Jump to content

Advertisements




PHONG THỦY HỌC - NCD (TRƯỜNG MINH)

sƯu tẦm

113 replies to this topic

#16 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 25/08/2013 - 13:34

HOÀNG TUYỀN


Nói đến HOÀNG TUYỀN là nói đến một phương vị gần như bất khả xâm phạm trong Phong Thuỷ vậy. Bởi các Hung Phương như Thái Tuế, Ngũ Hoàng Sát, Tam Sát thì chỉ theo năm mà di chuyển đi, còn HOÀNG TUYỀN là phương vị cố định. Khi nhà, mộ mà xác định hướng nào đó là đã có một vài phương hướng không thể phạm. Chữ "phạm" ở đây ý nói ở nhưỡng nơi ấy có thể kiêng kỵ: phóng thủy (thãi nước ra), đường đi, nước chầu lại, lạch nước...vv... thậm chí ngay cả trổ cửa, chọn ngày giờ khởi công cũng phải tránh nó nữa đấy!.


Trước tiên, NCD tôi xin giới thiệu với các anh chị, các bạn hai loại HOÀNG TUYỀN thường được nói đến nhiều nhất trong khoa Phong Thuỷ. Đó là: TỨ LỘ HOÀNG TUYỀN và BÁT SÁT HOÀNG TUYỀN.






TỨ LỘ HOÀNG TUYỀN


Canh, Đinh KHÔN thượng thị HOÀNG TUYỀN


Ất, Bính tu phòng TỐN thủy tiên


Giáp, Quý hướng trung ưu kiến CẤN


Tân, Nhâm thủy lộ phạ đương KIỀN.






Tức là làm nhà lập hướng CANH- ĐINH nên cẩn thận với nước phương KHÔN.


CANH hướng mà thấy ở phương KHÔN có nước thì nên chảy đến, chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.


ĐINH hướng mà làm nhà thì nước phương KHÔN nên chảy đi, chảy đến là phạm HOÀNG TUYỀN.






ẤT hướng thì phương TỐN nước nên chảy đi, chảy lại là phạm HOÀNG TUYỀN.


BÍNH hướng thì nước phương TỐN nên chảy chầu lại, chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.






GIÁP hướng thì nước phương CẤN nên chảy lại , nếu chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.


QUÝ hướng thì nước phương CẤN nên chảy đi, nếu chảy lại là phạm HOÀNG TUYỀN.






TÂN hướng thì nước ở KIỀN ( CÀN ) nên chảy đi , nếu chảy đến là phạm HOÀNG TUYỀN.


NHÂM hướng thì nước ở KIỀN nên chảy đến , chảy đi là phạm HOÀNG TUYỀN.










BÁT SÁT HOÀNG TUYỀN


Khảm Long, Khôn Thố, Chấn sơn Hầu.


Tốn Kê, Kiền Mã, Đoài Xà đầu.


Cấn Hổ, Ly Trư vi SÁT diệu.


Phạm chi MỘ-TRẠCH nhất tề hưu.






Nhà Toạ (mặt sau nhà) Khảm thì ở phương THÌN (Long là Rồng, là cung Thìn) không nên trổ Cửa, đào Giếng, kỵ thấy lạch nước.


Nhà Toạ Khôn thì ở phương MẸO là kỵ.


Nhà Toạ Chấn thì ở phương THÂN là kỵ.


Nhà Toạ Tốn thì ở phương DẬU là kỵ.


Nhà Toạ Kiền thì ở phương NGỌ là kỵ.


Nhà Toạ Đoài thì ở phương TỊ là kỵ.


Nhà Toạ Cấn thì ở phương DẦN là kỵ.


Nhà Toạ Ly thì ở phương HỢI là kỵ.






Và ngược lại cũng vậy. Tức là nhà tọa THÌN thì kỵ phương KHẢM vậy......


Ngoài ra, khi chon ngày khởi công, cũng phải TUYỆT ĐỐI TRÁNH chọn nhằm ngày phạm phải BÁT SÁT HOÀNG TUYỀN này. Đây là một yếu quyết trong nghề, nay NCD xin hé tý bí mật cho các anh chị, các bạn biết, hy vọng các anh chị, các bạn không phạm phải ĐẠI HUNG SÁT này khi làm nhà. Nhiều người không biết, khi làm nhà chỉ đến các thầy xem ngày để lựa ngày khởi công, ngày đổ mái...vv...mà không biết rằng ngày khởi công phải do một thầy địa lý chuyên nghiệp mới chọn chính xác được. Vì các thầy xem ngày chỉ ngồi tại nhà, giở sách ra xem ngày theo sách vỡ, không đến tận nơi xem hướng thì rất dễ chọn lầm những ngày Hung Kỵ so với HƯỚNG và TỌA SƠN. Không chỉ có Bát Sát Hoàng Tuyền, mà còn nhiều Hung Sát khác, Hung Tinh khác liên quan tới Sơn, Hướng và ngày giờ. Nay NCD xin chỉ ra ngày kỵ của Bát Sát Hoàng Tuyền với các Sơn tương ứng của nó:


_ CÀN sơn : kỵ ngày Bính ngọ, Nhâm ngọ.


_ KHẢM sơn : ........... Mậu Thìn, Mậu Tuất.


_ CẤN sơn : ........... Giáp Dần, Bính Dần.


_ CHẤN-TỐN : ........... Canh Thân, Tân Dậu.


_ LY : ........... Quý Hợi, Kỷ Hợi.


_ KHÔN : ........... Ất mẹo.


_ ĐOÀI : ........... Đinh Tị.






Ngoài ra, trong vấn đề về đường hướng nước của thuật Phong Thuỷ còn một vài loại Hoàng Tuyền khác như:






BÁT DIỆU SÁT THỦY


Giáp phạ lưu Dần, Ất phạ Thìn


Bính- Ngọ, Đinh- Mùi yếu thương nhân


Canh- Thân, Tân- Tuất tu dương tị


Nhâm- Hợi, Quý- Sửu thị hung thần.






BẠCH HỔ HOÀNG TUYỀN


Kiền, Giáp, Khảm, Quý, Thân, Thìn sơn


Bạch Hổ chuyển tại Đinh-Mùi gian


Cánh hữu Ly, Nhâm, Dần kiêm Tuất


Hợi sơn lưu thủy chủ ưu phiền.






Chấn, Canh, Hợi, Mùi tứ sơn kỳ


thủy nhược lưu Thân khước bất nghi.


Cánh hữu Đoài, Đinh, Tị kiêm Sửu


phạm trước Ất- Thìn Bạch Hổ khi.


Khôn, Ất nhị cung Sửu mạc phạm


thủy lai tất nam định vô nghì.


Cấn, Bính sầu phùng Ly thượng, hạ.


Tốn, Tân ngộ Khảm họa nan di.


Thử thị Hoàng Tuyền chuyên Hướng luận


Khai môn- Phóng thủy ắt sầu bi.


Xin cẩn trọng nhắc lại một lần nữa: HOÀNG TUYỀN xin chớ phạm!!!

Thanked by 2 Members:

#17 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 25/08/2013 - 13:35

GƯƠNG SOI

Trong Phong Thuỷ, Gương soi được coi như là Aspirin vậy. Nó được xem là một trong những công cụ hóa giải rất tốt trong Phong Thuỷ. Ngay từ ngàn xưa, khi con người chưa có thuật tráng thủy cho kiếng như hiện nay, người ta dùng các gương đồng đánh bóng sáng lên. Ngày nay, khi các anh chị, các bạn xem phim Trung Quốc quay về các triều đại xưa, nhà nào cũng có 1 tấm gương đồng tròn xoay hướng ra ngoài cả, xin để ý thử xem.


Khi treo bên ngoài nhà, Gương có thể làm lệch hướng đe dọa khí (một con đường lộ đâm vào, một tòa nhà sát bên quá cao, một trại hòm, những mũi nhọn hàng rào nhà hàng xóm...). Trong các cấu trúc hiện đại, nhiều nhà cao tầng, những trung tâm thương mại hay dùng các bức tường Gương trước mặt, nó ngoài việc cho Khí đi vào còn có tác dụng ngăn ngừa những tác nhân xấu. Ta có thể dùng Gương soi thường, hay Gương lồi (làm chệch hướng sát khí đi nơi khác, hay làm lộn ngược hình nhà cao tầng áp sát..); và trong một số trường hợp Hung Sát nặng thì người ta dùng Gương Bát Quái (là dạng hình Bát Quái có gương ở giửa, có lúc gương phẳng, có lúc gương lõm, có lúc gương lồi). Đối với các đường chạy xe vào nhà (trường hợp này đa số không có ở Việt Nam), nếu là con đường dốc xuống, thì Gương lồi sẽ được áp dụng chung với một vài dụng cụ hóa sát khác để hóa giải).


Nhưng thông dụng nhất có lẽ là các trường hợp dùng Gương trong nội thất. Gương trong nội thất thì "Gương càng lớn càng tốt". Gương không được thấp hơn đầu người, cũng không nên để cao quá. Nếu Gương quá thấp, chúng sẽ tạo ra bệnh đau đầu, và làm giảm dòng khí của những người sống trong nhà. Nếu treo quá cao, chúng sẽ làm cho những người trong nhà càm thấy khó chịu.


Gương treo nội thất thường dùng cho các trường hợp: Làm đầy một góc khuyết, làm mất đi một góc lồi (như cột nhà lồi ra chẳng hạn), làm rộng một khu vực chật hẹp (chiều sâu căn phòng, một hành lang hẹp...), hóa giải cầu thang tối và hẹp, thu hút những hình ảnh đẹp đẽ từ bên ngoài vào (như một vườn hoa, một dòng sông uốn lượn hữu tình...), giúp người ở trong phòng ngủ hay nhà bếp phát hiện có người vào, hóa giải trường hợp nhà thông suốt từ trước ra sau, làm cân bằng một trần nhà cao thấp chênh lệch nhiều, tạo cảm giác tăng "nhân khẩu" (tăng bếp là hình ảnh tăng người vậy)- "lợi nhuận" (khi đếm tiền một sẽ thành hai)- "khách hàng" (một người khách có thể thành hai, ba người tùy theo số kiếng), tạo hình ảnh một cửa sổ giả ở những nơi cần trổ cửa nhưng không thể mở được, tăng cường tính năng của các câu chú- lời chúc tốt đẹp.....


Nói chung, tùy trường hợp mà sử dụng. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc không thể phạm vào như:


_ ĐẠI KỴ treo gương soi trong phòng ngủ (nhất là phòng ngủ vợ chồng vì nó tạo cảm giác có người thứ ba, và trước sau gì cũng xày ra). Nếu vì tình trạng bất khả kháng, chẳng hạn do kiếng ốp vào cửa tủ quần áo, thì đừng xoay mặt kiếng rọi vào: đầu giường, chân giường hay kể cả ngang tầm giường. Theo khoa học thì khi ta ngủ, từ trường trong người chúng ta lúc đó là yếu nhất. Gương soi ngoài tác dụng phản xạ còn có tác dụng hút, nó sẽ làm cho dòng khí trong người ta càng yếu thêm, kết quả là sang ngày hôm sau ta sẽ thấy mệt mõi hơn.


_ Ngoài việc kích thước cao thấp như đã nói ở trên kia, khi cần hóa giải về cạnh khuyết của phòng, nếu treo gương không nên treo gương ghép, mà nên dùng gương liền 1 miếng.


_ Các gương cho hình ảnh méo mó không trung thực; các gương bị sứt mẻ, nứt, vỡ; gương mờ nên bỏ đi


_ Nếu treo gương nơi có người đi qua đi lại thường, nên để ý độ lớn của kiếng, đừng để "mất đầu", "mất chân" người, khiến người trong nhà hay bị nhức đầu, bị vấp té.


_ Không nên treo hai gương đối nhau, nó sẽ làm cho ta bối rối như mất định hướng vậy. Nhất là nhà vắng vẻ càng không nên treo hai gương đối nhau, nó sẽ khiến người trong nhà cảm thấy bất an, lúc nào cũng như có bóng người trong gương vậy.


_ TUYỆT ĐỐI TRÁNH treo gương trong phòng khách mà nhìn ra đường lớn bên ngoài, càng hung hại hơn khi đường càng đông xe qua lại (nhất là xa lộ) + gương càng lớn. Nó khiến người trong nhà luôn cảm thấy tâm trạng hoang mang, tim mạch cũng có vấn đề. Vì sao thế? Khi xe chạy trên đường, hình ảnh dòng xe đó bị hút vào gương, làm cho người trong nhà có cảm giác như mình đang ở ngoài đường lộ vậy. Các anh chị, các bạn có đủ can đảm ra ngồi giửa lộ như vậy không chứ NCD thì không dám rồi đó. Vừa điếc tai vì còi xe vừa lo ngay ngáy sợ xe tông nữa, kinh lắm!


_ Và diều cuối cùng cho gương tráng thủy là không nên lạm dụng nó. Thuốc mà dùng quá liều thì nguy đấy! Không tin bạn cứ thử vốc một nắm thuốc mà uống xem, cho dù là thuốc bổ cũng phải... bổ ngửa đấy!






Với gương Bát Quái, nó cũng là một dạng gương soi nhưng có thêm biểu tượng Bát Quái nên uy lực mạnh hơn, và cách dùng cũng khác. Gương Bát Quái dùng để treo cho trường hợp Hoá Giải bao giờ cũng là Tiên Thiên Bát Quái. Gương Bát Quái Hậu Thiên dùng để xoay chuyển hướng nhà. Xin hãy nhớ kỹ điều này! Nếu quý vị nào thấy bày bán các loại gương Hậu Thiên Bát Quái thì xin đừng thỉnh về để Hoá Giải, mà NCD nghĩ cũng không chỗ nào dại dột sản xuất vậy đâu (ai mà thỉnh? làm để ngắm à?!). Thường thì các gương Bát Quái bày bán đã có làm khoen treo sẵn, giúp bạn xác định hướng treo trên dưới. Nhưng để đề phòng tình trạng sai lệch, NCD xin chỉ rõ ra vậy: Các anh chị, các bạn cứ xem cạnh nào có 3 vạch liền, đó chính là Quẻ CÀN, là hướng lên trên, Càn vi Thiên mà! Nếu không nhớ 3 vạch liền, xin hãy nhớ câu "CÀN tam liên" (Càn là 3 vạch liền). Cái này cũng do hàm ý trên ứng với Trời, dưới hợp với Đất vậy (bởi theo Tiên Thiên Bát Quái thì trên là quẻ Càn, đối diện nó bên dưới là quẻ Khôn vậy. Thời gian vừa qua, NCD đi xem gặp rất nhiều nhà treo gương Bát Quái chẳng ra Tiên Thiên, mà cũng chẳng phải Hậu Thiên. NCD thấy kinh quá, không biết người thời đại mới này có ai mà thông minh quá, "tối chế" (chứ không phải sáng chế nữa) ra một gương Bát.... Quái Chiêu để bày bán. Do vậy, NCD xin chỉ rõ luôn để các anh chị, các bạn nào cần thỉnh gương về treo biết cách mà chọn:


_ Thứ tự từ trên cùng, theo chiều kim đồng hồ của gương Bát Quái Tiên Thiên: Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, Chấn, Ly, Đoài.


_ Thứ tự từ trên cùng, theo chiều kim đồng hồ của gương Bát Quái Hậu Thiên: Ly, Khôn, Đoài, Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn.






Muốn gương Bát Quái có hiệu lưc thì sau khi thỉnh về (đừng dùng chữ mua, vì theo người xưa cho rằng Bát Quái tượng trưng cho năng lượng thiêng liêng, không thể bảo mua, vậy là bất kính với thần thánh_ hàm ý như mua thần bán thánh vậy), hãy đem tới các Chùa có các vị sư đức độ, hay đến các nơi có các thầy... Lỗ Ban, để khai mở Mắt Thần cho Bát Quái_ Đây là một hình thức phù chú, dùng chữ "ÁN LAM" trong kinh nhà Phật thôi, nhưng không thể thiếu.


Khi đã mở Mắt Thần thì gương Bát Quái mới phát huy hết tác dụng của nó, chứ không thì nó chỉ là một mảnh gương nhỏ xíu với... vài vạch sơn kẻ bên ngoài thôi, có tác dụng gì đâu?!


Khi treo gương Bát Quái nên thận trọng, không thể lạm dụng, bạ đâu cũng treo là không được. Tuy nói uy lực mạnh, nhưng có nhiều trường hợp nó lại không có tác dụng. Nếu không thì môn Phong Thuỷ đâu có gì đáng lo, cứ gặp hung sát thì treo nó là xong, nếu quý vị nào có ý nghĩ sai lầm đó xin hãy cẩn thận! Gương Bát Quái có thể nói là "con dao 2 lưỡi" trong Phong Thuỷ đấy, "chơi dao" không khéo, không đúng thì "có ngày đứt tay" nhé! Muốn treo, bạn tốt nhất nên nhờ một thầy địa lý nào gần đấy đến xem, hoặc tư vấn ai đó xem có xài được không, xin đừng tự ý thỉnh về dùng!


Với gương Bát Quái, ngoại trừ gương Bát Quái lõm, tất cả các gương Bát Quái khác có một điều ĐẠI KỴ là KHÔNG ĐƯỢC TREO TRONG NHÀ!!!

Thanked by 5 Members:

#18 PHANTHI

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 991 Bài viết:
  • 1205 thanks

Gửi vào 25/08/2013 - 15:30

Rất hay và dễ hiểu .
Thanks bác đã up lên ...ko biết có bán sách như thế này ở ngoài ko nhỉ??

#19 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 08:38

DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU.
Sau khi đã lược sơ qua về một số thiết kế cho nội thất như cửa cái, bếp, phòng ngủ... và một số yếu tố ngoại vi, nay NCD xin giới thiệu với các anh chị, các bạn một trường phái trong Phong Thuỷ, đó là trường phái DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU. Dương Trạch thì chúng ta đã biết là để chỉ nhà ở của người sống chúng ta, còn Tam Yếu là gì? Theo phái này luận, thì trong một ngôi Dương Cơ có ba điểm chính yếu, đó là: CỬA CÁI- BẾP (ở đây ý nói là Hỏa Môn tức Hướng miệng Bếp)- SƠN CHỦ hay PHÒNG CHỦ. Do đó mới gọi là Tam Yếu, tức chỉ ba điểm trọng yếu này.
Cũng như trường phái Bát Trạch Minh Cảnh, trường phái này cũng chia 8 cung Bát Quái ra làm hai nhóm: Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch.
_ Đông Tứ Trạch gồm các cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn.
_ Tây Tứ Trạch gồm các cung Càn, Đoài, Cấn, Khôn.
Người có Quái số ở nhóm Đông Tứ Trạch thì ba điểm chính yếu nên an trí trong 4 cung thuộc Đông Tứ Trạch.
Ví dụ như: Người có Quái số là 9, là cung Ly, thuộc nhóm Đông Tứ Trạch; vậy thì 3 điểm chính yếu trong nhà cũng nên an vị ở các cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn.
Người có Quái số ở nhóm Tây Tứ Trạch thì ba điểm chính yếu nên an trí trong 4 cung thuộc Tây Tứ Trạch.
Ví dụ như: Người có Quái số là 7, là cung Đoài, thuộc nhóm Tây Tứ Trạch; vậy thì ba điểm chính yếu trong nhà cũng nên an vị ở các cung thuộc Tây Tứ Trạch là Càn, Đoài, Cấn, Khôn.
1/. PHÂN LOẠI TRẠCH:
Theo trường phái Phong Thuỷ này, nhà ở được chia làm hai loại: Đơn Trạch và Phức Trạch. Sự phân chia này do việc nhà có phân ngăn hay không.
Nhà từ trước ra sau không phân chia ra ngăn nào cả thuộc về Đơn Trạch, tức là nhà đơn giản. Vậy thì ta có thể hiểu Phức Trạch nói nôm na là nhà bố trí phức tạp hơn, hay là nhà có phân ngăn. Nhà không có ngăn nào cả được gọi là TỊNH TRẠCH.
- TỊNH TRẠCH thì lấy ba điểm chính yếu là: CỬA CÁI- BẾP- PHÒNG CHỦ (tức là căn phòng ngủ của gia chủ, căn phòng nằm ở một góc nào đó trong nhà).
- Phức Trạch lại chia ra làm ba loại, mỗi loại có sự sắp xếp các sao trong các ngăn khác nhau. Sự phân loại này dựa trên số ngăn mà nhà đó có:
- Từ 2 đến 5 ngăn là Động Trạch.
- Từ 6 đến 10 ngăn là Biến Trạch.
- Từ 11 đến 15 ngăn là Hóa Trạch.
Các loại nhà thuộc dạng Phức Trạch lấy ba điểm chính yếu là: CỬA CÁI- BẾP- và SƠN CHỦ (với SƠN CHỦ là mặt hậu của nhà, đối nghịch với hướng nhà vậy).
2/. CÁCH XÁC ĐỊNH CUNG CỦA 3 ĐIỂM CHÍNH YẾU:
_ CỬA CÁI: Từ mặt tiền nhà kéo một đường thẳng vuông góc với mặt tiền, lấy một đoạn bằng nửa chiều ngang mặt tiền. Đó chính là điểm đặt La bàn để xác định vị trí cửa cái. Dùng La bàn nhìn về hướng Cửa Cái xem đó là cung gì, đánh dấu vào sơ đồ nhà tên cung Cửa Cái.
_ BẾP: Từ trung tâm phòng Bếp (nếu là Phức Trạch), hay trung tâm nhà (nếu là Đơn Trạch), đặt La bàn nhìn về hướng Bếp, xác định xem Hỏa Môn xoay hướng gì, thì đó là cung của Bếp vậy. Cũng trong phái này có hai ý kiến khác nhau: Phái thì lấy ví trí đặt Bếp như bên Bát Trạch Minh Cảnh, là đặt ở vị trí xấu, ngó về hướng tốt; phái thì lấy vị trí đặt Bếp là tốt, ngó về hướng tốt luôn. Và hai phái này cứ tranh cãi suốt, luôn cho mình là đúng, đối phương là sai. Riêng NCD thì chủ trương theo phái đầu, tức đặt Bếp ở phương Hung trấn áp cái xấu, nhưng Miệng Bếp phải xoay hướng tốt. Tuy vậy, NCD tôi không chê cách nào cả, chỉ vì bản thân NCD thử nghiệm cách đầu trúng nên theo luôn, chưa thử qua cách sau, nếu quý vị nào muốn thì hãy thử xem.
_ PHÒNG CHỦ: Phòng Chủ không nhất thiết Trạch Chủ phải ngủ trong đó. Một căn Tịnh Trạch có thể có một phòng, có thể có nhiều phòng nhưng không phân ngăn thôi. Nếu có nhiều phòng thì phòng nào CAO-RỘNG- LỚN nhất sẽ được xem là phòng chủ.
Nếu chỉ có một phòng thì dù phòng đó nhỏ hẹp vẫn là Phòng Chủ. Một căn buồng chỉ che bằng màn, hay kê bằng tủ không được xem là Phòng Chủ; phải có tường vách hẳn hoi mới tính. Từ trung tâm nhà đặt La bàn nhìn về hướng Phòng Chủ xem đó là cung gì, thì đó là cung của Phòng Chủ vậy.
_ SƠN CHỦ: Từ vách mặt hậu, cũng làm như đối với mặt tiền, tức là kéo một đường thẳng vuông góc với mặt hậu, lấy một đoạn bằng nửa chiều ngang mặt hậu, đó là điểm đặt La bàn. Từ điểm đó, đặt La bàn nhìn về mặt hậu ấy xem là cung gì thì đó là cung của SƠN CHỦ vậy, phải nhìn theo đường vuông góc ấy mới chính xác nhé!

Sửa bởi quangdct: 26/08/2013 - 08:40


Thanked by 2 Members:

#20 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 08:46

3/. AN DU NIÊN CHO TRẠCH:
Theo trường phái Phong Thuỷ này, một ngôi nhà có một Du niên ảnh hưởng đến sự Hưng Suy của nhà đó, tùy theo đó là Du niên tốt hay xấu. Để an Du niên cho nhà, thì TỊNH TRẠCH và PHỨC TRẠCH hơi khác một tý.
_ TỊNH TRẠCH: Từ cung của CỬA CÁI biến tới cung của PHÒNG CHỦ, được Du niên gì thì đó vừa là Du niên của PHÒNG CHỦ, vừa là Du niên của Trạch vậy.

Thí dụ: Cửa cái là ở cung Càn, còn Phòng Chủ là ở cung Cấn, hai cung biến với nhau, Càn phối Cấn là Thiên Y, vậy Du niên của Phòng Chủ là Thiên Y, mà Du niên của Trạch cũng là Thiên Y. Ta gọi đó là nhà Thiên Y Trạch.
_ PHỨC TRẠCH: Từ cung Cửa Cái biến tới cung của Sơn Chủ, được Du niên gì thì đó là Du niên của Trạch, cũng là Du niên của Sơn Chủ vậy.
Thí dụ: Cửa cái là ở cung Khảm, nhưng Sơn chủ là ở cung Khôn, hai cung Khôn, Khảm phối với nhau ra Du niên Tuyệt Mạng, vậy Du niên của Trạch là Tuyệt Mạng, và Du niên của Sơn Chủ cũng là Tuyệt Mạng vậy. Ta gọi đó là nhà Tuyệt Mạng Trạch.
Do có sự phân chia thành hai nhóm Đông Tây, nên khi phối hợp với nhau tất có tốt, có xấu. Các cung cùng nhóm phối với nhau sẽ cho ra các Du niên tốt, các cung khác nhóm khi phối với nhau sẽ cho ra các Du niên xấu vậy. Các anh chị, các bạn có thể xem lại các bài đầu trên mục Phong Thuỷ này, để thấy cách phối hợp giửa các cung Bát Quái với nhau.
Mỗi một Du niên tốt xấu đều có một Sao đi kèm với nó, và ngôi sao đó thể hiện rõ tính tốt xấu của Du niên đó. Nghĩa là: Du niên tốt thì đi kèm với Cát Tinh, Du niên xấu thì đi kèm với Hung Tinh. Dưới đây, NCD xin kê ra tên và sự tương ứng của các Du niên với các sao để các anh chị, các bạn tiện xem nhé!
_ Sanh Khí ứng với sao THAM LANG, thuộc hành MỘC.
_ Thiên Y ứng với sao CỰ MÔN, thuộc hành THỔ.
_ Diên Niên ứng với sao VŨ KHÚC, thuộc hành KIM.
_ Phục Vì ứng với sao PHỤ BẬT, thuộc hành MỘC.
_ Tuyệt Mạng ứng với sao PHÁ QUÂN, thuộc hành KIM.
_ Ngũ Quỹ ứng với sao LIÊM TRINH, thuộc hành HỎA.
_ Lục Sát ứng với sao VĂN KHÚC, thuộc hành THỦY.
_ Họa Hại ứng với sao LỘC TỒN, thuộc hành THỔ.

PHIÊN TINH (sắp xếp Sao)

A. TỊNH TRẠCH
Với Tịnh Trạch thì rất đơn giản. Từ cung Cửa Cái, biến tới cung Phòng Chủ xem được Du niên gì , thì đó là Du niên của Phòng Chủ, cũng là Du niên của Trạch. Đương nhiên vì Sao tương ứng với Du Niên đó cũng là Sao của Phòng Chủ, và là Sao của Trạch luôn vậy.
Từ cung Cửa Cái , biến tới cung của Cửa Buồng, ta sẽ có Du niên & Sao của Cửa Buồng_ đây là một yếu tố phụ để luận đoán thêm về người ngủ ở phòng đó vậy.
B. PHỨC TRẠCH
I/. AN DU NIÊN VÀ SAO CHO NGĂN ĐẦU:
Do Phức Trạch có nhiều ngăn, nên việc phân bố Du niên & Sao cho các ngăn cũng phức tạp hơn. Việc an Du Niên & Sao của các ngăn sau, trong Phức Trạch, phụ thuộc rất lớn vào việc An Du Niên cho ngăn đầu, nếu sai ngăn đầu coi như các ngăn sau sai hết. Vì sao thế? Bởi trong Phức Trạch, các Sao tịnh tiến vào trong theo chiều tương sanh của Ngũ Hành của các Sao.
Ví dụ như: Ngăn đầu ta có Lục Sát Thủy đi, thì ngăn kế sẽ là Mộc (vì Thuỷ sinh Mộc), tương ứng với Sao Tham Lang- Du niên Sanh Khí; ngăn kế nữa sẽ là hành Hỏa (vì Mộc sinh Hoả), tương ứng với Sao Liêm Trinh- Du niên Ngũ Quỹ... Do đó, việc An Du Niên cho ngăn đầu thật chính xác rất quan trọng!!!
Để An Du niên cho ngăn đầu trong Phức Trạch, ta cần xác định Cửa Cái thuộc CHÍNH MÔN hay là THIÊN MÔN.
Cửa Cái CHÍNH MÔN là cửa ngay chính giửa nhà vậy, trường hợp nhà xưa có ba gian, có ba bộ cửa, đương nhiên phải xét cửa nào là cửa chính thường được sử dụng nhất rồi. Khi ấy, không tiện thì ta có thể sử dụng cửa bên, nếu nó tạo ra hiệu quả tốt (Việc này NCD sẽ có chứng minh bằng ví dụ trong phần sau).
Như vậy ta dễ dàng hiểu ra cửa nằm một bên nhà là cửa THIÊN MÔN rồi.
Với mỗi vị trí CHÍNH hay THIÊN thì cách phối hợp Sao cũng khác.
1/. CỬA CHÍNH MÔN:
Cửa này là cửa trùng với Hướng nhà. Với Cửa Chính Môn thì cách phối hợp là bình thường: Từ cung Cửa Chính Môn biến tới cung Sơn Chủ, ta được Du niên gì, ứng với Sao gì, thì đó là Du niên của Trạch, Du niên của Sơn Chủ, cũng là Du niên của ngăn đầu_ Sao tương ứng với nó cũng được An cho ngăn đầu.
Ví dụ: Nhà Tọa Càn, Hướng Tốn, có cửa Chính Môn, có 4 ngăn.
Trước tiên, ta thấy cửa Chính Môn thì trùng với Hướng, vậy đó là Cửa Tốn. Từ Cửa Tốn biến tới Sơn Chủ Càn (Sơn Chủ chính là Tọa, là mặt hậu của nhà), ta được Du niên Họa Hại & Sao ứng với nó là Sao Lộc Tồn thuộc Thổ. Ta có ngăn đầu là Lộc Tồn_ Họa Hại Thổ. Ở ngăn kế sẽ là Vũ Khúc_ Diên Niên Kim. Ngăn kế nữa là Văn Khúc_ Lục Sát Thủy. Và ngăn cuối là Tham Lang_ Sanh Khí Mộc.
Nhà đó sẽ được gọi là nhà HỌA HẠI TRẠCH.
2/. CỬA THIÊN MÔN:
Trước tiên ta hãy dùng La Bàn xác định cung của Cửa Thiên Môn này đã. Kế đến từ cung của Cửa Thiên Môn biến tới Hướng nhà, đó chính là Du niên của ngăn đầu vậy.
Muốn xác định Du niên của Trạch, Du niên của Sơn Chủ thì ta lấy từ cung của Cửa Thiên Môn biến tới cung Sơn Chủ, đó là Du niên của Sơn Chủ, và Du niên của Trạch vậy.
Thí dụ: Nhà Tọa Ly, Hướng Khảm, cửa bên trái thuộc cung Càn, nhà có 3 ngăn.
Trước tiên ta lấy từ cung Cửa biến tới Hướng: Càn với Khảm phối nhau cho ra Du niên Lục Sát Thủy, ứng với Sao Văn Khúc. Ta An Sao này và Du niên này vào ngăn đầu để tính tiếp các ngăn sau. Ngăn đầu ghi vào đó là Văn Khúc_ Lục Sát Thủy. Ngăn giửa ghi vào Tham Lang_ Sanh Khí Mộc. Ngăn cuối ghi vào Liêm Trinh_ Ngũ Quỹ Hỏa.
Kế đến ta tìm Du niên cho Trạch & Du niên cho Sơn Chủ. Từ cung của Cửa Thiên Môn biến tới cung của Sơn Chủ, ta có Càn phối với Ly là Tuyệt Mạng, đó là Du niên của Sơn Chủ lẫn Du niên của Trạch vậy. Ta gọi nhà đó là TUYỆT MẠNG TRẠCH.
II/. CÁCH PHÂN BỐ SAO Ở ĐỘNG TRẠCH (từ 2 đến 5 ngăn):
Cách mà NCD di chuyển Sao như trên là cách di chuyển Sao của loại Động Trạch này đó. Đọc đến đây ắt các anh chị, các bạn sẽ có thắc mắc: Sao thì có đến 8 Sao, trong đó có 2 sao Kim, 2 sao Thổ, 2 sao Mộc, vậy gặp ngăn phải phân Sao Mộc hay sao Kim thì dùng Sao nào?
Xin thưa rằng ở Động Trạch chỉ dùng 5 Sao làm chính, đó là: Tham Lang, Văn Khúc, Vũ Khúc, Liêm Trinh & Cự Môn. Trừ trường hợp các Du niên phối nhau ra các sao Lộc Tồn, Phá Quân & Phụ Bật thì mới an Sao đó vào ngăn đầu thôi. Ngoài ra, các trường hợp Du niên ngăn đầu không phải là Họa Hại, Tuyệt Mạng, Phục Vì thì chỉ dùng 5 Sao kia.
III/. CÁCH PHÂN BỐ SAO Ở BIẾN TRẠCH (từ 6 đến 10 ngăn):
Trong trường hợp An Sao cho Biến Trạch, thì mới dùng thêm bốn sao phụ ngũ hành kia. Tuy gọi là bốn sao nhưng thực tế chỉ có...3 rưởi thôi, vì Sao Phụ Bật chỉ có tác dụng phân nửa thôi, lực nó yếu hơn hẳn các sao khác.
Như vậy ngoại trừ Thuỷ và Hoả chỉ có một Sao, còn lại các nhóm ngũ hành kia đều có một đôi sao. Trong trường hợp gặp các nhóm ngũ hành có đôi sao thì dùng liên tiếp cả đôi sao cho 2 ngăn liền nhau.
Tuy nói vậy, nhưng không phải nhà BIẾN TRẠCH nào cũng dùng hết các đôi sao, còn tùy thuộc vào số ngăn của nó:
_ Biến Trạch có 6 ngăn: Chỉ dùng đôi sao đầu tiên mà nó gặp.
_ Biến Trạch có 7 ngăn: Chỉ dùng hai đôi sao đầu mà nó gặp.
_ Biến Trạch có 8-10 ngăn mới dùng đú cả ba đôi sao.
Đến đây lại nảy sinh vấn đề: Thế gặp đôi sao thì an sao nào trước? Đây là mấu chốt của vấn đề, nếu quý vị nào đọc đến đây mà nêu ra câu hỏi ấy liền thì chắc chắn vị đó rất ham mê tìm tòi về Phong Thuỷ vậy. Ngoại trừ trường hợp ngăn đầu & ngăn kế có đôi sao, vì khi đó đã có sao ở ngăn đầu tính theo Du niên biến ra. Các trường hợp ở sau thì sự an bố các đôi sao theo luật nhất định :
_ Gặp đôi sao thuộc Mộc thì PHỤ BẬT trước, THAM LANG sau.
_ Gặp đôi sao thuộc Kim thì VŨ KHÚC trước, PHÁ QUÂN sau.
_ Gặp đôi sao thuộc Thổ thì: LỘC TỒN trước, CỰ MÔN sau.
IV/. CÁCH PHÂN BỐ SAO CHO HÓA TRẠCH (từ 11 đến 15 ngăn):
Vẫn áp dụng như phần Biến Trạch, và cứ thế xoay cho đến ngăn chót.

#21 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 09:10

NGĂN CHÁNH & SAO CHÚA

**********

Như ta thấy, mỗi ngăn có một sao trấn giữ, Du niên chỉ là cái để ta tìm ra Sao ở các ngăn thôi, thật ra, chính các Sao đó mới chi phối sự Cát Hung của các ngăn đó vậy.
Sau khi an Sao cho từng ngăn rồi, người ta mới tìm 1 Sao làm Sao Chúa. Vì sao phải cần 1 Sao Chúa? Do trong Phức trạch có nhiều ngăn, nên cần chọn một ngăn chánh có Sao tốt để phát huy hiệu lực vượt trội của sự tốt đẹp, hầu trấn áp các ngăn xấu hại có Hung Tinh, nhất là với các căn nhà có tên Ác hại_ tức các Hung Du niên Trạch.
Thường khi chọn Ngăn Chánh, người ta ít chọn các ngăn đầu lắm, vì nó xa Sơn Chủ. Trong Phong Thuỷ, khi không xét đến LONG 9tức Long Mạch), thì Sơn Chủ biểu tượng cho Trạch Chủ vậy, nên người ta luôn tìm cách củng cố nó, bồi bổ nó, hỗ trợ nó. Chính vì thế, khi chọn Ngăn Chánh người ta mới thường chọn ngăn gần với Sơn Chủ, hoặc trực ngộ Sơn Chủ. Một căn cao lớn hơn, rộng rãi hơn, sạch sẽ hơn các ngăn khác mới đáng gọi là Ngăn Chánh. Nói một cách dễ hiễu nhất, cứ căn cứ vào Thể Tích của Ngăn, thể tích ngăn nào lớn nhất thì đó là Ngăn Chánh vậy. Đây chính là một điều mà một số thầy Phong Thuỷ trong trường phái này lầm lẫn. Cứ nhìn thấy Diện Tích lớn hơn đã vội vàng cho đấy là Ngăn Chánh thì tai hại vô cùng!!
Ví dụ: Một ngăn ngang 3m, dài 4m, cao 6m (vì không vướng gác lửng bên trên, lại không có la-phông); một ngăn ngang 4m, dài 4m , cao 3m.
Nếu chỉ nhìn sơ theo diện tích tất phán đoán rằng ngăn sau lớn hơn ngăn trước. Ta thử làm phép tính nhân xem: 3m x 4m x 6m= 72 m3
4m x 4m x 3m= 48 m3.
Một trời một vực phải không quý vị? Nếu như Ngăn chọn lầm đó mà do một Hung Tinh trấn ở đó thì thử hỏi tai hại cỡ nào? Trong Phong Thuỷ, chỉ cần một tính toán sai lầm của người thầy, thì có thể tai họa lập tức giáng xuống đầu gia chủ liền tức thời. Do đó, nếu muốn chọn Ngăn Chánh với Sao tốt hỗ trợ cho nhà, thì xin hãy cẩn thận xét cả chiều cao của ngăn đó!!!
Ngăn Chánh thì Sao của nó được gọi là SAO CHÚA.
Cùng với Du Niên Trạch, Sao Chúa góp phần chi phối sự lành dữ, cát hung của những người sống ở nhà đó. Do vậy, phải chọn Sao Chúa là một Cát Tinh mới đem lại lợi ích cho những người sống ở nhà đó.
Và tốt hơn nữa, Cát Tinh đó phải hữu lực như: Đắc Vị, Đăng Điện hay tốt bậc nhất là NHẬP MIẾU.
_ Cát Tinh Đắc Vị là chỉ Sao có Ngũ Hành Tương Sanh với Ngũ Hành của cung.
_ Cát Tinh Đăng Điện là chỉ Sao có Ngũ Hành trùng với Ngũ Hành của cung.
Ví dụ như: hai cung Cấn- Đoài biến ra Vũ Khúc- Diên Niên Kim. Vậy thì so với cung Cấn thì Sao Vũ Khúc Đắc Vị, nhưng so với cung Đoài thì Sao Vũ Khúc là Đăng Điện.
_ NHẬP MIẾU là chỉ trường hợp Ngăn Chánh là ngăn cuối cùng, tức Sao Chúa trực ngộ Sơn Chủ, giáp với Sơn Chủ.
Khi một căn nhà đã có Du Niên Trạch là một Cát Du Niên, lại thêm Sao Chúa là một Cát Tinh hữu lực thì khác nào như gấm thêu hoa, như Rồng mây gặp hội, nhà càng hưng thịnh lâu bền.
Khi một căn nhà có Du Niên Trạch là một Hung Du Niên, ta càng cần chọn một Sao Chúa là Cát Tinh hữu lực, nhắm áp chế bớt Hung Tinh. Trường hợp này, các nhà Phong Thuỷ gọi là YỂM SÁT TRẠCH.
Khi gặp trường hợp này, thì tác dụng tốt của Sao Chúa sẽ bị giảm đi 1/3 đến 1/2 hiệu lực tốt đẹp vốn có của nó. Thời gian còn lại, hiệu lực của nó rất yếu, khó chống ngăn nếu có thêm Hung Tinh nào nữa.
TUYỆT ĐỐI KỴ lấy Sao Chúa là môt Hung Tinh, nếu Hung Tinh này Đắc Vị, Đăng Điện hay Nhập miếu nữa thì càng thập phần nguy khốn cho gia chủ. Ví như một kẻ hôn quân bạo chúa mà lên nắm quyền sinh sát vậy, tha hồ mà hành hung tác ác, gieo tai rắc họa.
Bất đắc dĩ lắm người ta mới dùng Cát Tinh Thất Vị (là chỉ Sao tương khắc với Cung) làm Sao Chúa. Vì một Cát Tinh Thất Vị có khác gì cá trên cạn, cọp xuống đồng bằng đâu, chẳng làm được gì.

CUNG VÀ SAO

*****

Ở đây, ta chỉ xét các Cung trọng (tức là các Cung: Cửa Cái, Bếp và Sơn Chủ hay Phòng Chủ), không bàn đến các Cung Khinh (tức là các Cung: Cửa ngõ, Cửa Bếp, Cửa Buồng). Trong ba Cung Trọng này lại chia ra làm hai: Cung bên ngoài và Cung bên trong.
_ Cung bên ngoài (ngoại) là Cửa Cái.
_ Cung bên trong (nội) là Bếp và Sơn Chủ hay Phòng Chủ
Điều đầu tiên mà NCD muốn nói đến là một điều... xưa như Trái Đất :
1/. CÔ ÂM BẤT SINH, ĐỘC DƯƠNG BẤT TRƯỞNG:
Vâng, điều này NCD luôn nhắc mãi. Đây là LÝ của Dịch, cũng là LÝ của Phong Thuỷ_ dù theo bất kỳ trường phái nào thì cũng không thể gạt bỏ ý này, xin hãy nhớ!!!
Vậy thì khi nào sẽ rơi vào trường hợp này? Ấy là khi hai Cung Thuần Âm hay Thuần Dương. Khi ấy, dù cho có giao phối nhau cho ra Cát Du Niên, thì sự tốt đẹp ấy cũng không được bền lâu. Cũng như hai vợ chồng vậy thôi, người này nóng (Dương ) thì người kia phải nguội (Âm) chứ, nếu không chắc tan hoang nhà cửa quá. Việc phân cung Âm, Dương này ta có thể chủ động được, nên khi phối Cung, ta không chỉ xét Du Niên tốt, mà nên xem cả việc nó có đú Âm Dương chưa? Nếu thiếu thì ta tìm cách bổ khuyết vào.
Ví dụ 1: Nhà có cửa Tốn, Sơn Chủ Khảm. Phối với nhau được Sanh Khí Trạch, lại đủ Âm Dương tất phát dài lâu vậy.
Ví dụ 2: Nhà có Cửa Cái Khảm, Sơn Chủ Chấn. Phối với nhau được Thiên Y Trạch, nhưng đây là hai Cung Thuần Dương không sanh hóa, ở lâu nhà này sẽ dẫn tới Tuyệt tự. Ta có thể dùng Bếp Ly Âm để trung hòa lại, tất phát bền lâu vậy.
Các Cung Bát Quái phân Âm Dương, NCD đã có nói rồi, nay xin nhắc lại:
_ Cung Dương: Càn vi Lão Ông, Khảm vi Trung Nam, Cấn vi Thiếu Nam, Chấn vi Trưởng Nam
_ Cung Âm : Tốn vi Trưởng Nữ, Ly vi Trung Nữ, Khôn vi Lão Mẫu, Đoài vi Thiếu Nữ.
2/. NGOẠI SINH NỘI_ NỘI SINH NGOẠI:
Ngoại sinh Nội, là ngoài sinh vào trong, như Cung Cửa Cái sinh Cung Bếp, Cung Cửa Cái sinh Cung Sơn Chủ (hay Phòng Chủ). Quan hệ này gọi là SINH NHẬP. Hiệu ứng tốt đẹp sẽ đến sớm và nhanh, sự hanh thông trong gia đình thuận lợi hơn và dễ dàng hơn.
Ví dụ: Cửa Tốn, Sơn Chủ Ly. Được Thiên Y Trạch, lại có Cửa Tốn Mộc ở ngoài sinh vào trong cho Sơn Chủ Ly Hỏa nên phát rất nhanh. Tuy hai Cung này Thuần Âm, nhưng ta có thể dùng Bếp Khảm, hay Bếp Chấn trung hòa thì vẫn phát lâu bền được.
Nội sinh Ngoại, là ở trong sinh ra ngoài, như Cung Sơn Chủ (hay Cung Phòng Chủ) sinh ra Cung Cửa Cái, Cung Bếp sinh ra Cung Cửa Cái. Quan hệ này gọi là SINH XUẤT. Hiệu ứng tốt đẹp sẽ đến trễ và chậm vì nhịp độ thưa thớt, sự hanh thông trong gia đình do cần lao đưa đến hơn là duyên may.
3/. NỘI KHẮC NGOẠI_ NGOẠI KHẮC NỘI:
Nội khắc Ngoại là ở trong khắc ở ngoài. Là Cung Sơn Chủ (Phòng Chủ) khắc Cung Cửa Cái, Cung Bếp khắc Cung Cửa Cái. Quan hệ này gọi là KHẮC XUẤT. Trong trường hợp này, dù người trong nhà chống chế được ngoại cảnh, nhưng cuối cùng vẫn là sự hao tổn tinh thần và vật chất. Bán Hung.
Ngoại khắc Nội là ở ngoài khắc vào trong. Là Cung Cửa Cái khắc Cung Sơn Chủ (Phòng Chủ), Cung Cửa Cái khắc Cung Bếp. Quan hệ này gọi là KHẮC NHẬP. Rơi vào trường hợp này, nạn tai sẽ đến nhanh và bất ngờ, không biết đâu mà lường, và khó ứng phó, xoay trở, họa này do bên ngoài đưa đến.
_ Cung bị khắc là Càn: Người đàn ông lớn tuổi trong nhà, cha, ông bệnh đau, họa hoạn, vô năng, bất lực vì không thể thi thố được tài trí của mình.
_ Cung bị khắc là Đoài: Khốn khổ cho con gái út, cháu gái nhỏ.
_ Cung bị khắc là Khôn: Tổn hại cho Lão mẫu, người bà- mẹ- vợ trong nhà.
_ Cung bị khắc là Ly: Tổn hại cho con gái, cháu gái giửa, trung nữ.
_ Cung bị khắc là Tốn: Tổn hại cho con gái, cháu gái lớn, tức hạng nữ nhân trung tuổi trong nhà.
_ Cung bị khắc là Chấn: Tổn hại cho hàng nam nhân trọng tuổi như con trai trưởng, cháu trai trưởng trong nhà. Đặc biệt nếu chỗ đó là Từ Đường thì bất kể Trưởng Tử, Trưởng Tôn nội, ngoại đều bị khắc cả. Xin cẩn thận!!!
_ Cung bị khắc là Cấn: Tổn hại cho con trai nhỏ, con trai út, cháu trai nhỏ, thiếu nam (ở đây cũng có thể là... con trai dòng thứ).
_ Cung bị khắc là Khảm: Tổn hại cho con trai giửa, cháu trai giửa, trung nam trong nhà.
4/.NGOẠI CHIẾN_ NỘI CHIẾN:
Sao được coi là yếu tố bên ngoài, vì nó còn phài do các Cung hỗ biến với nhau mà ra, như là các yếu tố ngoại lai vậy. Các Cung được xem là các yếu tố bên trong, bởi chúng là yếu tố có sẵn nằm trên địa bàn, như cái gốc rễ bên trong vậy.
_ Sao khắc Cung: Là ngoài khắc vào trong, được gọi là Ngoại chiến, ví như kẻ gây chiến từ bên ngoài đến vậy.
_ Cung khắc Sao: Là trong khắc ra ngoài, được gọi là Nội chiến, như người trong nhà ra ngoài sinh sự vậy.
Theo Dương Trạch Tam Yếu thì cho rằng: Mỗi trường hợp Nội Chiến sẽ giảm 50% tốt. Mỗi trường hợp Ngoại Chiến sẽ giảm 30% tốt.
Theo NCD thì nói như vậy nghe có vẻ không hợp lý! Vì sao? Ta thử nghĩ xem nhé:
Nội Chiến là Cung khắc Tinh, là trong khắc ra ngoài, ví như người trong thắng thế, tức Cung còn khả năng chế ngự Hung Tinh, khiến Hung Tinh cũng phải kiêng dè không dám hành hung nữa. Vậy thì phần xấu phải giảm đi nhiều hơn chứ, sao lại giảm đến 50% tốt?!
Còn Ngoại Chiến là Sao khắc Cung, là ngoài khắc vào trong, ví như người trong nhà yếu thế. Khi ấy Hung Tinh thắng thế, ví như tiểu nhân đắc chí, tha hồ tác yêu tác quái, hoành hành bá đạo. Thế thì phần Hung Hại của chúng càng nhiều hơn, sao chỉ giảm có 30% tốt?

Sửa bởi quangdct: 26/08/2013 - 09:11


#22 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 09:13

SƠN CHỦ VÀ CỬA CÁI

********

NCD xin giới thiệu qua các câu thiệu về từng trường hợp Sơn Chủ phối với Cửa Cái:
1/ SƠN CHỦ LÀ CẤN: Phối với Cửa Cái là:
_ Cấn: Trùng trùng, điệp điệp, thê tử thương
_ Chấn: Long phó Sơn trung, thiểu nhi lang.
_ Tốn: Phong sơn quả mẫu, đa phạp tự.
_ Ly: Hỏa Sơn phụ cương, bất điều kinh
_ Khôn: Địa Sơn thổ trùng, điền sản túc.
_ Đoài: Trạch Sơn tăng phúc, tiểu phòng vinh.
_ Càn: Thiên lâm Sơn thượng, gia phú quý.
_ Khảm: Thủy ngộ Sơn khắc, phạp tự tình.
2/. SƠN CHỦ LÀ CHẤN: Phối với Cửa Cái là:
_ Chấn: Thê tử tương khắc, Chấn mộc trùng.
_ Tốn: Phong Lôi công danh tợ hỏa sung.
_ Ly: Hỏa Lôi phát phúc, lương- hiền nữ.
_ Khôn: Nhân lâm Long vị: mẫu sản vong.
_ Đoài: Hổ nhập Long oa: lao cổ phế.
_ Càn: Quỷ nhập Lôi môn thương trưởng tử.
_ Khảm: Thủy Lôi phát phúc duy tuyệt tự.
_ Cấn: Lôi Sơn tương kiến: tiểu nhi ương.
3/. SƠN CHỦ TỐN: Phối với Cửa Cái là:
_ Tốn: Nhi nữ gian nan thị trùng Phong
_ Ly: Hỏa Phong :đinh hi, gia hảo thiện.
_ Khôn: Nhân mai địa hộ: lão mẫu vong
_ Đoài: Hổ phùng hạn địa diệc âm thương.
_ Càn: Càn Tốn sản vong, tâm thối thống.
_ Khảm: Thủy Mộc vinh hoa, phát nữ tú!
_ Cấn: Sơn ngộ Phong môn quả mẫu tuyệt.
_ Chấn: Lôi Phong tương phối tốc phát phúc!
4/. SƠN CHỦ LY: Phối với Cửa Cái là:
_ Ly: Hỏa diệm trùng trùng, nam nữ thương.
_ Khôn: Nhân môn kiến Hỏa đa quả phụ.
_ Đoài: Hổ Hỏa viêm chung: nữ thiếu vong.
_ Càn: Càn Ly: quả cư, sinh nhãn tật.
_ Khảm: Ký tế danh tỳ: Đại kiết xương!
_ Cấn: Sơn phùng Hỏa hủy cương phụ nữ.
_ Chấn: Lôi Hỏa quang minh: Phú quý xương!
_ Tốn: Phú quý, phạp tự: Phong Hỏa đương.
5/. SƠN CHỦ KHÔN: Phối với Cửa Cái là:
_ Càn: Thiên môn đáo địa: Vinh hoa chủ!
_ Khảm: Thủy Thổ hình nam_ tử trung niên.
_ Cấn: Sơn Địa điền sản đa tấn ích!
_ Chấn: Long nhập nhân môn, mẫu qui tiên.
_ Tốn: Phong đáo nhân môn, vong tiên mẫu.
_ Ly: Hỏa đáo nhân môn, tuyệt tự liên.
_ Khôn: Trùng địa, cô quả chưởng gia viên.
_ Đoài: Trạch Địa: Tài long, dị tính quyền.
6/. SƠN CHỦ ĐOÀI: Phối với Cửa Cái là:
_ Khôn: Địa Trạch tấn tài, tuyệt tự vương.
_ Đoài: Trạch trùng tiếu phụ chưởng quyền binh
_ Khảm: Trạch ngộ Thủy tiết, thiếu nữ vong.
_ Càn: Thiên Trạch tài vượng: Đa loạn dâm.
_ Cấn: Sơn Trạch nhơn vượng, gia phú quý.
_ Chấn: Long tranh, hổ đấu trưởng nam thương.
_ Tốn: Phong sinh hiện hổ thương trưởng phụ.
_ Ly: Ly Đoài quang hỏa: thiếu nữ thương.
7/. SƠN CHỦ CÀN: Phối với Cửa Cái là:
_ Khảm: Thủy tiết Càn khí: Dâm, bại, tuyệt.
_ Cấn: Sơn khởi Thiên trung, tử vinh, hiền.
_ Chấn: Long phi Thiên thượng, vong ông lão
_ Tốn: Phong Thiên đông thống, trưởng phụ viên (=>viên tịch )
_ Ly: Ly Càn giao phối, nữ đoạt tiên.
_ Khôn: Địa khởi Thiên môn : Đa phú quý!
_ Đoài: Trạch Thiên quả nữ chưởng binh quyền
_ Càn: Càn Càn thuần Dương thương phụ nữ.
8/. SƠN CHỦ KHẢM: Phối với Cửa Cái là:
_ Cấn: Quỷ ngộ uông dương: Lạc thủy thương.
_ Chấn: Lôi Thủy: Phạp tự, đa hành thiện.
_ Càn: Thiên môn lạc Thủy: Xuất dâm cuồng.
_ Ly: Âm Dương chính phối: tam đa cục!
_ Tốn: Thủy Phong: ngũ tử đăng khoa tường!
_ Đoài: Bạch hổ đầu giang: Vong lục súc.
_ Khôn: Khôn Khảm trung nam mạng bất tồn.
_ Khảm: Thủy nhược trùng phùng thê tử ly.

#23 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 09:15

DU NIÊN TRẠCH

********

Như ta đã biết, một căn nhà chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Sao Chúa và Du niên Trạch. Nay NCD xin giới thiệu 7 loại Du Niên Trạch? Sao chỉ có 7 loại? Vì Phục Vị Trạch thực tế gần như không có, và nó chỉ là một Du Niên trung bình không đáng để luận.
SANH KHÍ TRẠCH:
1/. CỬA CÁI KHẢM- SƠN CHỦ TỐN:
THỦY MỘC VINH HOA : PHÁT NỮ TÚ.
Nếu nhà có tác dụng, thì ngay khi còn nhỏ, Trưởng nữ đã mỹ mạo, thông minh; lớn lên thì đoan trang, hiền thục, hiếu để, đem lại danh giá cho gia đình.
Nếu cặp vợ chồng trẻ ở nhà này, người đàn bà không những tú lệ mà còn vượng phu ích tử, một tay đắc lực giúp chồng xây dựng và củng cố gia nghiệp.
Là nhà tốt đệ nhất của Đông Tứ Trạch, lại thêm ngoài Thủy sinh Mộc trong, phát đạt đến cấp kỳ, đắc cả phú lẫn quý, vừa giàu sang vừa danh giá, con hiếu cháu hiền, nam thanh nữ tú, của cải ngày một phát đạt. Nếu được nhà-ba-tốt (là ba cung Cửa Cái_ Bếp_ Sơn Chủ hay Phòng Chủ biến với nhau có đủ: THIÊN Y- SANH KHÍ- DIÊN NIÊN, gọi là nhà-ba-tốt), thì có thể duy trì cơ nghiệp đến 80 năm. Thời hiệu này còn có thể tăng hơn nữa, nếu gia chủ cũng có Quái Số thuộc nhóm Đông Tứ Trạch. Khi ấy nhà sẽ sản sinh ra bậc cái thế anh hùng, hiền lương đạo đức, giúp dân giúp nước, làm nên đại nghiệp.
2/. CỬA CÁI TỐN- SƠN CHỦ KHẢM:
NGŨ TỬ ĐĂNG KHOA THỊ PHONG THỦY.
Nhà có 5 con đỗ đạt, 5 là số tượng trưng cho sự tối đa của cách Sanh Khí Mộc này, không nhất thiết phải là 5. Nhà thuộc hai cách này, con cháu ngày càng đông đảo và tài trí hơn người. Khoa hoạn và quý hiển của nhà này nối tiếp nhiều thế hệ, vì nhà này không có dân giả tầm thường.
***Đặc biệt: Nếu nhà Cửa Tốn- Chủ Khảm- Hướng Ly, tức là nhà trổ cửa thiên môn bên trái (từ trong nhìn ra): Nên làm 2 ngăn với ngăn cuối làm Phòng Chúa, để Sao Vũ Khúc Kim Đắc Vị Nhập Miếu (Tinh sanh Cung). Nếu làm 4 ngăn thì hãy để ngăn cuối cao rộng hơn hết, để Sao Tham Lang Mộc Đắc Vị Nhập Miếu (Cung sanh Tinh); TUYỆT ĐỐI KỴ trong trường hợp này là làm 3 ngăn với ngăn thứ ba lớn nhất, khi đó Sao Lục Sát Đăng Điện Nhập Miếu, gia cư tán bại, Danh giá vùi xuống bùn nhơ!!!
Do đó, được cuộc đất lợi thế chưa phải là đủ. Xin hãy cẩn thận!!!
3/. CỬA CÁI KHÔN- SƠN CHỦ CẤN:
ĐỊA SƠN THỔ TRÙNG: ĐIỀN SẢN TÚC.
Nhà này có nhiều ruộng vườn, gia súc; con hiếu cháu hiền, gia đạo hòa thuận, ai cũng thọ mạng nên nhà đông cả nam lẫn nữ.
Chỉ nên làm 3 ngăn với ngăn thứ ba làm Phòng Chúa, để có Sao Cự Môn Thổ Đăng Điện Nhập Miếu. Nếu làm 4 ngăn thì ngăn thứ tư lớn hơn để Sao Vũ Khúc Kim Đắc Vị Nhập Miếu.
4/.CỬA CÁI CẤN- SƠN CHỦ KHÔN:
SƠN ĐỊA ĐIỀN SẢN ĐA TẤN ÍCH.
Ngoài những đặc tính giống cách trên, nhà này còn có triệu Hỷ Lạc, vì tượng quẻ là Mẹ (Khôn) gặp Con (Cấn). Giàu sang, phú quý, thọ mạng.
5/. CỬA CÁI CHẤN- SƠN CHỦ LY:
LÔI HỎA QUANG MINH: PHÚ QUÝ XƯƠNG.
Ngoại sanh nội, lại đủ cả Âm Dương: Phu phụ tương thân, tương kính, con cái hiển đạt, gia đình vẻ vang, sự hưng phát của nhà này đầy khí thế đều nhờ Chấn và Sanh Khí Mộc lâm cung Ly, sanh cho Sơn Chủ Ly. Điền sản đã phong thịnh, người đã hiển đạt danh giá, trai tuấn tú, gái mỹ lệ, lại còn người nào cũng thuần hậu, hiền lương, thật là người xứng của.
6/. CỬA CÁI LY- SƠN CHỦ CHẤN:
HỎA LÔI PHÁT PHÚC: PHỤ NỮ LƯƠNG.
Đạt cách cục Mộc_ Hỏa thông minh. Nhà Sanh Khí Mộc lâm Chấn Mộc: Sanh Khí Đăng Điện => Đại thịnh vượng, đại cát xương. Nhà đầy trai thanh gái lịch, thông minh lại lương thiện, công danh rỡ ràng hiển hách. Nhà này còn được các nhà Phong Thuỷ đặt cho cái tên gọi nữa là "Bình địa nhất thanh lôi", hiển đạt bất ngờ, từ bần hàn thành phú quý rất nhanh chóng.
7/. CỬA CÁI CÀN- SƠN CHỦ ĐOÀI:
THIÊN TRẠCH TÀI VƯỢNG: ĐA DÂM LOẠN!
Cách cục này sinh tài lộc vượng, nhưng chỉ được lúc đầu thôi. Càng về sau càng chịu nhiều lời tai tiếng, không còn quý hiển nữa. Đoài vi Thiếu Nữ, ví như gái còn tơ măng mơn mởn, mà ưng giao phối cùng ông già_ Càn vi Lão Ông, dú có thật vì tình nghĩa cũng khó tránh dị nghị, ảnh hưởng đến thuận hợp gia đạo. Chồng già cỗi, vợ còn trẻ măng đầy xuân sắc sung mãn, tất chồng già say mê cô vợ trẻ rồi kiệt lực, ngày càng suy nhược, có thể chết bỏ lại vợ trẻ giữ gia sản. Đây chính là cách cục thường gặp của nhà này: Mẹ kế còn trẻ măng tranh chấp gia sản với con riêng chồng lớn tuổi hơn, hay vợ trẻ lang chạ ngoại tình_ vì chồng già không tương hợp về nhiều mặt vậy.
8/. CỬA CÁI ĐOÀI- SƠN CHỦ CÀN:
TRẠCH THIÊN QUẢ MẪU CHƯỞNG TÀI NGUYÊN.
Cũng tương tự như trên, lão ông sủng ái cô vợ trẻ.... dẫn đến lắm chuyện phiền toái vậy!

#24 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 09:18

DIÊN NIÊN TRẠCH

1/. CỬA CÁI CÀN- SƠN CHỦ KHÔN:
THIÊN MÔN ĐÁO ĐỊA: CHỦ VINH HOA.
Diên Niên kim gặp cung Khôn Đắc Vị, nên càng đem nhiều phước lợi cho nhà: Con hiếu cháu hiền, vừa giàu có vừa hiển đạt, có danh thơm tiếng tốt, vừa được ban thưởng phong tặng. Càn vi Lão Ông, Khôn vi Lão Mẫu, nên có thể nói đây là cách cục Âm Dương tương phối rất xứng, lại thêm là nhà Diên Niên, chủ về hạnh phúc lứa đôi, nên ở nhà này vợ chồng sẽ chung sống hài hòa, hạnh phúc, lại thêm thọ mạng. Nếu chủ nhà có Quái Số thuộc Tây Mạng thì.... trên cả tuyệt vời!
2/. CỬA CÁI KHÔN- SƠN CHỦ CÀN:
ĐỊA KHỞI THIÊN MÔN: PHÚ QUÝ XƯƠNG!
Càng thêm thuận lợi hơn cách trước, bởi bây giờ là Cửa ngoài sinh vào Sơn trong, nên sự phát đạt càng mau chóng hơn nữa, dễ dàng hơn nữa. Sơn Chủ Càn kim gặp Vũ Khúc Kim thật tương hòa, tương mỹ. Có hai điều lợi thế trong cách này:
_ Cửa Cái sinh Sơn Chủ giúp phát mau.
_ Diên niên Kim tỷ hòa Sơn Chủ Kim tạo thành nhà Vượng Cách, cực kỳ tốt.
Nếu gia chủ là Tây mạng nữa thì như gấm thêu hoa, trai anh hùng gặp gái thuyền quyên. Chính vì vậy, trong cách này mới tượng quẻ là "Xương".
3/. CỬA CÁI CẤN - SƠN CHỦ ĐOÀI:
SƠN TRẠCH NHƠN VƯỢNG: GIA PHÚ QUÝ .
Đây cũng là một trong những nhà thuộc Đệ Nhất Cách của Tây Tứ Trạch. Ở cách này, những người trẻ tuổi sớm thành đạt. Sự thuận lợi cho nhà này tương tự cách thứ II, vì Cửa sinh Chủ, Diên Niên Kim tỷ hòa với Sơn Chủ Kim nên Đăng Điện Vượng Cách. Đây cũng là sự giao phối tương xứng giửa Âm Dương, Cấn vi Thiếu Nam, Đoài vi Thiếu Nữ, rất xứng đôi phải lứa. Và kiến trúc này dễ gặp hơn cách Càn Khôn ở trên. Nhà này chẳng những phát mau mà còn khiến gia đạo thuận hòa, vợ chồng mãn ý.
4/. CỬA CÁI ĐOÀI - SƠN CHỦ CẤN:
TRẠCH SƠN TĂNG PHÚC: TIỂU PHÒNG VINH.
Nhà này Sơn Chủ sinh ra Cửa nên tuy phát nhưng gia chủ ắt hẳn cũng phải cực nhọc, lo toan không ít, nhất là với những người "tiểu phòng". Hai chữ này ở đây ám chỉ thứ thê, thiếp trẻ, hay nói nôm na là.... vợ nhỏ, cùng con cái của những người này. Nói chung về đặc tính tốt thì cũng tương tự ba loại trên, duy chỉ cực nhọc hơn thôi, và người nhà này kém chững chạc hơn so với hai cách đầu, và kém hiển hách hơn so với cách III
5/. CỬA CÁI CHẤN - SƠN CHỦ TỐN:
LÔI PHONG TƯƠNG PHỐI: TỐC PHÁT PHÚC!
Cả hai đều cùng hàng trưởng, đủ cả Âm dương, cũng như vợ chồng chính phối, đồng đẳng xứng đôi. Chấn Tốn cùng là Mộc nên Mộc khí cường thịnh, thành ra một loại "Danh Mộc, Thần Mộc". Nay gặp Vũ khúc Kim biến chế tất Mộc thành vật hữu dụng, quý giá. Ví như Mạng Tòng Bá Mộc sanh mùa xuân, trong ngày giờ có Kim vậy.
Cho nên nhà này từ một bậc thường dân một bước nhảy vọt lên công danh hiển hách bất ngờ, đang bần cùng khốn khổ, chỉ trong sớm tối trở nên Đại Phú Đại Quý.
Vì chỉ có một bước mà đường mây thênh thang rộng mở, nên cần xử sự hợp đạo và cận nhân tình. Ngoài Chấn, trong Tốn, tượng quẽ là Lôi Phong Hằng. Thoán từ của kinh Dịch có nói: Hằng; hanh, vô cữu, lợi trinh, lợi hữu du vãng. Như vậy thì hàm ý sự việc chậm một tý thì lâu dài, không phải âu lo; giữ theo chính đạo thì có lợi, tiến hành việc gì cũng thuận lợi. HẰNG tự nó là mang ý lâu dài, bền bĩ, chậm rãi rồi, nên trong trường hợp này cần cư xử cho hợp đạo mới vững bền.
6/. CỬA CÁI TỐN - SƠN CHỦ CHẤN:
PHONG LÔI: CÔNG DANH NHƯ HỎA THÔI.
Gió ở trên, Sấm ở dưới, gió thổi mạnh thì Sấm càng vang xa. Cách này và cách trên còn gọi chung là "Bình Địa Nhất Thanh Lôi". Công danh thịnh đạt như trở bàn tay. Cách này giống cách trên ở chỗ từ bạch đinh thoáng chốc đã thành đại phú ông. Nếu dám chấp nhận nguy hiểm làm lợi ích cho người khác thì càng vang danh hơn. Chớ hãnh tiến quá mà mang họa vào thân, phải biết tiến thoái, biết nghĩ đến những người xung quanh mình (ý quẻ Phong Lôi Ích: Ích chi đạo, dữ thời giai hành). Phải cố hành thiện tích đức thì mới giử được cái phú quý lâu bền được (kiến thiện tác thiện, hữu quá tác cải), có sai thì phải biết sửa sai, chớ ngông ngênh làm càn mà mang tiếng "tiểu nhân đắc chí".
Cần xử sự khéo léo, tiến thoái hợp lẽ là ý chung cho hai trường hợp này. Xin chớ vì đắc ý nhất thời mà buông lung sẽ khó mà giữ được lâu dài.
7/.CỬA CÁI KHẢM - SƠN CHỦ LY:
THỦY HỎA KÝ TẾ: ĐẠI CÁT XƯƠNG!
Trung nam sánh duyên Trung nữ, vợ chồng chính phối, đồng đẳng. Gia đình hài hòa, hạnh phúc, người đông, của nhiều, giàu có lại danh vọng.
Đây là Quẻ Thủy Hỏa Ký tế. Ký tế là đã xong, là được hanh thông rồi, nếu chịu làm hết các việc nhỏ còn lại và củng cố những việc đã thành tựu thì mới được lợi. Mới đầu được tốt nhưng cuối cùng sẽ loạn (sơ cát chung loạn).
8/. CỬA CÁI LY - SƠN CHỦ KHẢM:
ÂM DƯƠNG CHÍNH PHỐI: PHÚ QUÝ CỤC.
Nhà này đắc cả Tam Đa: Phúc- Lộc- Thọ, gia tư phong thịnh, giàu sang, quý hiển, trường thọ.
***Lưu ý:
Hai cách sau này là nhà nằm trên trục Nam Bắc, nên nhà ở chịu ảnh hưởng của hai cực trên Trái đất, ở lâu tất sinh bịnh đau mắt, hại tim , bụng đau nhức, khắc vợ, nhà khắc khẩu.
Muốn phá giải nên đặt bếp Chấn hoặc Tốn, lấy Mộc làm trung gian hòa giải nước và lửa. Ngoài ra, sự hóa giải này còn hai điều lợi:
_ Khảm sinh Chấn: Tạo ra sự hanh thông, thịnh cát.
_ Chấn Mộc sinh Ly Hỏa: Cách cục Mộc Hỏa thông minh => người trong nhà sẽ mỹ lệ, thông minh tài trí.

#25 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 09:23

THIÊN Y TRẠCH:

1/. CỬA CÁI CÀN- SƠN CHỦ CẤN:
THIÊN LÂM SƠN THƯỢNG: GIA PHÚ QUÝ
Giàu tiền bạc, của cải, ruộng đất. Sang trọng, có chức vị lớn trong xã hội, người đời trọng vọng. Thiên Y với Sao Cự Môn là Phúc Tinh, rất hợp với Tây Tứ Trạch. Sao Cự Môn nếu Đăng Điện sẽ đem lại thịnh vượng ở mức độ sâu dầy, con cháu đông, điền sản nhiều, danh giá lớn, con hiếu cháu hiền. Tuy nhiên, do hai cung Thuần dương nên sự tốt đẹp đó chỉ được khoảng 20-30 năm, sau đó nhà này sẽ khiến khắc chế vợ con, ở lâu sẽ tuyệt tự.
2/. CỬA CÁI CẤN- SƠN CHỦ CÀN:
SƠN KHỞI THIÊN TRUNG: TỬ QUÝ HIỂN.
Sự hanh thông, hưng vượng dễ dàng hơn và mau chóng hơn cách trên, nhờ Cửa sinh Sơn Chủ. Thiên Y Thổ lâm Sơn Chủ Càn kim Đắc vị => Nhà được cả danh vọng lẫn tiền bạc, của cải, người nhân từ hay làm việc thiện. Đàn ông sống lâu, đàn bà chết sớm vì nhà Thuần Dương, chẳng nên ở nhà này lâu quá 30 năm kẻo tuyệt tự.
3/. CỬA CÁI KHẢM- SƠN CHỦ CHẤN:
THỦY LÔI PHÁT PHÚC, CỮU: TUYỆT TỰ
Trong vài ba mươi năm đầu, nhà này con cái đông đảo, công danh hiển đạt, nhà đầy hỷ lạc vì nhiều người hiền lương, trung nghĩa. Ở lâu hơn nữa, điền tài suy giảm, hậu tự khó khăn bởi cách Thuần Dương.
4/. CỬA CÁI CHẤN- SƠN CHỦ KHẢM:
LÔI THỦY: PHẠP TỰ, ĐA HÀNH THIỆN.
Dù Cửa và Sơn Chủ tương sinh, nhưng nội sinh ngoại, nên người trong nhà cực nhọc hơn, nếp sinh hoạt rộn ràng hơn cách trên. Chỉ giúp phát đạt, đông đảo lúc đầu. Về sau, khắc chế vợ con, gia cảnh lụn bại, bởi Thuần dương.
5/. CỬA CÁI KHÔN- SƠN CHỦ ĐOÀI:
ĐỊA TRẠCH: TẤN TÀI, TUYỆT HẬU TỰ
Thiên Y thổ gặp Đoài kim Đắc vị, lại là Ngoại sinh Nội, nên ruộng vườn, tài sản hưng phát, người nhà nhơn đức. Về sau, nhà Âm thịnh tất Dương suy, bất lợi cho đàn ông, con trai. Âm khí nặng nề sẽ tổn hại cho sự thanh khiết. Mẹ già góa chìu chuộng con rễ quá mức (vì yêu thương con gái: do Khôn sinh Đoài) khiến gia pháp chẳng nghiêm, lần lần kẻ khác họ kế tự.
6/. CỬA CÁI ĐOÀI- SƠN CHỦ KHÔN:
TRẠCH ĐỊA: TÀI LONG, DỊ TÁNH CƯ.
Dị tánh là người khác họ, ở đây ám chỉ người dưng rặt, tỷ như chỉ có bà con với dâu hay rễ thôi. Những người này đến ở chung nhà, ban đầu chỉ là tạm thời, dần dà chiếm được lòng tin yêu hoặc do sự cần thiết của gia đình, họ trở thành những nhân vật quan trọng, cuối cùng có thể đi tới chỗ chiếm đoạt cơ nghiệp. Cách này tiền bạc, ruộng vườn dồi dào, gia đạo hoan hỷ, vì cả nhà đều phước thiện. Hiềm nổi nhà này Âm thịnh Dương suy, nam nhân lần hồi thưa thớt, nữ quản gia tư và quyền quản lý có thể về tay người khác.
7/. CỬA CÁI TỐN- SƠN CHỦ LY:
PHÚ QUÝ, PHẠP TỰ: PHONG HỎA ĐƯƠNG
Đắc cách Mộc Hỏa thông minh => Đàn bà con gái trong nhà đều mỹ lệ, vừa đẹp vừa tài trí, giàu có, sang trọng. Người nhà giàu lòng nhân ái, xử thế khéo léo. Nhưng tiếc rằng nhà này Thuần Âm, nên cũng không tránh khỏi kết cục tuyệt hậu như trên.
8/. CỬA CÁI LY- SƠN CHỦ TỐN:
HỎA PHONG: ĐINH HI, GIA HẢO THIỆN.
Nhà này đắc cả Phú lẫn Quý, nhà toàn hiền lương, trung hậu. Nữ nhân nắm quyền, nam nhân ít ỏi, có thể phải nhận con nuôi kế tự cũng vì cách Thuần Âm.
***LƯU Ý: Nhà Thiên Y không bằng nhà có Sao Chúa là Cự Môn Đắc vị hay Cự Môn Đăng Điện Nhập Miếu, vì nó đắc cách nên có thể phá giải cô Âm- độc Dương mà vẫn đạt được sự tốt đẹp của Cự Môn.
Nhà Thiên Y tất cả đều vướng cách Thuần Âm hay Thuần Dương, nên dùng Bếp để có đủ Âm Dương, thì mới ở lâu dài được.

#26 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 09:25

NGŨ QUỸ TRẠCH:

1/.CỬA CÁI CÀN - SƠN CHỦ CHẤN:
QUỶ NHẬP LÔI MÔN: THƯƠNG TRƯỞNG TỬ.
Tai họa ở cách này đến cấp kỳ, đủ cả: khẩu thiệt, quan phi, đạo tặc, tù tội, cha con bất hòa, gia súc nuôi chết, hiện tượng quái dị phát sinh trong nhà; tim, bụng đau nhức, con cái chưa nên gia thất đã vong mạng, sinh kế trở ngại, điền sản tiêu tan.
2/.CỬA CÁI CHẤN - SƠN CHỦ CÀN:
LONG PHI THIÊN THƯỢNG: LÃO ÔNG ƯƠNG .
Tuy Sơn chủ khắc Cửa cái, nhưng Sao Liêm Trinh Hỏa khắc Sơn Chủ Càn Kim, khiến cho gia chủ lực bất tòng tâm. Từ việc gia chủ bất mãn, sinh ra sa đà vào trụy lạc trác táng. Ngoài ra, cách này còn dễ phát sinh án mạng, hoặc người trong nhà bị chết dữ (tai nạn, lửa đốt, nước sôi); khắc hại vợ con, phải cưới thê thiếp nhiều lần, lại thêm mục tật, sản nạn, ung nhọt độc hại.
3/.CỬA CÁI KHÔN - SƠN CHỦ TỐN:
NHÂN MAI ĐỊA HỘ: LÃO MẪU VONG.
Nói về Âm Dương thì: Dương là minh, thanh...; Âm là ám, trọc...
Nhà này đã Thuần Âm lại phạm Ngũ Quỷ, Âm Khí càng nặng nề, trong nhà nhiều điều lầm lỗi như: đam mê tửu sắc, dâm bôn, sanh sứa chuyện điên cuồng; con gái lớn khắc mẹ già; người thì dễ mắc bệnh tỳ vị hay bộ máy tiêu hóa yếu; dễ mắc vạ mồm miệng, quan tụng. Nam đoản mạng, nữ góa bụa. Lâu ngày dẫn đến tuyệt tự.
4/.CỬA CÁI TỐN - SƠN CHỦ KHÔN:
PHONG ĐÁO NHÂN MÔN: MẪU TIÊN VONG .
Cửa cái Tốn Mộc khắc vào trong Sơn Chủ Khôn Thổ, bao nhiêu tai họa từ ngoài đưa đến trút cả lên người mẹ lãnh hết, nên chết sớm. Nhà như có ma quỷ phá vậy, tai nạn đến bất kỳ. Trưởng nữ lộng hành, mẹ con (hay bà và cháu gái) tương khắc lẫn nhau, nhiều điều lo buồn đưa đến, phát sinh bệnh tỳ vị, da vàng, phù thũng. Người nhà yểu vong. Phát sinh chuyện phóng đãng, trụy lạc, đạo tặc, làm tán gia bại sản. Nhà này không nên ở lâu, sẽ tuyệt tự ở vài thế hệ sau.
5/. CỬA CÁI CẤN - SƠN CHỦ KHẢM:
QUỶ NGỘ UÔNG DƯƠNG: LẠC THỦY THƯƠNG
Lạc thủy thương ở đây ám chỉ những vụ: Gieo đầu xuống sông, xuống giếng tự vẫn, hay bị hỏa nạn thủy tai.
Trong nhà, anh em tương chiến tưng bừng, con cái bất hiếu, ngỗ nghịch. Là nhà khắc hại vợ con, tai vạ đến ào ào không kịp chống đỡ, gia sản tiêu tan .
6/.CỬA CÁI KHẢM - SƠN CHỦ CẤN:
THỦY NGỘ SƠN KHẮC: TU PHẠP TỰ .
Là Sơn Chủ Cấn Thổ khắc ra ngoài Cửa Cái Khảm Thủy, nội khắc ngoại, gia chủ còn gắng gượng chống đỡ được, nhưng cuối cùng cũng lụn bại, gia nghiệp tiêu tan, đặc biệt nhà này rất khó nuôi con nít, nên khó giữ hương lửa.
Còn nhỏ thì bị Sát chụp; lớn lên nếu không tự thắt cổ, nhảy sông, uống thuốc rày thì cũng tương tranh, huynh đệ thủ túc tương tàn, gia đạo cực kỳ hỗn loạn.
***LƯU Ý: Hai cách 5 & 6 này Nam Nhân tranh chiến rất ác liệt.
7/.CỬA CÁI ĐOÀI - SƠN CHỦ LY:
HỔ HỎA VIÊM CHUNG: NỮ THIẾU VONG
Nhà này trong khắc ra ngoài. Ly mãi mê đốt Đoài, khắc Đoài, rốt cuộc lại thì Ly cũng tắt. Nhà này nữ nhân lộng hành, đoạt quyền chồng, gây điều tệ hại. Có người bệnh phổi, ho lao. Không khí trong nhà này luôn ngột ngạt, căng thẳng, nặng nề. Và nhất là bùng ra những vụ Hung Tử, Bạo Tử bất chợt, dẫn đến gia nghiệp tiêu tan.
8/.CỬA CÁI LY - SƠN CHỦ ĐOÀI:
LY ĐOÀI HỎA QUANG: THƯƠNG THIẾU NỮ .
Ám chỉ những Hỏa nạn như: Phỏng lửa, tự thiêu, cháy nhà. Nhà này là ngoài khắc vào trong => Người ngoài đời khinh rẽ người trong nhà, mà người trong nhà khó nỗi chống chế. Ly lại là tượng phụ nữ. Nên khiến người đàn bà từ ngoài đến làm loạn kỷ cương, gia chủ buồn phiền sinh lao tổn rồi chết.
*** LƯU Ý: Hai cách 7 & 8 này Nữ Nhân giao chiến, lộng quyền.

#27 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 09:28

HỌA HẠI TRẠCH:

1/.CỬA CÁI KHẢM - SƠN CHỦ ĐOÀI:
TRẠCH NGỘ THỦY TIẾT: THIẾU NỮ VONG.
Tai họa xảy đến cho cả chủ nhà và con gái út (con gái- cháu gái nhỏ). Nhà này khiến tán tài, nhiều tai biến xảy đến, dẫn tới phá tan gia nghiệp, hàng phụ nữ trẻ, thiếu phụ phải chết non, chủ nhà lao tổn quá độ sinh bệnh ở phổi và những cơ quan liên hệ.
2/.CỬA CÁI ĐOÀI - SƠN CHỦ KHẢM:
BẠCH HỔ ĐẦU GIANG: LỤC SÚC THƯƠNG.
Cửa Đoài, Sơn Chủ Khảm, là Đông Tây giao chiến, Kim bị Thủy làm tiết khí (vì Kim phải sinh Thủy mà), nên Đoài chịu thua, ví như thiếu nữ sao bì với sức trai tráng trung niên được?
Lại thêm Đoài sinh xuất bị hao tổn tinh khí, nên nhà này tổn thương lục súc, ăn mòn phúc lộc, khuyết gia nghiệp rồi lụn bại hẳn luôn.
3/.CỬA CÁI KHÔN - SƠN CHỦ CHẤN:
NHÂN LÂM LONG VỊ: MẪU SẢN VONG.
Nhà này có thể xảy ra một trong điều sau:
_ Người mẹ sinh con trai thì bị sản nạn chết.
_ Mẹ con bất hòa trầm trọng.
_ Trước tổn hao tiền của, sau thoái bại nhân khẩu.
_ Giữ được tiền của thì nhân số giảm dần, nếu giữ được nhân số thì tiền của suy hao, tán gia bại sản
4/.CỬA CÁI CHẤN - SƠN CHỦ KHÔN:
LONG NHẬP NHÂN MÔN: THƯƠNG LÃO MẪU
Nhà này con trai trưởng khắc mẹ già (Chấn vi trưởng nam, Khôn vi lão mẫu, Chấn mộc khắc Khôn thổ), làm mẹ già khốn khổ, sinh bệnh bao tử và bệnh về bộ máy tiêu hóa. Sự xung đột lên đến cao độ, có thể tới mức mẹ con không còn nhìn mặt nhau, và lão mẫu phải thoát ra khỏi nhà mới mong tồn tại. Nhà Họa Hại là Sao Lộc Tồn Thổ, nó tỷ hòa với Sơn Chủ, nên lúc đầu cũng rộn rịp, đông người ở, tiền bạc dư dả, về sau phải mất một trong hai.
5/.CỬA CÁI TỐN - SƠN CHỦ CÀN:
PHONG THIÊN ĐÔNG THỐNG: SÁT TRƯỞNG PHU
Nhà này nội khắc ngoại, người trong nhà mạnh thế, kẻ bên ngoài có ghét cũng chẳng làm gì được. Trong nội bộ gia đình thì hoặc chồng khắc vợ, hoặc cha khắc con gái. Khắc nhẹ thì ngoài mặt chẳng ưa, hoặc nặng hơn thì chửi rủa, đánh đập. Có khi chỉ khắc trong thần khí, làm nữ này bịnh đau triền miên rồi yểu mạng.
Cách Họa Hại này thuận với Sơn Chủ (thổ và kim), vì vậy về ý thức hệ: Chuyện Họa Hại nhiều khi chỉ được sửa đổi ngoài mặt, nhưng kỳ thực Hung hại như được Sơn Chủ (người đàn ông lớn tuổi trong nhà, người chồng, người cha, người trụ cột trong nhà đó) bao dung, che lấp. Nên thỉnh thoảng lại có một hình thái tai họa nổi lên (như say rượu về đánh vợ con, đập phá đồ đạc..)
Mặt khác, Cửa Tốn lại chống chế nổi Họa hại này. Theo thời gian, sức chịu đựng, sự nhẫn nhục được chấp nhận như là thứ định mạng. Hơn nữa, sự chịu đựng được giúp sức bằng những đợt tài lộc thỉnh thoảng đáo lai, vì Càn khắc Tốn mà cũng làm Tốn thành vật hữu dụng.
Nhà này chì thành đạt đoản kỳ.
6/.CỬA CÁI CÀN - SƠN CHỦ TỐN:
CÀN TỐN SẢN VONG, TÂM THỐI THỐNG.
Đây là cách từ ngoài khắc vào trong, tai họa đến liên miên, thưa kiện rối ren, người bệnh, của tiêu tan, đàn bà bị chết vì sanh đẻ (sản nạn), yểu vong, trộm cướp; thường dễ bị các bệnh về tim, mông đau nhức.
***LƯU Ý: CÁCH SỬA CHỮA ở hai cách 5 & 6 này:
_ Gặp cách 5: Nên biến thành Tịnh Trạch với Cửa Tốn, Phòng Chủ Khảm chẳng hạn. Từ nhà Họa hại sẽ thành nhà Sanh Khí.
_ Gặp cách 6: Nên đổi từ Chính Môn Càn ra Hữu Thiên Môn Khảm (từ trong nhìn ra, cửa nằm bên tay phải gọi là Hữu thiên Môn). Thiết kế theo Động Trạch với hai ngăn, và ngăn hai là Ngăn Chính cao lớn nhất: Nhà từ Họa Hại sẽ biến ra nhà với Sao Tham Lang Mộc Đăng Điện Nhập Miếu.
7/. CỬA CÁI CẤN - SƠN CHỦ LY:
SƠN PHÙNG HỎA HỦY: PHỤ NỮ CƯƠNG.
Cấn là Dương thổ đã là đất khô ráo, nay lại bị thêm lửa Ly thiêu đốt, nên càng cháy tiêu hết dưỡng chất, trở thành đất chết không dùng được nữa. Nữ nhân trong nhà rất cương cường, khắc nam nhân, khiến gia đạo bất hòa, gây điều điên đảo.
Họa Hại Thổ, Cấn cũng Thổ, cả 2 hòa hợp, Họa Hại xu mị Cấn như kiểu chồn nịnh gà, nên cuối cùng Cấn Thổ te tua mà Ly cũng rã rời.
8/.CỬA CÁI LY - SƠN CHỦ CẤN:
HỎA SƠN PHỤ CƯƠNG: KINH BẤT ĐỀU.
Nhà này là cách phụ nữ tiếm quyền, gia phong trong nhà rối ren, bại hoại, mọi việc như loạn cả lên. Là cách ngoài khắc vào trong, mà Ly vi trung nữ, Cấn vi thiếu nam, là tượng đàn bà từ bên ngoài đến làm loạn, làm hại thiếu nam trong nhà (con tri út, cháu trai nhỏ, con trai vợ thứ). Du niên Họa Hại hợp cả Cấn lẫn Ly, cho nên cách Họa Hại này cực kỳ nguy hiểm, gia chủ phải phước đức thật sâu dầy mới mong tránh khỏi được.
Loại Họa Hại này, tai ách như cứ được bao che, dung túng bởi người trong cuộc, làm tác dụng của nó có tính dai dẳng. So với các loại Hung Du Niên khác thì cách Họa Hại thường rất khó chuyển đổi dù trên nhân thân hay trên nhà cửa.
*** LƯU Ý: Nhà này có thể đổi sang Cửa Hữu thiên Môn Khôn, nhà làm bốn ngăn với ngăn sau cùng cao- lớn nhất: Nhà từ Họa Hại sẽ thành nhà Sanh Khí Trạch, và có Sao Chúa Cự Môn Thổ Đăng Điện Nhập Miếu, từ xấu trở thành cực kỳ tốt vậy.

#28 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 09:31

TUYỆT MẠNG TRẠCH:

1/.CỬA CÁI CÀN - SƠN CHỦ LY:
CÀN LY: QUẢ CƯ, SINH NHÃN TẬT.
Ly hỏa chỉ chuyên khắc đối vật, đối nhân, thế của nó là lửa cháy nên rất mạnh mẽ, hung hãn nên ở trong nhà này rơi vào cảnh cô độc là chuyện thường. Ly vi trung nữ, Càn vi lão ông, trung âm sung sức khắc lão dương yếu đuối: Những người lớn tuổi sức khoẻ suy nhược, bại vong, chẳng những chết mà còn chết lãng, chết vô duyên, chưa đáng chết mà chết nữa. Thường sinh các chứng bệnh nhức đầu, mờ mắt, cao huyết áp.
2/.CỬA CÁI LY - SƠN CHỦ CÀN:
LY CÀN: LÃO CÔNG CHỦ BẤT CỮU.
Nhà này Âm thịnh Dương suy. Cửa Cái Ly Hỏa từ ngoài khắc vào trong Sơn Chủ Càn Kim, tai họa đến nhanh và bất kỳ, vô phương chống đỡ. Nhà này thường sinh ra chuyện tán tài, tuyệt tự, nữ nhân nắm quyền, các bệnh về mắt, ho hen do Hỏa thịnh, viêm khí quản- phổi, lao phổi.
3/.CỬA CÁI CẤN - SƠN CHỦ TỐN:
SƠN NGỘ PHONG MÔN: QUẢ MẪU, TUYỆT.
Tốn Mộc khắc Cấn Thổ, Tốn vi trưởng nữ, Cấn vi thiếu nam. Là tượng em trai bị chị lớn khắc hại, sao chịu nổi.
Cấn vì bị Tốn khắc nên trẻ nhỏ khó nuôi, dễ bị yểu mạng. Âm trấn áp Dương khiến Dương tuyệt, còn lại Cô Âm Bất Sinh, nên dẫn đến tuyệt tự.
Du niên Trạch là Tuyệt Mạng kim lai khắc trở lại Tốn mộc => nhà này đàn bà chịu cảnh góa bụa, lại thêm bộ máy tiêu hóa suy nhược, vàng da, phù thũng => Đây là cảnh Âm cũng phải vong khi Dương đã tuyệt.
Thường thấy ở cách này là: Chị gái và anh rễ chiếm lĩnh cơ ngơi, tài sản cha mẹ để lại, em trai bị khống chế và cho ra rìa.
4/.CỬA CÁI TỐN - SƠN CHỦ CẤN:
PHONG SƠN: QUẢ MẪU ĐA, PHẠP TỰ.
Là ngoài khắc vào trong, tai họa đến như "sét đánh không kịp bưng tai", vừa nhanh vừa bất ngờ khó chống đỡ. Do Cấn thiếu nam bị khắc nên trẻ nhỏ càng khó nuôi hơn, nam nữ gì cũng tai ương. Trạch chủ sống cô độc, âm thầm chịu đựng một cách vô vọng. Nhà này khiến sinh ra nhiều đàn bà góa, con cái hiếm muộn .
Thường thấy ở cách này là: Em trai hưởng gia nghiệp, bất ngờ các bà chị đã xuất giá ở đâu cũng về tranh chấp, lại còn mắng chửi, đe dọa.
5/.CỬA CÁI KHẢM - SƠN CHỦ KHÔN:
THỦY THỔ TƯƠNG KHẮC: TRUNG NAM TỬ.
Tuyệt mạng vì Khôn khắc Khảm làm trung nam phải chết. Nhưng cách cục này có thể chậm chết hoặc èo uột, sống mà như chết rồi, hoặc không chết bất ngờ vì:
_ Sao Phá Quân Kim sinh Khảm, như giúp thêm sức chịu đựng.
_ Sao Phá Quân Kim làm Khôn Thổ phải hao tán khí lực vì sinh nó. Đa Thủy thì Khôn Thổ không khắc nổi còn phải thọ nguy khốn nữa.
Cách này ác độc ở chỗ nó làm tiêu hao tất cả sinh lực của tất cả người trong nhà, suy yếu dần, như hành hạ từ từ cho chết lần chết mòn vậy.
6/.CỬA CÁI KHÔN - SƠN CHỦ KHẢM:
KHÔN KHẢM: TRUNG NAM MẠNG BẤT TỒN.
Là người đàn bà lớn tuổi ở ngoài khắc trung nam ở trong, ngoại khắc nội, tai họa đến nhanh và khó lường trước. Nhà này gia chủ bất lực trước các sự tàn phá, xâm hại từ ngoài đưa đến, vô phương chống đỡ. Sự nghiệp lần hồi tiêu tan, sức khoẻ ngày một suy sụp; dễ mắc các chứng sỏi, sạn, khí huyết ngưng trệ. Đến khi áp lực bên ngoài hết thì cũng đủ cho tan hoang nhà cửa rồi vậy.
7/.CỬA CÁI ĐOÀI - SƠN CHỦ CHẤN:
HỔ NHẬP LONG OA: LAO CỔ PHẾ.
Lao do thể chất mệt nhọc, tinh thần lo lắng buồn phiền vì phải liên tục chống đỡ những tai họa từ ngoài đưa đến. Cổ là một căn bệnh chứng đầy, cứ như căng trướng lên. Cửa Đoài Kim khắc Sơn Chủ Chấn Mộc, trưởng nam không chết cũng tàn mạt, suốt đời không làm nên được việc gì. Nhà này Âm khắc Dương, khắc chồng, hại con, bất hòa, lâu dần sinh tuyệt tự.
8/.CỬA CÁI CHẤN - SƠN CHỦ ĐOÀI:
LONG TRANH HỔ ĐẤU: ƯU THƯƠNG TRƯỞNG.
Âm nhỏ bức hại Dương lớn, nhà này không còn tôn ti trật tự gì, hỗn loạn đến cùng cực. Nếu xét theo hướng nội ngoại, thì cách cục trên tuy Dương lớn bị bức bách, nhưng ít ra nó cũng còn ở ngôi Chủ vị (Chấn ở Sơn Chủ), còn trong cách này, Âm chiếm địa vị chủ, lại còn truy diệt Dương ở ngôi khách bên ngoài. Nói rộng ra, Âm đã lộng hành bức đuổi Dương khỏi ngôi vị gia chủ, mà còn muốn tận diệt bậc trưởng thượng.
Nếu xét theo mức độ nặng nhẹ: Cách Cấn + Tốn thì Dương mới bị Âm lấn bức, thì ở cách Chấn + Đoài, Dương bị tán bại đến tận xương, nhất là cách thứ tám này: Dương bị tàn diệt đến tột độ: Sinh ra nhiều vụ chết chồng, chết vợ, chết con trai trưởng, cháu trai trưởng khiến họa diệt tộc luôn treo lơ lững trên đầu. Đấy là mới nói đến nạn chết chóc, ngoài ra còn: Tranh chấp, bệnh đau, kiện thưa, tù tội, chém giết, phá sản...

CÁCH HÓA GIẢI:

_ Với cách CHẤN- ĐOÀI: Sửa từ cửa giửa thành cửa bên trái, cửa Cấn, Sơn Chủ Đoài, nhà từ Tuyệt Mạng thành nhà Diên Niên vậy. Có thể làm nhà năm ngăn, với ngăn chót làm Phòng Chúa, hoặc ít ra cũng bốn ngăn với ngăn chót làm Phòng Chúa.
_ Với cách LY- CÀN: Tốt nhất là sửa thành Đơn Trạch, bởi dù có sửa thành Thiên Môn, tìm Cát Tinh làm Sao Chúa, dùng thế Yểm Sát Trạch thì cũng không được tốt. Chi bằng sửa thành Đơn Trạch, ta có thể chủ động chọn Phòng Chủ tìm Du Niên tốt cho Trạch vậy.

Sửa bởi quangdct: 26/08/2013 - 09:33


#29 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 09:35

LỤC SÁT TRẠCH:

1/.CỬA KHẢM - SƠN CHỦ CÀN:
THỦY TUYỆT CÀN KHÍ: DÂM, BẠI, TUYỆT.
Nhà này giúp thịnh đạt lúc đầu, khoảng chừng mười năm trở lại. Nhưng càng về sau càng phát sinh ra những chuyện thói hư tật xấu, rượu chè cờ bạc, trai gái đàng điếm, đủ thứ chuyện tệ hại. Lúc đầu thịnh đạt là nhờ hai cung tương sanh, nhưng nội sanh ngoại, trong sinh ra ngoài khiến gia chủ hao tổn tinh lực. Nhà này thường sinh các chứng bệnh về phế phổi, về ruột già.
2/.CỬA CÁI CÀN - SƠN CHỦ KHẢM:
THIÊN MÔN LẠC THỦY XUẤT DÂM CUỒNG.
Lục Sát ứng với Sao Văn Khúc thuộc Thủy, Sơn Chủ cũng thuộc Thủy, Hung Tinh càng được dịp thả sức tung hoành không ai cản trở. Văn Khúc tinh là Sao chủ về sự dâm dật, cộng thệm tượng của quẻ Khảm là hiểm, nên mức độ của nó càng trầm trọng thêm. Cách này nhờ từ ngoài sinh vào nên phát đạt lâu hơn cách trên một tý, nhưng sự dâm loạn, phóng đãng cũng nhiều hơn lên vậy. Cả hai cách đều đưa đến việc khắc hại vợ con, gia cơ tán bại vì những chuyện trụy lạc của cánh đàn ông trong nhà vậy.Thêm vào đó, cả 2 cách đều thuần Dương, ở lâu tất tuyệt tự là điều khó tránh khỏi.
3/.CỬA CÁI CHẤN - SƠN CHỦ CẤN:
LONG PHÓ SƠN TRUNG: THIỂU NHI LANG.
Rồng đến núi trong tư thế khách mạnh chủ yếu (Chấn mộc khắc Cấn thổ), từ ngoài khắc vào trong, tai họa đến mau và bất ngờ, ảnh hưởng nặng nhất là các thiếu nam, các con trai nhỏ, cháu trai nhỏ trong nhà. Là tượng anh lớn khắc em nhỏ, lại thêm thuần Dương, nhà này càng ở lâu càng tuyệt tự.
4/.CỬA CÁI CẤN - SƠN CHỦ CHẤN:
LÔI SƠN TƯƠNG KIẾN: TIỂU NHI ƯƠNG.
Nhờ nội khắc ngoại nên đỡ hơn cách trên. Tuy nhiên sự hình khắc dù từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong, sau cùng đều mang lại kết quả xấu cả. Khi trẻ nhỏ bị khắc, thì người lớn cũng chẳng ích lợi gì. Cả bốn cách đều thuần Dương, Dương thịnh tất Âm suy, tất hại cho các nữ nhân trong nhà vậy, dù trong tượng quẻ không nói đến. Hai cách đầu thì nhà thịnh được lúc đầu, không khí trong nhà cũng rộn rịp lắm, nhưng là sự rộn rịp của việc ăn nhậu, dâm bôn trác táng, cờ bạc. Sự tranh chiến trong nhà ít gay go. Tất cả nam nhân trong nhà, từ già đến trẻ đều say mê "hái mận, bẻ đào" mà dẫn đến bại tuyệt. Hai cách sau có sự tranh chiến trong nhà, như huynh đệ tương tàn, anh em tranh giành đàn bà với nhau mà trở mặt. Cả bốn cách đều dẫn tới tán gia bại sản, không người thừa kế vậy.
5/.CỬA CÁI KHÔN - SƠN CHỦ LY:
NHÂN KIẾN MÔN HỎA: ĐA QUẢ MẪU .
Âm thịnh tất Dương lại suy, cánh đàn ông qua cách này lại bị tổn hại, sinh ra nhiều đàn bà góa trong nhà, khó có người thừa kế hương hỏa. Nội sinh ngoại làm cho Trạch chủ tổn hao tinh lực chống đỡ, cố gắng giữ vững gia nghiệp cho đến kiệt lực vậy.
6/.CỬA CÁI LY - SƠN CHỦ KHÔN:
HỎA ĐÁO NHÂN MÔN: QUẢ PHỤ, TUYỆT.
Đỡ hơn cách trên đôi chút nhờ từ ngoài sinh vào trong thôi, nên trong lúc đầu nhà này vẫn phát đạt. Về sau, do nhà thuần Âm nên nam nhân đoản mạng, để lại nhà toàn bà góa.
7/.CỬA CÁI TỐN - SƠN CHỦ ĐOÀI:
PHONG SINH HIỆN HỔ: THƯƠNG TRƯỞNG PHU.
Là cách nội khắc ngoại, từ trong khắc ra ngoài, nên Trạch Chủ còn gắng gượng chống chọi được một thời gian trước ngoại cảnh.
8/.CỬA CÁI ĐOÀI - SƠN CHỦ TỐN:
HỔ PHÙNG HẠN ĐỊA DIỆC ÂM THƯƠNG.
Là ngoại khắc nội, gia chủ lâm vào cảnh cọp vào thế đất cùng, vào chỗ hãm địa, tất phải chịu thọ khốn thôi. Cả bốn cách sau này đều là Thuần Âm, tất Dương suy, thương tổn nam nhân, và hậu quả tất yếu, khi đàn ông bị diệt tuyệt rồi thì đàn bà chịu cảnh góa bụa thôi
***LẠM BÀN: Các cách 1- 2- 5- 6 ta thấy như tương sanh, nhưng thực tế đó chỉ là Giả Sanh, các cung tương phối tạo ra Hung Du Niên thì gọi là Giả Sanh vậy. Khi có trường hợp Giả Sanh, ta phải hiểu: Sự hung hại ở đây đã có sự âm thầm đồng lõa, hoặc làm ngơ để thủ lợi, để rút rỉa công sức người khác. Cách Lục Sát của Càn Khảm => Sự toa rập vi phạm đạo lý. Cách Lục sát của Khôn Ly => Sự giả trá với hệ quả tương hại của nó Ngoài ra, cách Khôn Ly còn biểu hiện sự điêu toa, đểu giả, vì Ly đã Giả Sanh Khôn, mà tạo ra Lục Sát, để rồi Sao Văn Khúc Thủy quay lại khống chế Ly Hỏa. Cho nên sự Hung Hại cứ chồng chéo mà triền miên cho đến tận diệt mới thôi, rất hung hiểm.
Hơn nữa, Lục Sát Văn Khúc là Hung Du niên, cho nên Ly sinh Khôn mà cũng diệt Khôn vậy <= Ly Hỏa đốt làm khô đất Khôn Thổ vậy. Cho nên sự thuận tùng giửa đôi bên chỉ có ngoài mặt (Giả Sanh mà), nhưng bên trong thực ra chất chứa oán hờn, bực bội. Nhưng Ly chẳng dám chống Khôn, vì Ly ở thế yếu, sự đối kháng nếu có chỉ là ngầm trong lòng mà thôi. Tốn Đoài cũng thuần Âm mà tương khắc, đây là tượng "nhị nữ đồng cư", tựa như hai gái lấy một chồng vậy: Chị thì ỷ mình lớn khôn hơn, em thì cậy mình trẻ đẹp hơn. Do đây là cách tương khắc, nên không còn là sự tranh đấu ngấm ngầm nữa. Bên nguýt qua, bên háy lại, lời qua tiếng lại là nhẹ, thậm chí còn chửi mắng nhau, đánh lộn. Mặt khác, Khôn Ly kẻ nhỏ thiệt thòi, thì cách này Tốn Đoài gái trẻ thắng thế. Sao Lục Sát chẳng những hại người mà còn hại cho súc vật nuôi trong nhà. Rộng thêm, trong thời hiện đại này, xe cộ cũng tượng như súc vật (người ta chẳng gọi nó là "ngựa sắt" là gì). Nên nhà phạm Lục Sát dễ bị tai nạn giao thông, xe cộ mất mát hư hao, tứ chi thương tật vậy.

#30 quangdct

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1794 Bài viết:
  • 3019 thanks

Gửi vào 26/08/2013 - 09:43

9 GIẢI PHÁP CĂN BẢN

NCD xin giới thiệu với các anh chị, các bạn về 9 giải pháp căn bản dùng để hóa giải trong Phong Thuỷ. Đây chỉ là những công cụ hóa sát thông dụng, phổ biến nhất chứ không phải duy nhất. Các cách này thuộc về trường phái Phong Thuỷ Mật Tông Tây Tạng thường áp dụng, sau lan ra chung trong giới Phong Thuỷ sử dụng, và giờ nó gần như 9 giải pháp căn bản để hóa giải vậy.
Trong cuộc sống chúng ta, ai mà chẳng có lúc gặp chuyện không như ý, gặp những vấn đề nan giải. Người thì gia đạo luôn xào xáo bất hòa; người thì buồn phiền vì đức ông chồng thích "trăng hoa"; ngưới thì rầu rĩ vì con cái hư hỏng, cứng đầu khó dạy; người thì suy sụp tinh thần bởi chuyện làm ăn thất bại...vv... Những khi ấy, các lời khuyên của các chuyên gia tâm lý, của những kẻ theo đuôi "chủ nghĩa khoa học" thường là: hãy kiên nhẫn; hãy cố gắng tìm hiểu xem ý anh ấy thích gì, khi hai người hiểu nhau hơn thì vấn đề sẽ được giải quyết ngay thôi; hãy dùng tình thân gia đình mà khuyên nhủ, kết hợp gia đình và nhà trường...vv... Những lời khuyên nghe rất hợp lý, hợp logic khoa học và thường đạt kết quả cỡ....10%. Đấy là nghiên cứu của tiến sĩ Lin Yun_ ông ta là một trong các chuyên gia hàng đầu về cố vấn Phong Thuỷ trên thế giới. Trong khi ấy, các lời khuyên của các chuyên gia Phong Thuỷ nghe thật vô lý, phi khoa học, thậm chí chẳng thấy ăn nhập gì với vấn đề đang trục trặc, như: nhích cái giường qua bên một tý, đặt vài viên đá quý thích hợp với tuổi mình ở dưới chân giường tự khắc vợ (chồng) thương yêu mình hơn; để một tấm hình con chim bay vào nhà và vài biểu tượng thích hợp, tự khắc đức lang quân quay về mái ấm gia đình sau thời gian... mỏi gối bôn ba; treo một chuông gió hoặc một bức ảnh gia đình tự nhiên con cái ngoan trở lại...vv... Rất nhiều lời khuyên nghe "chói tai" các nhà khoa học, nhưng các trục trặc lại được giải quyết. Thế mới thấy cái kỳ lạ của Phong Thuỷ. Những trường hợp này, sao không nghe họ "giải thích theo khoa học" nhỉ? Nó không phải đơn thuần là sự bố trí hài hòa của đồ đạc hay thiết kế nội thất nữa_ như một số người huênh hoang là sắp xếp theo khoa học_ mà thật sự các giải pháp của Phong Thuỷ có thể diễn đạt bởi hai chữ: XUẤT THẾ. Vâng. Phải dùng hai chữ này mới thể hiện hết cái cách mà Phong Thuỷ giải quyết những trục trặc, bởi nó vượt ngoài tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, như thâm nhập vào thế giới tâm linh huyền bí với những câu chú Mantra của Mật Tông Tây Tạng, như hòa mình vào cái năng lượng tự nhiên của vũ trụ_ với các cách tự làm tỏa sáng vầng hào quang của chính mình, hay nạp năng lượng của Đất vào nhà mình... Những dạng này, NCD tôi sẽ nói trong dịp khác, nay chỉ xin nói về 9 giải pháp căn bản thường dùng trong Phong Thuỷ vậy.
1/.CÁC VẬT PHÁT SÁNG và PHẢN SÁNG:
Các vật phản sáng thường sử dụng trong Phong Thuỷ là: Gương soi (phẳng và lồi), gương Bát Quái (phẳng và lồi), quả cầu thủy tinh, đèn.
Trước tiên xin nói về gương. Như trên đã nói có mấy loại như thế, tùy theo trường hợp mà người ta sử dụng loại gương nào.
_ Với các ông bạn láng giềng to lớn thế như đè áp bên cạnh, với các con đường Phản Cung Sát nhỏ, các con đương nhỏ đâm vào nhà, với các góc nhọn nhà hàng xóm chĩa qua, người ta có thể dùng các gương soi có mặt lồi để làm lệch hướng chúng.
_ Với các dòng nước tít ở xa, với các cảnh quan đẹp đẽ bên ngoài, với các cầu thang đổ ra đường, với các cửa trước sau thông nhau, người ta có thể dùng gương lõm.
_ Với các hành lang hẹp và dài, các không gian chật hẹp, thiếu chiều sâu; với các Bếp lò, các bàn làm việc quay lưng ra cửa người ta có thể dùng gương soi phẳng. Ngoài ra, gương soi phẳng còn có tác dụng gây hiệu ứng như tăng thêm Bếp nấu, tăng thêm thực khách, tăng thêm lợi nhuận trong kinh doanh. Với các hung sát nhỏ bên ngoài, người ta có thể dùng gương soi phẳng có chú nguyện để hóa giải. Ở các vùng đô thị, khi đối diện với các góc nhọn của cả một tòa nhà đối diện, người ta cho ốp kiếng tráng thủy toàn bộ mặt tiền, đây cũng là một cách hóa giải có năng lực rất mạnh.
Khi dùng gương soi phẳng trong nhà, người ta phải tuân theo các qui tắc sau: Gương không được treo thấp quá, cũng không cao quá; gương không được quá nhỏ, càng lớn càng tốt; khi treo ở một không gian lớn, nên treo theo từng tấm gương lớn, không treo các gương nhỏ lắp ghép lại; gương phải cho hình ảnh trung thực, không méo mó, không dị dạng, hình ảnh phải rõ ràng; gương chỉ phản ảnh các cảnh quan đẹp bên ngoài vào nhà, nên đứng ở mọi góc độ nhìn để đảm bảo điều này; gương ĐẠI KỴ treo rọi vào giường ngủ, và tốt nhất là không treo trong phòng ngủ.
_ Với các góc nhọn , các con đường không lớn lắm người ta dùng gương Bát Quái loại gương phẳng. Nếu đó là cả hàng rào cọc nhọn nhà hàng xóm thì nên dùng BQ mặt gương lồi sẽ có công năng mạnh hơn.
Gương Bát Quái ĐẠI KỴ treo trong nhà, ngoài trừ Gương Bát Quái lõm, khi treo trước cửa nó phải được Khai Quang trước khi "thượng lên".
_ Quả cầu thủy tinh thường được dùng để điều chỉnh dòng khí của ngôi nhà, nếu nhà có các dòng khí trôi tuột đi như hai cửa trước sau thông suốt cũng dùng nó chận lại; với các trường hợp nguồn năng lượng bên ngoài xộc đến mạnh mẽ, từ Sinh Khí cũng thành Ác khí, người ta dùng quả cầu thủy tinh để chuyển đổi dòng khí hòa hoãn lại, và từ Ác khí thành Sinh khí, từ có hại thành hữu ích. Ngoài ra quả cầu thủy tinh còn có tác dụng tăng cường vận may, tăng cường năng lượng cho các cung Bát Quái trong nhà, tăng thêm nguồn năng lượng tỏa ra từ nơi thờ cúng, tín ngưỡng trong nhà. Quả cầu thủy tinh còn làm cân xứng một cách tượng trưng cho các thiết kế nội thất không hợp lý, xua tan khí mệt mõi trong vùng không gian thiếu sinh khí. Nó còn có hiệu quả rất cao trong việc hóa giải xung đột gia đình, xua tan những lời nói xấu.
Nói chung Quả cầu thủy tinh là một giải pháp hoàn toàn đem lại may mắn!
Các quả cầu thủy tinh này có thể làm bằng đá Thủy tinh trong thiên nhiên, có thể làm bằng Pha lê nhân tạo, người Hoa gọi nó là Thủy Tinh (shui jing).
Đèn là Hỏa, thuộc tính Dương mạnh, nên thường được dùng khi: cần tăng cường hành Hỏa cho một cung Bát Quái, cần bổ sung một góc khuyết bên ngoài nhà, cần cân bằng sự chênh lệch hai bên Thanh Long- Bạch Hổ, cần giải tỏa sự u ám trì trệ ở một cung nào đó, cần nâng cao dòng khí lên trên, cần kích hoạt năng lượng Thổ trong lòng đất. Khi dùng đèn, người ta cần tuân theo một số diều sau: trong phòng ngũ là Ngẫu thuộc Âm, không nên để ánh sánh mạnh; khi một bóng đèn cũ thay ra, nên dùng một bóng đèn có cường độ ánh sáng ít nhất cũng bằng bóng cũ; khi một bóng đèn trong nhà chớp tắt nên thay ngay một bóng mới, nhưng nếu bóng mới vẫn bị nổ, thì ngoài việc hợp lý là xem lại đường dây điện, nên xem lại cung Bát Quái nơi đó, chắc chắn đã có trục trặc.
2/. ÂM THANH:
Âm thanh được sử dụng ở đây là Chuông, chuông La Bàn Bát Quái, Chuông Bát Quái Kỳ lân, chén nhạc, chuông gió, các máy nghe nhạc- tivi. Chuông là ý chỉ các loại chuông cầm tay lắc kêu leng keng_ vật này trước đây là vật chuyên dùng trong các lễ cầu hồn, trong các phù phép của các pháp sư phái Mao Sơn_ là một vật chuyên dùng giải trừ Âm khí rất hay. Tương tự với công dụng đó là chén nhạc. Hai loại này thuộc một chi nhánh của trường phái Lý Khí, dùng sức mạnh tư tưởng & Âm Thanh chuyên trị các vùng khí không gian mang khí uể oải, đem lại sinh lực cho nơi đó. Hai loại chuông La Bàn Bát Quái & chuông Bát Quái Kỳ lân (loại này rất ít thấy bày bán trên thị trường, nhất là ở Việt Nam) là những công cụ hóa sát thuộc trường phái hình thể cổ. Bốn loại này, NCD tôi sẽ trình bày vào lúc khác vậy, nay chỉ xin nói về một loại phổ biến là Phong Linh.
Phong Linh có ba loại tính theo chất liệu: bằng kim loại (là loại bày bán nhiều nhất), bằng tre & bằng sành sứ. Tùy theo vùng không gian cần xử lý thuộc ngũ hành gì mà người ta dùng loại Phong Linh nào và có mấy thanh.
Phong Linh thường được dùng trong các trường hợp: Điều hòa dòng khí, làm tản mạn những dòng khí xấu và định hướng chúng lại thành hướng có lợi, tăng thêm- hút thêm sinh khí vào nhà hay nơi kinh doanh, phòng trộm cướp, hóa giải sao Bệnh Phù & Ngũ Hoàng, tăng cường vận may- tài lộc vào nhà và nơi kinh doanh, tăng cường những thuận lợi về mặt quan hệ xã hội, trấn áp vận rủi bởi các kiến trúc đối nghịch trong nhà hay những "mủi tên độc" từ bên ngoài, những nơi có Âm khí nặng nề. Nói chung, Phong Linh có ứng dụng khá rộng trong Phong Thuỷ. Nó là một công cụ tốt mang lại vận may- tài lộc & năng lượng tích cực cho nhà ở và nơi làm ăn.
NHƯNG xin lưu ý: Phong Thuỷ có thể tăng cường năng lượng, nhưng mặt khác, nó cũng có thể hũy diệt năng lượng nơi đặt nó, nếu dùng không đúng cách. Hãy cẩn thận! Hãy cẩn thận! Ngoại trừ Pha Lê, các vật hóa sát khác_ chẳng riêng gì Phong Thuỷ Luân_ đều là con dao hai lưỡi cả. Dùng đúng cách thì mang lại lợi ích, may mắn; dùng không đúng lập tức chuốc họa tức thì. Xin cẩn thận! Hiện nay rất nhiều người khuyên dùng bừa bãi hai loại Hóa Sát là : Gương Bát Quái và Phong Linh. Mong rằng tất cả các anh chị, các bạn thận trọng với những lời khuyên đặt những thứ này.
3/. CÁC VẬT SỐNG:
Các vật sống ở đây gồm có: cây cối, hoa cỏ; các hồ cá, bể cá; các con vật nuôi trong nhà.
_ Với các góc nhà mất cân xứng- khuyết góc, với các hành Thủy Hỏa gần nhau, với các dòng khí trôi tuột đi, với những không gian thiếu sức sống & màu xanh thiên nhiên, với các cạnh nhọn của cột trong thiết kế, tăng cường sự trường thọ & tình ruột thịt của các thành viên trong nhà, khi mong cầu sự thịnh vượng, khi cần cân bằng sự chênh lệch của sân trước/ sân sau, cần tăng cường năng lượng cho một cung Bát Quái, kích hoạt vận may trong kinh doanh, với các nhà dùng gam màu nóng nhiều quá... vv.. người ta thường dùng liệu pháp cây xanh, có thể là cây trồng trong đất, có thể là cây trồng trong nước, có thể là loại dây leo. Thường người ta dùng cây tươi tốt hơn là cây giả, nhưng trong một số trường hợp, khi cần một loại cây ở góc đó, nhưng cây thiệt không thể trồng thì dùng cây giả vậy. Các loại cây thường được dùng nhất trong Phong Thuỷ là: tre trúc, cam- chanh- quất, thông, đào, cau, các loại cây trồng trong nhà.
Khi dùng cây trong nhà nên lưu ý một số điều sau: Không nên trồng các loại cây có gai trong nhà; tránh dùng các loại bon sai vì nó tượng trưng cho sự kìm nén phát triển; ĐẠI KỴ cây cối trồng ở góc Thổ trong khuôn viên nhà- đất; Khi thấy cành lá héo úa thì nên cắt tỉa ngay, nếu thấy vẫn tiếp tục bị thì nên xem lại, chắc chắn rằng nơi góc đặt cây ấy dòng khí có vấn đề, Phong Thuỷ nơi đó đã có gì rồi.
Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều loại Xương Rồng Bát Tiên. NCD không phủ nhận tính tốt của nó, nhưng xin HÃY CẨN THẬN với nó! Vì ngoại trừ loại xương rồng cành như hình tam giác thường thấy, thì tất cả các loại xương rồng khác đều thuộc họ cây NGÃI cả.
Cho nên, nếu có trồng chúng xin hãy tuân theo 2 điều kiện sau :
. Một là, nếu trồng trước nhà phải xem xét thường xuyên, khi thấy cây không ổn thì bỏ sớm, nếu để cây này mà chết trước nhà thì xui rủi không thể tưởng.
. Hai là, nên trồng tránh xa các bát cắm nhang, vì nó thuộc họ NGÃI, nên khi nó đã lậm nhang rồi thì nguy hiểm vô cùng, không thầy ngãi nào gỡ nổi nó đâu, xin hãy cẩn thận! Nguy hiểm vô cùng đấy.
_ Về hoa cỏ, quả thật đây là một điều rộng vô cùng, bởi sự kết hợp của những loại hoa khác nhau sẽ tạo ra những hiệu ứng tốt khác nhau. Tùy theo việc mà mình muốn là gì, sẽ có sự kết hợp các loài hoa tương ứng, đú các lĩnh vực: hôn nhân, hạnh phúc gia đình, tình yêu, sự nghiệp, con cái, các cuộc đàm phán- thương lượng- ngoại giao,cải thiện quan hệ trong gia đình, cải thiện quan hệ với đồng nghiệp.... tất cả đều có những bình hoa tương ứng & trang phục thích hợp hay loại đá quý thích hợp.
Ngoài ra, theo trường phái Mật Tông còn có cách dùng liệu pháp hương hoa để tẩy uế vùng không gian sống, xua đuổi vận rủi trong mình.
_ Các hồ cá, bể cá: nói đến cá là nói đến nước, là biểu tượng của tiền bạc. Cho nên, công dụng đầu tiên của nó chính là kích hoạt vận may về tiền bạc, kích hoạt sự may mắn nơi kinh doanh. Nó dùng thay cho những nơi không có quang cảnh sông nước. Cá luôn luôn hiếu động, bơi lội không ngừng, sự tung tăng của chúng & các máy bơm oxy là cách kích hoạt Khí hay nhất. Ngoài ra, hồ cá đặt đúng nơi, dùng đúng loại cá và số con, còn có thể hóa giải Phi Tinh Thất Xích chủ về trộm cướp.
Khi đặt hồ cá cần lưu ý vài điểm sau: ĐẠI KỴ đặt hồ cá hay bất kỳ biểu tượng nước trong phòng ngủ, sẽ tạo ra việc mất mát người thân và tiền bạc, nhất là phòng ngủ vợ chồng. KHÔNG đặt hồ cá bên tay phải nhà (từ trong nhìn ra), sẽ khiến các đức ông chồng dễ... lập phòng nhì. Phải xem Phi tinh của Trạch Vận Bàn để quyết định khu vực nào có thể đặt được, bởi trong Ngũ Hành thì Hành Thuỷ là hành khó chịu nhất, đặt sai vị trí sẽ chuốc hoạ ngay.
Khi nuôi cá để hóa sát, chết con nào thay con ấy ngay, đừng lo lắng, khi ấy là nó đã gánh thay hạn rủi cho ta đấy thôi. Nên thay nước thường xuyên, tránh để nước xanh rêu bẩn hay bốc mùi tanh tưởi, sẽ tạo ra Tà Khí, không tốt mà còn xấu nữa.
Các loại cá thường dùng: cá 3 đuôi (còn gọi là cá Tàu, đỏ và đen), cá chép (loại có vảy nổi càng tốt), cá kim long- ngân long và một loại cá hiện nay đang là mode trên thị trường là cá La Hán.
_ Các con vật nuôi trong nhà như chó, mèo là một cách tốt cho những ai ở nhà quá trống vắng, ít người; và những ai thường thấy mặc cảm tự ti, đôi khi lạnh lùng vô cảm trong các quan hệ xã hội. Chúng tạo ra năng lượng Dương cho nhà, xóa bỏ "hội chứng cô đơn".
_ Các bồn phun nước: Đây là một loại hóa giải kép, nó vừa thuộc các vật sống (là sống động nữa chứ không chỉ riêng sinh sống đâu) vừa thuộc các vật chuyển động ở phần sau.
Đây là một loại Hóa sát cực kỳ hay với một con đường lớn đâm vào nhà. Bồn phun nước ngoài việc hóa hung thành cát, chuyển nguy thành an, còn là công cụ đem lại may mắn cho công việc kinh doanh rất rõ rệt. Phong Thuỷ Luân cũng là một trong những dạng này.
Hãy lưu ý khi Phi Tinh Bệnh Phù đến đây, phải treo Phong Linh hoặc xâu tiền Lục Đế để hóa giải.
4/.CÁC VẬT CHUYỂN ĐỘNG:
Các con quay, các cối xay gió, các con trỏ đón gió trên mái nhà, các dạng Phong Thuỷ Luân, các hồ cá trong nhà, tất cả đều là những vật chuyển động dùng trong Phong Thuỷ. Chúng đều có chung tác dụng là làm cho Khí luân lưu, kích thích sự xoay vần của Khí, tạo năng lượng áp đảo Hung sát từ những con đường, những góc nhọn, hay một hành lang dài; kích hoạt tài lộc.
5/.CÁC VẬT NẶNG:
Các hòn đá, các pho tượng nghệ thuật, tủ.... là thuộc loại này. Do tính trầm ổn của nó, nên khi đặt vào cung Bát Quái thích hợp, nó có thể giúp ta ổn định đặc trưng của cung đó. Thường thì nó tốt cho các cung thuộc Thổ và Kim, là Cấn- Khôn- Càn- Đoài. Nếu là tủ gỗ thì thích hợp cho hành Mộc, tức hai cung Chấn- Tốn.
6/.CÁC VẬT BẰNG ĐIỆN:
Máy hát, ti-vi, máy vi tính, nói chung các loại máy móc dùng điện năng. Nó có tác dụng kích hoạt. Tùy theo ta đặt nó vào cung nào mà nó tạo ra kết quả đặc trưng của cung ấy. Nhưng thường thì nó thích hợp với các cung thuộc Kim, Thủy (bởi các máy móc gần như toàn bộ đều làm bằng kim loại cả, Kim gặp Kim Vượng, Kim năng sinh Thuỷ). Tức là các cung Càn- Đoài- Khảm vậy.
7/.SÁO TRÚC:
Trúc theo quan niệm của người xưa là tượng trưng cho người quân tử, cũng là tượng cho sự bình an, may mắn, sung túc trong Phong Thuỷ. Sáo trúc thường được dùng trong các trường hợp: Bàn- giường ngủ- sa lon nằm dưới xà nhà, xua tan những ý tưởng xấu xa, bảo vệ sau lưng chỗ ngồi, bảo vệ các đặc trưng của cung Bát Quái nơi đặt chúng (như đặt tại cung Nghề nghiệp: thì nó giúp cho Nghề nghiệp- việc làm ăn của mình vững chắc), có tác dụng phòng trộm cướp, có tác dụng đưa dòng Khí hướng lên trên.
Sáo trúc phải treo đúng cách mới tốt, nếu không sẽ cho kết quả ngược lại. Trước tiên dùng dây ruy-băng đỏ cột nối hai đầu ống sáo, nhớ chừa dư ra để treo. Đầu thổi treo chúc xuống, ống sáo treo nghiêng một góc 45 độ so với mặt ngang, hai đầu trên cách ra một khoảng => Hai ống sáo và khoảng trống đó tạo thành một góc 3 cạnh của hình Bát Quái ụp xuống, như bảo vệ nơi đó.
8/.MÀU SẮC:
Đây là lối áp dụng Ngũ Hành cho từng phần của căn nhà hay cơ sở làm ăn. Tỷ như, ở phương Bắc thuộc Khảm Thủy, nếu ta đặt máy móc cũng không nên đặt máy có sơn màu vàng thuộc Thổ, vì Thổ khắc Thủy, tác dụng của việc hóa giải chẳng những tiêu tan mà còn có hại thêm nữa. Màu sắc của các cung Bát quái theo Ngũ Hành, các anh chị, các bạn có thể xem lại ở trên nói về màu sơn của phòng khách, NCD đã đề cập qua.
9/.CÁC ĐIỀU KHÁC:
Phong Thuỷ phái Mật Tông Tây Tạng còn dùng nhiều giải pháp riêng để hóa giải một số vấn đề. Theo dòng thời gian, và để thích nghi với sự tiến hóa của xã hội, các phương pháp ngày càng nhiều thêm, điển hình như:
_ Các cửa có núm xoay đối diện nhau trong nhà, có thể dùng dây ruy-băng đỏ cột ở tay nắm cửa, hoặc chấm sơn đỏ ở điểm giửa của một bên tay nắm, là có thể hóa giải sự tranh chấp ở hai phòng này.
_ Dây ruy-băng đỏ cột một chùm chuông leng keng nhỏ treo ở tay nắm cửa giúp kích hoạt tài vận.
_ Dùng dây ngũ sắc nối bốn góc nhà, từ trần nhà nối xuống sàn nhà, đây là một nghi thức cầu xin của Mật Tông, họ tin rằng các dây ngũ sắc sẽ đưa ước nguyện của họ đến Thượng Đế, và sẽ đạt được ý nguyện.
_ Dùng Tháp Văn Xương hay Cột Thủy Tinh để tăng cường kết quả học tập, vận may thi cử.
_ Dùng Chén Liên Hoa để xua tan vận rủi ở một cung nào đó.
_ Dùng Bắc Đẩu Thất Tinh Kiếm để trừ tà, trừ Hung hại ở khu Tuyệt Mệnh
....Nói chung, dạng số 9 này rất.. rất nhiều. Tùy cơ ứng biến, tùy từng trường hợp mà người ta quyết định phương pháp thích hợp vậy.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |