Jump to content

Advertisements




Phong Thủy Bát trạch và Huyền không


13 replies to this topic

#1 NgocQuang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 97 Bài viết:
  • 101 thanks

Gửi vào 10/02/2014 - 16:07

Suy nghĩ về Phong thủy Bát trạch và Phong thủy Huyền không

Phong thuỷ thực nghiệm cho đăng một bài viết trên internet về suy nghĩ cá nhân Hội ngộ của Hội quán phong thuỷ (tuvisaigon.com) về trường phái phong thuỷ để đọc giả tham khảo, thảo luận và chiêm nghiệm, đây là bài viết khá tốt về nội dung, kiến thức phong thuỷ. Đây không phải chủ kiến của phong thuỷ thực nghiệm, qua bài viết này chúng tôi hy vọng cùng nhau trao đổi học thuật phong thuỷ, phổ biến kiến thức phong thuỷ chuẩn xác đến mọi người theo tôn chỉ của phong thuỷ thực nghiệm, vì thế chúng tôi giữ nguyên văn của bạn Hội ngộ.

Phái Bát Trạch dùng mệnh cung phối với hướng để xác định hoạ phúc. Như vậy, đó là sự xác định Thiên Khí phối hợp với Nhân khí để đem lại sự hoà hợp. Đó là nguyên lý Thiên - Nhân tương hợp.- Phái Bát Trạch : Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao Sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị là tứ cát tinh, ngũ quỷ, tuyệt mệnh, lục sát, hoạ hại là tứ hung tinh. Trong bài trí thích hợp phương cát, kỵ phương hung, tối quan trọng Đông Tây đồng vị , kỵ Đông Tây hỗn loạn. Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch và tương từ cho Tây tứ mệnh. Tuy nhiên cũng theo quan điểm phải này thì có hàng vạn ngàn người cùng một mệnh Đông tứ trạch thì chỉ ở phương Đông tứ trach hay sao ?

Mặt khác quan niệm căn cứ vào Phong thuỷ Bát Trạch để phân chia cổng cửa phòng ốc là phương pháp tĩnh, không hợp với quan điểm Dịch lý, xem ra có phần thô lậu, giản đơn.

Chỉ có phái Huyền Không Phi Tinh khả dĩ chuẩn xác và phù hợp.

Phái Huyền Không căn cứ sự luân chuyển của các luồng khí trong vũ trụ mà cụ thể là sự vận hành các Phi Tinh trên địa bàn để xác định hoạ phúc chi phối mọi vật trên trái đất. Đó chính là sự nghiên cứu các quy luật vận động vũ trụ, sự phối hợp giữa Thiên Khí và Địa Khí để xác định hoạ phúc. Đó là nguyên lý Thiên - Địa tương phối. Tuy nhiên phái này xem nhẹ ảnh hưởng của Thiên Địa khí đến yếu tố Nhân tức bản thân con người. Xem ra quyền lực của Thiên - Địa có vai trò tuyệt đối lớn.

- Huyền Không phi tinh quái : Một phái lớn căn cứ vào Hà đồ, Lạc thư đề xuất Cửu tinh là Nhất bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử bày bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có phi tinh của sơn hướng toạ huyệt, căn cứ vào phi tinh và vận tinh đó để luận đoán sự phối hợp tốt xấu với hình thế núi non sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.

Phái chia rất nhiều nhưng người học cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền không đại quái. Sau đó kết hợp với những luận đoán về phong thuỷ loan đầu mà tổng hợp lại dung hoà giữa tinh hoa các phái. các phái có nhiều nhưng tự trung đều quay quanh một lý thuyết hợp nhất lấy Dịch làm căn bản, cần nhát người học phải lấy tinh bỏ thô, dung hoà được những tinh hoa đúc kết dựa trên kinh nghiệm. Tựu trung lại, Phong Thủy cũng như các môn khoa học huyền bí khác đều có đặc điểm dễ học nhưng rất khó tinh tường, dễ sai lệch, đòi hỏi kinh nghiệm rất tốt mới có thể đem khả năng ra giúp đời, giúp người. Nhiều khi sách vở chỉ là căn bản, cần biết vận dụng phối hợp các lý thuyết, các trường phái chi hiệu quả. Có như vậy mới mong ứng dụng Phong Thủy được tốt đẹp cho cuộc sống.

Khi làm Phong Thủy cho một ngôi nhà có thể lồng Bát trạch và Huyền không để luận ???

Bát Trạch chủ yếu dùng Chu dịch và phép biến quẻ kết hợp với Nạp giáp Nguyệt thể, phân chia 8 cung làm Đông Tây nhị trạch, so với lý Tiên Hậu thiên thì cách nhau xa lắm. Như lấy thời điểm Xuân phân để phân chia Nam Bắc mà không hiểu rằng đó là vòng tuần hoàn của Thái dương, thời điểm Xuân phân Thái dương tại Tuất cung, đây cũng là khởi điểm của cung Hoàng đạo, thế gian vạn vật lấy Thái dương là chủ tể, ngày khởi ở Mão và đêm khởi ở Dậu, con người, động thực vật theo đó mà có sinh khí, có dương quang để hô hấp quang hợp duy trì sự sống, đó là đạo lý sinh tồn hoại diệt bất biến ngàn đời, Bát Trạch khởi tại Xuân phân là sai nặng.

Huyền Không Phi Tinh có nhiều phái, mỗi phái có sở đắc riêng, nhiều người nghiên cứu Huyền không Phi tinh vài năm và sau đó chuyển sang Lục pháp, Đại quái các thứ đã vội cho rằng Huyền không phi tinh sai lầm vì chỉ lấy Hậu thiên phương vị mà luận, không hiểu gì về Tiên thiên. Đó là những người không hiểu Phi tinh. Thực ra cội nguồn của Huyền không Phi tinh là ở Liên sơn dịch quái(Dịch học gồm 3 bộ: Liên Sơn, Quy Tàng và Chu dịch. Hiện nay mọi người sử dụng chính là Chu dịch, lấy quẻ Càn khởi đầu. Hai bộ kia đã gần như thất truyền, Liên sơn lấy quẻ Cấn khởi đầu, Quy tàng lấy quẻ Khôn khởi đầu). Huyền không phi tinh hoà trộn Tiên Hậu thiên quái lý vào làm một, lấy Bắc đẩu cửu tinh làm chủ, 9 tinh bố 9 cung mà luận.

Liên sơn lấy Cấn. Quy tàng lấy Khôn, và Chu dịch lấy Càn làm khởi đầu chưa đủ lý lẽ để nói đó là ba bộ dịch khác nhau. Người xưa khi còn sống mông muội hoang sơ, dựa nhờ vào hang hốc thì người ta cho rằng Cấn là bao bọc, đến một khi đủ sức thoát khỏi "cái lỗ" kia, họ dùng sức lao động của họ để chủ động được phần nào cuộc sống từ mặt đất bao la, họ tưởng là mặt đất dung dưỡng họ nên họ đặt Khôn làm đầu, tới khi trí tuệ của chính họ đủ sức khai hóa cái đầu óc tăm tối của họ họ mới ngộ ra thái dương hệ trong vũ trụ bao la kia mới định đoạt mọi quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong vủa vạn vật, vì thế mà Càn mới là chủ tể. Cái ngưỡng mà họ ngửng lên nhận biết thiên văn, cúi xuông để am tường địa lý ấy là cài thời điểm tạo ra ranh giới của Tiên thiên và Hậu thiên - tức là lúc họ biết hai quỹ tích vận hành âm dương thuận ngược kia - Thứ làm điên đầu bao nhiêu người muốn tìm hiểu nó.

Như vậy Bát trạch và Huyền không phi tinh vốn không cùng một gốc, làm sao có thể kết hợp với nhau? Tôi mong những người suy nghĩ việc kết hợp này nên dùng thời gian cho việc khác hữu ích hơn.


BÁT TRẠCH – Xin được lý luận một chút để mọi người tham khảo và cho ý kiến

Khi quan sát nhà ở trong dân gian, các phong thủy sư họ khái quát rồi phân nhà ở theo 8 phương là: Phục vị - Sinh khí – Diên niên – Thiên y - Lục sát – hại họa – Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh và đặt ra khẩu quyết: “Bát phương cửu tinh quyết”:
  • Ngôi Chấn: Diên – Sinh - Họa - Tuyệt – Ngũ – Thiên - Lục
  • Ngôi Tốn: Thiên – Ngũ - Lục - Họa – Sinh - Tuyệt - Diên
  • Ngôi Ly: Lục – Ngũ - Tuyệt – Diên - Họa – Sinh - Thiên
  • Ngôi Khôn: Thiên – Diên - Tuyệt – Sinh - Họa – Ngũ - Lục
  • Ngôi Đoài: Sinh - Họa – Diên - Tuyệt - Lục – Ngũ - Thiên
  • Ngôi Càn: Lục – Thiên – Ngũ - Họa - Tuyệt – Diên - Sinh
  • Ngôi Khảm: Ngũ – Thiên – Sinh – Diên - Tuyệt - Họa - Lục
  • Ngôi Cấn: Lục - Tuyệt - Họa – sinh – Diên – Thiên – Ngũ.
Dựa vào khẩu quyết này người ta có hai hệ quả:

** Lấy ngôi Chấn làm ví dụ; Phục vị Chấn: Diên niên ở Tốn do quẻ Chấn biến cả ba hào – Sinh khí ở Ly do chấn biến hào trên – Họa hại ở Khôn do Chấn biến hào dưới – Tuyệt mệnh ở Đoài do Chấn biến hào giữa – Ngũ quỷ ở Càn do Chấn biến hai hào trên – Thiên Y ở Khảm do Chấn biến hai hào dưới – và Lục sát ở Cấn do Chấn biến biễn hào trên và hào dưới.

** Tương tự người ta mang cung mệnh của một người ghép với phương vị địa bàn cũng được các cụm từ tương ứng trên – Nó chỉ tương tự như một trò chơi chữ mà thôi

Khẩu quyết này sinh ra, họ không căn cứ vào thất tinh bắc đẩu phát khí gây ra vòng tròn bát khí đối với quả đất mà chỉ là sự dịch biến các hào cuả 8 quẻ Dịch. Họ không đề cập tới các nhân tố quyết định gây ảnh hưởng đến sự biến đổi khí trường của quả đất là sự vận hành của toàn bộ vũ trụ, đặc biệt là sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và ngay bản thân trái đất. Mà nếu họ có nói rằng thất tinh bắc đẩu tạo thành bát khí của nhà ở thì cũng chưa thật đầy đủ lý. Sự sắp xếp trạch vị được tiến hành theo thứ tự các ngôi của quẻ tiên thiên, sau khi biến các hào sẽ hình thành quẻ mới sắp xếp theo phương vị của hậu thiên...Ở đây là một quá trình chuyển đổi từ ngôi của tiên thiên sang phương vị hậu thiên, vì tiên thiên bát quái chỉ có ngôi quẻ và thứ tự quẻ chứ không có phương vị, chỉ hậu thiên bát quái mới có phương vị...

Vậy thì với mỗi tư cách của một phù hiệu nó mang dấu ấn một hệ quy nạp. Lẽ đương nhiên khi không cùng hệ quy chiếu sẽ có chỗ không tương đồng, đó là điều người nghiên cứu cần nhìn nhận ra.


Đắc thời - Đắc thế

Một ngôi nhà được gọi là có vượng khí là do hai yếu tố cơ bản quyết định: Thứ nhất là đắc thời và thứ hai là đắc thế (tất nhiên còn một số yếu tố khác chi phối)

* Đắc thời là: Nó được các sao đương quyền (đương vận) đóng ở hướng của hướng và sơn của sơn, nó theo thời vận và độ hướng cụ thể của mỗi căn hộ mà xác định

* Đắc thế là: Tương ứng với các sao ở bát phương căn hộ, theo hướng và thời vận lập trạch mà tự thân nó được xác định. Môi trường xung quanh (loan đầu) có đáp ứng đầy đủ với yêu cầu mà các sao (lý khí) đòi hỏi – Cho tất cả các sao cả cát thẩn và sát thần

Một ngôi nhà được coi là suy khí khi các điều trên kia thích ứng ngược lại. Khi xây dựng nhà cửa, người ta nên căn cứ vào hình thế cuộc đất để xác định tọa hướng có thể xây dựng của căn hộ, sau đó người ta an sao theo hướng của vận đó, dùng tinh bàn để đối chiếu với môi trường có tương thích với nhau không (lý khí + loan đầu). Từ đây các phong thủy sư mới có khả năng đề xuất các giải pháp:
  • Khai thác lợi ích của các Cát thần, xác định khả năng chế áp hoặc hóa giải các Sát thần
  • Kiến tạo kiến trúc, phân bố phòng ốc một các hợp lý
  • Đề xuất cách khai thác sử dụng, cải tạo lâu dài cho căn hộ khi chuyển vận
*** Việc tu tạo nhà cửa được xác định là nhằm thay đổi vận khí cho ngôi nhà, cho nên người ta chỉ tiến hành cải tạo khi biết chắc là hành vi tu sửa là cát lợi. Nếu môi trường (loan đầu) độ hướng và thời vận (lý khí) chỉ ra được điều đó. Đối với các phương vị có các cát thần là sao đương vận + sao sinh khí (sao sinh khí của huyền không phong thủy chứ không phải là sinh khí của bát trạch), người ta tìm cách chiêu dụ dẫn động cát khí vào nhà, đối với các sao là sát thần thì người ta tìm cách chế áp hoặc hóa giải nó. Một ngôi nhà nếu không cho phép người ta sử dụng các biện pháp thực hành ứng dụng của phong thủy để cải tạo thì chủ nhân ngôi nhà đó bị thiệt thòi: Phúc trạch kém. Bất cứ một ai có căn hộ rơi vào tình thế đó thì ta có thể thách đố các phong thủy sư nhưng đừng tự thách đố mình.

Phép sắp xếp sao của Huyền không

Nhà ở có trước sau, phải trái. Trong phong thủy người ta quan tâm tới phía trước và phía sau nhà nhiều hơn, người ta đã đặt cho nó một thuật ngữ, trước nhà gọi là hướng nhà, và sau nhà (lưng nhà) gọi là tọa. Bất kỳ phái phong thủy học nào cũng đều dùng thuật ngữ Tọa và Hướng. Vậy quả đất hay một vị trí có thể có bao nhiêu tọa và hướng. Người ta hay nói: “bốn phương tám hướng” tức là chỉ bốn phương; Bắc, Nam, Đông, Tây cộng thêm Đông bắc, Tây bắc, Đông nam và Tây nam thành 8 phương. Chia một vòng tròn ra làm bao nhiêu phần đều có thể thực hiện được bởi toán học. Nhưng trong Phong thủy người ta chỉ cần độ tỷ mỷ tới 24 phần cho một vòng tròn.. Tức là từ tám hướng kia người ta chia mỗi hướng làm ba phần nữa, tổng cộng ta có 8 x 3 = 24. Tức ta có 24 tọa hoặc 24 hướng tùy gọi theo công năng sử dụng, và ta có thể gọi chung là 24 sơn hướng. Khi sắp xếp và phối gọi nó trên một vòng tròn, người xưa thực hiện như sau:
  • Phương Đông gồm: Giáp mão Ất – Phương Đông nam gồm: Thìn Tốn Tỵ
  • Phương Nam gồm: Bính Ngọ Đinh – Phương Tây nam gồm: Mùi Khôn Thân
  • Phương Tây gồm Canh Dậu Tân – Phương Tây bắc gồm: Tuất Càn Hợi
  • Phương Bắc gồm: Nhâm Tý Quý – Phương Đông bắc gồm: Sửu Cấn Dần
Nó bao gồm từ việc đem 12 địa chi, 10 thiên can và 4 chiều:
  • 12 địa chi là : Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
  • 10 thiên can là: Giáp Ất Bính Đinh Canh Tân Nhâm Quý và Mậu Kỷ ở giữa
  • 04 chiều là: Càn Tốn Cấn Khôn
24 sơn hướng ngoài sự biểu thị phương vị ra nó còn bao gồm sự thể hiện: Ngũ hành, Can chi hợp hội hình xung, lý quẻ.

1/ Biểu thị ngũ hành
  • Phương đông thuộc mộc của giáp mão ất.
  • Phương đông nam thìn tốn tỵ thuộc mộc.
  • Phương nam bính ngọ đinh thuộc hỏa.
  • Phương Tây nam Mùi khôn thân thuộc thổ.
  • Phương tây canh dậu tân thuộc kim.
  • Phương tây bắc tuất tuất càn hợi thuộc kim
  • Phương bắc nhâm tý quý thuộc thủy.
  • Phương đông bắc sửu cấn dần thuộc thổ
2/ Biểu thị các tháng và mùa: Nó được biểu thị theo 12 địa chi
  • Dần tháng giêng bao gồm hai tiết khí: Lập xuân và Vũ thủy
  • Mão tháng hai bao gồm hai tiết khí: Kinh trập và Xuân phân
  • Thìn tháng ba bao gồm hai tiết khí: Thanh minh và Cốc vũ
  • Tỵ tháng tư bao gồm hai tiết khí: Lập hạ và Tiểu mãn
  • Ngọ tháng năm bao gồm hai tiết khí: Hạ chí và Mang chủng
  • Mùi tháng sáu bao gồm hai tiết khí: Tiểu thử và Đại thử
  • Thân tháng bảy bao gồm hai tiết khí: Lập thu và Xử thử
  • Dậu tháng tám bao gồm hai tiết khi: Bạch lộ và Thu phân
  • Tuất tháng chín bao gồm hai tiết khí: Hàn lộ và Sương giáng
  • Hợi tháng mười bao gồm hai tiết khí: Lập đông và Tiểu tuyết
  • Tý tháng mười một bao gồm hai tiết khí: Đại tuyết và Đông chí
  • Sửu tháng 12 bao gồm hai tiết khí: Tiểu hàn và Đại hàn.
3/ Biểu thị cầm tinh và sự xung khắc:

Tý chuột – Sửu trâu – Dần hổ - Mão mèo – Thìn rồng – Tỵ rắn – Ngọ ngựa – Mùi dê – Thân khỉ - Dậu gà – Tuất chó – Hợi lợn
Tý Ngọ – Dần Thân – Mão Dậu - Tuất Hợi vùa xung vừa khắc nhau; Thìn Tuất – Sửu Mùi xung nhau chứ không khăc

4/ Biểu thị âm dương của thiên can và xung khắc
  • Giáp dương mộc, Ất âm mộc.
  • Bính dương hỏa, đinh âm hỏa.
  • Mậu dương thổ, kỷ âm thổ.
  • Canh dương kim, Tân âm kim.
  • Nhâm dương thủy, Quý âm thủy.
  • Giáp Canh tương khắc là quan hệ Mộc Kim cùng dương
  • Bính Nhâm tương khắc là quan hệ Hỏa thủy cùng dương
  • Ất Tân tương khắc là quan hệ Mộc Kim cùng âm
  • Đinh Quý tương khắc là quan hệ Hỏa Thủy cùng âm.
5/ Biểu thị tám quẻ
  • Bốn quẻ chính: Khảm Ly Chấn Đoài
  • Quẻ bốn chiều Càn Tốn Cấn Khôn.
6/ Biểu thị âm dương của sơn hướng: Người ta căn cứ vào hợp số tiên thiên để sắp đặt. Số lẻ là dương số chẵn là âm thiên can địa chi. Ở đây nói thêm chút ít về sự bao tàng can trong chi:
  • Tý bao tàng Quý âm nên Tý –
  • Sửu bao tàng Giáp Bính Mậu đều dương nên Sửu +
  • Dần bao tàng Giáp Bính Mậu đều dương, nên Dần +
  • Mão bao tàng Ất âm nên Mão --
  • Thìn bao tàng Mậu Quý Ất; Quý Ất âm, âm nhiều nên Thìn –
  • Tỵ bao tàng Bính Canh Mậu đều dương nên Tỵ +
  • Ngọ bao tàng Đinh Kỷ đều âm nên Ngọ --
  • Mùi bao tàng Kỷ Đinh Ất đều âm nên Mùi –
  • Thân bao tàng Canh Nhâm Mậu đều dương nên Thân +
  • Dậu bao tàng Tân âm nên Dậu –
  • Tuất bao tàng Tân Đinh Mậu, âm nhiều nên Tuất là –
  • Hợi bao tàng Nhâm Giáp Mậu đều dương nên Hợi +
  • Càn 6 hợp với Khảm 1 thành 7 (lẻ) nên Càn +
  • Tốn 4 hợp với Ly 9 thành 13 (lẻ) nên Tốn +
  • Cấn 8 hợp với Chấn 3 thành 11 (lẻ) nên cấn +
  • Khôn 2 hợp với Đoài 7 thành 9 (lẻ) nên Khôn +
Trong 24 sơn hướng, thiên can thiếu Mậu Kỷ - Bát quái thiếu Khảm Ly Chấn Đoài. Mậu Kỷ của thiên can ở trung tâm vòng tròn là thổ, là ngũ hoàng của Hậu thiên bát quái. Cũng có lẽ do nguyên nhân khi sắp xếp Bát quái, thiên can, địa chi vào 24 vị trí, trừ Mậu Kỷ ở trung tâm thì còn 4 ô nằm trên 4 chiều cho nên ngoài Càn Tốn Cấn Khôn người ta không thể sắp xếp được nốt 4 quái vào sơn và hướng, ta hiểu coi như nó đã được ký thác vào Tý Ngọ Mão Dậu.






Tác giả: Hội Ngộ - Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#2 linhanhYEDC

    Hội viên mới

  • Banned
  • 93 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 10/02/2014 - 22:40

Từ ngàn xưa đến nay có rất nhiều trường phái phong thủy !
Mà những người theo phái huyền không và chính các tôn sư phái huyền không là lắm mồm nhất , chuyên cho môn phái khác là ngụy phái ! Nếu ông Thẩm Trúc Nhưng không có 6 bài viết về tích phúc khi làm phong thủy thì anh đây cũng dám vả vào mồm của ông ta về cái tội cho rằng các trường phái khác là ngụy phái !

Các đại sư của phái huyền không thử bình vài chữ trong topic này xem nào !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chỉ vì vài câu chuyện vu vơ Thẩm Trúc Nhưng biện chứng cho rằng các phái khác là ngụy phái !
Mà sau này hậu nhân học được vài chữ của lão rồi tung hô đủ thứ dẫn chứng đủ thứ luận thuyết vay mượn sách vở , chê phái này phái nọ thật nực cười !
Để rỗi rãi anh đem THẤT TINH ĐÃ KIẾP được cho là phép cao nhất , bí mật nhất của phái Huyền không ra bàn chơi , xem hậu nhân của phái ông ấy còn lời nào mở mồm nữa không ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#3 THANHL0NG

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 51 Bài viết:
  • 73 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 09:08

Khi vẫn còn bận tâm phân chia môn phái này nọ thì vẫn chưa thực sự tìm đến đúng "Phong Thủy."

#4 huygen

    LCG

  • Lao Công
  • 2530 Bài viết:
  • 8916 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 09:12

Gửi @linhanhYEDC

Nhắc nhở:
- Thảo luận thì nên trích dẫn bài viết tại đây, hội viên sẽ đọc bài liên tục.
- Chỉ đưa link vào đây thì chúng tôi vẫn phải xoá vì đó không phải là cách thảo luận.

huygen

Thanked by 2 Members:

#5 yeuemdenchet

    Hội viên mới

  • Banned
  • 40 Bài viết:
  • 101 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 12:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocQuang, on 10/02/2014 - 16:07, said:

Suy nghĩ về Phong thủy Bát trạch và Phong thủy Huyền không

Phong thuỷ thực nghiệm cho đăng một bài viết trên internet về suy nghĩ cá nhân Hội ngộ của Hội quán phong thuỷ (tuvisaigon.com) về trường phái phong thuỷ để đọc giả tham khảo, thảo luận và chiêm nghiệm, đây là bài viết khá tốt về nội dung, kiến thức phong thuỷ. Đây không phải chủ kiến của phong thuỷ thực nghiệm, qua bài viết này chúng tôi hy vọng cùng nhau trao đổi học thuật phong thuỷ, phổ biến kiến thức phong thuỷ chuẩn xác đến mọi người theo tôn chỉ của phong thuỷ thực nghiệm, vì thế chúng tôi giữ nguyên văn của bạn Hội ngộ.

Phái Bát Trạch dùng mệnh cung phối với hướng để xác định hoạ phúc. Như vậy, đó là sự xác định Thiên Khí phối hợp với Nhân khí để đem lại sự hoà hợp. Đó là nguyên lý Thiên - Nhân tương hợp.- Phái Bát Trạch : Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao Sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị là tứ cát tinh, ngũ quỷ, tuyệt mệnh, lục sát, hoạ hại là tứ hung tinh. Trong bài trí thích hợp phương cát, kỵ phương hung, tối quan trọng Đông Tây đồng vị , kỵ Đông Tây hỗn loạn. Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch và tương từ cho Tây tứ mệnh. Tuy nhiên cũng theo quan điểm phải này thì có hàng vạn ngàn người cùng một mệnh Đông tứ trạch thì chỉ ở phương Đông tứ trach hay sao ?

Mặt khác quan niệm căn cứ vào Phong thuỷ Bát Trạch để phân chia cổng cửa phòng ốc là phương pháp tĩnh, không hợp với quan điểm Dịch lý, xem ra có phần thô lậu, giản đơn.

Chỉ có phái Huyền Không Phi Tinh khả dĩ chuẩn xác và phù hợp.

Phái Huyền Không căn cứ sự luân chuyển của các luồng khí trong vũ trụ mà cụ thể là sự vận hành các Phi Tinh trên địa bàn để xác định hoạ phúc chi phối mọi vật trên trái đất. Đó chính là sự nghiên cứu các quy luật vận động vũ trụ, sự phối hợp giữa Thiên Khí và Địa Khí để xác định hoạ phúc. Đó là nguyên lý Thiên - Địa tương phối. Tuy nhiên phái này xem nhẹ ảnh hưởng của Thiên Địa khí đến yếu tố Nhân tức bản thân con người. Xem ra quyền lực của Thiên - Địa có vai trò tuyệt đối lớn.

- Huyền Không phi tinh quái : Một phái lớn căn cứ vào Hà đồ, Lạc thư đề xuất Cửu tinh là Nhất bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử bày bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có phi tinh của sơn hướng toạ huyệt, căn cứ vào phi tinh và vận tinh đó để luận đoán sự phối hợp tốt xấu với hình thế núi non sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.

Phái chia rất nhiều nhưng người học cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền không đại quái. Sau đó kết hợp với những luận đoán về phong thuỷ loan đầu mà tổng hợp lại dung hoà giữa tinh hoa các phái. các phái có nhiều nhưng tự trung đều quay quanh một lý thuyết hợp nhất lấy Dịch làm căn bản, cần nhát người học phải lấy tinh bỏ thô, dung hoà được những tinh hoa đúc kết dựa trên kinh nghiệm. Tựu trung lại, Phong Thủy cũng như các môn khoa học huyền bí khác đều có đặc điểm dễ học nhưng rất khó tinh tường, dễ sai lệch, đòi hỏi kinh nghiệm rất tốt mới có thể đem khả năng ra giúp đời, giúp người. Nhiều khi sách vở chỉ là căn bản, cần biết vận dụng phối hợp các lý thuyết, các trường phái chi hiệu quả. Có như vậy mới mong ứng dụng Phong Thủy được tốt đẹp cho cuộc sống.

Khi làm Phong Thủy cho một ngôi nhà có thể lồng Bát trạch và Huyền không để luận ???

Bát Trạch chủ yếu dùng Chu dịch và phép biến quẻ kết hợp với Nạp giáp Nguyệt thể, phân chia 8 cung làm Đông Tây nhị trạch, so với lý Tiên Hậu thiên thì cách nhau xa lắm. Như lấy thời điểm Xuân phân để phân chia Nam Bắc mà không hiểu rằng đó là vòng tuần hoàn của Thái dương, thời điểm Xuân phân Thái dương tại Tuất cung, đây cũng là khởi điểm của cung Hoàng đạo, thế gian vạn vật lấy Thái dương là chủ tể, ngày khởi ở Mão và đêm khởi ở Dậu, con người, động thực vật theo đó mà có sinh khí, có dương quang để hô hấp quang hợp duy trì sự sống, đó là đạo lý sinh tồn hoại diệt bất biến ngàn đời, Bát Trạch khởi tại Xuân phân là sai nặng.

Huyền Không Phi Tinh có nhiều phái, mỗi phái có sở đắc riêng, nhiều người nghiên cứu Huyền không Phi tinh vài năm và sau đó chuyển sang Lục pháp, Đại quái các thứ đã vội cho rằng Huyền không phi tinh sai lầm vì chỉ lấy Hậu thiên phương vị mà luận, không hiểu gì về Tiên thiên. Đó là những người không hiểu Phi tinh. Thực ra cội nguồn của Huyền không Phi tinh là ở Liên sơn dịch quái(Dịch học gồm 3 bộ: Liên Sơn, Quy Tàng và Chu dịch. Hiện nay mọi người sử dụng chính là Chu dịch, lấy quẻ Càn khởi đầu. Hai bộ kia đã gần như thất truyền, Liên sơn lấy quẻ Cấn khởi đầu, Quy tàng lấy quẻ Khôn khởi đầu). Huyền không phi tinh hoà trộn Tiên Hậu thiên quái lý vào làm một, lấy Bắc đẩu cửu tinh làm chủ, 9 tinh bố 9 cung mà luận.

Liên sơn lấy Cấn. Quy tàng lấy Khôn, và Chu dịch lấy Càn làm khởi đầu chưa đủ lý lẽ để nói đó là ba bộ dịch khác nhau. Người xưa khi còn sống mông muội hoang sơ, dựa nhờ vào hang hốc thì người ta cho rằng Cấn là bao bọc, đến một khi đủ sức thoát khỏi "cái lỗ" kia, họ dùng sức lao động của họ để chủ động được phần nào cuộc sống từ mặt đất bao la, họ tưởng là mặt đất dung dưỡng họ nên họ đặt Khôn làm đầu, tới khi trí tuệ của chính họ đủ sức khai hóa cái đầu óc tăm tối của họ họ mới ngộ ra thái dương hệ trong vũ trụ bao la kia mới định đoạt mọi quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong vủa vạn vật, vì thế mà Càn mới là chủ tể. Cái ngưỡng mà họ ngửng lên nhận biết thiên văn, cúi xuông để am tường địa lý ấy là cài thời điểm tạo ra ranh giới của Tiên thiên và Hậu thiên - tức là lúc họ biết hai quỹ tích vận hành âm dương thuận ngược kia - Thứ làm điên đầu bao nhiêu người muốn tìm hiểu nó.

Như vậy Bát trạch và Huyền không phi tinh vốn không cùng một gốc, làm sao có thể kết hợp với nhau? Tôi mong những người suy nghĩ việc kết hợp này nên dùng thời gian cho việc khác hữu ích hơn.


BÁT TRẠCH – Xin được lý luận một chút để mọi người tham khảo và cho ý kiến

Khi quan sát nhà ở trong dân gian, các phong thủy sư họ khái quát rồi phân nhà ở theo 8 phương là: Phục vị - Sinh khí – Diên niên – Thiên y - Lục sát – hại họa – Ngũ quỷ, Tuyệt mệnh và đặt ra khẩu quyết: “Bát phương cửu tinh quyết”:
  • Ngôi Chấn: Diên – Sinh - Họa - Tuyệt – Ngũ – Thiên - Lục
  • Ngôi Tốn: Thiên – Ngũ - Lục - Họa – Sinh - Tuyệt - Diên
  • Ngôi Ly: Lục – Ngũ - Tuyệt – Diên - Họa – Sinh - Thiên
  • Ngôi Khôn: Thiên – Diên - Tuyệt – Sinh - Họa – Ngũ - Lục
  • Ngôi Đoài: Sinh - Họa – Diên - Tuyệt - Lục – Ngũ - Thiên
  • Ngôi Càn: Lục – Thiên – Ngũ - Họa - Tuyệt – Diên - Sinh
  • Ngôi Khảm: Ngũ – Thiên – Sinh – Diên - Tuyệt - Họa - Lục
  • Ngôi Cấn: Lục - Tuyệt - Họa – sinh – Diên – Thiên – Ngũ.
Dựa vào khẩu quyết này người ta có hai hệ quả:

** Lấy ngôi Chấn làm ví dụ; Phục vị Chấn: Diên niên ở Tốn do quẻ Chấn biến cả ba hào – Sinh khí ở Ly do chấn biến hào trên – Họa hại ở Khôn do Chấn biến hào dưới – Tuyệt mệnh ở Đoài do Chấn biến hào giữa – Ngũ quỷ ở Càn do Chấn biến hai hào trên – Thiên Y ở Khảm do Chấn biến hai hào dưới – và Lục sát ở Cấn do Chấn biến biễn hào trên và hào dưới.

** Tương tự người ta mang cung mệnh của một người ghép với phương vị địa bàn cũng được các cụm từ tương ứng trên – Nó chỉ tương tự như một trò chơi chữ mà thôi

Khẩu quyết này sinh ra, họ không căn cứ vào thất tinh bắc đẩu phát khí gây ra vòng tròn bát khí đối với quả đất mà chỉ là sự dịch biến các hào cuả 8 quẻ Dịch. Họ không đề cập tới các nhân tố quyết định gây ảnh hưởng đến sự biến đổi khí trường của quả đất là sự vận hành của toàn bộ vũ trụ, đặc biệt là sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và ngay bản thân trái đất. Mà nếu họ có nói rằng thất tinh bắc đẩu tạo thành bát khí của nhà ở thì cũng chưa thật đầy đủ lý. Sự sắp xếp trạch vị được tiến hành theo thứ tự các ngôi của quẻ tiên thiên, sau khi biến các hào sẽ hình thành quẻ mới sắp xếp theo phương vị của hậu thiên...Ở đây là một quá trình chuyển đổi từ ngôi của tiên thiên sang phương vị hậu thiên, vì tiên thiên bát quái chỉ có ngôi quẻ và thứ tự quẻ chứ không có phương vị, chỉ hậu thiên bát quái mới có phương vị...

Vậy thì với mỗi tư cách của một phù hiệu nó mang dấu ấn một hệ quy nạp. Lẽ đương nhiên khi không cùng hệ quy chiếu sẽ có chỗ không tương đồng, đó là điều người nghiên cứu cần nhìn nhận ra.

Tác giả: Hội Ngộ - Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chẳng qua tác giả bài viết này lấy ý trong THẨM THỊ HUYỀN KHÔNG HỌC . Rồi tán rộng ra , với người đủ trình cách làm này chẳng đáng một xu ! Chẳng chứng tỏ tác giả có trình độ gì cả về học thuật này !
Các bạn dowloat sách này về !
Thẩm thị huyền không học !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau đó các bạn giở tới trang 446 mục LUẬN VỀ NGỤY PHÁI CỦA ĐƯỜNG NHẤT HẠNH . Các bạn đọc từ đó đến trang 488 là hết cả chương đó . Các bạn sẽ hiểu !
Lời bình của danh sư Bạch Hạc Minh : Tiết nàyphân biệt rất nhiều tông phái lý khí khác nhau , và cũng phân tích khá nhiều thư tich cổ của phong thủy , rất có giá trị tham khảo .
Đọc kỹ từng câu từng chữ của các danh sư cuổi cùng chỉ là : CÓ GIÁ TRỊ THAM KHẢO

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#6 linhanhYEDC

    Hội viên mới

  • Banned
  • 93 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 12:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

yeuemdenchet, on 11/02/2014 - 12:18, said:

Chẳng qua tác giả bài viết này lấy ý trong THẨM THỊ HUYỀN KHÔNG HỌC . Rồi tán rộng ra , với người đủ trình cách làm này chẳng đáng một xu ! Chẳng chứng tỏ tác giả có trình độ gì cả về học thuật này !
Các bạn dowloat sách này về !
Thẩm thị huyền không học !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau đó các bạn giở tới trang 446 mục LUẬN VỀ NGỤY PHÁI CỦA ĐƯỜNG NHẤT HẠNH . Các bạn đọc từ đó đến trang 488 là hết cả chương đó . Các bạn sẽ hiểu !
Lời bình của danh sư Bạch Hạc Minh : Tiết nàyphân biệt rất nhiều tông phái lý khí khác nhau , và cũng phân tích khá nhiều thư tich cổ của phong thủy , rất có giá trị tham khảo .
Đọc kỹ từng câu từng chữ của các danh sư cuổi cùng chỉ là : CÓ GIÁ TRỊ THAM KHẢO

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#7 YULAN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 19 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 11/02/2014 - 20:35

Trích dẫn

Sau đó các bạn giở tới trang 446 mục LUẬN VỀ NGỤY PHÁI CỦA ĐƯỜNG NHẤT HẠNH . Các bạn đọc từ đó đến trang 488 là hết cả chương đó . Các bạn sẽ hiểu !
Lời bình của danh sư Bạch Hạc Minh : Tiết nàyphân biệt rất nhiều tông phái lý khí khác nhau , và cũng phân tích khá nhiều thư tich cổ của phong thủy , rất có giá trị tham khảo .


Một kiểu trích dẫn râu ông nọ cắm cằm bà kia


Tiết 1..30 : LUẬN VỀNGỤY PHÁP CỦA ĐƯỜNG NHẤT HẠNH
Cuối cùng Bạch Hạc Minh giải thích
Chương này thuật về phái “ Dịch quái Phong thủy “tức phái Bát trạch phong thủy lưu hành hiện nay
Thông thường người học theo phái Bát trạch,khi bài bố trạch mệnh du tinh phần lớn dùng ca quyết đại du niên . Nếu như họ biết phép biến hào như đã thuật ở tiết này thì không cần phải nhớ bài ca quyết ấy mà vẫn bài bố được mệnh quái và trạch mệnh theo phái Bát trạch
Như vậy với lời giải thích trên Bạch Hạc Minh không hề nói – Rất có giá trị tham khảo
Còn ở tiết 1.. 31 LUẬN VỀ SỰ HAY DỞ CỦA CÁC NHÀ
“ Các bạn có cuốn Thẩm Thị Huyên Không học mở ra xem “
Ở tiết này Bạch Hạc Minh mới viết :
Phân biệt rất nhiều tông phái lý khí khác nhau , và cũng phân tích khá nhiều thư tich cổ của phong thủy , rất có giá trị tham khảo .

Giớ thiệu sách kiểu này quá nguy hiểm làm cho người mới học không biết đâu mà lần

#8 linhanhYEDC

    Hội viên mới

  • Banned
  • 93 Bài viết:
  • 110 thanks

Gửi vào 12/02/2014 - 00:10

Hì hì báu vật thường nằm ở những nơi mà chẳng kẻ nào ngờ được !
Sách dịch cũng vậy được cho là sách trời , là kỳ thư bảo điễn bậc nhất , Nhưng cũng có thời gian được xem chỉ là thứ ba que xỏ lá . Cái từ ba que này đâu ra vậy ? Tần Thủy Hoàng cho là bọn hủ nho làm thì chẳng làm tối ngày ngắm trời ngắm mây nói phét . Ra lệnh cho đốt hết sách các nhà . Vậy mà nó vẫn còn nguyên bản đến ngày nay vì sao vậy ?
Không phải nhờ bọn ba que à !
Vậy chẳng phải là báu vật thường lẫn vào đống rác sao ?
Con người đời xưa và đời nay có khác gì nhau đâu ! Có chăng chỉ khác đời nay có ai phone .
Lạc lên rừng đói vài ngày sẽ thấy không khác liền !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi linhanhYEDC: 12/02/2014 - 00:15


#9 THANHL0NG

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 51 Bài viết:
  • 73 thanks

Gửi vào 12/02/2014 - 00:59

Hì hì
Rảnh rỗi đọc lướt bài HN viết ở trên đc trích lại, thấy tếu quá.

Thôi, nhân vừa đọc một ca tư vấn bên HKLS (nick tamsuphu) đã kể ra rành rọt, tôi lôi qua ví dụ chơi, 1 ví dụ thực tế hơn vạn lời nói lý thuyết sáo rỗng !

Hỏi:

Em có mua căn nhà 4x8m, 1 trệt + 1lầu, hướng Tây, 275 độ, ở hócmôn (TpHCM), nhập trạch vào khoảng tháng 3/2013.
Em vừa cưới vợ được hơn 1 tháng, vào tháng 1/2014, nhưng 2 vc em hay xảy ra xung đột, nóng nảy và đòi bán căn nhà này.
Kể từ lúc dọn vào ở 3/2013, Vợ chồng em hay bị hao tài, làm bao nhiêu hết bấy nhiêu, và hay bị thi phi với hàng xóm và đồng nghiệp, vợ chồng hay cãi vã.
Cách đây vài ngày, em mới có cuộc cải vã với 1 người lạ, vợ em thì bị sếp thuyên chuyển chức vụ, vợ chồng em thì cãi vã lớn và đòi bán căn nhà này.
Em sinh năm 1984 (Giáp Tý) còn vợ là 1987 (Đinh Mẹo), ở chung với em vợ 1989 (nữ)
Kính mong anh VanHoai xem phong thủy nhà em


VH: "Nhà này theo phi tinh được song tinh đáo hướng. Nhưng tại sao?"


đọc tiếp mấy post nữa, vẫn chửa biết tại sao!

Nick tranduyquang viết: "Em góp ý chút là anh sinh năm 84 thì nên gọi Chú Hoài là Chú hoặc Bác (thời gian Chú ấy nghiên cứu PT còn nhiều hơn tuổi anh đấy ạ)"

2014-1984 = 30 năm !
Nghiên cứu phong thủy trên 30 năm đấy !

Vậy qua ví dụ này, ta thấy gì ?
Xin đừng bàn môn này phái nọ !

Cũng xin miễn trả lời cật vấn, đừng bảo tôi quăng lên rồi bỏ chạy, vì những ai hiểu thì đã hiểu rồi, dù là theo môn phái gì đi nữa !

Thế mới biết, thực tế nó khác xa lý thuyết suông !

Thanh Long

Sửa bởi THANHL0NG: 12/02/2014 - 01:00


Thanked by 1 Member:

#10 nguyenminh82

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 166 Bài viết:
  • 53 thanks

Gửi vào 13/02/2014 - 20:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

THANHL0NG, on 12/02/2014 - 00:59, said:

Hì hì
Rảnh rỗi đọc lướt bài HN viết ở trên đc trích lại, thấy tếu quá.

Thôi, nhân vừa đọc một ca tư vấn bên HKLS (nick tamsuphu) đã kể ra rành rọt, tôi lôi qua ví dụ chơi, 1 ví dụ thực tế hơn vạn lời nói lý thuyết sáo rỗng !

Hỏi:

Em có mua căn nhà 4x8m, 1 trệt + 1lầu, hướng Tây, 275 độ, ở hócmôn (TpHCM), nhập trạch vào khoảng tháng 3/2013.
Em vừa cưới vợ được hơn 1 tháng, vào tháng 1/2014, nhưng 2 vc em hay xảy ra xung đột, nóng nảy và đòi bán căn nhà này.
Kể từ lúc dọn vào ở 3/2013, Vợ chồng em hay bị hao tài, làm bao nhiêu hết bấy nhiêu, và hay bị thi phi với hàng xóm và đồng nghiệp, vợ chồng hay cãi vã.
Cách đây vài ngày, em mới có cuộc cải vã với 1 người lạ, vợ em thì bị sếp thuyên chuyển chức vụ, vợ chồng em thì cãi vã lớn và đòi bán căn nhà này.
Em sinh năm 1984 (Giáp Tý) còn vợ là 1987 (Đinh Mẹo), ở chung với em vợ 1989 (nữ)
Kính mong anh VanHoai xem phong thủy nhà em


VH: "Nhà này theo phi tinh được song tinh đáo hướng. Nhưng tại sao?"


đọc tiếp mấy post nữa, vẫn chửa biết tại sao!

Nick tranduyquang viết: "Em góp ý chút là anh sinh năm 84 thì nên gọi Chú Hoài là Chú hoặc Bác (thời gian Chú ấy nghiên cứu PT còn nhiều hơn tuổi anh đấy ạ)"

2014-1984 = 30 năm !
Nghiên cứu phong thủy trên 30 năm đấy !

Vậy qua ví dụ này, ta thấy gì ?
Xin đừng bàn môn này phái nọ !

Cũng xin miễn trả lời cật vấn, đừng bảo tôi quăng lên rồi bỏ chạy, vì những ai hiểu thì đã hiểu rồi, dù là theo môn phái gì đi nữa !

Thế mới biết, thực tế nó khác xa lý thuyết suông !

Thanh Long
Chào bác TL
Hì hì. ..
Đọc lại lẫn 2 mới hiểu y' bác!
Bác chơi chư~ thế này con cháu sao học được j?

#11 YULAN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 19 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 13/02/2014 - 21:54

Chào bạn TL - Bạn viết

Trích dẫn

Rảnh rỗi đọc lướt bài HN viết ở trên đc trích lại, thấy tếu quá.
Vậy nó tếu ở chỗ nào ? Bạn vui vẻ chỉ cho
Cảm ơn bạn

#12 YULAN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 19 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 18/02/2014 - 14:39

Trích dẫn

Em vừa cưới vợ được hơn 1 tháng, vào tháng 1/2014, nhưng 2 vc em hay xảy ra xung đột, nóng nảy và đòi bán căn nhà này.
Kể từ lúc dọn vào ở 3/2013, Vợ chồng em hay bị hao tài, làm bao nhiêu hết bấy nhiêu, và hay bị thi phi với hàng xóm và đồng nghiệp, vợ chồng hay cãi vã.
Điều gì đã xảy ra với hai vợ chồng nhà này

Tại sao các bạn không sang HKLS đọc tiếp bài của VH mà vội cho rằng với 30 năm có nghề mà VH phải bó tay
Một kiểu trích dẫn ngắt đầu ngắt đuôi làm sai sự thật

#13 YULAN

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 19 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 01/03/2014 - 09:35

Trích dẫn

Rảnh rỗi đọc lướt bài HN viết ở trên đc trích lại, thấy tếu quá.
Buông một câu rồi chạy

#14 THANHL0NG

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 51 Bài viết:
  • 73 thanks

Gửi vào 02/03/2014 - 11:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

YULAN, on 01/03/2014 - 09:35, said:

Buông một câu rồi chạy

Lêu lêu lêu ...






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |