Jump to content

Advertisements




GẬY KIM CANG HÉT- HOÀ THƯỢNG TUYÊN HOÁ - QUYỂN MỘT


87 replies to this topic

#16 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/08/2013 - 06:40

71. Hỏi: Trước đây không lâu, trong gia đình con có người qua đời. Nếu con muốn cho người thân được siêu độ vãng sanh thì con nên phải làm sao?

Đáp: Gần đây tôi có nghe một tin là: Có một vị Thượng Tá ở Thái Lan chết và sống lại ba lần. Theo như kinh nghiệm, ông nói rằng: Công đức cúng dường Tam Bảo là vô lượng và có thể siêu độ được lục thân: cha, mẹ, anh, em, vợ, con. Cho nên, trước hết là tự mình không làm các điều ác mà làm các việc thiện, đó là biện pháp duy nhất để siêu độ cho lục thân quyến thuộc.

72. Hỏi: Các đệ tử vùng Cao Hùng (Đài Loan) rất cần sự chỉ dạy của Hòa Thượng. Chúng con có thể nào thỉnh Hòa Thượng đến đây để kiến lập đạo tràng được không?
Đáp: Tôi không có khả năng kiến lập đạo tràng. Nếu các vị muốn có người kiến lập đạo tràng, thì tôi sẽ làm công nhân cho.

73. Hỏi: Xin hỏi, nếu bị nghiệp chướng trói buộc thì chúng con nên giải quyết như thế nào?

Đáp: Thì hãy đầu hàng nghiệp chướng!

74. Hỏi: Tình hình của thời kỳ Tai kiếp, hoạn nạn xảy ra trên thế giới mỗi ngày càng một nhiều. Vậy chúng ta nên làm sao để tiêu tai hóa giải, để tự cứu mình và cứu người đây?

Đáp: Thế gian này sẽ không còn tai kiếp nếu mọi người đều không nóng giận, không đấu tranh, không phá hại lẫn nhau, và không có cảnh – mày gạt gẫm tao, thì tao gạt lại mày.

75. Hỏi: Bạn của đệ tử bị mù vì tai nan xe cộ. Dù cô ta đã tìm đến các bác sĩ nổi tiếng khắp nơi, nhưng cũng không sao chữa trị được. Con thành khẩn xin Sư Phụ chỉ điểm cho. Nên tìm cách chữa trị như thế nào thì bạn con mới được lành bệnh. Xin cám ơn.

Đáp: Con nên niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong phẩm Phổ Môn có bốn câu tụng:

Vô cấu thanh tịnh quang

Huệ nhật phá chư ám

Năng phục tai phong hỏa

Phổ minh chiếu thế gian.

(Ánh sáng thanh tịnh không nhiễm nhơ

Mặt trời trí huệ phá đen tối

Có thể điều phục nạn, gió lửa

Ánh sáng tỏa chiếu khắp thế gian.)

Chuyện đụng xe này cũng là do có tiền nhân, hậu quả cả. Đại khái là kiếp trước, hoặc là bạn con đã làm mắt của chúng sanh nào đó bị mù, hoặc là bắn chim, hoặc là làm cho mắt của súc sanh đó bị tổn thương trước rồi mới giết, cho nên đời này, y phải bị quả báo như vậy. Chỉ là thế thôi chớ không có gì khác cả.

#17 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 27/08/2013 - 06:44

76. Hỏi: Dựa vào giới luật Phật giáo thì giới điều của Tỳ Kheo Ni nhiều hơn giới điều của Tỳ Kheo. Vậy đó có phải là không bình đẳng chăng?

Đáp: Về vấn đề này, tôi thẳng thắn giải đáp cho quý vị là dựa vào căn bản mà nói, thì Tỳ Kheo Ni là người nữ, và người nữ thì có thể sanh con, nhưng người nam thì không sanh con được. Bây giờ thì quý vị đã hiểu chưa?

77. Hỏi: Mọi người đều rất hiếu kỳ về thần thông của Ngài. Nghe nói Ngài thường chữa bịnh cho các tín đồ phải không?

Đáp: Người tu hành chân chánh thì không nói về chuyện thần thông. Người xuất gia chỉ nói về sự cầu đại trí huệ.

78. Hỏi: Xin hỏi Hòa Thượng, làm thế nào để đối trị tà niệm?

Đáp: Nếu quý vị không có vọng tưởng tức không có tà niệm! Nếu quý vị khởi vọng tưởng thì dĩ nhiên tà niệm sẽ lần lượt tiếp nhau mà kéo đến. Chuyện có vậy mà cũng còn phải hỏi tôi nữa sao? Quý vị nên hồi quang phản chiếu, tự hỏi là - Tại sao mình không khởi chánh niệm mà lại ưa thích tà niệm như thế?

79. Hỏi: Trong lúc tụng công phu khuya, con vừa tụng vừa niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Bỗng thân thể con tự nhiên lắc lư qua phải, qua trái, ra trước, ra sau. Xin hỏi với hiện tượng như vậy thì con có thể ngồi thiền ở nhà được không?

Đáp: Thân thể mà lắc qua lắc lại như vậy là có hiện tượng nguy hiểm và rất dễ bị loài phi tinh nhập vào thân.

80. Hỏi: Xin hỏi Hòa Thượng, trong khi trì chú Đại Bi hay chú Lăng Nghiêm, thì tại sao bị nhức đầu, chóng mặt và có cảm giác như thân mình dao động và lạnh run lên?

Đáp: Vì trong tâm con có tà ma, cho nên dù con có trì chú Đại Bi cũng không linh nghiệm đâu.

#18 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:02

81. Hỏi: Vì sao trong lúc con niệm Phật, ngồi thiền, thì thân con bị dao động và cảm thấy khó thở?

Đáp: Là bị tẩu hỏa nhập ma rồi!

82. Hỏi: Thiện hay ác của mỗi người là do tâm niệm mà ra. Như khi mình làm một chuyện xấu thì đó chưa chắc hẳn là xấu mà là tốt phải không?

Đáp: Đấy gọi là thiện ác hỗn hợp. Có người tuy làm điều ác nhưng trong cái ác đó lại có cái thiện. Giống như giết người giàu để lấy của giúp kẻ bần cùng. Người ra tay nghĩa hiệp tuy không hợp pháp nhưng họ cũng có điểm tốt. Nếu cho rằng, trong cái ác có cái thiện, trong cái thiện có cái ác thì có rất nhiều chuyện để nói vậy.

83. Hỏi: Nếu con đi trộm tiền hay lừa gạt người để lấy tiền, rồi đem tiền đó cúng Sư Phụ để xây dựng đạo tràng, thì đó là thiện hay ác?

Đáp: Đấy gọi là tạo mầm móng bất tịnh (không trong sạch). “Nhân địa bất chân, quả tao vu khúc” (nhân không tốt thì sẽ gặt quả hư méo). Nếu chú xây chùa theo kiểu như vậy thì chùa cũng bị sụp đổ rất mau thôi!

- Nhưng tiền đó là do chúng con trộm lấy, chớ Sư Phụ nào có làm chuyện gì xấu đâu?
- Nhân quả là không thể nào lừa gạt được.
- Nhân quả là nhân quả của con mà!
- Dù rằng nhân quả của chú nhưng cũng không được lừa dối. Bởi là nhân quả của chú nên mới càng không được dối trá - như chú đánh bài được thắng rồi đem tiền đó để cất chùa. Khổng Tử cũng đã nói: “Phú dữ quý thị nhân chi sở dục dã. Bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã.” Tức mọi người đều muốn được phú và quý, nhưng chúng ta không nên giữ lấy của phi nghĩa.” Nếu là của không hợp pháp thì dầu có được, tôi cũng không muốn đâu. “Bần dữ tiện thị nhân chi sở ố dã. Bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã.” Bần cùng và hạ tiện thì mọi người đều không ưa, ai ai cũng không muốn. Nhưng cũng không mong được của phi nghĩa. Cho nên nếu là của không hợp pháp, thì tôi thà an bần lạc đạo. Dù sống trong bần tiện, tôi cũng không rời bỏ cảnh bần tiện.

84. Hỏi: Sau khi chết loài động vật có thể đi đầu thai không?

Đáp: Loài động vật giống như người là chết rồi cũng đi đầu thai vậy. Đời này là người Hoa, đời sau là người Mỹ, đời sau nữa là người Nhật. Tất cả đều có thể di dân, đi khắp nơi. Tánh linh của động vật cũng di dân, do tùy theo nghiệp lực, tư tưởng, hành vi của mỗi loài mà không giống nhau.

85. Hỏi: Sau khi quy y Tam Bảo, chúng con có thể đi đến những chỗ “phong nguyệt” không? Có vị Pháp sư nói rằng: Chỉ cần trả tiền là được. Xin Hòa Thượng dạy bảo, làm như vậy là phạm giới phải không?

Đáp: Chú đã quy y rồi mà vẫn còn muốn chui vào đường địa ngục nữa sao?

#19 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:06

86. Hỏi: Làm sao để giác ngộ thành Phật?

Đáp: Đến khi đọa địa ngục thì quý vị sẽ không có ý niệm này.

87. Hỏi: Xin hỏi pháp môn truyền tâm ấn của pháp sư Thanh Hải có chân chánh không?

Đáp: Rất nhiều người bị mê lầm cũng bởi vì họ có tâm tham. Nếu quý vị không có lòng tham lam thì bà ta không mê hoặc nổi các vị đâu!

88. Hỏi: Nếu như vợ chồng ly dị thì con cái họ không thể thành tài phải không?

Đáp: Đúng vậy! Các vị không thấy vấn đề của trẻ em ở khắp nơi sao? Lỗi là vì cha mẹ không làm tròn trách nhiệm dạy dỗ con cái. Khi sự giáo dục trong gia đình và sự giáo dục ở nhà trường chưa phối hợp được. thì cả hai nền giáo dục này đều bị thất bại. Cho nên trẻ em mới biến thành hư hỏng và chúng bị T.V., computer điều khiển mà chẳng được tự do. Đối với xã hội Tây phương thì các nơi đều đề xướng về sự tự do, nhưng theo tôi thấy thì đó đều là loại tự do mê tín, tự do ngộ nhận, tự do không lý trí và thế là trở thành hoàn toàn không có tự do chút nào!

89. Hỏi: Nghiệp chướng từ đâu tới?

Đáp: Từ tài, sắc, danh, thực (ăn), thùy (ngủ) mà tới. Chúng ta tạo nghiệp bởi tham tài, sắc, danh, tham ăn thì lại càng tạo nghiệp nhiều hơn nữa, còn tham ngủ thì tạo nghiệp ngu si.

90. Hỏi: Đành rằng nhờ có cha mẹ mà chúng con mới được thân thể này, nhưng khi còn nhỏ cha mẹ đối xử với chúng con rất là tàn nhẫn. Như vậy, chúng con vẫn phải hiếu thuận với cha mẹ hay sao?

Đáp: “Ái chi thâm, trách chi thiết” (thương thì cho roi cho vọt). Cha mẹ đều hy vọng cho con được thành công, nhưng chỉ sợ con đi lạc đường đó thôi!

Thanked by 4 Members:

#20 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:10

91. Hỏi: Hành vi chủ yếu nhất để làm người là gì?

Đáp: Là đoạn trừ ái dục, không nên lúc trẻ tuổi mà đã phóng túng buông thả theo dục lạc. Trong xã hội tây phương hiện đại, con nít bảy, tám tuổi là cũng hiểu biết về chuyện hành dâm rồi. Nên sau này chúng sẽ chết yểu mà biến thành quỷ đoản mạng. Tại sao? Vì lúc sinh lý, tâm lý của chúng chưa trưởng thành mà đã tự cắt đứt mầm non rồi. Cho nên, trong tương lai chủng tử đó sẽ biến thành hột giống không mầm. Lúa mạ mà không mầm thì tuyệt nhiên không có thu hoạch gì hết!

92. Hỏi: Tại sao phái nữ hay bị thiệt thòi?

Đáp: Ai nói phái nữ hay bị thiệt thòi? Đàn ông trên toàn thế giới đều yêu thích người nữ mà!

93. Hỏi: Có phải Phật pháp mà Sư Phụ giảng là bao quát hết tất cả các tông phái khác trong Phật giáo?

Đáp: Quý vị nghĩ như thế nào thì nó là như thế nấy. Quý vị nghĩ là không bao quát thì nó không bao quát. Quý vị nghĩ là bao quát thì tức là bao quát. Đây đều là - không có pháp nhất định. “Phật giảng một âm pháp, chúng sanh tùy mỗi loại mà hiểu được.” Người trí thì thấy trí, người nhân (từ) thấy nhân từ, người thâm sâu thì thấy thâm sâu, người cạn cợt thì thấy cạn cợt.

94. Hỏi: Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, pháp môn nào là hạng nhất, là cao nhất?

Đáp: Quý vị nên biết nhận ra pháp môn nào là thích hợp đối với mình nhất thì đó là pháp môn cao nhất. Còn pháp môn nào đối với mình không có tác dụng gì, thì đó là pháp môn thấp nhất.

95. Hỏi: Đồng tính luyến ái hoặc chưa kết hôn mà đã sanh con và biết bao hiện tượng bất bình thường khác, thật đã khiến cho người ta phải lo lắng. Trong hoàn cảnh xã hội mất trật tự như vậy, nếu làm cha mẹ thì nên giáo dục con cái và giáo dục cho chính họ như thế nào?

Đáp: Chú hỏi câu này rất hay. Xã hội ngày nay trở thành như vậy là bởi vì “cha không ra cha, mẹ không ra mẹ.” Cha mẹ sanh con nhưng không coi việc có con cái là quan trọng mà chỉ là vì ham vui, phóng túng theo dục lạc. Họ chỉ biết sanh chớ không biết dạy. Kết hôn rồi, nếu không thích thì động một chút là họ ly dị ngay, làm cho con cái không cha, không mẹ.

Nguyên nhân phát sanh những vấn đề này đều là vì vợ chồng không làm đúng theo đạo nghĩa vợ chồng, còn cha mẹ thì không làm tròn bổn phận cha mẹ. Trên thế giới sẽ không có vấn đề gì, nếu như các bậc làm cha mẹ đều có thể giống như mẹ của Ngài Mạnh Tử lúc xưa, bà đã dời nhà ba lần, vì quan tâm đến sự giáo dục của con cái. Được vậy, thì thế giới sẽ không có vấn đề gì đâu.

Thanked by 4 Members:

#21 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:12

96. Hỏi: Phải chăng người tại gia cũng có thể trở thành người hoàn toàn?

Đáp: Bất kể là người tại gia hay xuất gia, tất cả đều có thể tu để trở thành người hoàn hảo.

97. Hỏi: Nếu như ý nghĩa của giáo dục quả thật là giới, là tâm tánh và trí huệ vốn có của nhân tánh. Vậy có giống như lý của Nho giáo nói - nhân tánh vốn là thiện không?

Đáp: Chú không làm ác thì có thể nói “tánh vốn thiện.” Còn nếu làm ác thì “tánh tương cận, tập tương viễn.” Đây là tánh vốn thiện nhưng tập khí làm ác đẩy chú cách rất xa “tánh vốn thiện” này.

98. Hỏi: Cư sĩ tại gia muốn học cách ngủ ngồi thì nên làm sao?

Đáp: Cư sĩ tại gia không nên thích mới chê cũ. Quý vị chỉ nên học “không ba gai” trước đã.

99. Hỏi: Có phải đức tính khiêm nhường cũng là một hình thức của sự tham không?
Đáp: Đừng ngại gì khi có loại tham này!

100. Hỏi: Hòa Thượng từ ngày xuất gia đến nay vẫn một mực kiên trì đời sống giới luật “ngày ăn bữa ngọ”, “đêm không nằm”, sao Hòa Thượng chịu khổ cực quá thế, có cần thiết lắm không?

Đáp: Tôi tiết kiệm lương thực và y phục để cho chúng sanh. Tôi đã từng phát nguyện là sẽ gánh chịu tất cả các khổ nạn của chúng sanh trong pháp giới.

Thanked by 4 Members:

#22 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:15

101. Hỏi: Cầu nguyện và tham thiền thì khác nhau như thế nào?

Đáp: Nếu quý vị nghĩ nó giống nhau thì là giống nhau, còn nghĩ không giống thì là không giống vậy.

102. Hỏi: Có người nói chỉ được tụng chú Lăng Nghiêm vào lúc trước 7 giờ sáng mà thôi. Vậy, xin hỏi sau 7 giờ sáng mới tụng có được khôngï?

Đáp: Ở đây (Đài Loan) là 7 giờ nhưng tôi không biết ở nước Mỹ hiện là mấy giờ? Mà 7 giờ ở Mỹ và 7 giờ ở Đài Loan thì lại không giống nhau thì làm sao đây?

103. Hỏi: Xin hỏi, Ngài theo đạo gì?

Đáp: Tôi theo đạo chân lý, đạo nhân, đạo chúng sanh, đạo đại chúng và đạo trí huệ.

104. Hỏi: Làm sao để không chấp trước vào sắc tướng?

Đáp: Thì đừng học thiền đầu môi, cũng đừng học theo người đá là chỉ biết nói mà không biết làm.

105. Hỏi: Làm sao để cải thiện mối quan hệ giữa con người với nhau, nhất là tại công sở làm việc, đừng để người khác nói xấu sau lưng mình?

Đáp: Nếu con không có làm chuyện gì xấu, thì người mà nói xấu con là không đúng rồi. Nhưng nếu con đã làm điều sai quấy rồi, thì đó là mục tiêu để cho người ta bàn chuyện tào lao, mà họ càng nói xấu về con nhiều chừng nào thì càng tốt chừng nấy.

Thanked by 4 Members:

#23 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:19

106. Hỏi: Xin hỏi, Pháp sư Khoan Tịnh có phải là đệ tử của Ngài Hư Vân không? Quyển “Cực Lạc Thế Giới Du Ký” do Pháp sư Khoan Tịnh viết là có thật như vậy không?

Đáp: Pháp sư Khoan Tịnh đó à! Ở chùa Nam Hoa (TQ) tôi có biết qua Pháp sư này. Lúc đó Pháp sư còn là một chú bé. Tôi không biết pháp sư có phải là đệ tử của Ngài Hư Vân hay không? Điều đó là tự Pháp sư nói, chớ tôi không có nghe Lão Hòa Thượng nói qua, mà tôi cũng không có hỏi Lão Hòa Thượng về việc này. Bởi vậy tôi không dám mạo muội trả lời câu hỏi đây. Nhưng “Cực Lạc thế giới du ký” vốn chỉ là ngụy tạo mà thôi!

107. Hỏi: Xin hỏi, Sư Phụ nghĩ thế nào về những lời dự đoán như: Vào cuối thế kỷ này hay đầu thế kỷ sau, nhân loại sẽ bị hủy diệt bởi một trận thiên tai lớn.

Đáp: Vậy, thế kỷ sau con đừng trở lại. Con lo cho cái chuyện đó để làm gì? Con có thể nhớ được chuyện xảy ra ở thế kỷ này nhưng đến thế kỷ sau, con sẽ quên mất thôi. Ví dụ như bây giờ con nhớ để hỏi về vấn đề này, nhưng đến thế kỷ sau thì con lại quên hết những chuyện biết được ở thế kỷ này rồi, vậy thì có lợi ích gì chớ!

108. Hỏi: Nhiều người đều nói là Ngài có đến mấy loại thần thông phải không?

Đáp: Tôi không công nhận điều này. Vì đó đều là chuyện ngẫu nhiên gặp may thôi? Như người không đáng phải chết mà cầu tôi thì người đó cũng sẽ không chết. Còn người đó đáng phải chết, thì dầu có cầu tôi, người đó cũng không sống nổi. Các vị hiểu điều này chớ?

109. Hỏi: Tụng “Lục tự chân ngôn” được vô lượng công đức, hơn nữa là sẽ có Bồ Tát Thất Địa ngự ở trong thân, thật có chuyện như vậy sao?

Đáp: Không những tụng “Lục tự chân ngôn” có vô lượng công đức, mà ngay cả khi chúng ta không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ cũng có vô lượng công đức vậy. Tuy đều có công đức, nhưng chúng ta không nên chấp trước vào sự có công đức này.

110. Hỏi: Gần đây các Phật tử và giáo đồ Tin Lành thường tổ chức các buổi họp để thảo luận về những điểm dị đồng giữa hai tôn giáo. Thấy họ thì có vẻ như thông hiểu với nhau lắm, nhưng con có điều thắc mắc: Có thật là một tôn giáo có thể chấp nhận một tôn giáo khác mà không có điều kiện gì? Thí dụ như tín đồ đạo Thiên chúa và đạo Tin Lành có thật tin rằng, con người sẽ được cứu rỗi qua những tôn giáo tín ngưỡng khác hơn là chỉ tin có “đấng Chúa cứu thế duy nhất” chăng?

Đáp: Tôi không thể trả lời câu hỏi này vì tôi chưa từng tham dự các buổi hội nghị với các vị lãnh tụ tôn giáo đó và họ cũng chưa từng đến tham gia các cuộc họp của chúng tôi. Nếu con muốn biết sự thật thì hãy mời các vị lãnh đạo của các tôn giáo chính trên thế giới cùng tập họp lại, ngồi vào bàn hội nghị và thành thật giải bày một cách công khai chớ không dấu giếm, e dè chút gì về cảm tưởng của nhau.

Hỏi rằng, họ có thể triệt để chấp nhận lẫn nhau hay không. Nếu những tín đồ có tâm kỳ thị, đè ép người để đưa mình lên, hoặc là đề cao thuyết này, bài bác thuyết kia, thì đó tức là đã làm trái với tinh thần của vị giáo chủ sáng lập ra đạo của họ. Mục đích ban đầu mà những vị giáo chủ thành lập các tôn giáo lớn không phải là để tranh đấu với các đạo khác hoặc cho rằng, ta là đúng, kẻ khác là sai.

Lại còn một điểm quan trọng khác nên chú ý là: Hiện nay có phong trào mới như, đạo Tin Lành và đạo Phật thường tổ chức các buổi họp để trao đổi ý kiến với nhau. Nhưng chúng ta cũng nên xét rõ về những cái gọi là tổ chức Phật giáo đó có thật sự đại diện cho Phật giáo được không? Bây giờ có nhiều đoàn thể giả mượn danh nghĩa Phật giáo để làm những chuyện trộm danh gạt đời. Thí dụ như trong giáo phái Mật tông có một số tín đồ đã mang bệnh AIDS vì họ coi chuyện dâm loạn như là trò chơi trẻ con. Còn Phật giáo Nhật Bản thì người xuất gia lại kết hôn lập gia đình. Như vậy thì họ làm sao có thể xưng là Tăng lữ cho được?

Ở Tây phương cũng có rất nhiều hiện tượng như mắt cá lẩn lộn với hạt châu, thật hay giả, chúng ta khó mà phân biệt được. Bởi vậy, chúng ta phải cẩn thận xem xét cho kỹ về những người gọi là Phật giáo đồ đó. Thật là họ có thể phát ngôn để đại biểu cho Phật giáo được không? Chúng ta đừng để họ mê hoặc.

#24 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:29

111. Hỏi: Đệ tử làm thế nào để có trạch pháp nhãn (mắt chọn pháp)?

Đáp: Tôi cũng không có mắt chọn pháp, vậy tôi làm sao mà nói cho chú nghe được ?

112. Hỏi: Người ăn thịt có thể khai ngộ không?

Đáp: Nếu miệng của người ăn thịt đủ lớn để nuốt trọn cả một con heo, một con dê hay một con bò, thì người ăn thịt đó có thể khai ngộ. Còn nếu không có cái miệng to như thế, thì không ai bảo đảm là có thể khai ngộ được.

113. Hỏi: Phật giáo bảo là: “Định nghiệp thì không thể chuyển đổi được,” vậy nếu đã tạo ác nghiệp rồi thì nhất định là phải thọ quả báo phải không?

Đáp: Tuy nói, không thể thay đổi được định nghiệp, nhưng nhờ vào lực tam muội gia trì của Phật và Bồ Tát thì tội nghiệp cũng có thể được tiêu trừ. Nhưng chúng ta cần phải đặt hết lòng tin, sanh tâm hết sức chân thành sám hối và phải thật dũng cảm để sửa đổi các tội lỗi. Cho nên nói:

“Lúc nóng giận mà có thể vui vẻ được, thì người chết sẽ sống trở lại.
Nếu cho lời nói đây là giả, thì nên biết chư Phật không nói dối bao giờ?”

Tội lỗi dù ngập trời, nhưng một khi chúng ta sám hối thì tội lỗi liền tan. Bất luận là tội nghiệp có nặng nề bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu chúng ta thật có thể phát đại Bồ-đề tâm, cùng hết lòng tín ngưỡng Tam Bảo và thiện tri thức để tu công chuộc tội. Lúc tu hành tích tụ công đức một cách đầy đủ rồi, thì tự nhiên chúng ta sẽ miễn trừ được hết các tai nạn, và bịnh đau.

114. Hỏi: Tại sao người ta bị nghèo cùng?

Đáp: Tại vì kiếp trước họ chưa có làm những chuyện công đức, cũng không có trồng các thiện căn, mà chỉ muốn chiếm phần lợi ích cho mình, rồi lại so đo, lo được, lo mất. Cho nên, đời này họ mới không được phước báo.

115. Hỏi: Khi cầu nguyện là chúng con đã có luồng linh khí bên trong giúp cho vạn vật được lợi ích. Vậy ngoài việc cầu nguyện ra, chúng con có phải đi ra ngoài để làm thêm các việc từ thiện nữa không?

Đáp: Tu đạo là nên “Nội công ngoại quả,” trong tu đức, ngoài hiện quả. Phải trong công, ngoài quả. Chúng ta không chỉ nghiêng về một bên nào hết. Khi lập công bên ngoài, chúng ta không chấp trước vào những công đức mà mình đã được. Trong tu đức thì lòng trong sạch, ít dục, nên giữ tâm ý thanh tịnh. Nếu ít ham muốn thì mới có lợi ích cho mình. Còn nếu trừ được tâm tham thì sẽ làm lợi ích cho người.

#25 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:33

116. Hỏi: Phải làm sao để tự rèn luyện mình?

Đáp: Quý vị không có chuyện, cố kiếm chuyện mà làm.

117. Hỏi: Thưa Sư Phụ, chúng con xin hỏi, Sư Phụ có cách nhìn ra sao đối với các hình thức kiến trúc chùa chiền?

Đáp: Tôi không thích chùa chiền mà sơn phết màu mè: đỏ đỏ, xanh xanh giống như người nữ tô môi son vậy. Theo tôi, nguyên tắc xây chùa là nên bớt phí công sức mà dùng được lâu bền.

118. Hỏi: Không có dục niệm thì không có phiền phức. Nhưng nếu thế giới này, không có dục niệm thì làm sao tiến bộ được đây? Tức là sẽ không phát minh ra các loại khoa học, kỹ thuật tối tân. Bởi vậy chúng ta làm sao để giảm bớt các dục niệm đó?

Đáp: Nếu vì làm lợi cho người mà phát minh thì được, còn như phát minh sáng chế ra phẩm vật để hại người thì không nên. Con người chúng ta thường hay tắc trách trong việc - làm gì thì có lợi cho người và làm gì thì có hại cho người. Nếu phát minh một cách mù quáng chỉ cốt gây ra lắm chuyện khổ lụy thôi! Thí dụ, hiện nay khoa học phát minh ra loại thuốc khoái lạc. Thuốc này đầu độc khiến cho dân chúng đều bị hư hỏng, mê mẩn tâm thần. Các vị thử nói đi, rốt cuộc sự phát minh như vậy có lợi ích gì chớ?

119. Hỏi: Hòa Thượng đã từng nói trong tương lai đức Phật Di Lặc sẽ giáng sanh nơi thế giới Ta-bà này. Vậy khoảng bao lâu nữa Ngài mới đến?

Đáp: Lâu lắm, tôi cũng không đếm nổi nữa!

120. Hỏi: Có phải mọi người đều có duyên làm đệ tử của Hòa Thượng?

Đáp: Quý vị có tâm chân thành thì là có duyên. Nếu quý vị không có lòng chân thật thì dù có duyên cũng biến thành vô duyên. Còn nếu quý vị có lòng chân thành thì dù không có duyên cũng sẽ trở thành có duyên.

#26 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:37

121. Hỏi: Quy y Tăng nghĩa là gì?

Đáp: Quy y Tăng là gì? Vậy tôi hỏi chú: Quy y chú là gì? Tăng à, chúng à, tức là Hiền Thánh Tăng và phàm phu tăng của thời quá khứ hiện tại, đó là quy y Tăng. Tôi đã nói trước rất rõ ràng là tôi không có trí huệ để trả lời những câu hỏi quá thâm sâu. Còn đối với các câu hỏi quá cạn cợt thì lại làm mất thời giờ của đại chúng, cho nên tôi cũng không giải đáp.

122. Hỏi: 1) Phật, Bồ Tát có thể gánh vác dùm nghiệp chướng của chúng sanh, phải không?

2) Làm sao để phân biệt được ai là vị sư chân chánh?

Đáp: 1) Quý vị có tội mà biết sửa đổi thì Phật, Bồ Tát sẽ có quyền lực tha tội cho quý vị. Còn nếu quý vị có lỗi mà không chịu sửa đổi lại chuyên môn nhờ vào Phật, Bồ Tát gánh vác tội chướng cho quý vị thì là hết chỗ nói rồi.

2) Nếu muốn phân biệt ai là minh sư chân chánh thì hãy xét coi vị đó có tâm tranh, tâm tham không? Xem vị đó có phải là người ích kỷ, tự lợi không? Thấy vị đó có thường nói những lời như: phương tiện xảo thuật, dối trá không? Nếu là người như vậy mà vẫn còn cho là thiện tri thức, thì cũng là hết chỗ nói luôn!

123. Hỏi: Làm thế nào để gia trì cho người bệnh?

Đáp: Nếu muốn trị bệnh cho người thì trước tiên hãy chữa bệnh cho chính mình rồi hãy nói?

124. Hỏi: Một ngày học một chữ và một chữ học cả ngày thì có chi khác biệt?

Đáp: Ăn cơm và cơm ăn có gì phân biệt?

125. Hỏi: Làm sao phân biệt được, thế nào là bệnh nghiệp chướng?

Đáp: Là chứng bệnh rất kỳ quái, không nguyên cớ gì mà đột nhiên lại phát sanh.

Thanked by 4 Members:

#27 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:39

126. Hỏi: Làm sao để không có lửa vô minh?

Đáp: Tức là phải tu pháp môn nhẫn nhục Ba-la-mật, và tuyệt đối không được nổi giận. Điểm then chốt chủ yếu nhất là: Nếu chúng ta không nổi nóng thì sẽ có trí huệ.

127. Hỏi: Tại sao bị ngủ gục?

Đáp: Không đủ tinh thần thì bị ngủ gục. Chẳng hạn như ngủ không đủ, trai nghĩ tưởng đến gái, gái thì nhớ tưởng đến trai, còn người xuất gia thì tưởng đến ăn, đến tối không ngủ được nên mới bị ngủ gục. Chuyện này thì chẳng có gì cả, rất đơn giản vậy thôi!

128. Hỏi: Vì phục vụ cho đại chúng mà bị người phỉ báng thì chúng con nên làm sao?

Đáp: Vì làm việc phục vụ cho đại chúng mà lại bị phỉ báng thì càng nên làm thêm. Nếu bị người phỉ báng rồi không làm nữa, thì đó không phải là sự phục vụ chân thật.

129. Hỏi: Trong sách có câu: “Ngàn ngày học huệ (trí thế gian), không như một ngày học vô văn”, là nghĩa gì?

Đáp: “Phân biệt danh tướng không biết ngừng, vào biển đếm cát tự nhọc thân.” Ai học huệ ngàn ngày? Ai một ngày học “Vô văn”? Không nên cứ lo giặt quần áo cho người.

130. Hỏi: Ăn chay rốt cuộc có điểm gì tốt, còn không ăn chay thì có chỗ nào là không tốt?

Đáp: Quý vị ăn chay thì lúc sống bị thiệt thòi. Còn như không ăn chay thì lúc chết sẽ bị thua thiệt.

Thanked by 4 Members:

#28 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 09:42

131. Hỏi: Mỗi vị Pháp sư đều nhấn mạnh rằng danh hiệu vị Phật của mình niệm là tốt nhất. Nhưng chúng con là những người mới học đạo, vậy rốt cuộc thì chúng con nên niệm danh hiệu Phật nào mới phải?

Đáp: “Mười phương chư Phật ba đời đều là cùng chung một pháp thân.” Dù quý vị niệm một vị Phật nào cũng đều là đi trên một con đường dẫn về thế giới Cực Lạc. Phật là bình đẳng, không có nào là: Phật thiệt, Phật giả, Phật sống hay Phật chết...

132. Hỏi: Nếu con người mà không có tham thì làm sao tiến bộ được? Con người mà không si thì làm sao có tâm bền chặt? Con người mà không sân thì làm sao biến hóa sự căm phẫn thành sức mạnh được?

Đáp: Đừng có lầm lẫn! Nếu “Phấn khởi làm việc” thì đâu phải là tham. Đấy là sự nỗ lực làm việc, chớ đâu phải là có một loại tham vọng, mong cầu. Còn như nổi nóng, hoặc làm những chuyện có tính cách ngu si. Ví như: chơi xổ số, đàng điếm, bài bạc thì đó mới là những hành vi quá ngu si.

133. Hỏi: Làm sao để trừ ba độc: tham, sân, si?

Đáp: Người xuất gia mỗi ngày đều học cách diệt trừ tham sân si. Ngay cả gia (nhà) mà quý vị còn chưa xuất ra được, vậy mà muốn một lúc là trừ ba độc, tham, sân, si à! Nếu thật muốn diệt trừ ba độc thì nên học theo cư sĩ họ Bàng là: đem tất cả châu báu trong nhà mà đổ xuống biển hết. Quý vị có làm được như vậy không?

134. Hỏi: Như người độc thân thì có thể làm được, còn người đã có gia đình thì không cách nào làm được. Nếu đem châu báu đổ xuống biển thì làm sao giúp đỡ mọi người?

Đáp: Đó là quý vị hoài nghi về sự chứng đạo của ông Bàng cư sĩ. Bởi ông ta là người ngu đần nhất cho nên mới chứng đạo. Còn quý vị thì quá thông minh rồi...

135. Hỏi: Người thọ giới thì phải giữ giới không được sát sanh. Nhưng trong nhà con có một ổ kiến, nếu không cẩn thận thì sẽ dẫm phải chúng. Vậy, mỗi ngày con đều phạm giới. Chúng con phải làm sao để tiêu tội nghiệp này. Xin Hòa Thượng khai thị, chỉ bảo cho chúng con.

Đáp: Tôi cũng là một con kiến nhỏ, vậy chú hãy giết tôi trước đi!

Thanked by 4 Members:

#29 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 10:16

136. Hỏi: Năm vừa qua, trước khi Sư Phụ về Đài Loan, con mơ thấy có ít nhất cũng bảy vị Tôn giả mặc cà sa đỏ và đội mão có thêu năm tượng Phật. Tuy lúc trước con đã từng mộng thấy Phật, Bồ Tát, nhưng con chưa từng mơ thấy nhiều vị Tôn giả đồng một lúc như vậy. Con xin chí thành đảnh lễ Sư Phụ, khẩn cầu Sư Phụ từ bi chỉ dạy.

Đáp: Chú biết về việc đội mão có năm tượng Phật vậy sao bây giờ chú còn không đội?

137. Hỏi: Thưa Sư Phụ, pháp hội hộ quốc lần này chủ yếu là tụng trì chú Đại Bi, vậy Sư Phụ có thể nói với chúng con về tâm đắc của Sư Phụ không?

Đáp: Bồ Tát Quán Thế Âm được thành tựu nhờ pháp lực của chú Đại Bi mà trở thành Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt. Pháp lực của chú Đại Bi thì thông thiên triệt địa và thần diệu vô cùng. Chỉ cần có tâm chân thành với tâm thường hằng thì dù có gặp chuyện không may cũng hóa thành kiết tường, gặp tai nạn cũng thành tốt lành. Sự diệu mầu này không thể nói hết dù có dùng hết lời cũng không sao diễn đạt được. Kỳ này, đoàn hoằng pháp trì chú Đại Bi liên tục không ngừng, với hy vọng sẽ được cảm ứng để mọi người được tùy tâm mãn nguyện.

138. Hỏi: Tình trạng thân thể như thế nào thì không thích hợp cho việc lạy Phật?

Đáp: Tất cả súc sanh, ngạ quỷ đều thích hợp để lạy Phật. Còn về tình trạng của chú ra sao, thì tôi không biết.

139. Hỏi: Thưa Hòa Thượng, làm sao để nói lời cám ơn ở trong Vạn Phật Thánh Thành?

Đáp: Người ở Vạn Phật Thành đều không nói “Cám ơn.” Ai nói “Cám ơn” sẽ bị phạt vạ 500 đồng. Từ trước đến nay, tôi chưa từng nói hai chữ “Cám ơn.” Bởi vậy, họ nói là, tôi chỉ thích la mắng người ta thôi!

140. Hỏi: Để biểu lộ sự tôn kính thì chúng ta nên nói như thế nào?

Đáp: Không cần nói, chỉ cần làm.

Thanked by 3 Members:

#30 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 28/08/2013 - 10:36

141. Hỏi: Có phải khi đầu hàng với nghiệp chướng tức là bị thoái tâm không?

Đáp: Tại sao chú muốn đầu hàng?

142. Hỏi: Nên làm thế nào mới là một người xuất gia chân chánh?

Đáp: Không phạm giới là được rồi! Tại sao có đầu lại chồng thêm lên một cái đầu nữa mà đi hỏi chuyện dư thừa.

143. Hỏi: Khi niệm Phật mà tâm tán loạn, thì nên điều phục như thế nào?

Đáp: Niệm nhiều thêm thì sẽ không tán loạn nữa! “Hoặc như một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày nhất tâm bất loạn.” Quý vị không thường niệm thì đương nhiên là tán loạn rồi!

144. Hỏi: Lúc xưa con đã từng giết qua hơn cả vạn con trùng phân, trùng đất. Vậy nếu trì chú Vãng Sanh thì phải trì bao nhiêu biến, mới tiêu trừ được những tội nghiệp sát sanh đó?

Đáp: Nếu con đoạn được dục niệm, thì trì một câu chú cũng linh rồi. Còn nếu không đoạn trừ được dục niệm, thì dầu cho con có trì tới cả vạn câu cũng không có linh nghiệm đâu.

145. Hỏi: Tự tánh Bồ Đề xưa nay vốn thanh tịnh đầy đủ. Vậy từ đâu sanh ra niệm vô minh?

Đáp: Tức nhiên, nếu không có vô minh thì con đâu có mặt ở đây.

Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |