Jump to content

Advertisements




Ý nghĩa của cách an sao


9 replies to this topic

#1 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 09:51

Đã gửi bởi: Whitebear

Trích dẫn

Trên con đường học tử vi, hầu hết tất cả mọi người đầu tiên đều đi từ học cách giải đoán, sau đó đi dần vào cấu trúc nội tại của Tử Vi, cụ thể hơn, cách an sao.
Hầu hết ý nghĩa của các sao đều được đặt ra khi nghiên cứu cách các sao đó hình thành ra sao, an như thế nào. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều sao không mấy sách vở chú giải.
Trong chủ đề này, tôi cho rằng sẽ rất có ý nghĩa khi phân tích tại sao một sao lại an như vậy, mọi người sẽ đặt ra các câu hỏi để cùng nhau tìm hiểu vấn đề.
Trước hết tôi chọn hai sao "Thầy Chùa"
Tôi muốn hỏi, tại sao Thiên Quan lại an như vậy, vì nhìn qua khó ai thấy có quy luật nào cả. An cứ như là Lăng ba Di Bộ, không ai hiểu.

VDTT @WhiteBear: Cái thắc mắc của anh từng là cái thắc mắc của tôi.

Quyển TVHTKH2 sẽ giải thích HTKH cách an tất cả mọi sao chưa bàn đến trong TVHTKH1, dĩ nhiên kể cả Thiên Quan. Sắp ra lò qua một hệ thống phụ thuộc của amazon.com. Anh nhớ mua ủng hộ nhé.
Anh WhiteBear đặt câu hỏi về Thiên Quan mà không hỏi về Thiên Phúc, chứng tỏ là đã chịu khó suy nghĩ về vấn đề này. Bởi Thiên Quan là sao vẫn còn trong vòng bàn cãi.

Trích dẫn

DEMO: Phần sau đây nói về cách an Thiên Quan theo ngũ hành (có vài can khác với khoa Tử Vi). Lý do tại sao Tử Vi an Thiên Quan khác với thuyết ngũ hành thì dài dòng và dính líu đến Thiên Phúc, đăng lên đây chỉ tổ sờ voi rồi cãi nhau. Đọc sách sẽ thấy tính toàn bộ của vấn đề, cãi sau không muộn.

Trích bài: Cách an và ý nghĩa của cặp sao Quan Phúc

...Từ lâu người ta đã biết Thiên Quan có liên hệ đến can tháng và với Thiên Phúc. Ta thử dùng phép tính tương tự như cho Thiên Phúc, nhưng tìm tháng khắc và nghịch tính âm dương với năm xem có được các vị trí y hệt tài liệu hiện hành hay không. Chi tiết:

Năm Giáp (dương mộc), theo dựa theo cách tính của Thiên Phúc ta cần tìm cung ứng với tháng Tân (âm kim). Năm Giáp tháng khởi ở Bính Dần (chú 5), tính ra thấy tháng Tân là tháng Mùi (Tân Mùi), do đó Thiên Quan ở Mùi.

Năm Ất (âm mộc) cần tìm cung Canh (dương kim). Năm Ất tháng khởi ở Mậu Dần nên Canh ở Thìn (Canh Thìn), do đó Thiên Quan ở Thìn.

Năm Bính (dương hỏa) cần tìm cung Quý (âm thủy). Năm Bính tháng khởi ở Canh Dần nên Quý ở Tỵ (Quý Tỵ), do đó Thiên Quan ở Tỵ.

Năm Đinh (âm hỏa) cần tìm cung Nhâm (dương thủy). Năm Đinh tháng khởi ở Nhâm Dần nên Nhâm ở ngay Dần, do đó Thiên Quan ở Dần.

Năm Mậu (dương thổ) cần tìm cung Ất (âm mộc). Năm Đinh tháng khởi ở Giáp Dần nên Ất ở hai cung là Sửu (Ất Sửu) và Mão (Ất Mão). Giữa hai chọn một, tất chọn Ất Mão vì Ất và Mão có tương ứng tự nhiên.

Năm Kỷ (âm thổ) cần tìm cung Giáp (dương mộc). Năm Kỷ tháng khởi ở Bính Dần nên Giáp ở Tuất (Giáp Tuất), do đó Thiên Quan ở Tuất.

Năm Canh (dương kim) cần tìm cung Đinh (âm hỏa). Năm Canh tháng khởi ở Mậu Dần nên Đinh ở Hợi (Đinh Hợi), do đó Thiên Quan ở Hợi.

Năm Tân (âm kim) cần tìm cung Bính (dương hỏa). Năm Tân tháng khởi ở Canh Dần nên Bính ở Thân (Bính Thân), do đó Thiên Quan ở Thân.

Năm Nhâm (dương thủy) cần tìm cung Kỷ (âm thổ). Năm Nhâm tháng khởi ở Nhâm Dần nên Kỷ ở Dậu (Kỷ Dậu), do đó Thiên Quan ở Dậu.

Năm Quý (âm thủy) cần tìm cung Mậu (dương thổ). Năm Quý tháng khởi ở Giáp Dần nên Mậu ở Ngọ (Mậu Ngọ), do đó Thiên Quan ở Ngọ.

Ta có bảng so sánh dưới đây:

BẢNG 1: Hai cách an Thiên Quan

Can Theo Theo lý

Năm Tử Vi Ngũ Hành

Giáp Mùi Mùi

Ất Thìn Thìn

Bính Tỵ Tỵ

Đinh Dần Dần

Mậu Mão Mão

Kỷ Dậu Tuất*

Canh Hợi Hợi

Tân Dậu Thân*

Nhâm Tuất Dậu*

Quý Ngọ Ngọ

Xem bảng 1, ta thấy hai cách an y hệt nhau cho đa số các can (7 trên 10), nhưng ở ba can là Kỷ, Tân, Nhâm cách an Thiên Quan của Tử Vi truyền thống trệch đi một cung so với cách an tính bằng ngũ hành thuần túy. Vì sự khác biệt này, một số người cho rằng cách an của Tử Vi truyền thống là sai, phải sửa lại như lý của ngũ hành mới đúng.


Soạn giả đã suy nghĩ về vấn nạn này rất lâu, cuối cùng kết luận rằng cách an truyền thống của Tử Vi tưởng sai mà lại hoàn toàn đúng.

Whitebear
Câu hỏi thứ 2, tôi không hiểu, là bản chất của LNĐV và các chi tiết liên quan đến vòng Nhân Hòa do liên quan đến Cục số (NHNA của can tuổi và địa chi của tháng an mệnh). Như mọi người đều đã biết, Cục số một mặt đưa đến vòng trường sinh cố định /bay và cũng đưa đến cách an Đại Vận, và kéo theo cả cách an LNĐV.

Tại sao lại sử dụng việc đối xứng, lùi rồi tiến trong LNĐV?

Tôi thực sự thấy hoàn toàn không tự nhiên, và tôi thấy cũng không khác gì Lăng Ba Di Bộ, và riêng về khía cạnh này thì phái Tử Vân nhìn ngoài có vẻ chính xác và khoa học hơn.
Đã gửi bởi: vuivui

Trích dẫn

Trên con đường học tử vi, hầu hết tất cả mọi người đầu tiên đều đi từ học cách giải đoán, sau đó đi dần vào cấu trúc nội tại của Tử Vi, cụ thể hơn, cách an sao.
Hầu hết ý nghĩa của các sao đều được đặt ra khi nghiên cứu cách các sao đó hình thành ra sao, an như thế nào. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều sao không mấy sách vở chú giải.


.........................


"trăm ngả đường đều đến Roma". Cuối cùng thì Gấu trắng cũng đặt ra được đúng vấn đề, để từ đó mà phát khởi. Có điều, điểm phát khởi này chính là "cái đầm lầy" vừa rộng và vừa sâu, đủ nhấn chìm biết bao anh tài, đoàn quân tinh nhuệ !

Gấu trắng đã biết đặt vấn đề như thế, tại sao lại chỉ hỏi về một sao thiên quan ? Mà không đặt vấn đề một cách tổng quát nhất. Rằng: Tại sao các Sao trong tử vi lại được an như thế ? Tại sao lại chỉ có 14 chính và lại được phân thành hai vòng, nhưng hoàn toàn không đối ứng ? (chú ý nhé, tôi chỉ nói đối ứng, chứ không nói đối xứng. Người nào mà nói tới đối xứng, là không hiểu gì về âm dương vậy !)

Muốn trả lời các câu hỏi cơ bản trên, việc đầu tiên, người ta phải hiểu, tinh đẩu – sao trong tử vi – là gì ?

Đừng đặt vấn đề đối với một sao, hay một vài cặp sao ! Cũng như đừng ngớ ngẩn muốn trả lời trước Tứ hóa là gì ! Gấu trắng cũng học vật lý. Muốn lập được, ví dụ, phương trình trường hấp dẫn, Einstein phải đưa ra nguyên lý tương đương trước đã. ... Không nên làm chuyện ngược đời.

Khi Gấu trắng biết đứng "ở điểm đó" thì Gấu trắng Sẽ có thể xác định được hướng đi và cách bước những bước đi đầu tiên của mình.

Không xác định đúng hướng đi, bước được những bước đi đầu tiên đúng, tất sẽ chìm nghỉm xuống dưới đầm lầy vĩnh cửu này.

Hãy cẩn thận. Mặc dù đã "đến được đầm lầy rồi". Muốn mở được kho tàng, phải đi qua đầm lầy đó.

Khi kho tàng được mở, không phải chỉ có tử vi là tìm thấy đâu. Một chân trời đó.

Thân ái.

Đã gửi bởi: G-R-E-E-N
Ngày gửi: 17 March 2011 lúc 10:32am
Mừng đàn chủ sau nghìn vòng bay đã hạ cánh an toàn cạnh "đầm" và chuẩn bị nhảy xuống để mò ngọc.
Chúc đàn chủ thành công.

ngoài lề: Trái đất chỉ là 1 điểm trong vũ trụ, vậy mỗi người trên trái đất sẽ chịu "hợp lực do vũ trụ tác động" là giống nhau. nhưng nếu "trạng thái ban đầu" của mỗi người là khác nhau thì "chuyển động|số mệnh" của mỗi người là khác nhau.

Vậy "trạng thái ban đầu" của mỗi người là gì? đó là 5 thông số:
Năm sinh (thiên can - địa chi), tháng sinh (số), ngày sinh (số), giờ sinh (địa chi) và giới tính.

Thế nhưng tại sao 2 người có cùng 1 lá số lại có thể có 2 lá số khác nhau? đó là bởi mỗi người trong vũ trụ được coi như một "hạt|lượng tử" mà "lượng tử" thì chỉ ở 1 trạng thái nhất định với 1 xác suất nhất định mà thôi.

Researcher phải biết vận dụng các thông số này để xây dựng nên "cố máy thần kì" dự đoán được vận mệnh con người.

- Một năm có 12 tháng, 1 ngày có 12 canh giờ. vậy để đoán vận trong 1 ngày, trong 1 năm thì cần có 12 cung: Tý, Sửu, Dần, .... (có rất nhiều cách giải thích khác nhau về vấn đề 12 cung, mọi người xem ý kiến này chỉ là tham khảo).
Khởi Thiên ở Bính Tý, khởi Địa ở Ất Sửu, khởi Nhân ở Bính Dần. Muốn nghiên cứu Nhân, ta sẽ khởi từ Dần.

- Dùng Tháng sinh + Giờ sinh để định Mệnh - Thân

- Dùng Thiên can của năm sinh kết hợp với cung an mệnh để định Cục, sau đó phối hợp tiếp với giới tính để định Thuận - Nghịch, từ đó khởi hạn

- Vậy là mọi thứ đang dần rõ ràng. chí ít ta đã lờ mờ nhìn ra cuộc đời của đuơng số <tham khảo bí kíp "Tam Tài" do bác ma y cung giới thiệu>

- Song vẫn còn 2 thứ ta chưa dùng: đó là Ngày sinh và Địa chi của năm sinh.
+ Dùng Ngày sinh phối hợp với cục (bản chất là thiên can năm sinh + tháng sinh + giờ sinh) để định Tử Vi, .......
+ Dùng Địa chi của năm sinh để định vị trí của: thái tuế, hỏa - linh, .....

- Ngoài ra còn có 1 số sao an theo "Thiên bàn" tức là an theo các cung của thiên bàn - vấn đề này cần có 1 nghiên cứu sâu về cách lập thiên bàn.

==> Tổng kết lại: nghiên cứu cách cục của Tinh Đẩu là cách xác định chính xác nhất vận mệnh con người (bởi tinh đẩu "ra đời" từ 5 thông số ban đầu của con người)

Ngộ|Hiểu được Tinh đẩu ra đời từ đâu, được an thế nào thì tất đoán được chính xác vận mệnh con người mà ko cần căng đầu ra để ôm một loạt các "tuyệt chiêu" mà lắm lúc vẫn gặp trường hợp dị biệt. Song đời người thì ngắn, con người lại tham lam. bởi vậy có mấy ai chịu khó chịu khổ dày công nghiên cứu !!!!!

Tùy duyên

Whitebear:

Trích dẫn

Chào chú VV:Thật ra, ngay từ đầu khi mới bắt đầu học tử vi, cháu đã đặt ngay bài toán đầu tiên là nghiên cứu bản chất của tinh đẩu. Chắc chú cũng nhớ, từ thời nghịch bên forum của Thiên sứ, vấn đề sử dụng lý thuyết Tái Chuẩn Hóa để nghiên cứu giờ khe, nghiên cứu lá số tử vi của người sinh ra ở Bắc cực (nơi một năm chỉ có một ngày) đã được cháu đặt ra. Muốn giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn, hiển nhiên phải hiểu được thế nào là tinh đẩu, sau đó có thể lượng hóa nó thông qua quantization functor.

Tuy nhiên, chắc chú cũng biết, khi làm nghiên cứu thì cái quan trọng nhất là đặt được câu hỏi nào vừa sức mình. Đặt câu hỏi đúng, chiếm 60% kết quả.Tại thời điểm trước, khi không biết bất cứ một chữ tử vi nào thì việc nghiên cứu bản chất tử vi là chuyện không tưởng.

Tuy nhiên, khi đạt đến một mức nào đó, sẽ có hai con đường để đi, mà ai học tử vi cũng sẽ phải quyết:
1-Chọn trở thành người xem tử vi chuyên nghiệp, các lý thuyết chỉ là để áp dụng.
2-Chọn trở thành người nghiên cứu KHHB.
Câu hỏi đặt ra, thành tựu đạt được khi theo 2 hướng này sẽ thế nào?

Về hướng thứ 1, không phải ai cũng có khả năng xem giỏi tử vi, vì nó cần có cảm ứng. Rất nhiều trường hợp chả cần lập lá số tử vi, hoặc an sai ngày, nhưng phán vẫn đúng, và đó thuộc về năng khiếu trời sinh, có học cũng không được. Nhưng con đường thứ 2, ai cũng có thể học được, miễn là có trí tuệ và PPLNCKH. Một đằng là thạo chiêu thức, một đằng là nội lực, tùy năng khiếu mà phát triển.

Cách làm việc để đi theo 1 và 2 cũng khác hẳn nhau, một cái là học rộng, đều, học thuộc là chính, rồi xem nhiều để lên cơ, một cái là khoan sâu vào một topic, rồi bổ sung các kiến thức liên quan.
Chắc ở đây, ai cũng có thể thấy, cuốn TVHTKH là đi theo con đường thứ 2. Các cuốn đi theo hướng 1 thì ai ai cũng biết, và hầu hết thầy tử vi thuộc hướng này. Nhưng có trường hợp khó phân biệt, vì đến level cao thì cả hai thứ 1 và 2 sẽ hòa nhập, Ví dụ, Trần Đoàn là 1 hay 2?
Tương tự, nên nghiên cứu toán hay là nên sử dụng toán? Nói cách nào đúng thì sẽ là câu hỏi muôn thuở, không bao giờ có câu trả lời.

Trong thời gian gần đây, khi lật lại bản chất của tử vi, thì có một số cái cần phải đặt ra, và đưa đến bóc tách tử vi thành nhiều phần nhỏ. Không một ai nghiên cứu cả lãnh vực, mà phải tập trung vào một số câu hỏi cụ thể, và các câu hỏi này sẽ được đưa ra dần dần, đồng thời các advancement/ các chiêu thức được tìm ra tương ứng khi nghiên cứu.
1-Thế nào là Mệnh, Thân, và vai trò của nó. Cái này chú đã trả lời, trong việc phân định ý nghĩa Âm Dương của chúng.

2-Thế nào là các Tinh Đẩu. Trước hết thế nào là nguồn gốc chính tinh. Cái này, tác giả VDTT đã trả lời thông qua cuốn TVHTKH, cũng như lý thuyết Tạ Phồn Trị. Việc xuất hiện của Tứ Hóa, cũng được giải thích một phần qua TVHTKH.

Một tác giả khác là Tam_Tam_2 cũng phát triển một lý thuyết liên hệ các chính tinh với các quẻ dịch. Ông cũng giải thích sự xuất hiện của các chính tinh, trong đó 8+6 như là bên Tiên Thiên và Hậu Thiên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hệ quả, tốt nhất là không nên đặt câu hỏi gì về cái này, cho đến khi hiểu đủ nhiều về hai kết quả trên.

3-Cần phải hiểu thế nào là cục, và việc tìm hiểu nó dẫn tới việc nghiên cứu bản chất của Phép Ngũ Hành Nạp Âm. Việc nghiên cứu sâu về Ngũ Hành Nạp Âm như là phối hợp giữa vòng Lộc Tồn và vòng Đại Vận/Thái Tuế Bay đưa đến một loạt các kỹ thuật bề nổi, xuất hiện một cách tự nhiên như là các trường hợp đặc biệt, đó là các lý thuyết về vòng Trường Sinh Bay, Đào Hoa Bay, Lộc Tồn Bay.
Chúng được thông báo cụ thể trên TVLS.net, như đã nói gần đây như là các kiếm chiêu rời rạc, ở mức độ đại chúng cho một người học tử vi bình thường có thể hiểu được.

4-Việc khoét sâu vào kết quả của Tam_tam_2 đưa đến câu hỏi, thế nào là Hậu Thiên? Thế nào là cấu trúc thực sự của Lạc Thư? Tại sao người ta nghĩ ra Lạc Thư (chứ ko phải con rùa nào cả).

Về cái này, cháu cũng vừa mới có một số kết quả, bao gồm việc liên hệ lạc thư với hình học của hình xuyến. Đường Lường Thiên Xích (thước đo trời), là một đối tượng nằm ở trung tâm của Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh, được realize như là một đường cong trắc địa chạy trên hình xuyến.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khi kích thước của Lạc Thư từ n=3 được suy rộng lên n bất kì, ta có thể lấy limit và thu được một đường cong bất kỳ hệ số góc t trên xuyến 2 chiều. Về mặt toán học, có thể coi lý thuyết Phi Tinh trong Phong Thủy tương đương với hình học lượng tử trên xuyến, với magnetic fields t.dx^dy.
Một số người nói rằng lý thuyết Phong Thủy của cụ sứ phát triển rất tốt cho đến khi gặp kỹ thuật Phi Tinh này thì tắc, cũng chính là từ lý do này.

Hiện nay, các kết quả này đang được suy rộng cho trường hợp đường Lường Thiên Xích có số chiều cao hơn, để có thể gắn Ngũ Hành vào, thông qua collaboration với một Phong Thủy gia. Các khó khăn xuất hiện khi suy rộng bao gồm việc vượt qua các bất biến knot lượng tử, và tô pô của Đa tạp 3 chiều.

Kết quả về đường Lương thiên xích khi n=4 đưa đến một giả thuyết: Tồn tại hay không mối liên hệ giữa Tử Vi Đẩu Số và LTX cho n=4, tương tự như liên hệ giữa Lý thuyết phong thủy huyền không Phi Tinh và LTX cho n=3.

5-Sau câu hỏi về bản chất của Mệnh/Cục/Chính Tinh, Vòng Trường Sinh/Thái Tuế/Lộc Tồn, câu hỏi tiếp theo chính là cấu trúc của các phụ tinh.
Nguồn gốc của Không Kiếp/Xương Khúc đã được tác giả VDTT xuất bản một phần trong TVHTKH. Kình Đà thì hiển nhiên. Vì vậy, câu hỏi một cách tự nhiên là các phụ tinh còn lại.Việc sao Thiên Quan/Phúc được chọn đầu tiên, chính là bởi vì một giả thuyết tồn tại từ lâu trong tử vi :QP là cát tinh hay hung tinh?

Các câu hỏi tiếp theo sẽ được phân tách nhỏ ra và đưa dần lên TVLS.net ở cấp độ phù hợp để không gây buồn ngủ, giữ độ hot cho các topic. <br style="color: rgb(255, 0, 0);">
+Cấu trúc của việc tính Thời Gian trong tử vi. Có liên hệ gì giữa Cục/Ngũ Hành Nạp Âm với cấu trúc của ĐV/LNĐV?
Ý nghĩa trực tiếp của kết quả này có thể đưa đến việc hiểu lý thuyết xem vận, lý thuyết tam tài, lý thuyết di cung vận hạn.
<br style="font-weight: bold; color: rgb(0, 0, 255);">+Thế nào là Thiên Can? Tại sao các loại Thiên Can khác nhau lại đưa đến các lý thuyết tứ hóa khác nhau, như là Tứ Hóa nguyen thủy, Đại vận, Lưu Thái Tuế, Tứ Hóa Bay, sao tự hóa, Tứ Hóa bay Thái Tuế... ?

Ý nghĩa của các loại Thiên Can khác nhau sẽ quyết định tính chất của các loại Tứ Hóa khác nhau, và đưa đến cội nguồn của lý thuyết Chinh Huyền Sơn Nhân.

Việc nghiên cứ cụ thể nó, đưa đến các loại sao bay, phi tứ hóa. Moị người nhìn ngoài thì thấy tôi cho sao bay nhiều, nhưng thực ra đều từ bản chất nội tại của lý thuyết.

+Cấu trúc của vòng Đào Hoa cùng các sao được an từ Tam Hơp Tuổi. Các loại vòng địa chi bay.

+Ý nghĩa của cách an Hỏa Linh. Tại sao?

+Thế nào là Tuần Triệt. Liên hệ với Kỳ Môn Độn Giáp? Trong Thái Ất/Lục Nhâm có Tuần Triệt hay không, tương tác của chúng như thế nào? Xuất Không Điền Thật có ứng dụng hay không?
Nó đưa đến việc cần nghiên cứu KMĐG một cách chỉnh chu.
.....
Còn các cách giải thích tử vi kiểu như Bạch Hổ gặp tấu thư là con hổ ngậm cuộn giấy văn bằng thì rất chi là nhắng, thực sự không nên được quan tâm. Tại sao không luận là con hổ làm bằng giấy------> loại hổ giấy---> hữu danh vô thực?

_____________________________________
Sau khi đặt tất cả vào một hệ thống như trên, hi vọng Green sẽ thấy việc bay trên trời, phi kiếm bay như Lập Thể Tứ Hóa hay việc nhảy xuống biển mò ngọc, tàng hình chui xuống đất sang KMĐG, ngắm sao Thái Ất, publish một số kết quả trong Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh........ tất cả đều chỉ là tùy vào giai đoạn của việc nghiên cứu. Cần đến đâu học đến đấy.


Thanked by 1 Member:

#2 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 10:00

Đã gửi bởi: buiram
@Bác VDTT: khi nào sách phát hành, nhờ bác gởi link bán sách cho mọi người biết chứ nếu google thì khó mà qua được mấy diễn đàn tử vi . Cháu sẽ ủng hộ NXB và seller 1 cuốn .

Tiện đây cháu cũng có thắc mắc về tính Khoa của Nhật trong sách TVHTKH1. Nếu lí luận rằng Nhật có tính chất “luôn chiếu sáng”, “không thỏa hiệp” thì đúng là Nhật có tính cực đoan, không chứa tính Khoa. Tuy nhiên đúng là không có gì hoàn toàn dương hoặc âm, hay là dương quá sinh âm, trong âm có dương… vì cháu thấy có thể lí luận rằng Nhật không hóa Khoa vì nó đã bao hàm sẵn tính Khoa trong đó. Từ tính chất “luôn chiếu sáng” cực đoan nên nó lại có tác dụng “điều hòa” (và “công bằng”) cho “vạn vật”, hay ít nhất là bốn mùa và đầu óc, bản tính con người, do tính “điều hòa” to lớn đó mà cho rằng Nhật có tính Khoa mạnh nhất trong các tinh đẩu cũng là hợp lí? Nếu lí luận rằng Nhật luôn có Khoa thì càng phù hợp với nhiều điều ta biết về Nhật từ sách vở: Nhật là Quan lộc tinh (ngày xưa Quan thường đồng hành với khoa bảng, ngày nay theo cháu tính chất “không thỏa hiệp” mà luôn “điều hòa”, “công bằng” của Nhật làm Nhật vẫn xứng đáng là Quan lộc tinh), Nhật là chính tinh sáng tạo và gần gũi với khoa bảng nhất. Theo bác lí luận vậy có được không?


Đã gửi bởi: vuivui
Ngày gửi: 18 March 2011 lúc 10:13am

@Gấu trắng

Tuy nhiên, khi đạt đến một mức nào đó, sẽ có hai con đường để đi, mà ai học tử vi cũng sẽ phải quyết:

1-Chọn trở thành người xem tử vi chuyên nghiệp, các lý thuyết chỉ là để áp dụng.

2-Chọn trở thành người nghiên cứu KHHB.

Câu hỏi đặt ra, thành tựu đạt được khi theo 2 hướng này sẽ thế nào?

Về hướng thứ 1, không phải ai cũng có khả năng xem giỏi tử vi, vì nó cần có cảm ứng. Rất nhiều trường hợp chả cần lập lá số tử vi, hoặc an sai ngày, nhưng phán vẫn đúng, và đó thuộc về năng khiếu trời sinh, có học cũng không được. Nhưng con đường thứ 2, ai cũng có thể học được, miễn là có trí tuệ và PPLNCKH. Một đằng là thạo chiêu thức, một đằng là nội lực, tùy năng khiếu mà phát triển.



Thông thường là thế. Nhưng cứ như tôi thấy thì chưa có ai theo một trong hai hướng để nghiên cứu huyền học nói chung, tử vi nói riêng mà có thành tựu cả. Một người, nghiên cứu huyền học mà gọi là có thành tích, với nghĩa đúng đắn, thì đồng thời phải có cả hai, ngay từ khi xuất phát điểm. Tức là, dù mới vào học hay đã nghiên cứu sâu, nếu chỉ thuần túy lý luận thì khởi đầu, ngay từ khi a bờ cờ đã sai rồi. Nhưng nếu chỉ thuần túy thực nghiệm, thì vẫn có thể ok. Nhưng tới mức độ nhất định thì cái giỏi lại trở nên tâm linh. Nghĩa là không còn tính lý thuyết nữa, mà nghiêng về cảm ứng. Cho nên mới gọi là Thầy ... Bờ oi boi sắc Bói. Chứ không gọi là nhà nghiên cứu nữa. Chỉ có những người đạt được cả hai, mới có thể tiến xa trong huyền học, và kết quả nghiên cứu của họ mới đáng tin, mới thực sự cần suy ngẫm. Cho nên, không phải ngẫu nhiên, các bậc chân tu, không chỉ giỏi lý, mà về bói, chiêm đoán, họ rất giỏi.

Đó là thực tế.

THAIDUONG271 đã viết:
...CHÚ THÍCH:2 SAO QUAN PHÚC TRONG SÁCH CUẢ VDTTL ĐA BỊ AN SAI HOẶC BỊ SỬA 1 CÁCH CỐ Ý.....
Thưa bạn thaiduong271,
Xin hỏi đây là lời phát biểu của bạn hay là ghi lại của người khác? Nếu của bạn thì xin làm việc "nói có sách mách có chứng". Đã bảo rằng VDTTL an Quan Phúc sai thì xin hỏi an thế nào mới đúng? Nguồn của cách an "đúng" này là sách nào?
Để bạn rộng đường suy nghĩ tôi xin báo cáo trước là mặc dù khó khăn (vì hiếm gặp) tôi đã tìm ra vài quyển sách Tử Vi tiếng Hoa Đài cũng như Cảng có an Quan Phúc, và họ an cả hai sao này y hệt như sách VĐTTL vậy.

Theo thiển nghĩ (dựa tren kinh nghiem ít oi), cách an Quan Phúc theo VDTTL có lẽ sai. Chúng ta cứ theo qui tă'c vận động như đã ghi phía trên của VDTT, đồng thời nghiệm lý các lá số cho 3 tuổi bị tranh chấp cách an Thiên Quan thì có thể biết được đâu là giả thật .

Whitebear Ngày gửi: 19 March 2011 lúc 11:44am

Trích dẫn

Bởi vì sự xuất hiện của cuốn sách TVHTKH, tôi xin phép tạm thời dừng tạm câu thứ 1 về quan phúc, cho đến khi cuốn sách này xuất hiện.

Tôi chuyển sang vấn đề thứ 2: Cấu trúc của việc tính Thời Gian trong tử vi.

Trước hết, ai ai cũng biết, khi ta đã có Cục, nhận được từ Ngũ Hành Nạp Âm của can năm sinh và địa chi của tháng chứa cung mệnh, ta bắt đầu có thể an được các cung Đại Vận. Sau đó, ta áp dụng lý thuyết Di Cung để tịnh tiến đại vận/ LNĐV'Lưu Thái Tuế như trong lý thuyết tử vi của Trung Châu Phái.

Trước hết, tôi muốn hỏi các câu sau:
1-Tại sao người ta nghĩ ra ngũ hành nạp âm? Cấu trúc thực sự của nó. Thực sự với bất cứ một người mới học nào, khi đọc sách tử vi lập tức bị dội với "Ngân Đăng Giá Bích Câu", hoặc cách tra bảng để nhớ ánh xạ Z_10*Z_12---->Z_5.
2-Tại sao thời gian trong tử vi lại được xác định dựa vào việc tính đối xứng, lùi rồi tiến như trong LNĐV? Tại sao không tính xoay vòng tròn kiểu như theo Lưu Thái Tuế hoặc Tiểu Vận cho nó dễ dàng, hay là vì LNĐV là Nhân thời nên trời mới hành hạ con người tiến lùi cho sướng?

3-Tại sao ta cứ phải làm khổ nhau để tính đại vận 10 năm 3-13-23, mà không tính đại vận là 12 năm, vị chi 3-15-27-39, đỡ phải tiến hay lùi. Tại sao cứ một di cung lại tính là 10 năm, chứ ko phải 12 năm. Có một số thầy tử vi, khi xem thì đoạn sau đại vận 10 năm có tính vòng sang đại vận tiếp theo, một cách từ từ chứ không tính sharp như thông thường.

Đã gửi bởi: VDTT
Ngày gửi: 19 March 2011 lúc 5:57pm

Trích dẫn

Whitebear đã viết: 1-Tại sao người ta nghĩ ra ngũ hành nạp âm? Cấu trúc thực sự của nó.
Vấn đề này đã  3;ược giải trong sách "Mệnh lý hoàn toàn khoa học". Sách này còn giải nhiều vấn đề hóc búa hơn nữa, như hậu thiên bát quái từ đâu ra, tại sao 64 quẻ dịch lại có ý nghĩa như vậy.

Tôi cũng sắp ra sách này qua hệ thống amazon, sau khi ra TVHTKH2.

Whitebear đã viết:
Thực sự với bất cứ một người mới học nào, khi đọc sách tử vi lập tức bị dội với "Ngân Đăng Giá Bích Câu", hoặc cách tra bảng để nhớ ánh xạ Z_10*Z_12---->Z_5.



Đây là vấn đề sư phạm. Các cụ xưa theo Hán học nên đặt ra các câu thiệu cho người ta dễ nhớ. Vấn đề là các câu thiệu này giả sử người ta biết đọc chữ Hán, thành thử thời nay hoàn toàn vô dụng cho làng Tử Vi VN.

Mẹo nhớ của ông Vu Thiên Nguyễn Đắc Lộc hay hơn nhiều:

KTHOM (Mẹo nhớ: Cá Thơm, Cà Thơm, Cô Thơm, Cỏ Thơm)

K = Kim, T=Thủy, H=Hỏa, O=Thổ, M=Mộc

Chi \ Can &a mp;n bsp; G/A B/Đ M/K C/T N/Q

TS/NM K T H O M

DM/TD & amp; nbsp; T H O M K

ThT/TH H ; ; O M K T


WhiteBear đã viết:
<br style="COLOR: rgb(0,0,255); FONT-WEIGHT: bold">2-Tại sao thời gian trong tử vi lại được xác định dựa vào việc tính đối xứng, lùi rồi tiến như trong LNĐV?



Tôi vốn không tin vào thuyết LNĐV của ông VĐTTL nên lẽ ra không có ý kiến. Nhưng tại sao lùi rồi tiến thì dễ hiểu. Làm thế thì vừa hết năm cuối sẽ vào đúng ô đầu của đại hạn sắp tới, rất tròn đẹp.

Thí dụ mộc tam cục đại hạn đầu ở Dần đi nghịch thì LNĐV sẽ gồm 3)Dần 4)Thân 5)Dậu 6)Thân 7)Mùi 8)Ngọ 9)Tị 10)Thìn 11) Mão 12) Dần thế là đi tiếp trơn tru vào 13)Sửu cho đại hạn kế.
WhiteBear đã viết:
3-Tại sao cứ một di cung lại tính là 10 năm, chứ ko phải 12 năm.


Cái này thì dễ trả lời mà. Chọn 10 vì 10 là lời giải giản dị nhất mà thỏa cả hai thuyết âm dương lẫn ngũ hành (lý giản dị của dịch, cũng là của khoa học). Khoa Tử Bình đại hạn cũng là 10 năm, cùng lý.

Giữa 12 và 10 mà chọn 10 thì dễ biện hộ, nếu chọn 12 mới là vấn đề đấy (phải dùng đến phương vị).

WhiteBear đã viết:
Có một số thầy tử vi, khi xem thì đoạn sau đại vận 10 năm có tính vòng sang đại vận tiếp theo, một cách từ từ chứ không tính sharp như thông thường.

Thực ra cách tính vòng này rất nhiều người xử dụng, trong đó có cả tôi. Cũng hợp lý thôi. Mô hình của khoa Tử Vi là tín hiệu (signal). tín hiệu ít khi nào chôn chết vào một chỗ mà thường loang ra bên cạnh.


Trích dẫn

2-Tại sao thời gian trong tử vi lại được xác định dựa vào việc tính đối xứng, lùi rồi tiến như trong LNĐV? Tại sao không tính xoay vòng tròn kiểu như theo Lưu Thái Tuế hoặc Tiểu Vận cho nó dễ dàng, hay là vì LNĐV là Nhân thời nên trời mới hành hạ con người tiến lùi cho sướng?

Theo thiên văn giải thích: Thì lưu đại hạn được tính theo đường đi của sao Hỏa khi nhìn từ trái đất. Tặng WB tấm hình, chẳng nhớ Kiwi sưu tập trong sách nào..

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


theo Đông Y giải thích dựa trên đường đi của kinh mạch trên cơ thể, nhưng để hiểu chắc cậu đọc thêm quyển "Tích hợp đa văn hóa Đông Tây"

Whitebear đã viết:3-Tại sao ta cứ phải làm khổ nhau để tính đại vận 10 năm 3-13-23, mà không tính đại vận là 12 năm, vị chi 3-15-27-39, đỡ phải tiến hay lùi. Tại sao cứ một di cung lại tính là 10 năm, chứ ko phải 12 năm.

Theo Kinh dịch giải thích: thì cần đảm bảo bội số cục cho Cục an của 1 lá số. Ví dụ Mộc tam cục thì là 3-13-23-33..

Theo Lịch pháp giải thích:

1. Lưu Thái Tuế: chạy theo 12 cung số trên lá số từ cung Tý đến cung Hợi

2. Lưu Tiểu hạn: chạy theo 12 địa chi

3. Nên Lưu Đại hạn: sẽ chạy theo 10 thiên can

Theo thiên văn giải thích: Đại vận 10 năm có thể người xưa đã dựa vào chu kỳ xuất hiện vết đen của mặt trời. Chu kỳ này hơn 10 năm chút xíu, xấp xỉ gần 11 năm. Nên

Whitebear đã viết:Có một số thầy tử vi, khi xem thì đoạn sau đại vận 10 năm có tính vòng sang đại vận tiếp theo, một cách từ từ chứ không tính sharp như thông thường.

Hi vọng đóng góp được ít nhiều cho công trình nghiên cứu của cậu.

KIWI:
Mỗi người đều có lời giải thích và có câu trả lời cho bất kỳ vấn đề đặt ra. Như vấn đề của WB đưa ra, thì theo suy nghĩ và nhận thức của Kiwi, Kiwi giải thích như vậy. Sự khác biệt giữa các câu trả lời là do sự khác nhau về nền tảng cơ sở lý luận. Cơ sở lý luận và nghiên cứu của Kiwi dựa trên TRIẾT HỌC CỔ PHƯƠNG ĐÔNG

1. Nguyên lý 1: "Cái đơn nhất trong cái đa dạng"
- Theo Ấn Độ giáo: Vế mặt bản thể vũ trụ là Một, không có sự khác biệt nhau cơ bản giữa Mặt trời và chúng ta. Mỗi cấu trúc có sự chuyển động như vòng tròn xoắn ốc [chu kỳ]. Tính xoắn ốc có 1 vị trí cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng các học thuyết cụ thể của Triết học cổ Phươgn Đông và gặp rất nhiều trong nguyên lý Châm Cứu, Độn Giáp hay Thái Ất. Xoắn ốc nghĩa là tuần hoàn, nhưng với cấu trúc khác nhau của xoắn ốc thì chu kỳ tuần hoàn lớn hơn.

- Theo Đạo Lão Tử: Nguyên lý của học thuyết trên chỉ gói gọn trong 1 chữ Đạo .
Lão Tử có nói: "Nếu chúng ta có 1 tư thế thích hợp và nếu chúng ta tập trung được vào bản chất của chính thể, thì sự hài hòa của Vũ trụ sẽ hòa vào chúng ta. Chúng ta hãy gắn mình vào sự thức tỉnh bên trong và hòa mình vào cái tuyệt đối. Thế thì thực thể tối thượng sẽ biểu hiện trong bản thân chúng ta. Và chúng ta sẽ phù hợp với Đạo"

- Theo Phật giáo: có thuyết "Vô thường - Thường" và thuyết "Vô ngã" cũng nói về vấn đề này

2. Nguyên lý 2: "Con người là một tiểu thể vũ trụ" nên chịu sự chi phối của các nguyên lý vũ trụ.

3. Nguyên lý 3: "Nguyên lý Thiên - Địa - Nhân hợp nhất"

Về mặt sinh học, nguyên lý đó được biểu hiện như sau: Năng lượng của Trời đi xuyên qua Luân Xa 7 của huyệt Bách Hội, rồi chạy theo đường tủy sống. Mặt khác năng lượng của Đất đi qua luân xa 1 rồi chạy lên phía trên cũng theo con đường tủy sống. Trong thuật ngữ Triết học cổ Phương Đông, Trời được xem là Dương, còn đất được xem là Âm. Chính vì vậy năng lượng [từ trường] của Trời, Đất, Nhân thể giao nhau, tạo ra nguồn năng lượng cho sự sống và cân bằng mọi từ trường --> Giúp con người tồn tại. Chỉ cần thế cân bằng này bị phá vỡ thì con người sẽ không thể tồn tại, dân gian xưa cũng có câu "Âm Dương đôi ngã đôi đường", chính là chỉ thế cân bằng trên bị phá vỡ.

Kiwi dài dòng về cơ sở lý luận của mình để mong bạn Thất Sát có thể hiểu động cơ vì sao Kiwi giải thích vấn đề như vậy. Chứ Kiwi không thể ngược thời gian để hỏi ông Trần Đoàn, có phải đại vận 10 năm ông dựa vào vị trí của vết đen trên mặt trời?! Nếu bạn có thời gian và muốn tìm hiểu thì bạn có thể đọc thêm về vết đen của mặt trời có tên tiếng Anh là Sunspot, và ảnh hưởng từ trường của nó như thế nào lên trái đất. Và tìm sự liên hệ, nghĩ bạn chắc không rảnh và "bệnh" như Kiwi

VIệc xem hạn trong khá nhiều tài liệu của Kinh Dịch và Thái Ất, người ta thường lưu tâm đến sự chuyển động của sao Hỏa.

Đó là sự tìm hiểu không ra đầu ra đuôi của Kiwi để trả lời bạn. Cũng cảm ơn vì bạn đã cảm ơn bài viết. Bạn là người đâu tiên cảm ơn Kiwi tại diễn đàn này

Trích dẫn


Tôi thấy Gấu sa vào cái vũng lầy này, chắc bây giờ Gấu đang phải vật lộn với việc chọn lựa bước đầu tiên ! Theo ai đây ? Hay chỉ để tham khảo ?

Nếu theo, thì đó là bước. Nghĩa là đã quyết định, đã chọn lựa.

Nếu chỉ để tham khảo ! Cẩn thận kéo loạn óc. Bởi vì, chỉ cần đi sâu hơn theo các hướng, là thấy đường "cụt". Lại quay trở về với cái logic kiểu: Hổ Tấu là con hô đội bằng sắc, nên cách này chủ về sự phong tặng ! Hi hi ...

Thôi, tôi gợi ý một ví dụ cho Gấu hiểu, khỏi loạn mất. Nhưng là chỉ tương ứng với kiến thức lý học hiện tại của Gấu thôi đấy nhé.

Chẳng hạn:

Tại sao người ta nghĩ ra ngũ hành nạp âm ?

Có khó gì đâu. Bởi vì hệ thống thiên can – địa chi là hệ thống thời gian của đông phương, là hệ thống thời gian vuông tròn, trong đó, trời tròn – đất vuông. Thiên – địa là âm dương. Nhưng hệ thống tự nhiên của đông phương là hệ thống tam tài, thiên – địa – nhân mà tử vi chỉ là một ví dụ, là một hệ đặc biệt trong hệ thống tam tài thiên địa nhân mà thôi. Trong hệ thống tam tài thiên địa nhân thì thời gian phải là tổ hợp của thiên địa theo một thể thóng nhất thiên địa nhân, vì thế, mới phải có một hệ thời gian thiên địa phối hợp, theo đó mà thành thời gian vuông tròn – triết gia Kim Định có công trình về vấn đề này, tuy sơ sài, nhưng Gấu nên tham khảo – đó chính chính là sự phối hợp thiên can và địa chi mà thành nạp âm. Nạp âm chính là hệ thời gian vuông – tròn, trôi trong hệ thống tam tài thiên địa nhân.

Đơn giản vậy thôi ! Nhưng nếu Gấu muốn đi sau hơn, chẳng hạn sẽ hỏi rằng, sau khi có hệ thống này rồi, thì từ đâu mà Tiền nhân lại có hệ thống nạo âm xác định như theo câu" ngân đăng giá bích câu ...." như vậy. Thì Gấu cũng nên suy tưởng về thời gian của tây phương một chút. Hành trình đi tìm thời gian của hai miền đông – tây, cũng từa tựa như nhau. Chỉ có tư duy là khác nhau thôi. Như đều là đi, nhưng một bên đi giày, một bên đi dép – chẳng hạn ! Nhưng đều là Đi. Chứ không lẽ Đứng ? Đúng thì chẳng tới được đâu cả ! Đúng không ?

Viết thế, để Gấu tham khảo, khỏi bị Chìm Nghỉm.

Nhưng lưu ý nhé. Từ thiên – địa sang tới thiên địa nhân là một khoảng cách xa lắc xa lơ đó. Có điều, câu hỏi trên của Gấu, thì hiểu như tôi nói, cũng là đủ rồi.

Thân ái.




Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 20 March 2011 lúc 7:00am
Rất cảm ơn chú vuivui vì những lời chỉ giáo quý báu vô cùng.

Để tiện đường cho các độc giả khác, tôi đưa lên đây một số link về cuốn sách của tác giả

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Định.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

;id=71&ib=46&ict=2990

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

le&id=71&ia=4513


Thanked by 1 Member:

#3 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 10:02

Gửi anh ĐCV,
Bác V For có nhờ tôi viết trả lời anh về câu hỏi này,
Tuổi Đinh --> Thiên Quan an tại Dần
Tuổi Mậu --> Thiên Quan an tại Mão
Tại sao lại an như vậy :
Không riêng gì cặp Quan Phúc, cùng với các sao an theo tháng sinh như Tả-Hữu, Bộ Tứ Hóa khi nghiên cứu cách an của chúng thì đều dẫn tới một cái đích cuối cùng rằng điểm khởi đầu t0 của dòng thời gian chọn ở đâu ??? và đó cũng là mấu chốt của cách tính HẠN.
Ví dụ như khi nghiên cứu cặp Tả-Hữu thì tại sao tháng đầu tiên lại khởi tại cung Thìn ???
TẤT CẢ ĐỀU ĐI VỀ 1, vậy thì lý thuyết nào giải thích một cách thống nhất, đơn giản nhất và không cần phải đẻ thêm ra một lý thuyết mới nào ( tức là tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của người xưa - dùng sự tư duy của người xưa mà giải thích) sẽ được chấp nhận.
Chỉ vài buổi nói chuyện với bác V For, tôi cũng chưa thể hiểu hết và rõ những điều bác ấy nói, với lại tôi đang chuẩn bị thủ tục mở công ty của riêng tôi nên thời gian rất eo hẹp.Nếu có thên ý gì mới sẽ trả lời cho anh được rõ.
Thân.

Chúng ta phải hết sức cẩn thận với các học thuyết từ xứ Đài Cảng .

Nếu tôi không lầm, VDTT từng tuyên bố xứ Đài Loan đã thống nhất cách xem hạn từng năm tức họ xem Lưu Thái Tuế là trọng điểm, hầu như không tính tới cung TH . Xin lỗi trước nếu tôi nhớ sai thì nhờ anh VDTT chỉnh lại .

Tôi không tin cách xem đó đúng, trái lại có nhiều trường hợp cung TH rất sắc nét giải thích được sự cố . Lấy ví dụ, TH năm Thìn an tại Dần là cung Tử Tức cu"a lá số tiểu thuyết kiếm hiệp gia Kim Dung, có Tang Hổ KK Thái Dương Kỵ nên con trai của ông bị trầm cảm mà tự sát chết . Nếu dùng Lưu Thái Tuế tại Thìn thì sẽ giải thích không nổi sự cố này .

Tôi có nhiều trường hợp cho thấy cung TH rất quan trọng trong chuẩn đoán . Riêng lý số gia TKQ cũng xác nhận điều tôi cho rằng cả 2 cung do Lưu Thái Tuế và lưu TH an định chiếm phần rất quan trọng trong lý giải 1 hạn kỳ từng năm .


Đã gửi bởi: VDTT
Ngày gửi: 20 March 2011 lúc 7:17pm



tuhynhan đã viết:
VDTT đã viết:
WhiteBear đã viết:
<br style="COLOR: rgb(0,0,255); FONT-WEIGHT: bold">2-Tại sao thời gian trong tử vi lại được xác định dựa vào việc tính đối xứng, lùi rồi tiến như trong LNĐV?



Tôi vốn không tin vào thuyết LNĐV của ông VĐTTL nên lẽ ra không có ý kiến. Nhưng tại sao lùi rồi tiến thì dễ hiểu. Làm thế thì vừa hết năm cuối sẽ vào đúng ô đầu của đại hạn sắp tới, rất tròn đẹp.

Thí dụ mộc tam cục đại hạn đầu ở Dần đi nghịch thì LNĐV sẽ gồm 3)Dần 4)Thân 5)Dậu 6)Thân 7)Mùi 8)Ngọ 9)Tị 10)Thìn 11) Mão 12) Dần thế là đi tiếp trơn tru vào 13)Sửu cho đại hạn kế.




Oh, có phải ý của bác VDTT là thuyết LNĐH de 1 cung tiến 1 cung là phát minh của VN chứ không phải của Trung Quốc ? Thanks !
Đúng thế! Tôi chưa từng thấy một quyển sách chữ Hán nào dùng phép lưu niên đại vận như sách VĐTTL Tôi công nhận cách này có tính sáng tạo.




HoaCai01 đã viết:
Chúng ta phải hết sức cẩn thận với các học thuyết từ xứ Đài Cảng .

Nếu tôi không lầm, VDTT từng tuyên bố xứ Đài Loan đã thống nhất cách xem hạn từng năm tức họ xem Lưu Thái Tuế là trọng điểm, hầu như không tính tới cung TH . Xin lỗi trước nếu tôi nhớ sai thì nhờ anh VDTT chỉnh lại .

Tôi không hề nói vậy bao giờ. Chỉ cần đọc lại bài "Cơ sở phái Tử Vân" được viết bởi một nhà nghiên khảo Đài Loan (mà tôi đã dịch) là thấy ngay bên Đài Loan vẫn có vấn nạn Lưu Niên hay Tiểu Hạn.

Chỉ có thể nói là ở đó phái lưu niên đã lấn thế phái tiểu hạn thôi.




Đã gửi bởi: HoaCai01
Ngày gửi: 20 March 2011 lúc 7:24pm



Theo thiển ý, dựa trên kiểm nghiệm và cũng hội ý với 1 lý số gia nổi tiếng khác về các thứ sau đây cần phải lưu tâm

1. Năm đầu tiên của 1 DH và năm cuối cùng của 1 DH : xấu hay tốt thấy rõ hơn các năm khác . Có lẽ là vì năm đầu tiên LNDH và gốc DH trùng phùng . Tương tự cho năm chót cũng thế .

2. TH vào thế đối với gốc DH hay TH trùng vào gốc DH : năm đó biến cố sôi động rõ ràng .

3. Lưu Thái Tuế vào cùng chỗ với DH hay an vào cung đối với DH: phải rất cẩn thận khi có sát tinh xâm phạm Thái Tuế của năm hạn .



-------------
Năm Mão cần mềm dẽo như Mèo .

Đã gửi bởi: HoaCai01
Ngày gửi: 20 March 2011 lúc 7:27pm

Nếu tôi không lầm, VDTT từng tuyên bố xứ Đài Loan đã thống nhất cách xem hạn từng năm tức họ xem Lưu Thái Tuế là trọng điểm, hầu như không tính tới cung TH . Xin lỗi trước nếu tôi nhớ sai thì nhờ anh VDTT chỉnh lại .

Xin lổi anh VDTT, trí nhớ của tôi không thể tồi đến thế được khi viết câu trên vì tôi từng đọc lại vài lần khắc tâm ghi cốt . Dù sao đi nữa, anh đã xác nhận thì tôi cũng cho là vậy . Khi rãnh tôi sẽ truy tầm các câu do anh viết mà lúc này tôi không rãnh để làm việc đó .



-------------
Năm Mão cần mềm dẽo như Mèo .


Đã gửi bởi: HoaCai01
Ngày gửi: 20 March 2011 lúc 7:50pm

Xin trích 1 đoạn từ 1 lý số gia xiển dương lý thuyết của phái Tử Vân (loại bài do VDDT chuyển dịch)

(Chữ chú thích màu nâu là của HC)

Lưu niên: (hạn từng năm)



Khi thảo luận bộ phận này đầu tiên cần thảo luận vấn đề khác biệt giữa các học phái. Về việc xem vận khí mỗi năm, nói chung có ba cách: Cách thứ nhất coi lưu niên là chủ, như năm nay là năm Quý Dậu tất cung mệnh của năm ở Dậu, rồi thêm tứ Hóa của can Quý vào lá số mà luận xét. Cách thứ hai là phái tiểu hạn. Phái này dùng tiểu hạn để xem số, như năm nay Bính Ngọ là năm 28 tuổi, tìm cung ứng với tiểu hạn năm 28 tuổi coi là cung mệnh, lấy tứ Hóa của cung mệnh mà xem vận khí của năm nay (dgc: Ý nói là cung tiểu hạn ở đâu thì dùng can của cung đó? Nếu thế là một cách xem hơi lạ và có vấn đề, vì can của các cung đã cố định, thành thử can chi đều lập lại mỗi 12 năm. Thiết nghĩ hợp lý hơn là vẫn xử dụng can của lưu niên mặc dù xem cung tiểu hạn là cung mệnh tạm thời). Cách thứ ba là tham chiếu cả hai, lưu niên xem biến hóa của hoàn cảnh, tiểu hạn xem biến hóa của tâm thái.



Theo tác giả bài viết, có 3 cách xem hạn từng năm . Cách thứ nhất dùng Lưu Thái Tuế . Lão HC theo cách thứ 3 .



Hôm nay theo sự hiểu biết của người viết (dgc: Tức người viết bài này, không phải ông Tử Vân, không phải dịch giả) thì phái lưu niên là tông phái lớn chính thống, các học giả về sau chỉ cần dùng phép lưu niên là có thể chính xác không sai, bất tất thêm cách nào khác nữa (dgc: Tức là theo ý tác giả bài này thì chỉ cần dụng phép lưu niên thôi, không dùng tiểu hạn).



Tác giả cho rằng phái dùng Lưu Thái Tuế là chính thống và lớn nhất và phái này không dùng TH, tức phái Tử Vân không dùng cung TH .





Một cách suy nghĩ: Võ Đang, Thiếu Lâm đều tinh thâm cả, học cả đời chưa chắc có thành tựu lớn. Nếu học Võ Đang vài ba thức, Thiếu Lâm cũng ba bốn thức mà muốn tung hoành thiên hạ thì hoàn toàn chỉ là hù ngưòi thôi. Quý học giả bất tất phải học những thứ hợp tham làm gì, nếu thành cao thủ Võ Đang thì đương nhiên là cao thủ của thiên hạ, chẳng có gì nghi ngờ nữa. Phương pháp trình bày với quý vị hôm nay chẳng có gì kỳ lạ, chẳng cần mặc khải gì cả, bất cứ ai đi theo những bước chân này đều có một ngày phát hiện con đường cho riêng mình. Con đường Tử Vi thực ra càng đi lại càng rộng rãi.



Tác giả cho rằng nên qui tụ về 1 mối, 1 phái để tránh lan man, đừng nên tham lam tổng hợp . Tác giả cho rằng dùng nhiều chiêu nhiều pháp rắc rối chỉ hù dọa người không hiểu biết .



........

Công lực của ngưòi viết thua xa ông Tử Vân, nhưng mong mỏi được thay ông dẫn một số người vào con đường lớn của Tử Vi, cho họ thoát khỏi cái cảnh tự mình sai rồi làm người khác sai; đó là tâm nguyện nhỏ bé của người viết, mong quý học giả hiểu cho.



Ông Tử Vân có công lớn, rất tài ba nhưng riêng đặc khoản về coi hạn từng năm, lão HC than rằng có cái gì không ổn khi ứng dụng duy nhất pháp Lưu Thái Tuế trong thực tế kiểm nghiệm !



-------------
Năm Mão cần mềm dẽo như Mèo .






#4 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 10:02

thấtsát đã viết:
<table bgcolor="#D8D8D8" border="0" cellpadding="1" cellspacing="0" width="100%"> <tbody><tr> <td><table bgcolor="#FFFFFF" border="0" cellpadding="2" cellspacing="0" width="100%"> <tbody><tr> <td class="text"> <table align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="95%"> <tbody><tr><td class="bold">kiwi đã viết:
<table bgcolor="#D8D8D8" border="0" cellpadding="1" cellspacing="0" width="100%"> <tbody><tr> <td><table bgcolor="#FFFFFF" border="0" cellpadding="2" cellspacing="0" width="100%"> <tbody><tr> <td class="text">
1. Nguyên lý 1: "Cái đơn nhất trong cái đa dạng"<br style="text-decoration: underline;"> 2. Nguyên lý 2: "Con người là một tiểu thể vũ trụ"
3. Nguyên lý 3: "Nguyên lý Thiên - Địa - Nhân hợp nhất"
</td> </tr> </tbody></table></td> </tr> </tbody></table></td> </tr> </tbody></table>
Uh, mấy chiêu này vượt quá tầm của tôi nên không có gì chia sẻ với bạn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


bb
</td> </tr> </tbody></table></td> </tr> </tbody></table>


Hãy bắt đầu tìm hiểu những vấn đề to lớn ở trên bằng cách quan sát một vài hiện tượng trong thiên nhiên :

- Tại sao loài kiến định vị được thức ăn dù ở cự ly rất xa.
- Loài ong tìm mật.
- Loài chim và cá di cư.
- Thú vật có linh cảm tránh thảm họa thiên nhiên ....

Sau đó hãy xem tạo hóa cho con người chúng ta cái gì :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

t

Không chỉ có thế, tinh thể calcite tìm thấy rải rác trong cơ thể con người ở những vị trí xác định. Chúng đóng vai trò như những chiếc "ăng ten" cảm ứng được với "khí" từ các hành tinh và thiên thể theo nguyên tắc cộng hưởng. Khi người ta được sinh ra khỏi cơ thể người mẹ, tổng hợp các "khí" tại thời điểm sinh ra giống như một chương trình nạp vào những vị trí "ăng ten" này...
Thì nói có vẻ Fancy, nhưng thực ra nó rất đơn giản.
Đại ý, đầu tiên Đạo là đơn nhất, nhưng nó có thể được hiểu dựa vào nhiều mặt. Cấu trúc của vũ trụ thế nào thì cấu trúc của con người như thế. Con người là Âm, vũ trụ là Dương.

Đối với vũ trụ thì trong chân không có cấu trúc của Âm Dương, thì trong con người cũng thế.
Hệ quả, thông thường người ta gieo quẻ Mai Hoa, thì trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cũng có màn đó, người ta gieo quẻ--------> huyệt cần châm--> chữa bệnh. Hoặc ngược lại, khi bắt mạch thì có thể ra quẻ--------> phán ra được "Anh mới vừa nợ nần, đúng không?".
Nhưng nói thế thôi, bảo tôi tự châm bằng cách đó thì tôi không dám

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), dù có ông Hoa Cái tự tay gieo quẻ Mai Hoa, rồi bảo tôi châm vào bụng để chữa đau mắt.


Tương tự, trong toán học cũng có nhiều cái tương tự như thế. Vì vậy tôi mới mang toán học vào chém linh tinh được chứ, vì cũng dùng tập mờ tính toán.
Mấy ông Đông Y cũng có kiểu như thế, nhưng vì ko biết toán nên chơi trò dùng Kim châm, sau đó suy ra cấu trúc của Tử Vi..
Tùy vào background của mỗi người mà họ hiểu ADNH theo một cách khác nhau.


thấtsát đã viết:
<table bgcolor="#D8D8D8" border="0" cellpadding="1" cellspacing="0" width="100%"> <tbody><tr> <td><table bgcolor="#FFFFFF" border="0" cellpadding="2" cellspacing="0" width="100%"> <tbody><tr> <td class="text">Cám ơn bạn cho thông tin.Tôi chỉ muốn tìm hiểu tử vi để xem số, thấy sao nói vậy. Đạo có Duyên sẽ tự tìm đến.
Thà rằng tự mình sai, mình làm mình chịu còn hơn theo các đại sưmấy chục năm đến giữa đầm lầy họ mới bảo: thực ra tôi cũng chỉbiết đến đây còn tiếp theo thế nào tôi chịu. Thôi bạn tự đi nhé. Lúc đó thì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.</td> </tr> </tbody></table></td> </tr> </tbody></table>

Không sao bác, mỗi người có một mục tiêu khác nhau, một cách nghiên cứu khác nhau. Đến nay, kể cả những Đại Sư nhất cũng có ai dám tự xưng mình hiểu về ĐẠO đâu.

Vì mục tiêu của bác là xem tử vi, chúng ta cũng nên hạn chế vấn đề xuống để mọi người cùng quan tâm.

Giờ, câu hỏi chúng ta đặt ra sẽ đơn giản vô cùng: Thế nào là Thiên Can?
Cụ thể hơn, tác động của các loại thiên can sau đây sẽ khác nhau như thế nào:
1-Thiên Can của năm sinh <br style="font-weight: bold; color: rgb(0, 0, 255);">2-Thiên Can của các Đại Vận<br style="font-weight: bold; color: rgb(0, 0, 255);">3-Thiên Can của năm xem vận
4-Thiên Can của các cung (tháng chứa cung)
5-Thiên Can của cung có LNĐV<br style="font-weight: bold;">6-Thiên Can của cung tiểu vận<br style="font-weight: bold;">7-Thiên Can của cung có chứa LưuThái Tuế.
8-Thiên Can của cung chứa Thái Tuế cố định.

Tại sao thiên can khi tác động lên các tinh đẩu lại sinh ra tứ hóa?
Các kết quả đã biết:

+Các loại tứ hóa tương ứng là Tứ Hóa Nguyên thủy, Đại Vận, Lưu, Tự Hóa , Bay, Tứ hóa tiểu vận, tứ hóa Thái Tuế Bay, Tứ Hóa nguyên thủy theo tháng.

+TS Đằng Sơn đã giải thích được nguồn gốc của Tứ Hóa nguyên thủy như là các cực điểm của các chính tinh vào thời điểm extreme về thời tiết (vào tháng 5). Tức là một năm sinh thì sự hóa xảy ra đúng 1 lần vào tháng 5.
Tuy nhiên, hoàn toàn không rõ ràng và hiển nhiên khi suy rộng kết quả này cho 8 loại tứ hóa còn lại, ít nhất là với cá nhân tôi.
Ví dụ, cứ 10 tuổi thì bộ Liêm Phá được hóa 1 lần (Giáp), vậy cũng có thể giả thuyết cứ 10 tháng thì bộ Liêm Phá cũng được hóa một lần (tháng Giáp).

Từ quan điểm của Tứ Trụ, ta có thể đề xuất gợi ý rằng, tồn tại một loại tứ hóa nữa, được an theo thiên can tháng sinh. Và vì an theo tháng sinh, nó sẽ mạnh hơn hẳn tứ hóa thông thường, dù thời gian tác động sẽ ngắn hơn.

+Khi ta hiểu đến nơi đến chốn thế nào là thiên can, ta có thể đặt thêm câu hỏi: Tính chất của các loại tứ hóa 1-2-3..-8 khác nhau như thế nào?

+Tôi cho rằng Chính Huyền Sơn Nhân chắc là đã có một số kết quả về vấn đề này, nhưng cái này nằm ngoài hiểu biết của tôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

<br style="font-weight: bold; color: rgb(0, 0, 255);">
III Theo kết quả trong chương IV của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xuất hiện một tương ứng hàm tử giữa 14 chính tinh trong tử vi và các Kinh mạch trong cơ thể con người.

IV Motivated in part bởi Nguyên lý "Con người là một tiểu thể vũ trụ" , với giả sử rằng tồn tại một khái niệm "Thiên Can" trong Đông Y, tôi đặt giả thuyết:

Tồn tại hay không khái niệm tứ hóa trong Linh Quy Bát Pháp, tương ứng với lý thuyết tứ hóa trong tử vi. Thiên Can trong năm sinh trong tử vi nên được hiểu như thế nào trong realm của Đông Y?<br style="color: rgb(0, 0, 255); font-weight: bold;">

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


____________________________________________________________ ____________

#5 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 10:14

Đã gửi bởi: HoaCai01
Ngày gửi: 21 March 2011 lúc 5:24am

Tại đây người dẫn đường là WB rất tiếc có quá ít kinh nghiệm lâm sàng vì vậy những gì ghi ra chỉ có tính hời hợt xum xuê bề ngoài .

Tôi xin hỏi quí vị n/c lá số của mình đã lâu, có theo dõi nguyệt hạn, nhật hạn và thời hạn chưa ?

Nếu đã nghiệm lý tới đơn vị giờ như tôi từng làm rất nhiều lần trong suốt 7-8 năm nay thì tôi khẳng định phải dùng cách an TH để tính ra các nguyệt hạn như trình lyso .vn an định trong lá số .

Phái dùng Lưu Thái Tuế để tính hạn lưu niên, dĩ nhiên dùng tên của chi tháng để định tháng 1 , 2 ...12 . Như vậy tháng 1 là tháng Dần thì tháng đó khởi cung Dần, rồi cứ theo thứ tự Mão, Thìn ...

Có phải điều tôi viết phía trên là đúng ? Xin chỉnh lại nếu tôi sai .

Qua các nghiệm lý trong thời gian khoảng 2 năm nay quan tâm đến cách dùng Lưu tháng theo tên gọi Dần, Mão ...tôi cho rằng cách này có giá trị nhất định nhưng không mạnh bằng cách an Nguyệt hạn của sách VDTTL .

Nên nhớ chúng ta phải biết được cung TH ở đâu, từ đó tính ra tháng 1, 2 rồi khởi ngày 1 trong cung nguyệt hạn .

Tôi không rõ cách tính nguyệt hạn, nhật hạn và thời hạn của phái Tử Vân .



-------------
Năm Mão cần mềm dẽo như Mèo .

Đã gửi bởi: thấtsát
Ngày gửi: 21 March 2011 lúc 7:13am

Về xem vận tôi có cách nhìn khác về tam tài:

Thông thường người ta cứ nói Tam Tài Thiên Địa Nhân, nhưng tôi thấy trên tử vi có đầy đủ hơn với 4 tài là:

Can có vòng Lộc tồn cho biết bầu trời.
Chi có vòng Thái Tuế cho biết mặt đất.
Can Chi tạo Cục có vòng Trường Sinh cho biết yếu tố thời gian.
Thập Tứ chính tinh là tinh hoa của trời đất bay lượn trong khoảng đất trời cùng dòng thời gian.

Tôi không cho rằng vòng Trường Sinh có vai vế nhân hòa đứng sau Thập Tứ Chính Tinh.

Trong topic VÒNG TRƯỜNG SINH VÀ VỊ TRÍ TRÊN LÁ SỐ của anh minhthuanA, bác VDTT có trả lời:
Chẳng hạn, theo lối giải thích của tôi thì Tử Vi chia làm ba loại dữ kiện thiên, địa, nhân. Can năm thuộc tài thiên, chi năm tài địa, tháng ngày giờ tài nhân.

Vòng TS dựa trên cục, cục là tính can chi của một cung, đại biểu tháng nên vòng Trường Sinh đại biểu yếu tố nhân, so với vòng Bác Sĩ (tức vòng Lộc Tồn) đại biểu yếu tố thiên và vòng Thái Tuế đại biểu yếu tố địa. Tóm lược các nhóm sao và các yếu tố:

Thiên: Lộc Tồn và các sao thuộc can năm khác (Kình Đà Khôi Việt Quan Phúc v.v...)

Điạ: Thái Tuế và các sao thuộc chi năm khác (kể cả Đào Hồng Hỉ, Khốc Hư v.v...)

Nhân: Chính tinh, Tả Hữu Xương Khúc (và các sao liên hệ gồm Hình Riêu Không Kiếp Thai Tọa Quang Quí Thai Cáo), vòng Trường Sinh.

Riêng tứ Hóa có thể gọi là yếu tố "Thiên Nhân tương dữ", cộng hưởng giữa hai yếu tố thiên và nhân.

Khi phân chia như vậy rồi thì sẽ thấy vòng TS không thể nào ngang hàng với vòng Lộc Tồn, Thái Tuế được, bởi trong nhóm "nhân" nó phải ở dưới chính tinh, trong khi các vòng Lộc Tồn, Thái Tuế là đại biểu chính thức của hai nhóm "thiên" và "địa".

Nhân cách hóa: Nếu có chuyện ba phe phải họp lại làm cho ra lẽ thì các ông bà trong các nhóm Lộc Tồn, Thái Tuế tất phải họp với các vị chính tinh. Trong khi họp thì có thể các cô cậu trong nhóm Trường Sinh đứng sau 14 thủ lãnh của mình, chứ làm sao đòi ra trước nói chuyện ngang hàng với thủ lãnh hai nhóm kia được.

Tôi lại cho rằng vòng TS ngang hàng với vòng Lộc Tồn, Thái Tuế vì những lý do sau:

1. Vòng TS là một "vòng" tuần hoàn 12 sau, điều này tương đương với vòng TT và LT. Chính tinh có 14 sao chia thành hai mạch không tuần hoàn nên không tương đương với vòng TT và LT về số sao cũng như cách an.

2. Không có lý do vững chắc để xếp cấp độ 14 chính tinh lên trên vòng TS. Tuy 14 chính tinh kết tụ từ nhiều yếu tố hơn vòng TS nhưng không có nghĩa là "to" hơn, ngược lại có thể nói vòng TS thuần nhất hơn, Vòng TS là duy nhất trên lá số sử dụng Ngũ Hành Nạp Âm chịu ít ảnh hưởng an sao hơn nên càng dễ làm đại diện.

3. 14 chính tinh thoát thai từ cục, nhưng nếu nói cái "dụng" của cục đã dồn hầu hết vào vòng TS cũng không thỏa đáng. Ví dụ như Văn Xương Văn Khúc, Địa Không Địa Kiếp cùng dùng giờ sinh tựa theo địa bàn mà đi. Khó có thể nói cặp sao nào chứa nhiều ảnh hưởng của giờ sinh hơn.

4. 14 chính tinh là một đẳng cấp khác biệt với 3 vòng trên. độc đáo và không có gì tương đương với 14 chính tinh, trong khi 3 vòng đôi một tương đương, nên không có tính độc đáo, 3 vòng trên có thể coi là điều kiện còn 14 chính tinh là nhân tố bay lượn trong đó.

------------------------------------------------------------ --------------------------------


XÉT VẬN TRÌNH có 2 tầng:

CAN của đại vận cho vòng ĐẠI LỘC TỒN


CHI của đại vận cho vòng ĐẠI THÁI TUẾ


NGŨ HÀNH NẠP ÂM (NHNA) của CAN CHI đại vận cho vòng ĐẠI TRƯỜNG SINH





CAN của lưu niên thái tuế cho vòng TIỂU LT


CHI của lưu niên thái tuế cho vòng TIỂU TT


NHNA của CAN CHI lưu niên thái tuế cho vòng TIỂU TRƯỜNG SINH

Đến nay, cách dùng hai vòng Lộc Tồn và Trường Sinh rất mờ nhạt so với vòng Thái Tuế được Tập Đoàn của cụ Thiên Lương đỡ đầu.

Có những chiêu rất đơn giản như:


Nếu sao BỆNH PHÙ ở Mệnh là người hay bị sỉ nhục, hay bị làm mất mặt, hay bị hàm oan, hay bị đem ra làm bia đỡ đạn. Ở vận, LƯU BỆNH PHÙ nhập vận cũng cho những thiệt thòi đen đủi.


Ngược lại, đối cung là THANH LONG lại luôn cho may mắn, run rủi gặp thần rùa.

Như, BỆNH PHÙ bị coi là tiểu tử ranh, tuổi gì mà đòi gây ảnh hưởng cho vận. Nhưng theo kinh nghiệm, nó gây đớn đau cho cả chính tinh nó đi kèm. Nhiều tài năng nhưng mất mặt với đời chỉ vì nó, nhiều thùng rỗng bốc phét ăn tiền vì THANH LONG.

Đó là từ kinh nghiệm của HOÀNG KIM ĐẠI SƯ người xem số lâu năm, bây giờ đang yên đang lành mang ra diễn đàn tung hô em BỆNH PHÙ yêu cầu hãy trả lại tên cho em, giang hồ không ném đá cho từ BỆNH thành PHÙ mới lạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






-------------
Tìm, rồi sẽ thấy
Nghĩ, rồi sẽ hiểu

#6 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 10:15

Đã gửi bởi: thấtsát
Ngày gửi: 21 March 2011 lúc 8:57pm

VDTT đã viết:
Nếu anh muốn nói vòng Trường Sinh quan trọng ngang hai vòng Thái Tuế, Lộc Tồn thì anh phải đưa ra chiêu dính líu đến vòng Trường Sinh (và phải là vòng Trường Sinh trên lá số, tức là vòng Trường Sinh an theo cục. Không được dùng những chiêu như "sinh phùng bại địa phát dã hư hoa" vì chiêu này dựa trên vòng Trường Sinh của bản mệnh).

1. Phần trên cho thấy 14 chính tinh và 2 vòng LT TT là không tương đương. Vòng TS cũng không hẳn tương đương với vòng LT TT nhưng tương đương hơn so với 14 chính tinh.

2. Chiêu thức thì đơn giản mà cơ bản, vấn đề là đưa lên bác và mọi người
có tự tin dùng không.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



TS nạp âm mệnh lúc nào cũng đi thuận là chuyện đương nhiên, và là chuyện
khác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, không cần an trên lá số.

Vòng TS cục của lá số tuy an từ cục nhưng không chỉ đại diện cho NGŨ HÀNH CỤC mà coi như sao, khi dùng tính chất có thể dùng thoải mái lên lá số như các sao khác. Chỗ này có thể lấy các lý an sao khác để đối chiếu. Như Tả Hữu Hình Riêu cùng an theo tháng nhưng đều có tính chất riêng. Vòng TS cục trên lá số có lý riêng để đi thuận nghịch.

Vòng TS cục của lá số có tác dụng đến CƯỜNG ĐỘ các sao trong cung.

Cung có Trường Sinh: sự việc bắt đầu, manh nha, kéo dài
Cung có Đế Vượng: sự việc xảy ra với cường độ cao, dữ dội, nhanh chóng
Cung có Mộ: sự việc bị chôn vùi trì trệ tích lũy, có tác dụng kìm chân các sao cuồng liệt, không phải thời điểm thích hợp cho khai trương công việc mới, đau bệnh chưa phát không khỏi nhanh mà trầm trọng thêm.

Tuyệt coi như Triệt nhỏ
Mộ coi như Tuần nhỏ

Người xem tử vi, cùng một lúc thao tác trong tay rất nhiều sao và cách cục,
khi đưa ra quyết đoán, dựa vào sao nào và cách cục nào còn do niềm tin
của người giải đoán. Cũng như chọn cầu thủ. Morinho không tin thì nào
được ra sân.

Chỉ một LƯU TUYỆT nhập cung Tài có tự tin luận "tốn tiền hao vốn" không là cả vấn đề.


-------------
Tìm, rồi sẽ thấy
Nghĩ, rồi sẽ hiểu

Đã gửi bởi: thấtsát
Ngày gửi: 21 March 2011 lúc 9:18pm

Bổ sung về cách tìm Lưu Trường Sinh theo lưu niên Thái Tuế:

Giáp Kỷ chi niên Bính tất thủ.

Lưu niên Thái tuế năm Giáp năm Kỷ, khởi Bính Dần ở cung Dần kéo đến cung tiểu vận hoặc cung Lưu Niên Thái Tuế xem là can chi gì, tra LỤC THẬP HOA GIÁP để tính ngũ hành nạp âm, rồi khởi Lưu Trường Sinh.


-------------
Tìm, rồi sẽ thấy
Nghĩ, rồi sẽ hiểu

Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 21 March 2011 lúc 10:00pm

thấtsát đã viết:
Bổ sung về cách tìm Lưu Trường Sinh theo lưu niên Thái Tuế:
Giáp Kỷ chi niên Bính tất thủ.
Lưu niên Thái tuế năm Giáp năm Kỷ, khởi Bính Dần ở cung Dần kéo đến cung tiểu vận hoặc cung Lưu Niên Thái Tuế xem là can chi gì, tra LỤC THẬP HOA GIÁP để tính ngũ hành nạp âm, rồi khởi Lưu Trường Sinh.
Hi bác, cảm ơn bác đã giúp bổ sung vào phần xxx trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

viết này của tôi.

Vì rằng có tới 2 yếu tố động, đó là hạn di động và năm xem di động, nên đó là lý do tôi chưa dám quyết, đành để tạm xxx.
Thật ra, tôi đang phân vân giữa ba ánh xạ











Sinh năm Giáp Tý






Lưu thái tuế

Năm xem Tân Mão.













Tôi tính tất cả cho Lưu thái tuế.
-Như của bác, là NHNA của thiên can của cung tiểu vận/LTT, tính theo năm xem +địa chi.
Ví dụ trên là Tân*2+1=Canh Dần----> Tân Mão,--->Mộc

-Cách thứ 2, NHNA của thiên can của cung tiểu hạn/LTT, tính theo năm sinh+địa chi cố định. Nói cách khác, nó là thiên can của tháng của năm sinh mà cung tiểu hạn/LTT rơi vào.

Cái này gần giống với sao tự hóa.
Ví dụ là Giáp*2+1=Bính Dần--->Đinh Mão.--->Hỏa

-Cách thứ 3, NHNA của thiên can địa chi cuả năm nay, ví du năm Tân Mão, theo Tử Bình Gia Gia.
Vậy là Tân Mão---> Kim.


Vậy nếu như đây là cách an của bác Thất Sát học ở đâu đó, mong bác có thể cho reference, còn nếu bác nghĩ ra thì bác đã nghiệm lý nó rồi hay chưa?
Mong bác cho rõ ràng, vì tôi sẽ phải lật lại tận cội nguồn của tài liệu tham khảo đó để đọc cụ thể.

Cảm ơn bác nhiều, vì giúp cho tôi trong việc loại bớt cái đống đấy.


Đã gửi bởi: thấtsát
Ngày gửi: 22 March 2011 lúc 12:29am

Cái này tôi tự mò ra theo lý tương ứng nên không có tài liệu tham khảo, đã nghiệm lý và đang dùng.

Theo lý tương ứng, thì can chi năm sinh coi là điểm khởi đầu kéo dài mãi sẽ ra năm hiện tại là Lưu niên Thái Tuế (LNTT), nên nếu dùng LNTT tìm can chi các tháng và NHNA của nó tại từng cung thì bản chất vẫn như cách tính cục.

Nếu tính theo cách 2, vẫn phải chịu can chi của năm sinh trong khi lưu niên hiện tại đã khác, không thuận lắm so với cách 1.

Tính theo cách 3. NHNA của Lưu niên Thái Tuế hiện tại tương đương với Nạp Âm của bản mệnh. Phải gieo vào lá số mới tính ra NHNA tương đương như cục.

Nên cách tôi đề xuất là tương đương nhất cho NHNA của vòng TS.

Hơn nữa, xem vận hiện nay có 2 cách:
1. Cho 12 cung đứng im, chờ các sao bay theo vận rơi bộp bộp vào cung nào cung đó hứng. Cái này cũng có lý, vì năm nào vận nào cũng có thông tin về đất đai nhà cửa vợ con cha mẹ anh chị em. Cách này thì dụng tính chất sao chứ không dùng di cung.

Xem theo cách này thì:
Đào hoa bay cái chóc vào vận là có chuyện tình ái chứ không cứ.
Đào hoa bay cái chóc vào cung phụ mẫu là ông bô có bồ nhí.
Đào hoa bay cái chóc vào cung Tài là tốn tiền cho các babe.
(ở đây tuyệt đối hóa nghĩa của sao Đào Hoa là tình ái)
Lộc tồn bay cái chóc vào cung Thê, vợ truy lĩnh lương cả năm.
Lộc tồn bay cái chóc vào cung Nô, cho bạn vay tiền.
(ở đây tuyệt đối hóa nghĩa của sao Lộc Tồn là có tiền)

2. Cho 12 cung di chuyển, nhờ Lộc Kỵ kích hoạt các cung.
Loại bỏ các sao mô tả, chỉ giữ các sát tinh và hung tinh để định cát hung.
Ví dụ: Đào hoa có thể bỏ đi, thay vào đó là Lộc Kỵ kích cung Nô, Lộc Kỵ kích cung Thê v.v... và cát hung cung đó để xem sự kiện nổ ra tại cung bị kích thích theo xu hướng tốt hay xấu một cách cụ thể hơn.
Thiên mã có thể bỏ đi, thay bằng Lộc Kỵ kích Thiên Di, Điền Trạch.
Lộc tồn có thể bỏ đi, thay bằng Lộc Kỵ kích Tài Bạch, Điền Trạch, Phúc Đức.
Đó là lý do tại sao họ chỉ dùng 37 sao cho lá số. Không thể chê trách họ bỏ đi nhiều sao thế lấy gì chơi.

Hai cách này không thể dùng song song, vừa mất thời gian vừa không cần thiết.
Hai phái này cũng không thể chê bai cách xem của nhau vì anh dụng Cung, tôi dụng Sao.




-------------
Tìm, rồi sẽ thấy
Nghĩ, rồi sẽ hiểu

Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 22 March 2011 lúc 1:00am

Quá tuyệt vời, tôi cảm ơn bác vô cùng về bài viết này.
Thực ra, tôi cũng đã come up với một ý tưởng tương tự, về Đối Ngẫu LangLand cho tử vi khi quan sát các hiện tượng xảy ra. Tuy nhiên, vì kiến thức tử vi của tôi có hạn, nên tôi không có khả năng viết ở mức độ cụ thể, tường minh và dễ hiểu như bác.

Cảm ơn bác về bài viết.
_____________________________________________
Reference:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngẫu Langland, Lý thuyết cung trong điểm và sao rung. , Whitebear, 2011.
Trích dẫn:
Tự dưng, tôi phát hiện ra ý tưởng coi cung là một loại sao là hoàn toàn tầm thường, và tôi tin rằng đã có rất nhiều người đã nghĩ ra rồi, chỉ cần hiểu lý thuyết dây là tự ngộ ra. Mặc dù ý tưởng này không phục vụ gì cho việc giải đoán, nhưng nó nằm ở nguồn gốc sâu sắc nhất, tại sao người ta phát minh ra tử vi.

Khó có thể phủ nhận, lý thuyết cung trọng điểm còn rất nhiều khiếm khuyết như đã được chỉ ra ở đây. Tôi cho rằng nên đánh giá điều đó như là một tin vui chứ không nên coi như đó là điều đáng buồn, vì sẽ có rất nhiều thứ cần làm để develop một lý thuyết advanced hơn.
Có hai phái tử vi chính:
Phái Tam Hợp: Coi trọng bản chất của sao, sử dụng một lượng sao lớn, và do đó lý thuyết hội sao đóng vai trò rất rất quan trọng. Người ta còn gọi đây là phái Tam Hợp. Lý thuyết sao rung, mệnh chủ nằm ở đây.
Phái Tứ Hóa: quan trọng tứ hóa, coi trọng bản chất cung, và sử dụng ít sao hơn. Vì vậy người ta gọi là phái Tứ Hóa. Lý thuyết cung trọng điểm nằm ở đây.

Vì bản chất của tử vi là thống nhất, và do đó phải tồn tại một lý thuyết thống nhất hai trường phái.
Đối ngẫu Langland- Tử Vi
Phái Tam Hợp<=========> Phái Tứ Hóa
Sao Bay<======>Cung, thiên can bay
Tam Hợp/phép hội sao <==========> Tứ Hóa và tương tác của sao với thiên can
Sao Rung/Mệnh Chủ<=========>lý thuyết cung trọng điểm.
Một số sao nào đó bị "rung"<=========>Lưu Tứ hóa tác động lên cung trọng điểm
Bản Chất Sao<============>Bản Chất của Cung.
gọi tạm là mệnh chủ ảo nhập quái<=======>Thái Tuế Nhập Quái

Tại thời điểm cách đây vài tuần, tôi lờ mờ nhận ra lý thuyết đối ngẫu xuất hiện trong tử vi, cụ thể hơn là tôi thấy trong tử vi xuất hiện những liên hệ mà giống hệt với đối ngẫu Langland hình học/ đối xứng gương, mà ánh xạ các sao với các cung vận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

N=1&TPN=4

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

4
Tuy nhiên, xét kỹ hơn, cung vận chẳng qua chỉ là cung, nên khía cạnh bắc phái cần phải được suy rộng để tương ứng có thể well-behaved.

Giả thuyết Langland nhỏ:
Trong lá số, cung trọng điểm chính l à cung mà đủ nhiều sao rung.
  • Ta có thể nhận thấy rằng, hai Phái vốn xuất phát từ chung một nguồn gốc, và về bản chất phải tồn tại một lý thuyết thống nhất cả hai lãnh vực và tương ứng trên chính là bước đầu tiên. Trần Đoàn hiểu được điều đó, nhưng hậu bối của ông thì không, nên sinh ra chia năm xẻ bảy.
  • Cung trọng điểm có thể không tương thích với phép hội sao như là lý thuyết mệnh chủ. Điều đó có nghĩa, tôi giả thuyết có thể tồn tại một phép nào đó ở phía bắc phái, tương tự với phép hội sao của bên Nam Phái, và tương thích với lý thuyết cung trọng điểm mà Tử Vân và trường phái của ông vẫn chưa phát minh ra.
  • Hệ quả, đối ngẫu giữa hai môn phái xuất hiện một cách tự nhiên một cách tương đương hàm tử, liên hệ hai đối tượng tử vi hoàn toàn khác biệt và đối lập với nhau. Vì motivation như vậy, tôi tạm đặt tên đối ứng này là đối ngẫu Langland cho tử vi. Tuy nhiên, chúng ta cần work a lot để tìm ra các dạng hợp lý của đối ứng này.


#7 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 10:16

Vì Đối Ngẫu Langland này, trong thời gian gần đây, tôi develop rất nhiều lý thuyết sao bay, xuất phát điểm từ các Thiên Can di động, các di cung ở bên lý thuyết tử vi Tứ Hóa và mang sang tử vi Việt, thông qua cảm giác bóng thông thường.

Tôi cho rằng, nếu một khi đã hiểu "các cung là cách mà mình nghĩ về đối tượng", và các sao là các tinh đẩu, thì tự nhiên sẽ phải cho các sao cố định, và các cung bay, các thiên can bay và kéo theo tứ hóa bay. Chứ có phải là sao chổi đâu mà các sao bay lắm thế.

Nhưng tử vi Việt thì cho mình cố định, và bắt các tinh đẩu bay vèo vèo như chuồn chuồn. Đã bay thế thì tôi hỗ trợ luôn cho vài con chuồn chuồn bay nữa.

Tôi hiểu, Cung-Sao là một cặp Âm Dương. Cung là Âm, Sao là Dương. Mình là Âm, Vũ Trụ là Dương.
Theo nguyên lý thiên địa nhân hợp nhất, cấu trúc của vũ trụ cũng tương đồng với cấu trúc của con người.
Ở mức độ Y học, Ngũ Hành, Mai Hoa cũng tương đồng với Thời Châm Học.
Ở mức độ Tử Vi, đây chính là lý thuyết Langland tôi vừa đưa ra.

Hệ quả, Lá số tử vi chính là cơ thể/tư duy con người. Các sao thì cố định, nhưng cái bay được chính là kiếm khí, là hóa khí của cung và thiên can.

Những cái này rất sướng, ở chỗ nếu được fully develop không cần phải thuộc các tính chất sao quá nhiều, cũng không cần quá nặng cách cục, và đặc biệt không nhiễm phải các suy luận đặc trưng của trường phái trọng sao-kiếm tông "Bạch Hổ gặp Tấu Thư, con hổ tha cuộn giấy vệ sinh".

Tuy nhiên, nói những cái này thì không ai nghe, nên tôi buộc phải viết một cách rời rạc ở topic Đào Hoa Bay..



#8 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 10:16

Đã gửi bởi: vuivui
Ngày gửi: 22 March 2011 lúc 11:59am

Gấu viết:

Từ quan điểm của Dịch Lý (rất cảm ơn bác VDTT đã hướng dẫn tôi học dịch), biến thì phải đổi, đổi thì phải hóa. Có cùng mới có biến, có biến mới có thông. Dĩ cùng thì tắc biến, Dương vượng quá thì sinh Âm, Động quá thì sinh Tĩnh

............................



Gấu học dịch như thế là sai rồi. Dĩ cùng tắc biến là nguyên lý tổng quát. Nhưng dương vượng quá thì sinh âm, động quá thì sinh tĩnh là không được. Gấu tự học hay là có ai hướng dẫn mà là lại học như vậy ?

Nói chính xác là: Dương cực sinh âm, âm cực sinh dương. Nhưng so với Dĩ cùng tắc biến thì mệnh đề dĩ cùng tắc biến là tổng quát hơn, và mệnh đề dương cực sinh âm, âm cực sinh dương chỉ là trường hợp riêng, mang tính chất của phần nhỏ của mệnh đề dĩ cùng tắc biến mà thôi. Nên nhớ, dương cực, hoặc âm cực, chứ không phải là dương vượng quá, hay là âm vượng quá. Phải đến Cực thì mới đạt được cái Cùng để mà biến, và cái biến đó được định hướng, Dương cực thì biến thành Âm, nhưng người ta phải nói là sinh âm, chứ không nói là biến thành, vì có tính "đoạn tuyệt", không dây dưa !

Động quá sinh tĩnh. Cũng sai !!! Nó thuộc về mệnh đề Thái quá thì bất cập. Chứ làm gì có chuyện động quá thì sinh ra tĩnh được !!!. Cũng như chẳng có chuyện tĩnh quá thì sinh động được đâu. Bản chất của nó là thái quá, thực cũng là Dĩ Cực, thì bất cập, mà một trong ví dụ của bất cập là sự đổ vỡ, phá vỡ, cách mạng, bùng nổ, nên Biến là vì vậy. Vì thế, khi cái động tới quá thì khiến cho cái hệ Động đó tới chỗ bị đổ vỡ, như nói, lao lực quá thì chết. Chạy nhanh quá thì ngã. Quay nhanh quá thì lực ly tâm lớn, nên lăn quay, văng ra khỏi hệ.

Đấy là hiểu dịch. Còn dùng dịch thì khó hơn. Chẳng hạn như, thế nào là đã đến cực ? Làm sao biết một tinh đẩu, chịu tác động của ... thiên can, chẳng hạn đến đâu thì là Cực để mà tòi ra cái gọi là tứ hóa ? Như thấy mùa thu vào giờ Tý thì sương sa, gọi là âm cực sinh dương, hay như thường nói, nhất dương được sinh ra ! Nhưng có phải lúc nào nhất dương cũng được sinh vào giờ tý đâu ? Nên hỏi, làm sao biết ? Đó là vận dụng dịch vậy !!!

Cho nên, học dịch mà không chuẩn, dễ suy luận ẩu. Sai mà không biết mình sai. Thế rồi cứ tranh luận ở trên ngọn cây, biết đâu mình đã hỏng từ gốc rễ rồi. Như Gấu suy thành nguyên lý: Nguyên lý cơ bản của Dịch. Động Hóa Tĩnh. Thì hỏng hẳn, hỏng luôn tư duy rồi đó. Rủi mà lại đem nó vào vật lý thì tai họa vô cùng lớn. Mà các nhà vật lý họ cười cho, cười luôn cả lý học đông phương – ngớ ngẩn.

Nên chú ý, Gấu à !

Thân ái.



Đã gửi bởi: thấtsát
Ngày gửi: 22 March 2011 lúc 5:38pm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Giữ vững niềm tin.
Dù dòng đời xô đẩy.


-------------
Tìm, rồi sẽ thấy
Nghĩ, rồi sẽ hiểu

Đã gửi bởi: Polaris
Ngày gửi: 22 March 2011 lúc 6:43pm

Những bài viết của anh thấtsát luôn có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Học được vài chiêu từ đó, ứng dụng rất tốt.

Tất nhiên, trước khi buông lời..."nịnh nọt" là đã kiểm nghiệm rồi...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




-------------
Cố ý nài hoa hoa chẳng chịu
Vô tình ép liễu liễu ok!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 22 March 2011 lúc 6:53pm

Cảm ơn chú Vuivui đã chỉ giáo. Thật sự là cháu tự học mấy hôm nay, vì mới mua được cuốn của Lê Gia và đọc nhanh quá, một ngày đọc cả trăm trang, đang hí hửng Dịch dễ thế, Linh Quy Bát Pháp, Thời Châm Tí Ngọ, ngày tiến vạn dặm, rồi dùng Fuzzy set để chém linh tinh, đang sướng tưởng mình giỏi, ai ngờ ý hiểu sai ngay từ bước đầu tiên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thú thực là chú nói cháu mới biết sự khác nhau giữa "vượng quá" và "cực", "sinh" "biến thành" khác nhau thế nào. Đúng là học dịch, nói một từ cũng phải chuẩn, phải chậm và học đi học lại.

Đáng nhẽ cứ nên trung thành với cái mình hiểu chắc, cứ sử dụng ý tưởng của bên Langland thì hơn, chứ cứ tìm cách gán Động với Tĩnh vào thì nó lại thành sai.
Như vậy, tạm thời cần rút lại mấy khẳng định "sao bay nhanh quá, liền lăn ra chết ở một cung, và ta gọi cái cung mà các sao lăn ra chết đó là cung trọng điểm".


Đã gửi bởi: HoaCai01
Ngày gửi: 22 March 2011 lúc 7:13pm

Vượng = growing at the fullest extent

Cực vượng = reaching the extreme growth .



-------------
Năm Mão cần mềm dẽo như Mèo .

Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 23 March 2011 lúc 6:22pm

Tôi xin phép được bổ sung lại một số kiến thức tôi thu lượm được gần đây về các câu hỏi liên quan:
1-Thế nào là Thiên Can: Thiên Can chính là thể hiên cho không gian, trong đó phần Dương gồm Giáp Ất Bính Đinh được coi là hệ mặt trời, Ất chính là mặt trời, Phần trung gian là Mậu Kỷ, phần Âm là Canh Tân Nhâm Quý chính là tâm của thiên hà.
Hệ mặt trời bay vòng tròn quanh tâm của thiên hà.

2-Thời gian chính là Địa Chi, và được chia làm 12 phần.
Khi ta đem nạp vào Lạc thư thì thành ra đơn vị không gian-thời gian cửu cung.
Vậy nó không nhất thiết có nghĩa như ta thường hiểu.
Tài liệu tham khảo: Kỳ Môn Độn Giáp, Nguyễn Thiện Nhơn.


Đã gửi bởi: Minh An
Ngày gửi: 24 March 2011 lúc 12:37am

Mạn phép bàn cùng anh Gấu.
Em cũng bắt đầu suy nghĩ về Dịch qua những hiện tượng tự nhiên nhất, tổng quát nhất. Mọi sự việc, mọi vận động đều không thoát khỏi hai quy luật : Không gian và thời gian.

Nhưng thời gian do đâu mà có? Tại sao phải đặt ra khái niệm 1 ngày, 1 tháng, 1 năm? Những khái niệm đó dựa vào đâu?

Thời gian đã phản ánh một phần quy luật vận động có chu kì của không gian. Vì thế, trong địa chi cũng đã có cả Không gian lẫn thời giân rồi. Nói "Thời gian chính là địa chi" chưa hẳn đã chính xác.

Một vấn đề nữa, nếu chỉ có hai quy luật thời gian và không gian mang tính chung nhất, thì sự sống khó có thể phát sinh. Còn một thứ đạo Phật gọi là duyên , chúng ta thử gọi nó là các biến cố ngẫu nhiên.

Các biến cố ngẫu nhiên xảy ra trong 2 quy luật không gian và thời gian nhưng lại đóng vai trò to lớn vào sự vận động phát triển của vạn vật.

Hệ 3 quy tắc : Thời gian , không gian và các biến cố ngẫu nhiên làm nên hệ vận động chung nhất của vạn vật.

Lại có một câu hỏi, ai lý giải được cơ chế nào? lý do nào đem bát quái chồng lên nhau thành 64 trùng quái?

Minh An trong quá trình nghiên cứu đã thành công trong việc đưa bát quái vào hệ thống Tử Vi. Có thể chứng minh có hệ thống từng cách cục ứng với từng trùng quái, tìm được hào động, thiết lập 1 hệ : Chính quái và biến quái với từng bộ sao trên từng cung.

Nhưng nghiên cứu huyền học rất mê ảo, huyền hoặc. Sợ đi vào những ý tưởng nhảm nhí mà cứ nghĩ mình tìm tòi ra thứ gì đó hay ho

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




-------------
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Đã gửi bởi: vuivui
Ngày gửi: 24 March 2011 lúc 12:40am

1-Thế nào là Thiên Can: Thiên Can chính là thể hiên cho không gian, trong đó phần Dương gồm Giáp Ất Bính Đinh được coi là hệ mặt trời, Ất chính là mặt trời, Phần trung gian là Mậu Kỷ, phần Âm là Canh Tân Nhâm Quý chính là tâm của thiên hà.
Hệ mặt trời bay vòng tròn quanh tâm của thiên hà.

2-Thời gian chính là Địa Chi, và được chia làm 12 phần.
Khi ta đem nạp vào Lạc thư thì thành ra đơn vị không gian-thời gian cửu cung.
Vậy nó không nhất thiết có nghĩa như ta thường hiểu. ........................

Đừng nghĩ như vậy ! Hãy nhớ rằng thời gian đông phương là vuông tròn, trời thì quay về bên phải, đất quay về bên trái. Vì thế thiên can không thể đóng vai trò Không gian được. Đồng thời Gấu nên tham khảo định nghĩa về không gian của Hoài Nam Tử, và của Dương Hùng ! Sẽ rõ cả thôi.

Cấu trúc không gian – thời gian phức hợp của đông phương rất chuẩn, có thể chứng minh được không gian – thời gian của tây phương và không thời gian của Ấn độ như là những trường hợp riêng. Anh Hoàng Phương khi xưa nghiên cứu về vấn đề này, cũng có một hướng đi rất có ích, Gấu nên dể ý tham khảo.

Thân ái.



Đã gửi bởi: Minh An
Ngày gửi: 24 March 2011 lúc 1:10am

Chú vui vui cho cháu hỏi 1 chút ạ? Cháu đang quan tâm đến vấn đề này nhưng lại không hiểu lắm.
Tại sao thời gian đông phương là vuông tròn ạ?
Trời quay về phải, đất quay về trái , phải trái so với gốc tọa độ nào ạ?

Thời gian Tây phương và thời gian Ấn Độ , thời gian Đông Phương ?
Cháu rất mới lạ với những kiến thức này. Có thể tìm đọc ở đâu ạ?

Cháu cảm ơn chú.


-------------
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 27 March 2011 lúc 3:34pm

Giờ chúng ta lật lại câu hỏi căn bản về mệnh và thân.

Theo cách an sao: mệnh được an dựa vào việc tính thuận theo tháng sinh, rồi đếm ngược theo giờ sinh, cung an thân được an dựa vào việc tính thuận theo tháng sinh, tính thuận tiếp theo giờ sinh.

Nói cách khác, cung an mệnh cho biết góc quay của mặt trời so với hệ quy chiếu lấy con người làm gốc tọa độ.

Cung an thân cho biết góc quay của trái đất so với phương Tý/Ngọ.

Cung mệnh do đó lấy con người là chuẩn, còn thân thì nói đến phương vị lúc ra đời trong vũ trụ. Nói cách khác, nó thể hiện tác động lâu dài của môi trường sống.



Đã gửi bởi: Uyên Hà
Ngày gửi: 27 March 2011 lúc 4:22pm

Whitebear đã viết:


mệnh cho biết góc quay của mặt trời

thân cho biết góc quay của trái đất



Chào Whitebear


Không biết người xưa đã có kiến thức về "góc" chưa ? khái niệm này tôi chưa hiểu. Một xuôi một ngược, đến một thời điểm nào đó, thì hợp hai làm một, cung Mệnh và cung Thân cũng như người có số Mệnh Thân đồng cung, thì khái niệm "góc" quay sẽ được hiểu như thế nào đây.


Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 27 March 2011 lúc 9:28pm

Chào bác
Tôi cho rằng các cụ rất biết thế nào là góc, nhưng không dùng theo ngôn ngữ của chúng ta. Cái góc của các cụ chả phải cái gì xa lạ, mà chính là đơn vị đo 12, 12 con giáp đó.

Hay như người ta thường coi Tý là 1, nhưng tôi coi Tý là số 0, sửu là số 1 để đếm từ 0 đến 11. Như vậy việc đếm xuôi đếm ngược là hoàn toàn make sense.
Chuyện cung mệnh, mình chỉ cần tính đơn giản, coi như là tâm của trái đất cố định, mặt trời chạy xung quanh trái đất là chúng ta thấy ngay.




Đã gửi bởi: kiwi
Ngày gửi: 28 March 2011 lúc 7:32pm

Whitebear đã viết:

Chào bácTôi cho rằng các cụ rất biết thế nào là góc, nhưng
không dùng theo ngôn ngữ của chúng ta. Cái góc của các cụ
chả phải cái gì xa lạ, mà chính là đơn vị đo 12, 12 con
giáp đó.Hay như người ta thường coi Tý là 1, nhưng tôi coi
Tý là số 0, sửu là số 1 để đếm từ 0 đến 11. Như vậy việc
đếm xuôi đếm ngược là hoàn toàn make sense.
Chuyện cung mệnh, mình chỉ cần tính đơn giản, coi như là
tâm của trái đất cố định, mặt trời chạy xung quanh trái đất
là chúng ta thấy ngay.



Thế cậu đã hiểu vì sao người xưa an cung Mệnh, cung Thân như vậy?



Đã gửi bởi: Whitebear
Ngày gửi: 28 March 2011 lúc 7:56pm

Hiểu tại sao người xưa an như thế thì tôi chịu, vì thứ nhất là đâu có biết được kiến thức người xưa được bao nhiêu, thứ hai ở đây đâu có ai bắt được ông Trần Đoàn ra mà hỏi, và thứ 3 nếu giả sử có mò đúng đi chăng nữa thì cũng đâu có để làm gì, vì nó chưa chắc applicable với thế giới hiện nay.
Ví như, người ta coi trái đất là hình vuông đặt trên lưng con rùa, rồi từ đó đặt ra một số thuyết chiêm tinh chẳng hạn, nếu tôi tìm ra được nguyên lý của nó dựa theo thế giới vuông thì cũng có để làm gì? Không phải ngẫu nhiên Liễu Vô Cư Sĩ cũng chủ truơng "Hiện đại hóa tử vi", right?

Cho nên cái chúng ta làm chỉ có thể là giả lập một mô hình tử vi.


Đã gửi bởi: kiwi
Ngày gửi: 29 March 2011 lúc 5:18am

Whitebear đã viết:

cung an mệnh cho biết góc quay của mặt trời so với hệ quy chiếu lấy con người làm gốc tọa độ.

Cung an thân cho biết góc quay của trái đất so với phương Tý/Ngọ.



Quan điểm của Kiwi thì như thế này, chẳng biết có được duyệt không?!?!

Đây là mô hình quay giữa mặt trời, trái đất và mặt trăng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

d.mov

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

d.mov

Từ mô hình này Kiwi thấy chiều tự quay của trái đất [tượng cho các giờ trong 1 ngày] ngược chiều với chiều quay của trái đất so với mặt trời [tượng cho các tháng trong 1 năm]. Nên Kiwi nghĩ vị trí cung Mệnh chính là vị trí tham chiếu của trái đất so với mặt trời trong quỹ đạo của mặt trời tại thời khắc con người sinh ra.

Và chiều tự quay của trái đất cùng chiều quay của mặt trăng, và phức hợp này cùng di chuyển theo quỹ đạo của mặt trời. Nên Kiwi nghĩ vị trí cung Thân là vị trí tham chiếu của trái đất so với mặt trăng trong quỹ đạo mặt trời.

Hì hì

Phương Tý Ngọ của WB, Kiwi khó hình dung trong vũ trụ quá...

Ngày xưa chắc có lẽ do mặt trời di chuyển từ Đông sang Tây và mặt trăng di chuyển từ Tây sang Đông trong cùng 1 ngày mà có sự đếm ngược giờ sinh ra cung vị trí cung Mệnh và đếm xuôi ra vị trí cung Thân.

Vài suy nghĩ của Kiwi vậy thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Đã gửi bởi: vuivui
Ngày gửi: 29 March 2011 lúc 9:56am

Chú vui vui cho cháu hỏi 1 chút ạ? Cháu đang quan tâm đến vấn đề này nhưng lại không hiểu lắm.
Tại sao thời gian đông phương là vuông tròn ạ?
Trời quay về phải, đất quay về trái , phải trái so với gốc tọa độ nào ạ?

Thời gian Tây phương và thời gian Ấn Độ , thời gian Đông Phương ?
Cháu rất mới lạ với những kiến thức này. Có thể tìm đọc ở đâu ạ


…………………..

-Thời gian vuông tròn ? Tôi đã nói với Gấu ở bài trên.

-Trời quay về bên trái … ?

Người xưa, họ đơn giản lắm. Thời nay, khi tìm hiểu lại cứ hay phức tạp hoá vấn đề. Tôi không phản đối việc suy nghĩa phức tạp của chúng ta, của người hiện đại. Bởi vì, chúng ta sinh ra và lớn lên trong thời đại này, được thụ hưởng tư duy của thời đại này, nên có cách suy nghĩa tương ứng. Chúng ta không thể suy nghĩ theo kiểu nhà nho, cụ đồ được. Chúng ta học tư duy tây phương, đương nhiên làm sao thoát khỏi ảnh hưởng và lối tư duy của tư duy này. Vì thế, những người có tư duy tây phương mạnh. Càng mạnh thì càng thấy đông phương học khó hiểu. Càng khó hiểu, thì người ta càng thấy chối. Càng muốn cải cách nó. Đó cũng không phải là phương châm sai !

Nhưng cái sai dễ thấy là ở hầu hết những người như vậy, người ta áp đặt lề lối, phương pháp tư duy tây phương, và họ cho rằng, một cách rất tự nhiên – như thế mới là khoa học. Tôi thì cho rằng: Chả biết họ có hiểu thật sự về khoa học không đây khi mà, nói lý học đông phương, nói một câu là sai một câu ?

Chẳng hạn: Thấy trời quay về bên phải, đất quay về bên trái. Thì nên hỏi, chúng ta đứng thế nào, quan sát thế nào để thấy được điều đó. Từ đó mà xây dựng cảm nhận, quan hệ của chính ta với thiên địa - trời đất. Bằng vào quan hệ, quan sát từ cái chỗ Ta ấy, xây dựng cấu trúc thiên địa. Chứ hỏi gốc toạ độ thì có ý nghĩa gì ? Hỏi như thế, có nghĩa là vô tình chúng ta đã tự đặt chúng ta vào không thời gian có hệ quy chiếu Đề Các rồi. Đặt ta vào quan hệ với một cấu trúc không thời gian tây phương rồi. Và đêm luôn cái con mắt nhìn ấy vào quan sát trời đất của đông phương rồi. Điều này có khác gì bắt ông thầy mù dùng tay để nghiên cứu đường bay của viên đạn vậy !!!

Người xưa, quan sát trời đấy, lấy hình ảnh mặt trời làm đối tượng so sánh trong quan sát. Và đương nhiên, họ đứng ơ mặt đất. Chứ làm sao họ đứng ngoài mặt đất được. Họ thấy, mặt trời đi từ đông sang tây . Khi mặt trời lên, thfi cũng có cảm tưởng là mặt đất đang đi xuống. cũng như khi mặt trời lặn thì cảm tưởng mặt đất đang đi lên . Chuyển dịch ngược chiều nhau. Người TQ, hay Bách Việt cũng vậy, mỗi sáng quan sát mặt trời thì nhìn thấy từ phía đông nam. Không lẽ từ phía Bắc ? hi hi. Từ đó mà nói trời quay về bên phải, đất quay ngược lại.

Sau khi thành hệ thống quan sát, cấu trúc trời đất thì việc quay trái quy phải lại không phải là bản chất trong quan hệ đất trời. Mà quan trọng là sự đối ngẫu âm dương. Một sang trái thi một sang phải, và ngược lại.

-Thời gian ?

Đây là chủ đề lớn, tôi chỉ giới thiệu qua thế thôi, chứ ngay cả học cũng không đơn giản chút ào. Cứ từ từ mà tìm hiểu thôi !!! Nhưng cũng có mấy ai mà hiểu được nó đâu !

Thân ái.



#9 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 10:45


Một cách giải thích khác do bác V For cung cấp : CĂN BẢN dựa theo HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN

Ví dụ :
Đại hạn từ 44-53 tại cung Mão - LNĐH các năm như sau :
44 tại cung Mão, 45 tại cung Mùi, 46 tại cung Thân, 47 tại cung Dậu, 48 tại cung Tuất .... 53 trở lại cung Mão và 54 bước sang Đại Hạn mới tại cung Thìn.

Đại hạn từ 54-63 tại cung Thìn - LNĐH các năm như sau :
54 tại cung Thìn, 55 tại cung Thân, 56 tại cung Dậu, 57 tại cung Tuất, 58 tại cung Hợi .... 63 trở lại cung Thìn và 64 bước sang Đại Hạn mới tại cung Tỵ.

thấtsát
THIÊN NGOẠI PHI TIÊN hay SAO BAY TRUYỀN KỲ

Đây là Dịch lý, trong động có tĩnh, trong tĩnh có động. Không thể tĩnh mãi mà không động và ngược lại.

Nhìn từ hệ thống của ông Tử Vân đối chiếu sang, họ di cung và tìm được cung trọng điểm bằng Lộc Kỵ. Có thể nói, ông Tử Vân đã thực hành rất nhiều lá số và rút được kinh nghiệm về cung trọng điểm. Đi trước Tử Vi Việt một bước.

Khi hiểu hai hệ thống, có thể hiểu tại sao họ bỏ Tuần Triệt không xem. Vì Tuần Triệt chính là các cung đặc biệt trong chu kỳ theo năm sinh (các cung ngoài chu kỳ). Tuần Triệt chỉ có tác dụng khi các cung cố định: khi đó TT như các quan ải chốt chặn, khi các cung di chuyển liên tục thì yếu tố cung đặc biệt theo năm sinh lập tức bị mờ nhạt. Nói cách khác người du mục thì không cần xây thành đắp lũy.

Bên sao bay cung tĩnh, nhất định phải có các sao trọng điểm trong hàng loạt sao bay. Và sao bay cung tĩnh phải coi trọng hại hợp xung hơn hệ thống cung bay.
Khi tôi nhận ra sự tương ứng giữa hai hệ thống này, tôi khẳng định phải có các sao trọng điểm trong hệ thống sao bay.

Hiện nay, tuy tôi chưa tái thiết lập được cách tìm sao trọng điểm một cách vững chắc về lý thuyết, nhưng chỉ còn là vấn đề thời gian, không tôi thì anh hoặc người khác sẽ tìm được.

Điểm giống nhau của hai phái:

Phái Phúc Tông tìm sao rung sao treo sao nòng cột bằng kinh nghiệm.
Ông Tử Vân cũng tìm bằng kinh nghiệm.

Tôi đang nghi ngờ chưa chắc đã có cách xác định sao trọng điểm một cách lý thuyết, mà nó thay đổi tùy từng người. Nếu vậy, nó càng tăng số lượng lá số tử vi lên.

Phương pháp rất đơn giản:

Giữ các cung cố định và cho sao bay ngập trời, sau đó phân lập đường bay và loại dần các sao không liên quan, nghiệm lý lên nhiều vận và tìm ra quy luật.

Khi tìm ra sao trọng điểm, sẽ tương đương với cung trọng điểm của hệ thống di cung.

Và con sao trọng điểm cho mệnh chẳng nằm ở đâu xa lạ, nó nằm chính trong cung Mệnh trọng điểm đó.

Nhưng hệ thống của ông Tử Vân có thể không an sao đó, và cũng không quan tâm nó là sao nào, vì họ không quan tâm tính chất sao. Họ dùng cung vị là chính và chỉ giữ tính chất sao ở mức tối thiểu để đối trọng với cung vị mà thôi.

Trong các sách của ông Tử Vân có giải thích cách nhìn về cách cục, khi những người đến hỏi không thể lý giải được cách cục. Tôi ngờ rằng ông Tử Vân biết tỏng chẳng cần trọng cách cục trong phương pháp di cung, nhưng ông ấy không nói ra và cẩn thận xem cho kỹ hơn mà thôi.

Còn những người đến hỏi ông ta vừa xem cách cục vừa dùng di cung thì làm sao không tắc tị khi vi phạm cơ bản của hệ thống.

Phái dùng cách cục có thể từ sao trọng điểm mà vuốt ve ra hàng loạt tính chất đến chi tiết không ngờ, còn phái ông Tử Vân chỉ cần tìm thấy cung là đủ.

Cách này thì hơi Cưu Ma Trí nhưng cũng mạnh mà nhanh:

1. Dùng hệ thống của ông Tử Vân tìm cung mệnh trọng điểm (vì hệ thống của ông Tử Vân công khai rõ ràng và vững chắc, Phúc Tông vẫn đang bí mật).
2. Từ cung Mệnh trọng điểm xét cách cục để tìm sao trọng điểm.
3. Quan sát sao trọng điểm khi cho toàn bộ hệ thống bay.
4. Rút ra quy luật.

Khi thấy hai hệ thống rồi, giật ngược lại đối chiếu thì phép coi cung tĩnh, BUỘC phải coi trọng HẠI HỢP XUNG và TUẦN TRIỆT.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đó chính là Phương Viên Đại Pháp.

Phép coi cung tĩnh phải rạch ròi 12 cung, phụ mẫu là phụ mẫu chứ không phải tâm thái hướng về phụ mẫu, 12 cung đều thành 12 quân cờ độc lập mà tôi hóa thân vào mệnh. Chứ mệnh không phải tâm thái của tôi đối với tôi.

Thôi, dài quá. Nắm được mạch rồi, sớm muộn cũng giật ra hết.

Nói chung, nghiên cứu gặp cảnh không ai nghe là chuyện thường.

Trước đây tôi có nói nhìn vào lá số thấy hai đường âm dương di chuyển và đưa ra ý tưởng về sao trọng điểm. Rất nhiều ý kiến Oh no, oh no.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Giờ thì anh có thể cho bay ngập trời rồi xem hệ thống sao nào có thể làm được sao trọng điểm. Theo tôi thì sao trọng điểm không bay được.

Nhưng phải coi chừng, cung trọng điểm thì có 12 cung cho các lĩnh vực, nhưng do sao đa nghĩa mà dắt dây các cách cục nên có thể chỉ có 3 sao thôi đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






#10 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 25/04/2011 - 10:45

Project nghiên cứu này, sử dụng ý tưởng của String Duality/chương trình Langland hình học cũng là một trong những cố gắng của tôi trong việc phát minh lại lý thuyết Tử Vi Phúc Tông một cách độc lập, vì đúng là phái này bí mật quá.

Trước hết, như đã đề cập, cung và sao là hai khái niệm đối ngẫu Âm-Dương với nhau.

Lý thuyết Phi Tinh của Chính Huyền Sơn Nhân coi Cung là tâm thái di động, coi sao là tinh đẩu cố định. Lý thuyết Tử Vi Việt coi các cung là cố định, các sao di động.

Từ quan điểm của Dịch Lý (rất cảm ơn bác VDTT đã hướng dẫn tôi học dịch), biến thì phải đổi, đổi thì phải hóa. Có cùng mới có biến, có biến mới có thông. Dĩ cùng thì tắc biến, Dương Cực thì sinh Âm, Động quá thì sinh Tĩnh.

Nhiều sao bay quá, Vượng thì sẽ chuyển thành cung. Cung này mới sinh ra, do đó sẽ Động và trở thành nổi trội.

Cung Vượng và nhiều quá thì biến thành sao, sao này là sao sinh ra, và sẽ động và trở thành cách cục nổi trội.

Áp dụng kỹ thuật này vào trong tử vi, bởi vì rằng tôi muốn hiểu lý thuyết cung trọng điểm, và vì tôi hiểu Cung là Âm, Sao là Dương, nên để lộ ra được cung trọng điểm, tôi chủ động giới thiệu một loạt các kỹ thuật sao bay. Khi đủ nhiều, thì dĩ cùng tắc biến, cung nào mà hội tụ đủ nhiều sao bay sẽ nổi lên trở thành cung trọng điểm, và cung này cố định.

Ngược trở lại, bởi vì ultimate question của tôi là invent lại lý thuyết Phúc Tông và sau đó thống nhất với lý thuyết Tử Vân, câu hỏi đầu tiên chính là tìm sao chủ, sao trọng điểm, và kế hoạch của tôi là thực hiện đối ứng Langland hình học:

1-Tôi tổng quát hóa, thay một sao trọng điểm bởi một tổ hợp sao, vì một sao không làm nên việc gì. Ta gọi đó là cách cục trọng điểm và đó là cái cần tìm. Cách cục trọng điểm không thể bay, theo đúng nguyên lý cơ bản của Dịch, Động hóa tĩnh.

2-Tôi theo đúng ý tưởng ban đầu, phát triển một loạt kỹ thuật Di Cung. Ta có thể tìm một số dữ kiện từ đời sống cá nhân của đương số, sau đó đưa nó thành các di cung và khi đủ nhiều di cung thì sẽ chứa chung một cách cục nổi lên. Cách cục nổi lên này chính là cách cục trọng điểm.

Cách của bác Thất Sát, ngược lại với cách làm của tôi một chút, dù cùng nguyên tắc.
Cũng vì lý tương tự này, tôi đang develop lý thuyết Mệnh Chủ Ảo nhập quái, mà tương ứng với lý thuyết thái tuế nhập quái thông qua đối ngẫu Langland hình học. Sau khi tìm được, ta áp dụng lý thuyết Di Cung thì có thể nghiên cứu được biến đổi của mối quan hệ theo thời gian.
Tuy nhiên, tôi hiểu về nó còn rất rất ít, chiêu thức chưa thành hình.


Về khía cạnh Tuần Triệt, tôi đồng ý rằng khi nhập vận thì bỏ qua không xét tuần triệt, nhưng cần phải xét Lưu Tuần Triệt, vì mỗi năm có một tiết khí khác nhau.
Tuần chính là Địa Chi trừ đi Thiên Can, tức là tương tác/ so le của hai vòng Thái Tuế và vòng Lộc Tồn. Triệt thì cũng vậy, nhưng đơn giản hơn.

Bởi vì, Thái Tuế và Lộc tồn có thể bay, nên tuần triệt nên được tính vào sao bay và do đó cũng tác động lên các cung cố định. ĐÓ cũng là lý do Di cung không chịu tác động bởi TT cố định, bởi vì các Di cung không chịu tác động của vòng Thái Tuế và vòng Lộc Tồn cố định. Nguyên lý này tương tự với việc Lưu cung không chịu tác động bởi Tứ Hóa cố định, trừ khi bị LTT kích hoạt.
(còn nghi ngờ)

Bay chán rồi, giờ chúng ta quay lại mổ xẻ cấu trúc của LNĐV. Tôi tìm trong cuốn sách kia và không thấy ý tưởng của tác giả V FOR đâu cả.

_____________________________________________
Reference:
1-Hoàng Đế Nội Tố Kinh,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |