Jump to content

Advertisements




Kinh Dịch hoàn toàn khoa học



5 replies to this topic

#1 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 26/05/2011 - 11:41

Trong thời gian gần đây, được sự chỉ lối của tác giả VDTT tôi bắt đầu học Dịch Lý dựa theo tài liệu "Dịch Học Giản Yếu của Lê Gia". Khi nghiên cứu về các ý tửong của dịch lý, tôi nhận thấy rằng vì nhiều lý do, lý thuyết này có rất nhiều điểm khiếm khuyết và cần phải được viết lại.

Dịch lý gồm một số phần chính:
1-Hà Đồ, Lạc Thư, Âm Duơng và các cấu trúc liên quan.
2-Ý nghĩa các quẻ dịch.
3-Ứng dụng của quẻ dịch vào việc xem bói.

Tôi tạm thời không bình luận về [3], do ý nghĩa của nó phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng/ năng lực của người gieo quẻ.
Tôi tạm thời chưa bàn về [2], ý nghĩa các quẻ dịch, vì theo quan điểm của tôi nó không có ý nghĩa khoa học lắm, ít nhất cho đến thời điểm này theo hiểu biết của tôi. Ví dụ, không có bất cứ một bằng chứng minh bạch và lịch sử nào chứng minh quẻ Càn lại là trời, quẻ Khôn là đất. Và thế nào là trời, thế nào là Đất? Ví dụ ta bay lên quỹ đạo rồi gieo quẻ dịch, thì trái đất mới là trời, còn phi thuyền mới là đất. Hoặc đơn giản, mấy nhà du hành vũ trụ buồn tình gieo quẻ dịch ở trên mặt trăng, thế thì âm dưong xét ra sao?
Do đó, tôi không thấy có cơ sở khoa học. Trừ khi, ta phải áp dụng một kỹ thuật là categorification để nghiên cứu (tác giả vuivui đã từng sử dụng nó ở dạng ẩn), và tôi cho rằng nó sẽ shade a totally new light lên lãnh vực này. Tuy nhiên, đó là việc về sau!

Một trong những vấn đề đầu tiên, ta cần hiểu thế nào là Hà Đồ. Chắc ai cũng biết, để đơn giản hóa về mặt ký hiệu, ta tạm thời dùng 1 cho Duơng, 0 cho âm, quẻ sẽ tạm thời là một số có 3 chữ số kiểu như 101=Duong Âm Duơng... Như ta thấy, Hà đồ đựoc tạo ra và kéo theo đó là Tiên thiên bát quát, cái được tạo ra do compact hoá dãy các quẻ dịch để tạo thành vòng tròn thái cực. Tóm lại đây là một việc không khó.

Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi ở đây chính là Lạc Thư. Như đã biết, đã có một số tác giả đề xuất ra một số "interesting" idea về vấn đề này, thông qua việc đổi chỗ tốn khôn như là tác giả Thiên Sứ-Nguyễn Vũ Tuấn Anh hoặc phát minh ra một loại Hậu thiên bát quái khác, hoặc hỗn thiên bát quái....

Trong thời gian gần đây, khi nghiên cứu lý thuyết phi tinh trong tử vi theo trừong phái của CHSN, tôi có một số ý tưởng để phát triển một lý thuyết thống nhất nó với lý thuyết Phi Tinh Cửu Cung trong phong thủy huyền không phi tinh. Tuy nhiên, nó yêu cần chúng ta cần phải hiểu thế nào là bản chất của Lạc Thư.
Vì rằng Lạc Thư nằm ở cội nguồn của mọi môn khoa học huyền bí phưong đông, nên bất cứ một kết quả nào về nó cũng sẽ dẫn tới sự hiểu biết về một loạt lãnh vực KHHB như một trường hợp đặc biệt.

Bất cứ một ai học Kinh Dịch đều biết rằng, lạc thư về bản chất là hình vuông 3.3,
492
357
816

Và những ai học qua lớp 4 đều có thể hiểu rằng, tổng của các hàng ngang dọc và chéo của Lạc Thư là không đổi. Hướng chuyển động từ 1-2-3-4-5-6-7-8-9 được gọi là đường Lường Thiên Xích, và đây chính là hướng chuyển động của các phi tinh trong phong thủy.

Ta khảo sát cấu trúc của đường Lường Thiên xích.

681681681681
249249249249
735735735735
681681681681
249249249249

Lạc thư do đó, bản chất là ta thực hiện phép compact hóa mặt phẳng vô hạn dưới tác dụng của nhóm.
.............
123123123...
456456456...
789789789...
123123123...
.............


Và có thể nhận thấy rằng, có thể coi Lạc thư nhận được từ việc lấy mặt phẳng 2 chiều, và ta cắt ra thành từng ô vuông. từ quan điểm của nhóm Lie, ta lấy R^2, chia thưong cho nhóm Z^2, và cuộn mặt phẳng trở thành hình xuyến.
Hệ quả, bản chất của Lạc thư chính là hình xuyến. Quỹ đạo chuyển động của các phi tinh, vốn dích zag theo đường Lường thiên Xích chính là vòng tròn trên hình xuyến. nó giải thích tại sao người ta gọi là thước đo trời, thực ra nó là thước đo của hình xuyến.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Còn tiếp..

#2 voiva

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1409 Bài viết:
  • 5951 thanks
  • LocationBầu Trời Bao La

Gửi vào 26/05/2011 - 20:30

Tạm thời đồng ý với mô hình toán học mà Gấu đưa ra vì thấy khá hợp lý ngoài ra cũng không thấy tồn tại mâu thuẫn nội tại nào. Nhưng việc toán học hóa các môn huyền học bằng cách áp dụng các lý thuyết toán cao cấp thì lại vênh với các đối tượng này vì chúng chỉ có tính gần đúng khoảng 70% - 80% trong khi toán học đã càng ngày càng tiệm cận đến sự chính xác tuyệt đối với sai số là rất nhỏ. Có lẽ vẫn như bác VDTT đã nói trước mắt cần khảo sát nó theo cách khoa học đã để chứng minh nó có hợp lý để tồn tại rồi mới phát triển nó.

Tôi vốn không chuyên sâu vào toán lý từ cách đây 6 năm rồi nên không đủ khả năng lường tiếp bước phát triển kỹ thuật của Gấu nhưng tôi đã từng triển khai giải bài toán tính lượng thép của các vòng thép liên tục trong 1 cái cọc nhồi betong là các hình xoắn ốc liên tục và phải quy về hình xuyến để tính nên tôi thấy việc nếu mở rộng vòng xuyến ra đến tận cùng thì nó sẽ bao trùm lên tất cả và có lẽ phải chăng miền xác định của nó(vòng xuyến của Gấu)là âm dương? Và khi mà mở rộng Lạc Thư đến tận cùng nghĩa là trải khắp không gian ta sẽ được mô hình của trái đất khi cắt qua đó 1 mặt cắt cũng là 1 vòng xuyên khổng lồ.

Hi vọng Gấu sẽ tập trung trí tuệ hoàn thành việc này dù đúng hay sai cũng là một đóng góp cho mọi người. Chúc Gấu minh tâm

Sửa bởi voiva: 26/05/2011 - 20:34


#3 sutu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 13 Bài viết:
  • 9 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 15:47

Tiếp tục đi chứ, cách tiếp cận Kinh Dịch thông qua Toán học của bạn rất hay đó.
Có thể rút ra nhiều điều từ cách tiếp cận đó.

#4 harzard

    Hội viên mới

  • Hội Viên TVLS
  • 97 Bài viết:
  • 169 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 18:42

Gấu không nên biết đến một chữ huyền học thì tốt hơn. Có lẽ cuộc đời đã có 1 kịch bản tốt. đáng tiếc !

#5 Ryze

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 21 Bài viết:
  • 22 thanks

Gửi vào 11/04/2014 - 00:15

Trong cuốn kinh dịch trọn bộ Ngô Tất Tố e có đọc được đoạn như sau :
" Trương Hoành Trung hỏi : Có phải nghĩa của kinh Dịch vốn khởi ở Số hay không? Đáp rằng : bảo nghĩa khởi ra số thì sai. Có Lý rồi mới có Tượng, có Tượng rồi mới có Số. Kinh Dịch nhân tượng để biết Số, hễ hiểu được nghĩa của nó, thì Số sẽ ở bên trong. Ắt muốn xét cho cùng cực sự tinh vi của Tượng, biết cho hết từng hào hốt của Số, đó là tìm dòng theo ngọn, cách đó chỉ có những nhà thuật số vẫn chuộng , không phải là việc của kẻ nho giả nên cần . Nó là cái học của bọn Quản Lộ, Quách Phác vậy
Lại nói : Lý là vật vô hình , cho nên nhân Tượng để tỏ Lý , Lý hiện ở Lời , thì có thể do Lời mà biết tượng. Vì vậy nói rằng : Hiểu được nghĩa của nó, thì Số sẽ ở bên trong ." (trích tr 49 )
Vậy qua bài của bác Gấu thì theo bác, cách tiếp cận theo Lý hay theo Số sẽ dễ hơn đối với người học ?

Thanked by 2 Members:

#6 khoaikhinkhin

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 6 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 17/01/2015 - 20:06

Cao.Thu.Tu.Vi bình ít mà tạo nhiều suy nghĩ, Bác bình thêm chút để chia sẽ thêm về bài viết của Gấu thì hay.
Gấu liên hệ Nhị Phân vào Dịch rất hay những tưởng thông đạt, nhưng chưa hiểu hết ngọn nguồn cái gốc Nhị Nguyên (Âm-Dương) của Dịch, và cả cái lý hình thành của nó. Toán học phát triển là tiền đề cho sự phát triển của Công Nghệ Thông Tin, Kỹ Thuật, Internet…mà Toán học cũng phải đưa về Nhị Nguyên để lập các thuật toán ứng dụng, nói vậy thì mọi người cũng hiểu Toán học hiện đại cũng chỉ là cái ngọn của gốc đại thụ Nhị Nguyên. Thế nên, làm sao lấy ngọn đi giải thích gốc đây.
Học Dịch như học Đạo nên không bình đúng sai, biện chứng hữu hình mà tự mỗi người Thấu + Hiểu. Có thể, ngày xưa Đơn Tượng “Tam Liên” cho thấy Dương mạnh lên và Âm yếu đi, rồi con người qui nạp mà ra tượng Kiền (Trời); tương tự với tượng Khôn là đất. Tất cả đều do con người theo thời gian mà cải tiến thêm bớt cho ý tượng Dịch.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |