Jump to content

Advertisements




Suối nguồn yêu thương


58 replies to this topic

#31 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 11:13

TÂM ĐỐ KỴ

Gần nhà tôi có ngôi chùa cổ. Chùa nhỏ, dân nghèo nên chỉ có một sư trụ trì mà thôi. Nghe nói trước đây sư tu ở một ngôi chùa to nhất, nhì nước, tiếng tăm, đức độ của sư lan tỏa thập phương, nhưng rồi không rõ nguyên do gì mà sư được điều về trụ trì ngôi chùa hẻo lánh ở làng tôi.


Tôi không ăn chay niệm Phật, nhưng thỉnh thoảng có chuyện vui, chuyện buồn tôi vẫn thường ra hưởng ly nước vối nhà chùa và đàm đạo chuyện đời với sư…

Có lần tôi hỏi sư: “Đang ở chùa lớn, ở nơi đô hội nườm nượp người vào ra, giờ về trụ trì chùa vắng này, sư có buồn không?”. “Có! - giọng sư vẫn đều đều - nhưng mọi sự ở đời, đừng ngồi mà nhâm nhi nỗi buồn, vì càng buồn thì nỗi buồn lại càng lớn hơn, vạn vật đều thay đổi từng giây, từng sát-na một. Điều quan trọng là mình làm được điều gì có ích nhất trong điều kiện hiện tại”. Buồn thế sao sư lại về đây? Đáp: Vì sự đố kỵ, nhưng không phải để tránh sự đố kỵ! Chẳng lẽ nhà chùa cũng có sự đố kỵ sao? Giọng sư vẫn điềm nhiên: Không ở đâu là không có sự đố kỵ. Nhiều người đi tu nhưng Phật có cho gọi hết họ đến bên mình đâu!
Hôm đó, câu chuyện của chúng tôi miên man về sự đố kỵ. Và nhà sư như là người đã dẫn dắt cho tôi vượt thoát được khỏi sự đố kỵ của chính mình và của người khác dành cho mình…
Chẳng ai thích mình bị người khác đố kỵ, nói xấu cả. Vì vậy, khi bị người khác đố kỵ, nói xấu thì phản ứng đầu tiên là trách cứ, giận dữ. Người nhuần tính thì không thèm nhìn “cái mặt không chơi được” của kẻ đố kỵ. Người nóng tính, nông nổi có khi còn vác nắm đấm đi, làm cho ra ngô ra khoai. Cả người nhuần tính và nóng tính sau đó thường đi than thở, thanh minh với người này người khác. Lời xấu đã nói ra như vệt dầu loang trên biển, càng cố vớt, sóng càng đánh tản ra, càng loang. Kết cục là tự mình làm mình hao tâm tổn lực, mua thêm sự bực bội vào lòng, vò đầu bứt tai ấm ức, suốt ngày chỉ đi than thở và có thể nói xấu lại người đã nói xấu mình. Nếu sự việc cứ tiến triển như thế, thường xuyên sống mà phải để ý như thế thì khổ lắm, chẳng còn làm được việc gì mà nhan sắc ngày càng héo hon ủ dột, tài năng ngày càng sa sút vì không còn bụng dạ nào để mà chú tâm sáng tạo và chú tâm chăm bản thân.
Trong đời người chắc ít có ai không một vài lần bị người khác đố kỵ, ganh ghét, nói xấu nhưng không phải ai khi bị đố kỵ, ganh ghét… cũng đều mặt ủ, mày chau, sa sút tài năng, nhan sắc tàn tạ. Có người càng bị đố kỵ họ càng thăng tiến, càng chứng tỏ bản lĩnh và tài năng của mình. Những người như thế thường là người có bản lĩnh, hiểu đời, hiểu người và nhất là hiểu mình. Người đó biết mình đang ở một tư thế mà người khác phải ghen tỵ, đố kỵ. Điều đó có thể làm cho họ buồn, nhưng cũng có nghĩa là họ càng vững vàng tin vào vị thế của mình. Chỉ có những người có vị thế mới hay bị đố kỵ. Khi bị đố kỵ, họ có dịp để xem lại mình và để phấn đấu. Họ như không để ý đến những điều tiếng xung quanh mà miệt mài sáng tạo, miệt mài đi đến cái đích mà họ đã chọn. Càng bị đố kỵ, họ càng phấn đấu để chứng tỏ tài năng và vị thế của mình. Khi đã chứng minh được cho một lớp người biết thực tài của mình, tất yếu sẽ sinh ra một lớp người đố kỵ mới, lớp người đố kỵ tầm cao hơn và họ lại tiếp tục phấn đấu và chứng minh. Họ là người được lợi từ những lời đố kỵ.
Còn người đi đố kỵ là những người luôn có tâm địa hẹp hòi, thiển cận, không tự biết mình biết người, không chịu phấn đấu, suốt ngày đâm bị thóc, chọc bị gạo, bới móc những chuyện đâu đâu, chính lại là những người luôn luôn tụt hậu. Khi đi đố kỵ với người khác là chứng tỏ mình bắt đầu, hay đã cảm thấy thua người khác. Mà càng tụt hậu, càng thấp kém lại càng hay đố kỵ.
Nguyễn Tam Hà - QĐND ( Báo Giác Ngộ)

Thanked by 3 Members:

#32 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3648 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 11:16

Sư kia vốn ở chùa to
Vì sự đố kỵ bị cho nằm vùng.

Thanked by 2 Members:

#33 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 11:21

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

renaissance, on 23/02/2014 - 11:16, said:

Sư kia vốn ở chùa to
Vì sự đố kỵ bị cho nằm vùng.
Ao tù hay cõi Niết Bàn
An nhiên cũng tại lòng người mà ra.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nước trong chắc gì cá đã sống, đất đầy rơm rác chắc gì cây đã cằn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#34 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3648 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 11:22

Nằm vùng nhưng chí vẫn sung
Ăn chay niệm phật thủy chung tấm lòng

Thanked by 2 Members:

#35 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 25/02/2014 - 11:54

DU HÀNH QUA CÁC VÙNG TÂM THỨC
Hơn 40 năm trước, thôi miên hồi quy (hypnotic regression) đã được sử dụng phổ biến bởi các học giả phương Tây để phục vụ nghiên cứu về luân hồi. Sau đó, liệu pháp tiền kiếp (past-life therapy) đã vận dụng khái niệm luân hồi vào trị liệu và bổ sung cho phương pháp thôi miên hồi quy. Khía cạnh đáng kinh ngạc nhất của liệu pháp tiền kiếp chính là các triệu chứng của bệnh nhân có thể biến mất một cách bí ẩn sau khi bệnh nhân “thấy” được tiền kiếp của chính họ.
Trong cuốn sách "Many Lives, Many Masters", Tiến sĩ Brian Weiss đã kể về một người phụ nữ tên là Katherine, người đã phải chịu đựng đủ loại chứng ám ảnh và u sầu trong nhiều năm. Khi bà trải qua một cuộc thôi miên hồi quy, bà thấy rằng mình đã từng là một cô gái trẻ tên là Alonda, người đã chết trong một trận lụt bất ngờ. Ngôi làng của cô đã hoàn toàn bị phá hủy. "Những cơn sóng dữ tợn ập vào các hàng cây. Không còn nơi nào để chạy nữa. Trời rất lạnh. Nước càng lạnh hơn. Tôi muốn cứu con tôi, nhưng tất cả những gì tôi có thể làm chỉ là ôm nó thật chặt vào lòng. Tôi trầm xuống và bị nhấn chìm bởi dòng nước. Tôi không thể thở." Thật khó tin, sau khi áp dụng phương pháp trị liệu này, các triệu chứng như nghẹt thở và tuyệt vọng của Katherine đã biến mất. Đây là một trường hợp có thật được ghi chép. Thành công này đã khiến Tiến sĩ Weiss, từ một người không tin trở thành người tin tưởng mạnh mẽ vào luân hồi.

"Pursue the Past and Cherish Today", một cuốn sách khác được viết bởi Tiến sĩ Weiss, đã kể lại một câu chuyện khác. Jack là một viên phi công dày dạn, có trách nhiệm và đáng tin cậy. Tuy nhiên, anh luôn cảm thấy giận dữ và tính nóng nảy này cuối cùng khiến anh dễ phát hỏa như một cái núi lửa. Anh không thể chịu đựng nổi gia đình và đã bỏ rơi họ. Anh cũng phải chịu đựng đủ nỗi ám ảnh khó giải thích. Hàng ngày, vào mỗi buổi sáng, khi vận hành chiếc máy bay, anh thường nhìn ra ngoài cửa sổ một cách lo lắng để chắc chắn rằng cánh bên phải của báy bay vẫn còn ở đó. Ngoài ra, anh thức dậy vào mỗi buổi sáng với nỗi sợ rằng những chiếc cánh máy bay có thể rơi ra. Với sự trợ giúp của liệu pháp thôi miên hồi quy, anh đã khám phá ra rằng anh từng là một phi công thuộc lực lượng không quân Đức Quốc Xã trong chiến tranh thế giới thứ II. Cánh bên phải chiếc máy bay của anh đã bị trúng hỏa lực, và anh đã chết khi máy bay lao xuống đất. Anh đã cảm thấy nhẹ nhõm sau khi tìm được căn nguyên của sự phẫn nộ vô cớ mà anh phải chịu đựng trong đời này. Chứng ám ảnh của anh cũng biến mất hai tuần sau đó.
Một trường hợp khác được Tiến sĩ Weiss nhắc đến liên quan đến một bệnh nhân tên là Donna, người đã cải thiện hành vi đạo đức sau khi học được một bài học trong khi được thôi miên hồi quy. Donna thường cảm thấy khó chịu nơi cổ họng, như thể bà đang bị bóp cổ. Thêm vào đó, bà cũng hay bị viêm đường hô hấp. Tồi tệ hơn hữa, Donna dần dần bị mất giọng. Trong khi trị liệu, bà đã thấy được tiền kiếp của mình tại nước Italia thời Phục Hưng. Bà biết được một bí mật quan trọng và đã bị mưu sát để bí mật không bao giờ được tiết lộ cho công chúng. Trong kiếp này, bà thấy rằng nếu bà không nói sự thật, họng của bà sẽ bị ép chặt, gây ra đau đớn, thậm chí tới mức đe dọa tính mạng bà. Trong một kiếp sống khác, bà đã từng là một phụ nữ trẻ sống trên một hòn đảo giữa Thái Bình Dương. Bà đam mê cuồng nhiệt điệu nhảy của người bản xứ. Một ngày nọ, đống lửa trại bất ngờ lan ra khi bà đang nhảy múa. Vì quá mê nhảy nên bà đã quên mất phải nói cho những người khác biết về đám cháy. Toàn bộ lạc của bà đã biến mất sau vụ tai nạn này. Một trong những nạn nhân sau đó đã trở thành mẹ của bà trong kiếp này, người luôn ngược đãi bà từ khi còn nhỏ. Sau khi nhớ lại những điều này, Donna thấy rằng chứng tắc thở của bà đã thuyên giảm và và bà cũng có một hiểu biết sâu sắc hơn đối với mẹ mình. Donna cũng nhận ra rằng bà nên nói ra sự thật trong mọi tình huống, và nếu bà giấu giếm chúng thì hậu quả sẽ thật tệ hại.
Những trường hợp tương tự có rất nhiều. Đa số là về các bệnh nhân mà sau khi hồi tưởng lại tiền kiếp, họ trở nên hạnh phúc và an hòa hơn. Sẽ dễ dàng hơn cho họ để đối mặt với khó khăn và cải thiện quan hệ giữa người với người. Họ trở nên độc lập, vui vẻ và thích giúp đỡ người khác hơn. Điều này đã chứng tỏ rằng nhiều bệnh nhân, sau khi nhớ lại tiền kiếp, đã cải biến nội tâm và có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Họ trở nên khoan dung và tốt bụng hơn.
Bản tính con người là lương thiện và khoan dung. Tuy nhiên, sống trong thùng thuốc nhuộm lớn là xã hội người thường, con người đang dần dần rời xa tính thiện lương và đánh mất chính họ. Họ đang ngày càng chịu ảnh hưởng của những quan niệm được hình thành sau khi sinh ra và tin vào những gì mà con mắt thịt có thể thấy. Do đó, họ ngày càng khó thấy được bản chất của sự vật và hình thức tồn tại thực sự của vật chất. Những ai bị quan niệm hậu thiên gây trở ngại thường bài xích mọi thứ để bảo vệ nhận thức cố chấp của mình. Tuy nhiên, bản tính con người là thiện lương và nó chỉ bị che lấp giữa những khổ nạn và tranh đấu tàn khốc nơi trần thế này. Mỗi khi có cơ hội nhận thức chân tướng, phần thiện niệm chôn sâu trong nội tâm họ sẽ được kích hoạt, và sẽ phát sinh sự biến hóa về bản chất trong nội tâm họ.
Các bệnh nhân được đề cập ở trên đã tìm thấy căn nguyên những nỗi sợ hãi và giận dữ của họ, cũng như nguồn gốc sự ngược đãi và bệnh tật mà họ có trong đời này, để từ đó trở nên khoan dung và tốt bụng hơn. Cuộc sống của họ đã trở nên có ý nghĩa hơn nhờ những thay đổi tích cực từ chính nội tâm họ. Từ đó có thể thấy sự thật có sức mạnh thức tỉnh con người triệt để như thế nào.
Tác giả: Tử Quân ( nguồn st: FB Tây Đô Đạo Sĩ)


Thanked by 2 Members:

#36 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 27/02/2014 - 14:23

TÌNH YÊU CỦA ĐÔI VỢ CHỒNG MÙ

Anh Yên bị mù lòa, nhưng có ngón đàn tuyệt hay cùng giọng hát trời phú lay động lòng người. Chị Hạnh cũng chẳng bao giờ còn thấy được ánh sáng, bù lại là một cô giáo nổi tiếng dạy chữ nổi Brai ở trung tâm người khiếm thị. Hai con người bất hạnh run rủi gặp nhau, rồi cảm mến bằng tâm hồn đồng điệu. Họ đã dìu nhau đi qua bóng tối của số phận, để xây nên một chuyện tình cổ tích giữa đời thường, gây xúc động lòng người.

Bóng chiều vàng vọt buông xuống trên miền rừng Tân Lập (xã Cẩm Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) cũng là lúc anh Yên và chị Hạnh mò mẫm từng bước dắt nhau về lại mái ấm nhỏ của mình. Anh Yên làm nghề bán tiếng hát, đổi ngón đàn. Chị Hạnh theo chân phụ giúp anh trên từng đường làng, góc phố, mưu sinh nhờ lòng trắc ẩn của người đời. Cuộc sống luôn chật vật, nhưng tình yêu được kết tinh trong khốn khó nên anh chị chưa bao giờ chán nản, bi quan, mà ngược lại luôn hướng tới những ngày tươi sáng và vun đắp tương lai cho đứa con gái bé bỏng của mình. Nhìn mái ấm mong manh nhưng luôn tràn trề hạnh phúc ấy, cả miền núi Trà Lân ở Con Cuông không ai lại không thầm cảm phục.

Chúng tôi tìm đến nhà, cũng là lúc đôi vợ chồng kết thúc một ngày rong ruổi khắp nơi. Anh bảo, buổi đi hát hôm nay cũng không kiếm được bao nhiêu, chỉ đủ cho bữa chiều, vì trời vừa trở lạnh buổi đầu đông, người vắng hẳn so với thường ngày. Anh chị không trách người đời, cũng chẳng than vãn số phận, bởi anh không ngả tay van lạy, cũng chẳng giả danh xin tiền người qua đường. Anh vẫn lao động bằng chính giọng hát và gửi đến người đời những ngón đàn êm dịu của mình. "Người ta mắt sáng thì làm nghề tay chân, trí óc, còn tôi mù lòa, buộc phải lao động bằng giọng hát. Người khen hay nán lại cho tiền thì vợ chồng tôi cảm ơn. Họ quay lưng đi tôi cũng không phiền muộn, vì cái nghiệp của mình". Quan điểm sống của vợ chồng anh bao năm qua vẫn thẳng thắn như thế.

Anh Yên kể, anh là người dân tộc Thái, tên họ đầy đủ là Lương Văn Yên, năm nay đã đến tuổi 32. Sinh ra trong một gia đình cùng cực ở miền núi của huyện Con Cuông, khi được 8 tháng tuổi thì cơn bạo bệnh ập đến làm đôi mắt Yên mờ ****c dần. Không tiền chạy chữa, chẳng có thuốc thang, cuối cùng cha mẹ đành nhìn Yên vĩnh viễn không còn được thấy ánh sáng nữa. "Gia đình tôi ngày đó nghèo lắm, đến cái ăn còn không đủ thì tiền đâu mà thuốc thang chạy chữa", anh Yên tâm sự. Tròn 1 tuổi thì Yên mù hẳn, nhiều người nhìn thấy đứa bé chập chững tập đi ngã vập sưng cả mặt mày mà không cầm được nước mắt. Cũng từ đó, đứa trẻ bất hạnh phải tập tành mọi thứ để chung sống với bóng tối cuộc đời.

Tuy mù nhưng bù lại trời phú cho Yên được giọng hát luyến láy truyền cảm, rồi sớm bộc lộ năng khiếu chơi đàn. Khi tiếng đàn của Yên cất lên quyện cùng giọng hát, khiến ai nghe cũng phải lay động. Tiếng đàn hòa cùng tiếng lòng của Yên, đôi lúc là sự trầm lắng như nốt lặng trần ai: "Khi tôi sinh ra đã phải mang tiếng con nhà nghèo...". Lúc lại vút cao như niềm hi vọng một ngày hoàn cảnh sẽ thay đổi: "Dù nghèo nhưng luôn vẫn vui tươi, luôn luôn hé môi cười...". Yên thầm nghĩ, sau này sẽ mưu sinh bằng chính tiếng hát của mình.

Kém hơn 2 tuổi, cô gái Dương Thị Hạnh cũng bất hạnh từ lúc cất tiếng khóc chào đời. Hạnh không bị cơn bạo bệnh tước đi ánh sáng như Yên mà ngay từ lúc trong bào thai cô đã mang trong mình di chứng chất độc Dioxin. Thứ chất độc quái ác đã thấm vào thân thể cha cô trong những tháng năm cầm súng ở chiến trường Quân khu 5. "Mẹ kể, ngày sinh tôi ra mẹ khóc nhiều lắm, còn cha mỗi khi nhìn tôi ông luôn lặng thinh không nói, ôm chặt tôi vào lòng. Được cái, tôi lớn lên trong niềm yêu thương của mọi người", chị Hạnh kể. Không chấp nhận số phận, Hạnh gắng học tập, rồi được đi học chữ nổi Brai dưới TP.Vinh, xong về làm giáo viên dạy chữ nổi cho người mù và khiếm thị tại Trung tâm khuyết tật huyện Con Cuông. Giữa năm 2003, chị gặp Yên, một chàng thanh niên đồng cảnh ngộ, nghèo khó, nhưng hiền lành.

Thời gian qua đi, hai người thầm cảm mến nhau rồi tình yêu nảy nở. Nhưng khi quyết định đến với nhau thì cha mẹ hai bên gia đình không đồng thuận. Bởi, như cha mẹ Hạnh phân bua: "Một người mù đã khổ rồi, hai người mù thì bất hạnh nhân đôi, lỡ sau này con cái sinh ra cũng như vậy thì lấy ai chăm sóc?”. Cha mẹ không muốn các con phải khổ thêm nữa. Hạnh suy nghĩ và đã khóc rất nhiều. Cô khóc không phải vì hờn trách cha mẹ, mà khóc vì thầm tủi cho số phận. Bất hạnh đã không cho cô ánh sáng, nay lại nhẫn tâm khước từ quyền được yêu, được có chồng và được làm mẹ ư? Hạnh bị mù, nhưng có trái tim chan chứa niềm khao khát yêu thương. Hơn thế, khi hai trái tim cùng nhịp, Hạnh còn thấy ở Yên một nửa của đời mình, biết đâu hai sự khiếm khuyết hợp lại sẽ có một phép màu làm nên sự hoàn hảo, Hạnh nghĩ.

 -Dìu nhau ra ánh sáng

Sau hơn 2 năm ròng thuyết phục bằng chính tình yêu son sắt, đôi trẻ mù đã khiến những người lớn cảm phục, cuối cùng cha mẹ hai bên đồng ý làm lễ cưới. Một đám cưới đạm bạc, mấy mâm cơm, vài ba ****a kẹo được tổ chức. Mọi người đến dự thầm cầu chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với đôi vợ chồng mù. Đến được với nhau đã là hạnh phúc, nhưng đó mới chỉ là sự bắt đầu của những chuỗi ngày khốn khó đang chực chờ họ phía trước. "Người ta bảo thế gian được vợ hỏng chồng, còn ở đây vợ chồng tôi thì hỏng luôn cả hai. Chúng tôi tự nhủ phải luôn bên nhau trong những lúc khốn khó. Cả hai lại nghĩ, về lâu về dài phải có cái ăn và tương lai con cái nữa. Cha mẹ đã già không thể cho mãi, cũng chẳng thể ra đường ngả tay ăn xin nuôi nhau, rồi lấy gì phòng những khi đau ốm? Sau nhiều đêm trằn trọc, cuối cùng tôi bàn với vợ mưu sinh bằng nghề hát rong. Chỉ có nghề này vợ chồng tôi mới có điều kiện tương trợ nhau mà thôi", anh Yên nói.

Anh Yên vốn đã có giọng hát, lại biết chơi đàn, chỉ cần sắm thêm chiếc ghi ta nữa là ổn. Anh sẽ là người đàn hát, còn chị Hạnh làm nhiệm vụ dìu dắt, dẫn đường. Anh chị sẽ đến những nơi đông người dưới chợ thị trấn huyện để phục vụ. Từ đó quãng đường từ nhà ra chợ huyện ngày ngày đón bước chân đôi vợ chồng trẻ sáng tối đi về. "Những ngày đầu thật gian nan, vì không quen đường nên từ nhà ra chợ chỉ có 1km thôi, mà chúng tôi phải dò dẫm đến 2 tiếng đồng hồ, chưa kể nhầm đường, lạc lối", anh Yên nhớ lại những ngày đầu làm nghề hát rong.

Sau 3 năm, chị Hạnh mang bầu. Ngày vợ trở dạ, anh Yên thấp thỏm đứng ngồi. Vì trước đó anh vẫn nghĩ, nếu con mà như cha mẹ thì cuộc đời sẽ tăm tối lắm. Cha mẹ khổ rồi, chỉ mong con sau này được lành lặn, được nhìn thấy thấy ánh sáng cuộc đời. Anh chị cầu trời vái Phật, con mình khi sinh ra sẽ không lặp lại một kịch bản tăm tối. Thế rồi sự lo lắng, hồi hộp của mọi người đã vỡ òa trong thở phào nhẹ nhõm. Vợ sinh xong, Yên dò dẫm bước chân đến sờ đứa con đang oa oa khóc, bà đỡ bảo đôi mắt bé tròn xoe, đen láy, khuôn mặt bầu bĩnh nom rất kháu khỉnh. Thế là phép màu đã đến thật rồi, trong lòng Yên dâng trào niềm hạnh phúc khó tả. Trời đã soi tỏ, cha mẹ khiếm khuyết, con cái lành lặn, đó là câu chuyện có hậu, còn với đôi vợ chồng mù Yên - Hạnh thì còn là một câu chuyện cổ tích đang hiển hiện. Anh chị bàn nhau đặt tên bé là Ánh Sao với ý nghĩa là ngôi sao hi vọng, ánh sáng lung linh không bao giờ tắt.

Thời gian thoi đưa, mới đó mà nay Ánh Sao đã được 4 tuổi và đi học lớp mầm. Bé ngoan ngoãn, xinh xắn, đã biết chỉ dẫn những thứ đơn giản cho cha mẹ mình. Và như biết hoàn cảnh gia đình, nên bé cũng sớm có ý thức. Anh chị bảo, bé là niềm động viên, niềm hi vọng để vợ chồng anh chị vượt qua cơn dâu bể cuộc đời. Đôi vợ chồng mù đã chứng minh cho mọi người thấy một chân lý, tình yêu là điều thiêng liêng có thể giúp họ vượt qua mọi rào cản trên đường đời. 
(st)

Thanked by 2 Members:

#37 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 01/03/2014 - 12:44

 NHỮNG CÔ GÁI LÀNG HOA VEN HỒ TÂY NGÀY XƯA

Đã từng có một vành đai hoa ở ven và quanh Hồ Tây. Đó là những ngôi làng cổ, trồng và bán các loài hoa, mang sắc và hương đến cho sự thơm tho, đẹp đẽ và thanh khiết của hoàng cung quý tộc, cũng như là cả thị dân kinh thành Thăng Long xưa.

Đầu tiên, ở bên mé nước mạn nam Hồ Tây - có lúc còn nằm cả trong khu Hoàng Thành đời Lý, đặc biệt là về thời vua Lý Cao Tông, khi vị vua nổi tiếng ăn chơi xa hoa này cho mở rộng đất hoàng cung về phía Tây, tạo dựng một vườn ngự uyển đầy hoa thơm cỏ lạ, sông hồ, cung điện và cầm thú dập dìu, say đắm - là làng hoa Ngọc Hà.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, khu vườn ngự uyển của vua Lý Cao Tông này, đến thời Hậu Lê (thế kỷ XVIII), vương triều sa sút, phải cho co khu Hoàng Thành lại, mới khiến dôi ra vùng đất phía tây, thành ra làng Ngọc Hà - vừa nối nghề trồng hoa và ở nơi ngự uyển trước đây, vừa mượn luôn cả tên một dòng ngự hà vốn đẫm nước Hồ Tây mà vào ra khu Hoàng Thành, để thuỷ danh (tên sông) hoá thành địa danh (tên làng).
Thế nhưng, cứ như sự ghi chép của đoạn biên niên sử về năm 1506 ở trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, thì, trước thế kỷ XVIII khá lâu, ở chỗ mạn tây Hoàng Thành này (bây giờ là khu chợ Ngọc Hà, thuộc quận Ba Đình) đã có một cái chợ hoa to lớn (vì Đô lực sĩ Trần Chân, năm ấy dấy nghĩa, đã tụ tập được đến 5 - 6 nghìn quân ở đấy) chuyên bán loài hoa cúc (vì có tên gọi, được chép hẳn hoi vào sử, là “Hoàng Hoa thị” (Chợ hoa vàng) rồi.
Dù thế nào thì, ở mạn nam Hồ Tây, vùng Ngọc Hà đã thành một vùng hoa nổi tiếng của Kinh đô Thăng Long từ rất xa xưa.
Còn ở đỉnh bắc và mạn đông của hồ, thì đã càng rõ ra là có cả một liên hoàn những làng hoa.
Ở cao nhất và xa nhất, là làng Nhật Chiêu - tên gọi ở về đời Lê, sau vì “kỵ huý” vua Nguyễn Thành Thái (tên cúng cơm là Nguyễn Phúc Chiêu) nên mới đổi gọi là: Nhật Tân. Đây chính là dinh luỹ, xứ sở của hoa đào, với trung tâm là cánh đồng ở thôn Tây của làng, có tên cổ truyền là “Dinh Đào”. Thứ hoa đào gốc của cả “Dinh Đào” lẫn làng hoa Nhật Tân (Nhật Chiêu) này, ngày xưa tuôn như một dòng sông hoa về “Chợ hoa Cống Chéo - Hàng Lược” mỗi độ Tết đến Xuân về, là loài hoa đào phai, sắc hồng phớt nhẹ một màu thanh khiết. Đến khoảng đầu thế kỷ XX, mới có thêm giống đào bích, hồng thắm kiêu sa, hợp hơn với khẩu vị của thị dân hiện đại, nên ngày càng lấn át sắc đào phai cổ truyền.
Liền mé dưới Nhật Tân là làng Quảng Bá, có ngôi đình cổ thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, do đó được vinh danh: vừa là nơi đóng quân bên hồ của người anh hùng dân tộc, vừa là ngôi làng có tuổi đời hơn nghìn năm. Từ thuở ấy - thế kỷ thứ VIII - Quảng Bá xưa chỉ có cây và quả ổi là đặc sản, còn hoa thì nhiều chủng loại: cúc, hồng, mẫu đơn, thược dược, hải đường, cẩm chướng… mà không định hình được loại nào là chính phẩm.
Tuy nhiên xuống tiếp đến làng Tây Hồ, thì đây đã chính là đất tổ của quất, của nghề trồng và chơi cây cùng quả, song hành cùng hoa, đặc biệt là vào mùa hoa Tết. Quất Tây Hồ là đặc sản của làng hoa (và làng hoa Tết) này. Chỉ người làng hoa Tây Hồ mới thành thạo việc sáng tạo kỹ thuật cùng kinh nghiệm nuôi trồng và chơi quất vào dịp Tết, và thứ “hoa” mà đặc tính giá trị lại nhờ vào thế cây, sắc lá, và nhất là dáng quả rực rỡ, xum xuê, tuy rằng quất chỉ mới thành chính phẩm của làng hoa này được khoảng trăm năm nay.
Từ Tây Hồ xuống tới làng Nghi Tàm kề cận thì tình hình hoa làng và làng hoa lại có phần khác. Nghi Tàm sở hữu một cánh đồng vẫn lưu giữ được địa danh cổ, là “Đồng Bông”, cũng chính là “Đồng Hoa”. Nhưng hoa ở đồng này chủ yếu là các loại hoa cúng, dành cho thánh - thần - phật - mẫu: huệ, ngâu, sói, mào gà…
 
Cuối cùng của chuỗi làng hoa chạy ven Hồ Tây - từ đỉnh bắc, sang mạn đông, xuống tới góc đông nam - là làng hoa Yên Phụ. Chắc chắn đây là một làng hoa cổ và đặc sắc, trù phú nhờ hoa. Vì tên gọi xưa của làng, chính là “Yên Hoa” - làng hoa yên bình. Chỉ đến đời vua Nguyễn Thiệu Trị - giữa thế kỷ XIX, cũng là hơn trăm năm rồi - lại vì “kỵ huý”, phải kiêng gọi tên cúng cơm của bà thái hậu mẹ vua (là Hồ Thị Hoa) nên mới phải đổi gọi “Yên Hoa” thành “Yên Phụ” - gò đất yên tĩnh! Hoa làng của làng hoa Yên Phụ cũng giống như Quảng Bá ở mạn trên là hoa tạp, nhưng lại biết thêm vào cho thế giới các loài hoa cũ của làng, những giống hoa mới - từ đầu thế kỷ XX - đặc biệt là “hoa tây”: Glay-ơn (“Hoa dơn”), Păng-Xê (“hoa tím”)…
Bên mạn tây của Hồ Tây, có làng Võng Thị, với nghĩa của địa danh là “Chợ Võng”, nổi tiếng về nghề làm lưới (đánh cá Hồ Tây) với nghề nấu rượu, nghề dệt lĩnh, nhưng lại cũng chính là một làng hoa thực thụ. Đã từng có đến mấy bài thơ cổ Hán ngữ được lưu truyền để ca ngợi “Võng Thị hoa điền” (tức là ruộng hoa - chứ không phải vườn hoa - Chợ Võng) với những câu (dịch) thật hay:
… Nền cao ngày nắng hồng lan ruộng
Luống nhụy bay thơm biếc thắm bờ
Vường ngự nghe đồn mai nở sớm
Xem hoa man mác gió đưa xuân…
Và hồi đầu thế kỷ XIX, bài phú “Tụng Tây Hồ” của Nguyễn Huy Lượng cũng có câu chữ Nôm thật ý nhị để nói về người và đất làng hoa Võng Thị này: Vườn hái nhị kẻ giày sương hãy sớm, túi xạ rơi dưới gót thơm tho…
Cảnh những làng hoa ven Hồ Tây ngày xưa đã đẹp thế, hiển nhiên người ở đây lại càng đẹp. Những cô gái làng hoa là tinh kết các vẻ đẹp của hoa. Mà đẹp nhất là cái nết hay lam hay làm, chịu thương chịu khó vì hoa:
Con gái ở Trại Hàng Hoa
Ăn cơm nửa bữa, ngủ nhà nửa đêm.
Quên ăn, quên ngủ, vì trồng hoa là nghề thanh tao nhưng vất vả. Cho nên, không chỉ các cô gái làng hoa Ngọc Hà - còn có tên quen gọi nữa là “Trại Hàng Hoa” - mà phàm đã là nữ giới - những người trồng cũng thường được ví sánh hoặc thậm chí đồng nhất với hoa - ở tất cả các làng hoa ven và quanh Hồ Tây xưa, thì đều có, hoặc rèn luyện được phẩm chất và phẩm hạnh cần lao ấy.
Nhưng đến khi đem hoa đi bán cho người thưởng hoa thì một nét duyên và vẻ đẹp khác, và nữa, lại đã uyển chuyển hiện hình. Với chiếc áo tứ thân tha thướt vờn bay, bóng nón ba tầm e ấp đội đầu, những cô gái làng hoa ấy đã khiến bao chàng trai đất Kinh kỳ, bỗng hoá thành thi nhân:
Hỡi cô đội nón ba tầm
Cô về Yên Phụ, ngày rằm lại sang
Ngày rằm phiên chợ Yên Quang
Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua!
 
Những làng hoa ven Hồ Tây ngày xưa, vậy là - cùng với các “Gánh hàng hoa” đã vào trong tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn của Khái Hưng, những “Giấc mơ hoa” thành ra nhạc phẩm Tiền chiến của Hoàng Giác - đã đưa những bông hoa biết nói của mình - những cô gái làng hoa - vào đất kinh kỳ Thủ đô, để thêm đẹp và duyên cùng sự quý giá cho cái thanh lịch đặc hữu của đất và người Tràng An:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An!
Chẳng những thế, nền thi ca của văn học nước nhà, còn nhờ những làng hoa ven Hồ Tây này mà đã có được một hiện tượng kỳ thú: ba nữ sĩ tài hoa quý giá của một thời “phục hưng văn hoá” (thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX) - Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan - đều ở và từ các làng hoa ven Hồ Tây!
Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, với những câu trong dịch phẩm tuyệt bút “Chinh Phụ Ngâm”:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu…
Rõ ràng vang bóng hình ảnh của cảnh quan làng Phú Xá quê chồng bên bờ bắc Hồ Tây, nơi mà cho đến bây giờ, vẫn còn nấm mồ yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng của hai ông bà.
Hồ Xuân Hương, cùng với ngôi Cổ Nguyệt đường ở bờ nam Hồ Tây, cùng với sự hoá thân thành cô gái “xắn xắn quần cánh bướm/ hái sen thuyền nhỏ bơi” giữa Hồ Tây, trong thi phẩm “Mộng đắc thái liên” của thi hào Nguyễn Du, thì còn có hẳn cả một bài “Chơi Hồ Tây nhớ bạn”:
… Nhật Tân đê lở nhưng còn lối
Trấn Bắc rêu phong vẫn thẫn thờ
Hồ kia thăm thẳm sâu dường ấy
So dạ hoài nhân chửa dễ vừa.
Và Bà Huyện Thanh Quan thì, cùng với họ tên Nguyễn Thị Hinh - chính là hương thơm của quê quán làng hoa Nghi Tàm - cũng còn có thi phẩm nổi tiếng, vịnh ngôi chùa Trấn Quốc - điểm nhấn của cảnh quan Hồ Tây, nơi ký thác nỗi lòng hoài cổ: Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu…

Tục truyền rằng bà là Quỳnh Hoa, con gái Ngọc Hoàng, vì làm vỡ cái ly ngọc quý mà bị đày xuống trần gian. Xuống hạ giới, bà chu du, khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ phát hiện nơi địa linh sơn thủy hữu tình, bèn lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương giữa thiên nhiên huyền diệu.
Như tiền duyên xui khiến, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan trong lần đi thuyền dạo chơi trên hồ, thấy cảnh đẹp, bèn ghé vào quán Tiên chúa. Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi. Tiên chúa ở đây trong bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở lại tìm thì không còn. Để nguôi ngoai nỗi nhớ, ông cho lập đền thờ người tri âm. Cái xuất xứ ly kỳ của phủ Tây Hồ là thế.

Đào Ngọc Du - tuyengiao.vn

Thanked by 2 Members:

#38 Búp Sen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 644 Bài viết:
  • 1099 thanks

Gửi vào 04/03/2014 - 12:13

Quán chiếu nhìn sâu

Lời khai thị - An cư kiết thu 04-10-2004 Bạch Đức thế Thế Tôn, Ngài là một bông hoa kỳ diệu hiếm có nở trong khu vườn nhân loại. Con cũng là một bông hoa trong khu vườn nhân loại, con biết con phải nuôi dưỡng sự tươi mát của con để tự nuôi dưỡng mình và nuôi dưỡng tăng thân. Thở vào con thấy con là một bông hoa trong vườn hoa nhân loại. Thở ra con cảm thấy tươi mát. Không những con là một bông hoa mà con cũng có thể vững vàng như núi khi con có niệm, có định, có vững chải. Thở vào con thấy con là núi, thở ra con cảm thấy vững chãi. Không có một lời nói hay một cử chỉ nào động được tới con, làm cho con đánh mất bản thân mình. Thở vào, con thấy con là núi. Thở ra, con thấy vững vàng. Với niệm, định trong con, tâm con tĩnh lặng và tri giác của con sẽ không bị méo mó sai lầm. Thở vào, con thấy con là nước tĩnh. Thở ra, con phản chiếu sự vật một cách trung thật. Vững chãi, thảnh thơi, con có rất nhiều tự do, như là vầng trăng đi trên bầu thái không. Rất thênh thang, rất thảnh thơi. Thở vào, con thấy con là không gian, thở ra con cảm thấy thảnh thơi.


Cây hoa bồ công anh - Thiên chức của chúng con là muốn mình được tiếp nối

Con đang quán chiếu con là một cây hoa bồ công anh. Mỗi ngày con phơi những cánh lá của con trong không gian và tiếp thu tất cả những mầu nhiệm của sự sống . Cũng như các loài sinh vật khác, con dự tính cho sự tiếp nối đẹp đẽ của mình. Mỗi mùa xuân con làm ra nhiều bông hoa màu vàng, mỗi ngày những bông hoa đó lớn lên nở ra rực rỡ. Khi bông hoa chín sẽ trở thành màu trắng, và làm ra nhiều hạt, mỗi cái hạt được chấp thêm ba cánh, bốn cánh, năm cánh như những thiên thần sẵn sàng để bay lên trên không gian, bởi thiên chức của chúng con là muốn mình được tiếp nối trong cuộc đời này. Khi có một làn gió thổi qua, thì những hạt của con bay lên cao và ngọn gió đưa chúng con về những phương trời xa lạ. Mỗi hạt bồ công anh chứa đựng con, sẽ mang con đi tới tương lai, đi tới những phương trời khác, và con đã được tiếp nối bởi những hạt đó.
Cũng như cây hoa bồ công anh con muốn được tiếp nối một cách đẹp đẽ. Trong mỗi giây phút của cuộc sống hàng ngày, con chế tác những tư tưởng, những lời nói, những hành động, và gió của nghiệp sẽ mang những tư tưởng đó đi xa, mang những lời nói đó đi xa, mang những hành động đó đi xa. Mỗi tư tưởng chứa đựng con, mỗi lời nói chứa đựng con, mỗi hành động chứa đựng con, con được tiếp nối bởi 3 nghiệp của con. Và con muốn rằng những tư tưởng đó, những ý nghiệp đó là những tư tưởng đẹp, những ý nghiệp đẹp. Con được tiếp nối một cách đẹp đẽ bằng những tư tưởng của con, con muốn được đi theo và biểu hiện được tinh thần bao dung, tha thứ niềm tin, hy vọng. Lời nói của con cũng vậy, và hành động của con cũng phải biểu lộ được chất liệu của từ của bi của hỷ và xả. Con sẽ được tiếp nối ở các phương trời xa lạ ngay tại đây và trong tương lai, nên con chăm sóc cho ba nghiệp của con tại vì con chỉ muốn được tiếp nối một cách đẹp đẽ mà thôi.

Cùng một tăng thân - Chúng con như là một chậu hoa cúc có hàng trăm bông cúc

Bạch đức Thế Tôn, chúng con đang ở trong khóa an cư mùa thu và chúng con có những chậu cúc ở trong chùa. Khi chúng con ngắm nhìn chậu cúc thì chậu cúc đang thuyết pháp cho chúng con nghe về giáo lý vô ngã, tương tức và bất nhị. Có những cây cúc chỉ có 7 nhánh hay 10 nhánh và mỗi nhánh mang trên đầu một bông hoa lớn gọi là cúc đại đóa. Có những chậu cúc có tới hàng 100 bông, có bông thì đang còn búp có bông bắt đầu nở và có bông đã mãn khai. Nếu những bông hoa đó nhìn xuống cội thì những bông hoa đó thấy rằng mình cùng một cội nguồn và cùng những gốc rễ.
Chúng con là một Tăng Thân, chúng con như là một chậu hoa cúc có hàng trăm bông cúc. Mỗi bông cúc có sắc và có hương của nó, mỗi chúng con cũng có một ít chánh niệm và một ít từ bi và chúng con cùng thuộc về một tăng thân, cùng có những gốc rễ chung. Nhìn cho kỹ thì chúng con không chỉ là một bông hoa, một cành hoa mà chúng con là cả một chậu cúc. Con là bông cúc này nhưng con cũng là những bông cúc khác tại vì chúng con có cùng một tăng thân, có cùng những cái gốc rễ. Có những gốc rễ tuyện vời và có những gốc rễ có một vài khó khăn nhưng mà chúng con đang tu tập để chuyển hóa. Mỗi chúng con thấy chúng con là bông hoa nhưng mà chúng con cũng thấy chúng con là gốc rễ là toàn thể chậu hoa. Chúng con cũng là sư anh của chúng con, chúng con cũng là sư chị của chúng con, chúng con cũng là sư em của chúng con và chúng con cũng là thầy, tổ của chúng con. Mỗi khi có một cái gì xảy ra cho con thì cái đó xảy ra cho tất cả tăng thân. Mỗi khi có một cái gì xảy ra cho một thành phần của tăng thân thì cái đó xảy ra cho tất cả tăng thân và cho con. Con thấy rất rõ tính vô ngã, tính bất nhị và tính tương tức của bông hoa, của mỗi thành phần trong tăng thân, trong tuệ giác ấy chúng con có thể sống an lạc hòa hợp, hạnh phúc.

Quán chiếu thân thể - Mỗi lần mở mắt là con có thể nhìn thấy trời xanh mây trắng

Bạch Đức Thế Tôn, khi con quán chiếu về thân thể con theo kinh thân hành niệm (niệm thân kinh), con khám phá ra rằng cơ thể con rất mầu nhiệm. Khi con có ý thức là đôi mắt con còn sáng thì con rất trân quý đôi mắt của con. Mỗi lần mở mắt là con có thể nhìn thấy trời xanh mây trắng và những khuôn mặt thân thương, con biết đó là một trong những điều kiện hạnh phúc mà con đang có, vì vậy con rất trân quý đôi mắt của con. Những mầu nhiệm, những phép lạ ấy nhiều khi con quên mất, con hờn giận, con tủi thân tại vì con không biết rằng trong con có những mầu nhiệm tuyệt vời của sự sống. Mỗi khi con có chánh niệm về trái tim thì con biết rằng trái tim con cũng đang đập một cách bình thường. Có một trái tim bình thường là một điều hết sức mầu nhiệm, có rất nhiều người ở trên thế giới đang sống trong lo sợ tại vì trái tim của họ có thể bị nghẽn bất cứ lúc nào. Con được biết là ở tại nước Pháp cứ mỗi 3 phút là có một người chết vì bệnh nghẽn tim, nên ôm ấp lấy trái tim của con con thấy con có rất nhiều may mắn. Trái tim của con đưa máu đi nuôi thân thể, nhưng trái tim của con cũng suy tư, cũng thương yêu, cũng làm được quyết định vì con biết rằng 60% những tế bào trong tim cũng là những tế bào óc và con muốn ký một hiệp ước sống chung an lạc với trái tim con. Con biết rằng tiêu thụ những sản phẩm như là café, như là thuốc lá, như là rượu mạnh, như là chất dầu mỡ nhiều chất cholesterol, đó là những hành vi không có thân hữu đối với trái tim. Cho nên con nguyện chăm sóc cẩn thận để giữ gìn cho trái tim con được khỏe mạnh. Con cũng trân quý những bộ phận khác của cơ thể như lá gan, trái thận của con bằng cách sống cho có chánh niệm, không tiêu thụ những gì làm hại cho cơ thể con. Và khi giữ gìn bảo hộ thân thể con, con cũng đang giữ gìn bảo hộ thân thể của cha mẹ con, của tổ tiên con và của các con cháu của con.

Vô lượng tâm - Con muốn mở trái tim con ra ôm trọn lấy những ai đang đau khổ

Bạch đức Thế Tôn, đức Thế Tôn dạy chúng con nên mở trái tim để cho tâm mình càng ngày càng lớn rồi một ngày mai sẽ trở thành vô lượng.
Hôm nay con phóng tâm của con đi về phương Nam nơi đó có Châu Phi, có nghèo đói, có bất công xã hội, có nhiều triệu người đang mang siêu vi khuẩn HIV, ngay cả những trẻ em 5 tuổi 10 tuổi. Họ đang sống trong lo lắng và sợ hãi.Con phóng tâm đi về phương Đông, con thấy chiến tranh hận thù ngút trời, sự sợ hãi sự căm thù đã lên tới tột độ. Ngày nào cũng có bom nổ, ngày nào cũng có bom rơi, ngày nào cũng có xe nổ, ngày nào cũng có người chết. Họ chỉ mong muốn có cơ hội sống trong bình an dù là ngèo khổ nhưng mà không có được. Trong khi đó thì ở đây con lại đau khổ bởi những giận hờn nho nhỏ những buồn phiền nho nhỏ nó làm cho cái tâm con co rút lại. Bạch đức Thế Tôn con không muốn như vậy. Con muốn trở thành một dụng cụ của chánh pháp trong hiện tại và trong tương lai có thể đưa hai bàn tay của mình ra để cứu độ nhiều người. Con muốn mở trái tim con ra ôm trọn lấy những ai đang đau khổ. Con muốn học như đức Thế Tôn làm cho tâm con trở thành ra vô lượng, vô lượng từ, vô lượng bi, vô lượng hỷ và vô lượng xả. Con biết nếu con thảnh thơi, nếu con không vướng bận thì con có thể làm một cái gì để góp phần làm vơi đi những nỗi khổ ở chung quanh con và ở rất xa con.

Sự sống mầu nhiệm - Tiếp xúc với tất cả những mầu nhiệm của sự sống đang có mặt trong hình hài cũng như đang có mặt chung quanh

Bạch đức Thế Tôn, ngài đã dạy thiền tập có thể đem lại niêm vui và hạnh phúc để nuôi dưỡng và trị liệu thân tâm, và thiền tập cũng để mở cửa trí tuệ đạt tới vô úy và giải thoát. Giờ phút này đây con đang thực tập để chế tác hỷ lạc để nuôi dưỡng và trị liệu cho thân và cho tâm con.
Khi con thở vào con nhận diện được hình hài của con đang ngồi đây, con ôm lấy hình hài đó. Khi con thở ra con làm cho hình hài của con được buông thư. Từng bắp thịt từng tế bào trong cơ thể con buông thư không còn sự căng thẳng. Thở vào nhận diện, thở ra buông thư. Khi con thở vào con cũng tiếp xúc được với tất cả những mầu nhiệm của sự sống đang có mặt trong hình hài đó cũng như đang có mặt chung quanh và khi con thở ra con cảm thấy hạnh phúc đang sống trong giây phút hiện tại, tiếp xúc với những mầu nhiệm đó của sự sống, con để cho sự vui mừng cũng như sự an lạc thấm vào trong từng tế bào cơ thể của con để con được nuôi dưỡng và trị liệu.
Thở vào nhận diện, thở ra buông thư.
Sự sống mầu nhiệm, hiện pháp lạc cư.

Quay về hải đảo tự thân - Tam Bảo có mặt ở trong con và Bụt tức là chánh niệm

Bạch đức Thế Tôn, trời đang mưa và con đang thực tập quay về nương tựa nơi hải đảo tự thân. Đức Thế Tôn có dạy là mỗi khi có giông bão trong cuộc đời, giông bão trong nội tâm thì chúng con phải trở về nương tựa nơi hải đảo tự thân rồi chúng con sẽ được an lành. Bạch đức Thế Tôn, chúng con không chờ đến khi nào có giông bão chúng con mới trở về hải đảo. Chúng con thực tập nương tựa nơi hải đảo tự thân trong mỗi giây phút của cuộc đời. Chúng con biết nếu chúng con có sự an tâm, nếu chúng con có sự vững chãi để đi trên cuộc đời đó là nhờ chúng con đã được quay về nương tựa nơi Tam Bảo. Tam Bảo có mặt ở trong con và Bụt tức là chánh niệm. Mỗi khi con có chánh niệm thì con có ánh sáng con biết những gì đang sảy ra, chánh niệm soi sáng và con biết rằng nhờ ánh sáng đó mà con thấy rõ là con nên làm cái gì và không nên làm gì, và như vậy Bụt có mặt trong con trong giờ phút con có chánh niệm.
Mỗi khi con thở trong chánh niệm đi trong chánh niệm nghe trong chánh niệm nhìn trong chánh niệm, thì đó là pháp linh động. Hơi thở là pháp, lắng nghe là pháp, bước chân là pháp, và như vậy con an trú trong chánh pháp và con biết rằng tăng thân ở trong con, trong mỗi tế bào của cơ thể con có cha, mẹ, ông, bà, thầy và tăng thân của con . Khi con thở là con thở cho tất cả tăng thân, khi con đi là con đi cho tất cả tăng thân và tăng thân nuôi dưỡng bảo hộ cho con. Con rất cần tăng thân như là ngày xưa đức Thế Tôn cũng cần giáo đoàn của ngài. Nếu không có giáo đoàn đức Thế Tôn cũng không làm được sự nghiệp vỹ đại của ngài. Con biết rằng con không có thể nào một ngày mà không có nương tựa tăng thân. Đi đâu con cũng có tăng thân ở trong từng tế bào cơ thể của con vì vậy cho nên con an tâm con vững chãi. Khi quay về hải đảo tự thân con được che chở bởi năng lượng của Bụt của Pháp và của Tăng. Sự thực tập quy y Tam Bảo, nương tựa Tam Bảo là sự thực tập hàng ngày của con để cho con mỗi giây phút đều được vững chãi, đều được tự do, đều được hạnh phúc. Con biết rằng quy y không phải là vấn đề tín ngưỡng, quy y là vấn đề thực tập để có hạnh phúc trong từng giây phút hàng ngày.

Trái tim mở rộng - Những người nói hay làm điều khiến cho con đau khổ vì những người ấy đang có đau khổ rất lớn trong lòng

Bạch đức Thế Tôn, con biết rằng trái tim của ngài là một trái tim của tình sót thương không có biên giới. Trái tim của ngài bao trùm được tất cả mọi loài, mọi người. Bạch đức Thế Tôn ngài thường dạy rằng khi mình mở trái tim của mình ra để bao trùm được tất cả mọi loài mọi người thì mình không còn đau khổ nữa.
Nếu chúng ta bỏ một nắm muối vào trong cái tô quẫy lên thì nước ở trong tô sẽ quá mặn và không thể uống được, nhưng nếu chúng ta bỏ nắm muối đó vào dòng sông thì mọi người vẫn có thể uống được nước sông và nước sông sẽ không bị mặn khi mà có một nắm muối ném vào. Nước ở trong tô thì rất ít nhưng nước trong sông thì bao la, cũng vậy con biết rằng khi trái tim của con mở rộng thì những cái thường thường gọi là bất như ý không còn động được tới con nữa và con sẽ có an lạc suốt ngày tại vì tâm con đã trở thành rộng lớn. Bạch đức Thế Tôn con sẽ học làm theo lời ngài dạy, mỗi ngày mở trái tim của con ra để có thể dung chứa được tất cả mọi người anh em và tất cả những người khác ở trong xã hội. Thấy rằng những người nói hay làm điều khiến cho con đau khổ vì những người ấy đang có đau khổ rất lớn trong lòng, nhưng cái hiểu sẽ đưa tới cái thương và sự chấp nhận.

Giây phút đoàn tụ - Con cũng đang mang theo ba của con và mẹ của con trong từng tế bào của cơ thể

Bạch đức Thế Tôn, trong giây phút này được ngồi đây với tăng thân và theo dõi hơi thở là một niềm vui rất lớn cho chúng con. Chúng con đã được sinh ra trong đời sống tâm linh từ miệng của ngài chúng con muốn là những đưa con đích thực của ngài chứ không phải là những đứa con hữu danh vô thực, chúng con muốn đích thực là những thích tử, thích nữ tại vì trong chúng con có năng lượng của niệm của định và của tuệ, vì vậy chúng con biết chúng con là những đứa con ruột của ngài. Vì là những đứa con đích thực của ngài cho nên chúng con mang theo trong mỗi tế bào sự có mặt của đức Thế Tôn. Chúng con ngồi đây và cảm thấy đức Thế Tôn cũng đang ngồi đây với chúng con không khác gì 2600 năm về trước. Chúng con cũng cảm nhận sự có mặt của các thầy lớn như là thầy Xá Lợi Phất, thầy Anan, thầy La Hầu La cũng đang ngồi với chúng con trong giây phút hiện tại và chúng ta đang được đoàn tụ gia đình tâm linh ngay trong giờ phút hiện tại.
Tuy rằng ba của con đang ở bên kia, mẹ của con đang ở bên kia nhưng mà con biết rằng con cũng đang mang theo ba của con và mẹ của con trong từng tế bào của cơ thể, nên giờ phút này đây con cũng đang được ngồi với cha, con cũng đang được ngồi với mẹ, con cũng đang được ngồi với anh, với chị, với em,với cháu của con, dầu cho cha con đã qua đời cũng vậy, cha con vẫn còn nguyên vẹn và đang ngồi với con. Mẹ con dù đã qua đời nhưng cũng còn nguyên vẹn và đang ngồi với con. Giây phút này đích thực là một giây phút đại đoàn tụ và con cảm thấy ấm cúng cảm thấy đầy đủ hạnh phúc, con không cần phóng tâm đi tìm ở tương lai hay là ở nơi khác đó là nhờ con đã được sinh ra trong giáo pháp này từ miệng của đức Thế Tôn.

Buông thư và trị liệu - Để cho hình hài được buông thư và tâm mình không lo lắng, không suy nghĩ thì cơ thể có cơ hội chế tác ra được năng lượng trị liệu

Bạch đức Thế Tôn, chúng con đang ngồi rất thẳng, ngồi với lưng của đức Thế Tôn, cột sống rất thẳng, đầu không cúi xuống và miệng chúng con mỉm cười để cho những bắp thịt của chúng con được thư giãn. Hai tay của chúng con buông xuống để tất cả những bắp thịt được thư giãn và chúng con thực tập ý thức được hơi thở vào và hơi thở ra của chúng con, chúng con tập ý thức về hình hài của chúng con và làm cho hình hài đó buông thư. Thở vào chúng con ý thức được đây là hơi thở vào, và hơi thở vào là một cái gì rất là mầu nhiệm chứng tỏ rằng chúng con đang sống, khi thở ra chúng con ý thức được rằng đây là hơi thở ra và chúng con mỉm cười với sự sống. Chúng con nhận diện hơi thở và làm cho hơi thở lắng dịu lại, chúng con nhận diện hình hài và làm cho hình hài buông thư. Chúng con biết rằng trong cơ thể của chúng con có sự căng thẳng và vì vậy cho nên sự trị liệu trở thành khó khăn. Chúng con biết rằng mỗi khi để cho hình hài được buông thư và tâm mình không có lo lắng không có suy nghĩ về tương lai thì cơ thể có cơ hội chế tác ra được năng lượng trị liệu và chúng con muốn cho cơ thể của chúng con có được cái cơ hội đó trong suốt 45 phút.
Thở vào con biết đây là hơi thở vào của con và con nhận diện. Thở ra con biết đây là hơi thở ra của con, con nhận diện nó và con mỉm cười với nó con làm cho hơi thở lắng dịu. Thở vào con biết đây là hình hài của con, con mỉm cười. Thở ra con làm lắng dịu hình hài của con. Trong khi con thực tập như vậy con cảm thấy thoải mái, an lạc, và con biết rằng thân thể con có cơ hội để trị liệu.

(langmai.org)

Thanked by 2 Members:

#39 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 04/03/2014 - 20:46

Sắp 08-03 nghe nhà văn nói xạo nhà báo họ nịnh đầm cho vui chị bupsen nhé!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Phút nói thật về đàn bà!
Danh họa Salvador Dali có nói một câu đơn giản mà kiêu hãnh: “Là họa sĩ thì hãy vẽ đi”. Tôi chẳng phải họa sĩ, cũng chẳn phải nghệ sĩ nhưng có một điều rất chắc chắn tôi là đàn ông. Phẩm chất đáng quý nhất của đàn ông là gì? Mỗi người có một cách định nghĩa khác nhau. Với tôi, đó chính là khả năng yêu tưởng chừng như vô tận. Bây giờ và mãi mãi. Tôi chưa hề bao giờ nghe một ai dù say quắt cần câu, say ngất ngư, say mất cả lý trí mà dám nói trước đám đông là đang cần… Viagra. Bất kỳ ai cũng mạnh miệng tuyên bố mình là “thứ thiệt”.
1.
Ngay từ lúc lọt lòng, đặt hai chân trên trái đất này là lúc tôi bắt đầu ghi nhận lấy hình ảnh người phụ nữ vào óc. Rồi, lúc lớn lên với những cuộc tình khi thăng hoa bay bổng lên tận chín tầng mây xanh; lúc tuyệt vọng tưởng chừng đã sa chân xuống tận chín tầng địa ngục thì nỗi ám ảnh về phụ nữ càng hằn sâu da thịt, xuyên qua ký ức lẫn thời gian. Tôi quan niệm rằng, cứ trình bày hết những suy nghĩ về phụ nữ ắt có nhiều thú vị cho chính mình và người bạn đọc.

Tại sao thú vị?

Bởi vì ngay cả phụ nữ chưa chắc họ đã hiểu về họ. Đúng vậy, có như thế các hãng mỹ phẩm mới tha hồ tung ra mẫu mã, chất liệu, hương liệu mỗi ngày; các thẩm mỹ viện mới mọc lên như nấm; các lão thầy bói gà mờ mới có chỗ kiếm cơm v.v… Nếu họ hiểu về họ, họ đã không cần phải gõ cửa các nhà tâm lý, phải trùng tu nhan sắc, phải tin vào số mệnh… Những thứ ấy, với đàn ông khi yêu một người phụ nữ chẳng hề quan tâm đến. Đàn ông thứ thiệt, yêu là yêu. Còn đàn bà bản lĩnh là ở chỗ họ đã hiểu mình, biết mình muốn cái gì và làm gì để dụ dỗ người tình bước chân lọt vào trong đó. Rồi chỉ đứng đó, chứ đừng hòng léng phéng chỗ khác.

Tiếc thay, họ không hiểu lấy họ nên đàn ông này mới có chuyện để nói.
2.
Mà nói về họ, như tôi đây họ liệu chừng có… trật không? Chẳng sao cả. Khi viết và nghĩ về họ, tôi luôn nghĩ đến thân phận phải gánh vác quá nhiều sứ mệnh. Các sứ mệnh ấy vừa tự nguyện, vừa ép buộc. Vừa nhọc nhằn, vừa thiêng liêng. Thử hỏi, có đớn đau tột cùng nào bằng lúc “vượt cạn”? Có niềm vui, sung sướng nào có thể sánh được lúc họ vừa khai sinh một Mầm Sống? ca dao Việt nam có câu não nùng thống thiết, đọc lên đã thấy ngập tràn một tình yêu vô bờ bến dành cho vợ:

Đàn ông đi biển có đôi
Đàn bà đi biển mồ côi một mình

Đã thế, tục ngữ lại đúc kết: “Người chửa cửa mả”. Đấy! Không yêu lấy người đàn bà của mình sao đươc? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn người phụ nữ mỗi đêm nằm chung giường sẽ thấy họ có phải “mình đồng da sắt” gì đâu, thế mà có biết bao nhiêu việc phải cần đến họ. Bản liệt kê này có thể dày như cuốn Từ điển Larousse. Xin cam đoan, nếu ông Bụt hiện lên trong thế giới phẳng này và bảo, hể ai hoán đổi thành phụ nữ, ta sẽ “khuyến mãi” cho một ký lô vàng thì tôi tin rằng không một gã đàn ông nào dám ló mặt ra. Họ chẳng dại gì phải gánh lấy công việc không tên từng ngày, từng giờ. Lúc ấy, họ trốn biệt hết. Làm đàn ông sướng hơn nhiều. Tha hồ gái mú, hạch sách vợ, rượu chè bê tha v.v… mà dư luận xã hội vẫn không lên án bằng nếu các “tội lỗi” trên thuộc về quý bà.

Bất công chưa?

May quá, nhân loại ngày một trưởng thành hơn. Một khi thay đổi xã hội có chiều hướng văn minh hơn, được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin thì rõ ràng cộng đồng đã có cái nhìn khác, tích cực và chia sẻ nhiều hơn với người phụ nữ.

3.
Nghĩ cũng buồn cười, ngay từ lúc bước chân vào nghề báo, thoáng đó đã gần ba mươi năm, tôi chỉ làm việc chung với phụ nữ. Chính môi trường này đã giúp cho tôi có điều kiện nhiều hơn, tốt hơn. Có những tình tiết, bi kịch từ bạn đọc đủ mọi thành phần đã góp phần cung cấp thông tin, dữ liệu, tình huống kể cả tâm lý giúp tôi hiểu rõ hơn nữa về phái đẹp.

Chẳng hạn tôi hiểu rằng, đã phụ nữ thì… ghen. Lời quả quyết hùng hồn ấy, có đúng không thưa quý bà? Ai đó đã nói, ngốc nhất là cãi lại phụ nữ. Vì thế, câu trả lời thế nào tôi cũng im thin thít như thịt nấu đông. Câm như thóc. Ngậm miệng như hến. Chẳng dám cãi nửa lời. Chỉ biết rằng đã có nhiều đồng nghiệp nam của chúng tôi đã lâm vào tình trạng dở khóc dở cười vì ghen. Khi họ viết bất kỳ điều gì liên quan đến phái đẹp, lập tức người vợ/ người tình đã nhìn soi mói bằng con mắt Hoạn Thư; rồi “điều tra” mẫn cán từng chi tiết không thua gì thám tử lừng danh Sherlock Holmes.

Ai chịu trời cho thấu?
Để an toàn “trong ấm ngoài êm”, họ nhảy qua viết lãnh vực khác cho lành! Còn tôi lại khác, tôi không bị sự ràng buộc về pháp lý như đồng nghiệp nam nên có phần “dễ thở” hơn. Tôi có thể viết những điều mà người khác có thể viết hay hơn nhưng rồi do sợ bóng, sợ vía bóng hồng sau lưng nên chùn tay, né tránh. Tưởng thế là tôi may mắn, không phải đâu, cũng là một “bất hạnh” đấy thôi.
Cái gì cũng có giá của nó.
Quan niệm về đàn bà mỗi lúc mỗi khác, tùy theo sự từng trải của năm tháng. Đã từ lâu, từ lúc tứ thập, tôi nghĩ người đàn bà tương tự như miếng thịt bò beefsteak. Tươi ngon. Đầy đặn. Có thể cắn ngập răng. Nhai ngấu nghiến. Xem tranh vẽ người đàn bà thời Phục hưng, tôi thích, bởi ở đó toát lên sự khỏe mạnh, mỡ màng, tràn trề dục tính và sức sống có thể tạo ra một cảm giác hấp dẫn, ma mị, quyến rũ khiến tôi bỗng điên cuồng thèm giong buồm ra khơi để phiêu lưu đến tận chân trời dậy sóng.

Người đàn ông nào không thích phiêu lưu? Tuy nhiên, câu hỏi này chỉ dành cho đàn ông… chưa vợ. Còn những người đã yên bề gia thất, tôi chẳng dại gì ý kiến ý cò. Là đàn ông đơn thân độc mã, thú thật, tôi rất ghét xem phim XXX. Ghét nhất trên đời bởi nó giả. Sự giả tạo ấy khiến cảm hứng thăng hoa về tình yêu, tình ái, tình dục, dục vọng của người xem bị giết chết từ trong trứng nước. Các động tác ấy kịch quá, biểu diễu diễn quá nên tự nó không thật.

Trong tình dục một khi đã không thật về cảm xúc, làm sao có thể truyền đạt một cảm xúc khác đến người khác – dù đang “lao động thực tế” hoặc chỉ thụ động ngồi xem?

4.
Với người phụ nữ dù Tây Thi, dù Thị Nở, dù nhan sắc, hình thể bên ngoài thế nào tôi vẫn luôn nghĩ đến sự nhẹ dạ của họ. Dù cứng rắn, dù thùy mị, đoan trang, dịu dàng và dù gì đi nữa bản thân họ cũng không thể “chống chọi” lại sự biểu hiện tình si của đàn ông. Biểu hiện đó khiến họ mềm lòng thương hại. Chết là chỗ đó. Mà có khi họ phải đánh đổi nhiều thứ. Người đàn bà “lý tưởng” nhất, theo tôi:

lạ lùng sao và cũng kỳ diệu sao
em có thật như là không có thật
là dáng mẹ tảo tần – chiều nay anh gặp
lúc đang nằm ốm sốt với cô đơn
và khi em độ lượng đặt môi hôn
anh gặp sự dịu dàng – người chị
em lại hóa thành người vợ chung thủy
khi đi bên anh đến cuối đất cùng trời

Nghĩ về đức tính của họ, tôi luôn xác tín rằng, dù vài ngàn năm sau nữa khoa học kỹ thuật của nhân loại tiến bộ đến cỡ nào, có thể định cư trên Sao Hỏa, chơi golf trên Mặt Trăng, thay đổi quan niệm về Cái Đẹp thì cũng không thể lý giải được về đức tính thủy chung của phụ nữ. Đố ai có thể khám phá và lý giải ngọn ngành. Mãi mãi là một bí ẩn. Ngay từ lúc oe oe chào đời, sự bí ẩn ấy đã hình thành từ trong máu thịt họ rồi. Tôi “nịnh đầm” quá chăng? Không đâu. Nếu ai đó bị phản bội, “cắm sừng”, đừng nên trách họ phụ bạc, “tham tài bỏ nghĩa” và trút lên đầu bao nhiều ngôn từ xấu xa nhất mà hãy tự hỏi chính mình. Xin nhấn mạnh, hãy tự hỏi chính mình.

Bản chất “đi săn” không có trong máu của đàn bà, chỉ có thể của đàn ông mà thôi.

Thời trẻ, tôi không tin vào tử vi, tướng số nhưng rồi nay tôi có tin đôi chút, nhất là tin hôn nhân là do sắp xếp của số phận. Đến với một người, có thể ăn đời ở kiếp với nhau và sinh con đẻ cái, gìn giữ nòi giống ắt phải có duyên nợ với nhau. Duyên nợ thế nào? Từ kiếp trước hay kiếp này? Tôi không biết. Nhưng chắc chắn là có. Nếu không, làm sao ta lý giải ở thời điểm nọ, ta có thể chết chỉ vì cái nguýt mắt, hắt hơi của người đó. Mà sau đó, mọi sự liên quan đến người ấy ta lại dưng dửng cứ như thể người dưng nước lã chưa từng gắn bó máu thịt?
(st)

Sửa bởi hongtiem: 04/03/2014 - 20:49


Thanked by 2 Members:

#40 NguaQuaDoc

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2860 Bài viết:
  • 4070 thanks

Gửi vào 05/03/2014 - 05:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hongtiem, on 23/02/2014 - 11:21, said:

Ao tù hay cõi Niết Bàn
An nhiên cũng tại lòng người mà ra.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nước trong chắc gì cá đã sống, đất đầy rơm rác chắc gì cây đã cằn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


đã nhập niết bàn thì chắc chắn phải an nhiên rồi chứ..hình như hơi lùng củng ý thơ thì phải em nhỉ ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#41 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 08/03/2014 - 14:01

ĐẸP LÀ...SỐNG THỰC!

(Đôi điều về Con Đường Mẹ Đi) Trước tiên, khi thử nhìn lại con đường của Mẹ - Đạo Mẫu, tôi lại muốn đánh dấu chéo gạch bỏ những khái niệm “Đạo Mẫu”,
Tiên Thánh Liễu Hạnh, Thánh Cô và một loạt những nhân vật được tôn sùng cho sức mạnh, thế lực hàng đầu của nữ giới Việt, thường được hóa thánh, sùng thượng một thời.

Làm chuyện này tôi nghĩ mình không phạm thượng, và tin chắc người mỉm cười đầu tiên với tôi là bà chúa Liễu. Bởi vì bà là vị nữ nhân đã thấu hiểu hơn ai thể chất đích thực của “đàn bà” nói chung và phụ nữ Việt nói riêng: không thần tiên, không đúc tượng mà sống chân thực ở đời bằng khúc dạ của mình. Câu chuyện tiên hạ giới vào gia đình thường dân, làm con đôi vợ chồng phúc đức, lớn lên, lấy chồng sinh con rồi… chết, rồi ước nguyện tái sinh, chỉ để… lấy chồng, sinh con, làm trọn chức năng đàn bà, rồi lại… chết nhưng… trở thành bất tử. Ba lần trở về hạ giới cũng chỉ vì một chữ “tình”, tình yêu đất, tình yêu người, - vị được phong “Mẹ của muôn dân”-, “Thánh mẫu” ấy trở nên bất tử, bất tử trong nghĩa hầu như vẫn còn hiển hiện đâu đây nơi những hình hài nữ nhi, chưa một lần hiển thánh vĩnh viễn, còn mãi trong kiếp “đàn bà”. Liễu Hạnh đã biểu hiện giới tính Việt nữ không ở đâu khác hơn là chính ở trong bản chất “Hoá Thân”. Khác hẳn với nam giới hầu như đồng dạng, và đồng điệu (monotonne), người nữ có thể hiện thân muôn vẻ, như những cánh bướm muôn màu, như những…nàng tiên hạ giới. Tiên phải chăng là hình hài của bướm, của hoa hoá thân, hoá kiếp và đã là tiên ắt phải đẹp?

Câu chuyện mẫu hệ Việt Nam có thật trong lịch sử từ khi mảnh đất chữ S có lá sen, lá chuối, chiếc nón đi về, trong khi huyền thoại tiên bướm là khởi đầu cuộc hoá thân sáng tạo của Mẹ muôn loài. Hóa thân không ngừng trong giòng đời, trong muôn nghìn ức vạn thế hệ, để sinh và dưỡng muôn người. Sinh thành, nuôi dưỡng, giữ gìn, hình hài người phụ nữ Việt in bóng trên dải đất chữ S đã uyển chuyển đi những đường nét đậm tình nhân ái, sáng tạo, chân tình và bi ai. Đi, biến đổi, trở thành, người phụ nữ Việt linh động ảo hóa, dù gian nan đọa đày, ma chiết trắc trở. Từ Bà Trưng, Bà Triệu, Thuận Thiên, Ỷ Lan, Từ Dũ Thái hậu, hay Huyền Trân, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, cho đến Nhà mẹ Lê, Mẹ Hồ Dzếnh, chị Dậu, ngay cả Thị Nở như những số phận hẩm hiu, nàng Kiều, Chinh phụ, bà mẹ Cúc Hoa… để nêu ra một vài tiêu biểu những con người với thiên chức đàn bà, người phụ nữ không ngừng tảo tần, không ngừng hoá kiếp với bầu sữa ngọt, với cảm hứng sáng tạo từ trái tim và đôi bàn tay sẵn sàng biến cải, đổi khác, nhào nặn từng hình hài, tạo dựng cuộc sống, gầy dựng mô hình xã hội yêu thương bằng cấu trúc gia đình.

Không ngạc nhiên chút nào khi “Gia huấn ca” của Nguyễn Trãi, tác phẩm thành văn về giáo dục con người Việt thực hiện đạo làm người, ở thế kỷ 14 đã dành 15 trong toàn thể 16 chương của tác phẩm, về việc giáo dục người phụ nữ trong gia đình, bởi vì gia đạo nằm chính trong sự cầm cương nẩy mực của người phụ nữ: làm con, làm em, làm chị, làm mẹ, làm dâu, làm bà, đối với bà con, vợ lẽ, bạn bè của chồng, đối với người ngoài trong xã hội, đối với người cơ hàn thấp kém, đối với gia đình, thờ cúng tổ tiên… đến điều chi li với mọi chi tiết cách ăn ở đứng ngồi, công dung ngôn hạnh, bởi vì mọi phẩm chất đời sống của mỗi một con người được sinh ra và lớn lên đều bắt nguồn từ cái kén đức hạnh của người đàn bà. Con tằm nhả tơ cuộc sống, như lời hát ru “cocon de soie, source de vie”, con tằm biết sống theo đạo tằm nhả tơ, đức hạnh nằm trong nhả tơ, không phải trong thần tượng.

Điều kiện sống và hành vi sống của người đàn bà là nguồn gốc của con người, của xã hội, đến nỗi, không lạ, một thời xa xưa, mẫu hệ là hình thức tổ chức xã hội đi trước phụ quyền và cũng không lạ khi J.J. Bachofen với tác phẩm “Das Mutterrecht” (“Mẫu quyền”) 1861 đã làm xôn xao giới nghiên cứu trí thức của thế kỷ 19, trong đó lời trao tặng cao quý nhất dành cho Mẹ “Bao lâu còn sống trên đời con sẽ không ngừng nói về phẩm hạnh tốt và lòng tin yêu của Mẹ” (“Solange ich lebe, werde ich nie aufhören, von Deiner Güte und Deinem Vertrauen zu sprechen”), với niềm đam mê chứng minh “mẫu quyền là nguồn gốc của xã hội”, đã đánh đổi mọi tham vọng thế lực khoa học mang tính hàn lâm trí thức của thời ông.

“Mẹ” đi trước muôn loài. Mẹ là cốt tủy của tâm tình nước non từ khi sóng vỗ bên bờ Kreta (Hy Lạp)1, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Trung Hải, Biển Đông. Mẹ Kreta cầm rìu hai lưỡi, mẹ Liễu Hạnh tiên hoá bướm, đều là những khởi đầu của khởi sự “con người”.

Có thể nói trước mọi quyển huấn ca, mỗi người con đã đọc Mẹ từ khi còn nằm trong bụng Mẹ. Quyển sách đời nằm trong những nét Mẹ viết CON, vẽ CON, bừng sáng trên từng khoảnh khắc, không phải chỉ trong hạnh phúc mà ngay trong gian khổ bi ai. Con đường mẹ đi, mẹ dẫn con đi, đi theo cách nào đi nữa, gian nan, khổ ải, đắng cay, ngọt bùi nhung lụa, vẫn là con đường “gia đạo”, con đường đi và quay về tổ ấm, hợp quần nhân loại, con đường nâng bước chân người đến gần với nhau vì thương nhau, như mẹ thương con. Trên con đường ấy, sáng tạo hiện sinh mang ý nghĩa nhân quần, nhân tính của mái nhà yêu thương, của tụ hợp, quây quần bên nhau, từ đó con người trở thành người, không còn là những thú dữ gầm thét, cấu xé nhau. Hằng mấy mươi thế kỷ bể dâu, thương hải tang điền, mẫu gia đình biến đổi theo cấu trúc xã hội, mẫu quyền rồi phụ quyền, nhưng gia đạo thì chỉ có một, một con đường đi do người phụ nữ khai phá và đảm trách, bền bỉ, hiện diện nơi từng nhịp thở của con, trên đó người đàn ông khó có thể thay thế để gầy dựng nên.

Mẹ có thể dịu dàng như cánh bướm mà cũng có thể sắc bén như cây rìu hai lưỡi. Là rìu để bảo vệ con người, là bướm để làm đẹp nhân tính. Cả hai đều là biểu tượng nữ phái và sự quân bằng nằm ở trái tim nhân ái, rộng lòng biết thương “lòng ái từ như bể như non”. Gia đạo của người phụ nữ nằm trong hành trình mang nhiều chữ “thương”, thương chồng, con, cháu, nuôi lớn khôn, tạo bền vững, vun trồng hợp nhất. Gia đạo dù gian nan, Mẹ vẫn sắt son nhẫn nại tô bồi “Vườn xuân một cửa để bia muôn đời”. Nỗi mong ước hoá thân của Liễu Hạnh, người mẹ của muôn dân mang ý nghĩa chuyển hoá trên “đường đi”, làm cho “con” trở nên người trưởng thành và đứng vững trong xã hội. “Con” trở nên “Người”, từ dã tính trở nên nhân tính, mỗi lúc một được cải thiện đạo đức hơn và trở nên con người của hoàn vũ, của nhân loài. Đức hạnh của Mẹ nằm trong sự chuyển hoá, chuyển hoá bằng hơi ấm và trái tim sẵn sàng hi sinh.

Khác với chế độ phụ quyền nổi trên bề mặt ở các nước Âu cũng như Á, và cũng khác với cấu trúc mẫu quyền chuyên chế của thời xa xưa, trong đó người phụ nữ hoặc bị khinh rẻ như nô lệ, hay độc đoán bạo động như nam giới, phụ nữ Việt đã có một vị trí cao trong gia đình và được mọi người trong gia đình tôn trọng như là bà tổ của gia tộc: người phụ nữ là “nội tướng”, là phên dậu của cái nhà, và người đàn ông trong gia đình vẫn chỉ là “đứa con” lớn nhất, dù là con trời, trong tổ chức do người phụ nữ xếp đặt nên. Gia đạo bền vững nơi nhịp đong đưa giữa êm ái và sắt gan của người phụ nữ “Liễu Hạnh”, ở đạo hạnh nữ phái mềm mỏng mà trung kiên. Gương bền bỉ, can trường, sẵn sàng chịu đựng của người phụ nữ Việt Nam trong việc giữ gìn gia đạo của thế hệ trước vẫn còn ấm trong văn chương và ấm trái tim của những người con nay đã trở nên già. Làm sao quên được hình ảnh của Bà, của Mẹ, đầy thương yêu mà cũng đầy sức mạnh chống đỡ, lèo lái gia đình trong những lúc hoạn nạn, khi mất chồng, khi mất con, khi chiến tranh, khi đói khát lao khổ? Làm sao quên được bà Tú Xương2 vẫn tươi cười nuôi con khi chồng “dài lưng tốn vải”? Làm sao quên được cảnh Bà nội tôi vẫn ngâm thơ và ru con trong lúc gạo châu củi quế, phải nhịn bụng dành tiền cho con trai đi học, như mẹ Hồ Dzếnh một thời? Cũng không thể quên được cảnh Bà ngoại tôi ôm con của vợ lẻ vào lòng, nuôi nấng và che chở khỏi những cơn giận dữ của Ôn tôi, công dung ngôn hạnh hơn cả tứ đức tam tòng vì tất cả đến từ trái tim đơn giản.

Đối với mẹ của mẹ của mẹ của mẹ của mẹ của mẹ của… mẹ của con thì hoá bao nhiêu kiếp cũng sẵn lòng, độ lượng mười phương tám hướng, vẫn lồng lộng đi về bên con như Cúc Hoa hiển hiện, nâng con thành người của người. Cánh bướm của Liễu Hạnh vẫn còn đập mềm mại như cơn mộng ru con, dệt tơ nhân ái, và đôi tay vẫn chuyên cần thoăn thoắt như hai cánh dũa sắt của chiếc rìu sẵn sàng bảo vệ mọi đe doạ hiểm nguy xâm hại phẩm chất con người, dành tin yêu cho đàn con mai sau. Cầm rìu cũng như cầm kim thêu hay cầm bút viết, người phụ nữ Việt có thừa năng lực và trí tuệ để chuyển hoá chính mình và người trong cuộc hành trình nhân thế - cuộc giải phóng khỏi áp lực định kiến xã hội bên ngoài vẫn còn đằng đẳng, cho nên đức hạnh người phụ nữ nằm chính trong năng lực sáng tạo hoá thân mộng đời thành hiện thực bằng chân tình Mẹ Con, luôn chảy không ngừng, không dừng một giây để đừng hoá đá, dù là hoá đá chờ người thương…
(PGVN.VN)

Thanked by 2 Members:

#42 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 10/03/2014 - 10:30

ĐI LỄ CHUÀ HAY HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ?

Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa
Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ
Người thứ nhất thở dài:
- Tội nghiệp nhất người đàn bà không chồng
Người thứ hai chép miệng:
- Vô phúc nhất người đàn bà không con
Người thứ ba cười buông:
- Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi
trước mặt chồng
Người thứ tư điềm đạm:
- Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được
khi thấy con
Người thứ năm:
- Mô phật!
Lão xà ích giật dây cương
Roi quất
Tung bụi đường.

(Dư Thị Hoàn)

Đi lễ chùa để làm gì? Vô vàn câu trả lời, nhất là ở thời kỳ phú quý sinh lễ nghĩa như hiện nay. Đi để cầu duyên, cầu may, cầu tiền, cầu tài... Thôi thì đủ cả. Song đó là điều không nên bàn ở đây. Nhưng có một câu trả lời đã trả lại chân giá trị, gọi về được bản chất ban sơ của việc đi lễ chùa, đó là: đi để kiếm tìm sự thanh thản thảnh thơi cho tâm hồn, cõi lòng. Cứ nghĩ mà xem. Trước không gian u tịch của ngôi chùa, mùi hương trầm, trước tượng Phật với bàn tay bắt ấn cùng cái nhắm mắt trầm mặc mà như thấu suốt cả vị lai của cõi nhân sinh..., tất cả sẽ đưa lại cho ta cảm giác thư thái mang sắc điệu tâm linh hiếm khi có được ở không-gian-đời ngoài kia.


Năm người đàn bà trên chuyến xe ngựa hôm ấy đi lễ chùa cũng để cầu sự thanh thản. Dường như chuyến xe này được người xà ích điều khiển bằng sức mạnh của Chuyển pháp luân, nên năm người đàn bà đã đi vào hành trình giác ngộ, họ đã dần đạt được sự thanh thản, đốn ngộ ngay trước lúc tới chùa. Duy chỉ có một người chứ không phải là tất cả. Thế cũng là quá đủ!

Nhà thơ đã gói nỗi đau nhân tình vào cái nhìn có tính phóng chiếu của phái nữ - những người bao giờ cũng sôi nổi nhất trước hạnh phúc và cũng sâu sắc nhất trước thương đau. Để cho năm người đàn bà trò chuyện (hay là độc thoại?), nhà thơ đã giúp họ sẻ chia nỗi lòng của riêng mình. Người thứ nhất: không chồng; người thứ hai: không con; người thứ ba: không khóc được trước chồng; người thứ tư: không cười được khi thấy con. Bốn mặt trái, bốn đớn đau của tình yêu và hạnh phúc. Riêng người thứ năm chỉ im lặng và niệm Mô Phật. Cái hay của bài thơ đọng lại nơi này.
Không có chồng, người phụ nữ rơi vào nỗi cô lẻ, ái tình thiếu đi một nửa, suốt đời mang gánh dở dang. Người thứ nhất thở dài: Tội nghiệp nhất người đàn bà không chồng.

Không có con, người phụ nữ đã đánh rơi thiên chức của mình. Như bông hoa không bao giờ cho quả, lấy gì để tiếp nối về sau. Người thứ hai chép miệng: Vô phúc nhất người đàn bà không con. Con cái là phúc phận của phái nữ. Không con, lấy gì để được gọi là hưởng phúc?

Thế nhưng đó đâu đã phải là tất cả. Đau khổ đâu lảng tránh những cô gái không chồng, những bà mẹ không con. Ai chẳng mang nỗi niềm riêng u uất.

Có chồng mà không thể cùng chồng chia sẻ tấm lòng, không thể nương tựa vào chồng những lúc khổ đau, anh ta không phải điểm tựa cho mình gục vào và hồn nhiên khóc. Người thứ ba cười buông: Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng. Không may thay khi đời sống vợ chồng thiếu vắng sự hoà hợp cảm thông.

Có con, đó là cái phúc người phụ nữ được hưởng, là hy vọng để cả đời người phụ nữ “đắm đuối vì con”, đó là mục đích, là niềm vui sống của bao tâm hồn nữ. Vậy mà… Người thứ tư điềm đạm: Tuyệt vọng nhất là người đàn bà không cười được khi thấy con. Còn gì buồn bã hơn khi chính hy vọng lại cướp đi hy vọng của người mẹ.

Bốn người phụ nữ và bốn tâm sự, cái vô thường trong đời sống tinh thần của nữ giới đã được thâu tóm. Chẳng biết ai khổ hơn ai, chỉ biết rằng ai cũng cho đau khổ của mình là nhất. Qua bốn người, những đau-khổ-nhất ấy vẫn như tăng cấp thêm qua ba tính từ chỉ tâm trạng: tội nghiệp,vô phúc, bất hạnh và kết thúc ở một động từ tuyệt vọng đẩy nỗi đau rơi vào đáy vực sâu. Tận cùng!

Chỉ có người thứ năm không ca thán gì mà lặng lẽ: Mô Phật. Bí hiểm quá chăng? Không phải! Người thứ năm viên mãn nhất khi đã đi trọn vẹn con đường giác ngộ. Nhà thơ dửng dưng như không, tung người phụ nữ này vào giữa bốn người kia, buông lời Mô Phật vào giữa những tiếng kêu thương. Người giác ngộ nói lời giác ngộ. Giác ngộ lẽ đời.

Người ta chỉ có thể giác ngộ được khi thấu hiểu lẽ đời và bình thản trước nó. Đời là bể khổ. Sinh ra đời là đã chịu khổ đau. Bốn người phụ nữ nọ cũng phần nào hiểu được duyên do này, nên người ta chỉ buồn bã thở dài than tội nghiệp nhất, người ta chỉ chán chường chép miệng than vô phúc nhất, người ta chỉ nhạt nhẽo cười buông than bất hạnh nhất và người ta chỉ điềm đạm than tuyệt vọng nhất mà thôi, không có gì quá nặng nề cả. Từ tội nghiệp cho tới tuyệt vọng, nỗi đau lên tới tận cùng, nhưng hãy xem, cảm xúc của bốn người đàn bà trước nỗi đau của mình lại đi theo chiều ngược lại, chiều của Diệt đế. Từ thở dài qua chép miệng rồi cười buông đến điềm đạm, cảm xúc đã dần dần lặng sóng để đạt tới độ từ tốn tĩnh tại, tĩnh lặng, và dần bước vào hành trình thoát khỏi vô minh. Nhưng chỉ có một người… Buông lời niệm Mô Phật, chưa cần và không cần phải hành lễ, người thứ năm đã bước nốt con đường mà bốn người kia bỏ dở, đốn ngộ chân lý thánh mà bốn người kia vô minh. Như vậy, trong năm người đã có một người tìm thấy cho mình sự thảnh thơi thanh thản trước nỗi đời. Vậy đó, không ai giải thoát cho ta cả, chỉ có ta mới có thể tự giải thoát cho chính ta! Khi thấu hiểu là khi giải thoát.

Bài thơ không chỉ dừng lại ở đó:

Lão xà ích giật dây cương
Roi quất
Tung bụi đường.

Ba dòng thơ cuối, tác giả đã tung ra một lớp hồng trần, đã đặt năm người đàn bà vào dòng chảy luân hồi của cuộc đời. Giải thoát chỉ là nhất thời, luân hồi mới là mãi mãi. Con người ta luôn cầu mong sự thanh thản, luôn cầu mong được giác ngộ, nhưng hãy xem, ba dòng thơ cuối là bước ngoặt trong kết cấu của bài thơ cho thấy rằng bể khổ là vô tận: tôi và anh cứ cầu mong sự giải thoát thảnh thơi đi, song hãy nhớ rằng, ở đâu đó trong đời sống này, luôn có một lão xà ích đang âm thầm một cách tàn nhẫn điều khiển bánh xe luân hồi của đời ta; ta càng tiến gần tới sự giải thoát, lão càng ra sức quất roi tung bụi đường – bụi đời – bụi khổ đau. Tính chất triết lý, bề sâu ý nghĩa của bài thơ chính là chỗ ấy: cuộc sống là vòng tròn của luân hồi, giải thoát rồi lại rơi vào luân hồi. Đời người là một vòng khép kín vậy ư? Không! Hãy cố gắng tìm ra một khe hở, dù là nhỏ nhất. Người đàn bà thứ năm đã làm được điều này, dù chỉ trong khoảnh khắc!

Không ngần ngại khi nói đây là bài thơ hay với ý nghĩa mang màu sắc triết luận ẩn ở tầng sâu ngôn bản. Bài thơ vạch ra nỗi niềm thương cảm với người phụ nữ nhưng cũng an ủi rằng may rủi hoạ phúc là vô thường. Hiểu được vậy, người ta sẽ có được thăng bằng trong kiếp sống. Đó là giá trị lớn nhất của bài thơ này, để mỗi khi nói tới Dư Thị Hoàn, bạn đọc lại nhớ ngay tới Đi lễ chùa. Và ngược lại....
(st)

Thanked by 2 Members:

#43 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 18/03/2014 - 14:27

BẠO LỰC GIA ĐÌNH NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI

Bạo lực gia đình hiện đang là vấn nạn toàn cầu. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn ở các nước phương Đông khi mà ý thức “trọng nam khinh nữ” vẫn mặc nhiên tồn tại...

Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, tình trạng bất hạnh đổ vỡ sau hôn nhân, mà chủ yếu do bạo lực gia đình, đã kéo theo biết bao nhiêu hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đạo đức, tinh thần, văn hóa, an ninh xã hội và nhiều mặt tiêu cực khác trong đời sống con người, đây là một thực tế đáng lo ngại, cần được xã hội quan tâm sâu sắc, đồng thời rất cần những người làm công tác hoằng pháp chia sẻ thông tin và định hướng kịp thời để tháo gỡ những vướng mắc mà theo chúng tôi là Phật pháp hoàn toàn có khả năng hóa giải…

Bạo lực gia đình hiện đang là vấn nạn toàn cầu. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn ở các nước phương Đông khi mà ý thức “trọng nam khinh nữ” vẫn mặc nhiên tồn tại. “Tôi xa lạ với mọi sự kiện diễn ra ngoài cuộc sống vì không được đọc báo, không được tiếp xúc với nhiều người. Suốt 19 năm tôi cam chịu cuộc sống mất quyền làm người”. Chị Hoàng Thị Sen (Thái Bình) đã kêu cứu như vậy tại Hội thảo về “Bạo Lực Gia Đình”. Theo thống kê của Tổ chức Action Aid, ước tính trên thế giới cứ ba phụ nữ thì có một người đã từng bị đánh, cưỡng ép tình dục hoặc bị hành hạ mà thủ phạm đa số đều chính là người trong gia đình.

Bạo lực gia đình không chỉ là bạo lực giữa vợ chồng với nhau, mà còn là hành vi bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình. Xét trên bình diện giới tính, 90% nạn nhân của bạo lực là nữ giới nhưng cũng có đến 10% nam giới là nạn nhân của các bà vợ. Bạo lực gia đình là căn bệnh trầm kha nhưng khái niệm “bệnh” vẫn chưa đuợc xác định đúng đắn trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay. Theo Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi - Trưởng phòng Gia đình của Viện Xã Hội Học, các hành vi lạm dụng, cưỡng bức tình dục, lăng mạ, sỉ nhục, ngoại tình... chưa được dân chúng xem là các hình thức bạo lực gia đình và với đa số hành vi bạo lực gia đình chỉ bị lên án khi nó gây hậu quả nghiêm trọng (chết người, bị thương)

Thực chất, bạo lực gia đình là sự ứng xử bằng vũ lực (đánh đập) của người chồng đối với vợ, đôi khi là khủng bố tinh thần như nhục mạ hoặc im lặng kiểu “chiến tranh lạnh”… Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn và Chăm sóc sức khỏe phụ nữ Gia Lâm, bạo lực toàn diện chiếm tới 70,92%, tiếp theo là bạo lực về thể chất 13,06%, bạo lực tình dục 8,88%, bạo lực tinh thần là 7,14%. Xét về góc độ xã hội, bạo lực thể xác thường diễn ra với gia đình trình độ học vấn thấp, kinh tế khó khăn, vợ hoặc chồng vướng phải rượu chè cờ bạc. Ngược lại, bạo lực tinh thần thường nãy sinh trong gia đình viên chức trí thức như một "mặt trái của nền kinh tế thị trường".

Nghèo khổ, dân trí thấp, thất nghiệp, nghiện rượu, ngoại tình... là những nguyên cớ dẫn đến các hành vi bạo lực gia đình, nhưng “mất bình đẳng giới“ là nguyên nhân sâu xa nhất. Khách quan, nhiều công việc chung, lẽ ra hai vợ chồng phải cùng chung vai gánh vác, nhưng người chồng với óc gia trưởng và “định kiến giới” gần như đứng ngoài cuộc, do đó mà người phụ nữ cùng một lúc phải gánh nhiều vai, nếu không sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.

Một động cơ khác làm bùng nổ tình trạng bạo lực gia đình chính là sự cam chịu từ phía nạn nhân (thường là người vợ). Họ bị đánh đập ức hiếp nhưng nói ra “xấu thiếp hổ chàng” nên im lặng. Khảo sát của những người làm công tác tư vấn ở Trung tâm Tư vấn Chăm sóc Sức khoẻ Phụ nữ thuộc Bệnh viện Đức Giang - Hà Nội cho biết, trước khi xảy ra bạo lực, số người hy vọng sẽ được ứng cứu là 42,05%; tìm cách thoát thân là 25,61%; có hành động tự vệ 15,92%; chấp nhận sống chung với bạo lực gia đình là 16,43%. Nhưng khi bạo lực xảy ra, những người phụ nữ muốn kêu cứu là 50%; muốn bỏ chạy là 19.08%; có hành động tự vệ chỉ có 6,94%, còn cam chịu bạo lực là 23,98%, đây là một con số đáng kinh ngạc.

Bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng từ tâm lý đến thể chất kéo dài nhiều năm sau đó, thường là trầm cảm và rối loạn streess, nhiều trường hợp đã dẫn đến thương tật suốt đời, thậm chí tử vong, dẫn đến trầm cảm và rối loạn stress. Theo Viện Khoa học Xét xử Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, tại 42 tỉnh trong 5 năm (2000- 2005) Toà án Nhân dân các tỉnh đã xét xử 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình, trong đó 42% vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình... Điều đáng nói là con em khi phải sống trong một gia đình mà ngày ngày chứng kiến cảnh bạo hành, bạo lực, thì bé gái sẽ lớn lên với nỗi hoài nghi về người đàn ông, bé trai lại có khuynh hướng hung hăng như cha mình ngày trước. Trong những gia đình giàu có trí thức, nhiều trường hợp vợ phải cam chịu sống kiếp nô lệ, tê liệt về tinh thần, mang bệnh trầm cảm nặng vì chồng ức hiếp…

Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật, là đi ngược lại xu hướng phát triển của xã hội văn minh. Để ngăn chặn và từng bước đẩy lùi căn bệnh xã hội "bạo lực gia đình" trong xã hội chúng ta hiện nay, đòi hỏi các cấp, ban ngành, đoàn thể phải có nhiều giải pháp đồng bộ và mang tính toàn diện. Ngày 27/1/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực và đây là một trong những biện pháp tích cực từ phía Nhà nước. Cần thiết hơn là sự tham gia kịp thời của chính quyền địa phương để ngăn ngừa thủ phạm. Các hội đoàn cũng cần phối hợp tuyên truyền rộng rãi các thông điệp “Chúng ta là đàn ông, chúng ta chống bạo lực gia đình” và tìm cách nâng cao trách nhiệm để mọi người không thể sống với một trái tim vô cảm theo kiểu mặc kệ “đèn nhà ai nấy sáng” .

Đặc biệt, các hội đoàn cần kết hợp với lực lượng Công an tác động lên chính thủ phạm bằng cách trao đổi đối thoại với họ về “Tình người”, về “Bình đẳng giới” cũng như ra tay tương trợ một cách cụ thể: Tạo điều kiện cho vay vốn để xoay sở nghề nghiệp. Có nghề, không đói kém thiếu thốn, những người đàn ông chắc chắn bớt đi việc trút bỏ cơn giận cuộc đời lên thân thể vợ. Ông Nguyễn Ngọc Quyết - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Chăm sóc Sức khỏe Phụ nữ Gia Lâm đã đúc kết sau nhiều năm làm công tác tư vấn chương trình phòng chống bạo lực gia đình: “Tiếp cận - Tư vấn - Giáo dục - Răn đe - Trừng phạt”. Đây là cách thức rất hiệu quả được tổ chức Ford Population đánh giá cao. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã cam kết thực hiện bình đẳng giới, nên việc chấm dứt căn bệnh bạo lực gia đình là một trong những việc làm cấp bách hiện nay.

Như chúng ta đã biết, mỗi mái ấm gia đình an vui, hạnh phúc chính là một viên gạch chất lượng, là nền tảng vững chắc để xây dựng nên một xã hội tươi sáng, một đất nước phồn vinh, một thế giới hòa bình thịnh vượng, ngược lại một gia đình rạn nứt đổ vỡ bởi bạo bạo lực gia đình là một viên gạch mục nát; nhiều viên gạch kém chất lượng như vậy góp vào thì sớm muộn gì ngôi nhà thế giới cũng ngã nghiêng xiêu vẹo. Cùng với nhiều nguyên nhân chủ quan khác thì đây cũng được xem là một yếu tố quan trọng khiến cho thế giới cứ mãi chìm trong đau thương và mất mát, trước sự việc này chúng tôi thiết nghĩ, sự thiếu hụt về vật chất nhất thời chúng ta có thể dễ dàng vuợt qua nhưng sự mất mát suy sụp về tinh thần thì tâm hồn chúng ta khó có thể thoải mái an lạc được, nếu không muốn nói là rất nguy hiểm cho thế hệ con cháu chúng ta và cho toàn xã hội.

Chúng tôi nêu lên tầm quan trọng của vấn đề này là để nhấn mạnh thêm trách nhiệm hoằng pháp của Phật giáo nói chung và của Ban hướng dẫn gia đình Phật tử nói riêng, đã đến lúc chúng ta phải thật sự có trách nhiệm trước thực trạng bạo lực gia đình để chia sẻ gánh nặng cho xã hội và góp phần tạo nên một môi trường trong sáng lành mạnh, dạt dào tình yêu thương tôn trọng hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ các thành viên trong gia đình của người Phật tử, để từ đó những người Phật tử tại gia có thể thuận lợi hơn trong việc tu tập cũng như đóng góp công sức của mình cho đạo pháp và dân tộc một cách trọn vẹn hơn.

Như chúng ta đã biết, đạo Phật là đạo giác ngộ, tính nhập thế của đạo Phật là đem ánh sáng giác ngộ đi vào cuộc đời, làm cho cuộc đời vốn đau khổ và nhiều ràng buộc này trở nên giải thoát an lạc. Trách nhiệm của Ban hoằng pháp từ trung ương cho đến các địa phương đều không ngoài việc này. Nội dung hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam hiện nay rất là đa dạng phong phú, chủ yếu tập trung vào các đề tài làm sáng tỏ giáo lý Phật Đà nhằm khơi nguồn tuệ giác trong đời sống và các vấn đề quan trọng về đạo đức, văn hóa xã hội nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc bền vững cho nhân loại.

Tuy nhiên những đề tài liên quan đến “Bạo hành học đường” hay “Bạo lực gia đình”, mà chúng tôi cho là rất quan trọng, thì dường như ít được chư Tăng cảm thông chia sẻ, có thể là giới Tăng sĩ chúng ta đa phần chưa từng trải nghiệm vấn đề này, hoặc chẳng mấy khi Phật tử thưa hỏi quý thầy vấn đề hôn nhân và gia đình vì cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm của giới Phật tử tại gia. Vì vậy mà những bế tắt trong đời sống gia đình của người Phật tử vẫn mãi là vấn đề nan giải của riêng họ, để rồi họ đành âm thầm cam chịu những “nghiệp chướng” hệ lụy và bất hạnh từ những hành vi xâm phạm từ thể xác đến tinh thần do bạo lực gia đình gây ra. Theo chúng tôi thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến điều này, tất cả đều do các thành viên trong gia đình đã không được định hướng trên nền tảng giáo lý Phật Đà trước khi lập gia đình cũng như trong quá trình chung sống…

Trong đời sống thế gian, sở dĩ gia đình không hạnh phúc, cuộc sống không hòa hợp, đó là do sự thiếu hiểu biết về nhau, chưa thật sự cảm thông nhau giữa chồng và vợ, dẫn đến tình trạng này là vì trước khi đôi nam nữ lấy nhau, thông thường là vì sự bộc phát của lòng ham muốn nhất thời, có thể gọi đó là sự luyến ái nhau và cũng có thể gọi đó là tình yêu thương nhất thời giữa nam và nữ. Do yêu thương mà không có chuẩn bị cho nền tảng hạnh phúc gia đình lâu dài nên đã dẫn đến xung khắc, xung khắc mà thiếu lý trí cộng với không kiềm chế dẫn đến bạo lực, từ đó đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Đây là tình trạng vốn phổ biến trong đời sống gia đình trong xã hội chúng ta hiện nay. Đứng trước hoàn cảnh như vậy, Phật giáo sẽ đóng vai trò như thế nào và sẽ phải làm gì để trợ duyên cho gia đình Phật tử và cả những thanh niên Phật tử sắp bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, để họ có được vốn liếng làm hành trang xây dựng cho mình một mái ấm, thật sự là một gia đình hạnh phúc.

Đối với vấn đề bạo lực gia đình, theo suy nghĩ của chúng tôi, trước khi đến với hôn nhân, quý Phật tử cần phải tìm hiểu nhau thật kỹ càng trên quan điểm “sống đạo” và định hướng tu tập lâu dài về sau, phải đến với nhau bằng tình yêu thương trên căn bản của sự sáng suốt (trí tuệ) và phẩm chất đạo đức (từ bi) và sự cảm nhận sâu sắc trong tinh thần hướng thượng, thăng hoa của đạo Phật, nhất quyết không để sự rung cảm nhất thời của con tim mà người ta thường cho đó là “tiếng gọi của tình yêu” cướp đoạt mất hạnh phúc gia đình chúng ta về sau này, vì khi đó quý Phật tử hoàn toàn không đủ sáng suốt và thời gian để tìm hiểu nhau cặn kẽ. Hôn nhân là đại sự của một đời người mà xây dựng môt cách cẩu thả mơ hồ, chỉ dựa vào sự ham muốn dục vọng nhất thời, không nền móng gì cả thì như vậy quả thật là đáng tiếc.

Như chúng ta đã biết đức Phật thị hiện ra đời để cứu vớt chúng sanh thoát khỏi sông mê vượt qua bờ giác, trong tám muôn bốn ngàn phương tiện mà đức Phật đã chỉ bày để đối trị với tám muôn bốn ngàn trần lao phiền não của chúng sanh, đặc biệt có một thánh dược trị được chứng bệnh “Bạo lực gia đình” và “Đổ vỡ đời sống gia đình” đó chính là “Tứ Vô Lượng Tâm” (Từ, Bi, Hỷ, Xả) rất thiết thực mà đức Phật đã chỉ dạy đối với hàng tứ chúng đệ tử.

Để ngăn ngừa tận gốc hành vi bạo lực gia đình trên nền tảng giáo lý mà đức Phật đã chỉ dạy, đồng thời để kiến tạo cho mình một đời sống an lạc trong hiện tại và một số vốn tối thiểu trong kiếp lai sinh, thì Phật tử chúng ta nên cố gắng giữ gìn ngũ giới đã thọ trì, tiến đến tu hành thập thiện, bên cạnh đó chúng ta phải kiên trì trau dồi bốn đức hạnh từ bi hỷ xả, sống một đời sống thiện lành, đạo đức vị tha, nghiên khắc với mình, khoan dung độ lượng với người… được như vậy thì đời sống hiện tại của chúng ta chắc chắn sẽ gặt hái những điều tốt đẹp.

Trong đời sống con người, phái nữ là phái yếu nhưng rất nhạy cảm, trong một gia đình mà người chồng cứ xem người vợ của mình như là môt công cụ sanh đẻ cho mình, như là một tôi tớ giúp việc trong nhà, thì quả thật không thể nào gia đình đó có hạnh phúc được, nếu có chăng, thì cũng chỉ gượng gạo do người phụ nữ đương thời họ chấp nhận hoàn cảnh, thật sự thì nó ngầm chứa ở đó một sự tan vỡ, nó ngầm chứa ở đó một sự thoát ly khỏi bất công ngược đãi, mà đời sống vợ chồng luôn ở trong tình trạng rạn nứt bấp bênh như vậy thì làm gì có hạnh phúc, chính vì thấy được điều này nên đức Phật đã chỉ dạy cho hàng Phật tử năm bổn phận đối xử qua lại giữa hai vợ chồng trong bản kinh Thi Ca La Việt để từ đó xây dựng nên một gia đình hạnh phúc.

Như vậy, nếu quý Phật tử triển khai thực hành những lời dạy của đức Phật, xây dựng một đời sống bình đẳng, tôn trọng, cảm thông chia sẻ, yêu thương gắn bó và cùng hướng đến một chân trời thánh thiện, thì chắc chắn rằng hạnh phúc sẽ ở trong tầm tay của mỗi gia đình, khi đó đời sống gia đình sẽ không có sự xung khắc, không còn đau thương và chắc chắn là sẽ không còn cảnh bạo lực gia đình để dẫn đến việc chồng ly dị vợ, vợ ly dị chồng, cha mẹ lìa xa con cái… chính vì vậy mà trách nhiệm của Ngành Hoằng pháp nói chung và của Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử nói riêng sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định hướng trợ duyên cho gia đình Phật tử trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình.
(st)


Thanked by 1 Member:

#44 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 18/03/2014 - 14:32

Em bik 1 mẹ bị bạo lực , bà ý tâm sự vs các chị em . Được các chị em xui nó đánh mình , mình đánh lại . Ko bik cầm dao thì cầm chày gỗ mà đập nó

Ôi bà ý về làm thật , 2 vc đánh nhau , đập đồ rồi cùng nhau đi mua lại đồ . Xót của vs sợ vợ tức nước vỡ bờ hay sao ý mà từ đó ông chồng sợ vợ

Bà ý còn bảo chồng em giờ để tên số đt vợ là " chị dậu "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi DaiKhe: 18/03/2014 - 14:34


Thanked by 1 Member:

#45 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2031 thanks

Gửi vào 18/03/2014 - 14:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DaiKhe, on 18/03/2014 - 14:32, said:

Em bik 1 mẹ bị bạo lực , bà ý tâm sự vs các chị em . Được các chị em xui nó đánh mình , mình đánh lại . Ko bik cầm dao thì cầm chày gỗ mà đập nó

Ôi bà ý về làm thật , 2 vc đánh nhau , đập đồ rồi cùng nhau đi mua lại đồ . Xót của vs sợ vợ tức nước vỡ bờ hay sao ý mà từ đó ông chồng sợ vợ

Bà ý còn bảo chồng em giờ để tên số đt vợ là " chị dậu "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bạo lực gia đình ở mình, còn nhiều lắm mà, mặc dù các bác nhà luật giờ cũng bắt đầu "sắn tay áo" vào cuộc điều trị phần tử cậy tứ chi phát triển, chồng đánh vợ, chửi vợ, ngoại tình--> phạt tiền, nhưng dường như có Luật để cho...vui, vẫn là câu chuyện bi, hài chưa có hồi kết...Được cái chị em nước nhà vốn rất trọng đạo lý "áo lành đùm áo rách" bị chồng đánh rách áo, mai mua cái khác đẹp hơn cho bõ tức! Phụ nữ toàn diện là phụ nữ sáng diện, trưa diện, tối diện, nửa đêm cũng diện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi hongtiem: 18/03/2014 - 14:43


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |