Jump to content

Advertisements




Lá số Napoleon Bonapart không tính Sóc


139 replies to this topic

#61 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 28/08/2015 - 01:13

Trước hết xin ngỏ lời thán phục cô Linna tuổi trẻ tài cao, xứng đáng là “hậu sinh khả úy”. Hy vọng cuộc tranh luận hiện tại về cách tính ngày giờ sinh giúp cô định các lá số danh nhân ngày càng chính xác!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 26/08/2015 - 13:35, said:

Cháu thấy nếu bác với anh Ngoạ Long cho là cái việc Bắc Kinh lúc thì chạy sau London 8 giờ lúc thì chạy trước 16 giờ (để cho bảo đảm yếu tố Sóc) và dẫn đến "năm Tử vi" có độ dài khác nhau ở mỗi nơi dù vần cùng 1 chu kỳ Mặt trời quay quanh Trái đất đó là hợp lý, thì Tý bắt đầu từ 23 giờ nhưng ngày bắt đầu từ 24 giờ/0 giờ có gì bất hợp lý đâu ạ, ít ra nó còn cố đinh.
Trong khoa học có một lý lớn là “lý bình đẳng”, nói nôm na là khi hai thực thể không có lý gì để phải khác nhau thì nếu A có lúc đứng trước B, sẽ phải có lúc B phải đứng trước A. Xét Bắc Kinh và London, ta không có lý do gì để nói Bắc Kinh chạy sau London, cũng không có lý do gì để nói Bắc Kinh chạy trước London, nên có khi Bắc Kinh chạy sau London 8 giờ, có lúc chạy trước 16 giờ chẳng những chẳng có gì gượng ép, và chính là hợp lý tự nhiên.
Nhưng cho giờ Tí bắt đầu lúc 23 giờ, ngày bắt đầu lúc 24 giờ thì phạm lý nhất quán của khoa Tử Vi (vì năm phải chứa mọi tháng, tháng phải chứa mọi ngày, ngày phải chứa mọi giờ; như tôi đã trả lời ông Vô Danh Thiên Địa ở trên).


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 26/08/2015 - 13:35, said:

Lấy bán Tý khởi ngáy âm lịch là nguyên tắc của lịch Âm từ tận Tân Đường thư, nếu có bộ môn nào sử dụng khác đi thì ắt có huớng dẫn như thế.

Còn cái giờ Tý thì cháu đọc trên mạng thấy bảo ko có sách cổ nào lấy 23 - 1 giờ là cùng 1 giờ 1 ngày như phần lớn mọi người lấy hiện nay cả. Nếu có thì chắc do bí truyền.
Toàn thư và Sách thiên thập bát phi tinh thì chia giờ Tý ra làm 2 giờ, nửa trước thì thuộc ngày hôm trước, nửa sau thì thuộc ngày hôm sau. Tức là sinh 23:30 ngày 1/4/năm X âm lịch thì lá số lấy ngày 1/4 âm lịch. Còn sinh sau đó 1 tiếng thì lá số lấy là giờ Tý/ngày 2/tháng 4/năm X.
Toàn thư có rất nhiều bản khác nhau, trong đó có những bản do người sau sửa chữa lại hoặc thêm vào. Tôi không rõ bản Toàn Thư của cô nhưng tất cả các tác giả ở Đài Loan có luận đến vấn đề Tí trước Tí sau mà tôi từng đọc (tối thiểu ba người, trong đó có Liễu Vô cư sĩ) không thấy ai nhắc tới chuyện Tí trước Tí sau trong Toàn Thư, và đều đồng ý rằng khoa Tử Vi không hề có sự phân biệt Tí trước Tí sau, mà nhất luật phải khởi ngày lúc đầu giờ Tí (còn chuyện lúc nào khởi giờ Tí lại là vấn đề khác hẳn).

Cá nhân tôi cho rằng Bán Tí khởi ngày âm lịch có lý riêng của nó, và phù hợp với khoa Tử Bình, nhưng không phù hợp với khoa Tử Vi, lý do đã đưa trên (trong Tử Vi ngày phải bao gồm mọi giờ từ Tí đến Hợi).

Tôi khảo sát Tử Vi qua lăng kính khoa học hiện đại, nên giả như Toàn thư quả thật nói khởi ngày lúc bán Tí thì tôi vẫn giữ quan điểm là phải khởi ngày lúc đầu giờ Tí.

Sửa bởi VDTT: 28/08/2015 - 05:14


Thanked by 4 Members:

#62 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 28/08/2015 - 07:46

Về việc trong ví dụ như VN đi trước Anh 7 tiếng, Anh đi trước VN 17 tiếng có vẻ như LinnaeaBorealis chưa hiểu vấn đề. Sở dĩ trong Dương Lịch, VN đi trước Anh 7 tiếng là vì đường đổi ngày quốc tế (International Date Line - IDL) nằm ở phía Đông VN nên VN vào ngày mới trước Anh. Nếu đặt IDL nằm giữa phía Tây VN và phía Đông Anh Quốc thì trở lại VN đi sau Anh 17 tiếng. Trước hay sau là do IDL. Có đường đổi ngày nên cứ đi qua 1 vòng là thêm 1 ngày, còn không thì cứ chạy vòng vòng mà ngày thì không thay đổi. Trong Dương Lịch có IDL thì trong Âm Lịch có Sóc. Nói cách khác, IDL trong Âm Lịch là vị trí ở điểm Sóc. Chỉ khác biệt là đường IDL thì cố định, còn Sóc thì không cố định nên có khi VN đi trước Anh 7 tiếng và ngược lại có khi Anh đi trước VN 17 tiếng. Có như vậy mới hợp lý vì địa cầu xoay tròn không biết đâu là đầu, đâu là đuôi thì không thể tùy tiện đặt cố định 1 vị trí nào đó để làm vị trí đổi ngày được.

LinnaeaBorealis said:

Nhân nói là chuyện cùng 1 lúc trên quả đất luôn có 2 ngày thì có gì để tranh cãi ạ?
Cái thời điểm 24:00 nó luôn thuộc về cả ngày hôm trước và ngày hôm sau chứ đâu phải đến 24:00:00.(n)01 mới là hôm sau. Bản chất thời gian nó có phải như căn phòng có thể cắt lớp được đâu ạ? Bản thân cái đường kinh tuyển đó sẽ là mốc của 0 giờ 2 hôm một lúc.

Nói như vầy cho dễ hiểu: 23:55:00 thì ngày ấy còn 5 phút, 00:00:05 (của hôm sau) thì ngày mới đã được 5 phút, vậy tại sao cái điểm trung bình này lại chỉ được tính vào nửa đầu?

Việc tính thế nào thì không ai cấm được. Nhưng xét theo Số (Lý và Số như NL đã nói trong bài trước, theo Lý thì OK) thì không hợp và khó chấp nhận vì đâu thể nào sinh cách 23 tiếng đồng hồ mà có cùng chung 1 lá số được (như vậy thì còn gì là Tử Vi, nói riêng, nữa).

Còn lại thì sẽ bàn thêm ở phần sau.

LinnaeaBorealis said:

Đây là em đang tìm xem có cái thể loại sách cổ mà định Tý trước Tý sau như nhau như sách bói toán hiện đại ko, thì đương nhiên phải tra mạng thì ra kết quả là chưa thấy, ko rõ ai là người đầu tiên hay trường phái nào đầu tiền dùng như thế, còn phép dùng "lạ" kia thì rõ ràng có sách cổ ghi vậy ko cần biết có dị bản gì ko nhưng ít nhất có 2 quyền như thế.
Hiện em cũng đang thấy lấy Tý liền mạch, nhưng mà khổ cũng ít ca để nghiệm lý vì cái giờ đấy thì rất nhiều người sinh ra biết được "quãng 12 giờ đêm" đã may rồi đừng nói trước sau hay số phút.

Còn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mà Thang Nhược vọng với Minh/Thanh gì vậy?

Nó có phải là sách bói toán gì đâu mà là sách lịch sử và bách khoa thư tổng hợp hoàn chỉnh từ thời Bắc Tống, danh tiếng uy tín và độ phổ cập kiểu Đại Việt sử ký có phải mấy ông bói toán muốn xào xáo là xào được đâu. Còn các triều đại khác thì cũng có cái động cơ gì mà giả mạo?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



  貞觀初,直太史李淳風又上疏論十有八事,複詔善為課二家得失,其七條改從淳風。十四年,太宗將親祀南郊,以十一月癸亥朔,甲子冬至。而淳風新術,以甲 子合朔冬至,乃上言:「古曆分日,起於子半。十一月當甲子合朔冬至,故太史令傅仁均以減餘稍多,子初為朔,遂差三刻。」司曆南宮子明、太史令薛頤等言: 「子初及半,日月未離。淳風之法,較春秋已來晷度薄蝕,事皆符合。」國子祭酒孔穎達等及尚書八座參議,請從淳風。又以平朔推之,則二曆皆以朔日冬至,於事 彌合。且平朔行之自古,故《春秋傳》或失之前,謂晦日也。雖癸亥日月相及,明日甲子,為朔可也。從之。十八年,淳風又上言:「仁均曆有三大、三小,雲日月 之蝕,必在朔望。十九年九月後,四朔頻大。」詔集諸解曆者詳之,不能定。庚子,詔用仁均平朔,訖麟德元年。

- Đây là việc từ thời Đường Thái Tông - Tý sơ mà "Nhật Nguyệt vị ly" chưa tính là Sóc, sau Tý bán mà Nhật Nguyệt hợp Sóc thì mới tính ngày ấy là Sóc.

Sau khi NL tìm hiểu sơ qua thì mạo muội đưa ra cái nhìn về việc trên như thế này:

- Trước thì xác định vài điểm:

1. Người xưa (rất xưa) có phân ra thành Dạ/Sơ Tí và Chính Tí. Dạ Tí thuộc ngày hôm trước và Chính Tí thuộc ngày hôm sau


2. Ngày có Sóc là ngày đầu tháng và lấy mốc 24:00 giờ để định


Đó là Lịch của người xưa. Lịch này với mục đích chính là để biết thời gian cũng kiểu như thời nay dùng Dương Lịch vậy. Dùng Tí trước Tí sau với Lịch thì không có vấn đề gì, như nói Dạ Tí ngày 20 thì biết là giữa giờ hợi ngày 20 và chính tý ngày 21, chỉ là cách gọi mà thôi. Không gặp phải rắc rối gì cả.

Và sau đó, những môn bói toán ra đời ....

Trở lại nói 1 tí về định Ngày (theo nhà thiên văn/Lịch học):

Lúc đầu người ta lấy Ngày bắt đầu lúc mặt trời lên. Nhưng khởi kiểu này thì không chính xác vì mặt trời đến sớm muộn và muốn đo đạt chính xác cũng khó, thành ra về sau (cũng từ thời cổ xưa) khi làm Lịch thì mốc lý tưởng nhất để xác định Ngày là giữa trưa, khi bóng mặt trời ngắn nhất/đứng bóng. Nếu khởi ngày từ giữa trưa thì không tiện lợi cho việc sinh hoạt, nên có thể vì vậy mà khởi đầu ngày từ lúc nửa/giữa đêm. Cũng rất đơn giản và tiện lợi.

Và nhu cầu hoặc về sau, để chia Ngày ra đơn vị nhỏ hơn và được chia thành Giờ, chia làm 12 canh giờ thì Ngọ là giữa trưa, giữa đêm là Tí, sau Tí là Sửu, v.v... . Và với những nhà thiên văn, Lịch pháp để chi tiết hơn thì phân Ngọ ra làm sơ Ngọ và chính Ngọ, sơ Tí và chính Tí, v.v... .

Khi các môn đoán mệnh hình thành thì nó dựa vào giờ giấc của thiên văn/lịch để tính. Giờ thì có 12 canh giờ, chia ra thì mỗi canh giờ 120 phút (tính theo giờ hiện tại). Mà giữa trưa (12:00) là giờ Ngọ, vậy giờ Ngọ = 12:00 +/- 60 phút. Tức là nằm ở gần mốc nào nhất thì thuộc về giờ đó, gần ở mốc giờ Ngọ thì là thuộc giờ Ngọ. Cứ thế mà giờ Tí thành ra 0:00+/-60 phút = 23:00-1:00 là thuộc giờ Tí.

Đó có thể là cách tính của các nhà mệnh lý, không liên quan đến Lịch học, hai cách tính ngày giờ không liên quan với nhau.

Sửa bởi NgoaLong: 28/08/2015 - 08:08


Thanked by 1 Member:

#63 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 28/08/2015 - 08:53

Có thể về sau này một số người ráp Tí trước Tí sau vào một số môn đoán mệnh nói chung, Tử Vi nói riêng. Họ thấy cổ nhân phân ra Tí trước Tí sau thì cũng theo đó mà phân ra Tí ngày hôm trước và Tí ngày hôm sau.

Trong Tử Vi phân Tí trước Tí sau hầu như không là nghe thấy!

Thanked by 1 Member:

#64 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8838 thanks

Gửi vào 28/08/2015 - 10:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 27/08/2015 - 09:52, said:

Trong khoa học, nhiều lúc chỉ cần đặt lại câu hỏi là vấn đề sẽ rõ hơn nhiều.

Giả sử đồng thuận 1: Điểm Sóc ứng tính “khai sinh” (chú: Nếu không đồng thuận thì ai về nhà nấy, tranh luận sẽ kéo dài vô tận).

Câu hỏi (đặt lại): Thời điểm “khai sinh” là ngày mùng mấy mới hợp lý?

Câu trả lời (của tôi): Vì lý tương ứng, thời điểm “khai sinh” phải là ngày mùng 1 (vì số 1 là số đầu tiên, ứng sự “khai sinh”).

Nói cách khác, tôi cho rằng phải lấy mùng 1 tức thời ở điểm Sóc. Thành ra ngay ở đây anh và tôi đã có khác biệt căn bản phải giải quyết trước cho xong đã. Bằng không thì ai về nhà nấy.

Để góp phần giải quyết vấn đề, tôi đặt thêm hai câu hỏi:
1) Có lý do gì để coi thời điểm “khai sinh” thuộc tháng cũ thay vì tháng mới?
2) Có lý do gì để coi thời điểm “khai sinh” thuộc ngày 29 hoặc 30 (tháng cũ) thay vì mùng 1 (tháng mới)?
Tôi nghĩ anh phải trả lời hai câu hỏi này.

1. Như chúng ta đã biết một ngày mới mở ra bằng thời điểm mặt trời mọc, sau đó ánh sáng lan dần đến chính ngọ rồi mặt trời lặn. Gộp cả hai khái niệm ngày đêm vào làm khái niệm ngày, đưa các kỹ thuật chính ngọ chính tý vào thì tính ra được khoảng thời gian một ngày. Nhưng ngày luôn được hiểu khai sinh tại thời điểm mặt trời mọc, chứ không có ngày tức thời trên toàn bộ địa cầu.

2. Tháng âm lịch là khoảng thời gian giữa hai thời điểm Sóc, và đương nhiên khái niệm ngày âm lịch phải mượn cách tính ngày của mặt trời. Nếu bỏ mặt trời đi thì không có ngày âm lịch. Cho nên ngày mùng 1 bắt buộc phải chuyển từ từ như các ngày thông thường. Tháng âm lịch phải hiệu chỉnh theo ngày mặt trời chứ không phải ngược lại, bởi vì âm lịch phải đi mượn khái niệm "ngày" của dương lịch. Đã gọi là ngày thì không có ngày tức thời, chỉ ngày được bắt đầu tại điểm khai sinh, điểm khai sinh đó là điểm Sóc.

3. Bỏ qua những khái niệm rườm rà về sai số. Có thể định nghĩa lại cách lấy mùng 1 tức thời như sau: Điểm Sóc là thời điểm thế giới bắt đầu chuyển sang mùng 2. Tức là có những kinh độ chỉ tồn tại mùng 1 trong 1 sát na, nói cách khác gần như không có mùng 1. Như vậy không thể nói là thỏa lý khai sinh, khi mà khai sinh tại mùng 2.

4. "Khai sinh" không đồng nghĩa với "tức thời", mà "khai sinh" là khởi đầu từ đó. Khởi đầu để đi hết một vòng trái đất, chứ khởi đầu đã phủ kín trái đất làm mùng 1 sau đó lại dần dần chuyển mùng 2, mùng 3 thì không hợp lý.

5. Nếu lấy mùng theo theo cách ngày dương X+1 thì kinh độ sớm nhất chuyển sang mùng 2 chính là đường International Date Line (IDL), cũng chính là đường chuyển ngày dương lịch. Do đó, sự thống nhất ngày âm và ngày dương được bảo đảm. Còn nếu lấy mùng 1 tức thời tại điểm Sóc thì kinh độ 22:59 (giả sử 1 sát na bằng 1 phút cho dễ trình bày) tại thời điểm Sóc sẽ là điểm chuyển sang mùng 2 đầu tiên, và kinh độ ngày là bất định chứ không ổn định như IDL. Lại càng cho thấy sự bất hợp lý khi lấy ngày mùng 1 tức thời.

6. Sự tiện lợi của phép làm lịch khi lấy mùng 1 tức thời để có thể định khung cho tháng âm lịch không đồng nghĩa là phép đó hợp lý trong tử vi. Nếu có lịch tử vi thì lịch đó phải ứng với tự nhiên nhất, và chắc chắn phải thỏa lý chuyển ngày từ từ, vì đó mới đúng khái niệm "ngày". Không thể dựa vào cách lấy lịch tiện lợi để cho rằng nó phải đúng với tử vi.

Sửa bởi AlexPhong: 28/08/2015 - 10:09


Thanked by 2 Members:

#65 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8838 thanks

Gửi vào 28/08/2015 - 10:55

7. Thời cổ xưa, khi chưa có IDL thì mỗi nơi tự coi mình là IDL. Ví dụ Bắc Kinh tự cho mình là IDL, vào thời điểm Sóc Bắc Kinh đang thuộc ngày nào thì cứ lấy đó làm ngày mùng 1, bất kể các địa phương khác trên thế giới ra sao. Nhưng ngày đó là ngày dương lịch quốc tế nào thì không ai biết, vì không có IDL thì không có ngày dương lịch quốc tế. Cho nên đó không phải là cơ sở lý luận cho phép lấy Sóc tức thời.

Nói cách khác nếu không có IDL thì không có phép chuyển lịch dương sang lịch âm và ngược lại.

Thanked by 1 Member:

#66 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 28/08/2015 - 12:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 27/08/2015 - 10:46, said:


Nhân nói là chuyện cùng 1 lúc trên quả đất luôn có 2 ngày thì có gì để tranh cãi ạ?
Cái thời điểm 24:00 nó luôn thuộc về cả ngày hôm trước và ngày hôm sau chứ đâu phải đến 24:00:00.(n)01 mới là hôm sau. Bản chất thời gian nó có phải như căn phòng có thể cắt lớp được đâu ạ? Bản thân cái đường kinh tuyển đó sẽ là mốc của 0 giờ 2 hôm một lúc.

Nói như vầy cho dễ hiểu: 23:55:00 thì ngày ấy còn 5 phút, 00:00:05 (của hôm sau) thì ngày mới đã được 5 phút, vậy tại sao cái điểm trung bình này lại chỉ được tính vào nửa đầu?

“Thời điểm 24:00 giờ thuộc ngày hôm trước, hay ngày hôm sau, hay cả hai ngày?” Cô đã đi sang vấn đề triết học của thời gian rồi, mấy ông đại triết gia Hy Hạp cãi bao nhiêu đời còn không xong. Ở đây chúng ta đang đi tìm một giải pháp thực tế cho khoa Tử Vi mà thôi, nên giả như gặp trường hợp có thể thuộc hai giờ, chúng ta không cãi thuộc hoặc không thuộc giờ nào, mà lấy cả hai lá số rồi nghiệm lý mà chọn.

Có lẽ thời gian không thể cắt, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn chia ngày ra 12 giờ ta hoặc 24 tiếng tây.

Bấy nhiêu đó đã đủ phần triết lý, sau đây xin trở lại vấn đề.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 27/08/2015 - 10:46, said:


Nếu Sóc xảy ra vào 24:00:00 ngày 23 thì thực ra nó thuộc về cả 23 và 24, anh Ngọa Long là do để ý điểm đó mới nói chuyện tai sao London đi trước 7 giờ mà ko phải là đi sau 17 giờ.
Còn thì có thể lý luận là đã "khai sinh" thì ưu tiên cái đến sau cho nên cứ sau điểm 0 giờ đó mới tính là ngày mới - cái này gặp ở nhiều văn hóa cổ nhưng vì nó tiện mà hợp với tâm lý "muốn hướng đến cái mới", nhưng cái đó thì cũng sẽ là suy đoán chứ nói cổ thư thì không phải, mà cơ sở khoa học thì càng không, nên theo cháu, nếu tính Sóc thì mỗi người có 2 lá số.
Tôi nghĩ là tôi đã hiểu vấn đề mà cô đặt ra. Sau đây xin trình bày đáp án của tôi.

Đáp án đề nghị và những hệ quả của nó:

ĐÁP ÁN: Thời điểm Sóc là ngày mùng 1 âm lịch giờ mặt trời địa phương. Thí dụ: Thời điểm Sóc xảy ra lúc 4:30 sáng (theo mặt trời) thì ghi lại là 4:30 sáng (tây) ngày mùng 1, đổi sang lịch Tử Vi thành giờ Dần ngày mùng 1.

HỆ QUẢ
Giả sử Sóc xảy ra lúc 0 giờ 30 phút: Vẫn là mùng 1 (không có vấn đề).
Lúc 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ v.v… đến 22:30 giờ vẫn là mùng 1, không có vấn đề gì cả.
Cuối cùng giả sử Sóc xảy ra lúc 23:00 giờ (hoặc 24:00 giờ, tùy trường phái): Có người bảo cuối giờ Hợi mùng 1, có người bảo đầu giờ Tí mùng 2. Đáp án giản dị: Lấy cả 2 lá số, vài chục năm sau nghiệm lý chọn ra một, khi cháu bé lớn lên đòi xem Tử Vi thì bảo nó “cháu sinh giờ khe, ngày kẽ, ráng chờ!” giản dị thế thôi. (Nếu theo phái Tí đầu, lúc 23:00 giờ bảo là giờ Tí mùng 1 thì lấy thêm lá này nữa và xử lý với cháu bé đòi xem Tử Vi như trường hợp 2 lá kia).

Có thể thấy rằng định ngày theo Sóc không hề sinh ra vấn đề mỗi người 2 lá số CHO MỌI TRƯỜNG HỢP, mà chỉ khi nào ở giờ khe, ngày kẽ vấn đề này mới xảy ra. Nhưng khi đụng giờ khe, ngày kẽ thì cách nào chẳng có vấn đề 2 hoặc 3 lá số?

Tóm lại, hệ quả của việc định ngày theo Sóc chẳng khác gì các cách khác, rất… bình thường.

Thanked by 1 Member:

#67 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 28/08/2015 - 21:15

Giờ sóc và giờ lọ
Thời điểm ông Trần Đoàn lập thuyết , thiên văn ra sao, ông dùng lịch thế nào. Vì chúng ta đang học về một môn thuộc phương đông, Tây thì về Tây mà đo vi trùng
Chữ thời ( 时)gồm chữ nhật ( mặt trời) và thốn ( đo đạc) việc đơn giản nhất là xem lúc nào chính bóng mà định chính ngọ và mạt ngọ
Nói về năm thì gồm âm lịch, dương lịch, và âm dương đối lịch, lịch của TQ gọi là âm dương đối lịch hay Nông lịch chứ gọi Âm lịch là sai
Hiểu rằng từ Nông lịch là lịch trồng lúa, có quan hệ tới tiết khí và chuyển mùa. Còn hiểu âm lịch, sóc , lọ, huyền , học là nói mỗi mặt trăng
Vậy thì : tháng sáu tuyết rơi tháng chạp cởi trần
Vì tiết khí sẽ lệch với con trăng do chu kì âm đạo và dương vật khác nhau
Từ thời cổ la hy đã dùng sao thì xin dùng vậy, dốt thì xin đừng tỏ ra hiểu biết nữa.


Trên mải sóc quá nên viết thiếu:
Đã nói tiết khí là nói mặt trời
Sóc, lọ, huyền, học

Thanked by 1 Member:

#68 vanlech123

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 17 thanks
  • LocationMàn hình LCD

Gửi vào 28/08/2015 - 21:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tripheo, on 15/04/2015 - 11:44, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


ông này có cung tật ngang ngũa em đấy bác hahahaha gặp đối thủ rồi không biết ông ấy có bị sao không chứ em bị lõm một bên người ấy

Sửa bởi vanlech123: 28/08/2015 - 21:40


#69 Vongkiep

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 Bài viết:
  • 738 thanks

Gửi vào 29/08/2015 - 01:05

Phượng những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thì hay héo cỏ thường tươi!

Một khi quan điểm đã bất đồng thì tốt nhất ai về nhà ấy!

Không giải thích,không chứng minh.Bạn thân sẽ tin anh và kẻ thù sẽ không bao giờ nghe anh.

#70 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 29/08/2015 - 05:00

@LinnaeaBorealis:

Nếu LB nói về việc giao giờ thì như bác VDTT đã nói, đó là việc không thể tránh khỏi, việc hiển nhiên rồi nên không có gì phải bàn cả. Như trong Tử Vi, sinh vào khoảng 6:55, 7:05 vậy, giữa Mão và Thìn. Bởi vậy nên trước đó NL có nói, cách giao giờ khoảng 10 phút, nếu kỹ cơ để cho chắc ăn thì xét luôn cả 2. Nếu theo quy tắc 24:00 thì Sóc mà rơi vào giữa khoảng 11:50 - 00:10 thì check luôn cả 2 ngày. Nếu Sóc rơi vào trường hợp giao giờ, thành ra giao ngày mà bị nhầm thì cả tháng bị lệch 1 ngày (nhưng Âm Lịch tự có thể sửa sai sau mỗi tháng). Điều này tồn tại xưa nay, nhưng sai số cũng không cao lắm, chỉ khoảng 2%. Còn nếu lệch theo cách định ngày Sóc là 24:00 và giờ Tí từ 23:00 thì sai số khoảng 4%, cộng 2% giao giờ Sóc nữa thì có thể nói sai số khoảng 6% (đó là nói riêng về ngày giờ tại thời điểm Sóc theo phương pháp xưa nay mọi người dùng thôi thì có thể sai số khoảng 5%-6%. Chưa nói đến lấy lệch giờ trong ngày như Tí với Sửu, Sửu với Tí, v.v... thì có lẽ ít thì cũng 5%. Tính ra, bình thường nếu chỉ nhập năm tháng ngày giờ vào trình tự động để cho ra lá số thì sai số khoảng 10% rồi. Đó là với những ai đã biết điều chỉnh đến chính Ngọ rồi, còn không thì sai số còn lớn hơn nhiều [chính Ngọ có trung bình có thể lệch từ 0-30 phút, trung bình lại thì lệch 15 phút, vậy tính ra nếu không biết điều chỉnh lại giờ chính Ngọ thì thêm khoảng 10% sai số nữa).


=====================


@bác VDTT & AlexPhong:

Cái suy nghĩ của AlexPhong bị bó buộc trong khái niệm của Ngày và không thoát ra khỏi được Dương Lịch, trong đó gồm Internaltional Date Line.

Tại sao Âm Lịch và Dương Lịch cần phải thống nhất với nhau, trong khi đó Dương Lịch là do con người tùy ý ấn định (IDL), còn Âm Lịch được ấn định bởi sự vận hành của tự nhiên (Sóc).

Nếu năm 1884 thay vì quốc tế định IDL tại kinh tuyến 180 thì định tại nơi nào khác, hoặc trong tương lai Mỹ muốn châu Mỹ vào ngày mới trước mà yêu cầu (dùng từ “áp đặt” luôn đi) quốc tế đổi IDL sang đặt tại Đại Tây Dương, thế chẳng phải Âm Lịch theo cách lập của AlexPhong sẽ khác với Âm Lịch của AlexPhong hiện tại hay sao (?); như vậy, chỉ vì từ cái để cho thống nhất giữa Dương Lịch vs Âm Lịch mà thành ra Âm Lịch lại trở nên chẳng còn nhất quán gì nữa. Còn Âm Lịch theo Sóc (IDL theo Sóc) thì không phụ thuộc vào IDL lập tại bất cứ nơi nào trên thế giới, nó vẫn cho ra bảng Âm Lịch đồng nhất tại bất cứ nơi nào dù quốc tế có định IDL ra sao. Có như thế mới gọi là thống nhất! Còn thống nhất theo cách của AlexPhong thì không khác gì giữ lấy ngọn mà bỏ gốc.

Sửa bởi NgoaLong: 29/08/2015 - 05:16


#71 vanlech123

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 17 thanks
  • LocationMàn hình LCD

Gửi vào 29/08/2015 - 12:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 05/04/2015 - 09:01, said:

Bonaparte Napoleon, 15/08/1769 DL, 11h07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lá số NP không lấy Sóc mệnh có Thất Sát cư dần phù hợp với cuộc đời binh nghiệp huyền thoại hơn lá số lấy Sóc mệnh VCD hội Đồng Luơng.

1. Mệnh cục tỉ hòa, âm dương nghịch lý. Mệnh đứng vòng Thiên Không nên cuộc đời lên voi rồi xuống chó như cổ tích.
2. Mệnh có lưỡng Sát nên làm sát tinh giáng trần. Thêm Tướng Ấn phụ họa nên từ binh nghiệp, thêm Hồng Phúc nên bước lên ngôi Hoàng Đế góp phần kéo tụt sự tiến bộ của Pháp mấy trăm năm.
3. Cung Quan có Phá Tuần nên địa vị có được và mất đi thăng trầm bất ngờ.
4. Thiên di có Triệt nên chinh phạt hạ gục mọi đối thủ, nhiếp phục quần hùng.
5. Cung Phúc Đức tốt với Tham Vũ Tả Hữu Xương Khúc Quang Quý Lộc Quyền.
6. 1804 làm vua Pháp, 1805 làm vua Italy thì đúng 10 năm sau 1814 bị ép thoái vị, 1815 sau khi bị thua trận Waterloo lại bị ép thóai vị tiếp. Cũng như các lá số khác hàng can cho lặp lại những mốc cuộc đời. Lên xuống do vận. Như vậy, vào hai năm Giáp Ất đời Napoleon lên voi và xuống chó. Cũng như vận của các chính khách thường được 10 năm hoặc 12 năm rực rỡ huy hoàng. Như Tưởng Giới Thạch lên ở năm Sửu (1925) mà xuống cũng ở năm Sửu (1949). Như Bảo Đại lên ngôi vua năm Sửu (1925), Quốc Trưởng Quốc Gia Việt Nam năm Kỷ Sửu (1949), Thủ Tướng Quốc Gia Việt Nam năm Kỷ Sửu (1949), mất năm (1997) Đinh Sửu. Cho thấy một điều chắc chắn trong tử vi rằng cát hung không nằm ở tiểu vận hay thái tuế. Tiểu vận cho biết phương tác dụng, cho biết sự việc liên quan.
Như Tưởng năm Sửu đăng cơ, sau vài năm thống nhất thiên hà đến năm ngọ nội chiến với Diêm Tích Sơn suy giảm nội lực, từ năm Mùi bắt đầu suy cho đến sửu thì bại. Cuộc đời Bảo Đại gắn với chữ sửu thì năm mùi (1955) bị xung đến mức mất sạch ngôi vị phải lưu vong. Cho thấy số mệnh rất cụ thể rõ ràng trẻ con cũng tính ra, chỉ có bọn hậu sinh tự mình làm rối rắm lên mà thôi.
7. Napoleon có sao chủ mệnh là Thái Dương, đứng cùng Không Kiếp miếu địa ở tị. Nhật cư âm vị nên sự nghiệp chóng vánh không bền. Không Kiếp miếu nên thành công nhờ binh nghiệp cướp phá.
8. Mất năm 1821 Tân Tỵ 53 tuổi. Thuộc đại vận Giáp Tuất có Lộc Kỵ nguyên thủy tương xung. Hóa Kỵ đại vận nhập cung điền, chính là cung tật ách của đại vận. Thái tuế động thái dương lưu hóa Kỵ tại Văn Xương phản xung về đại vận nên tuyệt lộc.
9. Vì cát hung không nằm trong tiểu vận, nên suy rộng ra cát hung không nằm trong đại vận. Vì đại vận là tương đương với tiểu vận về vai trò, chỉ khác thời gian ảnh hưởng gấp mười lần, khác về bản chất tạo thành là cục số. Nôm na khi nhìn vào lá số, thì đại vận hay tiểu vận cũng chỉ là một cung. Nói cách khác đại tiểu vận đều không hàm chứa cát hung theo lối xem tử vi hình thức hiện nay (cách xem hội sao). Đó chính là triết lý ẩn tàng của tứ hóa phái khi họ đưa Can vào để tính vận. Hoặc cách xem cát hung của Nam Phái đã bị giấu kín nên hiện nay chỉ còn phần xác không hồn là cách xem hội sao thô lỗ.
10. Nếu cát hung đã không nằm trong đại vận thì cát hung cũng không nằm trong cung an mệnh. Như vậy thành ra vô lý. Cho nên, một cách hài hòa thì có thể nói rằng cát hung không hẳn không nằm trong tiểu vận nhưng tầm ảnh hưởng của nó quá nhỏ so với đại vận và mệnh, trong cách xem có thể bỏ qua. Cát hung có thể chủ yếu dựa vào đại vận để dự đoán. Tiểu vận coi như chi tiết hướng vào của đại vận đó.
anh alex em là fan của bác này em biết bác này viết thư tình nổi tiếng thế giới bác này có rất nhiều vợ đếm không xếu lớp ngoại tình , lớp bỏ nhà theo trai, sao cung thê này không thấy chí có văn xương tả hưu ?

#72 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8838 thanks

Gửi vào 31/08/2015 - 16:38

Lịch tử vi nếu không dùng đến tiết khí thì không cách nào phân biệt nổi tháng nhuận, không cách nào xác định được tháng Giêng.

Thanked by 1 Member:

#73 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 01/09/2015 - 22:08

Đến đây tôi khá chắc anh AlexPhong đã khẳng định cách định ngày của anh là đúng, nên những đoạn trả lời sau đây chẳng cốt để tranh luận với anh, mà cốt cho bất cứ ai quan tâm đến vấn đề ngày giờ có cơ hội thấy rõ hơn sự khác biệt giữa hai dòng lý luận để dễ dàng chọn đáp án cho riêng mình.

Vả lại, quan điểm chẳng phải là bất biến, biết đâu vài ba tháng hoặc vài ba năm nữa trong những người trong cuộc tranh luận này có người thay đổi quan điểm, lúc ấy những dòng trao đổi này sẽ có công dụng cá biệt của chúng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 28/08/2015 - 10:06, said:

1. Như chúng ta đã biết một ngày mới mở ra bằng thời điểm mặt trời mọc, sau đó ánh sáng lan dần đến chính ngọ rồi mặt trời lặn. Gộp cả hai khái niệm ngày đêm vào làm khái niệm ngày, đưa các kỹ thuật chính ngọ chính tý vào thì tính ra được khoảng thời gian một ngày.
Đồng ý.
Nghĩa là “ngày” và “đêm” theo nghĩa thường gộp lại thành “ngày” theo nghĩa mở rộng. Từ đây trở đi sẽ gọi là “ngày mở rộng” (bao gồm ngày và đêm theo nghĩa thường).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 28/08/2015 - 10:06, said:

1. ..Nhưng ngày luôn được hiểu khai sinh tại thời điểm mặt trời mọc....
Không thể nói là “luôn được hiểu” như vậy cho từ “ngày” theo nghĩa mở rộng.

Đặt lại vấn đề: Đã có bắt đầu phải có chấm dứt. Nếu quả ngày (nghĩa mở rộng) khai sinh tại thời điểm mặt trời mọc thì phải kết luận là nó chấm dứt ngay trước khi mặt trời mọc, bởi nếu không sẽ sinh ra một nghịch lý mà tôi không cần diễn giải thêm ở đây (trừ trường hợp có yêu cầu). Nhưng cho ngày chấm dứt trước khi mặt trời mọc lại phạm lý tự nhiên (cũng không diễn giải lý tự nhiên ở đây trừ khi có yêu cầu). Kết quả là khi xử dụng khái niệm ngày mở rộng rồi thì không thể coi là “ngày” khai sinh lúc mặt trời mọc như ngày thường.

Làm sao tìm đáp án cho vấn đề này? Dĩ nhiên phải dùng nền tảng của huyền học Á đông, tức lý âm dương. Chính vì thế mà dẫn đến kết quả là ngày bắt đầu lúc nửa đêm! (Lý ngắn gọn: Nửa đêm là lúc “khí” chuyển từ âm sang dương, giữa ngày “khí” chuyển từ dương sang âm).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 28/08/2015 - 10:06, said:

1. ..chứ không có ngày tức thời trên toàn bộ địa cầu.
Ngày tức thời trên toàn bộ địa cầu chỉ là một kết quả, không phải là chủ điểm của lý luận.

Nhưng… ngay cả với IDL (international date line) nhân tạo như hiện tại, trên lý thuyết vẫn có ngày tức thời (khi IDL ở lúc nửa đêm)…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 28/08/2015 - 10:06, said:

2. Tháng âm lịch là khoảng thời gian giữa hai thời điểm Sóc, và đương nhiên khái niệm ngày âm lịch phải mượn cách tính ngày của mặt trời. Nếu bỏ mặt trời đi thì không có ngày âm lịch. Cho nên ngày mùng 1 bắt buộc phải chuyển từ từ như các ngày thông thường. Tháng âm lịch phải hiệu chỉnh theo ngày mặt trời chứ không phải ngược lại, bởi vì âm lịch phải đi mượn khái niệm "ngày" của dương lịch. Đã gọi là ngày thì không có ngày tức thời, chỉ ngày được bắt đầu tại điểm khai sinh, điểm khai sinh đó là điểm Sóc.
a-Cách tính từ đầu ngày đến cuối ngày dĩ nhiên phải theo mặt trời, và sự thật là Tử Vi theo mặt trời để cho ngày đi từ giờ Tí đến giờ Hợi.

Nhưng ưu điểm của Tử Vi so với các khoa trước nó là thêm mặt trăng vào, nên khi định tháng thì mặt trăng phải là trọng tâm. Định tháng đây được hiểu là định khi tháng bắt đầu và chấm dứt. Ngày là thành phần tạo thành tháng, nên định khi tháng bắt đầu tức là định mùng 1. Thành thử phép định mùng 1 trong Tử Vi phải đặt trọng tâm vào mặt trăng. (Điều này dễ hiểu, vì nếu đặt trọng tâm vào mặt trời thì chỉ việc chia thành 12 tháng thật đều cho tiện, chẳng bao giờ phải lo tháng nhuận, nhưng như thế là đánh mất mặt trăng, tức ưu điểm của Tử Vi rồi; và kết quả là mèo lại hoàn mèo, trở lại thành một khoa ngũ tinh như cũ).

c-Bỏ mặt trời thì không có ngày âm lịch, nhưng cho mặt trăng vai trò thứ yếu khi định tháng thì tháng không còn là tháng âm lịch (hoặc tháng Tử Vi) nữa. Bởi vậy mặt trăng phải là yếu tố quyết định thời điểm khai sinh của tháng, tức là phải dùng mặt trăng để định “mùng 1”.

d-Vì lý bình đẳng của khoa học, đi hết một vòng tuần hoàn của thời gian thì mọi kinh tuyến trên trái đất đều phải qua những hoàn cảnh như nhau. Muốn giữ lý bình đẳng, chỉ có một cách hợp lý để định mùng một ở mỗi một địa phương, đó là điểm Sóc = ngày mùng 1.

e-Tất cả mọi cách khác với (d) ở trên đều phạm lý bình đẳng (điều này chứng minh được), và vì thế trên nền tảng khoa học thuần lý đều phải bị bác bỏ!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 28/08/2015 - 10:06, said:

3. Bỏ qua những khái niệm rườm rà về sai số. Có thể định nghĩa lại cách lấy mùng 1 tức thời như sau: Điểm Sóc là thời điểm thế giới bắt đầu chuyển sang mùng 2. Tức là có những kinh độ chỉ tồn tại mùng 1 trong 1 sát na, nói cách khác gần như không có mùng 1. Như vậy không thể nói là thỏa lý khai sinh, khi mà khai sinh tại mùng 2.

Sự thật là ở bất cứ nơi nào trên thế giới mỗi ngày đều có lúc giờ Tí chỉ còn tồn tại một sát na, rồi (một tiếng sau) giờ Sửu chỉ còn tồn tại một sát na, rồi (một tiếng sau nữa) giờ Dần chỉ còn tồn tại một sát na v.v… cuối cùng giờ Hợi chỉ còn tồn tại một sát na v.v… rồi cứ thế lập lại. Vậy mà chúng ta vẫn xử dụng 12 giờ từ Tí đến Hợi.

Khoa vật lý bảo chúng ta rằng khi giờ Tí còn một sát na vẫn phải kể là giờ Tí, không thể kể là giờ Sửu. Tương tự, còn một sát na nữa sang mùng 2 vẫn phải kể là mùng một (tức vẫn thỏa lý “khai sinh”).

Tóm lại, trên căn bản thuần lý, mùng 1 chỉ tồn tại 1 sát na không tạo ra vấn đề gì cả.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 28/08/2015 - 10:06, said:

4. "Khai sinh" không đồng nghĩa với "tức thời", mà "khai sinh" là khởi đầu từ đó. Khởi đầu để đi hết một vòng trái đất, chứ khởi đầu đã phủ kín trái đất làm mùng 1 sau đó lại dần dần chuyển mùng 2, mùng 3 thì không hợp lý.
Khai sinh bắt buộc phải ứng với một thời điểm. Lá số Tử Vi là chứng cớ hiển nhiên. Mỗi lá số đều ứng với một thời điểm! (Trong trường hợp Tử Vi, vì giới hạn của lý thuyết, thời điểm được định bởi đơn vị giờ).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 28/08/2015 - 10:06, said:

5. Nếu lấy mùng theo theo cách ngày dương X+1 thì kinh độ sớm nhất chuyển sang mùng 2 chính là đường International Date Line (IDL), cũng chính là đường chuyển ngày dương lịch. Do đó, sự thống nhất ngày âm và ngày dương được bảo đảm. Còn nếu lấy mùng 1 tức thời tại điểm Sóc thì kinh độ 22:59 (giả sử 1 sát na bằng 1 phút cho dễ trình bày) tại thời điểm Sóc sẽ là điểm chuyển sang mùng 2 đầu tiên, và kinh độ ngày là bất định chứ không ổn định như IDL. Lại càng cho thấy sự bất hợp lý khi lấy ngày mùng 1 tức thời.
Ở trên đã trình bày tại sao chỉ còn một phút hoặc một sát na không hề tạo vấn đề cho ngày mùng 1 tức thời.

Nay thêm rằng đường IDL là một sản phẩm nhân tạo phạm lý bình đẳng (thí dụ: Về ngày Việt Nam luôn luôn đi trước Hoa Kỳ, tức là Việt Nam và Hoa Kỳ không bình đẳng). Ngoài ra, trong toán vi tích phân (integral-differential equations) có một câu chỉ nam nổi tiếng “All initial and boundary conditions come from Nature” (tất cả mọi điều kiện ban đầu và ngoại vi đều đến từ thiên nhiên). Khi lấy IDL làm điều kiện ngoại vi hoặc ban đầu là đã đi sai câu chỉ nam đó.

Cho nên IDL mặc dù hữu dụng khi đóng vai trò của một công cụ so sánh, nhưng không thể được dùng làm nền tảng hoặc khởi điểm của bài toán tính năm tháng ngày giờ cho khoa Tử Vi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 28/08/2015 - 10:06, said:

6. Sự tiện lợi của phép làm lịch khi lấy mùng 1 tức thời để có thể định khung cho tháng âm lịch không đồng nghĩa là phép đó hợp lý trong tử vi. Nếu có lịch tử vi thì lịch đó phải ứng với tự nhiên nhất, và chắc chắn phải thỏa lý chuyển ngày từ từ, vì đó mới đúng khái niệm "ngày". Không thể dựa vào cách lấy lịch tiện lợi để cho rằng nó phải đúng với tử vi.
Quy tắc lấy ngày 1 tức thời không phải là “tiện lợi” mà là “tự nhiên”. Muốn thỏa đòi hỏi khoa học, cách lựa chọn phải hợp tự nhiên. Không hợp tự nhiên, dù tiện lợi, vẫn phải bị đào thải.

(Sự thật là cách chọn ngày Tử Vi của anh AlexPhong tiện lợi hơn cách chọn ngày Tử Vi theo điểm Sóc. Nhưng nó không tự nhiên hơn, trái lại nó phạm lý “tự nhiên” vì nó đã dùng lằn ranh IDL nhân tạo như một điểm khởi đầu.)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AlexPhong, on 31/08/2015 - 16:38, said:

Lịch tử vi nếu không dùng đến tiết khí thì không cách nào phân biệt nổi tháng nhuận, không cách nào xác định được tháng Giêng.
Đồng ý! Nhưng xin xem tiếp lý do dưới đây.

Lịch Tử Vi phối hợp cả 3 thiên thể (mặt trời mặt trăng và trái đất) với nhau nên dĩ nhiên phải dùng tiết khí (do mặt trời và trái đất phối hợp định đoạt). Nhưng chú ý rằng các khoa gọi chung là ngũ tinh trước Tử Vi khi định năm tháng ngày giờ chỉ dùng hai thiên thể (mặt trời và trái đất). Ưu điểm của Tử Vi là nó tìm ra cách để đưa mặt trăng vào bài toán số mệnh, lại cho mặt trăng một vai trò trọng yếu (nhờ đó bài giải của nó phong phú hơn các khoa ngũ tinh trước đó).

Muốn đưa thêm mặt trăng vào, lại cho mặt trăng một vai trò trọng yếu, thì dĩ nhiên phải đẩy tiết khí xuống vai trò thứ yếu!

Ngắn gọn lịch Tử Vi (tương tự âm lịch hiện đại) vẫn dùng tiết khí, nhưng chỉ cho nó một vai trò phụ mà thôi!

Sửa bởi VDTT: 01/09/2015 - 22:24


Thanked by 4 Members:

#74 Vongkiep

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 Bài viết:
  • 738 thanks

Gửi vào 02/09/2015 - 14:07

Dù là học thuyết gì,khi đem vào ứng dụng trong bói toán đều phải quy về học thuyết Âm Dương Ngũ Hành,Bát Quái,lục thập Giáp Tý vv.

Theo dịch học,từ cung Tý khởi quẻ Phục đến cung Tị là quẻ Càn thuộc phương Dương!

Từ cung Ngọ khởi quẻ Cấu đến cung Hợi là quẻ Khôn thuộc phương Âm.

Từ thực tiễn cuộc sống,người xưa cũng biết thời gian là giòng chảy liên tục không có đầu cuối.

Muốn xây dựng học thuyết,làm Lịch,người ta buộc phải Nhân Tạo mà chọn 1 điểm khởi đầu gọi là Giáp Tý.

Nếu không chấp nhận điều này thì không có Lịch pháp,không có bói toán.

Do thời gian là liên tục nên giờ Tý (ứng với quẻ Phục)phải được ngầm hiểu là được chuyển giao từ giờ Hợi (ứng quẻ Khôn.Các nhà giải dịch thời xưa còn gọi quẻ Khôn tháng 10 Âm lịch là tháng Dương)!

Chính vì nguyên nhân ấy mà có kẻ hiếu sự mới vẽ ra rằng giờ Tý bắt đầu từ 23 h đêm hôm trước.

Một ngày có 12 canh giờ,tương ứng một năm có 12 tháng.

Nếu giờ Tý bắt đầu từ 23 h(ăn cướp 60p của ngày hôm trước) thì theo lý tương ứng,năm sau phải tính từ tháng nào.

Cổ nhân đã quá vất vả để làm tròn số,vừa tiện lợi vừa dễ sử dụng,nay lại cố tình cắt chia cái thời gian,(đơn vị nhỏ nhất trong bói toán)

Nếu ai có Tài trả lời câu hỏi tại sao giờ Tý phải bắt đầu từ 23h đêm hôm trước mà không phải bắt đầu từ 00h00 thì hãy trả lời luôn câu hỏi:"tại sao người xưa tính một ngày bằng 100 khắc mà bây giờ lại tính một ngày bằng 96 khắc?

#75 Vongkiep

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 840 Bài viết:
  • 738 thanks

Gửi vào 02/09/2015 - 14:25

@ VDTT:

Nếu bớt chút được thời gian,xin Ông hãy chia sẻ một ít tài liệu Tử vi xứ Đài-Cảng cho mọi người cùng tham khảo,điều đó thiết thực hơn nhiều việc đi chứng minh "cái Lý Không Chân" mà chỉ có thể "cảm bằng Trí" của các môn huyền học này.

Kính!






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |