Jump to content

Advertisements




Tả Ao bí kíp


29 replies to this topic

#1 470525

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 229 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 27/06/2011 - 18:21

Năm 1992 tôi thay mộ cho cha tôi, cũng may có chú em cùng xóm cho mượn quyển sách Tả Ao bí kíp, và giao hẹn chỉ đọc trong 2 hôm phải trả, tôi về tôi đọc ngấu nghiến và mạnh bạo là theo hướng dẫn của cụ Tả Ao, do không có thầy địa lý nào hướng dẫn nên để bừa, nay muốn đọc lại bạn nào có xin POS lên cho tôi xin . Xin cám ơn trước
Thân
470525


#2 lnhaivn

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 83 Bài viết:
  • 23 thanks

Gửi vào 29/06/2011 - 14:53

Về hỏi lại chú em hàng xóm, mượn đọc 2 hôm là có thể copy được rồi.

Thanked by 1 Member:

#3 470525

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 229 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 30/06/2011 - 08:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lnhaivn, on 29/06/2011 - 14:53, said:

Về hỏi lại chú em hàng xóm, mượn đọc 2 hôm là có thể copy được rồi.
Năm 1992 công nghệ tin học chưa phát triển nên không có máy photo do vậy mà bỏ lỡ thời cơ có được tài liệu quí. Nên mới nhờ diễn đàn đấy bạn ạ. Hơn nữa chú em hàng xóm cũng lại mượn được ở đâu đó.
Cám ơn bạn đã gợi ý
Thân
470525


#4 NhanHoa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 348 thanks

Gửi vào 03/07/2011 - 21:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

470525, on 30/06/2011 - 08:14, said:

Năm 1992 công nghệ tin học chưa phát triển nên không có máy photo do vậy mà bỏ lỡ thời cơ có được tài liệu quí. Nên mới nhờ diễn đàn đấy bạn ạ. Hơn nữa chú em hàng xóm cũng lại mượn được ở đâu đó.
Cám ơn bạn đã gợi ý
Thân
470525


Tài liệu này thày có thể tìm trên internet, tuy nhiên tạp văn thì nhiều mà chính văn thì không xác quyết được.

CHƯƠNG THỨ NHẤT
ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ HỌC KHOA ĐỊA LÝ


1. Mấy lời để truyền hậu thế.
2. Ai học địa lý theo học Tả Ao.
3. Một là hay học càng cao
4. Hai là có ý cứ lời phương ngôn
5. Ba là học thuộc Dã Đàm
6. Bốn là mở sách la bàn cho thông.
7. Chẳng qua ra đến ngoài đồng.
8. Tỏ mạch tỏ nước tỏ long mới tường.
Theo cụ Tả Ao thì muốn học cho giỏi khoa Địa lý phải học 4 cách:
Một là phải luôn luôn học hỏi cho mỗi ngày một tiến thêm lên:
(3) Một là hay học càng cao
Hai là phải suy ngẫm cho kỹ những lời lẽ giản dị của Địa Đạo Diễn Ca này. Mới nghe nó nhẹ nhàng như ca dao, phương ngôn xong hàm chứa rất nhiều căn bản của khoa Địa lý:
(4) Hai là có ý cứ lời phương ngôn
Ba là sau khi hiểu kỹ những cơ bản về phép Tầm Long ở 120 câu Địa Đạo Diễn Ca này thì học đến quyển Dã Đàm Địa Lý Tả Ao để phép điểm huyệt được giỏi:
(5) Ba là học thuộc Dã Đàm
Bốn là phải biết dùng La bàn cho giỏi:
(6) Bốn là mở sách la bàn cho thông
La bàn là cái địa bàn của các thầy địa lý, cái nhỏ gọi là Tróc Long và lớn là La Kinh hay la bàn.
Địa bàn này hình tròn như cái đĩa, chính giữa có một kim chỉ nam và xung quanh có vẽ nhiều vòng, mỗi vòng chia ra làm nhiều ô. Trong vòng có ghi chữ và mỗi vòng dùng vào công việc khác nhau. Người mới học chỉ cần dùng 3 vòng là:
1. Vòng thiên bàn
2. Vòng địa bàn
3. Vòng nhân bàn.
Sau học giỏi có thể dùng (tài liệu photo mờ)
3. Vòng giữa là nhân bàn, dùng vào việc tiêu sa để xem sa nào tốt, sa nào xấu.
Cả 3 vòng đều được chia ra làm 24 ô, thì mỗi ô có 15 độ, vì một vòng tròn là 360 độ.
Các chữ trong 3 vòng đều giống nhau nó chỉ khác nhau ở chỗ nếu lấy vòng trong cùng, vòng địa bàn làm đích thì vòng thiên bàn lệch sang bên phải nửa ô và vòng nhân bàn lệch sang trái nửa ô.
Những chữ đề trong 24 vòng đó thì:
Chính Đông trùng vào chữ Mão.
Chính Tây trùng vào chữ Dậu.
Chính Nam trùng vào chữ Ngọ.
Chính Bắc trùng vào chữ Tý.
Nếu kể theo chiều kim đồng hồ quay (chiều thuận) từ Mão trở đi ta có 24 chữ như sau:
Mão Ất Thìn Tốn Tỵ Bính Ngọ Đinh Mùi Khôn Thân.
Canh Dậu Tân Tuất Càn Hợi Nhâm Tý Quý Sửu Cấn Dần Giáp.
Nếu phân làm tám hướng thì:
1. Đông có Giáp Mão Ất.
2. Đông Nam có Thìn Tốn Tỵ
3. Nam có Bính Ngọ Đinh
4. Tây Nam có Mùi Khôn Thân
5. Tây có Canh Dậu Tân
6. Tây Bắc có Tuất Càn Hợi
7. Bắc có Nhâm Tý Quý
8. Đông Bắc có Sửu Cấn Dần.
Nếu phân tích 24 hướng này ta lại thấy có 12 hướng thuộc địa chi là:
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
8 hướng thuộc Thập can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
4 hướng thuộc bát quái là: Càn, Khôn, Cấn, Tốn.
Rồi cụ Tả Ao nhấn mạnh về sự quan trọng của thực hành Tầm long trong khoa địa lý:
(7) Chẳng qua ra đến ngoài đồng
(8) Tỏ mạch tỏ nước tỏ lòng mới tường.
Những người học được sách địa lý chính tông cũng đã là hay lắm rồi.
Tuy nhiên học ở sách mới là học lý thuyết mà không thực hành bổ túc thì lý thuyết đó cũng không đạt được kết quả cụ thể.
Trong khoa học Địa lý người ta chia ra làm hai phần là Loan đẩu và lý khí.
Loan đẩu là phép tầm long hay nói cho rõ hơn là phép tìm xem ở đâu có huyệt tràng (chỗ có huyệt kết). Phép này nặng về thực hành.
Lý khí là phép quyết định ảnh hưởng kết quả của huyệt kết; Văn, võ, phú, quý, thọ, cao hay thấp, chóng hay chậm. Phép này nặng về lý thuyết hơn phép Loan Đẩu.
Trong khoa địa lý phép Tầm long là căn bản vì nó là phép thực hành đi tìm long mạch ở ngoài đồng. Tầm long là phép xem hình thể đất đai lồi lõm, đốn khởi mà tìm làm sao cho tới huyệt tràng là nơi có đất kết. Không phải chỉ xem sách xong ra ngoài đồng là biết Tầm long ngay. Thực ra sách chỉ có thể cho ta một số yếu tố cần thiết. Muốn giỏi phải thực hành đi tìm long mạch ở ngoài đồng, ngoài trời một thời gian lâu nữa mới thấu hiểu được.
(7) Chẳng qua ra đến ngoài đồng.
Địa lý là một khoa học cũng như cách khoa học khác, mà việc thấu hiểu một khoa học nào cho kỹ lưỡng không ngoài phép phân tích và tổng hợp.
Ngay học Tầm Long ở ngoài đồng cũng thế, trước tiên ta phải biết phân tích rồi sẽ tổng hợp sau. Việc Tầm long ta phải biết phân tích đâu là đại cuộc, đâu là tiểu cuộc, thế nào là Thái Tổ Sơn, Thiếu Tổ Sơn, Long đi như thế nào, nước chảy, làm sao. Chỗ nào long nhập thủ, đâu là huyệt tràng, huyền vũ, thanh long, bạch hổ, án, sa, minh đường, thủy khẩu. Thế long sinh hay tử, cường hay nhược v.v...
Cũng nên định nghĩa những danh từ địa lý này để dễ phân tích.
Đại cuộc là đại thế của đất bên trong có nhiều tiễn cuộc.
Thái tổ sơn: Thái Tổ Sơn của tất cả các cuộc đất trên thế giới là núi Hy Mã Lạp Sơn. Từ Thái Tổ Sơn phân chia ra làm các Tổ Sơn hoặc Thiếu Tổ Sơn ở các nơi khác.
Chính những Thiếu Tổ Sơn này dẫn mạch vào huyệt kết.
Long mạch: Long mạch là mạch đất chạy trên mặt đất trong có khí mạch (cũng như cành cây trong có nhựa cây). Long có thể đi cao như những dãy đồi núi và cũng có thể đi rất thấp, nó là những thớ ruộng có khi chỉ cao độ 4 phân tay.
Nước: Nước từ long chảy ra lại chạy theo nuôi dưỡng và hộ vệ long. Những chỗ có nước tụ có khi là minh đường và có khi chỉ là hộ tống thủy (nước dẫn long).
Long nhập thủ: long mạch cho chạy băng qua rừng núi, đồng bằng đến chỗ nào nhập thủ là kết huyệt ở đó.
Huyệt tràng: Là một khu chỗ ấy là huyệt kết.
Huyền vũ: Thế đất đàng sau huyệt trường trước khi đến huyệt trường
Thanh long: Thớ đất ở bên trái huyệt mọc ra ôm chầu vào huyệt.
Bạch hổ: Thớ đất ở bên phải huyệt mọc ra ôm chầu vào huyệt.
Án: Đất nổi lên trước mặt huyệt, hộ dỡ cho huyệt. Án với huyệt như bàn giấy trước mặt người ngồi.
Sa: là các gò đống, chứng ứng nổi lên, hiện ra, xung quanh huyệt (kể cả trước lẫn sau huyệt). Sa là nói chung: bút, bảng, chiêng, trống, voi, ngựa, kiếm, ấn...
Thủy khẩu: Nơi nước đến Minh Đường và nơi nước từ Minh Đường đi.
Minh đường: Nước tụ trước huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của huyệt kết.
Long sinh: Long mạch sống động, trông nó bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi như con thú, con rắn sống, đang bò.
Long tử: Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như con lươn, con cá chết.
Long cường: Long mạch nổi lên to lớn, đứng hùng vĩ ngạo nghễ.
Long nhược: Long mạch nhỏ nhắn, dài sắc thái thư thả, ung dung.
Phân tích ra chi tiết thì như thế, nhưng nếu hiểu thấu đáo rồi mà tổng hợp lại thì rất giản dị. Cái gì có nước là thủy và cái gì có thớ đất là long. Long đi mạch đi theo, long chỉ khí mạch tụ lại.
Do đó cụ Tả Ao đã tổng hợp tất cả các chi tiết mà ta cần biết về phép học Tầm Long ở ngoài đồng vào một câu:
(8) Tỏ mạch tỏ nước, tỏ long mới tường.
Nom đất thì khó biết long đi cách nào. Nên phải mượn nước theo chiều nước chảy từ cao đến thấp thì biết thế long đi. Nếu nước hai bên dừng lại mà gặp nhau thì biết long đình. Mà long đình thì khí chỉ tụ lại đó mà kết huyệt.

Hìnvẽ
CHƯƠNG THỨ HAI
TẦM LONG MẠCH


(9) Mạch có mạch âm mạch dương
(10) Mạch nhược mạch cường mạch tử mạch sinh
(11) Sơn cước mạch đi rành rành
(12) Bình dương mạch lẫn nhân tình khôn thông
(13) Có mạch qua ao qua sông
(14) Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non
(15) Lại có mạch phát ngôi dương.
(16). Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao
(17) Mạch thô đi chẳng khép vào
(18) Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương.
(19) Ba mươi sáu mạch cho tường
(20) Trước là cứ phép sau y lời truyền.
Chương trên cụ Tả Ao mở đầu phép Tầm long cho ta bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Phân tích thì đi đến chi tiết còn tổng hợp thì thu các chi tiết về hai chữ nước và long mạch. Đến đây cụ Tả Ao bắt đầu dạy ta phép nhận xét các loại long mạch.
1. Trước tiên và dễ nhất là ta phải phân biệt long mạch hay mạch ra làm hai loại khác nhau là mạch dương và mạch âm.
(9). Mạch có mạch âm mạch dương
Mạch ở dưới đồng bằng phần nhiều đi thấp, được gọi là mạch dương.
Còn ở trên sơn cước đi theo các núi đồi cao lớn được gọi là mạch âm.
2. Những mạch âm và mạch dương đó lại được phân chia theo hình thể trạng thái hùng vĩ hoặc thanh nhã linh động hoặc ngay đơ ra làm 4 yếu tố:
1. Mạch cường
2. Mạch nhược
3. Mạch sinh
4. Mạch tử.
1. Thế mạch hùng vĩ cao to lớn, thủy đầu được gọi là mạch cường.
2. Thế mạch thanh nhã, nhọn dài được gọi là mạch nhược.
3. Thế mạch đi như con thú quay đầu vẫy đuôi, linh động gọi là mạch sinh.
4. Thế mạch đi đuồn đuỗn ngay đơ, như con cá chết gọi là mạch tử.
Bốn mạch trên gồm vào câu:
(10). Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh
3. Trên sơn cước hay dưới bình dương cũng đều có mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh, tuy nhiên trên sơn cước vì mạch cao lớn hơn hơn trông rõ hơn, còn dưới bình dương mạch đi thấp hơn, nên khó xem hơn. Nhiều mạch bình dương chỉ cao độ 4 phân tay, gần như là lẫn xuống bãi, lại càng khó xem hơn nữa.
(11) Sơn cước mạch đi rành rành
(12) Bình dương mạch lẩn nhân tình khôn thông
4. Những mạch không những chỉ chạy trên sơn cước hay đồng bằng mà nó còn có thể chạy qua ao, qua sông, qua núi, lặn xuống dưới bãi, rồi đến quãng thật xa, mới nổi lên đi nữa. Lại có cả những mạch lặn xuống đầm hay xuống biển, hay qua bên kia biển hoặc đầm, rồi lại nổi lên đi nữa.
(13) Có mạch qua ao qua sông
(14) Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non
Với loại mạch đang đi lặn, xuống một quãng xa mới nổi lên đi nữa, đã làm cho những người tưởng lầm cho là long đến độ là hết không đi nữa (long chỉ) vội tìm huyệt. Nhất là qua mạch chạy đến chỗ có nước, lặn xuống rồi qua bên kia, đi nữa, lại càng làm cho nhiều người tưởng lầm hơn vì nó hội đủ điều kiện cần thiết cho một đất kết, là Long đình khí chỉ và thủy tụ.
Tuy nhiên với con mắt nhà phong thủy, có căn bản vững chắc, vẫn không lầm được.
Bởi vì một đất kết thì long đình, khí chỉ, thủy tụ chỉ là điều cần chứ chưa phải là điều đủ.
Thật ra một kiểu đất kết phải hội đủ nhiều điều kiện nữa, như phải có long, hổ, án, chẩm quân bình phương chính: rồi nơi huyệt trường phải khai huyệt như: Oa, kiềm, nhũ, đột (oa có oa đứng và oa nằm). Đó mới là nói về mạch còn về nước thì một khi long còn đi nước hay phân ra, rồi khi đến huyệt kết, thủy lại phải hợp lại tại Minh đường của huyệt mới đúng. Có khi chỗ nước tụ thành đầm, ao, hồ làm ta cứ tưởng là minh đường của huyệt lớn. Nhưng có khi, trái lại, nó chỉ có huyệt nhỏ hay không có huyệt. Chỗ nước tụ đó chỉ là cái đại dịch thủy của một đại cán long. Ta gọi nó là hộ tống thủy.
Lấy gì mà biết nó là hộ tống thủy?
Khi nào bên cạnh một cái đại cán long (cành lớn của long) có đầm ao, hồ mà ở đó lại phát ra nhiều suối, lạch hay sông ngòi, đi nhiều chiều khác nhau, thì nó chỉ là hộ tống thủy. Cái khác là minh đường thì các ngọn nước chảy về, còn hộ tống thủy thì nước từ đó chảy đi nhiều đường. Ta càng chắc là hộ tống thủy nữa, khi ở bên kia chỗ thủy tụ lại bật lên gò, đống, thớ đất cao, rồi hai bên có phân thủy, chia ra hai dòng để chảy giáp bên thân long.
5. Đã biết phân biệt mạch sơn cước và mạch bình dương bằng cách mạch sơn cước thì cao lớn và mạch bình dương thì thấp khó thấy, nhưng chúng ta cũng phải biết phân biệt:
Mạch dương cơ và
Mạch âm phần.
Thật vậy, những ngôi đất kết có ngôi chỉ phát về âm phần (để mả) lại có ngôi đất chỉ phát về dương cơ (làm nhà). Đất phát âm phần, lợi cho sự chôn xương xuống đất và đất phát dương cơ, lợi cho sự làm nhà lê trên Đất dương cơ nhỏ, dùng làm nhà; còn to rộng lợi cho làm doanh trại, rộng nữa lợi cho làm thị trấn, đô thị hoặc kinh đô.
Muốn biết giá trị của đất dương cơ ta hãy minh chứng một sự kiện lịch sử, liên quan đến nó:
Trừ nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra thì sau đó, nhà Đinh và Tiền Lê trở về trước, những Triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên Quốc Sư Vạn Hạnh phải tìm một đại địa khác làm Kinh đô. Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý Công Uẩn nghe theo, rời Kinh Đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được 8 đời: và sau đó nhà Trần và Hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm Kinh Đô, nên bền vững lâu dài hơn.
Ta hãy lại quay về Tả Ao. Cụ Tả Ao nói có hai loại đất kết: một loại cho để xương người chết, và một loại cho người sống ở, bằng hai câu:
(15) Lại có mạch phát ngôi dương
(16) Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao
Giờ ta xem thế nào mà biết là mạch phát dương (hay dương cơ):
(17) Mạch thô đi chẳng khép vào
(18) Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương
Như vậy mạch phát dương là mạch khi nhập thủ không thắt nhỏ lại rồi mới phình ra như mạch nhập thủ của âm phần. Trái lại mạch phát dương cơ trông thô hơn, cứ thế đi đến đất kết.
6. Nguyên về mạch từ khúc 1 đến khúc 5 kể trên, cụ Tả Ao đã cho ta biết nhiều thứ long mạch.
Khúc 1 ta thấy nói đến mạch âm và mạch dương.
Khúc 2 nói về mạch cường, mạch nhược, mạch sinh, mạch tử.
Khúc 3 cũng nói về mạch sơn cước và mạch bình dương.
Khúc 4 nói về mạch băng qua núi, non, đầm, ao, sông.
Khúc 5 nói về mạch phát dương cơ và mạch phát âm phần.
Đến đây cộng tất cả các loại mạch đã kể ra có tới 15 loại khác nhau. Nhưng cụ Tả Ao lại nói là phân tích cho kỹ về mạch thì có đến 36 loại, mà người địa lý cần biết
(19) Ba mươi sáu mạch cho tường
(20) Trước là cứ phép sau y lời truyền.
Nói như vậy mà cụ không dạy thêm nữa; vậy ta hãy tìm ở các sách địa lý khác thêm một số mạch, để bổ túc. Chúng ta kiếm thêm:
- Mạch phong yêu: Mạch nhỏ diu như lưng ong (trước thắt nhỏ sau phình ra to).
- Mạch hạc tất: Hạc tất là gối hạc. Loại mạch này hai đầu nhỏ giữa to, như gối con hạc.
- Mạch mã tích: Mạch chạy như vết chân ngựa; lúc lồi lên, lúc chìm xuống. Phần nhiều mạch này hay đưa đến huyệt kết oa đứng.
- Mạch băng hồng: Mạch qua sông, qua ruộng qua bể: đó là loại mạch chạy đến đây thì đình chỉ, nhưng chưa đầy đủ chứng ứng một huyệt kết, mà bên kia sông, đồng lầy lại bật lên gò đống đất cao, rồi 2 bên có phân thủy chia ra hai dòng để chảy giáp thân long.
- Mạch qua đằng: Mạch đi vằn vèo như giây đưa, giây bí, giây bầu: có thể quay sang bên tả kết, quay sang bên hữu kết; có thể quay về kết; có thể đến long đình khí chỉ kết. Mạch qua đằng là loại mạch quý vì có nhiều sinh khí nhất.
- Mạch trực: Long mạch đi thẳng, loại mạch này khi kết huyệt nếu có: nghịch sa hồi án.
- Mạch nghịch: Long đang đi quay ngược lại, rồi kết huyệt.
- Mạch thuận: Long đi theo thế đại câu long, đại giang, đại hải. Còn đất nhỏ thì thuận theo: tiểu giang, tiểu hải. Ví dụ một đại cán long đang đi, mọc ra một tiểu cán long hay tiểu chỉ long, rồi ra kết huyệt.
- Mạch hoành: Mạch đang đi quay ngang, rồi vào huyệt kết.
- Mạch hồi: Mạch đang đi, quay lại thiếu tổ sơn như hình lưỡi câu móc, hồi cố lại. Ví dụ: Hợi long kéo đến Tốn, rồi cố tổ; Khôn Long kéo đến Cấn, rồi cố tổ, muốn biết huyệt thật thì phải hiểu thêm:
- Trực kỵ: Trực long phải có triều tôn án và triều tôn thủy.
- Đảo kỵ: Nghịch long phải có quỷ biến vì quan thuận.
- Thuận kỵ: Thuận long phải có hậu quỷ dày.
- Hoành kỵ: Thuận long phải có nhiều sa thác lạc hay nhiều long hổ che chở xung quanh mới gọi là chướng kết (đất hoành sơn của nhà Nguyễn Gia Long). Hoành long có chướng kết mới quý còn không còn là bình thường và ngắn đời thôi.
- Nghịch kỵ: Hồi long phải có thái tổ hay thiếu tổ cao dày làm án (án cao ở gần hồi long cũng không bức không có hại; trái lại còn dễ sinh hiếu tử trung thần).
Về phép phân tích các loại long cho dễ hiểu, cụ Tả Ao nói là có 36 mạch khác nhau; tuy nhiên thật ra còn có thể nhiều hơn hay ít hơn, tùy theo thế cách và tên gọi cho dễ nhận ra. Cho đến đây chúng ta đã có đủ những phân tích long cần thiết, để cho người đi tầm long để tìm thấy huyệt.

#5 470525

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 229 Bài viết:
  • 158 thanks

Gửi vào 04/07/2011 - 16:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhanHoa, on 03/07/2011 - 21:59, said:

Tài liệu này thày có thể tìm trên internet, tuy nhiên tạp văn thì nhiều mà chính văn thì không xác quyết được.

CHƯƠNG THỨ NHẤT
ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ HỌC KHOA ĐỊA LÝ

1. Mấy lời để truyền hậu thế.
2. Ai học địa lý theo học Tả Ao.
3. Một là hay học càng cao
4. Hai là có ý cứ lời phương ngôn
5. Ba là học thuộc Dã Đàm
6. Bốn là mở sách la bàn cho thông.
7. Chẳng qua ra đến ngoài đồng.
8. Tỏ mạch tỏ nước tỏ long mới tường.
Theo cụ Tả Ao thì muốn học cho giỏi khoa Địa lý phải học 4 cách:
Một là phải luôn luôn học hỏi cho mỗi ngày một tiến thêm lên:
(3) Một là hay học càng cao
Hai là phải suy ngẫm cho kỹ những lời lẽ giản dị của Địa Đạo Diễn Ca này. Mới nghe nó nhẹ nhàng như ca dao, phương ngôn xong hàm chứa rất nhiều căn bản của khoa Địa lý:
(4) Hai là có ý cứ lời phương ngôn
Ba là sau khi hiểu kỹ những cơ bản về phép Tầm Long ở 120 câu Địa Đạo Diễn Ca này thì học đến quyển Dã Đàm Địa Lý Tả Ao để phép điểm huyệt được giỏi:
(5) Ba là học thuộc Dã Đàm
Bốn là phải biết dùng La bàn cho giỏi:
(6) Bốn là mở sách la bàn cho thông
La bàn là cái địa bàn của các thầy địa lý, cái nhỏ gọi là Tróc Long và lớn là La Kinh hay la bàn.
Địa bàn này hình tròn như cái đĩa, chính giữa có một kim chỉ nam và xung quanh có vẽ nhiều vòng, mỗi vòng chia ra làm nhiều ô. Trong vòng có ghi chữ và mỗi vòng dùng vào công việc khác nhau. Người mới học chỉ cần dùng 3 vòng là:
1. Vòng thiên bàn
2. Vòng địa bàn
3. Vòng nhân bàn.
Sau học giỏi có thể dùng (tài liệu photo mờ)
3. Vòng giữa là nhân bàn, dùng vào việc tiêu sa để xem sa nào tốt, sa nào xấu.
Cả 3 vòng đều được chia ra làm 24 ô, thì mỗi ô có 15 độ, vì một vòng tròn là 360 độ.
Các chữ trong 3 vòng đều giống nhau nó chỉ khác nhau ở chỗ nếu lấy vòng trong cùng, vòng địa bàn làm đích thì vòng thiên bàn lệch sang bên phải nửa ô và vòng nhân bàn lệch sang trái nửa ô.
Những chữ đề trong 24 vòng đó thì:
Chính Đông trùng vào chữ Mão.
Chính Tây trùng vào chữ Dậu.
Chính Nam trùng vào chữ Ngọ.
Chính Bắc trùng vào chữ Tý.
Nếu kể theo chiều kim đồng hồ quay (chiều thuận) từ Mão trở đi ta có 24 chữ như sau:
Mão Ất Thìn Tốn Tỵ Bính Ngọ Đinh Mùi Khôn Thân.
Canh Dậu Tân Tuất Càn Hợi Nhâm Tý Quý Sửu Cấn Dần Giáp.
Nếu phân làm tám hướng thì:
1. Đông có Giáp Mão Ất.
2. Đông Nam có Thìn Tốn Tỵ
3. Nam có Bính Ngọ Đinh
4. Tây Nam có Mùi Khôn Thân
5. Tây có Canh Dậu Tân
6. Tây Bắc có Tuất Càn Hợi
7. Bắc có Nhâm Tý Quý
8. Đông Bắc có Sửu Cấn Dần.
Nếu phân tích 24 hướng này ta lại thấy có 12 hướng thuộc địa chi là:
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
8 hướng thuộc Thập can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
4 hướng thuộc bát quái là: Càn, Khôn, Cấn, Tốn.
Rồi cụ Tả Ao nhấn mạnh về sự quan trọng của thực hành Tầm long trong khoa địa lý:
(7) Chẳng qua ra đến ngoài đồng
(8) Tỏ mạch tỏ nước tỏ lòng mới tường.
Những người học được sách địa lý chính tông cũng đã là hay lắm rồi.
Tuy nhiên học ở sách mới là học lý thuyết mà không thực hành bổ túc thì lý thuyết đó cũng không đạt được kết quả cụ thể.
Trong khoa học Địa lý người ta chia ra làm hai phần là Loan đẩu và lý khí.
Loan đẩu là phép tầm long hay nói cho rõ hơn là phép tìm xem ở đâu có huyệt tràng (chỗ có huyệt kết). Phép này nặng về thực hành.
Lý khí là phép quyết định ảnh hưởng kết quả của huyệt kết; Văn, võ, phú, quý, thọ, cao hay thấp, chóng hay chậm. Phép này nặng về lý thuyết hơn phép Loan Đẩu.
Trong khoa địa lý phép Tầm long là căn bản vì nó là phép thực hành đi tìm long mạch ở ngoài đồng. Tầm long là phép xem hình thể đất đai lồi lõm, đốn khởi mà tìm làm sao cho tới huyệt tràng là nơi có đất kết. Không phải chỉ xem sách xong ra ngoài đồng là biết Tầm long ngay. Thực ra sách chỉ có thể cho ta một số yếu tố cần thiết. Muốn giỏi phải thực hành đi tìm long mạch ở ngoài đồng, ngoài trời một thời gian lâu nữa mới thấu hiểu được.
(7) Chẳng qua ra đến ngoài đồng.
Địa lý là một khoa học cũng như cách khoa học khác, mà việc thấu hiểu một khoa học nào cho kỹ lưỡng không ngoài phép phân tích và tổng hợp.
Ngay học Tầm Long ở ngoài đồng cũng thế, trước tiên ta phải biết phân tích rồi sẽ tổng hợp sau. Việc Tầm long ta phải biết phân tích đâu là đại cuộc, đâu là tiểu cuộc, thế nào là Thái Tổ Sơn, Thiếu Tổ Sơn, Long đi như thế nào, nước chảy, làm sao. Chỗ nào long nhập thủ, đâu là huyệt tràng, huyền vũ, thanh long, bạch hổ, án, sa, minh đường, thủy khẩu. Thế long sinh hay tử, cường hay nhược v.v...
Cũng nên định nghĩa những danh từ địa lý này để dễ phân tích.
Đại cuộc là đại thế của đất bên trong có nhiều tiễn cuộc.
Thái tổ sơn: Thái Tổ Sơn của tất cả các cuộc đất trên thế giới là núi Hy Mã Lạp Sơn. Từ Thái Tổ Sơn phân chia ra làm các Tổ Sơn hoặc Thiếu Tổ Sơn ở các nơi khác.
Chính những Thiếu Tổ Sơn này dẫn mạch vào huyệt kết.
Long mạch: Long mạch là mạch đất chạy trên mặt đất trong có khí mạch (cũng như cành cây trong có nhựa cây). Long có thể đi cao như những dãy đồi núi và cũng có thể đi rất thấp, nó là những thớ ruộng có khi chỉ cao độ 4 phân tay.
Nước: Nước từ long chảy ra lại chạy theo nuôi dưỡng và hộ vệ long. Những chỗ có nước tụ có khi là minh đường và có khi chỉ là hộ tống thủy (nước dẫn long).
Long nhập thủ: long mạch cho chạy băng qua rừng núi, đồng bằng đến chỗ nào nhập thủ là kết huyệt ở đó.
Huyệt tràng: Là một khu chỗ ấy là huyệt kết.
Huyền vũ: Thế đất đàng sau huyệt trường trước khi đến huyệt trường
Thanh long: Thớ đất ở bên trái huyệt mọc ra ôm chầu vào huyệt.
Bạch hổ: Thớ đất ở bên phải huyệt mọc ra ôm chầu vào huyệt.
Án: Đất nổi lên trước mặt huyệt, hộ dỡ cho huyệt. Án với huyệt như bàn giấy trước mặt người ngồi.
Sa: là các gò đống, chứng ứng nổi lên, hiện ra, xung quanh huyệt (kể cả trước lẫn sau huyệt). Sa là nói chung: bút, bảng, chiêng, trống, voi, ngựa, kiếm, ấn...
Thủy khẩu: Nơi nước đến Minh Đường và nơi nước từ Minh Đường đi.
Minh đường: Nước tụ trước huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của huyệt kết.
Long sinh: Long mạch sống động, trông nó bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi như con thú, con rắn sống, đang bò.
Long tử: Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như con lươn, con cá chết.
Long cường: Long mạch nổi lên to lớn, đứng hùng vĩ ngạo nghễ.
Long nhược: Long mạch nhỏ nhắn, dài sắc thái thư thả, ung dung.
Phân tích ra chi tiết thì như thế, nhưng nếu hiểu thấu đáo rồi mà tổng hợp lại thì rất giản dị. Cái gì có nước là thủy và cái gì có thớ đất là long. Long đi mạch đi theo, long chỉ khí mạch tụ lại.
Do đó cụ Tả Ao đã tổng hợp tất cả các chi tiết mà ta cần biết về phép học Tầm Long ở ngoài đồng vào một câu:
(8) Tỏ mạch tỏ nước, tỏ long mới tường.
Nom đất thì khó biết long đi cách nào. Nên phải mượn nước theo chiều nước chảy từ cao đến thấp thì biết thế long đi. Nếu nước hai bên dừng lại mà gặp nhau thì biết long đình. Mà long đình thì khí chỉ tụ lại đó mà kết huyệt.

Hìnvẽ
CHƯƠNG THỨ HAI
TẦM LONG MẠCH

(9) Mạch có mạch âm mạch dương
(10) Mạch nhược mạch cường mạch tử mạch sinh
(11) Sơn cước mạch đi rành rành
(12) Bình dương mạch lẫn nhân tình khôn thông
(13) Có mạch qua ao qua sông
(14) Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non
(15) Lại có mạch phát ngôi dương.
(16). Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao
(17) Mạch thô đi chẳng khép vào
(18) Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương.
(19) Ba mươi sáu mạch cho tường
(20) Trước là cứ phép sau y lời truyền.
Chương trên cụ Tả Ao mở đầu phép Tầm long cho ta bằng phương pháp phân tích và tổng hợp. Phân tích thì đi đến chi tiết còn tổng hợp thì thu các chi tiết về hai chữ nước và long mạch. Đến đây cụ Tả Ao bắt đầu dạy ta phép nhận xét các loại long mạch.
1. Trước tiên và dễ nhất là ta phải phân biệt long mạch hay mạch ra làm hai loại khác nhau là mạch dương và mạch âm.
(9). Mạch có mạch âm mạch dương
Mạch ở dưới đồng bằng phần nhiều đi thấp, được gọi là mạch dương.
Còn ở trên sơn cước đi theo các núi đồi cao lớn được gọi là mạch âm.
2. Những mạch âm và mạch dương đó lại được phân chia theo hình thể trạng thái hùng vĩ hoặc thanh nhã linh động hoặc ngay đơ ra làm 4 yếu tố:
1. Mạch cường
2. Mạch nhược
3. Mạch sinh
4. Mạch tử.
1. Thế mạch hùng vĩ cao to lớn, thủy đầu được gọi là mạch cường.
2. Thế mạch thanh nhã, nhọn dài được gọi là mạch nhược.
3. Thế mạch đi như con thú quay đầu vẫy đuôi, linh động gọi là mạch sinh.
4. Thế mạch đi đuồn đuỗn ngay đơ, như con cá chết gọi là mạch tử.
Bốn mạch trên gồm vào câu:
(10). Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh
3. Trên sơn cước hay dưới bình dương cũng đều có mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh, tuy nhiên trên sơn cước vì mạch cao lớn hơn hơn trông rõ hơn, còn dưới bình dương mạch đi thấp hơn, nên khó xem hơn. Nhiều mạch bình dương chỉ cao độ 4 phân tay, gần như là lẫn xuống bãi, lại càng khó xem hơn nữa.
(11) Sơn cước mạch đi rành rành
(12) Bình dương mạch lẩn nhân tình khôn thông
4. Những mạch không những chỉ chạy trên sơn cước hay đồng bằng mà nó còn có thể chạy qua ao, qua sông, qua núi, lặn xuống dưới bãi, rồi đến quãng thật xa, mới nổi lên đi nữa. Lại có cả những mạch lặn xuống đầm hay xuống biển, hay qua bên kia biển hoặc đầm, rồi lại nổi lên đi nữa.
(13) Có mạch qua ao qua sông
(14) Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non
Với loại mạch đang đi lặn, xuống một quãng xa mới nổi lên đi nữa, đã làm cho những người tưởng lầm cho là long đến độ là hết không đi nữa (long chỉ) vội tìm huyệt. Nhất là qua mạch chạy đến chỗ có nước, lặn xuống rồi qua bên kia, đi nữa, lại càng làm cho nhiều người tưởng lầm hơn vì nó hội đủ điều kiện cần thiết cho một đất kết, là Long đình khí chỉ và thủy tụ.
Tuy nhiên với con mắt nhà phong thủy, có căn bản vững chắc, vẫn không lầm được.
Bởi vì một đất kết thì long đình, khí chỉ, thủy tụ chỉ là điều cần chứ chưa phải là điều đủ.
Thật ra một kiểu đất kết phải hội đủ nhiều điều kiện nữa, như phải có long, hổ, án, chẩm quân bình phương chính: rồi nơi huyệt trường phải khai huyệt như: Oa, kiềm, nhũ, đột (oa có oa đứng và oa nằm). Đó mới là nói về mạch còn về nước thì một khi long còn đi nước hay phân ra, rồi khi đến huyệt kết, thủy lại phải hợp lại tại Minh đường của huyệt mới đúng. Có khi chỗ nước tụ thành đầm, ao, hồ làm ta cứ tưởng là minh đường của huyệt lớn. Nhưng có khi, trái lại, nó chỉ có huyệt nhỏ hay không có huyệt. Chỗ nước tụ đó chỉ là cái đại dịch thủy của một đại cán long. Ta gọi nó là hộ tống thủy.
Lấy gì mà biết nó là hộ tống thủy?
Khi nào bên cạnh một cái đại cán long (cành lớn của long) có đầm ao, hồ mà ở đó lại phát ra nhiều suối, lạch hay sông ngòi, đi nhiều chiều khác nhau, thì nó chỉ là hộ tống thủy. Cái khác là minh đường thì các ngọn nước chảy về, còn hộ tống thủy thì nước từ đó chảy đi nhiều đường. Ta càng chắc là hộ tống thủy nữa, khi ở bên kia chỗ thủy tụ lại bật lên gò, đống, thớ đất cao, rồi hai bên có phân thủy, chia ra hai dòng để chảy giáp bên thân long.
5. Đã biết phân biệt mạch sơn cước và mạch bình dương bằng cách mạch sơn cước thì cao lớn và mạch bình dương thì thấp khó thấy, nhưng chúng ta cũng phải biết phân biệt:
Mạch dương cơ và
Mạch âm phần.
Thật vậy, những ngôi đất kết có ngôi chỉ phát về âm phần (để mả) lại có ngôi đất chỉ phát về dương cơ (làm nhà). Đất phát âm phần, lợi cho sự chôn xương xuống đất và đất phát dương cơ, lợi cho sự làm nhà lê trên Đất dương cơ nhỏ, dùng làm nhà; còn to rộng lợi cho làm doanh trại, rộng nữa lợi cho làm thị trấn, đô thị hoặc kinh đô.
Muốn biết giá trị của đất dương cơ ta hãy minh chứng một sự kiện lịch sử, liên quan đến nó:
Trừ nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra thì sau đó, nhà Đinh và Tiền Lê trở về trước, những Triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên Quốc Sư Vạn Hạnh phải tìm một đại địa khác làm Kinh đô. Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý Công Uẩn nghe theo, rời Kinh Đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được 8 đời: và sau đó nhà Trần và Hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm Kinh Đô, nên bền vững lâu dài hơn.
Ta hãy lại quay về Tả Ao. Cụ Tả Ao nói có hai loại đất kết: một loại cho để xương người chết, và một loại cho người sống ở, bằng hai câu:
(15) Lại có mạch phát ngôi dương
(16) Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao
Giờ ta xem thế nào mà biết là mạch phát dương (hay dương cơ):
(17) Mạch thô đi chẳng khép vào
(18) Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương
Như vậy mạch phát dương là mạch khi nhập thủ không thắt nhỏ lại rồi mới phình ra như mạch nhập thủ của âm phần. Trái lại mạch phát dương cơ trông thô hơn, cứ thế đi đến đất kết.
6. Nguyên về mạch từ khúc 1 đến khúc 5 kể trên, cụ Tả Ao đã cho ta biết nhiều thứ long mạch.
Khúc 1 ta thấy nói đến mạch âm và mạch dương.
Khúc 2 nói về mạch cường, mạch nhược, mạch sinh, mạch tử.
Khúc 3 cũng nói về mạch sơn cước và mạch bình dương.
Khúc 4 nói về mạch băng qua núi, non, đầm, ao, sông.
Khúc 5 nói về mạch phát dương cơ và mạch phát âm phần.
Đến đây cộng tất cả các loại mạch đã kể ra có tới 15 loại khác nhau. Nhưng cụ Tả Ao lại nói là phân tích cho kỹ về mạch thì có đến 36 loại, mà người địa lý cần biết
(19) Ba mươi sáu mạch cho tường
(20) Trước là cứ phép sau y lời truyền.
Nói như vậy mà cụ không dạy thêm nữa; vậy ta hãy tìm ở các sách địa lý khác thêm một số mạch, để bổ túc. Chúng ta kiếm thêm:
- Mạch phong yêu: Mạch nhỏ diu như lưng ong (trước thắt nhỏ sau phình ra to).
- Mạch hạc tất: Hạc tất là gối hạc. Loại mạch này hai đầu nhỏ giữa to, như gối con hạc.
- Mạch mã tích: Mạch chạy như vết chân ngựa; lúc lồi lên, lúc chìm xuống. Phần nhiều mạch này hay đưa đến huyệt kết oa đứng.
- Mạch băng hồng: Mạch qua sông, qua ruộng qua bể: đó là loại mạch chạy đến đây thì đình chỉ, nhưng chưa đầy đủ chứng ứng một huyệt kết, mà bên kia sông, đồng lầy lại bật lên gò đống đất cao, rồi 2 bên có phân thủy chia ra hai dòng để chảy giáp thân long.
- Mạch qua đằng: Mạch đi vằn vèo như giây đưa, giây bí, giây bầu: có thể quay sang bên tả kết, quay sang bên hữu kết; có thể quay về kết; có thể đến long đình khí chỉ kết. Mạch qua đằng là loại mạch quý vì có nhiều sinh khí nhất.
- Mạch trực: Long mạch đi thẳng, loại mạch này khi kết huyệt nếu có: nghịch sa hồi án.
- Mạch nghịch: Long đang đi quay ngược lại, rồi kết huyệt.
- Mạch thuận: Long đi theo thế đại câu long, đại giang, đại hải. Còn đất nhỏ thì thuận theo: tiểu giang, tiểu hải. Ví dụ một đại cán long đang đi, mọc ra một tiểu cán long hay tiểu chỉ long, rồi ra kết huyệt.
- Mạch hoành: Mạch đang đi quay ngang, rồi vào huyệt kết.
- Mạch hồi: Mạch đang đi, quay lại thiếu tổ sơn như hình lưỡi câu móc, hồi cố lại. Ví dụ: Hợi long kéo đến Tốn, rồi cố tổ; Khôn Long kéo đến Cấn, rồi cố tổ, muốn biết huyệt thật thì phải hiểu thêm:
- Trực kỵ: Trực long phải có triều tôn án và triều tôn thủy.
- Đảo kỵ: Nghịch long phải có quỷ biến vì quan thuận.
- Thuận kỵ: Thuận long phải có hậu quỷ dày.
- Hoành kỵ: Thuận long phải có nhiều sa thác lạc hay nhiều long hổ che chở xung quanh mới gọi là chướng kết (đất hoành sơn của nhà Nguyễn Gia Long). Hoành long có chướng kết mới quý còn không còn là bình thường và ngắn đời thôi.
- Nghịch kỵ: Hồi long phải có thái tổ hay thiếu tổ cao dày làm án (án cao ở gần hồi long cũng không bức không có hại; trái lại còn dễ sinh hiếu tử trung thần).
Về phép phân tích các loại long cho dễ hiểu, cụ Tả Ao nói là có 36 mạch khác nhau; tuy nhiên thật ra còn có thể nhiều hơn hay ít hơn, tùy theo thế cách và tên gọi cho dễ nhận ra. Cho đến đây chúng ta đã có đủ những phân tích long cần thiết, để cho người đi tầm long để tìm thấy huyệt.

Rất cám ơn anh, những lời nói chân thành tuy mọc mạc nhưng đẻ lại trong tôi những phủ dụ giao huấn sâu sác, lần nữa từ sâu trong con tim mình cám ơn anh nhiều,
Cũng như câu nói của anh " Tiên tích đức hậu tầm long "
Đặt đúng mả không có đức thì cũng hỏng. Điều nầy tôi đã chứng kiến ở quê tôi rồi
thân
470525

Sửa bởi 470525: 04/07/2011 - 16:42


Thanked by 3 Members:

#6 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 05/10/2012 - 16:41

Phong thủy địa lý - cụ TẢ AO!


Cụ Tả Ao được tôn là Thánh Địa Lý Tả Ao là người Việt Nam thứ nhất học được khoa Địa lý Chính Tông ở Trung Quốc, và là thầy Địa lý giỏi nhất Việt Nam xưa kia.

TẠI SAO KHÔNG CÓ AI MUỐN HỌC PHONG THỦY CHÍNH TÔNG CỦA VIỆT NAM NHỈ? Trong khi đó TRUNG QUỐC có hẳn 1 diễn đàn lớn nghiên cứu về địa lý tả ao?

MUỐN HỌC PHÁI TAM HỢP THÌ PHẢI HỌC TẢ AO! Sao lại bỏ THỰC học những cái NGỤY của hàng xóm, ôi thôi - DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA / NẾU MÀ KHÔNG BIẾT THÌ TRA GOOGLE?

Mình muốn là người khởi mào về Tả Ao, nhưng sức mình còn hạn chế, mong các thành viên cùng đóng góp nhé!

Cám ơn.
Thân

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGUYÊN VĂN ĐỊA ĐẠO DIỄN CA CỦA CỤ TẢ AO

1. Mấy lời để truyền hậu thế
2. Ai học địa lý theo học Tả Ao
3. Một là hay học càng cao
4. Hai là cố ý, cứ lời phương ngôn
5. Ba là học thuộc Dã Đàm
6. Bốn là mở sách La Bàn cho thông
7. Chẳng qua ra đến ngoài đồng
8. Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường.
9. Mạch có mạch âm, mạch dương.
10. Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh
11. Sơn cước mạch đi rành rành.
12. Bình dương mạch lần, nhân tình không thông
13. Có mạch qua ao, qua sông
14. Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non.
15. Lại có mạch phát ngôi dương
16. Nhìn xem cho tường, ấy mạch làm sao?
17. Mạch thô đi chẳng khép vào
18. Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương
19. Ba mươi sáu mạch cho tường
20. Trước là cứ sách, sau y lời truyền.
21. Ruộng cao uốn xuống thì mạch táng trên.
22. Ruộng thấp uốn lên thì mạch táng dưới.
23. Bình dương mạch chẳng nề châm gối
24. Hề chính long thì tả hữu chiều lai
25. Đâu có chính long thì có sơn thủy gối kề
26. Nhưng trên sơn cước non cao
27. Cường long thô mạch, thế nào mới hay?
28. Tìm nơi mạch nhược long gầy.
29. Nhất thời oa huyệt, nhi thời tàng phong
30. Đất có cát địa chân long.
31. Táng cho phải phép anh hùng giàu sang
32. Nọ như dưới đất bình dương
33. Mạch thính giác điền xem tưởng mới hay
34. Bình dương lấy nước làm thầy
35. Thứ nhất khai khẩu thứ nhì ngũ long
36. Thứ ba mạch thắt cổ bồng.
37. Thứ tư sơn chỉ hồi long càng tài
38. Muốn cho con cháu tam khôi
39. Phương Nam có bút phương Đoài có nghiên.
40. Muốn cho con cháu Trạng Nguyên.
41. Thời tìm bút lập hai bên sắp bày
42. Nhất là Tân, Tốn mới hay
43. Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bày đột lên.
44. Bút lập là bút Trạng Nguyên.
45. Bút thích giác điền là bút thám hoa
46. Nhìn xem cho kỹ sẽ là đất hay.
47. Khuyên ai học làm thầy Địa lý
48. Trước phải đọc sách, sau là lượng cao.
49. Dù ai khôn khéo thế nào
50. Học mà chẳng xét ấy là vô tông
51. Thắt cỏ bồng phồng ra huyệt kết.
52. Xem cho biết Mộc tiết Kim loan
53. Mộc tiết văn đỗ Trạng Nguyên.
54. Kim loan võ được tước quyền Quận Công.
55. Con Mộc vốn ở phương đông.
56. Con Kim vốn nó về dòng phương tây.
57. Xem cho biết nó mới hay
58. Táng cho phải phép thực dày vinh hoa.
59. Thắt cuông cà phi ra mới kết.
60. Xem cho biết huyệt cát huyệt hung.
61. Huyệt cát nước tụ vào lòng.
62. Đôi bên Long, Hổ uốn vòng chiều lai
63. Huyệt hung Minh Đường bất khai
64. Sơn tà thủy Sạ hướng ngoài tà thiên.
65. Táng xuống kính sảng bất yên
66. Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau.
67. Muốn cho con cháu sống lâu.
68. Tìm nơi Huyền Vũ đằng sau cao dày.
69. Long Hổ bằng như chân tay
70. Chẳng có Tả, Hữu bằng ngay chẳng lành.
71. Kìa như đất có ngũ tinh.
72. Nhận xem cho biết tương sinh loan hoàn
73. Muốn cho con cháu nên quan
74. Thì tìm Thiên Mã phương Nam đứng chầu.
75. Muốn cho kế thế công hầu
76. Thì tìm cờ trống dàn chầu hai bên.
77. Ngũ tinh cách tú chiều nguyên
78. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa bốn bên loan hoàn.
79. Thổ tinh kết huyệt trung ương.
80. Ấy đất sinh Thánh sinh Vương đời đời
81. Thiên sơn vạn thủy chiều lai
82. Can chi bát quái trong ngoài tôn nghinh
83. Nhị thập bát tú thiên tinh.
84. Tại thiên chiếu huyệt rành rành chẳng sai.
85. Ngôi Đế Vượng mặc Trời chẳng dám.
86. Huyệt công khanh chẳng kiếm ai cho.
87. Đất khai hoa nhìn xem cho kỹ
88. Thấy thì làm chớ để lưu tâm
89. Trên sơn cước xa xăm cũng táng.
90. Dưới bình dương nửa tháng cũng đi
91. Minh sinh, ám tử vô di.
92. Coi đi coi lại quản chi nhọc nhằn.
93. Quả nhiên huyệt chính long chân
94. Tiêu sa, nạp thủy chớ lầm một ly
95. Táng chi phúc lý tuy chi.
96. Trâm anh bất tuyệt thư thi gia truyền.
97. Muốn cho con trưởng phát tiên.
98. Thì tìm long nội đất liền quá cung.
99. Thanh long liên châu cao phong.
100. Kim tinh, thổ phụ, phát dòng trưởng nam.
101. Con gái về bên hổ sơn
102. Hổ cao thì phát, sơn bàn cho thông.
103. Phản hổ con gái lộn chồng.
104. Phản long trai nó ra lòng bất nhân.
105. Vô long như người vô chân.
106. Vô hồ như đứa ở trần không tay.
107. Trong Long - Hổ lấy làm thầy trước.
108. Sau sẽ tìm thấy chỗ huyệt chôn
109. Nước chẳng tụ được kể chi
110. Kiếm ăn cũng khá xong thì lại không
111. Con trai thì ở bất trung
112. Con gái thất tiết chả dùng cả hai.
113. Thấy đâu Long Hổ chiều lai.
114. Minh Đường thủy tụ huyệt tài mới hay.
115. Tiền quan, hậu quỷ sắp bầy.
116. Án dày muốn thấp, chiều dày phải cao.
117. Xem huyệt nào làm cho phải phép.
118. Chớ đào sâu mà thiệt như không.
119. Kìa ai Địa lý vô tông.
120. Chẳng cứ đúng phép cũng dòng vô tư.
TẢ AO
Các bài viết tương tự:

ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ HỌC KHOA ĐỊA LÝ

1. Mấy lời để truyền hậu thế.
2. Ai học địa lý theo học Tả Ao.
3. Một là hay học càng cao
4. Hai là có ý cứ lời phương ngôn
5. Ba là học thuộc Dã Đàm
6. Bốn là mở sách la bàn cho thông.
7. Chẳng qua ra đến ngoài đồng.
8. Tỏ mạch tỏ nước tỏ long mới tường.

Theo cụ Tả Ao thì muốn học cho giỏi khoa Địa lý phải học 4 cách:
Một là phải luôn luôn học hỏi cho mỗi ngày một tiến thêm lên.

==> Thành ra mình sẽ cố gắng tìm kiếm và post các bài nghiên cứu lên DĐ.

Thân

Vì sao Tả Ao không truyền "nghề" cho hậu duệ? - Võ Giáp


GiadinhNet - Tả Ao được tôn là "Thánh địa lý", từng theo khoa Địa lý chính tông ở Trung Quốc và là thầy địa lý giỏi nhất Việt Nam theo dân gian.

Đền thờ của ông được lập ở nhiều nơi, có cả bên Trung Quốc; sách của ông được nhiều thế hệ thầy địa lý sau này "ăn theo"... Thế nhưng tại sao Tả Ao lại không truyền "nghề" cho hậu duệ?

Tả Ao chỉ là tên địa danh?

Ông là thuỷ tổ khai sinh môn địa lý phong thuỷ ở Việt Nam. Các sách vở cũng như truyền thuyết đều gọi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, Trạng Tả Ao; là đệ nhất chính tông về địa lý, giỏi như Cao Biền bên Trung Quốc. Trong dân gian lưu truyền nhiều giai thoại về hành trạng pháp thuật của ông ở nhiều làng quê.

Thực ra, Tả Ao không phải là tên mà là địa danh nơi ông sinh sống, cũng như Nguyễn Tiên Điền là Nguyễn Du người xã Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Theo sách vở và cả truyền miệng thì Tả Ao có những tên sau: Vũ Đức Huyền hiệu Địa Tiên, Nguyễn Đức Huyền hiệu Phủ Hưng, Hoàng Chiêm, Hoàng Chỉ.

Ông sinh vào thời Lê sơ (1428-1527), có sách nói thời Lê – Mạc (1533-1592), thời Lê – Trịnh – Nguyễn (1592-1789), có người khẳng định ông sinh năm Nhâm Tuất (1442) có sách còn nói Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng (tức là đời nhà Đường ở thế kỷ IX). Tuy nhiên, qua những chuyện kể có liên quan đến Mạc Kinh Độ nên hiện nay người ta dễ chấp nhận ông sinh vào thời Lê sơ.

Quê quán, có sách nói ông sinh ở làng Tả Ao (Hà Tĩnh). Có sách lại nói gốc ở Sơn Nam (vùng Hải Dương, Hưng Yên), sau đó gia đình phiêu bạt và định cư ở làng Tả Ao. Do các sách đều ghi Vũ Đức Huyền (hợp với ngoài Bắc còn miền Trung trở vào là họ Võ). Từ suy đoán này có thế chấp nhận ông sinh ở vùng Sơn Nam (Hải Dương, Hưng Yên) phiêu bạt và định cư về xã Ao Cầu (sau này tách thành 2 xã Tả Ao và Tiên Cầu), phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, nay là xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ở đây có đền thờ Tả Ao, giếng Tả Ao. Ở thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có đền thờ 3 thượng đẳng phúc thần: Tể tướng Lữ Gia (Bảo Công), tướng Nguyễn Danh Lang (Lang Công) và Cao Biền (Cao Vương) và Bản cảnh thành hoàng Tả Ao. Bởi nơi đây Tả Ao đã chọn đất lập làng để làng thịnh vượng và phát triển.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đền thờ Tả Ao ở thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.




Tại sao ngài lại giỏi địa lý như vậy?

Có 2 nguồn truyền miệng về việc Tả Ao tầm sư học đạo nên nggười. Một truyền thuyết kể rằng, Tả Ao cứu một thầy địa lý người Trung Quốc chết đuối ở sông Phù Thạch xứ Nghệ. Ông ta đem vàng bạc trả ơn, ngài không lấy. Thấy ngài tướng mạo khôi ngô và tính tình hiền hòa, ông ta đưa về Tàu truyền nghề địa lý để trả ơn. Do thông minh nên ngài thu thập được những tinh hoa trong thuật phong thủy địa lý của người thầy, về nước rồi hành trạng pháp thuật.

Một giả thuyết thứ hai nói rằng, do mẹ của ngài mù lòa, nhà lại nghèo, để có thuốc chữa mắt cho mẹ, ngài đã ở không công cho người khách ngồi bốc thuốc ở Phù Thạch. Thấy ngài là người con hiếu thảo, lại ăn ở chu đáo, hiền lành, nên khi về nước, ông ta xin cho ngài đi theo. Ở đây ngài học lỏm được nghề cắt thuốc chữa mắt. Có lần ngài đã chữa khỏi mắt cho một thầy địa lý lành nghề, thấy tướng mạo tuấn tú, tính cách nhanh nhẹn hợp với nghề của thầy và cũng để trả ơn, ông xin phép thầy lang đưa ngài về nhà để truyền thuật địa lý.

Do bản tính thông minh ngài đã thâu tóm được phép thuật đó về nước. Giả thuyết này về sau được người đời tin là thật hơn vì cách lí giải trọn vẹn tình hiếu thảo với mẹ (sách nào viết về ngài cũng nói có người mẹ mù lòa), hợp với hoàn cảnh nhà nghèo, nhưng lại là người thông minh, có chí học hỏi nên thành tài.

Cái tài của thầy địa lý Tả Ao có bao câu chuyện hấp dẫn có trong sách vở cũng như truyền miệng dân gian, ta có thể tìm đọc hay nghe kể với các biệt tài: Xem thế đất để chọn hướng nhà thỏa mãn yêu cầu của thân chủ như sống thọ, phát tài phát lộc, phát quan, chọn nghề, sinh lắm con nhiều cháu; Chọn hướng táng mồ mả sao cho người sống được mạnh khỏe, giàu có, thành đạt; Chọn nơi đào giếng có nước lành, trong ngon, không cạn, không chạm long mạch; Chọn hướng đình để làng yên ấm trong ngoài, dân cư phát triển... Câu chuyện khẳng định cái tài địa lý của Tả Ao nhưng cũng lắm kết cục khôi hài (chứ không làm hại ai) nếu thân chủ, các chức sắc trong làng xã có những ý tưởng ngông cuồng...

Nhưng sao không truyền cho hậu duệ?

Tả Ao nổi tiếng bậc thầy về địa lý phong thuỷ, nhưng con cháu của ngài về sau thì không ai kế nghiệp được. Xung quanh câu chuyện này cũng có nhiều “dị bản” lí giải khác nhau. Có chuyện kể rằng, Tả Ao bị thầy địa lý (người dạy ngài) sang yểm huyệt táng cha của ngài nên không thể truyền nghề cho hậu duệ. Có truyện chép là một đêm nằm mộng, ngài được báo rằng “đất tốt là của quý, là bí mật của tạo hóa, nếu tiết lộ hết thì “âm” sẽ oán, nên phải tự dấu kín phép thuật”.

Cũng có ý kiến cho rằng, Tả Ao có con nhưng các con bất hạnh, làm ông nản. Sau này thi thoảng mới xem phong thủy địa lý cho người khác (cũng ở mức bình thường), ông dành thời gian để chữa mắt cho dân.

Tuy vậy, với 2 tập sách mỏng Tả Ao đã để lại cho đời như: Địa đạo diễn ca (chỉ 120 câu), Dã đàm (trong mấy trang văn xuôi) đã được người đời sau phát triển thành lý luận, thành gia bảo chân truyền. Trừ 2 cuốn nói trên, còn những sách khác hiểu lấp lửng là do ngài viết như: Địa đạo diễn ca (Tả Ao hiệu Địa Tiên); Dã Đàm (Tả Ao hiệu Địa Tiên) còn gọi Tả Ao tầm long gia truyền bảo đàm; Tả Ao chân truyền di thư; Tả Ao chân truyền điạ lý (Hoàng Chiêm – 5 tập); Hoàng Chiêm địa lý luận; Hoàng Chiêm truyền cơ mật giáo; Tả Ao tiên sư bí truyền gia bảo trân tàng; Tả Ao địa lý luận; Tả Ao chân truyền tập (nhiều tập); Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo trân tàng (nhiều tập); Tả Ao tiên sinh địa lý (nhiều tập)...

Trừ 2 cuốn đầu là của Tả Ao, còn các cuốn sau là của các thầy địa lý khác phát triển về thuật địa lý Tả Ao. Với ngài, ngài không tự xưng là tiên sư, tiên sinh. Hay chân truyền, bí truyền, gia bảo vì không hợp với phong cách và hoàn cảnh của ngài.

Với hiệu trong đền thờ Tả Ao là Địa Tiên (còn hiệu của Nguyễn Đức Huyền là Phủ Hưng). Hầu như các sách đều viết : “Tả Ao tên là Vũ Đức Huyền hiệu Địa Tiên, có nơi còn gọi là Nguyễn Đức Huyền...”. Trong cuốn Nghi Xuân địa chí do Đông Hồ – Lê Văn Diễn soạn năm 1842 cũng viết vậy. Cuốn Từ điển Hà Tĩnh ngoài mục Tả Ao cũng ghi như vậy, còn có mục Vũ Đức Huyền, nhưng không có mục Nguyễn Đức Huyền.

Vậy ta dễ chấp nhận Thánh sư địa lý Tả Ao xưa còn gọi là Mỗ (một cách gọi dân dã), tên là Vũ Đức Huyền hiệu Địa Tiên. Sinh vào thời Lê sơ (1428 - 1527). Gốc người Sơn Nam (vùng Hải Dương, Hưng Yên), gia đình phiêu bạt và định cư ở làng Tả Ao nay thuộc xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Có đền thờ Tả Ao, giếng Tả Ao nằm trong khuôn viên của cụm đền huyện Nghi Xuân.

Các giai thoại về cụ tả ao

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phần 1 :

Tả ao Phong thủy nhất trên đời
Họa phúc cầm cân định chẳng sai.
Mắt Thánh trồng xuyên ba thước đất,
Tay Thần xoay chuyển bốn phương Trời.
Chân đi Long Hổ luồn qua gót,
Miệng gọi Trâu Dê ứng trả lời.
Ai muốn cầu sao cho được vậy
Ấy ai Địa lý được như ngài.



Nhà Phong Thủy nổi tiếng của Việt nam Tả Ao tên thật là NGUYỄN ĐỨC HUYỀN, người làng Tả Ao thuộc tỉnh Hà tĩnh. Cụ sống vào đời Chúa Trịnh , gia đình quá nghèo, cha lại mất sớm, mẹ bị mù nên phải tìm đủ mọi việc để giúp đỡ mẹ già. Lúc bấy giờ có một ông thầy thuốc người Tầu nổi tiếng về khoa chữa mắt, nên cụ tìm đến xin được hầu hạ thầy để thầy ra tay tế độ chữa mắt cho mẹ mình. Ông thày Tầu thấy cụ siêng năng, chăm chỉ lại thông minh nên đã truyền cho cụ một số phương cách chữa mắt. Nhờ vậy mà cụ chữa được mắt cho mẹ. Khi nghe tin ông thày Tầu sắp về nước, cụ vội vã đến xin phép thầy đi theo hầu hạ và học hỏi thêm về khoa chữa mắt. Ông Thầy bằng lòng. Thế là cụ bôn ba theo thầy Tàu và được truyền dạy tất cả những gì mà ông thày Tầu có được về nghề chữa mắt, nhất là khi ông thày Tầu đã quá già.Từ đó cụ tự chữa cho nhiều người lành bệnh mắt, danh cụ vang khắp vùng.Có một thày Địa lý nổi danh trong vùng bị đau mắt, nghe danh cụ , liền cho người dẫn đến gặp cụ. Chỉ trong một thời gian ngắn ,cụ đã chữa khỏi bệnh mắt cho ông thầy Địa lý. Thầy Địa lý mừng quá, đem vàng hậu tạ, nhưng cụ không nhận mà chỉ xin được làm đệ tử môn Địa lý Phong thủy mà thôi. Thấy người có tài đức lại có chí ham học hỏi, nên thầy Địa lý không ngần ngại đồng ý truyền hết những gì về Phong thủy mà mình có được. Chẳng bao lâu, cụ đã thành thạo tất cả những gì mà vị thày Địa lý đã truyền cho mình. Tương truyền khi học xong nghề thầy, ân sư người Tầu thử tài môn đệ trước khi "tốt nghiệp" : ông thầy chôn 100 đồng tiền xuống mô hình bãi cát rồi bắt cụ Tả Ao cắm kim vào đúng lỗ mỗi đồng. Cụ Tả Ao châm đúng giữa 99 đồng, chỉ có hơi lệch 1 đồng. Thầy Tầu than: "Thôi nghề của ta từ nay truyền sang nước Nam rồi!", ông thầy Địa lý công nhận cụ là người sáng trí, tài cao, đức trọng, nên không tiếc rẻ công sức mình truyền dạy cho. Khi dời nước Tầu về nước, cụ đã chữa mắt cho rất nhiều người, ngoài ra cụ còn đi tìm những vùng đất tốt và nghiên cứu các Long mạch, các Địa linh ở quanh vùng. Cụ không vì tiền bạc, danh vọng mà đi tìm các cuộc đất tốt cho những kẻ không xứng đáng được hưởng. Dù cụ giới hạn về khoa địa lý, nhưng nhiều người đã tìm đến cụ để nhờ cụ giúp tìm đất tốt cho nhà cửa, mồ mả, phương hướng thuận lợi cho họ. Dân chúng thời bấy giờ đã gọi cụ là cụ Tả ao ( Làng Tả ao ), danh tiếng của cụ vang đi khắp nơi và người đương thời truyền tụng cho nhau nhiều giai thoại của cụ Tả ao ngay còn lúc cụ còn sống.

Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất của cụ Tả Ao là chữa thế đất cho làng Hành Thiện ở Nam Định: cụ đi tới làng Hành Thiện thấy đất làng hình con cá chép bơi ra biển, phù sa mỗi ngày một bồi thêm đất làm làng hưng phát, chỉ hiềm con cá chép không có mắt nên không phát khoa danh. Dân làng nghe cụ nói bèn hậu đãi trà rượu và khẩn khoản xin cụ đặt lại hướng làng. Cụ Tả Ao thấy dân làng tử tế liền chỉ cho làng đào một cái giếng lớn làm mắt cho con cá chép, từ đấy dân làng bắt đầu phát khoa danh, nhất là họ Đặng.

Cụ Tả Ao đi xem đất suốt từ Nghệ Tĩnh ra các làng mạc ở khắp miền Bắc và trong gia phả của nhiều gia đình còn ghi lại những công trình địa lý phong thủy của cụ. Nhiều chuyện khôi hài do quần chúng thêm thắt như chuyện cụ Tả Ao thấy dân làng kia rất xấu tính mà lại xin cụ để kiểu đất nào có thể "đè đầu thiên hạ", cụ liền tìm cho làng một kiểu đất khiến dân làng dần dần theo nghề "húi tóc" có thể "đè đầu vít thiên hạ" đúng như ý nguyện!

Tương truyền cụ đang đi chơi ngoài bãi biển thấy sóng gió nổi lên ầm ầm biết là hàm rồng 500 năm mới há mồm một lần ở biển Đông, liền chạy về nhà mang cốt mẹ ra định ném xuống hàm rồng, nhưng vì thương tiếc chần chờ nên hàm rồng đóng lại, biển khép êm sóng lặng như trước!

Lúc sắp chết, cụ dặn con cháu khiêng mình ra miếng đất đã định trước là đất địa tiên "nhất khuyển trục quần dương" (một con chó đuổi đàn dê), nhưng không kịp đành dừng lại nửa đường phân kim lựa cho chính mình một miếng đất phúc thần đời đời ăn hương hoa mà thôi.


Tương truyền ông để lại 2 bộ sách về địa lý:

Địa Lý Tả Ao (Địa Đạo Diễn Ca) 120 câu

Dã Đàm Tả Ao Tầm Long Gia Truyền


Sau này có nhiều dị bản chép lại và có nhiều tên khác:

Địa lý Tả Ao di thý chân chính pháp
Tả Ao chân truyền di thý
Tả Ao chân truyền tập
Tả Ao tiên sinh bí truyền gia bảo tàng
Tả Ao tiên sinh địa lý
Tả Ao tiên sinh thý truyền bí mật cách cục
Bản quốc Tả Ao tiên sinh địa lý lập thành ca


- Phần 2

Truyền thuyết về Tả Ao thành Phúc Thần như sau:

Sau nhiều năm bôn ba tầm long, Tả Ao đã chọn cho mình chỗ an táng khi về già theo thế ĐỊA TIÊN"nhất khuyển trục quần dương" ( Con chó đuổi đàn dê) ở xứ Đồng Khoai . Nếu táng được ở đây thì chỉ ba ngày sau là thành Địa Tiên. Tả Ao có 1 đệ tử tin cậy và khi ông mất người trò sẽ theo lời dặn dò để an táng Thầy vào đó, nhưng khi Thầy trò từ Trung Quốc về thì trên đường không may người trò bị ốm dịch mất. Tả Ao có hai người con trai nhưng do chu du thiên hạ, không màng dang vọng, bổng lộc nên gia cảnh, con cái thì bần hàn. Lúc sáu lăm tuổi, biết mình sắp về chầu tiên tổ nên bảo hai con khiêng đến chỗ ấy, rồi nằm dưới mộ và tự phân kim lấy, dặn con cứ thế mà chôn. Mới được nửa đường, biết là sẽ chết trước khi đến nơi , không thể kịp được nên Tả Ao bèn chỉ một gò bên đường có thế "huyết thực" mà dặn con rằng: "Chỗ kia là ngôi huyết thực, bất đắc dĩ thì cứ táng ở đó, sẽ được người ta cúng tế". Hai con bèn táng luôn ở đó, sau Ngài thành Phúc Thần một làng (Nam Trì).

Trong đình Nam Trì có câu đối của Tả Ao nói về địa lý, phong thuỷ Nam Trì: "Tây lộ khê lưu kim tại hậu - Đông giang thuỷ tụ mộc cư tiền" nghĩa là phía tây của đường làng có dòng nước chảy, phía sau của làng là hướng Tây Bắc (hướng tây bắc hành kim) – phía đông làng có sông nước tụ làng nhìn về hướng nam (hướng nam hành hoả). Sau này dân làng Thờ Tả Ao như Thành Hoàng làng .



Phần 3: Đây là giai thoại cụ Tả Ao theo cuốn Nam Hải Dị Nhân của Phan Kế Bính, nay xin post lên đây để mọi người tham khảo thêm.


TẢ AO.


Người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An, tên là Nguyễn Đức Huyên (có bản nói là Hoàng Chỉ). Nhân tên làng, cho nên tục gọi là Tả Ao. Lúc còn trẻ nhà nghèo lắm, mẹ phải bệnh lòa mắt, Tả Ao mới theo người khách buôn ở phố Phù Thạch về Tàu, để lấy thuốc chữa mắt cho mẹ. Thầy thuốc khen là người có hiếu, mới dạy cho phép làm thuốc. Học thành nghề mới trở về, xảy có một thầy địa lý chính tông đau mắt, sai người mời thầy thuốc đến chữa, thầy thuốc già yếu không đi được, mới sai Tả Ao đi chữa thay. Thầy địa lý khỏi đau mắt, thấy Tả Ao có ý tứ khôn dễ dạy, và cảm cái ơn chữa khỏi cho mình, mới truyền cho Tả Ao phép làm địa lý, Tả Ao học hơn một năm đã giỏi. Thầy địa lý muốn thử xem sức học làm sao, đổ cát làm ra hình sông núi, rồi yểm 100 đồng tiền xuống dưới cát, và cho Tả Ao 100 cái kim sai tìm huyệt mà cắm kim vào lỗ đồng tiền.

Tả Ao ngắm xem các huyệt, cắm trúng 99 cái kim vào 99 lỗ đồng tiền, chỉ sai mất một cái cắm ra ngoài.

Thầy địa lý nói rằng:

- Nghề ta sang phương Nam mất rồi!

Mới cho Tả Ao một cái tróc long và các câu thần chú hô thần để cho về nước Nam. Tả Ao vâng lời từ về; về đến nhà thì mẹ vẫn còn mạnh, mới chữa thuốc cho mẹ khỏi lòa.
Một khi, đi qua núi Hồng Lĩnh, trông lên xem, thấy có kiểu đất “cửu long tranh châu”, mừng mà nói rằng:

- Huyệt đế vương ở đây rồi!

Lập tức nhổ ngôi mộ của cha, cất vào huyệt trên núi. Không bao lâu sinh được một đứa con trai. Người Tàu xem thiên văn, thấy các vì sao chầu cả về phương Nam, biết là người nước Nam được đất. Chính phủ Tàu truyền cho các nhà địa lý, ai để đất cho người An Nam, hoặc là dạy người An Nam, thì phải sang nước Nam dùng thuật mà phá đi, nếu không thì tru di cả ba họ.

Thầy địa lý trước, biết chắc là ông Tả Ao được đất mới sai con sang tìm đến nhà Tả Ao, lập mưu mà triệt đi.

Người ấy tìm đến nơi, vào chơi nhà mà bảo rằng:

- Từ khi đại huynh ở Tàu về, đã cất được ngôi tiên phần nào chưa?

Tả Ao nói thực cả chuyện trước. Con thầy Tàu mới dùng mẹo đào lấy ngôi mộ ấy, mà bắt đứa con của Tả Ao đem về Tàu.

Được ít lâu mẹ Tả Ao mất. Tả Ao tìm một ngôi đất ở ngoài bãi bể, kén ngày kén giờ để hạ huyệt. Đến giờ, sóng gió ầm ầm, người anh Tả Ao giữ áo quan của mẹ, không cho hạ xuống, một lát sóng gió yên thì ở đấy nổi lên thành bãi rồi.

Tả Ao than rằng:

- Đây là hàm rồng đây, cứ 500 năm mới há miệng ra một lần, mà há chỉ trong một lát mà thôi. Bây giờ đã ngậm lại rồi, còn táng làm sao được nữa. Trời không cho thì chỉ uổng mất công ta mà thôi.

Từ bấy giờ Tả Ao không chịu làm ăn gì cả, chỉ lang thanh đi làm đất cho người ta. Một bữa đi xem đất đến làng Bùi Sơn, huyện Hoằng Hóa, thấy có một huyệt đất hay, bèn bảo người ta rằng: “Có ngôi đất, táng giờ Dần đến giờ Mão thì phát, nếu ai táng ngôi ấy tất được của, hễ ai chịu nhường cho ta một phần chia mười, thì ta cho ngôi đất ấy”. Có một người xin táng, Tả Ao dặn đến sáng sớm mai thì cất. Táng xong mặt trời mới mọc. Người ấy vác cuốc ra rửa chân ngoài sông, thấy một người chết trôi, nhân thể có cuốc, mới vớt lên chôn cho xác ấy, thấy trong bọc người chết có hai túi bạc, mở ra đếm thì được 50 nén, mới biết Tả Ao là tài, biếu Tả Ao 5 nén, rồi Tả Ao đi.

Khi đến huyện Thanh Liêm lại tìm được một ngôi, bảo người ta rằng: “Đây có ngôi đất, chỉ táng trong một tháng thì phát quận công, nếu ai cho ta 100 quan tiền, thì ta táng cho”. Có một ông nhà giàu xin táng. Bấy giờ chúa Trịnh đang đánh nhau với nhà Mạc. Tướng nhà Mạc là Mạc Kinh Độ thua trận ở huyện Kim Bảng chạy trốn. Chúa Trịnh rao ai bắt được thì thưởng cho làm quận công một đời. Ông nhà giàu ấy táng được 20 ngày rồi. Bỗng một hôm thấy có một người vào nhà bảo rằng: “Ta là Mạc Kinh Độ đây, cho ta đánh một bữa chén, ta sẽ làm ơn mà cho đem nộp lấy thưởng”. Ông nhà giàu mừng rỡ, làm cơm thết đãi. Mạc Kinh Độ ăn uống xong, cho trói mình lại mà đem đến đồn Cầu Châu nộp cho chúa Trịnh. Chúa Trịnh lập tức thưởng cho làm quận công. Người ấy được thưởng tạ Tả Ao 100 quan tiền. Tả Ao chỉ lấy 3 quan để ăn đường, rồi đi chỗ khác.

Tự bấy giờ danh tiếng đồn khắp thiên hạ. Tả Ao đi chu du bốn phương, phàm 20 năm trời. Đi qua các huyện Gia Bình, Từ Liêm, Đông Ngạn, Siêu Loại, Gia Lâm, táng cho nhà nào cũng được, lớn thì làm đến Tiến sĩ, Thượng thư; nhỏ cũng làm nên giàu hùng trưởng. Kể ra nhiều lắm, không sao cho xiết.

Khi đi qua làng Thiên Mỗ, thấy có một ngôi đất to, muốn táng hộ cho nhà họ Trần. Vừa đặt tróc long xuống đất, tróc long đổ ba lượt. Tả Ao niệm phù chú gọi Thổ thần lên hỏi, thì Thổ thần nói rằng: “Đất này phát ba đời quốc sư đại vương, con cháu công hầu không bao giờ hết. Trời đã để đành cho nhà Nguyễn Qui Đức; còn nhà họ Trần kia ít hồng phúc, không kham nổi được đất này; nếu ông làm cưỡng của trời thì tất có vạ. Vả lại ông đi khắp thiên hạ, làm phúc cho người ta đã nhiều, mà không được ngôi nào để táng cho cha mẹ, ông nên nghĩ thế thì biết”. Vì thế, Tả Ao từ bấy giờ không dám khinh thường để mả cho ai nữa.

Tả Ao sinh được hai con trai, nhà thì nghèo mà làm đất không lấy tiền của ai, cho nên con cái thường không đủ bữa mà ăn. Khi đã già, tìm sẵn một ngôi đất sinh phần cho mình, ở xứ Đồng Khoai, gọi là cách “Nhất khuyển trục quần dương” (nghĩa là một con chó đuổi đàn dê). Nếu táng được ngôi ấy, thì chỉ ba ngày thành địa tiên. Đến lúc phải bệnh, sai hai con khiêng mình ra đấy, toan phân kim lấy rồi nằm xuống cho chôn; nhưng đến nửa đường thì đã gần chết, không kịp đến được chỗ kia, mới trỏ một cái gò bên cạnh đường, dặn con rằng: “Chỗ kia là ngôi huyết thực (nghĩa là được hưởng người ta cúng tế), bất đắc dĩ táng ngay ở đấy cũng xong”.

Nói xong thì mất, bấy giờ mới 65 tuổi. Hai con đem táng vào gò ấy, quả nhiên về sau làm phúc thần một làng.

Địa lý xưa nay ở nước Nam, không ai giỏi bằng ông Tả Ao, thế mà chỉ làm phúc cho người, đến mình thì không sao làm được, mà con cái vẫn nghèo khổ, thế mới biết rằng câu tục ngữ nói:

[color="#ffff00"]“Tiên tích phúc nhi hậu tầm long”.
Dịch : Tích phúc (đức) trước, tìm long (tìm long mạch; tróc long) sau.


PHẦN NGHIÊN CỨU
Tài liệu quý giá nhất về khoa Địa Lý của người Việt Nam là Tả Ao Địa Lý Toàn Thư đã có trên 400 năm nay vẫn được các cụ giữ kín dùng làm gia bảo riêng cho giòng họ nhà mình. Nhưng cũng lạ thay trên các trang diễn đàn, tìm mãi không thấy một diễn đàn nào thảo luận sâu về Địa lý tả ao, có thể là gia bảo? có thể là không thực dụng? có thể là khó khăn chăng hay cũng có thể là THÍCH ĐỒ NGOẠI CÓ CHỮ TÀU MỚI XỊN CHĂNG!

Chính vì không có tài liệu tham khảo, trình độ hạn chế, nên chăng tiếp cận Địa lý Tả Ao như thế nào mới khám phá được cái huyền bí trong địa lý tả ao; thôi tôi thích hướng nội, tại vì người Trung Quốc cũng hướng ngoại cuối cùng họ cũng tìm địa lý Tả Ao để nghiên cứu, trong khi đó mình là người Việt sao không đọc cho thông?
Đọc lại quyển Địa lý bí thư đại toàn của Tg Cao Trung cho rằng, quyển địa lý này có 3 phần phụ lục thật đặc sắc.

+ Một là Bát Đại Hoàng Tuyền và
+ Hai là Long Thượng Bát Sát và
+ Ba là Thủy Pháp.

Nó là phần quan trọng nhất của khoa Địa Lý. Chúng tôi biết đến 9 phần 10 Địa Lý Gia không nắm vững 3 phần quan trọng này.
Thủy pháp trong khoa Địa lý là phần quan trọng nhất. Nó là phần bí truyền của khoa Địa lý. Có nhiều vị học Địa lý 30, 40 năm mà vẫn không nắm được Thủy pháp. Làm địa lý mà không biết thủy pháp thì không thể biết được đâu là chân huyệt, đâu là giả huyệt do đó 10 ngôi có thể lầm đến 9 ngôi.
Nội cuộc của một cuộc đất đầy đủ rồi mà Thủy pháp trúng thì 10 ngôi trúng cả 10.

Q:Tại sao chúng ta không đi từ phần bản chất & cỗi lõi của vấn đề đi ra nghiên cứu địa lý tả ao? ĐÓ LÀ PHẦN MỞ BÀI CỦA TÔI SẼ KHỞI ĐẦU CỦA ĐỊA LÝ TẢ AO LÀ PHẦN THỦY PHÁP!

Thân

Trước khi đi vào phần thủy pháp chúng ta đi qua một số khái niệm cơ bản của phần lập hướng (phần lập hướng có tham khảo bài viết của anh Vân Từ trên dđ hkls) bao gồm 6 phần cơ bản sau:

+ Một số khái niệm về phần lập hướng
+ Âm Dương tọa hướng luận.
+ Bát Quái Chính Phối, Thứ Phối
+ Nạp Giáp nhất khí
+ Tam Phương Tam hợp
+ Can, Chi, Quý, Nhân, Lộc, Mã
+ Thiên Tinh Hỷ Kỵ

1. Một số khái niệm về phần lập hướng.
Nội dung địa lý Tả Ao gồm 2 phần chính đó là phần: Lý Khí và Hình thể (tầm long):

"Khuyên ai học làm thầy địa lý.
Trước phải đọc sách sau là lượng cao."

Lý khí là phần lý thuyết về dịch lý, âm dương, ngũ hành, can chi, độn giáp, … để suy xét cuộc đất, tìm sự quân bình âm dương.
Phần hình thể (tầm long) của Địa lý Tả Ao (tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường) vậy Mạch, Long, Nước, … là gì?

+ Long Mạch: Long mạch là mạch của đất chạy trên/trong đất trong đó có khí mạch (tưởng tượng như: dòng nhựa của thân cây; hay mạch máu chạy trong cơ thể của con người). Nhưng, nhựa cây, hay máu là hữu hình có thể nhìn thấy, sờ mó,… được; còn Khí thì là vô hình. Long mạch có thể đi cao (như miền sơn cước là những dãy núi, đồi, …), cũng có thể đi thấp (như ở bình dương: là những con đê, những bờ ruộng, … có khi chỉ cao 4 cm.

“11. Sơn cước mạch đi rành rành
12. Bình dương mạch lẩn, nhân tình không thông”

+ Thủy/nước: Nước từ Long chảy ra và chảy theo nuôi dưỡng và hộ vệ long. Những chỗ nước tụ có khi là minh đường, có khi chỉ là hộ tống thủy (nước dẫn long).
+ Thủy khấu: Nơi nước đến minh đường và nơi nước từ minh đường đi (cấp và thoát nước).
+ Minh đường: Nước tụ trước huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của huyệt.
+ Long nhập thủ: Là Long kết huyệt.
+ Huyệt trường: là nơi kết huyệt.
+ Huyền vũ: Thế đằng sau huyệt trường.
+ Thanh Long:
+ Thanh Long: Thớ đất ở bên trái huyệt trường mọc ra ôm chầu vào huyệt.
+ Bạch Hổ: Thớ đất ở bên phải huyệt trường mọc ra ôm chầu vào huyệt.
+ Tiền án: Đất nổi trước mặt huyệt.
+ Sa: Là gò đống, chứng cứ hiện ra, nổi lên xung quanh huyệt cả trước và sau, bao gồm: bút, bảng, chiêng, trống, voi, ngựa, kiếm, ấn…
+ Long sinh: Long mạch sống động, bò ngoằn ngoèo, quay đầu, vẫy đuôi.
+ Long tử: Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như lươn, cá chết.
+ Long cường: Long mạch nổi lên to lớn hùng vĩ, ngạo nghễ.
+ Long nhược: Long mạch nhỏ nhắn, sắc thái thư thả, ung dung.

Tóm lại cái gì có nước là thủy, cái gì có thớ đất là long, bất kỳ không gian nào (nhà và các phòng ốc) cũng dụng phép tỏ trạch, tỏ nước, tỏ long mà xét đoán.


2. Âm dương tọa hướng luận / 1 động, 1 tĩnh/tịnh âm, tịnh dương

Có tất cả 24 long nhập thủ (vào huyệt) một nửa thuộc về âm, một nửa thuộc về dương. Do đó những long này được chia ra làm hai nhóm, nhóm thuộc âm được gọi là Tịnh Âm, nhóm thuộc dương được gọi là Tịnh Dương.

a) Tịnh Dương: có 12 long thuộc tịnh dương bao gồm:
+ Phần nạp giáp thiên can: Càn, giáp; khôn, Ất; Ly, Nhâm; Khảm, Quý.
+ Phần địa chi: Dần, Thân, Thìn, Tuất.
=> Toàn dương long. [Xem chương 17-âm dương luận – địa lý gia truyền bí thư đại toàn].

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tịnh Âm: Có 12 long thuộc tịnh âm bao gồm:
+ Phần nạp giáp thiên can: [Chấn, canh; Cấn, Bính; Tốn, Tân; Đoài, Đinh
+ Phần địa chi: Tỵ, hợi, Sửu, mùi
=> Toàn âm long. [Xem chương 17-âm dương luận – địa lý gia truyền bí thư đại toàn]

c) Long, hướng
+ Âm Long tác âm hướng, thuần âm bất phát: Âm long làm âm hướng, thời thuần âm không phát.
+ Dương long tác dương hướng, thuần dương bất sinh. Dương long làm dương hướng thời thuần dương không phát.
Chính vì những long thuộc tịnh âm hoặc tịnh dương này nên khi lập hướng,

- Nếu gặp âm long nhập thủ phải lập âm hướng, thủy phóng/thủy khứ âm, thu âm thủy lai.
- Nếu gặp dương long nhập thủ lập dương hướng, thủy phóng/thủy khứ dương, thu dương thủy lai.

Nếu âm long nhập thủ mà lập dương hướng hoặc dương long nhập thủ mà lập âm hướng là âm dương bát tạp rất hung. Tuy nhiên nếu thuần âm/cô âm cả hoặc thuần dương/cô dương cả cũng không kết phát. Do đó đối với âm long khi lập hướng phân kim phải ghé sang dương vài phân và ngược lại, đối với dương long khi lập hướng phân kim phải ghé sang âm vài phân; và như thế trong âm sẽ có dương và trong dương sẽ có âm thì mới có sự giao hòa hợp cấu âm dương mà kết phát được.
Khi phân kim phải dùng la kinh. La kinh là một la bàn tròn 360 độ và được chia làm 24 sơn, mỗi sơn chiếm 15 độ, tất nhiên chính giữa mỗi sơn là 7,5 độ. Không được chọn ngay chính giữa sơn mà phải ghé sang bên phải hoặc bên trái 3,5 độ hoặc 11,5 độ. Tùy theo âm long hay dương long nhập thủ mà ghé sang âm hoặc dương. Nếu âm long thì ghé sang dương vài phân và dương long thì ghé sang âm vài phân (ghé sang 3.5 độ hoặc 11,5 độ).

Cụ thể Địa lý tả ao có trích dẫn:
+ Như Hợi long (âm long) làm Bính (âm hướng) thì lúc tọa huyệt phân Kim phải gia sang Ngọ (Dương) nửa phân, thừa lấy vượng, tướng, khiến cho hướng khôngcô âm.
+ Như Tý Long (Dương long) làm Ngọ hướng (dương hướng) thì lúc tọa huyệt phân Kim phải gia sang Mùi nửa phân, khiến cho hướng không cô dương. Ngoài ra đều theo như vậy.

....

3. Bát quái chính phối, hư phối
a) Bát Quái: Nếu lập bát quái để tính về nhân sự thì: Càn là cha, khôn là mẹ, chấn là trưởng nam, tốn là trưởng nữ, khảm là trai giữa, ly là gái giữa, cấn là trai út, đoài là gái út.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chính Phối [trong bát trạch là quan hệ Diên niên]:
là phối đúng đối tượng, do đó:
+ Càn là cha thì phải phối với khôn là mẹ;
+ Chấn là trưởng nam phải phối với tốn là trưởng nữ;
+ Khảm là trai giữa phải phối với ly là gái giữa;
+ Cấn là trai út phải phối với đoài là gái út.
Lấy chính đạo mà phối với nhau thì luôn luôn là hợp cục. Nếu chính phối mà không lập được thì phải lập thứ phối, như thế mới có âm dương tương kiến giao hòa, nhờ đó mới có sinh khí.

Sau đây là phần phân loại của những long nhập thủ cùng những chính phối và thứ phối:
- Nếu Chấn, canh; hợi, mùi long nhập thủ thì lập chính phối là Tốn, Tân hướng và lập thứ phối là Đoài, Đinh, Tỵ, Sửu hướng.
- Nếu tốn, tân long nhập thủ thì lập chính phối là chấn, canh, hợi, mùi hướng và thứ phối là cấn, bính hướng.
- Nếu đoài, đinh, tỵ, sửu long nhập thủ thì lập chính phối là cấn, bính hướng và lập thứ phối là chấn, canh, hợi, mùi hướng.
- Nếu cấn, bính long nhập thủ thì lập chính phối là đoài, đinh, tỵ, sửu hướng và lập thứ phối là tốn, tân hướng.
- Nếu ly, nhâm, dần, tuất long nhập thủ thì lập chính phối là khảm, quý, thân, thìn hướng và lập thứ phối là càn, giáp.
- Nếu càn, giáp long nhập thủ thì lập chính phối là khôn, ất hướng và lập thứ phối là ly, nhâm, dần, tuất hướng.
- Nếu khảm, quý, thân, thìn long nhập thủ thì lập chính phối là ly, nhâm, dần, tuất hướng và lập thứ phối là khôn, ất hướng.
- Nếu khôn, ất long nhập thủ thì lập chính phối là càn, giáp hướng và lập thứ phối là khảm, quý, thân, thìn hướng.

4. Nạp giáp nhất khí
Nạp giáp nhất khí nghĩa là áp dụng bát quái để nạp (thu nhận vào) một số Can và Chi cho đồng một khí hầu tạo được một sự nhất khí. Có nhất khí thì mới nhất chí để có sự hòa hợp với nhau. Cổ nhân thường nói, đồng thanh tương ứng, đồng ý tương cầu, không ngoài cái ý hòa hợp với nhau vậy.

Bảng nạp giáp của bát quái:
- Càn nạp (nhận vào) Giáp.
- Khôn nạp Ất.
- Khảm nạp Quý, Thân, Thìn.
- Chấn nạp Canh, Hợi, Mùi
- Cấn nạp Bính.
- Tốn nạp Tân
- Ly nạp Nhâm, Dần, Tuất.
- Đoài nạp Đinh, Tỵ, Sửu.

* Ứng dụng: Ứng dụng vào phép lập hướng thì:
- Càn long nhập thủ ==> lập ==> Giáp hướng.
- Giáp long nhập thủ ==> lập ==> Càn hướng.
- Khảm, Quý, Thân và Thìn long nhập thủ ==> lập ==> Ly, Nhâm, Dần và Tuất hướng.
- Ly, Nhâm, Dần và Tuất long nhập thủ ==> lập ==> Khảm, Quý, Thân và Thìn hướng.

Chương XIV – Nhật ký sơn thủy hợp cát pháp - Địa lý tả ao có nêu rõ cát nạp giáp sơn thủy:
Long thủy nạp Giáp
a. Càn long nạp Giáp thủy
b. Khảm long nạp Quý thủy
c. Cấn long nạp Bính thủy
d. Chấn long nạp Canh thủy
e. Tốn long nạp Tân thủy
g. Khôn long nạp Ất thủy
h. Đoài long nạp Đinh thủy
Nạp Giáp như trên đây là hợp pháp tốt.

5. Tam phương tam hợp
Tuy gọi là tam hợp mà tình thì không hợp vì địa chi mà phối hợp với địa chi thì phạm sát nên phải lấy thiên can phối hợp với địa chi thì mới có sinh khí. Do đó:

a) Nếu là Hỏa cục của: [Cấn/Dần – Bính/ngọ - Tân/Tuất]
- Cấn, Bính, Tân long thì ==> lập ==> Dần, Ngọ, Tuất hướng.
- Dần, Ngọ, Tuất long thì ==> lập ==> Cấn, Bính, Tân hướng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nếu là Kim cục của: [Tốn/Tị - Canh/Dậu – Quý/Sửu]

- Tốn, Canh, Quý long thì ==> lập ==> Tỵ, Dậu, Sửu hướng.
- Tỵ, Dậu, Sửu long thì ==> lập ==> Tốn, Canh, Quý hướng.

c) Nếu là Mộc cục của: [Càn/Hợi – Giáp/Mão – Đinh/Mùi]
- Càn, Giáp, Đinh long thì ==> lập ==> Hợi, Mão, Mùi hướng.
- Hợi, Mão, Mùi long thì ==> lập ==> Càn, Giáp, Đinh hướng.

d) Nếu là Thủy cục của: [Khôn/Thân – Nhâm/Tý – Ất/Thìn]
- Khôn, Nhâm, Ất long thì ==> lập ==> Thân, Tí, Thìn hướng.
- Thân, Tí, Thìn long thì ==> lập ==> Khôn, Nhâm, Ất hướng.
....

6. Can, chi, Lộc, Mã, Quý nhân

a) Lộc: Tết ra mọi người thường đi hái LỘC, chúc nhau Năm mới Lộc đầy nhà, .... Lộc là gì? LỘC ở đây BẢN CHẤT LÀ LÂM QUAN TRÊN VÒNG TRƯỜNG SINH!

Tính theo thiên can và nạp giáp:

+ Tính theo Thiên can:
- Giáp lộc ở Dần
- Ất lộc ở Mão
- Bính lộc ở Tỵ
- Đinh lộc ở Ngọ
- Mậu lộc ở Tỵ
- Kỷ lộc ở Ngọ
- Canh lộc ở Thân
- Tân lộc ở Dậu
- Nhâm lộc ở Hợi
- Quý lộc ở Tí

+ Tính theo Nạp giáp thiên can, địa chi (tam hợp cục):
- Càn theo Giáp lộc ở Dần
- Khôn --> Ất lộc ở Mão
- Chấn --> Canh lộc ở Thân
- Tốn --->Tân lộc ở Dậu
- Cấn ---> Bính lộc ở Tị
- Đoài --> Đinh lộc ở Ngọ
- Khảm --> Quý lộc ở Tý
- Ly --> Nhâm lộc ở Hợi
- Hợi, (mão/chấn), Mùi theo Chấn lộc ở Thân
- Tị, (dậu/đoài), Sửu theo Đoài lộc ở Ngọ
- Thân, (Tý/khảm), Thìn theo Khảm lộc ở Tý
- Dần, (ngọ/Ly), Tuất theo Ly lộc ở Hợi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mã:

Tính theo Tam Hợp địa chi:
- Dần, Ngọ, Tuất Mã ở Thân
- Thân, Tí, Thìn Mã ở Dần
- Hợi, Mão, Mùi Mã ở Tị
- Tị, Dậu, Sửu Mã ở Hợi
Trên đây là Mã ở 12 địa chi. Nếu Thủy cục là Thân, Tý, Thìn thì cần phải có nước ở phương Dần triều về [THU THỦY], hoặc Sa ở phương Dần nổi cao [NẠP SA].


* Dịch Mã: Sau đây là dich Mã của Bát Can và Tứ Duy, mặc dù cũng là Mã, tuy nhiên phúc lực (sức mạnh của phúc) không bằng Mã ở Tam Hợp Cục Địa Chi:
- Giáp Sơn kiêm Dần thì Mã ở Thân, nếu kiêm Mão thì Mã ở Tỵ
- Ất sơn kiêm Mão thì Mã ở Tỵ, nếu kiêm Thìn thì Mã ở Dần.
- Bính sơn kiêm Tỵ thì Mã ở Hợi, nếu kiêm Ngọ thì Mã ở Thân
- Đinh sơn kiêm Ngọ thì Mã ở Thân, nếu kiêm Mùi thì Mã ở Ty.
- Canh sơn kiêm Thân thì Mã ở Dần, nếu kiêm Dậu thì Mã ở Hợi
- Tân sơn kiêm Dậu thì Mã ở, nếu kiêm Hợi thì Mã ở Tuất
- Nhâm sơn kiêm Hợi thì Mã ở Tỵ, nếu kiêm Tí thì Mã ở Dần
- Quý sơn kiêm Tý thì Mã ở Dần, nếu kiêm Sửu thì Mã ở Hợi
- Càn sơn kiêm Tuất thì Mã ở Thân, nếu kiêm Hợi thì Mã ở Tỵ
- Khôn sơn kiêm Mùi thì Mã ở Tỵ, nếu kiêm Thân thì Mã ở Dần
- Cấn sơn kiêm Sửu thì Mã ở Hợi, nếu kiêm Dần thì Mã ở Thân
- Tốn sơn kiêm Thìn thì Mã ở Hợi, nếu kiêm Tyh thì Mã ở Hợi

c) Quý Nhân.
Tính theo thiên can ta cần thuộc bài thơ sau đây:
- Giáp, Mậu, Canh Ngưu Dương
- Ất, Kỷ Thử Hầu hương
- Bính, Đinh Trư Kê vị
- Nhâm, Quý Xà Thố tang
- Lục, Tân tầm Mã Hổ
- Thử thị Quý Nhân hương

- với 3 thiên can Giáp, Mậu, Canh thì Quý Nhân ở Sửu (Ngưu) và Mùi (Dương)
- với 2 thiên can Ất , Kỷ thì Quý Nhân ở Tý (Thử) và Thân (Hầu)
- Với 2 thiên can Bính, Đinh thì Quý Nhân ở Hợi (Trư) và Dậu (Kê)
- với 2 thiên can Nhâm, Quý thì Quý Nhân ở Tỵ (Xà) và Thỏ/Mão (Thố)
- với Tân Quý Nhân ở Ngọ (Mã) và Dần (Hổ)


Sau đây là bài ứng dụng của Quý Nhân Quý Nhân sa và Quý Nhân thủy:

- Nếu thấy long nhập thủ là Giáp và thấy sa khởi (phát xuất) ở hướng Mùi [NẠP SA] và thấy thủy lai ở hướng Mùi [THU THỦY].
- Nếu thấy long nhập thủ là Ất và thấy sa khởi (phát xuất) ở hướng Thân và thấy thủy lai ở hướng Thân
- Nếu thấy long nhập thủ là Bính và thấy sa khởi (phát xuất) ở hướng Dậu và thấy thủy lai ở hướng Dậu
- Nếu thấy long nhập thủ là Đinh và thấy sa khởi (phát xuất) ở hướng Hợi và thấy thủy lai ở hướng Hợi
- Nếu thấy long nhập thủ là Canh và thấy sa khởi (phát xuất) ở hướng Sửu và thấy thủy lai ở hướng Sửu
- Nếu thấy long nhập thủ là Tân và thấy sa khởi (phát xuất) ở hướng Dần, Ngọ và thấy thủy lai ở hướng Dần, Ngọ
- Nếu thấy long nhập thủ là Nhâm và thấy sa khởi (phát xuất) ở hướng Mão và thấy thủy lai ở hướng Mão.
- Nếu thấy long nhập thủ là Quý và thấy sa khởi (phát xuất) ở hướng Tỵ và thấy thủy lai ở hướng Tỵ.

Tất cả những sa và thủy nói trên đều là Quý Nhân Sa và Quý Nhân Thủy. Tuy nhiên phải là Dương Quý Nhân thì mới phát, nếu là Âm Quý Nhân thì chỉ yên (an) nhà mà thôi.
Bảng Âm Dương Quý Nhân:

Can Ngày: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Dương Quý: Mùi, Thân, Dậu, Hợi, Sửu, Tí, Sửu, Dần, Mão, Tỵ
Âm Quý: Sửu, Tí, Hợi, Dậu, Mùi, Thân, Mùi, Ngọ, Tỵ, Mão.

Tứ Duy Quý Nhân theo Nạp Giáp:
- Càn sơn Quý Nhân tại Mùi
- Khôn sơn Quý Nhân tại Thân
- Cấn sơn Quý Nhân tại Dậu
- Tốn sơn Quý Nhân tại Dần

Tất cả những Tứ Duy Quý Nhân trên đều là Dương Quý Nhân cả.

* CHÚ Ý QUAN TRỌNG:
1. Có Quý Nhânkhông có Lộc, Mã (lâm quan) thì không phát Quan được.
2. Có Lộc, Mã (lâm quan) mà không có Quý Nhân (người nâng đỡ) thì làm quan không được bền.
3. Có Quý Nhân sơn cùng Lộc, Mã sơn cùng hiện [QUÝ, LỘC, MÃ] là Thôi Quan Cách, phát phú quý song toàn.
4. Quý Nhân sơn và Mã sơn cùng hiện tại một chỗ thì gọi là Quý Nhân Phùng Mã cách, quý không thê nói hết được.
5. Tọa sơn có gò Quý Nhân hiện, Án tiền có gò Lộc hiện là Quý Nhân Vong Tộc cách, phú quý khả kỳ.
6. Cục, hướng sa thủy đều có Lộc tinh hiện và Tú Lộc cách, tài lộc mỗi ngày mỗi bồi thêm.

.....

#7 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 05/10/2012 - 16:43

7. THIÊN TINH KỶ/CÁT, KỴ/HUNG.

(7.i). Hỷ/CÁT.
Lập hướng thì phải biết long quý hay long tiện để mà phối hướng. Long đây là long nhập thủ gồm có: Tam Cát Long, Lục Tú Long, Bát Quý Long. Các long nầy đề do các vị thiên tinh chiếu ứng!

i.1. Tam Cát Long: Bao gồm Hợi Long, Chấn Long và Canh Long.
+ Hợi Long: Thuộc Tử Vi Viên do sao Thiên Hoàng chiếu vào, là đế tinh phía bắc, là trung ương sở của thiên đế để hoàn thành mọi việc. Hợi Long, Hợi Sơn đều là Long Sơn quý nhất trong 24 Long hay 24 Sơn.
+ Chấn Long: Là Dương Quân Thăng Điện, tức nơi vua ra triều, là cửa ngõ của mặt trời. Kinh Dịch nói Đế Xuất Hồ Chấn, chuyên giữ quyền hành của tạo hóa, sinh khí từ ấy mà ra nên Long rất quý là vậy.
+ Canh Long: Là ngôi của hoàng hậu, là cửa ngõ của mặt trăng. Kinh Dịch nói: Ngôi hoàng hậu ở Canh là âm, trong 3 ngày phối hợp với ngôi hoàng đế là dương, thực là hòa khí cho nên cũng là Long rất quý.
Chấn, Canh, 2 long ấy là chỗ cuống họng và đầu lưỡi của Thiên Đế, thay quyền ngài mà điều hành phân phối công việc. Địa vị ví như tể tưởng thay vua thi hành pháp lệnh của triều đình. Được 3 Long kể trên (Hợi, Chấn, Canh) thì không khác gì vua và hai vị phụ tế, đấy là 3 Long quý trên hết thảy các Long.

i.2. Lục Tú Long.
Cấn Long thuộc Thiên Thị Viên
Tốn Long thuộc Thái Vi Viên
Đoài Long thuộc Thiếu Vi Viên
Ba Long nói trên hợp với Hợi Long thuộc Tử Vi Viên tạo thành 4 viên cục cực kỳ quý. Tuy nhiên trong 4 viên cục trên thì chỉ có 3 viên cục là Tử Vi, Thiên Thị, Thái Vi là nơi chính đáng hiệu nghiệm về việc lập quốc kiến đô. Còn Thiếu Vi không phải là Đế Tòa, chỉ là Huyền Đô nên không dùng để lập quốc kiến đô được.

Cấn nạp Bính ==> Bính được sao Thiên Quý chiếu
Tốn nạp Tân ==> Tân được sao Thiên Ất chiếu
Đoài nạp Đinh ==> Đinh được sao Nam Cực chiếu

Tất cả 6 Long đều do Thiên Tinh rất quý chiếu nên được gọi là Lục Tú Long.

i.3. Bát Quý Long:
Sao Thiên Bình chiếu vào Tỵ cung là đối cung với Hợi (Tử Vi Viên) nên được gọi là đế đô minh đường. Bởi thế Tị Long cũng là Long rất quý. Hợi Long, Tỵ Long hợp với Lục Tú Long kể trên thì thành Bát Quý Long. Khi xem đất mà gặp Tam Cát, Lục Tú hay Bát Quái Long thì quý không thể nói hết được. Bởi thế phải lập hướng cho đúng cách để thu được mọi cái tốt do các Long ấy đem lại, có như thế mới không uổng công sức.

(7.ii). KỴ/HUNG.
Kỵ là những điều khắc sát rất xấu. Sau đây là những hướng và điều kỵ, khi lập hướng phân kiêm cần phải tuyệt đối tránh.

ii.1. Bát Sát.
Khi lập hướng cần phải tránh tám (8) hướng sát. Tám hướng sát này là tám hướng sát cơ bản nên chúng đã được ghi sẵn trên la kinh. Tám hướng sát ấy được tóm tắc trong bài ca bằng Hán tự như sau:
Khảm Long khôn Thố Chấn sơn Hầu
Tốn Kê Càn Mã Đoài Xà đầu
Cấn Hổ Ly Trư vi diệu sát
Mộ trạch phùng chi nhất thời hưu
[Phần này – xem chi tiết ở phần phụ lục 1 – Đại lý Tả Ao bí thư gia truyền –Viết ở phần tiếp sau].

ii.2. Tứ lộ và bát lộ huỳnh tuyền (KỴ TỌA HƯỚNG)
Là 8 loại nước giết người đã được ghi sẵn trên la kinh. Đó là những loại thủy sát cơ bản, ai học về địa lý phong thủy cũng phải biết, không biết không được vì không biết mà làm càng thì sẽ mang tội giết người. Bát lộ huỳnh tuyền được cổ nhân tóm gọn trong bài thơ sau đây:

Canh Đinh Khôn thương thị huỳnh tuyền
Khôn hướng Canh, Đinh thiết mạc ngôn
Tốn hướng kỵ hành Ất, Bính thượng
Ất, Bính tu phòng Tốn thủy tiên
Giáp, Quý hướng trung ưu kiến Cấn
Cấn phùng Giáp, Quý họa liên liên
Tân, Nhâm Càn lộ tối nghi kỵ
Càn hướng Tân, Nhâm họa diệc nhiên

Địa chi Huỳnh Tuyền.
- Nếu lập hướng ở Mão, Thìn, Tỵ kỵ mở cửa phong thủy vì phạm địa chi Huỳnh Tuyền ở phương Tốn.
- Nếu lập hướng ở Ngọ, Mùi, Thân kỵ mở cửa phong thủy vì phạm địa chi Huỳnh Tuyền ở phương Khôn.
- Nếu lập hướng ở Dậu, Tuất, Hợi kỵ mở cửa phong thủy vì phạm địa chi Huỳnh Tuyền ở phương Càn.
- Nếu lập hướng ở Tí, Sửu, Dần kỵ mở cửa phong thủy vì phạm địa chi Huỳnh Tuyền ở phương Cấn.

Bạch Hổ Huỳnh Tuyền.
- Nếu lập hướng ở Càn, Giáp, Khảm, Quý, Thân, Thìn kỵ mở cửa, phóng thủy vì phạm Bạch Hổ Huỳnh Tuyền ở cung Đinh, Mùi.
- Nếu lập hướng ở Ly, Nhâm, Dần, Tuất kỵ mở cửa, phóng thủy vì phạm Bạch Hổ Huỳnh Tuyền ở cung Hợi.
- Nếu lập hướng ở Chấn, Canh, Hợi, Mùi kỵ mở cửa, phóng thủy vì phạm Bạch Hổ Huỳnh Tuyền ở cung Thân.
- Nếu lập hướng ở Đoài, Đinh, Tỵ, Sửu kỵ mở cửa, phóng thủy vì phạm Bạch Hổ Huỳnh Tuyền ở cung Ất, Thìn.
- Nếu lập hướng ở Khôn, Ất kỵ mở cửa, phóng thủy vì phạm Bạch Hổ Huỳnh Tuyền ở cung Sửu.
- Nếu lập hướng ở Cấn, Bính kỵ mở cửa, phóng thủy vì phạm Bạch Hổ Huỳnh Tuyền ở cung Ly.
- Nếu lập hướng ở Tốn, Tân kỵ mở cửa, phóng thủy vì phạm Bạch Hổ Huỳnh Tuyền ở cung Khảm.

Cả hai loại Huỳnh Tuyền trên đây (Địa chi Huỳnh Tuyền và Bạch Hổ Huỳnh Tuyền) đều lấy hướng làm chủ, kỵ mở cửa và phóng thủy.
[Phần này – xem chi tiết ở phần phụ lục 2 – Đại lý Tả Ao bí thư gia truyền –Viết ở phần tiếp sau].

ii.3. Kiếp Sát (Kỵ TỌA SƠN)
Nguyên tắc chỉ lấy tọa sơn mà tiêu nạp, không liên quan gì đến hướng cả.
- Nếu toạ sơn ở Tốn, Mùi, Thân thì khiếp sát ở Quý.
Thí dụ: Tọa sơn tại Tốn, Mùi, Thân mà phương Quý có sơn sa cao nhưng nghiêng ngã vỡ lỡ, hoặc núi đá gồ ghề, lởm chởm thì rất kỵ. Nếu ngay ngắn, tròn đẹp thì không kỵ. Các sơn khác cứ theo như thế mà luận cát hung. Trên La kinh cũng có một vòng ghi kiếp sát của 24 sơn.

- Nếu toạ sơn ở Tân, Tuất thì kiếp sát ở Sửu.
- Nếu tọa sơn ở Canh thì kiếp sát ở Ngọ.
- Nếu toạ sơn ở Cấn, Chấn thì kiếp sát ở Đinh.
- Nếu tọa sơn ở Giáp thì kiếp sát ở Bính.
- Nếu tọa sơn ở Nhâm thì kiếp sát ở Thân.
- Nếu tọa sơn ở Càn thì kiếp sát ở Mão.
- Nếu tọa sơn ở Bính thì kiếp sát ở Tân.
- Nếu tọa sơn ở Khảm thì kiếp sát ở Tỵ.
- Nếu tọa sơn ở Tỵ, Ngọ thì kiếp sát ở Dậu.
- Nếu tọa sơn ở Đinh, Dậu thì kiếp sát ở Dần.
- Nếu tọa sơn ở Khôn, Hợi thì kiếp sát ở Ất.
- Nếh tọa sơn ở Thìn, Dần thì kiếp sát ở Mùi.
- Nếu tọa sơn ở Ất thì kiếp sát ở Thân.
- Nếu tọa sơn ở Sửu thì kiếp sát ở Thìn.

ii.4. Đào Hoa Sát. (Kỵ hướng, Tứ Bại Phá Thủy Cục) – nằm tại phương MỘC DỤC trên vòng trường sinh.
Nguyên tắc tính theo Tam Hợp Cục.
- Hợi Mão Mùi, Thử Tí Dương đầu kỵ: Nghĩa là mộc cục thì Trường Sanh ở Hợi mà Mộc Dục bại địa ở Tí cho nên kỵ Chuột.
- Tỵ Dậu Sửu, dược Mã Nam sơn Tẩu: Nghĩa là Kim Cục thì Trường Sanh ở Tỵ mà Mộc Dục bại địa ở Ngọ, cho nên kỵ Ngựa.
Những cục Hợi, Mão, Mùi và Tỵ, Dậu Sửu đều là Tịnh Âm. Tuy nhiên Tý, Ngọ lại là dương thủy lai, do đó mà phá cục. Bởi thế cho nên Tý, Ngọ thủy được gọi là Đào Hoa thủy và là sát thủy.
- Thân, Tý, Thìn, Kê khiếu loạn nhân luân: Nghĩa là thủy cục thì Trường Sanh tại Thân mà Mộc Dục bại địa tại Dậu nên kỵ Dậu.
- Dần, Ngọ, Tuất, Miêu tòng MÃo lý suất: Nghĩa là hỏa cục thì Trường sanh tại Dần, mà Mộc Dục bại địa tại Mão nên kỵ Mão.
Những cuộc Thân, Tí, Thìn và Dần, Ngọ, Tuất đều là Tịnh Dương. Tuy nhiên Mão, Dậu lại là âm thủy lai do đó mà phá cục. Bởi thế mà Mão và Dậu thủy được gọi là Đào Hoa thủy và là sát thủy.

ii.5. Dương Nhận Sát (Kình Dương): Kỵ phương

Lập hướng phải tránh vào dương nhận sát. Nếu không sẽ bị hung họa về đao súng, thuốc độc, góa bụa, cốt nhục tương tàn.
- Theo Thiên Can lập hướng Giáp, Lộc tại Dần, Dương Nhận tại Mão.
- Theo Thiên Can lập hướng Ất, Lộc tại Mão, Dương Nhận tại Thìn.
- Theo Thiên Can lập hướng Bính, Lộc tại Tỵ, Dương Nhận tại Ngọ.
- Theo Thiên Can lập hướng Đinh, Lộc tại Ngọ, Dương Nhận tại Mùi.
- Theo Thiên Can lập hướng Mậu, Lộc tại Tỵ, Dương Nhận tại Ngọ.
- Theo Thiên Can lập hướng Kỷ, Lộc tại Ngọ, Dương Nhận tại Mùi.
- Theo Thiên Can lập hướng Canh, Lộc tại Thân, Dương Nhận tại Dậu.
- Theo Thiên Can lập hướng Tân, Lộc tại Dậu, Dương Nhận tại Tuất.
- Theo Thiên Can lập hướng Nhâm, Lộc tại Hợi, Dương Nhận tại Tí.
- Theo Thiên Can lập hướng Quý, Lộc tại Tí, Dương Nhận tại Sửu.

*CHÚ Ý: Những hướng Đinh, Canh, Nhâm nếu có nước ở phương Mùi, Dậu, Tý đến minh đường thì không kỵ vì những hướng và nước này hợp với tịnh âm, tịnh dương nên không sao cả. Đây là những kinh nghiệm rút tỉa được khi di phúc những ngôi mộ cổ.

ii.6. Tam Hình.

+ Tự hình: Thìn, Dậu, Ngọ, Hợi là tự hình.
Nghĩa là Thìn thấy Thìn, Ngọ thấy Ngọ, Dậu thấy Dậu và Hợi thấy Hợi. Khi dùng đều phải kỵ.

+ Nhị hình – (vô lễ hình): Tí hình Mão, Mão hình Tí [Tý-Mão].
Thí Dụ: Lập Tý hướng mà thấy Mão thủy lai. Lập Mão hướng mà thấy Tí thủy lai, là phạm vào vô lễ hình; hoặc lập một hướng đặc biệt nào đó mà thấy Tí thủy và Mão thủy cùng chảy lại minh đường là phạm vô lễ hình.

+ Tam hình (vô ân hình): Tỵ hình Thân, Thân hình Dần, Dần hình Tỵ [Dần-Tỵ-Thân].
Lập hướng Dần thấy Tỵ thủy lai, lập hướng Tỵ thấy Dần thủy lai là phạm vào Vô Ân Hình; hoặc lập một hướng đặc biệt nào đó mà thấy Dần thủy và Tỵ thủy cùng chảy về minh đường là phạm Vô Ân Hình.

+ Tam hình (cậy thế hình): Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Tuất [Sửu-Tuất-Mùi].
Lập Sửu hướng thấy Tuất thủy lai, lập Tuất hướng thấy Sửu thủy lai, lập Tuất hướng thấy Mùi thủy lai, lập Mùi hướng thấy Tuất thủy lai là phạm Thị Thế Hình (Cậy Thế hình); hoặc lập một hướng đặc biệt nào đó mà thấy Sửu thủy và Tuất thủy, hoặc Tuất thủy và Mùi thủy cùng chảy lại minh đường là phạm Thị Thế Hình.
* CHÚ Ý: Thủy hình hướng thường là rất hung, thủy hình thủy thì tương đối ít hung. Nếu phạm hình, nhẹ thì bị tội lưu đày, nặng thì bị tội chém hay treo cổ.

ii.7. Lục Xung.
Tí xung Ngọ, Sửu xung Mùi, Dần xung Thân, Mão xung Dậu, Thìn xung Tuất, Tỵ xung Hợi. Lập hướng không nên để phạm vào lục xung. Nếu phạm thì nên lấy Tam Hợp, Ngũ Hợp, và Lục Hợp để chữa đi Làm được như vậy tức là đã thực hiện được phép Tham Hợp Vong Xung.

ii.8. Tam Phá.
+ Tứ vượng phá nhau: Hướng Tí phá hướng Dậu, hướng Mão phá hướng Ngọ.
+ Tứ mộ phá nhau: Hướng Sửu phá hướng Thìn, hướng Tuất phá hướng Mùi.
+ Tứ sinh phá nhau: Hướng Dần phá hướng Hợi, hướng Tỵ phá hướng Thân.

Tất cả những Tam phá trên đều là dương phá âm và âm phá dương cả. Vì thế nên lúc lập hướng nếu ứng dụng tịnh âm, tịnh dương thì sẽ tránh được tam phá.

ii.9. Lục Hại.
Tí hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tỵ, Thân hại Hợi, Dậu hại Tuất, Thìn hại Mão. (Vậy Tí hoặc Sửu là sơn hay hướng và Ngọ cùng Mùi là chố phóng thủy hay thủy chảy lại minh đường). Thông thư nói: "Lục hại là Độc Hỏa, là Băng Tiêu, là Ngỏa Giải Sát (nghĩa là lửa đọc, băng tiêu, nói tan.) Thủy lộ mà phạm vào là phải hao tài, tán của và hại người.

* Những điều kỵ khác cần ghi nhớ: Cụ Tả Ao dạy ta phải kiêng kỵ những điều sau đây:

+ Long đừng xung khắc mệnh cung: Long đây là long nhập thủ không thể khắc mệnh của người đã mất. Thí dụ, Canh long nhập thủ thuộc Kim mà mệnh người chết thuộc Mộc, thế là Kim khắc Mộc. Long nhập thủ khắc bản mệnh của người mất tất bị sát, không thể táng được.

+ Hướng khắc Cục rất hung. Thí dụ, Mão long nhập thủ lập Canh hướng (thuộc Kim) thủy khẩu nước tiêu ra thì ở phương Mùi (thuộc Mộc cục). Kim khắc Mộc cục, do đó Canh hướng khắc thủy khẩu ở phương Mùi. Bởi thể phải lập hướng khác nếu không sẽ bị sát.

+ Hỏa mệnh Thủy cục chớ ham. Mệnh của người chết là Hỏa, đất là thủy cục (thủy tiêu ra phương Ất, Thìn thuộc phương mộ của tam hợp cục Thân-Tý-Thìn). Thủy khắc Hỏa. Thủy cục khắc với bản mệnh của người chết, rất hung.

+ Toàn hợp Thủy Cục, rất nguy hiểm. Thí dụ, long nhập thủy là thuộc thủy, hướng cũng thuộc thủy, cục cũng là thủy cục, mệnh của người chết cũng thuộc thủy. Thế là toàn hợp thuy cục. Rất hung! Con cháu sẽ bị họa sông nước đến vong mạng. Ngược lại nếu toàn là Hỏa cả thì gọi là Toàn Hợp Hỏa Cục. Con cháu sẽ bị hỏa tai, chết cháy!

+ Mệnh Mộc, Kim cục xấu đôi; Thổ mệnh Mộc cục chớ dùng mà chi. Nghĩa là hễ thấy ngủ hành tương khắc với bản mệnh của người chết thì chớ có làm.

ii.10. ĐẤT SÁT SƯ (CUỘC ĐẤT LÀM CHẾT THẦY ĐỊA LÝ).
Làm thầy phong thủy địa lý phải tránh những cuộc đất sát sư, nếu lập mộ những đất này thì trong vòng 21 ngày thầy địa lý sẽ chết! Những cuộc đất đó là:
+ ĐẤT HOÀNG XÀ (RẮN VÀNG)
+ ĐẤT NGÔ CÔNG (CON RÍT)
và những cuộc đất được tóm gọn trong bài thơ dưới đây:
- Hợi mạch, Ly thủy ắt sát sư
- Tỵ long, Nhâm thủy đến suy vi
- Cấn long, Mão thủy là nên kỵ
- Canh mạch, Dần phòng ấy thủy nguy
làm thầy phải nhận cho tường tận kẻo táng xong rồi thầy sẽ quy! (chết)

THẦY địa lý CHẾT LÀ HẾT PHIM.
...............

8. Vòng trường sinh / Thủy pháp trường sinh.
Trong tất cả các phương pháp Tiêu SA – NẠP Thủy của Phong Thủy, thì đây là phương pháp quan trọng nhất. Đây là biểu hiện trạng thái của vạn vật từ thai nghén đến sinh trưởng, lớn lên cho đến suy tàn. Cụ thể như sau:

+ Tuyệt: Biểu thị trạng thái không có gì, vạn vật chưa tượng hình, như trong bụng mẹ trống không chưa mang thai.
+ Thai: Tức là vạn vật phôi thai, mới tượng hình, nảy mầm. Cũng như bào thai mới thụ khí bẩm sinh của cha mẹ.
+ Dưỡng: Muôn vật đã hình thành, tựa như bào thai đã phát triển chờ ngày khai hoa nở nhụy.
+ Trường sinh: Vạn vật bắt đầu sinh ra, như đứa trẻ lọt lòng mẹ, còn rất yếu ớt, non nớt.
+ Mộc dục: Vạn vật phát triển, như cây dần lớn lên, bắt đầu hứng chịu nóng lạnh, gió mưa, bão táp. Như đứa trẻ mới lớn, vẫn còn cần vòng tay của cha mẹ.
+ Quan đới: Như cây đã bắt đầu ra hoa, như người đã trưởng thành.
+ Lâm quan: Như cây đã kết trái, như người thi cử đỗ đạt ra làm quan, có được công việc ổn định.
+ Đế vượng: Như trái đã chín mùi, như thời hưng vượng thành đạt nhất của đời người, có được vinh hoa phú quý, hạnh phúc.
+ Suy: Vạn vật từ Trưởng chuyển sang Tiêu, như người đã leo đến đỉnh núi tất phải quay trở xuống vậy, như giai đoạn đời người đã lớn tuổi, đã nghỉ hưu. Như cây sau mùa ra trái, bắt đầu suy yếu, kiệt dinh dưỡng vậy.
+ Bệnh: Như người đã già yếu, bắt đầu bệnh tật xâm hại. Như cây suy yếu bị côn trùng, nấm mối tấn công vậy.
+ Tử: Như người đã già cỗi đến chết, như cây đã cằn cỗi chết đi.
+ Mộ: Như người đã chôn xuống mộ sâu, mục rữa trở về đất lạnh.

Do ý nghĩa 12 cung như vậy, nên người ta mới chọn Trường Sinh làm cung khởi đầu, lấy tượng con người mới sinh ra làm giai đoạn đầu.

- Trong đó có 4 cung Cát nhất là: Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng. Người ta dùng 4 Cát để Nạp Sa, Thu Thủy.
- 3 cung trung bình là: Mộc Dục, Thai, Dưỡng ít dùng tới.
- 5 cung Hung là: Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt. Người ta dùng 5 cung Hung để chọn sơn Thủy Khứ (chảy đi).

Vòng trường sinh gồm 12 vị: Trường sinh, mộc dục, quan đới, lâm quan, đế vượng, suy, bệnh, tử, mộ, tuyệt, thai và dưỡng.

i. Thiên Can trường sinh: Dương can tính thuận, âm can tính nghịch
- Giáp thì trường sinh ở hợi và tính thuận [hợi-giáp/mão-mùi]: + Mộc cục
- Ất thì trường sinh ở ngọ và tính nghịch [Ngọ-Dần –Tuất]: - Mộc cục
- Bính, Mậu thì trường sinh ở Dần, tính thuận [Dần-Ngọ–Tuất]: + Hỏa cục
- Đinh, Kỷ thì trường sinh ở Dậu, tính nghịch [Dậu-Tị –Sửu]: - Hỏa cục
- Canh thì trường sinh ở Tỵ và tính thuận [Tị-Dậu –Sửu: + Kim cục
- Tân thì trường sinh ở Tí và tính nghịch [Tý-Thân -Thìn]: - Kim cục
- Nhâm thì trường sinh ở Thân và tính thuận [Thân-Tý –Thìn]: + Thủy cục
- Quý thì trường sinh ở Mão và tính nghịch [Mão-Hợi-Mùi]: - Thủy cục.
[Chi tiết viết phần dưới cho 04 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa theo chiều thủy lưu trên vòng trường sinh!]

ii. Địa chi trường sinh (theo tam hợp cục và đều tính thuận)
- Dần, Ngọ, Tuất trường sinh ở Dần: + Hỏa cục
- Thân, Tí, Thìn trường sinh ở Thân: + Thủy cục
- Tỵ, Dậu, Sửu trường sinh ở Tỵ: + Kim Cục
- Hợi, Mão, Mùi trường sinh ở Hợi: + Mộc cục

Cách khởi cung của Thập Nhị Thần này, khời từ Trường Sinh cho đến cuối cùng là Dưỡng, 12 cung trên 24 sơn, với mỗi cung là 2 sơn trong Song Sơn Ngũ Hành:
Song sinh ngũ hành – theo phái tam hợp

Hỏa cục: [Cấn/Dần – Bính/ngọ - Tân/Tuất]
- Dần, Ngọ, Tuất là tam hợp của Hỏa cục
- Cấn, Bính, Tân cũng là tam hợp của Hỏa cục

Thủy cục: [Khôn/Thân – Nhâm/Tý – Ất/Thìn]
- Hợi, Mão, Mùi là tam hợp của Thủy cục
- Khôn, Nhâm, Ất cũng là tam hợp của thủy cục

Kim cục: [Tốn/Tị - Canh/Dậu – Quý/Sửu]
- Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp của Kim cục
- Tốn, Canh, Quý cũng là tam hợp của Kim cục

Mộc cục: [Càn/Hợi – Giáp/Mão – Đinh/Mùi]
- Hợi, Mão, Mùi là tam hợp của Mộc cục
- Càn, Giáp, Đinh cũng là tam hợp của Mộc cục

Và phép khởi có 2 điểm cần lưu ý:
+ Khởi cung dựa theo đặt tính Tam Hợp Cục Ngũ Hành của sơn Địa Chi trong song sơn, để chọn cung Trường sinh ở đâu.
+ Khởi cung Trường Sinh đi thuận nghịch là tùy theo THẾ đất Âm hay Dương.

THẾ CỤC đất Âm hay Dương là gì?

+ Âm Long: là thế đất từ phải chạy sang trái, giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.
+ Dương Long: là thế đất chạy từ trái sang phải, giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.


=> Thế đất Dương phải phối với Thủy Âm & Thế đất Âm phải phối với Thủy Dương.

* Hướng Biện âm dương
Phương hướng của thủy lưu biến hóa cũng rất đa dạng, đại thể chia làm 2 hướng tả, hữu. Ngũ hành với long gia thực tình không có quan hệ gì với nhau. Họa phúc cát hung, chỉ có thể thông qua việc quan sát kỹ đường đến của thủy lưu mà biết. Trong hà thủy có khí sinh Vượng, cũng có khí hung sát. Nếu phối hợp chính xác, Khí hung sát cũng có thể chuyển hóa thành khí sinh vượng. Nếu phối hợp sai, khí sinh vượng cũng có thể chuyển hóa thành khí hung sát [chi tiết phần phụ lục số 3 – Địa lý tả ao – viết phần sau], cho nên phải dựa vào hướng của hà Thủy mà định. Nguyên tắc cơ bản xác định âm dương của dòng thủy lưu:

+ Thủy lưu Âm: là dòng nước chảy từ phải sang trái, ngược chiều kim đồng hồ là nghịch, nên gọi là Âm.

+ Thủy lưu Dương: là dòng nước chảy từ trái sang phải, thuận chiều kim đồng hồ, nên là Dương.

- Nếu thủy khẩu mộ Thìn nội thủy, uốn lượn sang mé tả thành dương thủy cục [Thân – Tý –Thìn], Uốn lượn sang mé hữu là Âm Kim cục [Tý-Thân-Thìn].
- Nếu thủy khẩu Mộ Tuất nội thủy, uốn lượn sang mé hữu là âm mộc cục [Ngọ-Dần-Tuất] hoặc uốn lượn sang mé tả là dương hỏa cục [Dần-Ngọ-Tuất], …
Hoặc thu nạp sinh khí của nó, hoặc thu nạp vượng khí của nó thì mới tiến vào Thìn, Tuất, Sửu , Mùi hưu mộ tương tác với sinh vượng, Huyền Không nối với lỗ huyệt (huyệt khiếu), mới có thể sinh cơ bột phát và hưng thịnh. Nếu không Thìn thủy biến thành Hỏa cục, Tuất thủy biến thành Dương thủy cục sé xung phá quan lộc, dẫn đến suy tuyệt quan trọng.


Tuy, nhiên, khi chúng kết hợp vào Vòng trường sinh thì có chút phức tạp, mỗi hành Kim, mộc, Thủy, Hỏa sẽ có 4 trường hợp, theo nguyên tắc sau:
- Nếu cùng 1 thủy khẩu mà dòng nước chảy đến từ cung TRƯỜNG SINH đến à cung ĐẾ VƯỢNG rồi chảy ra mộ (+/Thuận), Nếu dòng chảy thủy lưu:
o Theo chiều từ trái sang phải (+): (+) với (+) thì đó là DƯƠNG cục
o Theo chiều từ phải sang trái (-): (+) với (-) thì đó là ÂM cục.

- Nếu cùng 1 thủy khẩu mà dòng nước chảy đến từ cung ĐẾ VƯỢNG đến à cung TRƯỜNG SINH rồi chảy ra mộ (- / Nghịch), nếu dòng thủy lưu:
o Theo chiều từ trái sang phải là (+): (-) với (+) thì đó là ÂM cục.
o Theo chiều từ phải sang trái (-): (-) với (-) thì đó là DƯƠNG cục.

* CHÚ Ý: Khi phối long với thủy để lập thành các CỤC thì phải kết hợp cả can và chi để tính vòng trường sinh.


- Thủy là dương nên vòng trường sinh đi thuận.
- Long là âm nên vòng trường sinh đi nghịch.
Âm dương có giao phối thì mới có sinh khí nhờ đó mới tạo thành cục.


8. Vòng trường sinh / Thủy pháp trường sinh.
Trong tất cả các phương pháp Tiêu SA – NẠP Thủy của Phong Thủy, thì đây là phương pháp quan trọng nhất. Đây là biểu hiện trạng thái của vạn vật từ thai nghén đến sinh trưởng, lớn lên cho đến suy tàn. Cụ thể như sau:

+ Tuyệt: Biểu thị trạng thái không có gì, vạn vật chưa tượng hình, như trong bụng mẹ trống không chưa mang thai.
+ Thai: Tức là vạn vật phôi thai, mới tượng hình, nảy mầm. Cũng như bào thai mới thụ khí bẩm sinh của cha mẹ.
+ Dưỡng: Muôn vật đã hình thành, tựa như bào thai đã phát triển chờ ngày khai hoa nở nhụy.
+ Trường sinh: Vạn vật bắt đầu sinh ra, như đứa trẻ lọt lòng mẹ, còn rất yếu ớt, non nớt.
+ Mộc dục: Vạn vật phát triển, như cây dần lớn lên, bắt đầu hứng chịu nóng lạnh, gió mưa, bão táp. Như đứa trẻ mới lớn, vẫn còn cần vòng tay của cha mẹ.
+ Quan đới: Như cây đã bắt đầu ra hoa, như người đã trưởng thành.
+ Lâm quan: Như cây đã kết trái, như người thi cử đỗ đạt ra làm quan, có được công việc ổn định.
+ Đế vượng: Như trái đã chín mùi, như thời hưng vượng thành đạt nhất của đời người, có được vinh hoa phú quý, hạnh phúc.
+ Suy: Vạn vật từ Trưởng chuyển sang Tiêu, như người đã leo đến đỉnh núi tất phải quay trở xuống vậy, như giai đoạn đời người đã lớn tuổi, đã nghỉ hưu. Như cây sau mùa ra trái, bắt đầu suy yếu, kiệt dinh dưỡng vậy.
+ Bệnh: Như người đã già yếu, bắt đầu bệnh tật xâm hại. Như cây suy yếu bị côn trùng, nấm mối tấn công vậy.
+ Tử: Như người đã già cỗi đến chết, như cây đã cằn cỗi chết đi.
+ Mộ: Như người đã chôn xuống mộ sâu, mục rữa trở về đất lạnh.

Do ý nghĩa 12 cung như vậy, nên người ta mới chọn Trường Sinh làm cung khởi đầu, lấy tượng con người mới sinh ra làm giai đoạn đầu.

- Trong đó có 4 cung Cát nhất là: Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng. Người ta dùng 4 Cát để Nạp Sa, Thu Thủy.
- 3 cung trung bình là: Mộc Dục, Thai, Dưỡng ít dùng tới.
- 5 cung Hung là: Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt. Người ta dùng 5 cung Hung để chọn sơn Thủy Khứ (chảy đi).

Vòng trường sinh gồm 12 vị: Trường sinh, mộc dục, quan đới, lâm quan, đế vượng, suy, bệnh, tử, mộ, tuyệt, thai và dưỡng.

i. Thiên Can trường sinh: Dương can tính thuận, âm can tính nghịch
- Giáp thì trường sinh ở hợi và tính thuận [hợi-giáp/mão-mùi]: + Mộc cục
- Ất thì trường sinh ở ngọ và tính nghịch [Ngọ-Dần –Tuất]: - Mộc cục
- Bính, Mậu thì trường sinh ở Dần, tính thuận [Dần-Ngọ–Tuất]: + Hỏa cục
- Đinh, Kỷ thì trường sinh ở Dậu, tính nghịch [Dậu-Tị –Sửu]: - Hỏa cục
- Canh thì trường sinh ở Tỵ và tính thuận [Tị-Dậu –Sửu: + Kim cục
- Tân thì trường sinh ở Tí và tính nghịch [Tý-Thân -Thìn]: - Kim cục
- Nhâm thì trường sinh ở Thân và tính thuận [Thân-Tý –Thìn]: + Thủy cục
- Quý thì trường sinh ở Mão và tính nghịch [Mão-Hợi-Mùi]: - Thủy cục.
[Chi tiết viết phần dưới cho 04 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa theo chiều thủy lưu trên vòng trường sinh!]

ii. Địa chi trường sinh (theo tam hợp cục và đều tính thuận)
- Dần, Ngọ, Tuất trường sinh ở Dần: + Hỏa cục
- Thân, Tí, Thìn trường sinh ở Thân: + Thủy cục
- Tỵ, Dậu, Sửu trường sinh ở Tỵ: + Kim Cục
- Hợi, Mão, Mùi trường sinh ở Hợi: + Mộc cục

Cách khởi cung của Thập Nhị Thần này, khời từ Trường Sinh cho đến cuối cùng là Dưỡng, 12 cung trên 24 sơn, với mỗi cung là 2 sơn trong Song Sơn Ngũ Hành:
Song sinh ngũ hành – theo phái tam hợp

Hỏa cục: [Cấn/Dần – Bính/ngọ - Tân/Tuất]
- Dần, Ngọ, Tuất là tam hợp của Hỏa cục
- Cấn, Bính, Tân cũng là tam hợp của Hỏa cục

Thủy cục: [Khôn/Thân – Nhâm/Tý – Ất/Thìn]
- Hợi, Mão, Mùi là tam hợp của Thủy cục
- Khôn, Nhâm, Ất cũng là tam hợp của thủy cục

Kim cục: [Tốn/Tị - Canh/Dậu – Quý/Sửu]
- Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp của Kim cục
- Tốn, Canh, Quý cũng là tam hợp của Kim cục

Mộc cục: [Càn/Hợi – Giáp/Mão – Đinh/Mùi]
- Hợi, Mão, Mùi là tam hợp của Mộc cục
- Càn, Giáp, Đinh cũng là tam hợp của Mộc cục

Và phép khởi có 2 điểm cần lưu ý:
+ Khởi cung dựa theo đặt tính Tam Hợp Cục Ngũ Hành của sơn Địa Chi trong song sơn, để chọn cung Trường sinh ở đâu.
+ Khởi cung Trường Sinh đi thuận nghịch là tùy theo THẾ đất Âm hay Dương.

THẾ CỤC đất Âm hay Dương là gì?

+ Âm Long: là thế đất từ phải chạy sang trái, giống như đi ngược chiều kim đồng hồ vậy.
+ Dương Long: là thế đất chạy từ trái sang phải, giống như đi thuận chiều kim đồng hồ vậy.


=> Thế đất Dương phải phối với Thủy Âm & Thế đất Âm phải phối với Thủy Dương.

* Hướng Biện âm dương
Phương hướng của thủy lưu biến hóa cũng rất đa dạng, đại thể chia làm 2 hướng tả, hữu. Ngũ hành với long gia thực tình không có quan hệ gì với nhau. Họa phúc cát hung, chỉ có thể thông qua việc quan sát kỹ đường đến của thủy lưu mà biết. Trong hà thủy có khí sinh Vượng, cũng có khí hung sát. Nếu phối hợp chính xác, Khí hung sát cũng có thể chuyển hóa thành khí sinh vượng. Nếu phối hợp sai, khí sinh vượng cũng có thể chuyển hóa thành khí hung sát [chi tiết phần phụ lục số 3 – Địa lý tả ao – viết phần sau], cho nên phải dựa vào hướng của hà Thủy mà định. Nguyên tắc cơ bản xác định âm dương của dòng thủy lưu:

+ Thủy lưu Âm: là dòng nước chảy từ phải sang trái, ngược chiều kim đồng hồ là nghịch, nên gọi là Âm.

+ Thủy lưu Dương: là dòng nước chảy từ trái sang phải, thuận chiều kim đồng hồ, nên là Dương.

- Nếu thủy khẩu mộ Thìn nội thủy, uốn lượn sang mé tả thành dương thủy cục [Thân – Tý –Thìn], Uốn lượn sang mé hữu là Âm Kim cục [Tý-Thân-Thìn].
- Nếu thủy khẩu Mộ Tuất nội thủy, uốn lượn sang mé hữu là âm mộc cục [Ngọ-Dần-Tuất] hoặc uốn lượn sang mé tả là dương hỏa cục [Dần-Ngọ-Tuất], …
Hoặc thu nạp sinh khí của nó, hoặc thu nạp vượng khí của nó thì mới tiến vào Thìn, Tuất, Sửu , Mùi hưu mộ tương tác với sinh vượng, Huyền Không nối với lỗ huyệt (huyệt khiếu), mới có thể sinh cơ bột phát và hưng thịnh. Nếu không Thìn thủy biến thành Hỏa cục, Tuất thủy biến thành Dương thủy cục sé xung phá quan lộc, dẫn đến suy tuyệt quan trọng.


Tuy, nhiên, khi chúng kết hợp vào Vòng trường sinh thì có chút phức tạp, mỗi hành Kim, mộc, Thủy, Hỏa sẽ có 4 trường hợp, theo nguyên tắc sau:
- Nếu cùng 1 thủy khẩu mà dòng nước chảy đến từ cung TRƯỜNG SINH đến à cung ĐẾ VƯỢNG rồi chảy ra mộ (+/Thuận), Nếu dòng chảy thủy lưu:
o Theo chiều từ trái sang phải (+): (+) với (+) thì đó là DƯƠNG cục
o Theo chiều từ phải sang trái (-): (+) với (-) thì đó là ÂM cục.

- Nếu cùng 1 thủy khẩu mà dòng nước chảy đến từ cung ĐẾ VƯỢNG đến à cung TRƯỜNG SINH rồi chảy ra mộ (- / Nghịch), nếu dòng thủy lưu:
o Theo chiều từ trái sang phải là (+): (-) với (+) thì đó là ÂM cục.
o Theo chiều từ phải sang trái (-): (-) với (-) thì đó là DƯƠNG cục.

* CHÚ Ý: Khi phối long với thủy để lập thành các CỤC thì phải kết hợp cả can và chi để tính vòng trường sinh.


- Thủy là dương nên vòng trường sinh đi thuận.
- Long là âm nên vòng trường sinh đi nghịch.
Âm dương có giao phối thì mới có sinh khí nhờ đó mới tạo thành cục.


Theo bảng thiên can trường sinh bên trên, cụ thể: Theo phương pháp song sơn huyền không tam hợp, như sau:

1. Thủy khẩu ở Sửu (Tỵ - Dậu – Sửu)
1.1. Dòng nước/long mạch trường sinh ở Tốn/Tỵ chảy vào minh đường là đế vượng ở Canh/Dậu rồi chảy ra phương mộ khố ở Quý/Sửu – (theo nguyên tắc dòng nước chảy thuận chiều từ trái sang phải) – Dương KIM Cục.
1.2. Dòng nước chảy trường sinh ở Canh/Dậu chảy ra minh đường là đế vượng tại Tốn/Tỵ rồi chảy ra mộ tại Quý/Sửu – (dòng nước chảy từ phải sanh trái) à ÂM HỎA Cục.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


-----
1.3. Dòng nước đế vượng ở Canh/Dậu chảy vào minh đường là trường sinh tại Tốn/Tỵ rồi chảy ra phương mộ khố ở Quý Sửu:
–> Dòng nước chảy ngược: từ phương vượng sang phương trường sinh -> âm cục); Nhưng,
-> Theo phương dòng nước chảy từ Phải sang trái (âm cục)

=> Đây lại là dương KIM cục [nguyên tắc phủ định của phủ định không?]

1.4. Dòng nước đế vượng ở Tốn/Tỵ chảy vào minh đường trường là sinh ở Canh/Dậu rồi chảy ra phương mộ khố ở Quý Sửu:
–> Dòng nước chảy Nghịch: từ phương vượng sang phương trường sinh -> âm cục); Nhưng,
-> Theo phương dòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI (dương cục)

=> Đây lại là âm HỎA cục.

2. Thủy khẩu ở thìn (Thân – Tí –Thìn)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


2.1. Dòng nước trường sinh ở Khôn/Thân chảy đến minh đường là đế vượng ở Nhâm/Tí rồi chảy ra phương mộ ở Ất/Thìn –> Chảy từ trái sang phải: DƯƠNG THỦY Cục;
2.2. Dòng nước trường sinh ở Nhâm/Tí chảy đến minh đường là đế vượng ở Khôn/Thân rồi chảy ra phương mộ tại Ất/Thìn –> Chảy từ phải sang trái: Âm KIM Cục;
-----
2.3. Dòng nước đế vượng ở Nhâm/Tí chảy vào minh đường là trường sinh ở Khôn/Thân rồi chảy ra phương mộ khố ở Ất/thìn:
–> Dòng nước chảy ngược: từ phương vượng sang phương trường sinh -> âm cục); Nhưng,
-> Theo phương dòng nước chảy từ Phải sang trái (âm cục)

=> Đây lại là dương THỦY cục [nguyên tắc phủ định của phủ định không?]

2.4. Dòng nước đế vượng ở Khôn/Thân chảy vào minh đường là trường sinh ở Nhâm/Tí rồi chảy ra phương mộ khố ở Ất/Thìn:
–> Dòng nước chảy Nghịch: từ phương vượng sang phương trường sinh -> âm cục); Nhưng,
-> Theo phương dòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI (dương cục)

=> Đây lại là âm KIM cục.

3. Thủy khẩu ở mùi (Hợi – Mão – Mùi)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


3.1. Dòng nước trường sinh ở Càn/hợi chảy đến minh đường là đế vượng ở Giáp/Mão rồi chảy ra phương mộ ở Đinh/Mùi –> Chảy từ trái sang phải: DƯƠNG MỘC Cục;
3.2. Dòng nước trường sinh ở Giáp/Mão chảy đến minh đường là đế vượng ở Càn/Hợi rồi chảy ra phương mộ ở Đinh/Mùi –> Chảy từ phải sang trái: Âm THỦY Cục;
-----
3.3. Dòng nước đế vượng ở Giáp/Mão chảy vào minh đường là trường sinh ở Càn/Hợi rồi chảy ra phương mộ khố ở Đinh/Mùi:
–> Dòng nước chảy ngược: từ phương vượng sang phương trường sinh -> âm cục); Nhưng,
-> Theo phương dòng nước chảy từ phải sang trái (âm cục)

=> Đây lại là dương MỘC cục [nguyên tắc phủ định của phủ định không?]

3.4. Dòng nước đế vượng ở Càn/Hợi chảy vào minh đường là trường sinh ở Giáp/Mão rồi chảy ra phương mộ khố ở Đinh/Mùi:
–> Dòng nước chảy Nghịch: từ phương vượng sang phương trường sinh -> âm cục); Nhưng,
-> Theo phương dòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI (dương cục)

=> Đây lại là âm THỦY cục.

4. Thủy khẩu ở TUẤT (Dần – Ngọ - Tuất)

4.1. Dòng nước trường sinh ở Cấn/Dần chảy đến minh đường là đế vượng ở Bính/Ngọ rồi chảy ra phương mộ ở Tân/Tuất –> Chảy từ trái sang phải: DƯƠNG HỎA Cục;
4.2. Dòng nước trường sinh ở Bính/Ngọ chảy đến minh đường là đế vượng ở Cấn/Dần rồi chảy ra phương mộ ở Tân/Tuất –> Chảy từ phải sang trái: Âm MỘC Cục;

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

-----
4.3. Dòng nước đế vượng ở Bính/Ngọ chảy vào minh đường là trường sinh ở Cấn/Dần rồi chảy ra phương mộ khố ở Tân/Tuất:
–> Dòng nước chảy ngược: từ phương vượng sang phương trường sinh -> âm cục); Nhưng,
-> Theo phương dòng nước chảy từ phải sang trái (âm cục)

=> Đây lại là dương HỎA cục [nguyên tắc phủ định của phủ định không?]

4.4. Dòng nước đế vượng ở Cấn/Dần chảy vào minh đường là trường sinh ở Bính/Ngọ rồi chảy ra phương mộ khố ở Tân/Tuất:
–> Dòng nước chảy Nghịch: từ phương vượng sang phương trường sinh -> âm cục); Nhưng,
-> Theo phương dòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI (dương cục)

=> Đây lại là âm MỘC cục.
....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

 01-SUUcuc_TPTS.jpg   54.18K   17 Lượi tải

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

 02-THIN_Than-Ti-Thin.jpg   59.45K   21 Lượi tải

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

 03-MUI_Hoi-Mao-Mui.jpg   57.21K   17 Lượi tải

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

 04-TUAT_Dan-Ngo-Tuat.jpg   55.62K   12 Lượi tải

#8 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 06/10/2012 - 21:58

TÓM LẠI: XÁC ĐỊNH LONG CỤC: CÓ 8 LONG CỤC; DƯƠNG KIM, ÂM KIM/ DƯƠNG THỦY, ÂM THỦY/ DƯƠNG MỘC, ÂM MỘC / DƯƠNG HỎA, ÂM HỎA.
Song cục theo phương pháp song sơn huyền không, tam hợp – Chiều dòng thủy lưu/Long Mạch kết hợp với vị trí khởi trường sinh, đế vượng, như sau:

1/ KIM CỤC.
1.1. Dòng nước/thủy lưu/ long mạch trường sinh ở Tốn/Tỵ chảy vào minh đường là đế vượng ở Canh/Dậu rồi chảy ra phương mộ khố ở Quý/Sửu – (theo nguyên tắc dòng nước chảy thuận chiều từ trái sang phải) – Dương KIM Cục [TỊ - DẬU – SỬU].
1.3. Dòng nước đế vượng ở Canh/Dậu chảy vào minh đường là trường sinh tại Tốn/Tỵ rồi chảy ra phương mộ khố ở Quý Sửu à Đây lại là dương KIM cục [nguyên tắc phủ định của phủ định không? Âm – âm à Dương!]
2.2. Dòng nước trường sinh ở Nhâm/Tí chảy đến minh đường là đế vượng ở Khôn/Thân rồi chảy ra phương mộ tại Ất/Thìn –> Chảy từ phải sang trái: Âm KIM Cục;
2.4. Dòng nước đế vượng ở Khôn/Thân chảy vào minh đường là trường sinh ở Nhâm/Tí rồi chảy ra phương mộ khố ở Ất/Thìn à Đây lại là âm KIM cục.

=> Dương kim trường sinh tại Tỵ [TỴ- DẬU-SỬU]; âm kim trường sinh tại Tý [TÝ – THÂN -THÌN]

2/ THỦY CỤC.
2.1. Dòng nước trường sinh ở Khôn/Thân chảy đến minh đường là đế vượng ở Nhâm/Tí rồi chảy ra phương mộ ở Ất/Thìn –> Chảy từ trái sang phải: DƯƠNG THỦY Cục;
2.3. Dòng nước đế vượng ở Nhâm/Tí chảy vào minh đường là trường sinh ở Khôn/Thân rồi chảy ra phương mộ khố ở Ất/thìn à Đây lại là dương THỦY cục [nguyên tắc phủ định của phủ định không?]
3.2. Dòng nước trường sinh ở Giáp/Mão chảy đến minh đường là đế vượng ở Càn/Hợi rồi chảy ra phương mộ ở Đinh/Mùi –> Chảy từ phải sang trái: Âm THỦY Cục;
3.4. Dòng nước đế vượng ở Càn/Hợi chảy vào minh đường là trường sinh ở Giáp/Mão rồi chảy ra phương mộ khố ở Đinh/Mùi à Đây lại là âm THỦY cục.

=> Dương THỦY trường sinh tại Thân [THÂN-TÝ-THÌN], âm THỦY trường sinh tại Mão [MÃO – HỢI - MÙI].

3/ MỘC CỤC.
3.1. Dòng nước trường sinh ở Càn/hợi chảy đến minh đường là đế vượng ở Giáp/Mão rồi chảy ra phương mộ ở Đinh/Mùi –> Chảy từ trái sang phải: DƯƠNG MỘC Cục;
3.3. Dòng nước đế vượng ở Giáp/Mão chảy vào minh đường là trường sinh ở Càn/Hợi rồi chảy ra phương mộ khố ở Đinh/Mùi à Đây lại là dương MỘC cục [nguyên tắc phủ định của phủ định không?]
4.2. Dòng nước trường sinh ở Bính/Ngọ chảy đến minh đường là đế vượng ở Cấn/Dần rồi chảy ra phương mộ ở Tân/Tuất –> Chảy từ phải sang trái: Âm MỘC Cục;
4.4. Dòng nước đế vượng ở Cấn/Dần chảy vào minh đường là trường sinh ở Bính/Ngọ rồi chảy ra phương mộ khố ở Tân/Tuất à Đây lại là âm MỘC cục.

=> Dương MỘC trường sinh tại Hợi [HỢI-MÃO-MÙI], âm MỘC trường sinh tại Ngọ [NGỌ-DẦN-TUẤT].

4/ HỎA CỤC.
1.2. Dòng nước chảy trường sinh ở Canh/Dậu chảy ra minh đường là đế vượng tại Tốn/Tỵ rồi chảy ra mộ tại Quý/Sửu – (dòng nước chảy từ phải sanh trái) à ÂM HỎA Cục.
1.4. Dòng nước đế vượng ở Tốn/Tỵ chảy vào minh đường trường là sinh ở Canh/Dậu rồi chảy ra phương mộ khố ở Quý Sửu à Đây lại là âm HỎA cục.
4.1. Dòng nước trường sinh ở Cấn/Dần chảy đến minh đường là đế vượng ở Bính/Ngọ rồi chảy ra phương mộ ở Tân/Tuất –> Chảy từ trái sang phải: DƯƠNG HỎA Cục;
4.3. Dòng nước đế vượng ở Bính/Ngọ chảy vào minh đường là trường sinh ở Cấn/Dần rồi chảy ra phương mộ khố ở Tân/Tuất à Đây lại là dương HỎA cục [nguyên tắc phủ định của phủ định không?]

=> Dương HỎA trường sinh tại Dần [DẦN-NGỌ-TUẤT], âm HỎA trường sinh tại Dậu [DẬU-TỊ-SỬU]

* Lưu ý:
+ Vị trí Mộ của cuộc đất (dù Dương hay Âm) luôn nằm ở phương Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi & Ất, Tân, Đinh, Quý – Okay!.
+ Phương pháp trên, dùng phương vị đế vượng làm hành cục của cuộc đất.

1. Dương kim trường sinh tại Tỵ [TỴ- DẬU-SỬU]; âm kim trường sinh tại Tý [TÝ – THÂN -THÌN].
2. Dương THỦY trường sinh tại Thân [THÂN-TÝ-THÌN], âm THỦY trường sinh tại Mão [MÃO – HỢI - MÙI].
3. Dương MỘC trường sinh tại Hợi [HỢI-MÃO-MÙI], âm MỘC trường sinh tại Ngọ [NGỌ-DẦN-TUẤT]. 4. Dương HỎA trường sinh tại Dần [DẦN-NGỌ-TUẤT], âm HỎA trường sinh tại Dậu [DẬU-TỊ-SỬU]

....

còn tiếp

................

#9 TuBi

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1433 Bài viết:
  • 3071 thanks

Gửi vào 06/10/2012 - 22:28

Đây là một chủ đề rất hay, mong anh hieuvn74 và cụ Hà Uyên có thêm những bài viết mang tính học thuật này thì thật là đáng quý!

Trân trọng cảm ơn!

Thanked by 3 Members:

#10 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3810 Bài viết:
  • 24187 thanks

Gửi vào 09/10/2012 - 09:09

ông Cao Trung < đã qui tiên > năm 75 có mang nguyên bộ phong thủy địa lý và Dã Đàm Tả Ao sang Mỹ . và đã có xuất bản sách
trước đây MM tôi cũng được ông CT tặng cho nhưng vì dũ bỏ không muốn học gì nữa , nên không biết thất lạc hay đã cho ai
nay bạn nào muốn có SÁCH thì nhờ người quen ở California tìm cho may ra còn .
thấy sách cũng có những nội dung như trên .

#11 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29122 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 09/10/2012 - 23:56

Sách Tả Ao Địa Lý Toàn Thư của cụ Cao Trung cháu thấy có bán rất nhiều ở Việt Nam, do nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn phát hành, quyển này chia làm 5 phần theo 5 tập đã được cụ Cao Trung tổng hợp và biên dịch là:
- Địa đạo diễn ca.
- Dã đàm tả ao.
- Địa lý gia truyền (bí thư đại toàn).
- Địa lý vi sư pháp.
- Địa lý trị soạn phú.

#12 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3810 Bài viết:
  • 24187 thanks

Gửi vào 10/10/2012 - 07:16

Nếu ai muốn hoc địa lý thì cần đọc quyển Hồngvũ cẩm thư quyển này có dịch sang tiếng việt từ trước 1975 và có in ở bên usa

#13 nguyenthaison

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 144 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 17/11/2012 - 21:18

Rất mong các bác viết tiết ạ

#14 hungphong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 03/07/2013 - 21:55

ôi những bài viết hay quá

#15 Anh7n

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 0 thanks
  • LocationOSLO

Gửi vào 29/07/2013 - 18:58

Cảm ớn nhiều lắm .






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |