Jump to content

Advertisements




Lá số Napoleon Bonapart không tính Sóc


139 replies to this topic

#31 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 728 Bài viết:
  • 838 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 22/08/2015 - 15:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 21/08/2015 - 07:06, said:

Xét thuần lý thì đây là một cách định điểm thẳng hàng, và tôi đồng ý là khi lập lịch Tử Vi ta không cần lý đến dương lịch. Dương lịch được dùng chỉ vì tiện lợi mà thôi.

Nhưng vấn đề anh AlexPhong đưa ra thì theo tôi nên luận từ một góc khác, vì anh Alex cho dương lịch một vai trò có tính quyết định. Cần thêm là hiện tôi có ý kiến bất đồng.

Kính Bác VDTT!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thời năm 1769 chưa chia múi giờ như hiện nay. Do vậy, việc dùng lịch của Hồ Ngọc Đức tính âm lịch cho 24 múi giờ với việc sử dụng đồng hồ như hiện nay không phải chương trình không đúng mà cách áp dụng sai. Astro cũng chi ghi chung chung về múi giờ “is local mean time” . Để tính âm lịch cho lá số này ta phải làm một việc như những người chịu trách nhiệm tính lịch pháp từ thời xưa là tính trên cơ sở quan sát thiên văn tại chỗ ứng dụng lịch. Về giờ thì thời năm 1761 thường dùng đồng hồ cát hoặc cơ khí chuẩn giờ chính ngọ hoặc một giờ nào đó theo quy định địa phương, vùng công giáo lấy theo chuông nhà thờ, việt nam xa xưa thì theo trống canh... Như vậy 11:30 chính là giờ địa phương, nếu tính âm lịch tại kinh vĩ của nơi sinh sẽ không phải chỉnh giờ chính ngọ.

Tôi có tính cho lá số này với âm lịch được tính toán tại tọa độ kinh vĩ lưu trên astro.com và được kết quả như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




1. Thông tin chung:

Nam nhân Bonaparte, Napoléon I sinh lúc 11:30 15/8/1769 tại VĐ: 041 55N - KĐ: 008 44E.
Tức giờ Ngọ - Tư Mệnh Hoàng Đạo vào THỨ BA ngày 14-7 ÂL - Ngày Giáp Ngọ - Sa trung kim - Bạch Hổ Hắc Đạo - Trực Phá - Lục Diệu Lưu Liên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mặt trời trong cung hoàng đạo Sư Tử tại kinh độ 143 độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

-- Hướng kinh độ nơi sinh là 135 độ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mặt trăng trong cung hoàng đạo Sao Hư tại kinh độ hoàng đạo 299 độ - Hư nhật thử - con chuột - Nhật tinh, sao xấu. Kỵ xây cất. Gia đạo bất hòa. Khoảng cách đến quả đất: 394689 km.
Bát tự: Kỷ Sửu - Nhâm Thân - Giáp Ngọ - Canh Ngọ.
Can hành quyền lúc sinh: Can Mậu.
Can tàng: Quý Tân Kỷ - Mậu Nhâm Canh - Bính Kỷ Đinh - Bính Kỷ Đinh
Nạp âm của Năm - Tháng - Ngày - Giờ: Phích lịch hỏa - Kiếm phong kim - Sa trung kim - Lộ bàng thổ.
Giải nghĩa Nạp âm Hoa giáp của năm sinh: Âm - Kỷ Sửu - Phích lịch hỏa - Ngũ hành sửu thuộc thổ, ngũ hành tý thuộc thủy, thủy ở chính vị mà với nạp âm gọi hỏa. Đây là hỏa trong thủy, là thuộc tính rồng thần, cho nên ví nó như lửa sấm sét. Lửa sấm, sét thế như điện chớp biến ảo vô cùng. Bản chất thủy hỏa vốn chẳng bao dung nhau mà nay thủy hỏa hợp nhất, sách xưa cho là một loại rồng thần. Rồng thần khi đến không thể không có gió mưa sấm chớp, do đó Bích lôi hỏa với thủy thổ mộc gặp nhau hoặc tốt hoặc không có hại. Cái kỵ tức là hỏa, bởi vì hai hỏa gặp nhau tính khô nên xấu.
2. Phân tích âm dương ngũ hành:
Bạn là Âm Nam: Âm: 50%. Dương: 50%.
Âm dương của ngũ hành trong tứ trụ: Âm: 43%. Dương: 57%.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mộc: 11%.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hỏa: 19%.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thổ: 32%.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Kim: 20%.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thủy: 17%.


3. Phân tích Tử Bình:
Nhật chủ Giáp Mộc Tt.s tại nguyệt lệnh Thân.
- Không được lệnh - Không đắc địa - Được sinh - Không được giúp.
Sinh vượng: 17%. Trợ giúp và tự vượng: 11%. Tổng: 28%. Tổng hợp Nhật chủ là rất nhược. Lựa chọn Dụng thần trong các thần: * Giáp TỶ Mộc * Ất KIẾP Mộc * Nhâm KIÊU Thủy. Lựa chọn Dụng thần trong các thần: * Bính THỰC Hỏa * Đinh THƯƠNG Hỏa * Tân QUAN Kim * Canh SÁT Kim * Kỷ TÀI Thổ * Mậu T.TÀI Thổ.
Dụng thần của bạn là: Kỷ TÀI (Thổ). Bạn hợp với các số 5, 6, mầu Vàng, Nâu. Những nghề sau đâu phù hợp cho bạn:
1. Khoáng sản, đào đất, xây nhà, mai táng, xi măng, chăn nuôi, xây dựng, kiến trúc.
2. Kho tàng và những nghề có tính chất cố định.
3. Nghề công xưởng, công nghệ thương phẩm, kinh doanh.
Điểm ngũ hành của dụng thần: 55/100. Dụng thần là được lệnh tại nguyệt lệnh (Kỷ TÀI Thổ Md.v tại nguyệt lệnh Thân). Là dụng thần tòng Cách.


#32 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 22/08/2015 - 22:57

Với những lá số mà giờ sinh không được ghi chép lại trên giấy tờ một cách rõ ràng như trên giấy khai sinh/chứng sinh hoặc tối thiểu là trong nhật ký mà chỉ là qua trung gian hoặc nhớ lại hoặc phỏng đoán thì không nên lấy nó để nghiệm lý.

Thanked by 1 Member:

#33 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 22/08/2015 - 23:22

Bà con thử lấy lá số cho George Washtington thử xem thế nào!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo cách tính như NL đề cập thì lá số này đi trước Lịch HND 1 ngày:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lá số theo Lịch HND:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



NL cũng vừa thử lấy xong, cũng đang nghía thử!

Sửa bởi NgoaLong: 22/08/2015 - 23:23


#34 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 23/08/2015 - 02:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 21/08/2015 - 06:47, said:

Xét thuần lý thì điểm anh nói đúng, tối thiểu đáng suy nghĩ.

Nhưng xét thực tế thì không thể phủ nhận âm lịch đã được xử dụng cho khoa Tử Vi tối thiểu đã mấy trăm năm (trên huyền thoại thì đã cả hơn ngàn năm) và đạt nhiều thành công rực rỡ. Nhất là khoảng hai chục năm trở lại đây, ngay ở Đài Cảng khoa Tử Vi nhờ phong trào trăm hoa đua nở đã lên vị trí ưu việt qua mặt khoa Tử Bình.

Dựa trên sự thật lịch sử này, mặc dù chưa biết “lịch Tử Vi” phải như thế nào, ta có thể dùng suy luận khoa học để xác quyết rằng nó phải có liên hệ “gần giống” so với âm lịch. Và một khi đã suy luận như vậy thì ta phải xét nền tảng (lý thuyết) của âm lịch, xem vì sao lại có sự “gần giống” này.

Đáp án giản dị: Âm lịch dựa trên thời điểm “Sóc”, mà thời điểm “Sóc” thì HẦU HẾT mọi trường hợp thỏa lý “khai sinh” của khoa Tử Vi.

Nhưng thế nào là lý khai sinh của khoa Tử Vi? Nguyên ta đã biết ngoài hai thiên thể quan trọng hiển nhiên là mặt trời và trái đất, mặt trăng đóng vai trò hết sức trọng yếu trong khoa Tử Vi (trọng yếu đến nỗi khoa Tử Vi phải cắn răng chịu đựng vấn nạn tháng nhuận, thay vì xử dụng tiết khí), vì thế vận hành tương đối của ba thiên thể mặt trời, mặt trăng và trái đất là một nền tảng lớn của bài toán Tử Vi.

Mùng 1 hiển nhiên là điểm khai sinh của “tháng” nên -vì lý vạn vật đồng nhất thể- mùng 1 phải là lúc ba thiên thể trời trăng đất có tính “khai sinh”. Bằng phép loại suy, tính khai sinh chỉ có thể được thỏa khi ba thiên thể này gần trạng thái “thẳng hàng” hơn hết. Sự thật là mỗi chu kỳ của mặt trăng quanh trái đất có hai trạng thái thẳng hàng, trạng thái thứ nhất ứng “trăng mới”, trạng thái thứ hai ứng “trăng tròn”. Trăng tròn là thời điểm huy hoàng của mặt trăng, xét chu kỳ trường sinh (sinh thành trụ diệt) hiển nhiên không ứng với tính “khai sinh”. Loại nó đi, ta kết luận tính “khai sinh” của hệ thống trời, trăng, đất phải ứng với thời điểm “trăng mới”.


Cách lấy điểm Sóc như thế nào thì đúng là kỹ thuật nhân tạo, nhưng trạng thái thẳng hàng thì không nhân tạo, vì nó là trạng thái “khai sinh” của thiên nhiên.

Tử Vi không nhất thiết phải dựa trên cách lấy Sóc của con người (vì cách ấy có thể không chính xác), nhưng phải ứng với trạng thái “khai sinh” của thiên nhiên.

Tôi sẽ tạm “no comment” đoạn này, vì dường như anh đã hiểu lầm cách lấy ngày âm lịch dựa theo trăng mới. Hy vọng các đoạn sau sẽ làm mọi ý nghĩa rõ ra thêm.


Rất có thể tôi hiểu lầm ý anh. Nhưng tôi xin đưa một thí dụ cho thấy cách của anh có vấn đề.

Hãy lấy ngay trường hợp Bill Gates. Ông sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955 tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ.

Dữ kiện địa phương (Seattle, tây kinh tuyến 122): Trăng mới ngày 15 tháng 10 tây lúc 11:32 sáng Cùng lúc ấy ở đông kinh tuyến 120 độ là ngày 16 tây lúc 03:32 (sáng). Như vậy ngày X = 15, ngày X + 1 = 16.

Theo tôi hiểu thì anh sẽ coi mùng 1 âm lịch ứng với ngày 16 tháng 10, 1955 trên toàn thế giới, kể cả Seattle. Do đó ngày sinh của ông Gates (28 tháng 10 tây) được anh đổi thành ngày 28-16+1 = 13 âm lịch, có vẻ là một lời giải gọn ghẽ hơn lời giải của tôi (cũng ra ngày 13, nhưng cần thêm điều kiện mới).

VẤN ĐỀ: Lấy trường hợp một người sinh lúc 7:32 giờ tối ngày 15 tháng 10 tây, 1955 ở Seattle; tức là 8 tiếng đồng hồ sau thời điểm thẳng hàng. Trên lý phải tính là mùng 1 tháng mới, nhưng theo cách của anh thì buộc lòng phải tính là ngày 30 tháng cũ! Tôi thấy không hợp lý chút nào cả.

Xin anh cho biết có phải khi đặt vấn đề như vậy tôi đã hiểu lầm anh không, rồi tôi sẽ bàn luận tiếp.

Tôi không biết đề nghị táo bạo này có giúp gì không :
Tử Vi mượn Âm Lịch để lập nên lá số nên không nhất thiết phải giống 100% âm lịch miển là sự sai khác không vi phạm nguyên lý .
Theo Âm li.ch ngày chứa sóc xem là ngày mùng 1 và là ngày "khai sanh " của tháng thì những gio*` trước tho*`i điểm sóc xảy ra phải gom chung vào thuộc ngày khai sanh thì miển cưỡng, chỉ tiện cho việc soạn lịch nhưng không bắt buộc phải tuân theo khi an lá số Tử Vi . Thay vì vậy ta chỉ dùng mùng 1 cho nhu*~ng gio*` tính từ thời điểm sóc trở đi trong ngày hôm đó và những gio*` trước thời điểm sóc xảy ra thì vẩn tính là thuộc ngày cuối tháng . ( Chú Ý là cách này chỉ dùng để lập lá số Tư Vi sao cho hợp lý và không vi phạm lý khởỉ nguyên (khai sanh) của tháng theo tự nhiên cho*' không phải là lịch pháp đòi hỏi sự liên tục được ấn định theo số lượng 12 gio*` âm lịch cho 1 ngày và chỉ dùng đặc biệt cho ngày chứa điểm Sóc mà thôi ) .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 23/08/2015 - 02:20


#35 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2128 thanks

Gửi vào 23/08/2015 - 07:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 22/08/2015 - 22:57, said:

Với những lá số mà giờ sinh không được ghi chép lại trên giấy tờ một cách rõ ràng như trên giấy khai sinh/chứng sinh hoặc tối thiểu là trong nhật ký mà chỉ là qua trung gian hoặc nhớ lại hoặc phỏng đoán thì không nên lấy nó để nghiệm lý.


Lá này Astro rate A (nâng lên từ C) "theo ghi chép của gia đình" sau khi có thêm thông tin
Roscoe Hope in AA, 4/1980 quotes Alison in "History of Napoleon" from family sources, accepted as authentic by Dr. Richard Garnett, Curator of Books at the British Museum.


Còn vấn đề sóc thì anh Vô Thường đặt câu hỏi ở trang 1 vậy em thấy cũng đúng.
Trăng mới có nhiều định nghĩa, thường dùng là "trăng nhú"
Còn tính theo trung điểm của Dark Moon, vốn có thể kéo dài tới 3.5 ngày (để ra được 3 thiên thể thẳng hàng) thì đúng theo toán học thật đấy.
Nhưng em tự hỏi là cách này có giống như kiểu em bé là phải ở trong bụng mẹ 38 tuần (theo cách tính của khoa học hiện đại thì chu kỳ mang thai "chuẩn" phải tính là 40 tuần), đứa nào sinh trước sinh sau là không chuẩn (vì 38 tuần thì dù đã sinh hay chưa sinh bào thai nó đã phát triển lên cùng trạng thái đó rồi) nên cứ hết 38 tuần thì coi như thời điểm ra đời, cho đỡ rắc rồi hay không? Vậy thì chẳng đúng với sinh học ư.
Nếu đã nói chuyện khi sinh ra mới bẩm thụ tinh khí đất trời thì tại sao Full Moon hay cái thời điểm Mặt Trăng thực sự xuất hiện lại không quan trọng?
(nếu theo quan điểm dùng Sóc)

Còn cháu thiết nghĩ anh Alexphong cũng không phải là nói vấn đề ngày DL. Chỉ là bất kỳ một hệ thống lịch nào, đã nói đến ngày (tức chu kỳ mặt trời quay hết một vòng trên trái đất, thường được tính là tương đương 24 giờ Tây) là phải quan tâm đến mặt trời, do đó cho ra kết quả bao giờ cũng có ngày X và X+1 trên trái đất và sự chuyển từ ngày này sang ngày kia là tuần tự. Nếu ta nhét Sóc vào thì có nghĩa là ưu tiên yếu tố Mặt Trăng lên mức tuyệt đối và xem nhẹ yếu tố Mặt Trời. Vì sự phân bố của ngày (có "Sóc địa phương") trên Trái đất sẽ không phản ánh sự tuần hoàn bình thường của Mặt trời trong tương ứng với Trái đất nữa, sự ưu tiên tuyệt đối vai trò của Mặt trăng này cũng sẽ dấn đến luôn sự lệch lạc về năm (vì năm cũng tính theo Mặt Trời).

Sửa bởi LinnaeaBorealis: 23/08/2015 - 08:05


Thanked by 2 Members:

#36 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1872 thanks

Gửi vào 24/08/2015 - 00:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 23/08/2015 - 02:17, said:

Theo Âm li.ch ngày chứa sóc xem là ngày mùng 1 và là ngày "khai sanh " của tháng thì những gio*` trước tho*`i điểm sóc xảy ra phải gom chung vào thuộc ngày khai sanh thì miển cưỡng, chỉ tiện cho việc soạn lịch nhưng không bắt buộc phải tuân theo khi an lá số Tử Vi .
Xem có vẻ miễn cưỡng, và đúng là miễn cưỡng, nhưng là một sự miễn cưỡng bắt buộc. Xin xem lý do kế tiếp đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 23/08/2015 - 02:17, said:

Thay vì vậy ta chỉ dùng mùng 1 cho nhu*~ng gio*` tính từ thời điểm sóc trở đi trong ngày hôm đó và những gio*` trước thời điểm sóc xảy ra thì vẩn tính là thuộc ngày cuối tháng . ( Chú Ý là cách này chỉ dùng để lập lá số Tư Vi sao cho hợp lý và không vi phạm lý khởỉ nguyên (khai sanh) của tháng theo tự nhiên cho*' không phải là lịch pháp đòi hỏi sự liên tục được ấn định theo số lượng 12 gio*` âm lịch cho 1 ngày và chỉ dùng đặc biệt cho ngày chứa điểm Sóc mà thôi ) .

Hiện tượng sau đây xảy ra mỗi năm.

Khi điểm Sóc xảy ra vào tháng chạp (tức tháng ta cuối năm ta), nó có thể xảy ra vào bất cứ giờ nào (Tý, hoặc Sửu, hoặc Dần v.v… đến tận Hợi).

Sau đây tôi sẽ giả sử điểm Sóc xảy ra vào giờ Ngọ (nhưng mọi giờ trừ giờ Tí đều có vấn đề tương tự). Theo cách tính mà anh đề nghị thì giờ Tí đến Tỵ phải kể là ngày 30 (hoặc 31) tháng trước, giờ Ngọ trở đi kể là mùng một tháng sau.

Vấn đề là nếu đã tính như vậy thì đồng thời phải coi giờ Tí đến Tị thuộc vào năm trước (tháng chạp)! Kết quả là phải cho phép ngày bắt đầu bất cứ giờ nào, tháng bắt đầu bất cứ giờ nào, năm bắt đầu bất cứ giờ nào. Nhưng nếu đã cho phép ngày bắt đầu bất cứ giờ nào, tháng bắt đầu bất cứ giờ nào, năm bắt đầu bất cứ giờ nào thì muốn hợp lý phải đồng thời cho phép tháng bắt đầu bất cứ ngày nào, năm bắt đầu bất cứ ngày nào. Mà cho phép tháng bắt đầu bất cứ ngày nào, năm bắt đầu bất cứ ngày nào thì đâu còn lý do gì để định tháng bằng chu kỳ mặt trăng (rồi phải chịu đựng vấn nạn tháng nhuận). Ngắn gọn, phương pháp này sẽ dẫn đến kết quả là bỏ hẳn mặt trăng đi, chỉ dùng tiết khí (dựa theo mặt trời) mà định tháng.

Kết quả là sẽ định năm tháng ngày giờ cho khoa Tử Vi y như Tử Bình vậy!

Nhắc lại, ưu điểm của khoa Tử Vi (so với Tử Bình) là nhờ lý “khai sinh” (tháng giêng giờ Tí) mà nó đã làm được chuyện “bất y ngũ tinh yếu quá tiết, chỉ luận niên nguyệt nhật thời sinh” tạo thành cảnh song phương tịnh lập, long hổ tranh hùng như chúng ta thấy trong hiện tại.

Thế nên, trong khoa Tử Vi mọi giờ trước Sóc trong ngày mùng một đều phải coi là thuộc ngày mùng một cả! Đây là một lựa chọn miễn cưỡng, nhưng là cái miễn cưỡng không thể tránh được!

Sau đây là bảng so sánh Tử Vi với Tử Bình Đài Cảng (Tử Bình ĐC). Tôi chỉ bàn Tử Bình Đài Cảng vì không nắm vững hoàn cảnh của làng Tử Bình Việt Nam.

NGÀY GIỜ: Trong Tử Vi ngày phải chứa mọi giờ từ Tí đến Hợi. Trong Tử Bình ĐC ngày bắt đầu giờ Tí sau (tức là nửa đầu giờ Tí -gọi là Tí trước- thuộc ngày hôm trước).

THÁNG NGÀY GIỜ: Trong Tử Vi tháng bắt đầu giờ Tí mùng 1 đến hết giờ Hợi ngày cuối tháng (29 hoặc 30). Trong Tử Bình ĐC tháng định theo tiết khí, bắt đầu khi tiết khí bắt đầu, có thể bất cứ giờ nào, ngày nào; nên tháng hoàn toàn độc lập với ngày giờ.

NĂM: Trong Tử Vi năm bắt đầu giờ Tí mùng một tháng giêng, chấm dứt cuối giờ Hợi đêm trừ tịch (29 hoặc 30 tháng chạp). Trong Tử Bình ĐC năm bắt đầu khi tiết lập xuân bắt đầu, có thể xảy ra bất cứ ngày nào, giờ nào.

Sửa bởi VDTT: 24/08/2015 - 00:31


Thanked by 2 Members:

#37 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 24/08/2015 - 02:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 23/08/2015 - 07:41, said:

Còn vấn đề sóc thì anh Vô Thường đặt câu hỏi ở trang 1 vậy em thấy cũng đúng.
Trăng mới có nhiều định nghĩa, thường dùng là "trăng nhú"
Còn tính theo trung điểm của Dark Moon, vốn có thể kéo dài tới 3.5 ngày (để ra được 3 thiên thể thẳng hàng) thì đúng theo toán học thật đấy.

New Moon dịch xác nghĩa là trăng mới. Nó có nhiều định nghĩa, nghĩa cổ thì nói về trăng nhú. Còn bây giờ thì thông thường là dùng lúc trăng bắt đầu sinh ra, thời điểm Sóc, tam tinh tụ hội. Nhưng cũng có 1 số người đẻ tránh nhầm lẫn thì họ dùng thời điểm tụ hội là Dark Moon (Dark Moon kéo dài vài ngày, nhưng lấy thời điểm tối nhất, kín nhất là thời điểm thẳng hàng).

Trích dẫn

Nhưng em tự hỏi là cách này có giống như kiểu em bé là phải ở trong bụng mẹ 38 tuần (theo cách tính của khoa học hiện đại thì chu kỳ mang thai "chuẩn" phải tính là 40 tuần), đứa nào sinh trước sinh sau là không chuẩn (vì 38 tuần thì dù đã sinh hay chưa sinh bào thai nó đã phát triển lên cùng trạng thái đó rồi) nên cứ hết 38 tuần thì coi như thời điểm ra đời, cho đỡ rắc rồi hay không? Vậy thì chẳng đúng với sinh học ư.
Nếu đã nói chuyện khi sinh ra mới bẩm thụ tinh khí đất trời thì tại sao Full Moon hay cái thời điểm Mặt Trăng thực sự xuất hiện lại không quan trọng?
(nếu theo quan điểm dùng Sóc)

Bàn về câu NL bôi đậm ở trên:

Thật ra vừa ngay sau khi tụ hội một lát, lúc tam tinh thẳng hàng, thì trăng nhú ra liền. Chẳng qua là bằng mắt thường nên ta không thể nhìn thấy được mà thường phải gần 1 ngày mới có thể nhìn được nó hiện ra. Sớm thì khoảng 15 tiếng sau. Độ tuổi của trăng không thể là tiêu chuẩn để nhìn thấy trăng nhú. Mà nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tùy vào tháng (vì quỹ đạo của mặt trăng hình elip và trong quỹ đạo của nó thì mặt Trăng di chuyển nhanh hơn khi nó gần trái đất và chậm hơn khi xa trái đất), vị trí xem xét, thời tiết, độ sáng của mắt người nhìn, v.v... mà thành ra cái thời điểm mặt Trăng nhú ra/được nhìn thấy bằng mắt thường hoặc ống dòm không mấy quan trọng.

Còn với kỷ thuật hiện đại và kính thiên văn, người ta có thể nhìn thấy trăng nhú ngay trong lúc hoặc ngay sau hội diện.

Thế thì cái thời điểm mặt Trăng thật sự xuất hiện là ngay sau khi cái thời điểm diện hội đấy!

Vấn đề LinnaeaBorealis đưa ra nó cũng giống như đứa nhỏ (baby) khi nó bỏ sửa, hoặc khi nó ăn được thì không mấy quan trọng bằng cái mốc của việc được sinh ra, vì nó phụ thuộc vào từng đứa và tùy vào người ta "muốn" mà bỏ sửa hoặc ăn uống là phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác nên cái mốc này nó không quan mấy quan trọng. Hoặc nói cho gần hơn là theo y học (ví dụ thôi) vốn ngay sau sinh ra đứa nhỏ có thể ăn uống được liền, nhưng đến khi nào nó chính thức uống được, ăn được thì tùy thuộc vào từng đứa và tùy vào người thân muốn.


Không biết kỹ thuật và công nghệ thiên văn của người xưa thế nào. Nếu họ nhìn bằng mắt thường thì hơi khó để họ nhìn thấy được trăng nhú xảy ra trong ngày hôm đó. Theo lẽ thì có thể họ chọn lúc mặt trời vừa lặn xuống để họ nhìn trăng nhú (vì lúc đó vừa còn có trăng, vừa đở chóa ánh nắng mặt trời khi nhìn lên bầu trời). Và không biết họ lấy ngày họ nhìn thấy trăng nhú là ngày mồng 1 hay là ngày họ nhìn thấy trăng nhú thì bù vào 1 ngày cho ngày hội tụ mà họ không nhìn thấy được. Nhưng dù sao thì cái thời điểm "khai sinh" có lẽ là cái mốc quan trọng nhất!

Sửa bởi NgoaLong: 24/08/2015 - 02:43


Thanked by 1 Member:

#38 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 24/08/2015 - 03:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 24/08/2015 - 00:24, said:

Xem có vẻ miễn cưỡng, và đúng là miễn cưỡng, nhưng là một sự miễn cưỡng bắt buộc. Xin xem lý do kế tiếp đây.



Hiện tượng sau đây xảy ra mỗi năm.

Khi điểm Sóc xảy ra vào tháng chạp (tức tháng ta cuối năm ta), nó có thể xảy ra vào bất cứ giờ nào (Tý, hoặc Sửu, hoặc Dần v.v… đến tận Hợi).

Sau đây tôi sẽ giả sử điểm Sóc xảy ra vào giờ Ngọ (nhưng mọi giờ trừ giờ Tí đều có vấn đề tương tự). Theo cách tính mà anh đề nghị thì giờ Tí đến Tỵ phải kể là ngày 30 (hoặc 31) tháng trước, giờ Ngọ trở đi kể là mùng một tháng sau.

Vấn đề là nếu đã tính như vậy thì đồng thời phải coi giờ Tí đến Tị thuộc vào năm trước (tháng chạp)! Kết quả là phải cho phép ngày bắt đầu bất cứ giờ nào, tháng bắt đầu bất cứ giờ nào, năm bắt đầu bất cứ giờ nào. Nhưng nếu đã cho phép ngày bắt đầu bất cứ giờ nào, tháng bắt đầu bất cứ giờ nào, năm bắt đầu bất cứ giờ nào thì muốn hợp lý phải đồng thời cho phép tháng bắt đầu bất cứ ngày nào, năm bắt đầu bất cứ ngày nào. Mà cho phép tháng bắt đầu bất cứ ngày nào, năm bắt đầu bất cứ ngày nào thì đâu còn lý do gì để định tháng bằng chu kỳ mặt trăng (rồi phải chịu đựng vấn nạn tháng nhuận). Ngắn gọn, phương pháp này sẽ dẫn đến kết quả là bỏ hẳn mặt trăng đi, chỉ dùng tiết khí (dựa theo mặt trời) mà định tháng.

Kết quả là sẽ định năm tháng ngày giờ cho khoa Tử Vi y như Tử Bình vậy!

Nhắc lại, ưu điểm của khoa Tử Vi (so với Tử Bình) là nhờ lý “khai sinh” (tháng giêng giờ Tí) mà nó đã làm được chuyện “bất y ngũ tinh yếu quá tiết, chỉ luận niên nguyệt nhật thời sinh” tạo thành cảnh song phương tịnh lập, long hổ tranh hùng như chúng ta thấy trong hiện tại.

Thế nên, trong khoa Tử Vi mọi giờ trước Sóc trong ngày mùng một đều phải coi là thuộc ngày mùng một cả! Đây là một lựa chọn miễn cưỡng, nhưng là cái miễn cưỡng không thể tránh được!

Sau đây là bảng so sánh Tử Vi với Tử Bình Đài Cảng (Tử Bình ĐC). Tôi chỉ bàn Tử Bình Đài Cảng vì không nắm vững hoàn cảnh của làng Tử Bình Việt Nam.

NGÀY GIỜ: Trong Tử Vi ngày phải chứa mọi giờ từ Tí đến Hợi. Trong Tử Bình ĐC ngày bắt đầu giờ Tí sau (tức là nửa đầu giờ Tí -gọi là Tí trước- thuộc ngày hôm trước).

THÁNG NGÀY GIỜ: Trong Tử Vi tháng bắt đầu giờ Tí mùng 1 đến hết giờ Hợi ngày cuối tháng (29 hoặc 30). Trong Tử Bình ĐC tháng định theo tiết khí, bắt đầu khi tiết khí bắt đầu, có thể bất cứ giờ nào, ngày nào; nên tháng hoàn toàn độc lập với ngày giờ.

NĂM: Trong Tử Vi năm bắt đầu giờ Tí mùng một tháng giêng, chấm dứt cuối giờ Hợi đêm trừ tịch (29 hoặc 30 tháng chạp). Trong Tử Bình ĐC năm bắt đầu khi tiết lập xuân bắt đầu, có thể xảy ra bất cứ ngày nào, giờ nào.

Anh VDTT, đề nghị này chỉ dùng để thiết lập lá số tử vi vào thời vị chứa Sóc của âm lịch và không dùng cách này để làm nền tảng cho định ngày giơ` như lịch pháp được vì sẽ gặp vấn nạn như anh trình bày . Việc khác biệt nhau 1 năm hay 1 tháng là chuyện tất nhiên cho bất cứ phương pháp nào khi rơi vào thời vị khe khi đối chiếu đơn vị thời gian của hai phương pháp khác nhau .

#39 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 24/08/2015 - 05:13

Có thấy vài tấm hình Thierry Legault chụp vào thời điểm xảy ra hội diện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tấm trên thấy nói tuổi của Trăng bằng 0 mà không hiểu sao trên hình thì để 14:29 UT (không hiểu UT ngoài là Universal Time ra thì có khi nào là viết tắt cho múi giờ nào đó ở Pháp không. Nhưng tại vị trí Thierry chụp thì thuộc múi giờ GMT 2+, cách GMT 2 tiếng). Thời điểm diện hội là 12:31 ngày 14/4 (phút có thể do lệch đồng hồ).

Và hình sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Diện hội xảy ra ngày 8 tháng 7 lúc 7:16 GMT (phút có thể lệch do đồng hồ)

Sửa bởi NgoaLong: 24/08/2015 - 05:15


#40 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8838 thanks

Gửi vào 24/08/2015 - 07:26

Hội diện là mặt gặp nhau
Tưng bừng rạng rỡ nhưng không bằng lòng
Lòng kia dịch chuẩn là mind
Ne vơ mai đó tức không bận lòng

#41 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2128 thanks

Gửi vào 24/08/2015 - 07:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 24/08/2015 - 02:22, said:

New Moon dịch xác nghĩa là trăng mới. Nó có nhiều định nghĩa, nghĩa cổ thì nói về trăng nhú. Còn bây giờ thì thông thường là dùng lúc trăng bắt đầu sinh ra, thời điểm Sóc, tam tinh tụ hội. Nhưng cũng có 1 số người đẻ tránh nhầm lẫn thì họ dùng thời điểm tụ hội là Dark Moon (Dark Moon kéo dài vài ngày, nhưng lấy thời điểm tối nhất, kín nhất là thời điểm thẳng hàng).



Bàn về câu NL bôi đậm ở trên:

Thật ra vừa ngay sau khi tụ hội một lát, lúc tam tinh thẳng hàng, thì trăng nhú ra liền. Chẳng qua là bằng mắt thường nên ta không thể nhìn thấy được mà thường phải gần 1 ngày mới có thể nhìn được nó hiện ra. Sớm thì khoảng 15 tiếng sau. Độ tuổi của trăng không thể là tiêu chuẩn để nhìn thấy trăng nhú. Mà nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tùy vào tháng (vì quỹ đạo của mặt trăng hình elip và trong quỹ đạo của nó thì mặt Trăng di chuyển nhanh hơn khi nó gần trái đất và chậm hơn khi xa trái đất), vị trí xem xét, thời tiết, độ sáng của mắt người nhìn, v.v... mà thành ra cái thời điểm mặt Trăng nhú ra/được nhìn thấy bằng mắt thường hoặc ống dòm không mấy quan trọng.

Còn với kỷ thuật hiện đại và kính thiên văn, người ta có thể nhìn thấy trăng nhú ngay trong lúc hoặc ngay sau hội diện.

Thế thì cái thời điểm mặt Trăng thật sự xuất hiện là ngay sau khi cái thời điểm diện hội đấy!

Vấn đề LinnaeaBorealis đưa ra nó cũng giống như đứa nhỏ (baby) khi nó bỏ sửa, hoặc khi nó ăn được thì không mấy quan trọng bằng cái mốc của việc được sinh ra, vì nó phụ thuộc vào từng đứa và tùy vào người ta "muốn" mà bỏ sửa hoặc ăn uống là phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác nên cái mốc này nó không quan mấy quan trọng. Hoặc nói cho gần hơn là theo y học (ví dụ thôi) vốn ngay sau sinh ra đứa nhỏ có thể ăn uống được liền, nhưng đến khi nào nó chính thức uống được, ăn được thì tùy thuộc vào từng đứa và tùy vào người thân muốn.


Không biết kỹ thuật và công nghệ thiên văn của người xưa thế nào. Nếu họ nhìn bằng mắt thường thì hơi khó để họ nhìn thấy được trăng nhú xảy ra trong ngày hôm đó. Theo lẽ thì có thể họ chọn lúc mặt trời vừa lặn xuống để họ nhìn trăng nhú (vì lúc đó vừa còn có trăng, vừa đở chóa ánh nắng mặt trời khi nhìn lên bầu trời). Và không biết họ lấy ngày họ nhìn thấy trăng nhú là ngày mồng 1 hay là ngày họ nhìn thấy trăng nhú thì bù vào 1 ngày cho ngày hội tụ mà họ không nhìn thấy được. Nhưng dù sao thì cái thời điểm "khai sinh" có lẽ là cái mốc quan trọng nhất!



Ặc ặc anh không hiểu ý em.

Ý em là công thức dùng ngày mà mặt trời mặt trăng mọc và lặn gần nhau nhất của anh hoàn toàn không khả dụng a.
Những ngày gần nhau thì thời điểm mọc của mặt trời/mặt trăng của hôm trước so với hôm sau thường ko cách nhau bao nhiêu, thường là 1-2 phút đúng không?
Nhưng cái 1-2 phút đó là cả vấn đề vì ngay cái thời điểm mặt trời/mặt trăng mọc mà anh dùng để tính này cũng là kết quả việc thực hiện những công thức có sai số, chứ có chắc là giờ mặt trời/mặt trăng mọc chuẩn xác đâu?

Em không biêt anh dùng nguồn nào nhưng theo sở Hải quân Hoa Kỳ thì:

Trích dẫn


Accuracy of rise/set computations. The times of rise and set phenomena cannot be precisely computed, because, in practice, the actual times depend on unpredictable atmospheric conditions that affect the amount of refraction at the horizon. Thus, even under ideal conditions (e.g., a clear sky at sea) the times computed for rise or set may be in error by a minute or more. Local topography (e.g., mountains on the horizon) and the height of the observer can affect the times of rise or set even more. It is not practical to attempt to include such effects in routine rise/set computations.
The accuracy of rise and set computations decreases at high latitudes. There, small variations in atmospheric refraction can change the time of rise or set by many minutes, since the Sun and Moon intersect the horizon at a very shallow angle. For the same reason, at high latitudes, the effects of observer height and local topography are magnified and can substantially change the times of the phenomena actually observed, or even whether the phenomena are observed to occur at all.

Giá có máy thời gian mà đi đến chính xác cái thời điểm em bé ra đời và tính đã có thể sai số rồi vì lại cãi nhau là lúc nó đẻ vào 5h thì tính giờ nào, nếu tính lúc nó tòi ra ngoài hết thì 4:59:30, lúc nó khóc/thở để hấp thụ tinh hoa trời đất thì 5:03:02... chưa kể cái đồng hồ sai số ko biết bao nhiêu phút... Nếu lại dùng cơ sở là sự kiện khác cũng có thể có sai số, chả hạn lần cuối bà mẹ có kn là ngày... suy ra ngày sinh giờ sinh sẽ là... thì còn lệch đến đâu?

Người ta tính là tính trực tiếp vào thời điểm conjunction ấy, có những công thức loằng ngoằng cho việc này và kết quả thì cũng (lại theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

):

Trích dẫn



The common understanding of the times of New, First Quarter, Full, andLast Quarter as applying to the times of apparent minimum illumination, 50%illumination (waxing), maximum illumination, and 50% illumination (waning),respectively, only loosely corresponds to the precise definition of the phasesas given above. In particular, the times at which the Moon reaches theseparticular illumination levels, as viewed from a specific location on thesurface of the Earth, may differ from the times tabulated in this Circularby an hour or more.




Còn thứ hai là em nghĩ chúng ta sẽ ko chắc được là Full Moon ít quan trọng hơn đâu. Mùa mưa của 2 năm liên tiếp bắt đầu vào cùng 1 thời điểm, tổng lượng mưa như nhau nhưng cao điểm 1 năm tháng 6, 1 năm tháng 7 thì loại cây trồng vào tháng 7 vẫn cho ra kết quả khác nhau như thường - vì điểm sinh của mùa mưa ko chắc ứng với điểm sinh của cái cây. Cái gì quan trọng là chúng ta định ra.

Khi nào rảnh em sẽ mò mấy thứ tài liệu về độ chính xác của phép bình sóc, định sóc của người TQ xưa (ban đầu dùng bình sóc thì họ dùng độ dài của "tháng sóc vọng" mà suy ra ngày sóc nên ngày này ko chưa điểm sóc là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa; nhưng họ muốn dự những sự kiện mà họ sợ như nhật nguyệt thực nên đương nhiên triều đình thì có quan tâm đến ngày chứa điểm sóc thật sự nên về sau có phép định sóc, mà theo em biết là dùng đầu tiên vào thời Đường, nhưng dùng rồi phế rồi lại dùng, đến thời Minh của Trần Đoàn còn sửa đổi nhiều, vì đầy lần sóc một nẻo mà nhật thực vẫn một nẻo cho đến đời Sùng Trinh... nên ko biết là cụ Trần Đoàn căn cứ vào lịch triều đình hay tự tính sóc kiểu gì hay dung định nghĩa nào của trăng mới... Mà nhân nói như đến tận thời Đường thì cái ngày Hối nhật là ngày cuối cùng của tháng - mà đôi khi điểm sóc rơi luôn vào đây chứ ko vào ngày sóc - rất được coi trọng, có lẽ còn hơn cả ngày Sóc ngày Vọng đấy. Hối là "tối", lúc trăng "chết đi". Sóc là lúc trăng phục sinh)

Theo Đổng San, Viên nghiên cứu Cổ văn ĐH Bắc Kinh:

日月之會也叫“朔”。 先秦曆法都是用朔望月的平均數來推算每月的朔日,這樣推得的朔,叫平朔,大月三十日,小月二十九日。日月之會的瞬間即合朔時間,可出現在平朔初一日的零點 至二十四點的任何一刻。不過由于日月運行速度有疾遲,日月合朔的具體時間,未必在平朔這一天內,實際可以早一天,在上一月的晦日;或晚一天,在本月之初 二。
Sự kiện nhật nguyệt hội với nhau gọi là "Sóc". Lịch pháp thời Tiên Tần dùng con số quân bình của (độ dài) tháng sóc vọng ( để suy ra ngày sóc. Phép xác định ngày sóc này gọi là "Bình sóc". Tháng dài 30 ngày, tháng ngắn 29 ngày. Cái khoảnh khắc mà nhật nguyệt hội nhau gọi là "Nhật nguyệt hợp sóc", (về lý thuyết) thì điểm "Nhật nguyệt hợp sóc" sẽ xảy ra vào cái ngày mùng một theo phép Bình sóc, vào một điểm bất kỳ trong khoảng từ 0 giờ đến 24 giờ, nhưng thực tế do tốc độ vận hành của Mặt trời và Mặt trăng có nhanh có chậm, nên điểm "Nhật nguyệt hợp sóc" nhiều khi chẳng xảy ra vào ngày mùng một mà lại rơi vào ngày cuối cùng của tháng trước (tức ngày "Hối nhật") hoặc chậm một ngày sang đến tận mùng 2.
所以,“正月盡期、吉晨不忒”是說正月之月終爲合朔無誤之時,其所表達的,是正月之晦日這一天日月合朔。由此可見,這裏所謂“吉晨(辰)”的“吉”,是認爲日月合朔爲吉。正月晦日是一年的初晦,古人很重視這一天;這一天又趕上日月合朔,就更顯得重要了。
Do vậy, "Tháng giêng đã hết tới nơi, (Thật là) Buổi sáng cát tường chẳng sai"( "Chính nguyệt tận kỳ, cát thần bất thắc"), là nói lúc ấy là hết tháng giêng nhật nguyệt giao hội không sai lệch được. Cái ý biểu đạt là, Mặt trời Mặt trăng đã hợp soc vào ngày cuối cùng (Hối nhật) của tháng giêng rồi. Từ đây có thể thấy là do người xưa coi việc "Nhật nguyệt hợp sóc" là điều tốt lành nên buổi sáng ngày sóc cũng được coi là cát. Ngày Hối nhật của tháng Giêng vốn là Hối nhật đầu tiên trong năm, vốn được coi trọng, do lại có "Nhật nguyệt hợp sóc" nên càng được coi trọng vậy.[/font]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nhưng dù thế nào thì cả mấy ông thiên văn nhà Minh lẫn cụ Trần Đoàn khó mà tính điểm sóc chính xác hơn Sở Hải quân Hoa Kỳ được. Ko biết cụ giải quyết vấn đề thế nào nếu cụ lấy ngày sóc nhất định phải chứa điểm sóc, vì chỉ thấy nói nếu lá số mà sai thì thử giờ trước giờ sau xem chứ ko thấy nói check lại luôn cả ngày xem.


-----------------

Còn công thức phổ dụng hiện đại để tính điểm sóc là, theo wiki:

Trích dẫn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


where N is an integer, starting with 0 for the first new moon in the year 2000, and that is incremented by 1 for each successive synodic month; and the result d is the number of days (and fractions) since 2000-01-01 00:00:00 reckoned in the time scale known as

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(TT) used in

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
To obtain this moment expressed in

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(UT, world clock time), add the result of following approximate correction to the result d obtained above:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

days
Periodic perturbations change the time of true conjunction from these mean values. For all new moons between 1601 and 2401, the maximum difference is 0.592 days = 14h13m in either direction.

Có thể lệch tầm... 14 giờ 13 phút đấy.
Ko biết Sở HQHK căn chỉnh thêm như thế nào và "one hour or more" thì cái more là bao nhiêu nhưng có thể kết luận là vì phần lớn ko có nhu cầu đặc biệt như mình nên bám vào điểm Sóc còn ra đầy cái nhục khác.

Sửa bởi LinnaeaBorealis: 24/08/2015 - 07:55


Thanked by 1 Member:

#42 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 24/08/2015 - 08:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 24/08/2015 - 07:37, said:

Ặc ặc anh không hiểu ý em.

Ý em là công thức dùng ngày mà mặt trời mặt trăng mọc và lặn gần nhau nhất của anh hoàn toàn không khả dụng a.
Những ngày gần nhau thì thời điểm mọc của mặt trời/mặt trăng của hôm trước so với hôm sau thường ko cách nhau bao nhiêu, thường là 1-2 phút đúng không?
Nhưng cái 1-2 phút đó là cả vấn đề vì ngay cái thời điểm mặt trời/mặt trăng mọc mà anh dùng để tính này cũng là kết quả việc thực hiện những công thức có sai số, chứ có chắc là giờ mặt trời/mặt trăng mọc chuẩn xác đâu?

Đúng 1/2!

Thời gian mặt trời mọc và lặn thì không thay đổi gì nhiều, cứ sáng ra thì mọc, tối đến thì lặn. Nhưng mặt trăng thì khác. Đầu tháng mặt trăng mọc lúc mặt trời lên, mặt trăng lặn lúc mặt trời lặn. Đến giữa tháng thì mặt trăng mọc lúc trời lặn, trăng lặn lúc trời mọc. Và đến cuối tháng, bắt đầu vào đầu tháng thì trở lại chu kỳ mới. Nói theo con số thì cứ chu kỳ gần 30 ngày mặt trăng mọc/lặn rãi trên 24 tiếng, tính trung bình ra thì mỗi ngày mặt trăng mọc và lặn muộn hơn khoảng gần 50 phút.


Trích dẫn

Khi nào rảnh em sẽ mò mấy thứ tài liệu về độ chính xác của phép bình sóc, định sóc của người TQ xưa (ban đầu dùng bình sóc thì họ dùng độ dài của "tháng sóc vọng" mà suy ra ngày sóc nên ngày này ko chưa điểm sóc là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa; nhưng họ muốn dự những sự kiện mà họ sợ như nhật nguyệt thực nên đương nhiên triều đình thì có quan tâm đến ngày chứa điểm sóc thật sự nên về sau có phép định sóc, mà theo em biết là dùng đầu tiên vào thời Đường, nhưng dùng rồi phế rồi lại dùng, đến thời Minh của Trần Đoàn còn sửa đổi nhiều, vì đầy lần sóc một nẻo mà nhật thực vẫn một nẻo cho đến đời Sùng Trinh... nên ko biết là cụ Trần Đoàn căn cứ vào lịch triều đình hay tự tính sóc kiểu gì hay dung định nghĩa nào của trăng mới... Mà nhân nói như đến tận thời Đường thì cái ngày Hối nhật là ngày cuối cùng của tháng - mà đôi khi điểm sóc rơi luôn vào đây chứ ko vào ngày sóc - rất được coi trọng, có lẽ còn hơn cả ngày Sóc ngày Vọng đấy. Hối là "tối", lúc trăng "chết đi". Sóc là lúc trăng phục sinh)

Theo Đổng San, Viên nghiên cứu Cổ văn ĐH Bắc Kinh:

日月之會也叫“朔”。 先秦曆法都是用朔望月的平均數來推算每月的朔日,這樣推得的朔,叫平朔,大月三十日,小月二十九日。日月之會的瞬間即合朔時間,可出現在平朔初一日的零點 至二十四點的任何一刻。不過由于日月運行速度有疾遲,日月合朔的具體時間,未必在平朔這一天內,實際可以早一天,在上一月的晦日;或晚一天,在本月之初 二。
Sự kiện nhật nguyệt hội với nhau gọi là "Sóc". Lịch pháp thời Tiên Tần dùng con số quân bình của (độ dài) tháng sóc vọng ( để suy ra ngày sóc. Phép xác định ngày sóc này gọi là "Bình sóc". Tháng dài 30 ngày, tháng ngắn 29 ngày. Cái khoảnh khắc mà nhật nguyệt hội nhau gọi là "Nhật nguyệt hợp sóc", (về lý thuyết) thì điểm "Nhật nguyệt hợp sóc" sẽ xảy ra vào cái ngày mùng một theo phép Bình sóc, vào một điểm bất kỳ trong khoảng từ 0 giờ đến 24 giờ, nhưng thực tế do tốc độ vận hành của Mặt trời và Mặt trăng có nhanh có chậm, nên điểm "Nhật nguyệt hợp sóc" nhiều khi chẳng xảy ra vào ngày mùng một mà lại rơi vào ngày cuối cùng của tháng trước (tức ngày "Hối nhật") hoặc chậm một ngày sang đến tận mùng 2.
所以,“正月盡期、吉晨不忒”是說正月之月終爲合朔無誤之時,其所表達的,是正月之晦日這一天日月合朔。由此可見,這裏所謂“吉晨(辰)”的“吉”,是認爲日月合朔爲吉。正月晦日是一年的初晦,古人很重視這一天;這一天又趕上日月合朔,就更顯得重要了。
Do vậy, "Tháng giêng đã hết tới nơi, (Thật là) Buổi sáng cát tường chẳng sai"( "Chính nguyệt tận kỳ, cát thần bất thắc"), là nói lúc ấy là hết tháng giêng nhật nguyệt giao hội không sai lệch được. Cái ý biểu đạt là, Mặt trời Mặt trăng đã hợp soc vào ngày cuối cùng (Hối nhật) của tháng giêng rồi. Từ đây có thể thấy là do người xưa coi việc "Nhật nguyệt hợp sóc" là điều tốt lành nên buổi sáng ngày sóc cũng được coi là cát. Ngày Hối nhật của tháng Giêng vốn là Hối nhật đầu tiên trong năm, vốn được coi trọng, do lại có "Nhật nguyệt hợp sóc" nên càng được coi trọng vậy.[/font]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cách NL đưa ra đôi khi nó cũng rơi vào trường hợp đấy!

Trích dẫn

The common understanding of the times of New, First Quarter, Full, andLast Quarter as applying to the times of apparent minimum illumination, 50%illumination (waxing), maximum illumination, and 50% illumination (waning),respectively, only loosely corresponds to the precise definition of the phasesas given above. In particular, the times at which the Moon reaches theseparticular illumination levels, as viewed from a specific location on thesurface of the Earth, may differ from the times tabulated in this Circularby an hour or more.


Trích dẫn

Ko biết Sở HQHK căn chỉnh thêm như thế nào và "one hour or more" thì cái more là bao nhiêu nhưng có thể kết luận là vì phần lớn ko có nhu cầu đặc biệt như mình nên bám vào điểm Sóc còn ra đầy cái nhục khác.

Theo NL thì đó là do định nghĩa. Nói cách khác là do vị trí quan sát. Cũng như thời điểm diện hội (new moon, trăng sống lại) nếu theo cái nhìn của thiên văn thì tam tinh thẳng hàng qua trục, tức là qua đường kinh tuyến cắt nửa tam tinh. Còn nếu theo cái nhìn của người quan sát ở mặt đất (tùy theo vị trí quan sát) mà thời điểm diện hội xảy ra trước sau chút ít. Việc xác định trăng tròn 50%, 100%, khuyết 50% cũng như vậy.

Ví dụ như lúc thời điểm diện hội xảy ra tại kinh tuyến 0 trên địa cầu, tức là tại kinh tuyến này thẳng hàng và có góc giữa mặt trời vs mặt trăng là 0 độ, nhưng lúc đó tại kinh tuyến 90 thì góc độ giữa mặt trời vs mặt trăng có thể nhìn thấy được vài độ. Và nếu tại kinh tuyến 270 thì lại khác nữa!

Sửa bởi NgoaLong: 24/08/2015 - 08:30


Thanked by 1 Member:

#43 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2128 thanks

Gửi vào 24/08/2015 - 08:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 24/08/2015 - 08:24, said:

Đúng 1/2!

Thời gian mặt trời mọc và lặn thì không thay đổi gì nhiều, cứ sáng ra thì mọc, tối đến thì lặn. Nhưng mặt trăng thì khác. Đầu tháng mặt trăng mọc lúc mặt trời lên, mặt trăng lặn lúc mặt trời lặn. Đến giữa tháng thì mặt trăng mọc lúc trời lặn, trăng lặn lúc trời mọc. Và đến cuối tháng, bắt đầu vào đầu tháng thì trở lại chu kỳ mới. Nói theo con số thì cứ chu kỳ gần 30 ngày mặt trăng mọc/lặn rãi trên 24 tiếng, tính trung bình ra thì mỗi ngày mặt trăng mọc và lặn muộn hơn khoảng gần 50 phút.

Đúng rồi.

Nhưng rốt cuộc là ta vẫn ko thể tin quá vào sunrise sunset do các hệ thống hiện đại xác lập đúng ko anh?.
Giả sử nó cho: Paris ngày X tháng X, mặt trời lên 6h30, mặt trăng lên 6h51, đến ngày X+1 tháng X mặt trời lên 6h31, mặt trăng lên 6h10..., ta dựa vào cái chênh lệch kia thì một là có khi ra ngay kết quả... như nhau, thứ hai là sai số bù trừ đi ("one minute... or more" và "many minutes...at high latitudes" cho từng sự kiện) thì ko biết đường nào mà lần.

Trích dẫn

Cách NL đưa ra đôi khi nó cũng rơi vào trường hợp đấy!

Thì thế, nên em nghĩ đã lấy điểm sóc/ngày sóc thì thà lấy của sở Hải quân Hoa Kỳ cho rồi=))



Trích dẫn

Theo NL thì đó là do định nghĩa. Nói cách khác là do vị trí quan sát. Cũng như thời điểm diện hội (new moon, trăng sống lại) nếu theo cái nhìn của thiên văn thì tam tinh thẳng hàng qua trục, tức là qua đường kinh tuyến cắt nửa tam tinh. Còn nếu theo cái nhìn của người quan sát ở mặt đất (tuỳ theo vị trí quan sát) mà thời điểm diện hội xảy ra trước sau chút ít. Việc xác định trăng tròn 50%, 100%, khuyết 50% cũng như vậy.

Ví dụ như lúc thời điểm diện hội xảy ra tại kinh tuyến 0 trên địa cầu, tức là tại kinh tuyến này thẳng hàng và có góc giữa mặt trời vs mặt trăng là 0 độ, nhưng lúc đó tại kinh tuyến 90 thì góc độ giữa mặt trời vs mặt trăng có thể nhìn thấy được vài độ!


-Sai số của cái conjunction đó chủ yếu là do "Periodic perturbations change the time of true conjunction from these mean values"
Chứ vị trí quan sát, thời tiết ko thôi... thì chút ít này đã ko lên tới con số "14 giờ 13 phút".

Mà cái đường (gần) thằng tạo nên do ba thiên thể nó còn tương đối là có "cơ sở khách quan" cố định đấy chứ dù ko hẳn là hoàn toàn ko phụ thuộc vị trí như anh nói, chứ sunrise sunset thì đường chân trời là đường tưởng tượng của mỗi người mà, còn do chiều cao người quan sát, khí quyển, địa hình,... (hình dạng Trái đất thực sự nó thế này chứ nó tròn trịa gì cho cam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chả nhẽ lại vẽ ra 1 hình cầu lý thuyết để quy định đường chân trời chuẩn nó phải là...)

Sửa bởi LinnaeaBorealis: 24/08/2015 - 08:56


#44 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 24/08/2015 - 09:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

LinnaeaBorealis, on 24/08/2015 - 08:39, said:

Đúng rồi!

Nhưng rốt cuộc là ta vẫn ko thể tin quá vào sunrise sunset do các hệ thống hiện đại xác lập đúng ko anh?

Về sunrise/sunset hoặc moonrise/moonset có thể tin cậy được, nếu có lệch thì chỉ lệch 5, 7 phút (điều này thì không thể loại bỏ được vì giờ đồng hồ lệch) và do vị trí địa hình nhưng không đáng kể. Sunrise/sunset, moonrise/moonset là tính theo vị trí tại từng địa phương nên không gặp phải rắc giữa quan điểm nhìn nhận như thời điểm hội diện.


Trích dẫn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


where N is an integer, starting with 0 for the first new moon in the year 2000, and that is incremented by 1 for each successive synodic month; and the result d is the number of days (and fractions) since 2000-01-01 00:00:00 reckoned in the time scale known as

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(TT) used in

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
To obtain this moment expressed in

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(UT, world clock time), add the result of following approximate correction to the result d obtained above:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

days
Periodic perturbations change the time of true conjunction from these mean values. For all new moons between 1601 and 2401, the maximum difference is 0.592 days = 14h13m in either direction.


Trích dẫn

-Sai số của cái conjunction đó chủ yếu là do "Periodic perturbations change the time of true conjunction from these mean values"
Chứ vị trí quan sát, thời tiết ko thôi... thì chút ít này đã ko lên tới con số "14 giờ 13 phút".

Điều này trước đây NL có nói qua tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

như sau:

Trích dẫn

Trung bình chu kỳ biểu kiến, 1 tháng Âm Lịch là 29.53 ngày. Nhưng do ảnh hưởng của mặt trời lên quỹ đạo lệch tâm của mặt trăng (lực hút, hình thể mặt trời) làm cho có lúc nhanh, lúc chậm hơn so với chu kỳ bình thường. Thành thử, chu kỳ của một tháng Âm Lịch không phải chính xác là 29.53 ngày, mà là trong khoảng 29.26 đến 29.80 ngày, tức lệch trong khoảng 13 tiếng.

Sửa bởi NgoaLong: 24/08/2015 - 09:25


#45 LinnaeaBorealis

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 710 Bài viết:
  • 2128 thanks

Gửi vào 24/08/2015 - 09:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 24/08/2015 - 09:20, said:

Về sunrise/sunset hoặc moonrise/moonset có thể tin cậy được, nếu có lệch thì chỉ lệch 5, 7 phút (điều này thì không thể loại bỏ được vì giờ đồng hồ lệch) và do vị trí địa hình nhưng không đáng kể. Sunrise/sunset, moonrise/moonset là tính theo vị trí tại từng địa phương nên không gặp phải rắc giữa quan điểm nhìn nhận như thời điểm hội diện.




Đâu có, tính theo địa phương nhưng cái địa phương này là nó dùng công thức toán học để tính chứ ai rảnh đi chụp ảnh và thống kê liên tục khắp mọi nơi như thế, còn từ 1800s thì rõ ràng là phải tính giờ ra chứ ko phải giờ ghi lại rồi. Sở Hải quân Hoa Kỳ ghi ở vĩ độ cao thì lệch "many minutes", many này là bao nhiêu và vĩ độ cao là khoảng từ đâu? Thêm cái địa hình, chiều cao người quan sát là lệch thêm vài phút nữa đấy.
Thứ hai là có phải chỉ cần 1 dữ kiện đầu vào đâu. Để theo cách của anh thì ví dụ ước tính diện hội xảy ra vào khoảng 3 ngày X-1, X, X+1, sự kiện là MTrời lặn và MTrăng lặn, như vậy là cần đến 6 thời điểm phải tính ra chính xác thì mới so sánh được, và mỗi lần cái "many minutes" kia xảy ra là mỗi lần sai số.
Rồi thì điểm sóc mà rơi vào tầm 23:55 tối và điểm sóc rơi vào 12:00 trưa thì cùng được tiếng là "ngày tối nhất" nhưng mà nó khác nhau đấy.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |