Jump to content

Advertisements




Một số nguyên lý của tổ hợp các tinh đẩu


137 replies to this topic

#106 Atula07

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 477 Bài viết:
  • 639 thanks

Gửi vào 28/08/2015 - 18:14

Google search thì có ng ghi thế này:

" Trong thi công cầu đúc hẫng, trụ cầu được xây dựng trước. Rồi đà giáo được mắc vào thân trụ về hai phía, gọi là đà giáo mở rộng trụ. Sau đó đổ bê tông trên đà giáo này về hai phía bằng nhau (để đảm bảo cân bằng momen, tránh lật trụ, vì vậy hay gọi là đúc hẫng cân bằng). Sau khi khối bê tông này khô, mắc đà giáo lên chính khối bê tông này (dùng loại đà giáo di động) để đổ tiếp đốt tiếp theo. Cứ như thế, mỗi trụ sẽ tạo thành dạng một chữ T. Dần dần phần bê tông dầm của hai trụ liền nhau sẽ được đổ dài tới mức gần chạm vào nhau (thường cách khoảng vài mét). Lúc ấy người ta sẽ thi công đốt cuối cùng để nối hai phần dầm đúc hẫng từ hai trụ ấy với nhau. Gọi là quá trình hợp long. Đốt nối hai phần dầm ấy gọi là đốt hợp long. Các bác xây dựng coi phần dầm đúc hẫng ra như con rồng, lúc hai cái đầu rồng gặp nhau thì gọi là Hợp long, nghe cho nó oai ấy mà "

Chả bik đúng hay sai, up đại

Bắt đầu có sự kết nối liên hệ giữa TV VN với các ngành khoa học kỹ thuật rồi đây, một luồng sáng mới cho TV nam phái

Thanked by 1 Member:

#107 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 28/08/2015 - 22:56

Tôi hỏi đùa thôi mà, ko thấy tôi nhăn mặt cười ah

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đốt hợp long là đốt tẻ nhạt nhất trong các đốt, vì gánh tĩnh tải ( tải trọng bản thân) nhỏ nhất, nên thép bố trí đơn giản, dầm chiều cao thấp nhất. Đúng là nói hợp long cho oai chứ so với đốt K0 ( đốt trên đỉnh trụ) thì như cháu chắt với tổ tông về khả năng làm việc, chịu đựng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hay nói trục trung hòa ( vị trí ứng suất kéo nén bằng 0) cho oai, chứ thực ra ở đó không phát sinh nội lực, nên người ta khoét rỗng đi ( dầm hộp) là vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong các tổ hợp của vũ khúc, xung đột kéo nén lớn nhất là tổ hợp vũ sát mão dậu đi theo vài loại tướng khí.
Ăn thất sát bê tông thiếu cốt thép đời bôn ba vất vả dễ đổ vỡ.
Ăn vũ khúc thiên hướng kỹ thuật, triết học, logic... tuỳ hành.
Hình tướng gốc rễ thái âm đầy đặn an nhàn, thụ hưởng.
Còn một thái dương đứng đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 4 Members:

#108 phuctinh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1498 Bài viết:
  • 2105 thanks

Gửi vào 28/08/2015 - 23:58

@Thien A, Còn một thái dương đứng đó

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đứng đó là đứng ở đâu bác ơi?

(Nói đến kết cấu mà nhớ mấy cái lý thuyết trên thì hẳn là dân thiết kế rùi ?)

Thanked by 1 Member:

#109 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 29/08/2015 - 06:37

Thực ra vũ khúc cơ bắp cho 1 căn nhà cũng có nhiều cấp độ. Nhiều căn vì chạy theo trục càn/ khôn của phủ - sát, nên nhà cửa hoang tàn, kiểu Chử Đồng Tử, vải không che kín người Thái âm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đấy là vũ sát song hao không kiếp, phủ triệt...

Thiena vẫn thích 1 thái âm mềm mại, nhẹ nhàng, một cơ thể mà có thể nhịp điệu vũ khúc vẫn làm gốc rễ tổ hợp nhưng nó cần chìm sâu vào trong da thịt, ẩn đi cái thô cứng kỹ thuật, cây cối ao hồ phủ ngoài xanh mát.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Để hành khách có thể ngồi 1 chuyến tàu điện giá vài dirhams, cần sự phối hợp khủng giữa Civil và cơ điện, tự động hóa.

Riêng khu Depot rộng bằng 1/2 cái sân vận động này chìm bên dưới gần 1000 cái hố ga, hố kéo cáp, đủ các loại dây thần kinh, xương sống chạy dọc toàn tuyến Dubai tram này là đường hệ thống APS cấp điện trực tiếp thông qua ray tàu lên cho tàu điện, chìa khóa là nhịp điệu vũ khúc của cứ 25m một. Khách hàng cự nhật tận hưởng cảm giác thoải mái của tuyến tram du lịch này, nhưng mấy bác kỹ sư thất sát choảng nhau liên hồi về nhiều sự cố, khó khăn khi thi công hệ thống thần kinh củ chuối ngầm bên dưới, cảm giác chung là không muốn quay lại nữa, nhưng cái được là rất nhiều trải nghiệm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nên nhiều người thất sát thìn tuất, vũ sát mão dậu dễ trở thành triết gia, nhạc sỹ... sau khi bị nghiền bởi đủ loại cối nghiền thịt là vậy


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#110 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 09:35

Hôm nay bàn về 1 vài khái niệm trong nguyên lý sáng tạo, năng lực phát triển CÁI MỚI từ trong CÁI CŨ. Đây là nền tảng để định hình một tổ hợp tinh đẩu ưu việt, hay một cơ cấu doanh nghiệp, tổ chức hiệu quả bắt đầu từ những bộ óc tư duy hiệu quả. Để hiểu được vì sao Tham- Đồng nhị hợp là cặp Khảm-Ly, phải hiểu nguyên lý "thủ Khảm điền Ly" - động lực để Càn-Khôn vận hành. Chủ đề này thực ra đơn giản ở mặt nguyên lý, nhưng phức tạp khi diễn giải, tôi không bàn thêm.
Bài này chỉ nhằm có cái nhìn trực diện khi phân tích sự mâu thuẫn trong thống nhất tổng thể giữa Phủ Tướng và Sát Phá Tham khi luận bàn về khả năng cân bằng giữa động lực sáng tạo + thay đổi và năng lực ổn định của 1 một quốc gia, tổ chức, bộ máy, doanh nghiệp, hay cá nhân.

Tôi lấy 1 câu trong triết học "mâu thuẫn giữa các mặt đối lập là động lực phát triển".

Hay Mối tương quan phức tạp giữa Cái chung và Cái riêng như sơ đồ:



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hay một chu trình "phản ứng" Cái riêng sáng tạo từ Cái chung như sơ đồ : A = A1 + (-A).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Trong đó:
A: Cái Tổng thể
A1: Cái chung
-A: Cái riêng

Thủ khảm điền Ly, thực ra là Cái riêng ( khảm) tách từ cái Chung ( Ly) trong cùng Càn cung thống nhất ban đầu.

Việc phân rã Cái Riêng bao giờ cũng cần 1 chu trình hoạch định tổ chức, phát triển ( hoặc thụt lùi).

Về nguyên lý là như vậy, quay lại Phủ tướng và Sát Phá Tham, cần 1 vài định nghĩa ( có thể 1 phần đã từng gặp riêng lẻ ở 1 vài nơi) như sau:

1. Thiên Phủ- Thất Sát: chu trình tách rời từ A thành -A, Thiên Phủ chủ năng lực, nguồn lực ổn định vĩ mô, trong khi Thất Sát thuộc về khả năng sử dụng ( hao mòn, tiêu hủy) tối đa các nguồn lực của Thiên Phủ để tạo động lực thay đổi, phát triển. Thất sát gặp nhiều sát tinh, hao tinh và Thiên phủ gặp càng nhiều không vong càng kích động chu trình thay đổi Càn ( cực dương) - Khôn ( cực âm) này. Ngược lại, Thất sát gặp Lộc tồn, chu trình này được thực hiện chậm chắc, bài bản ( thái quá thành trì trệ).

2. Phá Quân- Tham Lang: hệ quả của chu trình A (-A):

(-A) tạo thành mặt đối lập của A : được gọi là Cái mới Phá Quân
A1 tạo thành từ phần còn lại của A: được gọi là cái Chung ( cái cũ) Tham Lang

Hình như Tử vi Bửu đình có đề cập đến phạm trù Tính riêng của Thiên Cơ, và Tính Chung của Thiên đồng. Thực ra là Cái mới Phá Quân được điều nhịp bởi Thiên cơ ( tính riêng biệt) nhị hợp thành cặp Cơ Phá; và Cái Chung Tham Lang được điều nhịp bởi Tính hợp nhất, tính đồng nhất, hòa đồng, phổ quát của Thiên đồng, tạo thành cặp Đồng- Tham nhị hợp.

Từ đây tam hợp Sát Phá Tham thực ra là tam hợp của cả chu trình phân rã tạo ra sự đối lập từ Thiên Phủ. Trong đó tả thanh long ( cung quan của Thất sát) là Phá Quân- Cái mới, hữu bạch hổ ( cung tài của Thất sát) là cái Chung còn được giữ lại.

Thiên Phủ hoạt động phân rã thành 2 nửa, nửa cố gắng tách rời đi theo Cơ Phá, nửa cố gắng hợp nhất đi theo Tham Đồng, tạo thành 2 vectơ cân bằng lực nhưng ngược chiều, tốc độ phân rã của vectơ này được quản thủ bởi Phủ- Sát A (-A).

Sẽ nhìn thấy vì sao Tham Lang lại nằm ở Phúc cung của Thiên Phủ. Một cơ cấu Thiên Phủ muốn củng cố tính ổn định, cần một anh tài Tham Lang giỏi kết nối, hợp nhất, thống nhất các bộ phận.
Sẽ nhìn thấy vai trò của Thiên tướng trong việc điều tiết nhịp độ ổn định của Thiên Phủ, và cân bằng với Cái mới nảy sinh Phá Quân, tạo thành cặp Tướng- Phá trực xung, thực ra là 1 vectơ 2 thành phần lực ngược chiều. Đấy là lý do Thiên tướng được gọi là Ấn, và Ấn tinh nằm ở tay long của Thiên Phủ, một tổ hợp hoàn hảo mấy, chỉ cần 1 ấn gặp tuần triệt, có thể làm hỏng cả chu trình điều tiết Càn- Khảm ( Khôn- Ly đối lập). Kế hoạch vĩ mô rất hay, tính sáng tạo không thiếu, nhưng thiếu năng lực cầm trịch điều tiết xuất nhập các nguồn lực.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ở đây còn vài bí mật về cung tam hợp, ví dụ như Phủ Tướng, Âm Lương, Tham Sát. Thuộc chủ đề khác nên ThienA không bàn thêm.

Hy vọng không quá trừu tượng để các bạn hiểu.





Sửa bởi ThienA: 17/09/2015 - 09:53


Thanked by 3 Members:

#111 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 17/09/2015 - 10:09

ThienA có bao giờ đặt câu hỏi: Phủ Tướng (Ấn) lại thuộc tay Long
Lộc (Thiên) - Ấn (Quốc) lại thuộc tay Hổ?

#112 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 10:36

Thực ra
Thiên Tướng là ấn của Phủ
Thiên lương là Ấn tinh của Thái âm
Thất sát là Ấn của Tham

Còn vòng lộc tồn có đặc thù khác khi Phi Liêm trực xung Lộc tồn.

Nếu vẽ 1 vòng tròn với 2 trục tung hoành giao nhau tại gốc 0, vòng này chảy theo chiều thuận chiều kim đồng hồ, thì :
Điểm cực tiểu ( tụ thủy) gọi là Lộc tồn.
Điểm cực đại ( tán thủy) gọi là Phi Liêm
Điểm trung hòa giao với trục hoành khi vòng tròn đang chạy lên gọi là Tướng quân
Điểm trung hòa giao với trục hoàng khi vòng tròn đang chạy xuống gọi là Quốc Ấn.

Nên thực ra Tướng Ấn mới tạo thành một bộ Ga- Phanh điều chỉnh Lộc, 1 đẩy 1 hãm, 1 thi hành-1 điều chỉnh quyết định. Vì tính hãm phanh, điều chỉnh, ổn định cần có trước khi nhập Lộc nên chiều đi xuống mới được gọi là Ấn.

Thanked by 4 Members:

#113 tranthevu

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1269 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 11:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 16/04/2015 - 06:05, said:

Một lá số điều nhịp khối lượng vũ sát để giải ngân thanh toán cả chục ngàn tỷ/ năm từ cái kho tư bản Thái âm phượng các của một nhóm Liên danh các đại gia hàng đầu Nhật - Hàn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xin bác cho biết đây là ai... vn hay nước ngoài

#114 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 11:19

Trong tướng mệnh, chiếc trán biểu hiện cho sự nghi ngờ chính mình, con ếch có lẽ là loài có trán ngắn nhất, vì bị nhốt ở dưới giếng, giống 1 quẻ Càn không phân rã Khảm -Ly, một vị vua ở cõi tận tĩnh của quẻ Tỉnh.
Nên mọi cuộc cách mạng ( từ cá nhân tới quốc gia), đều bắt nguồn từ sự nghi ngờ của chiếc trán, đấy là lý do hình thành bộ Cự Nhật.
Cự môn thành hình ở rằn ranh phân âm dương của 8 quái, tượng là chiếc cửa, ôm cặp Chấn-Tốn. Chấn là khởi của Dương, Tốn là cực của Âm.
Thái dương nhị hợp Thiên phủ, là hình ảnh xưa cũ của chiếc giếng bát quái tù túng với những trật tự đã được thiết lập xưa cũ.

Tìm đâu ánh sáng mới của 1 cung Càn mới, trật tự mới, bát quái mới để thay đổi ?

Thái dương tiến 2 bước là gặp được ý tưởng mới lạ, phiếu bầu riêng của Thiên cơ thúc Phá quân thay đổi, lùi 2 cung là ý tưởng đồng lòng của Thiên đồng, sự nhất của Đồng Tham. Cơ Dương Đồng đi theo tiếng gọi Trách nhiệm/ mục đích của chòm Tử vi để thay đổi ?

Thế nên mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu từ cách mạng Tư tưởng của Thái dương , dẫn tới thiết lập phương pháp tổ chức Thiên phủ mới, trước khi thực thi cách mạng Sát Phá Tham trong thực tiễn, thêm cái mới Phá Quân trong sự cân bằng với cái chung Tham Lang.

Đầu độc 1 thế hệ, bước đầu tiên là đầu độc hệ tư tưởng.
Nên vận mệnh 1 dân tộc, hay số mệnh 1 cá nhân thường quẩn quanh trong 1 chiếc giếng bát quái, mà ở đó mọi động lực đấu tranh phát triển được triệt tiêu hoàn hảo nếu muốn tìm cách nhốt con ếch.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tranthevu, on 17/09/2015 - 11:08, said:

Xin bác cho biết đây là ai... vn hay nước ngoài

Người Việt bạn ah, tiền của nước ngoài, không phải tiền cậu này, dòng tiền chỉ chảy qua các file dự toán, thanh toán cậu ta làm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#115 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 17/09/2015 - 14:35

Thiên A nói vậy cũng không thỏa mãn cho cặp Tướng Quân - Quốc Ấn.

Bởi vì sao? Vì có trường hợp Quốc Ấn Tướng Quân đồng cung - có trường hợp Quốc Ân tướng quân tam hợp. Nếu đã là "Mốc" như Thiêna nói:

Điểm trung hòa giao với trục hoành khi vòng tròn đang chạy lên gọi là Tướng quân
Điểm trung hòa giao với trục hoàng khi vòng tròn đang chạy xuống gọi là Quốc Ấn.

Thì không thể bị rời trục được. Khi khiên cưỡng dụng thêm vòng Bác Sĩ vào đó, là đã có sự dung khác cho vị trí Tướng Quân.

Dĩ nhiên là Lộc (Thực ra là Bác sĩ) và Phi Liêm luôn luôn ở đối xung nhau vĩnh viễn trên mọi nẻo đường. Nên lấy nó làm "Mốc" thì hợp lý.

Thứ nữa,như ý ThiênA nói thì Đại/ Tiểu Hao ứng với hoàng độ (Ngang) nhưng cũng có sự chuyển nghịch Âm/Dương của nó theo từng tuổi.

Tôi rất hay dùng phương pháp nghịch tư duy để phản biện cá nhân mình. Nếu là tôi ở đây, tôi sẽ đặt câu hỏi:

Tại sao Lộc - Phi không phải là trục hoàng. Đại Tiểu Hao mới là trục tung. Tôi sẽ lý luận rằng: Lộc Phi sẽ yên bình (ít động đãng) như Đại Tiểu Hao. Nó phải là mức cân bằng mới đúng.

Vậy nên tôi chọn Đại Tiểu Hao làm Tung Độ thì có gì là bất hợp lý đâu. Và như vậy cũng không cần khiên cưỡng đẽo gọt cho Tướng Quân và Quốc Ấn.

Thứ nữa, câu hỏi tôi đặt ra đơn giản là "theo chiều".

Chiều của vòng Thiên Phủ là gì? Là Nghịch
Tôi tạm coi Lộc Ấn cũng chiều với Tử vi. Là Thuận (Thuận nghịch ở đây là tạm coi để so sánh với nhau).

Nghĩa là chúng vẫn cùng chiều, theo chiều của chính bản thân chúng. Đơn giản vậy thôi.

Thanked by 3 Members:

#116 tranthevu

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1269 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 14:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 17/09/2015 - 11:19, said:

Trong tướng mệnh, chiếc trán biểu hiện cho sự nghi ngờ chính mình, con ếch có lẽ là loài có trán ngắn nhất, vì bị nhốt ở dưới giếng, giống 1 quẻ Càn không phân rã Khảm -Ly, một vị vua ở cõi tận tĩnh của quẻ Tỉnh.
Nên mọi cuộc cách mạng ( từ cá nhân tới quốc gia), đều bắt nguồn từ sự nghi ngờ của chiếc trán, đấy là lý do hình thành bộ Cự Nhật.
Cự môn thành hình ở rằn ranh phân âm dương của 8 quái, tượng là chiếc cửa, ôm cặp Chấn-Tốn. Chấn là khởi của Dương, Tốn là cực của Âm.
Thái dương nhị hợp Thiên phủ, là hình ảnh xưa cũ của chiếc giếng bát quái tù túng với những trật tự đã được thiết lập xưa cũ.

Tìm đâu ánh sáng mới của 1 cung Càn mới, trật tự mới, bát quái mới để thay đổi ?

Thái dương tiến 2 bước là gặp được ý tưởng mới lạ, phiếu bầu riêng của Thiên cơ thúc Phá quân thay đổi, lùi 2 cung là ý tưởng đồng lòng của Thiên đồng, sự nhất của Đồng Tham. Cơ Dương Đồng đi theo tiếng gọi Trách nhiệm/ mục đích của chòm Tử vi để thay đổi ?

Thế nên mọi cuộc cách mạng đều bắt đầu từ cách mạng Tư tưởng của Thái dương , dẫn tới thiết lập phương pháp tổ chức Thiên phủ mới, trước khi thực thi cách mạng Sát Phá Tham trong thực tiễn, thêm cái mới Phá Quân trong sự cân bằng với cái chung Tham Lang.

Đầu độc 1 thế hệ, bước đầu tiên là đầu độc hệ tư tưởng.
Nên vận mệnh 1 dân tộc, hay số mệnh 1 cá nhân thường quẩn quanh trong 1 chiếc giếng bát quái, mà ở đó mọi động lực đấu tranh phát triển được triệt tiêu hoàn hảo nếu muốn tìm cách nhốt con ếch.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Người Việt bạn ah, tiền của nước ngoài, không phải tiền cậu này, dòng tiền chỉ chảy qua các file dự toán, thanh toán cậu ta làm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Má ơi ...coi chừng dính pháp luật...

#117 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 16:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tranthevu, on 17/09/2015 - 14:59, said:

Má ơi ...coi chừng dính pháp luật...
Thiena đang theo Chủ nghĩa yêu nước đó hj hj

Thực dân Pháp đô hộ dân Việt, thâm độc nhất là diệt ngôn ngữ, văn hóa. Tàu đô hộ Việt, diệt chữ viết, diệt hệ tư tưởng Việt.

Thanked by 2 Members:

#118 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 17:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 17/09/2015 - 14:35, said:

Thiên A nói vậy cũng không thỏa mãn cho cặp Tướng Quân - Quốc Ấn.

Bởi vì sao? Vì có trường hợp Quốc Ấn Tướng Quân đồng cung - có trường hợp Quốc Ân tướng quân tam hợp. Nếu đã là "Mốc" như Thiêna nói:

Điểm trung hòa giao với trục hoành khi vòng tròn đang chạy lên gọi là Tướng quân
Điểm trung hòa giao với trục hoàng khi vòng tròn đang chạy xuống gọi là Quốc Ấn.

Thì không thể bị rời trục được. Khi khiên cưỡng dụng thêm vòng Bác Sĩ vào đó, là đã có sự dung khác cho vị trí Tướng Quân.

Dĩ nhiên là Lộc (Thực ra là Bác sĩ) và Phi Liêm luôn luôn ở đối xung nhau vĩnh viễn trên mọi nẻo đường. Nên lấy nó làm "Mốc" thì hợp lý.

Thứ nữa,như ý ThiênA nói thì Đại/ Tiểu Hao ứng với hoàng độ (Ngang) nhưng cũng có sự chuyển nghịch Âm/Dương của nó theo từng tuổi.

Tôi rất hay dùng phương pháp nghịch tư duy để phản biện cá nhân mình. Nếu là tôi ở đây, tôi sẽ đặt câu hỏi:

Tại sao Lộc - Phi không phải là trục hoàng. Đại Tiểu Hao mới là trục tung. Tôi sẽ lý luận rằng: Lộc Phi sẽ yên bình (ít động đãng) như Đại Tiểu Hao. Nó phải là mức cân bằng mới đúng.

Vậy nên tôi chọn Đại Tiểu Hao làm Tung Độ thì có gì là bất hợp lý đâu. Và như vậy cũng không cần khiên cưỡng đẽo gọt cho Tướng Quân và Quốc Ấn.

Thứ nữa, câu hỏi tôi đặt ra đơn giản là "theo chiều".

Chiều của vòng Thiên Phủ là gì? Là Nghịch
Tôi tạm coi Lộc Ấn cũng chiều với Tử vi. Là Thuận (Thuận nghịch ở đây là tạm coi để so sánh với nhau).

Nghĩa là chúng vẫn cùng chiều, theo chiều của chính bản thân chúng. Đơn giản vậy thôi.

Thiena đồng ý 1 phần, thực ra Lộc có 2 trục Tụ- Tán, nếu xét góc độ tụ tán với với ngoại cảnh thì lấy song hao, còn tính tụ tán trong nội tại Lộc tồn thì dùng Lộc-Phi Liêm đi cùng tướng ấn tam hợp. Vì Vô thường đang hỏi về Lộc ấn nên tôi chỉ nói về tính tụ tán theo trục trực xung Lộc- Phi. Có thể dễ thấy là Phi liêm chủ về cao, xa, hiếm, ít, khó tìm ( cung Tử chủ hiếm muộn), một dạng hoạt hóa trong nội tại của Lộc tồn: vì hiếm ( Phi liêm) nên được hưởng Lộc, vì ít nên giá trị.

Thanked by 3 Members:

#119 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 18/09/2015 - 07:30

Quay trở lại công thức A= A1 + (-A), trong đó đặc tính (-A) của Thất sát tương ứng với công thức dịch lý "thủ Khảm điền Ly" hay là Thừa Thiếu do Thêm bớt ( Lão gọi là : đạo của Trời lấy chỗ Thừa bù chỗ Thiếu)

---- ---- - -
---- = - - + ----
---- ---- - -

Công thức này cũng mang hình bóng của thuyết Duyên khởi trong PG, Thất sát với vai trò cân phân trung tâm, hút khí Thiên Phủ để sinh Phá ( riêng) Tham ( chung), thất sát trở thành ngôi sao mang đặc tính đánh mất mình, huỷ diệt, mất duyên ( cho nữ mệnh), cương táo nhi cô, hay là hoa hỏa chi kim, lửa rèn kiếm khí, cô độc... đều do dấu Trừ (-) nó gánh vác. Sách nói là phải trải qua khó khăn, rèn giũa lúc thiếu thời mới mong thành công cũng mang ý này. Thất sát mà không dụng được đặc tính Trừ, tức là thất sát không có dụng tính.

Thủ khảm điền ly hoá Càn nêu lên 1 triết lý để củng cố quẻ Càn, xây dựng một tổ chức có tính hệ thống. Một hệ thống có thể có 2 cách phát triển: xây dựng chính bản thân nó ( TPVT) hoặc phá huỷ chính nó ( phá huỷ phần thối rữa trong đó) để xây dựng hệ thống mới.
Giống như 1 cơ thể, có tế bào mới sinh ra, đồng hành với tế bào cũ phải chết đi.

Nên cặp Phủ Sát sinh khởi thái dương thỉnh thoảng sinh những giai điệu như nhạc Trịnh là vậy ( mệnh trong trục Mão Dậu thìn tuất).

Thanked by 1 Member:

#120 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 18/09/2015 - 09:22

Bàn về Thất Sát, Thiên A nghĩ sao về câu phú trong "nữ mệnh cốt tủy":

Thất Sát rơi miền lạc hãm
Than thầm phúc bất vinh.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |