Jump to content

Advertisements




NHỮNG CÂU CHUYỆN THƯỜNG NGÀY


256 replies to this topic

#241 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 09/09/2015 - 12:39

Bước ra từ huyền thoại, tập 1



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



LỜI BẠT

Cây có cội, nước có nguồn. Một người mồ côi đã bị coi là bất hạnh, huống hồ gì là cả một dân tộc bị “làm cho” thành mồ côi. Mơ hồ về quá khứ dòng giống tổ tiên mình, hàng giờ hàng phút hít thở trong bầu khí văn hóa tâm linh chính cha ông để lại mà ngỡ mình là cây không rễ, sống nhờ sống bám như thân chùm gửi…

Quá khứ không phải là điều đã qua và qua rồi là hết. Lịch sử một đất nước, một dân tộc như phần rễ cây chìm trong lòng đất, không nhìn thấy nhưng lại quyết định khả năng vươn cao của cây. Rễ có sâu, có to thì thân và cành lá mới xum xuê vững chãi. Nền văn minh chói ngời của cha ông một thời soi đường cho cả Thiên hạ là sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy con cháu ngày nay xốc tới.

Mặc cảm, tự ti vì thân phận chư hầu xưa, tiểu nhược quốc nay là lực cản hết sức lớn lao nằm ngay trong não bộ người Việt…, không dễ gì vượt qua để có thể nhìn xa trông rộng. Thế cho nên cứ mãi loanh quanh kiểu “gà què ăn quẩn cối xay”… Nghèo nàn và dốt nát cứ tác động qua lại mãi khiến đất nước ngày càng lún sâu hơn trong cái vòng xoáy chậm phát triển, ngày càng tụt lại đàng sau trong cuộc Maraton toàn cầu hướng tới tương lai.

Mồ côi đã là điều bất hạnh. Biết mà biết sai về quá khứ dòng giống còn tệ hại hơn bội phần. Sai ngay về cái ta và cái ta có là cái sai hết cỡ. Lộn lạo luôn cả về “ta” và “giặc”. Đến tổ tiên mà còn bị giặc đoạt mất thì “ta” còn cái gì, biết cái gì nữa?

Sách sử chép, Đế Minh cao tổ nòi giống “ta” là cháu 3 đời Viêm Đế Thần Nông… Rõ rành rành như thế nhưng trong tư tưởng “ta” bao lâu nay lại coi “Viêm Hoàng tử tôn”, tức người Trung Hoa, là giặc là thù mãi… Lẫn lộn Hán – Tàu với Trung Hoa, không nhìn thấy Hoa là Việt, Việt cũng là Hoa, chẳng qua là tộc danh ở 2 thời kỳ, thời Hùng Việt Vương – Tuấn Lang và tiếp nối bởi Hùng Hoa Vương – Hải Lang. Ở đây sự cảm nhận sai lầm vì thông tin bị gây nhiễu đã lấn át hoàn toàn lý trí. Sai lâu ngày quá hoá ra đúng sao? Sự thể đến nỗi thế kỷ 15 – 16 có bậc trí giả thu thập ghi chép lại những truyền tụng trong dân gian về điều xảy ra trong quá khứ dân tộc Việt cũng không dám tin là thật. Sự bán tín bán nghi lộ ra ngay trong tên gọi tác phẩm. Lĩnh Nam chích quái, chuyện quái lạ ở cõi trời Nam, và Việt Điện u linh, u linh không là mờ mờ ảo ảo sao?

Cuốn sử Việt đầu tiên là Việt sử lược, tác giả khuyết danh và soạn ở bên Tàu thời Mông Cổ… Kẻ đã 3 lần toan xoá sổ dân tộc Việt mà lại viết sử nước Việt thì có gì đáng tin? Khuyết danh phải chăng vì đấy là cuốn sử viết theo đơn đặt hàng? Người Tàu để nó trong 4 cái kho hàng Tứ khố toàn thư cốt đánh bẫy những ai nghiên cứu tìm hiểu quá khứ người Việt, nước Việt? Muốn tìm điều chân thực mà lại tham khảo đống “hàng gian hàng giả” hỏi thu được cái gì, viết ra cái gì?

Muốn hay không cũng phải thừa nhận Việt sử lược là cái nền của dòng Việt sử chính thống hiện lưu hành. Chính vì thông tin mang trong những trang sử hàn lâm này mà những điều thu thập được trong dân gian trở thành không đáng tin hay không dám tin. Người can đảm lắm cũng phải thốt lên “chích quái”, “u linh”, vì so ra thì thấy khác xa một trời một vực với những điều giới sử quan “bác học” đã viết…

Có thể nói tiến bộ khoa học kỹ thuật vận động nghịch chiều với độ xác tín của dòng sử Việt chính thống hiện nay. Hay nói trắng ra, càng ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nghiên cứu quá khứ nước Việt, người Việt lại càng tìm thấy nhiều hơn những điều không đúng như sách sử đã viết. Mặt cái trống đồng nói khác, quả chuông, viên gạch nói khác. Từ bộ xương tới cán dao đồng cũng chỉ ra điều khác. Ca dao tục ngữ nói khác, thần tích thần phả càng nói khác… Sự việc này cũng dễ lý giải thôi. Làm gì có sự chân xác trong cái đống hàng gian hàng giả “made in China” mà dựa vào nó để viết sử ?

Không theo vết xe cũ mà nhiều người trước đã đi trong việc tìm hiểu quá khứ Việt, nhà nghiên cứu Bách Việt trùng cửu (tên thật Nguyễn Đức Tố Lưu) mở ra hướng khảo cứu mới, tìm thông tin lịch sử Việt trong dân gian như: ngôn từ, ca dao tục ngữ, thần tích thần phả… Dòng sử dân gian này do không hay rất ít ảnh hưởng bởi tư liệu lịch sử Tàu nên chắc chắn là chân thực. Có chăng chỉ là một chút sai lạc do thời gian uốn nắn.

Những khám phá, những điều mới nhận ra bước đầu được tập hợp và trình bày trong tác phẩm Bước ra từ huyền thoại. Quyển sách được gửi đến người đọc như là sự gợi mở để mọi người cùng nhau xem xét, cùng nhau suy ngẫm, hy vọng rằng “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”…

Quá khứ là quá khứ của chúng ta, tổ tiên là tổ tiên của chúng ta, gia sản cha ông để lại là gia sản của chúng ta. Tác giả khi cho xuất bản cuốn sách chắc hẳn mong được mọi người đón nhận và rồi tác phẩm không còn là của riêng tác giả mà trở thành quyển sách của chúng ta.

Liệu xưa nay nước Việt vẫn là tiểu nhược quốc?

Liệu người Việt xưa nay vẫn là giống lạc hậu?

Bước ra từ huyền thoại sẽ dẫn ta đi tìm câu trả lời để từ đấy giải phóng tư tưởng, dứt điểm hoàn toàn căn bệnh tâm lý “tiểu nhược – lạc hậu”, mở ra một trời mới, đất mới cho mọi người Việt chúng ta.
Ngày 17/4/2014
Văn Nhân Nguyễn Quang Nhật cẩn bút.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bạn đọc có thể đặt sách bằng cách liên hệ theo địa chỉ: bachviet18@yahoo.com.

MỤC LỤC
LỜI BẠT
LỜI TỰA
BÁCH VIỆT TRÙNG CỬU DẪN LUẬN

ÔNG TRỜI BÀ TRỜI
Viêm Giao Bàn Cổ
Ngọc Hoàng thượng đế
Quốc mẫu Tây Thiên
Núi Côn Lôn

ĐẾ QUỐC LẠC HỒNG
Mở sử Hoa Việt
Kinh Dương Vương
Lên núi xuống biển
Thần châu Xích huyện

TẢN VIÊN SƠN THÁNH
Gậy thần sách ước
Ngũ hành cung
Sơn Tinh – Thủy Tinh
Ngũ Nhạc và Ba Vì

RỒNG BAY BIỂN BÁT
Mẫu Thoải
Bát Hải Động Đình
Cuộc chiến Hùng – Thục

NON SÔNG BÁCH VIỆT
Mẹ Âu Cơ
Sinh Bách Việt
Thần Bổng
Giếng Việt
Chim bạch trĩ
Cổ vật Thương Chu

LÃO TỬ HÓA VIỆT KINH
Lão Tử làng Thổ Hà
Xây thành Cổ Loa
Huyền Thiên Trấn Vũ
Ông Đổng

NHÂN DUYÊN TẦN VIỆT
Mỵ Châu – Trọng Thủy
Biển Đông thà chết chẳng theo Tần
Họ Chu Việt Nam
Tần An Dương Vương

HƯƠNG BỔNG ĐỔNG ĐẰNG
Đức thánh Chiêm
Bến Vĩnh Khang
Vua Mây họ Phạm
Luận về tứ linh

PHỤ LỤC
Dịch tượng và ngôn ngữ
Thơ Sử thuyết họ Hùng
Chỉ dẫn di tích và địa danh
Tài liệu tham khảo

theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#242 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 28/09/2015 - 00:21

Đèn Trung thu của bố


Tết Trung thu khiến cho chúng ta ít nhiều nhớ lại kỷ niệm thời thơ ấu, về những điều cha mẹ đã làm cho ta khi ta là một đứa trẻ ngây thơ và hiếu kỳ. Những điều giản dị khi ấy bỗng trở thành quá đỗi thiêng liêng vào lúc này, để chúng ta được thấy được sức mạnh của những ký ức sẽ giữ người ta yêu thương ở bên ta mãi mãi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đèn Trung thu của bố

Bố tôi là một người rất khéo tay. Ông gói bánh chưng giỏi có tiếng, viết chữ đẹp (luôn được khu phố cử ra viết khẩu hiệu!), làm cả những việc nặng nhọc với tinh thần tài hoa đáng ngạc nhiên: đóng gạch xỉ viên nào cũng chặt và vuông thành sắc cạnh, hiếm khi bị nứt vỡ. Ngôi nhà tôi hồi bé được xây bằng chính những viên gạch ấy.

Dĩ nhiên ông làm các món đồ thủ công rất thiện nghệ. Món quà thời thơ ấu nổi bật nhất của tôi là một cái đèn trung thu ông sao, bố tôi vót tre và lắp. Nó không phải loại đèn ông sao dán giấy bóng kính đỏ rừng rực mà ọp ẹp bán ở Hàng Mã bây giờ. Nó chắc chắn và quan trọng là rất to, phải gấp đôi cái đèn bán ở chợ (mà người ta thường gọi là “đồ hàng mã” để chỉ sự rẻ tiền và dùng xong một lần là bỏ). Cái đèn ông sao ấy là món dồ chơi của tôi suốt nhiều năm. Mỗi năm đến mùa Trung thu, tôi lại lấy cái đèn xuống, giữ nguyên khung ghép bằng nan tre bề thế đó và tự tay cắt giấy màu thay vào lớp giấy cũ đã bạc. Lòng cây đèn đủ rộng để tôi thắp được loại nến to hơn nến bé bằng đầu đũa bọn trẻ con dùng ở những cây đèn bình thường. Với tôi cây đèn này là sáng nhất. Nó luôn nổi bật khi được giương ở đám rước khu phố. Tất nhiên là tôi rất hãnh diện. Đứa nào trong xóm cũng trầm trồ với cái đèn to xứng đáng đi đầu.

Trung thu tưởng chừng cứ mãi đơn giản thế. Nhưng rồi càng lớn, càng ít đứa cùng tuổi thích đi rước đèn. Và tôi cũng thấy vô duyên khi cầm cái đèn to đùng đi như những năm trước, đằng sau là đám trẻ con lít nhít. Tôi cất cái đèn lên gác.

Một lần có đứa em họ tới chơi. Nó thích cái đèn. Tôi hơi tiếc nhưng cũng cho nó. Tôi không nhớ cảm giác lúc ấy, chắc tôi không biết được những ngày thơ ấu của mình đã chấm dứt vào hôm tôi cất cái đèn đi. Tôi đã sửng sốt khi xem cảnh cuối phim hoạt hình Câu chuyện đồ chơi, cậu bé Alex vào đại học và tặng lại thùng đồ chơi cho bé Bonnie hàng xóm. Sao giống cảnh của tôi vậy? Những năm tháng sau khi không còn đi rước đèn, Trung thu với tôi không còn mục đích gì, chỉ là nhấm nháp bánh nướng, bánh dẻo hoặc đến chơi nhà bạn. Trăng trên trời sáng đến mấy cũng không ấn tượng, cùng lắm thốt lên: “Trăng tròn quá nhỉ!”.

Trung thu chỉ trở lại một cách “phức tạp” khi tôi đọc Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, có lẽ là vào cuối cấp ba. Lúc này ý nghĩa trọn vẹn của tiết Trung thu cổ truyền mới được tôi đón nhận. Tiết Trung thu được tôi điểm lại qua những dòng văn miên man của Vũ Bằng, với “Mùa hồng lúc này đã rộ, bưởi cũng đã nhiều, nhưng thơm ngọt ngào mùi đất nước quê hương, đó có cái gì sánh được với cốm Vòng ăn với chuối trứng cuốc ngon lừ”. Vũ Bằng như những nhà văn khác, và giống bố tôi, đã dựng nên cái khung chắc chắn của cây đèn Trung thu từ những mảnh ký ức rời rạc của người đọc là tôi, để chờ tôi dán những miếng giấy màu lên đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trung thu chỉ trở lại một cách “phức tạp” khi tôi đọc Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng,

Tôi gặp lại tâm trạng của mình mười năm trước: “Nhà tôi bán đầu sư tử: ai mà bảo sư tử của nhà khác cùng phố lớn hơn, đẹp hơn thì tôi tưởng có thể sanh sự liền; đèn kéo quân nhà tôi bán cũng là đèn đẹp nhất; còn cỗ tháng Tám thì khỏi phải nói, bao giờ tôi cũng thấy cỗ nhà tôi hách nhất và to nhất, không cỗ nhà ai sánh kịp… Cứ từ mười hai tháng tám là ngày bày cỗ, tôi sướng như điên, có đêm thao thức đến một hai giờ khuya không ngủ được”. Tôi đọc được về tích Trung thu bên Trung Quốc, về tục hát trống quân, về phố phường Hà Nội những thập niên đầu thế kỷ trước, những phố hàng náo nhiệt đồ chơi dân gian, đều qua Thương nhớ mười hai, và cả Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân nữa.

Trung Thu lúc này mới là câu chuyện văn hóa. Cái nguồn cội thăm thẳm nào đấy chảy vào lòng tôi rất tự nhiên, nhờ những dòng tùy bút hay truyện ngắn đẹp đẽ kia. Nhờ những trang viết, bài ca một thời, tôi có cảm xúc hơn với cái mùa phức tạp nhất ở Hà Nội này.

Bố tôi cũng không còn cơ hội làm những món đồ thủ công cho tôi nữa, hoặc là tôi đã không còn cần đến bàn tay khéo léo của ông trong thời buổi cái gì cũng sẵn ngoài chợ. Bánh chưng thì nhà tôi đặt bốn cái là đủ cả Tết. Xe đạp, rồi xe máy hỏng là dắt ra hiệu. Bàn ghế thì đã sẵn xưởng sẵn thợ đóng cho. Những nét chữ đẹp của ông không còn cần cho những bảng hiệu băng rôn của tổ dân phố. Giờ máy vi tính đã làm thay hết. Trung thu ở Hà Nội vẫn náo nhiệt, đồ chơi sản xuất kiểu công nghiệp áp đảo các sản phẩm thủ công.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một Trung thu ấm áp giờ đây có thể mua, không ai còn muốn mất thời gian tự làm ra nữa

Trung thu năm nay là Trung thu đầu tiên tôi vắng bố. Ông đã ra đi vào một ngày mùa hạ nóng đến khắc nghiệt. Trước khi diễn ra đám tang, tôi được các cụ hội người cao tuổi đọc bản nháp điếu văn, trong đó điểm lại quá trình công tác của ông. Tôi có nhiều thắc mắc. Vì sao một người hiền lành và nhiều tài lẻ như ông lại vất vả chuyển việc nhiều thế, và vì sao ông về hưu ở cái tuổi còn trẻ hơn cả tôi bây giờ? Dường như ông khéo tay bởi vì hoàn cảnh quá vất vả đã buộc ông phải biết làm đủ thứ. Tôi không đủ sức đọc lại tập giấy tờ vì quá buồn. Cái khung nào đó sẽ cần tôi dán lại những khoảng trống.

Nhìn những cái đèn mùa Trung thu mới, tôi vẫn còn nhớ đến cái khung đèn vững chãi bố làm, được chằng buộc bằng những sợi chỉ chắc chắn, trên đấy tôi dán những giấy màu, những bông hoa trang trí tuổi nhỏ, và thắp lên ngọn nến sáng của mình.

Bài: Nguyễn Trương Quý


theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#243 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 28/09/2015 - 04:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pth77, on 09/09/2015 - 12:39, said:

Bước ra từ huyền thoại, tập 1



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



LỜI BẠT

Muốn hay không cũng phải thừa nhận Việt sử lược là cái nền của dòng Việt sử chính thống hiện lưu hành. Chính vì thông tin mang trong những trang sử hàn lâm này mà những điều thu thập được trong dân gian trở thành không đáng tin hay không dám tin. Người can đảm lắm cũng phải thốt lên “chích quái”, “u linh”, vì so ra thì thấy khác xa một trời một vực với những điều giới sử quan “bác học” đã viết…

Có thể nói tiến bộ khoa học kỹ thuật vận động nghịch chiều với độ xác tín của dòng sử Việt chính thống hiện nay. Hay nói trắng ra, càng ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nghiên cứu quá khứ nước Việt, người Việt lại càng tìm thấy nhiều hơn những điều không đúng như sách sử đã viết. Mặt cái trống đồng nói khác, quả chuông, viên gạch nói khác. Từ bộ xương tới cán dao đồng cũng chỉ ra điều khác. Ca dao tục ngữ nói khác, thần tích thần phả càng nói khác… Sự việc này cũng dễ lý giải thôi. Làm gì có sự chân xác trong cái đống hàng gian hàng giả “made in China” mà dựa vào nó để viết sử ?

Không theo vết xe cũ mà nhiều người trước đã đi trong việc tìm hiểu quá khứ Việt, nhà nghiên cứu Bách Việt trùng cửu (tên thật Nguyễn Đức Tố Lưu) mở ra hướng khảo cứu mới, tìm thông tin lịch sử Việt trong dân gian như: ngôn từ, ca dao tục ngữ, thần tích thần phả… Dòng sử dân gian này do không hay rất ít ảnh hưởng bởi tư liệu lịch sử Tàu nên chắc chắn là chân thực. Có chăng chỉ là một chút sai lạc do thời gian uốn nắn.

Read more:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


TuViLySo.Org

theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



"Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ".

Do bối cảnh đặc biệt của sử Việt , sự thiếu khách quan củng như ảnh hưởng của quyền lực áp chế và tuyên truyền sai lạc của kẻ thống trị, văn chương truyền khẩu là một trong các nguồn giúp ta hiểu rõ sử Việt một cách trung thực.

Thanked by 1 Member:

#244 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 01/10/2015 - 10:53

Việt Nam vào Thế Kỷ thứ 17

Triệu Phong


Người ngoại quốc tới thăm một xứ thường chú ý đến những cái mà người bản xứ coi là tầm thường, không cần bàn tới. Tuy nhiên, những thứ này đối với người khách viễn du lại đáng ghi nhận vì nó khác với nơi xứ họ. Xưa nay vẫn thế. Do vậy thật dễ hiểu vì sao phần đông người ta đều biết rõ đến tên tuổi các vua chúa, những chiến tích của họ nhưng lại biết rất ít về những điều tầm thường như cách ăn mặc, nhà cửa, sinh hoạt, phong tục tập quán… của thời xưa. Sử sách Việt Nam cũng không ngoài thông lệ ấy và không cho biết mấy tí về nếp sống thường ngày của người Việt Nam thuở trước. Trong mấy trăm năm qua, có biết bao nhiêu người ngoại quốc như các giáo sĩ, thương buôn, kẻ phiêu lưu… ghé tới nước ta. Trong số ấy nhiều người đã thích thú ghi lại những điều họ được trông thấy, để ngày nay chúng ta có thể mường tượng lại thời xa xưa ấy người mình đã sống như thế nào.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bờ hồ Hoàn Kiếm do Tây chụp, không rõ năm.


Bắc Kỳ thuộc Chúa Trịnh

Vào thời kỳ khi đất nước mới phân đôi do cuộc phân tranh giữa hai chúa Trịnh và Nguyễn; cũng trong thời gian này nhiều khách buôn cũng như giáo sĩ từ phương Tây lần đầu tiên ghé tới Bắc Kỳ (Tonkin), những văn thư họ để lại cho ta biết nhiều điều thích thú.

Kinh đô miền Bắc bấy giờ là Kẻ Chợ, ở vào chỗ của Hà Nội bây giờ, gồm một bức thành hào lũy kiên cố, rộng lớn, mà theo khách ngoại quốc, lớn bằng một thành thị sầm uất, và bên ngoài là khu dân cư. Phố xá chật hẹp nhưng đường chính lại rộng lớn dùng để rước kiệu, ngựa có thể đi dàn hàng 12 con mà vẫn đủ. Tuy nhiên mặt đường xấu xí, lát bằng đá nhỏ và bẩn thỉu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong chốn thành thị mà lại có nhiều hồ ao, ngòi lạch, vào những mùa nắng ráo, hồ khô cạn đi, để lộ ra những vũng bùn hôi hám, chỉ khó chịu chứ không gây bệnh tật tai ương. Ruồi muỗi nhiều, dân cư có hai cách để xua đuổi, một là đốt lá cho khói um trong nhà, làm cách này thì cả người lẫn muỗi đều thấy khó chịu cả. Hai là dùng màn che cửa làm bằng thứ tơ mỏng nhưng ngăn được muỗi như mùng ta dùng ngày nay. Kẻ Chợ và các làng mạc duyên hải có rất nhiều muỗi, nhưng càng vào sâu trong đất liền càng đỡ hơn.

Nhà cửa nhỏ bé, vách trát bùn, mái tranh và chỉ một tầng; chỉ quan to được phép Nhà Chúa mới được cất cao hơn. Thỉnh thoảng mới có một hai ngôi nhà lớn. To nhất là cung điện nhà vua, bao quanh với một bức tường thành đổ nát, cao chừng 5m, chu vi khoảng mười cây số. Cung điện làm bằng gỗ, chung quanh có vườn hoa, có vài hồ để vua ngự thuyền chơi hoặc câu cá.

Hai tòa lâu đài khác đều nằm ở ngoài thành và cũng đều bằng gỗ. Một tòa là phủ Chúa và tòa kia là của Thế Tử, người đã được chỉ định kế nghiệp nhà Chúa. Vững vàng nhất thì có hai tòa nhà của Công ty Ðông Ấn của người Anh và người Hòa Lan nằm bên bờ Sông Hồng, cả hai đều xây bằng gạch.

Kẻ Chợ gần như vuông vắn, mỗi bề độ 6 km, dân số chừng 1 triệu người. Bình thường ngoài đường không mấy đông nhưng đến ngày rằm, mùng một thì có những phiên chợ lớn, phố phường đông đảo, đi lại phải chen lấn. Khách bộ hành thường mang theo túi đựng trầu cau, mỗi khi gặp nhau hay mời mọc miếng trầu khơi câu chuyện. Chỉ riêng Kẻ Chợ có đến 50,000 người bán trầu cau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Làng xóm thời ấy gồm chừng ba bốn chục nóc gia, quanh làng quanh xóm có rào tre bao bọc, có tường lũy thấp và hào nước sâu. Hào lũy thường là con đê giữ nước lụt, còn hào để giữ nước cầy cấy vào mùa khô cạn. Nhà cửa trong làng có vườn bao quanh, có rào dậu kỹ lưỡng. Vườn trồng cam, chanh, trầu cau, chuối, đu đủ, dứa…và rau cỏ để ăn. Mùa hạ ở làng rất dễ chịu vì mát mẻ và ít ruồi muỗi. Nhưng về mùa mưa thì bùn lầy ẩm ướt.

Hỏa hoạn đối với Kẻ Chợ là tai ương lớn nhất nên luật lệ phòng bị rất ngặt. Mùa khô nhà nào cũng phải có một vại nước đặt trên mái, và làm một gầu sòng để tát nước nếu ở gần hồ ao. Mái lợp bằng rơm, đặt trên khung bằng tre, buộc vào xà, kèo, cột. Nhà nào cũng có câu liêm để khi hỏa hoạn thì cắt ngay mái rơm, kéo xuống; đồng thời mái nhà hai bên cũng bị cắt để lửa không ăn lan cả dãy. Mỗi nhà còn xây bệ gạch vuông vắn, cao chừng hai thước, mục đích để chứa đồ có giá mỗi khi có hỏa hoạn. Nếu không tuân theo những luật lệ phòng lửa như thế thì bị những hình phạt nghiêm ngặt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mãi tới đầu thế kỷ 17 sự giao dịch với bên ngoài chỉ là với người Trung Hoa và người Nhật. Lái buôn người Hoa mang tới đồ sứ, là thứ chưa làm được ở Việt Nam, vải hoa, lụa hoa (dân ta đã biết nhuộm màu nhưng chưa biết cách làm hoa, làm kiểu), thuốc Bắc và ít đồ xa xỉ. Hàng của Nhật thì gồm đồ bạc, gươm dao và các thứ võ khí. Người ta trao đổi mua bán bằng vàng và bạc nén, cùng tiền đồng. Tiền đồng có lỗ ở giữa để xâu dây, cứ 600 đồng thành một chuỗi, cứ mỗi 60 đồng có dấu để dễ nhận. Người ta vắt chuỗi tiền qua vai hay ngang cánh tay khi đi lại. Giá trị các thứ tiền tệ này lên xuống luôn luôn, tùy lúc tùy thời.

Mua bán phải lễ lạt các quan nếu muốn làm ăn dễ dàng. Tuy nhiên dân từ 19 đến 60 tuổi mỗi năm phải đóng góp một số tiền. Dân ở ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh nhờ giúp nhà Trịnh đánh bại quân Mạc nên đóng thuế nhẹ; còn ở bốn trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương và Sơn Tây phải đóng nặng gấp bốn vì đã không phò Trịnh trước đó. Ngoài ra dân còn phải đóng thêm thuế tình nguyện, đó là dâng phẩm vật cho Chúa một năm 4 lần vào dịp sinh nhật Chúa, ngày kỵ cha Chúa, ngày Tết và ngày mùa gặt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ở Kẻ Chợ có rất nhiều nhà chứa, tuy bị chê bai nhưng lại rất phát đạt. Lái buôn hay thủy thủ người Âu hoặc Trung Quốc, khi lên bộ thường hay gặp gái điếm đến gạ gẫm bán thân. Bạn hữu hay khách ngoại quốc của các quan thị thường được thù tiếp bằng cách gọi gái điếm về hầu hạ, cái lệ này lại không bị chê cười. Một đứa con gái đi giang hồ kiếm nhiều tiền để lấy được chồng là chuyện thường tình. Khi có chồng hẳn hoi rồi thì nghiễm nhiên là người đàn bà đáng kính, quá khứ không hề bị đếm xỉa đến. Ngay những nhà khá giả, nhiều nhà cũng hiến con cho khách thương người Âu, hoặc tạm bợ, hoặc một thời gian. Người thời ấy rất thích những đứa con lai vì da nó trắng trẻo. Khách thương lại coi việc sống chung tạm bợ như vậy là tiện và lợi. Vì những người “vợ tạm” ấy coi sóc việc buôn bán cho họ suốt quanh năm.

Người Bắc Kỳ thời ấy ai cũng thích có đông con nên lối nuôi “con nuôi” rất thịnh hành. Người có con rất thích được nhà quan cao chức trọng nhận làm “con nuôi”. Những trẻ này hầu hạ cha mẹ nuôi không khác chi cha mẹ ruột, bù lại được cha mẹ nuôi đở đần che chở cho. Các tay lái buôn người Âu nhận thấy cái lợi trong tục lệ này nên liền lợi dụng. Họ xin được làm “con nuôi” những ông hoàng hay quan cao, mỗi khi ghé bến họ mang quà cáp đến các bậc cha mẹ nuôi quyền quí đó. Ðã là “con nuôi” của các nhà quyền quí, các quan nhỏ hơn khó lòng dám hạch sách, hà lạm. Ðối với họ quà cáp cũng như món tiền đóng bảo hiểm như ngày nay nhưng lợi hơn nhiều so với lễ lạc, tiền đút lót cho quan lại Bắc Kỳ ở thế kỷ thứ 17.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thời ấy người ta đi lại một là dùng thuyền, hai là đi đường bộ, dù rằng đường xá khá hiếm. Ðường thủy là phương tiện thông dụng nhất vì hàng hóa dễ chở dưới nước. Dọc theo thủy đạo khắp miên trung châu sông Hồng, có hàng quán để khách có thể trú qua đêm hoặc ghé lại ăn uống. Ðường bộ cũng dễ chịu, mặc dù là đường đất nhưng có cây cao bóng mát ở hai bên, không những che nắng mà còn có quả để khách bộ hành giải khát, vì đó là cái lệ của người thời ấy. Làng xóm nằm gần đường xá thường đặt những thống nước chè trên một bàn nhỏ, dưới bóng mát, bất cứ ai qua lại có thể tha hồ uống bao nhiêu tùy thích. Cách mỗi quảng đường lại có mấy hàng quán túm tụm cạnh nhau, khách đi đường có chỗ mua trầu nước, bánh trái.

Quân đội gồm 50,000 quân chính qui đóng ở Kẻ Chợ, tất cả đều tuyển từ ba tỉnh phò Chúa, còn bốn nơi kia phải đóng góp để nuôi lính. Mỗi năm vào Tháng Sáu, sĩ quan cho lính mình cai quản tới tuyên thệ trung thành với Chúa, trước một quan văn. Người lính nào nói lời thề rõ ràng được phát thẻ có chữ Minh. Bất Minh nếu ấp úng và Thường nếu ít rõ ràng. Sau đó dùng thẻ để đi đổi lấy áo mới, một tặng phẩm của Chúa. Thẻ Minh được áo dài vải tốt, Bất Minh áo ngắn hơn bằng vải xấu, còn Thường thì được loại trung bình giữa hai thứ. Binh lính mặc áo đó suốt năm để biết được ai trung thành với Chúa ơn. Thời bình, lính được dùng để sửa chữa đường xá, cầu cống, đóng và trang hoàng các chiến thuyền.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ở Bắc bấy giờ hạm đội có đến 600 chiến thuyền, to và tinh nhuệ hơn trong Nam, chỉ có 200 chiếc. Thuyền thời ấy nông và dài, chiếc nhỏ có 25 mái chèo mỗi mạn, chiếc lớn có đến 40. Ngoài ra còn dùng thêm buồm khi có gió. Ðầu và cuối thuyền có chạm trổ sơn then, thếp vàng cầu kỳ. Trên mũi có một khoang, trang hoàng và sơn màu rực rỡ, dành cho quan chỉ huy, hoặc quan văn. Thuyền Chúa ngự thì khoang có dát vàng lá. Ít nhất mỗi thuyền có một khẩu thần công ở đằng mũi và hai ở đằng lái. Binh sĩ phải chèo thuyền và cho là một vinh dự lớn. Nhiều người Âu được thấy đều phục tài thủy thủ của họ. Ðể giữ nhịp chèo, người ta dùng hai miếng gỗ gõ vào nhau, chiến thuyền thường đi thành hàng ba, hàng năm, có khi hàng bảy, song song với nhau, rất đều đặn. Các tay hàng hải Tây Phương thời đó chỉ có thể chỉ trích được những chiến thuyền này ở một điểm, đó là ván thuyền buộc bằng thừng chứ không dùng đanh ghép vì thế không vững chải lắm, và hằng năm phải bện lại.

Vua đứng đầu nước nhưng việc cai trị đều trong tay Chúa. Khi vua băng hà, Chúa chọn người nối ngôi. Tuy nhiên, vua có quyền phong tước vị trong nước, chủ trì các lễ lạt cũng như các buổi chầu của các quan.
Vào ngày mồng ba Tết, văn võ bá quan ăn bận chỉnh tề, mỗi người có mang thẻ bài theo cấp bậc của mình đến từ sáng sớm. Một đám rước rực rỡ tiến ra khỏi cổng thành, đi qua các phố chính. Ði đầu là mấy ngàn quân mặc binh phục màu sắc đẹp mắt, mang vũ khí như cung tên, kiếm, giáo mác đồng và súng hỏa mai. Tiếp đến là các quan, hoàng thân quốc thích; một số cỡi ngựa, số khác cỡi ba trăm con voi của nhà vua. Sau đó là Chúa đi trên một cỗ xe thấp mạ vàng, theo sau là một con voi có thắng cân đai lộng lẫy. Ði sau Chúa là các văn tự tiến sĩ cử nhân và tú tài, tất cả mặc áo thụng bằng lụa màu tím thẫm và các thứ vải quí khác, trên áo đeo thẻ bài ghi rõ bằng cấp tước vị. Vua đi sau cuối, ngự trên chiếc ngai vàng chói lọi, phủ bằng vóc vàng và xanh lục, do nhiều người khiêng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Như trên đã nói, đứng đầu xứ sở là vua nhưng người có thực quyền là Chúa. Nhà Chúa cai trị qua tay những quan lại. Ngày nay ta vẫn tin rằng những quan lại ấy do thi cử đổ đạt mà được cử ra làm quan, và những kỳ thi ấy mở rộng cho tất cả sĩ tử. Sự thực đã không như thế. Một số quan lại xuất thân từ trường thi nhưng đại đa số thì không. Có người do họ hàng với nhà Chúa nhưng vẫn còn là số ít. Phần đông do hai lối xuất thân: một là vào hầu Chúa với tư cách quan thị (quan thị là hoạn quan hay quan giám, đời Lê gọi là cậu. Họ không có bộ phận sinh dục do bẩm sinh, hoặc tự thiến. Dù vậy họ vẫn có thê thiếp hầu hạ, phục dịch), hai là bỏ tiền ra “mua quan bán tước.” Thời ấy nhiều người thiến con đi để khi lớn lên đem vào hầu phủ Chúa. Vì chỉ có quan thị, ngoài số cung tần mỹ nữ, là được phép ra vào chốn cung cấm nhà Chúa, cho nên lẽ tự nhiên phần lớn những quan thị ấy được Chúa tin yêu mà bổ dụng vào những chức vụ cao. Thường lệ quan thị phải hầu trong phủ Chúa độ 7 hay 8 năm rồi mới được bổ đi làm quan.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quyền hành các quan thời ấy rất lớn, họ hoàn toàn làm chủ ở địa phương họ trị nhậm. Ðối với họ, nhà Chúa rất rộng lượng, chỉ có phản bội mới phải tội chết. Ngoại trừ một số nhỏ, còn đa số toàn là những quan tham, ăn tiền của dân đen một cách công khai mà không hề bị trừng phạt, nếu Chúa không ngầm khuyến khích thì sao họ dám ngang nhiên như vậy. Tuy nhiên vì họ là quan thị, không có con nối dõi nên khi chết đi, của cải lại rơi cả vào tay Chúa. Vì được nhiều ưu tiên nên có quan đã khá tuổi rồi mà còn đi thiến để cầu cạnh thăng quan.

Quân đội rất lớn để giữ gìn bờ cõi, ngoài biên giới và ở Kẻ Chợ thì quân số rất đông, một số khác canh phòng nơi thôn dã, dọc theo những đường cái quan, sông ngòi. Lính canh có thể chận người đi đường khám xét, xem hàng hóa có trả đủ thuế không mới được đi. Người nào tình nghi thì bị hành hạ tàn nhẫn cho đến khi minh chứng được tình ngay, nên những kẻ mưu phản hay bị truy nã, khó lòng giữ được hành tung khỏi bại lộ.

Làng xã tùy theo số dân mà bổ thuế, cũng dựa theo đất ruộng tốt xấu ra sao nữa. Làng nào nghèo không thể nộp thuế thì phải gánh cỏ ra Kẻ Chợ để nuôi ngựa và voi của nhà Chúa, ròng rã suốt năm rất vất vả vì những làng này thường ở xa kinh thành.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Làm thợ lại còn khốn khó hơn nữa vì phải làm “việc quan” mỗi năm 6 tháng. Trong thời kỳ này họ không được trả lương, nhiều khi còn phải tự túc lương thực. Do vậy trong 6 tháng kia người thợ phải kiếm làm sao để có thể nuôi sống gia đình cả năm, mà gia đình phần nhiều là đông đúc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quan đi võng có người đi trước đánh phèn la mở đường, ai chậm chân sẽ bị người ngồi trên ngựa quất roi. Phía sau có người mang theo lọng che khi quan hạ thổ, người khác mang theo đồ dùng riêng của quan như cau, trầu,.., và sau cùng có lính bảo vệ. (Hinh: BAVH)

Người ở kinh thành là thương gia bị đánh thuế rất nặng, ngoài ra họ còn phải gánh vác “việc quan”, tức là phải làm những việc các quan cắt đặt cho như sửa đường xá, đê điều, tường thành, hoặc kiếm củi nộp phủ Chúa và các công thự khác. Nếu khá giả họ có thể thuê người đi làm thay.

Người dân đã cực như thế mà vô phúc gặp khi bị kiện tụng lôi thôi; kiện tụng là phải mất tiền, không có thì khó lòng tránh được trừng phạt thiệt thòi và đâu đâu cũng thế, đồng tiền mua được công lý. Người dân không thể tự do đi lại trong xứ vì hết chỗ này giữ lại hỏi, đến chỗ kia bắt lại khám, có khi bị bắt bớ vì bị nghi oan.

Nam Kỳ thuộc Chúa Nguyễn

Vào thời này nhà Nguyễn chỉ vừa mới lập quốc riêng biệt nên rất quan ngại việc khả dĩ có cuộc tấn công từ phương Bắc. Họ chuẩn bị tự vệ bằng cách xây lũy Ðồng Hới và cho đóng ở đó một đạo lục quân và hải quân được luyện tập tinh nhuệ, rồi mới bắt tay vào việc mở mang xứ sở mới của họ. Về mạn Nam, người Chàm là kẻ địch nhưng hồi đó không còn là mối đe dọa. Ren Ran (Phan Rang ngày nay) là tỉnh giáp giới với đất Chàm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thứ áo quần người Nam Kỳ mặc thời đó rất khác với quần áo ngày nay. Mọi người đàn bà thường mặc năm hoặc sáu chiếc xiêm, cái nọ chồng lên cái kia, và mỗi cái một màu khác nhau. Chiếc ngoài cùng thì ngắn, chỉ chấm tới đùi. Chiếc thứ hai dài hơn một chút, lộ ra ngoài chiếc thứ nhất mấy phân tây. Chiếc thứ ba lại dài hơn chiếc thứ nhì, và chiếc thứ tư dài hơn chiếc thứ ba, cứ thế cho đến chiếc xiêm mặc trong cùng thì dài hơn cả, dài quét đất và che kín cả chân. Từ thắt lưng trở xuống người phụ nữ trông như có bận một loạt những băng mầu sặc sỡ, uyển chuyển, thay đổi hình dáng mỗi khi họ bước đi. Nửa trên họ mặc áo chẽn hoặc áo cộc cũng bằng thứ vải mầu sặc sỡ. Tất cả phụ nữ thời đó để tóc rất dài, tóc dài được coi là biểu hiệu của nhan sắc, có người tóc dài đến chấm đất…

Phong tục ở Nam Kỳ khác xa ngoài Bắc mặc dù hai xứ chỉ mới phân chia được một thời gian ngắn, như cách làm nhà cửa và cách phục sức. Tuy thế, sự khác biệt không đến nỗi quá sâu xa như khi mới thoạt nhìn. Thực ra người Nam bắt chước lối làm nhà sàn của người Chàm vì thích hợp với một nơi hay bị lụt lội bất ngờ. Dân chúng cũng ảnh hưởng lối ăn mặc của người Chàm, ngoại trừ giới quan lại và nhà Nho vẫn ăn bận theo y phục cổ truyền, vì họ giữ tinh thần bảo thủ hơn. Nam Kỳ cũng có thứ tiền đúc riêng, bằng đồng, hình tròn có khắc phù hiệu nhà Chúa. Cũng như Bắc Kỳ, giữa đồng tiền có lỗ vuông để xâu dây, chỉ khác là ngoài Bắc 600 đồng một chuỗi, trong khi ở Nam Kỳ thì một chuỗi có 1,000 đồng tiền.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ở miền Nam lụt thường xảy ra bất ngờ vào mùa mưa nên nhà cửa làm trên những cột chắc bằng gỗ lim. Những cột này nhiều khi được chạm trổ tinh vi và sơn rất đẹp mắt. Trâu bò bị chết nhiều vì lụt nên có lệ ai bắt gặp đầu tiên thì có quyền được hưởng, đem về ăn uống linh đình. Chuột thường chạy lên cây tránh lụt nên bắt chuột là môn thể thao của trẻ con bằng cách bơi thuyền đi rung những cành cây. Mùa lụt cũng trở thành mùa rất hoạt động, khi hầu hết miền quê bị ngập nước, người ta có thể dùng thuyền để chở đồ nặng đi bất cứ nơi đâu. Ða số các gia đình lên đồi lên núi kiếm củi chở về dùng quanh năm.

Nam Kỳ trù phú, dư thừa thóc gạo, thịt cá, gỗ quí, mỏ kim loại…Nhờ cuộc sống sung túc nên con người đâm ra quảng đại. Hành khất hay khách lạ ghé vào nhà nào cũng được đãi một bữa thịnh soạn. Nếu khách hỏi xin vật gì thì sẽ được cho ngay mà không hề hỏi han. Ai từ chối lời xin đều được coi như bần tiện, bị mọi người khinh bỉ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người Nam ưa tiệc tùng đình đám, ngay người nghèo cũng không mời dưới ba bốn chục thực khách. Tiệc dọn ngoài trời. Tiệc lớn có đến cả ngàn người. Khách ngồi dưới nền trước một bàn tròn cao đến ngực, mỗi người một bàn. Họ không dọn cơm vì cho là quá tầm thường, thức ăn gồm cá, gà, vịt…Người quan trọng ăn trước, rồi đến những người khác và cuối cùng là hạng tôi đòi. Ðồ dư tôi tớ đem về cho con cái họ. Trong tiệc người ta uống rất nhiều rượu, cất bằng gạo và luôn luôn có rất nhiều người say. Người Âu kể rằng ở Nam Kỳ nạn nghiện rượu cũng nặng không kém ở Âu Châu, và ở thế kỷ 17 người Âu nghiện rượu hơn ngày nay nhiều.

Phụ nữ Nam Kỳ đóng vai trò quan trọng trong các công việc trong xứ, mà người Âu rất cảm phục vì đó là hiện tượng hiếm có ở Á Châu. Ðàn bà làm việc đồng áng, coi sóc nhà cửa, kể cả buôn bán, lãnh vực mà người ta cho là đàn bà tinh khôn hơn đàn ông. Họ làm việc cần mẫn hơn đàn ông nhiều và còn được tự do hoạt động xã hội nữa. Một giáo sĩ người Ý tên Borri viết: “Người chồng phải trả tiền hồi môn để được về sống ở nhà vợ. Người vợ trông nom tất cả, chồng chỉ ăn không ngồi rồi, có khi không còn biết trong nhà có những gì.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người Âu đến buôn bán chỉ có người Bồ được Chúa trọng đãi hơn cả. Họ họp thành đoàn thể riêng, có giáo sĩ và bác sĩ người Bồ săn sóc. Người quốc tịch khác cũng đến khác các bác sĩ này nhưng họ nói một số chứng bệnh, thầy thuốc Nam Kỳ chữa giỏi hơn. Ngay bác sĩ Bồ Ðào Nha tìm đến thầy thuốc Nam Kỳ nhờ chữa bệnh không phải là chuyện hiếm hoi. Thầy thuốc Nam Kỳ bắt mạch con bệnh rất lâu và nói cho biết mắc bệnh gì. Nếu thấy không chữa được thì nói trắng ra rồi đứng dậy bỏ đi. Nếu chữa được thì cho biết chữa mất bao lâu và đôi bên kỳ nèo giá cả rồi cùng làm giao kèo. Nếu lành bệnh trong thời gian đã định thì được trả tiền, bằng không thì chẳng được đồng nào. Thầy thuốc Nam lấy máu rất hay, họ dùng một cái cưa bằng sứ bé tí cài vào một cái lông ngỗng, cắt một lát nhỏ ở mạch máu và rút ra một số máu cần thiết. Khi lông ngỗng được rút ra, vết cắt được làm liền bằng nước bọt, máu ngưng ngay không cần phải băng bó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chúa Nguyễn rất mê súng, có lần vớt được một ít súng đại bác từ tầu bị đắm của Hòa Lan hay Bồ Ðào Nha khiến Chúa thích chí nên đặt mua thêm từ các nhà buôn. Trong phủ Chúa có chừng 60 khẩu đại bác lớn. Chúa bắt binh lính tập bắn thật giỏi, còn giỏi hơn hầu hết lính pháo thủ của các tàu người Âu đến đây. Chúa thích thách những tầu ngoại quốc ghé tới Việt Nam bắn thi với lính của Chúa. Lính pháo thủ Nam Kỳ hồi đó bắn giỏi đến độ phần nhiều người Âu đều thoái thác lời thách thức vì biết không thể hơn nổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#245 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 01/10/2015 - 11:23

Cuộc xung đột Việt Chiêm trong tiến trình lịch sử dân tộc


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Hoa Anh Đào


Trên lãnh thổ Việt Nam của chúng ta đã từng chứng kiến sự ra đời và phát triển của ba vương quốc. Đó là vương quốc Văn Lang ở phía Bắc ra đời vào khoảng thế kỷ VII trước công nguyên, vương quốc Champa ở miền Trung ra đời vào khoảng thế kỷ II sau công nguyên và vương quốc Phù Nam ra đời ở phía Nam vào khoảng thế kỷ I sau công nguyên. Sự hưng thịnh của các vương quốc này mỗi thời kỳ một khác, ví như trong khi Âu Lạc đang chìm trong Bắc thuộc thì ở phía Nam vương quốc Phù Nam phát triển rất rực rỡ, đã áp đặt sự cai trị ở rất nhiều nơi trong đó có một phần đất Champa và Chân Lạp… Nhưng đến trước khi Âu Lạc giành được độc lập từ tay bọn đô hộ Trung Quốc thì Phù Nam đã suy yếu và diệt vong.

Nhiều nhà nghiên cứu khi đánh giá việc đất nước thống nhất là sự xâm lược, thôn tính lãnh thổ, mạnh được yếu thua, cách ứng xử phong kiến mang nặng tính cục bộ mà cho rằng Đại Việt là của người Kinh (tức người Việt), Champa là của người Chiêm và đất Nam Bộ ngày nay thuộc quyền sở hữu của Chân Lạp (tức Campuchia sau này), cách nhìn này dễ gây ra tâm lí tỵ hiềm trong lòng dân tộc. Khi tìm hiểu về tình hình quản lý ở đồng bằng hay miền núi trước đây thì thấy rằng sự chặt chẽ hay lõng lẽo có sự khác nhau ở từng vùng miền, nhưng lãnh thổ của quốc gia chung gắn bó với hai trung tâm chính trị của đất nước ở phía Bắc là Thăng Long (Hà Nội), phía Nam là Chà Bàn (thành Đồ Bàn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay). Giữa Đại Việt và Champa luôn luôn có sự tranh chấp. Sự tranh chấp đó là không thể tránh khỏi bởi tư duy bành trướng của giai cấp phong kiến hai nhà nước, luôn luôn xảy ra trình trạng xung đột tùy vào sự hưng vong của hai tập đoàn phong kiến ở hai miền, trong khi nhân dân chỉ muốn hòa bình, an cư lạc nghiệp. Lý giải vì sao trước đây là ba vương quốc cùng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam, mà sau này thống nhất thành một quốc gia duy nhất, điều đó có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất được giải thích như sau: Đây là thời kỳ đất nước phát triển dưới chế độ phong kiến ở cả hai vùng, trong bối cảnh âm mưu bành trướng xuống phương Nam của phong kiến Trung Quốc, là nguy cơ thường trực, đe dọa sự sống còn của các dân tộc ở Việt Nam, đặt trách nhiệm nặng nề cho hai nhà nước phong kiến Đại Việt và Champa. Trong hoàn cảnh đó, xu hướng đối kháng phong kiến là rất nguy hiểm cho cả hai phía. Do đó, vấn đề hội nhập để tồn tại và phát triển là xu hướng vận động thực tế khách quan của lịch sử, tạo nên sắc thái mới của nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam.

Xưa nay khi nói về cuộc xung đột Việt – Chiêm trong lịch sử dân tộc thì người ta thường tránh né không dám nhìn thẳng vào sự thật. Qua bài viết lần này, chúng tôi có tham vọng cung cấp cái nhìn toàn cảnh hơn về sự đụng độ của 2 tộc người trên đất nước ta. Từ đó, đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan và trung thật nhất của vấn đề này.

I. Sự thành lập các vương quốc cổ của người Việt và người Chiêm.
  • Sự ra đời vương quốc Văn Lang của người Việt.
Người Lạc Việt và một bộ phận người Tây Âu (hay còn gọi là người Âu Việt) ở vùng Việt Bắc và Đông Bắc. Hai thành phần Việt tộc này sống xen kẽ ở nhiều nơi ở phía Bắc nước ta. Cùng với sự phân hóa xã hội bước đầu, do tác động trực tiếp của nhu cầu đoàn kết trị thủy, làm thủy lợi và chống xâm lấn đã dẫn đến sự ra đời của một nhà nước đầu tiên của nước ta. Đại Việt sử lược, bộ sử xưa nhất còn lại của nước ta cho biết: “Đến đời Trang Vương nhà Chu, ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần hậu chất phác, chính sự dùng lối thắt nút, truyền được 18 đời, đều xưng là Hùng Vương”. Vua Trang Vương nhà Chu là ông vua ở ngôi vào khoảng năm 696 đến 681 trước công nguyên. Như vậy là một nhà nước đã ra đời trong lịch sử Việt Nam vào thế kỷ VII trước công nguyên. Không rõ Đại Việt sử lược đã dựa vào đâu, song việc đặt sự ra đời của nhà nước Văn Lang vào khoảng giai đoạn đầu của văn hóa Đông Sơn là điều có thể chấp nhận được và phù hợp với nguồn tư liệu khảo cổ.
  • Sự ra đời vương quốc Champa của người Chiêm.
Theo Tiến sĩ Sử học Huỳnh Công Bá, trong cuốn Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam cho rằng: “Sức sản xuất của cư dân Sa Huỳnh không kém gì sức sản xuất của cư dân Đông Sơn. Chắc rằng trong xã hội Sa Huỳnh thời đó đã xuất hiện tầng lớp quý tộc có nhiều của cải. Tầng lớp đó chắc hẳn đã có nhiều quyền lực đối với xã hội. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh thời đó chắc hẳn đã hoặc đang chuẩn bị bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước sơ khai”. Vậy là trước khi bị nhà Hán xâm lược thì cư dân Champa mà chủ yếu có hai bộ lạc sinh sống: bộ lạc Cau (Kramuka vams’a) và bộ lạc Dừa (Nakirela vams’a). Bộ lạc Cau cư trú trên vùng Bình Thuận – Ninh Thuận – Khánh Hòa – Phú Yên ngày nay và bộ lạc Dừa cư trú trên vùng Bình Định – Quảng Ngãi – Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay. Tuy vậy lúc đầu không có một vương quốc chung cho cả hai. Bộ lạc Cau ở phía nam đèo Cù Mông đã lập riêng cho mình một tiểu quốc vào khoảng đầu công nguyên. Trong lúc tiểu quốc Nam Chăm (Panduranga) phát triển vài ba thế kỳ thì thế kỷ II, đời Sơ Bình (190 -193) nhân lúc nhà Đông Hán suy sụp, Trung Quốc loạn lạc, nhân dân Tượng Lâm ở nơi xa nhất đã đạt được thắng lợi trước tiên. Họ đã nổi dậy, giết huyện lệnh, giành quyền tự chủ và lập quốc. Cuộc khởi được tiến hành trong hoàn cảnh hết sức thuận lợi, dân Giao Chỉ và Cửu Chân cũng đang đứng lên đấu tranh chống sự thống trị hà khắc của phong kiến phương Bắc, đánh phá châu thành, giết thứ sử Chu Phù năm 190 khiến trong mấy năm liền nhà Hán không lập nổi quận trị. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Tượng Lâm có tên là Khu Liên (có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt, hay Khu Vương) lên làm Vua. Vương quốc mới lập của dân Tượng Lâm trong một thời gian dài được các thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước Lâm Ấp; sách Thủy kinh chú giải thích rõ, Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chử Tượng, chỉ gọi là Lâm Ấp. Nhưng thực ra, tên gọi vương quốc của người Chăm chính là Champa, lấy tên một loài hoa đẹp và rất được yêu thích của người phương Nam: hoa Đại (tên khoa học là Michelia Champacca Linnae)[5: tr 111]. Trong thời gian về sau, các quan lại Trung Quốc thường đem quân đánh để chiếm lại vùng đất này nhưng đều bị thất bại vì Lâm Ấp dựa vào địa thế hiểm trở để chống lại. Năm Vĩnh Hòa thứ 3 (Tấn Mục Đế), năm 347, vua Lâm Ấp là Phạm Văn nhận thấy dân các huyện còn lại của Nhật Nam hết sức oán hận thái thú Hạ Hầu Lãm, Phạm Văn xuất quân đánh chiếm được quận Nhật Nam, báo với thứ sử Giao Châu là Châu Phồn đòi lấy phía Bắc dãy Hoành Sơn làm biên giới phía Bắc của Lâm Ấp. Đại Nam Nhất Thống Chí, tỉnh Quảng Bình chép: “Lũy cũ Hoành Sơn (Hoành sơn cổ Lũy) ở phía Bắc huyện Bình Chính, từ trên núi Ba Hi chạy ngang đến suốt biển. Tương truyền lũy này là do Phạm Văn vua nước Lâm Ấp đắp để làm đường phân giới Giao Châu Lâm Ấp”. Sau đó phong kiến Trung Quốc tấn công với ý định chiếm lại Nhật Nam nhưng bị vua Phạm Văn đánh bật trở lại, Con Phạm Văn là Phạm Phật kế vị (349 – 380) nhiều lần cho quân đánh chiếm vào quận Cửu Chân nhưng không thành công.

II. Những cuộc giao tranh của người Việt và Chiêm trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mở đầu cho cuộc đụng độ lịch sử này là sự kiện năm 347, vua Champa là Phạm Văn đã đánh chiếm được toàn bộ quận Nhật Nam do nhà Hán lập ra, Champa còn nhiều lần cho quân đánh chiếm quận Cửu Chân, nhưng đều bị đánh bại. Về sau núi Đồng Trụ được coi là giới hạn phía Nam của nước ta thời Bắc thuộc với vương quốc Champa. Đến thời điểm bây giờ, việc xác định địa điểm chính xác của núi Đồng Trụ còn dựa nhiều vào truyền thuyết. Nhưng khởi nghĩa Hai Bà Trưng thì đã được chính sử ghi lại rõ ràng, các cuộc khởi nghĩa này đã nổ ra ở Nhật Nam (Nghệ An xưa). Như vậy có lẽ vào thế kỷ I, sông Lam là biên giới của quận Cửu chân và quận Nhật Nam (hiện tại vẫn có nhiều cơ sở khoa học để chứng minh rằng dòng chảy phần Hạ lưu sông Lam xưa khác với bây giờ, nếu điều đó là sự thật thì việc xác định ranh giới xưa là rất phức tạp). Từ thế kỷ II, III, IV nhiều cuộc nổi dậy và xâm lấn đã nổ ra. Các cuộc nổi dậy và xâm lấn này do các lãnh chúa và thủ lĩnh địa phương người Chăm ở đồng bằng ven biển Hà Tĩnh cầm đầu. Nhưng các lãnh chúa này đã bị đánh bật về phía Nam Sông Lam (theo An Tĩnh cổ lục) (Các lãnh chúa vùng đồng bằng ven biển Hà Tĩnh vì trong số họ một số là người Champa, một số chưa thể khẳng định được là người Việt hay người Champa, kể cả Mai Thúc Loan).

Đầu thế kỷ VI, Lý Bí khởi nghĩa ở Cửu Đức (Nghệ An) lập ra nước Vạn Xuân (544 – 602). Nhưng rồi vua Champa là Can-Thực-Luật-Bạt-Ma lại vượt qua Sông Lam. Các thế kỷ VIII (780), IX (802 – 803) quân Champa lại tiếp tục chiếm đóng Châu Hoan và Châu Ái nhưng rồi lại bị quân Đường đánh bật về phía Nam Sông Lam.

Thế kỷ X, Đinh Bộ Lĩnh lập nước Đại Cồ Việt. Lúc này ranh giới của Đại Cồ Việt và Champa gọi là Nam Giới. Các sách An Tĩnh Cổ Lục, Phong thổ ký, các huyện Hà Tĩnh đều nhắc đến cửa Nam Giới và núi Nam Giới là giới hạn phía Nam của Đại Cồ Việt thời kỳ này. Đối chiếu với địa hình thì cửa Nam Giới chính là cửa Sót ngày nay, nơi sông Hà Hoàng (bao gồm Sông Nghèn và Sông Sót ngày nay) đổ ra Biển. Như vậy vào thời điểm bấy giờ có thể cửa Sót còn nằm về phía Nam của núi Nam Giới (Thạch Hải, Hà Tĩnh ngày nay). Điều này là có cơ sở vì theo Địa chí Can Lộc thì “Sông Nghèn có thể là dòng chảy chính của Hạ Lưu sông Lam ngày xưa”.

Năm 981, Đại Cồ Việt sau nhiều lần bị Champa quấy rối, Lê Hoàn lần đầu tiên đem quân đi chinh phạt Champa, chiếm được Địa Lý Châu (Quảng Ninh, Quảng Bình). Champa đã phải dời kinh đô (Indrapura) từ miền Đồng Dương vào thành Phật Thệ (Vijaya, tức Bình Định ngày nay). Sau đó Lê Hoàn trả Địa Lý Châu lại cho Champa. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt: Champa từ trước vẫn là một nước lớn (đối với Đại Cồ Việt) nhưng từ sau sự kiện này đã trở thành một “tiểu quốc” chịu thần phục Đại Cồ Việt.

Năm 1011, vua Lý Thái Tổ cho đem quân đánh Champa ở trại Bố Chính (Quảng Bình ngày nay).

Thời Lý Thái Tông, Champa lại bỏ triều cống và hay cho quân ra quấy nhiễu biên giới, Vua cho đóng mấy trăm chiến thuyền đặt hiệu là Long, Phụng, Ngư, Xà, Hổ, Báo, Anh vũ, luyện tập quân bộ tinh nhuệ. Đầu năm 1044, Vua thân chinh cầm quân đánh Champa theo đường thuỷ tiến vào cửa biển Ô –Long (nay là Tư Hiền, Thừa Thiên Huế). Quân Champa đại bại, hơn 3000 quân bị giết, 5000 người bị bắt sống, vua Champa là Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II) bị tướng Champa là Quách Gia Di chém đầu ngay tại trận và đem dâng thủ cấp để xin hàng. 5000 tù binh bị bắt đưa về nước ta vào trấn Vĩnh Khang (phủ Tương Dương, tỉnh Nghệ An) và trấn Đăng Châu (Quy Hoá), ban cho họ ruộng đất, lập thành phường ấp làm ăn sinh sống.

Dưới thời Trần, sau khi Chế Mân dâng hai châu Ô và châu Lý cho nhà Trần làm sính lễ thì người Việt đã di cư vào hai vùng đất này để khai phá. Theo đánh giá chung của nhiều nhà sử học, hai châu Ô, Lý mà nhà Trần đã đổi thành Thuận – Hóa là dải đất từ Nam Quảng Trị vào đến Bắc Quảng Nam ngày nay. Vấn đề được đặt ra là địa bàn thực tế phía nam của châu Hóa thời Trần. Theo khảo cứu của học giả Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời, thì Trà Kệ là huyện Quảng Điền về sau, Bồ Đài là huyện Phong Điền ngày nay, Bồ Lãng ở vùng thượng du sông Hương, Sa Lệnh là phía đông Huế, Thế Vang là huyện Phú Vang, Lợi Bồng tương đương với huyện Hương Thủy, và huyện Tư Dung thì Ông cho rằng đặt vào khoảng huyện Phú Lộc ngày nay. Và cũng theo Đào Duy Anh, biên giới phía Nam của châu Hóa thời thuộc Trần vào đến sông chợ Cửi, tức sông Thu Bồn của Quảng Nam – Đà Nẵng. Phan Khoang, trong Việt sử xứ Đàng Trong, cho rằng “huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên ngày nay và huyện Hòa Vang, huyện Đại Lộc, phủ Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay là đất Hóa Châu xưa”. Vậy biên giới phía Nam của châu Hóa thời Trần là ở đâu? Và người Việt đã vượt qua đèo Hải Vân để khai triển vùng đất Bắc Quảng Nam mà Champa đã giao cho nhà Trần chưa? Những vấn đề này đã được Tiến Sĩ Huỳnh Công Bá qua sự khảo cứu của mình đã làm rõ ngọn ngành những vấn đề này. Qua sự tìm hiểu của mình, bằng những tư liệu khi đi thực địa tại vùng đất này, Ông cho rằng: “Qua các tư liệu trên, cho thấy ít nhất là khoảng 10 năm sau ngày đám cưới Huyền Trân – Chế Mân, đã có người Việt đến khai khẩn vùng đất Bắc Quảng Nam. Địa bàn khai phá lúc bấy giờ diễn ra trên địa bàn trong điểm của đồng bằng sông Thu Bồn và ở phía nam sông này, thuộc đất của huyện Duy Xuyên về sau. Như vậy biên giới phía nam của châu Hóa thời Trần không dừng lại ở Bắc sông chợ Cửi (Thu Bồn). Căn cứ vào bản cổ chỉ của tộc Trà làng Phú Xuân (thuộc tổng Quảng Hóa, phủ Duy Xuyên) lập ngày 21 tháng 9 năm Thái Đức 3 (1780), vốn là một tộc họ người Chăm ở lại khai thác đất đai cùng người Việt nơi vùng “tam giác châu” Ô Da – Thu Bồn. cho biết đến đến cuối thời Trần, do chiến tranh Chiêm – Việt, ông tổ tộc này phải bỏ chỗ ở cũ là làng La Vân (tức Phú Xuân về sau), chạy vào làng Đồng Dương (ở phía Nam sông Ly Ly), là thôn nhà của ông Chế Tịnh (một người Chăm khác) ở trọ, chúng tôi cho rằng biên giới phía nam của châu Hóa lúc bấy giờ có khả năng đến sông Ly Ly (Hương An)”. Và cũng theo Tiến Sĩ Huỳnh Công Bá đi đến nhận định rằng: “Trong buổi đầu quốc gia Đại Việt, Bắc Quảng Nam đã thuộc về Thuận – Hóa. Nếu Thuận Hóa là “phên dậu phía Nam” của nước Đại Việt thì huyện Điện Bàn chính là “phên dậu của phên dậu”, một thời làm “cột mốc biên giới” che đỡ cho cả Thuận – Hóa trong công cuộc tái thiết xây dựng, và một thời gian dài sau đó sẽ trở thành “hành lang quân sự” của những cuộc chiến tranh”

Dưới thời Hồ, để ổn định biên giới phía Nam do Champa trước kia thường xuyên đánh phá ở thời Trần mạt, Hồ Quy Ly muốn làm cho Champa suy yếu và thần phục nhà Hồ để tránh hậu họa về sau. Vì vậy năm 1402, nhà Hồ cho xây dựng con đường Thiên lý từ thành Tây Đô đến Hoá Châu, Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Đời Hán Thương năm Thiệu Thành thứ 2 (1402), Nhâm Ngọ, tháng 3, sửa đường sá từ thành Tây Đô đến Hoá Châu, dọc đường đặt phố xá để truyền thư, gọi là đường thiên lý”.

Tháng 7 năm 1402, Hồ Quý Ly cử đại binh đi đánh Champa và thắng trận. Phủ biên tạp lục cho biết: “Vua nước ấy là Ba- Đích lại dâng đất Chiêm Động và Cổ Luỹ Động. Quý Ly nhận chia làm 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đặt An phủ sứ lộ Thăng Hoa, biên làm quân ngũ, khuyên dân nộp trâu thì cho quan tước để lấy trâu cấp cho dân di cư”.

Theo như sự khảo cứu của Học giả Đào Duy Anh, trong Đất nước Việt Nam qua các đời, thì lộ Thăng Hoa nằm ở phía Nam sông Chợ Cửi đến sông Bến Ván tương đương với vùng đất Nam Quảng Nam ngay này. Cũng theo Ông thì châu Thăng là miền Thăng Bình và Duy Xuyên. Châu Hoa là miền Tam Kỳ. Ba huyện Lê Giang, Đô Hòa và An Bị của châu Thăng tương đương với ba huyện Lễ Dương tức huyện Thăng Bình, Huyện Duy Xuyên và Huyện Quế Sơn ngày nay. Châu Hoa thì tương đương với phủ Tam Kỳ thời Nguyễn, tương đương với huyện Hà Đông, tức thành phố Tam Kỳ ngày nay, miền nguồn Chiên Đàn và miền nguồn Hữu Bang. Châu Tư thì thuộc trong phạm vi của hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh trong lưu vực sông Trà Khúc, ở miền Bắc tỉnh Quảng Ngãi, huyện Trì Bình ở dưới, huyện Bạch Ô ở trên. Châu Nghĩa trong phạm vi của lưu vực sông Vệ và huyện Mộ Đức hiện ở miền Đông Nam tỉnh Quảng Ngãi.

Như vậy dưới thời nhà Hồ, trong một thời gian biên giới về phía Nam của Đại Việt đã vượt qua sông Trà Khúc hơn 50km về phía Nam đến huyện Mộ Đức thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Nhưng sau đó trong khi Đại Việt bị quân Minh xâm lược thì Champa đã nhân cơ hội đó chiếm lại 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.

Trong những đời vua đầu của thời hậu Lê, sau khi mới giành được độc lập, việc nội trị được ưu tiên hàng đầu nên trước những hành động quấy rối của Champa ở biên giới, vua Lê Nhân Tông chỉ cho quân đánh vào thành Đồ Bàn, bắt được vua Champa là Ba Đích Lại đưa về Thăng Long và lập cháu (gọi chú) của Ba Đích Lại là Maha Quý Lai lên thay chứ không lấy lại Chiêm Động Cổ Luỹ (4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa mà nhà Hồ đã sáp nhập trước đây).

Đến năm 1470, vua Champa là Bàn La Trà Toàn, một mặt cầu viện nhà Minh, mặt khác xuất 10 vạn quân ra cướp Hoá Châu. Để chấm dứt sự quấy phá của Champa, vua Lê Thánh Tông thân chinh đem 26 vạn quân đi đánh Champa. Vua cho vẽ bản đồ Champa để biết rõ những nơi hiểm yếu của vương quốc này, vua Trà Toàn bị đánh bại. Sau chiến thắng này, vua Lê Thánh Tông cho một số quân đóng tại kinh đô Champa chứ không rút hết về nước như trước nữa. Trong khi khi vua Lê Thánh Tông đánh vào kinh đô của Champa thì một viên tương của Champa là Bố Trì Trì đem quân chạy về phía Nam đèo Cả, tự lập làm Vua, xin sắc phong được nhà Lê đồng ý. Với ý định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía Nam, vua Lê Thánh Tông cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông tới đèo Cả (hay Đại Lãnh) lập nên một nước riêng gọi là nước Hoa Anh. Lại lấy phần thượng nguyên ở phía tây Hoa Anh – vùng Cheo Reo để Lập nước Nam Bàn.

Như vậy Chiêm Thành ngăn cách hẳn với Đại Việt bằng hai nước, tuy nhỏ nhưng cũng là tấm đệm từ miền núi ra đến biển. Điều này cũng được Lê Quý Đôn ghi lại ở Phủ biên tạp lục: “Tháng 2 đánh thành Chà – Bàn. Quân Thuận Hoá bắt sống được Trà Toàn. Tướng nước ấy là Bố Trì chạy đến Phan Lung, giữ đất ấy xưng vương, chỉ còn lại được 2 phần 5 đất nước, sai người vào cống. Bèn phong Bố Trì làm Chiêm Thành vương, lại phong Hoa Anh vương và Nam Bàn vương, chia làm 3 nước”.

Vua Lê cho những viên quan Champa đã đầu hàng giữ những chức vụ quan trọng đối với vùng đất mới. Ba Thái được cử làm Đại Chiêm đồng tri châu, Đa Thuỷ làm Thiêm tri châu. Vua có dụ: “Đại Chiêm và Cổ Luỹ trước là đất của ta, gần đây bị mất về nước Chiêm Thành, nay lấy lại được hết. Ai dám không theo lệnh thì chém trước tâu sau”. Vùng đất này được đặt làm đạo Quảng Nam, chia làm ba phủ, chín huyện. Các sở đồn điền cũng được lập ra để dân nghèo từ miền Bắc vào cùng với những kiều dân cũ đã có ở đó từ trước cùng khai khẩn, sinh sống.

Trong cuốn sách Vương quốc Champa của Giáo sư Lương Ninh có dẫn của Đại Nam nhất thống chí như sau “Trong cuộc hành quân này, quân Đại Việt còn vượt qua đèo Cù Mông, tiến tới núi Đá Bia (Thạch Bi). Núi Thạch Bi ở phía đông huyện Tuy Hòa, phía bắc đèo Cả, thuộc thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phù Yên ngày nay. Núi này có một chi, đến bờ biển thành hai… có một khối đá lớn, quan đầu về phía đông như hình người… Vua Lê sai mài vách núi dựng bia đá để chia địa giới với Chiêm Thành”. Vậy thì phải chăng lãnh thổ Đại Việt về phía nam dưới thời Lê Thánh Tông kéo đến ngang núi Thạch Bi? Qua quá trình tìm hiểu như sau, theo như Đại Việt sử ký toàn thư cho biết “Tháng 3 ngày 1, hạ được thành Chà Bàn, bắt sống hơn 3 vạn người…”, “ngày mồng 2 vua thấy đã phá được thành Chà Bàn rồi, xuống chiếu đem quân về”, từ thành Chà Bàn đến núi Thạch Bi phải qua đèo Cù Mông, đi qua tỉnh Phú Yên và xuống gần hết tỉnh Phú Yên mới tới đèo Cả trong đó có núi Thạch Bi. Trong vòng một ngày quân Đại Việt không thể kéo quân đến nơi đây được. Đại Việt sử ký toàn thư như chúng ta đã biết là được ghi chép dưới thời Lê nên những sự ghi nhận trên là đáng tin cậy. Lý giải vì sao Đại Nam nhất thống chí lại cho chép vụ việc này thì Tiến Sĩ Huỳnh Công Bá cho rằng: “qua quá trình mưa gió đã bào mòn, lồi ra trên đỉnh núi một tảng đá bằng hoa cương không bị bào mòn trông giống như một tấm bia, sau đó người dân trong vùng đã thiêu dệt thành truyền thuyết rằng vua Lê Thánh Tông đã cho người mài đá và khắc chữ lên phiến đá đó để đánh dấu cương giới phía Nam của đất nước mà sau này Đại Nam nhất thống chí viết thời nhà Nguyễn đã có sự lầm lẫn đáng tiếc, đã ghi chép vụ việc này mà giáo sư Lương Ninh đã dẫn”. Vả lại giáo sư Lương Ninh cũng viết: “Với ý định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía nam, vua Lê cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông tới đèo Cả (hay Đại Lãnh) lập nên một nước riêng gọi là nước Hoa Anh.” Điều này cho thấy phần đất phía Nam đèo Cù Mông Đại Việt không hề quản lý, thì sự ghi chép của Đại Nam nhất thống chí về địa giới phía Nam với Chiêm Thành là núi Thạch Bi là sự lầm lẫn hết sức đáng tiếc.

Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá ở tuổi 34. Theo ông là những người bộ khúc( phụ tách địa phương) ở Tống Sơn và nhân dân xứ Thanh Hoa. Nguyễn Hoàng dựng dinh ở Ái Tử (Quảng Trị), lôi kéo được đông đảo nhân dân vào Thuận – Quảng với những chính sách ưu đãi, khoan hoà. Đại Nam thực lục tiền biên cho biết:“ Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được nhân dân mến phục, bấy giờ thường xuyên là chúa Tiên. Nghiệp đế dựng lên, thực là xây nền từ đấy”.

Như vậy, từ những duyên cớ mà lịch sử, Nguyễn Hoàng với sự kiện vào trấn thủ ở vùng Thuận – Quảng, đã đặt những viên gạch đầu tiên trong sự nghiệp gây dựng nên xứ Đàng Trong.

Cũng trong năm 1558, người Chăm Hoa Anh thường xuyên quấy rối, cướp bóc dân cư người Việt làm ăn sinh sống ở đây, nên Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tiến quân vào Hoa Anh, tới sông Đà Rằng đối phó với quân Champa, sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ xứ Đàng Trong.

Đến năm 1611, quân Champa ở Hoa Anh lại quấy nhiễu đánh phá, Nguyễn Hoàng sai Văn Phong vào Phú Yên đánh dẹp và thu phục tiểu quốc Hoa Anh vào lãnh thổ Đàng Trong. Mở rộng Đàng Trong từ đèo Cù Mông đến đèo Đại Lãnh. Năm 1653, vua Champa là Bà Tấm đem quân vào đòi lấy Phú Yên, chúa Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc Hầu làm thống binh đem 3.000 quân đi đánh, thu phục vùng đất Khánh Hòa ngày nay. Năm 1675, Người Champa thường xuyên cho quân đánh phá đất Phú Yên, Nguyễn Phúc Tần cho quân đánh, Vua Chăm là Bà Bật phải xin hàng, dâng đất cho chúa Nguyễn từ sông Phan Rang trở ra, Chúa Nguyễn đặt làm phủ Thái Ninh và dinh Thái Khang để trấn thủ.

Tháng 2 năm 1693, nhân vua Champa là Bà Tranh chủ động tấn công vào vùng Khánh Hòa ngày nay (tuyên bố bỏ lệ triều cống, “làm phản, hợp quân, đắp lũy, cướp giết cư dân ở phủ Diên Ninh), chúa Nguyễn Phúc Chu đã ra lệnh cho Nguyễn Hữu Cảnh chỉ huy quân đánh dẹp, sáp nhập vùng đất còn lại của Champa, lập nên phủ Bình Thuận. Như đã trình bày kể từ sau năm 1471 trở đi, Champa đã không còn tồn tại với ý nghĩa là một vương quốc độc lập nữa mà trở thành một đơn vị hành chính đặc biệt nhất của Đại Việt – một phủ có quyền tự trị tương đối và vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Đại Việt.

Về vấn đề vương quốc Champa vẫn còn tồn tại như một đơn vị hành chính đặc biệt cho đến thời kỳ Minh Mạng (1833) chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để sáng tỏ hơn.

THAY LỜI KẾT LUẬN

Như vậy, sự xung đột của hai nhà nước phong kiến Đại Việt và Champa là không thể tránh khỏi, bởi trong tư duy của giới lãnh đạo phong kiến thì tư tưởng bành trướng luôn đóng vai trò chỉ đạo, tùy thuộc vào sự hưng vong, sức mạnh của mỗi vương quốc qua các giai đoạn mà ưu thế giữa hai bên có sự thay đổi, trái ngược lại với sự đối kháng đó thì người dân chỉ muốn sinh sống hòa bình, mưu kế sinh nhai. Trong khi đó thì phong kiến Trung Quốc luôn rình rập âm ưu bành trướng xuống phương Nam, là nguy cơ thường trực, đe dọa sự sống còn của cả dân tộc. Do đó vấn đề hội nhập để cùng tồn tại và phát triển là xu hướng vận động thực tế khách quan của lịch sử. Việc phong kiến Đại Việt thắng thế hơn so với Champa và từng bước quản lý vùng đất này ở các giai đoạn sau tuy nó thuộc vào nhận thức chủ quan là thôn tính của giai cấp phong kiến nhưng nó phù hợp với xu thế chung của dân tộc là thống nhất, cố kết dân tộc để cùng nhau chống lại mối đe dọa thường trực là âm mưu bành trướng về phương Nam của phong kiến Trung Quốc. Việc Champa suy yếu và lần lượt sáp nhập thống nhất vào Đại Việt là kết quả tất yếu của một quá trình, hình thành nên sự cố kết dân tộc, pha trộn bản sắc văn hóa giữa các cộng đồng dân cư cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Bài do tác giả gởi đến nghiencuulichsu


theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#246 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 02/10/2015 - 01:21

TƯ TƯỞNG
Cơ Quan Luận Thuyết của Viện Đại Học Vạn Hạnh
Chủ nhiệm kiêm Chủ Bút: Thượng Tọa Thích Minh Châu
Tổng Thư Ký Tòa Soạn: Đại Đức Thích Tuệ Sỹ


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


logo Viện Đại Học Vạn Hạnh

- See more at:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#247 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 25/10/2015 - 01:21

8 TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI CÓ GIÁO DỤC

Thế nào là người có giáo dục? Nhiều khi “vô học” lại là những kẻ chữ nghĩa đầy mình, cũng như những người nông dân ít học lại vô cùng sáng suốt và tinh tế...Liệu người ngày xưa và ngày nay có hiểu khái niệm “con người có giáo dục” khác nhau không, hãy xem qua câu chuyện cách đây gần một thế kỷ rưỡi này...

Anton Chekhov (1860-1904) –nhà văn và tác giả kịch vĩ đại người Nga-đã để lại 900 tác phẩm đủ các thể loại, nhưng trong cuộc sống ông còn dạy chúng ta nhiều điều hơn trong các tác phẩm của mình. Ông có người em ruột Nicolai là một họa sỹ đầy tài năng, nhưng tiếc thay lại không có bản lĩnh và suốt đời say rượu. Ông rất hiểu, rất thương và buồn cho cách người em coi thường chính khả năng trời phú của mình. Và ông không có cách nào hơn, là viết cho Nicolai một bức thư, mà đến nay chúng ta đọc lại cũng sẽ tìm được cho mình khá nhiều điều bổ ích...

“Matxcơva 1886

“Em thường than thở với anh là “Người ta chẳng hiểu em!” Đến Niutơn và Gớt còn chẳng than thở về điều đó...Người ta hiểu em rất rõ! Nếu người khác không hiểu em, thì đó không phải lỗi của mọi người...

Là một người thân và gần gũi với em, anh có thể khẳng định rằng anh rất hiểu và đồng cảm với em...Anh biết tất cả mọi tính tốt của em, như năm ngón tay của bàn tay mình vậy, đánh giá rất cao và kính nể chúng. Nếu để chứng minh rằng anh hiểu và đánh giá cao chúng thì anh thậm chí có thể liệt kê chúng ra đây. Theo anh thì em tốt bụng đến mức quá đà, rất rộng lượng, dễ tính, thương người, thương yêu súc vật, không đểu giả, không thù dai, tin người...Em gặp may hơn rất nhiều người: trời cho em tài năng! Tài năng đặt em lên trên hàng triệu người, vì cứ hai triệu người mới có một họa sỹ tài năng...

Tài năng đặt em vào một vị thế đặc biệt: em có là con cóc hay con nhện độc, thì mọi người vẫn tôn sùng em, vì tài năng được bỏ qua, tha thứ tất cả. Em chỉ có một điểm yếu duy nhất. Nó là nguyên lý sai lầm của em, của nỗi khổ của em, của chứng viêm loét dạ dày của em. Đó chính là tính vô giáo dục đến cực điểm của em! Xin tha lỗi cho anh, nhưng veritas magis amicitiae (chân lý cao hơn tình bạn)...Bởi vì cuộc sống có những điều kiện của nó...Muốn cảm thấy thoải mái trong môi trường trí thức, không trở nên lạc lõng ở đó và không cảm thấy nặng nề thì cần phải được giáo dục một cách căn bản...Tài năng đưa em vào môi trường đó, em thuộc về đẳng cấp đó, thế nhưng...em bị lôi kéo khỏi nó, và em cứ phải tìm cách cân bằng giữa tầng lớp văn minh và những người vis-a-vis (đối nghịch). Dễ thấy ảnh hưởng của thói tiểu tư sản thành thị, rượu chè, bố thí...Thật khó mà vượt qua được điều đó, quả thật rất khó!

Những người có giáo dục, theo anh phải thỏa mãn được những điều kiện sau:
1) Những người có giáo dục trân trọng tính cá nhân, do đó luôn rộng lượng, nhẹ nhàng, lịch sự, nhường nhịn...Họ không phát khùng lên vì mất cái búa hay cái tẩy, nếu sống với ai đó thì họ không coi đó là sự ban ơn, còn nếu ra đi họ sẽ không nói rằng: chẳng thể sống với các người! Họ bỏ qua cho sự ồn ào, cơn giá lạnh, miếng thịt rán quá lửa, các câu nói đùa cũng như sự có mặt của người lạ tại nhà của họ...
2) Họ xót thương không chỉ người ăn mày hay lũ mèo. Họ thương cảm cả với những điều mà mắt thường không nhìn thấy được...
3) Họ tôn trọng tài sản của người khác, do đó trả hết các khoản nợ nần.
4) Họ thật thà và sợ điều dối trá như sợ bỏng. Đến các việc vặt họ cũng chả dám nói sai sự thật. Sự dối trá sẽ xúc phạm người nghe và hạ thấp người nói trong con mắt người nghe. Họ không khoe mẽ, hành xử ngoài đường cũng như ở nhà. Không phét lác đối với lớp trẻ. Họ không ba hoa, không giãi bày tâm sự nhất là khi người khác không yêu cầu. Tôn trọng người khác, họ thường im lặng nhiều hơn.
5) Họ không hạ mình để cho người khác thương cảm và giúp đỡ họ. Họ không khơi gợi lòng trắc ẩn của kẻ khác, để được cảm thông và chăm sóc. Họ chẳng nói: “Người ta chẳng hiểu tôi”...
6) Họ không lăng xăng. Họ chẳng quan tâm đến những hạt kim cương giả, cũng như sự quen biết với những người danh tiếng, sự thán phục của bạn rượu hay lời chào hỏi của những kẻ gác cửa...
7) Nếu họ có tài năng, họ sẽ biết trân trọng nó. Họ sẽ vì nó mà hy sinh thời gian, rượu chè, phụ nữ, giao du...
8) Họ sẽ giáo dục trong mình cái đẹp. Họ không thể mặc nguyên áo quần mà lăn ra ngủ, nhìn thấy tường nứt nẻ đầy rận rệp, hít thở không khí u ám, đi trên sàn nhổ đầy nước bọt, nấu ăn bằng bếp dầu. Họ sẽ chế ngự và tôn vinh bản năng dục tính. Họ không cần ở đàn bà chuyện giường chiếu, mồ hôi dầu, đầu óc toàn chuyện dọa dẫm bằng việc giả vờ có thai và nói dối quanh...Họ- đặc biệt là những họa sỹ-cần sự tươi mới, vẻ hoàn mỹ, tính nhân văn...Họ chỉ uống khi không bận rộn, vào những dịp đặc biệt...Bởi vì họ cần mens sana in corpore sano (tinh thần sảng khoái trong một cơ thể cường tráng).

Để giáo dục bản thân và không đứng thấp hơn môi trường xung quanh...cần phải làm việc cả sáng cả chiều, đọc luôn luôn, lòng hiếu học, lý trí...Từng giờ khắc đều quý...Em hãy đến đây, đập vỡ cái bình rượu vođka ấy đi, nằm xuống và đọc, hãy đọc chẳng hạn Turgeniev, tác giả mà em còn chưa đọc ấy...!”

P.S. Nhà văn Chekhov còn là một bác sỹ tâm lý giỏi, thế nên ông là hình mẫu của việc “nói được-làm được”. Cũng như đa số các nhà văn, nhà thơ kinh điển của Nga (hình như có một “truyền thống” như vậy) ngoài vợ ra ông còn có hàng chục nhân tình và luôn tìm được cách thoát ra khỏi họ mà không quá làm họ tổn thương. Ông cũng rời khỏi cõi đời theo một cách rất “có giáo dục” và phải nói là rất ngoạn mục. Bị lao phổi đã lâu, khi đang nghỉ dưỡng ở Đức, thấy mệt lúc nửa đêm, lần đầu tiên ông cho mời bác sỹ tới khám. Khi bác sỹ tới rồi, ông gọi một chai sâm-panh, rót đầy một cốc, sau đó nói “Tôi chết đây” bằng tiếng Đức và tiếng Nga. Thế rồi ông uống hết cốc rượu, cười bằng nụ cười luôn quyến rũ của mình, chỉ nói thêm “Tôi lâu lắm chưa uống sâm-panh...”, nằm xuống giường và ra đi mãi mãi!
Đọc lại, để tự răn mình...
(St)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh: Anton Chekhov và người em Nicolai

Nam Nguyen
(theo facebook tác giả)

Thanked by 2 Members:

#248 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 03/11/2015 - 10:32

Đọc chậm: Mắt nhìn tay vẽ thiên nhiên để đến Thiền

Họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc

(Hay: THỰC HIỆN HÒA BÌNH NỘI TÂM BẰNG MẮT NHÌN TAY VẼ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tác giả – họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của ông. Ảnh tư liệu của gia đình


Đức Phật đã tóm lược sự giác ngộ của mình dưới gốc Bồ Đề bằng mấy lời vắn tắt: “Nơi ta nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh”. Như vậy chứng tỏ trước đó Phật cũng như chúng sinh đã không nhìn sự vật bằng con mắt của trí tuệ mà bằng mọi thứ thiên kiến của tham sân si, và cũng do việc này ta được thấy rõ tấm màn mê vọng chấp trước thường xuyên ngăn lấp bao phủ các giác quan hết sức tinh tế vốn là những cửa ngõ vẫn sẵn sàng mở rộng để tiếp nhận những gì là sinh diệu của thiên nhiên. Sau khi giác ngộ, Phật luôn nhắc đến việc nhận chân sự thật và cuộc sống “như thật”. Khai, Thị, Ngộ, Nhập chính là bốn bước dẫn đến việc thấu nhập vào bản chất các sự vật và hiện tượng của thiên nhiên, và sự thấu nhận này quyết không thể thực hiện được bằng thứ giác quan kém thành thục và nhạy bén, cũng như sự chứng ngộ chân lý trong thiên nhiên không thể nào đạt được bằng một cuộc sống giả dối nói một đằng làm một nẻo – có ý đồ hay nhưng chẳng có tay có tài thể hiện.

Ai đã từng tập vẽ tập đàn – và ai đã được cái may mắn tiếp xúc với những tay nghề lão luyện trong các ngành nghệ thuật, tất đều phải tin chắc ở sự thông đạt siêu việt tuyệt vời của những giác quan điêu luyện và những chuyện thiên nhãn, thiên nhĩ… của chư Phật đã dày công tu luyện nhất định không thể là những chuyện hoang đường. Tay đàn của Bá Nha, tai nghe của Tử Kỳ, mắt nhìn tay vẽ của họa sỹ, ý thức về hình khối và bàn tay tạo hình của nhà tạc tượng… Nếm một chén rượu nho mà có thể biết rõ là rượu đã làm bằng nho của vùng nào, hái vào năm hạn hay năm mưa, pha chế theo phương pháp nào và để ở hầm của địa phương nào, vào khoảng thời gian nào… Những khả năng cảm thông nhạy bén và những bàn tay tạo tác diệu kỳ như vậy ngày nay vẫn là những chuyện thật ở quanh ta, nói chi đến những hình hài bằng xương thịt nguyên vẹn không bị hủy hoại của các Thiền sư như Lục Tổ Huệ Năng và vị Thiền sư của ta ở chùa Đậu – đã mấy thế kỷ nay chứng minh việc tu tập của các bậc đại đức không phải là chuyện mũ ni che tai, bưng miệng bịt mũi, lo sợ chốn chạy mọi cám dỗ và thử thách của cuộc sống.

Trái lại, tu tập là tôi rèn cho mình một trí tuệ có khả năng vui sống hài hòa cùng một nhịp điệu với cuộc sống vĩnh hằng trong mười phương ba cõi. Thiền được coi là pháp môn chính cho việc tu tập này. Trí tuệ Thiền chỉ là khả năng nhập một với thiên nhiên, toàn tâm toàn ý với phần diệu hữu trong Thiên nhiên. Để đạt được trạng thái này, trước đây các nhà tu Thiền đã phải gạt bỏ những tạp niệm bằng nhiều biện pháp. Nhưng, như người lo đuổi chim để giữ lúa, chim bay đi thì sâu bọ lại tha hồ phá hoại ngầm. Miệng thì tụng niệm nhưng tâm viên ý mã chẳng có căn cứ nào nên hiệu quả rất là hạn chế.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trinh Hữu Ngọc, “Nắng Văn Miếu”

Nay có phương pháp mắt nhìn tay vẽ có thể gọi là phù hợp về mọi phương diện với nhu cầu của Thiền định. Cổ họa Á Châu hoàn toàn là chuyện nhập tâm, công bút, kể cả chân dung cũng chỉ là vẽ theo trí nhớ qua phương pháp nhận xét bí truyền về tướng mạo. Cái “như thật” trong thiên nhiên không được kịp thời ghi nhận tại chỗ như “quả xoài trong bàn tay”. Cũng có thể công nhận bốn bước Khai-Thị-Ngộ-Nhập làm bốn cấp Thiền của phương pháp mắt nhìn tay vẽ.

KHAI như Sơ Thiền – yêu cầu tập luyện sự phối hợp mắt và tay. Với phương pháp nhận xét và ghi chép có thể để cho bất cứ ai cũng kiểm tra và công nhận sự đúng hay sai về mặt nào đó một cách chính xác. Việc này tương đương với yêu cầu miệng đọc tay viết hoặc tâm niệm miệng tụng. Do có sự vận dụng việc phối hợp hai khả năng hoạt động ăn khớp và hài hòa nên mọi tạp niệm đều được tự động gạt bỏ. Ví dụ: đường thẳng đứng có được nhận xét và ghi chép theo đúng với đường dây dọi hoặc đúng với kim đồng hồ chỉ 6 giờ không? Và các đường chếch khác có thể đặt tên là mấy giờ? Đây là việc khai tâm để thu nhận lấy 12 giờ 60 phút như những chữ cái dùng để ghép vần thành tiếng sau này. Việc tuy đơn giản nhưng nguyên việc nhất tâm chú ý vào sự nhận định và ghi chép này đã hướng hành giả về phía vô dục rồi.

THỊ như Nhị Thiền – có yêu cầu nhìn thấy đường nét chính và phụ – khỏe mạnh vững vàng hay thướt tha lả lướt – thế thăng bằng theo chiều hướng dọc hay ngang ở độ chếch mấy giờ – việc ghi chép nhanh gọn tổng quát sao cho bất cứ ai xem cũng đều nhận thật là như vậy. Mắt nhìn tay làm theo chiều hướng nhận xét này tất nhiên loại trừ mọi thiên kiến và chấp trước khả dĩ làm loạn tâm loạn ý. Và tự nhiên dù muốn hay không tâm cũng hướng đến Định.

NGỘ như Tam Thiền – khi đã nhận định được đúng đắn phần tổng quát thì tự nhiên đã phần nào thấy và biết được có cái gì đó nằm trong cái “như thật”. Bảo nó là duy nhất đúng chăng? Không phải, vì chỉ cần nhìn các bạn cùng học cùng nhìn cùng ghi theo cùng một phương pháp như ở những địa điểm khác nhau thì thấy ai cũng có phần đúng của mình mà bản vẽ của ai vẫn là riêng của người đó không bản nào giống bản nào. Bảo nó là đẹp chăng? Cũng chưa rõ vậy, vì nó không có tự tướng để mọi người đều nhận định chính xác được. Đây mới chỉ như ngẫu nhiên bắt gặp qua cái “như thật” của thiên nhiên. Chủ tâm không hề có ý đi tìm, nhưng rõ ràng là vị cây giây quấn, cuộc gặp gỡ này như mở ra một cửa lớn cho nhìn thấy một chân trời vừa xa vừa rộng.

NHẬP như Tứ Thiền – như bị kích động mạnh, tuệ nhãn bỗng nhiên bừng mở và này: ngoài đường nét, hình khối, sáng tối, đậm nhạt, còn cả màu sắc lung linh ấm lạnh và chất liệu khác nhau của vật thể – thần sắc khác nhau của nét sống. Kể cả không gian và thời gian cũng như có thần thái riêng biệt thách thức mắt nhìn tay vẽ thế nào để có thể kịp thời ghi được cái phần linh diệu ấy của thiên nhiên và từ tự giác đến giác tha – bằng cái diệu dụng của nghệ thuật ghi rõ và vĩnh cửu hóa được cái diệu hữu vô thường của thiên nhiên cho ai nấy đều được thấm thía về cái chân, cái thiện, cái mỹ cùng bao nhiêu phép màu của Trời-Đất hằng giây hằng phút kiên trì diễn biến để luôn kịp thời bảo vệ cuộc sống vĩnh hằng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thượng tọa Thích Minh Châu đến thăm họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc tại lều vịt Hồ Tây, 1987. Ảnh tư liệu của gia đình

Này là giọt nước cho ta đỡ khát – hạt gạo cho ta no lòng – hoa thơm quả ngọt với cách đóng gói và bảo quản diệu kỳ – cho ta thưởng thức mùi vị tươi mát thơm lành. Này là chim trời cá nước thú rừng cho đến con sâu cái kiến chị ong cô bướm chú ve. Này là cây cỏ với muôn hình muôn vẻ. Mỗi mỗi đều như được phân công và chịu phần trách nhiệm vảo vệ sự hài hòa của cuộc sống cộng đồng.

Một khi hành giả được thấy rõ muôn vàn phép lạ và vô vàn công lao cũng như lòng thương xót vô biên của Trời-Đất đối với cuộc sống – nhận chân việc sắp xếp và tổ chức cho muôn triệu loài đều được no ấm khỏe mạnh vui tươi, không sưu không thuế – biết nghe và biết nhận lẽ hùng biện của sự im lặng bao la và lòng độ lượng khó bì của Trời-Đất – thấy rõ được cái diễm phúc được Trời-Đất che chở và được nuôi dưỡng bằng muôn vàn tài lạ phép màu – thông suốt luật nhân quả và lẽ vô thường của mọi sự mọi vật thì tự nhiên có một thái độ sống như như tự tại ham làm lành, tránh việc ác, lòng luôn tràn ngập sự hiếu kính đối với ơn trên – và sự bình đẳng khoan nhường đối với muôn loài muôn vật – không bị lửa tham thiêu đốt – không bị sóng ái dục nhận chìm – không bị giam cầm trong ngục tù sân hận và cũng không bao giờ bị sa lưới vô minh.

Ước vọng hòa bình của nhân loại chỉ có thể biến thành sự thật qua việc mỗi người chúng ta đều chuyển mê khai ngộ – và đều có thể nói như Đức Phật: “Nơi ta Nhãn sanh, Trí sanh, Tuệ sanh, Minh sanh, Quang sanh.”

Viết xong hồi 10 giờ sáng ngày 5 tháng 5 năm 1986
Tại lều vịt Hồ Tây
Trịnh Hữu Ngọc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

– nơi sống và sáng tác của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc. Ảnh tư liệu của gia đình
.

SOI: Về tác giả-họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, mời các bạn đọc thêm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong bài của anh Phó Đức Tùng.

theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#249 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/11/2015 - 14:04

post bị lỗi, i am sorry .............

Sửa bởi pth77: 23/11/2015 - 14:11


Thanked by 1 Member:

#250 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/11/2015 - 14:12

post bị lỗi, i am sorry .........................................................

Sửa bởi pth77: 23/11/2015 - 14:24


#251 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/11/2015 - 14:21

-------------------------------------------------------------------

Sửa bởi pth77: 23/11/2015 - 14:33


#252 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 23/11/2015 - 14:31

Bài 2: Luận về Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh

Trịnh Bách dịch và chú giải

(Tiếp theo bài 1)
Thuyết của phái Nhất-thiết-hữu-bộ (Sarvastivada) thời cổ cho rằng bài tâm kinh này là do Bồ-tát Quán-thế-âm dậy riêng cho ông Xá Lợi Tử (Sariputra). Trong khi kinh Đại-phẩm Bát nhã thì nói rằng đây là Phật Thích Ca dậy đệ tử Xá Lợi Tử của ngài.

BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH

● Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Độ nhất thiết khổ ách.

Bồ tát Quán Tự Tại sau khi thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa đã soi xét lại và nhận thấy rằng ngũ uẩn đều là hư không (không có thực chất). Cứu giúp mọi khổ ách.

● Xá Lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Con trai của Xá Lợi! Uẩn sắc (thể xác, sắc tướng) chẳng khác hư không, hư không chẳng khác thể xác. Thể xác chính là hư không, hư không chính là thể xác. Thụ, tưởng, hành, thức (tức là 4 uẩn danh còn lại) cũng đều như thế cả (là hư không).
● Xá Lợi tử! Thị chư pháp không tướng: bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…

Con trai của Xá Lợi! Mọi biểu hiện của vật hữu hình đều là không cả: không sinh không diệt, không ô uế không tinh khiết, không tăng không giảm…

● Xá Lợi Tử! Thị cố không trung vô sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Vô sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp. Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới. Vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận. Nãi chí vô lão, tử; diệc vô lão, tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí, vô đắc.

Con trai của Xá Lợi! Trong hư không không có hình thể, cảm nhận, suy nghĩ, hành vi, tri giác. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, trí óc. Không mầu sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc giác. Không có thị giác, mà còn không có cả sự ý thức. Không ngu muội mà cũng không hết ngu muội. Không có sự già, chết mà thậm chí không có cả không già, không chết. Không có khổ, không có khởi đầu, kết thúc, đường hướng. Không có trí óc, không thành tựu (đạt niết bàn).

● Xá Lợi tử! Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng. Cứu cánh niết bàn.

Con trai của Xá Lợi! Bởi cớ không đạt đươc (niết bàn), chư Bồ-đề-tát-đỏa nương vào pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên tâm các ngài không còn vướng các chướng ngại. Không có chướng ngại cho nên không có sự sợ hãi, tránh xa được các mộng tưởng điên đảo. Rốt cuộc đạt được niết bàn.

● Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố đắc a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Chư Phật tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) nhờ nương vào pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà đạt được sự giác ngộ tối thượng.

● Cố tri: Bát-nhã Ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ. Chân thực bất hư. Cố thuyến Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú. Tức thuyết chú viết:

Vì thế nên biết rằng: Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là chú của đại trí tuệ, là chú tối thượng, là chú mà không có chú nào khác sánh được, có thể tiêu trừ tất cả khổ não. Đây là sự thật chứ không phải là không tưởng. Vì thế phải nên niệm chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa này. Niệm chú như sau:

Gatê Gatê, Para Gatê, Para Săng Gatê Bô-đi. Svaha!

(Yết đế yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế Bồ đề. Tát Bà Ha!)
Đi rồi đấy, đi rồi đấy, đi được rồi đấy. Chắc chắn đi được đến Giác ngộ rồi đấy. Cho được như nguyện!

LUẬN

Vật chất là do các nguyên tử chịu tác động của sự rung động (vibrations), hay chuyển động (motions), ở tần số hay vận tốc cao sinh từ trường (electro-magnetism) gây kết dính mà thành. Tất cả các dạng chất rắn, chất lỏng, chất khí; hay các dạng năng lượng như âm thanh, ánh sáng, kể cả ý nghĩ; cũng đều được tạo ra bằng các sóng rung động như thế. Albert Einstein đã khẳng định rằng: “Everything in life is vibration” (mọi thứ trên đời đều là rung động).

Sự tương quan giữa các thể dạng năng lượng rất xúc tích. Thí dụ như nếu tăng tần số rung (vibration frequency) của âm thanh nốt nhạc Do ở tần số rung căn bản của nó là 142/giây lên 8 bát độ (octave), thì âm thanh của nốt nhạc này sẽ trở thành ánh sáng. Hay hiện có vô số kênh truyền hình được phát cùng một lúc trên thế giới quanh ta, nhưng chúng ta chỉ có thể “bắt” được kênh của tần số được mở lên mà thôi. Lúc đó sóng rung điện từ đã trở thành hình ảnh ánh sáng.

Một thí dụ thô thiển nữa là cái chong chóng máy bay. Lúc không hoạt động nó là vật chất hữu hình. Nhưng khi quay nhanh lúc bay thì mắt thường không thấy nó được nữa. Với dao động ở vận tốc cao vật thể đã trở thành vô hình, thành hư không đối với cảm nhận của mắt trần. Thuyết Tương đối của Einstein cũng chứng tỏ sự tương đồng giữa sắc và không qua phương trình E = mc² (năng lượng (không) là khối lượng (sắc) nhân lên với bình phương của tốc độ ánh sáng).

Nhiều thiền sư Tây Tạng, Ấn Độ và các nhà tâm linh học nổi tiếng như Djwal Kull, Mahatma Kuthumi, Giám mục C.W. Leadbeater, bà Helena Blavatsky, v.v, có nhắc đến việc khi luyện Chakra Yoga (hay Kundalini Yoga, tức thiền luân xa hay thiền hỏa hầu) thành công có thể điều chỉnh tần số rung động của vật thể hay bản thân (whole-body vibration) đến mức cơ thể vật lý có thể “tan” trở lại thành dạng nguyên tử (vô hình) một cách có kiểm soát.

Trên thang cộng hưởng SR (Schumann Resonances) thì tần số rung của cõi quả đất là 7.82-8 chu kỳ (7.82-8 hz) mỗi giây đồng hồ. Đấy cũng là tần số rung Alfa chính của não bộ chúng ta khi ở trong trạng thái đại định, an bình tuyệt đối. Tần số rung thông thường của bộ não đang hoạt động khi tỉnh thức là từ 14 đến 40 chu kỳ mỗi giây, tùy thuộc vào tình trạng thư dãn hay khích động. Chỉ khác nhau 1/10 chu kỳ rung động mỗi giây đã gây nhiều khác biệt lắm rồi.

Thường thì chúng ta chỉ cảm nhận và nhìn thấy được mọi vật (pháp tướng) có cùng tần số rung với bản thân trong cõi quả đất này. Có vô số các cõi khác hiện hữu trong “hư vô” quanh chúng ta. Tất cả đều là vật chất, nhưng vì được kết dính, hình thành bằng tần số khác nên người ta không thấy và không cảm thấy được. Cá thể ở cùng một cõi, nghĩa là có cùng tần số rung thì cảm nhận nhau được giống như cách chúng ta cảm nhận được mọi vật có cùng tần số rung trong cõi trần gian của mình. Toàn thể cõi “hư vô” quanh ta thật ra hoàn toàn đặc kín với “thể chất” của hằng hà sa số tần số rung khác nhau. Phật chẳng đã dạy rằng quanh ta có hằng hà sa số cõi hay sao? Và “sắc là không, không là sắc cũng từ đấy mà ra.”

Con người phải có xác thân ngũ uẩn để sống phù hợp với điều kiện cơ học vật lý của cõi trần thế của mình trên quả đất. Các cơ quan cảm nhận vật lý như mắt, mũi, lưỡi, thân, ý (bộ não), hệ thống thần kinh, với chức năng của chúng như suy nghĩ, nghe, nhìn, nếm và các cảm xúc; đều chỉ để nuôi dưỡng, phục vụ cái xác thân ấy. Sau khi chết, xác thân tiêu tan thì các cơ quan ấy cũng tiêu tan. Và các hoạt động của não bộ; cũng như các cảm nhận, cảm xúc đói, no, nóng, lạnh, v.v, của xác thân ngũ uẩn, do các cơ quan này tạo ra, cũng phải tiêu tan theo. Cho nên “trong hư vô không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (não bộ). Không còn các cảm giác như nghe, ngửi, nếm, xúc giác. Không còn thị giác…”

Trong khi cái xác thân ngũ uẩn phải tiêu tan sau mỗi kiếp, cái gì còn tồn tại là phần linh hồn. Phần linh hồn có nguyên tử thanh nhẹ hơn, và như vậy có tần số rung khác với tần số rung của thể chất chúng ta, cho nên chúng ta không cảm nhận được. Linh hồn trường tồn, vĩnh cửu cho nên không già, không chết, không khởi đầu, không kết thúc như xác thân ngũ uẩn. Trong cõi tâm linh, tức cõi hư vô, không có khối óc nhục thể để suy nghĩ, và ngũ quan phàm trần để nhận cảm xúc. Thay vào đó, tất cả mọi sự, việc ở thế giới tâm linh đều do trực giác (theo lối gọi thông thường) mà có. Lúc ấy không còn suy nghĩ, suy tính gì cả. Tất cả đều do trực giác. Cần ở đâu thì ngay lập tức ở đó, gặp tình huống nào thì do trực giác mà lập tức hiểu ngay tình huống đó, cần gì có ngay ở đấy…

Và ở cõi linh hồn không có sự mong ước thành tựu gì hết, vì tất cả các duyên nợ truyền kiếp đều được tạo ra ở cõi thế gian ngũ uẩn. Muốn trả nợ hay hưởng duyên gì cũng đều phải ở cõi phàm trần ngũ uẩn đó. Cho nên ở cõi hư vô không có các sự suy tính, nhận xét, ước ao như trong thế giới ngũ uẩn của chúng ta.
Phần linh hồn của chúng ta gồm có hồn (atma) và vía (jivatma). Hồn là phần chân ngã toàn thiện, chính giác. Vía là phàm ngã động loạn. Khổng giáo nói rằng sau khi người ta chết đi, thì hồn thăng vu thiên, phách giáng vu địa, tức là hồn lên cõi trời (dương) và vía xuống cõi đất (âm). Hồn và vía đều bất tử. Nhưng hồn, tức chân ngã, là phần mà chúng ta hay gọi nôm na là ông thiện, là lương tâm, luôn có tần số rung thanh cao ổn định, thường trụ bất biến. Trong khi đó phần vía là phần biến đổi theo từng kiếp luân hồi, và chuyển tần số rung của mình cao thấp tùy căn cơ mỗi kiếp. Đáng lý ra vía đầu thai mỗi kiếp để trả nghiệp và để học thêm cho đến lúc trở về được ngôi vị toàn năng (omnipotent – sarvasaktivat) tức là làm được hết, toàn giác (omniscient – sarvavidya, hay sarvajnana) tức biết hết, và toàn thông (omnipresent – sarvavyapin) tức là hiện diện ở khắp mọi nơi, như phần hồn. Nhưng vì ở cõi vô minh nên thường lại gây thêm nghiệp và trầm luân mãi. Phật giáo gọi phần này là a-lại-da thức (alayavijnana).

Trong tác phẩm Mười bức tranh mục đồng chăn trâu (Thập mục ngưu đồ) của Thiền tông, mục đồng (hồn, chân ngã) luôn chăn dắt con trâu (tức là cái vía, cái phàm ngã động loạn), để hướng nó lên cõi an bình, tức là vùng tần số rung động của cõi niết bàn. Trong đời có nhiều khi chúng ta “nghe theo tiếng gọi của lương tâm” là những khoảnh khắc hồn cố gắng chuyển hóa vía đó. Qua các bức tranh thì con trâu từ mầu đen tuyền ở bức tranh đầu trở nên trắng dần lên. Tức là tần số rung của vía, phàm ngã, cải thiện dần. Để cuối cùng con trâu, cái vía, trở thành hoàn toàn trong trắng, thanh khiết. Lúc đó hồn và vía, âm và dương, lưỡng nghi, có cùng tần số rung tuyệt hảo và thành một với nhau, thành cái vòng tròn hư vô ở bức tranh thứ 10 cuối cùng. Đấy là siêu thoát, là thoát luân hồi, là niết bàn… Nghe thì có vẻ là chuyện vô cùng dài lâu. Nhưng thật ra con người ta khi đã lên đến mức sống văn minh, có ít nhiều lương tâm, là đã phải tiến hóa, học hỏi qua vô số kiếp luân hồi rồi. Việc siêu thoát lập tức hay việc đốn ngộ không quá hiếm như chúng ta nghĩ, hay bị làm cho lầm tưởng, xưa nay.

Làm sao để đạt được tần số rung của sự an bình, của niết bàn, đó? Bên cạnh việc sống lành mạnh, thì bài tâm kinh Bát nhã có một đoạn chúng ta nên để ý. Ngôi vị Bồ tát khác với ngôi vị Phật ở chỗ các Bồ tát nguyện chưa đạt niết bàn mà ở lại thế gian để cứu khổ nạn. Thế nhưng vì chăm chỉ niệm chú Bát nhã mà rốt cuộc các ngài cũng đương nhiên đạt niết bàn. Như vậy, điều quan trọng tâm kinh này dậy chúng ta là cứ chăm chỉ niệm chú Bát nhã đi. Rồi dù biết hay không biết, muốn hay không muốn cũng tự nhiên mà đạt niết bàn.

Ngay ở trong đời sống thường ngày chú Bát nhã cũng rất hữu ích. Ngài Đường Tăng trong hành trình vượt vô vàn gian khó đi Tây Trúc thỉnh kinh, nhất là trong giai đoạn vượt sa mạc Gobi, mỗi khi gặp nạn đều niệm bài chú này. Và nhờ đó Ngài được an toàn, vượt qua mọi khổ nạn mà hoàn tất được công trình thỉnh bộ kinh Tam Tạng vỹ đại như vậy ở thời đó.

Dù nghĩa đen của mật chú thường rất giản dị, nhưng ý nghĩa thâm sâu thật sự của các câu mật chú không thể dịch ra nghĩa trong bất cứ ngôn ngữ nào. Ý nghĩa thật sự của các câu mật chú thật ra đều nằm trong sự liên hệ của tần số rung và mật ý trong âm thanh của mỗi chữ trong câu chú, với tần số rung của những thể tối linh tương ứng (Trời, Chúa, Phật, v.v) luôn hiện hữu và bao trùm trong càn khôn vũ trụ, chung quanh và trong chúng ta. Nếu có thể niệm đúng theo nguyên thủy của tiếng Phạn thì tốt hơn, vì tần số rung và mật nghĩa được bao gồm trong mỗi ngữ âm. Thang âm tự nhiên của mỗi cá nhân để niệm chú là thang âm tự nhiên của mình khi nói âm “tôi” hay “yêu” một cách tự nhiên.

Trên thân xác con người, Thiên Môn (tức là luân xa Bách Hội ở chỗ cao nhất trên đỉnh đầu) là nơi liên quan trực tiếp đến các thể tối linh trong vũ trụ. Huyệt Bách Hội cũng là nơi tụ hội của mọi kinh mạch trong thân thể. Vì thế khi niệm chú, nhất là khi đang thiền định, nên ý niệm (niệm bằng ý nghĩ) mọi câu chú ở điểm này. Niệm thong thả bình an. Niệm rõ từng chữ, và các chữ nên nối liền với nhau không cắt đứt. Nếu đầu óc có bị tạp niệm khi tĩnh tâm thì nhẹ nhàng chú tâm trở lại vào câu chú, dần dần sẽ quen. Khi niệm nên để ý đến sự rung độngở Bách Hội, dần dần sẽ cảm thấy rõ. Khi đã quen rồi thì hãy để câu chú tự niệm như thể trong vô thức, và chỉ chú ý vào sự rung động ở đấy thôi. Mọi việc đều tiến triển huyền diệu trong đầu óc tĩnh lặng, và đấy là bước đầu của việc cải thiện tần số rung Alpha của não bộ và rồi của bản thể.

Lúc ý niệm, môi trên nên chạm vào môi dưới; răng cửa hàm trên gắn vào răng cửa hàm dưới; lưỡi co lên đụng vào phần lợi phía trên chân răng hàm trên, mắt nhắm nhưng hướng tầm mắt đến vị trí tự nhiên (như đọc sách) để thư dãn phần đỉnh đầu. Đây là ấn Tịnh Khẩu (Khechari Mudra) để an tâm và để nối các mạch điện từ trường trong bản thể. Ngồi thẳng lưng tốt nhất.
Phần kinh ở trên toàn bài chỉ để giới thiệu, và không quan trọng bằng câu thần chú, cho nên chỉ cần niệm câu chú mà thôi:

Gate Gate, Paragate Parasamgate Bodhi Svaha!

Phiên âm:
Ga-tê Ga-tê, Pa-ra Ga-tê, Pa-ra Săng Ga-tê Bô-đi. (S)va-ha!
*
Nói thêm:

Đoạn đầu của bài tâm kinh Bát nhã bằng Phạn ngữ cũng có thể rõ nghĩa hơn bản Hán văn. Nguyên văn đoạn này trong tiếng Phạn là

“Arya-Avalokitesvara Bodhisattva gambhiram Prajnaparamita caryam caramana vyavalokayati sma panca-skandhas tams ca sva bhava sunyan pasyati sma”.

Arya: cao quý
Avalokitesvara Bodhisattva: Quán-tự-tại Bồ tát
Gambhiram: một cách sâu sắc
Caryam: thực hành, công phu, chịu đựng
Caramana: cuối cùng, sau khi
Vyavalokayati: quan sát tổng thể
Sma: khẳng định, chắc chắn, quả thật
Pancaskandhas: ngũ uẩn
Tam: chúng nó, họ
Ca: cũng là, đều là
Sva: tự thân (of self)
Bhava: trạng thái, phẩm chất, tinh thần
Sunyan: trống không, hư không, không có thực chất (no intrinsic existence)
Pasyati: xem như là, cảm nhận là

Đoạn này có nghĩa là: “Bồ tát Quán Tự Tại cao quý sau khi thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa, quan sát lại đã khẳng định rằng: Ngũ uẩn tự chúng đều chắc chắn được xem là thể trạng hư không (không có thực chất, no intrinsic existence)”.
*

theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#253 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 16/01/2016 - 12:54

XUẤT XỨ THẬT SỰ CỦA BÀI HÁT “TRIỆU BÔNG HỒNG”

Fukuyama là thành phố lớn thứ hai của tỉnh Hiroshima (Nhật Bản). Biểu tượng của thành phố này là một bông hoa hồng và đây là nơi thường tổ chức “lễ hội hoa hồng” vào tháng 5 hàng năm.
Theo báo Luận chứng và Sự kiện ( Argumenty i Fakty) của Nga số ra ngày 12/1 mới đây, thì tại ga đường sắt của Fukuyama, mỗi khi có một đoàn tàu tiến vào ga thì khắp nơi ở đây sẽ luôn tràn ngập một giai điệu rất đẹp và du dương.
Đó là giai điệu của bài hát “Triệu bông hồng”, một bài hát của Liên Xô, của nhạc sĩ nổi tiếng Raimond Pauls. Nhưng, nhiều người Nhật vẫn cứ tưởng đó là một bài hát của họ, một bài dân ca.
Bài hát “Triệu bông hồng” qua giọng hát của Alla Pugacheva đã trở nên quá quen thuộc với khán giả VN từ mấy chục năm nay, như Kachiusa, như Kalinka, như Chiều ngoại ô Moskva…
Nhưng mấy ai biết rằng, nó có một lịch sử khá bất ngờ. Không phải là về nội dung bài hát, như đâu đó người ta vẫn viết, là dựa trên một chuyện tình có thật..
Ở Latvia, quê hương của tác giả Raimond Pauls, bài hát “Triệu bông hồng” nguyên thủy có tên là “Davaja Marina” (Đức Mẹ Marina tặng cô bé cuộc sống).
Bài hát do nhạc sĩ Raimond Pauls viết, dựa trên ý thơ của L.Briedis. Đó là một bài hát khá buồn, nói về cuộc sống và sự khổ đau (mình sẽ dịch ở phần dưới).
Vài năm sau, dựa vào phần nhạc của bài hát, thi sĩ Andrey Voznesensky đã viết lời mới tiếng Nga , dựa trên câu chuyện tình có thật của họa sĩ người Gruzia là Niko Pirosmani. Năm 1909. họa sĩ đã đem lòng yêu mến nữ ca sĩ người Pháp Margarita de Sevres khi cô lưu diễn đến Tiflis.
Theo kể lại, chàng họa sĩ đã thử nhiều cách để chinh phục trái tim nàng ca sĩ nhưng bất thành. Lần nọ, anh đã đem cả “núi” hoa hồng đến rải ở khách sạn nơi nàng ở.
Thật bất ngờ, khi được đề nghị hát “Triệu bông hồng”, nữ danh ca Alla Pugacheva đã từ chối. “Không, tôi sẽ không hát bài này”-Cô nói. Nhưng ai ngờ rằng, sau khi thể hiện bài hát, Alla đã làm cho “Triệu bông hồng” luôn vang lên khắp nơi trên đất nước Liên Xô rộng lớn, bay ra khỏi đường biên giới, đến với nhiều quốc gia trên thế giới. Như đến Nhật Bản, như đã kể ở trên.

Trở lại với bài hát “”Davaja Marina” (Đức Mẹ Marina tặng cô bé cuộc sống). Trong tôn giáo cổ của Latvia, Marina (hay Lara) là một đức mẹ.
Lời bài hát gốc, mình xin lược dịch:
Lời 1:
Khi tôi còn ấu thơ
Khi có điều buồn bã
Tôi vội chạy ngay đến bên mẹ
Cầm tay và nấp vào tạp dề của Người
Mẹ mỉm cười và nói với tôi:
Điệp khúc:
Mẹ Marina tặng, tặng, tặng
Cho cô bé, cho cô bé, cho cô bé cuộc sống
Nhưng Mẹ quên, mẹ quên, mẹ quên tặng
Cho cô bé, cho cô bé, cho cô bé niềm hạnh phúc.
Lời 2:
Thời gian trôi
Tôi không còn mẹ nữa ở bên
Tôi phải tự xoay xở mọi thứ một mình
Trong những lúc
Trái tim đau đớn
Tôi tự mỉm cười, nói với mình:
(Điệp khúc)

Bài hát do nữ ca sĩ Latvia Larisa Mondrus thể hiện đầu tiên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mình viết bài này để gửi lời chúc mừng sinh nhật muộn đến tác giả bài hát, nhạc sĩ mà mình luôn yêu thích và ngưỡng mộ, Raimond Pauls. Mình thích ngắm ông ngồi đệm piano, những bản nhạc đã từng làm bao thế hệ người dân Xô viết rung động.
Hôm 12/1 vừa qua, ông tròn 80 tuổi.
Tác giả: Phan Việt Hùng

Nguyễn Vũ Anh bổ sung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Như đã viết ở trên bài Triệu bông hồng do nữ ca sĩ Alla Pugacheva hát đã làm bài hát nổi tiếng khắp Liên Xô và lan truyền sang cả các nước khác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhiều ca sĩ khác của Liên Xô, Nga, Ukraine cũng hát nhưng có lẽ khó ai có thể vượt được Alla ở bài hát này.
Trong chương trình năm mới của show “Hai ngôi sao”, hai nữ ca sĩ Dina Garipova và Elmira Kalimullina đã cùng song ca bài Triệu đóa hồng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nam ca sĩ Fillip Kirkorov chồng cũ của Alla, trong chương trình Faktor A năm 2011 đã hát bài hát trước mặt người vợ cũ Alla của mình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Các nam ca sĩ khác cũng không bỏ qua bài hát. Chàng ca sĩ Shufuchinskyi đã làm một video khá đẹp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong chương trình “Điều bất ngờ cho Alla” năm 1997, nam ca sĩ Sergei Dikyi đã mời Alla ngồi cạnh và hát

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài hát cũng được các ca sĩ của các nước thuộc Liên Xô cũ yêu thích.
Tuy nhiên theo cảm nhận riêng của tớ (Vũ Anh) nữ ca sĩ Any Lorak của Ukraine hát bài Million Alyk Ros thành công nhất. Cô có sự duyên dáng khi thể hiện bài hát và giọng hát khá hay, khỏe

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mời các bạn nghe giọng hát ngọt ngào của nữ ca sĩ người Kazakhstan Rosa Alkoza hát bài Triệu bông hồng bằng tiếng Kazakh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hay phiên bản của nam ca sĩ Kazakhstan Meirambek Besbaev với một video clip đẹp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nữ ca sĩ xinh đẹp người Tajikistan cũng làm người nghe rung động với giọng hát của mình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nhóm nhạc nữ Kyz Burak của Kirgistan còn rất trẻ với tất cả vẻ sexy của mình đã thể hiện bài hát bằng tiếng Nga không tồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài hát Triệu bông hồng cũng là bài hát yêu thích của nhiều ca sĩ, nhóm nhạc Châu Á.
Nữ ca sĩ trẻ người Nhật Bản tại Saint-Peterburg năm 2009 được khán giả thành phố đón nhận khi hát bài Triệu bông hồng bằng tiếng Nhật

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tuy nhiên trước cô khá lâu đã có một nữ ca sĩ người Nhật thể hiện rất thành công bài hát

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bài hát cũng được biết đến ở thế giới Arab. Mời các bạn nghe nữ ca sĩ người Iran Gugus hát

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong những ca sĩ nước ngoài hát bài Triệu bông hồng tớ có ấn tượng đặc biệt với phong cách biểu diễn của nhóm nhạc Hàn Quốc Infinity Of Sound

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Một nam ca sĩ khác của Hàn Quốc cũng gây được ấn tượng qua phong cách thể hiện đặc biệt của mình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có lẽ người Hàn Quốc đặc biệt yêu thích bài Triệu bông hồng. Mời các bạn nghe giọng hát của ca sĩ Sim Soo-Bong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hay bà hát bài Triệu bông hồng cùng một nhóm nhạc trẻ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những người yêu âm nhạc Việt Nam đã quá quen thuộc với bài hát “Triệu bông hồng” cả bằng tiếng Việt và bằng tiếng Nga.
Ca sĩ đầu tiên của Việt Nam hát bài Triệu bông hồng là ca sĩ Ái Vân hát bằng tiếng Nga năm 1984 tại Moscow

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau này bà cũng thể hiện lại bài hát này nhưng bằng tiếng Việt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngoài Ái Vân còn có rất nhiều ca sĩ nổi tiếng khác của Việt Nam hát bài này như ca sĩ Hồng Nhung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cô ca sĩ Hồng Ngọc cũng cover bài hát theo phong cách của mình. Nhưng có lẽ cô đã làm hỏng bài hát

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ca sĩ Tú Quyên cũng không thể bỏ qua không hát bài hát nổi tiếng này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chàng ca sĩ hải ngoại Đôn Hồ cũng hát bài Triệu Bông Hồng trong show của Vân Sơn năm 2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chàng sa sĩ trẻ hải ngoại Gia Huy cũng đưa ra phiên bản Karaoke của mình trong đĩa Asia Karaoke 35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



PVH và V.A.N
theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#254 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 02/02/2016 - 03:28

KHOA HỌC PHỨC HỢP – KHOA HỌC CỦA THẾ KỶ 21
(Complexity Science-Science of the 21 century)

Xin giới thiệu một môn khoa học quan trọng cho mọi ngành (tự nhiên và nhân văn). Đó là Khoa học Phức hợp- COMPLEXITY SCIENCE (viết tắt là CS, đừng nhầm với viết tắt của từ Cộng sản ).Sau đây có lẽ là lời dẫn nhập thuyết phục nhất về CS :

“Tôi tin chắc rằng những quốc gia thiện dụng khoa học phức hợp sẽ trở thành những siêu cường về kinh tế, văn hóa và chính trị trong thế kỷ 21” Heinz R. Pagels (1988) The Dreams of Reason: The Computer and the Rise of the Sciences of Complexity.

Phát biểu trên của Heinz R. Pagels là một lời kêu gọi các nhà khoa học, công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và triển khai khoa học phức hợp.

Các bạn sẽ tìm thấy ở đây các khái niệm quan trọng: fractal,cân bằng và không cân bằng, lý thuyết hỗn độn (chaos), quỹ đạo hút (attractor), …
Post sau đây nhằm mục đích giới thiệu tóm tắt CS. Chi tiết có thể tìm thấy theo link sau đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



A / Khoa học phức hợp
I / Định nghĩa
Khoa học phức hợp (tiếng Anh : complexity theory, complexity science) là môn khoa học nghiên cứu về các hệ thống phức hợp. Nói đơn giản, một hệ thống là phức hợp nếu nó chứa nhiều thành phần con tương tác với nhau và nếu hệ thống đó lại biểu hiện những tính chất, những lối hành xử (behavior) mà chúng ta không thể suy ra một cách hiển nhiên từ tương tác của những thành phần riêng lẻ cấu thành nó.

Từ lâu hàng trăm năm trước người ta đã gặp khó khăn khi nghiên cứu một hệ chứa nhiều yếu tố, nhiều thành phần.
Hiện nay chúng ta đã có nhiều công cụ hữu hiệu như nhiệt động học (thermodynamics), cơ học thống kê (statistical mechanics) để nghiên cứu những hệ thống nằm trong trạng thái cân bằng (equilibrium). Song những hệ thống cân bằng chưa phải hoàn toàn là những hệ thống phức hợp. Tuy nhiên việc nghiên cứu những hệ thống cân bằng sẽ cung cấp nhiều khái niệm, nhiều ý tưởng cho việc nghiên cứu những hệ thống phức hợp, vốn là những hệ thống nằm ngoài trạng thái cân bằng.
Những hệ thống động học nằm ngoài trạng thái cân bằng và do đó có tính phi tuyến ( phi tuyến có nghĩa là output không tỷ lệ thuận với input, ví dụ hàm x là tuyến tính còn hàm x 2 là phi tuyến) mới là những hệ thống quan trọng trong vũ trụ. Những hệ thống phức hợp là: kinh tế, thị trường chứng khoán, khí hậu thời tiết, xã hội các sinh vật, động đất, giao thông, các sinh vật và xã hội của chúng, môi trường, các dòng chảy cuộn xoáy, dịch bệnh, hệ miễn dịch, động học các dòng sông, trượt đất, các sắc tố trên bộ lông động vật, nhịp đập của tim,...
Việc nghiên cứu các hệ thống phức tạp đòi hỏi một sự tổng hợp liên ngành (interdisciplinary).

Đặc trưng quan trọng nhất của hệ thống phức hợp là gì?

Đó là hiện tượng đột sinh (emergence). Hiện tượng đột sinh là hiện tượng xuất hiện những quy luật, những hình thái, những trật tự mới từ hiệu ứng tập thể của các tương tác giữa các thành phần của hệ thống. Như vậy các hiện tượng đột sinh không phải là một tính chất nội tại của các thành phần con riêng lẻ mà là những tính chất của hệ thống được xét một cách toàn cục.

1/ Một minh họa là nhiệt độ và các định luật về chất khí – các khái niệm này vô nghĩa nếu ta chỉ xét một phân tử, chúng chỉ có ý nghĩa đối với một hệ nhiều phân tử.

2/ Minh họa thứ hai là tổ chức quần thể loài kiến. Mỗi con kiến chỉ hành động theo những quy tắc rất địa phương (local) nhưng toàn thể xã hội loài kiến lại hành động theo những quy tắc đột sinh biểu hiện một trật tự cao.

3/ Một minh họa thứ ba là hiện tượng ùn tắc giao thông. Mỗi cá nhân tham gia giao thông có một kế hoạch riêng cho hành trình của mình, song nhiều cá nhân tham gia giao thông lại dẫn đến ùn tắc là một hiện tượng đột sinh không phụ thuộc vào kế hoạch của từng cá nhân.

4/ Những ví dụ tinh tế hơn là “ý thức”, “sáng tạo”, hiện tượng đột sinh của hệ tế bào thần kinh.
Người ta thường nói: toàn cục lớn hơn tổng cơ học các thành phần để biểu diễn hiện tượng đột sinh.
Vũ trụ chứa nhiều tầng lớp phức hợp liên quan đến nhau: thiên hà, thái dương hệ, các hành tinh, hệ sinh thái , sinh vật, tế bào, nguyên tử rồi quark. Ta có những định luật riêng cho các tầng lớp phức hợp, các định luật đó là phổ quát (universal) đối với mỗi tầng phức hợp.

II / Một số định luật mô tả cách hành xử (behavior) của hệ thống phức hợp
a / Fractal (xem hình 1)
Fractal là một hình hình học mà mỗi yếu tố con của nó lại đồng dạng với toàn hình đó. Không đi sâu vào định nghĩa toán học ta hãy chỉ ra số chiều D (dimension) của fractal dạng trên đây. Hình này dần chiếm nhiều chỗ trong mặt phẳng (số chiều là 2) song không chiếm hết được , fractal cũng chiếm nhiều chỗ hơn một đường thẳng (số chiều là 1) cho nên số chiều của nó là
1< D < 2
Vậy fractal có số chiều không nguyên! Đây là một đặc trưng quan trọng của fractal.

Dường như thiên nhiên rất tiết kiệm cho nên sáng tạo nhiều đối tượng theo cùng một quy tắc. Hình thái chia nhánh các cây, đường đi của không khí trong phế quản, hình dạng các các bờ biển, các đám mây, các hoa, các núi đều có thể mô tả nhờ hình học fractal. Những hình dáng đó có tính chất bất biến đối với với phép thay đối kích thước (scale-invariance).Hình học fractal do Benoit Mandelbrots xây dựng nên .

b/ Định luật lũy thừa (power law)
Nếu thống kê số đám cháy rừng N trong một quốc gia thì ta thu được công thức sau đây : N.T.Sexponential(a).
Trong đó S là diện tích bị cháy, còn a là một số nằm giữa 1,3 và 1,5. Định luật lũy thừa trên có thể áp dụng cho nhiều hiện tượng như động đất, hoạt động của các vụ bùng nổ trên mặt trời, v.v.... với a khác nhau cho nên định luật lũy thừa có tính phổ quát. Định luật này cũng có tính chất tự đồng dạng (self similarity). Như vậy ta thấy sau fractal, lối hành xử theo định luật lũy thừa cũng là một lối hành xử phổ quát của một số hệ thống phức hợp

c / Định luật 1/ f
Trong nhiều hiện tượng người ta quan sát được định luật mô tả phổ các tần số : f exponential (-a)
trong đó f là tần số, a là một hằng số. Ví dụ phổ các tần số tiếng ồn trong các mạch điện, thăng giáng điện thế trong các tế bào thần kinh, tần số đập của tim người,...Như thế định luật 1/f cũng là một định luật phổ quát cho nhiều hệ thống phức tạp. Lúc a=1 (phổ biến) ta có định luật 1/f.
Chú ý tương tự như định luật lũy thừa định luật1/f cũng có tính tự đồng dạng.

d / Các định luật cơ học thống kê, nhiệt động học
Khi nghiên cứu một hệ nhiều hạt người ta không thể sử dụng tương tác vi mô giữa chúng để mô tả toàn hệ mà phải cầu cứu đến các định luật của cơ học thống kê, nhiệt động học. Đây là một minh họa về hiện tượng đột sinh (emergence) khi lối hành xử của một hệ không thể suy từ hành xử của từng hạt, của từng thành phần con.

Như thế có thể nói cơ học thống kê, nhiệt động học là những khoa học cố điển nhất của lý thuyết về phức hợp.

Các định luật đột sinh này tác động ở mức vĩ mô là đơn giản (có tính thống kê, xác suất) so với các định luật vi mô.

Mục tiêu của lý thuyết về phức hợp là tìm ra những định luật cao cấp hơn để mô tả nhiều hiện tượng khác, thậm chí tìm một lý thuyết thống nhất về phức hợp .

B / Cân bằng và không cân bằng (equilibrium & non-equilibrium)
Một khái niệm quan trọng trong lý thuyết về phức hợp là khái niệm tới hạn tự tổ chức (self-organised criticality). Theo khái niệm này các hệ phức hợp tự phát tiến triển về trạng thái tới hạn giữa bất trật tự và trật tự.
Việc tiến đến điểm tới hạn của quá trình tự tổ chức (self-organised criticality) là nguyên lý mà các hệ không cân bằng sử dụng để tự tổ chức mình vào một trạng thái nằm ở ranh giới bất trật tự (disorder) và trật tự (order). Như vậy các hệ thống không cân bằng sẽ tự xếp đặt mình vào một trạng thái tới hạn. Các tổ chức sống là những minh họa về những hệ thống này.
Các hệ sống là những cấu trúc phát tán (dissipative structures) có khuynh hướng tiến đến tự tổ chức (self-organisation).Các hệ phát tán không phải là những hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt động nhưng luôn có khuynh hướng tiến triển về cân bằng nhờ dòng entropy và năng lượng.
Sự thoát khỏi trạng thái cân bằng là cần thiết để cho một cơ thể sống có thể có được một trật tự và hình thái phức hợp của nó.

C / Phức hợp & hỗn độn (Complexity & chaos)
Phức hợp và hỗn độn là hai khái niệm gắn liền với nhau. Các hệ phức hợp nằm đung đưa ở ranh giới giữa hỗn độn và trật tự (balanced on the edge of chaos –not too orderly, not too disordered). Cho nên việc nghiên cứu phức hợp gắn liền với lý thuyết hỗn độn.

Lý thuyết hỗn độn mô tả lối hành xử của một số hệ động học phi tuyến rất nhạy cảm với điều kiện ban đầu.
Vì sự nhậy cảm này mà lối hành xử của hệ dường như hỗn độn, mặc dầu động học của nó được mô tả một cách tất định bởi những hệ phương trình vi phân.

Nhà khí tượng học Edward Lorenz đã sử dụng một mô hình để tính toán về khí tượng và phát hiện khi điều kiện ban đầu thay đổi một ít thì kết quả tính toán lại phân kỳ so với nhau một cách đáng kể. Trong thực tế chúng ta không bao giờ biết được chính xác các điều kiện ban đầu cho nên bao giờ cũng rơi vào tình trạng không nắm kết quả cuối cùng chính xác. Đây là hiệu ứng gọi là hiệu ứng con bướm (butterfly effect): một con bướm đập cánh ở Aruba có thể gây nên bão lớn ở Bali! Hiện tượng trong đó một hệ hoàn toàn tất định có thể dẫn đến những hệ quả không tiên đoán được gọi là hỗn độn.

Hỗn độn là một tính chất của các hệ động học phi tuyến, đó là tính siêu nhậy cảm đối với các điều kiện ban đầu. Cho nên các hỗn độn quan sát được thật ra là hệ quả của một trật tự nằm trong không gian pha (X,Y,Z,...) tức không gian của các trạng thái (trong cơ học không gian pha là không gian tọa độ-xung lượng). Mỗi điểm trong không gian pha ứng với một trạng thái của hệ, các điểm đó làm thành quỹ đạo trạng thái. Nhiều hiện tượng tưởng chừng như ngẫu nhiên song đó là những hỗn độn của một hệ tất định.
Phần của không gian pha ứng với một hành xử nhất định của hệ phức hợp làm thành tập hút (attracting set) hay nói cách khác làm thành quỹ đạo hút (attractor) .

D / Quỹ đao hút có chu kỳ (periodic attractor)
Quỹ đạo hút có chu kỳ là một vòng lặp lại của các trạng thái. Ví dụ quỹ đạo của một hành tinh quanh một sao là một quỹ đạo hút có chu kỳ=1. Trên hình 2 là một quỹ đạo hút với chu kỳ = 4.

E / Quỹ đạo hút lạ (strange attractor)
Tính nhậy cảm đối với điều kiện ban đầu được biểu hiện ở sự phân kỳ các quỹ đạo trong không gian pha. Đối với các hệ phát tán khái niệm hỗn độn gắn kiền với khái niệm quỹ đạo hút lạ (strange attractor ): vì có hỗn độn cho nên các điểm mô tả trạng thái không nằm trên một quỹ đạo hút bình thường ví như quỹ đạo của một hành tinh quanh một sao, mà nằm trên một quỹ đạo hút lạ.

Chuyển động hỗn độn dẫn đến những quỹ đạo hút lạ (strange attractors).
Quỹ đạo hút lạ là một quỹ đạo hút không có chu kỳ. Trong không gian pha, quỹ đạo hút lạ có dạng ở hình 3 và là biểu hiện của hỗn độn.

Không đi sâu vào định nghĩa toán học , chúng ta hãy xác định số chiều D của quỹ đạo hút lạ trên hình 3. Ta thấy các vòng này dày đặc chiếm gần hết không gian 3 chiều nhưng không chiếm hết! Mặt khác chúng cũng chiếm nhiều chỗ hơn không gian 2 chiều vì thế số chiều (dimension) của tâm hút này là
2 < D < 3.
Đó là một đặc trưng của fractal: có số chiều D không nguyên.
Hai loại tâm hút có chu kỳ (periodic) và lạ (strange) được quan sát trong các hệ phát tán.

G / Các tổ chức nghiên cứu khoa học phức hợp
Các tổ chức IST (Information Society Technologies), FET (Future and Emerging Technologies), ONCE-CS (Open Network of Centres of Excellence in Complex Systems)
vạch ra những chương trình khung FP (Framework Program) cho các nghiên cứu & triển khai dài hạn khoa học phức hợp.

Những đề tài và lĩnh vực nghiên cứu hầu như bao trùm mọi hoạt động quan trọng nhất trong khoa học và công nghệ, tự nhiên và nhân văn. Sau đây là các đề tài và lĩnh vực nghiên cúư được đề cập đến trong FP7:
1 . Y tế
2 . Lương thực, nông nghiệp và công nghệ sinh học
3 . Công nghệ tin học và viễn thông
4 . Khoa học và công nghệ nano, vật liệu
5 . Năng lượng
6 . Môi trường
7 . Giao thông, vận tải
8 . Khoa học giáo dục, kinh tế, xã hội và nhân văn
9 . Các vấn đề pháp chế
10 . An ninh và hòa bình

Những vấn đề lý thuyết liên quan là
- sự sống nhân tạo (artificial life)
- hệ thống điều khiển tự động
- phức hợp sinh học / khoa học thần kinh (biocomplexity/neural science)
- tế bào autômát
- lý thuyết tai biến (xin xem post Lý thuyết tai biến của cùng FBer)
- lý thuyết hỗn độn (chaos / non-linear dynamical systems)
- kinh tế/thương mại/chứng khoán
- đột sinh & tự tổ chức ( emergence & self-organization)
- entropy/năng lượng
- lý thuyết trò chơi
- CAS (Complex Adaptive Systems –hệ thích ứng phức hợp)

H / Kết luận
Các hệ phức hợp làm thành một chiếc cầu giữa cá nhân và tập thể: từ gen đến cơ quan sinh học, đến hệ sinh thái, từ nguyên tử đến vật liệu cần sản xuất, từ máy tính đến Internet, từ công dân đến xã hội. Khoa học phức hợp nối liền khoa học thuần túy với khoa học ứng dụng, xác lập những cơ sở mới để thiết kế, điều khiển, quản lý các hệ thống ở một trình độ cao hơn bất kỳ cách tiếp cận hiện nay.

Khoa học các hệ phức hợp còn là khoa học của máy tính cho nên ICT (Information & Communication Technologies- Công nghệ Thông tin &Truyền thông) là một bộ phận nghiên cứu quan trọng của khoa học phức hợp.

Các nước trong cộng đồng nghiên cứu phức hợp luôn khuyến nghị các nước khác (nhất là các nước thế giới thứ ba) cùng tham gia nghiên cứu phức hợp vì những ứng dụng của phức hợp rất to lớn và đã được kiểm nghiệm trong mọi lĩnh vực.

Theo ý kiến cá nhân một trong những vấn đề thiết yếu đang gây nhiều chú ý ở Việt nam có thể là giáo dục. Đây là một lĩnh vực cần phải được tiếp cận dưới quan điểm khoa học phức hợp.

Chi Cao
(theo facebook tác giả)

#255 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 02/02/2016 - 07:04


Đại sư Khương Tăng Hội:

Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam





GN - Bài này viết được là nhờ thu thập công trình nghiên cứu trong luận án Phó Tiến sĩ của Budden Gyoshi (Phật Điển Hành Tư): Buddhism in Vietnam, the Period of Introduction and Development (Murdoch University, 1979).

Trong bài viết có tính cách phổ quát này, ở giới hạn của trang báo, chúng tôi chỉ trình bày những phần căn bản trong tác phẩm vừa kể liên hệ đến người đầu tiên đặt nền móng cho Thiền tông Việt Nam là Đại sư Khương Tăng Hội. Quý vị thầy tổ và thiện tri thức có lưu tâm, muốn thảo luận hay nghiên cứu thêm chi tiết, chúng tôi sẵn sàng cung ứng tài liệu để làm sáng tỏ thêm vấn đề.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phác họa chân dung ngài Khương Tăng Hội

Chúng ta có thể dựa theo Cao tăng truyện và các quyển Phật giáo sử sơ thời Trung Hoa để tóm tắt về tiểu sử Đại sư Khương Tăng Hội như sau:

Khương Tăng Hội sanh khoảng thập niên 180 hay 190 sau Tây lịch. Tổ tiên vốn người nước Khương Cư (Sogdian) thuộc miền Bắc Ấn Độ ngày nay. Cha mẹ là thương gia, thường vãng lai Giao Châu để buôn bán và sau cùng lập nghiệp luôn tại đây. Đại sư Khương Tăng Hội được sanh trưởng tại Giao Châu. Đến khoảng thập niên 200 sau Tây lịch, khi đại sư còn ở tuổi vị thành niên, song thân quá vãng. Sau thời gian để tang, đại sư bèn xuất gia tu học tại một trung tâm Phật giáo rất hưng thịnh và có quy củ tại vùng Bắc Ninh ngày nay (nay được xác chứng là Trung tâm Luy Lâu).

Khương Tăng Hội là người rất thông minh, có biện tài, chuyên trì giới luật, tinh làu Tam tạng Thánh điển, được Tăng chúng tại Trung tâm Phật giáo Luy Lâu vô cùng ngưỡng mộ. Đại sư còn tinh thông cả Tứ thư Ngũ kinh (Nho giáo), giỏi thiên văn, toán số, đồ thư, văn chương lưu loát, lại hay biện luận về chính trị. Nhưng sự nghiệp Tăng sĩ của Đại sư mới thật là quan trọng: đó là công đức viết lời tự cho kinh An ban thủ ý (Anapànasàtisutta), kinh điển căn bản của Phật giáo Nguyên thủy Nam tông, và viết bài giới thiệu Lục độ tập kinh, trong đó phần viết về Tứ niệm xứ, đạt đến được tinh hoa của tinh thần Thiền thời bấy giờ. Ngoài ra, Khương Tăng Hội còn viết lời tự cho Pháp cảnh kinh (do An Huyền và Nghiêm Phật Điều) dịch, và Đạo thọ kinh (do Chi Kiêm dịch), đều là những kinh thuộc Thiền quán Nam tông.

Trong hai bài tự cho An ban thủ ý Pháp cảnh kinh, Đại sư Khương Tăng Hội có nhắc đến ba vị thầy mà Phật Điển Hành Tư đã chứng minh chính là An Thế Cao, An Huyền và Nghiêm Phật Điều. An Thế Cao là người đã dịch kinh An ban thủ ý từ Phạn ngữ ra Hán văn. An Huyền và Nghiêm Phật Điều đồng dịch Pháp cảnh kinh. An Thế Cao lại được xem là vị Tăng sĩ đầu tiên trong lịch sử Phật giáo sơ thời Trung Hoa, và cũng là Sơ tổ Thiền Nam tông tại đây. Giáo sư Thang Dụng Đồng, trong sách Hán Ngụy lưỡng tần Nam Bắc triều Phật giáo sử, đã thẩm định rằng ảnh hưởng Thiền học của An Thế Cao nằm ở vùng Bắc phương của Phật giáo Trung Hoa, tức là từ dòng Dương Tử giang trở lên. Sau này, ta có câu “Nam Năng Bắc Tú” cũng chính là dùng để chỉ địa bàn ảnh hưởng phía Nam và Bắc của Trung Hoa, lấy dòng sông Dương Tử làm giới hạn. (Trong kiếm hiệp của Kim Dung, cũng có câu “Nam Mộ Dung, Bắc Kiều Phong”).

Erick Zurcher trong quyển The Buddhist Conquest of China cũng theo đó mà viết rằng “An Shihkao’s influence continued the Meditation tradition of Northern Buddhism”; như thế ta nên hiểu Northern Buddhism ở đây là Bắc phương của Phật giáo Trung Hoa, chứ không phải là Bắc tông hay Đại thừa.

Kinh An ban thủ ý (Anapànasàtisutta) là quyển kinh căn bản về Thiền quán của Phật giáo Nam tông mà qua hơn hai ngàn năm, từ thế hệ này đến thế hệ khác, chư Tăng các nước Phật giáo Nguyên thủy như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan v.v… đều thực tập hành trì làm nền tảng cho đời sống tịnh tu. Ngày nay, tại các nước Âu Mỹ, các thiền sư Nam tông xiển dương hai phương pháp Samatha (dừng chỉ loạn tâm) và Vipassana (quán sát tự tánh) là dựa trên ý chỉ của kinh này và kinh Tứ niệm xứ. Trí Giả đại sư của Thiên Thai tông, viết luận Đại thừa Chỉ Quán làm nền tảng thực tập Thiền quán cho Đại thừa nói chung và tông Pháp Hoa nói riêng cũng là dựa trên ý chỉ của Samatha (Chỉ) và Vipassana (Quán) này. An ban thủ ý kinh được dịch ra Việt ngữ và gọi là kinh Quán niệm hơi thở,1 cũng vậy. Ta có thể nói kinh này là nền tảng căn bản chung cho tiến trình thực tập Thiền quán, siêu việt cả Nam và Bắc tông, bao gồm mọi hệ phái chú trọng về pháp hành trong Phật giáo.

Nói tóm lại, qua công đức viết bài tự cho kinh An ban thủ ý, quyển kinh Thiền căn bản của Phật giáo Nguyên thủy, và viết bài giới thiệu Lục độ tập kinh, mà địa vị của Đại sư Khương Tăng Hội trong Thiền học Phật giáo Việt Nam không còn có ai có thể phủ nhận được nữa. Địa vị đó là: Đại sư Khương Tăng Hội chính là Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam, tức thuộc Quán tông (pháp hành). Ở đây, chúng ta cũng cần điều chỉnh một nhầm lẫn trong Đại Nam Thiền uyển truyền đăng tập lục (còn gọi là Thiền uyển tập anh, viết tắt là ĐNTU) khi ghi rằng Đại sư Thông Biện (mất năm 1134) trả lời Thái hậu Phù Thánh Cảm Linh Nhân là Khương Tăng Hội thuộc Giáo tông (pháp học). Thiền tông của Đại sư Khương Tăng Hội ở đây cần được hiểu là vào sơ thời trước khi được phát triển thành một tông phái lớn sau đời Đại sư Huệ Năng (638-713). Thật ra, chính Thần Hội (đệ tử lớn của Huệ Năng) mới là người vận động để Huệ Năng được chính thức thừa nhận và sắc tứ là Lục tổ vào năm 815, giành lại ngôi vị mà trước đó, Đại sưThần Tú (mất năm 705) đã một thời được xem như là người thừa kế Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Chính nhờ Thần Hội mà Thiền tông mới được hệ thống hóa và phát triển thành năm hệ phái tại Trung Hoa, rồi truyền sang Nhật Bổn, Hàn Quốc và Việt Nam, mà nổi tiếng nhất là hai phái Lâm Tế và Tào Động, với đặc trưng là những phương pháp đánh, hét, thoại đầu, công án v.v… Nhưng căn bản thì hành giả vẫn phải ngồi thiền, theo dõi, đếm hay quán sát hơi thở như An ban thủ ý chỉ dạy.

Đây là phương pháp hành trì chân chính, căn bản duy nhất, mà ngay chính Thái tử Sĩ Đạt Ta khi chưa giác ngộ cũng đã phải trải qua một thời gian 49 ngày dưới cội bồ-đề, mới có thể thực chứng, giác ngộ, thành Phật. Còn những cách đánh, hét, thoại đầu, công án, biện giải v.v… đều là những kỹ thuật được sử dụng vào giây phút chót, sau một quá trình thực tập Chỉ Quán, để đập phá cánh cửa chướng ngại cuối cùng cho hành giả bừng ngộ; không có quá trình này thì những kỹ thuật đó cũng chỉ vô dụng mà thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghiên cứu lịch sử sẽ giúp nhận thức bản sắc, tính đặc thù của Phật giáo VN để kế thừa và phát triển

Ngày nay, chúng ta cứ ca tụng tánh thể uyên nguyên mà Đại sư Huệ Năng đã thực chứng và cho là đốn ngộ, quên rằng suốt trọn cuộc đời chúng ta vẫn còn là phải hành trì từng bước tiệm tu theo phương pháp của Đại sư Thần Tú mà thôi. Vì thế, chúng ta cần phải nghiêm chỉnh chấp nhận rằng thực tập Thiền quán phải bắt đầu bằng bước thứ nhất, là quán sát, đếm, theo dõi… hơi thở để tịnh tâm và chánh niệm (Chỉ và Quán = Định) rồi mới có thể thấy rõ tự tánh vạn pháp (Tuệ) để đạt được giác ngộ. Có nghĩa là bất kỳ thời nào và ở đâu, An ban thủ ý hay Quán niệm hơi thở hoặc Chỉ Quán cũng vẫn là nền tảng căn bản độc nhất mà hành giả phải hành trì, nếu muốn đi theo con đường Đức Phật đã đi qua. Do đó, tôn xưng Đại sư Khương Tăng Hội chính là tôn xưng giáo pháp Thiền quán mà chính Đức Phật đã chỉ dạy cho hậu thế chúng ta (Như Lai Thiền), là trở lại cội nguồn căn bản mà Thiền Bắc tông (Tổ Sư Thiền) vì chạy theo ngọn lá xum xuê phất phơ trước gió đã đánh mất đi gốc rễ khô khan nhưng vững chắc trên mặt đất.

Cũng chỉ vì quên mất đi cội nguồn như thế, cho nên chúng ta mới chạy theo đuổi bắt ảo ảnh, nào là tôn xưng Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Huệ Năng, rồi cả Tỳ Ni Đa Lưu Chi… Đây là một việc làm không mang được lợi ích gì trong việc đi tìm một sắc thái đặc biệt cho Phật giáo Việt Nam (vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập trong các nghiên cứu khác).

Tiểu sử của Đại sư Khương Tăng Hội cho biết rằng tuy gốc người Khương Cư (Sogdian) nhưng được sanh trưởng tại vùng Bắc Ninh, đến tuổi trưởng thành xuất gia tu học tại một đạo tràng (Trung tâm Luy Lâu) ở đây; và cũng chính nơi đây mà Đại sư thành danh với bài tự cho kinh An ban thủ ý cũng như các công trình viết lách khác; bởi vì khi chống tích trượng sang Ngô năm 247 Tây lịch thì Đại sư đã hơn 50 tuổi rồi. Điều này chứng tỏ rằng Phật giáo đã có mặt tại Việt Nam trước thời Khương Tăng Hội rất lâu, và đạo tràng nơi Khương Tăng Hội tu hành lại được xác chứng là sớm nhất, sớm hơn cả hai Trung tâm Lạc Dương và Bành Thành của Trung Hoa; cả ba là những trung tâm Phật giáo đầu tiên tại phía Đông của Ấn Độ. Do đó, tôn xưng Đại sư Khương Tăng Hội là Sơ tổ của Phật giáo Việt Nam nói chung còn có nghĩa là thẩm định một lần quyết chắc rằng Phật giáo Việt Nam ngay từ lúc đầu đã không vay mượn và nợ nần ơn nghĩa gì với Phật giáo Trung Hoa cả. Thật ra, chính Trung Hoa, miền Nam Kiến Nghiệp của nhà Ngô mới thật là chịu ơn giáo hóa của Đại sư Khương Tăng Hội khi Đại sư chống tích trượng sang đó hành đạo vào năm 247 Tây lịch.

Ở vào buổi sơ thời, khi dân cư di chuyển khắp nơi để lập nghiệp, cũng như tổ tiên chúng ta nguyên là Bách Việt, ta lại có được một vị Tăng với cái tên vỏn vẹn là Hội, tuy gốc người Khương Cư, nhưng sanh tại Việt Nam và lớn lên cũng như thành danh tại Việt Nam, thì Đại sư phải được nhìn nhận là người Việt Nam và đã mang lại một hãnh diện lớn lao cho đất nước Việt Nam.

Đại sư Thông Biện lại còn trình bày với Thái hậu Cảm Linh Nhân là: “Hiện nay (tức vào năm 1096), truyền thừa của dòng Vô Ngôn Thông là Thiền sư Mai Viên và Nhan Quảng Trí; truyền thừa của dòng Khương Tăng Hội là Lôi Hà Trạch…”. Như thế chứng minh rằng Khương Tăng Hội đã có truyền thừa và dòng thiền đó vẫn còn hiện diện và sinh hoạt mạnh mẽ cho đến cuối thế kỷ thứ XI. Nhờ vào những lời này mà Thông Biện mới được tấn phong làm quốc sư; cho nên những gì ngài trình bày đều phải được trân trọng và chấp nhận là đúng. Do vậy, qua lời nói của Quốc sư Thông Biện, ta đã có chứng cứ là dòng Thiền Khương Tăng Hội vẫn còn hiện diện và hoạt động mạnh cho đến thế kỷ thứ XI; sau đó vì thiếu tài liệu do những biến cố lịch sử khắc nghiệt, cho nên ta không còn nghe nói đến nữa; nhưng điều đó cũng không có nghĩa là dòng truyền thừa Khương Tăng Hội đã bị mai một.

Việc nghiên cứu về vị Sơ tổ Thiền Việt Nam nói riêng và lịch sử Phật giáo dân tộc nói chung là rất cần thiết. Vì chỉ khi hiểu đúng về quá khứ của mình, xác định được bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua lịch sử của Phật giáo tại Việt Nam, chúng ta mới có thể có tự tin trong đối thoại và hội nhập với nền Phật giáo toàn cầu, mà hiện nay đang được Tây phương chú ý nghiên cứu trong vài thập niên qua.


Phấn Tảo Y Lang - Thích Nhất Hạnh dịch



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |