Jump to content

Advertisements




NHỮNG CÂU CHUYỆN THƯỜNG NGÀY


256 replies to this topic

#1 Ocean

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 182 thanks

Gửi vào 18/08/2013 - 02:37

Chuyện "Life Insurance"

Năm 1988, đang từ college chuyển lên Cal State University ở Fresno, tôi thi đậu điểm cao vào bưu điện 7 nơi khác nhau, nhưng interview chỗ nào cũng chỉ "offer" job part-time trả lương giờ, nên quyết định tiếp tục học luôn cho ra nghề giáo. Đi dạy thì được nghỉ 3 tháng hè mà vẫn ăn lương, còn phát thư thì phải đi bộ 11 tháng một năm, nếu có thâm niên công vụ.

Một hôm, ghé mua bảo hiểm xe có người agent VN làm đại lý, tôi đựơc chàng này khuyên mua luôn life insurance (bảo hiểm nhân thọ) để anh ta kiếm thêm tiền commission:

- Anh qua Mỹ chỉ có một cha một con, nói xin lỗi, lỡ Mỹ lái xe say rựơu nó tông anh chết thì anh bỏ con lại ai nuôi? Làm sao có tiền nó học lên đại học, có tuơng lai, job tốt, bảo lãnh mẹ và em nó qua? Nếu anh mua bảo hiểm nhân thọ, lỡ anh có bề gì, người bà con anh ủy thác sẽ dùng tiền tử này nuôi nó học lên đại học... Bây giờ hãng Met Life tôi đại diện đang có "promotion", không cần thử máu, không check income, anh nên mua phòng xa. Met Life là hãng lớn có tiếng xưa nay, thành lập cả trăm năm nay...

Tôi nghe thấy có lý, hỏi:

- Như tôi tuổi 44 thì đóng bao nhiêu mỗi tháng? Mà tôi chưa có job, họ có chịu bán không?

Anh ta dò tìm một lúc trên mạng, trả lời:

- Anh mua loại Universal Life đi cho rẻ, policy 100 ngàn, tuổi anh nếu mua bây giờ chỉ đóng premium mỗi tháng 75$, nếu sau này mới mua sẽ cao hơn. Premium này vẫn giữ nguyên vậy cho tới khi anh chết, không tăng. Anh cứ khai đại nghề nghiệp "mailman" đi, họ không check đâu. Tiền anh đóng mỗi tháng dần dần dồn lại thành sô tiền lớn, giống như tiền saving, đựợc trả tiền lời đàng hòang, giờ là 6.5%, sau này lỡ như lãi suất ngân hàng có xuống thấp mấy đi nữa họ vẫn bảo đảm trả anh tối thiểu là 4%. Mỗi tháng họ rút lấy tiền trong account anh ra vài ba chục tiền bảo hiểm, trả lời cho anh tùy theo vốn "cash value" anh nằm trong đó nhiều hay ít. Nếu anh thất nghiệp hay kẹt tiền, có thể tạm ngưng đóng một thời gian, họ sẽ lấy tiền anh còn trong cash value đó đóng tiếp cho anh. Bao lâu còn một đồng trong đó thì policy anh vẫn còn hiệu lực. Khi nào cash value anh cạn, anh phải lo đóng tiếp. Mỗi năm họ gửi statement tới nhà cho anh biết việc kế tóan rành mạch để anh theo dõi, có thắc mắc gì có mấy số phone đó, anh tự do gọi đại diện, hoặc trung ương Met Life ở Rhodes Island hỏi. Anh còn có thể vay tiền của anh trong đó ra nữa, nếu cần.... Sau này anh chết, con anh thừa kế, lấy 100 ngàn đó ra khỏi bị đóng thuế đồng nào.

Tôi nghe thấy thích quá, hỏi thêm chi tiết, nêu các thắc mắc, đọc mấy tờ giấy anh ta in ra, coi số tiền cash value lên tới đâu trong vòng 10 năm, 20, 30 năm tới, đem về nhà nghiên cứu. Đây quả là một lối đầu tư ít tốn tiền nhất, một cách để của cho con không mất tiền nhiều, đóng lắt nhắt mỗi tháng mà sau con mình thâu lại cả một gia tài, một đống tiền khổng lồ, mua được cái nhà như chơi.

Mấy ngày sau, tôi trở lại, ký giấy giao kèo cái rụp. Ký xong mấy hôm tự nhiên có cô y tá hãng phái tới trích máu đem về thử. Ủa, sao nói không thử máu? Cái anh chàng đại lý này nói láo cho được việc, khéo dụ khị khách hàng. Mà không sao, mình đâu có bệnh gì mà lo, không đái đường, không suy thận, không nhiễm HIV... Sau một tuần, họ gửi tới cái thư tới:

"Chúng tôi rất tiếc không thể tính giá premium 75$ cho anh, vì anh mới 44 tuổi mà mức cholesterol đã cao lên tới 220. Do đó, giá premium rẻ nhất chúng tôi dành cho anh sẽ là 83$ mỗi tháng, nếu anh muốn mua."

Hồi đó tôi mới qua Mỹ có mấy năm, nào có biết mỡ máu cholesterol bao nhiêu gọi là cao, là thấp, bao nhiêu là trung bình. Ở Vietnam sau 75 ăn khổ, gầy ốm hom hem, qua đây ngày nào cũng sữa tươi, trứng gà rẻ rề, chắc mỡ máu lên cao là phải rồi. Mà cũng có thể họ kiếm cớ để tăng tiền premium thôi. Business mà, ai cũng vậy.Thôi, kệ, 83 thì 83, ta vẫn dư sức đóng.

Thế là tháng tháng họ rút tiền premium tự động từ checking account tôi ra, và mỗi năm cứ tới tháng 5 (sinh nhật tôi) là statement đều đều gởi tới nhà. Tới năm 1994 tôi mua nhà, nuôi 2 đứa con lên đại học, khó khăn về tiền bạc, bèn "stop" đóng premium. Cash value còn khỏang 5 ngàn trong policy, họ cứ lấy ra mỗi tháng vài chục mà đóng tiếp, tính ra trung bình 500$ hay 600$ mỗi năm, chả có gì phải lo, còn lâu mới hết tiền trong đó.

Qua năm 1996 tôi lên San Jose dạy lương cao, tiếp tục đóng premium lại. Tới 2003, coi statement thấy cash value lên tới hơn 10 ngàn, tôi lại "stop" không đóng nữa, để họ dùng nó mà đóng tiếp, vì lỡ mình có chết lúc này thì vợ con cũng chỉ lấy có 100 ngàn chứ 10 ngàn này thuộc về hãng, coi như mất trắng. Cái loại Adjustable Universal Life của tôi nó như vậy, nên prremium mới rẻ. Loại Life kia, nó cho 100 ngàn lẫn tiền cash value luôn, nhưng premium đắt gấp rưỡi, nên tôi đã không mua.

Năm 2005 tôi về hưu, mới 61 tuổi, thấy cash value còn hơn 9 ngàn, bỏ mặc không đóng nữa, cứ cho nó cạn dần theo năm tháng, tính khi nào còn xấp xỉ 2 ngàn thì đóng lại. Ai dè mấy năm nay, 2012, 2013, tôi để ý thấy cash value tụt xuống sao mà mau quá, mới thóang 8 ngàn, 7 ngàn mấy đó bây giờ chỉ còn chưa tới 4 ngàn, bèn ngồi xuống tỉ mỉ coi lại mấy tờ statement hàng năm, so sánh năm nay với năm ngóai, năm ngóai với năm trước đó...Tiền bảo hiểm charge ngày xưa mỗi tháng có 3 chục, 4 chục bây giờ nhảy lên 120$, rồi 132 $,năm tới sẽ là 146$. Chắc có sự nhầm lẫn gì đây, hay là tuổi đã lớn dễ chết hơn lúc trẻ nên họ charge tiền bảo hiểm nhiều hơn. Bèn gọi agent thì cái ông agent Vn mọi năm nay đã về hưu, cô thư ký Mỹ làm office cho số cell phone của cô Cindy Lê, người kế nhiệm ông này.

- Cô Lê ơi, tôi muốn bắt đầu đóng lại tiền premium cho cái policy của tôi, cash value cạn rồi, làm ơn gửi cái form cho tôi điền rồi gửi lại cô.

- Chú cho cháu địa chỉ email chú, cháu gửi attach cái form, rồi chú in ra nhé..Như vậy mau hơn là gửi bằng bưu điện.

Tôi gọi phone cho 2 đứa con, nói chuyện đóng giùm premium cho ba, khi ba chết 2 con chia nhau 100 ngàn, thì đứa nào cũng đồng ý.

- Ba coi tử vi, biết ba sống thọ tới 84 tuổi, tức 15 năm nữa, nên chỉ cần mỗi con đóng chừng 4 năm liền rồi thôi, sau đó hãng họ lấy tiền cash value họ đóng tiếp là vừa.

Thăng con trai tình nguyện đóng trước, cho số account để Met Life rút hàng tháng, ký tên vô form. Tôi gửi cho headquarter Met Life ở Rhodes Island, họ gọi báo tin nhận được, nhưng nói sẽ gửi thêm một cái form nữa cho con tôi ký, đồng ý cho họ rút tiền từ account nó thì mới hòan tất thủ tục đựợc. Tôi hỏi:

- Sao tiền charge bảo hiểm lúc này tăng kinh khủng vậy ông?Hồi đó, phí bảo hiểm chỉ nhích lên có 10 mấy, 20 cents mỗi tháng, hai ba đồng mỗi năm,bây giờ 1 năm lên mấy chục đồng so với năm trước...

- Mỗi năm, phí bảo hiểm tăng 10% trên tiền năm trước. Năm ngóai mỗi tháng anh bị charged hơn 130 $, năm nay sẽ là 146 $ trở lên... Càng lớn tuổi, càng tăng mau...

Tôi giựt mình, coi lại các con số trên statements 3 năm qua thì quả đúng như vậy. Bèn gọi cô Lê, hỏi lại sao phí tổn bảo hiểm mấy năm nay tăng dữ dội. Cô loay hoay tìm hồ sơ tôi, nhìn qua mừời mấy giây, trả lời ngay:

- À...Tại vì chú ngưng đóng premium lâu quá rồi nên cash value chú cạn, mà vốn cạn thì tiền lời hàng tháng cũng teo, không đủ "cover" tiền bảo hiểm họ charge, phí bảo hiểm nó cắn vô cash value chú khá bộn. Phí bảo hiểm tăng tự động mỗi năm 10% tiền của năm trước. Chú mua từ năm 1988, tổng cọng chú đóng cho hãng từ đó tới nay chỉ có 12 ngàn 500 $. Nếu chú đóng liên tục tới giờ, cash value đã có thể lên tới 25 ngàn... thì tiền lời đẻ ra từ cash value của chú đã dư sức "cover" tiền bảo hiểm họ charge rồi.

- À...ra vậy...Cô Thái ơi, mình người Việt với nhau, cho tôi hỏi câu này nhé. Cô làm cho Met Life, cô nói lợi cho chủ hay cô nói lợi cho khách hàng?

- Con chỉ nói sự thật, nói lợi cho chủ họ cũng đâu có cho con thêm đồng nào đâu. Chú cứ hỏi đi...

- Tôi chấm tử vi, biết số tôi thọ lắm, tới 84 hay 85 mới chết. Năm nay họ tính bảo hiểm 150$ một tháng chắc tới lúc tôi 85 tuổi sẽ lên 700$ là ít, lúc ấy tiền đâu mà tôi đóng cho nỗi. Nếu mỗi năm tăng 10% kiểu đó, e rằng suốt tuổi già mình nộp hết cho hãng ăn rồi, con mình rút ra sau này chắc cũng lấy lại huề vốn là cùng.

- Chú nói không sai. Cháu nói thật chú, có bà già Mỹ nọ ở Orange County hiện giờ 90 tuổi ngồi xe lăn mà vẫn còn sống, mỗi tháng họ charge bảo hiểm tới 1000 $. Càng sống lâu, tiền bảo hiểm càng tăng, vì càng già càng dễ chết bất cứ lúc nào...nên họ phải lấy nhiều để gỡ gạc lại. Làm business mà chú, ai cũng khôn ngoan, tính tóan đâu ra đó hết.

- Tôi tự hỏi không biết có nên CANCEL policy cho rồi, lấy lại mấy ngàn còn sót lại trong cash value mình xài cho rồi, hay là đóng tiếp premium..Cô nghĩ sao? Nên hay không nên?

- Chuyện đó tùy chú coi kỹ lại rồi quyết định, chứ cháu cũng không dám có ý kiến...

- À, còn cái này nữa tôi quên hỏi, cô Lê.Trang đầu của statement hàng năm, lúc nào cũng có in 4 điều kiện. Hai đìều kiện 1 và 3 thì tôi hiểu, tức là nếu tôi tiếp tục đóng premium, hay cứ để yên vậy thì policy sẽ chấm dứt năm 2017, hay 2015. Còn 2 điều kiện 2 và 4, dựa vào "maximum cost of insurance charge" nếu tiếp tục đóng lại, thì policy sẽ chấm dứt tháng 11/2014, còn như không đóng sẽ chấm dứt tháng 6/2014 là làm sao, tôi không hiểu...cô làm ơn cắt nghĩa...

- À....đó là trường hợp khi nào có quá nhiều người chết một lúc như bị động đất, hay như biến cố 9/11, không tặc lái máy bay húc "tòa nhà tháp đôi" ở New York năm xưa, khiến hãng phải chi ra quá nhiều để trả tiền tử cho họ, chỉ có cách hãng phải tự động tăng tiền premium lên tối đa để tự cứu mình khỏi sạt nghiệp. Trường hợp thứ hai là nếu có quá ít khách mua life insurance, khiến hãng không đủ tiền trả lương nhân viên, thì hãng cũng tự động tăng premium của chú lên tối đa...May thay, cả 2 truờng hợp này xưa nay đều chưa từng xảy ra cho Met Life, họ chỉ nêu ra "just in case".

- Trời ơi, hãng khôn quá trời, lúc nào cũng nắm dao đằng cán, khách hàng luôn nắm đằng lưỡi, có gì thì khách chảy máu đứt tay, chứ hãng không sao cả.

- Thì làm ăn phải vậy chứ chú. Bao nhiêu bộ óc tinh khôn tập họp lại, bàn tính, thiết lập kế họach đàng hòang chắc ăn mới dám mở business chứ...Vậy mới sống bền hơn trăm năm nay chứ.

Tôi cám ơn cô Lê, nhấc phone gọi anh Phước, ông bạn già 80 tuổi bên Fountain Valley:

- Anh Phước ơi, hồi đó anh mua bảo hiểm nhân thọ 100 ngàn, bây giờ mỗi tháng đóng premium bao nhiêu vậy? Nghe cô agent Met life nói có bà già nào 90 tuổi đóng tới cả ngàn lận...

- Chứ sao nữa...Càng già càng đóng nhiều.Tôi năm nay đóng hơn 500$ mỗi tháng.

- Con anh đông mà đứa nào cũng khá hết, để tiền tử lại cho chúng làm gì, chúng chia ra, mỗi đứa đâu còn bao nhiêu...

- Tại tôi... còn thiếu nợ, nên ráng đeo theo. Khi chết, con nó lấy tiền đó trả nợ giùm mình, xuống suối vàng nhắm mắt yên tâm...

Tôi bèn ngồi xuống lấy giấy bút ra tính tóan. Nếu đóng tiếp, 15 năm nữa lúc chết, tiền premium hàng năm sẽ từ 1800 $ lên tới gần 7000 $. Cọng lại hết tất cả tiền mỗi năm đóng, từ 1988 tới lúc chết sẽ là gần 70 ngàn, chưa kể trường hợp hãng vì quá ít khách, hay vì trả cho quá nhiều khách chết một lúc,sẽ tăng premium lên tối đa thì sẽ là hơn 80 ngàn...Như vậy con cái lấy được 100 ngàn mà 3 cha con phải lai rai bỏ ra tới 80 thì chỉ còn lời có 20, chia hai mỗi đứa còn có 10 ngàn, chả thấm vào đâu. Chưa kể 10 ngàn lúc ấy, tiền tệ lạm phát và vật giá gia tăng, chỉ trị giá bằng 5 ngàn bây giờ. Mà suốt trong thời gian ấy, lúc nào cũng canh cánh bên lòng nghĩ tới cái chết, làm hao tổn tinh thần mình. Hao tiền chính ra không đáng kể bằng sức khỏe bị hao tổn trong lúc gần đất xa trời. Bèn gọi báo cho hai đứa con biết. Nghe nói tiền premium có thể sẽ tăng lên 700 hay 800$ một tháng mấy năm cuối đời, hai đứa đều thất kinh, đồng lọat nói:

- Thôi, ba cancel đi ba..Tụi con không cần tiền đó đâu.

Tôi suy nghĩ một đêm, sáng hôm sau gọi headquarter bên Rhodes Island, tuyên bố muốn "Cancel" policy, rút hết tiền cash value ra. Ông Mỹ ngạc nhiên:

- Ồ, anh nghĩ kỹ chưa? Anh mua từ 1988 với giá 83$, đến nay vẫn giá đó, đầu tư vô đó 25 năm nay rồi bây giờ già mà tự nhiên cancel thì uổng lắm... Ngừoi 70 tuổi như anh mà bây giờ mới mua, phải đóng premium tới 300$ đó, anh biết không?

- Bây giờ tôi muốn kéo dài policy 10 mấy năm nữa thì phải đóng 150$ mỗi tháng, sang năm 165$, rồi 180$, chứ đâu có 83$ đâu. Đóng 83$ thì 3 năm sau là policy hết sạch cash value, hết hiệu lực...cũng ngang như "Cancel' bây giờ thôi.

- Thì đúng vậy, mỗi năm tiền bảo hiểm tăng 10% năm trước. Hay là anh đổi qua policy 50 ngàn đi, hay 25 ngàn cũng được, tiền premium sẽ rất thấp. Tôi làm lại hồ sơ cho anh.

Tôi phì cừời:

- Thôi, con cái tôi đều thành công khá giả cả (My kids are both successful now), chúng không cần tiền này đâu. Tôi mua là mua "sự an tâm" hồi đó con tôi còn nhỏ, chứ bây giờ đâu có cần nữa... Tôi đã bàn luận với chúng rồi. Anh làm ơn gửi cái form CANCEl cho tôi đi, attach theo email cho mau, tôi sẽ in ra, điền vô ký tên gửi trả lại anh. lấy lại hết tiền trong cash value ra...

- OK...

Thế là xong. Cho khỏe đầu, khỏe óc... Quẳng gánh lo đi mà vui sống. Đựợc mấy ngàn họ trả lại từ cash value cũng vui, mua vàng hay bỏ saving cho vui cái đã trong vài tháng tới. Khỏi nghĩ tới cái chết nữa, từ đây cho tới lúc mất trí nhớ, vô nursing home nằm, khỏi băn khoăn lỡ họ không trả con mình tiền tử thì sao, lỡ họ sập tiệm thì sao, hay lại bắt con mình đóng thuế 5 bảy ngàn mới đựợc lãnh tiền... Tôi hiền lành tưởng ai cũng tốt như mình, nhiều lần bị thiên hạ lừa rồi, nên sinh tánh đa nghi, y như thằng con lớn.

Một tuần sau, quả y như rằng, tôi được tấm check Met Life trả cho 3,770$, số tiền còn sót trong cash value...Đem deposit trong account ngân hàng, họ "post" ngay trong account, không cần chờ mấy ngày xác minh lại mới "clear" như các checks cá nhân. Tự nhiên, tánh tham vi tế trong người tôi nổi dậy. Biết vậy phải chi mình lo CANCEl từ 8 năm trước, 2005, lúc mới về hưu, có phải là lấy lại đựợc tới 10 ngàn không. Hay CANCEL từ 2003, lúc hai đứa con đã có nghề nghiệp vững vàng, mới lập gia đình, chuẩn bị mua nhà, lấy đựợc tới 12 ngàn, có phải là sướng không.

Mà thôi, đựợc voi đòi tiên... Lúc đó thì mình còn đi làm, lương 70 ngàn một năm mà khỏi nuôi đứa nào, nhiều tiền quá, đâu có nghĩ tới tiền này. Thôi, tri túc tiện túc... Thà có chút chút còn hơn không có gì. Coi như bỏ ra hơn 8000$ lâu nay là để mua lấy sự an tòan (security) cho hai cha con trrong những năm tháng hàn vi cơ cực long đong lúc mới qua Mỹ định cư. Tuy chưa bao giờ số tiền tử 100 ngàn đó thực sự bay vào túi tôi, tờ giao kèo đó vẫn là một lời hứa bảo đảm tài chánh chắc chắn, một cái gia tài vô hình để lại cho đứa con nhỏ, nếu tôi chẳng may bạc mệnh chết sớm trong những năm còn đi học, cắt cỏ nghèo khổ đó.

Chưa hết ngơ ngẩn chuyện "cancel" đột ngột một cái "đầu tư " dài 25 năm bỗng chốc hóa ra không, thì vài hôm sau, một cái thiệp mời mua bảo hiểm "final expense" của hãng "Lincohn heritage Funeral Advantage" ở đâu gửi tới chiêu dụ. "Hãy điền tên tuổi quí vị vào, gửi lại cho chúng tôi để xem quí vị có "qualify" đuợc 25 ngàn dùng để hỏa thiêu hay mai táng không". Tôi mỉm cười, quăng sọt rác. Một tuần sau cũng lại tấm thiệp đó gửi tới nữa. Dai thật. Bèn tò mò điền vô gửi đi, thử coi họ làm trò gì, đâu có "obligation" vướng kẹt gì mà sợ. Ba ngày sau thư trả lời cho biết "một nhân viên ở địa phương sẽ tới nhà anh nói chuyện".

Quả nhiên 10 ngày sau, có người ôm cặp tới bấm chuông. Anh chàng Mỹ này còn trẻ, vui vẻ rón rén bước vô tươi cười lễ phép. Hỏi ra hãng này chuyên lo hậu sự cho các ông bà già trên tòan nước Mỹ, dù chết bất cứ tiểu bang nào cũng đựợc chở xác bằng máy bay về ngay chỗ ở họ, chôn, hay hỏa thiêu. Hỏa thiêu có 3 giá: 5 ngàn, 6 ngàn, 7 ngàn tùy quan tài gỗ xấu hay tốt, ít dịch vụ hay nhiều. Sau khi trừ hết chi phí thiêu xác, nhà quàn, khỏang 3 ngàn, tiền còn dư hãng sẽ trả lại cho thân nhân ngừời chết. Ngoài ra, nếu chết vì tai nạn, bị xe tông, đi máy bay rớt, xe lửa bị lật, hãng sẽ còn đền thêm 10 ngàn nữa cho người thừa kế. Tôi hỏi:

- Tôi chọn cái 5 ngàn rẻ nhất, nếu bây giờ mua, đóng premium thì bao nhiêu?

- Anh có bệnh gì nguy hiểm như đái đường, viêm gan, ung thư, suy thận... không?

- Không, tôi rất khỏe mạnh.

- 40$ mỗi tháng. Mà phải đóng liên tục tới khi chết, chứ không cho gián đọan như life insurance.

- Nếu 75 tuổi mới mua thì bao nhiêu?

- 60 $.

- Nếu 80 tuổi mới mua ?

- 90$.

- Ủa, cũng cách có 5 năm mà sao tăng trội lên?

- Vì càng già càng dễ chết hơn (cười).

- Có phải khám sức khỏe, thử máu gì không, trước khi bán policy cho khách?

- Khỏi khám, nhưng nếu mới mua một hai năm đã chết, giấy bác sĩ khám nghiệm xác nhận chết vì bệnh ung thư, đái đường, gan, thận... thì hãng sẽ không cover, hoặc sẽ thương lượng tùy trường hợp.

- Nếu như tôi sống rất lâu, ví dụ đóng cho hãng tới 8 ngàn mới chết, mà hãng chỉ tốn có 3000$ thiêu xác và nhà quàn, hãng có cho lại con tôi tiền dư 5 ngàn kia không?

- Không. Mua loại 5 ngàn thì chỉ hưởng trong vòng 5 ngàn đó thôi, cho dù có đóng nhiều hơn..

Tôi thừ ngừời ra, tính nhẩm trong đầu rất nhanh. Đóng 40$ một tháng thì một năm là 500$, 10 năm là 5 ngàn, 15 năm mới chết là 7,500$, mà họ chỉ cover có 5 ngàn, như vậy lỗ. Chàng Mỹ chìa cái đơn ra cho tôi điền, ký tên. Tôi hoảng sợ, tìm kế hoãn binh. Bèn nói:

- Để từ từ...tôi nghĩ lại, sẽ gọi cho anh hay...

- Bao lâu?

- Chắc vài tuần...Tôi cần bàn với con cái lại.

Anh chàng đứng dậy, tôi cảm ơn bắt tay thật chặt, nói nhỏ:

- Cho tôi hỏi thật anh cái này nhé. Nếu anh bán đuợc cho một khách hàng, có đựợc huê hồng không?

- Không (cừời)..

- Thật chứ?

- Thật... tôi chỉ ăn lương cố định... Nghề này khác với bảo hiểm nhân thọ... Có mấy ngàn bạc một policy, đáng gì mà hãng cho huê hồng anh...

Khi chàng Mỹ ra về tay không, tôi gọi hai con thì đứa nào cũng nói:

- Ba đừng có mua. Bộ ba chết tụi con lo hậu sự cho ba không nổi sao mà phải lo mua cái đó trước làm chi?

Tôi thoáng cảm động. Mà tôi cũng sợ lắm, cứ tháng nào cũng đóng tiền như một cái nợ triền miên, cũng nghĩ tới cái chết đang rình chờ một bên, thì mất vui.

Ở Mỹ, ngòai nhiều thứ bills mình phải trả hàng tháng, nhiều doanh nghiệp ở đâu cứ liên tục gửi mail, địện thoại tới nhà dụ mình mua sattelite Charter, Direct Tivi coi phim, gắn máy đầu giường cho mình đêm khuya bấm nút gọi xe cứu cấp, nhận xe lăn khỏi trả tiền dù mình đang đi đứng khỏe mạnh để gạt lấy tiền chính phủ trả... dụ mua bảo hiểm này nọ. Mua bảo hiểm thực ra cũng tốt, nếu dư tiền, nhất là bảo hiểm sức khỏe và xe cộ 2 chiều, rất cần thiết, còn bảo hiểm cháy nhà, nhân thọ, hậu sự chôn cất, hầu như chỉ có lợi cho hãng, chứ người mua nếu không khéo tính, sẽ chỉ hoang phí uổng tiền, thà cho ngừời nghèo homeless còn hơn...

Phạm Hoàng Chương

#2 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 20/01/2014 - 14:46

Đàn ông và thế giới tâm linh

Phan An

Trong quan niệm của đàn ông, thế giới tâm linh là thế giới mà lãnh đạo chưa khẳng định là có hay không, còn nhân dân thì nhất định tin là có và khoa học thì chưa chứng minh được. Nhại một câu trong Kinh Dịch về Đạo, có thể nói rằng người nhân thấy tâm linh thì gọi đó là nhân, người trí thấy tâm linh thì gọi đó là trí. Tâm linh là những gì nhân dân thường dùng mà không biết.
Socrate nói: “Cuộc sống là chung cho mọi cây cỏ nhưng chỉ con người mới có linh hồn”. Đàn ông cho rằng, con người sở dĩ thành con người một phần căn bản là do nó có đời sống tâm linh hay nói cách khác tâm linh được coi là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt con người với con vật. Nếu sống ích kỷ, sống nô lệ cho vật chất mà quên đi đời sống tâm linh thì cuộc sống đó khác gì cuộc sống của loài vật. Trong đời sống tâm linh, con người sống với những hoài bão, những khát vọng hướng thượng, hướng thiện, vươn tới cái tuyệt đối, cái vô hạn, cái toàn năng, cái siêu việt. Vì tất cả những cái đó đều không có trong thế giới hiện hữu nên trở thành hết sức thiêng liêng đối với con người. Thế giới tâm linh là thế giới linh thiêng.
Thi sĩ Latin ở thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên Lucrrece cho rằng sự sợ sệt là nguyên nhân đầu tiên của tôn giáo mà trước hết là sợ chết. Nỗi sợ chết, sự ngạc nhiên khi thấy những biến cố có vẻ ngẫu nhiên, những sự kiện không sao hiểu nổi xảy ra, lòng mang ơn khi gặp vận may, lòng hy vọng được Trời giúp… là những yếu tố khiến cho người ta tin vào thế giới tâm linh.
Đàn ông có thể ngạc nhiên khi thấy ma xuất hiện trong giấc ngủ và khi nằm mơ thấy những người mà họ biết chắc là đã chết rồi. Trong tiếng Anh có “spirit” và trong tiếng Đức có “geist”, vừa nghĩa là tinh thần vừa nghĩa là linh hồn. Đàn ông có thể nghĩ rằng sinh vật nào cũng có một linh hồn có thể tách ra khỏi thể xác lúc ngủ hoặc sau khi chết. Thế giới của những linh hồn ấy, thế giới của sự sống sau cái chết, thế giới của những điều huyền bí khoa học và lý trí không thể giải thích nổi có thể được gọi là thế giới tâm linh. Trong giấc mơ hay khi lên đồng, thấy người chết hiện về, bấy nhiêu thôi đã gần đủ để đàn ông tin vào thế giới tâm linh.

Theo Will Durant trong cuốn Nguồn gốc văn minh, ngày xưa đàn ông tin vào thế giới tâm linh đến nỗi ở một số bộ lạc có tục gửi thông điệp truyền miệng cho người chết. Có một tù trưởng nọ muốn thông tin cho người chết bèn nói thầm vào tai một tên nô lệ rồi chặt đầu để tên này có thể đi tìm người chết mà truyền tin. Nếu tù trưởng quên đoạn nào quan trọng lại nói thầm cho một tên nô lệ khác rồi phái tiếp tên này đi bằng cách chặt đầu, y như những đàn ông hay quên ngày nay phải viết thêm một đoạn tái bút.
Đàn ông vốn tư duy bằng lý trí, đàn ông không tin lắm vào thế giới tâm linh nhưng đàn ông tin đàn bà, mà đàn bà vốn rất tin vào tâm linh, nên suy ra đàn ông cũng tin vào thế giới tâm linh. Đôi khi đàn ông cũng lợi dụng tâm linh, lợi dụng niềm tin vào cuộc sống sau cái chết để dọa đàn bà. Có ông chồng già bị vợ đối xử không tốt bèn dọa vợ: Khi nào tôi chết, bị chôn xuống đất, tôi cũng bật nắp quan tài chui lên về bóp cổ bà. Nhưng ở đời “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, khi ông chồng già chết đi, bà vợ cẩn tắc vô áy náy” đã cho chôn úp nắp quan tài xuống để đề phòng trường hợp ông chồng có bật nắp quan tài chui lên thì chui mãi cũng không đến nơi.
Đàn ông tin vào thế giới tâm linh nhưng chẳng biết ý tứ sâu xa của thế giới tâm linh ấy ra sao, đàn ông vẫn tìm cách gây thiện cảm để thế giới tâm linh ấy phù hộ cho mình. Đàn ông không tin vào thế giới tâm linh lắm nhưng vẫn cứ để mẹ, để vợ đi cúng đi bái. Đàn ông nghĩ về thế giới tâm linh cũng như nghĩ về sự bí ẩn của đàn bà. Với đàn bà không cần hiểu nhiều chỉ cần yêu nhiều. Với thế giới tâm linh cũng không cần hiểu nhiều, chỉ cần tin nhiều. Đàn ông vẫn hiểu có thờ có thiêng có kiêng có lành và “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Đàn ông nên tin vào thế giới tâm linh để thấy cuộc đời mình có ý nghĩa hơn, để có niềm tin giúp đàn ông trong cuộc sống mỗi ngày. Niềm tin vào thế giới tâm linh là một chuyện hết sức nghiêm túc, nếu tin vào một điều gì đó người ta sẽ thấy phấn khởi hơn. Dường như có một cơ chế là đàn ông càng tin, càng phấn khởi, càng thành đạt.
Có đàn ông mỉm cười khi thấy những đàn ông khác cần tìm sự giúp đỡ, an ủi ở một thế giới siêu nhiên, thần bí. Tuy nhiên, đàn ông cũng nên biết rằng chính lòng tin vào thế giới tâm linh, lòng tin vào thuyết linh hồn đã tạo nên thi ca. Thơ ca phát sinh từ các bài hát tôn giáo hoặc các câu thần chú do các thầy pháp tụng niệm rồi truyền khấn lại. Đàn ông cũng nên biết rằng chính phương thuật (những phép thuật khiến cho thần lnh phù hộ) đã làm sinh ra bi kịch và đã làm khoa học phát triển.
Có người hỏi người viết bài này là có tin vào thế giới bên kia không? Câu trả lời là tin. Chắc rằng nhiều đàn ông cũng tin về thế giới bên kia để quan niệm “sống gửi thác về” và vì thế sống ở trên đời phải “tu thân tích đức” để về thế giới linh thiêng ở bên kia. Đàn ông nên tin vào thế giới tâm linh, để thấy trên đời này cái gì cũng có mối liên hệ nhân quả với nhau – như thể một cánh bướm đập ở Brazin có thể gây nên một cơn bão ở Trung Quốc.

Thanked by 3 Members:

#3 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 20/01/2014 - 14:51

Chiếc bình sứ cổ

Nguyễn Ngọc Bích

Một ông chủ nhà được bố mẹ để lại một chiếc bình sứ cổ, men có nhiều mã, làm từ đời nhà Minh ở thế kỷ 15. Sắp sửa Tết, lúc sáng ông đem ra rửa, rồi phơi nắng nó trên một cái bàn ở ngoài hè gần cửa ra vào. Xế trưa một thanh niên đến giao chậu mai mà ông đặt mua hôm qua. Không biết cậu ta khiêng chậu hoa thế nào mà chạm vào cái bình cổ làm nó rơi xuống hè.

Nghe tiếng xoẻng của đồ sứ bị vỡ, ông chủ nhà chạy ra. Cái bình đã vỡ thành nhiều mảnh! Chậu mai đã được đưa vào trong nhà. Chàng thanh niên mồ hôi nhễ nhại, mặt xanh như tàu lá, co ro sợ hãi. Ông chủ nhà sẽ làm gì với chàng thanh niên kia? Đó là thái độ ứng xử của ông ta với người khác. Hiền hòa hay dữ dằn. Và nó sẽ khác nhau; tùy thuộc vào việc ông chủ đã được giáo dục và sinh
sống như thế nào.
Ba thái độ

Nếu là người theo đạo Công giáo, ông chủ đã được dạy từ bé, qua các kinh Tin, Cậy, Mến rằng phải “thương yêu người khác như chính mình”. Nay nhìn vào chàng thanh niên đang sợ hãi; ông định giơ tay đánh; bỗng dưng ông nhớ đến điều mình đã đọc từ tấm bé; ông bèn ngừng lại; vì chính mình, ông cũng không bao giờ muốn bị ai đánh. Cơn giận tan dần. Lời kinh ông đọc đã thấm nhuần vào con người ông và nó bật lên lòng ông. Kết quả là chàng thanh niên không bị gì, ngoài những câu trách móc. Ngày mai ông đi nhà thờ và rước lễ; vì ông đã không phạm tội.

Nếu là một người theo đạo Phật, ông nhìn vào chiếc bình. Mảnh vỡ của nó tứ tung. Cái bình lôi kéo ý nghĩ của ông. Ông nghĩ đến sự tồn tại của nó trong sợi dây nhân duyên. Ông biết sự vật nào cũng trải qua bốn giai đoạn: Thành – Trụ - Hoại – Không. Cái bình nằm kia đã đi đến giai đoạn “Không” của nó. Mối nhân duyên đã làm cho cậu thanh niên kia đụng vào nó. Bây giờ nó đã vỡ, tức giận cũng chẳng lấy lại nó được. Cơn giận trong ông tan dần. Kết quả là cậu thanh niên không bị gì, ngoài vài câu trách móc. Mai là ngày rằm, mình nhớ ăn chay. Ông nghĩ.

Nếu là một người không theo đạo nào, mà cũng chẳng tin ở điều gì; khi thấy cái bình đã vỡ thì một sự tiếc nuối dâng lên trong lòng ông. Nghĩ nhiều hơn, nào vật gia bảo, không mua ở đâu được nữa… sự tức giận trào lên trong lòng. Nó thúc đẩy ông: “Phải đánh nó cho biết tội”. Và cứ một ý nghĩ mới hiện lên, ông thấy phải đấm rồi đá anh chàng kia thêm. Trong lòng ông, không có một nội lực nào dằn được cơn tức giận. Bao lâu cơn giận chưa hả, ông còn thấy việc đấm đá thủ phạm là hợp lý. Đầu óc mình nghĩ là hợp lý, ông không nhìn thấy khuôn mặt đau đớn của cậu kia. Chỉ có người ngoài mới thấy. Và họ thấy ông ta ác!

Hợp lý là một phạm trù thuộc về lý tính. Nó rất chủ quan, vì chỉ có chính người bị tác động bởi nó mới nhận ra việc làm của mình có còn là hợp lý nữa hay không. Người ngoài không thể can thiệp được; vì người bị tác động có sẵn nhiều lý lẽ để củng cố sự hợp lý của mình. Do đó sự hợp lý luôn luôn không có giới hạn. Ta tạm gọi nó là “sự hợp lý vô hạn”. Nó – vô tình – tạo nên sự ác vì chính người làm không biết. Chẳng hạn, thấy người bị cướp giật, tiền văng ra ngoài đường, tôi nhặt vài tờ và bỏ túi. Việc ấy rất hợp lý, tôi có ăn cắp đâu? Như vậy, cái ác trong một xã hội diễn ra, khi có nhiều người làm theo “sự hợp lý vô hạn” và cái ác kia được đẩy lên do bị tác động bởi tâm lý đám đông. Việc hôi của là các thùng bia văng ra từ chiếc xe bị đổ ở Đồng Nai gần đây minh chứng cho các điều này.

Một lý giải

Vậy sự ác diễn ra trong một xã hội nhất định là vì nhiều người chỉ thấy sự hợp lý mà không thấy cái khác. Ngày xưa, khi xã hội chưa văn minh như bây giờ, người ta chấp nhận sự công bằng “mắt đền mắt, răng đền răng” và thấy điều đó là hợp lý. Mãi về sau khi tri thức được nâng lên, triết học được phổ biến, tôn giáo được rao giảng, thì trong xã hội mới có các khái niệm tha thứ, bác ái, diệt dục… Nghĩa là khi trình độ tri thức của con người cao hơn thì con tim của họ cũng quảng đại hơn. Họ hiểu “tha người khác để mình cũng được tha”. Tha thứ, yêu thương là nội lực trong mỗi con người giúp họ ngăn cản được “sự hợp lý vô hạn”.

Thế nhưng, khi tha thứ thì người thực hiện phải chấp nhận một sự thiệt thòi về phần mình. Và để sẵn lòng chấp nhận như thế thì từ khi còn bé, họ phải đã được dạy bảo, và có người lớn làm gương về điều đó. Chính vì điều này, giáo dục gia đình là một điều quan trọng.

Một đứa bé phải được dạy chịu thiệt thòi từ khi còn nhỏ ở trong gia đình. Mầm mống của sự chấp nhận thiệt thòi có sẵn trong mỗi đứa bé. Ta thấy một em bé hay tham ăn, nhưng khi mẹ hay anh chị “lêu lêu” nó sẽ ngừng. Vậy ngay từ khi còn nhỏ, một em bé đã biết xấu hổ. Trời đã phú cho cặp “tham lam – xấu hổ” tồn tại trong mỗi người. Vun xới cho cái mầm xấu hổ lớn lên trong trẻ từ khi còn bé thì nó quen chấp nhận thiệt thòi. Nó sẽ không tham lam. Và gia đình vun xới cho em bằng sự dạy dỗ, làm gương và qua sự nhắc nhở của các tôn giáo.

Rồi đứa bé sẽ lớn lên, nó phải tiếp tục được dạy dỗ. Có khi càng lớn nó càng tham lam hơn. Vậy đức dục tại trường học sẽ giúp vào việc này. Lời răn dạy của thầy cô, gương bạn bè tạo một áp lực cho nó. Đến đây ta có câu hỏi: Ở ta học sinh được dạy ở trường ra sao? Trong một bài báo gần đây khi bàn đến việc chấn hưng giáo dục thì một học giả viết rằng: “Trong cơ chế quan liêu bao cấp tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua, nền giáo dục nước ta bị ràng buộc với triết lý phủ nhận cá nhân con người đang sống trong hiện thực, để hướng tới những con người lý tưởng do cơ chế tạo ra để phục vụ chính cơ chế đó. Sản phẩm của triết lý giáo dục này chính là những “con người công cụ” mà phẩm chất quan trọng nhất là tuân phục các cấp lãnh đạo, luôn hòa mình vào tập thể để tạo ra sức mạnh của đám đông do các cấp lãnh đạo dẫn dắt, không cần đến tư duy độc lập và sáng tạo”.

Ngày nay, nền kinh tế của chúng ta là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cái định hướng kia ít nhiều còn là nguyên tắc. Trong thực tế, nền kinh tế thị trường hoạt động tự do. Nó cho mọi người được tự do làm giàu. Họ không bị bất cứ cái gì ngăn cản. Làm giàu là một sự hợp lý. Giống như tham lam luôn luôn là một sự hợp lý. Luật pháp có đấy, nhưng hai người a tòng với nhau họ sẽ qua mặt luật pháp; giống như hai thủ phạm chính trong vụ tham nhũng ở Công ty Cho thuê tài chính II đã làm. Vậy luật pháp không còn là một sự đe dọa bên trong mỗi người khiến ngăn cản được “sự hợp lý vô hạn” của họ. Chỉ có sự tự nguyện chấp nhận thiệt thòi, sự tha thứ mới làm được thôi.

Khi tham lam là mầm mống bẩm sinh, từ bé đến lớn, một người không được dạy để chấp nhận thiệt thòi, thì họ sẽ thấy tham lam là hợp lý. Được dạy dỗ không khoan nhượng với kẻ thù thì lúc cần họ sẽ áp dụng. Không có gì từ bên trong họ ngăn cản họ. Tại sao không làm theo sự hợp lý? Tại sao tha thứ cho kẻ thù? Chính những suy nghĩ này tạo nên cái ác diễn ra trong xã hội ta, khi ít, lúc nhiều. Ít người biết chấp nhận sự thiệt thòi và sự tha thứ để làm giảm cái ác. Chúng ta có lý do lịch sử để giải thích các hiện tượng này.
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn - Xuân Giáp Ngọ

Thanked by 3 Members:

#4 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/01/2014 - 12:45

Khoan dung

Cao Huy Thuần

Tôi được báo Tia Sáng đề nghị viết bài cho chủ đề “Vốn xã hội ở Việt Nam”. “Vốn xã hội” tự nó đã là một đề tài mênh mang với bao nhiêu lý thuyết khác nhau và bao nhiêu định nghĩa càng ngày càng rắc rối.

“Vốn xã hội ở Việt Nam” lại càng khó quan niệm hơn trên thực tế, vì xã hội chưa thực sự có xã hội dân sự. Thiếu khả năng để đi vào đề tài đề nghị, tôi có thể đứng bên lề góp một bài ngắn mua vui đầu năm ?


Đây là một bài ngắn, rất ngắn và rất đơn giản, tôi vừa đọc trong tạp chí Le Monde des Religions vừa xuất bản, tháng 2 và 3-2013, tôi xin dịch nguyên văn dưới đây. Tác giả của bài viết, Alexandre Jollien, một nhà triết học Thụy Sĩ, thuật lại chuyến thăm viếng tu viện của nhà sư Matthieu Ricard ở Kathmandu, Nepal. Matthieu Ricard quá danh tiếng trên thế giới và quá quen thuộc với độc giả Việt Nam, tôi khỏi phải dài dòng giới thiệu. Chỉ xin nhắc lại rằng ông là nhà khoa học đã từ bỏ Viện nghiên cứu Pasteur ở Pháp để khoác áo thầy tu và trở thành trợ tá cho ngài Đạt Lai Lạt Ma trên thế giới. Dù đứng ở bên lề, tôi cũng sẽ có đôi câu có liên quan đến chuyện “vốn”; tôi sẽ nói ở cuối bài dịch mà nhan đề là “Một bài học về đời sống ở Kathmandu”.Mùa hè vừa qua, tôi được nhà sư Matthieu Ricard tiếp đón tại tu viện của ông ở Kathmandu. Bước vào tu viện Shechen, tôi thấy chỗ nào cũng là một lời mời gọi của đời sống tịnh khiết. Hôm tôi đến, một bếp lửa nổ tí tách gần lối vào và một làn khói trắng bốc lên cao trên không. Hình ảnh kỳ diệu như muốn mời khách đến thăm hãy xem sự tu hành như nơi chốn rực lên tình thương và tàn lụi dục vọng điên đảo. Matthieu Ricard hướng dẫn tôi gặp các nhà sư đang hăng say biện luận triết lý và mời tôi ngồi ăn cùng bàn với các vị lạt ma. Ở đâu tôi cũng thấy những nụ cười rạng ngời. Không đâu vướng mắc gì với những chuyện phù phiếm của thế sự. Tôi đã được sống những ngày tuyệt đẹp. Và vô cùng thư giãn.
Bây giờ, tôi hiểu rằng hai chất liệu làm nên hạnh phúc, hay khiêm tốn hơn, làm nên niềm vui, đã được tụ họp nơi đây: tu hành với bạn để giải thoát cho mình và làm việc xã hội để giúp người khác. Bên cạnh Matthieu Ricard, tôi hiểu rằng, để sống trong an lành, cần phải biết cả hai, quán tưởng một mình và hành động liên đới. Nơi nhà tu hành văn sĩ này, hai sự cần thiết đó tập trung với nhau trong một cách sống tuyệt vời, đặc biệt, không kiểu cách, rất đơn giản.

Chúng tôi đi thăm một trường học dựng toàn bằng tre. Chỉ với một món tiền chẳng là bao, trẻ em được đi học, được may mắn đổi đời. Chúng tôi đi thăm một bệnh xá hoạt động nhờ nỗ lực của Matthieu Ricard. Tất cả những hoạt động đó nằm trong một tu viện thanh bình. Chúng ta thường hay đối chọi quán tưởng và hành động. Làm như thử hai thái độ ấy đối kháng với nhau, mâu thuẫn nhau. Nhìn các nhà sư trong tu viện, tôi nhận thấy ta có thể tích cực buông xả thực sự ở bên trong và rất uyển chuyển, mở lòng ra ở bên ngoài. Nhưng đâu có cần nhất thiết phải phân biệt bên ngoài và bên trong nhỉ?

Chủ nhân còn ân cần đưa tôi đến gặp một vị sư thầy thuốc đến từ Tây Tạng. Với dáng đi rất yên lặng, mỗi ngày ông đến thăm tôi và đặt vào lưng tôi những ống bầu để xua đuổi những bất quân bình trong cơ thể và mang lại sinh lực cho cuộc sống. Chưa bao giờ tôi gặp một ông thầy thuốc dịu dàng, thanh bình, an lành như thế. Chỉ nhìn ông thôi là đủ lành bệnh rồi. Mỗi lần ông lấy ra một ống bầu đầy hiệu nghiệm ấy, bàn tay ông ngừng lại như thử mỗi cử chỉ của ông đều là thiêng liêng. Một hôm, ông thấy dưới đất cây thánh giá nhỏ mà tôi hằng mang theo trong mình. Bằng một thứ tiếng Anh vừa học, ông nói: “Ông phải kính trọng hơn nữa cái này”. Rồi rất long trọng, ông lượm thánh giá lên, nâng trên hai bàn tay để đặt trên bàn cạnh giường tôi nằm. Ông cắt nghĩa cho tôi rằng sức khỏe của tôi tùy thuộc ít nhất là 50% vào tâm linh của tôi. Và ông khuyến khích tôi cầu nguyện Thượng Đế của tôi sâu lắng hơn nữa. Tấm lòng rộng rãi của ông làm tôi xúc động vô tả. Một tín đồ của một tôn giáo thúc đẩy một tín đồ của một tôn giáo khác cầu nguyện thêm nữa, quả là chứng từ của một đầu óc rộng và một trái tim lớn. Từ đó cho đến nay, không ngày nào tôi không đọc một trang của nhà ẩn tu Thiên Chúa giáo Eckhart mà tôi đã khám phá lại trong chính quê hương của đức Phật. Nhà bí tu ấy mời gọi tôi đến với sự thanh bình, sự buông xả, đến với tự do mà nụ cười của các vị sư ở Nepal và hai cánh tay mở rộng đón chào của họ đã đánh thức dậy trong lòng tôi.

Bên cạnh ông thầy thuốc của tôi, bên cạnh Matthieu Ricard, đời sống vén ra cho tôi thấy tất cả vẻ đơn sơ và dịu dàng. Tranh chấp đã chấm dứt để một đầu óc trẻ thơ được hồi xuân - trẻ thơ chứ không phải ấu trĩ một chút nào.”


Tôi nghĩ đây không phải chỉ là “vốn”. Đây là cả gia tài của một dân tộc. Đây là cả một nền văn minh. Nền văn minh ấy, cái “vốn” ấy của cả một dân tộc đang bị một chính sách đồng hóa dần dần hủy diệt. Tổ tiên của chúng ta đã lâm vào cảnh ấy trong suốt lịch sử. Cho nên, hơn ai hết, chúng ta đau lòng.

Chúng ta càng đau lòng thêm khi cái “vốn” ấy cũng cùng một thể với cái “vốn” của chính chúng ta. Có dân tộc nào khoan dung hơn dân tộc chúng ta? Vậy mà con cháu cứ chiến tranh hoài trong tư tưởng. Có cái “vốn” nào lớn hơn sự hòa hợp dân tộc? Sao vẫn hoài phân ly? Dù được định nghĩa dưới dạng văn hóa, kinh tế hay xã hội, không có cái vốn nào vĩ đại hơn nụ cười, sự thanh thản, và hai cánh tay mở rộng.

Nguồn: Tia Sáng - Xuân Quý Tỵ 2013



Thanked by 3 Members:

#5 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 29/01/2014 - 00:59

THỬ TÌM HIỂU VỀ CHIẾC BÁNH CHƯNG VUÔNG

Nguyễn Trung Thuần


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


NỘI DUNG :
1. Về Bánh Chưng và Gốc Tích Chiếc Bánh Chưng
2. Bánh Chưng Chỉ Có ở Việt Nam?
3. Sự Khác Nhau và Giống Nhau Giữa Bánh Chưng Việt Nam với Bánh Chưng Triệu Khánh
4. Thử Lí Giải Hiện Tượng Có Tập Tục Ăn Bánh Chưng Tết Giống Hệt Nhau giữa VN với Triệu Khánh Dựa Theo Quan Điểm của “Nhân Học Văn Hóa và Mối Quan Hệ Trung Tâm – Ngoại Vi”.
5. Về Các Tên Gọi “Bánh Chưng”, “Lá Dong”.
6. Về Triết Lí Trời Tròn Đất Vuông Cho Bánh Chưng Bánh Dày?


______________________________-

1. Về Bánh Chưng và Gốc Tích Chiếc Bánh Chưng

Chiếc bánh chưng vuông ta vẫn gói, vẫn ăn trong mỗi dịp Tết đến, thân thuộc là thế, tưởng chừng như chẳng còn gì để bàn để nói. Ấy vậy mà khi đi sâu tìm hiểu về gốc tích của nó, vẫn phát hiện ra nhiều điều thú vị, nhiều điều phải ngẫm phải suy.

Bánh chưng lâu nay vẫn được coi là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt, ban đầu được làm ra nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Bánh chưng thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày giổ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3Âm lịch hàng năm).

Theo quan điểm của nhiều người, bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được nhắc lại trong truyền thuyết, đồng thời có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Gốc tích chiếc bánh chưng luôn được gắn liền với Sự tích bánh chưng bánh dày trong truyền thuyết, có liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời Vua Hùng thứ 6, sự tích muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc. Và rồi xưa nay, sự tích-truyền thuyết ấy luôn là lời giải thích cho ý nghĩa cũng như nguồn cội của chiếc bánh chưng bánh dày, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn minh lúa nước.

Truyện bánh chưng

Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi hai vị quan lang và công chúa lại mà phán rằng: "Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi". Các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duá có vị công tử thứ 18 là Lang Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, vì cô đơn mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: "Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ". Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: "Thần nhân giúp ta vậy!". Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duá có Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Lang Liêu được nhất. Đến ngày Tết, vua thường lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước, đến nay đổi tên Lang Liêu thành Tiết Liệu. Vua bèn truyền ngôi cho Liêu, anh em 21 người đều được chia giữ các nơi phiên trấn, tụ tập bộ đảng mà thành phiên quốc. Về sau, các tướng tranh giành nhau thường dựng mộc sách (hàng rào bằng gỗ) để phòng ngự; cho nên, từ đó mới có sách, thôn, trang, phường.

Nguyên văn:

夜梦神人告曰:「天地之物所 贵於人,无过米。所以养人,人能壮也。食不能厌,他物莫能先。当以糯米作饼,或方或圆,以象天地之形,叶包其外,中藏美味,以寓父母生育之重(一作 状)。」郎僚惊觉,喜曰:「神人助我也。」遵而行之。乃以糯米择其精白,选用圆完无缺折者,淅之洁静,以青色叶包裹为方形,置珍甘美味在其中,以象天地包 藏万物焉。煮而熟之,故曰蒸饼。又以糯米炊熟,捣而烂之,捏作圆形以象天,故曰薄持饼。
至期,王命诸子具陈所献,历而观之,无物不有。惟郎僚独献蒸饼、薄持饼。王惊异,问之,郎僚具以梦对。王亲尝之,适口不厌,胜於诸子所陈之物,叹美良久。乃以郎僚为第一,岁时节候,常以是饼奉事父母,天下效之至今。以名郎僚,故呼谓节料。
初,王传位於郎僚,兄弟二十一人,分守藩篱,立为部党,以为藩国。迨後众将争长,各立木栅以遮护之,故曰栅、曰村、曰庄、曰坊,自此始。

2. Bánh Chưng Chỉ Có ở Việt Nam ?

Bấy nay, chắc rằng trong tiềm thức người Việt, bánh chưng cùng với tục ăn bánh chưng ngày Tết là chỉ riêng có ở Việt Nam, chắc rằng cũng chẳng có ai nghi ngờ cái “độc quyền” này.

Bởi cả đời luôn mang trong mình suy nghĩ ấy, nên khi biết được sự thực không phải vậy, chúng tôi đã vô cùng bất ngờ.

Nhờ việc quyết tâm tìm cho được nguồn gốc của từ “bánh chưng”, mà mối lương duyên nào đó đã dẫn chúng tôi đến với chiếc bánh chưng Triệu Khánh, ở Quảng Đông Trung Quốc, với vùng đất cùng tên cùng có tục ăn bánh chưng ngày Tết y hệt người Việt mình.

Hãy nghe người Trung Quốc nói về chiếc bánh chưng này:

Bánh chưng (tiếng Hán 裹蒸, âm Hán-Việt “quả chưng”, thường gọi là裹蒸粽), được coi là “Trà điểm vương” (vua món điểm tâm), là đặc sản chính hiệu của thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, một loại bánh nhà nhà đều biết ở khu vực Lĩnh Nam.

Triệu Khánh ở phía tây Quảng Đông, tự hào với cố đô Lĩnh Nam. Bánh chưng là đặc sản chính hiệu của Triệu Khánh.

Bánh chưng Triệu Khánh truyền thống có hình gối hoặc hình kim tự tháp Ai Cập, dùng gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ (thịt sấn hoặt thịt dọi), cho thêm một ít muối tinh, dầu lạc, ngũ vị hương, rượu, vừng trắng…làm thành. . Phải dùng loại lá dong (冬叶dòngyè) chỉ có ở hai bờ sông Tây Giang để gói bánh chưng, thì mới có mùi thơm đặc biệt và có tác dụng chống mốc rất tốt. Bánh được buộc bằng 水草(cói?) riêng có ở vùng này. Bánh chưng Triệu Khánh hương vị thơm ngon, ăn ngon mềm, béo mà không ngấy, thơm ngọt vừa miệng, hương vị độc đáo. Là món ăn truyền thống được dân bản địa ưa thích vào ngày Tết. Trong dân gian Triệu Khánh, xưa nay bánh chưng luôn là món ăn của ngày Tết.

Ngày nay, khắp đường phố ngõ ngách Triệu Khánh, đâu cũng bắt gặp bánh chưng Triệu Khánh, sánh danh với nghiên mực Đoan Khê. Cho đến hiện giờ, Triệu Khánh vẫn làm bánh chưng bằng tay.

Nguyên liệu chủ yếu của bánh chưng Triệu Khánh là gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ (sấn hoặt dọi), theo tỉ lệ 10:6:4, chiếc bánh đã gói xong chưa luộc có trọng lượng khoảng 0,5kg. Bánh bán thành phẩm phải cho vào nồi lớn luộc lửa to trong 8 tiếng, vừa luộc vừa đổ thêm nước vào, cho đến khi gạo nếp, đỗ xanh, thịt chín quyện vào với nhau là được, gọi là “bánh chưng thịt khổ”

Hiện nay trên thị trường cá biệt có những cửa hàng bán bánh hưng Triệu Khánh vào ngày Tết, ngoài dùng gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ ra, còn cho thêm cả nấm đông cô, trứng gà, lạp xường…. Loại bánh này được coi là vua bánh chưng đặc chủng Triệu Khánh. Nhân bánh chưng hiện giờ gồm có ngũ vị hương, lòng đỏ trứng muối, thịt gà quay, thịt vịt quay, xá xíu...
Lá dong là nguyên liệu riêng để làm bánh chưng Triệu Khánh, thuộc loại thực vật sống trong bóng râm, tính lạnh, giàu diệp lục tố chlorophyll, sống ở nơi sơn cốc, khe suối, hiện chỉ có ở hai bờ sông Tây Giang, nghe nói hái vào mùa đông là tốt nhất, có các đặc điểm là màu xanh, lá thơm, mềm mại, chống mốc.

Lá dong được chia làm 2 loại là lá dong thật và lá dong dại. Lá dong thật mặt lá xanh, luộc bánh xong vẫn giữ được màu xanh; lá dong dại phiến lá nhỏ hơn lá dong thật một chút, vị hơi đắng chát.

Theo sách “Quảng phủ tân ngữ” có ghi: “Có loại lá dong, to như lá chuối tiêu, lá ướt dùng để gói bánh chưng … Vùng Miền Nam nóng, rất dễ bị mốc, chỉ có lá dong là có thể giữ lâu được”.

Đặc điểm độc đáo của bánh chưng Triệu Khánh chính là dùng lá dong to gói bánh, lá dong không những thơm, mà còn có thể giữ tươi. Lá dong tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giáng hỏa.

Bấy lâu nay, 裹蒸 là món ăn truyền thống vào ngày Tết của khu vực Triệu Khánh. Khi Tết sắp đến, phụ nữ ở Triệu Khánh bắt đầu bận rộn hẳn lên. Ngay từ sáng sớm, họ đã ra chợ để chọn lá dong. Lá dong là đặc sản của vùng này, nghe nói mọc ở sâu trong Đỉnh Hồ Sơn,thừa hưởng tinh hoa của trời đất, hấp thụ sương mưa của thiên nhiên, vì thế mà có đặc điểm to nõn nà, xanh mướt, mềm mại, chống mốc…

Còn trong thực tế, rất nhiều người trong thôn thường biết tìm cho mình nơi để trồng một ít cây lá dong, lá dong là loài thực vật rất dễ sống, sau nhà bên nhà, đầu ruộng đều có thể trồng được, chẳng phản bận tâm. Đợi đến cuối năm lúc cần phải gói bánh chưng là có thể cắt về, tự cung tự túc

Lá dong gói bánh chưng tốt nhất là chọn dùng lá già, lá dong trước khi dung phải dung nướ nóng dội qua một lượt, để lá trở nên dai mềm hơn dễ gói, lại khử được vị đắng chát của lá. Gạo nếp, đỗ xanh đều phải là loại trong năm thì mới tốt. Gạo nếp vo sạch ngâm, đỗ xanh bỏ vỏ xay vỡ, sang bỏ đỗ lép. Thịt lợn làm nhân khá cầu kì, chọn loại thịt ba chỉ thượng thặng nửa nạc nửa mỡ; trộn thành “ngũ hương” là một bước then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị bánh. Bánh chưng là món ăn dân gian truyền thống, nhà nào cũng có bí quyết pha trộn riêng, khác với loại có ngũ vị hương mua ngoài chợ.

Dụng cụ nấu bánh chưng truyền thống là cái cóng lớn hoặc thùng sắt, người dân thường dùng thùng phuy đựng dầu, trước khi đun bôi một lớp sơn bùn ra bên ngoài, để thùng khỏi bị đen.
Nghe nói, truyền thống này đã có gần 2000 năm, thể hiện được những đặc điểm nguyên vị nguyên hương của bánh chưng.

Cách ăn bánh chưng Triệu Khánh cũng có vẻ độc đáo riêng, người bản địa thường sau khi nhấc chiếc bánh chưng nóng hổi hổi ra khỏi nồi xong, bóc lớp lá dong, cho thêm cần tây, hành xắt nhuyễn và vừng, rồi xức thêm một ít dầu lạc và nước tương, khi nào ăn thì chấm, rất ngon; còn một cách ăn khác là bóc lá xong, nhúng bánh chưng vào nước trứng đánh rồi rán lên cho vàng, vỏ giòn.

Người ta thích ăn nhất vẫn là “bánh chưng ra lò” vừa vớt khỏi nồi, không cho thêm bất cứ gia vị gì, ăn trực tiếp luôn. Bánh chưng mới vớt khỏi nồi, lá dong qua nấu chín đã biến thành màu xanh sẫm lớp mặt gạo nếp hấp thụ chất diệp lục từ lá dong, tạo thành một màu xanh nhạt trong suốt, mùi thơm quyện giữa lá dong với gạo nếp, đỗ xanh khiến cho người ta thèm ăn dỏ rãi, vị thơm ngọt ngon miệng của nó ăn xong vẫn còn lưu lại nơi miệng. Nghe nói rất có tác dụng bổ trung ích khí, trị đái đêm và làm tăng calo. Vào tiết trời mùa Xuân se lạnh, bánh chưng trở thành món ăn truyền thống vào mỗi độ người người đón Tết quả thực có hiệu quả riêng của nó.

Người Hồi sống ở Triệu Khánh cũng có tập quán gói bánh chưng, họ lại dùng thịt bò làm nhân, gọi là “Bánh chưng Halal”; tín đồ Phật giáo thì làm nhân bằng lạc, bạch quả, đông cô, gọi là “bánh chưng chay”

Ngoài bánh chưng làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, nhân thịt lợn ra, thời nay còn phát triển các loại mới như bằng gạo nếp cẩm… giàu chất dinh dưỡng hơn, còn nhân thì hết sức đa dạng, người ta cho vào nào là đông cô, bạch quả, hạt dẻ, lạp xường, vịt quay, lòng đỏ trứng, thịt xông khói…; còn có loại bánh chưng hạng sang cho trứng muối Hồ Bắc, sò điệp Nhật bản, cá chình khô, nhân lạc…gói bằng lá sen, luộc trong 4 tiếng… Song phần đông mọi người vẫn làm bánh chưng bằng gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn có vị nguyên gốc.

Có những thực khách cho là bánh chưng Triệu Khánh quá to, nhân chẳng có gì thay đổi suốt bao nhiêu năm qua, hơi ngấy. Bánh chưng truyền thống to là vì ngay từ buổi đầu sáng tạo ra, nó đã được làm để đáp ứng công việc lao động trên núi của người nông dân, bởi bánh chưng một khi đã được luộc chin là có thể để được tới vài ngày mà không bị hỏng, so với cơm canh thông thường, người nông dân có lên núi lao động tới vài ngày cũng không lo bị đói. Hơn nữa, vào những năm 60-80 thế kỉ trước, người dân Triệu Khánh còn tương đối nghèo, một chiếc bánh chưng thường đủ cho khẩu phần ăn 1 ngày cho cả nhà. Vì thế, bánh chưng to vẫn được phần đông người lao động đón nhận

Lịch sử và truyền thuyết

Bánh chưng còn từng được làm cống phẩm, “Nam Tề thư” (《南齊書》) có ghi: Trong ngự thiện của hoàng đế, có món ngon裹蒸. Hoàng đế rất thích: “Tôi ăn món này không hết, nên chia ra làm bốn phần, để lại làm bữa tối”

“Nam Tề thư”, ghi lại Nam Tề Tiêu Tề vương triều, từ năm nguyên niên Kiến nguyên Tề Cao Đế (năm 479) đến năm thứ 2 Trung hưng Tề Hòa Đế (năm 502), tổng cộng các chuyện sử trong 23 năm.

Bánh chưng là lễ vật cần phải có để đi chúc Tết người thân vào dịp Tết nguyên đán, Tết Đoan ngọ, tượng trưng cho sự sung túc và may mắn trong năm tới. Nhà thơ đời Thanh Vương Sĩ Trinh có thơ ca ngợi cảnh rầm rộ nấu bánh chưng đêm Giao thừa (trừ tịch) ở thành hương Triệu Khánh: 除夕濃煙籠紫陌,家家塵甑裹蒸香 Trừ tịch nồng yên lung tử mạch, Gia gia trần tắng quả chưng hương (Giao thừa lửa đượm khói tím bay, Nhà nhà đen nồi bánh chưng thơm).
Truyền thống làm bánh chưng ở Triệu Khánh đã có từ đời Tần. Có 2 lưu truyền về khởi nguồn của nó. Một là vào thời Lĩnh Nam, quân Tần chinh phạt thống trị, lúc nào cũng đem theo mình nắm cơm gói lá đã nấu chín ở nơi đồn trú. Hai là nông dân thời ấy khi đi làm đồng đem theo mình nắm cơm gói lá đã nấu chín để ăn bất cứ lúc nào.

“Trong chiếc bánh chưng Triệu Khánh có ẩn chứa một câu chuyện truyền thuyết tình yêu đầy lãng mạn cảm động – Tương truyền vào thời xưa, ở Đoan Châu có một đôi trai gái, cô gái tên là A Thanh, chàng trai tên là A Quả, đem lòng yêu nhau tha thiết. Nhưng cha mẹ A Thanh cho rằng A Quả chỉ là một chàng thư sinh, chẳng có tiền bạc và thanh thế gì, nên không cho phép con gái mình được yêu chàng trai. Bởi thế, A Quả đã lập chí vươn lên. Kì thi năm ấy lại tới, chàng sửa soạn hành lí tới kinh thành. Sớm ấy, A Thanh tới đưa tặng một nắm cơm nếp đỗ xanh gói bằng lá dong, dặn chàng đi giữ cẩn thận khi đi đường, đừng quên tình cảm đôi bên. A Quả đỗ cao Trạng nguyên, nhà vua muốn vời làm phò mã, A Quả không thuận. Nhà vua nổi giận bắt giam. A Quả ngày ngày cầm nắm cơm khóc, công chúa lấy làm lạ, A Quả nói: Cám bã còn không vứt nữa là nắm cơm? Công chúa vô cùng cảm động, bèn tha cho A Quả về quê. A Quả và A Thanh cuối cùng đều biến thành tiên. Người đời sau phát hiện thấy dùng lá dong gói cơm nắm làm bằng các nguyên liệu gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… rất thơm ngon, bèn đua nhau bắt chước, cho đến sau nàyrồi trở thành thứ nhà nhà đều làm sẵn mỗi khi ăn Tết ở Đoan Châu. Quả chưng 裹蒸 có nghĩa là “Quả Thanh” vậy.”

Triệu Khánh là nơi nào vậy? Đó chính là thành phố Triệu Khánh trên đất Trung Quốc.

Thành phố Triệu Khánh hiện là thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông, nằm ở chính tây tỉnh Quảng Đông, và cũng là phía tây châu thổ Châu Giang. tây giáp Ngô Châu và Hạ Châu Quảng Tây, nam giáp Vân Phù, Dương Giang, Giang Môn, đông giáp Phật Sơn, tựa lưng vào Thanh Viễn, là trục giao thông trọng yếu thông tới các tỉnh Tây Nam là khu vực phát triển ven biển. Diện tích 15 nghìn km2. Dòng chính Châu Giang chảy xuyên qua Tây Giang. Bắc gối vào Bắc Lĩnh, đối mặt với Tây Giang, án ngữ phía trên Thương Ngô, dưới chặn Nam Hải (Biển Đông), là cửa ngõ Việt Tây, nổi tiếng là “Nghiên đô Trung Quốc” (làm nghiên mực nổi tiếng). Triệu Khánh là danh thành văn hóa lịch sử quốc gia của Trung Quốc, với nền văn hóa sâu đậm hương vị Lĩnh Nam, chính là cái nôi và là nơi hưng thịnh của văn hóa Lĩnh Nam, văn hóa Quảng Phủ. Đồng thời, Triệu Khánh còn là thành phố du lịch, thành phố hoa viên nổi tiếng của Trung Quốc, chính quyền thành phố đặt ở khu Đoan Châu.
Bản đồ Triệu Khánh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




3. Sự Khác Nhau và Giống Nhau Giữa Bánh Chưng Việt Nam với Bánh Chưng Triệu Khánh

Đọc xong những dòng trên, có lẽ chúng ta đều cảm thấy giật mình trước sự giống nhau đến kì lạ về tập tục nấu bánh chưng (theo lối cổ truyền) của hai nơi. Cảnh tượng tấp nập lo cho nồi bánh chưng ngày Tết sao mà giống nhau đến thế: từ khâu chuẩn bị lựa chọn kĩ lưỡng các loại nguyên liệu chính như lá dong, gạo, thịt…(lá dong, gạo nếp, đỗ xanh thịt lợn phải như thế nào là chuẩn là ngon), cho đến khâu rửa lá, đãi gạo, đãi đỗ, thái miếng thịt làm nhân, đến cả dụng cụ luộc bánh… Công thức gói bánh thì đúng là giống nhau một chín một mười, chỉ khác nhau một chi tiết cơ bản nhất: Bánh chưng Việt Nam có hình vuông, còn bánh chưng Triệu Khánh có hình 3 góc 4 mặt. Họ bảo rằng, gói bánh chưng hình như vậy sẽ tận dụng được lợi thế của góc lá, buộc bánh được chặt hơn.
Bánh Chưng Triệu Khánh (地道的肇庆美食(裹蒸粽)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 29/01/2014 - 01:02


#6 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 29/01/2014 - 01:00

Bánh chưng Việt Nam được lưu truyền dưới dạng truyền thuyết, được chép trong “Lĩnh nam chích quái”.

Theo Truyện bánh chưng trong “Lĩnh nam chích quái”, bánh chưng Việt Nam có từ đời Vua Hùng thứ 6, cách nay khoảng 4000 năm (?) thì là có trước bánh chưng Triệu Khánh (?)

Bánh chưng Triệu Khánh được lưu truyền cả trong sách (“Nam Tề thư” (《南齊書》), trong thơ cổ, lẫn cả truyền thuyết.


Bánh chưng Triệu Khánh được dùng làm cống phẩm dâng vua làm ngự thiện.


Bánh chưng Việt Nam được nâng lên tầm “thiêng hóa” (từ của Trần Quốc Vượng): Cùng với bánh dày được dùng trong lễ Giỗ Tổ Vua Hùng.

Cứ đến ngày Giỗ Tổ 8/3 âm lịch), lễ rước kiệu và dâng lễ vật về Đền Hùng, tưởng nhớ công ơn Tiên tổ, lại được diễn ra long trọng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ.
Bánh chưng, bánh dày là lễ vật quan trọng nhất để dâng các Vua Hùng.
Dâng bánh chưng bánh dày lên các Vua Hùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




4. Thử Lí Giải Hiện Tượng Có Tập Tục Ăn Bánh Chưng Tết Giống Hệt Nhau giữa VN với Triệu Khánh Dựa Theo Quan Điểm của “Nhân Học Văn Hóa và Mối Quan Hệ Trung Tâm – Ngoại Vi”:

4.1. Triệu Khánh là vùng đất nào?

Theo những gì đã được giới thiệu trong những tư liệu có liên quan của Trung Quốc:

Triệu Khánh tự hào vì từng là cố đô Lĩnh Nam. Ở Trung Quốc, nói “Cố đô Lĩnh Nam” là chỉ “thành phố Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông” ngày nay.

Triệu Khánh nổi danh là “Cố đô Lĩnh Nam”, được coi là cái nôi của văn hóa Lĩnh Nam. Ở huyện Khai Phong của Triệu Khánh từng phát hiện được một hóa thạch răng người cách nay 14,8 vạn năm, được giới khảo cổ cho là tổ tiên sớm nhất của người Lĩnh Nam. Các nhà khoa học cho biết, Triệu Khánh vừa là nơi khởi nguồn của Việt ngữ (粤语), lại vừa là vùng cốt lõi của diễn tiến giao thoa giữa văn hóa dân tộc bản địa Lĩnh Nam với văn hóa Trung Nguyên, đồng thời còn là cửa ngõ để văn hóa Phương Tây đi vào nội địa Trung Quốc từ Áo Môn.

Lĩnh Nam theo nghĩa rộng chỉ vùng nằm ở phía nam Ngũ Lĩnh, nam Trung Quốc, và vùng Bắc Việt Nam, tương đương với Quảng Đông, Quảng Tây và toàn bộ Hải Nam, cùng một phần khu vực thuộc các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây…, cùng vùng nằm về phía bắc Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam. Còn theo nghĩa hẹp là chỉ chỉ mỗi vùng phần phía nam núi Ngũ Lĩnh ở Nam Trung Quốc, do từ sau đời Tống mới bắt đầu chia thành Quảng Nam Đông Lộ và Quảng Nam Tây lộ, nên Việt Nam mới tách ra, kể từ đó không còn bao gồm vùng Miền Bắc Việt Nam nữa.

Lĩnh Nam còn gọi là Lĩnh Ngoại, Lĩnh Biểu. “Biểu” cũng có nghĩa là “ngoại”. Đây là xét Lĩnh Nam từ vị trí địa lí nằm ở vùng Trung Nguyên. Trong lịch sử, Đường triều Lĩnh Nam đạo còn bao gồm cả vùng Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam thuộc sự cai trị của Hoàng triều Trung Quốc. Sau đời Tống, Bắc Bộ Việt Nam mới tách ra. Khái niệm Lĩnh Nam dần loại Việt Nam ra ngoài. Lĩnh Nam là một vùng môi trường riêng biệt của Trung Quốc, những khu vực này không chỉ gần gũi nhau về môi trường địa lí, mà thói quen sinh hoạt của người dân cũng có rất nhiều điểm tương đồng.

Do những biến động về phân chia hành chính qua các đời mà hiện nay nhắc đến từ Lĩnh Nam là thường chỉ riêng vùng 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam, các huyện thị nằm ở phía nam Ngũ Lĩnh thuộc một phần Giang Tây và Hồ Nam không nằm trong đó.

Lĩnh Nam cổ là đất của Bách Việt, là nơi Bách Việt tộc cư trú.

Còn theo Việt Nam:

Lĩnh Nam là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh trong truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc. Truyền thuyết về vùng đất này có thể liên quan đến giai đoạn Hồng Bàng trong lịch sử Việt Nam.

Kể từ đấy thiên hạ chia đôi. Bắc do vua Đế Nghi cai trị. Nam do Lộc Tục lên ngôi, hiệu là Kinh Dương Vương. Đất Lĩnh Nam phía bắc tới Động Đình hồ, phía nam giáp với nước Hồ Tôn, phía tây giáp với Ba Thục, đông giáp biển Nam Hải. Kinh Dương Vương kết hôn với con gái của Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm. Thái tử Sùng Lãm kế tục ngôi vua lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết hôn với Công chúa Âu Cơ con vua Đế Lai, sinh được trăm con. Lạc Long Quân truyền ngôi cho con trưởng làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Lại phong 99 con mỗi người làm chủ một ấp, vì vậy đất Lĩnh Nam mới có trăm họ. Đó là nguồn gốc Bách Việt.

Tuy nhiên, trong sách "Nghìn xưa văn hiến", các tác giả Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy lại không gộp phần lãnh thổ của người Âu Việt và người Lạc Việt vào Lĩnh Nam, bằng chứng là có những chỗ chú thích Lĩnh Nam khớp với các tỉnh Quý Châu, Quảng Đông và Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc ngày nay.

Nếu đối chiếu với lịch sử Lĩnh Nam mà người Trung Quốc đã nói, thì địa phận Lĩnh Nam theo quan niệm của các tác giả sách "Nghìn xưa văn hiến" là “Lĩnh Nam theo nghĩa hẹp, chỉ chỉ mỗi vùng phần phía nam núi Ngũ Lĩnh ở Nam Trung Quốc, do từ sau đời Tống mới bắt đầu chia thành Quảng Nam Đông Lộ và Quảng Nam Tây lộ, nên Việt Nam mới tách ra, kể từ đó không còn bao gồm vùng Miền Bắc Việt Nam nữa”.

Nếu không gộp phần lãnh thổ của người Âu Việt và người Lạc Việt vào Lĩnh Nam, thì lại mâu thuẫn với nhận định: Truyền thuyết về vùng đất này có thể liên quan đến giai đoạn Hồng Bàng trong lịch sử Việt Nam. Hồng Bàng (Hán tự: 鴻龐 hoặc 鴻厖) là giai đoạn lịch sử thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Nó dựa nhiều trên các truyền thuyết truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học và ghi chép lịch sử.

Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Lãnh thổ của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Hoa ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ phương Bắc.

4.2. Văn Hóa Lĩnh Nam

Văn hóa Lĩnh Nam còn gọi là Văn minh Châu Giang, gọi theo nghĩa hẹp là Văn minh Quảng Đông, theo nghĩa rộng là Văn hóa Nam Việt (南粵, tức Nam Việt Quốc, một quốc gia ở vùng Lĩnh nam, khoảng năm 204 tCn- năm 112/111 tCn). Văn hóa Lĩnh Nam, chỉ văn hóa vùng độc đáo của một dải “vùng Lĩnh Nam” gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam ở phía nam Ngũ Lĩnh. Văn hóa Lĩnh Nam ngày nay chuyên chỉ Văn hóa Nam Việt 南粵, nhất là Quảng Đông có những đặc điểm nổi bật; Văn hóa Lĩnh Nam theo nghĩa hẹp là chỉ riêng Văn hóa Quảng Phủ, Văn hóa Triều Châu và Văn hóa Khách Gia (nhiều khi gọi là văn hóa Lĩnh Đông,Triều Châu còn có tên gọi là thủ ấp Lĩnh Đông). Văn hóa Lĩnh Nam theo nghĩa rộng còn bao gồm vả văn hóa vùng Quan thoại Quảng Tây và văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số bản địa. Các tài liệu khai quật di chỉ tổ tiên người Lĩnh Nam đã chứng minh, văn hóa Lĩnh Nam là văn hóa nguyên sinh. Dựa vào môi trường địa lí và điều kiện lịch sử độc đáo, văn hóa Lĩnh nam có nguồn gốc là văn hóa nông nghiệp và văn hóa biển, trong quá trình đã không ngừng tiếp thu và tích hợp với văn hóa Trung Nguyên và văn hóa hải ngoại, dần dần hình thành nên những đặc điểm độc đáo của riêng mình.

4.3. Hà Hữu Nga từng phân tích về Khái niệm cảnh quan văn hóa trong địa văn hóa hoặc địa lý nhân văn như sau: Theo nhà địa lý học Otto Schluter thì việc sử dụng khái niệm cảnh quan văn hóa được bắt đầu từ đầu thế kỷ XX [James, P.E & Martin G 1981, 177]. Năm 1908, Schluter cho rằng bằng cách định nghĩa khái niệm địa lý là một khoa học cảnh quan Landschaftskunde có nghĩa là khoa học này không có chung chủ đề nghiên cứu với bất kỳ môn khoa học nào khác [Elkins, T.H. 1989, 27]. Ông đã xác định hai loại cảnh quan: i) Urlandschaft cảnh quan gốc, tồn tại trước khi con người làm thay đổi; và ii) Kulturlandschaft cảnh quan văn hóa, do con người tạo ra. Nhiệm vụ chủ yếu của địa lý học là vạch ra những biến đổi trong hai loại cảnh quan này. Carl Sauer là một nhà địa lý nhân văn có lẽ có ảnh hưởng to lớn nhất đến việc thúc đẩy và phát triển ý tưởng về cảnh quan văn hóa [James, P.E & Martin G 1981, 321-324]. Sauer kiên trì nhấn mạnh đến tác nhân văn hóa với tư cách là một lực lượng tạo hình các đặc điểm hữu hình của bề mặt trái đất trong các vùng có phân định ranh giới. Theo định nghĩa của ông thì môi trường vật chất có một ý nghĩa trung tâm, với tư cách là trung gian của các văn hóa nhân văn tác động. Định nghĩa kinh điển của ông về cảnh quan văn hóa được thể hiện như sau: “Cảnh quan văn hóa được hình thành từ một cảnh quan tự nhiên bởi một nhóm văn hóa. Văn hóa là tác nhân, vùng tự nhiên là trung gian, cảnh quan văn hóa là kết quả” [Sauer C. 1925].)

Từ định nghĩa về “Cảnh quan văn hóa” của Sauer C., có thể coi Tập tục nấu bánh chưng ngày Tết ở Việt Nam và Triệu Khánh là những “cảnh quan văn hóa” thu nhỏ, được hiểu theo nghĩa hẹp. Như thế, các cảnh quan văn hóa nấu bánh chưng ngày Tết này được hình thành từ một cảnh quan tự nhiên bởi một nhóm văn hóa. Phải chăng có thể suy ra rằng 2 nơi có tập tục nấu bánh chưng ngày Tết giống hệt nhau này là thuộc cùng một nhóm văn hóa trong cùng một vùng văn hóa Lĩnh Nam xưa?

Vậy nhân tố gì đã làm cho chúng tách ra, một đằng (Việt Nam) chiếc bánh chưng đã được nâng lên tầm “thiêng hóa” – làm lễ vật trong lễ Giỗ Tổ Vua Hùng, được coi là quốc hồn quốc túy của dân tộc, tới mức nhiều người đã nâng lên thành “triết lí bánh chưng bánh dày”; một đằng (Triệu Khánh) tuy cũng từng được dùng làm cống phẩm, song vẫn giữ nguyên ở ý nghĩa đời thường là chính?

Liệu có thể áp dụng thuyết trung tâm-ngoại vi vào để lí giải được không? Nghĩa là 2 cảnh quan nấu bánh chưng này vốn là cùng một nhóm văn hóa thuộc đất Lĩnh Nam theo truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc, rồi vì những lí do lịch sử nào đó mà đã bị tách ra đẩy về 2 tiểu nhóm văn hóa khác nhau?

Từ đây, chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi:

1) Nếu coi Lĩnh Nam bao gồm cả Âu Việt và Lạc Việt, tức Lĩnh Nam theo nghĩa rộng:

Triệu Khánh là cố đô Lĩnh Nam, Lĩnh Nam bao gồm cả Lạc Việt, Bắc Việt Nam ngày nay, tập tục nấu bánh chưng Tết là của cả vùng Lĩnh Nam (?). Xét theo thuyết trung tâm-ngoại vi: Triệu Khánh là trung tâm, Lạc Việt là ngoại vi?

Tập tục nấu bánh chưng còn lưu giữ ở Triệu Khánh (trung tâm), ở Lạc Việt (ngoại vi). Vậy tại sao bánh chưng lại được “thiêng hóa”, nâng thành quốc hồn, quốc túy ở Lạc Việt (ngoại vi) mà không phải là ở Triệu Khánh (trung tâm)?

2) Nếu coi Lĩnh Nam không bao gồm Âu Việt và Lạc Việt, tức Lĩnh Nam theo nghĩa hẹp:

Triệu Khánh và Lạc Việt sẽ thuộc về hai nhóm văn hóa khác nhau. Vậy tại sao cảnh quan tập tục nấu bánh chưng lại giống hệt nhau ở hai nhóm văn hóa khác nhau là văn hóa Lĩnh Nam và văn hóa Lạc Việt?

3) Phải chăng tập tục gói bánh chưng ăn Tết phổ biến khắp cả vùng đất thuộc văn hóa Lĩnh Nam xưa kia?

5. Về Các Tên Gọi “Bánh Chưng”, “Lá Dong”

Chắc hẳn câu hỏi “Vì sao lại gọi là bánh chưng” bấy nay vẫn ám ảnh trong đầu không ít người. Người ta chỉ đồ rằng gọi là bánh chưng vì bánh này được nấu bằng cách “chưng”. Nhưng hiểu thế xem ra cũng chưa ổn. Bởi lẽ, “chưng” trong tiếng Việt có 2 nghĩa:

1. Đun (thức ăn lỏng) cho bốc hơi và đặc lại, như chưng mắm, chưng trứng, chưng lạc, nước mắm chưng…;

2. (từ chuyên môn) Dùng nhiệt làm cho các chất trong một hỗ hợp lần lượt hóa hơi để thu riêng từng chất, như chưng dầu mỏ, chưng than đá… Trong khi đó, bánh chưng lại là bánh được luộc lên trong nồi nhiều giờ.

Tên gọi bánh chưng Triệu Khánh theo tiếng Hán “quả chưng” đã gợi cho chúng ta về nguồn gốc của từ “bánh chưng” trong tiếng Việt.

“Chưng” 蒸 trong tiếng Hán có nghĩa là “đun cách thủy, hấp cách thủy”, là nấu mà không để cho thức ăn tiếp xúc trực tiếp với nước. Như chưng bính 蒸饼 (bánh hấp), chưng lung 蒸笼 (lồng hấp; vỉ hấp), chưng thực 蒸 食(thức ăn hấp; bánh hấp)… Cách hấp bánh bao, hấp sủi cảo, hấp các món cách thủy (cá, trứng…) bằng vỉ hấp hoặc cho vào nồi hấp trong tiếng Hán được gọi là “chưng”. Rõ ràng là thả bánh vào nồi ngập nước để luộc lên, tiếp xúc hẳn với nước, mà sao lại gọi là “chưng”? Có lẽ, so với mấy món hấp nói trên, bánh chưng cũng đã được làm chín bằng lối “cách thủy” nhờ nhiều lớp lá gói bên ngoài, nên cũng được gọi là “chưng?

Nếu coi nguồn gốc của từ bánh chưng là từ từ裹蒸(pinyin: guǒzhēng; âm Hán-Việt: quả chưng; đọc theo âm Việt: của châng), “quả 裹” là “bọc, gói”; “chưng 蒸” là “chưng cách thủy, hấp” thì sẽ có lí hơn. Bởi xét về cả mặt ngôn ngữ lẫn mặt tương đồng về tập tục gói bánh chưng. Cần nhớ rằng, “chưng” trong tiếng Việt không mang nghĩa này.

Một cách trùng hợp, khi xem lại bản gốc bằng tiếng Hán “Truyện bánh chưng” trong “Lĩnh Nam chích quái”, bánh chưng được gọi là 蒸饼 (chưng bính; “bính” là bánh; “chưng bính” nghĩa là “bánh hấp”), tức cũng dùng từ “chưng” theo nghĩa tiếng Hán giống như trên. Mặc dù, rất có thể, tác giả đã mượn Hán văn (Trung Quốc gọi là Văn ngôn văn, một loại ngôn ngữ sách vở thời cổ đại của Trung Quốc), bởi “Lĩnh nam chích quái” được viết bằng Hán Văn, để dịch nghĩa từ “bánh chưng”. Nên không thể dựa vào đây để nói đó là nguồn gốc của từ này. Song có thể nói, đây hẳn là căn nguyên dẫn tới người Việt chúng ta gọi là “bánh chưng” như hiện giờ.

Sự tìm hiểu về nguồn gốc từ “bánh chưng” đã khiến chúng tôi cảm thấy không kém phần lí thú khi tiếp xúc với từ “lá dong” 冬叶dongye (đọc đúng âm là dōng yè) trong tiếng Hán.

Bánh chưng Triệu Khánh được mô tả là gói bằng lá dong. “Lá dong” chữ Hán là 冬叶, pinyin là dongye, âm Hán-Việt là “đông diệp”, “diệp” có nghĩa là “lá” trong tiếng Việt. Khoan hãy xét đến nghĩa chiết tự của từ này, nếu chú ý tới yếu tố “dong” trong dạng pinyin “dongye” của nó, chúng ta sẽ không khỏi giật mình: Sao mà xét về mặt chữ, “dong” trong “dongye” tiếng Hán lại giống với “dong” trong “lá dong” tiếng Việt đến thế? Thử thả trí tưởng tượng một chút, biết đâu xưa kia, chúng đã từng được nói với cùng âm như nhau?

Trong “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn, lá dong đã được nhắc tới qua phần dịch: Sách Quảng Đông tân ngữ [của Trung Quốc] nói: “Đông diệp (lá dong) giống như lá chuối, lúc nó tươi thì dùng để gói bánh, khi khô dung gói đồ vật, bịt vò lọ, để lâu được, chon xuống đất nghìn năm không hư nát. Lá dong khô, dung đánh ngà voi, rất là bóng sáng. Kể các thứ lá dùng ở Việt Trung, chỉ có lá dong là dùng nhiều nhất. Vì thế, có câu điệu Trúc chi (Trúc chi từ - chú thích của LQĐ: một thể ca ở Giang Nam, giống như lối ca dao) rằng:

“Ngũ nguyệt nhai đầu nhân mại diệp, Quyển thành phiến phiến tự ba tiêu”
(Tháng năm người bán lá dong, Khác nào lá chuối bán trong phố phường)

6. Về Triết Lí “Trời Tròn Đất Vuông” Gán Cho Bánh Chưng Bánh Dày?

6.1. Trong các loại bánh cổ truyền của Việt Nam, những loại có hình vuông chỉ đếm được trên đầu ngón tay như bánh chưng, bánh xu sê, bánh cốm…

Trong tiếng Việt, đã nói “bánh chưng” thì dứt khoát là chỉ chiếc bánh chưng vuông, còn những loại bánh cũng thuộc “dòng bánh chưng” mà không có hình vuông (như bánh tét, bánh tày, bánh đòn…) thì chẳng bao giờ được gọi là bánh chưng.
Vì sao lại gói bánh chưng hình vuông?

một số hình bánh chưng vuông ở TQ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lâu nay, dường như đã ăn sâu trong tiềm thức, người ta luôn cho rằng, sở dĩ bánh chưng có hình vuông là người xưa đã gói chúng theo triết lí “trời tròn đất vuông”, bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, bánh dày tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng dùng dâng Giỗ Tổ Vua Hùng cũng có hình vuông.

Ấy vậy mà trong thực tế, ở một số vùng, ngay cả ở Phú Thọ - vùng trung du đất Tổ của các vua Hùng, cũng không thịnh hành gói bánh chưng hình vuông mà gói dạng tròn dài, gọi là "bánh chưng dài", hay "bánh tày". Bánh tày còn là loại bánh Tết ở Kinh Bắc và tại nhiều vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam.

Nên giải thích hiện tượng này ra sao đây?

Trước tiên, xin thử quay về “Truyện bánh chưng” trong “Lĩnh Nam chích quái” để tìm hiểu ngọn ngành xem sao.

Khi so bản dịch đang được phổ biến với nguyên gốc “Lĩnh Nam chích quái” bằng Hán văn:

Bản dịch: (…) Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: "Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ". Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: "Thần nhân giúp ta vậy!". Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn,tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. (…)

Nguyên văn: (…) 夜梦神人告曰:「天地之物所 贵於人,无过米。所以养人,人能壮也。食不能厌,他物莫能先。当以糯米作饼,或方或圆,以象天地之形,叶包其外,中藏美味,以寓父母生育之重(一作 状)。」郎僚惊觉,喜曰:「神人助我也。」遵而行之。乃以糯米择其精白,选用圆完无缺折者,淅之洁静,以青色叶包裹为方形,置珍甘美味在其中,以象天地包 藏万物焉。煮而熟之,故曰蒸饼。又以糯米炊熟,捣而烂之,捏作圆形以象天,故曰薄持饼。(…)

ta sẽ thấy có những điểm “vênh” đáng lưu ý: Câu “lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng” đã được dịch chưa đúng hoàn toàn so với nguyên bản Hán văn. Cần phải dịch lại thành: “lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất bao chứa vạn vật, rồi nấu chín, vì thế mà gọi là bánh chưng”.

Như vậy, trong “Truyện bánh chưng” nói gói bánh chưng hình vuông là “để tượng trưng cho trời đất bao chứa vạn vật”, chứ không phải là “để tượng trưng cho trời đất, vạn vật” . Cách lí giải ý nghĩa của chiếc bánh chưng ở đây là mang tính khái quát, chỉ chung cho trời đất bao chứa vạn vật, chứ không phải nói đích xác là bánh chưng được gói thành hình vuông cụ thể để tượng trưng cho trời. Vì thế không thể vin theo Truyện bánh chưng trong “Lĩnh Nam chích quái” để mà khẳng định “bánh chưng hình vuông là tượng trưng cho trời” được. Lời trong Truyện đâu có nói thế?

Cũng có người sẽ vin vào cớ trong Truyện bảo “Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày”, rồi dùng phép loại suy để nói thứ bánh vuông còn lại dứt khoát phải là bánh chưng, hay nói cách khác, bánh chưng là hình vuông. Thử hỏi suy diễn như vậy liệu có sức thuyết phục không? Ai đó có quyền suy diễn thế nào thì tùy, còn ở đây chúng tôi chỉ muốn nói: Trong Truyện không có câu nào nói bánh chưng được “nặn thành hình vuông tượng trưng cho đất” tương tự như khi nói về bánh dày cả. Người đời nay chỉ dựa vào một câu chuyện kể theo truyền thuyết rồi khẳng định chắc chắn, liệu rằng có quá viển vông?

Vả lại, lấy gì bảo đảm người chép nên Truyện này đã không tự ý đưa ý tưởng gán ghép riêng của mình vào mà không dựa trên một nền tảng triết lí đích thực?

Vậy thì căn cứ vào đâu để khẳng định một cách chắc chắn rằng bánh chưng bánh dày là gắn với triết lí “trời tròn đất vuông”? Chỉ một trong hai cái ấy không tạo được hiệu ứng tương tự. Vuông đứng một mình chỉ là vuông. Tròn đi một mình chỉ là tròn. Nhưng “vuông tròn” sẽ tạo nên khái niệm trời đất,

Chỗ dựa vững chãi nhất cho triết lí này là “Truyện bánh chưng” trong “Lĩnh Nam chích quái” , thế nhưng “Lĩnh Nam chích quái” đâu phải là chính sử? “Lĩnh Nam chích quái” (《嶺南摭怪》), còn gọi là “Lĩnh Nam chích quái truyện” (《嶺南摭怪列傳》), bộ thư tịch cổ của Việt Nam được viết bằng Hán ngữ văn ngôn, nội dung gồm những câu chuyện thần thoại được lưu truyền trong dân gian là chính. Nguyên tác giả chưa rõ, tương truyền là Trần Thế Pháp soạn, thế nhưng Trần Thế Pháp sống vào thời nào vẫn chưa thể biết đích xác, ngay cả nguyên bản “Lĩnh nam chích quái” của ông cũng chẳng được lưu truyền lại, Những câu chuyện thần thoại trong sách đã xuất hiện từ đời Lí Trần. Đến cuối thế kỉ 15, xuất hiện phiên bản 2 quyển gồm hơn 20 truyện do Vũ Quỳnh, Kiều Phú tu đính hiệu chính. Sau này người đời còn thêm những câu chuyện khác nữa vào sách. “Lĩnh Nam chích quái” không phải là thủ bút của một tác giả, mà cũng không phải viết ở cùng một thời kì, chủ yếu là sưu tập từ các truyền thuyết thần thoại Việt Nam, truyện truyền kì Trung Quốc, cùng một số ít thần thoại Ấn Độ.

Cố giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ xưa không phải là hình vuông.

Còn khi bàn về triết lí “trời tròn đất vuông” trong bánh chưng bánh dày, ông nói: "Bánh chưng vuông tượng đất, bánh dày tròn tượng trời là một triết lý rất Trung Hoa nhưng triết lý ấy thực ra còn chưa có ở đời Hán. Vậy, làm gì có chuyện "bánh chưng vuông tượng trời" ra đời ở Việt Nam vào thời Hùng Vương? Ở Cổ Loa, thủ đô của nước Âu Lạc, nơi chỉ cách trung tâm Hà Nội có 17 km mà bây giờ vẫn có rất ít bánh chưng vuông. Họ thường gói bánh chưng tròn, còn gọi là bánh tét hay là bánh tày"

Ông Vượng nói rất có lí, song cái ý ông nói triết lí bánh chưng vuông tượng đất, bánh dày tròn tượng trời “thực ra chưa có ở đời Hán” là để so sánh điều gì? Bởi ngay Trung Quốc cũng có xác định được niên đại cho triết lí “trời tròn đất vuông (tức “thiên viên địa phương”) đâu?

Tốt hơn hết là chúng ta cần tìm hiểu thực hư triết lí “trời tròn đất vuông” là ra sao?

6.2. Trời tròn đất vuông (nguyên văn tiếng Hán: Thiên viên địa phương天圆地方) là một dạng thể hiện của Học thuyết âm dương. Học thuyết âm dương ngũ hành là tư tưởng triết học duy vật biện chứng thô phác cổ đại của Trung Quốc. Văn hóa truyền thống Trung Quốc phong phú tinh thâm, mà Học thuyết âm dương lại là cốt lõi và tinh thần của văn hóa ấy. Học thuyết âm dương, mang màu sắc phép biện chứng thô phác, là phương thức tư duy nhận thức thế giới của các nhà hiền triết Trung Quốc, thực tiễn xã hội mấy ngàn năm đã chứng minh được tính chuẩn xác của nó, mà “thiên viên địa phương” là một dạng thể hiện cụ thể của học thuyết này.

“Thiên viên địa phương” là sự nhận thức về vũ trụ của khoa học cổ đại. Phương pháp chủ yếu trong quá trình nhận thức vũ trụ của người xưa khác hoàn toàn với phương pháp thực nghiệm thực chứng của khoa học hiện đại, “nội chứng” là phương pháp chủ yếu để nhận thức vũ trụ của người xưa, mà phương pháp này là dựa vào mô hình tuần hoàn năng lượng nhất định của sinh mệnh cơ thể để không ngừng tăng cường năng lượng cơ thể tự thân, từ đó đạt tới năng lực vượt qua cảm nhận thông thường của công chúng. Như chúng ta đã biết, năng lực cảm nhận của ngũ quan người thông thường là hữu hạn, đây cũng là là sự giới hạn trong phát triển khoa học hiện đại. Còn các khoa học gia cổ đại thì thông qua tu tập “nội chứng” mà có thể nâng cao được năng lượng tự thân, cuối cùng quan sát được chân tướng của vũ trụ tinh vi và qui luật vận hành năng lượng trong đó: Âm dương ngũ hành. Trong cuốn sách quí Đông y cổ đại Trung Quốc “Hoàng đế nội kinh” đã nêu rất rõ học thuyết ngũ vận lục khí, học thuyết này về bản chất là sự tổng kết sự vận hành nguồn năng lượng trời đất ở những tầng cấp nhất định, mà người xưa đã phát hiện thấy, mỗi khi nguồn năng lượng trong trời đất có sự biến đổi, sẽ dần được thể hiện ở thế giới tương đối vĩ mô mà người ta có thể nhìn thấy, chẳng hạn như khi mùa xuân tới dùng nguồn năng lượng thuộc “mộc” lấy đông phương thất túc làm đại diện, thì mặt đất sẽ tan băng, hạt giống bắt đầu nảy mầm, mọi sinh mệnh đều được loại năng lượng này đánh thức, bước vào vòng “Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tang” mới, cùng với sự thay đổi của 4 mùa, trạng thái sức khỏe của cơ thể cũng chịu những sự tác động khác nhau

Do loại năng lượng này có chu kì quay vòng 60 năm, lặp đi lặp lại, như vòng tròn bất tận, nên người xưa nói là “thiên viên” (“天圆”), dùng để miêu tả đặc điểm của thời gian. Đồng thời, người xưa khi nói về phương vị, lại dùng “4 mặt 8 hướng” (“tứ diện bát phương”) để miêu tả, còn gọi là “địa phương” (“地方”). “Thiên viên địa phương” chính là nói về không gian và thời gian, cũng chính là nói về diện mạo thực của vũ trụ!

Trong “trời tròn đất vuông” còn hàm chứa một lí thuyết tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Quốc: Vạn sự vạn vật đều từ không đến có, đồng thời còn có mối quan hệ chặt chẽ với sự biến đổi năng lượng trong trời đất, cho nên người xưa nói “thiên địa hợp nhất”

Gốc rễ bản chất của “Thiên viên địa phương” là bắt nguồn từ sự tiến hóa của Bát quái tiên thiên, suy ra vận hành đồ của trời đất, cũng chính là Thiên viên địa phương đồ (Do nhà tu hành Đạo gia Trần Đoàn lão tổ truyền lại)

Thiên viên địa phương đồ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thiên viên địa phương đồ: Các hình quẻ bao quanh tròn bên ngoài đại diện cho qui luận vận hành của trời, còn những hình quẻ xếp thành hình vuông ở bên trong thì đại diện cho qui luật vận hành của đất. trong đó, trời là chủ, đất là thứ, trời là dương, đất là âm. Âm dương cảm ứng lẫn nhau, sinh thành trời đất vạn vật, con người nằm trong đó được cấu thành bởi các chất tinh hoa của đất trời. Vì thế mà con người được coi là linh của trời đất vạn vật, có thể cảm thông được với vạn vật, là kẻ tối linh.

Ghi chép lịch sử

Sách “Thượng thư. Ngu Thư. Nghiêu thư” ngay mở đầu đã nói Nghiêu đợi cho thiên hạ thái bình xong: Sẽ vâng lệnh Hi Hòa (nữ thần Mặt Trời của Trung Quốc), tự thay trời để tính ra sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, sao, truyền dạy về thời vụ cho bách tính. Tiếp đó vâng lệnh Hi Hòa, Hi Trọng, Hòa Trọng, Hòa Thúc chia ra đi khắp bốn phương để truyền bá văn minh (tức nội dung minh giáo), đó chính là lí thuyết và thực hành về “thiên viên địa phương” sớm nhất. Trong đó có thể lấy chứng cứ từ Hà đồ Lạc thư, “thiên viên – trời tròn” cố nhiên không phải là sự nhận thức tinh xác như ngày nay, song đã uẩn súc thứ vũ trụ quan thô phác, còn “địa phương” thì chỉ hệ tọa độ đất bằng, “phương 方” chỉ phương vị hoặc góc phương vị, tức Tí đại diện cho hướng Bắc, Ngọ đại diện cho hướng Nam, Dậu đại diện cho hướng Tây, Mão đại diện cho hướng Đông, đồng thời dùng 12 Địa chi, 8 Thiên can, 4 Quái tượng để biểu thị 24 phương hướng, hợp thành chỉnh thể Chu thiên (vòn tròn 360 độ). Đây mới là diện mạo thực của Thiên viên địa phương.

Nội hàm văn hóa

Đạo gia cho rằng: “Trời tròn (Thiên viên)” về mặt tâm tính phải viên xúc mới có thể thông đạt; “đất vuông (địa phương)” về mệnh sự phải nghiêm cẩn điều lệ; văn hóa Trung Quốc đề xướng “Thiên nhân hợp nhất”, coi trọng hiệu pháp tự nhiên, nguyên tắc “thiên viên địa phương” được suy tôn trong thuật phong thủy chính là một loại chú giải đặc thù về vũ trụ quan này. “Viên (tròn) thì wunie, nghĩa là ‘bất an’, phương (vuông) là ‘lận sắc –thu lại’

( “圆则杌棿(wunie,音乌捏,意为不安),方为吝啬”) là mệnh đề triết học của Dương Hùng đời Tây Hán. “Viên “tròn)” chỉ trời; wunie杌棿 chỉ động dao bất định; “phương (vuông)” chỉ đất, “lận sắc” chỉ thu liễm (thu lại). “Viên tắc wunie, phương vi lận sắc” (“圆则杌棿,方为吝啬”)
Có nghĩa là : Trời tròn thì sản sinh vận động biến hóa, đất vuông thì thu liễm tịnh chỉ (thu lại tĩnh tại).

Truy cầu sự phát triển biến hóa, thì chúng ta mới có thành tựu về sự nghiệp, loài người mới không ngừng tiến bộ; mong muốn tĩnh tại ổn định, thì chúng ta mới có được cuộc sống an nhàn, thế giới mới được chung sống hòa bình. Kiến trúc là do con người tạo nên, nó tất thể hiện sự truy cầu và lòng ước vọng của con người, vì thế “thiên viên địa phương” là nội dung không thể thiếu trong kiến trúc của loài người.

Theo người xưa, “vuông, tròn” ở đây vốn không phải là hình hình học có giới hạn, mà là một sự trừu tượng về tính chất. Cũng giống như ngũ hành trong cơ thể, không thể cảm nhận một cách ngớ ngẩn mà nói trong cơ thể người có sinh gỗ và sinh vàng.

Nếu cho “ vuông, tròn” ở đây là hình hình học, vậy thì vật lạ Hỗn thiên nghi có hình tròn được lưu truyền suốt từ đời Hán đến đời Thanh là từ đâu tới?

Cho nên ý nghĩa của “tròn” ở đây phải là ý nghĩa thể hiện sự biến động, linh hoạt, cứu tế cho, đó chính là quẻ Càn, còn ý nghĩa của “vuông” ở đây là ý nghĩa thể hiện sự thừa tải, ổn định, bất động, đó chính là quẻ Khôn, chứ không phải là hình hình học theo nghĩa hẹp. Ví dụ như làm người đối nhân xử thế phải “ngoài tròn trong vuông” (ngoài mặt thì xuề xòa, bên trong thì cương quyết) chính là thể hiện ngữ nghĩa này.

“Vuông tròn” trong kiến trúc hoặc về hình học cũng chỉ là một sự tượng trưng cho tính chất trừu tượng này.

“Vuông tròn” không hề bị giới hạn trong hình hình học, mà là một loại trừu tượng triết học.

Khái niệm 2 của “thiên viên địa phương”: Trời có hình tròn, đất có 4 phương, chứ không phải là chúng ta nghĩ một cách đương nhiên rằng đất có hình vuông. Các học giả xưa không thể ngu ngốc đến mức định bằng một lời như thế, mà không có khoảng chừa nào.

“Thiên viên địa phương” không hề là hình dạng, ngay từ thời “Kinh dịch” đã có quan niệm tương tự, quẻ Khôn là nói về sự ngay thẳng, đứng đắn, chính trực, có thể thấy “phương” ở đây chỉ một loại phẩm chất, một phẩm chất ngay thẳng, chính trực. Trong “Hoàng đế nội kinh” cũng có “thiên viên địa phương”, đầu tròn chân vuông để ứng với nó.

6. 3. Khái niệm “vuông tròn” trong văn hóa Việt

Khái niệm “vuông tròn” trong văn hóa Việt cũng không phải chỉ “vuông”, “tròn” theo nghĩa hình hình học, mà cũng mang ý nghĩa khái quát. Từ “vuông tròn” trong tiếng Việt chỉ sự tốt đẹp về mọi mặt, thường nói về chuyện tình duyên hay việc sinh đẻ, như sinh nở được vuông tròn, mẹ tròn con vuông (có nghĩa là cuộc sinh nở tốt đẹp bình thường, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh, một kết quả đúng như người ta trông đợi.), hay tính cuộc vuông tròn (có nghĩa là tính chuyện hôn nhân).

Khi nói “mẹ tròn con vuông” là người ta muốn nói một kết quả tốt đẹp. Chứ mẹ đâu có tròn. Trong thời gian đang mang bầu thì còn cái bụng tròn. Nhưng sau khi sanh rồi đâu còn tròn nữa. Còn con thì nhất định không thể vuông được. Trên thực tế, nếu một sản phụ không may đẻ ra một đứa trẻ có hình dạng thực sự vuông là điều thậm vô phúc.

Hãy lấy một câu khác: “Trăm năm tính chuyện vuông tròn” . “Chuyện vuông tròn” là chuyện lứa đôi, chuyện âm dương kết hợp để tồn tại và tiếp nối dòng sinh hóa.

Hoặc:


Đấy mà xử ngãi (nghĩa) vuông tròn
Ngàn năm ly biệt vẫn còn đợi trông
(Ca dao)


“Ngãi vuông tròn” là nghĩa vợ chồng, nghĩa thủy chung.

Đó là chuyện ăn đời ở kiếp với nhau.

Tiếng Việt cũng có “ngoài tròn trong vuông” nói về phép ứng xử khôn khéo…

Qua đây có thể thấy, nếu đem triết lí “trời tròn đất vuông” để giải thích cho hình dáng chiếc bánh chưng có hình vuông thì quả là thật khiên cưỡng.

Vậy nên, chuyện vì sao lại gói bánh chưng hình vuông vẫn còn là điều bí ẩn.

THÔNG TIN BỔ SUNG :

Một thông tin đáng quí để lần tìm chiếc bánh chưng vì sao có hình vuông đã đến với người viết một cách thật tình cờ. Thông tin này dẫn ta đến với tộc người Arem: “Người anh em Arem của chúng ta có tục gói bánh tết của riêng họ. Tết của họ trùng với Tết của người Kinh nhưng chiếc bánh của họ là hồn văn hóa riêng họ. Không lẫn đâu được. Đó là mặc định diệu vợi của lề lối văn hóa mà họ không bao giờ để cho nó biến mất. Chiếc bánh ấy được gọi là bánh Tapeng arua. Trong thuật ngữ bản địa của bánh, bao gồm gói ghém trong đó cả đất, trời, nước, lửa của thế giới gian, nhân sinh quan nên Tapeng arua là bảo vật tinh thần của người anh em này...” (Cu Làng Cát FB). Hãy xem chiếc bánh chưng của dân tộc Kinh được mô tả trong "Lĩnh Nam chích quái":

“(...) lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất bao chứa vạn vật, rồi nấu chín, vì thế mà gọi là bánh chưng” sao mà giống với ý nghĩa của chiếc bánh Tapeng arua mà người Arem gói trong dịp Tết đến vậy.

Chưa hết, chiếc bánh Tapeng arua lại được gói theo hình vuông. “Đinh Đan vót từng thanh lạt, dùng lá dong gói chiếc Tapeng arua, chiếc bánh hình vuông. Mỗi lần gói chỉ đổ vào một bát gạo nếp, không có nhân, cứ xong hai cái Tapeng arua, Đinh Đan lại ốp chúng vào nhau, gói chặt lại bằng hai chiếc lạt từ ống dang già lấy bên bìa rừng. Đó là chiếc bánh truyền thống mỗi mùa lễ trọng của người A rem, chiếc bánh đẫm hương vị mặn nồng, ấm cúng như chiếc bánh chưng của anh em người Kinh. Nhưng nó khác là nhỏ hơn.

Chiếc bánh hình vuông, biểu tượng của trời và đất theo thế giới quan của người A rem. Xưa xa trong ý niệm của người A rem, trời hình vuông và đất cũng hình vuông. Mọi vật đều tinh khiết, trắng trong như gạo nếp trên rẫy. Lòng người cũng trắng trong như thế, nên chiếc Tapeng arua được sinh ra để tổ tiên dạy bảo con cháu nhớ về tích xưa đất cũ của người A rem.

Người A rem cho rằng, tổ tiên họ có người con trai tên là Đinh, con gái tên là Y, hai người sinh ra từ đất và trời. Họ yêu nhau, thắm thiết như chim trên núi, chung thủy như cá của suối. Hai người đến với nhau, Giàng nói phải có lễ vật. Người con trai và người con gái cùng suy nghĩ, họ không có thổ sản quý hiếm, chỉ có chiếc bánh vuông là cái quý của gia tài lao động. Họ gặp nhau trong thung lũng, Đinh đưa ra sản vật cầu hôn, Y đáp lại lễ vật của mình, ráp vào nhau, một khuôn y hệt. Từ đó họ sinh con đẻ cái, làm cái Tapeng arua mỗi mùa lễ trọng và dạy con cháu biết thủy chung, thương yêu để nhớ về tổ tiên”.

Đọc thêm Tết ở bản A rem, Minh Phong tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)


Tết ở bản A rem

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Muốn biết Arem là tộc người ra sao phải tìm hiểu về người Chứt. Người Chứt, còn gọi là người Rục, người Sách, người A rem, người Mày, người Mã liềng, người Tu vang, người Pa leng, người Xe lang, người Tơ hung, người Cha cú, người Tắc cực, người U mo, người Xá lá vàng, là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam.

Thực tế, 7 tên gọi Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo dùng để chỉ 7 nhóm trong tộc người này. Nói cách khác, người Arem là một trong 7 nhóm của tộc người Chứt.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chứt ở Việt Nam có dân số 6.022 người, cư trú tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chứt cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Bình (5.095 người, chiếm 84,6% tổng số người Chứt tại Việt Nam), Đắk Lắk (435 người), Lâm Đồng (266 người), Hà Tĩnh (156 người)

Tại Lào, theo Điều tra dân số năm 1995 của Lào, ước tính có khoảng 450 người Chứt sinh sống tại tỉnh Khammouan.

Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt. Tiếng Chứt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm vì gần gũi với tiếng

Kinh nguyên thủy. Giáo sư Trần Trí Dõi đã nhận xét tiếng Chứt như "bảo tàng lưu giữ các giai đoạn phát triển của tiếng Việt". Văn hóa của người Chứt cũng cho phép tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ. (Theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Người_Chứt)


Qua đây, ta thấy có mấy điểm rất đáng lưu ý: 1) Tết của người Arem trùng với Tết của người Kinh. 2) Người Arem gói bánh Tapeng arua vừa mang ý nghĩa lại vừa có hình vuông tương tự như chiếc bánh chưng vuông của người Việt. 3) Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt, gần với tiếng Kinh nguyên thủy. 4) Từ văn hóa của người Chứt mà có thể tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ.

Vậy phải chăng có thể suy ra người Arem và người Kinh có chung một "hồn văn hóa"? Đồng thời, phải chăng ta đã tìm được về cội nguồn của chiếc bánh chưng vuông?

Hà Nội, những ngày cận Tết Giáp Ngọ 2014

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 29/01/2014 - 01:03


#7 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 29/01/2014 - 18:31

Sài Gòn hẻm và người
SGTT.VN - Hẻm là không gian sống bày biện tất cả sinh hoạt ban ngày của cư dân Sài Gòn.


Những ngày mới vô đại học, tôi ở trọ căn gác trên đường Cao Thắng, quận Phú Nhuận. Gọi là nhà nhưng thật ra đó là cửa hiệu tạp hoá có hai mặt đều là hẻm. Hồi đó, chợ chưa xây kiên cố như bây giờ. Phía trước các bà các chị buôn bán ngồi san sát, chỉ còn lại lối đi nhỏ xíu. Phía sau cũng là hẻm, con hẻm ngoằn ngoèo ăn thông được ra tới chân cầu Công Lý.
Hồi đó, chợ Phú Nhuận còn là ngôi chợ sầm uất của Sài Gòn. Tại đây có cộng đồng nhỏ người Bến Tre từ miệt Giồng Trôm – Ba Tri nhập cư từ năm 1954. Ngay trước cửa tiệm có bà Tám bán gà vịt rau quả... Tuần hai lần, bà đáp xe đò mang theo hàng hoá từ Giồng Trôm lên Phú Nhuận để buôn bán. Cùng mỗi chuyến hàng từ Giồng Trôm lên, bà mang theo cơ man là chuyện: cây cầu Kinh sắp sập, dừa khô mất giá (thành câu hát ai có má đem đổi dừa khô!), đường độ này mới thêm trạm, thị trường chận bắt dữ lắm...
Mỗi sáng sớm, tôi luôn được đánh thức bằng tiếng những chiếc ba gác máy lấy bánh mì đi từ lò bánh ngay con hẻm sau nhà. Lò bánh mì đốt bằng củi, đương nhiên, làm hoàn toàn thủ công với khoảng bảy – tám thợ nhồi bột, vỗ bột nặn bánh thình thịch từ lúc nửa đêm. Tôi thức dậy, mặc quần áo rồi dắt xe đạp len qua hẻm chợ ồn ào đông đúc ra hướng cầu Công Lý, rồi chui tiếp vào con hẻm sâu ngoằn ngoèo chạy dọc suốt khu nhà ổ chuột bên dòng kinh Nhiêu Lộc để ra hướng cầu Lê Văn Sỹ, đến trường.
Chắc chắn ai đã từng sống nhiều năm ở Sài Gòn cũng ít nhất vài ba lần cảm thấy hoang mang khi lạc bước trong ngõ cụt. Sài Gòn hồi đó chưa kẹt xe triền miên như bây giờ nên cũng chưa có những tấm bảng chỉ dẫn mỗi đầu con hẻm, giả dụ như: “Hẻm này thông ra đường Nguyễn Kiệm”. Đang đi tưởng như bít lối, bỗng con hẻm bất ngờ mở ra một cái ngách ăn thông ra đường cái. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt động bí mật trong lòng phố. Tôi chợt ngộ ra rằng, tất cả những con đường đều liên thông với nhau bằng cách nào đó và ở đâu có người thì ở đó chắc chắn có lối ra. Trong nhiều năm lang bạt, người viết bài đã từng khám phá không biết bao nhiêu đường hẻm. Dài có, ngắn có. Có con hẻm dài thẳng tắp với hàng loạt nhánh cắt ngang như hẻm Bùi Thị Xuân nối từ Nhiêu Lộc – Phú Nhuận tới Tân Bình. Có hẻm lòng vòng người lạ đi một hồi sẽ ngạc nhiên thấy mình quay về chỗ cũ nằm trong khu làng dệt Bảy Hiền. Hẻm chợ Đoàn Văn Bơ dài vô tận mà tên gọi từng khu vực chỉ có người địa phương mới hiểu: kho 2, kho 3, kho 4, kho 5... Hẻm nối liền hẻm, làm thành một hệ thống mạch máu lưu thông hoàn chỉnh mở ra một thế giới khác giữa lòng đô thị.
Những thế giới mang màu sắc cộng đồng riêng biệt dễ thấy nhất là những ngôi chợ nằm ẩn mình trong hẻm phố. Có thể liệt kê ra những cái tên như chợ Bà Hoa - nằm trên con đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, khu chợ được biết đến như là nơi tập trung đầy đủ các đặc sản của xứ Quảng. Chợ Long Vân nằm sâu trong một con hẻm trên đường Bạch Đằng thuộc phường 24 quận Bình Thạnh – họp từ sáng sớm với đủ các thứ hàng rong dành cho công nhân và dân lao động. Chợ Phạm Văn Bạch ở khu vực giáp giới Gò Vấp – Tân Bình mang dáng dấp của người miền Bắc.
Một trong những hẻm chợ lâu đời nhất có lẽ là hẻm Đoàn Văn Bơ ở quận 4. Bên trong hệ thống hàng trăm con hẻm chằng chịt đan cài vào nhau như tấm mạng nhện ẩn giấu tất cả những gì xưa cũ nhất của đất Sài Gòn xưa. Ở đây người ta có thể tìm thấy dấu ấn sót lại của những làng nghề như nghề đóng giày, làm đàn guitar, làm mứt tết..., nghề lên đồng và hát cải lương. Tại đây còn có đền thờ Đức Thánh Trần và những ngôi miếu cổ mà tuổi có thể còn xa hơn cả những thợ thuyền theo tàu Tây vào lập nghiệp nơi đất cảng vào những năm đầu thế kỷ 20.
Có nhà nghiên cứu nhận định rằng, “hẻm là phần hồn không thể thiếu của thành phố này”. Còn tôi hình dung nếu cuộc sống đô thị Sài Gòn là một thân cây thì hẻm giống như bộ rễ phồn thực âm thầm cắm sâu vào lòng đất, hút những mạch ngầm để nuôi sống nó.
Nếu ngoài đường phố cuộc sống lúc nào cũng tất bật, náo nhiệt thì trong hẻm nhịp sống chầm chậm, nhẩn nha. Buổi sáng có người ngồi quán càphê, nhâm nhi trang báo và lắng nghe chim hót. Hẻm chật chội nhưng đủ chỗ cho bà Tư bán gánh phở, cô Lý bán trái cây, ông Ba cắt tóc và chú Bốn sửa xe đạp. Cũng một chỗ dưới gốc me, buổi sáng chị Lan bán rau thì đến chiều dì Mai dọn bếp bánh xèo... Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến. Rồi đến lúc nào đó, người mới bỗng nhận ra mình đã trở thành người Sài Gòn tự hồi nào.
Như Thuần

Sửa bởi pth77: 29/01/2014 - 18:34


Thanked by 4 Members:

#8 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 31/01/2014 - 03:29

LỬA KHUYA TÀN CHẬM

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngày ba mươi Tết đẹp nhất trong năm. Thời gian trôi chậm, không khí huyền ảo, cơ hồ nghe được tiếng nói của đất trời. Bóng tối đổ xuống nhanh nhưng chúng tôi không đứa nào muốn rời khỏi bếp lửa ngoài sân. Nồi bánh tét bắc từ hồi trưa, nước sôi sùng sục, lửa nóng rát mặt vì đun bằng những gốc củi to, cháy đượm.
Con chó mực sủa nhiều lần, từ sau gốc cây khế. Ba hôm nay, con mực không dám đi ra khỏi nhà quá vài bước. Ánh sáng của cây đèn bão lắc lư chiếu từ hiên nhà che sáng một vùng nhưng bóng tối mỗi lúc một dày đẩy ánh sáng lùi lại. Chú Kiên giúp việc cho nhà tôi ngồi canh bếp lửa. Mẹ tôi đã vào nhà thắp hương trên bàn thờ, dì tôi lục đục dưới bếp, tiếng động im dần. Những người giúp việc khác đã đi ngủ, chỉ còn đám trẻ và chú Kiên vẫn thức cho đến giao thừa. Chờ sau mười mấy giờ đun lửa, chú vớt bánh ra lựa những đòn đẹp nhất cúng bàn thờ. Ba tôi vào Sài gòn không về kịp, hòa bình vừa lập lại đường sá còn trắc trở, du kích chuẩn bị rút vào rừng khi chính quyền bắt tay xây dựng các Ấp chiến lược. Những người đàn ông trong gia đình, người bị Pháp giết, kẻ bị Việt Minh thủ tiêu, dân tản cư lần lượt trở về xóm cũ, phần nhiều đàn bà trẻ con và thương binh. Chú Kiên là thương binh kháng chiến, đi cà nhắc vì bị đạn ở đầu gối bên phải, trở trời đau nhức. Chú hay hát: mẹ lần mò ra trước ao, nắm áo người thân, ngỡ trong giấc mơ. Những dịp giỗ chạp, các mợ tôi nhà vắng đàn ông đều đem con cháu về quây quần bên bà ngoại cho ấm áp. Riêng dì tôi đến ở chung ăn Tết mấy hôm với em gái là mẹ tôi. Mẹ tôi có khu vườn lớn, trồng nhiều ổi, vả, khế, thanh trà, vài mảnh ruộng, cái quán tạp hóa nhỏ gần quốc lộ Một, nhiều người giúp việc đồng áng vườn tược, nên nhà lúc nào cũng đông đúc. Lá chuối xanh từ từ đổi màu trong nồi nước sôi. Mùi nếp bay thơm ngào ngạt, những sợi lạt cuốn chặt quanh khúc bánh trong nước mỗi lúc một siết chặt lại làm những đoạn ở giữa phồng ra, nước sủi tăm mới đầu li ti rồi lớn bằng mắt cá. Trong không khí lẩn khuất âu lo thời cuộc của người lớn, chú gà trống từ cuối sân vẫn vô tư xòe cánh vươn cổ gáy mỗi sáng, những đứa trẻ vẫn cười đùa đuổi nhau ầm ĩ, và trong giấc mơ của tôi mỗi đêm vẫn leng keng những đồng tiền mừng tuổi thơm mùi kim loại hạnh phúc.
Từ hôm hai mươi ba tháng Chạp đưa ông Táo về trời mẹ tôi bắt đầu đi chợ Tết. Trong nhà không khí nhộn nhịp, tôi đi học về thấy trước hiên bày những lọ thủy tinh, những hũ sành đựng dưa món dưa chua cà pháo ngâm, ớt xanh ớt đỏ, dấm chua, không khí sắp hết năm ở nông thôn phảng phất mùi vàng mã nhang đèn hăng hắc, mùi muối rang, mùi đường ngào, mùi hành chiên tóp mỡ từ nhà ai bay ra, mùi giấy mới trên những báo xuân từ Sài Gòn. Hai đứa con trai, anh tôi và tôi, có bổn phận quét sân quét nhà, lau lư hương trên bàn thờ, chùi các chậu sứ ngoài hiên, là những công việc mà tôi vốn lười biếng cũng đâm ra thích thú. Đất trời thay đổi mỗi ngày, càng gần cuối năm càng mờ ảo, dịu dàng, bí mật, bến đò chợ Sãi, chợ Tỉnh mưa bụi bay lất phất tấp nập người qua lại. Trên những con đường mới đây còn lầy lội mưa dầm nhão quánh bùn và phân trâu nay đã bắt đầu khô ráo, thoáng thấy vài tà áo mới, đôi phong pháo đỏ tươi trong quang gánh lùng nhùng. Gần cuối năm mẹ tôi gạt nỗi lo riêng vì ba tôi không về kịp, lấy lại dáng vui vẻ thường ngày, sai người nhà đi tìm những lá chuối lớn chuẩn bị gói bánh, làm tất bật luôn tay cho đến khuya. Trên một cái mâm đồng lớn đặt giữa phản gỗ, đậu xanh đã được giã nhỏ để làm nhụy bánh chưng bánh tét, trên một cái mâm khác những xấp lá chuối chồng lên cao ngất. Sáng ba mươi vừa đi chợ sớm về mẹ tôi không kịp thay áo dài đã hối hả bắc chậu nước lên bếp, bên cạnh nồi thịt heo ướp sẵn, những thúng gạo nếp hôm trước đã được ngâm nước.
Tôi theo chú Kiên ra vườn, chú dùng một cái rựa lớn chọn những cây tre dài để chẻ thêm lạt, một con chim sáo về muộn trên ngọn tre lao xao hót những nốt nhạc ngày thanh bình trước chiến tranh. Khi ấy tiếng súng chưa nổ lẻ tẻ giữa du kích và nghĩa quân, đường tàu lửa xuyên Việt còn chưa bị đặt mìn, những người lính bảo an gác cầu chưa có thói quen chĩa súng xuống nước bắn vào đám lục bình vừa trôi lững lờ qua cầu vừa trổ bông tím, những cô dâu từ Huế, Sài Gòn mùa hè nắng ấm về thăm quê chồng tay cầm dù, tay xách va li, đi guốc cao gót, móng chân sơn đỏ, vẫn còn thản nhiên ngủ lại qua đêm trong căn nhà hương hỏa tổ tiên. Mẹ tôi cho gói những chiếc bánh chưng vuông vức, nhưng gói bánh tét nhiều hơn, những đòn dài tròn trịa, từ sáng sớm bếp lửa ngoài sân đã được chuẩn bị. Chú Kiên bắc ba chồng gạch lớn làm bếp, những cái nồi đồng không đủ chứa phải dùng thêm một cái thùng bằng tôn cao ngang ngực, vì mẹ tôi gói bánh thật nhiều cho bầy cháu rất đông. Củi lách tách nổ, lửa lên đều, nước thỉnh thoảng sôi trào ra phải rút bớt lửa, đêm càng vào sâu trời càng lạnh, những người giúp việc đi ngủ gần hết. Trong sáu, bảy đứa trẻ, con chú bác cậu dì gần bằng tuổi nhau, có lẽ tôi là đứa nhỏ tuổi nhất, vì vậy được thưởng món quà đặc biệt, đó là chiếc bong bóng heo thổi căng, bọn trẻ ngồi sát vào nhau, lắng nghe chuyện cổ tích chuyện ma hấp dẫn để mặc con chó mực đang vẫy đuôi chồm về phía trước. Nó cố đánh hơi mùi thuốc độc.
Ba hôm nay, trộm về làng. Trong tiểng lửa củi lách tách, chú Kiên kể rằng ở bên kia sông phía hạ lưu có một ngôi làng nhỏ, dân làng ấy có tục đi ăn trộm, nghe nói không những đàn ông mà đàn bà con gái cũng làm nghề khoét vách trèo tường đục lỗ. Nhà bà ngoại tôi lớn nhất xóm, cũng có ít của ăn của để, nên gần như năm nào cũng là đối tượng của các vị khách không mời, có năm bà tôi mất cả một cái nồi đồng lớn từ thời Tự Đức. Làng ấy thờ một vị Thành hoàng nghe nói là một đạo hiệp, thần thâu, có lệ đến cuối năm cả làng phải đi nơi khác ăn trộm những thứ quý báu để cúng thần thì con cháu mới làm ăn phát đạt, nếu không sẽ bị phạt không ngóc đầu lên được. Họ ăn trộm rất giỏi chưa bao giờ bị bắt. Đêm về khuya những người đi chơi bài tới, bài tứ sắc, đổ xâm hường về ngang qua nhà, sau những hàng chè tàu phủ kín dây tơ hồng nói cười thấp thoáng, chiếc radio Ấp chiến lược một băng tần, vỏ bằng nhựa plastic trắng, hồi ấy được các toán công tác Bình định nông thôn tặng miễn phí cho nhiều gia đình, treo đầu hồi nhà, phát đi những bài hát rộn ràng từ đài phát thanh Huế, nhạc xuân yêu cầu, chương trình Chị Hoài. Chiếc đồng hồ con gà treo tường có quả lắc sáng choang trên cột nhà thong thả điểm từng tiếng đĩnh đạc, trong bếp chỉ còn mẹ tôi vẫn lục đục sắp xếp nồi niêu xoong chảo, dì tôi đứng ở cửa cúi xuống trò chuyện, một con tắc kè bò qua thân cây khế ngoài sân, đó là một tắc kè lâu năm khi ẩn khi hiện, chỉ xuất hiện những dịp đặc biệt. Con chó mực chụm đầu nằm xuống giữa ranh giới của ánh sáng và bóng tối, mỗi khi có tiếng động khẽ liền nhỏm dậy nhe răng dỏng tai lên.
Những đứa trẻ buồn ngủ nhíu mắt lại, chú Kiên đưa cả bọn vào nhà rồi thong thả đứng lên vớt bánh ra. Chỉ mình tôi quay lại đứng sau lưng, vì khi ba tôi đi xa, tôi được thú ngủ chung với chú, nằm trên một cái giường kê sát mặt đất bên cạnh hai người giúp việc khác, ở nhà dưới. Ru tôi ngủ, chú bắt chước ba tôi ngâm Chinh Phụ Ngâm, trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt, học mẹ tôi hát Lục Vân Tiên, Kim Liên ơi hỡi Kim Liên, giọng khàn khàn, nhớ lỏm bỏm. Dụi lửa tắt dần, nước vẫn còn sôi, chú vớt hết những đòn bánh tét, lá chuối xanh đã sẫm lại, căng bóng, đổ lên rá, chú dùng gáo nước dừa nhúng sâu vào nồi múc từng gáo cẩn thận đổ vào một cái xoong có quai. Nước nóng bốc hơi nghi ngút. Chú dùng hai tay cẩn thận bê cái xoong nặng đầy nước sủi tăm, đứng thẳng người lên, nâng thùng nước ngang thắt lưng, và trước khi tôi kịp để ý, bất thần quay lại, nhoài cả người, hắt nước thật mạnh thật xa vào bụi sả cao ngất ở gần đó.
Đó là một bụi sả lớn, thường trồng quanh nhà vừa để làm gia vị nấu nướng, vừa để chống muỗi và chống rắn rít vì mùi sả thơm hăng hắc làm chúng tránh xa. Một tiếng thét hãi hùng vang lên. Tôi rợn người, một bóng đen vọt ra khỏi bụi sả vùng chạy, nháy mắt đã biến mất trong bóng tối nhưng tiếng thét vẫn còn vọng dài về phía cuối vườn có lũy tre xào xạc. Tôi sợ hãi hét lên, như thấy mình đang sống trong truyện cổ tích. Bụi sả vẫn không ngớt rung động, thật lâu, rung động như thế nhiều năm sau trong tâm trí của tôi.
Rồi chiến tranh xảy tới, bom đạn ngút trời, nhà cháy, trâu bò thất lạc, người thì kẻ đi lính quốc gia, kẻ nhảy bưng cộng sản, tôi cũng bỏ xứ, mất hết tin tức mọi người. Nhiều năm sau, dịp gần Tết, khi tôi đưa H. về thăm quê, nhà cũ không còn ai, làng xóm tiêu điều. Sau một hồi lần tìm, tôi thấy lại được cái gốc đã tàn chỉ một nhánh nhỏ nhú lên của cây khế nửa chua nửa ngọt, nơi ngày trước con chó mực nằm sủa dấm dẳng, bụi bông trang hoa đỏ lơ thơ, khoảng sân gạch vụn đặt nồi nấu bánh tét chiều ba mươi, chỗ ngồi của chú Kiên, của tôi, những đứa trẻ anh chị em họ. Bụi sả không còn, thay vào đó phất phơ bụi lau trắng như cung nữ tóc bạc nhà Đường. Tôi đứng hồi lâu đến khi trời tối, đứng ở giữa đường biên của tối và sáng như con chó nhỏ ngày xưa khi kẻ trộm về làng, lạc hướng, mất khả năng phản ứng trước nghịch cảnh, đánh hơi mùi thuốc độc của thời gian, đi ngủ rồi thức dậy nhiều lần, ngửng đầu nhìn sao tìm phương vị, nhưng những vì sao ấy dù mới đầu sáng mấy cũng mờ dần đi trên nền trời đục của thế sự.
Thừa dịp, chúng tôi trở lại Sài gòn, ghé thăm một người anh ở Thanh Đa, gặp anh đang ngồi chụm lửa cho nồi bánh chưng bánh tét. Cảnh tượng thật ngộ nghĩnh vui mắt: giữa chốn phồn hoa đô hội, có một góc tường mục nát rêu phong rác rưởi, một người đàn ông trung niên ngồi canh lửa cho nồi bánh tét, vài đứa trẻ bu quanh, bánh vừa để cúng vừa để bán, nhưng tôi biết trong thâm tâm anh ấy muốn sống lại những kỷ niệm cũ. Vì lòng người viễn xứ cũng như thơ Trần Huyền Trân, lửa khuya tàn chậm, mưa chiều đổ nhanh. Mùi bánh mới vớt lên từ nồi nước sôi ngào ngạt, trộn lẫn mùi xì dầu trong đống rác cũ, bỗng làm tôi nhớ lại những chiều ba mươi Tết trong đời, hình ảnh người giúp việc trung thành, thỉnh thoảng hứng chí nhấc bổng tôi lên trời, cười nắc nẻ, hình ảnh những đứa trẻ ngồi quanh đống lửa chụm đầu vào nhau, mùi thơm hắc từ bụi sả, tre tươi lạt mới chẻ, lá chuối non đắng, mùi nếp thơm đậu xanh từ nồi nước bay trong đêm bảng lảng lo âu nhưng hạnh phúc, đen và trong trẻo.
Tết năm ấy một lần lúc nửa đêm đang ngủ thì thấy giường lạnh, trở mình, chú Kiên không nằm ở đó. Tôi ngái ngủ mở mắt thấy chú đang đứng im trong cửa sổ. Tôi tò mò đến sau lưng, chú xua tay ra hiệu, nhưng lúc ấy tôi cũng đã kịp nhìn thấy mẹ tôi từ ngoài sân đi vào. Hôm sau tôi để ý lại thấy chú Kiên dậy một mình lúc khuya, lần này chú đứng bên cửa hông nhìn xuống bếp, tôi lặng lẽ đến sau, nhưng chú không ngăn nữa, mẹ tôi bước ra từ trong bếp, nơi giàn bếp có treo lủng lẳng những đòn bánh tét, bà cất để dành ra Giêng làm món bánh tét chiên là thứ anh tôi và tôi vẫn thích. Bà cầm một đòn bánh tét trên tay, đứng im một lát, rồi đi xuyên qua nhà ngang gần buồng ngủ chúng tôi, tới trước sân nơi bếp lửa hôm trước, đặt đòn bánh xuống gần bụi sả, trên một tảng đá ong lớn, rồi trở vào nhà. Hôm sau bà cũng làm như thế, thêm bao nhiêu lần nữa thì tôi không nhớ, vì một hôm tôi mải chơi suốt ngày mệt quá ngủ thiếp, rồi hôm sau, như mọi đứa trẻ khác, hồn nhiên quên bẵng đi mọi chuyện. Quên một mạch ba mươi mấy năm cho tới một buổi chiều khói sương mờ tím ở Thanh Đa.

Sửa bởi pth77: 31/01/2014 - 03:29


Thanked by 2 Members:

#9 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 04/02/2014 - 04:51

Sài Gòn không cần nhập tịch
SGTT.VN - Đã nhiều lần tôi ước mình được sinh ra đâu đó ở miền quê, có sông suối núi đồi, vườn cây hoa lá, để lâu lâu về quê có những “đêm buồn tỉnh lẻ”, về Sài Gòn kể chuyện làm quà ra điều lãng mạn.


Sinh ra, lớn lên và sống gần hết đời ở cái đất Sài Gòn này mới thấy nó chán phèo. Hồi nhỏ thì chơi tạt lon, đánh đáo, giựt cô hồn… Thả diều không được, vì sợ vướng dây điện. Lớn hơn chút nữa thì chơi bầu cua, cáttê, xập xám…
Mỗi tối mẹ sai tôi xách thùng rác ra gốc me ngoài đường đổ. Tối cúp điện, tôi vừa xách thùng rác vừa nghêu ngao: “… Đường về hôm nay tối thui, gập ghềnh em không thấy tôi, em đụng tôi, em nói tôi đui…” Tội nghiệp bản Kiếp nghèo của Lam Phương, tôi chỉ cám cảnh a dua hát theo chứ đâu biết sửa lời. Trời nóng, để tạm thùng rác ở gốc me, chạy ra phông tên nước gần đó, năn nỉ mấy chị ma-ri-sến cho em thò cái đầu vô vòi nước một chút. Mát đầu có sức quậy tiếp.
Xóm nhỏ đôi khi lầy lội. Thỉnh thoảng mấy bà trong xóm cãi nhau ầm ĩ. Hôm sau hai ông chồng lại ngồi khề khà nhậu với nhau, còn mấy bả đon đả tiếp mồi.
Cãi nhau là chuyện nhỏ, chuyện hôm qua cho nó qua luôn. Đời sống nghèo ở Sài Gòn là vậy, có gì thơ mộng đâu?
Mà nói thiệt, tôi là dân Bắc kỳ… chín nút. Nhưng đó là chuyện của ba má tôi, dù sau này có về thăm quê nội ngoại tôi vẫn thấy hụt hẫng và hờ hững thế nào ấy. Tôi lớn lên ở Sài Gòn, không khí Sài Gòn, cơm gạo Sài Gòn, đầu Sài Gòn, tim Sài Gòn… bao nhiêu thứ buồn vui với nó. Trong tôi cứ bám riết cái Sài Gòn chán phèo này, dù đôi lúc mặc cảm mình không phải là dân Sài Gòn.
Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xoà đón nhận. Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên.
Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hoà… Cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít: “Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…” Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.
Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sài Gòn mà thấy mình vẫn không phải dân Sài Gòn. Vậy ai là dân Sài Gòn chính hiệu đây? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của?
Sài Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây. Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tuỳ lúc. To nhất khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận Biên Hoà. Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70km2, có 11 quận, từ số 1 – 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức... còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000km2.
Sài Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận văn minh Tây phương sớm. Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân khai phá, hành trang không có bờ rào luỹ tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán.
Sài Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng đãi nhau. Sài Gòn có mua bán chém chặt? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa. Không cứ khách tỉnh, dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ như thường.

Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối...


Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như Sài Gòn. Có máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn chẳng kỳ thị ai. Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được.
Dân Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sài Gòn”. Trời đất! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Sài Gòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.
Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ? Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, mười tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản Kiếp nghèo và khá giả từ đó.
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước. Chợ hoa là một chút văn hoá của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.
Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối. Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi: “Sài Gòn còn mưa không?” – “Đang mưa”. Đầu phone bên kia thở dài: “Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ!” Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.
Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài Kiếp nghèo vọng ra từ quán cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly càphê. Giọng Thanh Thuý sao da diết quá: “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…” Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy Hai đọc báo…” Hai tiếng “thầy Hai” nghe quen quen… Tự nhiên tôi thấy Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.
Vũ thế Thành

Sửa bởi pth77: 04/02/2014 - 04:55


Thanked by 2 Members:

#10 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 06/02/2014 - 01:43

Thạch tinh trong bụng một người

Nguyễn Tuân



"…đến lúc nào mà đá lại biết nói nữa,

thì chúng bay sẽ chết hết"

Kinh Sám Hối

Từ cái chuyến đi chơi hội Đèn mùa Xuân năm ấy và đánh Tổ Tôm Người (*) ở làng Nguyệt Tường về, là cậu Bảy đau nặng. Bệnh lạ quá. Động ăn chút gì vào là thổ ra hết. Thuốc, đến chén này là chén thứ bốn mươi hai -- tính đến cụ lang xóm Bình Xa này là ông danh y thứ mười một --, không chén thuốc nào chịu đi qua cổ họng cậu Bảy.
Mặc dầu con bệnh cố nuốt nước thuốc mà thuốc không chịu xuống.
Hễ uống ngụm nào là lại trả ra ngay.
Nền gạch lá nem dưới giường kia, từ ngày cậu Bảy nằm liệt đó, đã mất cái màu hồng tái cố hữu của nó. Những nước thuốc thổ ra đây đã sơn lên một màu cánh gián dày cộm, mỗi khi gặp kỳ hanh nó lại nứt rộp ra từng tảng cạnh uốn cong. Gặp gió nồm, những tảng sơn đó lại nhũn sũng ra, lênh láng sánh đặc.
Trông cứ như là thuốc phiện tốt, chan hoà mà không trôi chẩy đi đâu cả.
Đến thế này thì con bệnh đã phụ thày và phụ thuốc nhiều quá.
Nước thuốc của đơn nào, cậu Bảy liền giả ngay cho thày đó, không hợp với ai cả.
Trong khi nằm chờ sự lành vững cũ trở về với thể xác, ở các lỗ chân lông con bệnh vẫn tiết ra một thứ mồ hôi đỏ như máu, mỗi ngày thay đều mấy lượt quần áo mà người vẫn cứ đỏ đẫm ra như máu.
Máu ấy khô cứng lại, dính bám vào da thịt, mỗi lần con bệnh bị dựng dậy để thay mặc, sự đau khổ thực không biết thế nào mà nói cho hết được.
Đũng và cạp quần, đường hồ lá sen áo cánh dính bết vào đã đành.
Lại đến cả đường bâu áo dài cũng phải khéo tay gỡ lắm thì mới tránh được sự nhăn nhó rên la cho con bệnh. Nhục hình đó, sớm chiều ngày nào cũng diễn lại.
Vào những buổi thay áo và tắm khan cho cậu Bảy, thân quyến đều lánh đi hết. Chỉ có một người đầy tớ già làm việc bên giường.
Cậu Bảy lo khổ về bệnh thì có một phần và đau xót về nỗi nhục nhã này thì có đến muôn nghìn.
Không rõ có phải đây là một chứng nan y hay không, nhưng con bệnh tưởng phụ ngay được đời sống bằng một việc quyên sinh, còn hơn là kéo dài ngày chờ khỏi với cái cảnh tượng một phế nhân tanh tởm xấu xí này.
Hỡi ôi, trông cậu bây giờ, ai dám nghĩ rằng con người ấy, trước đây, đã từng bao nhiêu lần mặc áo gấm lam có vảy bạc và cưỡi một con ngựa màu phấn đạm.
Cậu Bảy tuy là người của thế kỷ này, nhưng nhất định không dùng ô-tô, mặc dầu cậu thừa sức sắm được - mỗi lần ngừng nhạc (1) ở cổng vườn nhà nào để hỏi thăm tiểu chủ nhân xem đêm trước hoa rụng nhiều hay ít, thì miệng nói ra toàn là thơ và nhời của câu đối cả!
Con người phong lưu mã thượng ấy, giờ trông đáng kinh tởm lắm.
Ngày nào cũng vậy, ở các lỗ chân lông, thay cho mồ hôi của một thứ bệnh thoát dương, chưa có tên chua trong y khoa xứ này thời này, máu cứ đều đều rỉ tuôn ra tưởng như không bao giờ cái chất quý ấy ở một người lại có thể cạn kiệt được.
Gian buồng bệnh, tanh hơn lòng thuyền của người đi bể đánh cá dài hạn.
Cho người lạ chợt vào đây, cái cử chỉ đầu tiên của người ấy là cứng chân kìm đà bước, ưỡn ngửa người ra sau để đưa tay lên cố mà băn khoăn với một cơn mửa lộn hộc.
Và nhìn người nằm đờ trên giường bệnh áo quần tẩm ướt đỏ ngòm và dưới gầm bóng loáng nước thuốc nâu cô sánh lại, người ta nghĩ đến một vụ án mạng -- tử thi nằm chờ quan huyện đến khám nghiệm, đối chiếu xác với phép sách Tẩy Oan.
Thân quyến cũng héo dần trong sự ngậm ngùi.
Hết lễ bái ở đền này phủ nọ, hết bói toán tướng số thì lại ngờ đến mồ mả gia tiên xem có ai phạm tới không.
Ông thầy địa lý cũng không hơn gì được ông thầy bói và ông thầy thuốc.
Cô Chín -- em ruột cậu Bảy -- vốn biết anh mình không phải là một người thẳng thắn, trong tâm tính những lúc ra ngoài, ngờ anh đã dính vào một việc tình cảm ở chỗ đầu sông ngọn nguồn xứ Mường, đã chót chỉ non thề bể với con nhà lang đạo nào ở thượng du, để đến nỗi người ta phải hờn giận mà chài ốm chăng. Bèn nói với mẹ nên đem vàng nhang lên dò hỏi ở những chỗ rừng xanh núi đỏ.
Cũng vô hiệu. Cũng vẫn không chỉ được cái thứ mồ hôi đó ngày ngày tuôn rỉ ra khắp mình Cậu Bảy.
Ấy là sự thuốc thang chạy chữa.
Còn như việc cơm cháo hằng ngày thì con bệnh chỉ chịu uống có nước đậu xanh xanh lòng; còn bất cứ cái gì khác là cũng đều trả ra hết.
Người, ăn uống như thế, gì mà chẳng teo ngót mãi đi.
Tứ chi như bốn thân que, khắp mình đường gân xanh nổi lên rõ;
ổ mắt trũng xuống, xương lồng ngực đội mãi lên;
cuống họng thắt lại, tiếng nói bé dần, nói ra không ai nghe thấy gì nữa;
rồi đến thính giác lại càng hỏng quá; không nghe thấy một tiếng động gì của ngoại cảnh lọt được vào và riêng trong đầu mình thì suốt ngày đêm cứ thấy có cái gì nó kêu gào ngay ở đấy --
lắm lúc nghe sợ quá, con bệnh lại rú lên, vật vã giẫy giụa, trông thương thảm vô cùng.
Một hôm, theo lệ thường vào thay quần áo lần thứ nhất mỗi ngày cho Cậu Bảy, người nghĩa bộc có tuổi bỗng kêu to lên, làm kinh động cả một gia đình ít lâu nay chỉ còn sống trong âm thầm.
Y gọi cả nhà lại giường bệnh mà xem.
Người nằm đây không đỏ đẫm như mọi ngày nữa và giờ lại trắng bệch. Thì ra, không hiểu vì phép sinh lý gì, máu đỏ trong người con bệnh đã hết từ đêm trước và, tuôn ra các lỗ chân lông, giờ chỉ toàn là một thứ máu trắng.
Lấy tờ giấy bản để lên mình con bệnh một lúc lâu cho nó thấm hút lấy ít máu trắng, người lão bộc thè lưỡi nếm vào mảnh giấy ướt, thấy nó nhạt như vị nước lã, bèn khóc oà lên với một câu: "Thế này thì cậu con chẳng còn sống được mấy chốc nữa đâu. Cả nhà lo liệu đi thì vừa thôi."
Từ buổi nếm phải một thứ máu không có chất tanh, mặn và thay những quần áo không còn màu đỏ máu như trước nữa, người đầy tớ già xác tín rằng mình đang liệm sống cho một người lả dần về cõi khác.
Cuối tháng đó, nguời chú Cậu Bảy lật đật về đến nhà, sau khi nhận được gia thư do Cô Chín gởi đi. Ông tức tốc vào buồng bệnh, đem thẳng ngay cát bụi của đường xa vào gian phòng sâm tịch (2), muốn giáp mặt ngay đứa cháu để hỏi chuyện.
Đã từ lâu, Cậu Bảy vốn không nghe được tiếng gì và không nói được ra tiếng, chú cháu phải lấy giấy mực ra để bút đàm. Tờ giáp (3) cuộc hội đàm thân mật bằng bút này, xem lại y như những lời hỏi cung và những lời thú tội. Gọn rõ và cảm động.
Chú hỏi: "- Tháng giêng mùa vừa rồi, mày cho ngựa ngày ăn cỏ ở vùng nào?"
Cậu Bảy, cố thu hết thân lực vào đôi mắt, nhìn ông chú không chớp cố tỏ cho chú biết rằng mình không có điều gì phải minh (4) cùng ai hết.
Biết đứa cháu có tính gan bướng, ông chú bèn đấu dịu. Bèn viết lại: "Thầy cháu mất đi rồi, lớn nhất trong chi họ nhà ta, chỉ còn có chú. Vì sự mưu sinh, chú phải đi xa luôn. Chú không ở luôn ở nhà được để góp thêm tâm ý vào việc phục hưng gia tộc, thật là một điều lỗi đối với các cháu hàng dưới. Nay nhận được thư của em Chín cháu, kể rõ sự tai biến, chú vội về thăm cháu và cần nhất là hỏi cháu mấy điều, trước khi cháu chết -- chú chẳng cần phải giấu mà không dám nói ngay cho cháu biết rằng sự sống của cháu bây giờ cũng chỉ là việc của khoảnh khắc đây thôi; có kéo dài lắm thì cháu cũng chỉ đậu được đến ngày thu phân tháng sau thôi".
Đến đây, ông chú chừng cũng bùi ngùi thay cho đứa cháu bạc mệnh, ngừng viết, nhìn Cậu Bảy. Mặt Cậu Bảy rớm lệ. Ông chú viết tiếp:
- Tháng giêng vừa rồi, cháu chơi ở làng Nguyệt Sương?
- Vâng. Chơi Tổ Tôm Người.
- Đúng rồi. Chẳng lúc về đây, tiện đường, chú rẽ vào làng Nguyệt Sương thăm ông Chánh Ba và được nghe một câu chuyện tự ải (5). Người con gái quan Lãnh Tín gieo mình xuống đầm. Rồi ông Chánh Ba lại kể cho chú nghe về phong tư diện mạo một người khách phương xa đến chơi Tổ Tôm Người, khăng khít với một con Thang Thang. Cứ những dáng điệu người và lời thơ hạ chữ đối và gieo tử vận (6), do ông Chánh Ba thuật lại, thì chú đoán ngay ông khách phương xa ấy lại là cháu chú rồi.
Thế còn cái con Thang Thang ấy? Ai sắm Thang Thang trong hội bài người?
- Bẩm chú, chính là con gái quan Lãnh.
Ông chú lịm người đi, tay rời hẳn bút ra. Thế này thì ông hiểu rồi. Chợt trong có một phút của trực giác, ông nhận thấy ngay liên can giữa bệnh người cháu và cái chết đuối của người con gái kia.
Ông gặng hỏi: "Vậy chớ mày thề thốt những gì với con gái ông Lãnh Tín?".
Cậu Bảy không trả lời, khẽ thở dài.
Ông đổi câu chuyện:
- Giờ tao hỏi về bệnh mày. Thế trong người mày bây giờ nó như thế nào? Kể rõ cho chú nghe.
- Kể lại cũng vô ích. Thuốc thầy nào chữa nổi. Cháu chỉ còn chờ có chết để tạ lỗi cùng con bài Thang Thang. Việc cô con gái quan Lãnh tự vẫn, cháu được biết từ trước khi chú nói. Chỉ có lửa vạc dầu sôi của một thế giới khác là mới tẩy hết được căn bệnh của cháu. Lửa của cuộc đời này, không đủ nóng để diệt những trùng trong mình cháu. Thôi, ngày giờ của cháu đang bị tính đếm từng li từng phút, chú để cho cháu được yên tĩnh mà nghĩ tới một hậu kiếp của cháu ở ngoài thế giới này.
- Làm ích được cho đời sống này chút nào, ta vẫn cứ phải gắng, gắng cho tới phút cuối. Bệnh của cháu, tự cổ lai đến giờ, chưa có một y gia cổ kim Đông Tây nào nói đến. Y học Thái Tây thì lại càng không có bàn đến nữa. Nó là ở ngoài khu vực y khoa hiện đại.
Cháu cứ kể rõ chú nghe. Chú ghi lại để rồi sau sẽ thuật chép ra để chất chính (7) cùng những bậc Biển Thước của năm cõi lục địa. Đã hay rằng việc này là một việc quả báo, một việc âm oán.
Nhưng biết đâu đấy? Cháu cứ kể rõ. Cháu gây nên tội ác, cháu đau khổ nhục nhã đến như thế, tưởng cũng là đủ cho linh hồn cháu siêu thoát rồi. Đời cháu, vào quãng cuối, thế mà lại còn hơn cả những cuộc đời kẻ khác trọn đời không làm một điều thiện nào và cũng chẳng làm một điều ác nào.
Cháu cứ bình tĩnh mà kể lại chứng bệnh cháu, may ra có bổ ích gì cho người đồng thời không?
Tay run run, Cậu Bảy cầm bút.
Những giòng chữ chằng vào nhau và chữ nọ dính bắt qua chữ khác như chữ phép lá bùa trừ tà.
Chữ ít, không có linh khiếu, thiếu cả kiến lẫn thức (8), và lại không bác văn quảng học thì có người lại sẽ tưởng đây là một câu thai (9) của sứ Tầu gởi đố và ai giảng được thì sẽ nhất đán (10 )được làm Trạng - theo đúng vào một lời tiên tri của Tả Ao bắt hòn đất nhà mình phải phát vào ngày giờ ấy đây.
Cậu Bảy kể rằng:
"Tính về thời kỳ thụ bệnh kể từ hôm người cháu tiết ra một thứ máu trắng cho đến về trước, cháu không biết gì cả. Thân xác cháu ở ngoài Thời Gian và Không Gian. Những chuyện mồ hôi đỏ như máu tuôn rỉ khắp mình cháu là sau này người lão bộc kể lại thì cháu mới rõ đấy thôi. Rồi mới biết kinh sợ và cháu thừa biết là cháu hỏng mất rồi, là đời cháu hết rồi.
"Máu đỏ chảy cạn hết, thì tiếp ngay đến việc cháu điếc và cháu câm. Ngày lại ngày, cháu nhìn lớp máu trắng tuôn đầy trên mình cháu thay cho lớp máu đỏ trước, tịnh không nghe được ai nói vào một câu nào và cũng tịnh không nói ra với ai một lời nào.
"Đầu cháu rức nặng như bị đánh đai sắt vào. Ngủ được tí nào thì thôi, chứ hễ thức giấc dậy là như có người la ó trong đó. Tiếng kêu trong đầu rất là phồn tạp hỗn loạn. Có khi như gió ngàn đuổi mãnh thú. Có khi như bẻ bão rượt sóng bờ. Có khi vang dậy như hầm thuốc súng nhỡ bén chạm phải lửa ngoài. Có khi lại xa vắng u tịch như vọng hưởng của đàn chiêu hồn bên sông không có đò chở.
Ở trong đầu thì vang dậy kinh động như vậy mà nhìn ra quanh mình để lắng lấy tiếng một cái gì quen thuộc của hằng ngày nó có thể làm bạn với mình và nhắc cho mình nhớ rằng mình vẫn là người của cuộc đời này, thì cháu chỉ thấy có im lặng.
Những bóng người qua lại của cả nhà này đều câm cả.
Những hình ảnh đó cử động và mấp máy môi như người trong trò phim câm.
"Mất đến ba tuần khổ loạn như thế ở trong đầu.
Được đúng một ngày một đêm, trong đầu cháu tắt hẳn tiếng kêu.
Nhưng đến ngày sau thì trong người cháu lại có một việc biến rất mới lạ. Là ở trong bụng, lại có tiếng người rì rầm lào xào.
Hình như đấy là một cuộc nói chuyện tay đôi của hai con người. Không rõ họ là già hay trẻ, đàn ông hay là đàn bà. Vì cái tiếng nói của họ là một thứ âm thanh không có tuổi không phân ra giống cái giống đực.
Họ nói tuy bé nhưng rồi sau cháu cũng nghe được.
Có lẽ vì cháu đã thành một người điếc đối với tất cả biểu diễn của cuộc đời bên ngoài bằng tiếng động, có lẽ vì thính giác của cháu chỉ còn có thu dồn vào để mình lại lắng cái tiếng của cuộc đời bên trong thôi, có lẽ vì thế mà cháu đã nghe nổi những cuộc đối thoại của họ trong bụng cháu chăng? Buổi sớm họ cười đùa, buổi trưa họ hờn giận, buổi chiều họ cãi nhau xỉ vả nhau để lúc khuya khoắt thì lại làm lành và cợt nũng nhau. Không rõ họ có ngủ phút nào trong người cháu không, chứ hễ cháu thức lúc nào là nghe thấy họ kể lể than vãn khúc khích lúc ấy.
"Một buổi nặng bụng buồn tay quá, cháu có đem việc này kể ra giấy cùng tên nghĩa bộc vẫn luôn luôn có mặt ở bên giường cháu. Ngay chiều ấy, cháu nghe thấy một cuộc than khóc vật vã của họ, tiếng thê thảm đưa từ dưới lên trên đầu, rung mạnh các thớ màng óc. Cháu nghe rõ mồn một. Câu của người thứ nhất:
" -Này, nó định trục hai đứa ta ra khỏi lòng nó đấy.
" Câu của người sau:
" - Sao biết? Và nó định dùng thuật pháp gì? Lòng nó là quê của ta rồi. Một vào nổi là ở mãi, trăm ngàn năm cũng không ra nữa. Chỉ có nó chết, là ta mới chịu rời đi đâu thôi. Chúng ta mà vào ngồi vững được ở đáy lòng nó thì càng là việc Giời. Giời đã bảo ta vào thì rồi cũng chỉ có Giời là bắt ta ra được thôi. Chứ thứ nó thì làm gì nổi.
"Đến đây, hai người lại hạ thấp giọng xuống.
" - Tao nghe thấy người nhà nó đang định cho nó ăn thịt chó để đánh bật chúng ta ra ngoài. Người nhà nó, chắc đoán ra hai đứa ta là ai rồi. Vậy chớ mày có sợ mùi thịt chó không?
" - Nếu thế này, thì cơ nguy đã đến nơi rồi. Ra ngoài, lạnh và lạ lắm. Mà rồi ăn vào đâu, ở vào đâu.
" - Vậy mày sợ? Tao thì yên trí lắm. Nó muốn làm gì thì làm. Tao vững lắm. Không ra.
" - Người có chất dương như anh, không sợ đã đành. Nhưng tôi thuộc về chất âm, nghe cái tin này, rất lấy làm buồn sợ. Chúng ta sẽ phải chia rời từ đây. Ra rồi thì khó mà vào lắm. Những lúc tưởng nhớ đến nhau, tôi ở ngoài sẽ thông tin với người ở trong bằng cách nào? Chẳng nhẽ biệt nhau lại có nghĩa là mất hẳn?
"Đến lúc này, cháu mới rõ rằng trong lòng cháu, có cả một người đàn ông và một người đàn bà và họ đang xây dựng một cái gì trong người cháu.
Cháu lấy làm nghĩ nhiều. Cháu liền cho gọi lão bộc vào hỏi. Y cũng nói lại rằng ở nhà ngờ bệnh cháu thuộc về âm loạn và có người mách cho rằng muốn trừ tà khí thì không gì bằng thịt loài cầy và sắp nấu cầy cho cháu ăn.
Cháu cười và bảo lão bộc nên thôi việc ấy đi. Cháu nghĩ rằng đằng nào thì cháu cũng tận số đến nơi rồi. Có trừ khử được những quái vật ấy ra khỏi lòng dạ mình thì cuộc đời của cháu ở cõi đời này cũng vẫn cứ phải tắt hết như thường.
Trước, lúc còn lành mạnh, đã gây nên điều lỗi với đàn bà; giờ, người đã bạc nhược hao mòn đến thế này thì còn nên gây oán luỵ làm gì với một người đàn bà khác - mặc dầu người đó là thuộc về giống yêu, giống quái đang mượn cái lòng bị hình phạt của mình để làm một nơi chung họp với một con quái khác.
Không phải là cháu nghĩ đến sự báo thù của giống yêu quái này mà cháu sợ đâu. Điều oán của cháu gây nên ở đời thực tại này, cháu tin rằng cháu đã trang trả xong bằng cái chết mòn này rồi.
Nhưng cái tương lai của cháu là ở ngoài đời thực tại này kia.
Công việc kiến thiết của cháu lại phải ở ngoài thế giới này.
Chết trong bây giờ ở đây, để mai kia cháu sẽ gặp lại con gái quan Lãnh ở chỗ khác để lập lại với nàng một cuộc sống khác công bằng hơn và đẹp hơn.
"Bây giờ cháu nhờ chú một việc này. Là chú sẽ cho táng cháu ở mé gò Bạch Ảnh, ở bờ phía đông đầm làng Nguyệt-Sương, gần ngay chỗ con quan Lãnh gieo mình. Các bề trên trong gia tộc có gì phản đối về việc chôn cất này, chú thề với cháu là phải làm theo ý nguyện của cháu.
Thôi, lạy chú, chú ra đi. Và cho đào huyệt sẵn đi thì vừa. Cái chết đã dâng lên đến nửa phần người cháu rồi."
*
Lúc Cậu Bảy vừa thở hơi cuối cùng, quạ ở tám phương trời rủ nhau bay đến sao mà nhanh và nhiều đến thế.
Những cây và các luỹ tre các làng phụ cận bỗng hoá ra màu đen cả.
Ở những cây đen ngòm ấy, loài ác điểu ngày đêm kêu không ngớt tiếng.
Trông thi hài Cậu Bảy, người thương tiếc thì ít mà sợ tởm thì rất đông.
Trời là một đấng biết tha thứ, biết xoá bỏ, đối với một người đã biết hối lỗi là gì rồi, sao Trời lại còn bày thêm ra một việc thảm mục (11) đến thế nữa.
Cái thây Cậu Bảy ở giữa giường thực không còn hình nữa. Ra từ lúc còn sống, xương Cậu Bảy đã rũa mòn dần mà không ai để ý tới.
Thành thử cỗ quan làm cho người chết hoá ra to rộng quá. Bỏ bao nhiêu cỗ tổ tôm, bao nhiêu cuốn lịch, bao nhiêu giấy bản, bao nhiêu trà phát du (12) vào đấy cho vừa. Nói cho đúng ra, thì phải đến năm cỗ thi hài Cậu Bảy nữa thì mới chắc kín lòng săng.
Người ta lại phải thửa áo quan khác. Nó lại chỉ bé bằng thân hình cái tiểu sành có viền đường gấm hoa chanh. Thành ra lúc đám khởi hành, việc hung táng mà người không rõ chuyện lại tưởng là cát táng (13).
Lúc hạ huyệt, quạ trên một giời cao, một loạt chà xuống mép bờ đầm bâu cứ đen đặc lại. Đứng xa trông, bờ đầm Nguyệt Sương như có người viền một vành khăn đen tròn không nhoè lép lấy một nét.
Việc tang ma chôn cất người cháu quá mấy tuần cơm cúng rồi, bấy giờ ông chú mới ngồi ở buồng sách tại mái tây biệt thự đã được xông hương trầm mà giở cuốn Gia huấn trong họ nhà ra ghi vào đấy những dòng dưới đây:
" Đây là những lời quý báu ta để lại cho lũ con chính thống của ta và cho lũ cháu trong họ nhà. Tụi bay, đứa lớn rồi thì phải đọc lấy mà làm trọng và đe mình từ ngay phút này; còn đứa nhỏ thì noi các đàn anh mà gắng hiểu ngay để sớm biết mà e sợ.
"Việc Cậu Bảy bị chết trong cảnh nghịch biến thương thảm - ta đã có thuật rõ kèm vào đây, ở chương Cố sự nơi cuối tập Gia huấn này - là một điều cảnh cáo của ý Trời. Ta vốn nặng lòng với những điều thuộc về đạo đức thường, ta rất lấy làm đau xót cho danh dự gia tộc đã bị Cậu Bảy làm tì ố. Người chết đã biết sám hối. Ta cũng đã biết tha thứ. Nhưng còn ta còn sống, còn lũ bay còn sống đó!
"Nhân việc tai biến vừa xảy đến trong họ, ta lại nhớ đến một việc cũ.
"Trước đây, ta đã nhiều phen lên rừng xuống biển để tìm chân nhân.
Một chuyến đò đi bể, còn độ phần tư đường, thì ghé được tới đảo có người bên ta bị bọn giặc bể Tầu Ô bắt.
Ta được thoát chết vì cái đức bình thản của ta trước sự rộ nạt của giáo mác lũ giặc. Đứa đầu đảng bèn đãi ta vào bực khách, lúc ăn ngủ ra vào đều lấy các thứ lễ tiết đối với cao sĩ ra mà dùng. Ngoài những lúc chúng phải bóc lột thuyền buôn để duy trì cuộc sống của chúng trên mặt nước cả, đầu đảng bọn cướp thường vời ta tới bàn để hỏi về thiên văn, địa lý và nhân luân.
Hắn biết rằng hắn hỏi ta chẳng phải để mà theo; ta biết rằng ta có nói ra, cũng chẳng phải là để cho hắn nghe.
Nhưng đã đãi nhau là đám có chữ, lấy chữ ra mà nói chuyện thì hỏi đến đâu ta đều trả lời rất thành thực và hắn cũng lấy lễ độ cất những câu ta viết ra.
Từ đấy, hắn đãi ta vào bực thượng khách.
Một buổi thuyền Tầu Ô vào vịnh Hạ Long, ghé đảo Cát Bà. Đổ bộ, hắn đưa ta vào hầm đựng của, ở trong một hang núi cách bờ độ lụi hết hai nén hương. Ta vào, chân tay bị vướng bởi vàng lụa, ngà voi, sừng tê, quế chính sơn, mật ong, sa nhân và nhiều thứ nữa.
Hắn hỏi ta muốn gì và cười, tay giơ thẳng vào đống của cướp.
Ta cũng cười, hai tay giơ lên giời, nghĩa là đụng vào trần hang.
Ta để ý xem xét thấy bị mắc kẹt vào bọn châu báu phi nghĩa kia là một cuốn sách đã gần mục. Giở ra xem thì đấy là một tập lữ ký của Trần Dĩ Luyện - một hàng nhân trong một đoàn tuế cống sứ (14) qua Trung-Quốc, về đời Thiệu-Trị -- nói về những điều tai nghe mắt thấy, bên cạnh con đường đi sứ ở Tàu (Ta vốn có khiếu riêng để nhớ những dã sử của nước nhà).
Ta không đủ thời giờ để hỏi tên cướp xem hắn bắt được sách này ở trường hợp nào. Ta chỉ kịp bảo hắn rằng vàng bạc của hắn định cho ta, ta không lấy gì làm thú bằng việc xin hắn cuốn sách ấy.
Hắn thuận và cố giữ ta ở lại.
Ta nhất định bỏ hắn và thoái thác là nhớ quê cũ lắm. Sau hắn phải chịu, cho ta xuống thuyền nhỏ nhìn ta xuôi về Hải Ninh (15) với một cuốn sách cũ.
"Sách đó, Cậu Bảy, vì thiếu tiền đi chơi đã bán cho một người nước Hiệp Chủng du lịch qua xứ mình.
Ta tiếc giận vô cùng. (Nếu tụi bay mà tiền và lực có dư và lại muốn nhìn thấy sách đó, ta dám cam đoan với lũ bay rằng sẽ thấy sách đó ở tủ kính một viện bảo tàng Mỹ nào, chứ không sai).
Sách mất, nhưng trí nhớ của ta thì mất sao được. Ta đọc sách đến đâu, chữ cứ như chôn vào ruột. Vì thế mà ta mới nhớ nổi chuyện lạ của quan Hàn Lâm Trần Dĩ Luyện chép được ở dọc đường đi sứ, để kể nữa - không sai lấy một chữ một lời -- cho tụi bay nghe lại:
"Đất Giang-Tô, nhiều người đưa lụa trắng ra cho đoàn sứ nước ta đề thi. Thi (16) hay và chữ đẹp quá, họ đều lấy làm cảm kích.
Một nhà kia thanh bạch, không biết lấy gì tạ lại người đi qua chỉ có một thuở, bèn đem luôn một cái thảm sử trong gia tộc ra mà kể, tưởng làm như thế cũng là đáp được cái duyên tri ngộ trong muôn một.
Tổ họ ấy ở đất ấy - tên người và tên đất, ngài Phó Công Sứ Nguyễn Đại Nhân có ghi rõ --, vốn là người có tài và có duyên, lúc ra ngoài, quanh năm chỉ đi chơi, chẳng mấy khi phải ăn bữa nào ở nhà.
Những lúc ra ngoài, lại hay thề thốt với rất nhiều giai nhân bên đường.
Cơm thiên hạ hay có nhiều sạn sỏi, ăn nhiều vào, sỏi sạn ấy tích lữy và đúc lại thành những hòn cuội trong dạ dầy. Ruột ông tổ nhà họ ấy đã có cuội.
Kế đến một lần, ông tổ nhà họ ấy dám thề nhảm với một nguời đàn bà và rủi lại gặp giờ thiêng, sau khi uống láo những giọt nước mắt của người đàn bà vào ruột, những hòn cuội cũ kia bèn hoá thành thạch tinh (17).
Những thạch tinh ấy biết nói chuyện và biết làm hại người sống. Nó phá từ trong lòng người ta mà phá ra. Phá hại lúc còn sống chưa đủ, nó lại còn theo rồi đến lúc xuống huyệt nữa kia.
Vì thế mà thi hài tổ họ ấy đã mai táng xong xuôi tưởng yên ấm, bỗng một đêm về sáu tháng sau, nó bật lên như có kẻ cắm cốt mìn vào mà bắn.
"Có lẽ hai con nguời biết nói chuyện trong ruột Cậu Bảy là giống thạch tinh đó.
Đời Cậu Bảy, tung tích bôn tẩu hồng trần, chắc trong bụng không thiếu gì sỏi sạn của cơm thiên hạ. Và nước mắt thiêng Cậu Bảy uống liều vào trong cơn trí trá với lòng người, chính là nước mắt của con gái quan Lãnh Tín làng Nguyệt Sương đó.
"Lũ bay nên khớp hai chuyện chênh nhau về cả thời lẫn không-gian, nhưng đều chung một lý do huyền bí, để tìm lấy một ý niệm trong đời sống đạo đức.
"Ta góp việc này vào tập Gia huấn, tự coi nó như một điều cần đáng thêm vào thập điều trong gia pháp. Lũ bay khá vâng theo”./.

Chú giải
(*) Xem truyện Tổ tôm người sẽ đăng ở Thơ văn, tập mùa hạ ( chú thích của nguyên bản 1943, khác với các chú thích sau đây của người sưu tầm)
(1 ) tức là dừng ngựa
(2) sâu và vắng
(3) Ngày nay hay viết : tờ nháp
(4) làm rõ,cắt nghĩa
(5) Cũng có nghĩa tự tử tuy nghĩa ban đầu nói rõ là tự thắt cổ
(6) Cái vần gieo đến mức tuyệt vời . Tương tự như tử công phu là hết sức công phu .
(7) Gạn hỏi để tìm câu trả lời đúng
(8) Kiến: điều thấy ; thức: điều biết ; đây chỉ cả kinh nghiệm lẫn hiểu biết qua sách vở
(9)Câu đố
(10) Một ngày kia
(11) Đau xót cho con mắt ( khi phải chứng kiến những chuyện thương tâm )
(12) Chúng tôi chưa tra cứu được
(13 ) Người chết chôn xuống lần đầu gọi là hung táng , bốc mả chôn lại gọi là cát táng
(14) Đoàn đi cống theo chu kỳ hàng năm ; hành nhân , nghĩa đen là người đi đường , nhưng đây chỉ người phiên dịch đi theo các sứ bộ
(15) Tên một tỉnh cũ sát biên giới Việt Trung , sau nhập vào thành tỉnh Quảng Ninh
(16) Đầu thế kỷ XX, trong ngôn ngữ hàng ngày , nhiều người vẫn gọi thơ là thi .
(17) Chỉ phần tinh tuý của đá

Sửa bởi pth77: 06/02/2014 - 01:46


#11 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 06/02/2014 - 02:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hà Văn Thùy – Đỗ Ngọc Thành



Nghìn vạn năm nay chúng sinh Việt vẫn làm, vẫn ăn bánh chưng hàng năm thậm chí hàng ngày. Cả ao mực đã đổ ra để tán để bình về món ăn quốc hồn quốc túy. Ai cũng nghĩ mình đã hiểu và không còn điều gì đáng nói về chiếc bánh xưa như Trái đất! Thử tìm hiểu về chiếc bánh chưng vuông của tác giả Nguyễn Trung Thuần xuất hiện trước Tết quả đã mở rộng tầm mắt cho bạn đọc. Rất cảm ơn tác giả, nhưng thấy bài viết chưa “đã”, chúng tôi mạo muội bàn thêm.

Muốn hiểu tới tận cùng về chiếc bánh chưng không thể không trả lời hai câu hỏi: 1. Chủ nhân chiếc bánh chưng là ai? Và 2. Chiếc bánh chưng được sáng tạo như thế nào?
I. Ai là chủ nhân của bánh chưng?
Trước hết, cần hiểu rõ, thế nào là bánh chưng? Nhờ bài viết của ông Nguyễn Trung Thuần, ta biết cái tên khai sinh được viết trên giấy đầu tiên của bánh chưng là 裹蒸. Từ điển phiên là “quả chưng”, “lõa, khỏa chưng” và được giải nghĩa là loại bánh được gói dùng cho lễ tế chưng, lễ tế mùa đông. Như vậy, bánh chưng theo văn tự được ghi sớm nhất là loại bánh dùng lá cây, gói gạo nếp, đậu và thịt lợn đem luộc lên làm vật cúng trong lễ tế mùa đông, là thứ bánh để cúng trong dịp Tết. Tuy nhiên, đấy chỉ là chữ nghĩa trong từ điển. Mà từ thì sinh ra trước khi có điển nên những từ không được điển chế đã gây khó cho những ai chỉ biết từ điển! Nếu lục tìm trong tiếng Việt cổ thì quả cũng từng có nghĩa là bánh. Dân gian Việt quen nói bánh trái. Đó là từ xưa, nay thường được hiểu là bánh và trái cây. Nhưng nghĩa nguyên thủy của từ ghép bánh trái cho thấy: bánh cũng từng được gọi là trái, là quả! Câu ca dao Tay cầm bầu rượu quả nem là một chứng cứ. Quả nem là chiếc nem hình bánh ú, cũng có nghĩa là bánh nem. Từ cái gốc gác xa xưa ấy, ta khám phá ra điều bí mật vô cùng thú vị: quả chưng chính là bánh chưng tiếng Việt! Điều này có nghĩa là, người Việt cổ trên đất Trung Hoa làm ra thứ bánh gọi là bánh chưng. Nhưng rồi đất Việt bị chiếm, người Việt trở thành người Tàu, biết bao tài sản Việt biến thành của Tàu. Tuy nhiên, cái tên cúng cơm của chiếc bánh vẫn được giữ nguyên. Không chỉ giữ nguyên từ Việt cổ: quả là bánh mà còn giữ nguyên văn phạm Việt theo lối nói chính trước phụ sau! Vậy là dù cho hàng nghìn năm ra sức đồng hóa thì các thày Tàu cũng không thể biến chiếc bánh chưng tiếng Việt thành chưng bính Tàu!
Với ý nghĩa như vậy thì loại bánh hình bánh ú của dân Triệu Hưng, bánh đòn, bánh tày, bánh tét, Tapeng arua của người Arem và bánh vuông của người Kinh đều là bánh chưng. Từ “chưng” ở đây không phải động từ chưng cất mà là lễ tế cuối năm, tức cúng tế trong dịp Tết. Từ Tét là do đọc trại của Tết, càng chứng tỏ loại bánh làm vào dịp Tết. Một thực tế là, không chỉ người Kinh, người Triệu Khánh Quảng Đông, người Arem làm bánh chưng, mà trên Hoa lục, từ miền đất của nước Sở, nước Ngô, nước Việt xưa tận Sơn Đông, Động Đình Hồ xuống phương Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Vân Nam, Ba Thục… đâu đâu cũng có bánh chưng.
Bánh chưng có từ bao giờ? Khó biết đích xác nhưng sách còn ghi, khi Khuất Nguyên gieo mình xuống sông Mịch La (năm 278

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), người nước Sở thương tiếc bằng cách thả bánh chưng xuống sông để cá ăn bánh mà đừng rỉa xác ông! Sau này, hàng năm vào dịp giỗ ông, người ta thả bánh xuống ao xuống giếng để tưởng niệm. Như vậy, chiếc bánh chưng có từ xa xưa và quen thuộc với phần lớn dân cư sống trên đất Trung Quốc.

Một câu hỏi: dân Trung Quốc là ai? Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Trung Thuần dẫn tư liệu: “Ở huyện Khai Phong của Triệu Khánh từng phát hiện được một hóa thạch răng người cách nay 14,8 vạn năm, được giới khảo cổ cho là tổ tiên sớm nhất của người Lĩnh Nam.” Đấy là một trong những sai lầm chết người của khoa học thế kỷ trước, khi cho rằng người Vượn Bắc Kinh Homo erectus pekinensis sống 600.000 năm trước ở Chu Khẩu Điếm là tổ tiên người Trung Hoa. Sang thế kỷ này, di truyền học phát hiện, người Bắc Kinh thuộc loài tiền nhiệm của chúng ta, biến mất khỏi châu Á 250.000 năm trước. Chúng ta hôm nay là Người Khôn ngoan Homo sapiens, tổ tiên xuất hiện ở châu Phi 180.000 năm trước và 70.000 năm cách nay đã men theo bờ biển Ấn Độ Dương đặt bước chân đầu tiên trên đất Việt Nam của lục địa Đông Á. Sau đó, từ Việt Nam, con người đông dần và 40.000 năm trước tiến lên khai phá vùng đất mênh mông phía bắc. 4000 năm TCN, trên đất Đông Á, người Việt chiếm khoảng 65% nhân số thế giới và xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ, trong đó có văn hóa bánh chưng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một cặp bánh chưng Việt Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bánh chưng Triệu Khánh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bánh chưng Quảng Đông (广东裹蒸粽)

II. Bánh chưng được sáng tạo ra sao?
Có lẽ, chiếc bánh đầu tiên mà người Việt làm ra là bánh… đất! Điều này được ghi lại trong Hậu Hán thư: “Dân Giao Chỉ lấy đất sét làm bánh đem phơi khô, coi là vật quý, dùng trong cưới hỏi.” Vài ba chục năm trước, nhiều phiên chợ ở Phú Thọ còn bán bánh đất. Cũng thời đó, ở Thái Bình, nhiều bà già lấy những viên ngói nung non lửa cho con dâu ốm nghén ăn, gọi là “ăn rở.” Sau này khoa học khám phá ra đó là việc làm cực kỳ khôn ngoan vì bổ sung nguyên tố vi lượng, khoáng chất cho thai nhi.
Không ai biết chắc chiếc bánh chưng được làm từ khi nào. Chúng tôi đồ rằng, tiền thân của nó là những thỏi cơm lam được nấu trong ống tre. Người Việt trồng lúa trước hết ở trên cạn, gọi là lúa nương, lúa lốc mà phần nhiều là lúa nếp. Gạo bỏ vào ống tre, cho nước vừa đủ rồi nướng trong lửa than. Khi cơm chín, chẻ ống tre ra, được những thỏi cơm lam thơm ngon.
Một ngày đẹp trời, có ai đó nảy sáng kiến cho thêm hạt đậu, hạt lạc rồi thịt lợn vào ống tre cùng với gạo. Lúc này sản phẩm thu được không còn là đòn cơm lam bình thường mà là một món ăn kỳ diệu. Có lẽ từ lúc này, thay cho từ cơm lam, người ta gọi là bánh! Khi phát minh ra đồ gốm để đun nấu, con người nảy sáng kiến dùng lá gói gạo (đã ngâm nước) với đậu, thịt lợn thành đòn dài như hình chiếc ống tre, cho vào nồi nấu. Chiếc bánh hình khúc tre ra đời! Loại thức ăn trân quý như vậy không dễ có hằng ngày nên chỉ có thể làm vào dịp lễ lớn nhất trong năm là lễ tế mùa đông, tế chưng, còn gọi là Tết. Do vậy, chiếc bánh được gọi là bánh chưng và cũng có tên là bánh tét, do đọc trại của từ “Tết”.
Chiếc bánh hình trụ của ống tre gợi lên hình tượng sinh thực khí nam, một vật thờ linh thiêng của người Việt cổ. Lúc này người ta nhận ra, chỉ có sinh thực khí nam thì chưa đủ! Và do bánh được gói bằng lá, không còn bị hạn chế bởi khuôn khổ chiếc ống tre nên người ta gói những chiếc bánh hình vú tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Và trên bàn thờ là cặp bánh ú (vú, bú) với đòn bánh tét nằm giữa, vừa là biểu trưng sự sung túc của nghề nông vừa thể hiện tín ngưỡng phồn thực!
Cũng phải rất lâu sau, giữa thế giới của bánh ú, bánh tày, bánh tét, tại kinh đô Việt Trì, theo truyền thuyết, chàng Lang Liêu sáng tạo ra chiếc bánh hình vuông. Vẫn là chiếc bánh chưng truyền thống trời che đất chở muôn vật bên trong nhưng chiếc bánh vuông là bước nhảy vọt không chỉ về thẩm mỹ mà còn về trí tuệ. Chiếc bánh chỉ nặng khoảng 500 – 600 gram và được buộc bằng bốn chiếc lạt: hai dọc hai ngang. Bốn chiếc lạt trên hình vuông như trang giấy xanh tạo thành chữ Tỉnh. Đấy là hình tượng nhắc lại thuở xa xưa khi tổ tiên mở cõi: dân chúng chung tay vỡ mảnh đất hình vuông rồi chia đều làm chín phần. Tám nhà cày cấy tám phần xung quanh và chung nhau chăm sóc phần ruộng ở giữa, lấy hoa lợi nộp vua. Cách chia đất này thể hiện triết lý bình sản của người Việt, đảm bảo tài sản đồng đều giữa các thành viên, cái nền bền vững của hạnh phúc cộng đồng. Sau này, việc chia ruộng chữ Tỉnh được chuyển hóa thành công điền. Công điền là ruộng của làng, vua không có quyền đụng tới, ba năm một lần chia cho người nghèo cày cấy.
Bốn chiếc lạt còn chia bề mặt chiếc bánh thành Lạc thư, Cửu cung bát quái Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài và Trung ương, cội nguồn của kinh Dịch. Đó cũng là ma phương đồ bậc ba mà tổng các con số của các ô theo chiều ngang, dọc và chéo đều là 15: đúng bằng số bộ của nước Văn Lang thời Vua Hùng! Chắc chắn, từ đất tổ Việt Trì, chiếc bánh vuông lan tỏa ra nhiều vùng Lạc Việt khác, trong đó có Quảng Đông mà ngày nay người Hoa gốc Việt ở đây vẫn giữ được!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lạc thư

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cửu cung & ma phương bậc ba trên bánh chưng

Chiếc bánh vuông tượng trưng cho phái nam là sáng tạo mỹ mãn. Nhưng như vậy chưa đủ vì có nam mà không nữ chửa nên xuân! Thay cho bánh ú quen thuộc, chiếc bánh trắng như ngọc, dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên ra đời… Cặp bánh chưng bánh dầy được dâng vua cha, cúng tổ tiên và trời đất, sang trọng hơn, thanh nhã hơn!
Câu chuyện bánh chưng còn cho ta biết quá trình hình thành ngôn ngữ Trung Hoa. Người Việt từ xưa trên toàn Đông Á gọi chiếc lá để gói bánh chưng là lá dong. Khoảng 4000-5000 năm trước, khi sáng tạo chữ vuông, dựa theo âm “dong” tiếng Việt, người Quảng Đông gọi lá dong là diệp đông 叶冬.Nhưng từ thời Tần Hán, người phương Bắc xâm chiếm Nam Dương Tử, áp đặt dân Giang Nam nói theo cách nói phương Bắc, lá dong 叶冬biến thành 冬叶dong lá. Tới thời Đường, chuyển hóa theo tiếng nói của kinh đô Tràng An thành đông diệp. Nhưng sau này, tiếng Trung Quốc biến đổi thành tiếng Bắc Kinh pinyin là dongye
Ở đây có vấn đề dễ gây lấn cấn: bánh chưng vuông tượng đất “địa phương 地方” là âm. Bánh dầy tượng trời “thiên viên 天圆” là dương! Nhưng trong truyền thống, người Việt quan niệm “nam văn, nữ thị.” Văn vốn là chữ “vuông”, trong giáp cốt văn lúc đầu được vẽ hình vuông. Sau cách điệu thành hai đường chéo tượng trưng cho hình vuông (文). Nhưng trong câu chuyện này, bánh chưng tượng trưng cho phái nam trở thành âm còn bánh dầy tượng trưng cho phái nữ lại là dương! Giải thích sao về sự trái ngược này? Không khó! Bởi lẽ đã có khi người xưa nói: “Ông giăng mà lấy bà giời!” Phải chăng đó cũng là cái “lý” của người Việt: không có cái gì tuyệt đối dương hoặc tuyệt đối âm! Cồng là bà. Lệnh là ông. Nhưng có lúc “lệnh ông không bằng cồng bà!” Cũng vậy, Trời là cha là dương nhưng có lúc lại trở thành âm. Còn Đất là mẹ, là âm nhưng có lúc lại thành dương?!
Ông Nguyễn Trung Thuần dẫn lời Giáo sư trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ xưa không phải hình vuông là chính xác. Nhưng Giáo sư của chúng ta đã sai khi nói:
“Bánh chưng vuông tượng đất, bánh dày tròn tượng trời là một triết lý rất Trung Hoa nhưng triết lý ấy thực ra còn chưa có ở đời Hán (HVT tô đậm). Vậy, làm gì có chuyện “bánh chưng vuông tượng trời” ra đời ở Việt Nam vào thời Hùng Vương? Ở Cổ Loa, thủ đô của nước Âu Lạc, nơi chỉ cách trung tâm Hà Nội có 17 km mà bây giờ vẫn có rất ít bánh chưng vuông. Họ thường gói bánh chưng tròn, còn gọi là bánh tét hay là bánh tày”
Sự thực, bánh chưng vuông tượng đất, bánh dầy tròn tượng trời không phải triết lý Trung Hoa mà là triết lý của tộc Việt từ xa xưa, trước cả thời Phục Hy 4800 năm TCN, trong thiên viên địa phương của kinh Dịch. Còn việc ở Cổ Loa ít gói bánh vuông chỉ là một thói quen: người dân ưa gắn bó với với tục xưa của mình!
III. Đâu là trung tâm?
Hàng nghìn năm nay, các học giả đại Hán cho rằng, Trung Nguyên Hoa Hạ là trung tâm, tỏa chiếu ánh sáng văn minh khai hóa các dân man di tứ cận! Sở dĩ nói như vậy vì họ không hiểu rằng, Trung Nguyên xưa chính là đất Trong Nguồn của người Dương Việt. Sau khi chiếm đất này, người Hoa Hạ đã chuyển chữ Trong thành Trung, Nguồn thành Nguyên để xóa dấu vết! Tuy tổ tiên Việt từ xa xưa di chúc cho con cháu: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra thì chỉ tới nay người Việt mới biết viết hoa chữ Trong Nguồn và nhận ra đó là đất cũ của tổ tiên!
Tuy vậy kẻ ăn vụng không phải bao giờ cũng chùi được mép: theo văn phạm Trung Hoa thì địa danh ấy phải là Nguyên Trung mới đúng! Đằng này lại vẫn là Trung Nguyên –Trong Nguồn theo cách nói Việt! Không chỉ địa danh này mà hàng loạt địa danh khác cùng chung số phận, trái ngược cách nói Hoa: Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc… Sở dĩ vậy vì lẽ đơn giản: đất lấy được nhưng tên đất đã ăn sâu trong lòng người thì không dễ đổi!
Cũng ánh sáng khoa học thế kỷ mới cho thấy:
1. Người Việt Nam có đa dạng di truyền cao nhất trong các sắc dân Đông Á, có nghĩa là người Việt là cội nguồn của dân cư Đông Á. Đất Việt Nam là nơi phát tích của các dân tộc Đông Á.
2. Từ năm 1898, nhà ngữ học người Pháp H. Frey đã cho xuất bản cuốn sách L’annamite, mère des langues; communauté d’origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l’Indo-Chine; Tiếng Việt Nam là mẹ các ngữ; cộng đồng có nguồn gốc của các dân tộc Celtic, Do Thái, Sudan và Đông Dương.
3. Từ khoảng 18.000 năm trước, người Việt sáng tạo công cụ đá mới Hòa Bình rồi mang theo bước chân thiên di ra khắp châu Á, tới đất Mông Cổ và tạo dựng văn hóa Ngưỡng Thiều, niềm tự hào của người Hoa Hạ.
4. Người Việt thuần hóa cây kê và cây lúa rồi đưa lên lưu vực Dương Tử, Hoàng Hà.
5. Đồ đồng được làm ra sớm nhất ở văn hóa Phùng Nguyên rồi lan tỏa ra khắp Hoa lục cùng Đông Nam Á. Trống đồng cũng được chế tác trên khắp giang sơn Việt tộc, từ địa bàn nước Sở cũ tới Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và vùng Caren của nước Mianmar hôm nay. Nhưng trống đồng Đông Sơn của người Lạc Việt, tộc người đa số, từng lãnh đạo dân cư Đông Á về xã hội và ngôn ngữ là tinh xảo nhất. Không chỉ đạt mức thẩm mỹ siêu tuyệt mà còn ký thác trong đó những biểu trưng sâu thẳm của minh triết Việt.
6. Chỗ nào có người Việt, nơi ấy có bánh chưng. Tuy nhiên, chiếc bánh vuông Lạc Việt không chỉ đẹp về tạo hình mà còn mang những nét tiêu biểu nhất của minh triết Việt.
Vậy đâu là trung tâm, xin quý độc giả suy ngẫm!

Thanked by 1 Member:

#12 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 08/02/2014 - 01:28

Sống và Chết

Võ Văn Lân


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




“Sinh tự hà lai, tử tùng hà khứ?” Sinh từ đâu đến, chết theo đâu về? Đó chính là câu hỏi đã làm cho con người băn khoăn từ muôn thuở, cũng là một trong những lý do chính khiến tôn giáo và triết học có mặt, một trong những mục tiêu tìm kiếm của khoa học. Xã hội loài người ngày càng phát triển với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thực ra vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi trên mà chỉ khiến con người ngày càng phải đối mặt với cái chết luôn cận kề: một tai nạn bất ngờ, một cơn đột quỵ vì quá căng thẳng trong cuộc sống, và biết bao lý do khác đến từ khủng bố, thiên tai, bệnh tật… luôn đe dọa tính mạng!
Trước nỗi sợ chết, có những người hối hả lao vào hưởng thụ sợ không còn kịp trước hạn cuộc ngắn ngủi. Một số người khác, trái lại, ra sức bám víu, tích cóp của cải tiền bạc, chạy đua theo danh vọng, quyền lực…đến quên ăn bỏ ngủ( sống), quên cái chết đang rình rập với ảo tưởng cho rằng nếu có được danh vọng quyền lực hay của cải thì có thể có khả năng che chắn để cái chết đừng đến! Thực tế chứng tỏ mọi thứ trên cõi đời này đều là vô thường, giả tạm. Mặt khác, đã không thiếu những bằng cớ cho thấy chết không phải là hết.Như vậy,việc hối hả hưởng thụ hay việc bám víu tích cóp đều không phải là thái độ thích hợp.

Thật ra có thể thấy sự ngắn ngủi chỉ trong hơi thở. Thở ra mà không hít vào hay hít vào mà không thở ra là sự sống kết thúc! Nhưng theo các nhà minh triết Đông phương, sống đến trăm năm hay nhiều hơn mà khổ đau dài dài cho mình và chẳng có ích gì cho người thì đâu phải là trọn vẹn. Như chỉ vài ba mươi năm sống thảnh thơi, biết chân quý từng chút từng chút giá trị của cuộc sống, lại đóng góp tích cực cho sự sống an lạc của người khác, thì cuộc sống ấy đã đủ đáng được gọi là thọ. Vua Trần Thánh Tông, cũng là một vị thiền sư đời nhà trần, đã cho rằng:
“Sinh như trước sam/ Tử như thoát khổ/ Tự cổ chí kim/ Cánh vô dị lộ…”
Tạm dịch:( Sinh như mặc áo/ Chết như cởi quần/ từ xưa tời nay/ Không con đường nào khác). Người đời chẳng ai không chết, đó là sự thật không ai chối cãi! Sự sống và cái chết luôn sóng đôi; đã sinh ra, trước hay sau, sớm hay muộn, rồi ai cũng lần lượt trở về. Theo giáo lý đạo Phật, sống chết là hai mặt của một thực tại, là một giai đoạn trong chuỗi tương tục sống chết, chết sống bị tác động bởi duyên sinh duyên khởi. Và sống chết là lẽ vô thường; sinh, trụ, dị, diệt về mặt không gian và thành, trụ, hoại, không xét về thời gian! Để thấy rõ tính tương tức hai mặt của sống và chết ta thử lấy ra một mắt trong chuỗi mắt xích tương tục” sinh tử”. Gỉa định đời người hiện hữu ( sanh) từ lúc có sự thụ thai khi tinh cha ( tinh trùng) huyết mẹ(noãn) hòa hợp với nhau, tiếp cận một nghiệp thức tương ứng, hội đủ điều kiện( duyên) tương thích như môi trường, nhiệt độ, ánh sáng… trong tử cung mẹ hay trong ống nghiệm để hình thành một chủng tử; trong mọi trường hợp, cái mầm sống ấy đều phải phát triển trong cơ thể người mẹ nhờ được cung cấp dưỡng chất từ cơ thể của bà mẹ; theo thời gian, hội đủ mọi yếu tố, mầm sống ấy hình thành các cơ cấu vật lý, sinh lý hoàn chỉnh của một thai nhi; đúng thời, thai nhi ra khỏi cơ thể mẹ trở thành một hài nhi để rồi có được sự chăm sóc bú mớm,nuôi dưỡng của cha mẹ, của gia đình và của xã hội, lần lượt trở thành thiếu niên rồi thanh niên, trưởng thành, lập gia đình có vợ có chồng, sinh con đẻ cái rồi bước vào độ trung niên, lão niên trở thành già yếu rồi chết. Đó là tiến trình một đời người theo cách hiểu thông thường. Như thế” sự sống” bắt đầu từ lúc thai nhi hình thành trong bụng mẹ hay khi đã lọt lòng mẹ? thông thường người ta cho rằng cuộc sống bắt đầu từ cất tiếng khóc chào đời. Như vậy, thời gian chin tháng mười ngày được cưu mang trong bụng mẹ thuộc về đâu? Câu hỏi đặt ra vẫn chưa có câu trả lời. Người xưa tính tuổi thọ cho một người có cộng them “ tuổi mụ”, hẳn không phải là vô cớ.
Theo giáo lý nhà Phật, sống chết là một quá trình tương tục không có khởi đầu và không kết thúc, trừ khi các bậc giác ngộ có khả năng đoạn trừ vòng sinh tử luân hồi. Cũng nền giáo lý ấy khẳng định sinh chỉ là sự hình thành một giả hợp gồm năm thành tố: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; trong đó, hay thể xác chỉ là sự tập hợp có hệ thống của tứ đại đất, nước, gió, lửa. Như vậy, tử chỉ là sự tan rã của các yếu tố cấu thành và các yếu tố này hoàn nguyên đâu vào đấy: thịt, xương, da, lông, móng… trở về đất; máu, đờm, dãi, mồ hôi,nước mắt trở về nước; khí hơi thở trở về gió; sức nóng hay thân nhiệt trở về lửa. Thọ, tưởng , hành, thức thuộc thần thức, cũng chính là nghiệp thức, khi đó lìa bỏ thân xác cũ chuyển thành thức tái sinh do tác động của nghiệp tương ưng với hợp duyên khi tinh cha kết hợp noãn mẹ trong một môi trường thích hợp để hình thành một thực thể mới. Chết khác nào vất bỏ chiếc áo cũ thay vào chiếc áo mới,nghĩa là tiếp nhận một thân khác. Khoa học ngày nay chứng tỏ,mỗi mỗi sát-na,các lòai sinh vật, đất đá cỏ cây đều thay đổi, biến chuyển không ngừng;mỗi tế bào,mỗi mô mạch của con người vẫn chết đi sống lại trong từng giây từng phút từng sát-na.Nghĩa là cái chết đâu phải xảy ra cái rụp trong khoảnh khắc như ta vẫn nghĩ,mà nó là cả một quá trình. Thực tại giây phút trước không còn là thục tại giây phút sau. Nếu không có sự chết đi của tế bào cũ để phát sinh tế bào mới thay thế làm sao có sự phát triển. Đây là chỗ gặp gỡ giữ khoa học và Phật giáo cũng như các truyền thông văn hóa Đông phương. Vô thường như thế là quy luật tất yếu đưa đến phát triển của vạn hữu.Do đó người sống sâu hiểu rằng cái gì có sinh thì có diệt,có thành ắt sẽ hoại nhưng chẳng có gì mất. Đức Phật đã dạy trong Bát nhã Tâm kinh rằng vạn pháp không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không cấu, không tịnh. Ví như cái chén,cái bình…bị vỡ,ta tưởng mất,thật ra dù chỉ mảnh mún,chúng không mất hẳn mà chỉ trở về lại các yếu tố đất, nước, lửa gió…góp phần hình thành một vật khác. Cũng thế,hạt lúa phải chết đi để nảy mầm.Mùa đông tàn tạ báo hiệu mùa xuân tươi đẹp. Nói khác, cái chết đặt mầm mống cho cái sống, đem lại cho cõi đời muôn vàn hương sắc; đồng thời,cái chết giúp con người nhận thức sự phù du của cõi thế, sự mong manh của kiếp người,tính hư ảo của danh lợi.Cái chết còn cho phép ta nhận ra vẻ bi tráng của trần gian,sự mầu nhiệm của cuộc sống!

Nếu không mất, con người nhắm mát lìa đời sẽ về đâu? Các tôn giáo hữu thần, cho dù nhất thần hay đa thần, đều mặc khải cái chết hoặc sinh về nước Chúa, hoặc đọa vào luyện ngục, đều là những cõi vĩnh hằng vì linh hồn bất tử; nghĩa là trùm cho cái chết ý nghĩa”thường”. Khoa học, trái lại, với tinh thần thực nghiệm, chỉ xác quyết những gì mắt thấy, tai nghe, rờ mó, cân đo đong kiếm được, nên quan niệm khi chết thân xác tan rã không còn gì, đã kết luận chết là” đọan diệt”. Đất Phật giác ngộ chân lý thật tại với quan điểm”Trung đạo”cho rằng không thường mà cũng không đoạn. Thế chết về đâu? Ông bà ta há từng bảo ’Sống gởi thác về!’ Về đâu? Về lại chỗ đã đến! Tức là tái sinh! Vậy cái gì tái sinh? Phải chăng chỉ là sự tiếp nối của cái cũ? Quan điểm Trung đạo của nhà Phật trả lời không phải một nhưng chẳng phải khác.Cũng như ngọn đèn cầy được thắp lên từ đầu hôm đến nửa đêm, đến hôm sau vẫn còn sáng. Ánh sáng từng thời điểm đầu hôm, nửa đêm, sáng hôm sau là một hay khác? Nói một cũng không đúng khi cây đèn cầy đã cháy ngắn dần, bấc đã lụn; nhưng nói khác cũng không xong vì ngọn đèn vẫn là ngọn đèn đó, có thay đổi gì đâu! Đó là luân hồi của chuỗi sinh diệt, diệt sinh vô cùng tận. Xuyên suốt quá trình này một tâm thức hiện tồn mien viễn mà đạo Phật gọi Phật tính, là Bản thể là Như Như hay Như Lai tạng tính… Đức Tích Ca Như Lai, bậc Đạo sư giác ngộ đã chỉ ra rằng mọi loài chúng sinh không phân biệt hữu tình, vô tình, nhỏ lớn đều có Phật tính. Tính Phật không tăng không giảm, không thêm không bớt, cũng không bao giờ mất mà bình đẳng trước muôn loài. Phật dạy đó là thường trong vô thường.
Do không hiểu lẽ vô thường, nghĩa là có sinh tất có diệt, các bậc vua chúa thời xưa đã khổ công cho người luyện thuốc trường sinh bất tử. Nào ai thành tựu? khoa học ngày nay, mặc dù đạt nhiều thành tựu trong khám phá vũ trụ, tiếp cận thiên nhiên và con người, vẫn bỏ ngỏ câu trả lời về sinh tử. Đức Phật qua trực nghiệm bằng thiền định đã giác ngộ chân lý thực tại chỉ ra rằng do duyên sinh duyên khởi tương tác chịu tác động bởi nghiệp lực tạo tác từ hành vi của ý, khẩu, thân( Phật giáo gọi là tam nghiệp) dẫn đến tiến trình sống chết, tái sinh. Các bậc Thánh nhân Đông phương liễu nghĩa sinh tử nên sống chết tự tại. Tuệ Trung Thượng sĩ thì” Sinh tử nhàn nhi dĩ” sống chết chỉ như chơi. Khi sắp tịch, ông cho đặt giường ngay nhà khách nằm nhắm mắt; thấy thê thiếp, con cháu khóc lóc, ông mở mắt quở:” Sao không để ta đi yên ổn?”.Nói xong, ông sai lấy nước rửa ráy mặt mày tay chân rồi nhắm mắt đi luôn. Lão Tử dặn học trò khi ông qua đời không được khóc lóc mà reo cười.” Sinh quý tử qui” ( sống tạm, chết mới trở về) chứ có mất đi đâu mà khóc lóc làm gì cho sầu khổ!”.

Sống chết tuy là quá trình tự nhiên nhưng lại là điều kỳ diệu khi hiểu rằng sự sống và cái chết luôn sóng đôi bên nhau. Đối với chúng ta kẻ phàm phu, chết không hề là vấn đề đơn giản dễ dàng đón nhận. Theo giáo lý Mật tông được ghi trong Tạng như sống chết, thời kỳ hấp hối là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, mọi bộ phận của cơ thể đang dần tan, rút ra khỏi mọi giác quan cho đến cuối cùng rút lui khỏi hạt giống, điểm sâu kín nhất( chủng) mà chúng ta nhận được từ cha mẹ. Sau cùng sự phân hủy tăng dần đến mức rất cao, dẫn đến sự đau đớn thể xác và đau khổ tột cùng về tâm thức. Trong giây phút hiện thực con người là một điểm động, hệ quả của hành động bản thân chịu tác động của môi trường chung quanh, của nhiều kiếp trước có thể có khởi điểm từ bao lâu không rõ. Mặt khác, hành động do mình khởi xướng lại tác động vào thế giới và thế hệ mai sau… Chết là trở về, con người sẽ phải trả lại cho trần gian tất cả những gì đã tạm vay mượn lúc sinh thời: tiền bạc, công danh, phú quý cùng với mọi buồn vui, sướng khổ, và hành trang duy nhất ta có thể mang theo, và phải mang theo, trên đường trở về cũng chính là những gì ta đã mang vào đời, khi vừa lọt lòng mẹ: Nghiệp! Trên đường trở về đó, hành trang kia sẽ nặng hơn hay nhẹ hơn đều hoàn toàn tùy thuộc vào những hành động ta đã tạo khi còn tại thế. Chính tác động của hành vi có ý thức, tạo ra biệt nghiệp cho riêng mình, chịu tác động đồng thời tạo ra cộng nghiệp chung cho xã hội và loài người. Nghiệp đặt vai trò và vị trí của mỗi cá nhân trong vũ trụ, trong dòng tiến hóa của sinh vật, trong nhân loại trước kia hôm nay và mai sau! Qua hành động mà không ai tránh được- cái” nghiệp” ràng buộc theo quy luật nhân duyên cá nhân với toàn thể loài người, toàn thể sinh vật.

Ở đây, trước sự sống và cái chết , rõ ràng không hề thấy bóng dáng của bất kỳ một quyền năng tối thượng nào, cho dù với danh xưng là Trời, là Chúa, hay là Thượng đế. Kể cả Chư Phật, chư Bồ-tát cũng không thể can dự vào hành trình sống chết.Chỉ có sự nghiệp lực! sống thế nào thì chết như thế đó! Cái chết an lành chỉ đến với ai đó có đời sống bình an! Thực tập tinh thần vô úy của Phật giáo chính là chuẩn bị cho cái chết ngay khi đang sống.Chuẩn bị những gì? Phật dạy hành Tứ vô lượng tâm ( từ, bi, hỷ, xả) và Lục độ( bố thí, trí giới, nhẫn nhục, tinh tấn, trí tuệ, thiền định) trong mọi lúc, mọi nơi, nhất là khi còn bình thường khỏe mạnh, để huân tập thiện nghiệp, là trang bị tư lương để lên đường vững chãi! Đó là thái độ tỉnh thức của kẻ trí. Đức Phật, bậc Đạo sư giác ngộ đã khai mở chân lý duyên sinh, duyên khởi…với con đường Bát chánh đạo giúp chúng sinh đoạn trừ vòng nhân duyên trói buộc đưa đến giải thoát sinh tử luân hồi. Mặt khác, trước vô số chúng sinh do vô minh vọng chấp còn tạo nghiệp lực khổ đau, Bồ-tát với tinh thần tự tại vô ngại và đại nguyện từ bi, chủ động trước tiến trình sống chết, chua chịu nhập Niết- bàn, tự nguyện ở lại cõi trần cứu độ chúng sinh. Đó là liễu nghĩa sinh tử, là khả năng giải thoát sống chết của con người theo lời Phật dạy!.

Nguồn: Văn Hóa Phật Giáo số 120



Thanked by 3 Members:

#13 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 01:44

Bữa cơm ấm cúng gia đình người Việt

Nguyễn Thị Minh Thái

Là một dân tộc nông dân, tự nuôi sống mình bằng nghề trồng lúa đã vài ngàn năm, đến thập niên thứ hai của thế kỷ 21, người Việt hiện đại vẫn ham muốn và gắng gỏi bảo tồn bữa cơm gia đình thuần Việt trong chính căn tính nông dân (GS. Trần Quốc Vượng) của mình, dù cái sự ăn uống hôm nay đã nhiều biến đổi theo thời gian. GS.Trần Ngọc Thêm cũng từng nhận thực, cơ cấu bữa ăn Việt mang rất đậm truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước, bởi sự thiên về thực vật. Và trong thực vật thì LÚA GẠO là thành phần đứng đầu bảng. Bữa ăn của người Việt, vì thế, được gọi chung là bữa cơm.Và bữa cơm kiểu Việt Nam thuần hậu, ngon lành này đã chính là mối dây thân mật gắn kết nội bộ gia đình người Việt, rộng ra, là gia đình và xã hội Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại…

Một. “Cơm tẻ-mẹ ruột”
GS. Trần Quốc Vượng từng lên “mô hình” bữa cơm Việt truyền thống thật chính xác, trên tinh thần coi trọng lúa gạo của nông dân Việt: Cơm-Rau-Cá. Cá là tiêu biểu cho các loài thủy sản mà người Việt thích ăn, quen ăn nhất, và dễ đánh bắt trên dải đất hình chữ S của mình, với hơn 3000 km đường biển, với chằng chịt sông ngòi hồ ao khe suối lạch nguồn… Ngày xưa, trong mâm cơm truyền thống, thịt các loại hiếm khi xuất hiện, ngoài dịp giỗ tết, lễ lạt, nên thịt không có mặt như thành tố cơ bản là CÁ. Có lẽ, vì thế, lời chào thông dụng nhất của người Việt khi gặp nhau, thường là cơm nước gì chưa để còn mời nhau bữa cơm nhạt… Như thế, mặc nhiên, đứng đầu trong cấu trúc bữa cơm Việt phải là cơm tẻ, được ví như mẹ đẻ, và hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường. Bữa cơm hàng ngày đã thành căn cốt trong nếp nhà người Việt và cũng tự nhiên, thành thước đo sức khỏe của người Việt. Ăn một bữa được ba bát cơm đầy có ngọn chẳng hạn, thì được coi là khỏe, chỉ ăn nhọc nhằn được vài miếng cơm hay lưng lưng bát thì bị coi là… yếu.
Sau “cơm tẻ mẹ ruột”, vị trí thứ hai thuộc về rau-củ-quả, vốn dĩ thật phong nhiêu trong vườn ruộng Việt. Vốn nằm trong khu vực Đông Nam Á, một trung tâm trồng trọt toàn cầu, mùa nào thức ấy, rau quả Việt thật phong phú ngon lành suốt 4 mùa xuân-hạ-thu-đông. Người Việt xa quê thường nhớ nhung hai món cơ bản trong bữa cơm Việt: Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, bởi rau muống và tương cà là thức ăn gia bản của cơm Việt. Rau xanh, củ quả tươi Việt (cả hoa nữa, như hoa lý, hoa chuối, hoa hẹ…) thường được đưa vào bữa cơm bằng cách luộc lấy nước, đánh chua nước luộc bằng quả sấu, quả me, khế, chanh, quất, hoặc xào, nấu canh. Người Việt ăn canh rau quả theo khí hậu 4 mùa, 2 mùa, tùy theo thung thổ miền Bắc-Trung-Nam. Quả bí quả bầu quả cà quả mướp ngọt mướp đắng quả đu đủ xanh, quả dứa xanh… đều được các bà các mẹ các chị các em gái 3 miền xào nấu thơm ngon theo cách bản địa độc đáo của từng vùng đất. Có lẽ, một trong những bí quyết trẻ lâu của người Việt là ăn nhiều rau quả, ăn ít thịt hơn cá: Thịt cá là hoa, tương cà gia bản. Chẳng thế mà Thánh Gióng người Việt chỉ “ăn bảy nong cơm ba nong cà” mà lớn như thổi, đánh tan giặc Ân, cứu nước cứu nhà. Rau quả Việt còn được người Việt muối thành dưa như một thứ ăn gém độc đáo trong cơm Việt. Thi sĩ Việt Phương trong bài thơ về nết ăn của Cụ Hồ, người con xứ Nghệ, khi là chủ tịch nước, Cụ Hồ vẫn giữ thói quen “gạt miếng thịt gà sang bên, ăn trọn quả cà xứ Nghệ”. Thế mới biết cà xứ Nghệ thật ngon giòn! Vì thế, bữa cơm Việt thuần hậu nhất định phải có rau quả ngâm chua, muối chua, và ngay cả ngày Tết cũng không thể thiếu: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ…
Và nữa, bữa cơm Việt không mấy khi vắng rau quả gia vị, thường gọi là rau thơm (mà thơm thật: hành hoa, mùi Ta, mùi Tầu, kinh giới, tía tô, húng quế, húng Láng đặc sản Hà Nội, lá lốt, xương xông…), rồi quả ớt, củ tỏi, hành, gừng, nghệ, riềng, khế, sung, chuối chát…Rau thơm trộn với nhau, với xà lách, giá đỗ… thành món rau sống, ăn gém với canh, cũng là món rau độc đáo của bữa cơm Việt.
Chỗ đứng thứ ba, trước cả thịt, là thuộc về cá và các loại thủy sản, vốn nhiều vô số trong sông nước Việt, bơi lội tung tăng từ mặt nước ruộng đồng đến sông suối hồ ao và biển Việt. Ăn cơm với cá trở thành món ưa thích thông dụng và bình dân đến mức ngay cả Tết Nguyên đán, nhà người Việt cũng có một nồi cá kho để ăn với bánh chưng. Cá kho tộ theo cách gọi miền Nam, miền Bắc gọi là cá kho niêu, đã được nâng cấp thành đặc sản xuất ngoại cho người Việt ở nước ngoài (cà trắm đen kho niêu đất, theo cách quê mùa ở Hà Nam đã thành đặc sản kiểu này). Với người Việt, đây là cách ăn ngon miệng nhất: có cá đổ vạ cho cơm. Ngoài cá, người Việt còn mê ăn tôm, cua, ốc, hến, ngao, sò, lươn, trai… đến mức có cả một vở tuồng cổ “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” diễn dài dài, gây cười kiểu dân gian dài dài, vừa mới được đạo diễn NSND Lê Khanh Nhà hát Tuổi Trẻ dựng thành vở kịch trên sân khấu Hà Nội. Từ cá và mấy loại thủy sản khác, người Việt chế ra ra nước mắm và các loại mắm khiến người nước ngoài yêu thích ẩm thực Việt phải để nguyên tiếng Việt viết hoa, không dịch: NƯỚC MẮM và coi đó như một thứ nước chấm đặc hiệu Việt Nam, mà thiếu nó thì bất thành bữa cơm Việt.
Cơ cấu bữa ăn thuần Việt được xác lập vài ngàn năm đã không dành chỗ thiết yếu cho thịt (lợn, bò, gà, vịt) hoặc có chăng thì rất khiêm nhường, dù đàn ông Việt nói chung là rất ưa thích ăn thịt chó, hay bảo nhau rằng, đã sống trên đời phải ăn cho được miếng dồi chó, vì xuống âm phủ, biết có hay không?
Với bữa ăn nghiêng lệch về thực vật như vậy, một dân tộc nông dân như người Việt, trong mắt khách ẩm thực người nước ngoài, đã được coi là cách ăn uống hợp lý nhất của xứ nóng, biết cân bằng âm dương và có tính hiện đại.
Hai. Nghệ thuật nấu cơm Việt và ăn cơm Việt
Người Việt rất rành rẽ việc phối hợp, pha chế chất liệu trong gian bếp Việt, đặng chuẩn bị cho một bữa cơm tươm tất, ngon lành thuần Việt. Trên mâm cơm Việt, có lẽ không thể thiếu món canh, được chế biến, gia giảm từ rau với rau, rau quả với tôm, cá, lươn, ốc hoặc với xương thịt. Người Việt ghét canh nấu suông đến ví von: “Nấu canh suông ở truồng mà nấu”. Vậy nên, một nồi canh ngon phải được pha trộn tổng hợp: rau củ quả thịt cá cua tôm, như bát canh cua khoai sọ phải có cả rau rút, rau muống, hành hoa; bưng bát canh lên thơm phức vị cua đồng và ngọt ngào hương vị rau pha trộn. Các đầu bếp Việt khéo tay là thế, khi pha chế món Việt không những đã rất chú ý đến sự tổng hợp trong nhào trộn, gia giảm các chất liệu để nấu canh, pha nước chấm, để gói bánh, nhất là bánh chưng, để nấu cháo, phở, bún, miến… mà còn chú ý đến sự tổng hòa dinh dưỡng, giữa các tố chất: bột-nước-khoáng-đạm-béo, cùng sự hòa điệu, lên hương của ngũ vị cơ bản: chua-cay-ngọt-mặn-đắng. Khi hoàn tất nấu nướng, các món ăn từ bếp được bưng lên, bao giờ cũng được người Việt khéo léo bầy biện sao cho mâm cơm lên màu thật bắt mắt, với sự phối màu hài hòa theo nguyên lý ngũ hành phương Đông: đỏ-đen-xanh-trắng-vàng. Thường những bữa cơm Việt giản dị nhất, cũng được sửa soạn tinh tế, nên, chưa ăn đã thấy khoái mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm… thật quyến rũ và mời gọi người ăn. Do đó, người Việt rất coi trọng cách ăn thật thuần Việt trong bữa cơm gia đình. Già trẻ lớn bé, ông bà, bố mẹ, con cháu quây quần quanh mâm cơm. Trên mâm, bao giờ cũng có mấy món cơ bản: các loại canh rau, món mặn là món thịt, cá kho, món rim, món xào, thêm thắt món gém, món chua… Người lớn, trẻ em được san sẻ, mời mọc, tiếp đãi nhau thức ăn.Thức ăn để chung trên mâm, nhưng cách ăn thì tùy theo từng người, có thể ăn cơm trước với thức ăn, chan canh sau đó, hoặc có thể ăn cùng lúc cả cơm canh rau thịt trong một miếng cơm, một bát cơm…Ăn chung mâm cơm gia đình thân mật ấm cúng như thế, nên người Việt đặc biệt yêu mến bữa cơm gia đình và thật thấm thía tình cảnh “sảy nhà ra thất nghiệp”, nếu chẳng may vướng phải cảnh “cơm đường cháo chợ”.
Người Việt quả là có một văn hóa ăn uống đặc thù, một mặt mang tính tổng hợp rất cao trong chế biến, thụ hưởng, mặt khác, mang tính cộng đồng rất mạnh trong ứng xử văn hóa quanh mâm cơm. Chẳng thế mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã triết lý rất thơ về cách ăn của người Việt: Rượu ngon phải có bạn hiền. Không mua không phải không tiền không mua. Ăn là văn hóa, là thú vui là sự sung sướng trong giao tiếp quanh mâm cơm, quanh bàn tiệc, nên ăn uống phải có ý tứ lắm: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng, phải biết trông trước trông sau, mà liệu cơm gắp mắm. Thế nên, một bữa cơm ngon của người Việt, trước hết, phải ngon về quan hệ, ăn với người nhà đã đành là yêu mến, nhưng ăn với người ngoài phải là những bạn hiền, thức ăn ngon, thời tiết thuận, chỗ ăn sạch sẽ, bát đũa đồ ăn nấu nướng ngon lành, không khí ăn thân mật vui vẻ, chuyện nở như cơm gạo vàng. Bởi thế, chỉ có râu tôm nấu với ruột bầu thôi, mà chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon…
Tuy nhiên, sau hàng trăm năm giao lưu văn hóa với phương Tây, bữa cơm Việt thế kỉ 21 hôm nay cũng chịu ảnh hưởng lớn từ ẩm thực phương Tây như một sự tiếp biến văn hóa dĩ nhiên. Bánh mì, patê, váng sữa, xalát, giăm bông, xúc xích, phômai, các món quay, nướng kiểu Tây, rồi rượu vang, rượu mạnh đã xâm nhập vào bữa cơm Việt một cách tự nhiên. Nhiều người Việt ở các đô thị đã đành không thể bỏ cơm Ta, nhưng vẫn thích cơm Tây, cơm Tàu, thích kéo cả nhà đi ăn cơm tiệm: kiểu Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Pháp…, hôm nay đều cùng hiện diện nhan nhản ở các thành phố lớn và các tỉnh lẻ Việt Nam.
Bữa ăn Việt đang biến tấu rất nhanh theo sinh hoạt hiện đại của người Việt, bắt nhịp cũng nhanh theo trào lưu hiện đại của ẩm thực thế giới, với những đồ ăn nhanh của các hãng ăn nhanh nổi tiếng thế giới. Từ đó, cũng đã nảy sinh vấn đề trong bữa ăn Việt hiện đại, khi người Việt thường bị ngộ độc thực phẩm bẩn, ôi thiu, hoặc ăn quá nhiều thịt đến mức béo phì, hoặc không chịu coi cơm là cơ bản, lấy phở, bún, miến, bánh mì, ngô khoai sắn…thay cơm, đẩy cơm ra khỏi vị trí cơ bản của bữa cơm Việt cổ truyền. Hoặc nhiều khi lại theo về những món đồng quê truyền thống, nâng cấp và biến tấu thành đặc sản của ẩm thực hiện đại, theo kiểu “phú quý sinh lễ nghĩa”. Thêm nữa, cuộc sống đô thị của người Việt hôm nay đang bị cuốn theo tiết tấu công nghiệp nhanh gấp của kinh tế thị trường, nên đã phai bạc rất nhiều nét văn hóa thuần Việt của bữa cơm gia đình truyền thống. Nhiều người Việt đô thị thích/phải thích ăn tiệm, ăn nhậu ngoài phố hơn là về ăn cùng mâm với đầm ấm gia đình. Vì vậy, văn hóa bữa ăn Việt cũng đang đặt ra những thách thức cho sự phát triển bữa cơm gia đình của người Việt trong xã hội thị dân ở đô thị Việt hôm nay, khi thế kỉ 21 đã bước vào thập niên thứ 2…

#14 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/02/2014 - 01:51

VỀ ĐẶC SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM

TRẦN ĐÌNH HƯỢU

1.Trong lịch sử của ta có hiện tượng các phương thức sản xuất không đầy đủ, không thay thế nhau bằng cách cái sau phủ định cái trước. Những tàn dư của xã hội nguyên thủy (như ruộng công làng xã), của một chế độ nô lệ không điển hình (như nô tì công và tư), của một chế độ phong kiến phân tán chưa thành hình (như các hào trưởng, hào cường), một chế độ phong kiến tập trung quá sớm nhưng không trọn vẹn vì thiếu kinh tế đô thị, tồn tại song song, đan chéo vào nhau như một dạng trầm tích. Cho nên trong tư tưởng cũng có dạng trầm tích như vậy. Nhưng nước ta lại sớm thống nhất, thống nhất dưới hình thức quận huyện của chính quyền đô hộ rồi thống nhất thành quốc gia độc lập tạo ra điều kiện để dân tộc hình thành sớm. Cho nên ý thức hệ cũng có dạng thống nhất. Sự thống nhất ở đây được thực hiện đơn giản bằng cách kết hợp tư tưởng bản địa với tư tưởng Tam giáo, Âm dương, Ngũ hành và các yếu tố khác.

2.
Tôi cho rằng Nho giáo là xương sống của khối liên kết đó. Rõ ràng là trong cái toàn thể mà ta hình dung thì Nho giáo là một phần trong nhiều phần, thế nhưng nó là bộ phận then chốt, quy định sự chọn lọc, sự sắp xếp vì nó là học thuyết thống trị, và hơn thế, nó thích hợp với cơ chế chính trị - kinh tế - xã hội.
3.
Các vị anh quân và cả những nhà yêu nước lớn như Nguyễn Trãi chăm lo, phát triển Nho giáo học, xây dựng Tư văn, tổ chức học hành thi cử, lo biên soạn quốc sử, khuyến khích văn học... đều theo lời khuyên của thánh hiền, đều theo trị đạo của Nho giáo.
4.
Ta thường hiểu Nho giáo đơn giản, phiến diện, sách vở, coi nó chỉ là ngoại lai, theo quân xâm lược phương Bắc vào, phục vụ cho chế độ phong kiến... dường như nó là công cụ xâm lược, là chỉ có sức hấp dẫn những giai cấp thống trị cũ mà không thấy Nho giáo rất thích hợp với cuộc sống hẹp, tự nhiên, đóng kín gia đình, họ hàng làng xã, rất thích hợp với nông thôn, với nền sản xuất của hộ tiểu nông. Một cuộc sống có trên, có dưới, có tình anh em bà con, láng giềng, cô bác kiểu gia đình êm ấm từ trong nhà cho ra đến làng, đến nước ; một cuộc sống thái bình ổn định, an cư lạc nghiệp vốn rất hợp với lòng mong mỏi của nông dân...
5.
Xã hội bình trị được đạt đến bằng lễ. Một thứ hoà mục làm mọi người vui vẻ, một tình cảm êm đềm đằm thắm làm cảm hoá cả thiên nhiên đến hết cả thiên tai hạn hán, làm xúc động tình cảm, đi vào âm nhạc thành tiếng hoà vui của câu ca, tiếng hát, đi vào nghi lễ thành cái khoan hoà tiết tấu của hành vi cử chỉ.
6.
Ðạo đức Nho giáo là đạo đức của con người hình dung mình sống trong gia đình, gia tộc, làng xóm, nước, thiên hạ, trời đất, một thế giới gồm những cộng đồng từ nhỏ đến lớn hình dung theo mô hình gia đình mở rộng. Không chỉ thiên hạ bình mà thiên địa vị, vạn vật dục, khí hoà tràn đầy khắp trời đất.
7.
Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội hoạ... phát triển rất cao ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hoá thành đặc sắc văn hoá của dân tộc đó. Ở ta thần thoại không phong phú - hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lý kiền thành, cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ. Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì lại không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng cũng chưa bao giờ tôn ai là thi bá, và bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thi ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hoá nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hoá.
8.
Hoàn cảnh dẫn ta đi theo con đường tiếp nhận, bắt chúng ta chỉ được nghĩ những chuyện thực tế, dạy chúng ta cách ứng dụng nhanh chóng cái học được để ứng phó. Nhằm mục đích thực tế, cha ông chúng ta đã lựa chọn những cái đã có sẵn, chấp nhận nó, không tính cả chuyện những cái đó hoà hợp hay chống đối nhau, nhưng lại biết cách sử dụng cho có ích không gây ra chống đối. Ðối với thực tế mà nhu cầu đặt ra chỉ như vậy kho Kinh, Tạng của Tam giáo Trung Quốc là quá dư thừa, thậm chí là quá mênh mông, ít ai có điều kiện học đủ.
9.
Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hoá, người Việt Nam có nền văn hoá của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bị xoá bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà. Không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn mà nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn để tìm được sự bình ổn.
10.
Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình hợp lí. Áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.
11.
Văn hoá truyền thống của ta là tốt đẹp. Và trong tương lai, biết đâu cái màu sắc dịu dàng, tươi mát, cái không khí thanh bình của nó lại không phải là nơi cần tìm đến trong cuộc sống căng thẳng của nền sản xuất hiện đại?
12.
Lược bỏ cũng có nghĩa là đơn giản hoá, sơ lược hoá. Thế nhưng làm như thế mà giảm bớt đi được những cái tế toái, cứng nhắc, những cái trái tự nhiên, trái nhân đạo, vốn có nhiều trong cách giải thích kinh điển Trung Quốc thì không phải là dở. Sự linh hoạt - không biết nên giải thích là tinh thần trung dung của Nho giáo, tinh thần nhu đạo, bất tranh của Lão - Trang, tinh thần hỉ xả, từ bi của Phật hay chỉ là tập quán chín bỏ làm mười bản địa - tất nhiên là hạn chế lớn cho cách tư duy chính xác, hệ thống, nhất quán cần thiết để tìm chân lí, để có tư duy khoa học, triết học. Nhưng trong điều kiện nhu cầu đơn giản, hoàn cảnh căng thẳng thì như vậy thường lại có hiệu quả.
13.
Trong lịch sử học thuật của ta không có những nhà kinh học để cả cuộc đời tra cứu, biện bác làm sáng tỏ nghĩa kinh điển mà cũng không có những nhà tư tưởng nhìn tổng quát cả học thuật quá khứ để phê phán, đề xuất kiến giải riêng. Những người lỗi lạc, có tinh thần tự hào dân tộc đều muốn phát triển Tư văn ở Việt Nam bằng cách đi theo và tiến kịp không thua Trung Quốc chứ không phải phê phán nó để tìm cái của mình.
14.
Trong một xã hội mà quan tâm hàng đầu là giữ gìn sự ổn định, sự nhất trí đề phòng giặc ngoài xâm lược, với một thể chế mà làng xã là thành lũy, với một nền sản xuất mà năng suất dựa vào kinh nghiệm, sự cần cù, bàn tay khéo léo thì kĩ thuật không đòi hỏi nhiều khoa học, khoa học không cần nhiều triết học. Nếu có những thời điểm mà có thể nói là nóng bỏng, xuất hiện những nguy cơ xã hội như thế kỉ XIV, XVI, XVIII còn lại vang bóng trong văn học thì cũng cũng không có điều kiện gì để nhìn thế giới theo một cách khác. Với nhu cầu và điều kiện như thế đặt ra làm gì và ai đặt ra được vấn đề quan niệm thế giới theo một cách khác?
15.
Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, có ma quỷ, Thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cho cháu hơn là cho linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ. Ðâu đâu cũng có đền thờ những người có công đức - chủ yếu là có công chống ngoại xâm - nhưng không một anh hùng xuất chúng, một võ sĩ cao cường nào được lưu danh. Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người; còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ. Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. Ðối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệït đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.
16.
Hiểu đúng cha ông là để khai thông cách suy nghĩ của người Việt Nam ngày nay, để dễ tiếp cận với triết học hiện đại. Khuynh hướng «thiết thực» dễ làm nghiêng về duy vật hơn là duy tâm, biện chứng hơn là siêu hình, song duy vật thô sơ, biện chứng tự phát (sự chiêm nghiệm trực quan trong tục ngữ của ta). Người vận dụng tha hồ tùy tiện bàn chuyện của mọi phạm vi lớn nhỏ (với trình độ hỗn tạp, chất phác). Do đó tư tưởng của ta vừa xa lạ cái thần bí, vừa xa lạ cái duy lí.
17.
Ở phương Tây vấn đề Thượng đế sáng tạo thế giới và quyết định mọi việc được tôn giáo khắc sâu vào tư tưởng, đè nặng lên con người, thành hòn đá lấp lối mọi tự do. Cho nên quá trình duy tâm triết học hoá Thượng đế, hay duy vật phủ nhận sự sáng tạo thế giới đã cắm những cái mốc cho việc mở rộng vương quốc của tự do, cho giải phóng con người, tìm ra bản nguyên thế giới... Phương Ðông cũng có ý niệm Thiên Mệnh, Trời, khuyên kính Trời, yên Mệnh. Song mối quan tâm chính là tu dưỡng đạo đức, trị nước nên con người «kính quỷ thần nhi viễn chi». Khuynh hướng «thiết thực» này (nghĩa vụ làm người, làm dân) dồn cả Trời và Mệnh vào một góc: Trời và Mệnh chỉ còn ý nghĩa bảo vệ quyền làm vua của một dòng họ, quyền hưởng phú quý cho kẻ giàu sang. Thói quen gạt bỏ những cái «xa vời», khó hiểu, xa lánh quỷ thần, không quan tâm đến thế giới linh thiêng làm cho con người không bỏ mê tín song cũng không hứng thú cái thần bí, không tò mò và ít hoài nghi, không say mê tìm hiểu những cái chưa biết, gạt bỏ những cái khác lạ. Chính vấn đề Tâm - Vật, và trước kia là vấn đề Lý - Khí cũng thuộc loại bị gạt ra ngoài như vậy.
18.
Nho giáo tự chọn thái độ «trung dung», đứng ở chỗ «đúng mức» nhất, coi ai cũng có nhược điểm «quá» và «bất cập» - ở mặt này hay mặt kia - tức ở những chỗ không thích hợp của cái đó với thể chế xã hội có sẵn (chế độ chuyên chế - tông tộc), ví dụ như chê Mặc vô phụ, chê Dương vô quân, chê Phật không quân thần phụ tử, chê tư tưởng phương Tây quá chú ý vật chất... Tức các học thuyết khác cũng có chỗ «khả thủ», có thể lấy được, chấp nhận được, lúc ở thế bí thì nó «lấy», vay mượn, bổ sung cho mình, ví dụ đối với phương Tây thì «Ðông học vi thế - Tây học vi dụng». Trong xã hội Nho giáo hoá cái mới bị cô lập, dần dần tha hoá và bị rút tỉa, bị Nho giáo nuốt mất trong đó cái khả thủ. Ở Việt Nam từ thế kỉ XVII đã có sự tiếp xúc Ðông - Tây ở cả Ðằng Ngoài lẫn Ðàng Trong; các chúa Trịnh - Nguyễn sớm nhận ra sự lợi hại của tàu và súng phương Tây, song tư tưởng phương Tây thì không thể nào bám rễ. Ở Trung Quốc chủ nghĩa Mao đã hình thành trong chính cái thế, trong cung cách Nho giáo nuốt học thuyết Mác, lấy cái khả thủ.
19.
Hán hoá đã thành một xu thế, một thực tế lâu dài trong lịch sử. Xu thế, thực tế đó làm cho nước ta, cũng như Trung Quốc, ở những thế kỉ cuối rơi vào tình trạng trì trệ. Phi Hán hoá không phải đã là một xu thế mạnh mẽ trong quá khứ mà là một yêu cầu cấp thiết của ngày nay đòi hỏi tự ý thức, tự phê phán để giải phóng tư tưởng, để hiện đại hoá đất nước.
20.
Chúng ta đào tạo đội ngũ khoa học, kĩ thuật đông đảo. Nhưng trong điều kiện kinh tế phát triển còn thấp, không có đủ cơ sở để sử dụng thì kĩ sư không phải là người hành nghề mà thành cán bộ, sống bằng bằng cấp và danh vị... Thanh niên và các bậc phụ huynh lại toan tính con đường chắc chắn: học cho có bằng cấp, vào biên chế sống dựa vào nhà nước kiếm lộc, kiếm bổng. Chuẩn bị vào đời bằng trau dồi «tư cách» (đánh giá về đạo đức, vốn hoạt động chính trị) và bằng bằng cấp chứ không phải bằng nghề nghiệp tự lập.
21.
Những con người, ông già và thanh niên, giống như những nhà nho xưa trà lá, lề mề và hay nói suông, thiếu khả năng và quả quyết hành động thực tế, đầy thiện chí thương dân, yêu nước mà cũng đầy ảo tưởng; theo ảo tưởng nên tính toán sai, đầy thiện chí nên tự tin, cố chấp không những gây ra lùng nhùng mà giẫy dụa trong lưới lùng nhùng.
22.
Cái đáng phê phán ở Nho giáo là sự ngu trung với vua hay là ảo tưởng bình trị dưới chế độ chuyên chế?
23.
Nho giáo bồi dưỡng nên một nhân vật văn hoá là nhà nho, với hình ảnh cụ thể là ông thầy đồ, chăm lo học hành, coi trọng văn hoá, văn chương nhưng không phải là người làm học thuật, người làm khoa học, người làm kĩ thuật, người làm nghệ thuật mà chỉ là người noi gương thánh hiền, giữ đạo đức đến sống gò bó, ngụy thiện, lo học thuộc sách vở, mở miệng là lời kinh sử, lấy nó bàn suông mọi chuyện trên đời.
24.
Nhà nho không phải là người tìm tòi khoa học kĩ thuật, vốn gắn liền với sản xuất, mà chỉ có chức năng giáo hoá, giữ sự yên ổn (đức trị - hoà mục). Một chế độ phi sản xuất, phi kinh doanh, chỉ sống bằng tô thuế, cần giữ yên chứ không phát triển thì nho thần lừng khừng cũng được việc.
25.
Chỉ có những gia đình lớn nhỏ chứ không có xã hội, nhà nước. Không có con người mà cũng không có công dân. Mọi người chỉ lo xử lí các quan hệ người trên và người dưới, tìm sự hoà thuận êm ấm, không hướng con người vào việc tìm tự do và hạnh phúc trong việc cải tiến tổ chức xã hội và làm chủ các lực lượng tự nhiên.
26.
Nho giáo không bao giờ nhận giao tranh trước những địch thủ mạnh hơn, mà rút lui một cách ung dung, kiêu hãnh về với cuộc sống thôn dã, về với làng xã gia đình, về tâm giới.
27.
Danh vị, phận vị khiến người ta quy cái bất công do Trời, do Mệnh, triệt tiêu mọi lí do hành động chống đối. Ðó cũng là lí do của ảo tưởng về nhân cách, che lấp thực trạng mất nhân phẩm.
28.
Ta nên phát huy khả năng truyền thống du nhập và linh hoạt ứng dụng để nhanh chóng có cái hiện đại, hay tìm tòi từ đặc sắc dân tộc cái của mình?
29.
Cái hiện đại, cái thế giới cũng không phải là hay cả, nhưng nếu dùng dân tộc đóng cửa chính lại thì cái dở nhất của nó sẽ chui vào cửa sổ.
30.
Hiểu đặc sắc văn hoá dân tộc còn là giải phóng cho sức sáng tạo, nói đúng hơn là tìm phương thức vun xới cho sức sáng tạo. Trong nền văn hoá cũ, sức sáng tạo của ta không khỏi có khuynh hướng tiểu kĩ, ứng dụng, thiếu những sáng tạo lớn. Ðó là con đẻ của tinh thần thiết thực. Trong tương lai đó là một nhược điểm. Ðổi thay được nhược điểm đó chắc chắn không phải là dễ dàng. Cũng khó mà kế hoạch hoá việc sáng tạo. Ta chỉ có thể chờ đợi điều đó ở những nhà tư tưởng, những nghệ sĩ, và ở nền sản xuất, tổ chức xã hội có khả năng sản sinh ra họ.

Thanked by 1 Member:

#15 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 26/02/2014 - 03:53

Từ chuyện "tính" người đến việc trị nước
Công Thắng

Ngày xuân thư thả, xin góp đôi lời lạm bàn về cái lẽ thiện - ác của thầy Mạnh, thầy Tuân.
Nhân chi sơ tính bản...?
Hồi còn chưa có chút khái niệm gì về triết học, tôi đã nhiều lần nghe người lớn nói câu: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Và được nghe giải thích đại khái: con người sinh ra vốn tính thiện hoặc: bản chất con người là thiện. Sau này lên đại học, làm quen với triết học Trung Hoa, tôi mới rõ thêm ít nhiều về thuyết tính thiện mà “cha đẻ” là Mạnh Tử và biết thêm còn có ông Tuân Tử với quan niệm trái nghịch: con người ta vốn tính ác.
Thầy Mạnh bảo rằng: “Ai cũng có lòng thương người (có người dịch là “lòng chẳng nỡ” (*) )... Sở dĩ tôi bảo vậy là vì có chứng cứ. Nếu thình lình thấy một đứa nhỏ sắp ngã xuống giếng ai cũng có lòng bồn chồn thương xót...” (**) . Đó là minh chứng cho một trong tứ đoan (bốn mối - hay có thể gọi nôm na là mầm thiện) của tính thiện mà nếu ai không có thì không phải là người, bao gồm: lòng trắc ẩn (thương xót), lòng tu ố (thẹn, ghét), lòng từ nhượng (kính nhường), lòng thị phi (biết phải trái).
Bốn mối thiện ấy vốn có, không phải do bên ngoài hun đúc nên, gọi là lương tri, lương năng. Từ đó dẫn đến tứ đức là: nhân, lễ, nghĩa, trí. “Lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân; lòng tu ố là đầu mối của nghĩa; lòng từ nhượng là đầu mối của lễ; lòng thị phi là đầu mối của trí. Người ta có bốn mối ấy như là có tứ chi vậy”. Nhưng Mạnh Tử cũng không nghĩ đơn giản đến mức tuyệt đối hóa tính thiện nơi con người. Ông bảo rằng con người cũng có những cái bất thiện, xấu xa chẳng khác mấy so với cầm thú, nhưng cái đó không phải là bản chất. Chỉ cái thiện mới được xem là tính người.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mạnh Tử.


Dù lý tưởng như thầy Mạnh hoặc thực tế như thầy Tuân thì điều thú vị là cả hai cuối cùng cũng gặp nhau ở một điểm: con người có thể (và cần) sửa mình để ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Và đến đây thì cả hai triết gia lại quay lại với bản chất xã hội của con người (dùng giáo dục, lễ nhạc do xã hội tạo nên để cải tính) - điều mà khi luận bàn về căn nguyên tính thiện - tí nhác họ chỉ lướt qua.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TuânTử.


Nhưng Tuân Tử và một số triết gia khác sau ông không tin như vậy. Quan niệm của họ hoàn toàn đối nghịch: con người vốn tính ác.
Thầy Tuân khẳng định: “Tính con người, sinh ra là hiếu lợi, thuận theo tính đó thì sinh ra tranh đoạt lẫn nhau mà sự từ nhượng không có; sinh ra lòng đố kỵ, thuận theo tính đó thì sinh ra tàn tặc mà lòng trung tín không có; sinh ra có lòng ham muốn của tai mắt, có lòng thích về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành ra dâm loạn mà lễ nghĩa văn lý không có. Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận cái tính của người ta thì tất sinh ra tranh đoạt, phạm vào cái phận (tức là quyền lợi của nhau), làm loạn cái lý mà mắc lỗi tàn bạo”.
Nhân, nghĩa, lễ, trí, theo thầy Tuân là “nhân vi”, do con người đặt ra.
Như vậy, thầy Mạnh, thầy Tuân - ai đúng? Bản tính con người thật ra là gì? Câu hỏi đó vượt quá sức một cậu sinh viên mới tập tò học triết như tôi lúc ấy. Bảo rằng mầm thiện và tính ác của con người vốn có sẵn và do trời phú, như vậy chẳng khác nào đưa ra một định đề buộc phải tin mà không giải thích. Triết lý có nên chỉ dừng lại ở đó? Hay phải chăng nên suy nghĩ theo chiều hướng “tính không thiện không ác” của Cáo Tử hay “tính siêu thiện ác” như các triết gia phái Lão Trang...?
Thêm một điều đáng chú ý về cách thức tư duy. Các vị thầy thường xem xét vấn đề trên bình diện đạo đức trong khi đang luận bàn về bản chất con người, và bởi vậy rất dễ rơi vào vòng nhị nguyên đối đãi “thiện - ác”, mặc dù Mạnh Tử vốn không tuyệt đối hóa quan niệm tính thiện của mình. Liệu ta có thể thoát ra khỏi nếp suy luận hằn quá sâu đó để tránh xu hướng cực đoan?
Câu chuyện “cải tính”...
Đọc thêm sử sách mới hay rằng Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử hay phần đông triết gia Trung Hoa thời xưa đều ấp ủ giấc mơ cứu đời, muốn đem học thuyết của mình áp dụng vào cuộc sống để “trị quốc, bình thiên hạ” bởi thời mà họ đang sống là thời nhiễu nhương, loạn lạc (thời Xuân thu Chiến quốc).
Do vậy, một mặt họ không quên bàn luận những vấn đề siêu hình, thậm chí thần bí, nhưng mặt khác, họ lại hướng tư tưởng của mình vào những vấn nạn nhân sinh, và triết học của họ đậm màu đạo đức chính trị. Cho nên vấn đề bản chất con người, với họ, cần lược quy về bình diện đạo đức (tính thiện - tính ác, tốt - xấu...) để có thể tìm được giải pháp khả thi, thay vì những thuyết lý cao siêu mà khó áp dụng vào thực tế.
Điều này được minh chứng khi ta biết rằng, dù lý tưởng như thầy Mạnh hoặc thực tế như thầy Tuân thì điều thú vị là cả hai cuối cùng cũng gặp nhau ở một điểm: con người có thể (và cần) sửa mình để ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Và đến đây thì cả hai triết gia lại quay lại với bản chất xã hội của con người (dùng giáo dục, lễ nhạc do xã hội tạo nên để cải tính) - điều mà khi luận bàn về căn nguyên tính thiện - tính ác họ chỉ lướt qua.
Mạnh Tử chủ trương tính thiện cho nên theo ông, con người cần khuếch sung bốn mối đó bằng cách làm điều nhân nghĩa, giảm bớt lòng ham muốn (quả dục), nuôi dưỡng tâm tính (tồn tâm, dưỡng tính). Tâm vốn là tốt, cho nên: “Quân tử khác người ta chỉ ở chỗ giữ cho còn cái tâm mà thôi. Quân tử lấy nhân giữ cho còn cái tâm, lấy nghĩa giữ cho còn cái tâm”. Tuân Tử chủ trương tính ác, nhưng ông vẫn khẳng định rằng có thể làm thay đổi cái tính ấy (“kiểu tính” hay “cải tính”) để trở nên người tốt, thậm chí “người ngoài đường cũng có thể trở thành thánh nhân”. Cải tính bằng lễ nghĩa, bằng cách hướng dẫn lòng dục của con người (đạo dục), bằng phương pháp “tư thiện, tích thiện” - tức là suy nghĩ về điều thiện, tích chứa điều thiện, việc thiện, sửa lại cái tính của mình cho ngày càng hoàn thiện.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Và giấc mơ trị quốc

Biết tính người còn là để đề ra phương cách trị quốc. Mạnh Tử kế thừa và phát triển quan niệm của Khổng Tử, cho rằng dùng giáo dục để uốn nắn dân theo đúng đạo nghĩa - giáo hóa; dùng lễ, nhạc để sửa tính tình, phong tục, khoan hòa với dân - đó là nhân trị. Tuân Tử đề cao lễ hơn nhân - lễ để giữ tôn ti, đẳng cấp, trật tự xã hội - và coi trọng hình pháp, tuy nhiên cũng cho rằng không nên quá lạm hình pháp, khác với phái Pháp gia sau này.
Thực tế lịch sử cho thấy, thầy Khổng, thầy Mạnh bôn ba khắp nơi để hành đạo, rao giảng đến cạn lời mà chẳng ông vua nào theo, lấy đức nhân để giáo hóa dân. Trong khi đó, tư tưởng của thầy Tuân lại bị đẩy đến chỗ biến dạng cực đoan bởi những người theo phái Pháp gia như Hàn Phi Tử (mà người ta thường ví như một Machiavelli của phương Đông) để trở thành pháp trị và được các chính trị gia như Lý Tư đem ra thực hành triệt để; khi ấy nó biến thành một thứ chủ nghĩa tôn quân đến mù quáng với lối cai trị bằng mọi thủ đoạn, bằng hình pháp hà khắc, dẫn đến cái họa chôn Nho đốt sách thời Tần. Sau này, giới nho sĩ ít nhắc tới thuyết của Tuân Tử cũng chính vì vậy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Từ cái vòng nhị nguyên này dẫn tới cái vòng nhị nguyên khác. Nhân trị - pháp trị, một nhát phân đôi tưởng chừng phân minh, hợp lẽ, hóa ra giản lược, phiến diện. Hơn hai ngàn ba trăm năm sau Mạnh Tử, Tuân Tử, qua bao sóng gió thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc khám phá và các đợt khai sáng tư tưởng, một con người lương thiện bình thường cũng hiểu rõ rằng bản chất con người phức tạp hơn nhiều, không phải thiên thần cũng chẳng là quỷ dữ.
Và trên thế gian này chẳng xã hội nào - ngay cả những xã hội có chỉ số hạnh phúc cao nhất hiện nay - mà không có luật hình, không có cảnh sát, nhà tù. Cũng như, chẳng có triều đại nào tồn tại lâu dài mà chỉ dựa lối cai trị độc đoán, hà khắc với đủ thứ hình phạt tàn khốc.
Luật pháp xuất hiện là nhằm minh xác và bảo vệ những giá trị nhân bản được xã hội thừa nhận, là đưa con người vào đúng lề lối cư xử thuận hòa, bảo đảm trật tự, an bình cho xã hội phát triển. Cai trị trên nền tảng luật pháp như vậy thì chẳng mấy khác biệt với tư tưởng nhân trị.
Vấn đề cốt yếu chỉ là ở chỗ, luật pháp ấy được đặt ra vì ai và được thực thi như thế nào: nghiêm chỉnh hay hình thức, nửa vời; để bảo vệ quyền lợi của đại đa số hay chỉ tạo thuận lợi cục bộ, cho các nhóm đặc quyền đặc lợi; có bình đẳng cho mọi người hay vô hiệu đối với giới quyền thế. Nói: nhân không khỏi pháp, trong pháp có nhân là vậy.
Mạnh Tử, Tuân Tử đều là hai triết gia lớn trong lịch sử triết học Trung Hoa. Tuân Tử có cái lý của mình. Còn với thuyết tính thiện, Mạnh Tử được coi là một triết gia lạc quan, có cái nhìn lý tưởng (hay rộng lượng?) về con người. Với đầu óc duy lý, sự đánh giá ấy không hẳn chỉ là lời khen. Riêng với tôi thì Mạnh Tử gần gũi hơn và tôi đã học được nhiều điều từ ông.
__________________________________________
(*) Lòng chẳng nỡ (thấy người khổ) - nguyên văn là bất nhẫn nhân chi tâm” theo cách dịch của Nguyễn Văn Dương trong cuốn Đại cương triết học sử Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, Ban Tu thư Đại học Vạn Hạnh ấn hành, Sài Gòn, 1967.
(**) Tất cả các đoạn trích dẫn trong bài này đều được lấy từ Đại cương triết học Trung Quốc (cuốn 2) của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, NXB Thanh Niên tái bản,2004.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 26/02/2014 - 03:54


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |