạng nhiêù vị hay bàn đến Mật, Thiền quá, các vị ấy chắc là các cao tăng.
@ Long: Không nên chấp theo cảnh, các Pháp đều vô thường, Hãy làm theo lời Phật dậy, đó là con đường đúng nhất.
- Ngày nay có nhiều vị đi tu nhưng lời nói và hành động không theo đạo lý của nhà Phật, làm xói mòn lòng tin nơi cửa Phật của nhiều người, ngài nghĩ sao?
@Long: Chớ nên nhìn người, đừng chấp nơi hình tướng, hãy tịnh tâm theo lời Phật dậy mà thực hành.
-Thời Mạt quả khó thay, ngày nay người ta bố thí cho ai cái gì đều như muốn mặc cả sẽ nhận được một cái khác, ngài nghĩ sao?
@Long: Bố thí và thực hành bố thí là đức hạnh cao quý, từ trên thiên giới Đức Phật hạ phàm xuống cõi trược, tay cầm bình bát đi xin ăn, ấy là ngài đang hóa độ chúng sinh, ấy là ngài xót đời u trọc mà phát thệ Tận độ, giả sử ngài nói -Ta là Phật đây, hãy cho ta cái này cái nọ-Liệu có ai tin không? ngài có đói ăn để đi ăn xin không? không. đó chỉ là pháp phương tiện, nhưng những ai thực tâm bố thí cho tăng ni thì chính người đó sẽ nhận được quả bảo tốt đẹp nhất, kinh sách có kể nhiều chuyện về bố thí.
- Có nhiều người tính toán toán đủ đường nhưng làm ăn thường hay thất bại, trong khi một số thì làm chơi ăn thật, xin ngài cho nhận xét về vấn đề này.
@Long: Âm đức hay Phúc đức chính là gốc, những việc khác là ngọn, hãy tìm hiểu, quan tâm về dòng họ mình, hãy tự biết nghiệp lực của mình cùng nghiệp lực của dòng họ, từ đó cải nghiệp bằng tích đức, hành thiện, hãy luôn tinh tấn chăm lo cho Gốc, gốc rễ cứng cáp, ngọn sẽ xanh tốt.
- Xin ngài cho lời khuyên?
@Long: Hỏi tức đã có câu trả lời rồi, Hãy hiểu 2 chữ TU HÀNH, hãy thực hành nhiều hợn nói, chúc an lạc.

Xin cám ơn ngài, chúc ngài sớm tu thành chính quả !

Thanked by 2 Members:

#32 vovivo

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 195 Bài viết:
  • 280 thanks

Gửi vào 06/10/2015 - 18:07

PHONG THỦY TÂY PHƯƠNG
Ngày nay trên các diễn đàn, mọi người hay bàn về Hà lạc, Đồ Thư cũng như tầm ảnh hưởng của Hà Lạc Đồ Thư, nhưng thử hỏi trên thế gian này liệu còn mấy chân sư thấu triệt Đồ Thư Pháp. Có người nói Cửu khí khí hợp Thiên Địa Nhân tam Khí quay về âm dương thì hết Pháp, thế nhưng nhà Phật lại có câu: Vạn pháp quy Nhất, Nhất quy hà xứ? đúng là "Pháp pháp bổn vô Pháp". Thượng khởi Hạ ngung, tưởng là có đầu cuối kết thúc rõ ràng, nhưng chính cái cuối lại là cái khởi đầu của một vong quay mới, xét ra mọi vật trên thế gian này vốn chỉ là Phu du.
Nay Đất quê ta xin trích ra đây toàn cảnh phong thủy Tây Phương trích từ chương 5 trong tập sách Đường về Cực Lạc do hòa thượng Thích Trí Tịnh biên soạn để quý bằng hữu cùng tham khảo:

A - CẢNH VẬT

1. BẢO ĐỊA

Toàn cõi Cực Lạc, đất lưu ly trong suốt. Phía dưới có tràng kim cương nâng đỡ. Tràng kim cương ấy tám gốc đều đặn, mỗi mặt có trăm thứ bảo châu. Mỗi bảo châu phóng nghìn tia sáng. Mỗi tia sáng có 84.000 màu, chói đất lưu ly sáng như nghìn ức mặt trời. Mặt lưu ly bằng phẳng, có dây vàng ròng cùng thất bảo giăng phân khu vực và đường sá. Mỗi dây báu phóng tia sáng trăm màu. Tia sáng ấy hình như hoa, như sao, như trăng, chiếu lên kết thành đài sáng chói ở giữa chừng không. Bên những đài sáng ấy có trăm ức tràng hoa, cùng vô số nhạc khí. Từ trong đài sáng thổi ra tám thứ gió nhẹ mát, làm rung động những nhạc khí ấy reo lên tiếng diễn nói pháp “Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã, Từ bi, Hỷ xả, các môn Ba-la-mật”.

2. BẢO THỌ

Trên Bảo địa có vô số cây Chiên đàn hương, vô số cây Kiết tường quả, ngay hàng thẳng lối, nhánh, lá, bông, trái đều đặn chỉnh tề. Mỗi cây cao 8.000 do tuần. Thân, lá, bông, trái đều là chất thất bảo. Hoặc thứ cây thuần vàng, thuần bạc, thuần lưu ly, thuần pha lê, thuần xa cừ, thuần mã não, thuần chơn châu. Hoặc thứ cây gốc vàng thân bạc, nhánh lá bông trái cũng phân vàng bạc, đây là cây hai chất báu. Có thứ cây gốc vàng, thân bạc, nhánh lưu ly, lá bông trái cũng phân vàng, bạc, lưu ly, đây là cây ba chất báu. Hoặc thứ cây thời bốn chất báu, thứ thời năm chất báu, thứ thời sáu chất báu, thứ thời bảy chất báu, cũng xen lẫn nhau hiệp thành.

Tất cả Phật sự trong cõi Cực Lạc đều hiện rõ bóng trong cây, và cả thập phương thế giới cũng hiện bóng rõ trong cây, như trong gương sáng.

Mỗi lá rộng 25 do tuần, một nghìn màu, đồng phóng ánh sáng đẹp, làm gân lá như chuỗi ngọc.

Những bông xinh đẹp sắc vàng diêm phù đàn xen trong kẽ lá, sáng rỡ như những vòng lửa. Trên bông tự nhiên có trái thất bảo hình như chiếc bình quý của Thiên Đế. Nơi trái phóng ra ánh sáng lớn tụ thành vô lượng tràng phan cùng bảo cái. Trong bảo cái ấy chói hiện tất cả Phật sự trong nước Cực Lạc cùng cả thập phương thế giới.

Bảy lớp lưới kết bằng diệu chơn châu giăng trên mỗi bảo thọ. Mỗi khoảng lưới có cung điện xinh đẹp như cung trời Phạm Vương. Trong cung điện tự nhiên có các Thiên đồng. Mỗi Thiên đồng đeo chuỗi năm trăm hột ngọc Ma ni. Mỗi hột Ma ni chiếu sáng trăm do tuần, làm cho trên cây chiếu sáng như trăm ức mặt trời mặt trăng hiệp lại.

3. BẢO TRÌ

Cực Lạc thế giới nơi nơi đều có ao tắm. Thành ao bằng thất bảo. Đáy ao trải cát kim cương nhiều màu. Ao rộng trăm nghìn do tuần xem như biển cả.

Mỗi ao có sáu mươi ức hoa sen thất bảo. Mỗi bông tròn lớn 12 do tuần, đủ các màu đẹp, màu nào chiếu ánh sáng màu nấy. Trong ao, nước bát công đức từ như ý châu vương sanh, màu thất bảo, lên xuống theo cọng sen chảy lòn vào cánh bông. Tiếng nước chảy thanh t*o diễn nói pháp mầu : Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã, các môn Ba-la-mật.

Nơi như ý châu vương phóng ánh sáng sắc vàng ròng. Trong ánh sáng hóa thành các thứ chim đẹp đủ màu, bay lượn, kêu hót hòa nhã diễn nói pháp : Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ-đề, Bát chánh đạo, cùng ca ngợi niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Mặt nước, làn sóng gợn lăn tăn, nổi lên nhiều tiếng dịu dàng : tiếng Phật, Pháp, Tăng; tiếng Không, Vô ngã, Đại từ bi; tiếng Ba-la-mật; tiếng Thập lực, Vô úy, Bất cộng; tiếng thần thông, trí huệ; tiếng vô tạo tác, bất sanh diệt, Vô sanh nhẫn; nhẫn đến tiếng cam lồ quán đảnh, cùng vô biên diệu pháp. Người nghe đến những tiếng này, tâm liền thanh tịnh, thiện căn thành thục, hẳn không thoái chuyển nơi đạo Vô thượng Bồ-đề.

Các thượng thiện nhơn, người Cực Lạc, lúc vào ao để tắm, nếu ý muốn ngập chân, thời nước chỉ ngập chân, nếu ý muốn nước đến bụng thời nước liền ngang bụng, cho đến ý muốn nước đến cổ thời mặt nước liền lên cao đến cổ. Nước ao tùy theo ý muốn của mỗi người mà sâu cạn, ấm mát điều hòa rất thuận thích. Người tắm, thân thể nhẹ nhàng khoan khoái, tâm thần vui vẻ tịch tịnh sáng suốt.

4. BẢO LÂU

Bốn phía ao báu, những thềm bậc đường sá do vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v... hiệp thành. Trên có vô số cung điện nhiều từng.

Những tòa lâu đài này đều bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v... nhẫn đến vô lượng chất báu xây thành.

Giảng đường, tịnh xá, lâu các cung điện của A Di Đà Phật, của chúng Bồ Tát, nhân dân, trăm nghìn muôn lần quý hơn cung điện của Tự Tại Thiên Vương nơi cõi Ta Bà này.

Những đền đài ấy, có thứ nổi lên ở giữa chừng không như mây, cao lớn tùy theo ý muốn của người ở. Có hạng không theo ý muốn mà trụ trên bảo địa. Đó là công hạnh tu hành sâu dày hay kém ít nên chỗ ở khác nhau như thế. Nhưng những sự hưởng dụng như ăn mặc v.v... đều bình đẳng.

Bốn phía đền đài đều trang nghiêm với những hoa tràng cùng vô lượng nhạc khí. Gió mát nhẹ rung những nhạc khí ấy hòa reo thành tiếng pháp : Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã, Từ bi, Hỷ xả, các môn Ba-la-mật.

5. BẢO TỌA

Cực Lạc thế giới, Đức Phật, chư Bồ Tát, cùng nhân dân đều ngồi trên tòa sen báu. Những tòa sen ấy, từ một chất báu, hai chất báu, nhẫn đến vô lượng chất báu hiệp thành, màu sắc đẹp lạ, quang minh sáng chói, lớn nhỏ xứng theo thân người ngồi.

Dưới đây là tòa sen báu của Đức Phật ngự.

Tòa sen này có 84.000 cánh. Mỗi cánh rộng 250 do tuần, 100 màu. Trên mỗi cánh sen có 84.000 lằn gân phóng ra 84.000 tia sáng. Xen vào mỗi cánh sen có trăm ức hột châu Ma ni. Mỗi hột châu Ma ni phóng nghìn tia sáng. Các tia sáng này kết tụ nhau lại như hình cây lọng.

Đài sen bằng chất Thích-ca Tỳ-lăng-già bảo. Trang nghiêm với tám muôn thứ ngọc kim cương, ngọc Ma ni, cùng mành lưới kết bằng chơn châu.

Trên đài sen, tự nhiên có bốn trụ báu. Mỗi trụ báu cao đẹp như trăm nghìn muôn ức núi Tu Di. Trên đầu bốn trụ báu, mành lưới báu trùm giăng rộng lớn như cõi trời Dạ Ma. Mành lưới báu ấy có năm trăm ức hột bảo châu. Mỗi bảo châu chiếu ra 84.000 tia sáng. Mỗi tia sáng ấy có 84.000 thứ kim sắc. Các sắc vàng ấy chói khắp mặt bảo địa, nơi nơi biến hóa thành những tướng trạng khác nhau : hoặc hóa ra đài kim cương, hoặc hóa ra lưới chơn châu, hoặc hóa làm những lùm mây hoa đẹp sáng v.v... hiện thành Phật sự ở khắp các nơi trong cõi Cực Lạc...

Khi giảng xong sự lớn đẹp vi diệu của tòa sen báu, Đức Bổn Sư kết rằng : tòa sen báu ấy có ra đó, là do nguyện lực thuở tiền thân của Phật A Di Đà, ngài Pháp Tạng Bồ Tát.

- Ngài Tịnh Không Pháp sư có giảng: Thế giới địa cầu này do lòng tham của con người quá lớn kết lại mà sinh ra lũ lụt, vì ghen ghét đố kỵ quá lớn kết lại mà sinh ra thiên tai hỏa hoạn...thế nên cảnh tùy theo Tâm mà sinh chuyển. Đối với Phong thủy Tây Phương Cực lạ quốc thì điều này càng thể hiện rõ: Mọi thứ đều do nguyện lực, do tâm ý mà hóa hiện, loan đầu và lý khí cuộc đất này thật vi diệu vì đã hòa nhập làm một với tâm ý của con người. Xét ra phong thủy cuối cùng cô đọng lại trong một chữ Tâm mà thôi.







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |