Jump to content

Advertisements




NHỮNG CÂU CHUYỆN THƯỜNG NGÀY


256 replies to this topic

#166 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 04/11/2014 - 15:47

Chữ PHÚC

TRẦM THIÊN THU


03.11.2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chữ PHÚC (Phước) liên quan chữ ĐỨC. Chữ Đức thường “đi trước” chữ Phúc. Có Đức thì mới có Phúc. Nhưng Việt ngữ thường nói Phúc Đức. Muốn có Phúc phải có Đức, muốn có Đức phải có Tâm, cái Tâm phải bền bỉ nên liên quan chữ Nhẫn.

Chữ Phúc là biểu tượng của sự may mắn, niềm sung sướng, thường dùng là Hạnh Phúc. Từ lâu, người Á Đông đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ Phúc, như ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, kiến trúc, và cả trên y phục.

Theo phong tục văn hóa Trung quốc, người ta thường treo hoặc dán chữ “Phúc” để cầu “Phúc” cho gia đình trong năm mới. Nhưng chữ Phúc lại được treo ngược, nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo” (“đáo” là “đến”), tức là “phúc đến nhà”. Nghịch mà hóa thuận, ngược mà lại tốt.

Chữ Phúc bao gồm những điều tốt lành. Kinh Thi nói về “ngũ phúc” (năm điều phúc) là: (1) 富 [giàu], (2) 安 寧 [yên lành], (3) 壽 [thọ] (4) 攸 好 德 [có đức tốt], (5) 考 終 命 [vui hết tuổi trời]. Có nhiều sách nói “ngũ phúc” là: 富 (phú), 貴 (quý), 壽 (thọ), 康 (khang), 寧 (ninh).

Về vấn đề Phúc Đức, chuyện cổ tích “Chiếc Cầu Phúc Đức” kể rằng…

Ngày xưa có anh chàng chuyên sống về nghề ăn trộm. Trong nhà còn có mẹ già phải nuôi. Tuy có lúc được nhiều, có lúc được ít, nhưng trong nhà không bao giờ có của để dành, hai mẹ con thường phải chịu bữa no, bữa đói.

Một hôm, nhân ngày giỗ cha, mẹ chàng ôn lại cho chàng nghe cuộc đời của ông và cha chàng. Xưa kia ông nội của chàng cũng làm nghề ăn trộm, có đêm kiếm được những món rất đáng giá, nhưng khi nhắm mắt xuôi tay cũng không để lại cho cha chàng được chút gì.

Rồi đến đời cha chàng. Lớn lên, không biết chọn nghề gì khác tốt hơn, cha chàng lại nối nghề ông cụ, đến đêm lại đi rình mò hết làng trên xóm dưới mà cũng không bao giờ kiếm được nổi hai bữa cho hai vợ chồng và đứa con. Rồi cha chàng chết đi cũng không có gì để lại. Nay đến đời chàng, lao theo cái nghề này đã hai chục năm rồi mà tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Đã vậy, chàng cũng không tìm được nổi một người vợ, mặc dầu đã gần bốn chục tuổi.

Ôn lại đời cha ông xưa và nhìn cuộc đời mình, chàng không khỏi ngán ngẩm. Một đêm, chàng đến rình nhà ông thầy đồ ở xóm bên, định ăn trộm cái thủ lợn mà một nhóm học trò mang đến biếu. Rình mãi tới khuya, ông thầy vẫn chưa đi ngủ, ông đọc hết trang sách này tới trang sách khác. Chợt ông thầy đọc tới câu: “Tích thiện chi gia tất hữu dư hương; tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương”. Chàng bụng bảo dạ: “Phải chăng ông cha ta làm nghề thất đức nên để khổ nhục lại cho ta?”. Rồi chàng tự trả lời: “Phải, quả thật đúng như vậy”. Đoạn chàng chạy một mạch về nhà, quyết từ bỏ nghề ăn trộm.

Sáng hôm sau, chàng vác búa vào rừng hái củi và mang ra chợ bán. Công việc rất vất vả, hái được một gánh củi chàng phải đổi một bát mồ hôi để có được một món tiền mua gạo, nhưng chàng thấy an tâm hơn mọi ngày. Tuy vậy, đi đến đâu, chàng cũng nghe tiếng người xì xào: “Cẩn thận đấy! Cái thằng ba đời ăn trộm đã đến đó!”. Cái tiếng “ba đời ăn trộm” làm cho chàng buồn bã. Chàng nghĩ: “Từ nay ta phải làm những việc gì phúc đức thì họa may mới xóa được mấy tiếng đó”.

Một ngày mùa hạ, trời mưa to, nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông như mọi hôm được. Hàng trăm người ùn lại vì chưa có đò, mặt trời đã khuất sau rặng núi, mà mọi người vẫn loay hoay ở bờ sông. Chàng bèn nghĩ tới việc bắc một cái cầu. Đêm ấy, ngủ lại bến sông cùng với nhiều người khác, chàng đem chuyện bắc cầu ra hỏi bà con, nhiều người nói: “Đó là điều phúc đức được muôn ngàn người nhớ ơn. Trước đây cũng đã có người làm nhưng rồi lại bỏ dở”.
Sáng hôm sau, nước rút, chàng lội sông về nhà. Tới nhà, chàng đem ý định bắc cầu ra hỏi ý kiến mẹ. Mẹ chàng rất vui và giục chàng dốc sức bắc cầu. Từ đó, cứ sáng chàng lên rừng chặt cây; trưa cố hái thêm một gánh củi để về cho mẹ đi chợ; chiều ra sức chuyển gỗ làm cầu.

Chàng làm việc quên ngày tháng. Buổi chặt cây, buổi chuyển gỗ, buổi bắc cầu, không bao lâu đã bắc được hơn chục sải cầu. Công việc còn nhiều nặng nhọc vì con sông rộng gần hai trăm sải. Vì ăn đói mà làm nhiều nên chàng bị kiệt sức. Một hôm, chàng đói quá nên nằm lăn ra mê man ở đoạn cầu đang làm dở. Những người đi qua xúm lại cứu chữa, nhưng chàng vẫn chưa hồi tỉnh.

Lúc đó có một viên quan võ đi đến, thấy một đám đông đang xúm quanh một người nằm sóng soài, viên quan xuống ngựa đến gần hỏi chuyện. Mọi người cho biết đây là anh chàng đang bắc cầu làm phúc thì mệt quá mà ngất đi. Viên quan liền mở túi lấy thuốc cho chàng uống.

Được một lúc, chàng tỉnh lại, mọi người tản dần ra về, viên quan ngồi lại bên chàng ân cần hỏi chuyện. Chàng thật thà kể hết cho ông nghe cuộc đời của mình và nói rõ ý định cùng công việc đang làm. Viên quan nghe nói ra chiều cảm động, ông ngồi ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói: “Xưa kia cha ông chàng làm nghề thất đức để cho chàng ngày nay phải đói nghèo. Nay, chàng muốn làm điều phúc đức để chuộc lỗi lầm xưa kia, quả là hay vô cùng. Về phần tôi, tôi xin nói thật: cha tôi, ông tôi, ông cụ, ông kỵ tôi, đời đời làm quan ức hiếp dân lành, bóp hầu bóp cổ để nã tiền, nã của. Đấy cũng là điều thất đức, vì vậy đến tôi ngày nay trời quả báo: lấy vợ đã hơn hai mươi năm rồi mà không có một đứa con để vui cửa vui nhà, cho nên, tuổi đã ngoài bốn mươi, chúng tôi vẫn phải sống hiu quạnh. Nay tôi cũng muốn làm điều phúc đức để chuộc lỗi lầm xưa, chẳng hay chàng có cho tôi góp sức cùng nhau bắc cầu được không?”.

Chàng bắc cầu vui mừng nói: “Nếu quan lớn có chí hướng như vậy thì cái cầu này sẽ chóng xong, dân chúng sẽ mau được qua lại, còn gì tốt hơn!”. Hai người bèn cho nhau biết tên tuổi, quê quán, rồi kết nghĩa huynh đệ. Viên quan võ hơn chàng bắc cầu bốn tuổi nên là anh. Chàng bắc cầu nói: “Em còn có mẹ già ở nhà, vì nhà nghèo, phải bán củi lấy tiền mua gạo cho nên ngày nào em cũng phải đem củi về nhà để sáng hôm sau mẹ đem củi ra chợ bán lấy tiền”. Viên quan võ thân mật bảo chàng: “Anh có nhiều tiền của, anh sẽ bỏ ra nuôi mẹ để em khỏi phải bận tâm, như vậy chúng ta sẽ chuyên chú vào việc bắc cầu, em nghĩ thế nào?”. Chàng bắc cầu nói: “Nếu vậy thì còn gì hay hơn!”.

Từ đấy, hàng ngày hai anh em cùng nhau lên núi đốn cây, chuyển gỗ. Chẳng bao lâu, hai người đã dựng xong chiếc cầu gỗ hơn hai trăm sải. Dân chúng ai cũng vui mừng, họ đặt tên là Cầu Phúc Đức. Các cụ hai làng hoan hỉ cùng nhau bàn định góp tiền làm một bữa tiệc ăn mừng chiếc cầu hoàn thành.

Ngày ăn mừng chiếc cầu, các vị bô lão và tất cả dân chúng quanh vùng nô nức đến dự, ai cũng cầu xin Thượng Đế ban phúc cho hai người bắc cầu, họ ăn uống linh đình suốt cả buổi sáng. Bỗng một cơn gió bất chợt kéo đến, gió thổi mạnh, làm cúi rạp ngọn cỏ nghiêng ngả cành cây. Gió thổi mỗi lúc một mạnh, rồi bất thình lình cuốn anh chàng bắc cầu đi mất. Viên quan võ thất thanh kêu gọi, tất cả mọi người đều ngậm ngùi.
Thấy người em kết nghĩa của mình hết lòng hết sức hàng ba năm trời ra làm cầu mà lại không được hưởng phúc, viên quan xót xa lắm. Sau khi mọi người đã ra về, ông đón vợ sang ở chung với bà cụ để sớm hôm trông nom, phụng dưỡng bà thay người em kết nghĩa.

Chàng bắc cầu bị gió lốc cuốn tới một cái hang trên một ngọn núi cao. Chàng lảo đảo đứng chưa kịp vững, cơn gió bỗng vụt hóa thành người tươi cười nói với chàng: “Nhà ngươi chớ sợ, ta là Thần Gió được Ngọc Hoàng sai đi đón nhà ngươi về đây để thưởng cho ngươi cái công thành tâm làm chuyện phúc đức. Bạc vàng đấy, nhà ngươi muốn lấy bao nhiêu thì lấy”.

Chàng bắc cầu nhìn vào hang thấy đống vàng sáng chói. Chàng cởi áo gói lấy một số vàng, rồi buộc lại cẩn thận, chàng vác gói vàng lên vai, tiến ra cửa hang, Thần Gió lại hóa thành cơn gió lốc cuốn chàng đi, trả về bản và đặt chàng nhẹ nhàng xuống giữa sân nhà. Chàng bắc cầu sung sướng để gói vàng xuống rồi lên tiếng gọi cửa. Nghe tiếng gọi, mẹ chàng và hai vợ chồng viên quan võ tưởng là hồn chàng bắc cầu hiện về, liền dắt nhau lại ngồi quanh chiếc bàn thờ thắp hương khấn vái lầm rầm. Nhìn qua kẽ liếp thấy ba người vừa cúi lạy, vừa khấn, chàng bắc cầu bật cười lại một lần nữa chàng lên tiếng gọi: “Mẹ ơi! Con đây mà! Anh ơi! Em đây mà! Mẹ ơi! Con hãy còn sống trở về nhà đây, mau mau mở cửa đi!”. Nghe rõ tiếng gọi của con, bà mẹ mừng quýnh. Vợ chồng viên quan võ vội chạy ra mở cửa, đón người em kết nghĩa.

Chàng bắc cầu ngồi xuống kể lại ngọn ngành câu chuyện được Thần Gió đưa đi lấy vàng cho cả nhà nghe, mọi người reo mừng sung sướng. Từ đó, mẹ con chàng bắc cầu bắt đầu trở nên giàu có, chàng mời hai vợ chồng người anh kết nghĩa ở lại và cùng nhau làm ăn. Ít lâu sau, vợ viên quan võ có thai, đến ngày sinh, chị sinh được một bé trai. Hai vợ chồng mừng vô kể. Ít lâu sau, chàng bắc cầu cũng lấy vợ, có con, và sống hạnh phúc đến già.

Câu chuyện này nhắc chúng ta phải từ bỏ quá khứ tội lỗi, cố gắng tu thân tích đức để được hưởng phúc ấm!

Khi chúng ta (Giáo hội Chiến đấu) mừng kính chư vị hiển thánh (Giáo hội Chiến thắng) và tưởng niệm các linh hồn nơi luyện hình (Giáo hội Đau khổ), đó là dịp xem lại các Mối Phúc Thật của Đức Giêsu Kitô. Các thánh đã sống trọn các mối phúc nên đang được hưởng phúc trường sinh, điển hình là các vị thánh tử đạo Việt Nam – và hàng trăm ngàn vị tử đạo Việt Nam khác. Việc tôn phong một Kitô hữu nào đó là “tôi tớ Chúa”, là “bậc đáng kính”, là “chân phước” (á thánh, thánh nhỏ), hoặc “thánh” (hiển thánh, thánh lớn) chỉ là kiểu “thủ tục hành chính” cho hợp lệ để công khai hóa đối với Giáo hội hữu hình, chứ các vị đó đã là thánh từ trước khi “được” chúng ta “công nhận” rồi.

Còn các linh hồn là các vị thánh tương lai, chắc chắn các ngài cũng sẽ hưởng phúc trường sinh nay mai, trong đó có thân bằng quyến thuộc của chính mỗi chúng ta. Các thánh và các linh hồn nơi luyện hình đều đã là những phúc nhân – người có phúc. Mỗi dịp lễ cầu hồn, rất nhiều linh hồn được hưởng nhờ Lòng Thương Xót của Chúa, và trên trời lại hân hoan tiếp nhận vô vàn các Tân Thánh Nhân. Tạ ơn Thiên Chúa yêu thương vô vàn!

Theo nghĩa đó của Công giáo, chúng ta có hai dạng phúc: Phúc-hiện-tạiPhúc-tương-lai. Phúc-hiện-tại là tình trạng của các thánh đang ở Thiên đàng, Phúc-tương-lai là tình trạng của các linh hồn đang được thanh tẩy nơi luyện hình.

PHÚC HIỆN TẠI

Trình thuật Mt 5:1-12 là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Thiên Quốc do chính Chúa Giêsu soạn thảo, và là Đệ Nhất Tuyên Ngôn so với bất kỳ Bản Tuyên Ngôn nào của các quốc gia trên thế giới. Bản Tuyên Ngôn này ngắn nhất, ít điều khoản nhất, mỗi điều khoản cũng ngắn gọn, nhưng lại chính xác nhất và độc nhất vô nhị. Bản Tuyên Ngôn này còn được gọi là Bát Phúc, Tám Mối Phúc Thật, hoặc Bài Giảng Trên Núi.

Bản Tuyên Ngôn Thiên Quốc này chỉ bao gồm 8 điều khoản:
  • Phúc thay ai có tâm hồn NGHÈO KHÓ, vì Nước Trời là của họ.
  • Phúc thay ai HIỀN LÀNH, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
  • Phúc thay ai SẦU KHỔ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
  • Phúc thay ai KHÁT KHAO nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
  • Phúc thay ai XÓT THƯƠNG người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
  • Phúc thay ai có TÂM HỒN TRONG SẠCH, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
  • Phúc thay ai XÂY DỰNG HOÀ BÌNH, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
  • Phúc thay ai BỊ BÁCH HẠI vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu có thêm “mối phúc thứ chín” vì thấy Tông đồ Thomas không tin lời kể của các bạn, Chúa Giêsu nói: “Phúc thay những người không thấy mà tin!” (Ga 20:29). Mối phúc này có thể coi như “mối phúc tổng hợp” của tám mối phúc kia. Vì khi đã tin thật lòng thì người ta không ngại gì với tám thứ kia.

Những người chưa có hoặc không có đức tin đích thực thì chẳng thể nào tin nổi, vì những gì Chúa Giêsu cho là Phúc thì toàn là những thứ “không bình thường”, không giống ai, hoàn toàn ngược đời, hết sức kỳ quặc, và chắc hẳn họ sẽ cho là khùng, là điên, là ngu xuẩn, là dại dột,… Chúa Giêsu biết vậy nên Ngài thường có kiểu nói nghe chừng “tưng tửng” thế này: “Ai có tai thì nghe!” (Mt 11:15; Mt 13:9; Mt 13:43). Đại Sư Giêsu độc chiêu thật đấy! Ai mà không có tai chứ? Ấy thế mà nào có nghe, cũng như có mắt mà không thấy: “Họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe không hiểu” (Mt 13:13; Lc 8:10).

Chúa Giêsu rất giản dị, có kiểu nói ai cũng hiểu, ngay cả người mù chữ cũng hiểu. Nghe rất sướng lỗ tai! Ngài còn nói thêm như phần mở rộng: “Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế” (Mt 5:11-12).

Thánh Gioan cho biết thị kiến về “một trăm bốn mươi bốn ngàn người được đóng ấn, thuộc mọi chi tộc con cái Ít-ra-en” (Kh 7:2-4). Các thánh mà chỉ bi nhiêu ư? Không phải vậy. Con số 144.000 nghĩa là rất nhiều, chứ không mang nghĩa “số đếm” như cách tính của loài người. Vả lại, theo ngôn ngữ Kinh Thánh khải huyền, 144 là con số hoàn hảo, vì 12 x 12 = 144. Họ là ai? Sách Khải Huyền cho biết: “Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạchtẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7:13-14). Đó chính là các thánh mà Giáo hội Lữ hành chúng ta vẫn mừng kính vào ngày 1 tháng 11 hằng năm.

PHÚC TƯƠNG LAI

Phúc-tương-lai là Phúc mà các linh hồn nơi luyện hình sẽ có lúc được hưởng khi nào “mãn hạn tù giam”. Phúc-tương-lai cũng là Phúc dành cho chúng ta, những người đang trên đường lữ hành, cố gắng chiến đấu ngoan cường để có ngày chiến thắng vẻ vang như các thánh.

Thánh Gioan Tông đồ cho biết một thị kiến khác: “Tôi thấy những người chết, lớn cũng như nhỏ, đứng trước ngai. Sổ sách đã mở sẵn; rồi một cuốn khác cũng đã mở ra: đó là Sổ Trường Sinh. Các người chết ĐƯỢC xét xử tuỳ theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghi chép trong sổ sách. Biển trả lại những người chết nó đang giữ; Tử thần và Âm phủ trả lại những người chết chúng đang giữ, và mỗi người CHỊU xét xử tuỳ theo các việc đã làm. Tử thần và Âm phủ bị quăng vào hồ lửa. Hồ lửa này là cái chết thứ hai. Ai không có tên ghi trong Sổ trường sinh thì bị quăng vào hồ lửa” (Kh 20:12-15). Việt ngữ thật hay khi diễn tả hai cách thụ động: ĐƯỢC dùng cho điều tốt, tích cực; CHỊU (bị) dùng cho điều xấu, tiêu cực.

Các linh hồn nơi luyện hình là những người đã được cấp Visa-Trường-Sinh chính thức, chắc ăn 100%, chỉ còn chờ “chuyến-bay-đại-xá” trực chỉ Thiên Quốc mà thôi. Có một phần an tâm. Chưa an tâm trọn vẹn vì “chưa được diện kiến Tôn Nhan Chúa”, đó là điều ray rứt và khắc khoải nhất của các linh hồn còn phải sống xa cách Thiên Chúa. Khi sinh thời, Thánh Tiến sĩ Giám mục Augustinô đã cảm nghiệm: “Hồn con chỉ được nghỉ ngơi khi nào được an nghỉ trong Chúa”. Và ngài cũng đã nuối tiếc: “Con yêu Chúa quá muộn màng!”.

Các linh hồn nơi luyện hình, và tất cả chúng ta, chỉ là những người vô danh tiểu tốt, thiểu năng và bất tài, chẳng làm được việc gì cho ra hồn, thế nên chẳng hề có “tiếng” mà cũng chẳng hề có “miếng”. Nhưng thật là diễm phúc cho chúng ta vì Thiên Chúa không xét chi đến “tiếng” hoặc “miếng”, mà chỉ tính công-trạng-âm-thầm: “Thiên Chúa là Đấng không vị nể ai, nhưng cứ theo công việc mỗi người mà xét xử” (1 Pr 1:17). Và thị kiến của Thánh Gioan Tông đồ cũng minh định: “Một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang tên là Trung Thành và Chân Thật, Người theo công lý mà xét xử giao chiến” (Kh 19:11).

Cứ an tâm và cố gắng sống, đừng lo không ai biết đến mình. Người Việt vẫn thường có cách ví von: “Văn hay chữ tốt không bằng ng* d*t lắm tiền”. Câu này “thâm” lắm, làm “đau” lắm, nhưng cũng thực tế lắm. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã nhắc nhở: “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? (Mt 16:26; Mc 8:34; Lc 9:22). Giỏi mà kiêu căng thì có gì giỏi? Giỏi mà phải mất Chúa thì ích chi? Thế thì thà dốt nát mà được Chúa còn hơn! Chức quyền có ích gì nếu không nhằm mục đích yêu thương và phục vụ? Có chức quyền mà không hành động theo Ý Chúa, chỉ theo ý mình, làm vinh danh mình, thì thật là bất hạnh!

Ai cũng phải quyết tâm nên thánh, vì không nên thánh là phụ tình Chúa, là lãng phí Giá Máu Cứu Độ của Đức Kitô. Cứ quẳng gánh lo đi mà vui sống, vô tư thì sẽ thoải mái, và an tâm với điều này: “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người” (Rm 6:8). Được “sống với Đức Kitô” là làm thánh đấy. Đơn giản thôi! Nhưng chắc chắn rằng, dù các thánh, dù các linh hồn nơi luyện ngục, và cả chúng ta, không ai không có “dấu đau khổ” khắc trên trán đâu. Đó là chữ Phúc!

Chữ PHÚC của các Kitô hữu là chữ THẬP (+), tức là Thập Giá (). Một nhánh thẳng đứng là hướng tới Thiên Chúa, một nhánh ngang là hướng tới tha nhân. Hai hướng đều liên kết bằng chữ YÊU – kính mến và thương mến. Chữ Yêu rất quan trọng, vì đó là một trong ba nhân đức đối thần. Vả lại, nhân đức này thường gọi là Đức Ái, cần cả đời này và đời sau, và còn mãi đời đời. Hai nhân đức đối thần khác (đức tin và đức cậy) chỉ có ở đời này, không còn ở đời sau. Ước gì mỗi chúng ta khả dĩ nói như Thánh Phaolô: “Mea Gloria est Crux Christi – Vinh dự của tôi là Thập Giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6:14). Đó mới là chữ PHÚC quan trọng nhất!

TRẦM THIÊN THU

Thanked by 3 Members:

#167 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 07/11/2014 - 15:43

Nhà Tây Sơn

Trích:
"...
Nhà ông Nhạc từ khi dời xuống Kiên Mỹ, khách khứa mỗi ngày mỗi đông. Chẳng những khách người Việt mà cả khách người Hoa.

Có một người Hoa tới ở nhà ông Nhạc hàng tháng và ngày ngày cứ đi thơ thẩn nơi các vùng núi đồi Tây Sơn Hạ. Thường được người Hoa đó lui tới nhất là hòn núi Thơm ở Kiên Thạnh và dãy núi Ngang ở Trinh Tường. Ông Nhạc đoán biết là thầy địa đi tìm huyệt mả, mới cho người tâm phúc theo rình. Một hôm thầy địa đến núi Ngang, lấy hai cây trúc để nguyên cành lá đem cắm nơi triền phía đông, một cây bên nam một cây bên bắc cách nhau chừng vài chục thước, rồi bỏ đi thẳng. Ông Nhạc ngày ngày đến xem chừng. Mấy hôm sau, cây trúc phía bắc rụng hết lá và khô dần. Còn cây phía Nam, đến ba tháng rồi mà vẫn tươi xanh như lúc mới trồng. Biết đó là ứng chứng cho biết rằng long mạch nằm nơi cây trúc phía nam, ông Nhạc mừng lắm, bèn nhổ cây sống trồng vào ngay chỗ cây chết, và cây chết trồng vào chỗ cây sống. Sau ba tháng mười ngày kể từ ngày trồng hai cây trúc, thầy địa Tàu trở lại. Thấy hai cây trúc đều khô héo hết, thầy địa cho là giả cuộc, bỏ đi không thèm trở lại nữa. Ông Nhạc bèn bốc mộ ông thân đem táng nơi chân trúc phía nam.

Lại có thuyết: Ði lang thang trên vùng núi đồi Tây Sơn hạ ít lâu, thầy địa Tàu bỏ đi mất. Một năm sau mới trở lại. Lần này thầy mang một chiếc địa bàn và một chiếc tráp nhỏ. Ông Nhạc đoán biết rằng thầy Tàu đã tìm được huyệt mả đại phát ở vùng Tây Sơn, và chiếc tráp kia đựng hài cốt tiền nhân của thầy địa, bèn tìm cách đánh đổi. Ông đóng một chiếc tráp in hệt chiếc tráp của thầy địa và hốt cốt ông thân sinh đựng vào, rồi đợi… Coi được ngày lành, thầy địa mang địa bàn và tráp đi đến nơi huyệt mả ở núi ngang. Thầy vừa đến chân núi thì một con cọp to lớn ở trong bụi gầm một tiếng, nhảy ra vồ. Thầy địa hết hồn, quăng tráp và địa bàn mà chạy. Hồi lâu thấy cọp không đuổi theo liền quay lại chỗ cũ. Thấy chiếc tráp và địa bàn còn nằm lăn lóc đó, thầy mừng như chết đi sống lại, vội đi thẳng đến nơi long huyệt mà chỉ một mình thầy biết. Chôn cất xong, thầy hớn hở quay về Trung Hoa, tuyệt nhiên không ngờ rằng chiếc tráp thầy chôn đựng di cốt ông Nguyễn Phi Phúc chớ không phải di cốt của tổ tiên thầy và con cọp kia là con cọp giả do ông Nhạc đẻ ra.

Từ ngày ông Nhạc được huyệt mả, thì gia đình thường gặp nhiều việc may...

...
Ðã được kính mộ từ trước, lại thêm có thầy hỏa giáo đi theo. Tây Sơn Vương đến đâu được người Thượng hoan nghênh đến đó. Người Giarai (Djarais) coi Vương như thần và gọi là Vua Trời [13]. Chỉ có người Xà Ðàng (Sédang) mà chúa đoàn là Bok Kiơm không phục. Bok Kiơm nói:

- Ông Nhạc không phải người trời vì không có gì khác thường.

Ðể tỏ ra mình khác thường, Nguyễn Nhạc dùng giỏ bội gánh nước đi ngang qua buôn Xà Ðàng mỗi buổi sáng sớm[14].

Bok Kiơm cho rằng có phù phép, chớ không phải có tài trời sanh, bảo:
- Nếu ông bắt được con ngựa thần thì tôi mới phục.

Nguyên trên núi Hiển Hách, tục gọi là Hánh Hót ở vùng An Khê có một bầy ngựa rừng hễ thấy bóng người là chạy tránh. Con ngựa cầm đầu sắc trắng tinh, lông gáy và lông đuôi dài và óng như tơ, tiếng hí vang cả rừng và nghe xa hàng chín mười dặm thẳng. Người Thượng gọi là Ngựa Thần.

Phải bắt cho được con ngựa thần ấy mới thu phục được người Xà Ðàng, mà có thu phục được người Xà Ðàng thì vùng Tây Nguyên mới thật là đất Tây Sơn, vì An Khê người Xà Ðàng ở đông đảo nhất. Nguyễn Nhạc để Nguyễn Lữ ở lại tuyên truyền, một mình về Kiên Mỹ cho người đi mua một số ngựa cái lớn tốt, đem về dạy cho khôn, hễ nghe tiếng hú là chạy đến. Bầy ngựa đã thành thục, Nguyễn Nhạc đem lên thả trên núi Hiển Hách cho theo bầy ngựa rừng. Ít hôm ngựa rừng và ngựa đồng quen nhau. Hễ nghe tiếng hú thì ngựa đồng chạy về, ngựa rừng cũng chạy theo, nhưng vừa thấy bóng người thì quay đầu trở lại, nhưng chạy một đỗi xa xa thì quay đầu ngó lui. Nguyễn Nhạc lấy cỏ bỏ cho ngựa ăn, rồi trở về. Ngựa rừng liền quay trở lại ăn cỏ cùng ngựa đồng. Lần này ngựa rừng thấy bóng người không còn có vẻ hoảng sợ nữa, nhưng không dám lại gần. Nguyễn Nhạc không bỏ đi, đứng vuốt ve bầy ngựa, hết con này đến con khác. Mấy hôm sau bầy ngựa rừng nhận thấy người không có ý làm hại giống nòi, bèn kéo đến ăn cỏ. Khi bầy ngựa rừng đã dạn, Nguyễn Nhạc đem cỏ bỏ gần cho ăn, rồi từ từ tiến đến vuốt mõm vuốt lưng hết con này đến con khác. Con ngựa bạch cầm đầu, ban sơ còn tỏ ý không thuận, nhưng dần dần, đứng yên cho người vuốt ve.
Chinh phục được bầy ngựa rừng rồi, Nguyễn Nhạc hẹn cùng Bok Kiơm nơi chốn và ngày giờ đến chứng kiến. Ðể cho bầy ngựa khỏi sợ vì đông người. Nguyễn Nhạc bảo Bok Kiơm cùng đám tùy tùng núp sau đá rồi cất tiếng hú. Bầy ngựa rừng theo bầy ngựa đồng chạy đến. Nguyễn Nhạc lấy cỏ cho ăn và vuốt ve như thường lệ [15].

Người Xà Ðàng tin Nguyễn Nhạc là người Trời thật, hết lòng thần phục và bắt chước người Gia Rai gọi là Vua Trời.

Tiếng Vua Trời trở thành tiếng chung của người Thượng từ An Khê trở vô Phú Yên và trở ra Quảng Nghĩa, dùng gọi Nguyễn Nhạc..."

theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#168 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 09/11/2014 - 17:02

HOÀNG TỬ BÉ CỦA NƯỚC PHÁP-Grégory Lemarchal (1983-2007)
(dành cho người đọc chậm)
Nam Nguyen (facebook)

Cuộc sống thường nhật cứ trôi đi làm cho ta ít khi ngẫm nghĩ một điều tối quan trọng: vì sao ta sống-và vì sao ta phải chết?

Các nhà hiền triết, các thi sỹ...đã từng tìm cách trả lời câu hỏi này, và đây là câu trả lời của một ca sỹ-Grégory Jean-Paul Lemarchal với bài hát đã làm nên thương hiệu siêu sao của mình-"SOS d'un terrien en detresse" (SOS của người trái đất đang tuyệt vọng)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khác với đa số chúng ta, cậu chàng này phải vật lộn với câu hỏi trên từ khi mới 20 tháng, bác sỹ đột ngột báo với người mẹ là con trai bà bị bệnh cystic fibrosis (xơ nang tụy)-bệnh phổ biến nhất về gen, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, gan, dạ dày và ruột. Thường thì những đứa bé bị bệnh này chả thể sống qua 15 tuổi, kể cả các gia đình có điều kiện nhất (vì chữa bệnh này cực mất công và tốn kém)...

Biết vậy nhưng học theo bố mẹ, cậu bé Lemarshal không chịu buông xuôi, cậu đặc biệt thích và chơi nhiều môn thể thao đỉnh cao với thành tích rất khá, tuy vậy cái chuyện một ngày phải tiếp nước vài lần và uống cả vốc kháng sinh không cho phép cậu đi tiếp con đường này (có khiếu âm nhạc nhưng bố mẹ bắt vào trường nhạc thì cậu cố tình hát sai tại các cuộc thi để trượt...).

Cậu muốn thành phóng viên thể thao, nhưng kế hoạch bị đảo lộn hết, khi một buổi chiều hè năm 1998 đội tuyển bóng đá Pháp trở thành vô địch thế giới-cậu thua cá độ với ông bố, và phải thực hiện “hát karaoke chỗ đông người”. Sau đó mấy hôm cậu đã hát “Je m’voyais déjà” (Tôi đã thấy chính mình) và được tất cả các bàn bên cạnh tán thưởng nhiệt liệt, với giọng hát rộng đến 4 octave, cậu lúc đó mới tin vào khả năng ca hát của mình và bắt đầu luyện hát đồng thời đi biểu diễn (lúc đầu hay hát song ca với bố) và nhanh chóng nổi tiếng. Cậu đam mê ca hát đến mức bỏ luôn hai năm cuối phổ thông để tập trung vào thanh nhạc! Âm vực rộng, giọng hát mạnh mẽ, truyền cảm và nhất là trong bất cứ bài hát nào cậu cũng thể hiện được tâm hồn mình! Cậu hát tiếng Pháp và tiếng Anh đều rất hay:
Queen-“The Show muss go on”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Năm 2003 cậu đi thi vòng loại «Noubell Star» (một dạng “Thần tượng âm nhạc” ở Pháp), nhưng sau mấy tiếng đứng chờ xếp hàng ngoài tuyết lạnh, cậu đã ốm và không được chọn. Một năm sau, sang 2004 cậu thi tiếp “Star Academy” (một dạng “Sao Mai điểm hẹn”) cậu đã dẫn đầu cuộc thi từ vòng một, cả nước Pháp và khối Pháp ngữ theo dõi theo cuộc thi với số lượng khán giải kỷ lục, và cậu chiến thắng tuyệt đối với kết quả bình chọn 80% (so với cô gái về nhì và cũng kịp trở thành bạn gái của Grègory). Cậu tiến bộ từng vòng, và kết thúc với bài hát chiến thắng: “Et maintenant“ (“Và bây giờ”)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cậu thanh niên mới lớn với nụ cười rạng rỡ, vô cùng thân thiện và chân thật, hát bài nào cũng như “rứt ruột ra” –Gregory Lemarshal trở thành con cưng của khán giả Pháp, người ta gọi cậu là “Hoàng tử bé”. Từ 2004-2007 cậu kịp ra 4 đĩa với lượng bán kỷ lục, cậu trở thành nam ca sỹ ăn khách nhất nước Pháp! Rất nhiều nữ ca sỹ coi cậu là bạn hát đôi lý tưởng, kể cả “Hoàng hậu nhạc Pháp” Patrisia Kaas:


với Hélène Ségara “Vivo per lei”


với Lucie Silvas: “Même Si” (Dẫu cho...):


với Lucie Bernardoni : “My heart will go on”


Grègory được đặc biệt yêu thích, ngoài ở Pháp ra, còn ở Bỉ, Thụy Sỹ, Ý, Nga...”Con te partiro” (Dolce Italia)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Căn bệnh dai dẳng đeo bám cậu, tuy vậy cậu vẫn hát rất nhiều, về cuộc sống, tình yêu, nỗi đau và cái chết, trong đó có nhiều bài do chính cậu sáng tác. Một bài tuyệt vời: “Hãy bay đi, linh hồn tôi!”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những năm cuối đời, cậu gặp được tình yêu đích thực của đời mình-người đẹp Karine Ferri. Hai người đã trao cho nhau đôi nhẫn mang hình còng số 8, và chàng tặng cho nàng bài hát “Mon ange” (Thiên thần của tôi).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



2006-2007 thường xuyên lặp lại cảnh trước và giữa buổi trình diễn các bác sỹ phải can thiệp để Lemarshal lấy lại được giọng và dằn được cơn đau xuống. Các bác sỹ đã bảo chỉ còn có cách thay phổi cho cậu-vì bây giờ cậu chỉ đang hát với 20% công năng của lá phổi! Cậu định dũng cảm từ chối phẫu thuật để tiếp tục ca hát, nhưng gia đình và bác sỹ thuyết phục cậu rằng sau khi thay phổi giọng hát của cậu còn mạnh hơn hiện tại. Cậu đã quyết định thay phổi sau khi hát song ca với Helene Segara: “Rien n'est comme avant” (Không gì giống như xưa):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cậu có một cách riêng để chống lại những cơn đau dữ dội, đó là làm những trò “nhí nhố” để người khác vui. Grègory cực kỳ khiêm tốn, cậu vẫn có từng ấy người bạn cũ từ thuở thiếu niên, mặc dù khi đó cậu đã được các ngôi sao như vợ chồng Celin Dion, Patrik Bruel, Lara Fabian...coi là “tài năng ca hát vĩ đại”. Đầu 2007 cậu viết thư cho các fan trước khi vào viện thay phổi, và bàn với người yêu sẽ tổ chức lễ cưới sau ca mổ khó khăn này. Sau bốn tuần ở viện và trước khi được đưa vào trạng thái chết lâm sàng để phẫu thuật, Grègory vẫn kịp nói với người yêu những lời cuối cùng -“Je t'aime”...Thế rồi cậu đã bất ngờ ra đi mà không tỉnh lại...

Người yêu Karine Ferri đổi nhẫn cho Gregory, anh mang xuống mộ nhẫn cưới của người yêu và chiếc khăn của cổ động viên đội bóng yêu thích Marseille. Cả nước Pháp rúng động vì cái chết của “Hoàng tử bé”. Tất cả các ca sỹ, nghệ sỹ lớn nhất của nước Pháp đã đến để chia tay Lemarshal, tất cả hàng nghìn bó hoa đều là hoa hồng trắng-loài hoa yêu thích của anh!

Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng ở đấy. Nước Pháp không chịu tin vào việc thiên thần nhỏ bé này đã ra đi, sự nghiệp ca hát của cậu rực rỡ hơn cả trước kia. Lara Fabian-nữ ca sỹ hát đôi nhiều nhất với Grègory Lemarshal ra sân khấu muốn hát bài "Je t'aime" (Em yêu anh) để kỷ niệm về mối tình ca sỹ, nhưng nàng chỉ khóc mà không thể hát được. Khi đó tất cả khán giả đã hát thay nàng "On t'aime" (Chúng ta yêu chàng), một cảnh tượng không thể quên:
https://www.youtube.com/watch?v=o-JJmbKzsAs

Gia đình Lemarshal kiên quyết tiếp tục cuộc chiến với căn bệnh quái ác cystic fibrosis bằng cách đồng sáng lập ra Quỹ Grègory Lemarshal, từ đó ít nhất một nửa thu nhập từ băng, đĩa, sách...của Grègory hay viết về anh sẽ được dùng chữa cho các bệnh nhân bị bệnh này. 2 đĩa sau khi anh mất đã phá kỷ lục các đĩa nhạc của Pháp, và đĩa “Giọng hát của thiên thần” (La voix d’un ange ) đã phá kỷ lục mọi đĩa nhạc của Pháp, đĩa này năm 2007 đứng thứ 4 toàn thế giới về lượng đĩa bán ra-Lemarshal là ca sỹ nhạc Pháp duy nhất từ trước tới nay lập được thành tích đó; và 2009 đĩa «Je rêve» (Tôi mơ) với vài bài hát do Lemarshal sáng tác đã có clip đi kèm là hình ảnh những bệnh nhân đầu tiên từ nhiều nước khác nhau được quỹ mang tên cậu tài trợ trị bệnh và dưỡng bệnh.

Các ca sỹ vẫn tiếp tục hát những bài của Lemarshal, và hàng năm đều có ít nhất một buổi ca nhạc kỷ niệm về anh. Các fan hâm mộ, nhất là phụ nữ chẳng hề giảm đi, mà lại có chiều hướng đông lên, họ vẫn nghe anh hát và giọng hát thiên thần này như cho họ thêm nghị lực trong cuộc sống. Chính họ đã làm những clip rất đẹp cho lời hát của Lemarshal: “Đơn giản đó là hạnh phúc”
https://www.youtube.com/watch?v=0nyg-loLZWE

“Hứa điều gì đó thật thiêng liêng với bản thân là thử thách lớn nhất. Chấp nhận thử thách đó-đó là điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống” “Cuộc sống quá ngắn ngủi, nếu chỉ tồn tại mà không sống thật hết mình thì đó là tội ác”-Grègory Lemarshal-

P.C. Sau này mẹ Grègory kể lại, thời gian đến 4 tuần nằm ở viện chờ mổ, đó là thời gian chờ để có một người xấu số sẽ mất (ví dụ bị tai nạn ô tô chẳng hạn) với 2 lá phổi thích hợp cho việc cấy ghép vào cơ thể mình, đã yếu lắm rồi nhưng cậu vẫn cầu mong cho không ai bị nạn như vậy, và quả thật đó là thời gian dài hơn rất nhiều so với thời gian chờ đợi trung bình...
Lara Fabian sau này tại mỗi chương trình của mình đều hát tưởng niệm Lemarshal với bài “My Angel”
https://www.youtube.com/watch?v=Rb9eZvM2vUM
Lemarshal rất chịu khó viết thơ văn, và cậu tự rút được kinh nghiệm thế này: đừng bao giờ viết đoạn kết của câu chuyện...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#169 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 15:29

Đã đến lúc gọi bánh mì là bánh mì và rượu vang là rượu vang



Nguyễn Đình Đăng trích dịch từ cuốn “50 bí mật của tay nghề ma thuật” (1948) của Salvador Dalí.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nếu bạn là một trong số những người tin rằng nghệ thuật hiện đại đã vượt được Vermeer và Raphael, thì đừng đọc cuốn sách này mà hãy đi thẳng vào sự ng* d*t cực lạc của bạn.

Salvador Dalí

Đề tặng

Năm lên 6 tuổi tôi muốn thành Napoléon – và đã không thành.
Năm 15 tuổi tôi muốn thành Dalí và tôi đã thành.
Năm 25 tuổi tôi muốn trở thành họa sĩ giật gân nhất thế giới và tôi đã đạt được điều đó.
Năm 35 tuổi tôi muốn xác quyết đời tôi bằng thành công và tôi đã làm được điều đó.
Nay ở tuổi 45 tôi muốn vẽ một kiệt tác và cứu Hội họa Hiện đại khỏi hỗn mang và sự lười nhác. Tôi sẽ thành công! Cuốn sách này được dâng cho cuộc viễn chinh đó và tôi tặng nó cho tất cả những thanh niên nào có niềm tin vào hội họa đích thực.

Salvador Dalí

“Hai điều may mắn nhất có thể xảy ra đối với một họa sĩ là,
thứ nhất, là người Tây Ban Nha,
thứ nhì, tên là Salvador Dalí.
Hai điều may mắn đó đã xảy ra với tôi.”
S.D.

(7 trang đầu của chương I):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Van Gogh bị điên, tự dưng hào phóng cắt phăng tai trái của mình bằng lưỡi dao cạo râu. Tôi cũng không bị điên, vậy mà tôi hoàn toàn có khả năng cho phép cắt đi bàn tay trái của mình, nhưng trong tình huống hay nhất có thể tưởng tượng được: với điều kiện, rằng tôi phải được quan sát trong 10 phút Vermeer xứ Delft đang ngồi vẽ trước giá vẽ của ông. Thậm chí tôi còn có khả năng hơn thế nữa, vì tôi cũng sẵn sàng cho cắt luôn tai phải, và thậm chí cho cắt cả hai tai của tôi, miễn là tôi được biết công thức chính xác của hợp chất tạo nên dung dịch quý giá mà chính ông Vermeer đó, duy nhất của duy nhất (tôi không gọi là siêu phàm bởi ông là người có tính người nhất trong tất cả các họa sĩ), đã dùng để nhúng đầu bút vẽ tuyệt hiếm vào – dung dịch mà tôi không hề nghi ngờ là rất phổ biến, thường nhật, thay vì quý giá, vào thời của ông, thành phần thông dụng trong các xưởng vẽ vào thời hoàng kim của nghệ thuật, nhưng trong thời kỳ suy đồi nghệ thuật đầy u ám và sa đọa của chúng ta ngày hôm nay, đã trở thành một viên ngọc lỏng bí hiểm mà có dùng tất cả vàng trên thế giới cũng không hy vọng chuộc lại được, bởi một lẽ đơn giản là không tồn tại những công thức của “chất“ mà các họa sĩ xưa kia đã dùng để vẽ nên các tác phẩm bất tử của mình. Mọi giả thuyết của các chuyên gia vĩ đại nhất về vấn đề này chỉ dẫn đến các cuộc tranh cãi tàn bạo và những mâu thuẫn hiển nhiên ngày càng trở nên trầm trọng.

Điều này nghe có vẻ như một sự cường điệu hóa điển hình nữa kiểu Dalí, tuy vậy đó là một sự thực hoàn toàn khách quan: vào năm 1948 (năm xuất bản cuốn sách này – N.D.) một số người trên thế giới đã biết sản xuất bom nguyên tử, nhưng không một người nào trên quả đất này, ngày hôm nay, lại biết thành phần của dung dịch bí hiểm – “chất” mà anh em Van Eyck hay Vermeer xứ Delft đã nhúng bút vào để vẽ. Không ai biết – thậm chí đến tôi cũng không biết! Sự vắng bóng một công thức chính xác của thời đại đó để có thể hướng dẫn chúng ta, và việc không một phân tích hóa học hay vật lý nào có thể giải nghĩa cho chúng ta ngày hôm nay “những cái lẫm liệt không cân đong đo đếm được” trong “việc vẽ tranh” của các bậc thầy thời xưa đã khiến những người đương thời của chúng ta cho rằng và tin rằng người xưa có những bí mật mà họ bo bo giấu kín một cách cuồng tín. Tôi nghiêng về phía tin vào điều ngược lại, rằng những công thức như vậy vào thời đó chắc chẳng có gì là bí mật, được dùng rất thường xuyên trong cuộc sống của tất các các họa sĩ như một phần của truyền thống liên tục trong kinh nghiệm hàng ngày, đến mức những bí mật như thế đã được dạy lại hầu như hoàn toàn qua truyền miệng, chẳng ai buồn ghi chép lại, hoặc nếu có đi chăng nữa thì cũng chỉ ghi lại bằng một mẩu chì than nhàm chán mà các bậc thầy đã dùng để vẽ bao thiên thần có cánh vô danh rồi lại xóa đi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vậy nên, không có một tí ti điên khùng nào khi tuyên bố, như tôi đang làm, rằng nếu ta nhỏ được một giọt chất lỏng mà Vermeer xứ Delft đã dùng để vẽ, lên một đĩa cân của chiếc cân công lý hội họa, ta phải không một giây ngần ngại vứt lên đĩa cân bên kia của chiếc cân đó cái tai trái của Van Gogh, bàn tay trái của Salvador Dalí, cùng một số lượng lớn lục phủ ngũ tạng các loại, kể cả nhạy cảm nhất, chụp giật hú họa từ những cơ thể bị phanh phui tanh bành nhất của các họa sĩ hiện đại. Và nếu tất cả cái đống thịt tươi sống vừa cắt đó không đủ – tôi rất ngờ như vậy – để “cân bằng cán cân”, thì ta phải không ngần ngại thêm vào hai bàn tay nặng ịch của Paul Cézanne thống thiết. Bởi vì con người đáng thương đó, mặc dù có tham vọng tuyệt vời và cực kỳ đáng ngưỡng mộ là “vẽ như Poussin từ tự nhiên” và nhờ đó sẽ trở thành bậc thầy và kiến trúc sư vĩ đại của tự nhiên, đã chỉ trở thành một ông thợ thủ công kiểu Tân Plato, cho nên, thay vì khai trương các cung điện vĩnh hằng cho các hoàng tử của trí tuệ, ông chỉ có khả năng dựng nên những túp lều khiêm tốn, nhiều lắm chỉ có thể dùng làm nơi ẩn náu cho những kẻ phóng túng rách rưới của mỹ thuật hiện đại, những kẻ thường qua đêm dưới gầm cầu và biết dăm ba yếu tố của hội họa ấn tượng sau vài mùa hè được khai hóa về thẩm mỹ. Bởi cuốn sách này bàn về trả lại công lý trong hội họa, nó sẽ rất tàn bạo đối với hội họa hiện đại, và nếu chúng ta kính trọng vô biên sự ương bướng đầy bi kịch của Cézanne, nỗi đau khổ cổ điển rất đỗi chân thực của ông, các tham vọng thanh cao của ông, chúng ta không hề nuối tiếc, ngay từ phần đầu cuốn sách này, mà cắt phăng hai bàn tay vụng về của ông như chúng ta vừa làm, bởi lẽ thực chất tất cả những gì mà ông đã tạo ra, ông cũng có thể đạt được bằng hai bàn chân của mình!

“Chủ nghĩa Hậu Cézanne” đã xây dựng mọi sự vụng về và khiếm khuyết của Cézanne thành một hệ thống và vẽ hàng cây số vuông tiếp cây số vuông tranh với tất cả các khuyết điểm đó. Các khuyết điểm của Cézanne, trong tính cách hoàn toàn trung thực của ông, lại thường là hệ quả từ đức hạnh của ông; nhưng khuyết điểm thì không bao giờ là đức hạnh! Tôi có thể hình dung ra nỗi buồn sâu sắc của Paul Cézanne, bậc thầy xứ Aix-en-Provence, sau khi đã đánh vật với chính mình rất lâu nhằm nặn ra một quả táo được tạo dựng tốt, lồi lên trên canvas như có quỷ nấp bên trong, thì ông đã chỉ thành công làm được điều ngược lại, tức là vẽ ra một quả táo lõm! Và thay vì giữ gìn một sự “liên tục trinh nguyên” của bề mặt tranh, như ông từng có tham vọng, mà không nhượng bộ các ảo giác phù phiếm của sự giống thật, kết cục ông chỉ thấy mình ngồi trước một bức tranh thiếu nhất quán một cách ghê sợ và được lấp đầy bằng những lỗ thủng! Như Michel de Montaigne bất tử từng nói trong một văn cảnh khác: “Đó là ị vào thúng rồi úp lên đầu mình.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nếu nói cuốn sách này thực chất là cuốn sách của công lý, tôi phải nói thêm rằng sự vĩnh hằng của cuốn sách này là ở chân lý không gì lay chuyển được của nó; vì tôi sẽ trung thành với chân lý tới tận xương tủy của thẩm mỹ, và độc giả đừng có sợ khi nghe tiếng xương tủy thẩm mỹ bị bóp nát trong đôi tay cường tráng của khối óc của tôi. Vậy thì hãy nói rằng: Các họa sĩ hiện đại đã hầu như hoàn toàn đánh mất truyền thống kỹ thuật của người xưa, chúng ta không còn làm được những gì chúng ta muốn làm nữa. Chúng ta chỉ làm “bất cứ thứ gì chui ra từ chúng ta.” Có một câu ngạn ngữ Tây Ban Nha định nghĩa phản ứng của người bình thường đối với một họa sĩ tồi như sau: “Nếu vẽ ra người có râu thì đó là thánh Antony, còn nếu không có râu thì đó là Đức Mẹ Đồng Trinh.” Picasso – trường hợp còn bi kịch hơn Cézanne (trước hết là có năng khiếu hơn, phá hủy và vô chính phủ hơn là tạo dựng và gia trưởng) – thường trích dẫn ngạn ngữ này cho tôi nghe, coi là do mình nghĩ ra và dùng nó như một di sản cho lối vẽ của chính mình. Nói cách khác, ông làm có chủ đích: ông thừa biết cái thứ “nước men” trắng dùng để sơn cửa mua từ cửa hiệu ở góc phố mà ông dùng để quết lên canvas sẽ ngả vàng trong vòng một năm, tương tự như tờ báo trong các tranh cắt dán của ông. Điều này cũng hệt như một tay vô chính phủ biết rất rõ, khi châm lửa vào nhà thờ, rằng hiệu quả hành động của hắn không phải là nhằm gìn giữ nhà thờ mà là để nhà thờ đùng đùng bốc cháy.

Manolo, điêu khắc gia xứ Catalonia, vẻ cay đắng đứng cạnh bức tượng nhỏ mà ông vừa hoàn thành và được các bạn ông – các phê bình gia mỹ thuật hiện đại – tán dương đến tận mây xanh, đã thốt lên đầy triết lý: “Các cậu chỉ thích những thứ tớ làm hỏng, bởi vì cái tớ muốn làm là thần Vệ Nữ, nhưng cái chui ra lại là một con cóc!” Ngày hôm nay tình yêu đối với phế phẩm đã tới mức mà thiên tài được công nhận chỉ trong các khuyết điểm, và đặc biệt là trong sự xấu xí. Thời điểm một thần Vệ Nữ giống một con cóc chính là thời điểm nhà thẩm mỹ học đương đại giả hiệu kêu lên: “Thật là một tác phẩm mạnh mẽ! Thật là đầy nhân tính!” Chắc chắn cái đẹp hoàn hảo của Raphael đã bay qua trước mắt họ mà không ai nhận ra. Ingres từng khao khát vẽ được như Raphael nhưng chỉ vẽ được như Ingres; Raphael từng khao khát vẽ được như các họa sĩ cổ đại và đã vượt họ. Một thời tôi cũng từng âm thầm thú nhận với chính mình: “Tôi muốn vẽ như Ingres,” và té ra là giống Bouguereau. Tuy nhiên, tôi đã không cưỡng lại được vẽ như Dalí, và như thế đã là lớn lao rồi, vì trong tất cả các họa sĩ đương đại, tôi là người có khả năng nhất để làm cái mình muốn – và biết đâu có ngày tôi sẽ được coi là Raphael của thời đại mình không chừng? Nhưng cái cần phải nói, cái mà tôi muốn nói ở đây, và cái mà mọi người chẳng bao lâu sẽ phát mệt vì được nghe lặp đi lặp lại, đó là đã đến lúc gọi bánh mì là bánh mì và rượu vang là rượu vang; cái đẹp là đẹp và cái xấu là xấu; khuyết điểm là khuyết điểm và đức hạnh là đức hạnh; và cái hiện được gọi là “hội họa hiện đại”, nếu nó còn lại trong lịch sử, sẽ là một tư liệu bằng hình ảnh, hoặc là được xếp vào một dạng thoái hóa của nghệ thuật trang trí, chứ không bao giờ được gọi là “Hội Họa”, mặc cho ai muốn thì muốn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vào năm 1936, tại Paris, tôi có xem một triển lãm của cái gọi là hội họa trừu tượng cùng với ông Maurice Heine nay đã quá cố, một chuyên gia uyên thâm về Bá tước de Sade, và ông ấy nhận thấy rằng trong suốt buổi đi xem mắt tôi liên tục nhìn về phía góc phòng triển lãm nơi không có cái tranh nào treo cả. “Ông dường như lảng tránh xem tranh một cách có hệ thống,” ông Heine nói với tôi, “Có vẻ như ông đang bị ám ảnh bởi một cái gì đó vô hình!” “Chẳng có gì vô hình cả,” tôi trả lời để trấn an ông, “Tôi không thể không nhìn vào cái cửa đằng kia – nó được sơn quá đẹp. Đó là thứ được vẽ đẹp nhất trong toàn bộ triển lãm này.”

Điều đó hoàn toàn đúng. Không một họa sĩ nào có tranh treo tại căn phòng này lại có khả năng sơn cái cửa đó. Mặt khác, người thợ đã sơn cái cửa đó thừa sức chép lại rất xác thực bất cứ bức tranh nào bày tại triển lãm này! Bản thân tôi cũng bị cái cửa đó chinh phục, và tôi tự hỏi, với một sự tò mò thực sự, có bao nhiêu lớp sơn trên cái cửa, tỉ lệ dầu và dầu thông là bao nhiêu, để tạo ra được một mặt phẳng nhẵn, đồng nhất và đều đến thế, cao quý trong sự bền vững của chất liệu đến thế, điều này đòi hỏi một tay nghề trung thực mà không ai trong số các họa sĩ triển lãm tại đây dám có. Chúng ta nên hiểu một bức tranh mà một thợ sơn cửa có thể sao chép lại trong vòng non nửa giờ là loại tranh gì, bất kể trừu tượng hay phi trừu tượng, siêu thực hay hiện sinh, bất kể cái nhãn triết học giả hiệu nào có thể được dán lên nó. Và độc giả sáng suốt không thể không biết ơn tôi rất nhiều vì đã tái xác nhận sự nghi ngờ mà tính cẩn trọng đã gợi lên trong bộ óc đầy cảnh giác của độc giả, tôi cho là vậy, rằng giá trị của các bức tranh có thể được dễ dàng bắt chước lại như thế có nguy cơ tụt hạng xuống thấp hơn giá trị của những cái cửa nói trên, mặc dù những cái cửa đó không được vẽ tí nào.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mặt khác, các bức tranh vẽ theo truyền thống của người xưa thì hoàn toàn ngược lại. Tôi dám xác nhận rằng những bức tranh như vậy ngày càng trở nên không những quý giá hơn vì lẽ chúng không thể bị bắt chước được, mà còn sinh động hơn, hiện hữu hơn – nếu hiện hữu tức là hành động, bởi lẽ, khác với các bức tranh hiện đại chỉ sống sót không quá một mùa, để lại một dấu ấn tinh thần còn mờ nhạt hơn cả một bộ sưu tập của các thợ may, các tác phẩm của các bậc thầy cổ điển đến giờ vẫn còn tạo sức sống cho hội họa của tương lai gần, vì họ, và chỉ họ, mới nắm được toàn bộ tất cả các nghệ thuật và lời tiên đoán của phép màu nhiệm. Và trong lúc quanh ta hội họa hiện đại đang ngày càng già cỗi về tinh thần và vật chất, nhanh chóng trở nên lỗi mốt, ngả vàng, xuống màu, nứt vỡ, với tất cả các vết nhơ nhuốc của sự lão hóa, thì một bức họa của Raphael, ví dụ bức Thánh George giết rồng, lại trở nên ngày càng trẻ hơn, không chỉ về mặt tinh thần, tới mức hiện ra ngày hôm nay như một bức tranh hiện đại nhất về tư tưởng triết học, mà còn về mặt vật chất, bởi vì một bức tranh được vẽ tốt là hoàn toàn ngược với những phế tích đẹp nhất; mỗi năm trôi qua, thay vì giảm sút một chút nhan sắc của bức tranh, lại chỉ thêm vào nhan sắc đó; thay vì làm nó mờ xỉn đi, thời gian dường như thêm cho nó một ánh sáng huyền ảo mới. Bất cứ một người sành hội họa nào cũng đều có cách nhìn nhận trí tuệ chính xác cái “hương vị thị giác” đó – hương vị thêm vào mỗi bức tranh đẹp một hiện tượng không cân đong đo đếm được của những thứ không cân đong đo đếm được, có tên là “nước men bóng” (patina), một hiện tượng mà lần này tôi không ngần ngại gọi là siêu phàm, bởi lẽ không ai có đủ công lực để sao chép lại nó, như thể đó là đặc ân độc nhất của chính vị thần Thời Gian.

Các bức tranh vị lai nổi tiếng biến đâu cả rồi? Thật là lạ khi biết rằng chúng đã chết già hai mươi năm về trước. Raphael mới là họa sĩ vị lai thứ thiệt, nếu chúng ta hàm ý rằng ông sẽ còn ngày càng tiếp tục gây ảnh hưởng tích cực tới tương lai! Vậy mà lịch sử vẫn không hề mệt mỏi. Các đế chế sụp đổ, và Hitler, gã khổ dâm vĩ đại, đặt nền móng cho một vở ca kịch tương lai kiểu Wagner, đã chết trong tay Eva Brawn dưới vòm trời Berlin rực cháy. Những thay đổi ngông cuồng của quyền lực và ý chí làm rung chuyển thế giới, đi kèm bằng các vụ nổ nguyên tử lặng lẽ giống đám rêu điền viên và những cái cây hình nấm của một vườn địa đàng sau khi tất cả các địa ngục của thiên đường chiến tranh chợt kết thúc. Tất cả những thứ đó đều không là cái đinh gì so với nước men bóng của một bức tranh đẹp! Đó mới là sức mạnh: một bức tranh của Raphael hay của Vermeer không hề bị biến đổi ngay giữa hỗn mang của toàn trị. Bất kể nhà nước nào, dù đó là chính thể cộng sản, chính thể quân chủ hay chính thể nhảy dù, tất cả đều canh giữ các bức họa nổi tiếng như di sản quý giá nhất và đáng tự hào nhất của mình. Đó mới là sức mạnh!

Phần ghi bên lề:

Năm suy nghĩ về mỹ thuật

1. Tác phẩm mỹ thuật phải gây ấn tượng cho bạn mà không làm bạn xúc động.
2. Nếu các tác phẩm cổ điển trông lạnh lẽo, điều đó có nghĩa là ngọn lửa của chúng là bất diệt.
3. Thành tựu của các họa sỹ Lãng mạn sáng chói như ánh lửa của một đống rơm cháy.
4. Nếu bạn hiểu bức tranh của bạn trước khi vẽ thì bạn không cần phải vẽ nó nữa.
5. Hội họa, như Leonardo Da Vinci đã chứng tỏ, cao hơn tất cả các môn nghệ thuật khác, bởi vì nó hướng tới cơ quan cao quý và siêu phàm nhất, con mắt. So sánh tai với mắt thì cũng ngớ ngẩn như so sánh mũi với tai.

Định nghĩa hội họa

Hội họa: cách trình bày bằng màu trên một bề mặt của “thực tế thị giác”. Nếu các yếu tố trí tuệ tham gia vào cách trình bày đó, chúng ta được một bức tranh hạng hai, gọi là “tranh trang trí”. Nếu các yếu tố tham gia thuộc lĩnh vực ý tưởng, chúng ta cũng được một bức tranh hạng hai gọi là “tranh văn học”. Kết luận: hội họa thượng hạng duy nhất – đó là hội họa hiện thực. Salvador Dalí, 1948.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bià 3:

Cách ngôn Dalí

Van Gogh tự cắt tai; trước khi cắt tai mình, bạn hãy đọc cuốn sách này đi đã.

Mọi thứ đều có thể được làm tốt hoặc tồi; hội hoạ cũng vậy.

Trung thực mà nóí: đừng vẽ thiếu trung thực!

Nếu một thợ sơn cũng có thể chép được tranh của bạn thì đừng có ngạc nhiên rằng, bằng công việc lương thiện của mình, anh ta cũng kiếm được tiền không thua gì bạn.

Nếu bạn từ chối học giải phẫu cơ thể ngườí, nghệ thuật hình hoạ, toán học của thẩm mỹ, và khoa học của cách dùng màu, thì hãy để tôi nói với bạn rằng đó là dấu hiệu rõ ràng của sự lười nhác chứ không phải là minh chứng của thiên tài.

Đừng vẽ các kiệt tác "lười nhác"!

Đừng sợ sự hoàn hảo - bạn sẽ không bao giờ đạt được nó đâu!

Đừng cố làm một hoạ sĩ hiện đại, bởi, thật không may, làm hoạ sĩ hiện đại là một điều mà bạn không sao tránh được.

Nếu bạn tự ý làm ra một thứ xấu xí, thì đừng có ngạc nhiên khi công chúng không thấy nó đẹp.

Bạn nên hiểu rằng hình ảnh kinh ngạc nhất mà óc bạn có khả năng tưởng tượng ra có thể được vẽ lại bởi tài nghệ của một Leonardo hoặc một Vermeer.

Kể từ chủ nghĩa Ấn tượng tới nay, nghệ thuật hội hoạ đã suy tàn thật ấn tượng.

Hoạ sĩ, thà giàu có còn hơn nghèo khổ; và để đạt được mục đích đó hãy nghe theo lời khuyên của tôi.

Hãy bắt đầu bằng cách vẽ được như các bậc thầy cổ điển; sau đó thì thích gì làm nấy - bạn sẽ luôn được kính trọng.

Hoạ sĩ, bạn không phải là diễn giả; vì thế đừng nói mà hãy vẽ đi!

Sự ghen tị của các hoạ sĩ thất bại sẽ là hàn thử biểu đo thành công của bạn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



(Các hình minh họa của Salvador Dalí trong phần này được người dịch chụp lại từ cuốn sách)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dalí và Gala trong giai đoạn viết cuốn "50 bí mật của tay nghề ma thuật" (50 secrets of magic craftsmanship) năm 1947

Theo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#170 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 17:34

Những câu chuyện cảm động
Nguyễn Tất Thịnh
Học viện Hành chính Quốc gia
10:43' PM - Thứ bảy, 08/11/2014


Thưa các Bạn, xưa nay Xấu nhiều, Tốt hiếm… nhưng Tốt luôn được ca tụng mà hướng tới, nhân bản. Xấu bị bài xích, lắm tai họa mà đi đến tự tuyệt… Xung quanh chúng ta là gì, nhiều điều Tốt không dễ nhìn thấy, cũng bởi hoàn cảnh xấu mà khó cảm để thông được…Nhưng nếu bước chân chúng ta đi tới, mở lòng mình ra, Thiện Tâm hơn…hóa ra điều Tốt vốn ngự trị trong mình mà rồi vì thế sẽ gặp được…

Những truyện ngắn dưới đây vốn dĩ của người khác, nhưng tôi đọc được, nghe thấy, nhớ mãi, ngồi biên soạn lại thật ngắn, với văn phong của mình. Bởi vậy mạn phép Tác giả, thậm chí tôi đã như dồn những tình cảm của mình (bởi chính tôi trải qua với những con người và cảnh huống tương tự ), để chắt lọc hơn tinh thần của truyện và gửi đến các bạn… Ôi! Để Tốt cũng không khó lắm đâu ! Cần đến thái độ sống tích cực và vì nhau… có phải không nhỉ ?

Chuyện 1 : Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh ( Nguyên Tác: Chu Hải Lượng – TQ)

Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..

Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.

Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay. Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.

Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào… Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi : Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé. Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ… Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

Câu chuyện 2 : Con Vẹt Xanh (Nguyên tác: Thiệu Bảo Kiện – TQ)

Lưu Tư Kinh, là con trai duy nhất của bà mẹ quả phụ nghèo sống ở miền quê thưa người, xa lắc. Anh quyết chí lên thành phố mưu cầu tiến thân để sống tốt và giúp được mẹ già nơi quê nhà. Công việc và những lo toan chẳng bao giờ dứt… Lòng đầy nhớ thương, nhưng chẳng về mà thăm mẹ cho được, dù tháng nào anh cũng dành tiền gửi đều đặn về cho bà… Nhưng có lần trong thư mẹ anh gửi: Con trai ơi… đã quên mẹ rồi sao… Anh đọc thư mà nước mắt lã chã.

Rồi anh cũng đã tạm thu xếp mọi việc về quê thăm mẹ. Lòng tràn ngập hân hoan… Mẹ con lâu ngày gặp lại mừng mừng tủi tủi khôn xiết. Sờ nắn bờ vai con, người mẹ rưng rưng: Con ơi, mẹ nhớ con lắm…! Anh ôm lấy người mẹ dường như héo mòn đi qua năm tháng mà nhòa lệ: Mẹ ơi, con nhớ mẹ lắm…! Lần này con về mang cho mẹ Con Vẹt Xanh mua đắt tiền lắm, con đã nuôi dạy nó lâu… Khi con đi xa nó sẽ ở nhà bầu bạn với mẹ cho đỡ cô quạnh và mẹ cũng thấy con bên cạnh hàng ngày. Mẹ nghe chỉ bảo: Con tốn tiền đến vậy thật không thỏa đáng. Mẹ chỉ muốn thấy con hàng ngày… Anh bảo: Mẹ hãy kiên tâm, đến khi con tích lũy đủ tiền sẽ đón mẹ đi cùng.

Ở nhà được vài ngày, Lưu Tư Kinh chia tay mẹ lên đường trở lại thành phố, lại lao vào làm ăn, phấn đấu. Mẹ già ở nhà một bóng. Con Vẹt Xanh bên cạnh bà, thỉnh thoảng nó lại cất tiếng: Mẹ ơi, con Lưu Tư Kinh đây, con nhớ mẹ lắm… Mẹ ơi, mẹ vất vả quá, nghỉ tay một chút đi mẹ… Mẹ ơi mẹ khỏe mạnh nhé… Bà cảm thấy vui vẻ và ấm lòng hơn rất nhiều. Bà thương quý Con Vẹt Xanh vô cùng, tắm rửa, chăm sóc cho nó, trò chuyện hàng ngày như với con trai mình vậy.

Một năm, bà bị trọng bệnh, sau thời gian ngắn đã qua đời. Hàng xóm đã làm đám cho bà và tìm cách báo cho anh biết. Hẫng hụt, đau khổ, Lưu Tư Kinh dứt bỏ mọi công việc, ngay lập tức lên tàu xe trở về… Căn nhà trống không, vẫn còn mùi hương khói. Lọ tro của mẹ được đặt trên bàn hướng chính giữa. Anh nức nở thương xót mẹ và ân hận vô cùng đã không về chăm sóc và đưa được mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Mệt mỏi và suy sụp, anh ôm tấm ảnh mẹ vào lòng thiếp đi lúc nào không biết. Anh mơ thấy mẹ hiền đang ngôi khâu vá bên anh, mỉm cười, quạt cho anh ngủ, thoang thoảng bên tai anh tiếng nói: Con ơi, mẹ nhớ con lắm… Anh sung sướng muốn nhào vào ôm lấy mẹ! Choàng tỉnh, không có ai xung quanh cả, nhưng tiếng nói : Con ơi, con có khỏe không… Mẹ nhớ con lắm… vẫn từ như rất gần đây đấy vọng đến… Anh đi nhẹ gần đến ban công sát vườn. Tiếng nói phát ra từ đó. Dưới ánh nắng hoàng hôn cuối cùng chiếu qua kẽ lá. Anh nhận ra Con Vẹt Xanh đang đậu trên cành cây! Anh đỡ nó lên tay, nó lại hót : Con ơi, con khỏe không? Mẹ nhớ con lắm… Con Vẹt đã gầy và tả tơi đi quá nhiều. Lưu Tư Kinh ôm con Vẹt vào ngực mình nức nở: Mẹ ơi, con thương nhớ mẹ vô cùng…

Ôi! Mẹ anh trước khi qua đời đã mở lồng thả Vẹt Xanh ra. Nhưng nó đã sống bầu bạn bên cạnh bà bao ngày, dường như thấu được tình cảm của Bà mà không bay đi, vẫn ở lại căn nhà nghèo trống trải này như đợi Lưu Tư Kinh trở về mà nhắn nhủ lời yêu thương của Bà với anh ấy…

Câu chuyện 3 : Bát Mì cuối năm (Không rõ Nguyên Tác – Nhật Bản)

Người Nhật có phong tục đêm cuối năm, trước giờ Giao Thừa, thường cùng gia đình đến một quán mì ưa thích, mỗi người ăn một bát mì truyền thống để cùng nhau ôn cố tri tân.

21h đêm Giao Thừa, quán mì của ông bà Bắc Hải Đình đã hết khách, họ chuẩn bị đóng cửa, chuẩn bị cho lễ Tất Niên của nhà mình… Tiếng chuông gió trước của vang lên, ông ra mở cửa: Một người phụ nữ trung niên với hai cậu bé khoảng 10 và 7 tuổi, trông họ thật lam lũ, ngập ngừng xin phép bước vào. Sau khi xếp cho họ ngồi trước bàn, ông chủ quán chờ đợi. Người phụ nữ bối rối: Ông bà có thể cho ba mẹ con chúng tôi một bát mì được không? Hơi ngạc nhiên, nhưng ông nói vâng, và quay vào dặn bà làm một bát to hơn bình thường đưa lên cho họ. Ba mẹ con cùng chụm đầu vào ăn, xuýt xoa ngon lành. Đứa bé đang ăn ngẩng đầu nhìn mẹ hỏi: Mẹ ơi, liệu năm sau nhà ta có được ăn như thế này nữa không? Người mẹ nhẹ nhàng nói: chúng ta sẽ cùng cố gắng để được như thế nhé! Ăn xong họ lễ phép cảm ơn ra về. Ông bà chủ quán nhìn theo ái ngại...

Một năm qua đi rất nhanh... Lại đến sau 21h Giao Thừa sang năm, ông bà chủ quán dường đã quên, thì lại như năm trước Ba mẹ con líu ríu bước vào như để trốn cái lạnh cắt da bên ngoài. Trông họ tiều tụy hơn, và người mẹ lại xin được phục vụ một bát mì. Ông chủ quán vồn vã, rồi bước vào trong dặn bà làm ba bát mì. Bà phúc hậu nói: Ông ạ, hãy làm một bát như ý họ. Nhưng bà làm để đủ no và ấm lòng cho ba người. Họ ngồi vào chiếc bàn bình dị năm ngoái, ăn rất ngon, vui vẻ dặn dò nhau những việc phải nỗ lực hơn trong năm mới. Xong, người mẹ đứng lên cảm ơn, muốn trả thêm tiền cho bát mì đó, nhưng ông bà ân cần từ chối: Được ba mẹ con đến đây, và nếu quán chúng tôi như là nơi ba mẹ con có thể hưng phấn hơn cho những điều các vị cần cố gắng thì đã là điều thật quý hóa rồi...

Lại thêm một năm nữa. Ông Bà đã đặt lên tấm biển con giữ chỗ trên chiếc bàn đó trong quán, dành cho họ. Nhưng mãi sau 21h không thấy họ quay trở lại... Ông bà có cảm giác buồn trống vắng, khẽ bảo nhau đóng cửa hàng để chuẩn bị Tất Niên... Cứ như thế trong nhiều năm sau đã thành thông lệ, mọi khách hàng cũng biết chuyện mà cảm động, không ai ngồi vào chiếc bàn đó vào đêm Giao Thừa cả và ai cũng có ý vừa nhâm nhi bát mì vừa mong đợi Ba Mẹ Con trở lại…

Rồi lại một cái Tết nữa... Đã quá 21h ông bà chủ quán định nói lời cảm ơn cuối năm với mọi người đang còn trong quán thì tiếng chuông vang lên… Ông ra mở, mọi người nhìn ra theo. Ba người : một phụ nữ lịch lãm và 2 cậu thanh niên tuấn tú khỏe mạnh bước vào. Dường như quen thuộc, họ tiến đến chiếc bàn kia. Ông chủ khiêm nhường nhắc: Thưa, chỗ này đã được dành cho người khác ạ... Họ xin được ngồi ngay bàn sát bên. Ông chủ lễ độ chờ họ gọi. Người phụ nữ ngẩng lên: Xin cho ba chúng tôi Một Bát Mì… Trời ơi… Mọi người đều quay hết về phía họ: Phải chăng các vị là Ba Mẹ Con ngày xưa? Chúng tôi đã mong chờ các vị bấy lâu...

Dạ vâng, là chúng tôi ạ. Chồng và cha chúng tôi bị tai nạn qua đời đã lâu, để lại món nợ rất lớn, chúng tôi đã vô cùng khó khăn nên đã nhiều năm không còn khả năng được ăn mì Tất Niên nữa. Bây giờ mọi điều đã rất tốt đẹp, nên trở lại đây muốn được ăn bát mì như năm xưa, được hưởng tấm lòng của ông bà mà nhờ đó chúng tôi đã thêm được sự ấm lòng để cố gắng vượt qua… Tất cả tràn đầy xúc động đứng lên bước lại quây quần và cung kính cảm tạ lẫn nhau.

Sửa bởi pth77: 10/11/2014 - 17:35


Thanked by 1 Member:

#171 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 12/11/2014 - 11:15

Lời dạy của Đức Khổng Tử


Sưu tầm
12:53' PM - Thứ ba, 11/11/2014.


Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý,
hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người.
Hình hài của mẹ của cha
Trí khôn đời dạy, đói no tự mình
Sang hèn trong kiếp nhân sinh
Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi
Không hơn hãy cố gắng bằng người
Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh

Có chí thì ham học
Bất chí thì ham chơi
Trí khôn tạo nên người
Đức nhân tìm ra bạn
Thành đạt nhờ đức dày
Làm nên nhờ có thầy
Đủ đầy nhờ có bạn
Gái ngoan nhờ đức hạnh
Trai mạnh nhờ lực cường
Tươi đẹp lắm người thương
Lực cường nhiều kẻ mạnh
Dễ thích nghi thì sống
Biết năng động thì nên
Đủ tài trí làm nên
Đủ sức bền thì thắng
Biết mình khi hoạn nan
Hiểu bạn lúc gian nguy
Nghèo hèn bởi tự ti
Ngu si vì tự phụ
Tài đức cao hơn phú
Hạnh phúc đủ hơn giàu
Sống trung tín bền lâu
Tình nghĩa sâu hạnh phúc
Đủ tài thì đỡ cực
Đủ sức thì đỡ nghèo
Dốt nát hay làm theo
Hiểu biết nhiều thì lợi
Hỏng việc thì hấp tấp
Va vấp bởi vội vàng
Cảnh giác với lời khen
Bình tâm nghe lời trách
Quá nghiêm thì ít bạn
Dễ dãi bạn khinh nhờn
Không hứa hão là khôn
Không tin xằng ít vạ
Làm ơn đừng mong trả
Được ơn nhớ đừng quên
Nhu nhược bị ép trèn
Quá cương thì bị gãy
Cái quý thì khó thấy
Dễ lấy thường của tồi
Của rẻ là của ôi
Dùng người tội sinh vạ
Đẹp lòng hơn tốt mã
Nền nã hơn kiêu kì
Thận trọng từng bước đi
Xét suy khi hành động
Hiểu biết nhiều dễ sống
Luôn chủ động dễ thành
Thận trọng trước lợi danh
Giữ mình đừng buông thả
Tránh xa phường trí trá
Tai vạ bởi nể nang
Tài giỏi chớ khoe khoang
Giàu sang đừng kênh kiệu
Học bao nhiêu vẫn thiếu
Học bao nhiêu chẳng thừa
Nhân đức nhờ bán mua
Được thua không nản trí
Đủ đức tài bớt lụy
Đủ dũng khí chẳng hàng
Có vợ đảm thì sang
Có bạn vàng thì quý
Đói nghèo vì bệnh sĩ
Quẫn trí dễ làm liều
Tỉnh táo với tình yêu
Biết điều khi yếu thế
Lo việc nhà chớ kể
Ân nghĩa chớ đếm đong
Người phúc lộc nhờ nguồn
Sống bất nghĩa tai ương
Sống bất lương tù ngục
Phải cầu xin là nhục
Phải khuất phục là hèn
Hay đố kị nhỏ nhen
Hay ép trèn độc ác
Lắm gian truân càng sáng
Nhiều hoạn nạn càng tinh
Với mình phải nghiêm minh
Với chúng sinh thân ái
Đang thắng phòng khi bại
Gặt hái phòng mất mùa
Thói quen thường khó chừa
Say sưa thường khó tỉnh
Sống ỉ lại ăn sẵn
Dễ bạc phân tán mình
Sống dựa dẫm ngu đần
Sống bất cần phá sản
Hay đua đòi hoạn nạn
Quá nể bạn tai ương
Gia đình trọng yêu thương
Sống nhịn nhường hỉ hả
Thiếu tình thương man trá
Gắn vàng đá cũng tan
Biết dạy dỗ con ngoan
Chịu bảo ban con giỏi
Tinh khôn nhờ học hỏi
Cứng cỏi nhờ luyện rèn
Sống vì nhau dễ bền
Sống vì tiền đổ vỡ
Rèn con từ mới nở
Khuyên vợ lúc mới về
Muốn hiểu cần lắng nghe
kh*n n*n quên mẹ cha
Tốt đẹp hãy bày ra
Xấu xa nên đậy lại
Có ích thì tồn tại
Có hại thì diệt vong
Nhiều tham vọng long đong
Lắm ước mong lận đận
Hay vội vàng hối hận
Quá cẩn thận lỗi thời
Biết được người là sáng
Hiểu được bạn là khôn
Khiêm tốn là tự tôn
Kiêu căng là tự sát
Hứa trước thì khó đạt
Hèn nhát thì khó thành
Thù hận bởi lợi danh
Tranh giành vì chức vị
Giàu sang hay đố kị
Tài trí sinh ghét ghen
Tham giàu thì cuồng điên
Tham quyền thì độc ác
Vì tiền thì dễ bạc
Vì tình nghĩa bền lâu
Người hiểu nói trọn câu
Người dốt tâu phách lối
Có quyền thì hám lợi
Có tội thường xum xoe
Khờ dại hay bị lừa
Nó bừa hay vạ miệng
Đa ngôn thì tai tiếng
Ngậm miệng dễ được tin
Hám lợi hay cầu xin
Hám quyền hay xu nịnh
Thật thà hay oan trái
Thẳng thắn hay bị hại
Thông thái hay bị ngờ
Chiều con quá con hư
Tiền của dư con hỏng
Giàu mạnh thường thao túng
Nghèo vụng dễ theo đuôi
Người tài giỏi khó chơi
Kẻ trây lười khó bảo
Thành tâm thì đắc đạo
Mạnh bạo việc dễ thành
Quân tử thì trọng danh
Tiểu nhân thì trọng lợi
Bất tài hay đòi hỏi
Lộc lõi khó khiêm nhường
Tình nghĩa thường khó quên
Nợ nhân duyên khó trả
Khó thuần phục kẻ sĩ
Khó phòng bị tướng tài
Biết chấp nhận thảnh thơi
Hay hận đời đau khổ
Của quý thì khó giữ
Con cầu tự khó nuôi
Nhà dư của hiếm hoi
Nhà lắm người bạc cạn
Khó gần người quá sạch
Vắng khách tại quá nghèo
Dễ nổi danh kị hiền
Dễ kiếm tiền khó giữ
Kiếp người là duyên nợ
Lành vỡ lẽ thường tình
Bại thành từ lực trí
Thời gian đừng uổng phí
Biết suy nghĩ sâu xa.

Nguồn: Sưu tầm

Thanked by 3 Members:

#172 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 20/11/2014 - 16:01

KHỔNG TỬ CƯỜI TRONG GIAN KHỔ

Đăng lúc 14/06/2014 12:50 Trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

|

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Khổng Tử là người nước Lỗ vào cuối đời Xuân Thu, ông là nhà tư tưởng lớn, nhà chính trị, nhà giáo dục, người mở đầu học phái Nho gia của Trung Quốc cổ đại.

Từ sau đời Hán, học thuyết của ông đã trở thành tư tưởng thống trị Trung Quốc hơn hai nghìn năm, ông cũng được tầng lớp thống trị tôn là bậc thánh, gọi là “chí thánh tiên sư”. Nhưng ở đời Hán, do tư tưởng sấm vĩ mê tín thịnh hành, hình tượng Khổng Tử bị biến dạng, thần thánh hóa, trở nên xa lạ, chỉ biết dạy dỗ người đời. Khổng Tử mà đời sau tôn sùng chỉ là Khổng Tử giả, là ông thánh mượn danh nghĩa Khổng Tử. Nghiên cứu về Khổng Tử tư liệu đáng tin cậy nhất là cuốn “Luận ngữ”. Chúng ta có thể thấy ông là người rất có óc hài hước.

Khổng Tử xuất thân nghèo khổ, tuy học đủ thi thư nhưng không được trọng dụng, đến khi ngoài 50 tuổi mới làm Tể tướng ở nước Lỗ. Chỉ sau một thời gian, uy tín và sức mạnh của nước Lỗ được nâng cao. Nước Tề là láng giềng ở phương bắc, thực lực mạnh hơn nước Lỗ. Vua tôi nước Tề thấy nước Lỗ quật khởi vô cùng lo sợ. Họ lợi dụng vua Lỗ là Lỗ Định Công háo sắc, dùng kế mỹ nhân để chia rẽ Lỗ Định Công và Khổng Tử. Lỗ Định Công thấy nước Tề dâng cho mình 80 người con gái đẹp tuyệt sắc, không còn thiết đến việc gì, suốt ngày vui chơi say mê với những người đẹp, quên hết cả việc thiết triều, lại còn tránh không gặp Khổng Tử.

Lỗ Định Công cứ phóng đãng như thế, các học trò đều khuyên Khổng Tử từ chức. Khổng Tử còn muốn đợi qua kỳ tế lễ. Quy định vốn có lúc ấy, thịt sau khi tế lễ vua sẽ trân trọng chia cho các đại thần, nếu Lỗ Định Công còn coi trọng việc này có lẽ còn có thể khuyên ông ta trở thành một ông vua tốt. Sau khi tế lễ, Khổng Tử về tới nhà, ngóng đợi vua cho thịt tế lễ nhưng cuối cùng chẳng thấy gì.

Khổng Tử không cầm được nước mắt, bỏ chức quan, cùng học trò dời thành ra đi.

Lòng ông nặng trĩu, đầy tiếc nuối. Cùng với đám học trò trung thành suốt 14 năm, ông đi chu du các nước.

Đầu tiên, Khổng Tử đến nước Vệ. Vua nước Vệ cư xử không lễ độ. lại còn bị bọn gian tế nước Lỗ theo dõi, Khổng Tử đành bỏ đi. Bản thân ông ngồi trên một cái xe trâu, các đệ tử phần lớn đều đi bộ, khi đi chưa tới cổng thành phía đông, nhiều đệ tử đã bị lạc.

Tử Cống, một đệ tử bị lạc, vì vội tìm thầy, bèn hỏi một người. Người ấy nói có thấy Khổng Tử, cười ha hả tả lại, còn châm biếm “trông nhếch nhác, thảm hại, giống như con chó nhà có tang, đó là thầy của anh có phải không?”

Tử Cống nghe những lời này, biết đó chính là Khổng Tử, liền vội đi tới cửa phía đông, tìm thấy Khổng Tử, đem chuyện vừa rồi nói với ông. Khổng Tử nghe nói, cũng không giận, còn cười mà đáp:

- Tướng mạo của một con người không đủ để đánh giá. Nói ta giống như con chó nhà có tang không sai tí nào, không sai tí nào.

-Chuyến đi của Khổng Tử phong trần, mệt mỏi, đến gần kinh đô của nước Tống. Khổng Tử từ xa nhìn thấy một cây cao lớn ngất trời, dáng thẳng đẹp đẽ, trong lòng vô cùng vui sướng. Đi đến gần lại thấy một bãi cỏ xanh tốt, liền bảo học trò dừng lại diễn tập lễ nghi. Một người nhìn thấy, đi vào thành báo cáo việc này. Đại tư mã Hoàn của nước Tống vốn không thích học thuyết của Khổng Tử, nghe tin nổi giận:

- Khổng lão thật hai lần không biết điều. Cho ông ta đi qua đã là rộng lượng lắm rồi, ông ta còn dám xuất hiện trước mắt ta, tất phải chết!

Vì thế cho một đội lính mang theo chiến xa, nhanh chóng ra khỏi thành. Khi đến dưới cây to, Khổng Tử và học trò đã đi rồi, trên đất chỉ thấy còn đầy dấu chân. Đại tư mã Hoàn thét lên như dã thú:

- Xóa ngay những dấu chân của Khổng lão cho ta. Sau khi dấu chân đã được xóa, Đại tư mã Hoàn vẫn chưa hả giận, lệnh cho người chặt cây đại thụ mới hung hổ trở về. Người có lòng tốt ở nước Tống khuyên Khổng Tử đi mau, ông vẫn vô cùng bình tĩnh, thản nhiên nói:

- Trời cao còn đem đức lớn gửi gắm cho ta, tên Hoàn mỗ lỗ mãng ấy liệu làm gì nổi ta?

Khổng Tử về đến nước Trần, tạm thời yên ổn. Nước Trần là một nước nhỏ, nằm giữa ba nước lớn Tấn, Sở và Ngô. Khi nước lớn có tranh chấp, thường mượn nước Trần làm chiến trường. Kinh đô nước Trần hầu như không có ngày nào không bị giới nghiêm. Khổng Tử không ở được, bèn cùng học trò đến nước Thái tương đối yên ổn. Nước Thái rất gần nước Sở, Khổng Tử và học trò rất vui, nói:

- Vua Sở là một ông vua hiền, nước Sở lại là một nước giàu mạnh vào bậc nhất trong thiên hạ, lần này có thể có đất dụng võ rồi!

Nói rồi bèn thu xếp hành lý đi đến nước Sở. Các đại phu nước Thái và nước Trần bình thường ý kiến không phù hợp với Khổng Tử, thấy ông đến nước Sở chỉ sợ không có lợi cho bản thân mình, bèn cùng nhau mang quân, bao vây Khổng Tử và cả bọn. Khổng Tử và các học trò gặp nguy ngoài cánh đồng, phía trước không có làng mạc, phía sau chẳng có phố xá, tất cả chịu đói 7 ngày, không ít đệ tử đói tới mức phải bò trên mặt đất, chỉ có Khổng Tử vẫn kiên trì giảng giải cho các học trò, gảy đàn ca hát. Lúc đó, Tử Lộ bĩu môi, hỏi Khổng Tử:

- Tiên sinh có phải là người quân tử không? Người quân tử sao có thể khổ sở giữa cánh đồng như thế này?

Khổng Tử cười, trả lời:

- Quân tử, tiểu nhân đều có thể khổ sở, chỉ có người quân tử gặp cảnh cùng khốn không dao động, kẻ tiểu nhân khi gặp cảnh cùng khốn thì mất khí tiết, việc xấu gì cũng đều từ đó mà ra.

Vua Sở được tin, vội cho quân đến cứu, Khổng Tử mới thoát khỏi được cảnh khốn cùng.

Đến nước Sở, vua Sở nghe lời gièm pha, chỉ nuôi chứ không cho Khổng Tử cơ hội để thi thố tài năng. Một hôm, Khổng Tử ngồi trên xe đi chơi loanh quanh trên đường phố ở kinh đô nước Sở, thấy một người có thần thái khác thường, phiêu diêu trên đường, vừa đi vừa hát. Nghe ông ta hát rằng:

- Phượng hoàng, phượng hoàng ở đâu? Lưu lạc đến nay thật đau xót?

Việc trong quá khứ để trong quá khứ, việc trong tương lai phải đuổi theo…

Ca từ tác động sâu sắc đến Khổng Tử khiến ông như đờ đẫn, Để cho người ấy đi rất xa, ông mới hỏi người qua đường:

- Người mới đi qua là ai thế?

Người đi đường trả lời:

- Ông ta là Tiếp Hưng, đại học giả của nước Sở.

Khổng Tử ân hận, giậm chân, nói:

- Sao ta lại không nghĩ đến việc xuống xe thỉnh giáo ông ấy.

Khổng Tử đem chuyện này nói với học trò:

- Ta thấy trong lời ca của tiên sinh Tiếp Hưng có ý nghĩa rất sâu sắc. Chúng ta phải trở về thôi!

Toàn tâm toàn ý lập nên sự nghiệp bằng con đường chính trị, năm gần 70 tuổi, Khổng Tử mới cùng mấy người cùng trở về quê nhà. Mở cửa ra, chỉ thấy sách vở đầy nhà đều bị biến thành bụi đất. Lòng ông bỗng sáng lên, ông cười, nói:

- Công danh không thành, còn có thể thành người, công việc của ta không phải là đây sao?

Từ đó, ông bắt tay vào công việc học thuật đại quy mô, biên tập “Thư”, “Thi”, khảo chứng “Lễ”, “Nhạc”, giải thích “Dịch lý”, soạn “Xuân Thu”.

Sự nỗ lực của ông đã để lại cho hậu thế hệ thống kinh điển của Nho gia.

theo: onggiaolang.com

Thanked by 1 Member:

#173 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 24/11/2014 - 15:13

Thông tin tham khảo:
- Kho sách xưa hữu ích:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#174 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 29/11/2014 - 18:14

Một gam kinh nghiệm hơn một tấn lý thuyết

Bùi Văn Nam Sơn
Thứ năm, 27 Tháng 11 2014 07:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


John Dewey [1859 - 1952]


Trong tác phẩm nổi tiếng "Dân chủ và giáo dục" (bản tiếng Việt của Phạm Anh Tuấn, NXB Tri Thức, 2008, 2010, 2012), John Dewey có câu viết nổi tiếng không kém: "Một gam kinh nghiệm tốt hơn một tấn lý thuyết, đơn giản chỉ vì lý thuyết chỉ có ý nghĩa sống động và kiểm tra được ở trong kinh nghiệm. Kinh nghiệm, dù khiêm tốn nhất, cũng có thể sản sinh và chống đỡ cho lý thuyết, còn lý thuyết mà không liên hệ với kinh nghiệm thì không thể xác định và nắm bắt như là lý thuyết. Nó dễ trở thành công thức, thành khẩu hiệu đầu môi, khiến tư duy và "lý thuyết" đích thực trở nên không cần thiết và không thể có được".

Việc nhấn mạnh đến "kinh nghiệm", và cùng với nó, là "hành động" không phải là điều mới mẻ. Đông hay Tây đều thấy mối quan hệ giữa "tri" và "hành". Từ thời cổ đại, triết học Tây phương chẳng từng quan tâm đến "hành động" (vita activa) đó sao? Vậy, quan niệm của Dewey, nhà triết học giáo dục hàng đầu của nước Mỹ, có gì thật sự mới mẻ để ta không hiểu nhầm "triết thuyết dụng hành" (pragmatism) của ông là một thuyết "thực dụng" thô thiển, nông cạn? Trong khuôn khổ giới hạn vốn có, ta sẽ thử tìm hiểu triết thuyết giáo dục của Dewey qua một số câu hỏi: Dewey là ai? Giáo dục là gì? Trường học là gì? Nội dung của giáo dục là gì? Đâu là bản chất của phương pháp giáo dục? và sau cùng, nhà trường đóng góp gì cho sự tiến bộ xã hội?

DEWEY: MỘT CUỘC ĐỜI RẤT DÀI...

Với tuổi thọ đến 93, Dewey (1859-1952) quả thật có một cuộc đời đầy kinh lịch. Và còn đầy sinh lực nữa: vợ mất sớm (từ năm 1927), ông lấy bà vợ thứ hai khi mới... 87 xuân xanh! Sức viết còn khủng khiếp hơn nữa: toàn tập gồm 37 tập! Đời ông trải qua hầu như toàn bộ lịch sử đầy biến cố của Hoa kỳ và thế giới hiện đại: cuộc nội chiến Nam Bắc (1861-64), cuộc đại suy thoái những năm 20 của thế kỷ 20, hai cuộc thế chiến, sự bùng nổ của kinh tế sau 1945, đưa nước Mỹ lên hàng cường quốc thế giới, chứng kiến những tiến bộ vượt bậc về khoa học, công nghệ: xe hơi, máy bay, bom hạt nhân, sản xuất hàng loạt trên băng chuyền... Tất cả củng cố lòng tin vào kho kinh nghiệm phong phú và đa dạng của thế giới, nhất là về khả năng kiểm soát và thao túng thế giới và xã hội.

Từ năm 1844, sau khi tốt nghiệp đại học Johns Hopkins với luận văn về triết học Kant, ông bắt đầu giảng dạy tại đại học Michigan, rồi 10 năm sau, về đại học Chicago. Chính thời kỳ ở Chicago, ông thay đổi nhiều về nhận thức triết học, thiên về phái duy nghiệm, từ đó phát triển lý thuyết dụng hành và công cụ luận về việc truy tìm nhận thức và chân lý. Ông có cơ hội biến lý thuyết giáo dục thành thực hành: lãnh đạo "Viện Giáo dục" và "Trường thực nghiệm giáo dục" nổi tiếng thuộc đại học Chicago trong thời gian dài. Năm 1904, ông chuyển về đại học Columbia ở New York, tiếp tục giảng dạy triết học cho đến khi về hưu vào năm 1931.

Là một trong những nhà triết học giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20, ông còn là người đại diện chính danh nhất cho trào lưu khai phóng và dân chủ hóa nền giáo dục trường ốc. Có lẽ chính cuộc đời giàu trải nghiệm về những sự đổi thay nhanh chóng, sôi động, không chút trì trệ của thế giới chung quanh, nhất là ở nước Mỹ quê hương ông, đã giúp ông hoài nghi và phê phán những cao vọng đi tìm "những chân lý vĩnh cửu và bất biến" của triết học truyền thống. Nhan đề vài tác phẩm của ông: "Đi tìm sự xác tín (1919)", "Đổi mới triết học (1920)" phần nào nói lên điều ấy. Theo ông, nhiệm vụ của triết học là phải mang lại phương pháp để suy nghĩ và giải quyết những "vấn đề" (thực sự) của con người. Tức phải làm rõ, phê phán và xác định lại những giá trị và niềm tin của xã hội, nhằm giải quyết những vấn đề và xung đột nảy sinh trong những thời kỳ có sự biến động văn hóa. Ông triệt để đề cao "thực học", chống lại "hư học"! Từ triết học giáo dục sang triết học chính trị một cách nhất quán: đi tìm những "giải pháp" cho những vấn đề nội tại của nền dân chủ-tự do đương đại, cũng như tái tạo lý thuyết dân chủ cho phù hợp với những biến chuyển của thời đại.

GIÁO DỤC LÀ GÌ ?

Giáo dục - độc lập với mọi ý định - là "một sự không ngừng mở rộng kinh nghiệm". Nơi để thực hành và mở rộng kinh nghiệm, theo Dewey, là:

05]- thực tiễn hàng ngày trong từng hoàn cảnh,

05]- thực tiễn nghiên cứu khoa học, và

05]- thực tiễn giáo dục (sư phạm-văn hóa-chính trị...).


Theo nghĩa đó, "giáo dục" không khác với "văn hóa", vì "văn hóa là khả thể thay đổi ý nghĩa, là mở rộng và cải thiện phạm vi của việc nắm bắt ý nghĩa". Ở đây, không hề có điểm kết thúc hay mục đích sau cùng, mà chỉ có sự không ngừng mở rộng, dị biệt hóa, rồi tiếp tục mở rộng và dị biệt hóa, nói khác đi, chỉ có sự "tăng trưởng". "Vì trong thực tế không có cái gì để sự tăng trưởng bấu víu cả, ngoại trừ việc tiếp tục tăng trưởng, nên khái niệm giáo dục cũng không phục tùng một khái niệm nào khác, ngoại trừ việc tiếp tục giáo duc". Tại sao thế? Ông trả lời giản dị: vì đó là "sự kiện nhân học hiển nhiên của việc tiếp nối và đan xen các thế hệ: "người này mất đi, người kia sinh ra, tạo nên sự đổi mới liên tục những tế bào xã hội, với sự trao truyền tập quán và ý tưởng".

Từ đó, dễ dàng nhận thấy trẻ em là một sinh thể năng động, thu thập kiến thức, kỹ năng, cách ứng xử để sử dụng trong tương lai, nhờ sự tương tác với môi trường sống chung quanh. Vậy, trẻ em và môi trường sống là hai cực mà giáo dục phải tìm cách nối liền. Ông gọi đó là "cực tâm lý" và "cực xã hội". Cực tâm lý là "bản năng" (nhu cầu, lợi ích, năng lực do bản tính tự nhiên mang lại), là nền tảng của giáo dục; cực kia là trình độ "văn hóa" đương thời (thành tựu và di sản văn minh, cung cách ứng xử tích lũy từ bao đời) như là thành trì ngăn ngừa việc "rơi trở lại sự dã man".

Hai cực ấy quan hệ với nhau như thế nào? Đóng góp nổi bật của Dewey ở đây là tránh cả hai lập trường cực đoan. Theo ông, giáo dục "truyền thống" đặt văn hóa lên trên đứa trẻ, xem đứa trẻ là kẻ thụ nhận, chứ không phải người cùng tham dự. Cực kia cũng "sai lầm" không kém. Nhân danh giáo dục "mới", "tiến bộ", đặt đứa trẻ lên trên văn hóa, chú tâm vào những kinh nghiệm giới hạn của đứa bé, thay vì hướng vào hậu cảnh và chân trời rông rãi của văn hóa, vốn cần thiết để hiểu thế giới và hoạt động hiệu quả. Sau khi phê bình cả hai chủ trương cực đoan, Dewey đề xướng giải pháp tổng hợp: hãy từ bỏ việc "đặt trên" và "đặt dưới", thay vào bằng hình ảnh của sự "liên tục", trong đó đứa bé là khởi điểm và văn hóa là đích đến của giáo dục. Việc "diễn giải" các nhu cầu của trẻ em và hoán chuyển chúng thành những yêu cầu xã hội là nhiệm vụ cao quý nhất, đồng thời cũng là khó khăn nhất mà thầy cô giáo và phụ huynh phải thực hiện.

Dewey không bao giờ tự nhận mình là "tiến bộ" theo nghĩa "lấy trẻ em làm trung tâm", vì ông có quan niệm khác về nhà trường! Ông muốn vượt qua sự "nhị nguyên" giữa "cũ" và "mới", giữa "truyền thống" và "tiến bộ", như ta sẽ thấy./.

Bài đã đăng Người Đô Thị, Bộ mới, số 31, 27.11.2014. Bản tác giả gửi VHNA

Thanked by 1 Member:

#175 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 29/11/2014 - 18:43

Kẻ chiến thắng



Lê Trung Cang
07:59' AM - Thứ năm, 27/11/2014


Vào thời võ sĩ Đạo tại Nhật, có một kiếm khách nổi tiếng với đường kiếm tuyệt luân của mình. Ngoài ra, Ông còn có tài đánh cờ thuộc hàng thượng thặng.

Sau một quãng đời tung hoành ngang dọc trong chốn giang hồ, vị kiếm khách này đã ngộ ra lý Thiền nên đã “rửa tay gác kiếm”, khoác áo tu hành.

Qua nhiều năm dài tu hành tinh tấn, Ông đã trở thành một Thiền Sư được nhiều người biết đến về đạo hạnh. Trong suốt thời gian đó, Ông cũng đã đem hết tâm huyết ra để nâng khả năng về Kiếm và Cờ của Ông lên hàng Kiếm Đạo và Kỳ Đạo. Vì vậy, tên tuổi của Ông ngày càng thêm lừng lẫy.

Nhiều người đã đến xin học đạo với Ông và do đó Ông đã có nhiều môn đệ.

Một ngày kia, có một chàng thanh niên đến ra mắt Ông để xin theo học Đạo. Vị Thiền Sư đã nhìn kỷ chàng thanh niên và nói :

- Ta chỉ nhận làm đệ tử những ai có đạo hạnh cao hoặc có khả năng khá về Kiếm hoặc Cờ. Ngươi tự xét thấy có khả năng nào trong các thứ ấy để có thể được ta thu nhận đây?

Sau một thoáng suy nghĩ, chàng thanh niên vội đáp :

- Con có khả năng chơi Cờ; mặc dù không phải là hạng cao thủ nhưng con cũng đã từng hạ nhiều tay chơi Cờ giỏi có hạng.

Liền đấy vị Thiền Sư lại hỏi :

- Vậy, bây giờ ngươi có muốn thi đấu về Cờ không?

- Dạ, thưa ! Con muốn thử. - Chàng thanh niên đáp.

Nghe vậy, vị Thiền sư vội đi vào phía sau Thiền viện và trong khoảnh khắc lại trở ra với một thiền sinh. Đó là một nhà sư đã có tuổi vẻ mặt hiền lành, phúc hậu và là một trong những thiền sinh rất giỏi về Cờ trong Thiền viện.

Sau khi giới thiệu thiền sinh này với chàng thanh niên để thi đấu với nhau, ông đã nghiêm nghị nói :

- Trước khi bắt đầu cuộc đấu, Ta cần phải nói rõ: đây sẽ là một ván cờ “sinh tử”, người thua cuộc sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của ta. Các ngươi có đồng ý nguyên tắc này không?

Cả hai đều tỏ vẻ đồng ý và ngồi xuống chiếc bàn có đặt sẵn bàn cờ để bắt đầu thi đấu, trong khi vị Thiền sư đặt thanh kiếm trên chiếc bàn nhỏ trước mặt rồi ngồi xuống chiếc ghế cạnh bên để giám sát cuộc đấu.
Thoạt tiên, khi bắt đầu cuộc đấu cả hai đều rất thận trọng khi đi cờ như để dò ý và tìm hiểu về khả năng cũng như lối chơi cờ của đối phương.
Khoảng một lúc sau, với những bước vững chắc về thủ và linh động về công vị thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào trạng thái bị động, phải lui về thế thủ. Chàng thanh niên đã tỏ ra bối rối trước sự tiến công dũng mãnh của đối phương.

Chàng thanh niên bỗng đâm ra lo ngại là sẽ bị thua cuộc và mất dịp được theo học Đạo mà còn bị mất mạng nửa. Do đó, chàng ta cố vận dụng trí óc để moi ra từ ký ức những thế cờ đã từng đánh và từng học được trước đây để mong chận bớt những nước cờ tấn công rất hiệu lực của đối phương. Nhưng chàng ta chẳng nhớ ra được điều gì có thể xử dụng để thay đổi tình thế.

Trong cơn lo lắng miên man, bất chợt chàng có ý nghĩ: hay là xử dụng những nước cờ “liều”, biết đâu sẽ chẳng có kết quả tốt. Nghĩ xong chàng liền áp dụng ngay.

Đang ở trong thế thủ, bỗng bất thình lình chàng vùng lên tấn công quyết liệt. Những nước cờ “liều mạng” của chàng vừa đánh ra chẳng có một quy tắc căn bản nào cả, chỉ toàn là những nước cờ “thí” không ai dám sử dụng hay nghĩ đến trong khi chơi Cờ, nhất là trong một ván cờ sinh tử như thế này.

Chỉ trong vài nước, thế cờ liều đột nhiên có kết quả. Nước cờ đang ở vào thế thủ bỗng chuyển sang thành thế công, bắt buộc đối thủ phải lui về chống đỡ. Người thiền sinh cao cờ giờ đây bị đưa vào thế bị động vì những bước đi cờ lạ lùng, kỳ dị không thể tiên đoán được của chàng thanh niên liều mạng này.

Chàng thanh niên đang ở vào thế “thượng phong”, chàng tấn công tới tấp để mong chiến thắng.

Trong lúc hăng say để đạt chiến thắng đó, từ trong nội tâm của chàng bỗng nổi lên ý nghĩ: “Hôm nay, đến nơi này để xin học Đạo, phải đánh ván Cờ “sinh tử” để được nhập môn, rồi trong lúc nguy khốn vì bị tấn công dồn dập đã phải dùng thế cờ “liều mạng” để chuyển bại thành thắng, đưa đối phương vào thế thúc thủ. Trong chốc lát đây ván cờ sẽ kết thúc, người thiền sinh phúc hậu kia sẽ phải chết dưới lưỡi kiếm của Thầy. Người Thiền sinh đã mất gần suốt cuộc đời để học Đạo, tu hành tinh tấn, có được đạo hạnh cao; nay lại phải trở thành “cây thước” để đo tài người đến xin học Đạo, để rồi phải bỏ mạng vì kết quả của ván cờ. Thật là oan uổng...”

Trong khi những ý niệm đó hiện ra và đưa chàng thanh niên vào suy tư thì nước cờ của chàng đang đi bỗng nhiên có vẻ chậm lại và mất phần kiến hiệu. Và vì vậy, chỉ trong năm, ba nước cờ nguời thiền sinh đã tiến dần đến thế quân bình, rồi trong khoảnh khắc đã nắm lại được thế chủ động. Bây giờ đến lượt chàng thanh niên mất thế “thượng phong”.

Chỉ thêm vài nước, người thiền sinh đã đưa chàng thanh niên vào thế gần như không có lối thoát. Nhưng bất chợt, đột nhiên thế cờ của người thiền sinh bỗng như chậm lại và có vẻ hòa hoãn, ngập ngừng trong khi thế cờ của chàng thanh niên lại có phần chần chừ, bất định. Do đó, ván cờ đang ở vào giai đoạn sắp kết thúc bỗng nhiên như dừng hẳn lại.

Nhưng cuối cùng, dù muốn dù không, ván Cờ cũng phải đi đến chỗ kết thúc. Vì vậy, người thiền sinh nhân hậu kia bắt buộc phải ra tay hạ thủ để kết thúc ván Cờ. Thế thắng, bại đã bày đã hiện bày ra trước mắt.
Đột nhiên, vị Thiền Sư bỗng vụt đứng phắt dậy, hét lên một tiếng thật to và rút kiếm ra khỏi vỏ. Mũi kiếm được chĩa ngay vào đỉnh đầu của chàng thanh niên. Nghe tiếng hét của Sư phụ, người thiền sinh vội cúi đầu, chấp tay niệm Phật.

Với một đường kiếm tuyệt luân và thần tốc không thể ngờ được, thoáng một cái lưỡi kiếm của vị Thiền sư đã cạo nhẵn mái tóc trên đỉnh đầu của chàng thanh niên. Giờ đây, trông chàng thanh niên chẳng khác nào một người vừa được “thí phát” để “quy y”.

Và vị Thiền sư đã cất tiếng nói với chàng thanh niên:

- “Hôm nay, ta chính thức nhận con làm môn đệ “.

*
* *

Ván Cờ đã kết thúc trước khi nước cờ cuối cùng được đánh ra để quyết định việc thắng bại mà chiến thắng đang nằm trong tay của vị Thiền sinh nhân hậu.

Chàng thanh niên với một lòng dốc tâm học Đạo đã can đảm nhận cuộc thi đấu với một đấu thủ mà chàng thừa biết là tài nghệ sẽ cao hơn mình. Mặc dù, không có khả năng chơi Cờ ngang hàng với người thiền sinh kia, nhưng nhờ có căn cơ lanh lợi, kinh nghiệm từng trải nên chàng thanh niên đã chuyển nuớc cờ từ thế “hạ” lên thế “thượng phong” và đoạt nhiều thuận lợi đưa đến chiến thắng.

Cũng như người thiền sinh, chàng thanh niên cũng có tính nhân hậu và lòng từ bi nên đã không nhân cơ hội thuận lợi để tiến lên đoạt chiến thắng, thỏa mãn ước vọng của mình và đưa người vào chỗ chết.

Là một bậc Thầy về Kiếm và Cờ, vị Thiền sư trong khi ngồi giám sát cuộc thi đấu đã thấy và hiểu rỏ khả năng và lối chơi Cờ của đôi bên. Ngoài ra, là một Thiền sư đắc đạo, Ông đã đọc được từng tâm niệm khởi nghĩ cũa hai kẻ ngồi trước mặt, nên hiểu được tánh ý và đức hạnh của người môn đệ của mình và thấy rõ tâm hạnh của người thanh niên xa lạ kia và sau cùng Ông đã đi đến quyết định.

Dưới mắt vị Thiền sư: ván cờ đang sắp sửa được kết thúc mà phần thắng lợi đang nghiêng về phía người thiền sinh, môn đệ của Ông, nhưng chàng thanh niên lại là kẻ chiến thắng.

Chàng trở thành kẻ chiến thắng vì đã đánh bại được cái ước vọng nhiều tham muốn và lòng háo thắng của chính mình, dẹp bỏ được cái “ngã” riêng tư để nghĩ đến người mà không màng đến sự an nguy của chính bản thân. Chàng đã tự chiến thắng mình bằng lòng nhân ái.

Chàng thực sự là một kẻ chiến thắng trong một chiến công vô cùng oanh liệt và quả cảm đúng như lời dạy của Đức Phật: “Chiến thắng oanh liệt và dũng cảm nhất mà không gây đổ máu và thù hận là tự chiến thắng bản thân mình”.

Chàng thanh niên thật vô cùng xứng đáng được thu nhận để bái sư học Đạo và có cơ duyên để trở thành huynh đệ với người thiền sinh nhân hậu kia.

Thanked by 1 Member:

#176 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 09/12/2014 - 00:24

CUỘC HỘI KIẾN GIỮA ĐẶC SỨ MỸ THOMAS JEFFERSON
VÀ HOÀNG TỬ CẢNH TẠI PARIS NĂM 1787


*****
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam cách nay 14 năm, vào ngày 17.11.2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã có buổi nói chuyện với các sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong cuộc gặp gỡ đó, ông Clinton tiết lộ một chi tiết thú vị về Thomas Jefferson, vị tổng thống thứ ba của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ, khi còn là một đặc sứ, đã từng đưa các giống lúa của VN về trồng ở trang trại của ông ở Virginia. Tiếc rằng điều tiết lộ của ông Clinton chỉ mới đúng 50% sự thật, vì dù muốn đến đâu thì cuối cùng ông Jefferson cũng đã không có được giống lúa của Đại Việt để về trồng ở Virginia. Ngoài ra, ông Clinton đã không nói đến một sự kiện còn thú vị hơn nữa, đó là từng có một cuộc gặp gỡ giữa Jefferson với một ông hoàng Á Đông mới 7 tuổi: hoàng tử Cảnh, con trai chúa Nguyễn Ánh, đang làm con tin ở Paris.

******

Khi còn làm Đặc sứ Mỹ tại Pháp,Thomas Jefferson có một đam mê kỳ lạ, đó là tìm hiểu các giống lúa nhiệt đới của phương Đông qua tư liệu và tìm cách xin đưa về trồng trên đất Mỹ nhằm thay thế những giống lúa bản địa đã thoái hóa. Một ngày nọ, ông đọc được tập sách Voyages d’un Philosophe (Hành trình của một nhà hiền triết) viết về chuyến đi của Pierre Poivre, một thương nhân làm việc cho công ty Đông Ấn (Compagnie française des Indes orientales), đến xứ Đàng trong của Đại Việt năm 1749, thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Trong chuyến đi này, Poivre chuyển đến chúa Nguyễn một văn thư của công ty Đông Ấn xin cho các thương nhân Pháp được phép buôn bán ở Đàng trong, đồng thời đề nghị hai bên ký kết một thương ước. Pierre Poivre vốn là một nhà buôn tinh ranh và xảo quyệt. Ông ta khảo sát tình hình Đàng trong lúc bấy giờ và đề nghị được đổi những đồng tiền Mễ Tây Cơ (Mexico) mang theo lấy những tiền bằng đồng vừa bị chính quyền Đại Việt thải ra để thay bằng những đồng tiền đúc bằng hợp kim xấu. Vụ đổi chác này dẫn đến một mâu thuẫn quyền lợi giữa Poivre và Trương Phúc Loan, cậu Võ vương, đang giữ chức Ngoại tả, một trong “tứ trụ” ở phủ chúa, mâu thuẫn nặng đến mức Poivre bỏ ngang việc trao đổi tiền, xuống tàu rời Faifo (Hội An) về Pháp ngày 10.2.1750. Quyển Voyages d’un Philosophe không phải là một tác phẩm hoàn chỉnh của Pierre Poivre. Khi về đến Pháp, ông ta chỉ ghi chép một số việc trong chuyến đi Đại Việt và gửi cho Viện Hàn lâm Lyon. Về sau, một số nhà xuất bản đã lấy các tư liệu đó, sắp xếp in thành sách (nhan đề trên) mà không đề tên tác giả cũng như không hỏi ý kiến Poivre. Trong du ký của mình, thương nhân này đã giới thiệu với chính quyền các thuộc địa Ile de France và Bourbon (nay là Mauritius và Réunion) các loại hạt nhục đậu khấu, đinh hương và nhiều chủng loại thảo mộc khác. Tuy nhiên, điều quyến rũ nhất đối với Thomas Jefferson là phần Poivre miêu tả giống lúa vùng cao của Đại Việt: “ Người Đàng trong trồng 6 loại lúa, lúa hạt nhỏ, có hạt nhỏ, dài và trong suốt, đây là loại ngon nhất và người ta dành cho người bệnh ăn. Loại lúa to có hạt hình tròn. Lúa gạo đỏ có hạt phủ một lớp da màu đỏ nhạt, bám chắc đến nỗi khó tách chúng ra được. Cả ba loại lúa hạt này được người dân dùng để tự nuôi sống và có rất nhiều. Chúng đòi hỏi phải có nước và đất trồng chúng phải ngập nước. Cuối cùng, họ trồng hai loại lúa khô khác, có nghĩa là chúng tăng trưởng trong đất khô cằn, và cũng như lúa mì của chúng ta, chúng không đòi hỏi một thứ nước nào ngoài nước mưa…” (Georges Taboulet – La geste française en Indochine – Paris 1955, trang 139).

Sau khi đọc Poivre, Jefferson đã viết thư cho William Drayton, chủ tịch một hội cải tiến nông nghiệp ở bang South Carolina: “Lúa khô của Đàng trong nổi tiếng là trắng nhất, vị ngon nhất và năng suất cao nhất”. Quan điểm này của ông được nhiều người chia sẻ và ông tự thấy có trách nhiệm gây dựng một kho hạt giống lúa để thay thế dần các cây lương thực đang trồng. Theo một vài tư liệu ít phổ biến, trong số những người mà Jefferson đưa vào danh sách cần tiếp xúc, có một nhà khoa học Anh, một nhà hiền triết người Pháp, một thuyền trưởng người Mỹ và một ông hoàng phương Đông. Người ta có thể suy đoán nhà hiền triết người Pháp mà Jefferson cần tiếp xúc là Pierre Poivre, tác giả những du ký hấp dẫn mà ông đã có dịp đọc tới. Còn ông hoàng phương Đông trong danh sách tiếp xúc của Jefferson chính là hoàng tử Cảnh, người được chúa Nguyễn Ánh cho đi theo giám mục Bá Đa Lộc làm con tin để thương thuyết với triều đình nước Pháp về những vấn đề có lợi cho cả hai phía. Đó là năm 1787, khi thỏa ước Versailles vừa được ký kết giữa một bên là Bá Đa Lộc, đại diện chúa Nguyễn Ánh và một bên là Thượng thư Bộ Ngoại giao, bá tước De Montmorin, thay mặt Pháp hoàng Louis XVI. Sự hiện diện của phái bộ Đại Việt đến từ một châu lục xa xôi, đặc biệt sự xuất hiện của một hoàng tử nhỏ bé mới 7 tuổi đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn bộ cung đình nước Pháp. Vì yêu mến cậu bé xinh xắn mà hoàng hậu Marie Antoinette đã tạo điều kiện cho cậu chơi đùa với con bà là hoàng thái tử Louis Joseph trạc tuổi cậu. Cậu còn được bà hoàng chỉ thị cho nhà làm tóc nổi tiếng Leonard tạo mẫu tóc mới và họa sĩ Maupérin vẽ cho cậu bức chân dung trong trang phục nửa Âu, nửa Á nay vẫn còn được trưng bày tại Chủng viện Hội Truyền giáo hải ngoại Paris.

Hoàng tử Cảnh, giám mục Bá Đa Lộc cùng đoàn tùy tùng đến Paris vào tháng 2.1787 và mãi đến ngày 28.11.1787, hai bên mới ký xong thỏa ước Versailles. Trước khi phái bộ Đại Việt rời nước Pháp vào tháng 12.1787, Thomas Jefferson kịp xin hội kiến với hoàng tử Cảnh và phái bộ Việt. Xét về địa vị xã hội của mỗi người trong phái bộ thì hoàng tử Cảnh là người có vị thế cao hơn cả, vì thế các tư liệu hiếm hoi đề cập đến cuộc hội kiến này đều nhắc tới hoàng tử Cảnh là người trực tiếp hội kiến với Jefferson. Song trên thực tế, có lẽ ông hoàng mới 7 tuổi này chỉ ngồi làm vì, mà chủ động thực sự trong cuộc hội kiến là giám mục Bá Đa Lộc và hai quan lại được chúa Nguyễn Ánh cắt cử theo hộ vệ hoàng tử Cảnh là Phó Vệ úy Phạm Văn Nhơn và Chánh cơ Nguyễn Văn Liêm. Trong cuộc gặp ngắn ngủi ấy, Jefferson nhận được lời hứa của hoàng tử Cảnh (và phái bộ) là sau khi về đến Đại Việt, họ sẽ gửi cho ông các giống lúa vùng cao. Trong một nhật ký viết vào năm 1788, ông đã ghi:” …tôi rất hi vọng nhận được lúa từ Đàng trong, ông hoàng trẻ tuổi của xứ sở ấy, vừa mới rời khỏi nơi đây, đã cam kết là sẽ gửi tới cho tôi…” Nhưng vào năm 1788, khi Jefferson viết những dòng trên, thì hoàng tử Cảnh và phái bộ còn ở mãi Pondichéry, thuộc địa của Pháp tại Ấn Độ, để tiếp xúc với bá tước De Conway, Thống đốc Pondichéry, người được triều đình Pháp giao trách nhiệm thực thi thỏa ước Versailles. Trên thực tế, thỏa ước được ký kết vào thời điểm nước Pháp đang trải qua những khó khăn lớn về tài chánh và không phải là vô tình mà triều đình Pháp đã giao việc thi hành cho Thống đốc de Conway. Mối bất đồng trầm trọng từ lâu giữa Bá Đa Lộc và de Conway cùng tình hình tài chánh bất ổn của nước Pháp khiến cho thỏa ước Versailles hoàn toàn bất khả thi. Để gỡ thể diện với chúa Nguyễn Ánh, giám mục Bá Đa Lộc đã nán lại một khoảng thời gian dài trên đất Ấn Độ để quyên góp tiền và chiêu mộ một số viên chức và sĩ quan Pháp không còn ở trong chính quyền và quân ngũ (Vannier, Chaigneau, Barisy, de Puymanel…), đưa đến Đàng trong để hỗ trợ chúa Nguyễn trong cuộc chiến chống nhà Tây Sơn. Chính vì thế mà khởi hành về nước từ Pháp vào tháng 12. 1787, mãi đến ngày 15.6.1789, tức một năm rưởi sau, Bá Đa Lộc cùng phái đoàn mới rời Pondichéry để trở về Đàng trong. Đến lúc đó, Jefferson vẫn còn ở Pháp (ông trở về Mỹ vào tháng 11.1789), song có lẽ sự chờ đợi mòn mỏi khiến ông không còn hi vọng nhận được hạt giống lúa như hoàng tử Cảnh và phái bộ đã hứa. Về phần phái bộ Việt, chuyện ở lâu tại Pondichéry là điều ngoài ý muốn, nên khi về nước, phần vì tình hình cuộc chiến với nhà Tây Sơn đang hồi gay cấn, phần vì đã hơn một năm rưởi bặt tin nhau nên đã không thực hiện được lời hứa gửi lúa giống cho Thomas Jefferson. Cuối năm 1789, Jefferson được Tổng thống Mỹ George Washington cử làm Bộ trưởng Ngoại giao rồi hơn 10 năm sau, trở thành Tổng thống thứ ba của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ (1801-1809). Trong thời gian làm Ngoại trưởng, ông vẫn tiếp tục nuôi ý định tìm và phổ biến các giống lúa vùng cao cho một số bang của Mỹ trồng thay thế nhiều chủng loại nông sản của Mỹ đã thoái hóa. Cuộc hội kiến giữa Jefferson và hoàng tử Cảnh của Đại Việt vào năm 1787 có lẽ là cuộc gặp gỡ Việt-Mỹ đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai nước, tiếc rằng tình hình rối ren trong nước lúc bấy giờ và sự cách trở về địa lý đã không cho phép phía Đại Việt thực hiện lời hứa của mình.
Lê Nguyễn
7.12.2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tranh chân dung hoàng tử Cảnh (1780-1801) do Maupérin, họa sĩ cung đình Pháp vẽ năm 1787

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thomas Jefferson (1743-1826), tổng thống thứ ba của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine - 1741-1799)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trang cuối thỏa ước Versailles 1787 có chữ ký của de Montmorin và Bá Đa Lộc.

#177 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 15/12/2014 - 11:22

CHIẾC MIỄN TỬ BÀI
(Truyện ngắn)

Đời vua Trần Anh Tông, có quan tư mã họ Lê là người nổi tiếng chính trực, liêm khiết, từng giúp vua xử rất nhiều vụ án, vụ nào cũng hết sức nghiêm minh, không để xảy ra oan sai một tí nào, quân dân đều kính phục. Vì thế pháp luật, chính trị đời Trần Anh Tông được coi là nghiêm trang nhất trong cả thời nhà Trần.

Không những chỉ giỏi chính sự, quan tư mã họ Lê còn là người uyên thâm, học rộng, lại rất am tường lý số. Việc xa quá thì không nói, nhưng những việc trong một vài đời kể cả quá khứ, vị lai, ông hầu như nắm được trong lòng bàn tay. Khi cáo quan về dưỡng lão tại quê nhà, vua hỏi có cần ban ân huệ gì không, ý vua biết ông một đời thanh bạch, cũng muốn tặng ít tài vật để ông an hưởng tuổi già. Song ông chỉ trầm ngâm một lát rồi tâu:

“Kẻ hạ thần từ khi được bệ hạ tin dùng, đêm ngày lo lắng, may mà không xảy ra lầm lỗi gì. Chỉ hiềm hậu số muộn màng, có 1 mụn con giai hãy còn nhỏ dại, chưa kịp dạy dỗ nó nên người. Mai sau chẳng may nó xảy ra điều gì thì không khéo phải tuyệt tự. Nay chỉ xin bệ hạ ra ân ban cho một chiếc miễn tử bài để sau này lỡ nó có làm sao cũng không đến nỗi thiệt thân thì thần đội ơn bệ hạ lắm lắm”.

Vua Trần Anh Tông hơi nhíu m*y, tỏ vẻ ngạc nhiên trong chốc lát, song nhà vua cũng nhanh chóng đồng ý, lập tức giao cho Khu Mật viện khắc ban cho ông một chiếc miễn tử bài làm bằng ngà voi hẳn hoi.

Tại sao lúc ấy nhà vua lại nhíu m*y? Sau này, trong một lúc rỗi rãi, nhà vua có buột miệng nói với vị quan thái sử họ Phạm đang đứng hầu bên cạnh rằng: “Ta hơi tiếc cho quan tư mã họ Lê. Một đời vị pháp quên thân mà rốt cuộc, vì quá lo cho con cháu mà cũng phải xin cho bằng được một cái miễn tử bài…” Nhà vua nói thế không hẳn vì tiếc cái miễn tử bài ấy, mà lo rằng phép nước rồi sẽ bị bỏ qua, cho dù bất quá cũng chỉ một lần. Bằng chứng là quan tư mã họ Lê về quê được mấy năm thì mất. Theo lệ, tang lễ của những vị trọng thần có công lớn như ông thì hoàng đế thường đích thân về dự, lại còn ban thêm tước vị, cắt đất phong cho con cháu làm của tế tự, thậm chí còn được phong làm phúc đẳng thần… Vua Trần Anh Tông tuy cũng đích thân về tế, song trong đầu nhà vua chắc vẫn buồn ông về chuyện chiếc miễn tử bài ấy nên nhà vua hầu như không phong thêm tước vị gì.

Năm Canh Thân (1320), niên hiệu Đại Khánh thứ 7, mùa xuân, tháng 3, Thái Thượng hoàng Trần Anh Tông đau nặng, ngài cho vời đương kim hoàng đế là Trần Minh Tông đến bên giường bệnh dặn dò. Ngài nói:

“Con tiếng là làm vua bấy lâu nay, nhưng chính sự vẫn do ta gánh vác. Nay thì con phải tự mình mà gánh lấy rồi. Những phép tắc mà ta thi hành là do từ triều trước truyền lại nên nước nhà mới được thịnh trị, trăm họ yên ổn làm ăn sinh sống. Nay cho phép con tùy theo thời thế mà xét đoán công việc, song cũng không nên thay đổi nhiều. Điều cốt yếu là pháp luật phải nghiêm minh, thưởng phạt rõ ràng, không phân biệt chức vị, thân sơ… Phép nước là quan trọng, kẻ làm vua không được lơ là việc ấy. Ta chết cũng không ân hận gì, duy có một điều ta vẫn lấy làm suy nghĩ, ấy là chiếc miễn tử bài mà ta đã ban cho quan Tư mã họ Lê ngày trước. Sau này, giả sử con y phạm tội chết, nếu thấy có thể tha được mà không ảnh hưởng đến phép nước thì tha, nếu tha mà phạm vào phép nước thì con cứ viện cớ đó là lệ của triều trước mà y phép thi hành…”

Thượng hoàng nói xong thì băng. Vua Trần Minh Tông vâng lời cha dặn, vẫn thường để ý đến việc ấy. Nói về người con trai duy nhất của quan tư mã họ Lê, năm ông mất mới được mười lăm mười sáu tuổi. Gia sản cha để lại cũng không có gì lớn, chỉ vài mẫu ruộng và một căn nhà gỗ. Công tử cũng được cha gửi gắm theo học một ông đồ song đầu óc chậm lụt, học mãi cũng chỉ nhớ được dăm ba chục chữ. Năm ngoài hai mươi tuổi mới lấy vợ, ba năm đầu đẻ liền 2 đứa con gái. Nghĩ mình con nhà gia thế mà không nối được chí cha, nhìn xung quanh thì xấu hổ với làng xóm, bèn bán bớt ruộng, chỉ để lại nửa mẫu cho vợ con ở nhà cày cấy mà theo chúng bạn đi buôn chuyến đường dài, quyết một phen làm giàu cho nở m*y nở mặt.

Công tử nhà ta đi một mạch dễ đến gần chục năm không hề có tin tức, người vợ ở nhà đã tưởng chồng bị mất tích thì một buổi tối lù lù trở về, cùng đi có một người khách to lớn khoác chiếc bị rất nặng. Người vợ mừng rỡ làm cơm rượu cho chồng và khách ăn uống no nê, bụng đang hí hửng nghĩ chồng mình chắc đem về được nhiều bạc lắm thì đến đêm, đợi cho vị khách đã ngủ say, công tử mới kéo vợ xuống bếp thì thầm:

“Tôi vì ham buôn lớn, mất sạch cả vốn lẫn lãi ngay từ chuyến đầu tiên, vì thế không còn tiền mà trở về nhà. Suốt bao nhiêu năm toàn làm thuê làm mướn cho người ta để kiếm ăn qua ngày. Nay tôi được người này (trỏ ông khách trên nhà) thuê tháp tùng ông ta mang tiền lên miền ngược mua lụa về dưới xuôi bán, tình cờ đi qua đây, tôi bèn rủ ông ta ở lại nghỉ một đêm rồi lên đường. Trong bị của ông ta dễ chừng có đến vạn lạng bạc. Sớm mai nhà giả đò đi chợ, mua sẵn cho tôi gói thuốc độc, để trong khi đi đường, tôi sẽ tìm cách đánh thuốc độc cho ông ta chết mà cướp lấy số bạc, khỏi phải vất vả gì mà bỗng dưng mình có món to…”

Người vợ nghe nói thì kinh hãi rụng rời, bèn hết sức can ngăn, rằng giết người cướp của xưa nay khó thoát, nếu lộ ra tất bị chém đầu. Song công tử nhà ta trợn mắt tỏ ý quyết phải làm cho bằng được nên cũng đành phải bấm bụng mà nghe lời.

Sáng sớm tinh mơ hôm sau, trong lúc người vợ đi chợ thì bỗng nhiên có một cụ già râu tóc bạc phơ chống cây gậy trúc, theo hầu có một tiểu đồng xách chiếc làn mây ghé vào nhà công tử xin hớp nước uống. Ông cụ uống nước xong lại không đi ngay, mà kéo công tử ra một chỗ khuất rồi hỏi:

“Anh là con trai quan Tư mã… có phải không?”

Công tử nghe hỏi thì ngạc nhiên rụng rời, bèn lập tức trả lời “vâng, đúng ạ”. Cụ già bảo:

“Ta đây tuy là hậu sinh, song ngày trước cũng làm quan đồng triều với thân phụ của anh được mấy năm. Ta chính là quan Thái sử họ Phạm đây. Nay ta cũng đã cáo quan về quê nhà cách đây mấy dặm đường. Cha anh là người tính tình khảng khái, lại tinh thông lý số, ngày trước người có gửi gắm ta một việc nên nay ta tìm tới đây, cốt để báo cho anh biết”.

Công tử nghe có chuyện gửi gắm thì hết sức hồi hộp, bụng nửa mừng nửa lo, bèn vội vàng hỏi ngay:

“Chẳng hay cha tôi gửi gắm điều gì thưa quan lớn?”

Cụ già thong thả trả lời:

“Cha anh trước khi cáo quan, có xin được đức đương kim hoàng đế ban cho một chiếc miễn tử bài để phòng sẵn cho con cháu sau này. Người dặn riêng ta đúng giờ này, ngày này, năm này mới được đến báo cho anh biết, rằng chiếc miễn tử bài ấy người dấu dưới đáy một cái lọ sành vẫn dựng ở góc chái nhà phía tây, nơi để cái cối xay lúa ấy. Miễn tử bài là cái gì thì chắc anh cũng biết rồi”.

Nói xong, cụ già không đợi cho công tử trả lời mà quay lại dục đạo đồng rồi chống gậy đi ngay. Về phần công tử, nghe cụ già nói đến đó cũng thẫn thờ đến nỗi toát mồ hôi lạnh mà không kịp có phản ứng gì. Chàng ta nghĩ sao lại có chuyện trùng hợp với cái ý định bàn với vợ đêm qua đến thế? Lại nghĩ chắc cha mình đã biết trước việc này nên xin sẵn cho mình chiếc miễn tử bài phòng khi… Nghĩ đến đó, tinh thần chàng lại phấn chấn hẳn lên. Việc đánh thuốc độc cho người khách kia, nếu chẳng may bị lộ, thì đã có sẵn miễn tử bài, chẳng bao giờ còn lo bị chém đầu nữa. Thế là sự quyết tâm của chàng càng được nhân lên gấp bội.

Trong lúc chờ vợ đi chợ về, chàng tìm đến chái hiên phía tây, nơi để cái cối xay lúa. Có mấy chiếc lọ sành cũ kĩ vẫn dựng ở góc nhà. Chàng hối hả bê từng cái ra rồi thò tay vào khoắng thật kĩ. Toàn những chiếc lọ rỗng không, tuyệt chẳng thấy tăm tích cái gì gọi là miễn tử bài cả. Không thể có chuyện cha chàng và quan thái sử họ Phạm kia lừa dối chàng. Có thể vợ chàng đã cất nó đi. Vậy chỉ còn cách chờ chị vợ đi chợ về.
Vợ chàng đi chợ về, chị dúi vào tay chàng gói thuốc rồi hối hả định đi làm cơm, song chàng đã nắm tay lôi chị ta tới chỗ mấy chiếc lọ sành. Đến lượt chị cũng thẫn thờ khi nghe chồng thì thầm kể lại chuyện quan thái sử họ Phạm hồi sớm và chuyện chiếc miễn tử bài. Đến khi hiểu ra câu chuyện và cố nhớ lại điều gì đã xảy ra ở chỗ này thì chân tay chị bỗng cảm thấy rụng rời.

“Thì ra là nó đấy ư?” – chị hốt hoảng kể - một hôm đang xay lúa, bỗng có tiếng động mạnh sau lưng, chị quay lại thì thấy con mèo nhà hàng xóm vừa nhảy làm mấy chiếc lọ sành lăn đổ lổng chổng. Chị vội vàng vớ lấy một thứ nom như một mảnh đá dẹt màu trắng nằm ngay bên cạnh một chiếc lọ mà đuổi theo. Con mèo chạy tới giữa vườn rồi phóng thẳng ra ngoài ruộng. Tiện tay, mảnh đá màu trắng trong tay chị cũng lập tức ném theo…

“Ném chỗ nào? Giờ có tìm lại được không?” – Công tử rầu rĩ hỏi. Chị vợ bảo:

“Làm sao tìm được bây giờ, việc ấy xảy ra từ năm ngoái…”

Nghĩa là chiếc miễn tử bài kia đã bị mất, không còn trông chờ gì ở nó được nữa. Niềm phấn chấn vừa được đốt lên bỗng nhiên tắt phụt. Công tử rợn người nghĩ đến sự tiên liệu của cha mình ngày trước. Ý định đánh thuốc độc người khách kia để cướp số bạc bỗng hoàn toàn nguội lạnh. Trong tay chàng vẫn cầm gói thuốc độc. Không cần thêm một phút chần chừ, chàng vung tay, ném mạnh nó đi.

Sau chuyến ấy, công tử nhà họ Lê về ở hẳn nhà, vợ chàng lại sinh được một thằng con trai kháu khỉnh, tướng mạo nom giống ông nội như đúc, hy vọng sau này nó sẽ thay cha nó mà nối được chí ông. Cuộc sống của vợ chồng chàng tuy vẫn nghèo nhưng thanh bình, sạch sẽ. Chàng mất đúng vào năm 53 tuổi.

Trở lại chuyện triều đình. Vua Trần Minh Tông vẫn đinh ninh lời dặn của vua cha ngày trước mà để ý đến cái miễn tử bài ấy. Song suốt mấy chục năm ngồi trên ngai vàng, kể cả tới lúc lên ngôi Thái Thượng hoàng, nhà vua vẫn không hề nghe nhắc đến việc có kẻ sử dụng chiếc miễn tử bài ngày ấy. Ngài bèn cử một viên quan về tận quê vị Tư mã họ Lê kia để điều tra, xem chiếc miễn tử bài hiện đang nằm trong tay ai. Bấy giờ công tử nhà họ Lê đã mất. Viên quan bắt gặp một chú bé ước chừng chục tuổi, tướng mạo đường đường, nom y hệt quan Tư mã ngày trước. Sau khi tìm hiểu mọi chi tiết, kể cả câu chuyện liên quan đến quan thái sử họ Phạm, viên quan bèn trở về triều, làm tờ tấu dâng lên để vua Trần Minh Tông rõ hết ngọn ngành.

Vua Trần Minh Tông xem xong tờ tấu thì vừa cảm phục, vừa cảm động đến rơi nước mắt mà than rằng:

“Quan Tư mã ngày trước quả là một bậc thần kí. Chiếc miễn tử bài quả đã cứu được tính mạng của con Ngài. Nhưng cái cách trù liệu để sử dụng đến nó mà không hề động gì đến phép nước thì ngoài Ngài ra, xưa nay chưa từng có ai làm được như thế”.

Thế rồi nhà vua lập tức xuống chiếu, truy tặng Ngài tước Quận công, phong làm Thượng đẳng phúc thần, sai quan địa phương lập đền thờ, quy định phải bốn mùa cúng tế, đồng thời lập đứa cháu chục tuổi kia làm kế tự.

Câu chuyện về Ngài và chiếc miễn tử bài tưởng chừng đến đó là hết, người viết chuyện này đã từng đến thắp hương trước đền thờ Ngài. Có điều không ai ngờ rằng câu chuyện đó vẫn còn dai dẳng cho đến tận ngày nay. Bởi sau đó rất lâu, nghe nói có người đã tình cờ nhặt được đúng chiếc miễn tử bài ấy…

Phạm Lưu Vũ

#178 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 15/12/2014 - 11:35

Một sự kiện không được chính sử biết đến

PHÁP TỪNG THẤT BẠI
TRONG KẾ HOẠCH TẤN CÔNG ĐẠI VIỆT VÀO NĂM 1760


Đề cập đến thời kỳ mất nước dưới triều Nguyễn, không ít nhà nghiên cứu sử ở hậu bán thế kỷ 20 đã tỏ rõ sự trung thành với “định hướng” triệt hạ nhà Nguyễn bằng mọi cách, và trên nhiều khía cạnh khác nhau. Họ nhất mực cho sự mất nước về tay thực dân Pháp là hậu quả của chính sách cấm đạo và chủ trương bế quan tỏa cảng của các vua triều Nguyễn, mà vô tình hay cố tình quên đi nguyên nhân cốt lõi là cuộc chạy đua tranh giành thuộc địa tại châu Á của hai đế quốc sừng sõ Anh và Pháp, trong điều kiện kinh tế kiệt quệ, cần khai thác tài nguyên các nước thuộc địa để đắp vào lỗ hỗng ngân sách ngày càng lớn. Sự kiện Pháp từng đưa thủy quân từ căn cứ địa trên đất Ấn Độ nhắm hướng Đại Việt để đánh úp kinh đô Phú Xuân của nhà Nguyễn vào năm 1760 là một bằng chứng về sự phiến diện của những nhận định theo kiểu định hướng đó.

********

SỰ XUẤT HIỆN CỦA THƯƠNG NHÂN PIERRE POIVRE
TẠI ĐÀNG TRONG

Trong kế hoạch tìm kiếm thuộc địa của đế quốc Pháp, thủ phủ Pondichéry của Ấn Độ là một trong những nạn nhân đầu tiên, bị Pháp chiếm đóng từ năm 1674. Họ thành lập “Công ty Đông Ấn” (Compagnie française des Indes orientales) tại đây để mở rộng giao thương với các nước Viễn Đông. Năm 1749, một thương nhân làm việc cho Công ty Đông Ấn là Pierre Poivre được cử sang xứ Đàng Trong của Đại Việt để tìm cơ hội giao thương. Ông ta khởi hành từ Pondichéry ngày mồng 7 tháng 7 năm 1749 và cập bến Tourane (Đà Nẵng) ngày 29 tháng 8 năm 1749. Ở xa, và chưa từng đến Đại Việt, Pierre Poivre không biết rằng ông ta đã đến trung tâm thương mại Faifo (Hội An) không đúng lúc, vì khi đó, các thương nhân bản xứ đã trở về quê, còn thương nhân người Hoa cũng đã thu dọn hàng hóa. Trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với các quan lại tại địa phương, Poivre nhờ chuyển đến chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) một số quà tặng gồm hai con ngựa Pondichéry, bốn con heo trắng, hai con gà trống Ấn Độ, một con gà Nhật và một văn thư của công ty Đông Ấn nhân danh hoàng đế Pháp Louis XV, xin phép chúa Nguyễn cho thương nhân Pháp được buôn bán tại các cảng ở Đàng Trong, đồng thời ký kết một thương ước giữa hai bên. Cuộc hội kiến giữa chúa Võ Vương và Pierre Poivre diễn ra vào ngày 23 tháng 9 năm 1749 tại Phú Xuân (Huế), thủ phủ của chính quyền Đàng Trong lúc bấy giờ. Bước đầu, hai bên chưa đạt được những thỏa thuận cụ thể, nhưng chúa Nguyễn hứa sẽ giúp đỡ các thương nhân Công ty Đông Ấn và miễn thuế tàu bè của họ đến buôn bán. Sau cuộc hội kiến này, Poivre không quên đi thăm xã giao các đại thần trong phủ chúa, trong đó có Trương Phúc Loan, cậu ruột của chúa Võ Vương, đang giữ chức Ngoại tả (cùng với Nội tả, Ngoại hữu, Nội hữu là bốn chức quan cao nhất lúc bấy giờ). Nhân vật này tạo khá nhiều ấn tượng cho Poivre, nhất là khối tài sản khổng lồ trong nhà ông ta.

Vào nửa đầu thế kỷ 18, tiền tệ lưu hành tại Đàng Trong là tiền đúc bằng đồng. Về sau, các thương nhân Trung Hoa thuyết phục được Võ Vương thu hồi hết tiền đồng đang lưu hành, thay thế bằng tiền đúc bằng hợp kim, chất lượng rất kém so với tiền đồng. Tận dụng cơ hội béo bở này, thương nhân người Hoa vơ vét hết những đồng tiền tốt, đúc thành tiền xấu có giá trị gấp nhiều lần tiền cũ, cụ thể là 14 quan tiền đồng cũ đúc thành 40 hay 50 quan tiền mới. Quan lại và cung phi trong Phủ chúa cũng nhân cơ hội này, tham gia vào thương vụ béo bở trên. Sách “Đại Nam thực lục tiền biên” đã ghi lại vắn tắt sự kiện này: “Mùa đông, tháng Mười (1748), hạ lệnh cho dân gian thông dụng tiền kẽm trắng mới đúc (3 năm Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn mới đúc tiền kẽm, được 72.396 quan). Ai chọn bỏ thì trị tội…” (Nhà xuất bản Sử học – Hà Nội – 1962 – tr.211). Bằng sự khôn ngoan và kinh nghiệm sẵn có, chỉ sau một thời gian ngắn lưu trú tại Phú Xuân, Pierre Poivre đã nắm được một số tình hình, trong đó có việc bãi bỏ tiền đồng và lưu hành tiền kẽm. Ông ta đề xuất và được chúa Võ vương thuận cho đổi những đồng tiền Mễ Tây Cơ (Mexico) mang theo lấy các tiền đồng đã thu hồi. Ngày 20 tháng 11 năm 1749, chúa ban lệnh cho phép sử dụng tiền Mễ Tây Cơ đồng thời với tiền kẽm trong nước. Ông cũng giao cho Trương Phúc Loan trách nhiệm giám sát việc khắc dấu, đảm bảo lưu hành các đồng tiền Mễ Tây Cơ với trị giá qui đổi 16 đồng Mễ Tây Cơ tương đương 10 lạng bạc. Song sự phối hợp giữa vị quan Ngoại tả họ Trương với Poivre ngày càng trở nên tồi tệ, dân chúng cũng tỏ ra thờ ơ trong việc sử dụng đồng tiền Mễ Tây Cơ. Chán nản trước tình thế này, Poivre âm thầm xuống tàu về nước.

KẾ HOẠCH ĐÁNH CHIẾM PHÚ XUÂN
TỪ MỘT ĐỀ XUẤT CỦA PIERRE POIVRE

Pierre Poivre trở về nước được đón tiếp trọng thể, được thưởng tiền, được ban tước quý tộc và huân chương, về sau còn được cử làm Giám quận Ile-de-France rồi Thống đốc quần đảo Mascareignes ở Ấn Độ Dương (1767-1772). Ông ta không xuất bản tác phẩm nào về chuyến đi Đại Việt. Nhưng từ hai bản ghi chép do Poivre soạn gửi cho Viện hàn lâm Lyon, một vài nhà xuất bản ở châu Âu đã biên soạn lại thành tập sách “Les voyages d’un philosophe” (Chuyến du hành của một nhà hiền triết), phát hành tại Thụy Sĩ. Sách xuất bản không có sự ưng thuận của Pierre Poivre, không đề tên tác giả, song lại bán rất chạy, được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số những người đọc tập sách trên, có Charles Hector Theodat, tức bá tước d’Estaing, và ông này đã nảy ra một sáng kiến táo bạo, đó là đánh úp thủ phủ Phú Xuân của chúa Nguyễn, vì theo lời kể của Poivre, quanh khu vực này có nhiều kho báu được cất giữ kỹ từ nhiều đời chúa trước. Vốn là Đề đốc Hải quân Pháp từ năm 1756, bá tước d'Estaing soạn một báo cáo chi tiết gửi cho Thống đốc các hòn đảo của Pháp là René Magon, đề nghị đánh úp kinh đô Phú Xuân của nhà Nguyễn, lấy đi vàng bạc, châu báu để bổ sung nguồn kinh phí đang rất thiếu hụt của ngân sách nước Pháp, đồng thời vực dậy công ty Đông Ấn đang làm ăn sa sút.

Bị thuyết phục bởi những lập luận của vị bá tước kiêm đề đốc hải quân này, Magon thuận cấp cho ông ta chiếc tàu Condé trang bị 64 khẩu đại bác và tàu Expédition trang bị 18 khẩu đại bác. Ông ta tự mua các nô lệ da đen để tổ chức thủy thủ đoàn theo tàu gồm 100 người da trắng và 400 người da đen. Đầu năm 1760, ông ta nhắm hướng Đại Việt bằng con đường qua eo bể Sonde và đảo Poulo-Condore (Côn Đảo). Trên đường đi, ngày mồng 7 tháng 2 năm 1760, đạo quân của ông ta tấn công và chiếm đồn Natal do khoảng 40 người Âu và 60 người da đen trấn giữ. Chỉ trong bốn tháng, tất cả đồn lũy và thương điếm của người Anh ở phía Tây đảo Sumatra đều rơi vào tay bá tước d’Estaing. Tuy nhiên, đến đầu tháng 6 năm 1760, nhiều yếu tố bất lợi đã ngăn trở ý định tiến đánh Đàng Trong của ông ta: gió mùa không thuận lợi, tàu thuyền hư hỏng, thủy thủ bệnh và chết khá nhiều… Bản thân ông ta cũng bị bệnh scorbut (bệnh thiếu vitamin, gây chảy máu nhiều nơi, nhất là ở chân răng). Cuối cùng, ông ta phải bỏ dở kế hoạch đánh úp Phú Xuân, quay về Port-Louis, trên đường về, bị quân Anh bắt làm tù binh tại Lorient. Khi ấy, chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát không hề biết rằng mình vừa may mắn thoát khỏi một cuộc tấn công bất ngờ với hậu quả khôn lường.
Những năm sau đó, trong tập hồi ký “Những điều ghi chép về châu Á” xuất bản năm 1768, bá tước d’Estaing nhắc đến việc thiết lập ở Đàng Trong một cơ sở thương mại lớn, giao cho Pierre Poivre quản lý. Ông ta muốn biến một hòn đảo khiêm tốn ngoài khơi Tourane (Đà Nẵng) thành bàn đạp cho một cuộc bành trướng thương mại và chính trị rộng lớn, trong một “hệ thống châu Á”, với các thương điếm của Pháp nằm ở các vùng biển gần Malaysia, Thái Lan, Philippines và cả Trung Quốc! Dù được hậu thuẫn của Bộ Hải quân Pháp, nhưng cuối cùng, viên đề đốc hải quân này cũng không còn có dịp xuất hiện trên vùng biển Ấn Độ cho đến ngày qua đời.

Về phía chính phủ Pháp, sau khi buộc phải ký hòa ước với Anh nhằm kết thúc cuộc Chiến tranh 7 năm (1756-1763), Công tước Choiseul-Praslin, Bộ trưởng Bộ hải quân, quyết định thành lập một Ủy ban có nhiệm vụ khảo sát các điều kiện nhằm xây dựng nhiều cơ sở thương mại của Pháp ở châu Á “để cân bằng quyền lợi với người Anh tại Indoustan”. Ông ta đã nhờ sự cố vấn của Pierre Poivre. Ngày mồng 1 tháng 8 năm 1768, Poivre gửi cho Choiseul một bức thư dài nêu rõ những điểm nên và không nên trong kế hoạch đánh chiếm Đàng Trong: “… Tôi nghĩ rằng bằng sức mạnh mới có thể xây dựng tại Đàng Trong một cơ sở vững chãi. Cần phải đánh úp cung điện của chúa Nguyễn để lấy kho tàng của ông ta, đồng thời chứng tỏ là lực lượng hải quân có thể đảm bảo thắng lợi. Mặc dù cung điện của chúa được phòng vệ bởi rất nhiều khẩu pháo, nhưng không có thuốc súng, đạn, dụng cụ dành cho pháo binh,… Cư dân ở đây có nhiều thiện chí tiếp nhận đạo Thiên Chúa. Nhưng việc giảng đạo cần dựa vào sức mạnh, nếu không thì chính quyền vốn rất hay ngờ vực đó sẽ dễ làm cho những nỗ lực của chúng ta trở nên vô ích. Cần phải buộc chúa Nguyễn cùng cả gia đình ông ta và các quan lại theo đạo Thiên Chúa (như người Tây Ban Nha đã làm ở New Mexico và Philippines)…”. (Georges Taboulet – La geste française en Indochine – Paris 1955 – tr.152-153). Choiseul tích cực chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh, nhưng kế hoạch chưa khởi sự thì đến năm 1770, ông ta mất chức Bộ trưởng hải quân. Năm 1775, kế hoạch đánh lấy Đàng Trong của Praslin được lập trở lại nhưng cũng không thành.

Những sự thật lịch sử trên cho thấy âm mưu đánh lấy một phần hay toàn bộ nước ta đã được đế quốc Pháp vạch ra từ trước, và vào tiền bán thế kỷ 19, nếu triều Nguyễn không cấm đạo hay không bế quan tỏa cảng (chuyện này còn nhiều điều phải bàn lại) thì Pháp sẽ còn có hàng chục lý do khác để thực hiện mưu đồ của họ.
Lê Nguyễn
Sài gòn -14.12.2014

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thương nhân Pierre Poivre (1719-1786)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Charles Hector Theodat, bá tước d’Estaing (1729-1794)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trang bìa sách “Những chuyến du hành của một nhà hiền triết”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tượng bán thân Pierre Poivre tại vườn Jardin de Pamplemousses cách thủ đô Paris 25 km

#179 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 19/12/2014 - 15:23

25 website chắc chắn sẽ làm bạn thông thái hơn


Kênh 14
04:55' PM - Thứ hai, 08/12/2014




Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã khiến công cụ này thành một nguồn tri thức vô tận cho những ai biết tận dụng.
Thay vì dành toàn bộ thời gian cho Facebook, bạn có thể tìm hiểu 25 website dưới đây để học hỏi thêm được nhiều điều từ Internet một cách hoàn toàn miễn phí.

1. Code Cademy:

Bạn có thể học các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS hay Javascript với công cụ trực tuyến phong phú và mang tính tương tác cao Code Academy hoàn toàn miễn phí.

2. Coursera:

Với hơn 800 khóa học miễn phí phủ rộng nhiều đề tài khác nhau từ lịch sử Internet đến kỹ sư tài chính, Coursera có thể giúp bạn xây dựng kiến thức ở gần như bất cứ lĩnh vực nào.

3. edX:

Tương tự Coursera, edX cũng là nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều các khóa học từ nhiều trường Đại học danh tiếng trên thế giới.

4. Digital Photography School:

Business Insider đánh giá sau khi đọc hết các bài viết trên Digital Photography School, kỹ năng nhiếp ảnh của bạn sẽ tăng lên đáng kể, kể cả khi bạn chỉ là một người mới tìm hiểu môn nghệ thuật này. Tại đây còn có cả một diễn đàn nơi bạn có thể kết nối với các nhiếp ảnh gia khác.

5. Duolingo:

Duolingo tạo cho người dùng một môi trường học ngoại ngữ tương tác theo đúng phương châm thân thiện "học mà chơi" để không tạo áp lực và gây nhàm chán. Những bài học mà Duolingo mang đến được đánh giá là mang tiêu chuẩn như những gì bạn có thể nhận được ở các lớp học chuyên nghiệp.

6. Factsie:

Trang Factsie mang đến cho người dùng ngẫu nhiên các sự thật về lịch sử hoặc khoa học mỗi lần truy cập. Đặc biệt là tất cả các kiến thức này đều được dẫn nguồn đầy đủ để bạn tìm hiểu thêm.

7. 30-Second MBA (Fast Company):

Được thiết kế dưới dạng các video ngắn, nhiều lời khuyên và bài học bổ ích từ những người thành đạt có thể được học hỏi thông qua chuyên mục 30-Second MBA của trang thông tin Fast Company.

8. FreeRice:

Vừa học từ mới, vừa làm việc tốt là sứ mệnh khiến FreeRice ra đời. Với mỗi một từ vựng học được và trả lời đúng trên website này, bạn đã góp 10 hạt gạo cho cuộc chiến chấm dứt nạn đói trên thế giới.

9. Gibbon:

Gibbon là một công cụ khác khiến Internet có thể trở thành một nơi tuyệt vời để học tập. Tại đây người dùng sẽ tạo các "playlist" bao gồm các bài học hoặc video về một lĩnh vực nào đó để chia sẻ.

10. Instructables:

Thông qua các đoạn video vui nhộn và các hướng dẫn đơn giản, bạn có thể học được cách làm rất nhiều thứ sau khi làm quen với Instructables. Bên cạnh học hỏi, người dùng cũng hoàn toàn có thể chia sẻ cách họ làm được những vật dụng thú vị với người dùng khác.

11. Investopedia:

Tại Investopedia, bạn có thể học được mọi thứ về thế giới đầu tư, thị trường và tài chính cá nhân.

12. LearnVest:

LearnVest là một trang web tài chính cá nhân mang đến cho người dùng các thông tin, lớp học và các tài liệu có liên quan giúp bạn biết những điều cơ bản về cách quản lý tài chính hợp lý.

13. Khan Academy:

Không chỉ mang đến cơ hội được tiếp cận với kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực, Khan Academy còn có các tính năng cho phép người dùng luyện tập và theo dõi các số liệu liên quan đến việc học của mình. Khan Academy được đánh giá là một công cụ tuyệt vời hoặc để củng cố những gì bạn đã biết hoặc để học thêm một điều mới mẻ nào đó.

14. Lifehacker:

Trên website hết sức thú vị này, bạn có thể tìm thấy nhiều thủ thuật, "bí kíp" hoặc các công cụ tải về có thể rất hữu ích trong cuộc sống.

15. Lumosity:

Lumosity có thể giúp bạn "huấn luyện" não bộ với nhiều trò chơi khoa học nhưng đậm chất vui nhộn. Người dùng có thể tạo ra các bài luyện tập phù hợp cho riêng mình để cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung và theo dõi tiến trình phát triển.

16. MIT Open Courseware:

Bạn muốn trở thành sinh viên trường Đại học danh tiếng MIT? Hãy ghé thăm website này!

17. Powersearching with Google:

Kỹ năng tìm kiếm ngày một trở nên quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin và Powersearching with Google là một công cụ có thể giúp bạn làm chủ kỹ năng tìm bất cứ thứ gì với công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hành tinh này.

18. Quora:

Khi tham gia mạng xã hội Quora, bạn sẽ có cơ hội nhận được câu trả lời cho các thắc mắc của mình từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hoặc chỉ đơn thuần dạo quanh mạng xã hội này và đọc những gì mình bắt gặp cũng là đủ để bạn học hỏi thêm được nhiều điều.

19. Recipe Puppy:

Nhập vào tên tất cả những nguyên liệu bạn đang có trong bếp và công cụ tìm kiếm này sẽ mang đến cả danh sách dài các công thức nấu ăn bạn có thể làm với chúng.

20. Spreeder:

Bạn muốn đọc nhanh hơn? Hãy dán đoạn văn bản mình cần đọc vào Spreeder và để tiện ích này làm những điều còn lại cho bạn.

21. Stackoverflow:

StackOverFlow là một trang hỏi đáp hữu ích dành cho cộng đồng lập trình viên.

22. TedEd:

TedEd là một dự án nằm trong chương trình TED với phương châm truyền tải "những bài học đáng để sẻ chia". Theo đó, TedEd muốn làm khơi dậy sự tò mò của những học viên vòng quanh thế giới bằng cách tạo ra một thư viện các bài giảng được đánh giá cao.

23. Udemy:

Tương tự Coursera, Khan Academy hay edX, Udemy cũng là một nền tảng học trực tuyến. Người dùng ngoài ra còn có thể mở các lớp dạy học thông qua Udemy.

24. Unplug the TV:

Unplug the TV là một website thú vị mang đến cho bạn những video chứa nhiều thông tin hay.

25. VSauce (YouTube):

Kênh YouTube VSauce cung cấp cho người xem nhiều sự thật có thể làm bạn cảm thấy bất ngờ.

(Tham khảo: Business Insider)

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 19/12/2014 - 15:25


Thanked by 2 Members:

#180 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 696 Bài viết:
  • 1417 thanks

Gửi vào 19/12/2014 - 15:45

Sáng Ngộ để Vị Lai



Nguyễn Tất Thịnh
03:46' PM - Thứ tư, 17/12/2014


Nhiều Bạn thỉnh thoảng thốt lên hỏi tôi : từ nguồn nào, mà tôi hay phát ra những câu nói, dòng viết…khiến các Bạn thấy có ý nghĩa mà muốn tiếp nhận, suy nghĩ…ứng dụng ? Tôi đáp: khi ra ngoài đường, chỉ vài bước, gặp vài sự… là mỗi người đã có cơ hội học thêm, tích lũy hơn được vài điều rồi…vấn đề là : Ý hướng tinh thần, thu nạp Điều gì, để làm gì….Cứ thế theo thời gian tôi tự sáng ngộ cho Mình… Rồi những giảng viên, các nhà quản lý, sinh viên đã trích dẫn và sử dụng những điều tôi viết…rất tốt !!!

PHẢN TỈNH

1. Kẻ Ác đánh vào Sai Xấu của Ta
2. Kẻ Thù đánh vào Điểm Yếu của Ta
3. Người khác đánh vào Nỗi Sợ của Ta
4. Cuộc sống đánh vào Lầm Lạc của Ta
5. Ta đánh vào Tâm Lo của Ta

HÀNH TRÌNH:

1. Khi Bạn có điều buồn riêng, hãy đi thêm một bước nữa, sang Phải, gặp thế sự Nhân Tình , để sau đó nhận ra rằng mình cần phải dâng lên niềm sống
2. Khi Bạn gặp chuyện đau khổ, hãy đi tiếp thêm một bước nữa, sang Trái, nhìn vào bể khổ Nhân Sinh , để nhận ra rằng mình phải cố gắng sống thoát khỏi nó
3. Khi Bạn đã thất bại thì hãy đi thêm một bước nữa, ngược trở lại gặp lại Nhân Trí , để nhận ra rằng vẫn còn cơ hội sống để có thể bắt đầu đúng hơn từ những việc đơn giản
4. Khi Bạn thấy gian nan, thì hãy bước thêm một bước nữa, về phía trước, hội tụ với Nhân Cường , để hiểu rằng sống thành công mới là thần dược cho mọi điều bạn đã trải
5. Khi Bạn rơi vào đầm lầy bế tắc, thì hãy dừng lại, ngước lên Nhân Thái, để ngộ rằng chính mình là giải pháp quyết định, luôn còn cách khác để sống thoát

TỊNH SINH

1. Thông minh giúp ta tiếp thu tốt
2. Khôn ngoan giúp ta ứng xử tốt
3. Chí Khí giúp ta vượt khó tốt
4. Nhân cách giúp ta quản trị tốt
5. Tâm Huệ giúp ta vị lai tốt

(*) THÂN GIỚI

1. CHUYÊN : ( chuyên chú / chuyên cần / chuyên nghiệp ) -->tích lũy nền tảng làm việc
2. LUYỆN : ( luyện kỹ / luyện công / luyện năng ) --> khai phát năng lực làm việc
3. BỀN : ( bền bỉ / bền chí / bền lòng ) --> theo đuổi làm điều hữu ích
4. TU : ( tu tính / tu tâm / tu Đạo ) --> Hướng thượng đến được điều hay
5. TRỊ : ( trị lỗi / trị bệnh / trị thân ) --> khiến Mình được An lạc

TÔI TỰ NHỦ THÊM :
Trong dòng thời gian sống của Ta, từng thời điểm đều có thể Tă bắt đầu một việc có ích ! Khi không như thế thì cuộc sống của Ta đã rời xa khỏi chính đạo, và đã bị dụ theo cách xấu : sống mà phí hoài, đáng tiếc, thảm thương...






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |