Jump to content

Advertisements




Xin hãy thương yêu và giúp đỡ loài chó


137 replies to this topic

#106 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 13/04/2015 - 03:14

Riêng chuyện về chó và ăn thịt chó, tôi xin có đôi lời chia sẻ về con chó trong đời sống tinh thần người Việt và con chó bằng xương bằng thịt ngoài đời rồi để tự mỗi người có cảm nhận và suy nghĩ.

Con chó trong đời sống tinh thần thường được so sánh liên tưởng tới tính cách con người.

Yêu như cún con - Không chỉ người các nước mà người Việt Nam cũng rất yêu con vật này. Nó là con vật nuôi gần gũi với mỗi người. Làng quê Việt Nam đâu mà chẳng có tiếng chó. Đi xa về làng, đi làm đồng về đến ngõ, nghe tiếng chó sủa, vẫy đuôi mừng ai cũng thấy ấm lòng. Thử hỏi ngoài con người ra có con vật nào được yêu quý như chó (và mèo)?

Chẳng thế mà người ta gọi chó là chú, đặt cho chú những cái tên hay, cho chú ăn thức ăn (kể cả thức ăn ngon) của con người, ôm ấp chú. Chó đáng yêu đến nỗi người ta thường gọi con, gọi cháu là con cún con, thằng cún con; con chó, thằng chó con của bố, mẹ, ông, bà. “Thằng chó con của mẹ”- khi tôi gọi con tôi(ngay cả khi nó đã là chàng trai rồi) như vậy thì còn hạnh phúc nào hơn? Vậy con vật nào đáng yêu bằng chó? Vậy ta có ăn thịt “con cún” đó không?

Ở một thái cực khác, chó là con vật bị ghét nên được ví với những đối tượng mà người ta chê bai, khinh ghét đến nỗi nó trở thành những khẩu ngữ thông dụng trong đời sống. Chẳng hạn chửi người mà người ta ghét: Đồ chó đẻ, đồ chó, ngu như chó, giống chó, loại chó má, con người không bằng con chó...

Chê bai việc ở rể: Chó chui gầm chạn.

Thương cảm (có thể chê bai) người hoàn cảnh khó khăn: Chó cắn áo rách.

Phê phán thói xấu: Chó cùng rứt dậu, chó già giữ xương.

Nói về cuộc sống không hòa thuận: Như chó với mèo.

Nhưng suy cho cùng, đó là để nói về thói hư tật xấu của con người, con chó không xấu như vậy.

Con chó thật ngoài đời là vật nuôi, ngoài việc trông nhà thì nó nó còn để người ta làm thịt. Thịt chó, mắm tôm là món khoái khẩu để rồi sinh ra mọi phiền toái đến nỗi “chết không chừa”.

Chẳng thế mà mới sinh ra bọn trộm chó, bắn chó, bẫy chó. Bắn chó lại trượt phải người. Có nơi dân làng bị mất chó nhiều, họ phục kích bắt được và đánh kẻ trộm chó đến chết. (Tội này có đáng chết không nhỉ?).

Chẳng thế mới sinh ra các quán thịt chó mà nổi tiếng ở vùng đê Yên Phụ - Nhật Tân, ngày mỗi ngày quý khách sành điệu khoái khẩu kéo về, mùi thịt nướng thơm lừng một vùng ven đê thơ mộng.

Đi trên đường bắt gặp những cái lồng sắt nhốt chó từ khắp nơi chở về thủ đô, những con chó lo sợ, ngậm ngùi cho thân phận bạc mệnh của mình, cho sự bạc bẽo của nhân tình thế thái. Hôm qua nó còn là “bạn thân” vẫy đuôi mừng của gia chủ nhưng hôm nay đã bị tống tiễn về với “suối vàng”.

Ghê sợ hơn nữa là cảnh những con chó bị thui đen, mổ bụng, nhe răng trắng ởn bị buộc chặt sau xe máy đi nhông nhông ngoài đường về các quán nhậu.

Làng quê Việt Nam nào cũng có thấp thoáng bóng con vật nuôi này. Nhiều nhà nuôi chó đến độ nào đó thì bán hoặc giết thịt. Cái cảnh một hôm có người buôn chó đến nhà, bảo gia chủ kiếm bát thức ăn ra dụ chó, con chó mừng rỡ chạy đến vừa cúi xuống thì họ giơ thòng lọng ra xiết chặt cổ. Nó kêu lên ăng ẳng, mắt ngấn lệ rồi ném cái nhìn oán trách vào gia chủ. Cái giây phút mủi lòng này tôi đã từng trải qua và dám chắc nhiều người trong chúng ta cũng đã từng chứng kiến. Đó là nỗi ám ảnh về cái ác và sự lừa dối. Bất kể cái ác này được lý giải với bất cứ lý do nào.

Vậy ta còn lòng dạ nào ăn thịt chó nữa không?

Hướng tới cái thiện, kết hợp với vấn đề ăn chay của Phật giáo, mà dần dần trở thành một tín ngưỡng dân gian VN về kiêng thịt chó gắn với Phật giáo. Mà Việt Nam Phật giáo là quốc giáo nên càng có cơ sở để kết luận về điều này.

Ngoài ra, khi cuộc sống văn minh hơn, người Việt Nam sẽ không còn ăn thịt chó?

Thu Sang - Theo Vietnamnet




Thanked by 2 Members:

#107 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 13/04/2015 - 03:34

Mỗi năm hễ đến mùa đông, đặc biệt là trong giới lao động rất thích thịt chó đen, càng đến gần quán thịt chó thì lòng tham thích của họ càng tăng. Sau đây tôi sẽ kể cho các bạn nghe một bằng chứng sống về việc chó đen đòi mạng.


Gần làng Đẩu Lục có người nuôi một con chó đen. Một hôm, con chó bị xe cán, người chủ liền nói: “Tranh thủ lúc nó chưa chết, hãy đem làm thịt ngay, kẻo nó chết thì thịt sẽ không ngon”. Do vậy, ông liền nắm ngay bốn chân con chó xách ra giếng để giết.


Vài ngày sau, đột nhiên con trai của ông nói giống như chó sủa, vả lại còn đi như chó, luôn bò tới bò lui, mũi lúc nào cũng ngửi ngửi dưới đất. Suốt đêm không ngủ, suốt ngày hôm sau hai mắt tự nhiên trừng lên và nói lại tiếng người, nói với người nhà: “Trả mạng lại ta”. Lúc đầu gia đình cũng không hiểu nó nói vậy nghĩa là ý gì. Sau đó có một vị sư phụ đi ngang qua, nghe chuyện kỳ lạ như vậy nên vào xem thử.


Khi được sư phụ hỏi, con chó liền trách gia đình ông chủ: “Tôi chính là con chó đen mà mọi người đã nuôi trước đây, không ngờ ông chủ là người có lòng lang dạ sói. Nếu là tâm người, khi tôi chết do tai nạn, xót thương thì đã đem chôn. Đàng này ông ta còn sợ tôi chết thịt sẽ không ngon nên đã vội giết để ăn thịt. Càng bất nhẫn hơn, ông ta đã chặt đầu tôi khiến cho tôi không được siêu sinh. Hôm nay tôi về đây là để đòi mạng ông ta”.


Sau khi được vị sư phụ giải thích về sự tuần hoàn của luật nhân quả, sự vay trả của oan nghiệt. Ông chủ đại ngộ, cả gia đình quỳ xuống đất chắp tay hướng lên trời xin tha thứ. Mọi người trong gia đình liền lập bàn hương, cúng đồ chay, bái thỉnh chư vị thiên thần quang lâm chứng minh, còn phát nguyện lớn đó là sẽ làm tất cả những việc thiện lành có thể làm được, tu bái sám, nguyện đem công đức này hồi hướng cho con chó sớm được siêu thoát. Bên cạnh đó, ông ta phát nguyện chay trường cầu cho con hết bệnh.


Ác nghiệp trong thế gian rất nhiều, mà sát sinh lại là ác nghiệp đứng đầu. Xin các chư vị đồng tu hãy luôn mở rộng lòng từ bi, thương yêu tất cả muôn loài vạn vật. Trong cuộc sống mà chúng ta có thể: “Không sát sinh, tích chứa phước thiện thì sẽ không có oán thù”.


Diệu Âm Lệ Hiếu kính ghi lại từ quyển Nhân quả báo ứng, những điều mắt thấy tai nghe – Cư sĩ Tịnh Tùng


Đầu xuân, trên chuyến tàu hỏa về thăm nhà, tôi gặp đôi vợ chồng trẻ dẫn theo đứa con gái ba tuổi đi khám bệnh. Khi trò chuyện mới biết bệnh đứa bé này có sẵn từ lúc mới sinh, rất khó trị.




Cha của đứa bé vén áo lên cho tôi xem lưng của bé. Thật khiến người ta giật mình kinh ngạc: nhìn khuôn mặt bé gái thanh tú, khả ái đến thế nhưng trên lưng nó nổi đầy mụt bỏng lớn nhỏ cao thấp bất đồng nằm lộn xộn hỗn loạn giống như người bị phỏng nước sôi nghiêm trọng.

Nghe hai vợ chồng đau khổ kể lể, trước mặt tôi bỗng hiện ra một hoạt cảnh:

Có một con mèo rừng lông xám đen, thường đến nhà vợ chồng người nông dân nọ để ăn vụng. Ngày nọ, ông chồng mua 10 con vịt về thả trong vườn nuôi nhưng cứ qua một ngày thì mất 1-2 con. Tới ngày thứ ba, ông bí mật rình xem thì phát hiện hung thủ chính là con mèo rừng.

Thế là hai vợ chồng bèn đặt bẫy bắt được nó. Họ đem nhốt trong cái lồng sắt, rồi dùng cây nhọn đâm nó tàn nhẫn, vừa đánh nó vừa mắng: "Đồ súc sinh, mi dám trộm vịt nhà chúng t*o. Mi chẳng được chết yên lành đâu!".

Thấy con mèo đã bị thương mà còn ráng sức giẫy giụa. Họ bèn ra tay tàn độc, nấu nước sôi chế lên lưng nó. Con mèo rừng đau đớn, la thét mãi cho đến khi chết đi thì hai vợ chồng mới dừng tay.

Lúc ấy, bà vợ ông đang mang thai. Thần thức con mèo rừng ôm đầy oán hận liền đoạt xá (giành chỗ nhập vào thai). Kết quả nó sinh ra làm con trong gia đình này, bây giờ chính là cô bé trước mắt.

Tôi hỏi hai vợ chồng:

- Có phải các vị đã từng làm một con mèo rừng chết phỏng?

Người chồng nghe nói, mặt mày tái nhợt, giật mình lẫn ngạc nhiên, căng thẳng đáp:

- Ngài làm sao mà biết được ba năm trước chúng tôi có giết một con mèo rừng vậy?

- Con gái hai người bị bệnh là thuộc bệnh Nhân Quả. Chỉ có tu theo Phật pháp mới có thể giúp cả nhà quý vị.

- Dạ thưa Ngài! Chúng tôi đều tin Phật. Năm nào cũng đến chùa thắp hương, lễ Phật cầu bình an.

- Học Phật chân chính không phải là cứ nhắm mắt thắp hương, lễ cầu bình an. Làm vậy là ngoài tâm cầu pháp. Các vị phải sửa bỏ tật nóng nảy và tính khí bất thiện của mình đi. Sau khi về nhà, nhất định phải sám hối sát nghiệp đã tạo trong quá khứ, phải ăn chay và tụng “100 bộ kinh Địa Tạng”, còn phải dốc sức phóng sinh, hồi hướng cho con gái mình. Bởi vì hai người đã tạo sát nghiệp kết thành ác duyên nên mới có đứa con như thế.

Hai người vừa sợ vừa mừng, tỏ vẻ ăn năn. Ngay đó, họ phát nguyện sẽ vì đứa bé mà ăn chay, phóng sinh, tụng kinh, niệm Phật hồi hướng. Sau khi về sẽ cố gắng tu tập tốt như lời dặn dò.

Con người chúng ta tự cho mình là loài chí linh trong vạn vật. Vì tư dục mà ra tay tàn sát sinh linh không có chút từ tâm thương xót.
Ngài Tuyên Hóa đã từng nói: ngàn vạn lần chẳng nên kết oán cùng chúng sinh, nếu không khi quả báo ập đến, chúng ta sẽ khổ không kham nổi.

Chúng ta tin Phật phải tin sâu Nhân Quả, nghiêm trì giới luật: “Đoạn ác là giúp mình đóng lại cánh cửa bước vào địa ngục. Tu thiện là mở ra cánh cửa thiên đường cho mình. Học Phật là tu tập, bước vào con đường rạng rỡ quang minh thoát ra tam giới”.

Tác giả: Cư sĩ Quả Hồng – Dịch giả: Hạnh Đoan (Trích từ quyển Báo ứng hiện đời)

Thanked by 2 Members:

#108 CuTuatNhatNgoMenh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 212 Bài viết:
  • 134 thanks
  • LocationHa Noi city

Gửi vào 18/04/2015 - 23:33

Tôi là bác sĩ thú y, có lẽ do thân cư phúc đức nên cả đời này sẽ chú trọng làm phúc như từ trước tới giờ vẫn làm, những cún nào chủ không có điều kiện tôi vẫn chữa và cứu giúp miễn phí, chắc cũng do trời thương nên cũng chẳng bao giờ để tôi phải đói..

Thanked by 2 Members:

#109 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 27/04/2015 - 02:26

Hãng nơi tôi làm tạm, lễ Noel cho nhân viên sticker hình chó, mèo, chó con, hoa bướm,...để dán chơi trên thẻ nhân viên. Hình chó, mèo hết sạch, chỉ còn mấy hình khác như hoa bướm..

#110 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 04/05/2015 - 01:26


Thực hư chuyện trâu bò báo oán quật mả các đồ tể




nguoiphattu.com - Vài năm trước, trong thôn có ông Nguyễn Văn M. chết. Khi mới chết, ngôi mộ của ông thường xuyên bị trâu bò húc. Sinh thời, ông làm nghề mổ lợn từ năm 18 tuổi. Gia đình giàu lên nhờ giết lợn. Nhưng đến năm gần 40 tuổi, ông bị tai nạn giao thông qua đời. Từ đó, ngôi mộ của ông như kẻ thù của lũ trâu bò đi ăn cỏ ngoài nghĩa địa.




>Hà Nội: Hãi hùng chuyện trâu "báo oán" chủ lò mổ ở làng Phúc Lâm

Những ngày đầu sau khi ông Nguyễn Văn M. trú tại Đông Hưng, Thái Bình mất, người dân thấy lạ vì ngôi mộ của ông thường xuyên bị trâu bò húc khiến người nhà phải đi đắp lại nhiều lần. Sau này, người ta phát hiện không chỉ có ngôi mộ của ông M., mà còn nhiều ngôi mộ của những người lúc sinh thời làm nghề mổ gia súc bị trâu bò húc.

Nhiều nhà bán thịt lợn nhưng không dám mổ lợn




Thôn Kinh Nậu thuộc xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình có nhiều gia đình làm nghề mổ lợn. Ở thời điểm đầu những năm 2000, cả thôn có tới trên 20 hộ làm nghề giết mổ lợn. Nghề mổ lợn cũng giúp họ giàu lên nhanh chóng. Chính vì thế, có nhiều người hăng say với nghề này. Có gia đình 3, 4 anh em đều tham gia "hóa kiếp cho lợn".

Ông Bùi Văn Quynh - một người dân của thôn kể, nhiều năm trước, đến ngày Tết, cả thôn ồn ã tiếng máy xay giò, tiếng lợn kêu eng éc vì bị chọc tiết. Có gia đình giết cả chục con một ngày. Họ không chỉ bán cho người dân trong thôn mà còn xuất đi nhiều nơi khác. Mấy ngày cận Tết, người giết lợn thu lãi cả chục triệu đồng. Nghề mổ lợn cũng sinh ra nhiều nghề phụ cho thôn như làm nem chạo, làm chả bán cho khách.

Nhưng từ 3, 4 năm nay, trong thôn chỉ còn vài nhà tham gia mổ lợn bán. Những ngôi nhà khang trang cũng ít xuất hiện dần. Ngày Tết, tiếng máy xay giò, tiếng lợn kêu vì bị cắt tiết không còn ồn ào như trước. Nhiều người bỏ nghề đi tìm công việc khác. Gia đình nào còn mổ lợn thì cũng không dám giết nhiều, họ thường thuê người về giết hoặc đi lấy thịt ở nơi khác về bán lấy lãi.

Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Bẩy - một người dân sống trong thôn kể về những gia đình làm nghề mổ lợn giàu lên nhanh chóng rồi bỗng chốc sa sút. Ít gia đình còn có đồng ra đồng vào với số tiền lãi từ nghề mổ lợn.

Thậm chí, có gia đình bây giờ con cái kẻ vào tù, người bỏ xứ ra đi, hoặc sinh - tử chia ly. Mỗi con lợn giết ra, tính theo giá thị trường, người mổ lợn cũng lãi từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng nhưng số tiền đó chẳng được bền lâu.nguoiphattu.com

Vài năm trước, trong thôn có ông Nguyễn Văn M. chết. Khi mới chết, ngôi mộ của ông thường xuyên bị trâu bò húc. Sinh thời, ông làm nghề mổ lợn từ năm 18 tuổi. Gia đình giàu lên nhờ giết lợn. Nhưng đến năm gần 40 tuổi, ông bị tai nạn giao thông qua đời. Từ đó, ngôi mộ của ông như kẻ thù của lũ trâu bò đi ăn cỏ ngoài nghĩa địa.


#111 dacky

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 197 Bài viết:
  • 26 thanks

Gửi vào 04/05/2015 - 01:35

một hôm con đi ra ngoài đường thj hai con chó ở trong nhà trẻ nhìn thấy con nó cứ sủa ạ . song rồi nó chui ra khe sắt nhưng mà k chui dk . song rồi con đi đến đâu thj nó cũng đuổi theo như kjeu là con là đồng loại với nó jk mọi người ag . hjhj

#112 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 04/05/2015 - 01:58

Vợ chồng anh ta là người Kinh, từ Bắc di cư vào, lại vốn vô thần vô thánh, nên chẳng quan tâm đến chuyện heo năm móng hay ba giò như đồng bào Khmer ở đây thường kể. Lò mổ của anh này có 7 thợ, mổ heo từ ba giờ sáng, đến năm giờ thì thịt đã ra thịt, xương ra xương để các lái buôn đến chở đi. Thông thường, anh ta cắt đặt công việc từ chiều hôm trước cho trưởng nhóm mổ, nhóm thợ cứ tự động làm. 5 giờ sáng, vợ chồng anh ta mới phóng xe đến để kiểm soát đầu ra, phân phối cho các đại lý đến lấy hàng.

Thế nhưng, hôm đó, vợ chồng anh này đến mà chưa con heo nào được mổ. Đám công nhân ngồi hút thuốc lào, uống nước chè chờ vợ chồng ông chủ tới. Anh này hỏi lí do, thì hai thợ mổ là người Khmer bảo rằng, có hai con heo đã … “thành tinh”, là do con người … hóa kiếp thành heo, nên không dám mổ. Hóa ra, trong đàn heo chuẩn bị mổ có hai con heo mà đồng bào ở đây gọi là heo năm móng và ba giò. Mấy thợ mổ người Kinh thì không hiểu gì, nhưng riêng hai thợ mổ người Khmer quê ở huyện Vĩnh Châu thì rất sợ hãi. Hai anh này còn đốt nhang cắm ngay cửa chuồng heo rồi khấn lấy khấn để. Nhìn cảnh ấy, đám thợ còn lại cũng hãi, không dám mổ heo, thống nhất chờ ông bà chủ đến giải quyết.

Quá tức giân, anh này đã sai thợ mổ mang chày cho mình. Rồi anh kêu nhóm thợ kéo lần lượt hai con heo mà thợ mổ của anh sợ hãi lên bàn mổ. Anh này vốn là thợ mổ lâu năm, nên mổ heo rất thuần thục. Mặc cho người vợ can ngăn, anh vung chày đập bốp một cái, chú heo há miệng quay đơ. Tay trái nắm tai, tay phải chích nhẹ, con dao bầu thấu cổ chú heo, máu xối ồ ạt ra chậu.

Chú heo “thành tinh” còn lại cũng chịu chung số phận. Để đám thợ không sợ hãi, anh trực tiếp cạo lông, rồi chỉ nhoáng nhoàng, thịt đã ra thịt, xương ra xương. Mổ xong, anh bảo: “Đây nhé, là heo chứ không phải là người nhé!”. Đám thợ còn lại thấy vía ông chủ thì chẳng sợ gì nữa, riêng hai anh thợ người Khmer thì mặt mũi tái nhợt, chân tay run lẩy bẩy.

Vụ mổ heo sẽ chỉ bình thường như vô vàn những lần mổ heo khác, nếu như không có sự kiện khủng khiếp diễn ra với ông chủ này. Ngay sáng đó, sau khi chọc tiết hai con heo năm móng và ba giò, trên đường chở vợ về nhà chiếc xe tải chạy ngược chiều đâm thẳng vào chiếc xe máy của vợ chồng anh ta, hất văng hai vợ chồng lên vỉa hè. Điều kỳ lạ là người vợ không hề xây xát, nhưng anh chồng thì bất tỉnh, máu me vương **** khắp nơi. Cũng ngày hôm dó, đám thợ bỏ việc hết, không dám làm việc ở lò mổ này nữa.

Lò mổ đóng cửa từ đó, ông chủ nằm viện suốt hai năm trời, tiêu tốn bạc tỷ mới đi cà nhắc được. Chuyện xảy ra đã bảy năm nhưng vợ chồng chủ lò mổ vẫn còn hãi hùng. Từ đó đến nay, cứ vào ngày rằm, chị vợ lại chuẩn bị lễ lạt, hương khói ở nghĩa địa heo trong chùa Mã Tộc. Chị đã nhờ nhà chùa rước “linh hồn” hai chú heo “thành tinh” mà chồng chị sát hại về ngồi chùa này để thờ cúng, khói hương, mong “linh hồn” hai chú heo tha thứ.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuongtu, on 04/05/2015 - 01:35, said:

một hôm con đi ra ngoài đường thj hai con chó ở trong nhà trẻ nhìn thấy con nó cứ sủa ạ . song rồi nó chui ra khe sắt nhưng mà k chui dk . song rồi con đi đến đâu thj nó cũng đuổi theo như kjeu là con là đồng loại với nó jk mọi người ag . hjhj
Trời đất ơi, chó thì dĩ nhiên gặp ai nó không sủa, có gì mà phải thắc mắc.

Những câu chuyện rùng rợn về heo thiêng trả thù

Nghe xong câu chuyện kinh hãi về ông chủ lò mổ bị heo “thành tinh” báo oán, tôi vào chánh điện tìm gặp sư trụ trì. Tuy nhiên, bữa đó, Thượng tọa Kim Rêne, trụ trì chùa Mã Tộc đi vắng, chỉ có sư phó Tú Linh ở chùa tiếp khách. Sư phó Tú Linh bảo rằng, những chuyện đồn đại sợ hãi về những chú heo năm móng, ba giò có rất nhiều.

Chuyện này bắt đầu bởi một quan niệm mang tính chất tâm linh của người Khmer về những con heo quái thai. Người Khmer tin rằng những con heo có năm móng (năm móng chân, thay vì bốn móng như thông thường – PV) hoặc ba giò (một chân móng đen, một chân móng trắng gọi là heo ba giò – PV) chính là cố tinh của người. Người ta còn đồn rằng, nếu gia đình nào nuôi phải thì sẽ gặp chuyện lục đục chẳng lành, còn nếu giết heo thì người giết heo, thậm chí cả nhà đó sẽ phải đền mạng. Nhà nào có heo này, muốn bán cũng không có ai mua, cho không ai dám lấy, cứ phải nuôi đến khi nó chết, đem mai táng cẩn thận, thì may ra mới thoát nạn.

Sư phó Tú Linh kể, ngay tại ngôi làng Mahatup, cạnh chùa Mã Tộc, cách đây 10 năm, có một người đàn ông đang ngồi câu, thấy một con heo vừa to vừa béo thủng thẳng tiến lại gần. Chân con heo này đeo một chiếc vòng bạc. Nhìn qua ông này biết con heo là loài quái thai năm móng, được gia chủ đóng cho chiếc vòng bạc, rồi thả rông. Nó cứ lang thang “xin ăn” khắp nơi.

Vốn vô thần vô thánh, lại đang lúc túng đói, ông ta liền dắt heo về chọc tiết. Ăn không hết, ông ta đem ra bán ngoài chợ. Không ai biết đấy là thịt heo năm móng, nhưng chẳng hiểu sao cả buổi chợ hôm đó, không ai tiến lại chỗ ông ta hỏi mua thịt heo. Ngay đêm hôm đó, ông tự dưng bần thần, đôi mắt từ đờ đẫn chuyển sang dại, rồi điên khùng luôn. Vợ chồng, con cái sinh ra lục đục, đánh nhau chí chóe. Ông này điên khùng một thời gian thì lăn ra chết. Sau vụ ấy, người dân trong làng nhìn thấy heo năm móng hoặc ba giò đi dọc đường là kính cẩn chắp tay hành lễ.

Bà cụ là phật tử quét dọn trong chùa Mã Tộc cũng kể lại một chuyện không kém phần kinh hoàng. Cách đây 7 năm, một ông chủ lò mổ chở đến chùa xác một con heo vừa bị chọc tiết, máu vẫn còn chảy ròng ròng. Ông chủ lò mổ này cùng gia đình vừa khóc vừa lạy, mong nhà chùa hóa giải kiếp nạn vì lỡ mua và giết một con heo 5 móng.

Số là đám thợ mổ của ông không để ý, đến khi chọc tiết, làm lông mới nhìn đến móng chân nó, và đếm thấy có năm móng chứ không phải là bốn móng như thông thường. Nhà chùa lúc đó cũng làm lễ hóa giải. Ông này cũng xây mồ chôn heo tử tế, nhưng rồi ông ta cũng không thoát được sự báo oán của con heo “thành tinh” này. Hiện ông ta bị tâm thần, suốt ngày lang thang ở thành phố Sóc Trăng.

Còn vô vàn chuyện liên quan đến heo năm móng, ba giò báo oán hại người. Có thể những câu chuyện họ kể là thêu dệt, suy diễn, nhưng có một thực tế mà ai cũng lấy làm lạ, đó là người Khmer vùng Sóc Trăng coi loài vật này như ma quỷ hiện hình.


Lời bàn

Khi báo chí và những phương tiện truyền thông đưa tin này thì ai ai cũng cảm thấy sốc. Sốc vì sao Luyện có hành vi dã man và tàn bạo đến thế. Một thanh niên chưa đủ 18 tuổi mà đã sát hại gia đình nạn nhân một cách không thương tiếc, kể cả đứa bé chỉ mới có 18 tháng tuổi. Vì cần tiền chăng? Cần tiền mà có thể giết người như vậy thì quá ác.

Thiết nghĩ đây là câu chuyện về nhân quả. Bố mẹ Luyện làm nghề giết heo. Hằng ngày Luyện quen nhìn thấy cảnh máu me và tiếng kêu thảm thiết của những con heo khi bị giết. Cái đó gieo vào tâm thức của Luyện những hành vi ác độc. Và đến khi nhân duyên đầy đủ (khi cần tiền tiêu xài vì nghiện game) thì nhân sẽ trổ quả, hay nói cách khác là Luyện dùng chính những con dao mà cha mẹ giết heo để đi giết người cướp của.

Tại sao Đức Phật chế ra 5 giới cho người phật tử tại gia, trong đó giới đầu tiên là không sát sanh. Vì lòng từ bi vô hạn mà Đức Phật khuyên con người không nên sát hại động vật dù là con kiến. Bất cứ loài vật nào có sự sống thì đều sợ chết như nhau. Thử nhìn lại mình, khi bị đứt tay thì ta cảm thấy đau, khi bị nhức răng cũng cảm thấy đau, khi bị đau bụng càng cảm thấy đau, huống chi là khi bệnh kéo dài thì cơn đau còn kéo dài đến khi hết bệnh. Nhưng cái đau của người bị giết thì gấp vạn lần, vì người bị chết chịu đau và người còn sống cũng đau lòng không kém. Nỗi đau được nhân lên gấp vạn lần cho những đứa con khi cha mẹ bị giết, vì chúng biết nương tựa vào ai để sống bây giờ.

Ngàn lần chúng ta tri ân Phật, vì Phật ra đời mà chúng ta bớt khổ, thế gian này bớt đi cảnh lầm than. Chỉ cần chúng ta sống và nương theo đạo lý của Phật thì chúng ta đã hạnh phúc rồi. Hạnh phúc vì không làm việc xấu, việc ác, việc hại người mà cố gắng làm việc tốt giúp người. Chỉ nhiêu đó thôi là cuộc đời chúng ta sẽ không phải khổ.

Ngọc Sương


Khi những đợt gió mùa đông bắc đầu tiên thổi về, mùa gặt ở vùng ven biển Hà Tĩnh cũng cơ bản đã xong. Những cánh đồng trơ gốc rạ, xâm xấp nước, rất nhiều tôm, cua, cá, ốc, trở thành vùng đất lành đón những đàn chim di cư từ Bắc bán cầu bay về tránh rét, cùng những đàn chim rừng chuyển xuống mạn biển kiếm chút cá, tôm.

Chim bay rợp trời, bắt ít con chim "của trời cho" làm mồi nhậu là cái thú của những bác nông dân trong buổi nông nhàn. Những năm gần đây cái thú ấy thành một nghề "ăn nên làm ra". Người ta dùng loa phát tiếng chim, cắm chim giả, buộc chim thật dụ chim trời lao xuống dính nhựa, vào bẫy, vào lưới.

Mỗi buổi săn chim kiếm hai, ba trăm nghìn đồng đến hai, ba triệu đồng, với những người nông dân là lớn. Chim trời bán đầy đường như rau. Chỉ đau cho đàn chim, vượt vạn dặm trời, tránh cái khắc nghiệt băng giá, tưởng đến được vùng đất lành lại gặp nơi tử địa


#113 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 04/05/2015 - 02:11

Các tuyến đường của thủ đô như; Hoàng Hoa Thám, Bưởi, đại lộ Thăng Long có rất nhiều người dân buôn bán chim trời ở bên lòng đường.


Tiến Dũng>>Hà Tĩnh : Mùa... tận diệt các loài chim

Việc buôn bán chim trời này không chỉ lén lút mà ngang nhiên và có thể nói đến lúc này đã thành "chợ bán chim trời".

Trong khi đó Nghị định 99/2009/NĐ-CP ban hành ngày 2.11.2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định rõ người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết động vật rừng trái pháp luật, vận chuyển lâm sản trái pháp luật hay mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định của Nhà nước có thể bị phạt với mức cao nhất lên đến 500 triệu đồng.



Tuy nhiên, những chú chim trời từ các tỉnh như: Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình… vẫn được dân buôn mang đến bên đại lộ Thăng Long (đoạn thuộc huyện Quôc Oai, hà Nội) để bán. Từ sáng sớm mỗi người chở một lồng sắt đựng đầy chim kéo nhau ra ngồi dọc bên đường hướng về trung tâm TP. Hà Nội, không chỉ vậy, còn căng bạt, dựng lều rồi ngồi bán cho đến tối, bất kể là trời mưa hay nắng.

Theo yêu cầu của khách, thích để lông thì bán lông, thích thui thì người bán sẵn sàng làm sạch và thui tại chỗ, giá cao hơn 10.000 đồng/ con. Những loài được bán ở đây là, cò, cuốc, sáo, cu rừng với giá 50.000 – 100.000đ/ con.

Tương tự như trên đại lộ Thăng Long ở trên đường Hoàng Hoa Thám, Bưởi các loại chim rừng như chim cu, cò, cuốc… được bày khá nhiều, các khách quen chỉ cần gọi điện là có ngay.

Mặc con voọc khiếp sợ thét gào rồi chắp tay vái loạn xạ, tay "đao phủ" kiêm con buôn đồ rừng lạnh lùng vạt sọ, cắt cổ, rạch bụng moi lấy bào thai, túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của con vật đáng thương...




Trong cơn cuồng vọng tráng dương, tăng lực, hùng mạnh trong lĩnh vực giường chiếu của đám quý ông lắm tiền, người ta tin rằng phải mổ xẻ voọc lúc nó còn sống thì các cơ phận của nó mới phát huy sức mạnh dược tính. Thể theo yêu cầu của mấy vị khách đại gia có niềm tin ấu trĩ và vô lương ấy, mặc con voọc khiếp sợ thét gào rồi chắp tay vái loạn xạ, tay "đao phủ" kiêm con buôn đồ rừng lạnh lùng vạt sọ, cắt cổ, rạch bụng moi lấy bào thai, túi mật, moi cả trái tim còn đập thoi thóp của con vật đáng thương đặng chế biến các món ngon cho đám thực khách đang hau háu chờ đợi.

Màn hành quyết voọc - con vật rất gần gũi với loài người, lúc nó còn sống diễn ra trong ánh mắt hân hoan và giọng cười hô hố phấn khích của đám thực khách. Những đại gia chi tiền cho đao phủ vạt sọ đặng ăn não, lấy bào thai voọc ngâm rượu kia, có trí thức, đạo mạo, giàu kinh nghiệm ăn chơi nên lõi đời. Họ chỉ vui thú với cái sở thích man rợ kia trong phòng kín, trong biệt thự cổng cao tường kín nên thiên hạ khó mà biết để "ném đá" họ được.

Đâu chỉ có voọc, khỉ, gấu..., những kẻ lắm tiền còn có muôn vàn kiểu tìm vui, ăn chơi hành xác thú rùng rợn, dã man, bạo tàn khác không kém. So với bữa tiệc rắn hổ đơn thuần, nghĩa là sau khi cầm con rắn biểu diễn cho nó ngo ngoe đặng kích thích thực khách rồi tiến hành cắt cổ lấy huyết, rạch bụng lấy mật và trái tim còn đập thổn thức pha rượu, bữa tiệc rắn lục đầu dồ đuôi đỏ kinh khủng gấp nhiều lần.


#114 dacky

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 197 Bài viết:
  • 26 thanks

Gửi vào 04/05/2015 - 02:11

Xin chào mọi người tôi là cá nhỏ . tôi sống ở trong bể lâu lắm rồi ... tôi buồn lm . chủ của tôi k piết pao giờ mới về ............. tôi muốn được đi cùng chủ nhân ra đại dương và ngắm nhìn hoàng hôn .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#115 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 04/05/2015 - 02:27

Buổi tiệc hành xác loài lục xà vương diễn ra trong biệt thự của một đại gia bất động sản tên Hùng. Lắm tiền, ông này đổ đốn, tích cực tung tiền lùng những món được thiên hạ đồn thổi ích tinh, bổ khí, hỗ trợ đắc lực cho khoản... ấy. Sau óc khỉ, hùng chưởng (tay gấu), huyết xà đởm (rượu pha máu mật rắn hổ, rắn biển)...., lần này ông Hùng tổ chức đại tiệc lục xà vương.

Cái sự bổ của loài này không phải ở máu, mật, trái tim còn đập thổn thức như loài anh em rắn hổ của nó, mà là xâu bào thai mà theo ông Hùng phải thỏa yêu cầu tươi roi rói, vừa lọt từ ổ bụng của con rắn mẹ bị mổ bụng lúc còn sống. Để có bữa tiệc bào thai rắn tươi sống, vị đại gia đất phải đặt trước đó cả tháng để đầu bếp có thời gian săn, gom đủ số lượng rắn mang thai còn dăm bảy ngày nữa là "xổ ổ" để mổ bụng.

Lúc lỉa mũi dao bé, nhọn vào bụng con rắn, gã "đao phủ" bật mí rằng "phải mổ lúc nó bụng mang dạ chửa vầy thì bào thai mới có dược tính, mới bổ toàn tập". Mấy ông khách da dẻ đỏ au nhờ tẩm bổ quá nhiều đồ độc mắt sáng rực, giọng cười hô hố vì quá phấn khích trước cảnh con rắn độc xanh lè bị rạch bụng xồ ra chùm bào thai vấy máu. Con rắn vì quá đau đớn đã quặn mình, cuốn chặt vào tay đao phủ.

Đỉnh điểm của sự tàn bạo là thời khắc ông Hùng biểu diễn cho đám bạn xem độc chiêu ăn bào thai rắn nhúng giấm của mình. Ông ta ngắt một cái bào thai, chọc vỡ lớp màng nhầy chi chít gân máu để lộ ra con rắn lục con xanh từ đầu đến đuôi. Sau vài giây bất động, theo bản năng sinh tồn, con rắn con vùng vẫy dữ dội trong tiếng hò reo phần vì bất ngờ, phần vì phấn khích trước cái sự lạ ấy của đám thực khách.

Diễn được vài phút, khi thấy con rắn đã đừ, miệng đớp lấy đớp để "mớ" không khí mà chỉ trong tích tắc nữa thôi nó sẽ không được "đớp" nữa, ông Hùng khoan thai cầm một dụng cụ được thiết kế đặc biệt kẹp con rắn nhúng vào nồi nước xả sôi ùng ục, bỏ vào miệng nhai rau ráu rồi nói nhỏ với đám chiến hữu: "Đừng nhúng lâu quá, tai tái nó mới bổ".


Tháo khớp gấu lấy tay, rạch bụng rắn ngắt bào thai nhúng giấm… đã và đang là thú ăn chơi biến thái của ngày càng đông thực khách hám sung, hám mạnh.
Thú ăn uống biến thái, ăn uống theo kiểu hành xác động vật, nhất là các loài hoang dã được xếp vào dạng quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới vẫn chưa dừng lại ở đó. Để con trẻ được thông minh xuất chúng, có bà mẹ sẵn sàng chi tiền mua culi - con vật chậm chạp có biệt danh "hiền nhất muôn loài" rồi tự tay, hoặc nhờ người phạt ngang đầu con vật, chẻ sọ lấy óc chưng cách thủy cho con tẩm bổ.
Đại bàng, chim cắt hay chim ưng là giống chim ăn thịt dũng mãnh được mệnh danh "chúa tể bầu trời" nhưng cũng than trời trước những kẻ có kiểu ăn uống biến thái. Muốn có đôi mắt tinh anh nhìn xa, nhìn thấu vạn dặm như đại bàng, chim cắt, họ bất chấp cảnh con đại bàng bị trói chân, khóa mỏ, bẻ cánh rồi bị móc mắt trong đau đớn giãy giụa để... nuốt đôi mắt tinh anh của nó. Họ tỏ ra thản nhiên khi vừa ăn vừa ngắm con vật đang run rẩy vì đớn đau với hốc mắt đẫm máu.
Bao năm qua, có mấy người ăn tay gấu, bào thai rắn, nuốt mắt đại bàng, nhâm nhi óc khỉ, uống rượu pha huyết voọc... bị bắt tội, bị kết án tù? Hình như chẳng có ai. Có chăng chỉ là những người buôn bán, thợ săn vì miếng cơm manh áo mà bất chấp pháp luật.

*Thú ăn chơi 'biến thái' của đại gia



Đi săn khỉ, voọc còn là cái “thú” quái dị của không “thợ săn” thành phố lên các vùng miền núi. Nhưng những câu chuyện đầy ám ảnh và việc tận mắt chứng kiến chuyện “làm thịt” loại động vật này khiến chúng tôi không khỏi rùng mình hoảng sợ!



Câu chuyện muốn quên không dễ

Người ta truyền tai việc uống rượu ngâm khỉ, voọc để có thân thể cường tráng, dẻo dai trong chuyện chăn gối. Có cầu ắt có cung, những tay săn chuyên nghiệp hay bán chuyên đổ xô vào việc săn lùng loài linh trưởng có cấu trúc cơ thể và bộ gen gần giống con người.

Câu chuyện của anh M.T.L, từng đóng chốt bảo vệ một bán đảo nằm ven biển miền Trung. Trên bán đảo có hàng chục ngàn con khỉ, còn được đặt bảng cấm săn bắn, chặt phá rừng… Tuy nhiên, với một nhóm bảo vệ trên bán đảo vắng lặng, suốt ngày quanh quẩn với bầy khỉ đông như kiến, khiến các anh đã lỡ một lần ra tay. Anh L trầm ngâm, nhớ lại chuyện của mình từng đối mặt, và anh nhìn ra xa, buồn vô hạn!



Anh L kể, khi xuống khu dân cư, một số đối tượng cứ đi theo mồi chài “mua khỉ nấu cao, ngâm rượu”, với giá rất cao. Và rồi một lần săn khỉ để bán cho “thương lái” kiếm chút tiền kha khá, rồi nhiều lần diễn ra. Nhưng… một ngày “điềm gở” đã đến, khiến anh L ám ảnh suốt quãng đời còn lại!

Hôm đó vào một buổi trưa nắng gay gắt, bầy khỉ hàng trăm con vây kín một cây cổ thụ, anh L cùng người bạn gương súng nhắm một chú khỉ to nhất đang vắt vẻo dưới cây to, tránh cái nắng như đổ lửa. Xung quanh con khỉ to bự này, là khỉ con, khỉ mẹ léo nhéo lanh lợi. “Đoàng…”, súng nổ, con khỉ trong tầm ngắm giật bắn người vội lao đi, chuyền nhanh sang cành cây khác, cả đàn khỉ nháo nhào lao theo, chúng rít lên tiếng khẹt khẹt vang vọng cả khu rừng.

Anh L bỗng như khụy xuống, người bạn bên cạnh cũng không nói nửa lời, đứng trân trân vì… sợ! Phát súng đi lạc mục tiêu, trúng vào con khỉ mẹ, rơi xuống trước mặt anh L, thoi thóp. Nhưng con khỉ con vẫn ôm cứng lấy xác mẹ nó, “lúc đó trông con khỉ con vừa sợ, nhưng vẫn không rời mẹ, nó bấu cứng vào xác khỉ mẹ, ánh mắt sợ hãi như muốn bỏ chạy, nhưng lại không muốn không bao giờ rời mẹ nó…!”, anh L lạc hẳn giọng khi kể đến đây.

Anh L lấy hết bình sinh, gỡ con khỉ con ra khỏi mẹ nó, nhưng nó nhất quyết không chịu buông ra. Đặt con khỉ lên tảng đá gần đó, anh L và bạn bỏ đi, đến chiều tối quay lại xem thử, cảnh tượng con khỉ con vẫn bám cứng xác mẹ, còn cả bầy khỉ vây xung quanh, khiến anh L rụng rời tay chân, ám ảnh suốt quãng thời gian dài…



Sợ quá mỗi khi nhớ lại”

Câu chuyện làm thịt khỉ, voọc nhiều khi nhuốm màu sắc liêu trai, bởi những ám ảnh man rợ của việc giết thịt loại động vật mang hình hài gần giống con người này sẽ khó phai mờ trong tâm trí những người một lần trót “nhúng chàm”.

Mang chuyện ngâm rượu voọc, uống vào sẽ bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe đàn ông, ông H.M.T (một cán bộ cấp phường tại TP H.C.M) giãy nảy: “Chớ có nói thế, tôi đã từng trải qua rồi đây nè…”.

Ông T kể về chuyện của mình, vào đầu năm 2011, có một người bạn mang từ vùng miền núi về một hũ rượu ngâm nguyên một con voọc đang thời kỳ mang thai. Thoạt nhìn, ông T phát hoảng vì hình hài con vật, nhưng bị thuyết phục là “thần dược” nên ông T nghĩ cũng không sao nếu đó là sự thật.

Để hũ rượu trong tủ kính, bạn bè nhiều người trầm trồ, nhưng cũng có người thì sợ ra mặt. Vợ con ông T cũng không dám nói gì, nhưng họ đều tránh nhìn về hũ rượu. Chưa thưởng thức rượu bổ, thì đùng một cái, vợ con ông T bị tai nạn giao thông, vợ gãy một lúc cả hai tay, con gãy chân. Mà vụ tai nạn kỳ lạ là vợ ông T chở con đi học, xe đã dừng tận trong lề đường, bất ngờ một “tay lái lụa” lạng lách làm sao lao xe lên cả lề đường, húc đúng vào xe vợ ông T.

Chuyện “xui xẻo” chưa dừng lại, mấy ngày sau đó, cô con gái đầu ông T đang đi học bằng xe đạp, bất ngờ bị xe ben quẹo đường kéo lê hàng chục mét. Thập tử nhất sinh, nằm viện cả tháng trời, con gái ông T chưa qua khỏi, thì mẹ ông T mang bệnh nặng, rồi qua đời. Kể đến đây, ông T trầm ngâm, có một cụ già vào nhà rồi bảo: “Anh mang bỏ cái hũ rượu kia ngay đi, nếu không chuyện chẳng lành sẽ kéo đến mãi…”.

Hoảng quá, ông T vác ngay hũ rượu đi hủy, mang con voọc đi “an táng” đàng hoàng. Rồi mọi chuyện qua đi, con gái đầu lòng của ông T xuất viện, đi học trở lại bình thường. “Tin hay không thì không biết, chứ từ ngày tôi hủy hũ rượu, cả nhà nhẹ cả lòng, mà điều đầu tiên tôi thấy nhẹ người là không phải nhìn con vật nằm trong hũ rượu nữa, thấy sợ quá khi nhớ lại nó…!”.

Không có điều gì kiểm chứng những câu chuyện đầy ám ảnh như trên, rằng người ta có thể gặp tai họa khi làm điều ác, khi thản nhiên trước những cảnh kinh dị của cuộc sống. Nhưng điều này hoàn toàn có thể lý giải về mặt tâm lý. Lòng trắc ẩn, nhân tính trong mỗi con người luôn tồn tại, có thể vùi lấp mất bởi thói ích kỷ, lòng tham, sự nhẫn tâm, trước những hình ảnh man rợ giết thịt loài khỉ voọc, nỗi ám ảnh có thể rất dài lâu. Khi sự tàn nhẫn vượt quá giới hạn của nỗi sợ hãi, nó có hại cho thần kinh và cảm xúc của con người. Chẳng thế mà suy cho cùng câu “ở hiền gặp lành” luôn ý nghĩa.

Chí Linh-Đức Minh-T.T (Khampha

#116 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 04/05/2015 - 03:55

Ngay cả đài truyền hình quốc gia VTV4 cũng làm phóng sự trình chiếu trên tivi phát sóng ra nước ngoài khoe với người ngoài nước cái lễ hội truyền thống của dân tộc mà họ không biết rằng những người nước ngoài cho đó là “dã man mọi rợ” Không biết thần thánh phương nào lại nhẫn tâm chứng kiến và tiếp nhận những “lễ phẩm” dâng cúng đó!?


Khi nêu lên đề mục như vậy ắt hẳn có một số người cho rằng bản chất của truyền thống thì có gì là phi văn hóa. Đã nói là truyền thống thì nó đã được giữ gìn và bảo lưu của con cháu trước các sản phẩm văn hóa vật thể cũng như phi vật thể của cha ông để lại. Nếu là truyền thống thì nó đã được nhiều thế hệ công nhận và mặc định như là một “hệ điều hành” không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.


Nhưng trong sự hoạt động của “hệ điều hành” đó đôi khi cũng xảy ra những “lỗi kĩ thuật” và cần được nâng cấp để đảm bảo tính hợp thời “sử dụng” với nền văn hóa ngày càng phát triển của nhân loại.


Điển hình là các phong tục tập quán của nhân dân được liệt vào hạng “hủ tục”. Những gì là hủ tục thì đã được nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền lên tiếng bài trừ cũng như kêu gọi người dân không nên phí thời gian và tiền bạc vào đó. Điều này chúng ta phải công nhận như là một lẽ thật. Tuy nhiên, sự triệt để cũng như tính chính xác chưa cao trong công tác tuyên truyền về việc từ bỏ những “truyền thống phi văn hóa” của đại bộ phận người dân, đặc biệt là các đồng bào dân tộc ít người.





Chúng tôi nói căn cứ trên sự nhìn nhận và đánh giá trước các quan sát thực tế và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điển hình ngày 27/08/2011, báo mạng VN EXPRESS có đăng tin về lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Báo ghi: “ Lễ hội đâm trâu truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu…”


Hình ảnh chú trâu nghé tội nghiệp đang bị những người đàn ông vây bắt và cột cổ vào một trụ gỗ thật khiến người ta động lòng. Cái gì là việc “tế thần linh”? Chưa thấy được lợi ích nhưng điều chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là sự mê tín đến đau lòng.


Trong sự hò hét reo vui của những con người mê tín đến đáng thương, chúng ta còn chứng kiến những con người “văn minh” đang sẵn sàng chụp những tấm hình và quay những thước phim “ấn tượng” về diễn biến của lễ hội. Rồi những thước phim, những hình ảnh ấy được phổ biến cho gia đình, bạn bè và sẵn sàng làm tường thuật viên tình nguyện cho mọi người, trong niềm hân hoan như đã chứng kiến một “trận chiến” lịch sử. Chúng tôi thật sự nghi ngờ về hạt giống từ bi trong họ. Không biết nó còn ẩn sâu bên dưới tầng tầng lớp lớp của vô minh hay đã bị “ba con rắn độc”: tham, sân, si nuốt mất.





Thực lòng suy xét, chúng ta đã không “hướng dẫn” họ từ bỏ những hủ tục mang tính chất tàn bạo như vậy thì thôi, đằng này, những con người “văn minh” còn hùa theo và cỗ động như là các “fan” cuồng nhiệt, làm tăng thêm tính chất hung bạo của không khí buổi lễ. Chúng ta không đứng trên lập trường hay tư tưởng của một tôn giáo nào cả, vấn đề được nêu ra như vậy để xem lại phương diện đạo đức và tình thương của con người đối với thú vật.


Điển hình của lễ hội đâm trâu là hình ảnh chú trâu hằng ngày “một nắng hai sương” với bà con nông dân, chúng mang sức mạnh để cày bừa và phục vụ cho con người có chén cơm thơm dẻo. Thử nghĩ, dù anh có giàu sang như thế nào đi chăng nữa thì anh có ăn cơm hay không, anh có thọ ơn của con trâu hay không?


Nói như thế ta thấy quá xa vời nhưng sự thực là vậy và điều hiển nhiên nữa, nước ta là một trong những nước nông nghiệp thì sự cống hiến của con trâu là lẽ tất yếu.


Xét về phương diện tâm lý học, trong khi ta có mặt để tham dự lễ hội, không ít thì nhiều trong tâm tưởng của mỗi người đều muốn chứng kiến những cú đâm thật đẹp mắt và sự đau đớn của con trâu càng nhiều thì ta càng cảm thấy thích thú. Ta luôn có ý nghĩ “đâm mạnh vào”, “đâm cho chính xác”, “anh ta đâm tệ quá, nếu là tôi sẽ hay hơn”,… những ý nghĩ như vậy đều được xuất phát từ tâm ác của những hạt giống bất thiện.


Khi những hạt giống đó có điều kiện xúc tác như vậy thì lẽ dĩ nhiên là nó sẽ nảy mầm và phát triển một cách mạnh mẽ. Hệ quả của nó là bạo động, giết người, và xung đột, lớn hơn nữa sẽ dẫn đến chiến tranh.





Một lễ hội nữa mà tính chất tàn bạo và man rợ của nó đã khiến cho các nhà đạo học cũng như người có tình thương thấy bất nhẫn, đó là “Lễ Hội Chém Lợn Tế Thần” ở làng Ném Thượng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh vào ngày mồng 6 Tết âm lịch hàng năm.


Một con heo đang sống như vậy mà họ nhẫn tâm chém đứt đôi thân hình của nó. Xung quanh, hàng nghìn người đang cổ vũ, reo hò để không khí buổi lễ được diễn ra sôi động. Điều chúng ta cần quan tâm chính là thành phần tổ chức và tham gia lễ hội.


Họ không phải là những người thuộc các dân tộc thiểu số thiếu kiến thức, mà chính là một bộ phận của dân tộc Kinh thuộc tỉnh Bắc Ninh. Tại sao giữa một nền văn minh phát triển với các tiến bộ về khoa học kĩ thuật và sự phát triển huy hoàng của nền văn hóa nước nhà, lại còn tồn tại những hủ tục như vậy?





Ngay cả đài truyền hình quốc gia VTV4 cũng làm phóng sự trình chiếu trên tivi phát sóng ra nước ngoài khoe với người ngoài nước cái lễ hội truyền thống của dân tộc mà họ không biết rằng những người nước ngoài cho đó là “dã man mọi rợ” (Hoàng Liên Tâm – phattuvietnam.net). Không biết thần thánh phương nào lại nhẫn tâm chứng kiến và tiếp nhận những “lễ phẩm” dâng cúng đó!?


Hình ảnh những em nhỏ đứng vỗ tay reo hò lại càng làm chúng tôi xót xa, vô tình những người lớn tạo dựng hình ảnh để các em nuôi dưỡng hạt giống ác độc và thiếu từ bi.





Hơn thế nữa, khi những hình ảnh mang tính chất bạo động và tàn ác như vậy đập vào mắt các em thì chúng sẽ huân tập và trở thành bản năng như một “chương trình mặc định” khi tiếp xúc với mọi người trong một trường hợp nào đó. Họ đã được gì khi đánh đổi tình thương của mình đối với thú vật để lấy một cái gì đó xa xôi diệu vợi và hình như nó nằm đâu đó trong “miền đất hứa”.


Nhiều người sẽ nhận định rằng, việc giết chóc động vật để phục vụ nhu cầu ăn uống của con người vẫn diễn ra hằng ngày, và quy mô với số lượng động vật bị giết nhiều hơn trăm nghìn lần, so với lễ hội chỉ giết một hoặc hai con vật thì không đáng kể. Chúng tôi không phủ nhận ý kiến đó. Đứng về phương diện nhân quả, ai làm người nấy chịu, người sát sinh sẽ chịu quả báo chết yểu, đoản mạng, gia đình ly tán.

Nhưng điều mà chúng tôi muốn nói là việc phổ biến “truyền thống” không hợp thời và thiếu tình thương đến với thế hệ con cháu sẽ gây ảnh hưởng lớn trong việc hình thành nhân cách và bản tính “nhân chi sơ, tính bổn thiện”.

Nói lên quan điểm của bản thân và mong muốn mọi người chấp nhận là một điều không dễ. Đằng này, quan điểm đó lại mong muốn mọi người từ bỏ cũng như không ủng hộ những “truyền thống” đã quá lạc hậu nhưng vẫn được duy trì và “được” xem là “nét đẹp văn hóa” của địa phương, lại càng khó.


Mong muốn các cơ quan chức năng sơ nhìn nhận và mạnh dạn lên tiếng để bảo vệ nét đẹp chung cho truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.











#117 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 04/05/2015 - 04:07

Chúng ta ăn chay tức ăn thực vật. Đây là cách rất tốt để bảo vệ mạng sống của kẻ khác. Nếu chúng ta yêu thương được con gà, con bò, con cá, con trâu thì dĩ nhiên ta yêu thương những con vật gần ta như chó và mèo. Và dĩ nhiên chúng ta yêu thương con người. Người với người sống để yêu nhau mà.

Đức Phật dạy “tâm làm chủ các pháp”. Càng ngẫm tôi càng thấy hay và quá đúng. Có lần một bà mẹ hỏi tôi rằng chị dẫn con đi câu cá nhựa ở công viên có sao không. Tôi giật mình. Hóa ra chị ta vẫn chưa hiểu kỹ về giới thứ nhất – sát sinh. Việc câu cá nhựa làm cho cháu bé vui thú. Vui thú với cảnh bắt được cá, câu được cá. Cái này có khi còn nguy hiểm hơn câu cá thật.

Thế này nhé, nều như anh A nhà không có gì ăn, anh phải đi bắt cá về ăn hay bán đi mua gạo. Anh làm việc này vì miếng cơm, để tồn tại. Anh bắt cá mà thương con cá. Rõ ràng tâm của anh hơn hẳn tâm của mẹ con chị phụ nữ dẫn nhau đi câu cá nhựa.

Con hổ khi no không bao giờ tấn công con mồi. Con sư tử hung dữ vậy nhưng khi no bụng, thấy ta đi qua cũng dửng dưng. Con rắn, con trăn ít khi tự nhiên tấn công ta, trừ khi chúng thấy bị de dọa. Rõ ràng tâm của họ có khi còn thiện hơn ta, còn sáng hơn ta – con người. Họ ăn thịt là vì bản năng sinh tồn. Còn ta?

Có nhiều người ăn thịt gà và tấm tắc khen ngon. Có người ăn thịt bò mà mê mẩn. Thử hỏi, nếu như có loại động vật khác, rất to, rất mạnh, bắt ta và ăn thịt. Đã vậy còn khen ngon. Bạn nghĩ sao?

Chúng ta thà ăn mặn mà tâm thanh tịnh, ăn để sống để nuôi tấm thân này còn hơn ăn chay mà tưởng tượng ra đang ăn cá, ăn bò, ăn dê, ăn lợn. Tôi luôn chia sẻ với những ai đang ăn mặn rằng, trước khi ăn nên sám hối, nên xin lỗi con vật mà mình ăn. Rằng đây là vì phải ăn để nuôi tấm thân. Và cũng nên nguyện tu tập và hồi hướng công đức cho họ để họ được siêu về cõi lành.nguoiphattu.com

Tự nhiên tôi nhớ dến câu nói của Henry Drummond "Hãy nhìn lại cuộc đời mình trong những giờ phút kiên gan chống chọi với nghịch cảnh, bạn sẽ thấy rằng: những khoảnh khắc bạn sống thực sự là những lúc bạn làm điều gì đó bằng tình yêu.". Khi ăn hãy nhớ đến những khó khăn của người nuôi trồng. Khi ăn nên nghĩ đến những sinh mạng đã hy sinh để mình được sống. Nên học yêu thương. Nên thực hành yêu thương mỗi ngày, mỗi giờ, trong mỗi hành động, tại từng bữa ăn.

Cá nhân tôi không bao giờ ăn các món chay giả mặn. Như vậy là ta ăn chay niệm mặn rồi. Niệm mới thật sự quan trọng chứ ạ.

Tôi luôn nghĩ, gọi ăn mặn là không đúng. Lẽ ra nên gọi là ăn mạng, tức ăn mạng sống. Tôi cũng lại nghĩ gọi là ăn chay cũng hay, nhưng nên đổi thành ăn lạt. Ăn lạt hoặc là ăn nhạt. Mà ăn lạt tức an lạc. Nếu ăn chay tất có an lạc, có bình an.

TS Nguyễn Mạnh Hùng

TGĐ Công ty sách Thái Hà


Thiên đàng không phải đi tìm đâu cho xa mà thiên đàng do ta dựng lên và chui vào đó mà hưởng hạnh phúc. Sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quí trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó làm cho cuộc sống vui hơn, giầu ý nghĩa hơn.


Hoàn toàn khoẻ mạnh: đó là thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh… Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung.

Người thích làm điều thiện sẽ sống lâu. Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai, bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị cuả mình đó là cách sống lành mạnh.

SINH, LÃO, BỆNH, TỬ là qui luật ở đời, không ai chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng, không hỗ thẹn với lương tâmvà cuối cùng cuộc đời của một người cũng chỉ là con số không to lớn.


Thanked by 1 Member:

#118 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 04/05/2015 - 04:22

Chùa làng tôi, bị tàn phá nhiều lần: thực dân Pháp phá một lần nhưng chúng cũng chỉ dám lấy gỗ, gạch để xây đồn bốt, chứ tuyệt nhiên không dám động đến tượng Phật. Chùa bị phá, dân làng tôi lại gom góp dựng lại chùa. Chùa bị phá lần thứ hai vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, lần này thì ngôi chùa làng tôi bị phá huỷ hoàn toàn: Gỗ, gạch, ngói thì được các ông lãnh đạo Hợp tác xã chỉ đạo mang về dựng nhà kho, còn tượng Phật được chính tay ông chủ nhiệm hợp tác xã (ông này người làng tôi) bổ ra đút vào lò gạch đốt, nhiều hiện vật của nhà chùa nằm ngổn ngang hay bị vùi lấp khắp nơi. Đất nhà chùa biến thành sân kho, sau này một thời gian thành doanh trại quân đội.

Điều tôi muốn kể ở đây với mọi người là những gì tôi chứng kiến cái Quả mà những người đã trực tiếp tham gia vào việc phá chùa, đốt tượng - sau này cuộc sống của họ như nào? Ông chủ nhiệm HTX sau này bị mắc một chứng bệnh - bệnh hủi, chân tay cứ mòn dần, miệng méo và chết trong đau đớn. Nhà ông này có 5 người con trai: người thì chết trẻ, người bị điên, người thì điếc lác, người thì ngớ ngẩn. Trước khi bị mắc bệnh tất cả những người con trai này đều rất khoẻ mạnh.

Ông đội trưởng đội sản xuất khi đó, sau này cũng mắc bệnh quái gở: thân thể lở loét và cũng chết trong đau đớn, có hai người con trai thì cũng mắc ngớ ngẩn sau khi đi bộ đội về. Còn ở làng ai lấy cái gì của nhà chùa mang về nhà sau này đều mang trả lại chùa vì thứ nhất gia đình xảy ra nhiều chuyện bất thường, thứ hai thấy rõ nhất là hai người ở làng trực tiếp chỉ đạo trực tiếp phá chùa đều nhận quả báo rất đau đớn.nguoiphattu.com

Từ chuyện tôi kể, xin gửi tới những người chỉ đạo và đập phá những bức tượng Phật, Bồ tát trên. Nếu ông còn biết sợ hãy thực tâm hối lỗi, dân gian có câu " Hạ đao thành Phật" tất cả sẽ là chưa muộn với ông. Tôi và chắc tất cả mọi người dù theo đạo Phật hay không theo đạo Phật đều mong quả báo không đến với ông. Bởi vì hai lẽ: Phật tính luôn có trong mỗi người, và đạo làm người. Là CON NGƯỜI ai cũng như vậy.


Thanked by 1 Member:

#119 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 10/05/2015 - 01:47

Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người
Nhiều người khoan hậu có khuôn mặt có phúc, người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo, vẻ mặt hung dữ; rất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trung niên lão niên có phẩm tính không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng gọi là tướng bạc mệnh, khắc chồng. Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.nguoiphattu.com
Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài;
Vậy nguồn gốc khuôn mặt tuổi thiếu niên, thanh niên ở đâu? Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da màu tóc, nhưng khuôn mặt dáng người cùng tiên thiên có quan hệ, mức độ xinh đẹp là dựa theo những đời trước mà bố trí.
Nửa đời trước của một người, là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.
Lòng từ bi cũng là một yếu tố quan trọng. Người có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, càng khiến người thuận mắt, càng ngày càng thích tiếp xúc. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người không thích, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mặt, tiếp xúc nhiều liền không còn thuận nữa.
Xin hãy tin rằng, tướng mạo là có thể từng bước thay đổi đấy! Nhất là một khuôn mặt xinh đẹp sẽ từ trong ra ngoài tản mát ra một lực hấp dẫn, khiến người gặp bất tri bất giác sinh lòng mến mộ. Nhiều khi, xinh đẹp hay không, chính là từ tâm mà nhìn, “Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi” chính là đạo lý này, tức là nhìn người mình yêu càng nhìn càng thấy đẹp.
Vì vậy, muốn có dung mạo đẹp, trước cần nội tâm đẹp!
Một, người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, lại nhận được càng nhiều. Người có thể chịu thiệt, nhân duyên nhất định sẽ tốt, nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Mỗi người khi còn sống, có thể nắm bắt một hai lần cơ hội là đủ!
Hai, người thích chiếm phần hơn, cuối cùng chẳng chiếm được bao nhiêu, nhặt được một ngọn cỏ, mất đi một rừng cây. Người mà vừa đến lúc tính tiền liền kiếm cớ đi việc khác hoặc móc hoài không ra tiền, cơ bản đều là những người không có thành tựu gì.
Ba, người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp. Lúc bạn bè hội tụ, nói ra ba câu, đều không thoát khỏi chuyện cá nhân, người này chính là ốc sên chuyển thế, nội tâm hư không, ích kỷ. Trong nội tâm chỉ có chuyện nhà mình, những chuyện khác liền không liên quan đến anh ta.nguoiphattu.com
Bốn, chỉ có tiếc duyên mới có thể tục duyên, tức là vun bồi duyên phận. Trên đường đời, nhiều người chúng ta gặp, thật ra đều có duyên mới gặp được nhau, hơn một nửa người thân chính là bạn tốt trong đời trước, còn bạn tốt thì hơn một nửa là người thân trong đời trước, mang đến phiền muộn cho bạn vì hơn một nửa là người bạn đã từng gây tổn thương. Vì vậy cần nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả.
Năm, nội tâm vô khuyết gọi là phú, có thể bao dung người khác gọi là quý. Luôn vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
Sáu, biện pháp giải quyết phiền muộn tốt nhất, chính là quên nó đi.
Bảy, tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây nhạt, ngồi trông áng mây trôi).
Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
Tám, nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không giữ quá khứ.
Chín, kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy ngộ ngay bây giờ!

Tuyên Hoàng st




4

#120 hoahongchin

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 770 Bài viết:
  • 744 thanks

Gửi vào 10/05/2015 - 01:54

Một số thanh niên quanh khu vực phủ Tây Hồ đã dùng những ống đồng dài khoảng 1,5m, lấy đất sét vê thành đạn tròn, cho vào ống chĩa lên những tán cây cao 4 - 5m, chờ đợi những con chim khuyên đến ăn quả đa, quả si là... thổi.




“Pắp” một phát, viên đạn đất đã được những thanh niên này dùng miệng thổi bay lên, con chim khuyên trúng đạn bất tỉnh rơi xuống.

Nếu đỡ được chim bằng tay, họ sẽ dùng miệng hô hấp cho chim để chim hồi tỉnh.

Còn nếu không đỡ được, chim rơi thẳng xuống đất và chết.

Người nước ngoài chứng cảnh này rất kinh hãi.







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |