Jump to content

Advertisements




Bình luận vòng thái tuế trong sách cụ Thiên Lương.


1 reply to this topic

#1 ngocty

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 27 Bài viết:
  • 89 thanks

Gửi vào 31/08/2014 - 19:07

Cụ Thiên Lương viết về Thái Tuế trong sách Tử Vi Nghiệm Lý.

Thái Tuế.
Cung Thiên Bàn đã ấn định tên vị trí theo địa chi nhất định. Lúc lấy số tuổi gì thì ghi Thái Tuế ở vào vị trí có tên của nó như người ta sinh ra đời ở trong đất nhà của mình hay đẻ đường lạc danh - bộ tùy theo mệnh thân có trúng tam hợp tuổi hay không?
Thái Tuế là ngôi vị có tính cách thịnh vượng cao cả của người thọ lãnh nhiệm vụ chỉ huy công việc có ảnh hưởng bao trùm sâu rộng trong quần chúng. Mệnh nào đóng trúng Thái Tuế hoặc trong tam hợp tuổi (Thái Tuế) của mình là người đó đã được sắp xếp mọi sự thỏa mãn như mình ở đất nhà mình, dẫu tốt xấu gì cũng thuộc quyền của mình, mình toàn quyền sử dụng theo ý muốn không phải e dè ai như là người ở nhờ hay thuê mướn tức là thỏa mãn, hài lòng tùy theo vị trí mức độ để mình thụ hưởng, dĩ nhiên là nhà mình, mình ra công bù đắp, chứ không có ý phá hoại. Đó là tư-cách của cá-nhân ở vị trí Thái Tuế.



Như vậy, qua đoạn viết về Thái Tuế này, ta nắm được ý cơ bản về sao Thái Tuế, và tam hợp Thái Tuế.
Đó là sự chủ động, chủ động như ở nhà của mình.
Ở nhà của mình, thích làm gì thì làm, mình có phá nhà phá cửa, cũng chẳng ai làm gì.
Có khách đến chơi nhà, không ưa thì đánh khách, chọc ghẹo khách, cũng chẳng sợ, nhà của mình cơ mà. Sao phải xoắn.

Ngược với Thái Tuế, chính là tuế phá, nhẹ hơn là tam hợp Tuế phá (tuế phá - Tang môn - điếu khách)
Ngược với chủ, chính là khách, là bị động.
Khách đến chơi, phải theo ý của chủ nhà, làm gì cũng phải nhìn trước nhìn sau, dò dò xét xét.
Dù khách là đại gia, giàu kếch xù, nhưng đến nhà người ta nhà tranh vách đất mà dám khinh bỉ xem, hãy liệu chừng.

So ra, ông thái tuế và ông tuế phá, chưa biết ai hơn ai. Nhưng ông thái tuế có cái lợi, đó là tự mình làm chủ, nắm thế chủ động. Ông tuế phá thì ngược lại.

Để ý thêm câu: người thọ lãnh nhiệm vụ chỉ huy công việc có ảnh hưởng bao trùm sâu rộng trong quần chúng.
Hàm ý, người thái tuế luôn được ủng hộ. Dù có đi giết người cướp của, cũng cứ được tung hô, ủng hộ, ảnh hưởng bao trùm. Ví dụ :....

Như vậy, ý nghĩa tinh diệu đầu tiên của Thái Tuế đã được hé lộ rất rõ ràng ngay đầu sách của cụ Thiên Lương.

#2 ngocty

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 27 Bài viết:
  • 89 thanks

Gửi vào 31/08/2014 - 19:56

Các vị trí trong vòng thái tuế:
- Thái Tuế : đầy lòng tự hào, coi mình như có sứ mạng làm việc chánh đáng .
- Quan Phù : hành động chánh đáng với suy tính kỹ càng, thận trọng .
- Bạch Hổ : gắng công làm việc chính đáng với bất kể giá nào .

Ba vị trí Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ luôn luôn được hưởng bộ sao Long Phượng Hổ Cái (thỉnh thoảng mới có ba) là bộ sao đưa người ta đến vinh dự hưng vượng may mắn bằng thế này hay thế khác tức là làm cho người ta thỏa mãn hài lòng.
Vì lẽ vị trí tam hợp Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ là vị trí may mắn thuận tiện đi đến vinh quang, cho nên mỗi khi đại vận chuyển đến đó, bất kể là mệnh đóng ở vị trí nào (Tuế Phá, Thiếu Dương hay Trực Phù) người có số vẫn được hài lòng thỏa mãn. Như trên đã nói về phần ghi đại hạn thì cách thứ nhất (a) bắt đầu ghi ngay ở cung mệnh tuần tự theo chiều thuận hay nghịch mỗi khi gặp tam hợp Thái Tuế là phát vinh quang, là trúng thời gian tuổi thật của đương số.


Bình luận:
Kể ra, mình thấy cụ Thiên Lương viết thế này cũng hơi quá. Hoặc là viết 1 cách ẩn ý.
Như bài đầu đã viết, người Thái Tuế (và nhẹ hơn là tam hợp Thái Tuế) nắm thế chủ động. Vì cái chủ động đó nên dẫn tới việc làm gì cũng như ở nhà của mình, và mình là chủ nhà nên mình tự đặt ra luật lệ.
Thực tế, từ xưa đến nay, không có cái gì hoàn toàn đúng, và không có gì hoàn toàn sai. Luật lệ do con người đặt ra, cảm thấy đúng thì nó là đúng, cảm thấy sai thì nó là sai. Tất nhiên trừ những thứ quá tiêu cực.
Ví dụ: Mại dâm, nhiều nước cho là đúng và được hành nghề công khai, Việt Nam cho là sai.
Ở 1 số nước Nam Mỹ, làm tiền giả còn được chính phủ ngầm ủng hộ. Trồng cần sa bạt ngàn mà chỉ bị diệt phá lẻ tẻ.

Cái lợi hại của thái tuế, là được trong môi trường mọi người ủng hộ, tôn vinh cái hành động của mình, nên mình làm gì cũng có tính làm chủ cao.
Nhưng cái hại chính là, dù mình làm bất cứ công việc gì, cũng cho rằng mình là người đang thi hành trách nhiệm, đang làm việc đúng đắn, đang làm việc chính nghĩa. Mặc dù thực chất việc đó tốt hay xấu còn chưa rõ.

Một hệ quả của cái chủ động, tôn vinh này, chính là việc chính danh - không chính danh.
Chính danh tức danh chính ngôn thuận, làm việc thực tế, giàu có quan lộc cũng phô trương.
Không chính danh tức là không được ủng hộ, ví như buôn lậu, ma túy, mại dâm... thì dẫu có giàu có, quyền lực, cũng không được cái danh tiếng, không được tôn vinh.

Như vậy, cứ mệnh thái tuế là được thuận lợi rồi. Và vận thái tuế cũng là vận thuận lợi.
Dẫu có lục sát lục bại vào, cũng vẫn là tốt đẹp, theo 1 nghĩa nào đó.

Bạn hãy hình dung như thế này. Nếu 1 vận gặp lục sát lục bại vào:
VD1: Mất 1 quả thận
- Thái Tuế: hiến thận cứu người
- Không Thái Tuế: bị trộm thận.

VD2: Phá sản, mất tiền.
- Thái Tuế: Phá sản nhưng để cứu nguy cho đất nước.
- Không thái tuế: làm ăn kém, bị hãm hại, bị ép phá sản.

VD3: Mất chức.
- Thái Tuế: nhường chức để đất nước yên bình, không đấu đá (Tôn Trung Sơn)
- Không Thái Tuế: mất chức, bị ép, thậm chí dính tiêu cực, dính án buộc phải rời ghế.

Theo cụ Thiên Lương thì:
- Tuế Phá : bất mãn, hận lòng muốn đả phá quật ngược
- Điếu Khách : bất mãn, thường hay lấy lời lẽ thuyết phục phân trần
- Tang Môn : bất mãn mà vẫn nặng lo toan tính toán
ba vị trí Tuế Phá, Tang Môn, Điếu Khách luôn luôn có Thiên Mã là nghị lực, mẫn cán có nghĩa là đương số ở trong tình trạng bất mãn chống đối phải cho họ có nghị lực, mẫn cán mới được việc, còn tùy theo Thiên Mã đó có phải của họ hay không lại là việc thành bại quyết định.


Bình luận:
Riêng tam hợp Thái Tuế đã ứng với sự chủ động và chính danh, thì tuế phá - nghịch của thái tuế, dĩ nhiên ứng với bị động và không chính danh.
Trong tam hợp thái tuế, Bạch Hổ ứng trường sinh, Thái Tuế ứng đế vượng, Quan Phù ứng Mộ.
Bạch Hổ là trạng thái mới tiếp cận được cái chủ động, cái chính danh, nên hăng máu, nhiệt tình.
Thái Tuế là trạng thái chủ động, chính danh, được lợi nhất.
Quan phù là trạng thái khi mà sự chính danh, chủ động có phần chìm, nên cần phải suy tính cẩn thận, kĩ càng.

Ngược lại, trong tam hợp Tuế Phá thì thế nào. Bị động và không chính danh.
Kết thúc cái này là khởi đầu cái kia. Điếu khách ứng trường sinh, Tuế Phá ứng đế vượng, tang môn ứng mộ.
Điếu Khách là trạng thái mới bắt đầu bị động. Vẫn còn lưu luyến quá khứ, vẫn còn phân vân xem mình bất mãn hay chưa, vẫn tin rằng ít nhiều mình còn chút chủ động. Vì vậy nên phải phô trương những gì mình có để chứng tỏ, để vớt vát lại. Bản thân trạng thái điếu khách cũng khó thực sự hiểu rõ bản thân, nên mới hành động như vậy.
Vì thế, người điếu khách thường có tiếng: "khoe khoang". Khoe khoang thực chất là để vớt vát, chứ bản thân họ bắt đầu bị động với thời cuộc, và thiếu đi sự chính danh rồi.

Tuế Phá, là trạng thái bị động nhất, hầu như bị phản đối, không được ủng hộ, không lường tính được hoàn cảnh, cuộc sống không vận hành theo ý mình. Do vậy đây cũng là vị trí mà con người hoặc rất bất mãn, hoặc kiên cường bứt phá mạnh nhất.

Tang Môn, là trạng thái bị động, không chính danh có phần lắng xuống, chìm xuống. Người ở vị trí tang môn, giống như là sống chung với lũ quen rồi, nên chịu đựng được. Nhưng lũ vẫn là lũ, họ chưa thoát được, nên không tránh khỏi việc u sầu, nặng lo toan, tính toán.

Sửa bởi ngocty: 31/08/2014 - 19:57







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |