Jump to content

Advertisements




Thiền Tử Vi


36 replies to this topic

#1 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 16:09

Thiền Tử Vi, 1 góc nhìn khác về Tử Vi, và Thiền.

HN, những ngày cuối năm.

Thanked by 3 Members:

#2 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 16:42

Hỏi: Tôi đang ở vận xấu, phải làm sao ?

Đáp.

Khi một người đang ở vận xấu, nghĩa là, trường khí con người đó đang quay tới phần hung phần ám vốn ẩn sâu trong họ. Trường khí này ảnh hưởng chính thông qua tư duy và cảm xúc. Khi đó, tư duy sẽ bị sai, thiên lệch, đồng thời cảm xúc lại nhạy cảm, cho nên dễ có những quyết định không tỉnh táo, mà sai lầm. Hình thành nên một cơ chế "Khí hóa Hình", tức cái Xấu của trường khí gặp đủ cơ hội sẽ biến thành Thực tế hữu hình.

Cho nên, việc đầu tiên là cần "thoát khỏi tư duy". Vì bản chất, tư duy bây giờ đang là một cái "bẫy", càng quẫy càng lún sâu, càng gắng giải quyết thì lại càng thất bại. Bớt tham cầu, bớt tính toán, thì tư duy sẽ tự dần chìm lắng lại.

Trong nguy luôn có cơ, mọi cửa tử bao hàm ít nhất một cửa sinh. Nên, bên cạnh việc làm lắng lại tư duy, việc thứ hai cần chú ý đó là tỉnh giác nhận ra những cơ hội, những ánh sáng le lói, nhằm tạo đà xoay chuyển cục diện. Cần nhớ, việc này cũng cần phải vô vi, không vọng cầu, vì cái ranh giới giữa "vô vi" và "hữu vi" nó rất mỏng manh.

Có thể áp dụng Tượng của Tuần Triệt trong Tử Vi trong việc chế giải hung sát tinh. Tuần Triệt nếu sẵn có thì nó tự đã có tác dụng, nếu không có thì hãy dùng các môn có Tượng như Tuần Triệt. Nghiên cứu mệnh lý, tôn giáo, đạo phật ... cũng là cách tự tạo Tượng Tuần Triệt cho mình.

...

#3 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8837 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 18:08

Trung bình một ngày đánh 27.3 ván cờ có thể giảm bớt được vận xấu, bớt suy nghĩ và nói năng lung tung.

Lưu ý vào dịp Tết có thể lên tới 57 ván một ngày thì hết vận xấu, mỗi tội lúc đang công mà buồn ị hoặc đói bụng thì hơi nghiệt chút.

#4 ekuyeuemnha

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2634 thanks
  • LocationBuôn Đôn

Gửi vào 12/02/2015 - 18:47

cháu công nhận ngoài đời nhìn chú thư sinh , lại còn đeo kính nữa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



hồi xưa cháu quen mấy anh bên hóa vô cơ với hóa bề mặt ý nhìn anh nào cũng bác học như chú vậy nhưng mấy anh ý tay lại xấu o_O

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



mà anh nào cũng muốn định cư ở nước ngoài

định cư chả thấy chỉ thấy đi rồi lại phải quay về thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#5 TNK75

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2700 Bài viết:
  • 3660 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 19:27

Ý cháu là tay ankhoa đẹp?

Thanked by 2 Members:

#6 ekuyeuemnha

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2547 Bài viết:
  • 2634 thanks
  • LocationBuôn Đôn

Gửi vào 12/02/2015 - 19:30

o_o ko ý cháu là tay người khác cơ =))

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi MOA: 12/02/2015 - 19:31


#7 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 13/02/2015 - 23:02

Mệnh, thiên Mệnh.
Thân, nhân Mệnh.

Khi lực lượng Thân mạnh hơn Mệnh, dù có đẹp cũng cần cẩn thận, phải xem: Mệnh, có gánh nổi Thân ?

Thanked by 1 Member:

#8 ngonngon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 684 Bài viết:
  • 446 thanks

Gửi vào 14/02/2015 - 01:14

Mệnh - Thân, là cặp Âm - Dương. Nghe nói vậy và cũng hiểu mang máng vậy

Nếu sinh ra đã sẵn cân bằng âm dương- tốt rồi
nếu không- cân bằng theo phần ít- phần còn dư của cái còn lại thì chuyển hóa- cũng là một cách lựa chọn

Thanked by 3 Members:

#9 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 14/02/2015 - 17:25

Tam độc Tham Sân Si được định chế hoá.

Lòng tham được định chế hoá bởi Chủ nghĩa tiêu dùng, kinh tế tập đoàn. Luôn luôn tăng trưởng, năm nay phải hơn năm trước, không bao giờ đủ, và đó gọi là phát triển.

Tâm sân hận được định chế hoá bởi Chủ nghĩa quân phiệt, phân biệt chủng tộc, chống khủng bố, tiêu diệt cái xấu. Nhân danh "hoà bình" ta tiêu diệt những kẻ xấu, rồi ta lại tạo thêm thù hằn, hắn lại tìm cách diệt ta, rồi ta lại có thể lý do diệt chúng.

Tâm si mê được định chế hoá bởi Phương tiện truyền thông. Mọi hình ảnh được đánh bóng, tô vẻ nhằm tạo thêm nhiều "ảo mộng" cho con người say mê để theo đuổi nó. Và hãy theo đuổi đi, và anh sẽ chủ động làm nô lệ của tôi.

Thiền Tử Vi.

Nếu coi Sát Phá Tham làm đại diện cho tam độc Tham Sân Si, thì chúng cần được chuyển hoá. Mệnh - Tật là cặp âm dương tương hỗ, Tật là câu trả lời cho Mệnh, Mệnh phải "trải qua" cái bài học của Tật.

Tạm lấy thế Tử Phủ cư Dần.

- Mệnh Tham Lang, thì Tật là Thái Dương: Chuyển hoá lòng Tham thành Rộng lượng, ban phát
- Mệnh Thất Sát, thì Tật là Thái Âm: Chuyển hoá tâm Sân thành Từ bi
- Mệnh Phá Quân, thì Tật là Thiên Lương: Chuyển hoá tâm Si thành Trí tuệ (Thiên Lương, người Thầy, trí tuệ)

Đó gọi là Thiền Tử Vi, cái Thiền không tách khỏi đời sống, xã hội thường nhật.

#10 nhatquanq1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 387 Bài viết:
  • 451 thanks

Gửi vào 14/02/2015 - 21:26

Phương tây một thời đình đám quyển sách "Law of Attraction" - tức Luật hấp dẫn cũng nói ý tương tự. Cũng từ Phật pháp mà ra. Sống và nghĩ tích cực - Think positive - điều tích cực sẽ đến với Bạn.

Thanked by 3 Members:

#11 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 18/02/2015 - 17:09

Sau khi tìm hiểu về Thiền và văn hóa Nhật Bản, hôm nay cầm cuốn Thiền tông Việt Nam, có đoạn này đồng suy tư, nên lưu lại.

--------------

Thiền tông gắn liền với sự Thịnh - Suy của dân tộc.

Xã hội và tôn giáo có ảnh hưởng mật thiết với nhau, nhất là Thiền tông. Trong Phật giáo có quá nhiều pháp môn, cho nên ở hoàn cảnh xã hội nào cũng có pháp môn thích hợp với xã hội ấy.

Khi dân tộc đầy đủ chủ quyền độc lập thì pháp môn tu nhà Phật hướng về tự lực (Thiền tông). Khi dân tộc mất chủ quyền bị lệ thuộc thì pháp môn tu nhà Phật hướng về tha lực (Tịnh độ tông).

Vì thế Thiền tông thịnh hành ở Trung Quốc vào đời Đường, Tống. Đến đời Nguyên, Thiền tông suy yếu, đời Minh cũng chưa đứng vững, sang đời Thanh, Thiền tông từ từ nhường chỗ cho Tịnh độ tông. Ở Việt Nam đời Lý đời Trần, Phật giáo hầu hết là Thiền tông. Sang đời Lê Thiên tông yếu thế từ từ, đến đời Nguyễn lại càng yếu. Khi Việt Nam lệ thuộc Pháp thì Thiền tông mất dạng, tất cả chùa chiền đều trở thành Tịnh độ hết.

Riêng về Nhật Bản, từ trước tới nay Thiền tông vẫn đứng vững vị trí của nó.

Cho nên chúng ta thấy rõ sự thịnh suy của dân tộc là sự thịnh suy của Thiền tông. Sự gắn liền ấy, chẳng qua là do Thiền tông đặt hẳn về sự tự tín tự lực, thiếu tự tín thì Thiền tông mất đất đứng. Một nước mất chủ quyền, người dân làm sao tìm ra đức tự tín. Chính vì thế Thiền tông chịu ảnh hưởng theo. Ngày nay chúng tôi cố gắng gây dựng lại Thiền tông, âu cũng là thời dân tộc đầy đủ chủ quyền.

--------------

P/S: Vì Thiền tông phát triển rất vững vàng và xuyên suốt tại Nhật Bản, và Thiền tông lại là tông phái lấy sự tự tín, độc lập tự cường dựa vào tri tuệ hiểu biết, tu rèn nội tâm làm chính, cho nên con người Nhật hấp thu được cái tinh thần ấy vào dòng máu. Còn với Việt Nam, chiến tranh và chế độ đã làm cho con người trở nên yếu đuối, mất niềm tin, nên Tịnh độ tông phát triển, con người đến với Phật giáo đa phần là cầu xin ngoại lực từ thần phật, tức từ bên ngoài, mà ít chú tâm tới phần trí tuệ, nỗi dưỡng bản thân, vốn là đặc điểm của Thiền tông.

#12 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12927 Bài viết:
  • 25372 thanks

Gửi vào 18/02/2015 - 19:12

KHI CÒN CHÉM GIÓ PHÂN THIỀN TỊNH
LÚC ĐÃ TU RỒI TỊNH CÓ THIỀN
KHI CÒN MỌT SÁCH ĐỜI KHÁC ĐẠO
LÚC ĐÃ TỈNH RỒI ĐẠO TỨC ĐỜI
KHI MÊ DÂM CHỈ LÀ DÂM
TỚI KHI TỈNH LẠI TRONG DÂM CÓ TÌNH
KHI MÊ TIỀN CHỈ LÀ TIỀN
TỚI KHI TỈNH NGỘ TRONG TIỀN CÓ TÂM

Thanked by 3 Members:

#13 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12927 Bài viết:
  • 25372 thanks

Gửi vào 18/02/2015 - 19:20

MUỐN THIỀN THÌ PHẢI CÔNG PHU
NGÀY ĐÊM 4 LƯỢT BỐN MÙA MỘT NĂM
TÍ NGỌ DẦN CẶC QUANH NĂM
HÁ MỒM MÀ ĐỢI ĐẾN MÙA NÀO XONG

Thanked by 1 Member:

#14 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 18/02/2015 - 19:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 18/02/2015 - 19:12, said:

KHI CÒN CHÉM GIÓ PHÂN THIỀN TỊNH
LÚC ĐÃ TU RỒI TỊNH CÓ THIỀN
KHI CÒN MỌT SÁCH ĐỜI KHÁC ĐẠO
LÚC ĐÃ TỈNH RỒI ĐẠO TỨC ĐỜI
KHI MÊ DÂM CHỈ LÀ DÂM
TỚI KHI TỈNH LẠI TRONG DÂM CÓ TÌNH
KHI MÊ TIỀN CHỈ LÀ TIỀN
TỚI KHI TỈNH NGỘ TRONG TIỀN CÓ TÂM

Hay !

#15 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 21/02/2015 - 00:28

Tại sao gọi là Thiền Tử Vi ?
Tại sao tôi đề nghị những người có Tâm với môn học này nên phổ rộng Tử Vi như một phép Thiền, phép Tu ?

Nhiều người thường cho rằng học Tử Vi là phí phạm thời gian, mà không có lợi ích. Lời nhận định này chắc hẳn bất kỳ ai cũng đã có, kể cả những người nghiên cứu lâu năm, lẫn mới bắt đầu, và tất nhiên tôi cũng đã từng như vậy. Nhưng qua thời gian, tôi thấy cách nhìn này thật hạn hẹp, rất hạn hẹp !

Tôi đã từng ví Tử Vi như là một phép "Không vong", và tác dụng của nó là ngăn ngừa sự tác hoạ của Sát tinh, chứ không phải là để sinh Lợi. Cho nên, lợi ích của người nghiên cứu Tử Vi (hay Mệnh lý, Đạo học nói chung) là nằm ở chỗ để tránh hoạ, chứ không phải để so đo xem, học Tử Vi để "được gì" như các môn kỹ thuật chuyên môn khác.

Nhiều người có những quãng thời gian lao vào học Tử Vi, sau đó bỏ nó đi, và chợt nghĩ lại, sao thời gian ngày xưa mình bỏ phí nhiều thời gian thế. Nhưng họ đâu biết rằng, nếu ngày xưa họ không nghiên cứu Tử Vi, không sử dụng Tử Vi như phép "Không vong" thì không biết trong giai đoạn đó, họ có được yên ổn như vậy không. Tất nhiên cái yên ổn này là không hoàn toàn thanh tịnh, có thể có những thị phi, nhưng cái hung của thị phi Cự Môn, bao giờ cũng nhẹ nhàng và đỡ mệt hơn cái hung của Thất Sát, tượng trưng cho sát tinh. Cho nên, khi đánh giá so sánh cần có sự khách quan.

Cho nên, một số người khi vào vận xấu nghiên cứu Tử Vi và thấy thời gian đó không kiếm được thêm đồng nào, sau đó thời gian vận khá lên, tinh thần minh mẫn khoẻ khoắn, tự dưng quên hết Tử Vi, lao vào công việc kiếm được nhiều đô la, rồi nghĩ lại, sao ngày xưa mình phí phạm thời gian thế. Tôi cho rằng, tư duy như này là rất phổ biến, và nó thể hiện tư duy rất thấp kém, biết 1 mà không biết 2, ngay kể cả những người được gọi là lão làng.

Thường, người ta lao đầu vào nghiên cứu Tử Vi khi lâm vào những Vận xấu, và thực ra nghiên cứu lúc đó rất hăng, rất vào. Cho nên họ hăng say nghiên cứu quên ngày tháng, và một số người nhìn vào coi đó như một sự phí phạm thời gian. Nhưng họ không biết rằng, chính bản thân việc nghiên cứu Tử Vi đang "từng bước điều chỉnh lại trường khí của con người" trong cái vận xấu đó.

Tôi sẽ nói rõ hơn. Bản chất của mọi phép Tu, phép Thiền, hay chữa Bệnh, là phép Điều hoà khí âm dương của cơ thể. Khi con người bị bệnh, lâm vào vận xấu, tức là hệ thống trường khí của họ có thể bị bế tắc, không thông, cho nên tư tưởng cũng có nhiều u ám, không lối ra. Là một vị thầy Đạo, hay thầy thuốc, họ thông qua một câu nói, một phương thuốc, một sự chỉ dẫn nhằm điểm huyệt vào đúng cái chỗ bế tắc đó nhằm khai thông. Khi đó, dòng khí, dòng tư tưởng sẽ dần dần được thông suốt. Tâm thông, bách mạch thông, mọi thứ, cho dù là tâm bệnh, hay thân bệnh, tùy độ nặng nhẹ mà khỏi hay vơi bớt dần.

Tử Vi cũng vậy. Việc con người khi nghiên cứu Tử Vi, thông qua việc nghiên cứu lá số chính mình, nó cũng như phép "quán chiếu nội tâm" trong nhà Phật vậy. Thông qua đó, con người quan sát, tìm hiểu và lý giải được về thế giới nội tâm. Thế giới này vốn xưa nay bị xao lãng bởi những hào quang vật chất bên ngoài, giờ đây nó hiện lên bằng bệnh, bằng bế tắc, nhằm nhắc nhớ con người lưu tâm tới nó. Cũng như một người bệnh, khi được quan tâm chăm sóc thì họ cũng đỡ hơn vậy. Nếu có duyên, thì gặp một số thầy có Tâm, có Đạo có thể chỉ điểm, khai ngộ, vạch ra một số hướng đi mới, làm cho tư tưởng được thông thoáng hơn, từ đó mà trường khí cơ thể được luân chuyển một cách trọn vẹn hơn, nên vận hay bệnh cũng sẽ thay đổi. Và đây là mục tiêu của tất cả các phép dưỡng sinh, tu thiền, học đạo, cốt sao cũng chỉ để khí huyết được lưu thông.

Tuy nhiên, xưa nay Tử Vi đang được sử dụng như một môn bói toán, nhằm phục vụ cho nhu cầu "vật chất", "tham lam" của con người, cho nên nó cũng bị lên án nhiều, và tất nhiên nó sẽ đem lại nhiều thất vọng so với kỳ vọng của người xem, lẫn người nghiên cứu. An tâm, chắc chắn là vậy. Nhưng nếu Tử Vi, hay mệnh Lý nói chung được nghiên cứu và phát triển như một phép Tu, phép Thiền trong đời sống hàng ngày thì tôi cho rằng giá trị của nó sẽ không thua bất cứ một môn Y học hay Đạo học nào.

Mong những người có Tâm, có Đạo phát triển nó theo một hướng có tính chất Thiền tịnh hơn.

Dù sao, Tử Vi cũng là Thuật, mà Thuật thì nên dưới sự chỉ lối của Đạo. Đạo của người Thầy !






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |