Jump to content

Advertisements




Xin hãy thương yêu và giúp đỡ loài chó


137 replies to this topic

#136 CHUBBYCAT

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1264 Bài viết:
  • 2306 thanks

Gửi vào 11/05/2015 - 01:17

Chó cắn nhau kinh quá ....

#137 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 11/05/2015 - 01:47

Từ trên xe tải, từng lồng chó được khênh xuống, chồng chất lên nhau. Mỗi lồng có đến 10 con chó đang gầm ghè. Con nào con nấy bẩn thỉu, hôi hám. Mùi khai, thối của chất thải con nọ dính vào con kia, ủ lâu ngày, bốc lên khiến tôi muốn phát ói, tuy nhiên, những người thợ đều đã quá quen thuộc với thứ mùi ấy, nên chẳng hề gì.


Mặc dù nghề giết mổ gia súc không vi phạm pháp luật , quang minh chính đại, nhưng những người làm nghề giết mổ ở đây đều tránh mặt khi nói về nó, đặc biệt là ngại tiếp xúc với giới truyền thông .


Họ không muốn người đời biết mình làm công việc sát sinh. Vì thế, tôi phải trong vai người đi tìm nguồn hàng thịt chó cung cấp cho nhà hàng của mình. Bà S. bảo, những năm trước, mỗi đêm, lò mổ của bà giết cả tấn chó, tuy nhiên, công việc kinh doanh ngày một khó khăn, nhiều lò mổ cạnh tranh, nên giờ chỉ giết mổ chừng 5 tạ. Dũng đập chết con nào, 2 người thợ lại thay nhau xách chó đặt lên giàn chọc tiết. Tiết đỏ xổ ra ngập mấy chiếc chậu cáu bẩn. Chỉ một chốc lát, 30 con chó đã toi mạng, nằm chồng đống lên nhau trên nền xi măng nhoe nhoét phân, nước tiểu, máu me. Một cảnh tượng giết chóc vô cùng thảm khốc.


Không rửa ráy, xả nước gì, xác những chú chó bẩn thỉu được tống vào những chảo nước đang sôi ùng ục, rồi ném vào máy đánh lông. Chiếc máy quay tít như máy giặt, đánh tuột sạch lông chó. Con nào đã trắng bợt, thì thợ vứt oạch xuống nền xi măng bẩn thỉu. Ngoài kia, rơm đã được trải thành dãy dài.


Từng xác chó trắng bợt được xếp hàng thẳng thớm. Lửa nổi lên bùng bùng. Khi chó đã vàng ruộm, đẹp mắt, thì mỗi thợ một con mổ bụng, moi lòng. Mỗi thợ chỉ mất độ chục phút cho mỗi con chó, là bộ phận nào đã ra bộ phận đó. 4 giờ sáng, con buôn đã tới tấp đến. Họ đến sớm chầu chực để lựa những con chó ngon nhất. Trong chốc lát, 30 con chó đã sạch bay.

Thuê người nơi khác làm đồ tể


Ông thủ từ Hồ Xuân Đức, người trông coi, hương khói đền Giang Xá ở đầu làng Cao Hạ, bảo rằng: “Nói chuyện này cậu không tin , nhưng có một thực tế là ở làng Cao Hạ không có ai dám cầm chày đập chết con chó, cầm dao chọc tiết nó đâu. Cùng lắm họ chỉ dám thui chó, mổ bụng, làm lòng, khi thợ đã giết chó rồi.


Ngày xưa, việc giết chó tự tay người Cao Hạ làm, nhưng nhiều chuyện xảy ra lắm, nên không ai dám làm cái việc sát sinh ấy nữa. Nhưng đất chật, người đông, không mổ chó thì lấy gì mà sống, nên họ vẫn phải duy trì lò mổ. Có điều, họ không trực tiếp giết chó, mà thuê thợ giết mổ từ nơi khác về. Họ trả công vài trăm ngàn mỗi ngày nên thuê được rất nhiều thợ. Mà với số tiền hậu hĩnh như vậy, thì nhiều người dám cầm chày đập con chó, cầm dao chọc cổ nó”.


Nghe ông Đức nói vậy, tôi không tin lắm, nhưng quả thực, đến các lò mổ ở Cao Hạ, từ lò mổ lớn, đến bé, song không có bất cứ thợ giết mổ nào là người Cao Hạ. Thợ mổ đều được thuê từ các tỉnh khác như Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc... Đông nhất vẫn là người Thanh Hóa. Ở Đông Sơn (Thanh Hóa), có một ngôi làng, mà cả làng đi buôn chó xuyên quốc gia và đi giết mổ chó mướn ở khắp nơi. Người nọ rủ người kia, nên có đến mấy chục thợ ở Đông Sơn hành nghề giết chó thuê ở Cao Hạ.

Bà D. lấy chồng, là ông K., người làng khác. Mặc dù là cán bộ Nhà nước, nhưng đồng lương công chức đói kém, nên ông đã bỏ cơ quan về giết mổ chó giúp vợ. Công việc mổ chó suôn sẻ, kinh tế gia đình ngày một khấm khá. Thế nhưng, cách đây 15 năm, một vụ tai nạn đã cướp đi mạng sống của chồng bà. Lần đó, sáng tinh mơ, vợ chồng bà đèo nhau đi bỏ mối thịt chó ở Hà Nội. Đường vắng, ông K. phóng xe khá nhanh. Xe đang chạy bon bon, thì bất ngờ một con chó từ vệ đường lao ra. Mặc dù đã nhấn phanh gấp, song chiếc xe máy ông K. điều khiển vẫn tông phải con chó.


Ông bà ngã văng mỗi người một nơi. Ông K. nằm bất động giữa đường. Bà D. tỉnh lại, còn nhìn thấy con chó từ từ nhổm dậy, đi lại gần phía ông K. gầm gừ mấy tiếng, rồi mới bỏ đi. Nó tiến lại phía bà D., đúng lúc đó, bà ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, bà thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Bà hoảng hốt hỏi ông K. đâu, thì đàn con đứng cạnh khóc thút thít, đầu chít khăn tang trắng. Bà đã mất chồng vì con chó.


Chồng mất vì đâm phải con chó, khiến lòng bà D. hoang mang. Nhiều người khuyên bà nên bỏ nghề, vì cái chết của ông K. là do loài chó “báo oán”. Bà D. cũng tính bỏ nghề, nhưng ruộng đất không có, bà lại chỉ thạo mỗi nghề mổ chó, đàn con đang tuổi ăn, tuổi học, không mổ chó thì lấy gì nuôi con , nên bà vẫn phải nhắm mắt theo nghề.

Mặc dù, công việc giết mổ chó mỗi ngày một phát đạt, kinh tế mỗi ngày thêm khá giả, song bà D. không thấy hạnh phúc hơn. Bao năm trời bà khốn khổ với một cậu con trai. Anh này không ham học, không ham làm, mà chỉ phá phách tiền bạc của bà. Hết lô đề, cờ bạc, anh ta quay sang hút chích. Cuối cùng, người con trai này cũng chết vì sốc thuốc.


Sư trụ trì Thích Thanh Thủy bảo rằng, ở làng Cao Hạ, bà D. là người rất tín tâm. Mỗi lần đi chùa, bà cúng tới vài chục triệu, đốt vô số vàng mã. Thầy Thủy bảo: “Tôi cũng thuyết giảng, tuyên truyền nhiều lắm, nhưng nghề mổ chó là miếng cơm manh áo của họ, nên họ không bỏ được. Họ vừa làm vừa vào chùa sám hối. Họ tưởng làm thế là thoát, nhưng họ đã lầm. Nhân – Quả rất công bằng. Dù có cúng cả tiền tỉ, thì họ vẫn phải nhận cái Quả, do đã gieo Nhân ác sát sinh.


Trong Tam tự kinh có câu “Khuyển mã tứ tình”, tức là con chó, con ngựa có tình cảm với con người, nó cũng là một sinh linh như con người. Lại có câu “Khuyển thủ dạ, kê tư thần”, nghĩa là con chó thức đêm canh cho con người, con gà gáy sáng báo thức, thì con người mới sớm khuya an giấc. Con chó thân thiết với con người là vậy, mà sát hại nó, ăn thịt nó thì quá tàn nhẫn, không phải chịu báo oán mới lạ”.

Theo thầy Thủy, không chỉ bà D., mà còn có một số chuyện chết chóc nữa trong làng Cao Hạ cũng liên quan đến con chó. Những vụ chết chóc đó, theo sư thầy Thích Thanh Thủy, đều là do gây nghiệp nặng, nên phải trả ngay từ kiếp này. Những gia đình gặp cảnh chết chóc đều tìm đến chùa cúng bái thường xuyên, mong tai ương không tiếp tục xảy đến với mình.


Cái chết của 4 chủ lò mổ liên quan đến chó khiến người dân Cao Hạ hoang mang cực độ. Sợ hãi linh hồn chó “báo oán”, nên người dân trong làng không ai dám mổ chó nữa. Họ đồng loạt thuê thợ nơi khác đến giết mổ chó, còn dân trong làng chỉ làm những công đoạn tiếp theo. Họ muốn đổ cái nghiệp đó cho những người làm thuê.


Quả thực, lang thang ở làng Cao Hạ, tôi nhận thấy rằng, rất ít gia đình có được hạnh phúc đầy đủ, toàn vẹn vì nghề giết mổ chó. Chỉ có 3 gia đình giàu có, nhưng nhà thì có người chết chóc, nhà có con cái nghiện ngập. Còn lại, tất cả các hộ gia đình chỉ có mức sống bình thường từ nghề giết mổ chó. Nhiều người có được chút tiền từ lò mổ thì sa đà vào cờ bạc, ăn chơi, nghiện ngập…


Anh Đặng Thái Thành - Phó trưởng thôn Cao Hạ cho biết: “Chuyện những người chết là do tai nạn, ở đâu chẳng có. Tôi không tin có chuyện giết chó phải đền mạng. Đó chỉ là những lời đồn đại, thổi phồng sự việc.


Tuy nhiên, có một thực tế gây bức xúc là tình trạng ô nhiễm môi trường đã diễn ra nhiều năm nay. Hàng ngày, hàng giờ người dân trong làng chúng tôi vẫn phải chịu cảnh sống giữa bầy chó hôi thối, nước thải ở các rãnh nước, kênh mương rất khủng khiếp. Những ngày hè nóng bức, mùi phân chó bốc lên ngạt thở. Rồi những ngày mưa, nước thải dềnh lên ngập ngụa đen kịt. Người dân làng tôi mắc các bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da khá nhiều cũng là do các lò mổ chó gây ra”.

Theo Phong Nguyệt/Người đưa tin

Thanked by 1 Member:

#138 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 11/05/2015 - 02:58

Người Myanmar thật thà lắm.Chuyện người Myanmar thời nay làm tôi nhớ đến người dân tộc thiểu số Việt Nam thời xưa tôi được nghe kể, khi còn nhỏ. Rằng ở các vùng tây bắc, người ta thu hoạch lúa và để ngoài đồng. Rằng cửa nhà mở thoải mái mà không ai lấy của ai.Chuyện ngày xưa.Ở ngay Việt Nam ta.nguoiphattu.com

Vào thế kỷ 21 này thật khó tìm ra nơi nào nghèo mà lại thật thà như ở Myanmar.Người Myanmar hình như không trộm cắp bao giờ. Người Myanmar tin rằng mọi người khác cũng không trộm cắp.

Bạn có biết tại sao người Myanmar như vậy không?Bởi họ là Phật tử nghiêm túc.Mà bạn có biết Phật tử là ai không? – Là người đã quy y Tam Bảo: Phật, Pháp Tăng và cam kết giữ 5 giới. Bởi là Phật tử nên dĩ nhiên họ giữ giới thứ 2: Không lấy bất cứ thứ gì mà không phải của mình.

Tôi nhắm mắt lại và nghĩ đến 2 điều: nay mai người dân của những nước không thật thà đến đây có thể tranh thủ sự thật thà của người địa phương để trộm cắp và sẽ làm người dân Myanmar buồn. Và liệu sự thật thà và tin tưởng nhau như người Myanmar sẽ kéo dài thêm bao lâu nữa, hay lại mất đi như ở một số vùng cao của Việt Nam ta.nguoiphattu.com

Tôi lại nhắm mắt và ước mơ về một Việt Nam sẽ có trên 80% dân số là Phật tử thực thụ: quy y và cam kết giữ 5 giới. Khi đó Việt Nam sẽ là một thiên đường, là cõi trời, là niết bạn ngay nơi trần thế.

Và tôi mong mọi người Việt Nam ta tranh thủ sang Myanmar, đất nước còn nghèo hơn Việt Nam ta rất nhiều để học tính thật thà của họ. Học để ứng dụng cho chính mình và gia đình mình. Mong lắm, ai ơi!
Trong 1 cửa hàng bán tượng gần Mahamoni thành phố Mandalay, chúng tôi cũng thấy chủ cửa hàng để tiền ngay trên lối đi.Lại vẫn hớ hênh sờ sờ trước mặt khách tham quan.Lạ thật.


Ngày cuối trước khi rời Yangon, chúng tôi đi chơ trung tâm.Thời gian còn ít nên các thành viên trong đoàn tranh thủ mua sắm.Anh Đương bạn tôi móc ví trả tiền cho chủ và để nguyên lại ví tiền nơi đó. Lát sau, chủ cửa hàng tìm được môt người Việt (may thay là thành viên đoàn tôi) để nhờ nhắn xem có ai Việt Nam quên ví tiền để quay lại lấy. Anh Đương quay lại nhận ví còn nguyên vẹn trong sự ngỡ ngàng.Tôi không biết trong ví anh còn bao nhiêu chạt (tiền Myanmar) và bao nhiêu đô la, nhưng chắc cũng không ít.Vậy mà họ không tham.
Hơn 22h đêm chúng tôi ghé thăm một cửa hàng bán tượng gỗ ở Bagan với mong muốn mua quà. Một số bạn đã mua được những món đồ như ý và thanh toán.Tuy nhiên, anh chủ cửa hàng nhận tiền và để ngay trên bàn, không hề cất vào ngăn kéo hay bỏ vào túi mình. Cũng rất lạ rằng cửa hàng với biết bao đồ đạc mà ban đêm không cần cổng cao tường lớn để bảo vệ, để chống trộm cắp như ở Việt Nam. Mà mỗi món đồ gỗ này đều khá đắt tiền.Thật là lạ.nguoiphattu.com

Tại hồ Inle, chúng tôi đi tham quan một chợ phiên.Ở đây bán rất nhiều hàng hóa, trong đó có nhiều đồ lưu niệm.Tôi chủ yếu đi ngắm và khám phá.Tuy nhiên tôi đã chụp được khá nhiều bức ảnh mà các chủ cửa hàng chỉ để tiền trên quầy, có khi đè lên cục đá hay món đồ định bán.Họ không hề cất tiền đi. Tôi cứ nghĩ: ở Việt Nam ta, cất tiền vào túi, cho tiền vào tủ còn mất chứ nói gì… Ở nhà mình mà để thế này, quay đi quay lại mất ngay là chắc.


Người cười đẹp nhiều nhất với chúng tôi là những người bạn địa phương đồng hành cùng trên mỗi chuyến đi. May mắnthay khi 16 chúng tôi đều đi đâu cũng có bạn người địa phương đồng hành tuyệt diệu đến vậy. Họ rất hiểu biết và khiêm nhường. Rất mến khách và tràn ngập năng lượng.Họ là những con người rất đặc biệt – hình như chỉ biết mang niềm vui cho người khác. Họ nhiệt tình đến lạ kỳ. Nụ cười luôn nhẹ nhàng trên môi họ dù có mệt đến mấy. Phải chăng vì biết chúng tôi là con Phật nên họ không muốn chúng tôi buồn?nguoiphattu.com

Vào bất cứ nơi nào, bất cứ chùa hay tu viện nào, bất cứ danh lam thắng cảnh hay khu du lịch nào, các bạn Myanmar cũng cười rất tươi. Ngay cả những người bán hàng.

Tôi nhớ nhất những em bé bán hàng rong. Có đến gần chục đứa bé như vậy làm cho tôi nhớ. Bởi các cháu rất dễ thương. Bởi nụ cười nhẹ nhàng rất hấp dẫn. Mua hay không cũng không quan trọng. Kiểu gì các cháu cũng vô tư cũng tặng cho chúng tôi những nụ cười hồn nhiên.
Trên đường leo núi, chúng tôi thấy những người đội đá. Trên đầu họ là những viên đá rất lớn. Họ đội lên đề xây chùa. Mùa hôi đầm đìa. Vậy mà gặp chúng tôi họ vẫn tặng những nụ cười.

Chúng tôi gặp những người gùi hàng thuê cho các đoàn leo núi, gặp những nhóm 4 người khênh khách du lịch lên cao. Mồ hôi thấm đẫm những chiếc áo. Vậy mà họ vẫn cười rất tươi với chúng tôi.nguoiphattu.com

Tôi ấn tượng với những người đánh xe ngựa ở Bagan. Họ hiền lành lắm. Nhưng họ cười đẹp và thánh thiện vô cùng. Rồi tôi tiếp xúc với những con ngựa của họ. Tôi vuốt ve những chú ngựa để động viên và cám ơn. Tôi cảm nhận được cả sự mừng vui và những nụ cười của ngựa. Lạ vô cùng.

Chúng tôi gặp con người Myanmar ở khắp mọi nơi, với mọi lứa tuổi. Có môt nét chung của họ: những nụ cười rất thật thà. Mọi người trong đoàn cho rằng, bởi Myanmar là đất nước Phật giáo, phần lớn dân số đất nước này theo đạo Phật, nên chất Phật dã ngấm sâu vào họ từ lúc chưa sinh ra. Vậy nên họ rất bình an và nhẹ nhàng, chan chứa yêu thương và bao dung. Vậy nên tâm từ bi của họ toát ra bên ngoài, hiện lên từng khuôn mặt.


Bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi dân thì nghèo (về tiền bạc) nhưng những công trình chùa chiền thì luôn vĩ đại và nhiều vàng. Chỉ riêng chùa Shwedagon tức chùa vàng ở Yangon cũng được “bọc” bởi 60 tấn vàng. Ấy vậy mà không ai trộm cắp hay có ý định xấu. Rõ ràng tâm họ rất giàu Myanmar xuất khẩu gạo rất mạnh. Đất đai của họ phì nhiêu và màu mỡ. Không chỉ có gạo mà rau quả, thủy hải thủy sản cũng rất nhiều.Tôi thấy đâu cũng nhiều cá tôm tự nhiên.Cây cối xanh tươi. Những cây cổ thụ to cả chục người ôm đầy rẫy trên những con đường mà có ai để ý đâu (ở Việt Nam mà thấy thế chắc người ta đào hết về nhà riêng hay bán làm cây cảnh rồi). Nhưng thứ giàu có mà tôi muốn nói đến đó là con người Myanmar.

Tôi được mục sở thị rất nhiều ngôi chùa cổ và các công trình ngàn xưa và không thể không kết luận rằng người Myanmar rất khéo tay. Những công trình vĩ đại ở bất cứ nơi nào tôi đã đặt chân đến trên khắp đất nước Myanmar đều không thể chê nổi. Đẹp và nguy nga.Chi tiết và tổng thể.Vĩ đại và ấn tượng.Mà đã đứng đó cả trăm, cả ngàn năm rồi đó.
Trạm trổ trên gỗ tếch tại các ngôi chùa Myanmar


Bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi dân thì nghèo (về tiền bạc) nhưng những công trình chùa chiền thì luôn vĩ đại và nhiều vàng. Chỉ riêng chùa Shwedagon tức chùa vàng ở Yangon cũng được “bọc” bởi 60 tấn vàng. Ấy vậy mà không ai trộm cắp hay có ý định xấu. Rõ ràng tâm họ rất giàu.

Người Myanmar rất giàu tình yêu thương.Tôi có cảm giác ai cũng như ai, ai cũng biết yêu thương muôn người, muôn loài.Chúng tôi là những người xa lạ mà đi đến đâu cũng được chào đón và yêu thương.

Người Myanmar giàu tâm.Tâm họ luôn mở rộng vô biên.Khắp nơi thấy có các nhà nghỉ Resting house.Người ta làm ra để ai mệt thì nghỉ.Những ngôi nhà công cộng này nhiều lắm và luôn rất sạch. Khi đến những nơi này tôi luôn nghĩ, nếu ở Việt Nam mà có thì sẽ bị chiếm hết hoặc biến thành quán nhậu, quán nước, quán hàng…

Người Myanmar giàu sự chăm lo.Khắp nơi công cộng để những bình nước, có nắp đậy, có cốc để uống.Khắp nơi.Trên các lối đi. Dọc theo các con đường leo lên núi, lên chùa. Tôi có hỏi và được biết, người dân địa phương, những người xung quanh tự nguyện làm việc này.


Người Myanmar giàu tính cộng đồng.Tôi thấy rất rất nhiều tình nguyện viên quét chùa. Tôi gặp quá nhiều những lao động tình nguyện vác đá, tải cát xây chùa. Họ không lấy tiền công. Ngày chúng tôi leo lên núi Papu và thực sự thấy bất ngờ. Cả quãng đường 7.777 bậc cao như vậy mà luôn có rất nhiều tình nguyện viên lau chùi sạch lối đi.

Nếu kể về sự giàu có của đất nước và những con người Myanmar thì rất nhiều, có thể cả 1 cuốn sách. Nhưng quan trọng nhất là khoảng 90% dân số Myanmar là Phật tử.Vậy nên họ rất giàu Phật tính.Và có lẽ nhờ Phật tính nên tài nguyên mới nhiều vậy.Nhiều mà không bị khai thác bừa bãi. Và nhờ vậy mà ở bất cứ đâu trên đất nước lớn nhất đông nam Á này bạn đều cảm thấy rất bình an và tràn đầy năng lượng.


Sự giàu có không thể tính bằng đô la được. Sự giàu có ở Myanmar không chỉ là ngọc là vàng mà là những con người nơi đây và những khối kim cương, những khối từ bi và trí tuệ chất chứa trong những con người này. Một khi kho báu bi trí đầy ắp mỗi người dân thì dĩ nhiên dân tộc này, đất nước này giàu có. Giàu có mãi mãi.

Ngày nay, trên các trang mạng cũng như báo giấy, tin tức xã hội đều phản ảnh quá nhiều tệ nạn: giết người, sát sanh hại vật, trộm cướp, tham ô, bạo hành gia đình, bạc đãi trẻ con, thực phẩm độc hại, con người vô cảm trước mọi tai nạn đau thương.... Người quan tâm xã hội đành bất lực, an ninh trật tự xã hội cũng bó tay. Tuy trong chiến tranh, cả hai miền Nam - Bắc chưa xuất hiện nhiều tệ nạn như thế, có lẽ do tuổi trẻ được chiến tranh tận dụng; phía Bắc sống theo tem phiếu, xã hội được kiểm soát chặt chẻ, vì thế khó mà tràn lan tội phạm. Miền Nam tuy không bị chi phối bởi tem phiếu, tệ nạn cũng có, nhưng được khoanh vùng ở một mức độ vừa phải, vì thế cuộc sống người dân ít bị đe dọa.

Ta thử xem lại những cộng đồng các tôn giáo: trong cộng đồng Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, trong các đạo tràng tu tập của các chùa... không hề, nếu nói là không đáng kể những tình trạng quá đáng như đã và đang xẩy ra trong xã hội. Tại sao?

Theo quan điểm cực đoan thì tôn giáo là thuốc phiện, ru ngủ quần chúng, đánh mất nghị lực đấu tranh trong xã hội; vì vậy, đấu tranh giai cấp và đạo đức cách mạng thay thế tín ngưỡng tôn giáo, lao động hóa toàn bộ xã hội, tăng gia sản xuất cung ứng cho chiến tranh, vì thế, thế hệ sau 1954 phía Bắc không còn biết tôn giáo là gì, xem là tổ chức xa lạ cản bước tiến của xã hội; Mỗi tôn giáo đều có cách giáo dục tín đồ theo cách riêng, nhưng dù cách nào thì vấn đề thiện, bác ái, từ bi, tình thương vẫn là cốt lõi của giáo dục tín ngưỡng.

Ở miền Nam, trong học đường từ lúc mầm non, cấp tiểu học, học sinh được thầy cô dạy lễ phép đứng đầu. Học sinh được dạy lịch sử các đấng tiền nhân khai sơn lập quốc để biết tôn trọng, tri ân; biết tôn trọng người quá cố khi xe tang đi qua phải ngã nón chào; biết hiếu kính ông bà cha mẹ; biết tôn trọng người lớn tuổi; biết giúp đỡ chia sẻ cuộc sống chung quanh; ngay cả "chị ngã em nâng" và sự nhường nhịn cũng được truyền trao; thương người như thể thương thân...

Như vậy, cơ bản vẫn là giáo dục học đường và giáo dục gia đình giúp cho trẻ con biết lễ nghĩa trước khi biết đến văn chương, kiến thức khác.


Một sự tiềm ẩn vô hình ít ai thấy được, đó là máu sát sanh. Sát sanh vì thú vui như các lễ hội phía Bắc, sát sanh vì tham lợi như giết mổ, sát sanh vì thực dục cầu kỳ như khỉ, gấu, rùa và các loại thú quý hiếm... Ngày nay, từ Bắc chí Nam mỗi ngày hàng vạn con chó bị sát hại; trâu bò heo gấu cũng không thoát khỏi bàn tay đồ tể. Có tiền là có quyền hưởng thụ, hưởng thụ một cách vội vả, có lẽ đắp bù vào một quá khứ chiến tranh nghiệt ngã, mà phần lớn người hưởng thụ sa đọa là người không có tín ngưỡng hoặc tín ngưỡng theo truyền thống thiếu nhận thức.

Những uất khí do nghiệp sát như thế bao trùm trong cuộc sống thì nạn tai và bạo hành không thể không xẩy ra. Giết hại vì thực dục, uống máu loài vật bị sát hại không gớm tay và có vẻ thích thú, thì lúc nóng giận, bản chất hiếu sát kia làm chủ ý thức, sẵn sàng sát hại đối thủ một cách dễ dàng vì những chuyện không đáng manh động. Đó là quy luật NHÂN QUẢ tự nhiên.

Những nhà xây dựng xã hội không đặt vấn đề NHÂN QUẢ lên hàng đầu, thì luật pháp chỉ là cách răn đe khi sự việc đã xẩy ra, mà nên tìm cách ngăn ngừa nguyên nhân xấu tạo ra sự cố. Nhà Phật có câu: “BỒ TÁT SỢ NHÂN, CHÚNG SANH SỢ QUẢ”. Những tội phạm nếu sợ NHÂN thì QUẢ hình phạt của luật pháp sẽ không xẩy đến. Biết bao kẻ sau song sắt ăn năn hành động ác đã tạo, nhưng trước khi hành động, không nghĩ đến hậu quả sẽ đến với bản thân mình. Thời xưa, có vị vua đã áp dụng câu: “Phàm làm việc gì cũng phải xét kỷ đến hậu quả của nó”. Nhà vua đã lưu truyền câu nói ngàn vàng này trong triều đình, ngoài dân gian, đã giúp cho đạo đức vào thời ấy tốt đẹp. Và cũng nhờ đã cho khắc câu nói ngàn vàng ấy vào chén, mà nhà vua đã thoát khỏi âm mưu đầu độc. Vị vua này đã biết áp dụng bài học NHÂN QUẢ vào đời sống, vào việc trị nước.

Như thế, ngay từ đầu ở học đường, chuẩn bị cho lớp trẻ ý thức về đạo đức xã hội, về luật NHÂN QUẢ thì chắc chắn xã hội cũng sẽ giảm đi khá nhiều tệ nạn như ngày nay. Một người quen nhận hối lộ hoặc móc ngoặt tham ô, được càng nhiều càng tốt, nhưng khi bị còng tay thì hối hận nghĩ rằng: thà nghèo mà an lạc! Và cũng từng có những người khi ý thức về đạo đức nhân quả thì tự khắc thủ phận an thường, xài đồng tiền do mồ hôi nước mắt của mình làm ra để tâm hồn luôn thoải mái. Cổ nhân đã dạy: Không tài năng mà giữ chức vụ quá cao là điều nguy hại, không có công mà hưởng bổng lộc quá nhiều là "thọ tài như thọ tiển", không có đức mà chịu sự tôn kính là tự mình làm giảm thọ... Đạo đức người xưa tự xét mình như thế nên xã hội ít xẩy ra t*o loạn.

Tình cảm và ý thức tôn giáo hỗ trợ một phần cho sự nhận thức hành động của một tín đồ, nhưng xa hơn, luật nhân quả là một định luật không thuộc tôn giáo, không thuộc đặc tính xã hội, mà là quy luật tất yếu của mọi chúng ta qua lời nói, hành động và ý tưởng để trở thành đặc tính trong một xã hội văn minh tiến bộ. Những quốc gia văn minh họ kinh tởm loại văn minh sát hại động vật. Một xã hội thiếu tình cảm đối với động vật thì chưa nói đến tình cảm nhân loại, chính vì thế nhiều quốc gia sát hại sinh vật nhiều quá cũng là những quốc gia liên tục gánh chịu thiên tai, tệ nạn xã hội tràn lan, lâm vào áp lực của chiến tranh và nền hòa bình khó mà lâu dài.

Thiết nghĩ, cũng chưa muộn khi giáo dục học đường ngay từ đầu phải giúp cho học sinh biết giá trị về luật NHÂN QUẢ. Một lần nữa chúng ta nhắc lại: Nhân Quả không phải là tín điều của tôn giáo mà là hệ quả tất yếu của mọi hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ. Luật pháp chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không là phương tiện giáo dục xã hội.




Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |