Jump to content

Advertisements




Kinh thị Dịch truyện

Dịch Học Tượng Số Thiên Văn Dịch Tượng tượng số

16 replies to this topic

#16 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 31/05/2015 - 08:28

Kinh thị Dịch truyện


(Quyển hạ)




Nói tới Dịch ấy, là Tượng vậy. Hào ấy là công hiệu vậy. Thánh nhân sở dĩ ngẩng mặt lên xem, cúi mặt xuống xét, tượng của Trời Đất Nhật Nguyệt Tinh Thần và cỏ cây vạn vật, thuận thì hòa, nghịch thì loạn. Nói đến tường tận thì chẳng thể hết được, thâm sâu chẳng thể có cùng cực, cho nên đếm cỏ Thi bài bố Hào dùng ở Bốc Phệ phân chia 64 quẻ, phối 384 hào, xếp thứ tự một vạn một ngàn năm trăm hai mươi thẻ (11.520 sách), xác định tình trạng của thiên địa vạn vật. Vì thế, khí của cát hung, thuận theo sáu hào trên dưới, thứ đến Số của tám chín sáu bảy (8 9 6 7), Tượng của kế thừa nối tiếp nội ngoại, do đó mà gọi là gồm cả Tam Tài và Lưỡng.

Khổng Tử nói, "dương tam âm tứ, vị chi chính dã" nghĩa là dương 3 âm 4 thì gọi là Chính vậy. Cái Tam ấy là số của phương Đông, là nơi sở xuất của Mặt Trời ở phía Đông, lại vừa là cái chu vi hình tròn lấy đường kính khai triển ra 3 lần vậy (hựu viên giả kính nhất nhi khai tam dã). Cái Tứ ấy là số của phương Tây, là nơi sở nhập của Mặt Trời tại phía Tây, lại vừa là cái chu vi hình vuông lấy một cạnh mà áp dụng 4 lần vậy (hựu phương giả kính nhất nhi thủ tứ dã).
(QNB chú: Ở đây ta thấy vào thời Tây Hán thì Kinh Phòng dùng số π = 3, và tính chu vi hình tròn là 3 lần đường kính, sau này tính được số pi chính xác là ~ 3,14159... nên tính chu vi hình tròn = π.[đường kính] = 2.π.[bán kính r]. Còn tính chu vi hình vuông thì thời Tây Hán dùng đã chính xác = 4.[độ dài 1 cạnh]. Cái gọi là Vuông-Tròn ở đây còn ám chỉ "Trời tròn đất vuông" trong thuyết Cái Thiên của Thiên Văn Học vũ trụ quan thời ấy).

Nói về đạo của Nhật Nguyệt trọn đời, cho nên quẻ Dịch phân chia thượng hạ 64 quẻ, tượng của Âm Dương vậy. Số của Cơ Ngẫu áp dụng với Càn Khôn. Cái Càn Khôn ấy, là căn bản cội gốc của Âm Dương, cái Khảm Ly ấy, là tính mệnh của Âm Dương.

Phân chia Tứ Doanh mà thành Dịch, trọn vẹn mười phần có 8 biến mà thành quẻ (thập hữu bát nhi thành quái). Quái tượng định cát hung, mà sáng tỏ sự được mất. Giáng Ngũ Hành, phân Tứ Tượng, thuận thì cát, nghịch thì hung. Cho nên nói là cát hung hối lận sinh ở "động" (thay đổi, biến động). Lại nói sáng tỏ sự được mất ở "tứ tự" (bốn bước/bốn thứ tự) (1). Vận chuyển cơ biến phân bố số hạn độ, chuyển dịch cái khí của chúng. Cái chủ cũng chịu đảm đương nhận quy tắc của trời mà vận hành, cùng với thời tiêu tức. An ổn mà chẳng lãng quên mất, rồi mới lấy cái lý thuận tính mệnh, cực của phép dùng cỏ Thi có gốc ở bói bằng mai rùa, trọng ba thành sáu, có thể hoàn tất vậy.

Phân chia tượng của Thiên Địa Càn Khôn, thêm vào dùng Giáp Ất Nhâm Quý (2), tượng của Chấn Tốn phối Canh Tân (3), tượng của Khảm Ly phối Mậu Kỷ (4), tượng của Cấn Đoài phối Bính Đinh (5).

Bát quái phân âm dương, lục vị, ngũ hành, quang minh 4 cái thông suốt, biến dịch lập Tiết. Trời đất nếu mà không biến dịch, chẳng thể thông khí. Ngũ hành đắp đổi tới cuối, bốn mùa thay đổi suy tàn, biến động chẳng ngừng, lưu hành quanh lục hư. Thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch (biến đổi qua lại lẫn nhau), chẳng thể lấy làm yêu cầu chuẩn mực, duy chỉ có biến đổi thích hợp. Cát hung cùng bày xếp với các vị trí, tiến thoái sáng tỏ ở cơ yếu. Biến hóa của DỊch, lục hào chẳng thể ngừng, lấy tùy theo mùa mà chiêm đoán.

Chu Lễ, Thái Bốc một gọi là Liên Sơn, hai gọi là Quy Tàng, Ba gọi là Chu Dịch. Sơ là dương, Nhị là âm, Tam là dương, Tứ là âm, Ngũ là dương, Lục là âm. Số của dương là 1 3 5 7 9, số của âm là 2 4 6 8 (6).

Âm theo Ngọ, Dương theo Tý. Tý Ngọ phân chia vận hành, Tý đi về phía trái, Ngọ đi về phía phải. Đạo của trái phải, hung cát, cát hung.
Tý Ngọ phân mùa,
Lập Xuân tháng Giêng, Tiết tại Dần, quẻ Khảm hào Sơ Lục; Lập Thu cùng dụng giống thế.
Vũ Thủy, tháng Giêng, Trung tại Sửu, quẻ Tốn hào Sơ Lục; Xử Thử cùng dụng giống thế (QNB chú: chữ Trung 中 ở đây là để ám chỉ Trung Khí).
Kinh Chập tháng Hai, Tiết tại Tý, quẻ Chấn hào Sơ Cửu; Bạch Lộ cùng dụng như thế.
Xuân Phân tháng Hai, Trung tại Hợi, quẻ Đoài hào Cửu Tứ; Xuân Thu Phân cùng dụng giống thế.
Thanh Minh tháng Ba, Tiết tại Tuất, quẻ Cấn hào Lục Tứ; Hàn Lộ cùng dụng như thế.
Cốc Vũ tháng Ba, Trung tại Dậu, quẻ Ly hào Cửu Tứ; Sương Giáng cùng dụng như thế.
Lập Hạ tháng Tư, Tiết tại Thân, quẻ Khảm hào Lục Tứ; Lập Đông cùng dụng như thế.
Tiểu Mãn tháng Tư, Trung tại Mùi, quẻ Tốn hào Lục Tứ; Tiểu Tuyết cùng dụng như thế.
Mang Chủng tháng Năm, Tiết tại Ngọ, quẻ Càn hào Cửu Tứ; Đại Tuyết cùng dụng như thế.
Hạ Chí tháng Năm, Trung tại Tị, quẻ Đoài hào Sơ Cửu; Đông Chí cùng dụng như thế.
Tiểu Thử tháng Sáu, Tiết tại Thìn, quẻ Cấn hào Sơ Lục; Tiểu Hàn cùng dụng như thế.
Đại Thử tháng Sáu, Trung tại Mão, quẻ Ly hào Sơ Cửu, Đại Hàn cùng dụng như thế.

Khổng Tử Dịch nói, có 4 loại Dịch, Nhất Thế Nhị Thế là Địa Dịch, Tam Thế Tứ Thế là Nhân Dịch, Ngũ Thế Lục Thế là Thiên Dịch, Du Hồn Quy Hồn là Quỷ Dịch. Tám quẻ Quỷ là Hệ Hào, Tài là Chế Hào, Thiên Địa là Nghĩa Hào (7), Phúc Đức là Bảo Hào (8), Đồng Khí là Chuyên Hào (9).

Long đức tháng 11, tại Tý ở quẻ Khảm đi về bên trái. Hổ hình tháng 5, tại Ngọ tại quẻ Ly đi về bên phải.
Giáp Ất Canh Tân, Thiên Quan, Thân Dậu Địa Quan.
Bính Đinh Nhâm Quý, Thiên Quan, Hợi Tý Địa Quan.
Mậu Kỷ Giáp Ất, Thiên Quan, Dần Mão Địa Quan.
Nhâm Quý Mậu Kỷ, Thiên Quan, Thìn Tuất Địa Quan.

Tĩnh lặng là Hối (lỗi), Phát động là Trinh (chính trung). Trinh là gốc, Hối là ngọn.

Sơ Hào thượng, Nhị Hào trung, Tam Hào hạ, số của ba tháng để thành công.

Một tháng Sơ Hào 3 ngày, Nhị Hào 3 ngày, Tam Hào 3 ngày, tên là Cửu Nhật (9 ngày). Dư có 1 ngày, tên gọi là Nhuận Dư. Sơ Hào 10 ngày làm Thượng Tuần, Nhị Hào 10 ngày làm Trung Tuần, Tam Hào 10 ngày làm Hạ Tuần. Ba Tuần 30 ngày, tích Tuần thành Tháng, tích Tháng thành Năm. Tám lần tám (8x8) là 64 quẻ phân chia 64 quẻ phối 384 hào, thành 11520 thẻ (vạn nhất thiên ngũ bách nhị thập sách).

Định Khí Hậu 24, khảo xét Ngũ Hành ở vận mệnh. Nhân sự, Thiên đạo, Nhật Nguyệt, Tinh Thần cục ở trong bàn tay. Cát hung thấy ở vị trí của chúng, gắn liền ở cát hung hối lận, sinh ở động.

Trong Dần có Sinh Hỏa, trong Hợi có Sinh Mộc, trong Tị có Sinh Kim (10), trong Thân có Sinh Thủy.
Trong Sửu có Tử Kim, trong Tuất có Tử Hỏa, trong Mùi có Tử Mộc, trong Thìn có Tử Thủy. Thổ kiêm gồm đủ cả ở giữa. Thiết lập Tý dương sinh, thiết lập Ngọ âm sinh, hai khí tương xung, cát hung sáng tỏ vậy.

Tích toán. Tùy theo quẻ khởi cung, Càn Khôn Chấn Tốn Khảm Ly Cấn Đoài, bát quái tương đãng lay động lẫn nhau, nhị khí dương nhập âm, âm nhập dương. Nhị khí giao kết đắp đổi lẫn nhau chẳng ngừng nghỉ, cho nên nói rằng "sinh sinh chi vị Dịch". Bên trong khoảng trời đất, không có gì không thông vậy. Càn khởi Tị, Khôn khởi Hợi, Chấn khởi Ngọ, Tốn khởi Thìn, Khảm khởi Tý, Ly khởi Sửu, Cấn khởi Dần, Đoài khởi ... [chỗ này bị khuyết thiếu, theo như quyển thượng và quyển trung bản gốc, quy ước khởi tích toán, Càn khởi Tị, Khôn khởi Hợi, Chấn khởi Tị, Tốn khởi Ngọ, Khảm khởi Mùi, Ly khởi Sửu, Cấn khởi Dần, Đoài khởi Thân. Cái này nghi vấn có sự sai lệch], ở tại 64 quẻ, gặp vượng thì cát, gặp phế thì hung. Xung thì phá, Hình thì bại, Tử thì nguy, Sinh thì tươi tốt vậy. Khảo xét cái nghĩa lý của chúng, có thể thông vậy.

Phân chia 30 là trung, 60 là thượng, 30 là hạ, tổng là 120, thông đạt số của âm dương vậy. Liên tục đổi mới chẳng ngừng, liên tục sinh sôi kế tục, cho nên lạnh nhạt cũng chẳng thay đổi mất cái chỗ chân thực mách bảo cho người ta. Âm dương vận hành, một lạnh một nóng. Ngũ hành tương hỗ lẫn nhau [chỗ này bị mất 1 chữ]. Theo cái đức của thần minh thông tỏ, theo cái tình của vạn vật các chủng loại. Cho nên Dịch có thể đoán cái lý của thiên hạ, có thể định theo luân lý làm người mà sáng tỏ cái đạo của bực cai trị.

Bát quái thiết lập (Kiến) ngũ khí, xây dựng (Lập) ngũ thường, pháp tượng càn khôn, thuận ở âm dương, lấy cái nghĩa của chính vua tôi cha con. Cho nên Dịch nói, Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.

Nói tới viết Dịch làm theo Dịch, sở dĩ là để lưu truyền lại răn dạy. Răn dạy về cái nơi chốn, gốc gác ở Hữu - Vô. Vả lại, cái Dịch ấy bao trùm cả Hữu - Vô, có cát thì có hung, có hung thì có cát. Sinh ra cái nghĩa của cát hung, bắt đầu ở Ngũ Hành, cuối cùng ở Bát Quái. Theo cái Vô mà nhập Hữu, thấy cái tai vạ ở các Tinh Thần vậy. Theo cái Hữu mà nhập Vô, thấy cái tượng ở Âm Dương vậy. Cái nghĩa của Âm Dương, năm tháng phân chia vậy. Năm tháng đã phân chia, cát hung định được vậy. Cho nên nói "bát quái thành liệt, tượng tại kỳ trung" nghĩa là bát quái đã bày ra xong, thì tượng ở trong chúng vậy.

Lục hào thượng hạ, thiên địa âm dương, vận chuyển tượng của Hữu - Vô, phối vào nơi nhân sự. Bát quái ngẩng mặt lên xem cúi mặt xuống xét (ngưỡng quan phủ sát), ở tại chỗ con người ta vậy. Ẩn - Hiện tai vạ với tốt lành, ở tại trời vậy. Khảo xét thiên thời, quan sát nhân sự, ở tại các quái. Trọng yếu của Bát Quái, ban đầu ở Càn Khôn, thông suốt ở vạn vật, cho nên nói "Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu" nghĩa là Dịch đến cùng thì sẽ biến đổi chuyển hóa, biến hóa thì sẽ thông suốt, mà thông thì sẽ lâu bền. Cái bền ở đạo của chúng, lý của chúng mà đạt được vậy. Bốc Phệ chẳng phải rập theo khuôn sáo với cát lợi, chỉ có biến hóa thay đổi, tới cùng của lý tới tận của tính ấy vậy.

(1) Nói cát hung sinh ở động, ngũ hành ngưng nghỉ suy tàn, nội phạm thai dưỡng hợp ngũ hành.
(2) Càn Khôn phân đôi thiên địa âm dương của Mộc, cho nên phân Giáp Ất Nhâm Quý, sơ khởi vào kết cuộc của âm dương.
(3) Canh dương nhập Chấn, Tân âm nhập Tốn.
(4) Mậu dương nhập Khảm, Kỷ âm nhập Ly.
(5) Bính dương nhập Cấn, Đinh âm nhập Đoài.
(6) Âm chủ ti tiện, Dương chủ sang quý.
(7) Thiên Địa tức là Phụ Mẫu vậy.
(8) Phúc Đức tức Tử Tôn vậy.
(9) Hào Huynh Đệ vậy.
(10) Cũng nói đến vị trí của Sinh.


- HẾT -


(trọn bộ 3 quyển)



Thanked by 4 Members:

#17 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 31/05/2015 - 09:55

Kinh Phòng với "Kinh thị Dịch truyện"



(Hà Uyên)


Kinh Phòng (77 – 37 tr.CN) người Tây Hán, là người khai sáng ra Kinh thị Dịch học kim văn. Người đất Đốn Khâu Đông quận, tự là Quân Minh, ông họ Lý. Cống hiến chủ yếu về Dịch học của ông là phát triển tượng số học Chu Dịch. Ông học Dịch ở Tiêu Diên Thọ người nước Lương, sau ông lại học thêm Dịch từ một ẩn sĩ, ông rất thích âm luật, sau đắc tội và chết trong tay Trung thư lệnh Thạch Hiển.

Đặc trưng của Dịch học Kinh Phòng là chiêm nghiệm, Kinh thị Dịch học mở đầu cho phái tượng số, là gốc của tượng số, gốc của thuật số. Bốn cống hiến lớn của Kinh Phòng là: Bát cung quái thuyết; Nạp Giáp thuyết; Quái khí thuyết; Âm dương ngũ hành thuyết. Do làm rõ được về tai dị nên được nhà Vua ban thưởng. Với đặc điểm học thuật chiêm nghiệm khí số cho xã hội thông qua tai dị trong thiên nhiên trên nền tảng “thiên nhân cảm ứng”.

Bát cung quái thuyết lấy cơ sở về thứ tự các quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm.

Căn cứ vào sự phân vạch của quẻ, 8 quẻ thuần là quẻ “thống suất” gọi là quẻ mẹ, các hào của quẻ “thống suất” đều cố định không biến, 7 quẻ bị “thống suất” đều gọi là “kiến quái”, gọi là quẻ con, vì những hào của chúng đều có biến đổi. Kinh Phòng căn cứ vào Dịch nói: “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Quy luật biến đổi là hào Dương biến đổi thành hào Âm, hào Âm biến đổi thành hào Dương.

Quẻ Đời 1 lấy hào 6 là hào bất biến.

Gọi là quẻ Đời 2, là từ 8 quẻ mẹ mà Dịch gọi là “Bát thuần”, do hào đầu tiên biến đổi mà thành.

Quẻ đời 3 là do sự niến đổi của 2 hào đầu của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 1 biến đổi hào 2 mà thành.

Quẻ Đời 4 là do sự biến đổi của hào 1-2-3 của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 2 biến đổi hào 3 mà thành.

Quẻ Đời 5 là do sự biến đổi của hào 1-2-3-4 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 3 biến đổi hào 4 mà thành.

Quẻ Đời 6 là do sự biến đổi của các hào 1-2-3-4-5 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 4 biến đổi hào 5 mà thành.

Quẻ Đời 7 được gọi là quẻ Du hồn, căn cứ từ quẻ Đời 6 mà biến đổi hào 4

Quẻ Đời 8 được gọi là quẻ Quy hồn, căn cứ từ quẻ Đời 7, biến đổi cả 3 hào hạ quái quẻ Du hồn mà thành.

Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi.

Chữ “đời” ở đây là gọi là Thế là do hào biến đổi làm chủ của quẻ biến, gọi là hào “cư Thế”. Quẻ Đời 1-2 gọi là Địa dịch, quẻ Đời 3-4 gọi là Nhân dịch, quẻ Đời 5-6 gọi là Thiên dịch. Quẻ Du hồn và Quy hồn gọi là Quỷ dịch. Quẻ Đời 1 ở đây lấy hào bất biến làm chủ, tức là hào 6 của quẻ “bát thuần”.

Về phương diện ngôi vị hào, hào đầu gọi là Nguyên sĩ, hào 2 gọi là Đại phu, hào 3 gọi là Tam công, hào 4 gọi là Chư hầu, hào 5 gọi là Thiên tử, hào 6 gọi là Tông miếu, gọi như vậy với mục đích để phân rõ đẳng cấp tôn ti.

Gọi là Thế - Ứng, tức là chỉ sự tương ứng của 3 hào dưới với 3 hào trên trong mỗi cung, tức là hào đầu tương ứng với hào 4, hào 2 tương ứng với hào 5, hào 3 tương ứng với hào trên. Trong đó, hào làm chủ là hào “cư thế”, thì khi chiêm nghiệm, hào Ứng phải theo hào làm chủ, đó là hào Thế, hào Ứng (để phán đoán) là hào có quan hệ mật thiết với đối tượng chiêm nghiệm, ví như giữa vợ chồng, giữa anh em, vì giữa họ có tình cảm tương ứng với nhau. Định cát hung thì lấy hào cư Thế làm chủ.


THUYẾT NẠP GIÁP

Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý. Khi nạp Thiên can vào quẻ thì căn cứ theo số thứ tự Tiên thiên bát quái của quẻ phối với thứ tự của 10 Thiên can như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp mộc đứng đầu của Thiên can, Càn thuộc dương nạp Giáp cũng thuộc dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can Bính-Đinh thuộc Hỏa, Đoài thuộc Âm nên phối với Đinh cũng thuộc Âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can Mậu-Kỷ thuộc Thổ, quẻ Ly thuộc Âm nên phối với can Kỷ thuộc âm. Tiếp đến Chấn 4 phối với cặp Thiên can Canh-Tân thuộc Kim, quẻ Chấn thuộc Dương nên phối với can Canh thuộc Dương. Càn Khôn đối ứng, trời đất định vị, Giáp dương nạp Càn dương, nên Ất âm nạp vào Khôn âm. Cấn Đoài đối ứng, núi đầm thông khí, Đoài âm nạp can Đinh âm, nên Cấn dương nạp can Bính dương. Khảm Ly đối ứng, Thủy Hỏa tương tề, Ly âm nạp Kỷ âm nên Khảm dương nạp Mậu dương. Chấn Tốn đối ứng, sấm gió cùng nhau, Chấn dương nạp can Canh dương, nên Tốn âm nạp can Tân âm. Còn lại cặp Nhâm Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Nhâm dương nạp theo Càn dương, Quý âm nạp theo Khôn âm. Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước.


THUYẾT NẠP ĐỊA CHI

“Định cát hung chỉ lấy tượng của một hào”.

Kinh Phòng lần lượt cho 6 hào của 64 quẻ đối ứng với 12 địa chi, với quy luật phân theo Chi âm và Chi dương tương ứng với số chẵn lẻ rồi cho đối ứng với 384 hào. Chi dương đi thuận chiều vì dương chủ tiến, Chi âm đi ngược chiều vì Âm chủ lùi, vì 8 quẻ thì có 4 quẻ thuộc dương, 4 quẻ thuộc âm, mà 12 Chi lại có những 6 chi dương và 6 chi âm. Âm theo Ngọ, Dương theo Tý, Tý-Ngọ phân đường đi, Tý đi phía trái, Ngọ đi phía phải. Tháng 11 tháng 5 là tháng Tý Ngọ lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 quẻ Càn. Tháng 12 và tháng 6 là tháng Sửu Mùi lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 của quẻ Khôn, vì căn cứ theo “thuyết quái” nói Càn Khôn là quẻ Cha Mẹ. Thể của quẻ Dịch phải đủ 6 vạch mới thành, 6 vạch lại phân chia ngôi âm ngôi dương mới thành quẻ, mới phản ánh cụ thể mối quan hệ sinh khắc giữa Bố Mẹ và Con của 8 cung quái với vị trí 6 hào. Như quẻ Càn thuộc Kim là quẻ Bố Mẹ, hào Sơ thuộc Thủy, Kim sinh Thủy, mẹ sinh con, cho nên là cát, hào 4 thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, con khắc mẹ là hung. Như vậy có nghĩa là tương sinh là thuận, tương khắc là hung, mẹ sinh con là đại cát, con khắc mẹ là đại hung. Kinh Phòng nói: Quỷ bát quái là hào “học”, tài là hào “chế”, trời đất là hào “nghĩa”, phúc đức là hào “bảo”, đồng khí là hào “chuyển”.


THUYẾT QUÁI KHÍ

Kinh Phòng lấy 64 quẻ 384 hào ứng với 1 năm, nói “ hào đầu trên, hào hai giữa, hào ba dưới, số của tháng 3 thành ra tháng 1. Hào đầu 3 ngày, hào hai 3 ngày, hào ba 3 ngày, tất cả là 9 ngày, còn dư ra một ngày gọi là ngày nhuận. Mười ngày của hào đầu là Thượng tuần, mười ngày của hào hai là Trung tuần, mười ngày của hào ba là Hạ tuần, 3 tuần là 30 tích tuần”.

“ Thành tháng, tích tháng thành năm, 8 lần 8 là 64 quẻ, chia ra 64 quẻ phối với 384 hào thành 32 x 360 = 11520 thẻ. Khí dịch 24 tiết khí phối hợp với Ngũ hành, thì mọi việc từ đạo Trời, đến vận mệnh con người, đến Trăng, Sao, ta đều có thể thấy được mọi chuyện cát hung rõ ràng”.

Âm sinh dương tiêu, dương sing âm diệt, hai khí giao nhau, thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào âm, âm nhập vào dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “sinh”. Dương trong âm, âm trong dương, hai khí âm dương hòa vào nhau mà thành “tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào âm dương khí hóa, âm dương thăng giáng và âm dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ ẩn - hiện, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Ví như quẻ Càn có tượng thuộc dương, phối Thiên thuộc Kim, nó với quẻ Khôn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Quẻ Khôn có tượng thuộc âm, phối hợp với Địa thuộc Thổ, khi phối với quẻ Càn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Nguyên lý “ẩn - hiện” trong tượng hào của quẻ vốn “ngụ hàm” với nhau, như hào Sáu đầu của quẻ Khôn nói “ lý sương kiên băng chí” thích là “ rồng đánh nhau ở cánh đồng, máu chúng chảy ra đen vàng”. Rồng tính dương là đặc tính của Càn dương, nói nên mối quan hệ “ẩn - hiện” của hai quẻ Càn – Khôn, cấu thành cặp quẻ đối ứng với nhau. Không những hai quẻ Càn Khôn đối ứng với nhau, mà giữa 64 quẻ cũng cấu thành từng cặp “ẩn - hiện” với nhau. Khi chiêm nghiệm theo “ẩn - hiện”, ta có thể từ hai mặt chính - phản, tăng lượng thông tin về chiêm nghiệm được nhiều hơn, đó là mối quan hệ giữa hai mặt chính - phản của âm – dương. Theo Kinh Phòng, sự biến hóa âm dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, âm dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa âm dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ âm dương.

Kinh Phòng nhấn mạnh rất nhiều vào sự chiêm nghiệm, ông cho rằng mục đích của sự nghiên cứu Dịch quái là ở chỗ “định cát hung, rõ được mất”, do đó ông sáng tạo ra quẻ 8 cung, phát huy mối quan hệ ngang dọc, là cốt để “định dự cát hung”. Ông nói “ Nghĩa về cát hung, bắt đầu ở Ngũ hành, kết thúc ở Bát quái. Nghĩa lý về âm dương là sự phân định về Năm, Tháng. Một khi Năm, Tháng đã phân định thì sẽ đoán định được cát hung”. Phần lớn vật chất dương là “hư”, vật chất âm là “thực”, “hư” là bề ngoài của dương, “thực” là bên trong của âm, “hư” là bề gnoài của “thực”, “thực” là phần bên trong của “hư”.

Thuyết Quái khí là sự đối ứng giữa 64 quẻ và 34 tiết khí, bao gồm Tứ thời và 24 khí, thuyết này bắt nguồn thuyết quái khí của Mạnh Hỷ, bao gồm ba nội dung sau:

- Thuyết quái khí Tứ chính quái: lấy bốn quẻ Khảm - Chấn – Ly – Đoài làm tượng ứng với 24 tiết khí, mỗi quẻ có 6 hào ứng với 6 tiết khí. Trong đó, quẻ Khảm ứng với 6 tiết khí từ tiết Đồng chí đến tiết Kinh trập. Quẻ Chấn ứng với 6 tiết khí từ tiết Xuân phân đến tiết Mang chủng. Quẻ Ly ứng với 6 tiết khí từ tiết Hạ chí đến tiết Bạch lộ. Quẻ Đoài ứng với 6 tiết khí từ tiết Thu phân đến tiết Đại tuyết. Trong bốn quẻ này, 6 hào của mỗi quẻ, từ hào Đầu đến hào Trên, lại phân ra làm chủ 6 tiết, như hào Đầu quẻ Khảm, làm chủ việc của tiết Đông chí, hào 2 tiêt Tiểu hàn, hào 3 tiết Đại hàn, hào 4 tiết Lập xuân, hào 5 tiết Vũ thủy, hào Trên tiết Kinh trập.

- Thuyết Thập nhị bích quái (nguyệt quái): là thuyết 12 quẻ ứng với 12 tháng. Mỗi một quẻ ứng với 2 tiết khí, 12 quẻ ứng với 24 tiết khí.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |