Jump to content

Advertisements




TRI ÂN BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM


25 replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/10/2014 - 21:45

Tôi xin kể ra đây ba trường hợp rất nhiệm mầu mà chính tự thân đã trải nghiệm vể việc xưng niệm Bồ tát Quán Thế Âm như là tấm lòng tri ân sâu sắc đến Ngài. Với riêng tôi, Bồ tát Quán Thế Âm là bậc thánh giả giải thoát trọn vẹn, là hiện thân sống động của tinh thần từ bi, vô ngã vị tha.

Vẫn biết, học theo hạnh Ngài là lắng nghe với tánh giác thanh tịnh, gọi là phản văn văn tự tánh. Nhưng Ngài còn có bản nguyện lắng nghe âm thanh thế gian để cứu khổ ban vui cho chúng sanh trong những lúc hiểm nghèo với ý nghĩa cụ thể, chân thực nhất.

Hồi nhỏ, tôi thường đến chùa Sắc Tứ Tịnh Quang ở Quảng Trị, trong chùa có thờ một bảo tượng Bồ tát Qụán Thế Âm, tôi thường ngồi chơi trước tượng cùng với mấy chú tiểu trong chùa. Thuở đó tôi chưa quy y Tam bảo, chưa biết các hình tượng Phật trong chùa, cũng chưa rành một câu niệm Phật. Một hôm, tôi hỏi chú tiểu rằng:

- Tượng này tên gì?

Chú trả lời:

- Đây là tượng Phật Bà Quán Âm, ai mà bị nạn kêu Bà thì Bà liền cứu giúp cho!

Dù là câu nói ứng khẩu của một chú tiểu, nhưng thực sự là bài pháp ngắn gọn lần đầu tiên tôi được nghe về Bồ tát Quán Thế Âm.

Tôi nhớ vào mùa nước lũ năm ấy, nước trên sông chợt lên rất nhanh, những khúc cây lớn bị nước cuốn trôi vùn vụt. Khi ấy tôi đang loay hoay trên chiếc ghe, chưa kịp chèo chống gì thì bị gió thổi mạnh và trôi ra giữa sông. Vì gió mạnh quá, sóng đập ào ạt quanh ghe, tôi sợ hãi, tay chân luống cuống và bị té nhào xuống sông. Dù biết bơi nhưng vi chiếc áo ấm dày quá, bên ngoài lại thêm tấm áo mưa cột choàng bó chặt vai và cổ, nên thật khó dang tay cử động khi người bị rơi xuống nước.

Đầu tôi ngụp xuống, vừa ngẩng lên thì thấy chiếc ghe đã rời xa tôi khoảng hơn mười mét và tiếp tục trôi nhanh. Lúc ấy trên sông không một bóng người, trời lại mưa to, chỉ có gió thổi và nước sông cuồn cuộn. Vùng vẫy trên mặt nước để cầu thoát thân, tôi bị ngụp đầu hai lần và đã uống hai ngụm nước lớn, cảm giác như bị ngộp thở. Trong giây phút hiểm nghèo ấy, bất ngờ trong đầu tôi lóe lên câu nói của chú tiểu:

- Đây là tượng Phật Bà Quán Âm, ai mà bị nạn kêu Bà thì Bà liền cứu giúp cho.

Liền khi ấy, tôi kêu lên:

- Phật Bà ơi, cứu con với! Phật Bà ơi, cứu con với!

Tôi không biết niệm danh hiệu Bồ tát, chỉ kêu như vậy xong thì đầu tôi bị nhấn chìm và uống ngụm nước thứ ba. Tôi cố hết sức ngoi lên lần nữa. Kỳ lạ thay, gió xuôi theo dòng nước đẩy chiếc ghe trôi rất xa, nhưng khi tôi ngoi đầu lên thì trán tôi đụng phải… thành ghe! Như có ai đó kéo chiếc ghe về lại cho tôi. Tôi nhanh chóng níu thành ghe và trèo lên, chiếc ghe chao đảo bị nghiêng, nước tràn vào một ít nhưng tôi đã ngồi được trong ghe.

Tôi từ từ đứng lên với đôi chân run rẩy, loạng choạng cầm lấy mái chèo, dốc hết sức bình sinh chèo chống, cuối cùng chiếc ghe cũng được vào bờ. Tôi thoát chết và giấu luôn chuyện này không dám kể cho ai trong gia đình nghe. Chuyện đã xảy ra trên ba chục năm, khi nghĩ lại lòng tôi vẫn còn khắc sâu từng chi tiết. Riêng tôi thì tin chắc rằng nhờ kêu cứu Phật Bà nên được thoát chết.

#2 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/10/2014 - 22:04

2. Sau khi đi tu, tôi xin cố Hoà Thượng Thích Nhật Liên vào ở tại chùa Long Thọ, Tỉnh Long Khánh, Đồng Nai. Ở đây một thời gian, tôi muốn được đi học Phật pháp nhưng cha mẹ thì ở xa, không có Phật tử ngoại hộ, suy nghĩ mãi mà vẫn không biết làm sao, lòng tôi bơ vơ khó tả.

Mỗi đêm mọi người đi ngủ, tôi ra trước tượng Quán Thế Âm lộ thiên ngồi trì chú Đại Bi và niệm danh hiệu Ngài. Thực sự, tôi trì chú theo thói quen mà chẳng biết công hiệu của thần chú ấy thế nào, vì chưa được học giáo lý, chỉ công phu tụng niệm mà thôi. Nhưng tôi cảm nhận được sau mỗi lần trì niệm xong thì thân tâm rất nhẹ nhàng, thơ thới như được an ủi, chở che.

Một đêm, tôi đang ngủ, bỗng thấy Bồ tát Quán Thế Âm vô cùng cao lớn đứng tận trên không trung. Lạ thay, khi ấy tôi suy nghĩ một cách tỉnh táo, tại sao thân tượng cao lớn màu trắng ấy mà mình thấy được? Tự tâm thức của tôi liền phán đoán, đây chỉ là hình tượng hay là Bồ tát thật?

Liền ngay lúc ấy, từ thân tượng phát ra ánh sáng nhiều màu xuyên qua cả màn trời xanh. Đột nhiên tôi cảm thấy bừng tỉnh như chưa từng ngủ trước đó. Tôi ngồi dậy, lòng thấy nhẹ nhàng lâng lâng khó tả, tự linh cảm rằng mong ước đi học Phật pháp của tôi sẽ đạt được.

Quả nhiên sau đó vài hôm, tôi có duyên lành được gặp cố Thượng Toạ Thích Minh Phát, ở chùa Ấn Quang, Sài Gòn, giới thiệu về Đại Tùng Lâm, bấy giờ là ngôi trường Phật học danh tiếng và ngài còn cho thêm một khoản tiển để chi phí trong lúc khó khăn đó.

Tiếp theo tôi được đi học, thỏa mãn niềm mong ước được học Phật pháp bấy lâu. Sau này, mỗi lúc nhớ lại lần gặp Bồ tát Quán Thế Âm trong lúc vừa tỉnh vừa mơ ấy, tôi tin chắc rằng, nhờ trì chú Đại Bi và niệm Bồ tát Quán Thế Âm nên tôi được Ngài giúp đỡ, vượt qua bế tắc trong cuộc sống.

#3 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/10/2014 - 22:53

3. Tôi được chính thức nhập học Trung cấp Phật học Bình Thuận cũng nhờ một cơ may. Nhưng do những năm tháng lang thang trong núi rừng và nương rẫy nên tôi thường bị sốt rét hành hạ. Rồi tôi lại bị đau ở đốt xương sống phía giữa hai vai, nhức nhối vô cùng.

Lúc ấy, tôi chi có một cái rương bằng gỗ và một chiếc xe đạp, tiền đâu mà đi khám bệnh? chi uống thuốc nhà trường cho. Tôi nhớ, bác sĩ Nhật và cô Hương ở phòng thuốc có cho thuốc uống nhưng không lành, vẫn cứ đau từng cơn bất chợt. Đau đớn làm tôi buồn lắm. Tôi biết, ngài Hiệu trưởng là cố Hoà Thượng Thích Chơn Thành rất thương tôi, nhưng tôi không muốn nói đến bệnh tật của mình cũng như cầu xin giúp đỡ.

Trường Phật học hồi đó cũng rất nghèo, tôi không dám làm phiền bất cứ ai. Sáng hôm đó, trong cơn đau âm ỉ nhưng tôi cũng ráng tắm rửa sạch sẽ và xếp áo quần vào rương, định trưa xin ngày mai sẽ rời trường này, lòng buồn vô hạn nhưng không biết chia sẻ cùng ai. Điều thất vọng trong tôi là lang thang lận đận gần sáu năm tu học ở miền Nam, nhưng vì chuyện giấy tờ (ngày ấy bất cứ người tu nào di chuyển nhiều cũng khổ vì giấy tờ), chịu cực từ lúc vào Chùa cho đến nay chính thức được đến trường thì lại bỏ cuộc.

Còn nhớ, chỉ trong một ngày đêm, bệnh thì ít mà suy nghĩ và thất vọng thì nhiều đã làm tôi tiều tụy. Trong cơn đau âm ỉ, tôi nằm nhiếp tâm niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Tôi cứ niệm thầm hoài, vì không muốn suy nghĩ nhiều. Từ trưa đến tối, có lúc ngủ thiếp một tiếng đổng hồ, vừa tỉnh tôi liền niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Về khuya tôi đi vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Tự nhiên, trong trạng thái vừa mơ vừa tỉnh, tôi thấy một Ông già tóc bạc trắng xóa, khuôn mặt đỏ tươi, mặc áo dài rất trang nghiêm xuất hiện. Ông lão dắt tôi ra trước phòng học, ấn đầu tôi xuống và rút sau lưng tôi ra một cái đinh dài khoảng hơn một ngón tay. Ông lão đưa cái đinh ra trước mặt cho tôi nhìn thấy và tung cái đinh lên không trung rồi biến mất.

Lập tức tôi ngồi bật dậy, trong đêm tối, mồ hôi tháo ra ướt đẫm. Trong tôi như có một sinh lực mới, tinh thần phấn chấn lạ lùng, tự biết cơn đau và nỗi buồn đã hết. Tôi nhẹ nhàng nằm nghiêng người, niệm thầm “Nam Mô Qụán Thế Âm Bổ Tát” rồi ngủ tiếp.

Sáng mai thức dậy, ngày mới bắt đẩu, tôi đi ăn cơm và lên lớp học bình thường, khỏe mạnh như không có chuyện gì xảy ra.

#4 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 04/10/2014 - 23:30

Về sau, tôi có duyên học về kinh luận Đại thừa, Duy thức học, tôi cũng khó kiến giải cho mình về những trải nghiệm ấy một cách thỏa đáng. Đôi lúc tôi kể lại những chuyện trên với các bậc Thầy đi trước, có vị nói rằng:

- Thầy có duyên với Bồ tát Quán Thế Âm, chuyện cũng hơi đặc biệt.

Lòng tôi vẫn chưa thỏa mãn và tôi luôn dùng lý trí tìm hiểu những triết lý trong kinh luận bàn về bản chất của tâm cũng như năng lực tương quan với ngoại tại. Tôi thấy giáo lý Thiên Thai có câu: “Một niệm ba ngàn thế giới” Nhất niệm tam thiên (1). Tôi thừa nhận chủ quan rằng, một niệm khởi duyên khắp mười pháp giới (2). Pháp thân Phật trùm khắp pháp giới, cho nên khi khởi tâm niệm chư Phật, Bổ tát thì giao cảm với năng lực từ bi của các Ngài.

Ai đã từng học kinh Phổ Môn, kinh Lăng Nghiêm hay kinh Hoa Nghiêm và những kinh điển Đại thừa khác, đều biết đến công hạnh của Bồ tát Quán Thế Âm. Tu theo Bồ tát là trở về tánh giác thanh tịnh vốn có, phát huy từ bi và trí tuệ thành tựu quả vị giải thoát.

Dẫu biết rằng, hình ảnh chư Phật và Bồ tát trong triết lý cao siêu của giáo lý Đại thừa là tượng trưng cho chơn tâm, giác tánh hay lý tưởng Bồ tát hạnh, là phương pháp tu tập đoạn trừ phiền não để hướng đến giác ngộ. Nhưng chúng ta cũng không quên rằng, năng lực cứu khổ ban vui của các Ngài đối với người hữu duyên cũng là những hiện tượng có thực ở trong đời.

Chú thích:

(1) Nhất niệm tam thiên: Thuật ngữ triết học Thiên Thai tông chỉ bản chất vũ trụ gồm tâm và pháp tương dung tương nhiếp lẫn nhau, siêu việt không gian và thời gian. Đó là một thực tại, mười pháp giới (thế giới) dung nhiếp lẫn nhau thành 100 thế giới. 100 thế giới duyên 10 Như thị bằng 1.000 thế giới. 1.000 thế giới có trong ba thời: Quá khứ, hiện tại và vị lai thành 3.000 thế giới, gọi tắt: Một niệm ba ngàn thế giới.

(2) Mười pháp giới: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A tu la, Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật.

Thích Đức Trí

#5 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/10/2014 - 22:12

2. GIA TRÌ LỰC CUẢ QUAN ÂM THẬM THÂM VI DIỆU

Ở trên thế gian nhiều đau khổ và lắm nạn tai, thì tiếng cầu cứu vị Bồ tát Quan Âm có hạnh nguyện ban vui cứu khổ chúng sanh không thể nào nói cho hết. Và đặc biệt với thần lực siêu việt của vị cổ Phật Chánh Pháp Minh Như Lai, thị hiện cõi Ta bà này dưới hình tướng Quan Thế Âm Bồ tát, thì thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng. Vì vậy, bất cứ nơi nào phát ra tiếng kêu trầm thống cầu cứu Đức Quan Âm, tức khắc Ngài liền hiện hữu để cứu giúp.

Với ba mươi ba ứng hiện thân, hay vô số ứng hiện thân ở Ta bà, cho nên gia trì lực của Đức Quan Âm vô hạn và không thể nghĩ bàn; vì thế, tôn tượng của Ngài được hàng đệ tử Phật tạo dựng và thờ kính trên khắp năm châu và mọi người kính lễ Ngài, nương theo tâm từ bi của Ngài mà phát nguyện tu tập theo hạnh đức của Ngài.

Những người được Đức Quan Âm cứu thoát hiểm nguy trong cuộc sống này không phải ít. Riêng tôi, thực sự ngại kể ra những điều kỳ diệu về lực gia trì của Đức Quan Âm đã dành cho tôi, nhưng vì thầy Tâm Hải bảo tôi viết một bài về Quan Âm. Thầy động viên tôi nên chia sẻ kinh nghiệm tu học, vì đó cũng là việc tốt. Tuy nhiên, nếu triển khai pháp Phật, với hiểu biết còn quá hạn hẹp thì tôi chẳng dám. Chỉ có thể nói về một vài điều mầu nhiệm khó nghĩ bàn, mà tôi đã may mắn nhận được từ lực siêu nhiên của Bồ tát Quan Âm truyền cho.

Tôi mong rằng điều thiết thân trải nghiệm này trên bước đường cầu học của tôi, sẽ góp thêm vào những câu chuyện kể về sự linh nghiệm của Bồ tát Quan Âm đối với hành giả cầu Ngài cứu độ. Ngoài ra, cũng mong sự chia sẻ này sẽ làm tăng trưởng niềm tin vào Bồ tát lực cho những hành giả một lòng an trú trong giáo pháp Như Lai.

Tôi có duyên kỳ diệu với Đức Quan Âm. Mẹ tôi kể rằng thuở bé, bà thường bế tôi đến chùa và đặc biệt là lễ lạy tôn tượng Quan Âm, cũng như đúc tượng Quan Âm để cầu nguyện Ngài gia hộ cho tôi đi được. Một hôm, như thường lệ, mẹ bế tôi đến một vị chuyên tu nhờ người cầu nguyện cho tôi. Vị ấy mới bảo rằng Bồ tát Quan Âm cho biết cháu không thể đi được như người thường, nhưng chân cháu sẽ mạnh lên và cũng đi lại được, bà đừng lo. Mẹ tôi nghe vậy mừng lắm. Quả đúng như lời dạy của vị chân tu, chỉ ít lâu sau, tôi đã đi được nhờ một vị thầy tu trên núi xuống chữa và theo thời gian, chân tôi cũng mạnh lên và đi học như mọi trẻ khác.

Phải nói cho đến khi biết tu học, tôi không chuyên niệm Quan Âm, nhưng tôi có niềm tin mãnh liệt về gia trì lực của Ngài. Tôi nghĩ nhờ niềm tin kiên cố từ thâm tâm mình về vị Bồ tát thường lóng tai nghe tiếng khổ đau của con người, cho nên mỗi khi tai nạn xảy đến, tức khắc tôi liền niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát mà không hề suy nghĩ, tự động trong đầu tôi phát ra tôn danh của Đức Quan Âm.

Thật vậy, từ lâu lắm, một lần trên đường từ chùa về, sau khi nghe Hòa thượng Tôn sư giảng kinh ở tịnh xá Trung Tâm, cô Thanh chở tôi trên chiếc xe đạp. Con đường Lê Quang Định hôm đó nhầy nhụa sình lầy rất trơn, vì đường bị đào lên để làm cống. Bỗng nhiên, cô Thanh đang đạp xe từ phía bên phải ủi thẳng qua bên trái, rồi xe đạp ngã xuống. Lúc đó, tôi nhìn thấy chiếc xe đò lớn ở bên trái lao đến. Trong đầu tôi lóe lên ý nghĩ “Chết chắc”, tức khắc tôi nhắm mắt lại và tự động niệm Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát. Khi mở mắt ra, tôi nhìn thấy sát ngay trán mình là bánh xe đen thui to đùng, chỉ còn một phân nữa là bánh xe đò cán nát đầu tôi rồi.

Tôi nằm im dưới gầm xe mà tự hỏi không biết đây là thực hay mơ. Liền lúc đó, người lơ xe chạy đến kéo tôi ra ngoài kèm theo tiếng la to:

- Mấy người có khùng không mà chạy xe kiểu gì vậy. Bộ muốn hại người ta hả?

Tôi mới biết chắc là mình đã thoát chết trong gang tấc. Tôi đã té văng vô gầm xe đò cùng với chiếc xe đạp, còn cô Thanh thì té văng ra đường. Quá may mắn là lúc đó, giữa đường cũng không có xe nào chạy tới, nên cô Thanh cũng bình an vô sự. Về đến chùa Ấn Quang, có bạn hỏi hai chị đi đâu về mà mặt m*y xanh lè vậy.

- Tụi chị từ cõi chết mới về.

Bạn ngẩn người, không biết chuyện gì xảy ra. Xe đò đang chạy đúng làn đường, làm sao tài xế biết được xe đạp từ bên kia đường bỗng dưng lao qua bên phải rồi ngã lăn đùng ra, thì họ không có cách gì thắng lại cho kịp. Rõ ràng nếu không có gia trì lực của Bồ tát Quan Âm chặn xe dừng lại tức khắc, giờ này tôi đâu có còn ngồi đây kể lể. Gia trì lực của Bồ tát thực là tuyệt vời.

Chí tâm đảnh lễ ở Ta bà vào địa phủ, Quan Âm Như Lai dứt trừ nguy hiểm nguyện.

Lần thứ hai, cách đây cũng bảy, tám năm gì đó, buổi sáng tôi đứng lên định đi chùa, bỗng nhiên té nằm dài trên đất, lúc đó cảm giác đau thấy mấy ông trời, nhưng trong đầu cũng bật ra Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, rồi bất tỉnh luôn. Khi tỉnh dậy, tôi thấy điện thoại nằm kế bên mình. Mừng quá, tôi nằm đó gọi con gái nuôi.

Nó hỏi:

- Má có thể quăng chìa khóa qua cửa sổ để con vô nhà được không?

Trời ơi, còn đau quá, không nhúc nhích được, làm sao đứng lên đi lấy chìa khóa. Nó nói má cứ nằm im, con đi kiếm thợ sửa chìa khóa đến mở cửa. Tôi nằm im, niệm Quan Âm, cầu Ngài gia hộ cho tôi đừng bị gãy chân. Một lúc sau, tôi chống tay ngồi lên thử. Tuy đau, nhưng vẫn gượng ngồi dậy được và tiếp tục niệm Quan Âm xin Ngài gia hộ cho tôi đứng lên được. Thực sự Đức Quan Âm đã nghe tiếng cầu cứu của tôi, Ngài giúp tôi gượng ngồi lên giường được trong tư thế mà bình thường cũng không làm nổi, huống chi là đang bị đau khủng khiếp.

Với cú té vô cùng nguy hiểm đối với một người lớn tuổi lại bị loãng xương như tôi, đáng lẽ phải bị vỡ xương chậu, hay gãy xương đùi thì còn phải nằm lâu một chỗ, nhưng tôi chỉ bị nứt nhẹ xương cổ chân, bó bột một tháng là tập gượng đi được. Chắc chắn phải có Bồ tát phụ đỡ, tôi mới trả được nghiệp quả nhẹ nhàng như vậy.

Chí tâm đảnh lễ tạo pháp thuyền vào biển khổ Quan Âm Như Lai độ tận chúng sanh nguyện.

Tôn tượng Quan Âm mà tôi cảm nhất là pho tượng Quan Âm lộ thiên ở chùa Huê Nghiêm. Có một lần rất lâu, khi bạn Hoa Tâm Thủy còn sống, tôi và bạn ấy đã cùng lạy Ngũ Bách Danh Quan Âm trước tôn tượng này. Thực sự tôi luôn cảm nhận như Ngài đang mỉm cười với mình mỗi khi lạy Ngài, dường như Ngài đang thì thầm với tôi:

- Ta sẽ gia hộ cho con, đừng lo.

Tôi nhận chân sâu sắc rằng những túc nghiệp đời trước mà mình đã tạo, thì đời này phải trả, không thể khác với luật nhân quả. Nhưng thiết nghĩ trong hiện đời, nếu có niềm tin mãnh liệt với Đức Quan Âm và khởi niệm đến Ngài, thì cũng được Bồ tát lực gia hộ, giúp cho mình trả quả báo một cách nhẹ nhàng hơn, không phải Bồ tát gia hộ cho tôi không trả quả báo. Quả báo đến mà có được gia trì lực của Bồ tát thì tôi cảm thấy an vui, nhẹ nhàng, cảm thấy như vừa trả xong một món nợ, chứ không đau khổ.

Tôi nghĩ Đức Quan Âm đã cho tôi thêm năng lượng để có thể trả nghiệp vừa với sức chịu đựng của mình. Tiếp nhận được năng lượng từ bi của Bồ tát thì trả nghiệp mà vui, kỳ diệu là vậy. Hình ảnh Đức Quan Âm từ bi thánh thiện vô cùng vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí tôi, khi nhớ nghĩ đến Ngài. Quả thực, sống ở cõi đời nhiều kinh dị này, lại mang thân nhiều nghiệp chướng như tôi, nếu không được gia trì lực cứu giúp, chở che của mẹ hiền Quán Thế Âm thì tiêu đời từ lâu rồi.

Và hàng ngày, trong những thời khóa tu tập, trong tôi tràn ngập niềm an vui, mở ra chân trời Cực lạc, khi xướng lạy Đức Quan Âm với lời nguyện:

- Chí tâm đảnh lễ tiền tràng phan, hậu bảo cái, Quan Âm Như Lai tiếp dẫn Tây phương nguyện.

Diệu Tịnh



#6 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 20/10/2014 - 04:02

3. CẢM ỨNG VỚI ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

Niệm Quán Thế Âm khi gặp chuyện bất như ý có lẽ là hành vi thường xuyên của rất nhiều Phật tử. Tỷ lệ nữ giới niệm Phật có thể nhiều hơn nam giới, theo phỏng đoán của người viết. Có lẽ do hình tượng người nữ của Đức Quan Âm mang lại cảm giác gần gũi, ấm áp, bao dung... rất phù hợp với tâm tình và thể trạng của nữ giới (dù theo các điển tích, thì nguổn gốc của Ngài thực chất là hình tượng nam).

Phụ nữ nào mà chẳng có muộn phiền dù họ là ai, tiền ít hay tiền nhiều, địa vị xã hội thấp hay cao. Mà hễ có muộn phiền thì họ thích… nói, mà nói thì phải có người nghe, mà ai nghe bây giờ? Gia đình ư? Họ cũng đâu hiểu công việc của bạn. Bạn bè ư? Họ cũng đầy lo toan. Nói với ai thì cái cục lo cũng quay lại với mình. Thôi thì, gọi tên Ngài, nói với Ngài để tâm sự và “xả xì trét”, nói với Ngài là bảo đảm được nghe toàn diện, được giữ bí mật tối đa, kể cả những bí mật sống để dạ chết mang theo.

Tôi chưa từng làm một cuộc nghiên cứu chính thức nào theo nghĩa tiếp thị hiện đại; nhưng ở dạng quan sát hẹp trong những mối quan hệ xung quanh, tôi hiếm khi thấy Nam giới kể cho nhau nghe những câu chuyện huyền bí về Đức Quán Thế Âm. Còn phụ nữ thì cả một kho tàng! Nào là đêm mơ thấy Ngài báo mộng, nào là đang bệnh mà niệm chú thì thấy khỏe hơn, rồi đang thất nghiệp cứ niệm Phật thế nào cũng tìm ra được công việc...

Hồi đi công tác ở miền quê, tôi nghe một chị kể một câu chuyện rất ly kỳ. Hôm đó, chị lái xe một mình trên cung đường từ Nông thôn lên Thành phố trong một đêm tối trời. Do tính chất công việc quá gấp gáp, chị không thể thay đổi thời gian, nên phải liều mình đi. Đường sá ở xứ ta thì ai cũng biết, ổ voi, ổ gà, đào đường đào hố khắp nơi không ai biết đâu mà tránh.

Có những đoạn đường tối thui tối mù, không một ánh đèn đường. Đã vậy, trời lại chuyển mưa, từ nhẹ rồi nặng hạt dần. Chị vừa chạy xe vừa lo sợ, càng đi càng thấy đường xa. Chị chi mong có một nhà nghỉ nào ven đường để tấp vô, ngủ một đêm cho an toàn rồi mai tính. Trong đêm tối, chị có cảm giác thế giới này chỉ có một mình chị. Trong cơn hoảng sợ, chị giảm tốc độ, niệm Quán Thế Âm. Chị niệm suốt không ngưng nghỉ.

Xe đang chạy bỗng nhiên vấp phải một cành cây nhỏ, mấy cái cọng cây cuốn lấy bánh xe làm cho nó bị cản trở và không thể chạy tiếp, chị suýt ngã. Chị chập choạng dừng xe lại kiểm tra. Và, điều làm chị thót tim là phía trước chị chừng vài bước chân là một cái hố đào đường dở dang, to sâu, có thể nuốt chửng cả mấy chiếc xe cùng một lúc nhưng cái rào chắn thì nằm chỏng chơ một bên, ọp ẹp, không hể có đèn tín hiệu.

Chị dừng xe, ngồi thụp xuống bên đường để định thần. Nếu như không có cái cành cây nhỏ kia, biết đâu chị đã rớt xuống cái hố này. Chị kể xong, kết luận, cũng nhờ mình niệm Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát liên tục nên Ngài nghe thấy và đi chung với mình suốt đường đi, nếu không là toi mạng rồi.

Tôi hỏi chị:

- Sau câu chuyện đó, chị thấy mình có suy nghĩ khác đi không?

Chị thành thật:

- Có, em ạ. Không hiểu sao sau đó chị thấy mình dễ cảm thông với những lo lắng của người khác hơn.

Qua nhiều mối quan hệ trong cuộc sống, tôi đã nghe nhiều câu chuyện mang màu sắc tâm linh như thế. Những câu chuyện có thể khác nhau nhưng có một điểm chung lớn là Đức Quán Thế Âm - như một người Mẹ, có thể nghe thấy nỗi lòng của người khấn nguyện, tiếp sức mạnh tinh thần cho người khấn nguyện vượt qua những khó khăn, khổ đau.

Trải nghiệm của cá nhân tôi trong việc cảm ứng với Đức Quán Thế Âm cũng rất nhiệm mầu. Mỗi lúc bắt đầu làm việc gi, tôi cũng niệm danh hiệu của Ngài. Đặc biệt nhất là những lúc tâm bất an. Mà đời rất lạ, chuyện nhỏ mà bất an cũng không giải quyết được. Chuyện lớn mà tâm an thì dù khó cũng vượt qua êm. Những lúc như thế, Ngài sẽ nghe thấu suốt và trợ lực cho tôi rất nhiều.

Để tâm an thì trí phải sáng. Để trí sáng thì phải dẹp bỏ tạp niệm. Nhiều lúc để cái tham trỗi dậy, tôi cầu nguyện đủ thứ, nào là thành công, nào là việc tốt lương cao, nào là khỏe mạnh hoài hoài, nào là tiền bạc dồi dào... Những lúc như thế, tôi thấy Ngài chỉ nhìn tôi im lặng. Dần dần, tôi nhận ra rằng, quả ngọt vi diệu chi đến khi tôi khấn nguyện duy nhất bình an.

Con người của xã hội hiện đại bị thống trị bởi đế chế truyền thông xã hội và kỹ thuật số, sự giao tiếp trên nền tảng ảo (online conversation) phát triển manh mẽ, lấn át việc giao tiếp thực tế (direct talk). Từ đó, lòng tin của con người này ngày càng thiếu ổn định, tin nay bất tin mai. Họ sẽ không biết cái hình ảnh đại diện (avatar, profile picture) đó, những thông tin cập nhật về tình hình (status) của từng cá nhân đó thực tế ra sao.

Trò chuyện online thì hào hứng vậy, ra tới bên ngoài thờ ơ nhạt nhẽo. Rồi những thông tin xấu bùng nổ và lan truyền với tốc độ chóng mặt, càng làm cho con người dễ nhìn thấy cái xấu hơn cái tốt. Dần dần, người ta bị lung lay niềm tin, tìm đến đấng tâm linh để trao niềm tin cho chắc ăn (cho chắc ăn, một khái niệm rất nôm na, rất dân gian nhưng lại nói lên được mong muốn cuối cùng của con người là sự an ổn).

Đối với các Phật tử, việc niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm như một cách để củng cố niềm tin bên trong. Tin rằng sẽ có người nghe thấu lòng mình, bởi người ấy nghe thấu dân gian (quán thế âm). Đó là niềm tin kiên cố giúp mỗi cá nhân bớt chông chênh trong cuộc sống, tự tìm thấy Phật tính trong chính mình, dù người đó có nhận thức hay không.

Thực tế cuộc sống đa dạng hơn nhiều so với cái bàn phím. Những người không bị phụ thuộc vào đời sống máy móc như những bà hàng chạp phô trong xóm, những cô bán hàng ngoài chợ, những người sống ở miền quê, những bà mẹ già... cứ mỗi rằm và mồng một lại í ới gọi nhau đi chùa, truyền tay nhau những quyển Chú Đại Bi, có chuyện gì thì lầm rầm niệm Phật một cách hồn nhiên...

Chính họ có thể cảm ứng với Bồ Tát Qụán Thế Âm tốt hơn là những con người hiện đại, đầy tri thức và thông tin. Chính họ sẽ có đời sống giản đơn và an ổn hơn những người đang nhuốm màu xã hội hiện đại.

Xuân Phượng

#7 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 22/10/2014 - 06:44

4. TẦM THANH CỨU KHỔ

Hôm nay tôi đến nhà ông Ba C. là thủ quỹ Hội Khuyến học xã, giáp ranh với xã nhà, để trả số tiền mà tôi đã vay cho việc học của tôi, cách đây hơn 5 năm trước. Ông ấy vui vẻ tiếp chuyện và chúc mừng tôi đã thành công trong việc học, và có được việc làm ổn định.

Sau khi giao đủ số tiền theo sổ sách, tỏi lấy gói quà mang theo tặng cho ông để tỏ lòng biết ơn, Nhưng ông ấy rầy, bảo tôi bày chuyện cho tốn kém; ông nói ông không thiếu gi cả, chỉ cần Sinh viên vay tiền, học hành có kết quả tốt, ra trường có việc làm, là coi như đã tặng ồng món quà quý nhất rồi. Biết có nói mấy nữa thì ông ấy cũng không nhận, tôi đành cất lại gói quà, sau đó nán lại định nói chuyện tiếp với ông thi có một người dắt con đến xin vay tiền của Hội Khuyến học.

Nhìn ỏng Ba C. tiếp đơn và hửa sẽ nhanh chóng đến tận nhà xem xét để giải quyết, tôi thẩm thán phục cách làm việc khoa học, nhiệt tình và nhanh nhẹn của ông ấy, ít có ai ở tuổi trên tám mươi, mà có được thể trạng và tinh thần tốt như ông ấy.

Trên đường về, tôi ghé viếng chùa HG, ngôi chùa mà tại đó nhờ duyên lành đưa đến, cuộc đời tôi mới có được sự thay đổi sáng sủa như ngày hôm nay. Sau khi lạy Phật và cùng dường Tam bảo xong, tôi ra ngoài sân chùa lạy tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên. Quỳ dưới chân tượng của Ngài, tôi thấy tâm hồn mình bình an và biết ơn vô vàn. Mủi hoa sa la thoang thoảng lẫn hương trầm diu dịu như đưa tôi về dĩ vãng...

Có thể nói cuộc đời tôi như sinh ra vào ngôi sao xấu; tuy rằng lúc ấu thơ tôi cũng được sống trong vòng tay rắn chắc của cha, sự chăm sóc dịu dàng của mẹ, nhưng khoảng thời gian hạnh phúc đó rất ngắn ngủi. Tai họa đã ập đến gia đình tôi trong một buổi chiều. Cha tôi bị tai nạn lao động khi đang làm việc trên công trường; dù cha tôi thoát chết, nhưng sau thời gian điều trị kéo dài rất tốn kém, ông vẫn bị tàn phế, liệt cả hai chân.

Lúc trước, kinh tế gia đình đều trông cậy vào sức lao động của cha tôi, mẹ tôi chỉ quẩn quanh chuyện bếp nủc; bây giờ mất đi chỗ nương nhờ đó, cả nhà lâm vào cảnh khốn cùng; gánh nặng cơm áo gạo tiền chỉ còn một minh mẹ tôi gánh vác. Cứ trời vừa mờ sáng, mẹ tôi đã phải đi làm tối mịt mới về, Tôi và đứa em, ngoài giờ đi học thay nhau gánh vác việc nhà, hái rau, bắt ốc, chăm sóc người cha tàn tật. Với sức đàn bà, mẹ tôi dủ làm việc rất vất vả nhưng chỉ kiếm được ít tiển, lại phải chi tiền thuốc thang hàng ngày cho cha tôi, nên sinh hoạt gia đình rất chật vật, ăn uống kham khổ khiến ai nấy đều xanh xao vàng vọt.

Tôi thường xuyên vào lớp học với cái bụng lép xẹp, gần tới mười giờ là bụng sôi réo ầm ĩ, hoa mắt chóng mặt thường xuyên. Do thiếu chất, khiến người tôi lủc nào cũng ảm đạm, lặng lẽ. Bạn cùng lớp nói tôi có khuôn mặt của người..“cõi âm”! đâu có ai thấu hiểu hoàn cảnh nghèo đói của tôi? Thấy hoàn cảnh gia đình ngày cảng bi đát tôi bàn với mẹ và cha, cho tôi nghỉ học đi làm thuê để kiếm tiền phụ lo với mẹ, nhưng cả hai người đều cương quyết không đổng ý.

Mẹ tôi bảo chỉ có con đường học vấn mới có thể giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khổ; nếu tôi nghỉ học là tất cả phải sống mãi trong cảnh bần hàn. Học, mẹ tôi nhấn mạnh, dù khổ đến đâu củng không được bỏ hoc. Mẹ tôi vốn là một Phật tử. Khi cha tôi còn khỏe mạnh, mẹ tôì thường dắt hai chị em chúng tôi đi chùa; tôi quy y Tam bảo tại chùa HG, ngôi chùa cổ của xã nhà.

Từ ngày gia cảnh sa sút, bận bịu tối mặt tổi mũi vì công việc, mẹ tôi thỉnh thoảng mới đi chùa, nhưng những ngày rằm lớn mẹ tôi vẫn mua hoa quả về nhà cúng Phật và ăn chay. Mẹ tôi thường bảo chúng tôi, lạy Phật, Bổ Tát, tụng kinh sẽ được nhiều phước trong đó có phước sáng suốt, học giỏi..

Chúng tôi rất tin lời mẹ dạy, mỗi đêm đều thắp hương cẩu nguyện Phật, Bồ Tát phù hộ mình và gia đình. Đặc biệt đối với Bồ Tát Quán Thế Âm, tôi xem Ngài như người mẹ thử hai, hay tâm sự kể lể với Bổ Tát đủ thứ chuyện, đủ thứ uớc mơ từ thời còn trẻ đến tuổi thanh niên. Thời gian trôi qua nhanh, nhờ Phật, Bồ Tát phù hộ và sự cố gắng cua bản thân, năm nào tôi cũng đạt học sinh giỏi. Cứ đến cuối năm, mỗi lần được phát thưởng, nhìn bạn bè có cha mẹ hãnh diện đi dự lễ, tôi thẩm tủi thân: cha thì nằm một chỗ, mẹ thì sáng sớm đã đi làm mướn kiếm tiền, có rảnh đâu mà đến tham dự?

Cứ như thế, trong cái nghèo, cái đói, tôi đã vượt qua để đạt kết quả học sinh trung học tốt nghiệp cấp ba loại giỏi. Rổi đến kỳ thi vào Đại học và Cao đẳng, tôi đăng ký thi vào một trường Đại học ở Sàigòn và một trường Cao đẳng của tỉnh nhà. Mẹ tôi phải chạy vạy, vay mượn nhiều nơi mới có đủ tiền cho tôi lận lưng đi ứng thí. Kết quả là tôi đều đậu hết hai trường đã đăng ký.

Khi nhận giấy báo nhập học của trường Đại học, qua thông báo, các chi phí học tập và hỏi thăm các khoản chi ăn ở, mẹ tôi bấy giờ phải lắc đầu chịu thua. Bà bảo không cách nào lo nổi cho tôi theo học Đại học ở thành phố; mẹ tôi nói thôi thì học chỗ trường gần nhà cho đỡ tốn kém. Tôi cũng hiểu được nỗi lòng của mẹ và biết quá rõ về hoàn cảnh kinh tế của gia đình nên đành chấp nhận học ở địa phương, nhưng trong lòng tôi buồn vô hạn. Biết bao bạn bè trang lứa mong được cẩm tờ giấy báo nhập học Đại học như tôi mà chẳng được, còn tôi có được thi đành phải bỏ vi gia cảnh nghèo.

#8 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 22/10/2014 - 07:44

Đêm đó, khi thắp hương cúng lạy Phật và Bồ Tát, tôi vừa khấn nguyện vừa chảy nước mắt vì tủi phận không may. Tôi thì thầm kể lể chuyện buồn của mình cho Bồ Tát Quán Thế Âm nghe, như đã từng kể đủ thứ chuyện từ trước đến nay. Qua khói hương mờ mờ, tôi thấy đôi mắt tượng Bồ Tát như nhìn tôi với một nét dịu dàng, thương cảm…

Đêm đó, tôi ngủ rất say, nằm mơ thấy mình đang bước đi trên con đường mờ mịt sương khói, không biết đang ở đâu nên lòng tôi hết sức sợ hãi; bỗng có một người đàn bà mặc bộ đồ trắng tinh đến nắm tay tôi và bảo đi theo bà, không hiểu sao tôi hết sức tin tưởng, lặng lẽ theo bà ấy đến tận cổng một ngôi chùa, sau đó dừng chân trước hồ sen, hồ sen nở rất nhiều hoa, người đàn bà đó ngắt một đóa sen hồng đang nở trao cho tôi rồi đột ngột biến mất.

Tôi giật minh tỉnh giấc, lòng thấy rất vui vì giấc mộng lành. Phải chăng người đàn bà mặc bộ đồ trắng là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm đến để mách bảo tôi điều gì đó, tôi thầm nghĩ như vậy, sau đó lại ngủ tiếp một giấc ngủ êm đềm, không mộng mị. Sáng hôm sau, tôi đến trường rút hồ sơ để nộp vào trường Cao đẳng tại tỉnh nhà, sau đó tôi viếng chùa HG để lạy Phật và cẩu nguyện, cho việc học hành của mình và gia đình được yên ổn...

Khi đến nơi, lúc đó chùa vắng khách, chỉ có một người phụ nữ đứng tuổi đang ngồi nói chuyện với Ni sư trụ trì. Sau khi đến chào hỏi Sư cô, lạy Phật cúng dường xong, tôi ra sân chùa lạy tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên. Lạy xong, tôí đến ngồi dưới tán cây sa la gần tượng Bồ Tát; những lo âu, suy nghĩ về cuộc sống hàng ngày như tan biến khỏi tâm trí khiến tôi có cảm giác thanh thản kỳ lạ.

Đang suy nghĩ vơ vẩn, bỗng Sư cô trụ trì cho người ra bảo tôi vào uống nước và bàn chút chuyện. Vốn quá quen thuộc với Ni sư từ nhỏ, tôi nhanh chóng đi vào hầu chuyện. Ni sư trụ trì cho tôi biết, vị khách ngồi cùng bàn biết chuyện tôi học giỏi mà đang gặp khó khăn, cô ấy muốn hỏi thêm một số việc để giúp đỡ.

Nhìn nét mặt đôn hậu nhưng sắc sảo của một người thành đạt, tôi tin tưởng và kể rõ hoàn cảnh gia đình và việc gặp khó khăn việc học của mình. Cô ấy chăm chú lắng nghe, sau đó hỏi địa chỉ nhà tôi rồi dặn dò tôi mấy lần, là không được từ bỏ việc học ở trường đại học. Cô ấy nói sẽ nhanh chóng nhờ người đến giúp, sau đó cáo từ Ni sư trụ trì ra về. Tôi đứng nhin theo cô ấy, nhớ lại giấc mơ đêm qua rồi ngơ ngẩn tự hỏi: Đây là mơ hay thực?

Ngày hôm sau, khi tôi đang dọn cơm cho cha ăn thì có khách tới tìm, đó là ông Ba C. ông ấy vừa lau mồ hồi trán vừa hỏi tên cha tôi và tôi, ông bảo nhà tôi khó tìm quá, ông ấy nói ông là đại diện cho Hội Khuyến học của xã giáp ranh xã nhà, đến tìm tôi để bàn về vấn đề hỗ trợ tài chính cho tôi đi học đại học, theo sự ủy thác của một nhà tài trợ của Hội. Cha tôi và tôi rất vui mừng khi biết chuyện này.

Trước kia tôi xem TV thấy trên đài truyền hình VTV1 có phát sóng hẳn một đoạn thời sự về Hội Khuyến học này, nhưng vì khác xã nên tôi không nghĩ hội này có thể giúp đỡ mình. Hôm nay, chính người đại diện hội tự tìm đến gợi ý giúp đỡ thì còn gì vui mừng hơn? Sau khi nghe tôi trình bày rõ ràng hoàn cảnh, ông Ba C. bảo tôi làm đơn xin vay tiền, sau khi đã tính toán cụ thể các chi phí cho việc học và ăn ở, ông cho biết số tiền vay này sẽ được cung cấp đẩy đủ theo yêu cẩu; chẳng những thế, người vay sau khi ra trường, có công ăn, việc làm ổn định rồi thì mới phải trả nhưng trả từ từ, không tính lãi.

Ngoài ra, ông còn nói sẽ xuất tiền túi ra cho tôi ăn bánh hàng ngày để có sức học. Ông bảo:

- Nhìn cháu mét quá, ăn uống thiếu thốn thì chắc không trụ nổi với việc học nặng nề ở Đại học đâu!

Tối đến, khi biết chuyện tôi được tài trợ để đi học Đại học, mẹ tôi chảy nước mắt vì mừng.

- Đã có cơ hội thoát khổ rồi ông ơi!

Mẹ tôi vừa xoa bóp chân cha tôi vừa phấn khởi nói. Tôi lặng lẽ đến bàn thờ Phật, thắp nén hương thầm tạ ơn chư Phật và Bồ Tát đã xui khiến cho tôi gặp vị mạnh thường quân nên mới được như hôm nay. Một thời gian sau, nhờ Hội Khuyến học nên tôi đã đàng hoàng ngồi trong giảng đường Đại học ở Sài Gòn.

Biết vận mệnh cả gia đình đặt vào việc học của tôi, cộng với lòng mong muốn báo đáp ơn nghĩa đối với chư Phật, Bồ Tát và những người ra tay cưu mang, giúp đỡ mình nên tôi đã miệt mài học không nề hà gian khó nên luôn đạt kết quả tốt. Các bạn thấy tôi cứ gằm đầu mà học, chẳng chịu chơi bời, họ mắng tôi là con mọt sách. Mặc kệ, ai nói gì thì nói, tôi cứ một đường chăm chỉ học.

Trong thời gian tôi ngồi học ở giảng đường, gia đình tôi đã có nhiều thay đổi. Nhờ sự giới thiệu của ông Ba C. mẹ tôi đã đến một công ty chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nhận hàng về gia công, công việc nhẹ nhàng nhưng cho thu nhập ổn định; không phải bỏ nhà đi suốt ngày như lúc trước, nên mẹ có thời gian chăm sóc cha tôi nhiều hơn. Sức khỏe của cha tôi ngày càng tốt lên, có thể phụ giúp mẹ tôi công việc gia công hàng.

Chính quyền xã nhà đã xây dựng cho gia đình chúng tôi một căn nhà tình thương, vách tường, mái tôn chắc chắn. Ồng Ba C. thỉnh thoảng lại đạp xe đạp sang nhà tôi thăm viếng, cho quà cha tôi và em tôi. Có lần ông khệ nệ mang vào cả giỏ đồ hộp, bảo có người em gởi cho, ông đem chia bớt cho gia đình tôi. Ông ấy đúng là ông Bụt giữa đời thường, toàn lo chuyện giúp đời.

Thời gian trôi qua nhanh, sau bao nỗ lực, tôi đã tốt nghiệp ra trường với bằng cấp ưu hạng, tôi đã tìm được việc làm với mức lương khá cao. Nhờ có tiền, tôi đã đưa em tôi lên thành phố học, con bé năm nay sẽ thi đại học, nó học rất giỏi và chăm chỉ. Hy vọng nó cũng đỗ đạt để khỏi phụ lòng cha mẹ và những người đã giúp chúng tôi học hành tới nơi, tới chốn.

Tiếng chuông Đại Hồng Chung vang rền khiến tôi giật mình sực tỉnh, vội trở vào chào tạm biệt Ni sư trụ trì rồi trở về nhà. Trước khi rời chùa, tôi chắp tay xá tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lần nữa, đôi mắt từ pho tượng như vừa nhìn tôi dịu dàng, như vừa lắng nghe, dõi tìm những số phận không may đang cầu mong được giúp đỡ.

Tôi thầm nghĩ, cuộc đời tôi nhờ hết lòng tin kính Phật pháp, tin tưởng vào năng lực ban vui cứu khổ của Bồ Tát Quán Thế Âm nên mới được như ngày hôm nay. Năng lực tầm thanh cứu khổ của Bồ Tát là năng lực không thể nghĩ bàn, chỉ cần có tấm lòng thiết tha tin tưởng vào oai lực đó, tin tưởng và sống theo lời Phật dạy, chắc chắn sẽ được Bồ Tát đến giúp khi gặp khổ nạn.

Diệu Thiện

#9 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/10/2014 - 12:02

5. NHÂN VÍA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM 19-6 ÂM LỊCH

PHÉP MÀU QUÁN THẾ ÂM

Ngồi ngẫm nghĩ lại, tôi cảm thấy hai câu kinh trong bài sám nguyện nói trên thật đúng với trường hợp của cậu tôi, như một phép màu kỳ diệu.

“Trong khi bão tố chìm thoàn (1)

Niệm danh Bồ Tát sóng tan hết liền”. (Sám Cầu an)

Ngồi ngẫm nghĩ lại, tôi cảm thấy hai câu kinh trong bài sám nguyện nói trên thật đúng với trường hợp của cậu tôi, như một phép màu kỳ diệu.

Cậu tôi làm trưởng phòng cảng vụ ở biển Cửa Việt, nhiệm vụ của cậu nói chung là điều phối cho tàu xuất cảng hay nhập cảng được an toàn.

Cậu là em của mẹ tôi, hồi nhỏ cậu cũng hay đi chùa với bà, với chị, nhưng giờ vì công việc quá bận rộn nên thỉnh thoảng cậu mới có thời gian để đến chùa. Sinh ra trong gia đình đạo Phật nên cậu được gieo hạt giống Bồ đề và nuôi dưỡng lòng từ bi từ nhỏ. Vì vậy cậu dạy cho hai đứa con của mình luôn sống trong sạch, biết yêu thương, giúp đỡ và quan tâm đến mọi người.

Nói chung cậu là người chuẩn mực, khuôn phép. Mỗi lúc có chuyện gì khó khăn, cần giúp đỡ, cậu luôn hỏi ý kiến của mẹ tôi và mẹ luôn đưa ra những lời khuyên đúng lúc, bổ ích, chính vì vậy cậu rất tôn trọng và rất tin tưởng, lắng nghe lời mẹ tôi khuyên bảo.

Một buổi chiều trời mưa như trút nước, gió mạnh thổi ào ào làm hàng cây nghiêng ngả như muốn bật gốc lên, hình như có một cơn bão đang đi qua tỉnh tôi. Thấy gió to, mẹ đang loay hoay dọn dẹp đồ đạc, chốt cửa thật chặt cho gió khỏi bung ra thì chuông điện thoại reo, mẹ nhấc máy:

- A lô!

Bên kia là tiếng cậu tôi đang rối rít:

- Chị ơi! Có một cơn bão vừa đi qua, biển động dữ dội, thủy triều dâng lên cuồn cuộn, nhưng hiện giờ có một chiếc tàu đang mắc kẹt ngoài cảng, em phải làm sao đây hả chị?

Mẹ tôi trấn an cậu ngay:

- Cậu bình tĩnh, từ từ nói lại cho chị nghe nào?

- Dạ, chị ơi, có một con tàu sắp nhập cảng, cách bờ biển khoảng non ngàn mét, trên tàu có sáu thuyền viên nhưng giờ biển động quá dữ dội, em không liên lạc được họ, bộ đàm không hoạt động nữa, chị nghĩ cách gì giúp em cứu họ với?

Mẹ tôi suy nghĩ một lúc rồi nói chắc như đinh đóng cột:

- Giờ thế này, cậu cứ làm mọi cách theo chuyên môn của cậu. Ngoài ra, cậu đọc tên tàu và tên sáu thuyền viên trên tàu cho chị để chị tụng kinh cầu an cho họ ngay bây giờ. Chư Phật, các vị Bồ Tát sẽ gia hộ cho anh em trên tàu được bình an thôi, cậu đừng quá lo lắng, hoảng hốt nhé!

Trấn an cậu nhưng vẻ mặt của mẹ lo lắng thực sự. Mẹ liền bảo tôi đốt trầm, thắp đèn, rồi mẹ dâng hương lên Tam bảo khấn vái rất lâu. Sau đó, hai mẹ con tôi ngồi ngay ngắn, trang nghiêm trước tôn tượng Mẹ hiền Quán Thế Âm và bắt đầu tụng kinh Phổ môn cầu an.

Đến phần phục nguyện, mẹ đọc đi đọc lại tên tàu và tên sáu thuyền viên đến ba lần, để cầu cho họ được vào bờ an toàn. Tụng kinh xong, mẹ vẫn ngồi nghiêm trang niệm Phật để tiếp tục cầu xin các Ngài, gia hộ cho anh em trên tàu được vào bờ bình an.

Khoảng một giờ sau, nghe chuông điện thoại reo, mẹ tôi nhấc máy:

- A lô!

Đầu dây bên kia là giọng cậu đang hồ hởi:

- Chị ơi! Sáu thuyền viên bơi vào bờ được an toàn rồi, tàu bị nhấn chìm nhưng họ không sao cả!

Mẹ tôi thở phào nhẹ nhõm:

- Lạy Phật! Anh em vào bờ an toàn là mừng rồi!

Cậu tôi hỉ hả:

- Em cảm ơn chị nhiều nhiều!

Mẹ tắt điện thoại, nở một nụ cười hiền từ nhìn lên tôn tượng của Bồ Tát Quán Thế Âm, như thầm cám ơn Ngài đã lắng nghe lời nguyện cầu của mẹ, tạo ra nhiều duyên lành để mang bình an đến với mọi người. Chợt tôi thấy mẹ từ bi quá đỗi và thầm cám ơn Trời Phật đã cho tôi được làm con của mẹ.

(1) Thoàn: Đọc trại âm thuyền.

Diệu Hiếu

#10 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/10/2014 - 03:23

6. MẸ TÔI & CÂU NIỆM "NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT"

Mẹ tôi tin chắc như đinh đóng cột vào sự linh ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Mẹ nhất quyết:

- Bất cứ ai, hễ gặp bất trắc, tai nạn khổ đau mà thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm thì Ngài sẽ cứu độ cho tai qua nạn khỏi; nếu không được ngay thì sớm muộn mọi sự cũng hanh thông tốt đẹp!

Mẹ tôi nhắc nhở con cháu và mọi người quen lạ nên thành tâm cầu nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm! Và câu niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” đã nhập tâm và theo mẹ tôi suốt cho đến cuối đời.

Linh ứng chăng? Thật ra, hồi đó tôi không mấy quan tâm, và cũng như mọi người trong nhà, tôi cho là mẹ mê tín. Lên trung học, được tiếp cận mớ kiến thức nhà trường với sách báo, phim truyện... tôi lại càng nghi ngờ điều mẹ tin, cho là thiếu cơ sở khoa học.

Trong những năm đầu thập niên 50-60, trào lưu triết học phương Tây thịnh hành; triết lý hiện sinh như là mốt được giới trẻ học sinh, sinh viên hâm mộ tôn sùng. Mặc dầu hiện sinh là gì, phần đông chúng tôi cũng còn lờ mờ, nhưng đã ảnh hưởng và để lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức, suy tư, nếp sống thanh niên thời bấy giờ, nhất là giới trẻ có học.

Tôi, một đứa nhà quê về phố học, cũng như phần đông thanh niên thời đó, muốn giũ bỏ cái lốt quê mùa bằng cách tập tò học đòi mốt trí thức, với cặp kính trắng và những quyển sách triết của Albert Camus, J. Paul Satre luôn lè kè bên mình. Hiện sinh, vấn đề thời thượng mà ở bất cứ đâu, vỉa hè, sân trường, nhà ga, bến xe, quán cà phê... cũng đem ra bàn cãi, tranh luận; và với thái độ hoài nghi, họ thẳng thừng bác bỏ những gì mắt không thấy, tai không nghe.

Bản thân tôi cũng không ngần ngại gạt qua một bên điều mẹ tin, coi thường lời mẹ dặn, tự cho là mọi sự được mất, thành bại ở đời đều do số phận cả. Linh ứng chỉ là sự ngẫu nhiên, trùng hợp, tình cờ.

Bước vào đời trước bao nghịch cảnh phũ phàng và thất bại đắng cay, tôi hoang mang không còn biết tin vào đâu. Nhiều người cho hoàn cảnh sướng khổ đều do số phận cả. Nhưng số phận do đâu? Tôi băn khoăn tự hỏi! Tại sao người xinh đẹp, giàu có, hạnh phúc; kẻ lại xấu xí, bất hạnh, khổ đau? Người cho là do trời hay thượng đế quyền năng an bài.

Như thế tại sao đều là con người và là con cái thượng đế mà kẻ của cải thừa mứa, người lầm than đầu tắt mặt tối? Như thế có bất công? Có quan niệm cho là nghiệp...thì chuyển được chăng, ai cứu? Có thể nào đặt cược đời mình vào niềm tin mơ hồ và tôi nghi ngờ điều xác tín về sự mầu nhiệm.

Trong khi không ít trường hợp tôi đã mở to mắt kinh ngạc trước những kỳ diệu, mà mớ kiến thức khoa học của tôi chịu bó tay không tài nào lý giải! Thật ra, những lúc cùng đường bế tắc, tôi cũng cầu nguyện, tất nhiên thầm kín không ai hay, nhưng có bao giờ tôi được đáp ứng. Tuy thế, khi liên hệ hoàn cảnh gia đình mình với bạn bè đồng song đồng lứa, tôi không khỏi giựt mình tự hỏi sự may mắn do đâu có?

Sinh ra và lớn lên trong gia đình đông con ở một vùng quê nghèo, anh em tôi đều được học hành, tuy không đến nơi đến chốn, nhưng có được chút hiểu biết giắt lưng đối với thời bấy giờ không là chuyện dễ. Nhất là khi phải đối diện trước tình huống sống chết chỉ trong gang tấc, mạng sống như chỉ mành treo chuông, trong sâu thẳm lòng tôi bỗng vuột ra lời cầu nguyện chí thành và tôi đã vượt qua hiểm nguy.

#11 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/10/2014 - 03:45

Sức mạnh kỳ diệu nào đã thúc đẩy thực sự tôi không thấy, không hay biết nhưng là sự thật không thể chối cãi! Và trải bao biến cố chiến tranh tù tội chết chóc xảy đến, bạn bè đứa chết hay mất người thân, đứa nhà cửa tan nát phải tha phương cầu thực, gia đình tôi vượt qua và anh em tôi may mắn sống sót và được an lành.

Điều đó đã đặt ra cho tôi câu hỏi về trải nghiệm tâm linh của mẹ. Vì không nhờ phước phần từ niềm tin tâm linh mẹ tưới tẩm, làm sao anh em tôi có nơi nương tựa để đứng vững? Và trong cuộc sống đầy bất trắc, bao sự việc đến với tôi hay trực tiếp chứng kiến, đã đánh thức tôi quay về giọt nước cam lồ cứu khổ Quán Thế Âm, mà mẹ hằng tin sâu và ân cần trao lại con cháu, mà có lúc chúng tôi vô tình cho là mẹ mê tín.

Những năm tám mươi của thế kỷ trước, đời sống khó khăn, không những tiền bạc thiếu thốn mà thì giờ cũng eo hẹp, việc đi lại không dễ dàng nên có thương cha mẹ, nhớ anh em bạn bè cũng chịu. Suốt năm qua tôi không về thăm nhà nên khi được tin mẹ mất, tôi bối rối không biết phải làm sao. Tình hình xe tàu khó khăn, tiền bạc thiếu hụt lấy gì xoay xở! Đang loay hoay tìm cách tháo gỡ, bỗng lời mẹ năm xưa thôi thúc. Tôi thắp nén hương đứng giữa trời đất thành tâm khấn cầu Bồ Tát Quán Thế Âm gia hộ cho tôi được về kịp để lo đám tang mẹ! Và tôi giữ mãi câu niệm suốt đêm.

Bốn giờ sáng, tôi đã có mặt ở bến xe xếp hàng mua vé. Nhưng đến bảy giờ có thông báo “Vé đã bán hết từ chiều hôm qua!” Mọi người đều tỏ ra bức xúc, tức giận... nhưng cuối cùng đều tản mác! Tôi đánh bạo vào ngay phòng vé năn nỉ, nhưng vô ích. Quay ra, tôi thở dài ngồi xuống bậc cấp chờ một cơ may. Một chuyến xe tăng cường, biết đâu?

Bỗng một người đàn ông trông quen quen đến bên tôi cười bảo:

- Anh có vẻ bồn chồn, hẳn có việc cần, tôi thì chưa vội!

Đặt tấm vé vào tay tôi rồi ông vội bỏ đi ngay. Tôi trố mắt ngạc nhiên! Là sự thật? Nhưng tấm vé đã sờ sờ trên tay. Tôi mừng quá, vội nhảy lên xe. Ngồi xuống ghế, tôi mới sực nhớ mình chưa trả lại tiền vé và cũng không một lời cảm ơn. Tôi đứng lên định bước xuống nhưng xe đã chuyển bánh và nhìn quanh chẳng thấy bóng dáng người đó đâu?

Tôi moi óc, cố lục lọi trí nhớ xem là ai? Sao có chuyện kỳ lạ vậy? Về đến nhà, chị tôi cho biết, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy và quý bác trong khuôn hội, nên mọi việc đã đâu vào đấy. Câu hỏi về người đàn ông cứ theo tôi mãi, cho đến khi mọi việc xong xuôi, tôi đến chùa thăm thầy và được thầy khai mở.

#12 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/10/2014 - 04:37

Tôi thay mặt gia đình đến chùa lễ Phật, cảm tạ ơn thầy. Thầy ân cần bảo:

- Chỉ là Phật sự, gia đình không nên quá bận tâm chuyện ơn nghĩa. Phật dạy cách tốt nhất đền đáp ơn Tam bảo là giúp đỡ mọi người!

Thấy thầy tỏ vẻ cởi mở, tôi mạnh dạn nêu câu hỏi thắc mắc bấy lâu.

- Thưa thầy, nhiều người cho rằng hễ ai gặp bất trắc khó khăn hoạn nạn, cầu Bồ Tát liền được cứu độ, nhưng có người cầu mà chẳng bao giờ được đáp ứng, như thế nghĩa là sao?

Thầy rót nước mời uống rồi ân cần giải thích:

- Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ. Cuộc đời, nói chung chúng sanh trong cõi Ta bà nhiều khổ đau, gặp hoàn cảnh tai ương hoạn nạn do căn cơ sai biệt, nên để cứu độ hết thảy, chư Phật và chư Bồ Tát đã thị hiện nhiều thân tướng khác nhau. Đặc biệt Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện tướng Thiên thủ thiên nhãn; năng lực vô biên mầu nhiệm được khái quát, cụ thể hóa bằng ngàn tay ngàn mắt.

Ngàn tay nói lên khả năng sẵn sàng cứu độ hết thảy, ngàn mắt biểu lộ năng lực nhìn xa trông rộng, khắp nơi không đâu không thấy! Do đó bất cứ ở đâu và lúc nào Bồ Tát cũng có mặt, sẵn sàng đáp lại tiếng kêu cứu thống khổ những ai gặp ách nạn! Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, Phật dạy Bồ Tát Quán Thế Âm tùy yêu cầu cứu độ mà thị hiện nhiều hình tướng khác nhau.

Chúng sanh bao nhiêu loài với nỗi khổ, niềm đau thì Ngài thị hiện bấy nhiêu thân tướng tương ưng để cứu độ hết thảy. Nhưng nói thế không phải thế mà là thế; nghĩa là không phải ai cầu cũng được đáp ứng. Trí tuệ đạo Phật đòi hỏi hiểu lời Phật dạy như là phương tiện khế lý, khế cơ... tùy căn cơ chủng tánh mà tiếp nhận ý nghĩa cao thấp sâu cạn không đồng.

Ý nghĩa Quán Thế Âm phải được hiểu qua biểu tượng “Quán là quán xét, soi xét, lắng nghe; Thế là thế gian, là cuộc đời này; Âm là âm thanh tiếng kêu, tiếng nói”. Từ đó, Bồ Tát không nhất thiết phải là bậc cao siêu ở cõi xa lạ, mà bất kỳ ai có thể chỉ là một người bình thường, nếu biết lắng nghe để cảm thông với nỗi khổ niềm đau, chia sẻ niềm vui, đem lại sự an lạc cho người đều là Bồ Tát...

Do khả năng hạn chế, năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý căn) nhiều sự việc, hiện tượng con người không thể thấy nghe nhận biết... Những điều không thể suy luận nghĩ bàn, đạo Phật gọi là “bất khả tư nghì” cần phải được thực chứng.

Như người uống nước muốn biết nước nóng lạnh, mùi vị ra sao thì phải ngụm vào miệng chứ không thể nắm bắt cảm nhận qua ai đó! Dân gian thường nói “thần giao cách cảm” nghĩa là tinh thần đã giao thì cách xa mấy cũng cảm, trái lại thần không giao tức tâm không đồng, không thông làm sao cảm?

Với niềm tin sâu sắc vào sự linh ứng Bồ Tát Quán Thế Âm, mẹ tôi cầu không vì mình (vô ngã) mà chỉ vì mọi người, con cháu, người thân (vị tha) bởi tương thích với tần số vô ngã, vị tha của hạnh nguyện cứu khổ nên mẹ cầu tất ứng. Còn chúng ta trái lại cầu mà nghi ngờ, so đo với cái tâm hẹp hòi vị kỷ thì cầu sao ứng!

À, thì ra người đàn ông đã giúp tôi ở bến xe...Tôi chợt hiểu và cũng chỉ mình tôi cảm nhận, tôi có nói cho một ai đó họ cũng không tin vì không thể hiểu. Mầu nhiệm và gần gũi thay Bồ Tát Quán Thế Âm, đơn giản chỉ cần biết lắng nghe để san sẻ nỗi khổ niềm đau, đem lại niềm vui dù nhỏ nhoi cho người thân, bạn bè, người chung quanh bằng một lời khuyên, lời an ủi động viên chân tình...

Việc bình thường ai cũng có thể làm và trở thành vị Bồ Tát. Hãy thực tập hạnh lắng nghe để cuộc đời vơi bớt khổ đau và tràn đầy niềm vui. Tôi chợt nhận ra niềm tin thâm sâu của mẹ và ý nghĩa lời mẹ dặn.

Võ Văn Lân

#13 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/10/2014 - 10:37

7. GIẢI TRỪ VONG NHẬP

Bà Trần Thị Tuyết Hạnh, năm mươi bảy tuổi, bị lâm bệnh ngay khi vừa nhập trại tỵ nạn ở đảo Phi Luật Tân. Bác sĩ chiếu khám cho bà nhiều lần và đưa bà ra khỏi trại để chụp hình nữa mà vẫn không tìm ra căn nguyên bịnh lý. Bà Hạnh đau rất kỳ cục, bà không chịu ăn uống và không ngủ trên cả tháng mà sức vóc không hề hấn gì.

Mặt bà đỏ gay, con mắt láo liên và về chiều thì mí mắt sụp xuống, buồn rầu khóc thảm, làm nhảm kể lể những chuyện đau buồn. Vì lý do mắc bệnh kỳ dị nên ban điều hành trại, thương lượng cơ quan lo hồ sơ định cư cấp tốc, cho gia đình bà Hạnh nhập cảnh Hoa Kỳ sớm, để có thể đủ điều kiện thuốc thang trị liệu bệnh tình cho bà.

Khi đến vùng San Francisco, người nhà cấp đưa bà Hạnh đến nhà thương trị liệu, song các bác sĩ giỏi đều bó tay chứng bệnh không chịu ăn, không chịu uống, mà vẫn sống như thường của bà Hạnh. Hai tháng trôi qua, bệnh tình không thuyên giảm, người nhà vẫn tiếp tục đưa bà Hạnh đi khám bác sỉ cho có lệ và để ai nấy yên lòng.

Một hôm có cụ Lành đưa đường, chồng bà Hạnh đem vợ đến chùa Từ Quang gặp tôi để nhờ giúp đỡ. Mới nhìn qua nét mặt, khí sắc của bà Hạnh là tôi biết ngay bà bị âm khí ám nhập. Tôi đưa ngay bà lên chánh điện để tra vấn cái vong linh đang nhập trong người bà. Bà Hạnh nhìn tôi với vẻ sợ hãi và run cầm cập như đang ở giữa băng tuyết. Bà cúi đầu khóc thút thít, nghẹn ngào và biểu lộ sự tức tối, uất ức.

Tôi gạn hỏi hoài mà vong nhập kia không chịu khai báo một chút tung tích gì. Tôi bèn gọi các chú trong chùa trợ niệm và lấy chiếc mõ nhỏ đặt ngay trên đầu bà Hạnh tụng chú Ðại Bi, thì bà Hạnh nhắm nghiền hai mắt, tóc trên đầu bà bay ngược như một cơn bão thổi mạnh, hai tay bà chấp lại như một búp sen và miệng the thé nói một giọng con gái độ mười chin, hai mươi tuổi.

Tiếng người con gái này nói mình đã chết trên biển cùng mẹ ruột và nhiều người vì gặp bão, nên tàu chìm. Tôi hỏi các chi tiết khác thì vong linh nói mà phát âm không rõ, chỉ thốt lên the thé kêu đói, than lạnh rồi vật lăn giữa điện Phật bất tỉnh. Tôi và những người có mặt thấy thế xúc động quá, liền khai kinh Phổ Môn tụng cầu an cho bà Hạnh và liên tục niệm danh hiệu Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát; đồng lúc tụng niệm tôi lấy nước thờ trên bàn Phật và đọc thần chú Quán Âm, Tâm Kinh Bát Nhã rồi đem cho bà Hạnh uống.

Khi bà Hạnh vừa uống xong ly nước thì liền tỉnh dậy và bà vội vàng nhảy tới bàn thờ vong, đưa tay bốc thức ăn bỏ vào miệng ngồm ngoàm như kẻ bị đói lâu ngày. Ăn đã đời, bà quơ tất cả đồ cúng nào là chuối, bánh, trái cây, khoai, bắp… trên bàn thờ cô hồn bỏ vào trong túi áo, lận trong lưng quần và trải tà áo tràng mà bà đang mặc gói tất cả thức ăn, chui vào trong góc bàn thờ linh và tiếp tục ăn như ma quỷ. Bà còn khóc và la lên là có nhiều người đang dành ăn và đánh tháo bà.

Thấy hình ảnh kỳ quái của bà Hạnh, ai cũng sợ và nhiều người bỏ chạy xuống lầu. Tôi bình tĩnh niệm chú Chuẩn Ðề và dùng lời nhỏ nhẹ, ngọt ngào kêu bà Hạnh ra ngoài và quỳ giữa chánh điện. Tôi lại tiếp tục vấn cung vong linh đang nhập vào trong bà Hạnh một lần nữa. Lúc này, vong linh mới nói rõ tên tuổi, ngày chết là nhu cầu muốn được nghe kinh siêu độ.

Tôi liền viết bài vị thờ ngay lúc ấy, kêu các vị dưới bếp nấu cơm chay cúng vong và tôi khai kinh Di Ðà cầu siêu hôm đó, có gần một trăm Tăng Ni và Phật tử, vì hôm đó là nhằm lễ sám hối Bố Tát gần đến mùa Vu Lan Rằm tháng bảy.

Sau khi tụng kinh Di Ðà, niệm danh hiệu Phật, đến chổ quy y linh ký tự, thì bà Hạnh ngã xuống đất bất tỉnh. Ðộ chừng mười phút sau, bà Hạnh tỉnh dậy và trở lại người bình thường như mình đã ngủ một giấc thật dài. Gia đình bà Hạnh và mọi người hôm đó đều cảm kích và vô cùng mừng rỡ khi thấy bà Hạnh bình phục.

Tôi bảo cụ Ðức Hạnh, cô Thanh Tịnh nấu cháo trắng để bà Hạnh ăn kẻo nhịn đói lâu ngày ăn cơm vào nặng bao tử, và đưa bà vào phòng nghỉ. Ngay tối hôm đó, bà Hạnh đòi về nhà vì thấy đã khỏe hoàn toàn. Sáng hôm sau, tự bà Hạnh và cả nhà đến chùa lễ tạ và xin quy y. Hôm chứng kiến lễ đưa vong linh cô gái Việt Nam chết trên biển ra khỏi người bà Hạnh và ký tự vong linh bất hạnh ấy tại chùa Từ Quang, cụ Tâm chép miệng thành thơ rằng:

Pháp Phật nhiệm mầu
Cứu người khổ đau
Quan Âm linh hiển
Hạnh nguyện thâm sâu.

Hoà Thượng Thích Tịnh Từ

#14 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 31/10/2014 - 00:04

8. MẸ HIỀN CUẢ CHÚNG SANH

Không biết tự khi nào, trong tôi luôn nghĩ đến Bồ Tát Quán Thế Âm, ngưỡng vọng và thầm cầu nguyện Ngài với một danh xưng rất thân thương, gần gũi là Mẹ.

Có lẽ không riêng gì tôi, mà tất cả mọi người, kể cả những người Phật tử thuần thành cũng đều mặc định rằng, Ngài là một vị “Phật nữ”. Có thể suy nghĩ đó xuất phát từ các bức tượng Ngài đều mang hình dáng một phụ nữ hiền từ, dịu dàng che chở, xoa dịu nỗi đau cho những con người đầy tham lam, ích kỷ nơi trần tục.

Bao giờ cũng vậy, mỗi khi đi chùa, tôi thường quỳ trước chân Mẹ rất lâu, chắp hai tay và nhắm mắt lại, cho ánh sáng hào quang của Mẹ soi rọi xuyên suốt tâm trí tôi, như thấu hiểu được rằng, tôi, một con người tội nghiệp vẫn mang trong lòng đầy những sân hận, si mê. Và giờ đây, mỗi khi khi tâm hồn trở nên chông chênh trống vắng, tôi lại muốn được trở về bên Mẹ, muốn tìm lại những phút giây thanh tịnh cho tâm hồn mình.

Và, bao giờ cũng vậy, sau khi tự “thú tội” chán chê, hứa với Mẹ, tự hứa với lòng, cầu nguyện được Mẹ dẫn dắt vào con đường an lành hiền thiện, tôi lại đứng ở một góc khuất từ xa ngắm nhìn Mẹ, nhìn những con người đông đúc tội nghiệp giống tôi, có thể có những người tội nghiệp hơn tôi hoặc không bằng tôi, đang thành tâm kính lễ Mẹ.

Những lúc đó, trong lòng tôi lại trào dâng một cảm xúc rưng rưng, tôi thương mình, thương người. Tôi tự suy niệm rằng, cái ranh giới giữa hạnh phúc và khổ đau, giữa cái thiện và cái ác thật mỏng manh hay kiên cố, mà con người vẫn thường u mê lầm lạc. Có lẽ là cả hai mỏng manh và kiên cố vẫn luôn tồn tại, nên con người khi tỉnh khi mê trước mọi điều.

Cũng vì sự u mê của chúng ta, Mẹ mới phải lắng nghe, hóa giải, dìu dắt những con người tội lỗi. Sự mầu nhiệm của Mẹ đã đến với biết bao mảnh đời khốn khổ. Riêng tôi, sự mầu nhiệm đó đã đến một cách kỳ diệu, hiệu nghiệm hơn tất cả các phương thuốc quý nào. Trong công việc, có những lúc tôi và đồng nghiệp gặp phải sự trắc trở khó khăn. Lúc đó, tôi đã nghĩ đến Mẹ, cầu nguyện Mẹ che chở.

Và kỳ diệu thay, mọi khó khăn cũng qua đi nhanh chóng. Sau những lần như vậy, tôi thầm cảm ơn Mẹ, nguyện với Mẹ rằng, từ nay con sẽ cố gắng sống tốt hơn để cho nghiệp lực sâu dày phần nào vơi mỏng lại.

#15 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 31/10/2014 - 00:18

Sự mầu nhiệm đã đến một cách thiết thực và kỳ diệu hơn, khi có một lần tôi đã phạm phải sai lầm trong cách nuôi dạy con. Hôm đó, sau một ngày làm việc mệt mỏi trở về nhà, tôi thấy thằng bé con tôi đang đứng ngoài cửa chờ mẹ. Tôi hỏi con sao không vào nhà thì cháu trả lời đã làm mất chìa khóa nhà, sau đó tôi được biết thêm cháu còn phạm lỗi nói chuyện nhiều trong lớp học, bị cô giáo phê bình.

Đang mệt mỏi lại gặp phải những chuyện bực mình, tôi đã mắng, đánh cháu một trận, sau đó đuổi cháu ra khỏi nhà. Thằng bé sợ hãi van xin tha thứ nhưng tôi đã làm già, tôi bảo, nếu con không đi thì mẹ sẽ đi. Vậy là cháu sợ hãi vừa đi vừa khóc. Lúc đó tôi nghĩ rằng, cháu chỉ dám đi xuống nhà chị gái của tôi, đợi khi tôi nguôi giận sẽ nhờ bác đưa về.

Nhưng tôi đã sai, hôm đó cháu không đi xuống nhà bác, tôi ở nhà dọn dẹp nấu nướng xong đợi cháu về, trời nhá nhem tối, tôi cứ trông ngóng mãi mà không thấy cháu đâu, lúc này tôi thật sự lo lắng hoảng sợ. Tôi vội vàng chạy xuống nhà chị gái, cháu không có ở đó, gọi điện cho những phụ huynh bạn của con cũng không thấy đâu.

Tôi vô cùng hoảng loạn, anh em, hàng xóm mỗi người một ngả túa đi tìm. Trời ạ! Biết tìm cháu ở đâu bây giờ? Tôi như khuỵu xuống. Rồi chợt nhận ra, tôi lấy xe phóng như bay lên chùa, đến bên Mẹ, quỳ gối nức nở khóc mặc cho những ánh mắt nhìn tôi vừa ngạc nhiên vừa thương hại.

- Mẹ ơi, con đã sai rồi, xin Mẹ đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn mang đứa con tội nghiệp trở về với con. Con hứa sẽ cố gắng kiềm chế, không sân hận, không nóng nảy để phạm phải những sai lầm...

Không biết là tôi đã kể khổ thống thiết như thế nào, trong bao lâu, chỉ biết rằng lúc đó tôi hoàn toàn đặt niềm tin ở nơi Mẹ một cách mãnh liệt. Cầu nguyện xong, tôi ra về với một niềm tin, một niềm hy vọng là đứa con thương yêu đang đợi tôi ở nhà. Và thật là kỳ diệu, khi vừa về tới nhà xe, anh hàng xóm thông báo cho tôi biết là cháu vừa về nhà, dặn tôi đừng la mắng cháu nữa.

Lạy Mẹ Quán Thế Âm! Mẹ đã lắng nghe những thổn thức đau khổ tận đáy lòng con và đã ban cho con một phép mầu kỳ diệu. Về nhà tôi hỏi cháu đi đâu, cháu bảo cháu buồn và sợ nên ra công viên xem mấy anh ở đó trượt patin. Thấy tối rồi mà cháu không về nhà nên các anh đã hỏi thăm cháu. Cháu kể cho các anh nghe là mẹ giận và đuổi cháu đi.

Mấy anh đã an ủi cháu và khuyên cháu nên nhanh chóng trở về nhà kẻo mẹ lo lắng. Vậy là cháu nghe lời các anh, trở về nhà với tâm trạng hối lỗi. Lạ một điều là tôi và những người hàng xóm đã đi lại công viên đó cả chục lần, thấy chỗ đông người nào cũng đến xem có cháu ở đó không mà không hề thấy.

Phải chăng, Mẹ đã hóa thân thành mấy anh trượt patin tốt bụng ngoài công viên đó để che chở cho con tôi, khuyên nhủ con tôi nên làm những điều tốt đẹp? Tôi cứ tưởng tượng rằng, nếu hôm đó con tôi gặp phải mấy tên ma cô, hay gặp phải những kẻ chuyên chăn dắt trẻ em bỏ nhà đi bụi đời thì không biết hậu quả sẽ khủng khiếp như thế nào nữa.

Vậy đó, sự mầu nhiệm mà Mẹ mang đến cho con người là không thể luận bàn. Có biết bao mảnh đời bệnh tật lầm than, chỉ cần đặt niềm tin sâu sắc nơi Mẹ, ngày đêm tinh tấn cầu nguyện Mẹ che chở, và mọi khổ đau được hóa giải một cách diệu kỳ.

Nhân ngày vía Mẹ (19-9 âm lịch), với tất cả niềm tin sâu sắc, sự kính cẩn chân thành, con xin dâng lên Mẹ tấm lòng kính tín như một chút hương sen tinh khiết trong sương mai. Con xin nguyện rằng, con sẽ sống chỉ có yêu thương chứ không bao giờ thù hận.

Ngô Thị Mai






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |