Jump to content

Advertisements




Để nhớ một thời...


177 replies to this topic

#31 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 16/10/2016 - 03:21

Thường chúng ta nghe các địa danh.....Thủ ̣ <Thủ Đức, Thủ Thiêm>, Giồng < Giồng Ông Tố..>; Bưng < Bưng Sáu Xã..>...Nhưng ít ai.. hiểu.. tại sao có những địa danh như vậy ???... Mời đọc thêm bài viết này...Tại sao.. có TÊN .. như vậy....Không thấy ..GÒ <như Gò Vấp, Gò Dầu>...


Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.

Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

1 Tên do địa hình, địa thế:

Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:

“Gió đưa gió đẩy,
về rẫy ăn còng,
về bưng ăn cá,
về giồng ăn dưa…”

Giồng

là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: “trên đất giồng mình trồng khoai lang…”

Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện).

Lại nhắc đến một câu hát khác:

“Ai dzìa Giồng Dứa qua truông
Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…”

Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).

Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?

Truông

là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ.

“Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

Tại sao lại có câu ca dao này?

Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.

Phá

là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.

Bàu

là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò.

Đầm

chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng giòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn.

Bưng

từ gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng… mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng.

“…về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa”.

Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc.

Láng

chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.

Trảng

chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có Trảng Bom, Trảng Táo.

Đồng

khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười.

Hố

chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.


2 Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer

Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau,văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hóa một cách tài tình.

Cần Thơ

Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt “cần” và “thơ”. Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer “kìntho”, là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá “lò tho”. Từ quan điểm vững chắc rằng “lò tho” là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer “kìntho”,người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer “kìntho”.

Mỹ Tho

Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, “mỹ” và “tho”, không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock,chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi.

Sóc Trăng

Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang”. Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt). Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên,châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.

Bãi Xàu

Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer “bai xao” có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.

Kế Sách

Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K’sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer “k’sach”.

Một số địa danh khác:

Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hóa của “k’ran”, tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn.

Trà Vinh xuất phát từ “prha trapenh” có nghĩa là ao linh thiêng.

Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer “Prek Trakum”, là sông rau muống (trakum là rau muống).

Sa Đéc xuất phát từ “Phsar Dek”, phsar là chợ, dek là sắt.

Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer “srala”, là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo.

Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer “Tưck Khmau”, có nghĩa là nước đen.


3 Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn.

Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi,người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó, như cái chợ cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu.

Chợ

Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là chợ cũ, chợ mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ Đức. Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau:

– Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài Gòn.
– Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo , chợ Bà Rịa.
– Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn.

Xóm

là một từ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí.

Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình…

Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị.

Những địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm lưới hay làm bủa để nuôi tằm).

Thủ

là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

Bến

ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đò,xe hàng, xe lam…

Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức, Bến Gỗ ở Biên Hòa.

Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như:

Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).

4 Một số trường hợp khác

Có một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch… thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ… Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một quận. Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé trước khi nhập lại thành sông Lòng Tảo. Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai.

“Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.”

Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản “thủ” ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa. Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.

Kết

Miền Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền. Cho đến nay thì rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết nguyên thủy đã biến mất theo thời gian. Thí dụ, Chợ Quán ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán… chứ còn cái chợ có cái quán đố ai mà tìm cho ra được. Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn. Ngoài ra, đất Sài Gòn xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn còn dùng tên cây cầu cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối. Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị biến đổi nhưng người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt là tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết khác đi).


Nguồn bài đăng

3 thoughts on “Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam”
1. Phạm Tuấn Phát:
Cần trong Cần Thơ, Cần Giuộc, Cần Đước, … là do lượt bớt từ Mặc (Mạc, Mặt) của Mặc Cần như Mặc Cần Dưng, Mặc Cần Dện, … Mặc Cần theo tiếng Kh’me có nghĩa là con đường thủy (hay con sông). Tôi thấy cái giải thích này hợp lý hơn ở bài viết trên.
Mặt khác, theo tôi thì người viết bài đã sưu tầm từ nhiều tư liệu khác nhau, của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, do đó cần ghi rõ để tôn trọng các vị đó.
Trả lời
2. Hùng, Cần Thơ :
Quá vội vàng!
Giải nghĩa “Cái Răng” từ chữ cà ràng là quá cẩu thả vì không thể giải thích được nhiều địa danh khác trong vùng Nam bộ.
Ở Nam bộ có nhiều địa danh gắn liền chữ “Cái” như : Cái Răng, Cái Tắc, Cái Sâu, Cái Cui, Cái Sơn, Cái Nhum, Cái Vồn, . . .
Ở miền Nam, chữ Cái nghĩa là lớn như sông cái, đường cái.
Thực tế ngày xưa các trung tâm thị tứ ở miền Nam đều do những gia đình địa chủ khai phá, xây dựng đường sá, chợ búa, . . . rồi phát triển thành các thị tứ với các địa danh mang tên người sáng lập. Có nhiều Ông Cả người Miên, nhiều Ông Người Nam.
Chợ Cái Răng, Cầu Cái Răng là do Ông Cả Răng xây nên, trong chợ Cái Răng có bán cá cà ràng – lò nấu hình con cá chép. Chợ Cái Tăc do ông Cả Tắc làm chủ chợ, cầu Cái Tắc do ông Cả Tắc trả trả tiền.
Hầu hết chợ nào cũng có bán lò cà ràng. Chợ Cái Răng là chợ lớn nên có nhiều sạp cà ràng rất lớn, nhưng đó không phải đặc trưng đến nỗi thành tên chợ rồi thành địa danh được!
Đất Ông Cả Tắc gần đất ông Cả Răng nhứt, đường giao thông nối liền hai chợ do hai Ông Cả xây dựng nên. Giữa hai vùng đất thuộc hai Ông Cả khác nhau vẫn là đất hoang miền sông nước, người ở thưa thớt.
Giải thích tương tự cho các địa danh tương tợ khác, như đất Ông Cả Sơn, liền đất Ông Cả Cui.
Như vậy chữ Cái là cách đọc khác tránh gọi trực tiếp tên Ông Cả như người miền Nam tránh kêu Trời vậy. Và tên Ông Cả chưa từng thay đổi.
Ở Sài Gòn có các địa danh Bà Chiểu, Bà Hom, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hạt. Thực tế chỉ có một Ông Cả với năm bà vợ, nên địa danh mang tên Bà. May mắn thay toàn tên tiếng Việt không luận đâu ra tiếng Miên, nên Sài Gòn không phải đất Miên!

NguyenDacSongPhuong < lượm trên Internet>

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 16/10/2016 - 03:27


Thanked by 2 Members:

#32 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/10/2016 - 20:47

Riêng Thủ Đức thì có lịch sử riêng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hiu quạnh mộ người khai phá đất Thủ Đức

10:00 AM - 23/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngôi mộ cổ sau khi trùng tu vẫn ít người biết đến


Kiến trúc nghệ thuật mộ cổ 126 năm
Ngôi mộ Tiền hiền Tạ Huy - Thủ Đức - Tạ Dương Minh thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật tọa lạc ở phía trước số nhà 19/1 đường số 10, P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức (TP.....) trong một khu dân cư đông đúc chật hẹp. Ngôi mộ có tổng diện tích xây dựng 108 m2 gồm hai vòng tường bao xung quanh bình phong tiền, bình phong hậu và ngôi mộ ở giữa, được xây dựng bằng vật liệu đá ong và gạch, bên ngoài trát lớp hợp chất cổ. Gắn với vòng tường bao phía trong có hai trụ đá ong hình vuông cao 1,45 m, hiện còn phần búp sen ở trên. Phía ngoài của hai trụ là câu đối chữ Hán được viết lên lớp hợp chất cổ, hiện tại còn đọc được các chữ “Sinh tiền…” (lúc còn sống…), “Một hậu…” (khi đã mất). Phần chân của nấm mộ được xây dựng hình chữ nhật, bằng gạch thẻ. Tấm bia bằng đá xanh cao khắc 37 chữ Hán (chữ Nho), ghi nội dung: Nước Đại Nam. Mộ ông họ Tạ, tên húy là Huy, tên hiệu là Thủ Đức, là Tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông. Chết ngày 19 tháng 6. Hương chức thôn Linh Chiểu Đông lập bia mộ vào ngày tốt tháng 2 năm Canh Dần (1890). Mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh do hương chức thôn Linh Chiểu Đông cải táng và lập tồn tại ở ngoài trời trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt tới nay đã hơn 120 năm, không có hậu duệ chăm nom.
Mặc dù tiêu biểu cho loại hình mộ cổ còn sót lại trên địa bàn TP..... thời kỳ những năm cuối của thế kỷ thứ 19 với nấm mộ hình con trâu nằm ngủ, nhưng theo thời gian mộ đã bị xuống cấp. Ông Nguyễn Văn Tám (ở 19/2 đường số 10) cho biết: “Mấy năm trước nhiều chỗ trên mộ bằng gạch, vữa bể nát… người dân nóng ruột phải lấy hồ tráp đắp lại, quét vôi ngay dịp năm mới nhưng sau này chính quyền không cho làm để giữ nguyên trạng chờ ngày trùng tu”.
Trùng tu chỉ với 117 triệu đồng
Đầu năm 2016, ông Võ Thế Hưng - một doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Thủ Đức, qua tìm hiểu đã biết được đây là mộ tiền hiền khai phá Thủ Đức, nên đã xin với chính quyền địa phương thực hiện tu sửa khu mộ. Tuy nhiên, vì đây là di tích cấp TP đã xếp hạng nên việc thực hiện phải do một cơ quan có chuyên môn khoa học về bảo tồn, tu bổ phụ trách và thành phố đã giao cho Bảo tàng Lịch sử TP..... thực hiện bằng nguồn kinh phí xã hội hóa do ông Hưng vận động cùng với sự hỗ trợ của Trung tâm thương mại Vincom Plaza Thủ Đức, với tổng kinh phí hơn 117 triệu đồng cho cả dự án. Toàn bộ nguyên vật liệu đều sử dụng hợp chất (mật mía, vôi, cát và một số phụ gia thay thế) theo mẫu vật đã được phân tích qua các cuộc khai quật lăng mộ ở TP..... và Nam bộ.
Tại buổi báo cáo khoa học kết quả tu bổ, tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn (Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.....) cho biết: “Căn cứ vào những cấu kiện kiến trúc còn sót lại, bằng kinh nghiệm và những nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tu bổ mộ tiền hiền gần như với nguyên bản gốc cả về kết cấu và trang trí kiến trúc”. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, hiện ngôi mộ cổ vẫn còn thiếu những hạng mục phụ trợ như: bảng tóm tắt lịch sử cũng như tầm quan trọng của di tích, lối đi vào mộ còn chật hẹp, chưa có hướng dẫn cụ thể và cách thức quảng bá sinh động để thế hệ hậu sinh có điều kiện đến tham quan tìm hiểu về nhân vật đặc biệt này nên rất mong được nhà nước đầu tư thêm kinh phí hoặc các nhà hảo tâm quan tâm ủng hộ cho ngôi mộ ngày càng khang trang, xứng tầm hơn.

Lê Công Sơn



#33 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/10/2016 - 21:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đà Lạt, một thời hương xa: Tuổi đá buồn của Trịnh Công Sơn

06:08 AM - 19/10/2016 Thanh Niên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khoảng năm 1964, sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm Quy Nhơn, Trịnh Công Sơn nghe theo lời rủ rê của hai người bạn thân là Trịnh Cung và Đinh Cường về B’lao dạy học, không ngờ là một cái duyên, một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của nhạc sĩ họ Trịnh.


Trong giai đoạn đầu sống ở B’lao, ngao du Dran, Đà Lạt, phải rời xa người tình nơi đất thần kinh thơ mộng và con đường sự nghiệp âm nhạc đầy hứa hẹn (năm 1959, ca khúc Ướt mi được công bố chính thức và Thanh Thúy trình bày khá nổi tiếng) xem ra là cực kỳ khó khăn với Trịnh. Chàng trai 25 tuổi tự ví mình như “loài củi mục trên miền xứ bỏ hoang”. Trong những bức thư tình gửi cho người tình Ngô Vũ Dao Ánh (tập Thư tình gửi một người), chàng nhạc sĩ trẻ chất chứa đầy ắp những dòng bi đát, đôi khi sướt mướt kể lể về những ngày mây mù, mưa dầm ở B’lao.
Phải thường xuyên lên xuống Đà Lạt vào những dịp cuối tuần hay Tết Trung thu, Giáng sinh để tìm khuây, Trịnh Công Sơn thường dành hết thời gian để du ngoạn, đến phòng trà, la cà quán xá, sống hết mình trong thế giới rộn ràng để “cho bõ những ngày nằm dài bị hắt hủi ở B’lao-sương-mù”.
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Đà Lạt mang đến cho anh một định mệnh khác. Trịnh Công Sơn gặp cô ca sĩ phòng trà có tên Nguyễn Thị Lệ Mai (nghệ danh Khánh Ly), để từ đó tân nhạc VN “không còn như cũ nữa”.
Trong bức thư gửi Dao Ánh đề “Đà Lạt, 19.9.1964”, tức 2 tuần sau khi đến thành phố cao nguyên, Trịnh Công Sơn viết: “J’entends siffler le train (tạm dịch Đợi tiếng còi tàu) quấn chặt cổ anh như một loài rắn, quấn chặt thân anh, quấn chặt ngực anh - anh co mình ngồi im, tiếng hát Khánh Ly thả xuống, trải dài, chạy quanh vùng bóng tối Night Club, trói gọn anh vào một j’ai failli courir-vers-toi, j’ai failli crier-vers-toi (tạm dịch suýt nữa anh đã chạy về phía em/suýt nữa anh đã khóc với em) và một tiếng hát khác nhỏ hơn - âm thầm lôi phăng anh đi về một vùng cao hơn, xa hơn có tiếng đàn guitar rất đục và vùng lá xanh non buổi chiều trong con mắt đốt bằng lửa mặt trời. Xin một chút trầm hương cho cuối mùa hạ. Anh đã một phút quên đi những người bên cạnh Kim Vui - Đặng Tiến - Trịnh Cung. Anh đưa Khánh Ly ra vùng đồi Đà Lạt mưa rơi nhỏ rồi Khánh Ly cũng mất dần trong khoảng tối trước mặt. Kim Vui lái DS 19 (xe Citroen) đưa chúng anh về. Trời Đà Lạt đã lạnh rồi đó Ánh. Trịnh Cung lên đón anh ở B’lao rồi cùng có mặt ở đây buổi chiều. Kim Vui lái Austin Décapotable (xe mui trần) đưa chúng anh đi suốt những vùng đồi ở đây, uống cà phê và ăn cơm trên một quán lạ lùng nằm vùi trong tận cùng thành phố”.
Thư đề ngày 28.9.1964: “Thành phố ồn ào dưới kia. Căn phòng của anh Cung đầy những tranh, đĩa hát, sách báo, giấy tờ, mùng màn, quần áo. Chúng anh sống như thế đó, buồn phải không Ánh. Anh còn nhiều chuyện sẽ kể cho Ánh nghe nếu Ánh thấy thích về những ngày chúng anh sống chuồi mình về phía trước vừa rực rỡ vừa hẩm hiu. Lắm chuyện để tạo dựng nên mình buồn thảm”.
Những bức thư tình gửi cho Dao Ánh trong thời điểm này, Trịnh Công Sơn bộc bạch rõ nhất, chân thật nhất cái nhìn của một thanh niên có tâm hồn đa cảm, những rung động nghệ sĩ thực sự với Đà Lạt, một ý thức kiếm tìm nơi vùng đất này vừa là chốn lánh xa thời cuộc, chiến tranh nhiễu loạn, vừa là một nơi để trốn thoát sự cô đơn và nỗi sợ lãng quên vây bủa.
Khoảng năm 1964, trên chuyến xe từ Đà Lạt trở về B’lao sau những ngày lang thang cùng bè bạn, chàng nhạc sĩ 25 tuổi viết Còn tuổi nào cho em, có những ca từ đầy ám ảnh về thời gian, tuổi trẻ: “Xin cho cô đơn vào tuổi này” hay “Còn tuổi trời hư vô”... Trên bản nhạc viết tay, thay vì ghi thuật ngữ tổng phổ thì tay nghệ sĩ si tình lại ghi: “dao ánh - sương mù”. Hay trong Tuổi đá buồn, một ca khúc khác cũng được viết ra trong thời điểm này, mang cảm thức tương tự: “Tuổi buồn như lá/gió mãi cuốn đi/quay tận cuối trời”...
Thời gian này, Trịnh Công Sơn còn viết cả truyện ngắn. Trong truyện, kẻ tình si có vẻ như dự cảm được cái kết không có hậu của cuộc tình mình đeo đuổi. Tháng 3.1965, trong một lần trở lại Đà Lạt để thu âm bản Xin mặt trời ngủ yên, do Khánh Ly hát, nhạc sĩ họ Trịnh viết: “Bản này thu băng để xen vào vở kịch Quê hương chúng ta của Bửu Ý hôm nào sẽ trình diễn ở đài. Vở kịch là một độc thoại của một người con trai trên chuyến xe lửa băng qua những miền đất chiến tranh của quê hương này và kể về một tình yêu đã mất, người con gái chết trong bom lửa của thời cuộc”. Và không khí của trận mưa đá chiều 21.3 năm ấy khiến thành phố như bị phong kín trong màn tuyết trắng. Còn chàng trai si tình thì lại đang phân vân trước một chọn lựa mới của cuộc đời - anh vừa hay tin mình có tên trong khóa 20 của Trường Bộ binh Thủ Đức.
Hè năm 1966, những đêm nhạc Trịnh đầu tiên với các Ca khúc da vàng mang tình tự dân tộc được cất lên trong không gian những trường học. Bắt đầu là sân Trường tư thục Việt Anh, sau đó là Viện ĐH Đà Lạt. Trịnh Công Sơn bấy giờ đã là một hiện tượng của âm nhạc miền Nam.

Nguyễn Vĩnh Nguyên
(Trích từ Đà Lạt, một thời hương xa - Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954 - 1975, NXB Trẻ 2016)



#34 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/10/2016 - 21:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đà Lạt, một thời hương xa: Những giọng ca vàng từ phố núi

07:00 AM - 20/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bìa đĩa 45 vòng với giọng ca Thanh TuyềnẢnh: Tư liệu của tác giả

Ngoài Thanh Tuyền và Tuấn Ngọc, nhiều người cũng biết Khánh Ly từng trốn mẹ đón chuyến xe chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn tham gia cuộc thi hát ở Đài Pháp Á tại rạp Norodom.

Các chương trình âm nhạc trên Đài phát thanh Đà Lạt, những chương trình sinh hoạt văn nghệ cởi mở, sáng tạo trong các trường, viện và những cuộc thi âm nhạc trong thành phố cùng các phòng trà đã phát hiện, nuôi dưỡng và tiến cử được nhiều tài năng cho đời sống tân nhạc miền Nam.
Tiếng hát học trò gây nhớ nhung
Những ai mê nhạc ở miền Nam trước năm 1975 hẳn không thể quên hiện tượng thành công khá nhanh chóng của ca sĩ Thanh Tuyền. Sinh năm 1949, cô gái người Đà Lạt (tên thật Phạm Như Mai) được trời phú cho giọng ca trong trẻo rất đặc biệt, ví như “một dòng suối trong Đà Lạt”.
Tài năng của Thanh Tuyền phát lộ từ các giải thưởng ca hát cho thiếu nhi và đặc biệt là trong các chương trình biểu diễn văn nghệ ở Trường nữ sinh Bùi Thị Xuân, nơi cô học đến trung học và giọng ca đặc biệt của cô đã được lên sóng Đài phát thanh Đà Lạt. Từ làn sóng này, Thanh Tuyền được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, ông chủ Hãng đĩa Continental ở Sài Gòn phát hiện, mời về Sài Gòn. Ông cũng là người dạy thanh nhạc cho ca sĩ này vững bước vào nghề.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ca sĩ Tuấn Ngọc Ảnh: Tư liệu của tác giả


Dù chưa đủ 18 tuổi để hát phòng trà, nhưng Thanh Tuyền được xuất hiện nhiều trên sân khấu, Đài phát thanh Sài Gòn và được “lăng xê” rất nhiều trên báo chí. Nhạc sĩ Bảo Thu có bài viết về cô trên tờ Tiếng Việt nhựt báo, số 111 ra ngày 5.8.1965: “Giọng ca Thanh Tuyền truyền cảm mãnh liệt với tiếng hát êm ái, giọng ngâm tuy không xuất sắc như một Hoàng Oanh, nhưng cũng đã làm thính giả “hít hà”... Tánh tình mềm mỏng, dễ mến, cô nữ sinh khả ái của Đà thành đã chiếm nhiều cảm tình khán giả cũng như bạn bè ngoài đời và thường được các bạn bốn phương gửi thơ vào thăm cũng như khích lệ luôn. Tiếng hát học trò xuất sắc, một giọng vàng mới nở, ai nghe qua vẫn nhớ nhung”.
Khoảng giữa thập niên 1960, ca sĩ Thanh Tuyền nhanh chóng trở thành một hiện tượng của tân nhạc miền Nam. Có lúc, cô vừa đảm bảo thu âm theo hợp đồng cho Hãng đĩa Continental vừa hát thu âm cho Hãng đĩa Asia (Sóng Nhạc) của nhạc sĩ Mạnh Phát. Sau đó, khi đủ tuổi đứng phòng trà, thì cô là giọng ca mà các phòng trà lớn ở Sài Gòn mong muốn sở hữu.
Những tình ca Nỗi buồn hoa phượng của Thanh Sơn, Đà Lạt hoàng hôn của Minh Kỳ - Dạ Cầm do cô thể hiện làm xiêu đổ nhiều con tim mê nhạc vàng thời đó. Sau đó, cô cùng nam ca sĩ Chế Linh làm thành một cặp đôi tuyệt vời trên sân khấu nhạc vàng Sài Gòn. Đĩa 45 vòng của Continental ra chủ đề Hái trộm hoa rừng của Trương Hoàng Xuân, do Thanh Tuyền và Chế Linh hát đôi là đĩa bán chạy thời cuối thập niên 1960.
Danh ca nhạc trẻ
Tương tự Thanh Tuyền, Tuấn Ngọc, tên thật Lữ Anh Tuấn, một cậu bé con nhà nghề, có gien trội từ người cha (nghệ sĩ Lữ Liên, thành viên nhóm nhạc Thăng Long và AVT) cũng đến với Sài Gòn rất nhanh từ xuất phát điểm là thành phố Đà Lạt.
Nói thêm về nghệ sĩ Lữ Liên. Theo hồi ký Phạm Duy, Lữ Liên quê gốc Hải Phòng, nguyên là cầu thủ của đội bóng vô địch Đông Dương COTONKIN. Ông ưa thích cuộc đời giang hồ nên đã nam tiến từ năm 1942 và chọn thành phố cao nguyên Lâm Viên làm nơi neo đậu. Tại Đà Lạt, Lữ Liên làm ở Nha Công chánh, hoạt động trong ban kịch tài tử rồi làm việc tại Đài phát thanh Đà Lạt trước khi vào Sài Gòn, trở thành nghệ sĩ thành công trong thể loại nhạc hài hước (ban AVT).
Tuấn Ngọc sinh năm 1948. Năm 6 tuổi, anh theo gia đình về Sài Gòn. 13 tuổi, chàng trai gầy gò phát âm tiếng Anh cực hay đã nổi danh tại các câu lạc bộ tập trung nhiều khán giả Mỹ khó tính. Anh là thành viên của hai ban nhạc The Strawberry Four (tên cũ là The Spotlights; các thành viên: Tùng Giang, Tuấn Ngọc, Đức Huy, Billy Shane) và ban The Top Five (các thành viên: Tùng Giang, Tuấn Ngọc, Minh Phúc, Thụy Ái, Quốc Hùng) khá đình đám trong giới chơi nhạc trẻ Sài Gòn thập niên 1960 - 1970. Trước đó, anh từng cộng tác với ban nhạc The Revolution trình diễn hằng đêm tại phòng trà Tự Do. Báo giới Sài Gòn khoảng năm 1970 gọi Tuấn Ngọc là “đệ nhất danh ca nhạc trẻ VN”.
Ngoài Thanh Tuyền và Tuấn Ngọc, nhiều người cũng biết Khánh Ly từng trốn mẹ đón chuyến xe chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn tham gia cuộc thi hát ở Đài Pháp Á tại rạp Norodom. Nhưng Khánh Ly trở lại với không gian phòng trà Đà Lạt một thời gian dài vì tình yêu với thành phố này và vì điều kiện riêng tư, cho đến khi cô rời xa được đô thị nhỏ bé trên cao nguyên để về Sài Gòn thì đã chín muồi điều kiện để trở thành một hiện tượng.
Lê Uyên-Phương, Từ Công Phụng... cũng là những trường hợp tương tự.
Nguyễn Vĩnh Nguyên
(Trích từ Đà Lạt, một thời hương xa - Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954 - 1975, NXB Trẻ 2016)

TRẦN QUANG DINH
- 20/10/2016
* Nữ danh ca Thanh Tuyền rất thành công , đi vào lòng nhiều người với Đà Lạt hoàng hôn ( sáng tác Minh Kỳ- Dạ Cầm). Tất nhiên , rất nhiều ca sĩ khác hát & mỗi người đã để lại dấu ấn riêng nhưng nhắc nhạc phẩm trên thì nghĩ ngay là chị trước đã. Bài hát đó đã làm mưa làm gió cả nửa thế kỷ đến mãi sau này ** Danh ca Tuấn Ngọc trước 75 nổi danh với ban nhạc ( tin trên ) rất ít xuất hiện trên ti vi... Chỉ khi ở hải ngoại, giọng ca " có một không hai " này đã khắc sâu trong tâm hồn dân hâm mộ bất luận độ tuổi, đối tượng nào *** Lê Uyên & Phương thì nhiều người quan tâm cũng biết " Thành phố hoa " là nơi đã từng ghi dấu chân họ. Nhiều tuyệt phẩm một thời hoa niên, chớm yêu của SV- HS của cặp đôi nên thơ, lãng mạn mà thực tế như những bài tình ca đẹp. Gần đây , Lê Uyên đã trở lại Đà Lạt để ôn lại những ký ức về người bạn đời đã khuất - như vẫn còn đâu đây **** Khánh Ly - Tiếng hát bất hủ đặc biệt với kho tàng nhạc Trịnh Công Sơn cũng đến với công chúng từ Đà Lạt. Chị cũng đã trở lại thăm cố hương. KẾT : Sau này, một ca sĩ từng đước " bố" - cố NS Phạm Duy khen ngợi đó là Nguyên Thảo. Dù hiện nay rất ít xuất hiện ở Sài Gòn nhưng cô ấy vẫn chọn Đà Lạt - nơi mình đã sinh ra & lớn lên ...Đà Lạt - Thành phố của nhiều mộng mơ, hoài niệm . Chợt nhớ " Thành phố nào nhớ không em....Tiễn đưa người quên cả tình yêu ..." ( Thành phố buồn- Lam Phương).
Trước 75, NS Phạm Duy thường được dân trong nghề & cả ngoài giới gọi bằng 02 tiếng " BỐ GIÀ " thân thương đó. Thật thế, vì lẽ đó tôi mới nhắc lại từ " bố " ( mà lẽ ra tôi phải nói trọn vẹn " bố già " ). Cũng nên nhắc, " bố " Phạm Duy rất kiệm lời khen. Hơn nữa, Nguyên Thảo là nghệ sĩ trưởng thành sau 75 - giai đoạn mới . Cách hát, chất giọng của cô ấy làm nhạc sĩ ngạc nhiên, thích thú lẫn mến mộ.- đặc biệt Nguyên Thảo xử lý rất tinh tế nhiều nhạc phẩm khó của Ông.

#35 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/10/2016 - 21:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đà Lạt, một thời hương xa: 'Cơn mưa phùn' của 'Thành phố buồn'

06:10 AM - 21/10/2016 Thanh Niên

Trước 1975 có đến hàng chục ca khúc nổi tiếng của các nhạc sĩ miền Nam viết về thành phố cao nguyên, kết quả của những cuộc dừng chân phiêu lãng ngắn ngủi của họ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Những tờ nhạc ca khúc nổi tiếng về Đà Lạt trước 1975 Ảnh: Tác giả sưu tầm


Từ đồi thông tình sử
Hồng Vân nổi tiếng trong giới nghe nhạc bình dân miền Nam với hàng trăm bản bolero. Ông tên thật là Trần Công Quý, quê nhà bên kia vĩ tuyến 17, chuyển vào nam định cư tại Đà Lạt từ năm 1954, sống bằng nghề dạy nhạc và sáng tác ca khúc.
Năm 1960, ông cùng gia đình chuyển về Sài Gòn. Hồng Vân tiếp tục viết nhạc, dạy nhạc kiếm sống. Trên một tờ nhạc Hồng Vân in năm 1958 có đề mẩu quảng cáo giới thiệu “lò luyện”: “Các bạn yêu ca nhạc muốn trở thành danh ca từ sân khấu, đại nhạc hội, phòng trà đến các đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và trên mặt đĩa nhựa VN, mời các bạn ghi tên theo lớp ca nhạc Hồng Vân do chính nhạc sĩ Hồng Vân hướng dẫn với sự cộng tác của nhóm ca nhạc sĩ danh tiếng nhứt Thủ Đô - Sài Gòn (nhóm Nguyễn Văn Đông) phụ trách tập luyện. Kết quả bảo đảm sử dụng tài nghệ ngay”.
Hai lớp nhạc của Hồng Vân nằm ở địa chỉ 274 Đề Thám, Sài Gòn và 16/47 Trần Bình Trọng, Đồng Nai. Đây chính là hai trong số những “lò luyện” uy tín, nơi vào nghề của nhiều giọng ca thời bấy giờ. Hồng Vân có nhiều ca khúc nổi tiếng: Gió lạnh đêm hè, Như tượng đá, Chuyện người con gái hái sim… và cũng trả nghĩa cho Đà Lạt với chùm ca khúc về tình sử Đồi thông hai mộ (gồm: Đồi thông hai mộ phần 1 và Tiếng vọng đồi thông, tức Đồi thông hai mộ phần 2) hay Trăng sáng đồi thông, Vĩnh biệt đồi thôngChuyện hồ Than Thở.
Nhưng nói tới những ca khúc Đà Lạt, không thể quên được Lam Phương với Thành phố buồn. Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, gốc Hoa, sinh năm 1937, quê Kiên Giang, xuất thân từ một gia đình nghèo, tuổi thơ bất hạnh. Vốn liếng âm nhạc có được là tự học. Bước qua tuổi 15, Lam Phương đã nổi tiếng như một hiện tượng trong làng nhạc vàng đô thị miền Nam, với một loạt ca khúc rất phổ biến từ sân khấu đến phòng trà: Khúc ca ngày mùa, Nắng đẹp miền Nam, Duyên kiếp, Kiếp nghèo, Chiều thu ấy, Trăng thanh bình…
“Năm 1970, tôi theo Ban văn nghệ Hoa Tình Thương lên Đà Lạt trình diễn. Trước vẻ trầm lặng của một thành phố trập trùng đồi núi, sương mù bao quanh những con đường dốc quanh co, cùng nỗi cô đơn tràn ngập tâm hồn, tôi đã viết nên Thành phố buồn. Đây là một trong những ca khúc có số lượng xuất bản rất cao” - Lam Phương kể về hoàn cảnh ra đời bài hát trong bài phỏng vấn của nhà báo Dạ Ly (Thanh Niên Chủ nhật, ngày 18.8.2013). Bản nhạc viết trên giọng thứ (minor), nhịp 4/4 ca từ đẹp như ôm hết cả khí trời, khói sương nơi xứ sở núi đồi vào trong tình cảnh của một cuộc chia ly. Có lẽ vì thế mà nhanh chóng đi vào lòng người.
Cũng như Hoàng Nguyên (tác giả Ai lên xứ hoa đào, Đà Lạt mưa bay, Hoa đào ngày xưa), cuộc đời Lam Phương trải qua nhiều trắc trở trong tình yêu khiến ông có những ca khúc với vốn từ đẹp, trau chuốt hiếm thấy.
Ngoài ra, thập niên 1960 tại Sài Gòn cũng xuất hiện nhiều sáng tác về Đà Lạt, những tác phẩm kiểu hương xa như: Đà Lạt xa nhau (Anh Bằng), Về thăm xứ lạnh (Hùng Cường), Trên đồi thông lạnh, Mimosa (Trường Hải), hay Hồ Than thở (Nguyễn Hiền, lời Hà Dzũng)...
Đến cõi thế nhân sầu
Đầu thập niên 1970, nhiều người còn yêu Đà Lạt qua hai ca khúc Đà Lạt hoàng hôn Thương về miền đất lạnh, ký tên Minh Kỳ - Dạ Cầm (bút danh khác của Anh Bằng). Nhạc Minh Kỳ - Dạ Cầm thoáng chút u hoài, da diết. Không gắn bó lâu với Đà Lạt, nhưng nỗi u hoài của Đà Lạt đi vào nhạc của họ gợi nên nét sầu muộn của cõi nhân thế chìm trong sa mù.
Đặc biệt hơn, có lẽ là trường hợp Từ Công Phụng. Khoảng 1960, có cậu học trò 18 tuổi ở ngôi làng Chăm, Văn Lâm (Ninh Thuận ngày nay) đi ngược đèo Ngoạn Mục lên thành phố sương mù trọ học. Những ngày ở trọ, cậu học trò xứ nắng kết nối với nhiều bạn bè đồng trang lứa để thành lập một ban nhạc có tên Ngàn thông, hằng tuần hát trên Đài phát thanh TP.Đà Lạt.
Bây giờ tháng mấy - tình khúc đầu tay được Từ Công Phụng viết ra trong khoảng thời gian này, lập tức gây chú ý. Ca từ bềnh bồng như sương khói trên giọng trưởng (major), nhịp 3/4, thể hiện nỗi phập phồng bâng khuâng của tâm hồn kẻ khát yêu giữa chốn núi đồi mây phủ quanh năm.
Một bản tình ca khác có màu sắc Đà Lạt khá đặc biệt, cũng là ca khúc khởi đầu cho cuộc đời âm nhạc của một nhạc sĩ, đó chính là Cơn mưa phùn của Đức Huy. Trong một bài phỏng vấn, Đức Huy cho biết, ca khúc lấy hứng từ một cuộc đi chơi: “Giữa năm 1969 là thời gian tôi mới lên đại học và Đà Lạt thường mưa nhiều, trời u ám, lúc đó tôi lại tuổi mới lớn, thành ra rất nhiều mơ mộng”.
Bài hát đưa người nghe vào không gian những ngày mưa bay, rét mướt nơi thành phố núi đồi với giai điệu đầy chất dân ca, thi vị. Những lời ca buồn, sử dụng phép lặp (repetition) để ngân dài một âm hưởng sầu muộn ngọt ngào, khiến tâm hồn người nghe như được nâng vút lên cao cùng một cánh chim lẻ loi giữa vùng trời mây sương mù mịt.

Nguyễn Vĩnh Nguyên
(Trích từ Đà Lạt, một thời hương xa - Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954 - 1975, NXB Trẻ, 2016)


TRẦN QUANG DINH
- 21/10/2016
* Tác giả của tuyệt phẩm Thành phố buồn thập niên 70 - nhà của nhạc sĩ Lam Phương & nghệ sĩ - minh tinh Túy Hồng ( vợ cũ của ông ) ở đường Nguyễn Lâm - gần chợ Nguyễn Tri Phương Q 10. Cả hai - đặc biệt là nhạc sĩ thường có thói quen đọc báo , uống cà phê trước khu vườn nho nhỏ trồng nhiều hồng nhung, tỷ muội. .. Để có thể " tiếp cận " , hồi ấy bọn học trò tụi tôi " giả bộ " đến xin tỷ muội để ép khô phục vụ cho môn Vạn vật ( Sinh học ). Tất nhiên là nhạc sĩ cho & còn tặng cả ấn phẩm Thành phố buồn, Tình chết theo mùa đông, Thuyền không bến đỗ.... Nhạc sĩ Lam Phương hiền lắm.KỶ NIỆM.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


14 thích

Thanked by 1 Member:

#36 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/10/2016 - 21:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đà Lạt, một thời hương xa: Ly cà phê ướp hương tường vi

06:08 AM - 22/10/2016 Thanh Niên

Thừa hưởng trực tiếp văn hóa cà phê từ người Pháp, thị dân Đà Lạt từng có một đời sống an nhàn, lịch lãm bên ly cà phê thường nhật.


Có nhiều chọn lựa không gian cà phê nếu trở về Đà Lạt của thập niên 1960 - 1970. Cà phê sang có Night Club ở khu chợ Mới. Trong cuốn hồi ức Chuyện kể 40 năm sau, danh ca Khánh Ly từng kể rằng những năm giữa thập niên 1960, đêm đến thường đi hát ở Night Club, với mức lương 2.500 đồng mỗi tháng (ngang với lương bậc trung úy chính quyền miền Nam).




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ca sĩ Khánh Ly thời đi hát ở Night Club - Ảnh: tư liệu của tác giả


Café Tùng là nơi ưa thích của những trí thức, văn nghệ sĩ. Sau hai lần di dời trước khi về địa chỉ số 6 khu Hòa Bình, quán nhỏ này đã gắn “tiểu sử” của mình với lịch sử quy hoạch khu trung tâm Đà Lạt. Khung cửa sổ kính mờ sương ở Café Tùng đã là góc nhìn trầm tư trước phố xá của biết bao lữ khách danh tiếng lẫn vô danh đến và đi. Với Café Tùng, thời gian như ngưng đọng cùng âm nhạc lãng mạn Pháp, ly cà phê pha phin, cung cách phục vụ gần gũi gia đình và phong thái tận hưởng kiểu người Đà Lạt cũ, chậm rãi, lịch lãm.
Ngoài Café Tùng, không gian gần gũi của cà phê Văn, Vui… là các địa chỉ của thanh niên, trí thức, công chức. Nhìn rộng ra, mỗi quán cà phê Đà Lạt thời điểm 1960 - 1970 đều mang một nét đặc biệt: ở cà phê Kivini số 52 Minh Mạng là nơi nổi tiếng nhờ giọng ca Kim Vui, cà phê T2 đối diện Trường nữ Bùi Thị Xuân được học sinh, sinh viên mệnh danh (theo cách diễn dịch tên quán T2) là nơi dành cho người thất tình, thiếu tiền và có thể là nơi tỏ tình lý tưởng.
Một chút xa xỉ cho những ai quyến luyến phong vị Pháp có cà phê Thủy Tạ, sảnh Dalat Palace hay Hotel Du Parc… Nhưng Đà Lạt cũng có những quán cóc lề đường rất duyên, gắn với ký ức biết bao người, như dãy tiệm cà phê bình dân ở Bến xe Tùng Nghĩa với những “quán tứ chiếng” một thời nổi tiếng với cà phê kho, cà phê phin: Long, Đôminô, Bà Năm… hay có thể là những quán cà phê vô danh nằm dọc lối vào chợ, ga xe lửa phục vụ khách lữ hành dừng chân chốc lát.
Sự sống và cái chết quanh ly cà phê
Với nhạc sĩ Lê Uyên - Phương, không gian cà phê là ấn tượng không thể nào quên. “Không thể nào quên được những đêm thật tuyệt vời của Đà Lạt vào những năm của thập niên 1960. Chúng tôi, như phần đông những người trẻ lúc đó, thường hay la cà khắp các quán cà phê ở Đà Lạt, nhất là Café Tùng ở gần chợ Hòa Bình. Cái phòng vuông vức với những hàng ghế liền bọc plastic đỏ, những chiếc bàn thật thấp, trên tường có bức tranh lớn vẽ một người chơi guitar theo lối nửa lập thể, nửa ấn tượng, và cái không gian đầy khói thuốc trộn lẫn với âm nhạc nhẹ phát ra từ chiếc loa thùng đã trở thành một thứ ma túy đối với chúng tôi”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quảng cáo Lục Huyền Cầm của Lê Uyên - Phương


“Sự lo lắng về một tương lai bất định của thời chiến quả đã là một ám ảnh lớn cho chúng tôi lúc bấy giờ. Những giọt cà phê nhiều khi đã không được uống vì cái vị đắng của nó mà vì cái vị đắng của cuộc chiến kéo dài tưởng như vô tận so với cuộc đời hết sức ngắn ngủi của chúng ta. Chúng tôi đã nhiều lần ngồi thở dài để đưa tiễn một người bạn lên đường, và trong những câu chuyện, chúng tôi đã luôn luôn cố gắng để giải thích cho chính mình mọi sự dấn thân của chúng tôi lúc đó… Những quán cà phê lúc bấy giờ đã thực sự trở thành cái nhà của chúng tôi, ngoài giờ đi làm, đi học ra, cà phê là nơi chúng tôi thường xuyên có mặt, bất kể ngày đêm, ở đó chúng tôi có thể tìm gặp những người hiểu được mình và có thể thổ lộ mọi điều riêng tư mà không ai phàn nàn gì cả”, Lê Uyên - Phương đã nói về cà phê Đà Lạt một thời như thế.
Vào năm 1972, Đà Lạt có một địa chỉ mới cho giới sành cà phê và yêu nhạc, đó là Lục Huyền Cầm của đôi uyên ương Lê Uyên - Phương ở số 22 Võ Tánh. Lục Huyền Cầm được mở khi Lê Uyên - Phương đã nổi tiếng khắp Sài Gòn, vì thế, sự ra đời của nó gây một sự chú ý đáng kể trong thành phố yên bình. Lục Huyền Cầm trở thành nơi gặp gỡ giới văn chương, âm nhạc, chuyện trò thời thế, nghệ thuật. Hơn 10 ca khúc phổ thơ của Nguyễn Xuân Thiệp, Huy Tưởng, Hoàng Khởi Phong, Phạm Công Thiện… trong album Tình như mây cõi lạ (phát hành năm 1999 tại Mỹ) được nhạc sĩ Lê Uyên - Phương viết tại Lục Huyền Cầm, từ những cuộc gặp gỡ, đàm đạo bên ly cà phê ướp hương tường vi buổi sáng.
(Trích từ Đà Lạt, một thời hương xa - Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954 - 1975, NXB Trẻ 2016)

Nguyễn Vĩnh Nguyên



Thanked by 1 Member:

#37 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/11/2016 - 21:39

Nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan ra đi vào lúc 22h55 tại nhà riêng trên đường Trần Hưng Đạo ngày 4-11.hưởng thọ 81 tuổi .
Sinh ra tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, Đức Hòa, Long An, là con một nhưng bé Út được một người tốt bụng có tới 14 người con nhận nuôi nên bé Hai trở thành bé Út. Được hai năm thì cha nuôi mất, hai mẹ con bé Út lang thang đi làm thuê, làm mướn quanh khu vực Chợ Lớn Mới (chợ Bình Tây hiện giờ) sinh sống qua ngày, tối về ngủ trên thớt thịt ở chợ.
Cùng cảnh ngộ với hai mẹ con Út còn có hai mẹ con của Văn Vĩ, hai mẹ kết nghĩa, sống chung. Văn Vĩ bị mù từ nhỏ nhưng có ngón đàn guitare phím lõm tài tình, bé Út được Văn Vĩ tập ca. Vì mê cải lương, bé Út lúc đó mới 10 tuổi nhưng thuộc rất nhiều bài vọng cổ từ băng đĩa…
Thương mẹ vất vả mưu sinh, thấy người ta đi hát có nhiều tiền nên hai anh em xin hai mẹ đi hát rong. Cặp đờn ca nhỏ tuổi đi hát đến đâu cũng được lòng mến mộ của bà con xóm chợ, từ vỉa hè Chợ Lớn Mới đến chợ Bàu Sen, bùng binh Sài Gòn rồi ra đến chợ Bến Thành - Sài Gòn… đâu đâu cũng nghe nức nở, rưng rưng bởi tiếng hát sâu lắng, thiết tha của bé Út hát dạo kiếm tiền nuôi hai mẹ.
Rồi, một người tốt bụng thương, đưa hai mẹ của Văn Vĩ và Út về cất chái cho ở nhờ bên hiên nhà gần chợ Bàu Sen. Văn Vĩ và bé Út trở thành “thầy” dạy vọng cổ cho hàng chục đứa trẻ cùng trang lứa. Tài cầm kỳ của Văn Vĩ và tiếng hát của bé Út đã đồn đến tai cô Năm Cần Thơ - là một trong những tên tuổi nghệ sĩ cải lương đầu tiên ở miền Nam lúc bấy giờ tìm đến… Từ hát rong ở vỉa hè, bé Út được Đài Phát thanh Pháp Á mời thâu âm “Trọng Thủy - Mỹ Châu” và sau đó chính thức được đi hát có lương. Với nghệ danh Út Bạch Lan, cuộc đời hát rong của bé Út sang trang…
Cùng với nghệ sĩ Thành Được, Út Bạch Lan làm nên tên tuổi đỉnh cao trên sân khấu Thanh Minh, Kim Chưởng những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Từ một đào con, Út Bạch Lan không ngừng sáng tạo trên các sân khấu của các đoàn hát rồi dần trở thành đào chánh, giọng hát của bà trưởng thành, lắng sâu trong lòng người mộ điệu, với tài sắc vẹn toàn… bà trở thành hiện tượng, giọng ca vàng của sân khấu cải lương và các hãng đĩa lúc bấy giờ.
Các vở tuồng ở sân khấu Thanh Minh, Kim Chưởng giúp Út Bạch Lan thành danh: Nửa đời hương phấn, Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca, Người đẹp thành Bát Đa, Dưới hàng phượng vĩ, Nước mắt kẻ sang Tần, Tình cô gái Huế…
Giọng ca vàng của bà được lên đỉnh cao khi Út Bạch Lan hát với kép chánh - nghệ sĩ đào hoa Thành Được. Không những tạo ấn tượng trên sân khấu, cặp đôi trở thành vợ chồng ngoài đời thực. Hai người được nghệ sĩ Phùng Há và bầu Kim Chưởng đứng ra tác hôn, đám cưới của họ rỡ ràng với hàng trăm ký giả đưa tin... Để hát cùng nhau, họ thành lập sân khấu riêng
Thế nhưng, như một tấn tuồng đầy nước mắt, cuộc đời thực của Út Bạch Lan trải qua bi kịch, bất hạnh. Chồng là nghệ sĩ đào hoa, nhiều phụ nữ theo đuổi, “ông ấy lại thương nhiều người” nên cuộc sống vợ chồng chẳng bao lâu đã phải chia tay, sân khấu chung cũng tan gánh. Vai diễn đào thương với các số phận truân chuyên, bị vùi dập trên sân khấu vận vào đời bà như nghiệp dĩ không dứt ra được. Và, nỗi niềm riêng của bà ngày càng chất chứa trong từng làn hơi, câu hát trở thành giọng ca thấm đẫm niềm sầu muộn, đầy day dứt, bi ai đặc biệt không thể lẫn lộn.
Thời gian sống cùng nghệ sĩ Thành Được, để yên ấm gia đình, Út Bạch Lan vừa nuôi mẹ ruột vừa nuôi mẹ chồng và bà đã nhận nuôi hai con rơi của chồng. Sau khi chia tay, bà tiếp tục nhận thêm hai con rơi của nghệ sĩ Thành Được. 4 con riêng của Thành Được từ 4 bà mẹ ở các vùng miền khác nhau, trong đó, 3 người con do Út Bạch Lan đứng tên khai sinh làm mẹ. Ngoài đứa con đầu đến với bà lúc 4,5 tuổi, một đứa được bà thuê nhà nuôi mẹ đứa trẻ khi đang mang thai, hai đứa còn lại đến với bà lúc còn đỏ hỏn.
Nhớ lại quãng thời gian này, bà nói vì thương phận đàn bà với nhau và thương những đứa trẻ bơ vơ, ít ra bà biết nó cũng là con của chồng, của đồng nghiệp. Vì chữ thương, Út Bạch Lan không thấy hận, không buồn mà sống rất nhẹ nhàng, để cho con có mẹ, gần cha và an ủi chính mình… Dù không rứt ruột sinh con nhưng bà đã nuôi 4 người con rơi của chồng không quản khó nhọc như đó là con ruột của chính mình, lo ăn học, dựng vợ gả chồng, lo cho con đoàn tụ với mẹ ruột…
Số phận lại đưa đẩy khi em trai cùng mẹ khác cha của Út Bạch Lan chết trẻ để lại 4 đứa con thơ, bằng trái tim đôn hậu, tình thương của một người mẹ, một lần nữa Út Bạch Lan lại tiếp tục nuôi cháu. Đêm đêm, Út Bạch Lan khóc thương thân phận người phụ nữ truân chuyên trên sâu khấu, ngày ngày bà vui với cuộc sống vừa được làm mẹ, vừa làm cha, nuôi lũ trẻ lớn khôn.
Thông tin tang lễ nghệ sĩ Út Bạch Lan:
- Giờ liệm: 12h ngày 5/11, tại tư gia, chung cư số 62 Trần Hưng Đạo quận 1, TP......
- Linh cữu của nữ nghệ sĩ được quàng tại chùa Ấn Quang, 243 Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP.....
- Lễ động quan lúc 7h, ngày 8/11. Linh cữu được hoả táng tại Bình Hưng Hoà.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khuya 4/10, nhiều nghệ sĩ thương xót khi hay tin ngôi sao sân khấu cải lương miền Nam trút hơi thở cuối cùng lúc 22h55 tại nhà riêng sau thời gian dài chống chọi căn bệnh ung thư. Trên trang cá nhân nhà báo Lê Minh Hạ, anh chia sẻ những hình ảnh thời trẻ của sầu nữ Út Bạch Lan nhận được nhiều lượt chia sẻ và bình luận từ phía khán giả.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

"Sầu nữ" hưởng thọ 82 tuổi sau nhiều lần lâm bệnh nặng tưởng đã phải ra đi. Ở những năm tháng cuối đời, bà sống trong một căn phòng nhỏ ở tầng 1 chung cư Trần Hưng Đạo, quận 1, TP......

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ cải lương từng chia sẻ cuộc sống xế chiều của bà an nhàn và thích được làm từ thiện, hát ở chùa để mang lại niềm vui cho những mảnh đời cơ nhỡ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bà Út Bạch Lan được coi là sầu nữ duy nhất của làng cải lương Việt Nam. Trong suy nghĩ của giới mộ điệu, giọng ca của bà là bất hủ. "Giọng ca của cô Út quá ngọt ngào, truyền cảm, êm đềm như dòng sông. Mỗi lần thưởng thức giọng ca của cô nghe sao có những nổi buồn sâu lắng, vời vợi, não lòng vô cùng" - một độc giả bình luận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chất giọng của bà buồn, não lòng bởi cuộc đời bà không bằng phẳng. Nữ nghệ sĩ mồ côi cha, được mẹ nuôi lớn bên hông chợ, ngủ trên thớt thịt. Tuổi thơ của bà là mỗi ngày phụ người trong chợ bán chanh, bán ớt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hình ảnh nữ nghệ sĩ thời trẻ trên poster Đời cô lẻ của soạn giả Viễn Châu. Từ một cô bé mồ côi cha, bà may mắn gặp nghệ sĩ Văn Vĩ có cùng phận nghèo với bà. Khi đó Văn Vĩ lượm được cây đàn guitar cũ bên hông chợ, chỉnh sửa lại rồi hai người tập vọng cổ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Những ngày cuối đời, bà ăn chay, không phải bận tâm chuyện gia đình, con cái nên chỉ tập trung đào tạo, dìu dắt lớp nghệ sĩ trẻ và làm từ thiện.

Thanked by 2 Members:

#38 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/11/2016 - 20:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chuyện tình người nổi tiếng: Lê Văn Trương và hai người vợ yêu

08:00 AM - 14/11/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chân dung Lê Văn Trương Ảnh: T.L

Lê Văn Trương (1906 - 1964) là một trong số nhà văn VN có số lượng tác phẩm in nhiều nhất. Ông có 2 người vợ, cả hai đều xinh đẹp và đặc biệt là sống với nhau hòa thuận.


Theo thống kê chưa đầy đủ, ông có đến 96 tác phẩm đã in và 29 cuốn chưa in. Có thể kể đến những tác phẩm nổi tiếng nhất như Cô Tư Thung, Tôi là mẹ, Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích, Trận đời...
Gặp “cô hai” trên đất khách
Năm 1923, Lê Văn Trương bị đuổi học vì tổ chức biểu tình bãi khóa phản đối hiệu trưởng người Pháp mắng, xúc phạm học trò Việt. Không nản chí, Lê Văn Trương tiếp tục tự học và thi đậu vào ngành bưu điện, nhưng với tì vết trên, năm 1926 nhà cầm quyền Pháp phân bổ ông làm việc tận Phnom Penh, rồi đổi lên Mondonkiri (Campuchia)... Những chuyến đi xa xôi đến nơi hẻo lánh, rừng thiêng nước độc là chất liệu để ông hoàn thành những tác phẩm đầu tay. Và cũng chính ở nơi đất khách quê người, Lê Văn Trương đã gặp người tình đầu của mình. Nhan sắc ấy tên là Nguyễn Thị Hỷ, chính là nguyên mẫu nhân vật cô Hai trong tiểu thuyết Tôi là mẹ của Lê Văn Trương.
Trong tiểu thuyết này, ông đã hé lộ đôi nét về gia cảnh của nàng, khi ông Nam Phát nói: “Vâng, tôi là người Bắc, lên buôn bán trên này đã hơn hai mươi năm chẳng về bao giờ. Mà biết quê quán ở đâu mà về! Tôi mồ côi cha mẹ, phiêu bạt từ nhỏ, quên cả quê quán. Chỉ còn nhớ mình là người Bắc, ở tỉnh Nam Định, nên tôi đặt tên hai cháu là Nam và Định để kỷ niệm quê quán của tôi”. “Cô Hai” là người con gái lớn của ông Nam Phát.
Lê Văn Trương và cô Hỷ kết hôn vào năm 1927. Sau này, cô Hỷ còn là cảm hứng cho nhà văn sáng tác tiểu thuyết Người đàn bà phương Đông. Năm 1930, Lê Văn Trương bỏ việc để về Lovéas ở Battambang khai khẩn đồn điền, buôn bò qua Thái Lan rồi làm thầu khoán... Sau đó, ông dẫn vợ và năm con (Lân, Liễn, Bổng, Linh và Giáng Vân) về Hà Nội, trú ngụ ở nhà số 38 Chùa Vua (tức phố Gustave Dumoutier). Ông bắt đầu viết văn và nổi tiếng như cồn.
Người vợ hoa khôi
Năm 1938, Lê Văn Trương cưới thêm một người vợ nữa. Đây cũng là thời gian ông viết sung sức nhất. Ông nổi tiếng đến mức khi nhà văn Nam Cao ra tác phẩm Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo), ông là người đề tựa và nhà xuất bản đã in tên ông to gấp ba lần tên Nam Cao để sách có thể bán chạy!
Người vợ thứ hai của ông là Nguyễn Thị Đào, quê ở phủ Xuân Trường (Nam Định). Bà gặp ông lúc mới mười chín xuân, là hoa khôi nổi danh của vũ trường Fantasio. Bà Đào được ông giao nhiệm vụ trông nom trang trại ở Láng để nuôi anh em văn nghệ sĩ đến ăn ở sáng tác.
Một người đàn ông sống với hai vợ thì kể ra cũng khó, thế mà gia đình Lê Văn Trương vẫn trong ấm ngoài êm. Bà Đào có kể lại: “Chẳng có gì là bí quyết cả. “Chị Cả” rất lành, tôi thì biết phận mình, không dại gì ghen ngược cả. Có những điều kiện mà nhà tôi đã đặt ra, chúng tôi mà làm sai thì bị trị thẳng tay!”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bà Hỷ, vợ đầu của Lê Văn Trương và con út Giáng Vân, ảnh chụp tại Hà Nội Ảnh: T.L


Theo anh Lê Văn Phú, con nuôi của Lê Văn Trương và bà Đào: “Mẹ tôi học ít, nhưng thông minh, rất giỏi về khoa tâm lý. Mỗi lần cha tôi viết xong một đoạn văn, bao giờ cũng đọc cho mẹ tôi nghe để hỏi ý kiến. Mẹ tôi có những nhận xét rất tinh tế, cha tôi phải chịu “phục bà Trương” là giỏi. Mẹ tôi còn có tài ngâm thơ và thuộc khá nhiều thơ”.
Bạn bè nhà văn bịa ra câu chuyện hài hước: nếu đọc văn Lê Văn Trương thấy mạch văn không nhất quán, có đoạn già dặn có chỗ non nớt thì đừng lấy làm lạ, vì lúc nào viết mệt ông đã gọi 2 bà vợ ra thay nhau... viết giùm.
Sau năm 1945, ông ra Báo Việt Nam hồn ủng hộ Việt Minh. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, từng được cử làm chủ tịch ban khai thác vàng cho Chính phủ, đóng ở Chợ Bến (Hòa Bình). Tại đây, vì bệnh, bà Hỷ qua đời vào năm 1948. Nỗi đau này còn dai dẳng mãi trong tâm trí của ông.
Bấy giờ, bà Đào đã hồi cư về thành. Từ chiến khu xa xôi ông có chép lại bài thơ của người bạn thân tặng bà thật cảm động: “Ví tự ngày xưa mà sớm biết/Nẻo đời mai lạnh có đêm nay/Em ơi, dù cho nhiều rẽ ngã/Đường nào tay vẫn ấm trong tay/Thơ lỗi vần yêu đàn hững nhịp/Lối về thương mến nghẽn sông sâu/Anh gửi hồn qua phòng tuyến trắng/Dõi hồn em ngơ ngác tối chiêm bao...”.
Cuối năm 1952, vì bị loét bao tử và hậu bối, ông trở về Hà Nội chữa bệnh, sau đó vào nam. Sau khi vào Sài Gòn, vợ chồng ông ngụ ở nhà số 67/100 Trần Hưng Đạo, sau phải bán để lấy tiền chữa bệnh, chuyển về Bến Vân Đồn (Q.4). Cái chết của ông vào ngày 25.2.1964 đã gây xúc động cho nhiều người, vì ít ai ngờ rằng nhà văn nổi tiếng đến thế nay lại chết trong nghèo khó.
Mãi đến ngày 5.9.1995, một loạt tác phẩm của Lê Văn Trương mới được Nhà xuất bản Trẻ tái bản lần đầu tiên. Hôm ấy, ra mắt tại Cung văn hóa Lao động TP....., chị Giáng Vân, con gái của nhà văn, tặng tôi bài thơ của chị viết về bố, trong đó có câu khiến ai nấy cảm động: “Con mong sao có một ngày/Truyện cha chép lại làm say lòng người”.

Lê Minh Quốc



Bạn đọc phản hồi (2 nhận xét)
  • Lượt người thích

anhbatu
TP .. ... .... - 14/11/2016
Nói thêm: Kể từ năm 1954, khi Lê Văn Trương vào Sài Gòn, ông có tham gia làm thầu khoán, viết và tổ chức tái bản sách. Nhưng đến lúc này thì sách của ông không còn được độc giả quan tâm tới nữa. Việc làm ăn cũng thất bại. Nhà văn bị vỡ nợ và ngày 25/2/1964, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại một căn nhà hẹp trong tình cảnh hết sức nghèo túng, thọ 58 tuổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


7 thích
Tien
Hà Nội - 14/11/2016
Tôi cũng là người hâm mộ cụ Lê Văn Trưong. Tác phẩm " 3 ngày luân lạc " có tác dụng rất lớn đến các cháu nên được tái bản và phổ biến rộng rãi. 6 thích

#39 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/11/2016 - 21:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tay trống kỳ cựu Tám Lang của làng nhạc Sài Gòn ra đi

22/11/2016 17:30

TTO - Vậy là chúng ta vĩnh viễn chia tay nghệ sĩ Phạm Văn Lang (Tám Lang) - một trong những tay trống kỳ cựu đầu tiên của làng âm nhạc VN trong những thập niên 50 -60.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ Tám Lang tuổi về già - Ảnh tư liệu
Ông mất lúc 6g55 ngày 21-11 tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ, hưởng thọ 95 tuổi.
Ông sinh năm 1922 tại Cần Thơ. Trong chín người con của ông, có người con thứ 5 và người con út theo nghiệp trống.
Nghệ sĩ Tám Lang là trưởng ban nhạc nổi tiếng Sài Gòn mang tên Đại Nam. Sau 1975, ông là phó đoàn cải lương Phước Chung.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ Tám Lang thời là trưởng ban nhạc Đại Nam - Ảnh: Nghệ sĩ Thanh Hiệp cung cấp
Ông là em ruột của nghệ sĩ Kim Thoa (vợ của ngôi sao cải lương Tư Chơi) và là cậu ruột của tay trống Huỳnh Hiếu - người được xem là tay trống số một Đông Dương.
Tang lễ tổ chức tại Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM (314/65 Âu Dương Lân, P3, Q. 8., TPHCM). Lễ động quan lúc 12g ngày 23-11, sau đó đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Đa Phước, Bình Chánh.
Nói về nghệ sĩ Tám Lang, nghệ sĩ Mỹ Chi chia sẻ: "Tôi và Hồng Tơ về hát tăng cường cho đoàn cải lương Phước Chung vào những năm 1990. Lúc này anh Tám Lang làm trưởng đoàn. Đây có thể nói là giai đoạn mạnh nhất của Phước Chung với bộ tứ gồm Kiều Phượng Loan, Bảo Linh, tôi và Hồng Tơ".
"Ngày nào đoàn cũng hát 2 suất tại rạp Đại Đồng, rồi rần rần đi lưu diễn các tỉnh miền Tây. Lúc đó, cũng là thời ăn nên làm ra của tấu hài, nhóm của tôi gồm tôi, anh Bảo Quốc, anh Nguyên Hạnh chạy sô dữ lắm. Vì vậy khi diễn nguyên tuồng ở Phước Chung, tôi luôn đề nghị viết vai cho tôi nửa tuồng thôi ( nửa đầu hoặc nửa cuối) để tôi còn kịp chạy sô khác".
"Có bữa chạy sô bị lố giờ, đoàn phải cho khán giả giải lao hơn 20 phút để chờ tôi về hát tiếp. Gặp ông bầu khác là bị la xối xả rồi, nhưng anh Tám Lang vẫn từ tốn nhắc tôi, bảo lần sau phải ráng canh giờ cho chính xác đừng làm phiền khán giả. Thương cái tánh hồi nào giờ hiền lành, không bao giờ mích lòng ai, có gì cũng nói chuyện hết sức từ tốn... "


ÁNH TUYẾT - LINH ĐOAN

#40 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/11/2016 - 21:48

Mộ cổ Hàng Gòn được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt

11:23 AM - 22/11/2016 Thanh Niên Online

Mộ cổ Hàng Gòn nằm ở xã Hàng Gòn (thị xã Long Khánh, Đồng Nai), được người Pháp phát hiện vào năm 1927. Ngôi mộ có hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7m, cao 1,6m, được ghép bởi 6 tấm đá hoa cương đã bào khá nhẵn ở mặt ngoài, 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy. Xung quanh còn có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5m. Niên đại được xác định trong khoảng thời gian 150 trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên. Năm 1982, mộ cổ Hàng Gòn đã được nhà nước xếp hạng là di tích cấp quốc gia.
Hiện nay mộ cổ Hàng Gòn vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà giới khảo cổ vẫn chưa lý giải được, đó là ai đã xây dựng kiến trúc này và xây bằng cách nào? Làm sao người xưa có thể vận chuyển những tấm đá, trụ đá hoa cương nặng hàng chục tấn từ nơi khác đến, vì theo nghiên cứu của các nhà địa chất, loại đá hoa cương trên không có ở Đồng Nai, chỉ xuất hiện ở Đà Lạt và Ninh Thuận.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vào cuối tuần, Văn miếu Trấn Biên đón nhận rất nhiều đoàn học sinh trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học ngoại khóa Ảnh: Lê Lâm


Cũng tại buổi lễ này, UBND tỉnh Đồng Nai đón nhận bằng công nhận Văn miếu Trấn Biên là Di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia.
Theo Gia Định thành thông chí, năm 1698 Chúa Nguyễn Phúc Chu phái Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược phương Nam lập dinh Trấn Biên, 17 năm sau thì xây dựng Văn miếu Trấn Biên. Đến năm 1861 bị tàn phá bởi chiến tranh.
Năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 300 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai (1698 - 1998), UBND tỉnh Đồng Nai đã phục dựng lại dựa trên các tư liệu và thư tịch cũ.
Văn miếu Trấn Biên nằm ở P.Bửu Long (TP.Biên Hòa, Đồng Nai), có diện tích 2ha, với các công trình như Văn miếu môn, Nhà bia, Khuê văn các, Thiên Quang tĩnh, Đại Thành môn, Nhà bia Khổng Tử, Nhà bái đường.

Lê Lâm


Sửa bởi tuphuongsg: 22/11/2016 - 21:49


#41 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/11/2016 - 22:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chuyện tình người nổi tiếng: Duyên tiền định của học giả Nguyễn Hiến Lê

06:22 AM - 17/11/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Học giả, nhà văn hóa Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984) đã xuất bản khoảng 100 đầu sách ở nhiều lĩnh vực. Ông từng tin rằng hôn nhân là chuyện may rủi, bất ngờ, như có duyên tiền định.

Dù sinh trưởng ở ngoài Bắc, quê Sơn Tây nhưng thời trẻ Nguyễn Hiến Lê đã sống ở miền Nam. Năm 1935, sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Công chính Hà Nội, ông được bổ nhiệm làm việc ở Sở Thủy lợi miền Tây Nam bộ. Trong những ngày nghỉ, ông thường về làng Tân Thạnh, bên kia sông Tiền Giang, để thăm người bác ruột. Những lần bác cháu gặp nhau, cả hai đều trò chuyện vui vẻ. Ông bác bắt đầu để ý tìm chỗ mai mối cho cháu mình...
Sau này, trong hồi ký, ông Lê nhớ lại: “Một người bạn tôi mới quen ở Rạch Giá, cũng do bác tôi giới thiệu, đưa tôi đi coi mặt một thiếu nữ, con một ông phủ ở Giồng Riềng, nhân một bữa tiệc buổi tối. Đi coi về, tôi viết thư cho bác tôi, giọng hơi dí dỏm bảo: “Trong ánh đèn măng xông chỉ thấy một làn xanh xanh rực rỡ và thơm phức xẹt qua như một vì sao đổi ngôi”.
Ông bác hiểu ý nên lại giới thiệu một chỗ khác, vì biết tử vi của cháu mình ở cung thê có các sao “Văn xương, Văn khúc, Hóa khoa” nên đoán rằng cô vợ phải là người có học.
Người được giới thiệu tiếp là cô Nguyễn Thị Liệp, giáo viên dạy Trường nữ Long Xuyên. Ông Lê nhận xét: “Mới tiếp xúc lần đầu, tôi thấy nét mặt cô dễ coi, mà tính tình cũng dễ thương vì tự nhiên, giản dị, nhũn nhặn, thành thực”. Nhưng rồi cũng chỉ dừng lại ở đó thôi. Sau đó, khi ông nhờ cô Liệp giới thiệu cho cô H. cũng dạy Trường nữ Long Xuyên, cô Liệp nhận lời liền, “sai một đứa cháu đem một bức thơ hỏi ý cô bạn trước, rồi rất nhậm lẹ bận thêm chiếc áo dài thâm, đưa tôi đi”. Hai người đi song song, mỗi người một lề đường. Khi gặp được cô H., ông thấy cô trắng trẻo, nhỏ nhắn, thanh tú, hiền từ không có gì để chê trách cả.
Nhưng có một điều lạ lùng là sau lần gặp gỡ này, ông có viết thư kể lại với ông bác và muốn hỏi cưới... cô Liệp! Ông bác cũng ngạc nhiên, viết thư hồi âm và nhận xét: “Về đức hạnh thì đáng quý, nhưng nhà nghèo và lớn tuổi hơn cháu”. Độ một tháng sau, ông Lê tìm gặp cô Liệp và trao lá thư cầu hôn.
Ông kể tiếp: “Cô không trả lời thẳng cho tôi mà viết thư cho bác tôi, đại ý rằng: cô cảm động vì bức thư của tôi, nhưng nhà chỉ có một mẹ và một con, nên muốn được ở vậy phụng dưỡng mẹ và xin “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ”. Thật ra, gia đình cô Liệp không đồng ý vì ngại “tôi còn mẹ già ở Bắc, nếu mẹ tôi muốn cho tôi về làm việc ngoài đó thì khó xử cho cả hai bên: cô không thể bỏ mẹ già mà theo tôi ra ngoài đó, mà tôi cũng không thể bỏ mẹ mà ở với cô trong này. Giá cô nói thẳng việc đó thì dễ giải quyết, mẹ tôi đã muốn cho tôi ở hẳn trong Nam”.
Từ đó, ông Lê không nghĩ đến việc tìm vợ nữa, cứ thủng thẳng rồi hãy hay. Sau này, ông ngẫm nghĩ: “Phương Đông ta có chuyện ông Tơ bà Nguyệt, chuyện duyên nợ ba sinh, không biết các dân tộc khác có không, nhưng tôi chắc không dân tộc nào không tin rằng hôn nhân là một chuyện may rủi, bất ngờ, như có tiền định”.
Mùa thu năm 1936, Nguyễn Hiến Lê đi công tác xuống vùng Bạc Liêu. Trong nhiều lần ngang qua Giá Rai, vào tiểu khu của Sở Thủy lợi thì ông làm quen với gia đình ông đốc công Trịnh Đình Huyến. “Mới gặp tôi vài lần mà ông bà có lòng mến tôi rồi và bà đánh tiếng muốn gả trưởng nữ là cô Trịnh Thị Tuệ cho tôi. Tôi quý tính tình của ông, lại được biết cô Tuệ học giỏi, sớm đậu tiểu học, học tới năm thứ ba cao đẳng tiểu học rồi thôi, về giúp việc nhà, nữ công khéo, biết chăm sóc các em, được cả nhà quý mến, các em nể, nghe lời, nên tôi có ý muốn nhận lời viết thư hỏi bác tôi, rồi thưa với mẹ tôi”. Mọi việc diễn ra suôn sẻ. Vào dịp lễ Phục sinh năm 1937, Nguyễn Hiến Lê và cô Trịnh Thị Tuệ thành hôn.
Còn số phận của cô Liệp thì sao?
Sau khi cưới nhau, ông vẫn kể cho vợ biết tình bạn giữa mình với cô Liệp. Từ đó, vợ chồng ông và cô Liệp cùng tạo mối quan hệ thân thiết. Hình ảnh của người bạn gái mà mình từng cầu hôn vẫn còn nguyên trong tâm trí của ông. Do đó, “năm 1956, bà cụ thân sinh của cô Liệp quy tiên được 9 năm rồi, tôi lặp lại cầu hôn từ hai chục năm trước, cô vì chiều lòng tôi mà miễn cưỡng nhận lời. Tôi hỏi ý nhà tôi, nhà tôi không do dự, chấp nhận liền, mặc dầu ráng nén sự miễn cưỡng. Hôn lễ cử hành ở Long Xuyên, rất đơn giản, bác Ba tôi làm chủ hôn bên nhà trai”.
Mọi việc diễn ra như ý nguyện của ông, nhưng “trong ba người chỉ có tôi là đóng vai trò không đẹp, ích kỷ, khiến cho hai người kia đều buồn. May là hai người đều có học, đều dạy học để tự túc được mà mỗi người lại ở một nơi, nên buồn vài năm rồi cũng quen, và từ năm 1972, hai người thân nhau như hai chị em; bây giờ thì ai cũng công nhận rằng việc mà hai người năm 1956 đành phải chấp nhận như một số phận”.
Trong những ngày cuối đời, Nguyễn Hiến Lê về sống hẳn ở Long Xuyên với bà Liệp, lúc này bà Tuệ đã sống ở Pháp từ năm 1972.
* Tài liệu tham khảo: Hồi ký Nguyễn Hiến Lê (NXB Văn học - 1988)

Lê Minh Quốc

thuy duong
TP .. ... .... - 18/11/2016
Trước khi sinh ông ra cha của ông có nằm mơ thấy ông già mang tặng quả lê nên đặc tên cho ông là Hiến Lê - CẢM ƠN GIAI THOẠI HAY !
5 thích
5 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 25/11/2016 - 22:26


#42 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/11/2016 - 21:36

Chuyện tình người nổi tiếng: Giáo sư Hoàng Xuân Hãn và vần thơ se duyên

06:23 AM - 15/11/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vợ chồng GS Hoàng Xuân Hãn Ảnh: T.L

GS Hoàng Xuân Hãn (1908 - 1996) là bộ óc bách khoa của VN trong thế kỷ 20.

Những công trình nghiên cứu của ông như Danh từ khoa học, La Sơn phu tử, Chinh phụ ngâm bị khảo, Lý Thường Kiệt... đã để lại những dấu ấn lớn trong lãnh vực văn hóa, lịch sử, giáo dục, khoa học.

Vì thương son phấn dễ tàn phai
Ngày trước, nhiều người thành vợ chồng, không vì quen biết mà do cho mẹ hai bên đã... hứa hẹn trước. Ông bà cụ Hoàng Xuân Úc và Lê Thị Ấu ở làng Yên Hồ, H.La Sơn (Hà Tĩnh) đã hứa gả con trai là Hoàng Xuân Hãn cho một gia đình ở H.Hương Sơn. Mọi việc chưa chuẩn bị xong thì cậu con trai - thủ khoa Quốc học Vinh, thủ khoa kỳ thi Thành Chung toàn Trung bộ được nhận học bổng du học ở Pháp.
Trước ngày lên đường, năm 1928, cậu được cha mẹ dẫn sang nhìn mặt cô gái đã được hứa hôn. Đó là con gái một nhà khoa bảng. Cuộc gặp gỡ ấy, không rõ có để lại ấn tượng gì sâu đậm không, nhưng sau khi sang Pháp vì cuốn hút vào công việc học tập nên cậu viết thư gửi về song thân trình bày suy nghĩ chân thành của mình. Sau này ở tuổi ngoài 80, cụ Hoàng Xuân Hãn đã kể lại rằng trong thư có đoạn viết: “Con gái thì có lứa, con còn lâu mới về được, nếu có nơi xứng đôi vừa lứa thì gia đình cứ để cho V. gây dựng gia thất, con không có gì dám oán trách”.
Mọi việc đã diễn ra theo ý nguyện của cậu.
Sau này bà V. trở thành vợ của một bác sĩ. Năm 1930, lúc bà V. đám cưới, Hoàng Xuân Hãn có tặng bài thơ Đường luật có câu “Sắt cầm duyên mới mừng tươi thắm/Gang tấc lòng xưa luống lữ hoài/Chớ trách vàng thau hay kẹn kẻ/Vì thương son phấn dễ tàn phai”. Dù không lấy được nhau theo sắp xếp của cha mẹ, nhưng họ vẫn giữ được cái tình, thật đáng quý.
Họa người bên nguyệt biết tình chăng ?
Sang Pháp, Hoàng Xuân Hãn học toán cao cấp ở Lycée Saint Louis, sau đó thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm và bắt đầu chú tâm biên soạn Danh từ khoa học - cuốn sách nổi tiếng đặt nền móng đầu tiên về xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt. Sau đó, ông còn thi đậu lấy bằng bách khoa, kỹ sư cầu cống, thạc sĩ toán.
Năm 1935, ông đáp tàu về thăm cố hương. Những ngày lênh đênh sông nước, tình cờ ông làm quen với cô Nguyễn Thị Bính - một tiểu thư mảnh mai, xinh đẹp người Hà Nội nhà ở phố Gia Long (nay là phố Bà Triệu). Bấy giờ, cô Bính cũng đã lấy bằng tốt nghiệp Trường cao đẳng Y Dược Paris.
Mối tình nảy nở giữa biển khơi này đã được kể lại trong Tổng tập La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (NXB Giáo dục, 1988): Khi tàu ngang qua Ấn Độ Dương, gặp lúc trăng rằm, cô Bính đề nghị người bạn trai thử làm bài thơ Vịnh nguyệt. Được lời như cởi tấm lòng, Hoàng Xuân Hãn nửa đùa nửa thật xuất khẩu: “Có người bảo tớ vịnh thơ trăng/Tớ cũng toan ngâm ngợi chị Hằng/Ngán nỗi người xinh, trăng thẹn mặt/Ngây lòng tớ gặm bút mòn răng/Trông trăng chỉ thấy ai cười nụ/Gác bút vì e tớ nghĩ xằng/Vịnh nguyệt vì người thôi cũng vịnh/Họa người bên nguyệt biết tình chăng?”.
Nghe xong bài thơ, cô Bính đỏ mặt e thẹn vì thấy được “tình ý” mà người bạn trai đã gửi gắm. Ngay sau đó, Hoàng Xuân Hãn còn tặng cô Bính thêm bài hát nói: “Trăng với biển nửa mờ nửa xám/Mây trên trời mấy đám phất phơ/Mảnh trăng khi tỏ lại khi mờ/Khách trên biển còn ngờ nơi Nhược Thủy/Cám cảnh thân đơn thằng Cuội quỷ/Gẫm thương tình muộn chị Hằng Nga/Những tưởng rằng trăng lạ với trăng xa/Ai ngờ cũng trăng nhà cười mủm mỉm/Chốn lữ quán đa tình nên bịn rịn/Hỏi trăng già soi đến tận tâm can?/Sóng đưa trăng giạt theo làn”.
Lâu nay, cô Bính nghe tiếng Hoàng Xuân Hãn luôn đậu thủ khoa trong các kỳ thi, học hành xuất sắc hơn người, không ngờ chàng cũng giỏi thơ và tài hoa đến thế. Những bài thơ này đã tạo trong tâm trí cô Bính một cảm tình đặc biệt. Những ngày gặp lại nhau tại Hà Nội, tình cảm giữa họ ngày một gắn bó hơn. Năm 1936 họ kết hôn. Đám cưới xong, nhờ bạn bè cho vay vốn, họ mở hiệu bào chế thuốc tây ở phố Tràng Thi (Hà Nội). Từ đây, mọi người quen gọi cô Bính là “Madame Hoàng Xuân Hãn”. Thời gian này, Hoàng Xuân Hãn dạy Trung học đệ nhị cấp ở Trường Bưởi (tức Trường Chu Văn An) và tham gia Hội Truyền bá quốc ngữ.
Điều may mắn, nhà bác học của chúng ta đã chọn được người vợ hoàn toàn chia sẻ, ủng hộ việc làm của chồng. Để thực hiện những chuyến đi thực địa, khai quật di tích văn hóa cổ nhằm hoàn thành các bộ sách nghiên cứu rất có giá trị, Hoàng Xuân Hãn đã dồn vào đó bao nhiêu tiền của, bà Bính cũng không tiếc. Bên cạnh đó, bà còn đồng tình với chồng về quan điểm chính trị. Khi luật sư Vũ Đình Hòe làm chủ nhiệm Báo Thanh Nghị, được sự khuyến khích của chồng, bà Bính nhận lời cộng tác.
Từ năm 1951, họ sang Paris, định cư tại Pháp. Tuy vậy, tấm lòng của họ luôn hướng về quê nhà. Dù hai người không có con, nhưng bà Bính vẫn tự hào: “Đối với nhà tôi, con tức là sách”. Mối tình đẹp “thiết thạch” từ vần thơ se duyên từ “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” đã gắn kết họ thủy chung đến trọn đời.

Lê Minh Quốc


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#43 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/11/2016 - 12:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ca sĩ Khánh Ly: 'Kỷ niệm Trịnh Công Sơn thì phải giấu đi'

07:45 AM - 27/11/2016 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khánh Ly đặt chân xuống Tân Sơn Nhất, TP....., chuẩn bị cho show diễn đầu tiên tại đây sau 41 năm xa cách.

Khánh Ly đã dành cho Báo Thanh Niên cuộc trò chuyện nhân chuyến trở về lần này. Nói như ca sĩ Quang Thành, người đồng hành cùng Khánh Ly, lần trở về để “hát như chưa bao giờ được hát”.
"Tôi xách giày, xách dép chạy theo ông Trịnh Công Sơn"
* Đã 41 năm xa Sài Gòn, bắt đầu cuộc sống tại Mỹ, giờ thì bà đã ở giữa nắng gió Sài Gòn rồi. Cảm xúc của bà như thế nào?
Ca sĩ Khánh Ly: Người ta vui quá thì người ta không biết mình là ai, không biết mình đang nghĩ gì. Tôi biết chắc chắn là sự trở về lần này, tôi muốn gặp nhiều người lắm, nhưng những người tôi muốn gặp đâu còn ai nữa. Chỉ còn khán giả, may mắn là còn khán giả chờ tôi, còn những ngôi thánh đường, con đường, hàng cây, cây cầu…
* Sài Gòn với ca sĩ Khánh Ly chắc chắn là nhiều kỷ niệm riêng lắm, nhất là gắn với cố nhạc sĩ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

?

Ca sĩ Khánh Ly: Tôi không có cái gì riêng. Tôi sẽ đi tất cả những nơi tôi từng đi, không phải vì con đường này đẹp hơn con đường kia, mà vì cái gì tôi cũng thích được trở lại. Tôi yêu mọi thứ giống nhau, tôi yêu mọi thứ bằng nhau.
Kỷ niệm với ông Sơn mình phải giấu đi chứ, nói hoài, tội nghiệp ông Sơn. Có những cái tôi không thể quên, không thể không đến, nhưng chỉ muốn giữ riêng cho mình thôi. Những nơi chúng tôi từng đi qua, tôi nhớ lắm, là con đường Duy Tân (bây giờ là Phạm Ngọc Thạch - PV), cây dài bóng mát…




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khánh Ly (phải) bảo bà đã 72 tuổi, không tính được ngày mai, ngày kia bà có trở lại Sài Gòn và tiếp tục ca hát, nên muốn gì phải làm ngay


* Khi Khánh Ly đang ở Đà Lạt, bà từng một lần từ chối lời mời của ông Trịnh Công Sơn về hát ở Sài Gòn, vì sao vậy? Và tại sao bà thay đổi quyết định sau hơn 2 năm?
Ca sĩ Khánh Ly: Đó là năm 1965, khi tôi gặp ông giữa Đà Lạt, ông rủ tôi về Sài Gòn. Tôi từ chối vì lúc đó tôi vô danh tiểu tốt, tôi nghĩ rằng mình chỉ có thể làm ở tỉnh lẻ, Sài Gòn đâu có chỗ cho mình. Sau đó, năm 1967, tôi quyết định về Sài Gòn cùng ông Sơn, không phải tôi thay đổi mà do hoàn cảnh thay đổi.


* Những ngày đầu, Sài Gòn đón bà như thế nào?
Ca sĩ Khánh Ly: Mọi người chỉ biết đến tôi sau một đêm tôi hát cùng ông Sơn. Trước đó, đâu ai biết Khánh Ly là ai. Đó là tháng 11.1967, địa điểm hát là bãi đất trống bên cạnh đường Lê Thánh Tôn bây giờ. Tôi hát Diễm xưa, Ru em từng ngón xuân nồng, Dấu chân địa đàng, Nhìn những mùa thu đi, Nắng thủy tinh, ông Sơn hát Mưa hồng… Sau đêm đó, tôi vác giày, vác dép đi theo ông Sơn.
* Suốt những năm ca hát ở Sài Gòn và các tỉnh Nam bộ sau đó bà đã được khán giả yêu thương chào đón như thế nào?
Ca sĩ Khánh Ly: Khán giả thương tôi lắm, không thương sao mình hát được đến bây giờ. Những nơi tôi đến thì khán giả đến, khán giả đến đến thì tôi đến, chúng tôi cứ theo nhau.
Hát cho sinh viên thì làm gì có tiền, tôi nhớ lần về các trường học ở Cần Thơ, Mỹ Tho hát, tối xếp bàn ghế ngủ luôn, làm gì có chuyện ở hotel (khách sạn - PV), đi máy bay hạng nhất. Bà con thương mình, họ cho mình củ sắn, củ khoai. Ngày đó vất vả mà vui, vui lắm, bây giờ tôi chẳng thể nào tìm được ngày trở lại.






Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sài Gòn là tuổi trẻ, là khát vọng, là tình yêu, là nỗi nhớ của ca sĩ Khánh Ly


* Còn phòng trà Khánh Ly ở Sài Gòn, bà còn nhớ những năm tháng đó không?
Ca sĩ Khánh Ly: Làm sao quên được chứ,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

được mở từ năm 1972 đến 1975, địa chỉ 12 - 14 đường Tự Do (đường Đồng Khởi hiện nay), bây giờ nơi đó là một khách sạn. Đi qua đó bây giờ, tôi chỉ còn tiếc nuối mà thôi. Tiếc những cái mình đã mất mất rồi.
"Tôi dở, tôi chỉ biết hát thôi"
* Người Sài Gòn luôn yêu mến bà, chờ đợi bà, vậy tại sao phải đến sau 41 năm, ngày 2.12.2016, họ mới có thể đón chào Khánh Ly của một show riêng mình?
Ca sĩ Khánh Ly: Không phải tôi cứ muốn là được. Trong đời mình có nhiều cái mình muốn, ví dụ như mình muốn yêu người này mà không yêu được thì đành thôi…
* Ca khúc nào bà mong chờ được hát nhất trong đêm tới? Ca sĩ Khánh Ly: Tôi sẽ hát những bài mọi người thích, bài nào tôi cũng thích và muốn hát cả. Tôi ước mơ được hát ca khúc Da vàng, không phải ai cũng hát được Da vàng. Lần này tôi hát cùng Quang Thành, hát được tình ca chưa chắc đã hát được Da vàng, phải là người yêu quê hương cháy bỏng…




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ca sĩ Khánh Ly muốn giấu kín những kỷ niệm về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

v
Thúy Hằng


Nguyễn Phước
TP .. ... .... - 27/11/2016
Nói đến Khánh Ly, tôi nhớ thuở cuối năm 1967, vào ngày thứ sáu mỗi tuần, chúng tôi thường đi đến quán Văn trong khuôn viên của trường Đại học Văn Khoa cũ để nghe Khánh Ly hát, và nghe TCS đàn. Ngày đó, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn trình diễn chung với nhau một cách bình dân từ phong cách, ăn mặc và ngay cả sân khấu, gọi là sân khấu chứ thực ra chỉ là khoảng đất trống để đứng hát mà thôi. Khán giả đa số là sinh viên chỉ cần uống một ly nước ngọt là đủ để ngồi nghe Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đàn ca. Cũng chính từ nơi này đã là nơi khởi đầu cho sự vinh quang của cặp đôi nầy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


4 thích



Thanked by 1 Member:

#44 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/11/2016 - 12:22

Bốn nhà văn miền Nam cùng 'lò'

06:50 AM - 27/11/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ trái sang: Các nhà văn Lê Vĩnh Hòa, Ngọc Linh, Sơn Nam, Trang Thế Hy Ảnh: T.L - D.Đ.M - L.Đ

Trong một vài bài về lịch sử văn học miền Nam thời kỳ tạm chiếm của Cao Huy Khanh và Võ Phiến... có nhắc đến “nhóm Nhân Loại” (1956 - 1959), “dòng văn học và nông thôn Nam bộ” ám chỉ đến những cây bút đã thành danh từ tờ tuần báo Nhân Loại: Sơn Nam, Lê Vĩnh Hòa, Trang Thế Hy và Ngọc Linh.


Một nhà văn bắt đầu sự nghiệp cầm bút của mình ắt hẳn rất cần một tờ báo văn nghệ có cùng chí hướng. Có tờ báo nghĩa là có đất dụng võ, tạo đà cho tài năng phát triển. Noi theo những nhà văn miền Nam đã nổi tiếng như Tô Nguyệt Đình, Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà…, các cây bút trẻ lúc ấy như Lê Vĩnh Hòa, Trang Thế Hy, Ngọc Linh đã bắt đầu gieo trồng chữ nghĩa của mình trên “cánh đồng” Nhân Loại.
Bước khởi nghiệp của những cây bút đình đám
Nhà văn Trang Thế Hy có truyện ngắn đầu tiên là Bức tranh không bán đăng trên Nhân Loại số 69 (30.8.1957). Ngoài một vài truyện ngắn đăng trên Bách Khoa, ít nhất ông đã có 16 truyện đã đăng trên Nhân Loại như: Nắng đẹp miền quê ngoại, Áo lụa giồng, Vừng trăng bên kia sông… GS Trần Hữu Tá đã nhận xét: “Trang Thế Hy đã dựng lên những cảnh trí Nam bộ với đặc trưng khó lẫn. Những rặng tràm thưa, những cội vông đồng soi bóng đỏ ối trên gương nước, những xuồng con lắt lẻo trên đồng sâu, những biển cỏ mênh mông xào xạc, những con kinh mùa nắng nước phèn trong như lọc, nhìn thì đẹp nhưng hớp vào chua quéo miệng...”.
Thế nhưng khi có điều kiện Trang Thế Hy cũng không ngần ngại đề cập đến mặt trái của xã hội Sài Gòn đang trượt dài trên dốc của lối sống vật chất chủ nghĩa: cô con gái nhà lành phải nuốt nhục, bán mình nuôi em ăn học, nhưng rồi không chịu nổi sự ô nhục ghê gớm đó, cô gái đã tự tử (Một thiếu nữ không đáng kể).
Nếu như Trang Thế Hy bắt đầu đăng truyện ngắn đầu tiên trên Nhân Loại vào năm 33 tuổi thì Lê Vĩnh Hòa bắt đầu có truyện ngắn đầu tay của mình trên Nhân Loại khi ông 24 tuổi. Hầu như tất cả truyện ngắn của ông viết trong thời kỳ 1956 - 1958 đều đăng trên Nhân Loại, trừ một tùy bút đăng trên báo Bông Lúa. Theo ước tính từ năm 1956 đến khi bị bắt (1958) ông đã sáng tác 29 truyện, tùy bút (và 5 bài thơ) trên báo Nhân Loại. Lê Vĩnh Hòa dùng truyện ngắn của mình để vạch trần sự tàn bạo của cuộc chiến tranh phi nghĩa, đã giết chết những ước mơ giản dị. Ông có cách viết ngắn gọn, cô đọng, phong phú và đa dạng. Thực ra, ông sinh trưởng tại Bình Định nhưng vì đã theo cha vào sống ở xã Vĩnh Hòa (Rạch Giá) từ nhỏ nên ông đã ảnh hưởng lối sống, suy nghĩ và phong cách viết của người miền Nam: giản dị trong ngôn ngữ đối thoại, đôi lúc trữ tình kết hợp với hài hước.
Còn Sơn Nam đã bắt đầu sự nghiệp, để rồi sau này trở thành nhà Nam bộ học, bằng ký sự đường rừng Lên đỉnh Tà Lơn khởi đăng trên Nhân Loại. Tại sao ông chuyên khảo cứu về Nam bộ? Hãy đọc những dòng tâm sự chân thành của ông: “Đọc chơi mấy tập san mua lúc mới lên Sài Gòn, tôi sực nhớ còn một nhu cầu cấp bách về học hỏi. Nếu người ta chú ý đến vai trò con ba khía trong tầng lớp nghèo ở ven biển, tại sao ta không thử nghiên cứu đến những con lươn, con rùa, con ếch, con rắn trong sinh hoạt của dân khẩn hoang vùng U Minh, vùng ven biển Cà Mau… Muốn hiểu hồn dân tộc thì nên xem việc khẩn hoang với những trung tâm văn hóa dân gian, tại sao phát sanh bản vọng cổ…”. Tâm niệm này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời viết văn của Sơn Nam. Và tất cả những Chuyện xưa tích cũ (1958), Tìm hiểu đất Hậu Giang (1959), Hương rừng Cà Mau (1962), Chim quyên xuống đất (1963)… đều là những truyện ngắn, biên khảo đã đăng trên Nhân Loại.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bìa tuần báo Nhân Loại Ảnh: L.V.N


Thư ký tòa soạn 21 tuổi
Nói đến Nhân Loại, ngoài Nguyễn Văn Hiếu, Tô Nguyệt Đình, Trường Xuân Trúc, Nguyên Hùng… không thể không nói đến vai trò “bếp núc” của Ngọc Linh - người làm thư ký tòa soạn năm mới 21 tuổi. Chính danh thì ông có tên trên manchette tuần báo Nhân Loại từ số 41 (15.2.1957) năm ông 26 tuổi. Mặc dầu vậy, ông đã xuất hiện với bài báo viết về một nghệ sĩ cải lương từ số 8, rồi truyện ngắn Tàn một ngọn đèn trên số 11. Từ đó ông thường xuyên xuất hiện với những bài phóng sự như Đồng tiền rắc máu, viết truyện lịch sử bằng tranh. Và tiểu thuyết đầu tay của ông là Trên sông hoàng hôn in vào số 88 (10.1.1958). Đến ngày 22.8.1958, tuần báo Nhân Loại ra bộ mới số 1, khổ 18x21 cm với tính chất là tập san văn nghệ vẫn do Ngọc Linh làm thư ký tòa soạn. Lần cuối độc giả thấy tên ông với nhiệm vụ thư ký tòa soạn là số xuân Kỷ Hợi phát hành vào tháng 2.1959.
Tuy số tác phẩm của Ngọc Linh trong thời kỳ này để lại không nhiều (có lẽ do nhiệm vụ thư ký tòa soạn) nhưng những truyện ngắn và tác phẩm của ông luôn cảnh báo về sự phân hóa suy đồi ở các đô thị miền Nam. Sau này, ông tiếp tục làm cho báo Lẽ Sống.
Phải nói là tất cả những tác phẩm của Sơn Nam, Trang Thế Hy, Lê Vĩnh Hòa, Ngọc Linh đăng trên Nhân Loại đều được in thành sách. Từ năm 1957, tập truyện ngắn Chiếc áo thiên thanh của 4 tác giả: Lê Vĩnh Hòa (8 truyện), Tiêu Kim Thủy, Viễn Phương, Ngọc Linh - mỗi người 1 truyện được NXB Trùng Dương phát hành. Rồi sau đó Nắng đẹp miền quê ngoại (Văn Phụng Mỹ - Trang Thế Hy) được nhà văn Tô Nguyệt Đình tập hợp từ những truyện ngắn đã đăng trên Nhân Loại để xuất bản. Mái nhà thơ (1964) của Lê Vĩnh Hòa được nhà văn Ngọc Linh đặt in cho người bạn văn của mình.

Lê Văn Nghĩa



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#45 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/12/2016 - 21:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo dấu xưa, chuyện cũ: Đường xe lửa răng cưa độc đáo

08:00 AM - 12/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đường xe lửa răng cưa, cụ Viễn hào hứng vào phòng lấy ra tập tài liệu, trong đó có cả bản đồ, họa đồ, lịch trình những chuyến tàu do cụ lái.
“Con đường xe lửa răng cưa từ Tháp Chàm (Ninh Thuận) lên Đà Lạt dài 84 km này do người Pháp khởi công xây dựng từ năm 1903, theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer, đến năm 1932 mới hoàn thành với tổng kinh phí xây dựng trên 200 triệu franc vào lúc bấy giờ”, cụ Viễn cho biết. Theo cụ, đoạn Tháp Chàm - Krông Pha (Sông Pha) đường bằng, dài 41 km, thi công đến năm 1919 thì hoàn thành.
Còn đoạn Sông Pha - Đà Lạt dài 43 km thi công trong 13 năm. Việc thi công đoạn đường sắt này rất gian nan vì rừng núi hiểm trở và có độ dốc lớn, chỉ 43 km nhưng độ cao lên tới gần 1.400 m (Sông Pha cao 186 m, Đà Lạt cao 1.550 m so với mực nước biển). Theo cụ Viễn, nhiều công nhân người Việt, người dân tộc đã chết vì bệnh sốt rét, vì hổ vồ hoặc bị tai nạn sập hầm đá. Phía trên hầm đá số 1 gần ga Sông Pha hiện vẫn còn một nghĩa trang chôn cất những công nhân xấu số.
Cụ Viễn cầm họa đồ giải thích: “Toàn tuyến có 16 km đường sắt răng cưa, chia làm 3 đoạn, bố trí tại những nơi dốc cao từ 12 độ. Những đoạn này được thiết kế thêm đường ray răng cưa ở giữa hai đường ray chính rộng 1 m; đồng thời đầu máy xe lửa phải gắn thêm bánh răng để bám vào đường ray răng cưa”. Bánh răng được thiết kế chỉ quay một chiều, để nếu khi chết máy thì tàu không bị tuột dốc. Cụ Viễn cho biết toàn tuyến có 5 hầm chui xuyên qua núi, hầm dài nhất hơn 600 m và nhiều cầu xe lửa. Sau năm 1977 ngành đường sắt tháo hết tà vẹt, đường ray để duy tu tuyến đường sắt bắc - nam nhưng thất bại vì đường sắt bắc - nam khổ 1,2 m, còn các đầu máy hơi nước răng cưa đã bán cho một công ty Thụy Sĩ vào năm 1979.
Ký ức lái tàu lửa răng cưa
Cụ Viễn cho biết năm 1932 đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt thông tuyến, nhưng đến năm 1936 chuyến tàu đầu tiên mới chính thức chạy. Cụ quê ở Hải Hậu, Nam Định, vào Đà Lạt năm 1942, ban đầu làm tại Sở trà Cầu Đất, năm 1947 cụ được tuyển dụng vào ngành hỏa xa. Trong 5 năm đầu, cụ chỉ được giao nhiệm vụ đốt than, củi; đến năm 1953 mới được phụ lái tàu rồi lái chính cho đến lúc tuyến đường này ngưng hoạt động.
Một đồng nghiệp của cụ Viễn là cụ Nguyễn Hai (83 tuổi, quê Bình Định), vào Đà Lạt năm 1955, nhờ có bố là ông Nguyễn Văn Hữu lái tàu lửa cùng thời cụ Viễn nên được ưu tiên tuyển dụng lái tàu năm 1960. Cụ Hai cho biết nếu tàu khởi hành lúc 7 giờ thì phải dậy từ 5 giờ sáng để đốt than củi. Chỉ khi nào nước sôi đạt tiêu chuẩn thì tàu mới có thể khởi động được. Vào mùa Đà Lạt mưa dầm, ẩm ướt, việc đốt củi rất vất vả.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cụ Viễn (phải) giải thích tài liệu về các chặng đường sắt răng cưa Ảnh: N.D


Cụ Viễn nhớ lại, đoạn đường bằng Tháp Chàm - Sông Pha đầu tàu có thể kéo được 21 toa, nhưng từ Sông Pha lên Đà Lạt chỉ có thể kéo được từ 2 - 4 toa với trọng lượng tối đa 65 tấn. Lúc đó tuyến này có 9 đầu máy xe lửa răng cưa, trong đó 5 đầu máy lớn (kéo 65 tấn) và 4 đầu máy nhỏ phục vụ việc sửa chữa đường tàu. Bình thường mỗi ngày có 2 chuyến xuống và 2 chuyến lên. Ngoài việc chở khách, các chuyến tàu thường chở vật liệu xây dựng, phân bón, vũ khí lên Đà Lạt; còn chuyến xuống chở rau quả, gỗ... về miền xuôi. Theo quy định, khi chạy qua đường ray răng cưa tốc độ chỉ 5 km/giờ, những đoạn đường bằng 35 km/giờ, nhưng những lái tàu nhiều kinh nghiệm khi qua đoạn răng cưa vẫn có thể chạy 10 km/giờ. Do đó, thời gian một đoàn tàu chạy từ Sông Pha - Đà Lạt và ngược lại mất từ 3 - 3 tiếng rưỡi. Các đầu máy răng cưa chỉ chạy tới Sông Pha rồi quay đầu lên Đà Lạt, đoạn đường bằng từ Sông Pha đi Tháp Chàm có đầu máy bình thường đảm trách.
Cụ Viễn cười: “Lúc đó lái tàu lửa thích lắm, được hưởng cả lương vợ con (cụ Viễn có tới 12 người con). Lương của tôi 7.000 đồng/tháng, trong khi vàng chỉ 3.800 đồng/lượng”.
Sau một chút trầm ngâm, cụ Viễn nói khi đường sắt răng cưa mới đưa vào khai thác đã xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng vào năm 1940, tại đoạn Km 40+800 đến Km 42. Đoàn tàu đang xuống dốc thì bị trật đường ray, lao xuống vực làm hơn 30 người thiệt mạng. Đoàn tàu ấy chở các quan Pháp và học sinh người Pháp (học tại Đà Lạt) đi về miền xuôi du lịch. Còn cụ Nguyễn Hai cho biết từ năm 1968, do hoàn cảnh chiến tranh, tuyến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

này liên tục bị cài mìn, cho nên đến năm 1969 gần như dừng hoạt động...

Lâm Viên


Bạn đọc phản hồi (2 nhận xét)
  • Lượt người thích

Dinh Huu Hue
TP .. ... .... - 12/12/2016
Bác Viên là người vui tính , rất lịch sự và rất thích văn thơ ,Bác thuộc thơ Kiểu khá nhiều .Rất bất ngờ và cũng rất vui khi được nhìn thấy Bác mặc dù qua FB _ một đồng nghiệp rất đáng mến của Bố tôi và của cả tôi nữa .Kính chúc Bác mạnh khỏe và vui vẻ như ngày nào .......
8 thích Trả lời 2 thích






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |