Jump to content

Advertisements




Vô Thường

Đại sư

40 replies to this topic

#1 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 05/02/2015 - 11:15

1. Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.
2. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.
3. Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.
4. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.

Đạo mà có thể gọi được thì không còn là Đạo thường hằng. Tên mà có thể gọi được tên thường hằng. (Vô thường pháp)
Không tên là gốc trời đất. Có tên mới là mẹ muôn loài. (Vô danh khách)
Thoát khỏi ái dục sẽ thấy điều kì diệu. Còn có dục sẽ thấy giới hạn của chính mình. (Vô ngã)
Hai cái đó cùng một nguồn gốc, nhưng tên khác nhau, đều gọi là Huyền nhiệm. (Cái) tối ư huyền nhiệm ấy chính là cửa phát sinh ra mọi điều huyền diệu. (Thái cực hoàn hảo vô ưu)
Nhất âm, nhất dương quy nhị nguyên thái cực
Vô âm, vô dương, vô ngã, vô danh, vô thường chính là Vô cực. Vô cực chính là Đạo

Thanked by 3 Members:

#2 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 08/02/2015 - 22:55

"Nhất âm nhất dương chi vị Đạo" (Hệ từ thượng - kinh Dịch)

#3 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 09/02/2015 - 08:35

Vô âm vô dương chi vị Đạo (Hệ từ thượng thượng - kinh dịch)

#4 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 11:26

Người biết thì không nói, người nói là người không biết ( Tri bất ngôn, ngôn bất tri).

#5 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1686 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 11:57

“Đạo khả đạo phi thường Đạo”...

Nếu như không thể dùng ngôn ngữ để mô tả được bản chất của Đạo, vậy thì cái chữ "Đạo" đó được viết như thế nào? được phát âm như thế nào? Hay là thống nhất quy ước một ký hiệu gì đó đại biểu cho thứ đó đi chứ đừng dùng chữ "Đạo" rồi lại bảo "Đạo khả đạo phi thường Đạo", rất kỳ cục.

Chỉ có Đạo giáo đề cập đến Vô cực, còn Dịch không đề cập đến Vô cực mà chỉ đề cập đến Thái cực.

Thông thường khi nghe đến VÔ CỰC ta hay hình dung ra cái gì đó rất yên lặng, trống rỗng như cái bình chân không. Nhưng theo tôi tìm hiểu thì Vô cực không phải là trạng thái yên lặng, trống rỗng như cái bình chân không mà là trạng thái HỖN ĐỘN, HỖN MANG. Đó là trạng thái đầu tiên, khởi nguyên của vạn vật.

Sau đó Hỗn mang (Vô cực) sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm Dương), Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương, Thái âm), Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái biến hóa vô cùng.

Nếu dùng ký hiệu để diễn tả Vô cực thì đó chính là đường tròn khép kín không chứa gì khác ở bên trong. Còn Thái cực là đường tròn khép kín trong đó chứa đựng hai con cá âm dương.

Hai khí Âm và Dương tác động lẫn nhau là động lực thúc đẩy sự hình thành và chuyển hóa của sự vật.

Giả sử trạng thái Vô cực tồn tại vĩnh viễn, chưa và sẽ không bao giờ có việc phân cực, thì sẽ không có quá khứ, không có hiện tại, không có tương lai, không có Thiên, Địa, Phật, Tiên, Thánh, Thần, con người, động vật, thực vật, vi sinh vật .v.v. và dĩ nhiên không có Lão Tử, càng đương nhiên không có đại sư Vô Thường.

Nếu chấp nhận chữ "Đạo" trong "Đạo khả đạo phi thường đạo" thì Vô cực cũng không phải là đạo. Riêng bản thân Thái Cực, Âm Dương, Tứ tượng, Bát quái cũng không phải là đạo.

Vô cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh vạn vật, vạn vật lại quay trở về Thái Cực, Vô cực; sau đó Vô cực, Thái Cực lại sinh vạn vật, rồi thì vạn vật lại quay trở về Thái Cực, Vô cực ... cứ thế tuần hoàn, đó mới chính là ĐẠO.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 09/02/2015 - 11:26, said:

Người biết thì không nói, người nói là người không biết ( Tri bất ngôn, ngôn bất tri).

Bạn dám chắc không?

Thanked by 1 Member:

#6 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1686 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 12:06

Tôi thì chỉ dám chắc rằng: Biết nói biết, không biết nói không biết, đấy chính là biết.

Vấn đề không phải là nói hay không nói mà vấn đề là ở chỗ nói đúng hay nói sai.

Thanked by 1 Member:

#7 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 09/02/2015 - 13:40

Vô cực là khả năng vô tận, sư tuần hoàn giữa sắc tức không, mà không tức sắc.

Trong Vô Cực ẩn tàng Thái Cực, Nhị nguyên, Tứ Tượng, Bát quái,....

Cũng như sự vươn lên từ....-> Bát quái -> Tứ Tượng -> Nhị Nguyên -> Thái cực -> Vô cực.

Đó là đam mê sự hoàn hảo, đam mê không giới hạn.

Vô cực không phải là bất biến, Đạo cũng không phải là bất biến. Chúng chỉ bất biến ở một điểm là luôn pháp theo lý Vô Thường.

Vô cực khả vô cực, phi thường vô cực
Vô thường khả danh, phi thường danh.

Vô âm, vô dương chi vị đạo
Vô danh, vô ngã chi vị Duyên.

#8 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 13:41

Lão tử thì chắc, nên sách của ông nói vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#9 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 16:50

Khôn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 09/02/2015 - 11:57, said:

“Đạo khả đạo phi thường Đạo”...

Nếu như không thể dùng ngôn ngữ để mô tả được bản chất của Đạo, vậy thì cái chữ "Đạo" đó được viết như thế nào? được phát âm như thế nào? Hay là thống nhất quy ước một ký hiệu gì đó đại biểu cho thứ đó đi chứ đừng dùng chữ "Đạo" rồi lại bảo "Đạo khả đạo phi thường Đạo", rất kỳ cục.

Chỉ có Đạo giáo đề cập đến Vô cực, còn Dịch không đề cập đến Vô cực mà chỉ đề cập đến Thái cực.

Thông thường khi nghe đến VÔ CỰC ta hay hình dung ra cái gì đó rất yên lặng, trống rỗng như cái bình chân không. Nhưng theo tôi tìm hiểu thì Vô cực không phải là trạng thái yên lặng, trống rỗng như cái bình chân không mà là trạng thái HỖN ĐỘN, HỖN MANG. Đó là trạng thái đầu tiên, khởi nguyên của vạn vật.

Sau đó Hỗn mang (Vô cực) sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm Dương), Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương, Thái âm), Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái biến hóa vô cùng.

Nếu dùng ký hiệu để diễn tả Vô cực thì đó chính là đường tròn khép kín không chứa gì khác ở bên trong. Còn Thái cực là đường tròn khép kín trong đó chứa đựng hai con cá âm dương.

Hai khí Âm và Dương tác động lẫn nhau là động lực thúc đẩy sự hình thành và chuyển hóa của sự vật.

Giả sử trạng thái Vô cực tồn tại vĩnh viễn, chưa và sẽ không bao giờ có việc phân cực, thì sẽ không có quá khứ, không có hiện tại, không có tương lai, không có Thiên, Địa, Phật, Tiên, Thánh, Thần, con người, động vật, thực vật, vi sinh vật .v.v. và dĩ nhiên không có Lão Tử, càng đương nhiên không có đại sư Vô Thường.

Nếu chấp nhận chữ "Đạo" trong "Đạo khả đạo phi thường đạo" thì Vô cực cũng không phải là đạo. Riêng bản thân Thái Cực, Âm Dương, Tứ tượng, Bát quái cũng không phải là đạo.

Vô cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh vạn vật, vạn vật lại quay trở về Thái Cực, Vô cực; sau đó Vô cực, Thái Cực lại sinh vạn vật, rồi thì vạn vật lại quay trở về Thái Cực, Vô cực ... cứ thế tuần hoàn, đó mới chính là ĐẠO.


Hãy dùng tư duy logic suy luận câu này:

không có gì là Đạo, nên mọi thứ đều là Đạo.

#10 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1686 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 17:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 09/02/2015 - 13:41, said:

Lão tử thì chắc, nên sách của ông nói vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ý tôi muốn hỏi rằng bạn có dám chắc rằng: "Người biết thì không nói, người nói là người không biết" hay không?

Quan điểm của tôi là cho dù là ai nói đi nữa thì cũng phải dùng cái đầu của mình để tư duy xem họ nói có lý hay không, có phù hợp với thực tế hay không, bất kể người phát ngôn câu đó là Lão Tử, Khổng Tử hay Einstein hay đức Phật hay đức Chúa .v.v.

Sửa bởi PMK: 09/02/2015 - 17:02


#11 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1686 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 17:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 09/02/2015 - 16:50, said:

Khôn


Hãy dùng tư duy logic suy luận câu này:

không có gì là Đạo, nên mọi thứ đều là Đạo.

Bạn có thể giải thích quan điểm của Lão Tử về Đạo không?

Còn nếu như tự mình lập thuyết thì cứ tùy ý. Và như thế thì không nên tranh luận tiếp về Đạo nữa, bởi vì mỗi người đều tự lập thuyết cho riêng mình, mỗi người tự hiểu Đạo theo cách của mình, và không ai chịu ai bởi vì chẳng có cái gì để lấy làm chuẩn xác định đúng/sai.

Người này bảo tự nhiên là đạo. Người kia bảo đạo là vô cùng vô tận. Người nọ bảo đạo là tính chất vô thường của cuộc sống..v.v.

Cãi nhau không ai chịu ai. Cuối cùng một người tổng kết một câu rằng tất cả các bạn đều đúng, và đó chính là Đạo.

Hết phim.

Công nhận phim hay dù quá là ất ơ.

#12 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1686 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 17:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Thường, on 09/02/2015 - 13:40, said:

Vô cực là khả năng vô tận, sư tuần hoàn giữa sắc tức không, mà không tức sắc.

Trong Vô Cực ẩn tàng Thái Cực, Nhị nguyên, Tứ Tượng, Bát quái,....

Cũng như sự vươn lên từ....-> Bát quái -> Tứ Tượng -> Nhị Nguyên -> Thái cực -> Vô cực.

Đó là đam mê sự hoàn hảo, đam mê không giới hạn.

Vô cực không phải là bất biến, Đạo cũng không phải là bất biến. Chúng chỉ bất biến ở một điểm là luôn pháp theo lý Vô Thường.

Vô cực khả vô cực, phi thường vô cực
Vô thường khả danh, phi thường danh.

Vô âm, vô dương chi vị đạo
Vô danh, vô ngã chi vị Duyên.

Bắt đầu có vẻ loạn chưởng rồi đấy.

Trước hết, việc bạn nhận định rằng "Vô cực là khả năng vô tận, sư tuần hoàn giữa sắc tức không, mà không tức sắc" là dựa trên cơ sở nào?

Sửa bởi PMK: 09/02/2015 - 17:25


#13 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2327 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 17:29

Bạn hiểu sai ý của từ "Biết" rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khi ta nói Biết, cái biết đó đã tự giới hạn bởi cái ngoài cái Biết, đó không phải là cái biết thường cửu.

Cái biết thường cửu thì vô ngôn.

Cũng như quyển Kinh Vô tự mà Đường Tăng nhận được lần đầu.

Hay lời Đức Phật nói rằng Ngài chưa nói một Từ nào trong mấy chục năm thuyết giảng.

Đơn giản là không thể dùng các công cụ tương đối như ngôn ngữ, kinh sách để đo lường diễn ý một chân lý tuyệt đối.

Thanked by 1 Member:
PMK

#14 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1686 thanks

Gửi vào 09/02/2015 - 17:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 09/02/2015 - 17:29, said:

Bạn hiểu sai ý của từ "Biết" rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khi ta nói Biết, cái biết đó đã tự giới hạn bởi cái ngoài cái Biết, đó không phải là cái biết thường cửu.

Cái biết thường cửu thì vô ngôn.

Cũng như quyển Kinh Vô tự mà Đường Tăng nhận được lần đầu.

Hay lời Đức Phật nói rằng Ngài chưa nói một Từ nào trong mấy chục năm thuyết giảng.

Đơn giản là không thể dùng các công cụ tương đối như ngôn ngữ, kinh sách để đo lường diễn ý một chân lý tuyệt đối.

Hi, trước tôi hay nghe câu gì nhỉ, à ngón tay chỉ trăng, phải nhìn trăng chứ đừng nhìn ngón tay (nhớ mang máng thế), bây giờ lại có những câu khác còn hấp dẫn hơn cả ngón tay và trăng nữa...

Thứ nhất, xin hỏi bạn, chân lý tuyệt đối là gì?

Thứ hai, theo bạn, trong những thứ mà chúng ta đang bàn loạn ở đây, cái gì là chân lý tuyệt đối?

Thứ ba, bạn mang câu đó vào đây có ngụ ý gì?

#15 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9299 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 09/02/2015 - 17:50

Ở đây, có lẽ ThiênA tạm hiểu được 1 phần nhỏ ý Đại sư.

Mời ông 1 ly....!

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |