Jump to content

Advertisements




GẬY KIM CANG HÉT- HOÀ THƯỢNG TUYÊN HOÁ - QUYỂN HAI


108 replies to this topic

#1 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 24/12/2013 - 20:55

Lời Tựa

Trên đường tu tập, chắc hẳn chúng ta cũng gặp những gút mắc khó hiểu nên rất cần có những bậc thiện tri thức hướng dẫn chỉ bày. Thông cảm điều này nên thường sau những buổi thuyết giảng Hòa Thượng Tuyên Hóa thường hay khuyến khích đại chúng phát biểu ý kiến hoặc nêu lên những thắc mắc của mình. Quyển " Gậy Kim Cang Hét tập 2 " này cũng lại tiếp tục gói ghém thêm những câu vấn đáp của Ngài và hội chúng.

Hầu tạo cơ hội cho mọi người có thể mạnh dạn nói lên những gì không dám hỏi, Hòa Thượng khiêm tốn pha lẫn chút khôi hài bảo rằng:
- Nghe tôi nói mà quý vị không nói thì tôi cảm thấy vậy là không công bình, cho nên bây giờ tôi muốn nghe các vị nói như thế nào. Nếu ai có thắc mắc gì, xin hãy dùng trí huệ của mình mà hỏi người không có trí huệ như tôi để giải đáp. Nhưng nếu tôi có đáp sai thì cũng xin quý vị chỉ giáo giùm cho.

Vì căn tánh chúng sanh bất đồng, hẳn nhiên trình độ hiểu biết cũng không ai giống ai, nên khi có người hỏi rằng:
- Con không biết chữ, nghe giảng cũng không hiểu, vậy con nên làm sao đây?

Ngài ân cần khuyến khích qua câu đáp:
- Dễ thôi! Thì học cho biết, không hiểu thì có thể đi hỏi người ta! Bởi vậy chúng ta cần phải thân cận thiện tri thức tức là nên đi hỏi thăm bạn bè, cần học hỏi cho rõ ràng minh bạch.

Có lúc Ngài trả lời ngắn gọn nhưng bao hàm ý nghĩa sâu sắc rất thiết thực. Ví như giải đáp câu hỏi:
- Làm sao để ly khổ đắc lạc và liễu sanh thoát tử?
Ngài đáp: Quý vị không khổ tức là vui rồi! Còn quý vị không tử tức là sanh đó!

Hoặc Ngài dí dỏm sách tấn thật linh động:
"... Lạy xong một vạn lạy, quý vị cũng có thể lạy thêm một trăm vạn lạy, một ngàn vạn lạy nữa đều được cả, không có giới hạn gì hết" để trả lời câu hỏi, nếu có phải lạy đủ một vạn lạy trước khi quy y như Ngài đã quy định.

Tuy nay Hòa Thượng đã không còn nữa, nhưng những lời giáo huấn của Ngài vẫn mãi còn đây, đặc biệt qua quyển Gậy Kim Cang Hét này. Hi vọng biết đâu trong đó có những lời giải thích kỳ đặc của Ngài sẽ là những tiếng thét cứng rắn phá tan ngay khối nghi u ám mà tự chúng ta vẫn không sau thấu hiểu.


Ban Việt Ngữ

Thanked by 2 Members:

#2 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 24/12/2013 - 21:13

1. Hỏi: Như có một số cư sĩ tại gia nói với chúng con rằng: "Nghiệp chướng mà đến rồi thì mình sẽ không tiến bộ được và còn muốn thoái lui nữa". Nhưng nếu đó là định nghiệp thì chúng con nên trả lời họ như thế nào? Chúng con có nên ép buộc họ tiếp tục tinh tấn không?

Đáp: Nên xem tình hình lúc đó, tùy người cho thuốc, tùy theo chứng bệnh cho thuốc. Phiền não và Bồ Đề giống như nước và băng - phiền não tức Bồ Đề. Có lúc mình bị đặt vào chỗ chết nhưng rồi lại được sống sót; gặp việc không thể nhẫn mà mình phải nhẫn, chuyện khó qua cũng phải vượt qua thì mới đúng. Không cần phải tự chui đầu vào rọ, không có đường cùng đâu.

2. Hỏi: Chúng ta thường thảo luận về chỗ giống nhau và khác nhau của quả vị Bồ Tát và La Hán. Xin Hòa Thượng giải thích cho chúng con biết rõ về chỗ khác biệt giữa quả vị Bồ Tát và La Hán?

Đáp: La Hán, Bồ Tát đều là các danh từ, chỉ có điều các Ngài không giống như người thường. Bồ Tát muốn làm lợi cho người, còn La Hán chỉ lo tu trì cho mình đây là giai đoạn của sự tu hành. Phàm phu chúng ta không thể nào hiểu nổi cảnh giới của La Hán đâu. Quý vị cứ ở đó mà tính tới tính lui, tưởng tượng so đo cho lắm, chỉ lãng phí hết cả thời giờ.

3. Hòi: Lúc tu hành thì tâm con muốn kháng cự lại, do đó mà tạo thành chướng ngại. Vậy con nên làm sao để đối trị nó?

Đáp: Nếu có cọp tới muốn ăn thịt con, phải chăng con cũng muốn ăn thịt nó lại? Đó là kháng cự, con có thể làm được như vậy không?

4. Hỏi: Con đã làm kẻ hung thủ hết chín năm rồi. Con cảm thấy tội lỗi quá nặng nề, nhưng con nay thật muốn tu hành, vậy con nên làm sao để tiêu trừ nghiệp chướng?

Đáp: Tội lỗi dù ngập trời, một khi sám hối liền tiêu. Điều quan trọng nhất là con phải sanh tâm hổ thẹn và sám hối trước đức Phật. Tội lỗi ví như băng tuyết, nhưng ánh nhật quang của Phật sẽ soi chiếu tan hết. Nếu tội không tiêu, ta sẽ cùng con xuống địa ngục.

5. Hỏi: Con đã tạo ra nhiều tội lỗi lớn lao đến thế, vậy con nên làm sao để sớm tiêu trừ hết đây?

Đáp: Đảnh lễ trước bàn thờ Phật, tội lỗi dù nhiều như cát sông Hằng cũng được tiêu trừ, nhưng con cần phải hết lòng thành khẩn mà sám hối.

Thanked by 3 Members:

#3 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 24/12/2013 - 21:24

6. Hỏi: Khi tĩnh tọa, bỗng nhiên con bị hôn trầm, tay chân không động đậy, như vậy thì con làm sao khắc phục được việc ngồi thiền?

Đáp: Học ngồi thiền thì phải có thiện tri thức chỉ dạy, chớ không được tu luyện một cách mù mờ.

7. Hỏi: Chú Lăng Nghiêm có tác dụng hữu hiệu như thế nào?

Đáp: Sẽ khai mở trí huệ. Cho nên bảo rằng, nếu chúng ta muốn cho Phật Pháp hưng thịnh thì trước hãy nên học Kinh Lăng Nghiêm và muốn đấu với Diêm Vương thì trước nên trì Chú Lăng Nghiêm.

8. Hỏi: Nếu lấy những bài hát thịnh hành đề phổ nhạc cho pháp âm Phật Giáo, vậy có đúng như pháp không? Và làm thế có khiến cho người ta phê bình này nọ không?

Đáp: Nếu quý vị sợ có người phê bình, vậy tốt hơn quý vị đừng làm gì hết. Thử hỏi thiên hạ có chuyện tốt nào mà không bị người đời phê phán đâu? Nếu sợ bị phê bình thì đừng nên làm gì cả. Còn như không sợ người phê bình thì cứ việc hướng thẳng tới trước mà làm.

- Nhưng có người phê bình rằng: Tại sao Phật Giáo không tự sáng tác nhạc khúc của Phật Giáo, mà lại dùng âm nhạc của những bài hát thịnh hành?

- Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, mỗi mỗi pháp môn đều là số một cả.

9. Hỏi: Tại sao Sư Phụ không đi thăm viếng các quan tướng cao cấp trong chánh quyền?

Đáp: Trong giới luật có nói rất rõ ràng, thăm viếng các quan chức chánh quyền không phải là chuyện của người xuất gia nên làm.

10. Hỏi: Thưa Sư Phụ, con biết rõ điều này là không đúng, nhưng lúc khởi vọng tưởng, con cảm thấy buồn bã, muốn thoái lùi. Con sợ rằng sẽ không đứng vững nữa.

Đáp: Đây là do tâm ích kỷ của con tác quái. Giả như con không có tâm riêng tư, mà tất cả đều vì pháp quên thân, vậy làm gì có cái "Ngã" hay cảm thấy không chịu nổi? Con hãy mau quên hết mấy cái thứ cuồng vọng đó đi.

Thanked by 3 Members:

#4 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 24/12/2013 - 21:44

11. Hỏi: Cha mẹ con không tán thành việc con xuất gia, vì họ nghĩ rằng xuất gia không phải là điều tốt. Riêng con rất muốn đem Phật Pháp cảm hóa cha mẹ mình, nhưng nếu con xuất gia sẽ rất dễ gây ác cảm với họ. Vì vậy xin Sư Phụ chỉ dạy con một phương pháp khiến họ từ từ tiếp nhận Phật Giáo và học cách tọa thiền.

Đáp: Được! Muốn làm cho cha mẹ con không phản đối việc con xuất gia thì rất dễ thôi! Lúc trước ở Mã Lai có một vị xuất gia, vị này thấy người xuất gia ở Vạn Phật Thành đều đắp y nên thầy cũng muốn đắp y. Nhưng bất luận thế nào đi nữa, Sư Phụ của thầy cũng không cho phép thầy đắp y, lại còn nói rằng người xuất gia không cần thiết phải đắp y. Thầy bèn hỏi tôi nên làm sao. Tôi bảo: "Hỏi thử Sư Phụ thầy rằng: 'Nếu đắp y, con nhớ mình là người xuất gia nên không dám sanh tâm dâm dục; nếu không đắp y, con cứ muốn đi tìm phái nữ.' Hỏi Sư Phụ của thầy, vậy thầy phải làm sao, xem ổng có đồng ý cho thầy đắp y hay không?" Thế là thầy trở về hỏi Sư Phụ. Ông Sư Phụ nghe thầy nói vậy bèn không ngăn cản việc thầy đắp y nữa. Còn về vấn đề của con, con có thể nói với cha mẹ con rằng: "Nếu con không xuất gia, con chỉ nghĩ đến chuyện ăn nhậu, chơi bời, cờ bạc, nghiện ngập, giết người, đốt nhà, việc gì con cũng dám làm cả. Nhưng nếu con xuất gia rồi, vì thọ giới cấm không sát và phóng sanh, nên tự nhiên con sẽ không dám làm những chuyện hắc ám như thế." Rồi hỏi cha mẹ con, vậy con nên làm sao? Xuất gia hay không nên xuất gia, cái nào tốt cho con hơn?

12. Hỏi: Phật Giáo Nam Tông ít tu pháp môn niệm Phật. Xin hỏi Hòa Thượng, chúng con nên tu pháp môn nào để sanh tâm tín ngưỡng?

Đáp: Tín ngưỡng thì giống như năm thứ mùi vị. Các pháp môn của Phật cũng giống như các mùi vị: chua, ngọt, đắng, cay và mặn. Quý vị không thể nói vị chua là số một, cũng không thể cho vị ngọt là đệ nhất, hoặc vị đắng là tột bậc, vị cay là hơn hết, hay vị mặn là thượng hạng; bởi mỗi người đều có sở thích riêng biệt.

13. Hỏi: Một số người cho rằng, chất thịt có đủ dinh dưỡng và bổ ích cho thân thể hơn. Xin hỏi theo cách nhìn của Hòa Thượng thì như thế nào?

Đáp: Thật ra thịt không phải là thứ bổ dưỡng giúp cho thân thể khỏe mạnh, vì hiện trên thế giới đã có rất nhiều người ăn thịt mắc phải bệnh ung thư rồi!

14. Hỏi: 1) Phái Tiểu Thừa nói thân trung ấm sẽ đi đầu thai tức khắc, nhưng sao kinh điển Đại Thừa lại cho rằng phải trải qua từ bảy ngày đến bốn mươi chín ngày thì thân trung ấm mới đi đầu thai?
2) Con người từ đâu đến và tại sao lại có nhiều người quá vậy?

Đáp: 1) Thời gian cho thân trung ấm đi đầu thai cũng không nhất định. Có khi trải qua vài đại kiếp mà nó cũng chưa đầu thai, có khi nó lập tức đi đầu thai liền. Đây đều không có sự nhất định nào cả.
2) Không phải con người chết đi rồi đều có thể được sanh trở lại làm người, mà có khi bị làm gà, làm chó, làm các loài súc sanh khác. Tất cả chúng sanh phân ra theo: thai, noãn, thấp, hóa; và căn cứ vào tánh, loại, nghiệp báo mà thay phiên nhau chạy bên Đông, bên Tây. Cũng giống như con người bỗng biên đi nước Bỉ, rồi lại từ Bỉ đi Trung Quốc, mọi chuyện đều không nhất định. Nhưng dù cho biết mấy chuyện đó cũng không nhất định là sẽ giúp ích cho sự tu hành của mình.

15. Hỏi: Hình như quý Ngài tu hành không giống với Phật Pháp ở Á Châu?

Đáp: Thời đại mạt pháp là Phật Pháp đã tới chỗ chót ngọn rồi, nếu chúng ta không mau cấp cứu sửa đổi tệ nạn trong giáo môn thì mạch mạng Phật Pháp cũng sẽ bị đoạn tuyệt. Hiện ngay trước mắt, Phật Giáo có rất nhiều việc cần phải sửa đổi cho tốt hơn.

Thanked by 2 Members:

#5 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 24/12/2013 - 22:07

16. Hỏi: Tông chỉ của Phật Giáo về việc hoằng pháp ở Hoa Kỳ là như thế nào?

Đáp: Điều căn bản nhất là Lục Đại Tông Chỉ: không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi và không nói dối. Đây là sáu mặt kiếng chiếu yêu ma, cũng là sáu cái chày giáng xuống bọn ma quái. Nếu chúng ta thường ghi khắc Lục Đại Tông Chỉ này thì các thiên ma, ngoại đạo, đồ giả hiệu gì cũng không có chỗ ẩn trốn mà phải hiển lộ nguyên hình thôi! Tông chỉ của chúng ta cốt tạo thêm phần chánh khí cho vũ trụ, phá trừ các sát khí xung thiên cùng các oán độc hiện đang tràn ngập khắp toàn cầu.

17. Hỏi: Một số người cho rằng, tin Phật hoặc xuất gia là trốn tránh thực tại, xin hỏi có phải là vậy không?

Đáp: Trong Lục Tổ Đàn Kinh nói: "Phật Pháp tại thế gian, không rời thế gian giác, nếu rời thế gian mà cầu Bồ Đề thì ví như tìm sừng thỏ." Phật Pháp cũng không tách rời hoặc đối nghịch với pháp thế gian, mà là nhập thế, lại còn siêu thế; tại trần nhưng xuất khỏi trần, ngay tướng nhưng lại rời khỏi tướng vậy.

18. Hỏi: Sao gọi là phản bổn hoàn nguyên?

Đáp: Tức là tu hành chân thật, hồi phục lại thể đồng trinh thanh tịnh, luyện cái túi da thối này thành thân kim cang bất hoại. Mặc dù ngày trước mình đã từng làm tổn hại thân thể, nhưng nếu ta biết dừng chân trước vực thẳm và lập tức rút lui, rời xa khỏi bụi trần đề hợp với tánh giác, thì đời này chúng ta cũng có cơ hội để phục hồi cái bản nhiên thanh tịnh của mình.

19. Hỏi: Có số người nói rằng, mình tin Phật nhưng không cần phải quy y Tam Bảo. Xin hỏi, nói vậy có đúng không?

Đáp: Lấy chuyện đi học ra để nói, nếu chúng ta muốn lấy bằng tiểu học thì mình phải hoàn thành khóa tiểu học; nếu muốn được bằng trung học thì chúng ta cũng phải học xong trung học. Giả sử như chúng ta muốn học đại học để lấy bằng cấp cử nhân, thạc sĩ hay bác sĩ thì tự nhiên mình cũng phải học xong các lịch trình khóa học bắt buộc theo từng giai đoạn; rồi phải trải qua các kỳ thi cử hợp lệ tức chúng ta mới được cấp văn bằng. Đạo lý quy y Tam Bảo cũng giống như vậy thôi!

20. Hỏi: Làm sao phân biệt được thiện tri thức và ác tri thức?

Đáp: Chuyện này đơn giản thôi! Trước tiên hãy xét xem người đó có tham tài, có háo sắc không? Nghĩa là chúng ta dựa vào hai điều này để làm tiêu chuẩn phán xét.

Thanked by 2 Members:

#6 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 24/12/2013 - 22:31

21. Hỏi: Có một vị Pháp sư cho rằng, trong kinh điển có câu "Như thị ngã văn: Tôi nghe như vầy," nên đổi thành "Như thị ngã dịch: Tôi dịch như vầy," con không biết là câu nào đúng?

Đáp: Thật tình mà nói thì hai câu đó đều không đúng. Lúc kết tập kinh điển, tôn giả A Nan thêm vào câu "Tôi nghe như vầy" đề mở đầu bài kinh, điều này chứng minh là Ngài đích thân nghe đức Phật giảng thuyết. Câu nói đó cũng đâu phải chính bản thân đức Phật nói. Nếu như dùng câu "Tôi dịch như vầy" thì quả là ngay cả ý nghĩa của chữ, người ta cũng đã hiểu sai rồi. Ngài A Nan bất quá là vị sưu tập chứ nào phải là người phiên dịch kinh điển đâu!

22. Hỏi: Có hi vọng gì chuyển biến cuộc chiến ở Trung Đông không, nhân quả sẽ như thế nào?

Đáp: Nếu ai nấy đều hiền lành, hòa nhã thì sẽ không có chiến tranh. Nhân quả của chiến tranh là bởi mọi người không hiền lành, hòa nhã.

23. Hỏi: Do Thái và ngọn lửa chiến tranh Trung Đông là "oan gia nên giải, không nên kết". Nhưng rốt cuộc người ta làm sao để hóa giải các thứ ân oán đó?

Đáp: Đó đều là do sự tích tụ từng chút từng chút mà thành. Lần này tôi đến Ba Lan, Âu Châu là nơi nước Đức đã giết chết không biết bao nhiêu người Do Thái mà kể trong trận thế chiến thứ Hai. Một phần mộ chôn mấy chục ngàn người bên trong. Mấy chục ngàn người cùng chôn chung trong một ngôi mộ.

24. Hỏi: Trung Quốc và Đài Loan đã tách ra từ lâu. Nhưng hiện nay rất nhiều người lo lắng về việc Đài Loan muốn độc lập, hoặc là Trung Cộng có thể sẽ dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Chuyện này một khi xảy ra tức người Hoa sẽ tàn sát lẫn nhau, nhưng người Trung Quốc hi vọng chuyện đó sẽ không xảy ra. Ngài nhận thấy có phương pháo gì tốt hơn để giúp họ đạt thành nguyện vọng này không?

Đáp: Nếu người người đều hiền lành, hòa thuận với nhau thì sự việc gì cũng giải quyết được chớ đâu cần phải đấu tranh, thật đơn giản thôi! Việc Đài Loan muốn độc lập, gọi là Đài Độc chi đó, lại còn là gì gì đi nữa, âu cũng đều là muốn tranh quyền, muốn có quyền lực, địa vị, cho nên mới muốn Đài Loan độc lập...

25. Hỏi: Có một vấn đề là trong tương lai Đại Lục (Trung Quốc) sẽ thống nhất Đài Loan hay Đài Loan sẽ thống nhất Đại Lục?

Đáp: Việc này nên hỏi Đài Loan và Đại Lục. Người Đài Loan thì nói Đài Loan thống trị Đại Lục, nhưng người Đại Lục lại nói Đại Lục sẽ thống trị Đài Loan. Điều này cũng không phải là thống trị mà là dùng phương pháp tốt hơn để quản lý thôi!
- Nhưng ý kiến về chánh trị của họ không giống nhau thì sao?
- Ý kiến chánh trị chính là "người có đức sẽ được tại chức, người không đức bị mất ngôi vị."

Thanked by 2 Members:

#7 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 24/12/2013 - 22:49

26. Hỏi: Sư Phụ có thể dự đoán chút đỉnh, thử coi đến bao giờ Phật Giáo ở Hoa Kỳ mới phát dương rạng rỡ?

Đáp: Hiện nay đã phát dương rạng rỡ rồi, con đừng nên không biết đủ như thế. Bởi ở nơi có đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa mà bây giờ cũng đã có nhiều Phật tử, vậy đây không phải là đã phát dương rạng rỡ rồi sao?

27. Hỏi: Xin Sư Phụ khai thị, cư sĩ tại gia nên tu hành như thế nào? Đặc biệt trong lúc chúng con bận rộn túi bụi với bổn phận thì làm sao có thời gian để tu hành cho được và chúng con nên tu hành theo phương thức nào là tốt nhất?

Đáp: Cách thức tốt nhất là không nên nổi nóng! Không nên tự mình gây lộn với chính mình, trong tâm cũng không nên có sự tranh chấp. Không nên bên này vừa mới tu hành, bên kia lại nói không thể tu được, chớ đừng ở đó gây cãi với chính mình. Đó là sự tu hành tốt nhất.

28. Hỏi: Bài tán hương có câu: "Thành ý phương ân, chư Phật hiện toàn thân." Có sách nói là "chư Phật hiện kim thân." Vậy rốt cuộc là kim thân hay là toàn thân?

Đáp: Kim thân tức là toàn thân, toàn thân tức là kim thân đấy.

29. Hỏi: Tại sao khi tụng Tam Quy Y chúng ta lại sửa đổi câu: Tự quy y Phật, đang nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm? Như trong kinh Hoa Nghiêm bảo rằng: Tự quy y Phật, đang nguyện chúng sanh, thiệu long Phật chủng, phát vô thượng tâm.

Đáp: Pháp thì không có định pháp. Vì họ cảm thấy niệm như thế thuận miệng nên sửa đổi đó thôi!

30. Hỏi: Con thấy trên đài truyền hình khi phỏng vấn học sinh trung học, họ hỏi: "Tại sao phải làm người tốt? Làm người tốt thì có lợi ích gì?" Nghe hỏi vậy con cảm thấy đau lòng quá!

Đáp: Thế tại sao người ta muốn làm ngựa, làm trâu? Tại sao người ta lại muốn người làm mèo, làm chó? Cũng giống vậy thôi! Nếu như họ không muốn làm người tốt thì họ có thể đi làm các loại đó vậy!

Thanked by 2 Members:

#8 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 24/12/2013 - 23:06

31. Hỏi: Hi vọng những cuốn sách mà Sư Phụ viết như cuốn "Cội Gốc Con Người" (Nhân Chi Căn), những loại sách này có thể cho xuất bản nhiều thêm nữa được không? Chúng con muốn bắt đầu ngay từ căn gốc và cũng muốn cho các trẻ em sớm được trồng căn lành!

Đáp: Hay lắm! Tốt lắm! Quý vị nên làm ngay từ cái gốc căn bản.

32. Hỏi: Con trai của con hỏi con rằng: Có rất nhiều đại đức cao tăng đã từng độ cho các con cọp, sư tử quy y; nhưng nếu loài gấu ở vùng Bắc cực, là nơi lạnh rét không có rau cỏ chi, vậy loài gấu ở đó quy y rồi, chúng sẽ ăn cái gì?

Đáp: Ăn băng, ăn tuyết! Nếu chúng ở Nam cực thì sao? Cũng ăn băng, ăn tuyết luôn!

33. Hỏi: Làm sao để khiến cho Phật Pháp ở các nước Tây phương trở nên hưng thịnh?

Đáp: Y theo giáo mà tu hành! Thủ trì năm giới, thực hành từng chút, từng chút một theo Tám Đức thì sẽ được hưng thịnh.

34. Hỏi: Xin Hòa Thượng khai thị, sao gọi là Tam Muội?

Đáp: Tam Muội là tiếng Phạn, phiên dịch qua tiếng Hoa là Định: tức là chánh định, chánh thọ. Chánh định thì khác với tà định, chánh thọ thì khác với tà thọ.

35. Hỏi: Quốc Phụ, Tôn Trung Sơn lúc trước đã từng nói: Phật Giáo là đạo nhân từ cứu thế, là mẹ của triết học. Nghiên cứu Phật giáo có thể bù đắp vào cái thiên lệch của khoa học. Tại sao Quốc Phụ lại nói vậy?

Đáp: Phật học là khoa học thật sự. Vì vậy khoảng mấy ngàn năm về trước, lúc khoa học chưa phát triển mà Phật đã nói: "Phật quán một bát nước, tám vạn bốn ngàn trùng, nếu không trì chú này, như ăn thịt chúng sanh." Dựa vào điểm này ta thấy rằng, lúc đương thời Phật không có kính hiển vi, đâu có kính phóng đại chi mà Ngài đã biết trong bát nước có đến cả tám vạn bốn ngàn vi trùng rồi. Mãi đến nay người ta mới chứng nghiệm là đúng vậy. Cho nên nói trí huệ con người kém hơn trí huệ Phật rất xa. Như Quốc Phụ nói: "Phật học có thể bổ sung vào chỗ thiên lệch của khoa học." nhưng theo tôi, Phật học không những chỉ bổ sung vào chỗ thiên lệch mà còn bao gồm cả khoa học, nhưng khoa học không thể nào bao gồm Phật học được.

Thanked by 2 Members:

#9 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 09:58

36. Hỏi: Tại vùng phụ cận Vạn Phật Thánh Thành, gần xa lộ 101, dưới phía Nam hoặc trên phía Bắc, chúng ta có thể dựng một tấm bảng quảng cáo để hoan nghinh chư khách tham quan hầu rộng kết thiện duyên với Phật đạo được không?

Đáp: Quý vị có thể làm thử xem.

37. Hỏi: Tại các trường học có nhiều sinh viên rất lo lắng, sợ bị động viên ra chiến trường. Xin hỏi, học sinh nên làm gì để giúp cho tình thế này?

Đáp: Là học trò nên chăm chỉ học hành, đừng màng tới mấy chuyện đâu đâu, vì đó không phải là việc chúng có thể lo được! Còn như bọn chúng cứ ở đó mà phản chiến, thì quốc gia này vốn dùng binh lính để thi hành công lý, nhưng rốt cuộc chúng lại phản chiến ngay trên quốc gia mình, làm cho trong nước cũng có chiến tranh, ngoài nước cũng có chiến tranh; khiến cuộc chiến tranh này lại có thêm một cuộc chiến tranh nữa. Cho nên những người phản đối chiến tranh, chính họ lại tạo ra thêm một cuộc chiến khác.

38. Hỏi: Hoa Kỳ và cuộc chiến ở Trung Đông lần này có mối quan hệ như thế nào?

Đáp: Họ nói là họ đứng ra chủ trì sự công bằng, thât ra họ chỉ sợ mấy đi các quyền lợi riêng tư. Bên trong phải không có cái tâm ích kỷ đó thì quân đội này đi đến đâu cũng thắng lợi, chứ không thể nào bại trận được.

39. Hỏi: Đây là kiếp số của thế giới này phải không?

Đáp: Cũng gần như vậy!
- Vậy thì mọi người đều tiêu tùng rồi!
- Vì đây là quả báo của chúng sanh mà!

40. Hỏi: Người dân nên trung thành với quốc gia, như vậy trong cuộc chiến Trung Đông, các phi công thừa chỉ thị bỏ bom kẻ thù, có bị tội không? Nếu có thì họ nên mang tâm trạng ra sao?

Đáp: Chuyện này phải đến tòa án quốc tế, mà có đến đó họ cũng không làm sáng tỏ vấn đề đâu! Bởi sự việc quá lớn lao đi, nên không phải do một người dân bình thường có thể giải quyết được vấn đề này. Can thiệp đến quyền lực của quốc gia, của cá nhân, của lãnh tụ thế giới, đều không phải là việc tôi có thể giải quyết được.

Thanked by 2 Members:

#10 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 10:18

41. Hỏi: Trong kinh Phật nói: "Người người đều tự có tánh Phật, đều có thể thành Phật." xin Hòa Thượng khai thị như tự bản thân đã là Phật, nhưng sao chúng ta đều không phải là Phật mà lại còn thường đi lạy Phật?

Đáp: Một số người cho rằng tự bản thân mình là Phật, nhưng không phải là cái thân này mà tự tánh của mình mới là Phật. Nếu quý vị muốn thành Phật thì nhất định phải tu hành, nhất định phải hiểu rõ cái đạo lý này. Đây tức là hiểu rõ làm sao để có thể thành Phật, chứ không phải nói tự bản thân mình là Phật thì là Phật. Thí dụ như quý vị đi học mà muốn được bằng bác sĩ, không phải nói là muốn được bằng cấp thì được liền, mà phải trải qua tiểu học, trung học, đại học; lại phải qua khóa tu học bác sĩ thì mới có thể lấy được bằng bác sĩ, chứ không phải nói tự mình là Phật thì là Phật ngay. Nếu không thì cũng giống như tự phong cho mình là Hoàng Đế thì trở thành Hoàng Đế liền - không phải vậy đâu!

42. Hỏi: Chúng con nên làm thế nào để khôi phục lại bổn tánh của mình?

Đáp: Điều này nói ra rất dễ, nhưng cũng rất khó. Muốn khôi phục lại trí huệ quang minh của bổn tánh, trước hết là nên giảm bớt dục niệm, tức là ít ham muốn. Giảm trừ dục niệm thì trí huệ mới hiện tiền; dục niệm nhiều thì trí huệ chân chánh sẽ không hiển hiện được.

43. Hỏi: Sáu căn trong nhà Phật, bảo là sáu căn thanh tịnh, là nói gì vậy? Xin Hòa Thượng khai thị.

Đáp: Sáu căn thanh tịnh tức là: mắt thấy sắc nhưng không bị sắc trần làm dao động; tai nghe âm thanh nhưng không bị thanh trần làm dao động; mũi không bị hương trần làm dao động; lưỡi không bị vị trần làm dao động; thân không bị xúc trần làm dao động; ý không bị pháp trần làm dao động. Nếu thường không bị cảnh giới làm dao động, đó gọi là Tam Muội, cũng tức là Định. "Định" không nhất thiết là chúng ta phải tọa thiền mới có được định mà đi, đứng, nằm, ngồi chi mình cũng đều ở trong định được cả.

44. Hỏi: Làm sao khiến cho chánh pháp tồn tại lâu dài trên thế gian?

Đáp: Nếu quý vị không tranh, không tham, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối thì chánh pháp sẽ luôn luôn trụ thế.

45. Hỏi: Chúng con không biết học giới luật như thế nào?

Đáp: Lục Đại Tông Chỉ ở Vạn Phật Thành tức là giới luật. Không tranh thì không phạm giới sát sanh; không tham thì không phạm giới trộm cắp; không ích kỷ thì không phạm giới nói dối. Tại sao người ta nói dối? Tại vì muốn bảo vệ cái quyền lợi cho bản thân, cho nên đi tới đâu thì gạt người và nói lời giả dối tới đó. Không tự lợi thì không phạm giới uống rượu. Người uống rượu cho rằng, rượu có thể làm cho máu huyết lưu thông, giúp ích thân thể, nhất định sẽ được mạnh khỏe. Nhưng lúc uống say thì cảm thấy mình lâng lâng như thành thần thành tiên. Đó đều là vọng tưởng ích kỷ của người say đang tác quái. Không nói dối đã được bao gồm trong năm điều đã nói ở trên. Vì để đề cao cảnh giác cho đại chúng và đặc biệt nhấn mạnh chỗ tai hại của sự nói dối, cho nên tôi mới thêm một điều mục nữa để cảnh tỉnh đó.

Thanked by 3 Members:

#11 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 10:39

46. Hỏi: Tại sao những bài chú của Mật Tông lại linh nghiệm quá vậy? Thí dụ như "Tử Chú" có thể trù tới chết người.

Đáp: Không sai, sức mạnh của mật chú rất lớn, nhưng vì đa số các hành giả đều có tâm sân hận, tâm báo thù nặng nề. Nếu như có người làm ngược ý, hoặc không nghe lời thì họ sẽ niệm Chú và họ niệm những câu chú này trong vòng bảy ngày là có thể trù cho người đó chết, hoặc mức độ thấp nhất là cũng đem lại tai ương tật bịnh, thậm chí còn khiến cho gia đình đó phân ly, tán gia bại sản, hoặc là tự đi đến chỗ chết. Cho nên có rất nhiều người tuy theo Mật Tông nhưng lại thiếu lòng từ bi và có tánh Tu La rất nặng.

47. Hỏi: Gần đây con xem kinh Phật có nói rằng: "Muốn vãng sanh Tây phương thì phải phát nguyện." Vậy là chúng ta tự phát nguyện trong lòng muốn vãng sanh Tây phương, hay là phải phát nguyện trước bàn thờ Phật?

Đáp: Nguyện là vì sợ ý chí của mình không kiên cố. Cho nên phát nguyện là giúp mình có chí khí. Mình có chí thánh hiền thì là thánh hiền, có chí như anh hùng hào kiệt thì là anh hùng hào kiệt; có chí như Phật, Bồ Tát thì là Phật, Bồ Tát. Chúng ta lập chí thì lập được rồi, nhưng e rằng ý chí sẽ không kiên cố nên phải phát nguyện. Phát nguyện là tỏ rõ ý nguyện của mình muốn làm như vậy, không hối hận, không thoái tâm. Mình phải "niệm bất thoái," niệm tư tại tư, sanh niệm nào biết niệm đó và y theo nguyện lực của mình mà làm; "hành bất thoái," là hành động của mình cũng y theo nguyện lực mà làm. Sau đó được quả vị cũng tức là "vị bất thoái," đắc được sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả. Cho nên phát nguyện là giúp ích cho chí khí của mình. Phát nguyện trước tượng Phật cũng được, hoặc tự kiên định chí khí của mình cũng được. Chúng ta không nên làm với tánh cách bên ngoài, mà phải chân thật thực hành một cách thực tiễn.

48. Hỏi: Người đã từng nói: "Hiện tại chúng ta không thể tỏ ngộ tự tánh, cũng không ngộ được tự tâm, không nhận biết bổn tánh của mình là vì chúng ta bị nhiễm ô bởi trần lao và ngũ dục của thế giới Ta Bà." Nói vậy là sao? Xin Hòa Thượng chỉ dạy?

Đáp: Gọi là nhiễm ô tức là khởi các tạp niệm trong tâm. Nếu quý vị muốn phát tài đó là bị nhiễm ô, muốn cầu công danh đó là nhiễm ô, muốn tìm người khác phái đó là nhiễm ô, muốn ăn ngon đó cũng là nhiễm ô, đều là không thanh tịnh. Tự tánh vốn thanh tịnh, vốn có trí huệ quang minh, nhưng vì bị các thứ ô nhiễm đó che đậy, cho nên nó không thể hiển hiện ra được!

49. Hỏi: Trong kinh Phật thường nói tới đại địa chấn động, vậy động đất là từ đâu đến?

Đáp: Đất chấn động cũng có thể nói là người chấn động, bởi con người và động đất có sự tương thông với nhau. Người chấn động, đất cũng chất động; người không động, đất cũng không động. Lúc Phật nhập Niết Bàn, tại sao đại địa có sáu loại chấn động? Bời vì lòng người khủng hoảng, kinh sợ đến nỗi thất tình lục dục đều dấy khởi lên mà tạo thành động đất đấy!

50. Hỏi: Người bệnh đi bác sĩ được bác sĩ bảo phải uống thuốc, nhưng trong thuốc lại có loại giết vi khuẩn, vậy bệnh nhân đó có kể như là phạm giới sát sanh không?

Đáp: Quý vị vì trị bệnh nên mới uống thuốc và thuốc này cũng đâu phải tự quý vị muốn uống. Bởi quý vị có bệnh nên phải trị bệnh. Bác sĩ kê thuốc, chứ đâu phải tự ý quý vị muốn, nên không phải là quý vị muốn giết chúng, mà vì chúng xâm nhập vào để phá hại quý vị. Nhưng nói đi thì cũng nói lại, trong thân có vi khuẩn là bởi quý vị có quá nhiều vọng tưởng nên mới chiêu lại các loài vi khuẩn này. Vậy trước hết các vị nên hồi quang phản chiếu, tự mình hãy diệt trừ các vi khuẩn trong tâm mình trước đã.

Thanked by 2 Members:

#12 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 10:54

51. Hỏi: Giả như chúng con bị sỉ nhục nhưng không có cách gì chống trả lại, thế tụi con phải dùng cái mà đạo Phật cho là nhẫn nhục để đối phó. Nhưng với cái nhìn của người đời, họ cho là chúng con yếu hèn. Vậy rốt cuộc, chúng con nên phải làm sao?

Đáp: Quý vị không nên động tâm vì họ. Màng chi đến chuyện người ta nghĩ mình hèn nhát hay không hèn nhát. Không phải vì bị người ta nói này nói nọ rồi tự mình mới nhẫn nhục, quý vị nên có tông chỉ riêng của mình chứ.

52. Hỏi: Xã hội Tây phương đang trên đà xuống dốc phải không?

Đáp: Hãy nhìn xem những người trong xã hội đó đang làm gì. Giả sử người người đều làm việc tốt thì vận mạng đất nước tất sẽ chuyển thành tốt lành; nếu ai nấy đều làm chuyện xấu xa thì quốc gia tất sẽ suy yếu.

53. Hỏi: Con nghe nói theo như Phật Giáo phá thai là việc làm không đúng. Nhưng trước đây vì con không biết nên đã phạm lỗi. Vậy kể từ nay về sau, con phải nên làm sao để bù đắp lại tội xưa?

Đáp: Có lỗi mà biết sửa, như vậy không phải là đại thiện rồi sao? Vì tội lỗi dù ngập trời, một khi sám hối, tội lỗi liền tiêu.

54. Hỏi: Người xuất gia ngày chỉ ăn một bữa, lại còn làm nhiều việc như vậy, khổ thiệt!

Đáp: Chết đi tức sẽ hết khổ!

55. Hỏi: Giới luật nhà Phật nghiêm khắc quá, như Ngài nói: "Không nên tà dâm, không nên có dục niệm về trai gái." Nhưng có số người nghe qua chắc sẽ phản đối và nói: "Sao mà vô nhân đạo vậy!" Xin Hòa Thượng chỉ dạy.

Đáp: Nếu quý vị muốn học Phật thì không thể có nhân đạo như thế được; còn như muốn học làm người thì nên làm một người tốt. Nói tóm lại, ví như muốn tu hành thì phải như thế mà thôi!

Thanked by 2 Members:

#13 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 11:44

56. Hỏi: Có biện pháp gì để chúng con đối trị việc con cái không hiếu thảo, lại còn đánh mắng cha mẹ không?

Đáp: Nó có đánh thì ráng chịu thôi! Ai biểu đời này quý vị sanh ra đứa con như vậy làm chi? Giữa người với người đều có mối quan hệ liên quan với nhau. Đại khái như kiếp trước mình cũng đã đánh đập cha mẹ qua, cho nên đời này mới bị quả báo như vậy. Nếu nghĩ thế thì mình sẽ không buồn rầu. Còn như quý vị muốn chuyển đổi thì nên niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, xin Bồ Tát hóa giải oán khí, nhưng quý vị cần phải khẩn thiết thành tâm mới được.

57. Hỏi: Nếu như có người làm nghề giết gà, giết vịt để sinh sống, chúng ta nên có pháp môn phương tiện nào để khuyên giải họ không?

Đáp: Nếu lúc trước làm chuyện lầm lỗi, khi biết ra là sai quấy thì con nên sửa đổi. Cho nên bảo là: "Quá năng cải, quy ư vô." nghĩa là biết sai mà chịu sửa thì xem như vô tội.

58. Hỏi: Trong sách có nói về Chú Đại Bi như: "Thân bị bệnh nan y quấy rầy, tức thời sẽ tiêu trừ hết." Nhưng có một số người nói: "Chuyện này không thể được, vì chẳng lẽ mình bị bệnh, rồi chỉ cần niệm Chú Đại Bi thì sẽ hết bệnh sao?" Thỉnh Hòa Thượng khai thị.

Đáp: Tâm thành tất linh. Nếu không thành tâm, dù niệm cũng không linh nghiệm. Nếu các vị thành tâm niệm tức sẽ linh ứng. Cho nên nói: "Khi oán giận mà sanh tâm hoan hỷ, thì người chết sẽ sống trở lại. Nếu cho đây là lời giả dối, thì nên biết chư Phật không nói dối bao giờ." Do đó mình có lòng tin, tất nhất định sẽ có cảm ứng. Chú Đại Bi có thể trị được tám vạn bốn ngàn thứ bệnh trên thế gian, nhưng phải là người có thiện căn. Người không có thiện căn, dù muốn niệm cũng niệm không ra và có muốn trị bệnh cũng không ăn nhầm gì.

59. Hỏi: Đang lúc ngồi tĩnh tọa, có khi trong đầu lại khởi lên các ảo tưởng như đa số người mắc phải. Ngài có thể giải thích sơ về các hiện tượng thường xuất hiện trong lúc tọa thiền không?

Đáp: Các hiện tượng đó đều là huyễn vọng không thật. Những gì con thấy đều là do 50 loại biến hóa nói trong Kinh Lăng Nghiêm. Nếu con thấy các hiện tượng đó mà cho là mình đã thành tựu thì tội nghiệp lắm thay!

60. Hỏi: Ngồi thiền và tham thiền là một chuyện hay là hai chuyện khác nhau?

Đáp: Danh từ ngồi thiền và tham thiền tuy không giống nhau nhưng có ý nghĩa là một. Tham thiền là thật muốn hiểu rõ minh bạch, không còn hồ đồ nữa.

Thanked by 2 Members:

#14 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 12:04

61. Hỏi: Tại sao Phật Giáo đều không đề xướng chuyện hưởng thụ?

Đáp: "Thọ khổ thì hết khổ, hưởng phước thì tiêu phước." như để dành tiền trong ngân hàng mà các vị không rút ra tiêu xài, tiền đó sẽ mãi là của quý vị. Còn nếu cứ ăn chơi hoang phí thì chẳng bao lâu quý vị sẽ xài hết số tiền để dành đó thôi!

62. Hỏi: Nhà Nho nói về nhân từ, còn nhà Phật thì nói về từ bi. Hai giáo lý này có rất nhiều điểm giống nhau, xin Ngài chỉ dạy cho chúng con biết về những điểm khác biệt giữa hai giáo lý ấy.

Đáp: Nhân từ đến cực điểm thì cũng là từ bi; còn từ bi cũng bao gồm cả nhân từ. Nhân từ là chủng tử của một người tốt và cũng tức là chủng tử tốt của giới luật mà Phật Giáo đã giảng giải.

63. Hỏi: Con chưa thọ Ngũ giới, vậy tại sao con phải giữ giới?

Đáp: Ngũ giới ở đây là giới của tự tánh. Không cần biết là có thọ giới hay không, quý vị cũng nên giữ giới. Thọ giới là sự tướng, giữ giới là thuộc về lý, quý vị nhất định phải giữ giới thanh tịnh thì ở nơi sự tướng mới được viên mãn.

64. Hỏi: Trong Tâm Kinh có đoạn là: "Sắc tức thị không, không tức thị sắc." điều đó ám chỉ cho nữ sắc hay nam sắc? Sao không thấy giải thích là nữ sắc hay nam sắc? Xin Hòa Thượng khai thị cho chúng con.

Đáp: Tất cả nữ sắc, nam sắc đều bao gồm ở bên trong. Trong chân không có diệu hữu, trong diệu hữu có cả chân không; chân không mà chẳng phải là "không" nên gọi là diệu hữu, diệu hữu mà không phải là "có", cho nên gọi là chân không. Câu "Sắc tức thị không" này là không hướng ra ngoài để truy cầu. Bổn tánh của chúng ta vốn là an lạc, nên không cần phải dựa vào cái sắc và ngay trong cái không đã có cái an lạc chân thật rồi. Cho nên nói "Sắc tức là không, không tức là sắc."

65. Hỏi: Bùa, Bát Quái có hiệu quả gì không?

Đáp: Đạo Giáo, Nho Giáo và Phật Giáo ở Trung Quốc vốn là một thể, nhưng tại sao chúng ta lại phải tin Phật? Bởi vì Đạo Giáo, Nho Giáo, cho đến các tông giáo khác đều không phải là cứu cánh; pháp của họ không cứu cánh, còn Phật Giáo thì là cứu cánh. Tôi vừa nói với quý vị về cái đại dụng toàn thể (cứu cánh tức là triệt để, mà Nho Giáo thì rất gần gũi với Phật Giáo). Lão Tử trong Đạo Giáo là Ngài Tôn giả Ca Diếp hóa thân trong Phật Giáo, còn Khổng Tử là hóa thân của đồng tử Thủy Nguyệt.

Thanked by 2 Members:

#15 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 12:23

66. Hỏi: Chúng con làm sao mới có thể tiêu trừ được nghiệp chướng?

Đáp: Con người nếu không thường hay nổi giận thì dù có nghiệp chướng gì cũng đều có thể tiêu trừ được hết. Đang lúc muốn nổi nóng, trước tiên quý vị hãy ráng nhẫn nhịn lại trong giây lát.

67. Hỏi: Trong kinh nói: "Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại. Hòa nam Thánh chúng." Vậy khi làm một vị Pháp sư xuất gia tất nhiên phải thống lý đại chúng và làm mọi việc đều phải phù hợp với đạo Phật mới phải. Nhưng là con người thì không thể mười phần vẹn toàn được; vì người rốt cuộc cũng vẫn là người. Nếu như tự bản thân các vị Pháp sư vẫn chưa hoàn toàn giữ được thanh quy giới luật, vậy loại thống lý đại chúng này, không phải là sẽ dẫn dắt chúng sanh đến chỗ sai lầm hay sao?

Đáp: Trên thế giới này hễ có tốt là có xấu. Có người tu hành nhưng cũng có người không tu hành. Có vị chân chánh hành trì theo Phật Giáo, nhưng cũng có người chỉ ỷ lại mà mặc áo nhà tu, ăn cơm nhà Phật, lấy danh nghĩa Phật Giáo để tính chuyện làm ăn, lập xí nghiệp để chơi đùa, đó tức là mắt cá trộn lẫn với ngọc châu. Vậy phải xem coi mỗi người có con mắt chọn pháp hay không. Người có trạch pháp nhãn sẽ biết nhận thức đâu là phải, cái gì là trái; còn như không có mắt chọn pháp thì sẽ nhận giặc làm con, lấy khổ làm vui, đen trắng đều điên đảo.

68. Hỏi: Tại sao Phật Giáo của chúng ta không đơn giản hóa một chút để cho nhiều người hiểu biết ngay?

Đáp: Tại sao các vị không nghĩ ra cách cho tụi con nít mới sanh ra là có thể làm việc được liền?

69. Hỏi: Con không biết chữ, nghe cũng không hiểu, vậy con nên làm sao đây?

Đáp: Dễ thôi! Thì học cho biết, không biết thì có thể đi hỏi người ta! Bởi vậy chúng ta cần phải thân cận thiện tri thức, tức là nên đi hỏi thăm bạn bè, cầu học cho rõ ràng minh bạch!

70. Hỏi: Làm sao phân biệt được ai là vị Minh Sư chân chánh?

Đáp: Muốn phân biệt xem ai là Minh Sư thì xem người đó có tâm tranh, tâm tham không? Xem ông ta có phải là người ích kỷ, tự lợi không? Xem ông ta có thường dùng lời phương tiện để nói dối, rồi lại còn cho rằng đó là phương tiện quyền xảo. Nếu quả là người như vậy mà còn cho là thiện tri thức cũng tức là các vị đã không hiểu biết rõ ràng phải quấy rồi!

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |