Jump to content

Advertisements




CÁCH XÁC ĐỊNH CAN CHI NĂM SINH, THÁNG SINH, NGÀY SINH, GIỜ SINH


1 reply to this topic

#1 maphuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 691 Bài viết:
  • 1242 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 01:25

Thấy phòng này vắng quá, maphuong post lên một số bài sưu tập của nhà văn Xuân Cang viết về Bát Tự:

----------------------------------------------------------------------
Nhà văn Xuân Cang hướng dẫn cách tính quẻ Dịch cho một chủ thể như sau.

CÁCH XÁC ĐỊNH CAN CHI NĂM SINH, THÁNG SINH, NGÀY SINH, GIỜ SINH

Thiên Can chủ về những gì có nguồn gốc từ Trời, chủ về động, lộ rõ ra bên ngoài, lộ rõ trong hành vi.

Địa Chi chủ về những gì có nguồn gốc từ Đất, chủ về tính tàng ẩn ở phía dưới, chờ được sử dụng.

Thiên Can chủ về một, Địa Chi chủ về nhiều; Thiên Can có tính đơn thuần, Địa Chi có tính phức tạp. Lành dữ của Thiên Can thì rõ ràng, dễ thấy, còn lành dữ của Địa Chi ẩn tàng khó thấy.

Mỗi thời điểm đều được ấn định bằng một toạ độ Can và Chi phối hợp, với ý nghĩa là một tọa độ không gian – thời gian. Trong sự phối hợp đó, thì Địa Chi là gốc của Thiên Can, còn Thiên Can là ngọn của Địa Chi. Trong toán Hà Lạc, Can Chi năm sinh còn được dùng để xác định Mệnh có liên quan đến Hành, dùng để phối hợp với quẻ trong dự đoán tính cách và vận hạn.

Xác định Can Chi năm sinh

Trong toán Hà Lạc, việc xác định Can Chi năm sinh liên quan đến Tiết lệnh Đầu Xuân (Lập Xuân). Ngày Đầu Xuân được coi như mệnh lệnh của Thời tiết chuyển sang năm mới. Sinh sau Đầu Xuân thì năm sinh thuộc năm mới, dù ngày đó còn trong niên lịch năm cũ. Hoặc đã sinh sang niên lịch năm mới rồi nhưng chưa đến tiết Đầu Xuân thì vẫn phải coi như sinh trong năm cũ. Sinh đúng ngày Đầu Xuân thì phải xem tiết lệnh bắt đầu giờ nào trong ngày đó để xác định năm sinh. Có thể tìm Giờ giao tiết lệnh này trong sách Lịch và Niên biểu Lịch sử Hai mươi thế kỷ của Lê Thành Lân (NXB Thống Kê - Hà Nội - 2000).

Sau đây là một ví dụ: Một người sinh vào ngày 06-2-1956 tức 25 tháng 12 năm Ất Mùi. Xem Lịch và Niên biểu... (sđd) thì thấy ngày Đầu Xuân rơi vào ngày 24-12- Ất Mùi vậy người đó sinh sau Đầu Xuân, phải tính người đó sinh vào năm Bính Thân. Tất nhiên tháng sinh của người đó cũng phải tính vào Tháng Giêng năm Bính Thân. Như vậy trong sổ sách khai sinh vẫn đề đúng ngày 06-2-1956 (25-12-Ất Mùi), nhưng trong toán Hà Lạc thì phải ghi là ngày Quý Mão, tháng Canh Dần (tức tháng Giêng), năm Bính Thân (năm sau của năm Ất Mùi). (Trong các sách dạy Toán dự đoán học có phổ biến cách tìm Can Chi năm sinh bằng bàn tay hoặc biểu đồ. Ngày nay trong sách Lịch và Niên biểu…và các sách Lịch khác đã tính sẵn cho chúng ta đầy đủ, bạn chỉ việc tra trong sách đó. Chúng tôi xin miễn việc ghi chép lại phương pháp... thủ công đó).

Xác định Can Chi tháng sinh

Can Chi Tháng sinh (âm lịch) của một người căn cứ vào Tiết lệnh Tháng và Bảng Tính tháng (âm lịch) theo năm. Tháng sinh trong toán Hà Lạc có liên quan trước hết đến Tiết Lệnh, có nghĩa là Lệnh của Thời Tiết. Mỗi tháng có một tiết lệnh, quyết định tháng đó là tháng mấy. Ví dụ ngày Đầu Thu là tiết lệnh của tháng Bẩy, người nào sinh sau tiết lệnh Đầu Thu (gồm có Giờ và Ngày) thì được tính tháng sinh là tháng Bẩy, ngày giờ sinh chưa đến tiết Đầu Thu thì ngày đó phải được coi thuộc vào tháng Sáu.

Sau đây là "Bảng tiết lệnh 12 tháng", cho biết tiết lệnh nào quyết định tháng sinh của một người thuộc tháng mấy.

Bảng tiết lệnh 12 tháng

Tháng, Chi tháng, Tiết lệnh

(Giêng, Dần, Đầu xuân)

(Hai, Mão, Sâu nở)

(Ba, Thìn, Trong sáng)

(Tư, Tỵ, Đầu hè)

(Năm, Ngọ, Tua rua*)

(Sáu, Mùi, Nắng oi)

(Bảy, Thân, Đầu thu)

(Tám, Dậu, Nắng nhạt)

(Chín, Tuất, Mát mẻ)

(Mười, Hợi, Đầu đông)

(Mười một, Tý, Khô úa)

(Mười hai, Sửu, Chớm rét)

*Tua rua: chòm sao nhỏ gồm nhiều sao liền nhau, xuất hiện vào tháng 5 âm lịch.

Quy trình xác định Can Chi Tháng sinh như sau:

Trước hết, xem ngày sinh (âm lịch) người đó rơi vào sau ngày Tiết lệnh nào. Từ đó xác định được Chi của tháng sinh.

Căn cứ Bảng Tính Tháng theo Năm, tìm ra Can Chi của tháng đó. (Bảng 2 – Phụ lục).

Sau đây là một ví dụ: một người sinh vào ngày 5-8 năm Nhâm Thân. Tiết lệnh tháng Tám là Nắng nhạt rơi vào ngày 8-8. Vậy phải tính người đó sinh vào tháng 7 tức tháng Thân. Xem Bảng Tính tháng theo Năm thì biết, Can Chi tháng sinh là Mậu Thân.

Trường hợp ngày sinh trùng với ngày chuyển tiết lệnh, thì phải xem giờ chuyển tiết lệnh để quyết định tháng sinh. Sinh sau giờ chuyển tiết lệnh, thì Can Chi ngày sinh vẫn là Can Chi ngày đó, nhưng Can Chi tháng sinh thuộc tháng mà tiết lệnh đó quyết định. Nếu tháng đó là tháng Giêng, thì Can Chi năm sinh cũng thay đổi theo.

Riêng đối với các bạn sử dụng các cuốn Lịch dịch nguyên văn từ Hoa văn, do giờ Trung Quốc sớm hơn 1 giờ so với giờ Việt Nam, nên tất cả các Giờ chuyển tiết lệnh trong các sách nói trên đều phải tính lùi lại một giờ, cho phù hợp với Giờ nước ta. Ví dụ: Giờ chuyển tiết lệnh Trong sáng (tiết lệnh tháng Ba) năm Đinh Dậu (1957) trong sách Trung Quốc là 10 giờ 19 phút ngày 06 tháng Ba - Đinh Dậu, thì ở Việt Nam, giờ chuyển tiết lệnh đó là 9 giờ 19 phút.

Ghi chú về tên Tiết khí

Từ trước đến nay, người Việt ta vẫn gọi tên tiết khí theo cách gọi của Lịch Trung Quốc, ví dụ Lập xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí v. v… Trong đó có nhiều tên tiết khí không phù hợp với cách gọi tên của người Việt đã hình thành trong văn minh nông nghiệp Việt Nam và cả trong khí hậu Việt Nam. Ví dụ: ở ta làm gì có tuyết mà gọi là Tiểu tuyết và Đại tuyết. Nhà lịch học Lê Thành Lân trong tác phẩm Lịch và Niên biểu…(sđd) đã đề xuất cách gọi tên tiết khí phù hợp với cách gọi tên của người Việt, chúng tôi thấy hợp lý và đồng thuận làm theo. Nay xin thống kê như sau để bạn đọc tiện liên hệ:

Bảng viết tắt và Tên gọi các Tiết khí (gồm ngày Trung khí (khí giữa), Tiết khí (khí đầu mở ra một tiết mới của Tháng trong Năm). Ngày tiết khí này Hà Lạc gọi là Tiết lệnh, vì nó xác định tháng trong năm).

Giữa xuân (Xuân phân), Trong sáng (Thanh minh), Mưa rào (Cốc vũ), Đầu hè (Lập hạ), Duối vàng (Tiểu mãn), Tua rua (Mang chủng), Giữa hè (Hạ chí), Nắng oi (Tiểu thử), Nóng nực (Đại thử), Đầu thu (Lập thu), Mưa ngâu (Xử thử), Nắng nhạt (Bạch lộ), Giữa thu (Thu phân), Mát mẻ (Hàn lộ), Sương sa (Sương giáng), Đầu đông (Lập đông), Hanh heo (Tiểu tuyết), Khô úa (Đại tuyết), Giữa đông (Đông chí), Chớm rét (Tiểu hàn), Giá rét (Đại hàn), Đầu xuân (Lập xuân), Ẩm ướt (Vũ thủy), Sâu nở (Kinh trập).

Ghi chú về Lịch tiết khí:

Theo Lê Thành Lân, lịch tiết khí tính theo chuyển động biểu kiến của Mặt trời cho từng năm, cho từng địa phương (từng nước), cho nên hoàn toàn phù hợp với năm thời tiết một cách chính xác. Một số người thấy trong các cuốn lịch cổ có ghi các ngày khí này, cứ tưởng rằng đó là lịch Âm, thật ra, đó là các yếu tố của Lịch Mặt Trời bổ sung vào các lịch âm dương. Dùng lịch tiết khí này mà điều khiển mùa màng nông nghiệp là tốt nhất. Lịch này cũng dùng trong việc tính tháng sinh cho con người trong các thuật toán dự đoán học như Tứ Trụ, Tử Bình, Hà Lạc… đạt tới độ chính xác đáng tin cậy. Vì là lịch mặt trời, nên tính lịch tiết khí theo ngày giờ dương lịch hiện nay là chuẩn xác. Chúng tôi trong sách này sử dụng Lịch tiết khí theo tác phẩm “Lịch và Niên biểu…” của Lê Thành Lân (sđd) phần Phục lục I, có ghi các ngày tiết khí và giờ chuyển tiết (giao tiết) của 100 năm (1911-2010). Mong các bạn lưu ý.

Xác định Can Chi ngày sinh

Trong cuốn Lịch và Niên biểu… (sđd) ở mỗi ô Ngày Tháng đều có hàng chữ số gốc. Bạn chỉ cần thực hành một phép tính nhỏ theo hướng dẫn, tìm ra Mã số Can Chi ngày, tra Bảng Vòng Giáp Tý (Mã số Can Chi) sẽ tìm thấy Can Chi Ngày sinh tương ứng.

Trường hợp trong tay bạn không có cuốn lịch nói trên, bạn có thể dùng các cuốn lịch khác. Trong thực tế, tôi rất ít khi gặp sự khác biệt khi cần xác định can chi ngày sinh. Sở dĩ luôn nhắc đến cuốn lịch trên là để cho nhất quán trong khi soạn sách này.

Chú ý 1: Can Chi ngày sinh không phụ thuộc vào Năm và Tháng sinh, chỉ phụ thuộc vào Vòng Giáp Tý, cứ 60 ngày thì hết một vòng. Do vậy các trường hợp căn cứ vào Tiết lệnh mà thay đổi Can Chi Năm sinh, Tháng sinh so với Niên lịch, không ảnh hưởng gì đến Can Chi Ngày sinh.

Chú ý 2: Can Chi Ngày sinh phụ thuộc vào Can Chi giờ sinh trong trường hợp sau đây. Nếu Chủ thể sinh vào giờ từ 23 giờ đến 01 giờ thì giờ đó được tính là Giờ Tý, là giờ bắt đầu của một ngày âm lịch ở nước ta. Vì vậy chủ thể sinh từ 23 giờ đến 24 giờ, tuy ngày dương lịch còn là ngày hôm trước nhưng ngày âm lịch đã chuyển sang ngày mới rồi, Can Chi ngày sinh của chủ thể cần được tính theo ngày mới đó.

Chú ý 3: Trường hợp ngày sinh trùng với ngày chuyển tiết lệnh, thì phải xem Giờ chuyển tiết lệnh. Nhưng việc xem giờ chuyển tiết lệnh chỉ ảnh hưởng đến việc xác định tính tháng sinh, không vì thế mà thay đổi ngày sinh.

Xác định Can Chi giờ sinh

Can Chi Giờ sinh phụ thuộc vào Can Ngày sinh.

Quy trình:

Căn cứ vào giờ sinh (theo đồng hồ) đối chiếu với bảng phối Địa Chi và Giờ (Tiết 3 chương này) tìm ra Chi giờ sinh.

Căn cứ Bảng Tính Giờ theo Ngày (Phụ lục: Bảng 4) tìm ra Can Chi Giờ sinh.

Chú ý: Đối với người sinh các năm từ 1946 đến 1975 trên địa bàn từ Quảng Trị đến Cà Mau (Miền Nam trước ngày giải phóng) do các chính quyền địa phương thay đổi Lịch nhiều lần, thì phải đối chiếu với Bảng tham khảo khi tính Giờ sinh ở nước ta (Phụ lục: Bảng 4b).

Bạn hãy làm đúng những chỉ dẫn trên sẽ tìm được đủ Tám chữ Can Chi cần cho bạn. Làm mươi lần là thành thạo. Nhưng phải nhớ rằng, không có chuyện “sai một ly đi một dặm” đâu. Sai một ly là đi đứt luôn cả bài toán đấy !.

........ Xuân Cang


Thanked by 3 Members:

#2 thinh.le.5876060

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 2 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 27/06/2015 - 08:31

Cám ơn Bác đã chịu khó đánh máy tài liệu này để post lên cho anh em tham khảo. Đọc sách scan của tác giả Xuân Cang mỏi mắt lắm!






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |