Jump to content

Advertisements




PHẬT GIÁO


215 replies to this topic

#16 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:25

Chúng ta nhất định phải hiểu rõ, phàm là việc lợi ích bản thân đều là ác. Tại sao vậy? Tăng trưởng chấp ngã, hay nói cách khác, tăng trưởng tham sân si mạn, đây chắc chắn là ác. Phàm là việc lợi ích chúng sanh là thiện. Đây là tiêu chuẩn của thiện - ác.
Người tu đạo tuyệt đối không cầu tự lợi, mà niệm niệm lợi ích chúng sanh. Chúng ta tu hành là vì chúng sanh. Tu hành vì chúng sanh như thế nào? Vì chúng sanh làm nên một tấm gương tu hành. Chúng ta thành Phật đạo vì chúng sanh. Tại sao thành Phật đạo vì chúng sanh? Sau khi thành Phật rồi có thể rộng độ tất cả chúng sanh. Vì vậy chúng ta tu hành chứng quả không phải vì bản thân. Tu hành chứng quả vì bản thân là không thể thoát khỏi lục đạo luân hồi. Nguyên nhân gì vậy? Lục đạo luân hồi là do ý nghĩ “Ngã” này biến hiện ra, trong kinh Kim Cang gọi là “Ngã kiến”. “Ngã kiến” không phá thì làm sao có thể thoát khỏi luân hồi? Chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay, cái “ngã kiến, ngã tướng” này chấp trước nghiêm trọng, muốn buông xả cũng không thể buông được. Khởi tâm động niệm vẫn là có cái “ngã” thì sự việc này phiền phức rồi. “Chấp ngã” không phá thì không thể ra khỏi luân hồi, không thể chứng được thánh quả. “Thánh quả” này là Tu Đà Hoàn Tiểu thừa, Bồ Tát quả vị sơ tín Đại thừa, bạn không có cách gì chứng được. Nếu chúng ta muốn thật sự thành tựu, không hạ công phu ở chỗ này làm sao được? (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 58)


#17 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:33

Công phu cần phải hạ như thế nào? Năm xưa thầy Lý dạy chúng tôi là phải “Đổi tâm”. Cách đổi tâm như thế nào? Thật ra mà nói, thầy nói đổi tâm chính là “thay đổi ý nghĩ”. Trước đây khởi tâm động niệm luôn luôn là “ngã”, “ngã” lúc nào cũng đứng đầu. Bây giờ, khi khởi tâm động niệm là vì “người”, không phải vì “ta”, đem ý nghĩ này chuyển đổi lại. Đây gọi là “đổi tâm”, chính là đổi cái ý nghĩ, bắt tay từ chỗ này mà làm. Khởi tâm động niệm nhất định không nghĩ vì bản thân, khởi tâm động niệm nhất định là vì tất cả chúng sanh mà suy nghĩ thì mới được. Nếu như chúng ta không chịu làm như vậy, đời này muốn thoát khỏi luân hồi là rất khó. Nếu muốn giáo hóa chúng sanh, thế thì càng khó hơn. May mà Phật A Di Đà đại từ đại bi, Ngài lập ra pháp Tịnh Độ, chúng ta không xả được ý nghĩ tự tư tự lợi cũng có thể vãng sanh. Ta niệm Phật là vì bản thân cũng có thể vãng sanh. Pháp môn này quá tuyệt vời, cho nên mười phương ba đời tất cả chư Phật đều tán thán. Nhưng mà sẽ ra sao? “Ngã” chưa có quên hết, sẽ sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc Phàm Thánh Đồng Cư. Sau khi sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, đến khi nào “ngã” buông xả rồi, ngã tướng, ngã kiến không còn thì bạn mới có thể nâng lên đến Phương Tiện Hữu Dư Độ. Đây là phương tiện đặc biệt của pháp môn Tịnh Độ, cho nên đó gọi là “pháp môn đặc biệt”. Chưa đoạn ngã tướng, ngã kiến thì tu những pháp môn khác nhất định không thể thành tựu, đạo lý này chúng ta phải biết.
Thế nhưng bạn muốn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, kinh điển tổ sư đại đức đều dạy chúng ta, tuy chưa có đoạn hết ngã chấp, ngã kiến nhưng bạn phải phục cho được thì bạn mới có thể vãng sanh. Nếu như lúc sắp mạng chung, cái tư tâm này, cái tự tư tự lợi, phân biệt, chấp trước này vẫn rất mạnh thì bạn không thể vãng sanh. Đến cuối cùng vẫn phải đem cái này phục cho được, tức là không còn nghĩ đến bản thân, vào lúc này không còn nghĩ đến bản thân, bạn mới có thể vãng sanh. Từ đó cho thấy, ngã kiến với ngã tướng, ngay cả cầu sanh về Tây Phương Tịnh Độ cũng là một chướng ngại lớn. Làm sao phục hết đây? Đây không phải là “diệt hết” mà là “phục hết”. Một lòng một dạ cầu sanh Tịnh Độ gặp Phật A Di Đà, đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, sau khi thành tựu lại lái thuyền từ rộng độ chúng sanh. Đây gọi là phục, cái này chưa có đoạn. Chúng ta phải biết đạo lý này, sau đó bạn mới biết dụng công ra làm sao, tinh tấn như thế nào. (trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 58)


#18 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 11:36

Pháp môn Tịnh Tông, chánh tu là giống như trong kinh A Di Đà gọi là “chấp trì danh hiệu”, Bồ Tát Đại Thế Chí nói “tịnh niệm tương tục”, đây là chánh tu của chúng ta. Sáng tối sáu thời nhất định không quên danh hiệu, công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Trợ tu là đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức. Chánh - Trợ song tu. Xưa nay tổ sư đại đức cũng có một cách nói khác, chánh tu là chấp trì danh hiệu, trợ tu vẫn là chấp trì danh hiệu, cách nói này cũng không sai, nhưng người sơ học chúng ta rất dễ dàng hiểu nó sai. Nguyên nhân gì vậy? Quả nhiên là một câu Phật hiệu niệm đến cùng, trong tâm một tạp niệm cũng không có, đây là chánh, trợ đều viên mãn. Nếu như chưa đạt đến công phu này, ranh giới của chánh tu vẫn là rất rõ ràng, chánh - trợ vẫn không có cách gì dung hợp thành một thể. Chỉ khi đạt đến hoàn toàn không có tạp niệm, thì chánh trợ này là một thể. Đạo lý này chúng ta phải biết. Chỉ sợ điều gì vậy? Nghe cách nói này của tổ sư rồi, chúng ta chỉ nhất tâm niệm Phật A Di Đà, chứ chẳng quan tâm đến đoạn ác, tu thiện nữa; vọng tưởng, tập khí vẫn cứ hiện tiền; rất nhiều việc giúp đỡ người khác thì không muốn làm. Đây chính là chúng ta hiểu sai ý của tổ sư. Khi chánh trợ thật sự hòa hợp thành một thể rồi, ác đoạn tận rồi, không thể có ác niệm khởi hiện hành thì thiện có tu hay không? Thiện nhất định phải tu. Phật Thích Ca Mâu Ni nếu như không tu thiện thì việc gì phải đến thế gian này để thị hiện? Việc gì 49 năm lao nhọc vất vả vì chúng sanh giảng kinh thuyết pháp như vậy? Là không cần thiết rồi. Giảng kinh thuyết pháp độ chúng sanh, đây là tu thiện. Từ đó cho thấy, khi công đức đạt đến viên mãn rồi, đoạn ác tu thiện vẫn không hề từ bỏ. Trên quả địa Như Lai còn không bỏ, chúng ta ở trên nhân địa đã bỏ mất rồi, vậy làm sao được, sao có thể thành tựu? Cho nên các đồng tu nhất định phải nhớ kỹ, ác nhất định phải đoạn, hãy đoạn từ trong tâm, khiến ác niệm không sanh thì hành vi ác tự nhiên sẽ không còn nữa, phải ngay đây hạ công phu.
Thiện nhất định phải tu. Phật dạy chúng ta tùy duyên, điều này hay. Tùy duyên tức là chúng ta gặp được cơ duyên thì phải làm, không gặp được thì không cần cố đi tìm. Không gặp được, tự mình cố đi tìm làm thì đây gọi là phan duyên. Đây là chỗ chúng ta phải đem nó phân biệt cho rõ ràng. Ý nghĩ đoạn ác tu thiện vĩnh viễn không dứt, cho nên gặp được cơ duyên bạn mới chịu nghiêm túc nỗ lực làm, làm hoàn toàn không nghi hoặc. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 59)


#19 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:03

Từ xưa đến nay, người tu học không có thành tựu, tâm bệnh nghiêm trọng nhất chính là không có định căn; tâm của họ bao chao, dùng lời hiện tại mà nói, hứng thú của họ là nhiều phương diện, xem thấy cái này ưa thích, cái kia cũng ưa thích, mọi thứ đều ưa thích, vì thế tinh lực và thời gian của họ bị phân tán, nên gọi là “môn môn thông, môn môn túng”, chỉ là lướt qua ở ngoài da, đều không thể cắm gốc. Do đó chúng ta nhất định phải hiểu được, “học rộng nghe nhiều” không phải là ở giai đoạn hiện tại này của chúng ta. Trên kinh thường hay khuyên bảo “học rộng nghe nhiều”, đây là nói với ai vậy? Nói với pháp thân Bồ Tát, vào lúc đó phải nên “học rộng nghe nhiều”. Còn giai đoạn hiện tại này của chúng ta thì không được, chỉ có thể “một môn thâm nhập”, chỉ một môn, nương theo một pháp.
Ngày nay chúng ta chọn Tịnh Độ, đây là pháp “trì danh niệm Phật”, pháp này cần phải sanh khởi định căn, nhưng thực tế không dễ dàng. Vì sao vậy? Vì sự quá đơn giản, người ta không dễ gì tin tưởng; lý quá sâu, rất không dễ gì lý giải thấu triệt. Thế nhưng hiệu quả của nó rất là rõ ràng, ngay đến người không biết chữ cũng chân thật có thể làm đến lão thật niệm Phật. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 60)


#20 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:04

Thế xuất thế gian thiện cùng ác rất không dễ gì phân biệt. Chúng ta không có trí tuệ chân thật, luôn luôn đem thiện pháp xem thành ác pháp, đem ác pháp xem thành thiện pháp. Sự việc này xưa nay trong ngoài nước, những thí dụ đã quá nhiều rồi, có thể nói không thể nêu ra hết. Không luận thế xuất thế gian pháp, nếu như muốn thành tựu thì không thể không có trí tuệ. Trước tiên phải có trí tuệ quán sát căn tánh của chính mình, việc này cần phải nên biết. Kế đến phải căn cứ căn tánh của chính mình mà chọn lấy pháp môn. Sau khi chọn lấy pháp môn thì mới chọn lựa lão sư. Cái lý này là có tầng thứ, nếu như loạn rồi mà nói thì làm gì có thể có thành tựu? (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 60)

#21 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:06

Tôi thường nói, trên kinh Phật cũng đã từng khuyên bảo chúng ta là nên “thân cận thiện tri thức”. Ai là thiện tri thức của ta? Người mà tôi tin sâu, không nghi đối với ông, lời của ông nói, tôi hoàn toàn y giáo phụng hành, con người này chính là thiện tri thức của tôi. Thiện tri thức của tôi chưa chắc là thiện tri thức của bạn; thiện tri thức của bạn chưa chắc là thiện tri thức của họ. Thiện tri thức không có tiêu chuẩn, là cá nhân tín ngưỡng đối với đối phương, từ trong đây mà quyết định. Cho nên, chúng ta xem thấy trong sách xưa Trung Quốc, “Ngũ Đăng Hội Nguyên”, đây là Tông môn (Giáo hạ cũng không ngoại lệ), học nhân đi tham phỏng, tiếp kiến một vị thiện tri thức. Sau khi nói xong, vị pháp sư này rất có thể đã nói với họ rằng, duyên của bạn không có ở chỗ tôi, bạn nên đi đến chỗ nào đó, bạn nên đi thân cận một người nào đó, duyên của bạn ở chỗ nào đó. Họ có loại bản lĩnh này, có loại năng lực này, “duyên của bạn không ở chỗ của tôi, mà ở chỗ một người nào đó”. Trong văn tự Trung Quốc thường ghi chép đơn giản, nhưng trong tưởng tượng của chúng ta, khi nói chuyện làm gì mà chỉ nói mấy câu nói như vậy? Chí ít tiếp kiến cũng sẽ có một, hai giờ đồng hồ. Nội dung nói chuyện rất nhiều, khi hàn huyên thì nhất định hỏi qua bạn là người ở đâu? Bạn năm nay bao nhiêu tuổi? Bạn học Phật vào lúc nào? Ngày trước đã xem qua sách gì? Đối với thiện tri thức đương đại, bạn kính ngưỡng, bội phục nhất là người nào? Người mà bạn kính ngưỡng nhất, bội phục nhất thì người đó có duyên với bạn, bạn nên đi đến nơi đó. Không phải vị pháp sư này có thần thông, đây chính là nói, bạn học với người mà bạn bội phục nhất, kính ngưỡng nhất thì nhất định bạn có thành tựu. Vì sao vậy? Lời của họ nói, bạn sẽ phục tùng một trăm phần trăm. Nếu như người này không phải là người bạn kính ngưỡng nhất, tuy vị lão sư này nói lời giống như vậy, nhưng bạn sẽ trừ bớt đi, không thể hoàn toàn tin tưởng, cho nên bạn không thể thành tựu. Chúng ta hiểu được đạo lý này, thiện tri thức là không nhất định, nhân tố chính ngay chỗ này.
Người chúng ta phải đeo đuổi chính là thánh nhân ngay trong tâm mắt của chính mình, người kính ngưỡng nhất ngay trong tâm mắt của mình. Lời của họ nói, thậm chí chính họ cũng làm không được, nhưng ta đều có thể làm được. Tình hình này rất nhiều, người xưa nói: “Thanh xuất ư lam, nhi thắng ư lam”. Lão sư giảng không sai, lão sư không làm được, nhưng học trò làm được. Thành tựu của học trò vượt qua lão sư. Ngạn ngữ thường nói, “có học trò của trạng nguyên, không nghe nói có lão sư của trạng nguyên”. Lão sư của trạng nguyên luôn luôn là một tú tài nghèo, vì sao họ có thể đào tạo ra học trò có thể đậu trạng nguyên, còn chính mình cả đời làm một tú tài nghèo? Vì họ nói mà không làm được, học trò học với họ đều có thể làm được, cho nên học trò thành tựu siêu vượt lão sư. Sự việc này xưa nay trong và ngoài nước có quá nhiều. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 60)


#22 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:09

Chúng ta sanh vào thời đại này là một thời đại bi thảm, hãy bình lặng mà quán sát, đại chúng xã hội nghĩ những gì, nói ra những gì, làm ra là những gì? Toàn là tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần, tham-sân-si-mạn, có gì đáng sợ bằng? Hiện tượng này hiện đang gia tăng thêm tốc độ, gia tăng thêm tốc độ mở rộng, hậu quả là gì? Thông thường trong các tôn giáo gọi là “ngày tàn thế giới”, đây một chút mê tín cũng không có.
Chúng ta rất may mắn, chân thật là vô lượng kiếp đến nay tu được thiện căn phước đức nhân duyên, nên ở thời đại này chúng ta có thể gặp chánh pháp. Chỉ cần chúng ta kiến lập ngũ căn thì ngay trong một đời này sẽ không gặp nạn. Khi đại kiếp nạn đến, chúng ta vãng sanh Tịnh Độ, tùy thời có thể đi, khẳng định đi được. Thân ta lưu lại thế gian này chỉ vì một sự việc là trụ trì chánh pháp. Cái gì gọi là Trụ trì chánh pháp? Y theo chánh pháp tu hành, ta sống một ngày, ta tu một ngày, đây gọi là trụ trì chánh pháp, hoằng dương chánh pháp. Hoằng dương chánh pháp là giáo hóa chúng sanh. Chúng ta trụ trì cũng là hoằng dương, trụ trì là làm ra tấm gương cho người khác xem, cho đến trợ đạo (trợ đạo chính là đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện). Tiêu chuẩn của thiện ác, tóm lại mà nói chính là y theo “Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Bộ kinh này rất quan trọng, mỗi câu mỗi chữ đều phải đem nó biến thành tư tưởng, ngôn hạnh của chính chúng ta, hoàn toàn thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày của chính mình, giữ tâm của chúng ta không gì khác. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 60)


#23 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:11

“Chánh đạo” là mỗi niệm không quên A Di Đà Phật, mỗi niệm không quên Tây Phương y chánh trang nghiêm, đây là chánh đạo của chúng ta. “Trợ đạo” là mỗi niệm không quên chúng sanh khổ nạn, chúng ta phải vì chúng sanh khổ nạn làm ra tấm gương tốt, phải làm ra cho họ xem, giúp đỡ họ giác ngộ. Cách nói, cách làm này có vô lượng công đức. Muốn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc thì phải phước huệ song tu, vì nơi đó đều là “chư thượng thiện nhân câu hội một nơi”. “Thượng thiện” chắc chắn là phước huệ đầy đủ viên mãn. Chúng ta làm tấm gương cho người khác xem, giáo hóa tất cả chúng sanh, đây là “phước đức”. Nhất tâm xưng niệm A Di Đà Phật là định - huệ. Có phước, có định, có huệ thì bạn mới có thể thành tựu. (Trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 60)

#24 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:12

Ta lần này đến thế gian này là để làm gì, các vị có nghĩ qua hay không? Năm 14 tuổi, tôi đã nghĩ đến vấn đề này rồi. Ta đến thế gian này để làm gì? Tại vì sao phải đến thế gian này? Như vậy ta mới có sự tỉnh giác. Xem thấy chúng sanh khổ nạn của thế gian này... Năm tôi 14 tuổi, đó là vào thời kỳ kháng chiến (chiến tranh bùng nổ vào năm tôi 11 tuổi), đến đâu cũng thấy người dân chạy nạn, không nơi nương tựa. Tôi đã chứng kiến thảm cảnh đó, nên khiếp sợ chiến tranh. Xem thấy cảnh tượng bi thảm này, phải toàn tâm toàn lực giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn, thì mục tiêu của đời người chúng ta liền xác định rồi, vì chúng sanh khổ nạn phục vụ, giúp đỡ những chúng sanh khổ nạn này. Dùng phương pháp gì để giúp đỡ? Vào lúc đó, tôi chưa tiếp xúc qua tôn giáo, cho nên phương hướng đó chính là việc đầu tiên bạn giúp tất cả chúng sanh giải quyết vấn đề không thể rời khỏi kinh tế, đây là việc đầu tiên chúng ta phải nghĩ đến.
Việc thứ hai, chúng ta phải biết vì sao chúng ta bị những khổ nạn chiến tranh; tiếp theo thì nghĩ đến vấn đề hành chánh, vấn đề giáo dục, vấn đề ngoại giao; sau cùng thì nghĩ đến vấn đề triết học. Từ khi còn rất nhỏ, trong đầu tôi đã nghĩ đến những vấn đề này rồi. (trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 60)


#25 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:14

Cúng Phật, cúng Pháp, cúng Tăng công đức không thể nghĩ bàn. Tăng tương lai sẽ thành Phật, họ tu theo Bồ Tát hạnh, đi trên con đường thành Phật, họ chính là những vị Phật tương lai gần nhất. Chúng sanh cho rằng Phật tương lai còn rất xa, đây là Phật gần nhất. Vậy thì cúng dường họ, họ thành Phật rồi tương lai họ sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh, trong cái đại phước đức đó chúng ta cũng có một phần. Ta đã từng cúng dường họ, ta cũng được thơm lây, đạo lý là ở chỗ này.
Do vậy, nếu có năng lực độc lập xây một cái đạo tràng, phước báu của họ là viên mãn. Còn không có năng lực, thì tập hợp lực lượng của đại chúng kiến lập một đạo tràng, phước đức cũng là bất khả tư nghì. Thế gian có rất nhiều người không hiểu được đạo lý này, họ có của cải, có năng lực nhưng đáng tiếc, họ không hiểu. Đây chính là người ngu si mà trong kinh đã giảng.
Ngu si là chướng ngại nhất của phước báu. Người ngu si, cho dù hiện tại họ có là đại phú ông nhưng đời này hưởng hết phước rồi, phước báu kiếp sau cũng không còn. Vì sao vậy? Họ không biết trồng phước. Họ cũng không biết gì là phước điền, chỉ cố hết sức lực làm từ thiện xã hội, họ cho rằng đó là phước điền, không hiểu được Tam bảo mới là phước điền, lại còn thêm phỉ báng: “Mọi người đến chùa, đem một ít tiền cúng dường, mê tín quá, tiền của anh bị người ta gạt mất rồi, anh rất là ngu si”. Nếu họ vẫn còn gây trở ngại người khác trồng phước điền thì quả báo là đời đời ngu si, kiếp sau càng ngu si hơn đời này. Đây là người mà trong kinh Phật từng nhắc đến: “Kẻ đáng thương”, thật sự tội nghiệp. (Trích từ VCD công đức tạo tượng)


#26 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:16

Lo nghĩ, phiền não cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh, đó là tâm lý rất không bình thường. Những tổ chức bình thường của bạn xảy ra thay đổi, biến thành không bình thường thì phiền phức liền đến. Do vậy con người vì sao bị bệnh vậy? Ngườithường sinh tâm hoan hỷ không dễ dàng mắc bệnh, người tâm địa thanh tịnh một trần không nhiễm cũng không dễ gì mắc bệnh. Vậy thì do đây mà biết, người sợ được sợ mất rất dễ mắc bệnh. Người tham sân si nghiêm trọng rất dễ bị bệnh. Chúng ta muốn tuổi già thân thể khỏe mạnh, thì trước tiên phải bỏ đi ý niệm được mất trong đầu, phải chú ý ăn uống hợp vệ sinh, nên lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa.

Ăn uống càng đơn giản càng tốt, ăn càng thanh đạm càng tốt. Không những người già phải chú ý, mà người tuổi trẻ cũng phải chú ý. Người ăn chay được thì tốt. Đồ chay là thực vật rất tốt. Người xuất gia là người ăn chay. Người ăn chay, lúc trẻ cũng sinh bệnh, cũng có thể đoản mạng, đó là nguyên nhân gì? Không phải là do ăn uống mà là do tâm lý, trong ăn uống nhất định không có vấn đề, nhất định nguyên nhân là do tham – sân – si – mạn, đó là nhân tố của tâm lý, chúng ta thường gọi là nghiệp chướng. Thực tế mà nói, phạm vi của nghiệp chướng rất rộng, ăn uống sinh hoạt đều bao gồm trong đó. Do vậy, nghiệp chướng cũng phân ra rất nhiều loại. Nếu như thân tâm đều khỏe mạnh, người này làm sao có thể bị bệnh được. (Trích từ VCD Công đức tạo tượng)


#27 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:17

Chúng ta ở trong linh cảm lục thấy Quán Thế Âm Bồ Tát rất nhiều, ghi lại rất nhiều, xưa nay đều có. Nếu mắc bệnh nghiêm trọng, không thể chữa trị, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, cầu Quán Thế Âm Bồ Tát, niệm không bao lâu thì bệnh của họ liền khỏi. Quán Thế Âm Bồ Tát linh ứng không kể xiết.
Quán Thế Âm Bồ Tát thực sự phù hộ họ là đạo lý gì vậy? Chính là Thanh Tịnh Quang Minh Chủ Nhật Thần. Họ không nhớ đến bệnh mà nhớ đến Bồ tát, Bồ tát làm sao có thể bệnh? Đương nhiên bệnh bị họ niệm tiêu đi mất, thân thể họ liền hồi phục, chính là đạo lý như vậy. Do vậy chúng ta phải thường xuyên niệm Phật, thường xuyên niệm Quan Âm, thường xuyên tưởng đến Phật, thường xuyên tưởng đến Bồ Tát thì tư tưởng khỏe mạnh nhất.
Thường nghĩ Quán Thế Âm Bồ Tát, bạn phải thật sự ngày ngày nghĩ, bạn niệm trên ba năm bảo đảm vẻ mặt của bạn sẽ giống Quán Thế Âm Bồ Tát. Tướng tùy tâm chuyển mà. Bạn xem, tướng mạo của bản thân đổi, không cần phải đi thẩm mỹ. Thẩm mỹ còn có tác dụng phụ, làm thành cả thân bệnh hoạn, sửa không tốt thì thành ung thư, vậy thì thật phiền phức lớn rồi. Vì sao bạn không nghĩ đến Quán Thế Âm Bồ Tát? Đó là phương pháp thẩm mỹ thù thắng nhất, không cần phải tốn tiền. Các bạn phải hiểu phương pháp này, truyền cho mọi người phương pháp này, thẩm mỹ viện sẽ phải đóng cửa. Lời tôi nói với mọi người đều là chân thật.
Tướng mạo có thể từ nhớ Phật niệm Phật trở nên đoan chính. Mọi người đều thích tướng mạo xinh đẹp. Sự việc này xác thực là có thể làm được, không phải không làm được. Do vậy, trong Phật pháp không có việc gì là không làm được, nên nói là: “Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng”, lời này là chân thật không hề giả dối. Bạn phải hiểu được lý luận này, hiểu được phương pháp này, như pháp như lý mà tu học thì cảm ứng rất nhanh. Trong này không hề có thần bí, mà có đạo lý trong đó. Nói thẳng ra, có phải Phật Bồ Tát gia trì, giúp đỡ bạn hay không? Không phải, do bạn tự mình thay đổi. (Trích từ VCD Công đức tạo tượng)


#28 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:19

7 lời khuyên đáng suy ngẫm của Khổng Tử
---------------------------------------------------------
1. Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích.
2. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích.
3. Anh em không hòa, bạn bè vô ích.
4. Làm việc bất chính, đọc sách vô ích.
5. Làm trái lòng người, thông minh vô ích.
6. Không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích.
7. Thời vận không thông, mưu cầu vô ích.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#29 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:21

Bạn hận người khác, người khác bị hại chăng? Không hề thấy. Nếu như đối phương có tu dưỡng thì không có chút tổn hại nào, nhưng tổn hại đối với chính mình thì nghiêm trọng. Chúng ta phải tỉ mỉ tư duy những lời giáo huấn của Phật trên kinh điển, bình lặng mà quán sát hành vi chính mình cùng người khác. Hành vi của người khác có thể làm tham khảo cho chính mình. Con người phần nhiều không thể thấy lỗi của chính mình, nhưng rất dễ dàng thấy lỗi của người khác. Từ lỗi lầm của người khác, chúng ta dùng nó để phản tỉnh, đem người khác làm tấm gương phản chiếu cho chính mình, đổi ác hướng thiện. (trích Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đĩa 34)

Thanked by 1 Member:

#30 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 31/07/2013 - 12:43

chúng ta sanh vào thời đại này, cái thời đại này phước rất mỏng, chướng duyên quá nhiều. Xã hội ngày nay mỗi bước đều là hầm hố, nơi nơi đều là địa ngục, chỉ cần không cẩn trọng chắc chắn đọa lạc, sức mê hoặc bên ngoài quá lớn, phiền não tập khí bên trong quá nặng, bạn làm sao mà không đọa lạc, học Phật cũng khó giữ không đọa lạc. Ngày nay chúng ta có được thành tựu nhỏ nhờ vào đâu vậy? Nhờ vào ngày ngày đọc kinh, ngày ngày nghe pháp, dùng cái này để huân tập. Sức huân tập có thể cân bằng với phiền não tập khí vẫn không thể bảo đảm được vãng sanh. Sức huân tập cần phải siêu quá phiền não tập khí, cũng chính là nói đích thực bạn có thể phục được phiền não tập khí, gọi là "phục phiền não". Ở mọi lúc vào mọi nơi, phiền não tập khí không khởi hiện hành. Những ngoại duyên bên ngoài, không luận là thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên, sáu căn đối diện đều có thể không bị ảnh hưởng, bạn liền có thể nắm phần vãng sanh. Công phu này cần phải giữ gìn. Chân thật muốn giữ gìn, hay nói cách khác, đối với thế duyên nhất định phải lãnh đạm mới giữ gìn được, chân thật có thể làm đến được nhìn thấu, buông xả thì đối với tu học của cả một đời này cầu sanh Tịnh Độ mới xem là có thành tựu. Nếu như không thể giữ được, vẫn bị cảnh giới bên ngoài dao động, phiền não trong nội tâm vẫn thường hay khởi hiện hành, việc này chính mình phải cảnh giác. Đối với việc cầu sanh Tịnh Độ thì không hề nắm chắc chút nào, đối với tương lai đọa vào ba đường ác thì nắm được phần lớn. Có thể từ chỗ này mà cảnh giác, đây mới xem là bạn đã có giác ngộ. Nếu như đối với những cảnh giới hiện tiền này vẫn cứ là mù mịt, vẫn cứ là tùy theo dòng chảy, việc này chúng ta phải cảnh giác, ta đời sau vẫn là phải luân hồi sáu cõi, vẫn là sẽ đọa lạc, đời sau còn khổ hơn so với đời này. Chúng ta tỉ mỉ mà nghĩ tưởng, chúng ta đời sau có thể được thân người hay không? Thập Thiện Nghiệp Đạo ta có thể làm đến được bao nhiêu? Ngày trước tôi ở trong lúc giảng dạy thường hay nói, Thập Thiện Nghiệp Đạo nếu có thể làm đến được 80% thì có thể miễn cưỡng giữ được thân người. Nếu bạn nói tôi làm đến được 60%, vẫn còn 40% chưa làm được thì hoàn toàn không thể đáng tin, do đó chúng ta không thể không chăm chỉ, không thể không nỗ lực. (trích Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 34)






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |