Jump to content

Advertisements




CHUYỆN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC CỤ NGÔ HÙNG DIỄN XEM TƯỚNG


76 replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 23:03

LỜI MỞ ĐẦU

Ông Trương Đình Giần và bà Ngô Thị Dẫn, con rể và con gái cụ Ngô Hùng Diễn, ông Trần Quang Duật, người đã được Cụ chỉ bảo để tránh được nhiều hoạn nạn, ông Trần Xuân Kính, người đã được Cụ chỉ cách để tránh họa chết, Kỹ sư Bửu Hạp, người quen Cụ trong gần mười lăm năm và đã được Cụ chỉ dẫn để cá nhân ông và gia đình được thành công, hạnh phúc và bình an.

Ông Trần Văn Hài, một người bạn thân của Cụ trong suốt mấy chục năm và nhiều thân hữu khác nữa, đã cung cấp cho tác giả những câu chuyện về những người đã được Cụ Ngô Hùng Diễn xem, trải qua một khoảng thời gian gần năm chục năm, từ ngày Cụ còn trẻ.

Vì số trang sách có hạn, tác giả chỉ xin chọn một số ít chuyện rồi, nếu cần, trích hoặc thu ngắn các chuyện này, để ghi nhận lại những chi tiết quan trọng. Tên nhân vật trong một số tài liệu đã được tác giả viết tắt, vì vấn đề tế nhị của câu chuyện. Tuy nhiên, nếu suy diễn căn cứ trên nội dung câu chuyện, mà thấy trùng với chuyện của người nào, thì đó là ngoài ý muốn của tác giả. Xin làm ơn cho tác giả biết để thay đổi trong ấn bản sau cho thích hợp.

TÀI LIỆU CỦA ÔNG BÀ TRƯƠNG ĐÌNH GIẦN, NGÔ THỊ DẪN

Anh Chị gửi sang Cậu những câu chuyện về tướng số mà Thày đã xem lúc sinh thời. Anh Chị cầu hương hồn Thày lúc nào cũng ở bên Quyến, để khuyến khích và an ủi người con trai tinh thần của Thày.

Thày xem tướng cho ai không bao giờ kể lại cho ai nghe. Những chuyện về địa lý và tướng gửi Cậu, là do những người được Thày xem, hoặc do người chứng kiến Thày xem kể lại. Thày nổi tiếng vì Thày thấy sao nói vậy, vì cách Thày giúp giải họa ít thấy ai dùng, và khi giúp ai Thày không bao giờ lấy thù lao của họ.




#2 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 23:09

Trúng Số Không Xui.

Về sở thích của Thày thì ngoài ciné, hát bội ra Thày còn thích mua vé xổ số. Vào thời Tổng thống Diệm, anh có một người bạn trúng số độc đắc một triệu đồng, tương đương với ba trăm lượng vàng. Anh này khi còn ở ngoài Bắc chưa di cư vào Nam là một địa chủ, có nghĩa là một người đã từng cầm tiền và biết tiêu tiền.

Trúng số xong, anh ấy mua ba căn nhà, toàn nhà mặt tiền, một căn mở tiệm uốn tóc, một căn anh mở hàng vàng, căn thứ ba cho thuê. Nhưng chỉ có mấy năm anh ấy đã trắng tay và còn khổ hơn lúc chưa trúng số nữa. Anh mang chuyện này hỏi Thày:
- Có phải trúng số là xui không?

Thày bảo:

- Trúng số là hên chứ, sao lại xui, nhưng tiền trúng số là tiền của bá tánh gom lại cho mình, thì mình chỉ hưởng một nửa, còn một nửa phải làm phúc thì mới giữ đươc.

******

Âm Dương Cách Biệt.

Ông HPH kể:

- Một hôm Thày đến nhà ông vào bữa ăn, Thày thấy ông để trên bàn ăn một bát cơm, đôi đũa rồi thắp nhang và lẩm bẩm khấn:

- Con về ăn cơm.

Thì ra con trai ông mới mất. Ông mời con ông về ăn cơm cùng với ông. Thấy vậy, Thày giảng giải cho ông là:

- Cháu đã mất rồi, âm dương cách biệt, không nên làm như thế. Cháu còn nhỏ nên đem cháu lên chùa để cháu nương cửa Phật. Từ đó Ông thôi không làm như thế nữa.

#3 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 23:15

Sự Ai Oán Của Người Dân Bị Đuổi Nhà

Hồi Chính Phủ Ngô Đình Diệm cho thành lập Làng Đại Học Thủ Đức, lúc đó anh C. là Giáo sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, nên có tiêu chuẩn được chính phủ cấp cho đất và còn cho vay tiền làm nhà nữa. Như vậy bỗng nhiên trở thành sở hữu chủ một biệt thự.

Khi làm xong bà B. (mẹ vợ anh C.) và anh C. mời Thày lên xem nhà hộ. Thày nói:

- Nhà xây đẹp lắm, nhưng nhà này chỉ có một mình ông bà B. ở được mà thôi, còn vợ chồng anh C. chỉ có thể ngày thứ Bẩy, Chủ Nhật, hay ngày lễ lên chơi từ sáng đến chiều, chứ tuyệt đối không được ngủ lại đêm.

Gia đình này đã biết tài xem tướng của Thày nên nghe theo ngay. Sau mấy năm thấy có nhà mới mà không được ở, nên khi thấy có người muốn mua, anh chị C. có ý muốn bán. Anh đem hỏi ý kiến Thày. Thày nói:

- Nên bán đi. Khu đất này chính phủ, đã cưỡng ép dân chúng phải dời đi nơi khác để bán rẻ cho chính phủ, nên đã gây ra nhiều chuyện ai oán vì bị mất nhà, phải dời mồ mả tổ tiên đi nơi khác vì vậy đất này ở không tốt.

Anh C. nghe lời Thày đã bán căn biệt thự này. Bán xong, chỉ chừng một năm sau giá nhà tại Làng Đại Học tăng lên gấp hai ba lần. Vì thấy mình chỉ vì nghe lời Cụ Diễn mà để mất một số tiền lớn, nên Anh C. từ đó không đến Cụ nữa. Ông Bà B. thì vẫn đến thăm Thày như xưa.

Mấy năm sau lại thấy vợ chồng anh C. lên thăm Thày thường xuyên như ngày xưa. Bà B. kể:

- Khi chưa bán nhà, mỗi lần Anh C. lên chơi, cứ mỗi lần Anh vào nhà tắm thì Anh lại nghe thấy tiếng đàn và tiếng hát rõ mồn một. Anh biết tiếng đàn, tiếng hát không thể từ nhà hàng xóm vọng sang được, vì từ nhà nọ sang nhà kia cách nhau khá xa. Đó cũng là lý do khiến anh C. có ý định bán căn biệt thự.

Bà B. kể tiếp:

- Sau năm năm từ khi bán ngôi biệt thự này, thì hai người chủ sau của ngôi biệt thự này đều bị chết bất đắc kỳ tử. Hai người này đều tuổi Dần – anh C. cũng tuổi Dần. Thấy như vậy, anh C. không giận Thày nữa.

#4 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 23:26

Đặt Tên Cho Con

Nói về chuyện đặt tên cho con, việc này Thày bảo cũng phải tùy tướng của đứa bé mà đặt tên cho nó. Tướng nó rắn rỏi mà đặt tên ẻo lả cũng không được. Con trai mà đặt tên là Hùng thì một là rất lanh lợi, khôn ngoan, hai là thật đần độn.

Anh chị có một người Chị tên VTM. Chị này lấy chồng là ĐQH. Anh chị có hai con gái, đặt tên là Yên Hà và Thu Huyền. Khi đặt tên anh chị H. không hỏi Cụ. Có lần Cụ bảo chị M. là:

- Chị có biết “Yên Hà” là gì không? Còn “Thu Huyền” là “Thù”.

Sau khi sanh cháu Thu Huyền thì anh chị ấy xích mích. Chị ấy muốn bỏ chồng. Chị ấy đến hỏi Thày. Thày bảo:

- Chị không nên bỏ anh ấy. Ai đề xướng việc bỏ nhau trước, thì người đó sẽ gánh hết mọi hậu quả, đằng nào thì anh ấy cũng sẽ bỏ nhà ra đi.

Quả nhiên hai năm sau anh H. có “bạn mới” bỏ nhà đi thật. Hiện nay hai người trở nên thù hận nhau. Cháu Yên Hà lấy chồng sau. 1975, về nhà chồng được gần sáu tháng thì bị bạn gái giết chết. Cháu Thu Huyền thì đang ở Canada.

******

Nghiệp Vợ Chồng

Ở Hải Phòng có một bến đò gọi là Bến Đò Bính, bờ bên này là tỉnh Hải Phòng, bờ bên kia là Thủy Nguyên. Thày thường qua lại bến đò này.

Một hôm Thày thấy anh lái đò có tướng lạ, Thày bảo:

- Sau này anh sẽ ở một biệt thự, nhà có người hầu hạ, anh sẽ măc pi-ja-ma đi ra, đi vào.

Sau khi nghe nói vậy, anh lái đò cười thầm và nghĩ rằng: Ông này chế diễu mình...

Về sau, việc xẩy ra: Một hôm có hai vợ chồng người Pháp qua sông bằng đò do anh lái đò này chở. Bỗng dưng người chồng bị ngất, té xỉu, thì anh lái đò nhanh tay đón được nên ông ta đã thoát được nguy hiểm.

Để trả ơn anh lái đò đã cứu mình, hai vợ chồng người Pháp đem anh lái đò về nhà để lo công việc trong biệt thự của họ. Ít lâu sau người chồng chết, bà đầm Pháp đã lấy anh quản gia người Việt. Bà đầm chịu cấp dưỡng cho người vợ Việt của anh lái đò, và hàng tháng vẫn cho anh về thăm vợ con. Câu chuyện này rất nhiều người ở Hải Phòng biết.

#5 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 07/11/2013 - 23:32

Bà Trần Lệ Xuân

Trước 1953 hồi Thày còn ở đường Cát Dài, Hải Phòng, nghe danh Thày, Bà TVT có đến nhà. Gặp mẹ chị đương chẻ củi ở trước nhà, tưởng là người làm, bà hỏi:

- Cụ Diễn có nhà không chị.

Mẹ chị không trả lời nhưng đưa tay chỉ lên gác. Bà lên thẳng gác. Thấy Thày đương ngồi hút thuốc lào, mặc áo may-ô, quần đùi. Bà, nghĩ đây cũng là một anh người làm, lên giọng hỏi:

- Cụ Diễn có nhà không bác?

Thày đáp lại:

- Thưa bà, Cụ Diễn nhà cháu đi vắng ạ.

Bà bảo:

- Thế bao giờ Cụ về, bác nhớ nói lại với Cụ là tôi, Tổng Đốc TVT đến nhé.

Thày chỉ vâng, dạ. Sau đó ít hôm, Bà lại đến, lần này cũng như lần trước, Thày cũng đương ngồi hút thuốc lào. Bà bảo:

- Thế nào, Cụ về bác có nói lại với Cụ không?

Thày nói:

- Bẩm bà, cháu quên ạ.

Bà trách:

- Tôi đã dặn đi dặn lại mà bác vẫn quên, vậy lần này bác nhớ hộ nhé.

Thầy lại vâng, dạ. Và không hiểu bà gặp ai và kể cho họ là bà đã có đến nhà không gặp được Thày, mà chỉ gặp được người hình dáng như thế, thì người kia bảo bà là:

- Người đó chính là ông Diễn đấy.

Thì ra hồi đó, dù Thày còn ít tuổi nhưng đã nổi tiếng, nên nhiều người tưởng tượng Thày phải là một ông Cụ râu tóc bạc phơ, đường vị như một tiên ông, chứ đâu có thể là một người kỳ khôi như thế.

Rồi không nhớ Thày đã gặp bà Tổng Đốc ở đâu, chị chỉ nhớ là một hôm Thày về nhà khen bà:

- Bà xử thế đúng là một vị mệnh phụ, phu nhân vô cùng khôn khéo, biết là lầm mà khi gặp Thày, bà cất tiếng chào Thày rất tự nhiên:

- Chúng tôi đã được nghe đại danh ông đã khá lâu, hôm nay được gặp ông thật là hân hạnh, và quí hóa cho chúng tôi quá. Và, lờ đi như chưa bao giờ gặp Thày cả. Đúng là một vị khôn ngoan rất mực vậy.

Về sau gia đình này trở nên rất thân với gia đình chị. Các con bà: ông bà TVC thường vẫn đến thăm Thày. Ông Bà TVC có người con gái tên là Trần Lệ Xuân. Hồi Trần Lệ Xuân còn nhỏ, Thày bảo:

- Cô bé này có đôi mắt đẹp và uy nghiêm lắm, sau này chắc có chồng danh vọng và cao sang lắm, nhưng nhớ nhé, cô phải luôn luôn ở bên cạnh nhà chồng, nếu mà xa gia đình nhà chồng, thì nhà chồng sẽ có đại họa.

Trần Lệ Xuân sau lấy Ngô Đình Nhu, cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm và chuyện đã xẩy ra như lời Cụ tiên đoán.

#6 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 00:10

Không Có Nghiệp Vợ Chồng.

Còn bà H., em gái của ông Tổng Đốc TVT, có một cô con gái rất đẹp. Cô ấy đã có hôn phu nhưng anh này đi theo kháng chiến.

Một hôm Thày dẫn chị đến chơi nhà bà H. ở Hà Nội. Bà H. đưa ảnh của cậu con rể tương lai nhờ Thày xem. Thày bảo:

- Cậu này với cháu nhà không có duyên vợ chồng.

Chuyện từ hôn là chuyện ít xẩy ra vào thời đó, nhất là gia đình này. Vậy mà không ngờ chỉ ít lâu sau, cậu ta viết thư về thành xin từ hôn và bảo cô này đi lấy chồng đi.

Được tin này cô con gái bà H. phát điên, chữa chạy mãi mới khỏi. Ít lâu sau, có người làm mối cô cho một cậu tên C., đậu Bác sĩ Y khoa ở Pháp mới về. Thế là cô trở thành vợ của Bác Sĩ C.

******

Con Gái Gần Ba Mươi Tuổi Mà Chưa Chồng.

Sau đây là nhân duyên của bà H. con dâu út của hai cụ TVT.

Hồi ấy ở tỉnh Quảng Yên có gia đình cụ Hàn, có cô con gái gần ba mươi tuổi mà chưa chồng. Hồi đó con gái mà trên hai mươi lăm tuổi mà chưa có chồng thì coi như là ế. Gia đình cụ Hàn nhờ Thày xem, Thày bảo:

- Đám cưới của cô này lạ lắm, người ta đón rước cô như một vị Công Chúa vậy.

Ông Bà Hàn đưa mắt nhìn nhau không nói gì, nhưng trong thâm tâm nghĩ rằng Thày chế diễu con gái mình, nên tỏ vẻ khó chịu. Sau đó ít lâu. Có người manh mối, hai cụ TVT cho người đến xin cô này cho người con trai út là ông H.

Đặc biệt hôm cưới thì để lấy lòng Quan Tổng Đốc TVT, vợ của các quan dưới quyền xum xoe săn sóc cho cô dâu, rồi tâng bốc lên, một điều:

- Mời Công Chúa đi,

Hai điều:

- Mời Công Chúa ngồi.

Đó là bà H. đó.

#7 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 00:17

Duyên Tiền Định.

Đây là chuyện của một người bạn chị tên Đ. Đám cưới chị, cô ta là một trong bốn phù dâu của chị đấy.

Cô ta là người đẹp nhất trong số các bạn của chị. Cô ấy có đôi mắt mùa thu, buồn rười rượi. Sau này mới biết mắt như vậy thì vất vả, nghèo nàn suốt đời. Sau đám cưới chị ít lâu thì cô Đ. lấy chồng. Chồng cô ta không ai khác mà chính là ĐHN, bút hiệu là Hoàng Ly, Thánh Sống.

Sau này bạn chị mới thuật cho chị nghe, anh chị ta gặp nhau thế nào mà thành vợ chồng. Bạn chị nói là anh Hoàng Ly kể cho vợ:

- Anh quen ông Diễn xem tướng hay lắm. Ông ấy bảo:

- Ngày đó, tháng đó, “toi” cứ đi về phía đường Tràng Tiền (Hà Nội) thì sẽ gặp một người con gái cao, gầy, thon người, có đôi mắt to, buồn.

Nói xong Ông Diễn còn vẽ hình dáng người con gái ấy lên giấy cho anh, rồi ông bảo:

- Anh và người con gái đó có duyên nợ với nhau từ kiếp trước. Vì không có ý định lấy vợ, nên anh nghe xong thì cũng chả để ý tới nữa. Cho nên, đến ngày mà Ông Diễn bảo phải đi để gặp người vợ có duyên nợ từ kiếp trước, anh cũng định nằm lì ở nhà. Thình lình có người bạn thân là anh Phương đến rủ đi chơi. Tình cờ anh Phương lại đưa anh đi về phía đường Tràng Tiền, vừa đi vừa nói chuyện.

Anh Phương bảo:

- “Toi” đã lớn tuổi rồi, phải lấy vợ đi chứ. “Moi” biết một gia đình nề nếp, tử tế, có một cô con gái khá xinh. Để “moi” làm mối cho.

Nghe anh Phương nói, anh cũng chẳng trả lời, cứ lẳng lăng đi theo anh ấy. Anh Phương đưa anh đến nhà một ông công chức, nhà này ở ngay tầng dưới phía sau Nhà Hát Lớn Hà Nội. Khi anh vào nhà thì em không có nhà, mãi sau em mới về. Khi em về, ba gọi em ra rót nước, trông thấy em, anh sực nhớ hình người con gái mà ông Diễn đã tả và còn vẽ cho anh. Em giống y như người đó. Thế là anh quyết định cưới em đấy.

Bạn chị và chồng sống rất hạnh phúc, nhưng rất nghèo, có tất cả ba đứa con, một trai, hai gái. Anh Hoàng Ly chết vào năm 1987 còn Đ. thì vẫn đến chị chơi.

#8 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18598 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 00:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi HoaCai0101: 08/11/2013 - 00:50


#9 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 03:18

Đổi Tướng Vợ Chồng

Gia đình ông bà Phúc đi lại khá thân với gia đình chị. Bà Phúc có kể cho chị nghe về chuyện gia đình bà:

- Bác đã có một đời chồng, lấy nhau đã tám năm mà không có con. Vợ chồng rất buồn... Bố mẹ chồng lại thường nói ra nói vào và có ý lấy vợ lẽ cho chồng bác, để có con nối dõi. Bác trai không chịu, còn bác thì buồn lắm. Sau có người giới thiệu hai bác với ba cháu, hai bác mới đến xin ba cháu xem cho. Mục đích chính chỉ là xem có con với nhau không?

Thày cháu bảo:

- Có chứ, ông bà sau này có con chứ. Có nhiều là đằng khác. Nhưng mà ông bà sẽ phải đổi tướng. Ông hiện đang cao, mảnh khảnh thì rồi sẽ thấp xuống, béo tròn và cổ rụt lại như con rùa. Còn bà hiện đang mập thì sẽ gầy đi. Sau khi đổi tướng rồi thì sẽ có con.

Nghe vậy các bác càng buồn vì...cho là Thày cháu nói giỡn chơi. Chứ đang mập mà gầy, hoặc đang gầy mà mập thì còn có thể xẩy ra, chứ đang cao mà trở thành lùn và cổ thì rụt như cổ rùa, thì làm sao có được.

Các bác lại càng thất vọng và buồn hơn. Sống với gia đình chồng, bị dày vò vì không có con, bác thường đi về bên bố mẹ bác ở bên Kiến An. Có một lần gặp trời mưa bất thình lình, bác tìm chỗ tránh mưa dưới hiên một nhà ở bên đường. Lúc đó có một người đàn ông cũng chạy vào núp dưới mái hiên mà bác đang núp. Mưa càng lúc càng lớn và kéo dài. Ông ta gợi chuyện.

Có điều lạ là hai người nói chuyện với nhau dễ dàng. Tên ông ta là Phúc. Rồi chẳng hiểu vì sao mà bác lại đem hoàn cảnh gia đình bác ra, kể cho ông ta nghe. Ông ta cũng kể hoàn cảnh gia đình của ông cho bác nghe. Ông đã có vợ và cũng đã bốn, năm, năm rồi mà không có con và bà vợ ông cũng buồn bực lắm.

Bác nhìn ông Phúc thì thấy người béo tròn, cổ thì rụt lại giống hệt người mà Thày cháu tả. Bác giựt mình, nhưng không dám nói gì. Ông Phúc có vẻ đắn đo, suy nghĩ. Mãi lúc sau ông xin lỗi bác trước khi nói với bác:

- Tôi với bà chắc là có duyên tiền định. Thôi thì bà về xin ly dị chồng, còn tôi về tôi ly dị vợ. Sau đó mình chắp nối lại với nhau. Bác về bảo với bác trai là: Mình vẫn thương yêu nhau, nhưng không có con, gia đình anh dày vò em khổ lắm... Nay có người muốn lấy em, mà người đó lại giống người bác Diễn tả, thôi thì anh cho em lấy người đó. Âu đây cũng là số mệnh để em có con, mà anh cũng có cơ hội lấy người khác, để có con hầu báo hiếu các cụ.

Mới đầu bác trai không chịu, sau vì gia đình eo sèo quá, nên cũng đành để bác được ly dị. Ông Phúc về nhà nói chuyện ly dị với bà vợ, thì bà ấy bằng lòng ngay. Thế là ít lâu sau là bác và ông Phúc lấy nhau.

Hai bác có tất cả là mười người con. Bác trai, chồng trước của bác, lấy người vợ sau và cũng có được ba người con. Chuyện ông “Phúc Mập” này người ở Hải Phòng ai cũng biết.

#10 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 03:23

Chuyện Cô Dâu Yểu Tướng

Cụ Diễn sợ nhất là tiệc tùng mà phải thắt cà-vạt và mặc com-lê. Hôm đó không hiểu sao Cụ lại nhận lời, đi đám cưới con trai của một người bạn không thân lắm (không nhớ tên, tạm gọi là X.) nhà ở gần Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.

Sau tiệc cưới ông bà X. mời Cụ ra một chỗ để hỏi về cô con dâu. Cụ lưỡng lự một lúc rồi chậm rãi nói:

- Con dâu bác yểu tướng lắm. Chắc chỉ được một trăm ngày nữa là chết thôi. Tôi xin hai bác và gia đình ráng chiều chuộng nó, để nếu nó có chết cũng được an vui môt chút.

Ông bà X. năn nỉ Cụ có cách nào giúp cho không. Cụ bảo:

- Để tôi cố xem, nhưng ông bà phải chịu khó theo như điều tôi dặn đây: Từ đây đến ba tháng nữa, sẽ có một cụ già lỡ độ đường đến gõ cửa xin giúp đỡ. Ông bà phải tiếp đãi bà cụ này hết sức tử tế, mời vào nhà, ngồi bàn ăn uống đàng hoàng...và nghe tôi dặn kỹ điều này nhé, tối đến, phải bảo vợ chồng thằng con trai bác nhường giường ngủ của chúng nó để bà cụ ngủ. Ông bà nhớ kỹ lời tôi dặn, đừng có quên chi tiết nào nhá.

Khoảng hai tháng sau, mới còn sáng sớm, vợ chồng ông X. đã đứng đợi ở trước cửa nhà Cụ, mặt mũi bơ phờ. Người nhà ra mời vào nhà. Khi Cụ dậy, vừa chào hỏi xong thì ông bà này đã hổn hển nói với Cụ là, hôm qua họ đã làm đúng theo lời Cụ dạy. Hôm qua có một bà cụ lên thăm con là Sinh viên Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, xin tá túc một đêm. Ông bà X. đã cho bà cụ vào nhà, ăn uống và ngủ lại. Nhưng đến đêm thì bà cụ chết.

Cụ Diễn hỏi ngay:

- Thế bà cụ ngủ ở đâu?

Ông bà X. nói là đã để bà cụ ngủ ở ghế bố kê ở nhà ngang. Cụ Diễn không nói gì mà chỉ thở dài. Sau khi Cụ Diễn qua đời ít lâu thì Ông bà X. đến thăm Cụ (ông bà này không biết là Cụ đã qua đời). Gặp một người học trò của Cụ, ông bà này kể là sau khi bà cụ ngủ nhờ chết được ít lâu, thì cô con dâu chỉ bị cảm nhẹ mà tự nhiên qua đời.

Chuyện xẩy ra rồi thì ông bà X. tỉnh ngộ và biết là họ đã không làm đúng như lời Cụ dặn. Người học trò Cụ sau khi nghe xong thì bảo:

- Cụ có giảng cho nghe về trường hợp này. Cụ nói Thiên Cơ bất khả lậu. Cụ muốn giúp cho cô con dâu của ông bà, nhưng không thể tiết lộ với ông bà là bà cụ già phải nằm trên giường của con trai và con dâu ông bà, để "chết thế" cho con dâu ông bà. Chuyện gì cũng là cái duyên cái nghiệp, cái phúc, cái phận cả.

#11 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 03:27

Chuyện Bà Chánh Án S.

Bà Chánh án S. là một người đàn bà rất đẹp. Trước năm 1975, ông bà S. được Cụ Diễn xem cho. Câu chuyện này do chính bà kể lại:

- Khi Cụ xem cho hai vợ chồng chúng tôi, Cụ bảo:

- Sau này ông đổi nghề. Trong rất nhiều năm ông sẽ làm về đồ mộc.

Chúng tôi ra về, lòng không tin điều Cụ nói. Nhà tôi nói dù có đổi nghề đi nữa, thì còn nhiều nghề tương đương với nghề Chánh án, chứ sao mà lại làm thợ mộc được. Không ngờ vì biến cố 1975, nhà tôi phải đi học tập. Trại Cải Tạo nơi nhà tôi bị giam lại ở gần rừng, cho nên phần lớn trại viên chọn nghề mộc. Vào rừng chặt cây, rồi cũng đóng bàn, đóng ghế đủ thứ như một người thợ mộc thực sự.


******

Địa Lý Phong Thủy

Về địa lý thì đúng như Cậu nói, Thày chuyên về “sinh khí” hơn là “hình thể của miếng đất, hay “phương hướng” của kiến trúc. Khi xem nhà hộ người ta, nếu nhà có địa lý xấu mà có thể thay đổi được, thì Thày giúp người ta sửa. Nhiều khi chỉ cần thay màu sơn của mặt tiền căn nhà, phòng ốc trong nhà, có khi cũng cần phải xoay hướng bếp...Tóm lại xem tướng người hay xem địa lý, nhiều trường hợp, Thày có thể sửa đổi phần nà

Sau đây là một số giai thoại về địa lý mà chị đã được chứng kiến hoặc được nghe thuật lại.



Thanked by 6 Members:

#12 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 03:32

Thất Của Sư Bà Hải Triều Âm.

Trước hết chị viết về ngôi thất của Sư Bà Hải Triều Âm.

Sau 1975 chị được Sư Bà quy y cho chị và được Sư Bà kể cho nghe về ngôi thất.

Khoảng năm 1972, Thày cùng đi với Sư Bà đi tìm đất nhiều nơi bằng ô-tô. Một hôm qua cầu Đại Ninh cách Đà Lạt khoảng bốn chục cây số, thì Cụ bảo dừng xe lại. Đứng ngắm nghía một hồi rồi Cụ bảo:

- Đất này sau này là mỏ vàng đây, chỗ này tốt lắm, tu ở đây được nhưng phát về Nữ hơn Nam.

Hồi đó Đại Ninh, thôn Phú An chỉ là một khu rừng thôi, rất ít dân ở, rừng như rừng hoang, không có giá trị. Lên xe đi qua cầu Đại Ninh, xuống xe rồi đi bộ theo một con đường đất nhỏ phía tay trái. Đi được một quãng, Sư Bà chỉ một miếng đất thật đẹp và hỏi Cụ:

- Tôi có thể làm thất ở đây được không Cụ?

Cụ bảo:

- Đất này sát lắm không làm chùa được.

Rồi Cụ tìm cho Sư Bà một miếng đất sâu mãi tít trong rừng. Thất này được ông Chu Văn Sáng, quen biết Cụ, nhờ một người bạn làm về gỗ ở Đà Lạt, kiến trúc theo ý Sư Bà. Thất bằng gỗ, hình bát giác, rất nhỏ, vì ý nguyện của Sư Bà chỉ nguyện tu một mình. (Vậy mà không ngờ, giờ này chung quanh Ngài có tới gần ba trăm đệ tử).

Tên thất là Linh Quang cũng do Cụ đặt. Sư Bà kể tiếp:

- Về sau miếng đất mà Cụ bảo là sát, thì có một Sư Ông (Sư Bà không nói tên) không tin và làm thất tại đó. Ít lâu sau tình cờ Cụ lại lên Đà Lạt và gặp vị Sư Ông.

Cụ nói với Sư Ông:

- Đã chót làm rồi thì tạm thời Sư Ông cứ tu ở đây. Nhưng tôi dặn nhé, khi nào hai cây này mà nó chết thì Sư Ông phải dọn đi ngay.

Cụ chỉ hai cây trước thất. Lúc ấy ai mà tin được, vì hai cây ấy đang độ lớn làm sao mà chết được, vả lại rừng có nhiều cây mà sao Cụ lại chỉ đích vào hai cây đó thôi.

Thế rồi không hiểu sao chỉ một thời gian sau, cả hai cây ấy cùng chết một lúc. Vị Sư lúc đó hoảng hồn, nhớ tới lời Cụ dặn, vội dọn đi ngay. Thất ấy bỏ hoang. Ít lâu sau, không hiểu nguyên nhân vì sao mà có một thanh niên bị giết chết tại đó. Hiện nay ngôi thất vẫn còn, nhưng vẫn bị bỏ hoang.

Thanked by 6 Members:

#13 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 06:29

Tu Mà Ngã Còn Nặng

Về việc xây cất Việt Nam Quốc Tự, Sài Gòn.

Thượng Tọa Thích Tâm Châu có hỏi Thày, Thày bảo:

- Đất định xây Việt Nam Quốc Tự trên Đường Trần Quốc Toản sát lắm, không thể xây chùa được. Đất ấy chỉ nên làm kho chứa đồ phế thải thôi.

Rồi Thày chỉ hai nơi. Một nơi sau này là Tân Cảng, đầu xa lộ Sài Gòn, Biên Hòa, và một nơi nữa tại Thị Nghè.

Các vị Thượng Tọa không nghe lời Thày. Thượng Tọa Tâm Châu còn nói:

- Phật ở đâu cũng được.

Chị nghe được chuyện thấy có lý, nên hỏi lại Thày:

- Đất ở đấy đẹp thế, sao Thày bảo không được? Theo mắt người thường thì miếng đất đó rất đẹp, lại gần giữa trung tâm thành phố.

Thày giảng cho chị nghe:

- Thí dụ, dù giàu hay nghèo, cũng phải chọn một nơi nào khang trang nhất trong nhà để thờ Phật, chứ không thể thờ trong phòng ngủ hoặc nhà ngang được.

Rồi Thày còn bảo:

- Nếu cứ xây ở đây, thì cứ mỗi viên gạch xây lên thì máu lại đổ.

Sau đúng như lời Thày nói, chùa chưa xây, chỉ mới đang xây tháp, thì có một nhóm người xây ngay một dẫy nhà lầu phía mặt đường. Sự tranh chấp bắt đầu và máu đã đổ. Dẫy nhà lầu bị phá bỏ. Chùa cũng dở dang trong bao nhiêu năm. Nay thì cũng tu bổ tạm để làm nơi thờ tự, nhưng làm sao xứng đáng để được gọi là Việt Nam Quốc Tự được.

#14 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 06:35

Cụ Mai Thọ Truyền

Hồi chùa Xá Lợi còn là chùa của Hội Phật Học Nam Việt.

Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nơi đây trở thành nơi tranh đấu của Phật Giáo, Cụ Mai Thọ Truyền, Hội Trưởng, đến nhờ Thày giúp ý kiến. Thày bảo:

- Đất chùa tốt, nhưng cổng chính bị hông trường Nữ Trung Học Gia Long án ngữ, và tượng Phật lớn ở sân trước chùa lại sơn trắng. Để chữa cái phạm của cổng chính, thì xây thêm một cổng phụ bên hông, cổng này phải giống hệt cổng chính về tất cả mọi phương diện.

Sau đó thì chỉ dùng cổng phụ để ra vào hàng ngày. Cổng chính thì phải đóng lại, chỉ mở khi có lễ lạc chính mà thôi. Còn tượng Phật thì phải đem thiếp vàng, vì tượng màu trắng thì chỉ là tượng mỹ thuật, để trang trí mà thôi.

Cụ Mai Thọ Truyền đã làm theo lời Thày dặn từng chi tiết một. Từ sau vụ đấu tranh của Phật Giáo năm 1964 đến nay 2010, không có chuyện gì lộn xộn xẩy ra tại chùa nữa.


******


TÀI LIỆU CỦA ÔNG TRẦN QUANG DUẬT Tù Bảy Năm Mà Không Có Án

Thiếu tá D. mỗi lần đi hành quân về đều ghé thăm Cụ Diễn.

Một hôm Thiếu tá D. hỏi Cụ về tương lai. Cụ bảo:

- Sau này có một thời gian “toa” phải tù ít nhất là bảy năm.

Thiếu tá D. hỏi lại Cụ tại sao lại phải ở tù. Cụ ngần ngừ một lúc rồi nói:

- Tù nhưng không có án.

Thiếu tá D. lại càng ngạc nhiên hơn, nhưng cũng không dám hỏi thêm gì nữa. Sau 1975, Thiếu tá D. bị đi cải tạo ở ngoài Bắc, di chuyển hết trại này đến trại khác. Tổng cộng thời gian đi học tập là bảy năm hai tháng.

Khi mới vào trại, có người nói ba tháng sẽ được ra, người thì đoán một năm, người thì ba năm. Thiếu tá D. dựa vào lời Cụ đoán, nói là ít nhất bảy năm. Biết được như vậy cũng có lợi, là không bị thất vọng mỗi khi năm cũ qua đi, và hy vọng khi năm mới tới.


#15 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 08/11/2013 - 06:43

Giết Nó Thì “Moa” Chưa Trả Được Nghiệp

Một hôm Thiếu tá D. đi vào Chợ Lớn ăn cơm trưa với Cụ. Hai bác cháu đang ngồi ăn thì một người đàn ông bước vào tiệm, ngồi bàn bên cạnh. Mắt thì nhìn Cụ chăm chăm còn mồm thì nói, chửi láo lếu. Trông hắn không có vẻ gì điên hay say rượu cả.

Thiếu tá D. lúc đó đang mặc đồ rằn ri, bực lắm, định đứng dậy tát cho người kia vài cái. Cụ ngăn lại và nói:

- Tướng nó sắp chết rồi. “Toa” đụng nhẹ vào nó là nó chết. Phiền lắm đó. Mà tướng “moa” hôm nay ra đường bị người chửi. “Toa” mà đánh nó thì “toa” bị tù còn “moa” thì chưa trả được nghiệp.

Hai bác cháu mặc kệ người kia, tiếp tục ăn. Lát sau tên kia bỏ ra khỏi tiệm. Ăn xong khi ra về, thì thấy bên kia đường nhiều người đang xúm lại xem có người bị tai nạn xe. Hai bác cháu đến gần xem thì tên lúc nãy đã bị xe đụng chết.


******


TÀI LIỆU CỦA ÔNG TRẦN XUÂN KÍNH

Thuở xa xưa, tôi chưa được hân hạnh biết Cụ Diễn, nhưng song thân tôi đã biết Cụ thật nhiều. Ở đây tôi chỉ nói ra những chuyện mà Cụ Diễn tiên tri, nghĩa là Cụ đoán trước khi chuyện xẩy ra.

Cụ không phải là Thày Bói như một số người hiểu lầm. Cụ nhìn người ta, thấy được điều hay, điều dở. Nếu là người được Cụ xem cho, thì Cụ sẽ nói cho biết một cách trung thực mà không né tránh, vì Cụ không sợ mất lòng, tin hay không tin Cụ không cần biết.


******


Phải Xa Ngay Thằng Có Tướng Sát Nhân Đó

Trong thời gian làm việc ở Trung Tâm Nhu Đạo Phủ Tổng Thống, tôi có biết một quân nhân gác cổng Dinh Độc Lập. Anh này là một binh sĩ quân dịch. Ngày ngày có một nữ sinh trường Marie Curie đi học về, nhà trên đường Alexandre Rhode, xế cổng Dinh. Anh lính đem lòng thương cô nữ sinh. Nhưng cô này nhất định cự tuyệt.

Một buổi chiều, anh ta theo dõi và biết cô này về nhà bà con ở đường Tự Đức, Đa-Kao chơi. Anh ta đón đường để hỏi cô lần chót, là cô có bằng lòng lấy anh ta không. Chắc cô này vẫn cự tuyệt nên anh ta rút súng bắn chết cô. Bắn xong anh ta về Phủ đầu thú rồi bị giam vào quân lao.

Mặt mũi anh ta hiền lành, con nhà khá giả, có học mà lại dám cầm súng giết người. Một hôm tôi lấy tấm ảnh của anh ta ở quân bạ. Tôi đem đến hỏi Cụ:

- Cháu định chọn cậu bé này làm trưởng tràng cho lớp Nhu Đạo của Cháu, Cụ thấy có được không?

Cụ cầm tấm hình xem và ngay lập tức Cụ nói:

- Ấy chớ, xa ngay, xa ngay, thằng này có tướng sát nhân đó.

Tôi không dám nói gì vì sợ Cụ giận. Thành tâm mà nói, tôi rất cảm phục Cụ.












Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |